Qua thời gian học tập và nghiên cứu lý luận mà các Giáo viên Trường Đại học kinh tế quốc dân và đã giảng dạy và hướng dẫn, kết hợp với thời gian thực tập của bản thân tại Công ty TNHH Thiên Phú Cường. Đặc biệt là trong thời gian tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của đơn vị càng làm cho em hiểu rõ hơn về vấn đề kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán hết sức quan trọng trong hệ công cụ quản lý của hạch toán kế toán. Em chọn lựa chọn đi sâu đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiên Phú Cường". Sau thời gian tìm hiểu thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, bản thân em có mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên những phân tích và đề xuất trong bài viết còn có nhiều hạn chế, đặc biệt với góc nhìn của một sinh viên thực tập , giữa kiến thức đã học và thực tiễn còn có một khoảng cách. Do vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các cấp lãnh đạo của Doanh nghiệp để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình.
72 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiên Phú Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗ đã được pha mỏng tiến hành bào, xử lý thủy phần, chống mối mọt, đục, tạo kiểu phù hợp với từng sản phẩm được tạo ra. Có thể nói đây là phân xưởng quan trọng nhất sản phẩm tạo ra có đạt tiêu chuẩn về hình thức, độ tinh xảo hay không là do giai đoạn này quyết định, trình độ tay nghề của người thợ cũng được thể hiện qua giai đoạn này.
Phân xưởng chi tiết sản phẩm: Sau khi sản phẩm được tạo kiếu thành hình dáng cụ thể nhưng vấn ở dạng mộc sẽ được chuyển qua phâm xưởng này để tiến hành đánh vecni, phun sơn, đánh giấy ráp, sơn mài….. phân xưởng này làm các công việc chủ yếu để hoàn thiện sản phẩm tạo độ bóng đẹp và một phần màu của sản phẩm.
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty TNHH Thiên Phú Cường
Muốn có được lợi nhuận trong kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất, do vậy công tác quản lý chi phí sản xuất là công việc trọng tâm và luôn xoay quanh trước các quyết định của quản trị tài chính. Việc doanh nghiệp tồn tại được hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đảm bảo bù đắp được chi phí trong quá trình sản xuất hay không, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải tính toán hợp lý chi phí sản xuất và thực hiện theo việc tính toán ấy, chi phí sản xuất tăng hay giảm cao hay thấp, hiệu quả của việc sử dụng lao động vật tư tiền vốn ra sao chính là phản ánh kết quả của việc quản lý chi phí sản xuất.
Xác định được tầm quan trọng của việc quản lý chi phí sản xuất nên Công ty có sự sắp xếp trong bộ máy quản lý điều hành của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Giám đốc: là người đại diện cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Trong quản lý chi phí sản xuất là người quyết định cuối cùng về chiến lược sản xuất như: quyết định về sản phẩm, quy trình sản xuất, phương tiện sản xuất, chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm. Đây là những quyết định có tầm quan trọng chiến lược có ý nghĩa lâu dài cho tổ chức. Cùng với các kế hoạch do cấp dưới trình lên Giám đốc sẽ quyết định cần có bao nhiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ dùng trong sản xuất, quyết định số lượng và loại sản phẩm sẽ được sản xuất trong thời gian tới, quyết định có nên gia tăng sản xuất trong thời gian tới hay không và bằng cách nào. Đồng thời trong quá trình sản xuất không phải lúc nào cũng diễn ra suôn xẻ khi có sự cố xảy ra Giám đốc là người quyết định về chi phí cho việc điều chỉnh lại bản thiết kế sản phẩm cùng với những chi phí sản xuất phát sinh kèm theo nó, hoặc những thay đổi nhân sự cần thiết trong quá trình sản xuất.
Giám đốc có vai trò quan trọng mọi quyết định của Giám đốc sẽ ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của toàn Doanh nghiệp
Để làm tốt nhiệm vụ của mình Giám đốc cần có những người giúp việc cho mình.
Phó Giám đốc kinh doanh: là người giúp việc cho giám đốc có chức năng đảm bảo doanh thu bán hàng, dự đoán nhu cầu của thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới, nghiên cứu các cơ hội kinh doanh một cách cẩn thận, triển khai kế hoạch Marketing để phân phối sản phẩm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bám sát thị trường cùng với các nhân viên trong phòng để đánh giá đúng tình hình thị trường, thị hiếu của khách hàng giúp cho các quyết định về sản xuất của Giám đốc được chính xác đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người quản lý điều hành bộ phận kỹ thuật, quản lý máy móc, thiết bị, chất lượng sản phẩm. Là người lên kế hoạch và tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về chi tiết việc mua nguyên vật liệu, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, dự trữ những loại nguyên vật gì, dùng cho sản phẩm nào, chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc, cần bao nhiêu nhân công trong sản xuất, bao nhiêu thợ đục, thợ xẻ, bao nhiêu nhân công phụ các công việc đánh giấy ráp, vec ni……, thiết kế các mẫu sản phẩm mới. Dự toán được mức chi phí cho mỗi loại sản phẩm, khi cần thiết có thể thay thế bằng những loại nguyên liệu gì. Cung cấp cho Giám đốc cụ thể các thông tin về từng loại nguyên vật liệu, từng loại sản phẩm tình trạng của từng loại máy móc, chi phí cho từng loại sản phẩm như thế nào. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc những thông tin mà mình đưa ra, đồng thời đảm bảo an toàn trong lao động, ổn định trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí, tuân thủ đúng theo các phương án chi phí sản xuất mà Giám đốc đã phê duyệt.
Phòng Tổ chức hành chính: trong quản lý chi phí sản xuất phòng Hành chính có trách nhiệm tuyển chọn những công nhân có tay nghề tốt, phù hợp với yêu cầu công việc đề ra, đem lại hiệu quả công việc tốt, trong thực tế do yêu cầu và đặc thù của công việc nhân viên phòng hành chính muốn tuyển được những lao động có tay nghề cao phải về tận những làng có truyền thống về nghề mộc như: làng Đồng Kỵ ( Bắc Ninh), làng Chàng Sơn ( Hà Tây cũ) để tuyển thợ, bởi một thực tế sản phẩm có đẹp, có tinh xảo hay không là do đội ngũ thợ có lành nghề hay không.
