Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển hoà nhập vào vòng quay phát triển kinh tế thế giới. Với xu thế hợp tác và phát triển ngày càng chặt chẽ giữa các chủ thể kinh tế trong nước cũng như trên bình diện khu vực và toàn thế giới, không chỉ bản thân doanh nghiệp mà ngày càng có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới và hoà nhập bằng chính năng lực thực sự của mình. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ khác nhau để quản lý hiệu quả hoạt động SXKD, trong đó công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn được coi là một công cụ sắc bén, hữu hiệu. Song để thực sự trở thành một công cụ có hiệu quả thì công tác kế toán phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện, phát huy hết vai trò và khả năng của mình.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán chi phí – giá thành của công ty và đã nhận thấy bộ phận kế toán này của công ty có nhiều ưu điểm, bên cạnh đó còn tồn tại một số thiếu sót cần khắc phục. Với mong muốn giúp công ty phần nào khắc phục những nhược điểm đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp vào công tác hoàn thiện bộ máy tổ chức kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí – giá thành của công ty nói riêng. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên trong bài chuyên đề thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để nhận thức của em được hoàn thiện hơn.
91 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dược Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp sản xuất sản phẩm để phân bổ cho 2 phân xưởng thuốc tiếm và thuốc ống. Cũng từ đó, kế toán tiếp tục phân bổ cho các sản phẩm tại mỗi phân xưởng theo tiêu thức tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
f. Đối với các chi phí bằng tiền khác
Kế toán cũng tiến hành tập hợp và phân bổ tương tự như trên.
Căn cứ vào các bảng tập hợp chi phí, bảng phân bổ của các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất chung trên kế toán tiến hành lập sổ chi tiết TK 627.
Ví dụ: Trong tháng 5 năm 2009 kế toán lập sổ chi tiết sau:
Biểu 2.16
CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH
167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh
(Trích) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 – CPSXC
Tháng 5 năm 2009
Tại phân xưởng thuốc viên
Đơn vị: VND
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
SH TK đối ứng
Số tiền
Trong đó
SH
NT
CP NVL
CPNV PX
CP DC
CP KHTSCĐ
CP dịch vụ
CP bằng tiền khác
A
B
C
D
E
1
2
3
4
5
6
7
31/5
5.03
02/05
Xuất vật liệu phục vụ SX
152
2403436
2403436
31/5
HĐ070
09/05
Động lực mua ngoài dùng cho SX
331
2500000
2500000
31/5
5.04
10/5
Xuất dụng cụ sửa chữa dây chuyền SX
153
8250000
8250000
31/5
HĐ152
10/5
Tiền điện thoại của phân xưởng
331
2230000
31/5
HĐ 911
10/5
Tiền điện phải trả cho nhà cung cấp
331
132750000
132750000
31/5
5.05
31/5
Khấu hao TSCĐ
214
69250000
69250000
…
…..
….
………….
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng phát sinh Nợ
996826127
72039880
35250000
83051988
69250000
30025259
28850000
Ghi Có TK 627
154
996826127
Người lập bảng Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009
Giám đốc
Do TK 627 chỉ chi tiết đến từng phân xưởng nên nhằm cung cấp thông tin cho việc tính giá thành sản phẩm thì kế toán tiến hành phân bổ CPSXC cho từng sản phẩm theo tiêu thức số giờ công lao động trực tiếp.
Ví dụ: Tính CPSXC phân bổ cho sản phẩm Vitamin C:
Tổng CPSXC phát sinh trong tháng 5 tại phân xưởng thuốc viên là 996826127 đồng.
Số giờ công thực tế phát sinh trong tháng 5 tại phân xưởng thuốc viên là: 43680 h.
Số giờ công thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm Vitamin C là 1046h.
Trong tháng 5/2009, chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm vitamin C là
996826127×1046/43680 = 23152475 (đồng)
2.1.4.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán, bảng tổng hợp các chứng từ kế toán kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ:
Ví dụ:
Biểu 2.17
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02a – DN
167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 101
Từ 20/5/2009 đến 31/5/2009
Đơn vị tính: 1000 VND
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Xuất NVL phục vụ SX
627
152
98760
Trả lương nhân viên phân xưởng thuốc ống
627
334
11500
Khấu hao TSCĐ
627
214
97280
……….
….
….
….
……
Cộng
238540
Kèm theo 4 chứng từ gốc
Người lập Ngày 31 tháng 5 năm 2009
Kế toán trưởng
Sau đó kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ:
Biểu 2.18
CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02b – DN
167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC)
(Trích) SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 5 năm 2009
Đơn vị: 1000 đồng
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày, tháng
A
B
1
C
…..
…
…
….
99
20/5
743000
100
20/5
26150
101
31/5
238540
…
…
…
….
Người lập sổ Ngày 31 tháng 5 năm 2009
Kế toán trưởng
Cuối tháng, kế toán khóa sổ, ghi sổ Cái
Biểu 2.19:
CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02b – DN
167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC)
(Trích) SỔ CÁI
Tháng 5 năm 2009
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung
Số hiệu: TK 627
Đơn vị: 1000 VND
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
1
2
G
…
…
…
…
…
…
…
…
31/5
100
20/5
Xuất vật liệu phục vụ SX
152
2480
31/5
101
31/5
Xuất NVL phục vụ SX
152
98760
31/5
101
31/5
Trả lương nhân viên phân xưởng thuốc ống
334
11500
31/5
101
31/5
Động lực mua ngoài dùng cho SX
331
285750
31/5
101
31/5
Xuất dụng cụ sửa chữa dây chuyền SX
153
18970
31/5
101
31/5
Tiền điện thoại của phân xưởng
331
5340
31/5
101
31/5
Khấu hao TSCĐ
214
97280
Kết chuyển CPSXC
154
1896324
Cộng phát sinh
1896324
1896324
Sổ này có 4 trang, đánh số thứ tự từ trang 01 đến trang 04
Ngày mở sổ 31/5/2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009
Giám đốc
2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
2.1.5.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thứ giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm DN cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định, tính toán chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kì phải gánh chịu.
Tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh, đặc trưng của sản phẩm sản xuất của công ty các loại thuốc là chủ yếu, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng phân xưởng, từng bộ phận, với lại chu kỳ sản xuất thường là ngắn ngày, do đó thông thường ở Công ty hầu như không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất do những nguyên nhân về kỹ thuật hoặc do một số nguyên nhân nào đó làm gián đoạn các quy trình sản xuất, làm cho các phản ứng hoá học không xảy ra hoàn toàn nên tạo ra sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang tại công ty bao gồm: thuốc pha chế chưa dập viên, chưa đóng gói hoặc chưa đóng vào chai lọ
Trong sản phẩm dở dang thì giá trị nguyên vật liệu chính chiếm tỉ trọng lớn nên tại công ty CP Dược Hà Tĩnh giá trị sản phẩm dở dang được xác định theo nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm, do vậy trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính mà thôi.
Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang
=
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kì
Số lượng thành phẩm
+
Số lượng sản phẩm dở dang
x
Toàn bộ giá trị NVL chính xuất dùng
Giá trị sản phẩm DDCK = Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang
Hàng tháng sau khi có sản phẩm hoàn thành, nhân viên thống kê của phân xưởng kết hợp với thủ kho và quản đốc phân xưởng tiến hành kiểm kê số sản phẩm hoàn thành trong tháng, phòng kế toán dựa vào số liệu báo cáo sản phẩm hoàn thành của phân xưởng gửi lên kết hợp với việc tính toán số chi phí thực tế về nguyên vật liệu chính phát sinh trong tháng để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì.
Ví dụ: Tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì cho sản phẩm Vitamin C.
Toàn bộ giá trị NVL chính xuất dùng trong tháng 5/2009 cho sản phẩm Vitamin C là 75990450 đồng.
Số sản phẩm hoàn thành cuối kì là 48000000 viên, dở dang cuối kì là 4716024 viên.
Vậy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì cho sản phẩm Vitamin C là:
75990450 × 4716024 / (48000000 + 4716024) = 6798176 (đồng)
2.1.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất
a. Nội dung
Các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sau khi hạch toán cần được tập hợp để tính giá thành sản phẩm.
TK 621, 622, 627 là TK không có số dư cuối kì nên cuối tháng kế toán phải tiến hành kết chuyển số dư Nợ các TK này về TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhằm mục đích tính giá thành sản phẩm.
b. Tài khoản sử dụng
TK 154 – Chi phí sản xuất – kinh doanh dở dang phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kì ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kì; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kì, cuối kì của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Bên Nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kì
Bên Có: gồm các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm; tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành.
Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm dở dang, chưa hoàn thành.
Tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh thì TK 154 được chi tiết đến tài khoản cấp 4 phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của từng phân xưởng và từng sản phẩm.
c. Quy trình ghi sổ chi tiết
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 621, 622, 627 cuối tháng kế toán kết chuyển (phân bổ) chi phí phát sinh ghi vào phần phát sinh nợ TK 154 trên sổ chi tiết, chi tiết cho từng khoản mục chi phí.
Biểu 2.20
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH
167 – Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 1541-VTMC
Ngày 31 tháng 5 năm 2009
Phân xưởng: PX thuốc viên
Sản phẩm: Vitamin C
Đơn vị: VND
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
SHTK đối ứng
Tổng tiền
Chi tiết
SH
NT
NVLTT
NCTT
SXC
1/5
Số dư đầu kì
9453678
9453678
31/5
Kết chuyển CPNVL trực tiếp
621
84666500
84666500
31/5
Kết chuyển CPNC trực tiếp
622
14500000
14500000
31/5
Kết chuyển CPSXC
627
23152475
23152475
31/5
Cộng phát sinh Nợ
122318975
31/5
Ghi Có TK1541-VTMC
155-VTMC
124974477
94120178
14500000
23152475
31/5
Số dư cuối kì
6798176
6798176
Người lập bảng Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009
Giám đốc
d. Quy trình ghi sổ tổng hợp
Biểu 2.21
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02a – DN
167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC)
(Trích) CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 180
Từ 20/5/2009 đến 31/5/2009
Đơn vị tính: 1000 VND
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
A
B
C
1
D
…
…
…
…
…
Kết chuyển CP NVL TT
1541-VTMC
621
84666500
Kết chuyển CP nhân công trực tiếp
1541-VTMC
622
14500000
Kết chuyển CP sản xuất chung
1541-VTMC
627
23152475
……….
….
….
….
……
Cộng
150980259
Kèm theo 7 chứng từ gốc
Người lập Ngày 31 tháng 5 năm 2009
Kế toán trưởng
Sau đó kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ:
Biểu 2.22
CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02b – DN
167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC)
(Trích) SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 5 năm 2009
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày, tháng
A
B
1
C
…..
…
…
…
179
20/5
134798000
180
31/5
150980259
…
…
…
…
Người lập sổ Ngày 31 tháng 5 năm 2009
Kế toán trưởng
Cuối tháng, kế toán khóa sổ, lập sổ Cái
Biểu 2.23
CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02c1– DN
167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC)
(Trích) SỔ CÁI
Tháng 5 năm 2009
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Số hiệu: TK 154
Đơn vị: VND
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
1
2
G
Số dư đầu kì
197852000
…
…
…
…
…
…
…
…
31/5
179
20/5
Xuất BTP sản xuất mộc hoa trắng
152
7250000
31/5
179
20/5
Xuất BTP SX rượu sâm nhung
152
15600000
31/5
180
31/5
Kết chuyển CP NVL TT sp VTMC
621
84666500
31/5
180
31/5
Kết chuyển CP nhân công trực tiếp sp VTMC
622
14500000
31/5
180
31/5
Kết chuyển CP sản xuất chung sp VTMC
627
23152475
31/5
181
31/5
Thành phẩm VTMC nhập kho
155
124974477
31/5
182
31/5
Kết chuyển CPNVLTT SP Romantic gel
621
162350000
….
….
…
…
…
…
…
…
Cộng phát sinh
2453764980
2297856970
Số dư cuối kì
353760010
Sổ này có 3 trang, đánh số thứ tự từ trang 01 đến trang 03
Ngày mở sổ 31/5/2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009
Giám đốc
2.2. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHÂM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH
2.2.1- Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty
2.2.1.1. Đối tượng tính giá thành của công ty
Tại công ty CP Dược Hà Tĩnh thì quy trình sản xuất thuốc là hệ thống dây chuyền hiện đại, sản xuất liên tục, công ty không có bán thành phẩm nhập kho hay bán ra ngoài nên chỉ những sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng mới được coi là thành phẩm do đó đối tượng tính giá thành của công ty là từng mặt hàng thuốc hoàn thành nhập kho.