Phòng Kế toán: với chức năng ghi chép tính toán thường xuyên liên tục, sự biến động của vật tư, tài sản, nguồn vốn, kế toán sử dụng thước đo giá trị để quản lý chi phí. Kế toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý, tính đúng, tính đủ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành, thông qua số liệu do kế toán tập hợp Giám đốc có thể phân tích chi phí thực tế của từng loại sản phẩm qua đó phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, tiết kiệm hay lãng phí , việc này ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm nên nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là:
+ Phản ánh kịp thời, đầy đủ toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài thiệt hại, mất mát, hư hỏng, …. Trong sản xuất để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng loại sản phẩm để có thể vạch ra khả năng và biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý, hiệu quả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIÊN PHÚ CƯỜNG
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thiên Phú Cường
Với đặc điểm sản xuất đơn chiếc, các hoạt động chi phí sản xuất diễn ra liên tục thường xuyên, gắn liền với quá trình sản xuất doanh nghiệp phân chia các loại chi phí theo các khoản mục sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.1.1.1. Nội dung.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất, chi phí này bao gồm:
-Nguyên vật liệu chính bao gồm: gỗ
-Nguyên vật liệu phụ: Giấy ráp, đinh….
-Hóa chất: Keo, sơn PU, thuốc chống mối mọt….
Những chi phí nguyên liệu này dùng để sản xuất ra sản phẩm là bàn.
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng.
*TK 1521 :Nguyên vật liệu chính (gỗ các loại)
*TK 1522: Vật liệu phụ (Đinh, giấy ráp, Keo, Sơn PU…..)
* TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Kết cấu TK 621:
+ Bên nợ: Giá trị thực tế NVL đưa vào sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất
+ Bên có: Kết chuyển NVL thực tế dùng trong kỳ
Giá trị NVL không dùng hết nhập lại kho
TK 621được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau:
Việc chi tiết TK này dựa trên các mã số của sản phẩm, đối với dòng sản phẩm cao cấp sẽ có thêm chữ A ở sau tên TK, và chữ B đối với dòng sản phảm bình dân.
Ví dụ:
TK 6211: Chi phí NVL trực tiếp cho sản phẩm bàn. Trong đó:
TK 6211A: Chi phí NVL trực tiếp cho sản phẩm bàn mã số 01A.
TK 6211B: Chi phí NVL trực tiếp cho sản phẩm bàn mã số 01B.
…………….
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết.
-Chứng từ kế toán sử dụng
*Phiếu xuất vật tư
*Phiếu xuất kho
-Phương pháp kế toán
Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm, do vậy việc sử dụng NVL có tiết kiệm hay lãng phí, hạch toán kế toán có chính xác hay không ảnh hưởng đến giá thành. Do đó việc sử dụng tiết kiệm NVL, hạch toán chính xác chi phí góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh, hạ thấp chi phí sản xuất dẫn đến hạ giá thành sản phẩm
Kế toán hạch toán nguyên vật liệu, hàng tồn kho tại Doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên cho phép theo dõi một cách thường xuyên ,liên tục tình hình hiện có, biến động tăng giảm trên các tài phản ánh hàng tồn kho.
Sơ đồ 1
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP
TK 152, 153… TK 621 TK 154
VL dùng trực tiếp cho chế
Tạo sản phẩm Kết chuyển chi phí VL
Trực tiếp
TK 152
VL dùng không hết
Nhập kho
Việc xuất kho nguyên vật liệu được quản lý chặt chẽ và phải đảm bảo yêu cầu cơ bản là phải có mục đích, đúng đối tượng sử dụng, dựa trên cơ sở định mức kế hoạch, phải tổ chức hạch toán đầy đủ, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật liệu. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:
Liên 1 : Lưu tại gốc
Liên 2 : Thủ kho giữ lại để vào thẻ kho theo dõi vật liệu xuất
Liên 3 : Giao kế toán chi tiết vật liệu
Hiện tại Doanh nghiệp đang sử dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước.
Căn cứ vào Sổ theo dõi nguyên vật liệu chính TK 1521, 1522, ta có những số liệu sau:
Ngày 1 tháng 12 năm 2009 tồn kho đầu kỳ:
+ Gỗ Pơmu là: 50m3 ; đơn giá: 10.000.000đ/ m3
+ Gỗ bách xanh là: 100m3 ; đơn giá: 9.300.000đ/m3
+ Đinh không mũ là 3kg ; đơn giá: 70.000đ/kg
+ Sơn PU là: 10 lít; đơn giá: 155.000đ/ lít
+ Vecni là: 15 lít; đơn giá: 75.000đ/ lít
Trong kỳ ta có số liệu nhập trong kỳ như sau:
ngày 6 tháng 12 năm 2009
+ Gỗ Pơmu: 30m3 đơn giá: 11.350.000đ/m3
+ Gỗ lim: 50m3 đơn giá: 17.000.000đ/m3
ngày 7 tháng 12 năm 2009.
+ Đinh không mũ: 2kg; đơn giá 70.000đ/kg.
+ Keo: 10 hộp ( Loại 750ml); Đơn giá: 85.000đ/hộp.
+ Giấy ráp: 500 tờ; đơn giá: 1.000đ/ tờ.
+ Sơn PU: 20 lít; đơn giá: 145.000đ/ lít.
………….
Trong kỳ khi tại các Phân xưởng phát sinh nhu cầu cần sử dụng NVL sẽ tiến hành lập “ Phiếu xuất vật tư ”căn cứ vào những phiếu này Thủ kho sẽ lập “ Phiếu xuất kho”
VD: Ngày 08/12/2009 tại Phân xưởng xẻ có nhu cầu về NVL chính là gỗ Pơmu để sản xuất bàn ta có Phiếu xuất kho sau:
Biểu số 1
Đơn vị: Công ty TNHH Thiên Phú Cường Bộ phận:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 08 tháng 12 năm 2009 Nợ: TK 6211A
Số: 17 Có: TK 1521
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Trung Hiếu
Bộ phận: Phân xưởng xẻ
Lý do xuất kho: Sản xuất bàn, mã số: 01A
Xuất tại kho: Gỗ nguyên liệu Địa điểm: ngõ 234 Đức Giang
STT
Tên, vật tư,sản phẩm…
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Gỗ Pơmu
001
M3
50
50
10.000.000
500.000.000
Cộng
*
*
*
*
*
500.000.000
Tổng số tiền ( viết bằng chữ): Năm trăm triệu đồng chẵn.
Ngày 08 Tháng 12 Năm 2009
Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
Phiếu hàng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Ngày 09/12/2009 Phân xưởng chi tiết cần một số NVL phụ để hoàn thiện sản phẩm ta có Phiếu xuất kho sau:
Biểu số 2
Đơn vị: Công ty TNHH Thiên Phú Cường Bộ phận:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 09 tháng 12 năm 2009 Nợ: TK 6211A
Số: 18 Có: TK 1522
Họ và tên người nhận hàng: Đỗ Ngọc Trung
Bộ phận: Phân xưởng chi tiết
Lý do xuất kho: Sản xuất sản phẩm
Xuất tại kho: Vật liệu phụ Địa điểm: ngõ 234 Đức Giang
STT
Tên, vật tư,sản phẩm…
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Đinh không mũ
101
kg
02
02
70.000
140.000
2
Keo dán
102
Hộp
05
05
85.000
425.000
3
Giấy ráp
103
Tờ
100
100
1.000
40.000
4
Sơn PU
104
Lít
20
20
145.000
2.900.000
5
Vecni
105
Lít
5
5
75.000
375.000
Cộng
*
*
*
*
*
3.940.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba triệu chín trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn.