Đơn vị tính giá thành của công ty là hộp, ống, vỉ, chai…
Kì tính giá thành của công ty là hàng tháng.
2.2.1.2. Phương pháp tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ của công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh là chu kì sản xuất ngắn, mỗi sản phẩm có sử dụng các loại nguyên vât liệu khác nhau, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành sản phẩm cho nên phương pháp tính giá thành tại công ty là phương pháp giản đơn.
Theo phương pháp này thì
Tổng giá thành = Giá trị DD ĐK + CPSX phát sinh trong kì – DDCK
Giá thành đơn vị = Tổng giá thành/Sản lượng sản phẩm hoàn thành
2.2.2. Quy trình tính giá thành
Cuối kì sau khi thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng, đánh giá sản phẩm dở dang tồn cuối tháng, kế toán tiến hành lập thẻ tính giá thành sản phẩm để tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho. Thẻ tính giá thành được lập trên cơ sở các báo cáo từng phân xưởng gửi lên: báo cáo tình hình nguyên vật liệu, báo cáo sản phẩm dở dang… Sau đó kế toán tập hợp để tính giá thành phân xưởng.
Trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng sản xuất, các nhân viên thống kê phân xưởng có nhiệm vụ tính ra số giờ công thực tế sản xuất từng loaị sản phẩm tại phân xưởng sau đó lập bảng “Báo cáo giờ công phân xưởng” gửi lên cho phòng tài vụ. Đây là căn cứ để kế toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm:
Biểu 2.24
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S37 – DN
167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC)
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng 5 năm 2009
Phân xưởng thuốc viên
Sản phẩm: vitamin C
STT
Khoản mục
Giá trị DD đầu kì
Giá trị phát sinh trong kì
Giá trị dở dang cuối kì
Tổng giá thành
Giá thành 1 hộp 100 viên
A
B
1
2
3
4
5
1
CP NVL TT
9453678
84666500
6798176
2
CP NC TT
14500000
14500000
3
CPSXC
23152475
23152475
CỘNG
9453678
122318975
6798176
124974477
7500
Người lập Ngày 31 tháng 5 năm 2009
Kế toán trưởng
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH
3.1.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP TẠI CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.1.1- Ưu điểm
3.1.1.1. Về quản lý chi phí sản xuất
a. Bộ máy và phương pháp quản lý
- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, đơn giản nhưng vững mạnh, máy móc thiết bị trang bị đầy đủ theo từng phân xưởng thuốc, đủ năng lực sản xuất thuốc hiện tại của Công ty.
- Cán bộ CNV với trình độ chuyên môn cao, có tinh thần và nghiệp vụ vững vàng , nhiệt tình trong công tác quản lý kinh tế và hạch toán kế toán tại Công ty. Các phòng ban và phân xưởng của Công ty thấy được vai trò cần thiết là cánh tay phải đắc lực của Công ty nên cũng tích cực trong việc chỉ đạo điều hành một cách nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả, xác định hướng đi đúng đắn cho Công ty.
- Công ty xây dựng một chính sách khen thưởng và kỉ luật hợp lí nhằm khuyến khích lao động tiết kiệm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lương sản phẩm.
b. Quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Xuất phát từ đặc điểm là các chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng và giá trị lớn trong tổng giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát được và ít khi có sản phẩm dở dang nên Công ty đã xây dựng hệ thống định mức tiêu hao của từng nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Điều đó đã hỗ trợ đắc lực cho việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành cho từng sản phẩm. Mặt khác việc xây dưng định mức nguyên vật liệu đã giúp công ty tránh được tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, thất thoát nguyên vật liệu… tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
- Công ty có chính sách mua và bảo quản nguyên vật liệu hợp lí nhằm hạn chế tổn thất hao hụt trong quá trình nguyên vật liệu trong kho chờ sản xuất. Những nguyên vật liệu dễ bị hư hỏng và thời gian bảo quản ngắn thì bộ phận thu mua sẽ mua chia làm nhiều đợt, không dự trữ nhiều. Các nguyên vật liệu tồn kho được sắp xếp 1 cách khoa học giúp cho việc xuất kho dễ dàng cũng như để các nguyên vật liệu không gây ảnh hưởng lẫn nhau làm giảm hoặc biến đổi tính chất của nguyên vật liệu.
- Một số nguyên vật liệu đông dược công ty tự cung cấp ví dụ như các cây thuốc nam, nuôi hươu… hoặc công ty tận dụng nguồn dược liệu trên địa bàn góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động đồng thời cũng giúp công ty tiết kiệm chi phí trong quá trình vận chuyển, đảm bảo được chất lượng nguyên vật liệu.
c. Quản lý chi phí nhân công trực tiếp
- Công ty có nội quy quy chế làm việc khá chặt chẽ, tổ chức bố trí lao động khá hợp lí nhằm tiết kiệm được chi phí lao động sống mà không đi trái với quyền lợi của người lao động.
- Công ty trích nộp bảo hiểm đấy đủ theo quy định của nhà nước đối với người lao động có lương bảo hiểm.
- Chế độ tiền lương của công ty là thỏa đáng, phù hợp với quy định của nhà nước và hoàn cảnh sống trên địa bàn. Điều này góp phần khuyến khích người lao động cống hiến cho công ty.
- Hằng quý, công ty tổ chức xếp loại lao động và xét khen thưởng đối với các lao động tiên tiến, lao động có sáng kiến kinh nghiệm hay nhằm phát huy tính sáng tạo của người lao động, đưa những sáng kiến của người lao động vào sản xuất để tiết kiệm chi phí và sản xuất có hiệu quả.
d. Quản lý chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được phân chia tương đối tỉ mỉ, được tập hợp theo và phân bổ theo từng phân xưởng, từng sản phẩm giúp dễ dàng theo dõi và quản lý.
Công ty đã phân chia chi phí sản xuất chung thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sán xuất chung biến đổi, chi phí sản xuất chung cố định sẽ được phân bổ theo tiêu thức phù hợp, giúp cho kết quả tính giá thành của công ty chính xác hơn và thông tin về giá thành từng sản phẩm đáng tin cậy hơn.
e. Đánh giá sản phẩm dở dang
công ty sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính là phù hợp vì trong sản phẩm dở dang thì tỉ trọng CP NVL chính là chủ yếu, hơn nữa phương pháp này đơn giản làm giảm khối lượng cho kế toán.
3.1.1.2. Về đối tượng tính giá thành, kì tính giá thành và phương pháp tính giá thành
- Đối tượng tính giá thành của công ty là các sản phẩm, điều này hoàn toàn phù hợp do quá trình sản xuất của công ty được chuyên môn hóa, mỗi sản phẩm của công ty cần những loại nguyên vật liệu khác nhau với đặc điểm kĩ thuật riêng, có định mức vật tư các công đoạn sản xuất khác nhau do đó tập hợp CP, tính giá thành các sản phẩm cụ thể sẽ giúp nhà quản lý dễ kiểm tra, tổng hợp thông tin cho quá trình quản lý, giúp cho DN biết được nên sản xuất mặt hàng nào, nên bán ở giá nào và điều chỉnh chi phí sản xuất phù hợp.
- Kỳ tính giá thành: Hiện nay Công ty đang áp dụng kỳ tính giá thành là hàng tháng vì sản phẩm của Công ty mang tính chất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho nên việc tính giá thành sản phẩm theo từng tháng sẽ rất thuận lợi, vừa phù hợp với kỳ tập hợp chi phí sản xuất, vừa giúp cho kế toán phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách kịp thời.
- Phương pháp tính giá thành của công ty CP Dược Hà Tĩnh là phương pháp tính giá giản đơn (phương pháp tính giá thành trực tiếp) nên giá thành tính ra tương đối chính xác, cung cấp thông tin tin cậy cho nhà quản lý. Hơn nữa phương pháp này đơn giản, dễ làm phù hợp với điều kiện của công ty.
3.1.1.3. Về chứng từ luân chuyển chứng từ
- Chứng từ sử dụng trong công tác kế toán chi phí và giá thành của công ty tương đối đầy đủ, sử dụng hệ thống chứng từ thực hiện tốt quy định về hoá đơn, chứng từ ban đầu, căn cứ vào chế độ kế toán Nhà nước ban hành và nội dung kinh tế cũng như yêu cầu quản lý ở công ty.
- Trong quá trình lập chứng từ, các bộ phận đã lập đúng mẫu quy định, ghi đầy đủ các yếu tố pháp lý của chứng từ; đảm bảo chế độ nhân liên theo yêu cầu luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận trong đơn vị và các phần hành kế toán.
- Sau khi việc lập chứng từ hình thành, sẽ có phần ký duyệt của các cấp lãnh đạo, việc ký duyệt này cũng chính là một bước kiểm tra chứng từ, vì vậy nếu có sai sót sẽ được phản ánh lại.
- Trình tự luân chuyển của chứng từ tại công ty khá khoa học, không đi sai so với quy trình chung.
3.1.1.3. Về tài khoản và phương pháp kế toán
- Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và chi tiết các tài khoản theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công ty lựa chọn phương pháp kế toán kê khai thường xuyên là phù hợp.
3.1.2. Nhược điểm
3.1.2.1. Về quản lý chi phí
a. Bộ máy và phương pháp quản lý
- Trong những năm gần đây, máy tính đã và đang trở thành môt công cụ đắc lực cho con người trong nhiều lĩnh vực nhờ những tính năng siêu việt của nó: xử lý một khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn, khả năng lưu giữ và cung cấp thông tin đa dạng, đảm bảo độ chính xác cao... Vì vậy, việc ứng dụng máy vi tính vào trong hoạt động quản lý nói chung, trong công tác kế toán nói riêng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện tại Công ty chỉ mới dừng lại ở việc ghi chép lại các khâu kế toán sau khi đã hoàn thành bằng thủ công. Công ty đã có phần mềm kế toán
nhưng chỉ được sử dụng trong công tác quản lý công nợ và quản lý hàng tồn kho.
- Hiện tại, Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh đang sử dụng phần mềm kế toán SAS 5.0. Tuy nhiên, do trình độ của cán bộ kế toán còn hạn chế, việc ứng dụng phần mềm kế toán chỉ dừng lại ở việc theo dõi tình hình công nợ, quản lý hàng tồn kho (xuất, nhập, tồn Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ, Thành phẩm, Hàng hoá…) còn các ứng dụng khác của phần mềm kế toán công ty chưa tận dụng hết như quản lý TSCĐ, tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo tài chính…
b. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Công ty hiện nay đang sử dụng một số lượng lớn NVL, đa dạng về chủng loại, quy cách mà không lập danh điểm NVL cũng như chưa sử dụng Sổ danh điểm NVL để thống nhất chung về mã vật tư, tên gọi, quy cách,…của vật tư. Do đó, đã gây khó khăn cho việc theo dõi NVL, không có sự thống nhất giữa thủ kho và kế toán toán vật tư trong việc ghi chép tên, loại các NVL, làm cho công tác quản lý cũng như hạch toán còn gặp nhiều khó khăn.
- Phương pháp tính giá : Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh hiện đang sử dụng phương pháp tính giá nhập trước – xuất trước (FIFO).
Phương pháp FIFO áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Ưu điểm: Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
Hạn chế: Phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
Áp dụng: Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ lạm phát, và áp dụng đối với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.
Công ty hiện nay đang sử dụng một số lượng lớn NVL, đa dạng về chủng loại, quy cách, phát sinh nhập xuất liên tục mà phương pháp tính giá công ty áp dụng là phương pháp FIFO dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
c. Về chi phí nhân công trực tiếp
- Trình độ của công nhân sản xuất chưa đồng đều và chưa cao khiến chi phí đào tạo công nhân lớn.
- Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính vào chi phí sản xuất chung chứ không tính vào chi phí nhân công trục tiếp, điều này đã làm sai lệch số liệu về giá thành vì chi phí nhân công trực tiếp được dùng làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm.