Ngày 09 Tháng 12 Năm 2009
Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
Phiếu hàng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Tại doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng hình thức kê toán Chứng từ ghi sổ.
Thông thường chứng từ phát sinh hàng ngày được tập hợp và sổ chứng từ tổng hợp được lưu giữ tại phòng kế toán, và một tuần một lần kế toán căn cứ vào các chứng từ phát sinh đó để lập chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, làm cơ sở ghi vào sổ chi tiết và cuối kỳ vào Sổ Cái.
Biểu số 3
Đơn vị: Công ty TNHH Thiên Phú Cường Bộ phận:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 25
Ngày 14 tháng 12 năm 2009
ĐVT: VNĐ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Xuất kho NVLC sản xuất sản phẩm bàn
6211A
1521
500.000.000
Xuất kho NVLC, SXC (PX mộc)
6272
1521
5.055.000
Cộng
*
*
505.055.000
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Ngày 14 tháng 12 năm 2009
Người lập Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Biểu số 4
Đơn vị: Công ty TNHH Thiên Phú Cường Bộ phận:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 26
Ngày 14 tháng 12 năm 2009
ĐVT: VNĐ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Xuất kho NVP sản xuất sản phẩm bàn
6211
1522
3.940.000
Cộng
*
*
3.940.000
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Ngày 14 tháng 12 năm 2009
Người lập Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Biểu số 5
Đơn vị: Công ty TNHH Thiên Phú Cường Bộ phận:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 27
Ngày 14 tháng 12 năm 2009
ĐVT: VNĐ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Xuất kho công cụ, dụng cụ cho SXC (PX mộc)
6273
153
300.000
Cộng
*
*
300.000
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Ngày 14 tháng 12 năm 2009
Người lập Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Biểu số 6
Đơn vị: Công ty TNHH Thiên Phú Cường Bộ phận:
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
NĂM: 2009 ĐVT: VNĐ
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày,tháng
Số hiệu
Ngày,tháng
Cộng trang trước chuyển sang
256.000.000
15
06/03
120.000.000
16
04/03
134.700.000
…….
……..
………
22
07/03
1.190.500.000
……
……
…….
25
14/03
555.055.000
26
14/03
3.940.000
27
14/03
300.000
………..
……
………
35
28/03
4.390.000
Cộng tháng
2.578.860.000
Cộng lũy kế từ đầu quý
2.834.860.000
Ngày …tháng …..năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Hiên tại Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nguyên vật liệu phụ xuất ra được phân bổ cho từng loại đối tượng sử dụng, tiêu thức phân bổ theo số lượng sản phẩm.
Thông thường với số lượng nguyên vật phụ xuất ra theo phiếu xuất kho số 18 ngày 09/12/2009 được sử dụng để sản xuất cho khoảng 50 chiếc bàn và 300 chiếc ghế khi đó ta sẽ tiến hành phân bổ nguyên vật phụ cho sản phẩm bàn mã số 01A như sau:
Công thức:
Chi phí NVL phụ = Tổng chi phí NVL phụ * Số lượng từng loại SP
Cho từng loại SP Tổng số lượng SP
Chi phí NVL phụ = Tổng chi phí NVL phụ * Số lượng SP bàn 01A
cho SP Bàn 01A Tổng số lượng SP
= 3.940.000 * 50 = 562.857đ
350
* Trong kỳ không sử dụng hết số NVL chính đã xuất kho, kế toán tiến hành nhập lại số NVL thừa trên (Căn cứ theo phiếu nhập kho số: 34) với khối lượng thừa nhập lại kho là 5m3 với đơn giá nhập kho là 10.000.000đ/ m3 kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 1521: 50.000.000
Có TK 6211A: 50.000.000
Biểu số 7
Đơn vị: Công ty TNHH Thiên Phú CườngBộ phận:
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP
Tài khoản: 6211A
Tên sản phẩm: Bàn 01A ĐVT: VNĐ
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Tổng số tiền
Số hiệu
Ngày, tháng
14/03
25
14/03
Xuât kho NVL chính
1521
500.000.000
14/03
26
14/03
Xuất kho NVL phụ
1522
562.857
30/03
72
30/03
NK NVL chính do không sử dụng hết
1521
(50.000.000)
*
*
*
Cộng số phát sinh trong kỳ
*
450.562.857
Ghi có TK 154
450.562.857
Ngày 30….. Tháng…12.. Năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Kế toán tiến hành định khoản như sau:
* Chi phí NVL chính
Nợ TK 6211A: 500.000.000
Có TK 1521: 500.000.000
*chi phí NVL phụ
Nợ TK 6211A : 562.857
Có TK 1522 : 562.857
*Kết chuyển chi phí NVL
Nợ TK 154 (01A): 450.562.857
Có TK 6211A : 450.562.857
2.1.1.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp
Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp kế toan tiến hành vào Sổ cái TK 621.
Biểu số 8
Đơn vị: Công ty TNHH Thiên Phú Cường
Sổ CÁI
Năm 2009
Tên tài khoản: Chi phí NVL trực tiếp
Số hiệu: 621 ĐVT: Đồng
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày, tháng
N ợ
Có
25
14/03
Xuất kho NVL chính SX SP bàn (01A)
1521
500.000.000
26
14/03
Xuất kho NVL phụ SXSP bàn (01A)
1522
562.857
72
30/03
Nhập kho NVL chính do không sử dụng hết
1521
50.000.000
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
154
450.562.857
…..
….
………
……..
……
……..
*
*
Cộng số phát sinh
*
2.070.978.000
2.070.978.000
Ngày 30….. tháng…12…năm 2009Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Biểu số 9
Đơn vị: Công ty TNHH Thiên Phú CườngBộ phận:
BẢNG PHÂN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
THÁNG 03 NĂM 2009
STT
Ghi có các TK
Ghi nợ các TK
TK 152
TK 153
Giá hạch toán
Giá thực tế
Giá hạch toán
Giá thực tế
1
TK 621- chi phí NVL trực tiếp
2.070.978.000
Sản phẩm 01A
450.562.857
…….
…….
…….
…….
…….
2
TK 627- chi phí SXC
7.039.000
545.000
Phân xưởng mộc chi tiết
5.055.000
300.000
…….
…….
…….
…….
…….
Cộng
2.783.098.000
2.768.000
Ngày 30 tháng 12 năm 2009
Người lập Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1. Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho: Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định.
Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty TNHH Thiên Phú Cường là khoản thù lao lao động bao gồm tiền lương , phụ cấp lương có tính chất lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Kết cấu của tài khoản này như sau:
+ Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp SXSP, thực hiện lao vụ, dịch vụ.
+ Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
TK 622 được chi tiết như sau:
TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp cho SX sản phẩm bàn trong đó:
+ TK 6221A: Chi phí nhân công trực tiếp SXSP bàn 01A
TK 6221B: Chi phí nhân công trực tiếp SXSP bàn 01B.
……………..
TK sử dụng: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
TK 3341 : Phải trả công nhân viên
TK 3342 : Phải trả công nhân viên tiền ăn ca
TK 338 : (TK 3382, TK 3383, TK 3384 )
Sơ đồ 2
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương và phụ cấp
Lương trả cho CN trực tiếp
TK 338 Kết chuyển chi phí
Nhân công trực tiếp
Các khoản trích theo
quy định
2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
-Chứng từ kế toán sử dụng :
Bảng chấm công
Bảng tổng hợp năng suất ngày công
Bảng thanh toán lương
Bảng phân bổ Tiền lương - BHXH
Phương pháp kế toán :
Tiền lương phải trả cho công nhân viên tại Xí nghiệp bao gồm 2 tiểu khoản
TK3341 : Phải trả lương công nhân viên
TK 3342 :Phải trả công nhân viên tiền ăn ca
+ TK 3341 :Phải trả lương công nhân viên của doanh nghiệp như sau:
Trả theo hai hình thức:
-Hình thức trả lương theo thời gian: Hình thức này được áp dụng đối vứi lao động gián tiếp như nhân viên quản lý, nhân viên phân xưởng và những lao động trực tiếp mà không thể trả lương theo sản phẩm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm: Lương sản phẩm dược trả cho toàn bộ nhân công lao động trực tiếp. Lương trực tiếp sản phẩm được tính như sau:
Tiền lương sản phẩm = Số SP hoàn thành* Đơn giá tiền lương SP
Các khoản phụ cấp được tính vào đơn giá tiền lương gồm: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm ca đêm.
Với tổng quỹ lương sản phẩm Xí nghiệp trả cho phân xưởng, căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành của từng tổ, nhóm công nhân, có sự xác nhận của quản đốc phân xưởng, nhân viên lao động tiền lương ở từng phân xưởng . Ở mỗi phân xưởng có cách chia lương khác nhau, đó có thể là cách chia lương sản phẩm tập hợp theo hệ số lương, cấp bậc lương và nhất là công làm việc thực tế ,chia theo lương bình quân tháng dựa theo bảng chấm công.
Biểu số 10
Đơn vị: Cty TNHH Thiên Phú Cường
Bộ phận :
BẢNG CHẤM CÔNG
THÁNG 12 NĂM 2009
STT
Họ và tên
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Tổng công
…..
…
…
…
…
…
…
…
…
…
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
HL
NP
NKL
1
N. Văn Hải
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
P
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
27
1
2
P. Mai Anh
P
P
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
27
2
3
T. Bình Minh
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
27
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Người chấm công Trưởng bộ phận Giám Đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
* Ghi chú:
+ 8 : Ngày công
+ P: Nghỉ phép
Ngoài ra do Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng lũy tiến nhằm khuyến khích công nhân đối với những công nhân làm việc tốt, đạt năng suất cao sẽ được thưởng căn cứ vào “ Bảng tổng hợp năng suất ngày công” của nhân viên thống kê ở các phân xưởng.
Thưởng lũy tiến của Doanh nghiệp được tính bắt đầu từ sản phẩm thứ 5 trở lên ( áp dụng đối với sản phẩm bàn 01A) Với mức lũy tiến như sau:
Từ sản phẩm thứ 5 tới sản phẩm thứ 10 lũy tiến 150.000đ/sp
Từ sản phẩm thứ tới sản phẩm thứ 15 lũy tiến 300.000đ/sp
Biểu số 11
Đơn vị: Cty TNHH Thiên Phú Cường
Bộ phận : BẢNG TỔNG HỢP NĂNG SUẤT NGÀY CÔNG
SẢN PHẨM Bàn 01A
Tháng 12 / 2009
MS
Họ và tên
H.số
Bậc
NC
SP
Lễ phép
Luỹ tiến
Phân xưởng mộc chi tiết
Bộ phận quản lý
13.
Phạm Mai Anh
4.82
1
27
2.0
12.
Nguyễn Xuân Tài
4.82
1
27
1.0
………
Bộ phận sản xuất
88
Trần Bình Minh
2.6
1
27
07
150.000
92
Nguyễn Văn Hải
2.6
1
27
06
1.0
150.000
20
Nguyễn Tuyết Mai
2.1
1
27
04
0
………….
Ngày 30 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Sau khi có bảng tính tiền lương phải trả cho từng người, cán bộ tiền lương mang về đơn vị cho từng cá nhân và thủ trưởng đơn vị ký xác nhận. Sau đó chuyển đến phòng kế toán để thanh toán tiền lương và làm cơ sở để lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cụ thể ta có “Bảng thanh toán tiền lương” và “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Doanh nghiệp sử dụng “ Bảng thanh toán tiền lương” và “ Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội” theo mẫu số 02-LĐTL và mẫu số 11-LĐTL ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ/BTC .
Các khoản phải nộp khác theo quy định của người lao động bao gồm các khoản sau:
BHXH = 5% * lương cơ bản
Trợ cấp thất nghiệp = 1% * lương cơ bản
BHYT = 1% * lương cơ bản
Đối với các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội ,bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp được doanh nghiệp tính như sau:
BHXH = 15% * lương cơ bản
BHYT =2% * lương cơ bản
Trợ cấp thất nghiệp =1% *lương cơ bản
Cách tính lương của Doanh nghiệp như sau:
* Đối với bộ phận sản xuất sản phẩm:
Lương thực lĩnh = Tổng số tiền lương SP + Lương lũy tiến SP + Phụ cấp + Tiền ăn ca – các khoản phải nộp theo quy định.
* Đối với bộ phận quản lý:
Lương thực lĩnh = Tổng số tiền lương thời gian + Phụ cấp + tiền ăn ca – các khoản phải nộp theo quy định.
Biểu số 12
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
THÁNG 12 NĂM 2009
STT
Họ và tên
ĐG LCB đóng BHXH
ĐG LKD
Hệ số
Lương thời gian
Lương sản phẩm
Lương lũy tiến
Các khoản phải nộp theo QĐ
Phụ cấp
Ăn ca
Thực lĩnh
Số công
Số tiền
ĐG SP
Số SP
Số tiền
BHXH
BHYT
Trợ cấp thất nghiệp
TC
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)=(3)+(4)*(5)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)=(3)*(5)*5%
(13)=(3)*(5)*1%
(14)=(3)*(5)*1%
(15)=(12)+(13)+(14)
(16)
(17)=(6)*17.000-P
I. Bộ phận QL ( PX mộc)
16.568.000
985.600
177.120
177.120
1.539.840
1.400.000
1.867.000
16.714.680
1
Phạm Mai Anh
800.000
400.000
4.82
27
5.784.000
192.800
38.560
38.560
269.920
200.000
425.000
6.409.000
2
Nguyễn Xuân Tài
800.000
400.000
4.82
27
5.784.000
.