- Theo quy định mới, các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp gồm có Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Kinh phí công đoàn. Từ ngày 1/1/2010, tỷ lệ trích lập các khoản này có một số thay đổi. Mức trích lập BHXH là 22% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội, trong đó người lao động đóng góp 6% và người sử dụng lao động đóng góp 16%. Mức trích lập BHYT bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 3% và người lao động đóng góp 1,5%. Tỷ lệ trích lập BHTN của DN là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và DN chịu 1% tính vào chi phí. Tỷ lệ trích lập của kinh phí công đoàn không thay đổi, vẫn là 2% trên tổng thu nhập của người lao động và toàn bộ khoản này sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Kế toán của công ty cập nhật thông tin chậm và dẫn đến bị phạt, khoản phạt này kế toán lại hạch toán vào chi phí của DN làm tăng chi phí, giá thành và dẫn tới kết quả tính giá thành thiếu chính xác.
d. Về chi phí sản xuất chung
- Đối với khấu hao TSCĐ
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp này đơn giản, dễ tính toán nhưng đối với dự án đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất cần thu hồi vốn nhanh thì phương pháp này thiếu tính linh hoạt.
Đối với TSCĐ hữu hình khi trích khấu hao công ty lại tính vào chi phí quản lý DN, điều này là bất hợp lý.
- Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện, tiền nước):
Thực tế Công ty hạch toán toàn bộ khoản chi phí này phát sinh của cả công ty vào chi phí sản xuất chung là chưa phù hợp với nội dung, tính chất của chi phí. Chi phí này không chỉ phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ cho các bộ phận ngoài sản xuất (các phòng ban). Việc hạch toán như vậy làm cho giá thành sản phẩm sản
xuất sản phẩm hoàn thành phải gánh chịu thêm chi phí của bộ phận khác. Phần chi phí này nên hạch toán vào hai bộ phận chi phí đó là: Chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp, có như vậy giá thành sản phẩm mới đảm bảo chính xác.
e. Về các khoản thiệt hại trong sản xuất
Trong quá trình sản xuất tại Công ty có phát sinh sản phẩm hỏng (mặc dù ít). Thiệt hại trong sản xuất của công ty là thiệt hại về sản phẩm hỏng, thiệt hại về ngừng sản xuất… Nguyên nhân của thiệt hại sản phẩm hỏng là do sản phẩm sản xuất ra không đủ hàm lượng, tỉ lệ yêu cầu kĩ thuật… Công ty không hạch toán các thiệt hại này vào tài khoản riêng mà lại hạch toán vào chi phí sản xuất chung, do đó thành phẩm phải gánh chịu thêm một phần chi phí của sản phẩm hỏng làm cho giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành sẽ thiếu chính xác, sản phẩm hỏng sẽ không xác định được nguyên nhân gây hỏng để quy kết trách nhiệm và không tìm ra được biện pháp để hạn chế lượng sản phẩm hỏng và xử lý thích hợp cho từng trường hợp cụ thể.
3.2.1.2. Về quá trình lập và luân chuyển chứng từ
- Công tác bảo quản, lưu trữ chứng từ vẫn còn tồn tại những thiếu sót, vẫn xảy ra tình trạng thất lạc chứng từ. Với không gian không được rộng rãi nên việc lưu trữ cũng khá khó khăn.
- Việc luân chuyển chứng từ chậm trễ giữa các phòng ban vẫn thường xảy ra, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm tra chứng từ, hạch toán và báo cáo của kế toán, nhất là các báo cáo phải nộp cho các cơ quan quản lý nhà nước.
3.2.1.3. Về hệ thống sổ sách chứng từ kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán: “ Chứng từ ghi sổ” nhưng hiện nay hệ thống sổ sách chứng từ kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty còn chưa thống nhất, không đồng bộ vì thế các thông tin chứng từ kế toán vốn có chưa thực sự đầy đủ, phần nào giảm khả năng cung cấp thông tin kinh tế vốn có của Công ty. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì công ty chi tiết tài khoản 621 theo phân xưởng và theo sản phẩm trong khi chi phí nhân công trực tiếp hoặc chi phí sản xuất chung thì sổ chi tiết tài khoản mở ở cấp phân xưởng.
Trong quy trình hạch toán chi tiết công ty chỉ lập chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ chứ không lập bảng cân đối số phát sinh, điều này gây khó khăn trong việc đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của các nghiệp vụ phát sinh.
3.1.3- Phương hướng hoàn thiện
Dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu nhất trong cuộc sống của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các mặt hàng dược phẩm và thiết bị y tế ngày càng được cải tiến, theo xu hướng càng hiện đại, phục vụ ngày một tốt hơn cho con người.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam chúng ta đã từng bước hội nhập với kinh tế quốc tế, minh chứng hùng hồn nhất là chúng ta đã trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO, tất cả những điều đó đã đưa các doanh nghiệp đứng trước thời cơ và thách thức rất lớn. Các doanh nghiệp của chúng ta có cơ hội để hội nhập, phát triển thị phần. Bên cạnh đó thì áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp từ bên ngoài, nhất là mặt hàng dược phẩm và thiết bị y tế lại càng đặt trong áp lực cao hơn do ý thức của người dân luôn cho rằng “hàng ngoại” luôn tốt hơn “hàng nội”. Để có thể khẳng định được mình, các công ty trước hết phải hoàn thiện bản thân mình về mọi mặt, chất lượng sản phẩm phải đảm bảo thì mới có thể đứng vững trên thị trường. Để đạt được mục tiêu như trên, trong quá trình sản xuất doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng tối đa các nguồn lực phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm nhằm giảm chi phí tới mức thấp nhất. Muốn như vậy doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đảm bảo việc phản ánh chi phí sản xuất cấu tạo trong thành phẩm được chính xác, đúng với thực tế.
Hơn nữa hiện nay các doanh nghiệp luôn phải tiếp cận với chế độ kế toán mới. Vì vậy khi đưa vào thực tế đơn vị cũng nảy sinh một số vấn đề cần được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế ở đơn vị, đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng chế độ nhà nước quy định.
Xuất phát từ những yêu cầu đó đòi hỏi công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh phải từng bước hoàn thiện cho phù hợp.
Nguyên tắc định hướng hoàn thiện
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp
với đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ cũng như tổ chức bộ máy quản lí và yêu cầu quản lí chi phí, quản lí giá thành. Do vậy công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh nên ứng dụng với điều kiện cụ thể để phục vụ tốt cho yêu cầu kiểm soát chi
phí sản xuất kinh doanh và đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp cũng
như từng bộ phận có liên quan.
- Lĩnh vực kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một lĩnh
vực chủ yếu nhất của kế toán quản trị. Vì vậy hoàn thiện kế toán chi phí và tính
giá thành sản phẩm phải xuất phát từ yêu cầu quản trị doanh nghiệp và góp phần
vào quá trình quản trị nội bộ.
- Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp vừa phải sử dụng hệ thống kế toán tài chính do Nhà nước qui định, phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán chung, đảm bảo cung cấp các thông tin chân thực, tiết kiệm hao phí lao động hạch toán.
- Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn phải phù hợp với việc áp dụng thành tựu công nghệ tin học vào trong công tác kế toán, giúp cho việc hạch toán được chi tiết, cụ thể theo nhiều yêu cầu mà khối lượng tính toán, ghi chép sổ sách được tiến hành một cách nhanh chóng ít sai sót, nhầm lẫn.
- Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phải dựa trên cơ sở phối hợp đồng bộ các phòng ban liên quan, đổi mới cơ chế quản lí tài chính để cùng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH.
3.2.1. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán
Hiện nay, công ty chỉ sử dụng phần mềm kế toán SAS 5.0 để quản lý công nợ và hàng tồn kho. Để có thể sử dụng phần mềm kế toán trong tập hợp chi phí và tính giá thành thì trước hết tất cả các phần hành kế toán đều phải dùng kế toán máy- đây cũng là việc cần thiết để tiết kiệm và tận dụng hết lợi ích của phần mềm kế toán mà công ty đang có đồng thời cũng góp phần làm cho công tác kế toán đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
Với phần mềm kế toán chỉ cần nhập số liệu các đầu vào phát sinh, máy tính sẽ tự động tính toán và đưa ra các sổ sách, báo cáo kế toán. Tất cả các chứng từ gốc được kế toán nhập dữ liệu hàng ngày (không như kế toán thủ công lập theo định kỳ). Sau khi chứng từ được nhập liệu một cách chi tiết thì chương trình cho phép lưu dữ liệu vào cơ sở dữ liệu kế toán sau đó dữ liệu được ghi vào các sổ, thẻ chi tiết và sổ tổng hợp. Cuối tháng, để có chứng từ ghi sổ chương trình sẽ tổng hợp theo phần mềm tạo ra chứng từ ghi sổ. Như vậy, mỗi chứng từ ghi sổ chỉ cần lập một lần trong tháng và chỉ phản ánh một quan hệ đối ứng tài khoản đại diện cho toàn bộ chứng từ gốc cùng quan hệ
Chứng từ gốc
Mã hoá chứng từ và nhập dữ liệu
Bảng kê chứng từ cùng loại
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái Tk
Bảng cân đối thử
Kết chuyển điều chỉnh khoá sổ
Bảng cân đối SPS
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp
số liệu chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ kế toán
chi tiết
Khái quát trình tự ghi sổ kế toán máy theo hình thức chứng từ ghi sổ như sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1
Việc kết xuất báo cáo kế toán thông thường được thực hiện cuối kỳ kế toán, sau khi đã nhập toàn bộ dữ liệu phát sinh trong kỳ và xử lý các công việc kế toán cuối kỳ như: kết chuyển phân bổ chi phí, tính giá thành, kết chuyển doanh thu chi phí để xác định kết quả kinh doanh.
3.2.2. Về quá trình lập và luân chuyển chứng từ
- Việc đặt ra thời hạn tối đa cho các phòng, ban chức năng về việc nộp chứng từ để kịp thời lên sổ, lập các loại báo cáo là việc làm rất cần thiết. Phân công trách nhiệm cho các kế toán viên phụ trách phần hành nhắc nhở các bộ phận có liên quan nộp chứng từ đúng thời hạn.
- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng kế toán và các phòng ban chức năng có liên quan để thực hiện việc hỗ trợ trong quá trình luân chuyển chứng từ, tài liệu về phòng kế toán. Có thể sắp xếp và phân loại chứng từ theo ngày, tháng phát sinh hoặc theo tên hoặc theo số của hoá đơn để thuận tiện cho việc kiểm tra chứng từ, hạn chế tình trạng mất, thất lạc chứng từ, nhất là vào thời điểm có nhiều nghiệp vụ phát sinh.
3.2.3. Về tài khoản và phương pháp kế toán
Công ty nên mã hóa một số tài khoản chi tiết thành số để tránh dài dòng. Ví dụ như tài khoản 621, 154, 155 chi tiết cho từng sản phẩm thì công ty ghi tên sản phẩm sau cùng như vậy một số TK tên sẽ rất dài, có thể quy định mỗi sản phẩm mang 1 mã số để tiện lợi cho việc ghi chép. Ví dụ:
TK6211-VTMC có thể được thay thế bằng TK6211-001
Trong đó 001 là mã của sản phẩm VitaminC
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết
Công ty nên mở thêm sổ tổng hợp chi tiết các tài khoản 621, 622, 627,154 để tiện theo dõi và đối chiếu các nghiệp vụ, đồng thời giúp cho việc ghi vào chứng từ ghi sổ dễ dàng hơn.
Ví dụ mẫu sổ tổng hợp chi tiết TK 621
Biểu 3.1
SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 – CP NVL TRỰC TIẾP
Tháng … năm …
STT
Tên sản phẩm
Số dư đầu kì
Số phát sinh trong kì
Số dư cuối kì
Ghi chú
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
A
B
1
2
3
4
5
6
C
1
2
3
…
…
…
…
…
…
…
…
…
CỘNG
3.2.4. Về sổ kế toán tổng hợp
Công ty nên lập thêm bảng cân đối số phát sinh để giúp cho việc đối chiếu, kiểm tra được dễ dàng hơn. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
3.2.5. Về kế toán các khoản chi phí.
3.2.5.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Công ty nên lập sổ danh điểm nguyên vật liệu để thống nhất chung về mã vật tư, tên gọi, quy cách,…của vật tư giúp dễ dàng cho việc theo dõi NVL,
có sự thống nhất giữa thủ kho và kế toán toán vật tư trong việc ghi chép tên, loại các NVL, làm cho công tác quản lý cũng như hạch toán thuận lợi hơn.