192.800
38.560
38.560
269.920
200.000
442.000
6. 426.000
…………
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
II. Bộ phận SX (01A)
35.000.000
1.050.000
940.000
188.000
188.000
1.128.000
1.000.000
4.573.000
40.683.000
5
Trần Bình Minh
800.000
2.6
27
700.000
07
5.250.000
300.000
104.000
20.800
20.800
145.600
100.000
459.000
5.963.400
6
Nguyễn Văn Hải
800.000
2.6
27
700.000
06
4.200.000
150.000
104.000
20.800
20.800
145.600
100.000
442.000
4.746.400
7
N.Tuyết Mai
800.000
2.1
27
700.000
04
2.800.000
84.000
16.800
16.800
117.600
100.000
459.000
3.241.400
……..
….
……..
…….
……
…………
……..
…
……
………
……..
…….
….
…..
…….
………
Tổng cộng
16.568.000
700.000
50
35.000.000
1.050.000
1.925.600
365.120
365.120
2.667.840
2.400.000
6.440.000
57.397.680
Ngày 30 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu T.P Kế toán Giám Đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 13
Đơn vị: Cty TNHH Thiên Phú Cường
Bộ phận :
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
THÁNG 12 NĂM 2009
STT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334 – phải trả người lao động
TK 338 phải trả, phải nộp khác
Tổng cộng
Lương
Các khoản khác
Cộng có TK 334
BHXH
BHYT
Trợ cấp thất nghiệp
Cộng có TK 338
A
B
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
1
TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp SXSP 01A
36.110.000
4.573.000
40.683.000
5.416.500
722.200
361.100
6.499.800
47.182.800
2
TK 627 – Chi phí SXC (PX mộc)
14.847.680
1.867.000
16.714.680
2.227.152
296.953
148.476
2.672.581
19.387.261
3
TK 334 – Phải trả NLĐ
1.925.600
365.120
365.120
2.655.840
2.655.840
………
…….
……….
………
……….
………
…………
…………
…………
Cộng
67.195.920
7.440.000
74.635.920
6.555.200
845.920
630.240
8.031.360
66.604.560
Ngày 30 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu T.P Kế toán Giám Đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau khi tính xong tiền lương, tiền ăn ca và các khoản phải trả khác, dựa vào bảng phân bổ tiền lương ta tiến hành hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm như sau:
* Lương phải trả cho người lao động trong kỳ
Nợ TK 6221A: 40.683.000
Có TK 334 : 40.683.000
(TK 3341: 36.110.000)
( TK 3342: 4.573.000)
* Các khoản trích theo lương
Nợ TK 6221A: 6.499.800
Có TK 338: 6.499.800
(TK 3382: 5.416.500)
(TK 3383:722.200)
(TK 3384: 361.100)
Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm.
Nợ TK 154 (01A): 47.182.800
Có TK 6221A: 47.182.800
2.1.2.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp
Cuối tháng, căn cứ vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ,kế toán tiến hành ghi vào sổ cái TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Biểu số 14
Đơn vị: Cty TNHH Thiên Phú Cường
Bộ phận : SỔ CÁI
Năm 2009
Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp
Số hiệu: 622 ĐVT: Đồng
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày, tháng
Nợ
Có
56
30/03
Phải trả CNV SX SP bàn 01A
334 (01A)
40.683.000
57
30/03
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
338
6.499.800
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
154 (01A)
47.182.800
....
……
…….
…..
…….
……
….
*
*
Cộng số phát sinh
*
147.089.700
147.089.700
Ngày 30….. tháng…12…năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí SXC là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ngoài chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
2.1.4.1. Nội dung
Hạch toán chi phí SXC bao gồm các nội dung sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Là khoản chi phí phải trả cho nhân viên quản lý xí nghiệp, phân xưởng của Xí nghiệp bao gồm: Tiền lương thực tế và các khoản trích theo lương tính vào thu nhập của nhân viên quản lý.
+ Chi phí NVL xuất dùng cho phân xưởng: Chi phí nguyên vật liệu cho phân xưởng là những vật liệu xuất dùng phục vụ chung cho phân xưởng như: xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Các chi phí vật liệu như: giấy bút, văn phòng phẩm.
+ Chi phí công cụ, dụng cụ: dùng để phản ánh chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong phân xưởng.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và TSCĐ dùng chung cho toàn phân xưởng như: máy móc, thiết bị nhà cửa, kho tàng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài dùng chung cho hoạt động của phân xưởng như: chi phí sửa chữa, chi phí điện, nước, điện thoại, internet…..
+ Chi phí bằng tiền khác: dùng để phản ánh chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất như: chi phí tiếp khách, lễ tân, giao dịch...
2.1.4.2. Tài khoản sử dụng
TK 627 – Chi phí SXC
Cấu trúc của TK 627 như sau:
+ Bên nợ: Tập hợp chi phí SXC thực tế phát sinh.
+ Bên có: Các khoản giảm trừ chi phí SXC, kết chuyển hay phân bổ chi phí SXC.
TK 627 cuối kỳ không có số dư.
Tại doanh nghiệp TK 627 được chi tiết thành các TK sau:
+ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
+ TK 6272: Chi phí vật liệu
+ TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
Do chi phí SXC liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên chi phí SXC được phân bổ cho từng sản phẩm theo số lượng sản phẩm sản xuất ra. Chi phí SXC được phân bổ theo công thức sau:
Mức chi phí SXC phân bổ cho từng đối tượng
=
T ổng chi phí SXC cần phân bổ
x
T ổng tiêu thức phân bổ của từng đối tuợng
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Sơ đồ 3
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
TK 334,338 TK 627 TK 154
Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 152,153
Chi phí vật liệu, dụng cụ
Phân bổ ( hoặc kết chuyển)
Chi phí SXC
TK 214
Chi phí KH TSCĐ
TK 331,111,112
Các chi phí SX khác mua
Ngoài hay đã trả
2.1.4.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Tại Doanh nghiệp căn cứ và từng loại chi phí phát sinh kế toán tiến hành tập hợp lại, sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng sử dụng, lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vào sổ chi tiết cho TK 627.