- Phương pháp tính giá: Công ty có thể nghiên cứu sử dụng phương pháp hệ số giá để tính giá nguyên vật liệu xuất dùng. Hiện nay, trong chuẩn mực không quy định phương pháp sử dụng giá hạch toán nhưng thực tế có nhiều doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng phương pháp này. Phương pháp giá hạch toán áp dụng ở các doanh nghiệp có nghiệp vụ nhập, xuất hàng tồn kho nhiều, thường xuyên và thông tin về giá không kịp thời.
Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho hàng trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập xuất hàng hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của hàng xuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán.
Hệ số giá vật tư, SP, hàng hoá
=
Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá tồn kho đầu kỳ
+
Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá nhập kho trong kỳ
Trị giá hạch toán vật tư, SP, hàng hoá tồn kho đầu kỳ
+
Trị giá hạch toán vật tư, SP, hàng hoá nhập kho trong kỳ
Sau khi tính hệ số giá, kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán trong kỳ thành giá thực tế vào cuối kỳ kế toán.
Trị giá thực tế hàng xuất trong kỳ
=
Hệ số giá
X
Trị giá hạch toán của hàng xuất kho trong kỳ
Trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ
=
Hệ số giá
X
Trị giá hạch toán của hàng tồn kho cuối kỳ
Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về hàng trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng do chỉ phải theo dõi biến động của hàng với cùng một mức giá và đến cuối kỳ mới điều chỉnh và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm hàng , số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.
3.2.5.2. Về chi phí nhân công trực tiếp
- Trong quá trình tuyển dụng nhân sự cần tuyển những công nhân có hiểu biết và có năng lực để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí đào tạo.
- Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất phải được hạch toán vào TK 622 chứ không hạch toán vào TK 627 để đảm bảo đúng theo chế độ quy định.
- Công ty cần áp dụng ngay những chính sách, quy định mới ban hành của nhà nước về chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương để đảm bảo quyền lợi của người lao động, để thực hiện đúng, tránh bị tổn thất do bị phạt.
- Công ty cần quan tâm đến đội ngũ Kế Toán của công ty, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để họ hoàn thành tốt công việc của mình và có khả năng thích nghi với những chế độ chính sách kế toán mới.
- Kế toán của công ty cần cập nhật thông tin về những thay đổi trong quy định của nhà nước về các khoản phải trả, phải nộp để thực hiện đúng, tránh bị tổn thất do bị phạt.
3.2.5.3. Về chi phí sản xuất chung
- Đối với khấu hao TSCĐ
+ Trong giai đoạn hiện nay khi mà vấn đề sức khỏe luôn được chú trọng hàng đầu thì đối với các công ty Dược việc đổi mới dây chuyền công nghệ để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất là vấn đề quan trọng cần được chú trọng. Vì vậy công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao nhanh để tính hao mòn TSCĐ, phương pháp này giúp thu hồi vốn nhanh, `tuy mới đầu sẽ làm giá thành sản phẩm cao nhưng công ty cũng có thể tận dụng chính sách marketing “ hớt váng sữa” trong giai đoạn đầu chu kì sống sản phẩm để thu lợi nhuận.
Theo phương pháp này thì:
Mức KH năm = Giá trị còn lại của TSCĐ × Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh= TLKH TSCĐ theo pp đường thẳng × Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định của nhà nước.
+ Đối với TSCĐ vô hình áp dụng trong sản xuất sản phẩm, khi trích khấu hao công ty phải tính vào chi phí sản xuất chung chứ không trích vào chi phí quản lí doanh nghiệp để đảm bảo đúng chế độ quy định.
- Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện, tiền nước):
Phần chi phí phát sinh cho toàn bộ công ty này nên hạch toán vào hai bộ phận chi phí đó là: Chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp, có như vậy giá thành sản phẩm mới đảm bảo chính xác. Công ty có thể sử dụng hệ thống đồng hồ đo điện khác nhau giữa phân xưởng và bộ phận văn phòng để tính ra hai khoản chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp để đảm bảo rằng chi phí được hạch toán đúng.
e. Về các khoản thiệt hại trong sản xuất
Công ty cần xây dựng định mức thiệt hại trong sản xuất phù hợp. Nếu khoản thiệt hại nằm trong định mức cho phép thì công ty có thể tính vào giá thành sản phẩm còn hao hụt ngoài định mức thì công ty cần sử dụng tài khoản 138 để theo dõi đồng thời phải tìm ra nguyên nhân để quy kết trách nhiệm bồi thường, như vậy thông tin về giá thành sản phẩm mới đáng tin cậy cho các nhà quản lý.
3.2.6. Về kế toán quản trị
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một quá trình bắt đầu từ việc lập chứng từ phản ánh chi phí phát sinh đến khâu phản ánh vào tài khoản, tính giá thành sản phẩm và nhập kho thành phẩm.
Trong quá trình này, kế toán tài chính có vai trò cung cấp các thông tin kinh tế mang tính pháp lý và hợp lý, cụ thể thông qua chứng từ phát sinh thể hiện chi phí đầu vào và tổng chi phí này được thể hiện ở đầu ra trong chi phí hợp lý của thành phẩm nhập kho và chi phí bất thường trên định mức trong giá vốn hàng bán.
Trong khi đó, đối với kế toán quản trị, quá trình này lại giải quyết vấn đề cung cấp thông tin cho việc hoạch định và điều hành quá trình sản xuất. Kế toán quản trị sẽ cung cấp các thông tin chi tiết, cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh cho chủ DN và các nhà quản lý theo yêu cầu cụ thể. Trên cơ sở đó nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định sản xuất phù hợp. Chính vì vậy việc đưa ra các con số chính xác về giá thành sản phẩm, chi phí bỏ ra cho mỗi sản phẩm là điều cần thiết trong kế toán quản trị. Vì vậy, báo cáo về chi phí bỏ ra giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị sẽ khác nhau.