2.1.4.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng
Căn cứ và “ Bảng thanh toán lương” và “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ” ta tiến hành định khoản như sau:
* Chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng
Nợ TK 6271 (PX mộc) : 12.140.920
Có TK 334: 12.140.920
(TK 3341: 11.273.920)
(TK 3342: 867.000)
* Trích KPCĐ, BHXH, BHYT
Nợ TK 6271 ( PX mộc) : 3.572.000
Có TK 338 : 3.572.000
( TK 3382: 376.000 )
( TK 3383: 2.820.000)
( TK 3384: 376.000)
2.1.4.3.2. Chi phí NVL
Căn cứ vào “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” ta tiến hành định khoản chi phí vật liệu như sau:
Nợ TK 6272 (PX mộc) : 5.055.000
Có TK 1521: 5.055.000
2.1.4.3.3. Chi phí dụng cụ sản xuất
Căn cứ vào “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” ta tiến hành định khoản chi phí vật liệu như sau:
Nợ TK 6273 (PX mộc) : 300.000
Có TK 153: 300.000
2.1.4.3.4. Chi phí khấu hao TSCĐ
Do đặc thù kinh doanh của Doanh nghiệp sản xuất mặt hàng chế biến từ gỗ tự nhiên nên máy móc, thiết bị không bị hao mòn nhanh, không bị lạc hậu nhanh về mặt công nghệ nên doanh nghiệp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm của 1 TSCĐ được tính theo công thức sau:
Mkhn hằng năm
=
Nguyên giá của TSCD
Số năm sử dụng
Mkh hàng tháng
=
Mkh hàng n ăm
12
Biểu số 15 BẢNG KÊ TSCĐ – KHẤU HAO TSCĐ
THÁNG 12 NĂM 2009 ĐVT: ĐỒNG
Ngày
Tên TSCĐ
Đơn giá
SL
Nguyên giá
TG SD (tháng)
Số kỳ đã KH
GTKH tháng 03
KH lũy kế
GTCL
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
3.513.111.314
44.806.551
1.659.304.772
1.371.164.024
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc
168.822.000
2.813.700
146.312.400
22.509.600
01/01/06
Nhà xưởng
168.822.000
1
168.822.000
60
51
2.813.700
146.312.400
22.509.600
Loại 2: Phương tiện vận tải
550.309.000
7.643.180
259.868.139
290.440.952
07/07/06
Xe ôtô corola
550.309.091
1
550.309.000
72
33
7.643.180
259.868.139
290.440.952
Loại 3: máy móc thiết bị, dụng cụ QL
2.593.980.314
34.349.671
1.253.124.233
1.058.213.472
01/01/2006
Máy cưa
560.786.000
3
1.682.358.000
84
37
20.028.071
761.066.714
921.291.286
01/01/2006
Máy bào
178.367.000
2
356.734.000
48
37
7.431.958
282.414.417
74.319.583
01/01/2006
Máy phun sơn
50.356.000
03
151.068.000
36
37
4.196.333
159.460.667
8.392.667
01/01/2007
Máy tính IBM
10.433.800
06
62.602.800
36
25
1.738.967
45.213.142
17.389.658
28/05/2008
Máy điều hòa Funiki
13.772.727
01
13.772.727
36
09
382.576
3.825.760
9.946.976
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
Biểu số 16
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
THÁNG 12 NĂM 2009
STT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ KH hoặc TGSD
Nơi sử dụng
Toàn DN
TK 627-CP SXC
TK 641-CPBH
TK642-CPQLDN
NG TSCĐ
Số KH
A
B
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
I. Số KH trích tháng trước
3.013.111.314
44.806.551
36.780.795
8.025.756
2
II. Số KH tăng trong tháng
3.013.111.314
44.806.551
36.780.795
8.025.756
3
III. Số KH giảm trong tháng
4
IV. Số KH trích tháng này
3.513.111.314
44.806.551
36.780.795
8.025.756
Nợ TK 6274 (PX mộc): 36.780.795
Có TK 214 : 36.780.795
2.1.4.3.5. Chi phí dịch vụ mua ngoài
Căn cứ và “ Đề nghị thanh toán” tiền điện, nước, điện thoại, internet, (có hóa đơn kèm theo) của phân xưởng mộc tháng 03 năm 2009 ta có số tiền đề nghị thanh toán như sau:
+ Tiền điện: 4.765.345đ
+ Tiền nước: 1.389.000đ
+ Tiền điện thoại: 375.900đ
+ Tiền internet: 253.000đ
Tổng cộng: 6.783.245đ
Nợ TK 6277( PX mộc): 6.783.245
Có TK 133: 616.659
Có TK 111: 6.166.586
2.1.4.3.6. Chi phí bằng tiền khác
Căn cứ vào “ Đề nghị thanh toán” (Có 03 hóa đơn GTGT do công ty TNHH Hùng Hương phát hành kèm theo) của phân xưởng mộc tháng 12 năm 2009 số tiền đề nghị thanh toán: 3.630.000đ
Nợ TK 6278(PX mộc): 3.630.000
Có TK 133: 330.000
Có TK 111: 3.300.000
Biểu số 17
Đơn vị: Công ty TNHH Thiên Phú CườngBộ phận:
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tài khoản: 627
ĐVT: VNĐ
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Tổng số tiền
Số hiệu
Ngày, tháng
30/03
60
30/03
Chi phí lương NV quản lý
334
12.140.920
30/03
61
30/03
C.phí các khoản trích theo lương
338
3.572.000
30/03
62
30/03
Chi phí NVL
152
5.050.000
30/03
63
30/03
Chi phí công cụ, dụng cụ
153
300.000
30/03
64
30/03
Chi phí KHTSCĐ
214
36.780.795
30/03
65
30/03
Chi phí DV mua ngoài
133
616.659
111
6.166.586
30/03
66
30/03
Chi phí bằng tiền khác
133
330.000
111
3.300.000
*
*
*
Cộng số phát sinh trong kỳ
*
68.256.960
Ghi có TK 154
68.256.960
Ngày 30….. Tháng…12.. Năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Ta có số lượng sản phẩm sản xuất tại phân xưởng mộc trong tháng 12 như sau:
Biểu số 18
BẢNG KÊ SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM SẢN XUẤT
THÁNG 12 NĂM 2009
ĐVT: Chiếc
A. Dòng sản phẩm cao cấp
B. Dòng sản phẩm bình dân và đại trà
Tên sản phẩm
Số lượng
Tên sản phẩm
Số lượng
1. Bàn (01A)
50
1. Bàn (01B)
40
2. Ghế (02A)
300
2. Ghế (02B)
50
3. Sập (03A)
10
3. Tủ (03B)
10
4. Tủ chè ( 04A)
23
4. Cầu thang (04B)
Tổng cộng
383
Tổng cộng
100
Theo công thức phân bổ Chi phí SXC ta có:
Chi phí SXC phân bổ cho SP (01A)
=
Tổng chi phí SXC
x
Số lượng SP 01A
Tổng số lương SP
Chi phí SXC phân bổ Cho SP (01 A)
=
68.256.960
x
50
483
= 7.065.939đ
Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK 154: 7.065.939đ
Có TK 627(01A): 7.065.939đ
2.1.4.4. Quy trình ghi sổ kế toán Tổng hợp
Biểu số 19
Đơn vị: Cty TNHH Thiên Phú Cường
Bộ phận :
SỔ CÁI
Năm 2009
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung
Số hiệu: 627 ĐVT: Đồng
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày, tháng
Nợ
Có
Kết chuyển chi phí SXC SP bàn 01A
154 (01A)
7.065.939
…
…..