Trong kế toán quản trị, chi phí cố định sẽ không phân bổ theo tiêu thức nào cả, vì thực ra việc phân bổ các chi phí cố định chung này chỉ cho kết quả tương đối, vậy nên báo cáo chi phí sản phẩm nên tách chi phí biến đối và chi phí cố định ra. VD như mẫu sau:
Bảng 3.2
BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT
Tháng… năm…
Khoản mục
Phân xưởng
Tổng
Thuốc viên
Thuốc ống
Biến phí sản xuất
CPNVL trực tiếp
CPNC TT
CPSXC biến đổi
Định phí sản xuất
Định phí SX trực tiếp
Định phí SX chung
x
X
Tổng
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Với bộ máy quản lý như hiện nay, phòng kế toán – tài vụ có một đội ngũ kế toán viên có trình độ chuyên môn vững, có nhiều kinh nghiệm được tổ chức sắp xếp đúng công việc thì việc thực hiện các kiến nghị trên là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Hơn nữa các kế toán viên của công ty đều đã được đào tạo về hạch toán kế toán trên máy vi tính , áp dụng phần mềm kế toán có tính giá thành là điều kiện cần thiết để đưa hiệu quả công việc lên một mức độ cao hơn.
KẾT LUẬN
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển hoà nhập vào vòng quay phát triển kinh tế thế giới. Với xu thế hợp tác và phát triển ngày càng chặt chẽ giữa các chủ thể kinh tế trong nước cũng như trên bình diện khu vực và toàn thế giới, không chỉ bản thân doanh nghiệp mà ngày càng có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới và hoà nhập bằng chính năng lực thực sự của mình. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ khác nhau để quản lý hiệu quả hoạt động SXKD, trong đó công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn được coi là một công cụ sắc bén, hữu hiệu. Song để thực sự trở thành một công cụ có hiệu quả thì công tác kế toán phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện, phát huy hết vai trò và khả năng của mình.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán chi phí – giá thành của công ty và đã nhận thấy bộ phận kế toán này của công ty có nhiều ưu điểm, bên cạnh đó còn tồn tại một số thiếu sót cần khắc phục. Với mong muốn giúp công ty phần nào khắc phục những nhược điểm đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp vào công tác hoàn thiện bộ máy tổ chức kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí – giá thành của công ty nói riêng. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên trong bài chuyên đề thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để nhận thức của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kế toán cũng như các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế toán- tài vụ của công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS. Phạm Thị Minh Hồng - đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài chuyên đề này.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài Chính, Hệ thống kế toán Việt Nam, “Chế độ kế toán doanh nghiệp”, NXB Lao động xã hội, 2006.
Bộ Tài Chính, “Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam văn bản mới hướng dẫn thực hiện”, NXB Thống kê, 2008.
Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
PGS.TS Đặng Thị Loan, "Giáo trình Kế toán Tài chính", Khoa Kế toán, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2006.
Luật Kế toán Việt Nam năm 2003.
Nguyễn Đăng Phát, “Bảng phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên kế toán”, phòng Kế toán – Tài chính, Công ty CP Dược và TBYT Hà Tĩnh, 2008.
Phòng Tổ chức – Hành chính, “Bảng phân công nhiệm vụ, chức năng của các phòng, ban, bộ phận chức năng trong công ty năm 2008”, Công ty CP Dược và TBYT Hà Tĩnh, 2008.
www.webketoan.com.vn
www.hatifarco.com.vn
www.kiemtoan.com.vn
www.tailieu.vn
www.neu.edu.vn
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC VIẾT TẮT
BCTC
:
Báo cáo tài chính
BHXH
:
Bảo hiểm xà hội
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
BHTN
:
Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
CN
:
Công nhân
CP
:
Chi phí
TS
:
Tài sản
TSCĐ
:
Tài sản cố định
HTK
:
Hàng tồn kho
NVL
:
Nguyên vật liệu
CCDC
:
Công cụ dụng cụ
VCSH
:
Vốn chủ sở hữu
GVHB
:
Giá vốn hàng bán
LNHĐKD
:
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
CPSX
:
Chi phí sản xuất
CPNVL
:
Chi phí nguyên vật liệu
CPNVLTT
:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT
:
Chi phí nhân công trực tiếp
KHTSCĐ
:
Khấu hao tài sản cố định
HMTSCĐ
:
Hao mòn tài sản cố định
DD ĐK
:
Dở dang đầu kì
DDCK
:
Dở dang cuối kì
CNV
:
Công nhân viên
SHTK
:
Số hiệu tài khoản
TLKH
:
Tỉ lệ khấu hao
CPQLDN
:
Chi phí quản lý doanh nghiệp
LNTT
:
Lợi nhuận trước thuế
LNST
:
Lợi nhuận sau thuế
DN
:
Doanh nghiệp
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
SP
:
Sản phẩm
ĐHĐ
:
Đại hội đồng
HĐQT
:
Hội đồng quản trị
BGĐ
:
Ban giám đốc
CK
:
Cuối kỳ
PGĐ
:
Phó giám đốc
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên 11
Sơ đồ 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc ống …………..12
Sơ đồ 3.1 Khái quát trình tự ghi sổ kế toán máy theo hình thức chứng từ ghi sổ............................................................................ ...78DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: DANH MỤC SẢN PHẨM - 5 -
Biểu 2.1: GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ 19
Biểu 2.2: PHIẾU XUẤT KHO 20
Biểu 2.3: SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU 21
Biểu 2.4: CHỨNG TỪ GHI SỔ 22
Biểu 2.5: (Trích) SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ 23
Biểu 2.6: (Trích ) SỔ CÁI 24
Biểu 2.7: (Trích) BẢNG CHẤM CÔNG 30
Biểu 2.8: (Trích) BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG 31
Biểu 2.9: (Trích) SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 32
Biểu 2.10: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 34
Biểu 2.11: CHỨNG TỪ GHI SỔ 35
Biểu 2.12: (Trích) SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ 36
Biểu 2.13: (Trích) SỔ CÁI 37
Biểu 2.14: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ-DỤNG CỤ 42
Biểu 2.15: (Trích) BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO 44
Biểu 2.16: (Trích) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 – CPSXC 46
Biểu 2.17: CHỨNG TỪ GHI SỔ 47
Biểu 2.18: (Trích) SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ 48
Biểu 2.19: (Trích) SỔ CÁI 49
Biểu 2.20: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 1541-VTMC 53
Biểu 2.21: (Trích) CHỨNG TỪ GHI SỔ 54
Biểu 2.22: (Trích) SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ 55
Biểu 2.23 (Trích) SỔ CÁI 56
Biểu 2.24: THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 58
Biểu 3.1: SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 – CP NVL TRỰC TIẾP 72
Bảng 3.2 BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT 77
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010.
GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25550.doc