……..
….
……..
……
…
*
*
Cộng số phát sinh
*
68.256.960
68.256.960
Ngày 30….. tháng…12…năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
2.1.5.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được chính xác giá thành sản phẩm Doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Do đặc điểm của Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc, công nghệ sản xuất sản phẩm đơn giản, không phức tạp chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công truyền thống, trong một sản phẩm sản xuất ra thì chi phí NVL chính chiếm chủ yếu do vậy Doanh nghiệp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính theo phương pháp này toàn bộ chi phí sản xuất như: chi phí NVL phụ, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, được tính hết cho thành phẩm, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi.
Theo cách hạch toán này ta có công thức tính giá trị SPDD theo công thức:
Giá vật liệu chính nằm trong SPDD
=
Số lượng SPDD cuối kỳ
x
Toàn bộ GT VLC xuất dùng
SL thành phẩm + SL SPDD
Theo số liệu thống kê SPDD cuối tháng 12/ 2009 của sản phẩm bàn 01A là: 13 (SP), giá trị NVL chính xuất dùng trong kỳ là: 450.000.000đ ta có
Giá vật liệu chính nằm trong SPDD
=
13
x
450.000.000
50 + 13
= 92.857.143đ
Vậy giá trị VLC nằm trong SPDD là: 92.857.143đ
2.1.5.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.
Tất cả các chi phí sản xuất kể trên như: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung… cuối cùng đều được tập hợp vào TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm sản xuất. Nội dung phản ánh của TK này như sau:
+ Bên nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ.
+ Bên có: Các khoản giảm chi phí sản xuất.
Tổng giá thành sản xuất thực tế.
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp.
Sơ đồ 4
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN PHẨM
TK 621 TK 154 TK 152, 111….
Chi phí NVL trực tiếp các khoản giảm chi phí
TK 622 TK 155
Chi phí nhân công Nhập kho
Trực tiếp
TK 627 TK 632
Chi phí SXC
Tiêu thụ
2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại Công ty TNHH Thiên Phú Cường
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty.
Với quy trình sản xuất giản đơn, và sản xuất theo loại hình đơn chiếc nên hiện nay đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng.
Do số lượng mặt hàng ít, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất tương đối ngắn nên Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá trực tiếp. Giá thành sản phẩm tính theo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất cộng hoặc trừ số chênh lệch giữa giá trị SPDD đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.
2.2.2. Quy trình tính giá thành
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành. Giá thành của sản phẩm hoàn thành được tính theo công thức sau:
Tổng giá thành của = chi phí SX + chi phí SX phát - chi phí SX DDCK
SP hoàn thành DDĐK sinh trong kỳ
Từ các số liệu ta vào sổ chi tiết TK 154 từ sổ chi tiết ta vào thẻ tính giá thành sản phẩm.
Biểu số 20
SỔ CHI TIẾT
Năm 2009
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất dở dang
Số hiệu: 154 (01A) ĐVT: Đồng
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày, tháng
Nợ
Có
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
6211A
450.562.857
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
6221A
47.182.800
Kết chuyển chi phí SXC
627 (01A)
7.065.939đ
Tổng phát sinh trong kỳ
504.811.596
Ngày 30….. tháng…12…năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên
Biểu số 19
Đơn vị: Cty TNHH Thiên Phú Cường
Bộ phận :
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ
THÁNG 12 NĂM 2009
Tên sản phẩm: Bàn 01A
Chỉ tiêu
Tổng số tiền
Chi phí NVL
Chi phí Nhân công
Chi phí SXC
1. Chi phí SXDD ĐK
87.345.000
87.345.000
*
*
2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ
504.811.596
450.562.857
47.182.800
7.065.939đ
3.Chi phí SX DDCK
92.857.143
92.857.143
4. Giá thành SP trong kỳ
499.299.453
Ngày 30 tháng 12 năm 2009
Người lập Kế toán trưởng
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên)
Giá thành 01 đơn vị SP bàn 01A
=
Tổng giá thành sản phẩm trong kỳ
Số lượng sản phẩm trong kỳ
=
499.299.453
50
= 9.985.989đ/ SP
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIÊN PHÚ CƯỜNG
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty và phương hướng hoàn thiện.
3.1.1.Ưu điểm
Các sản phẩm của công ty TNHH Thiên Phú Cường đang dần tạo lập cho mình vị trí vững chắc trên thị trường đặc biệt là các sản phẩm đồ trang trí nội thất, với dòng hàng cao cấp đang dần chiếm lĩnh thị trường năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời còn là bạn hàng tin cậy của mọi người tiêu dùng.
Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp được thiết kế gọn, nhẹ, hợp lý, mỗi nhân viên kế toán được phân công công việc rõ ràng, không có hiện tượng chồng chéo đan xen, phù hợp với từng người, đảm bảo chất lượng công việc, sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc và kịp thời cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết cho Ban lãnh đạo Công ty.
Phòng Tài chính kế toán Doanh nghiệp được bố trí một cách hợp lý với đội ngũ nhân viên có trình độ, có năng lực và nhiệt tình, trung thực với công việc. Bên cạnh đó, hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán của Doanh nghiệp cũng thể hiện sự khoa học, hợp lý.
Việc xây dựng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được coi trọng ngay từ các phân xưởng. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin do kế toán thu nhập, ghi chép, phân loại và xử lý, giúp cho các nhà lãnh đạo của Công ty có cơ sở để nhận thức đúng đắn hệ thống các hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp nhằm có những lựa chọn định hướng tốt, để có những quyết định hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp Doanh nghiệp đến nay đã và đang đứng vững trong nền kinh tế thị trường .
3.1.2. Nhược điểm
Thứ nhất: Về trích trước lương phép của công nhân sản xuất trực tiếp: Tuy tình hình công nhân sản xuất của Công ty tương đối ổn định, nhưng Doanh không thể định trước được kế hoạch về số lao động nghỉ phép trong tháng nên có thể có tháng số lao động nghỉ phép lớn, có tháng lại bình thường. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến khoản mục CPNCTT tập hợp trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy mà việc hạch toán tiền lương nghỉ phép vào kỳ có phát sinh thực tế mà không tiến hành trích trước của Xí nghiệp là chưa hoàn toàn hợp lý.
Thứ hai: Về trích trước chi phí SCL TSCĐ theo sản lượng sản xuất Hiện nay Doanh nghiệp đang trích trước chi phí SCL TSCĐ chia đều trong 12 tháng trong năm cho các phân xưởng có sản xuất sản phẩm. Cuối năm theo chi phí SCL thực tế phát sinh, kế toán điều chỉnh chênh lệch vào tháng 12. Phân bổ chi phí SCL TSCĐ như vậy sẽ không phản ánh chính xác giá thành sản phẩm các tháng trong năm, vì trong năm có những tháng Xí nghiệp dừng sản xuất để đại tu, cũng như dừng để sửa chữa đột xuất nên sản lượng sản phẩm sản xuất không đều trong các tháng. Do đó Doanh nghiệp nên trích chi phí SCL tính vào giá thành sản phẩm theo sản lượng sản xuất để đảm bảo chi phí SCL tính vào giá thành được ổn định, phản ánh chính xác hơn.
Thứ ba: Về công tác tính giá thành sản phẩm: Với cách xác định tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ chính bằng chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ nên Doanh nghiệp đã không phân định rõ giá vốn của từng sản phẩm khác nhau. Do đó, Doanh nghiệp khó xác định được lợi nhuận thu được từ các sản phẩm. Mặt khác, việc xác định giá thành sản phẩm và giá vốn hàng hoá sản phẩm tiêu thụ trong kỳ chỉ được xác định vào cuối mỗi kỳ kế toán (1 tháng) đã làm cho công việc của kế toán thường dồn vào cuối tháng đồng thời ảnh hưởng đến tính chính xác và kịp thời cho mỗi kỳ kế toán (nếu kế toán không phản ánh kịp thời). Nếu Doanh nghiệp không theo dõi chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
Thứ 4: Hiện tại Doanh nghiệp vẫn áp dụng kế toán thủ công, cùng với hình thức ghi sổ kế toán là: “ Chứng từ ghi sổ” dẫn tới việc ghi chép số liệu tương đối cồng kềnh và phức tạp.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện
Ý kiến 1: Doanh nghiệp nên mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin vào công tác hạch toán kế toán, nhằm giảm bớt khối lượng công việc ghi chép, số liệu được phản ánh chính xác, kịp thời hơn.
Ý kiến 2: Trích trước lương phép cho công nhân sản xuất trực tiếp.
Để đảm bảo sự ổn định của chi phí NCTT (chi phí tiền lương) trong tổng giá thành sản phẩm sản xuất ra, phòng kế toán tài vụ mà cụ thể là kế toán tiền lương nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp sản xuất.
Cụ thể là kế toán tiền lương sẽ tiến hành thanh toán quỹ lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trong 1 năm theo công thức.
Tiền lương nghỉ phép phải trả CNSX
=
Lương cơ bản bình quân 1 CNSX
x
Số công nhân trực tiếp SX trong tháng
x
Tổng số ngày nghỉ phép
Trên cơ sở tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX đã tính hàng tháng kế toán tiến hành trích một số phần tổng số tiền đã trích trước này vào giá thành.
Ta có công thức sau:
Tiền lương nghỉ phép của CNSX hàng kỳ theo kế hoạch
=
Tỷ lệ
trích trước
x
Số tiền lương chính phải trả cho CNSX trong kỳ (tháng)
Trong đó:
Tỷ lệ
trích trước
=
Tổng tiền lương nghỉ phép của CNTTSX phải trả theo kế hoạch
Tổng tiền lương phải trả cho CNSX trong năm theo kế hoạch
Cuối cùng căn cứ vào kết quả tính toán số trích trước hàng kỳ tiền lương nghỉ phép của CNSX kế toán ghi:
Nợ TK 622: CPNCTT
Có TK 335: CP phải trả.
Tiền lương thực tế phải trả cho CNSX kế toán ghi:
Nợ TK 335: CP phải trả
Có TK 334: phải trả CNV
Khi thanh toán lương nghỉ phép cho CNSX kế toán ghi:
Nợ TK 334: Phải trả CNV
Có TK 111: Tiền mặt
Cuối năm kế toán tiến hành so sánh số chi lương nghỉ phép thực tế và lương nghỉ phép trích trước tìm ra chênh lệch.
+ Nếu số thực chi < Số trích trước kế toán ghi
Nợ TK 335: CP phải trả
Có TK 622: CP NCTT
+ Nếu số thực chi > số trích trước kế toán ghi:
Nợ TK 622: Phải trả CNV
Có TK 335: CP phải trả.
Việc tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX không những có tác dụng ổn định giá thành khi có biến động của số công nhân nghỉ phép trong kỳ, mà số tiền trích trước chưa hạch toán vào từng kỳ thực tế Doanh nghiệp có thể sử dụng cho các mục đích sản xuất khác trong ngắn hạn vì thế mà phát huy được cao nhất hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ý kiến 3: Về trích trước chi phí SCL TSCĐ theo sản lượng sản xuất: Căn cứ vào kế hoạch SCL TSCĐ trong năm, chi phí SCL TSCĐ của từng phân xưởng có sản phẩm được phân bổ trực tiếp vào các đối tượng chi phí của phân xưởng đó. Còn chi phí SCL TSCĐ của các phân xưởng phụ trợ sẽ được phân bổ theo sản lượng sản xuất theo kế hoạch của các phân xưởng có sản xuất sản phẩm như phân xưởng xẻ ,phân xưởng mộc.
Ý kiến 4: Trong bảng kê KHTSCĐ tại phần loại 3 nên phân thành Máy móc thiết bị riêng và phần Dụng cụ quản lý riêng để tiên cho việc theo dõi và phân bổ khấu hao cho từng bộ phận được chính xác hơn.
KẾT LUẬN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu lý luận mà các Giáo viên Trường Đại học kinh tế quốc dân và đã giảng dạy và hướng dẫn, kết hợp với thời gian thực tập của bản thân tại Công ty TNHH Thiên Phú Cường. Đặc biệt là trong thời gian tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của đơn vị càng làm cho em hiểu rõ hơn về vấn đề kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán hết sức quan trọng trong hệ công cụ quản lý của hạch toán kế toán. Em chọn lựa chọn đi sâu đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiên Phú Cường". Sau thời gian tìm hiểu thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, bản thân em có mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên những phân tích và đề xuất trong bài viết còn có nhiều hạn chế, đặc biệt với góc nhìn của một sinh viên thực tập , giữa kiến thức đã học và thực tiễn còn có một khoảng cách. Do vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các cấp lãnh đạo của Doanh nghiệp để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình.
Qua đây em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Thạc sỹ: Bùi Thị Minh Hải . Em xin cảm ơn các anh chị trong Phòng Tài chính Kế toán đã hướng dẫn em tận tình chu đáo trong quá trình thực tập tại Doanh nghiệp để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Lương Thị Thanh Dung
NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
NHÂN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25538.doc