Chuyên đề Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhi Chi nhánh chế tác vàng - Tổng công ty vàng AGRIBANK Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào. Để đạt được mục tiêu đó mỗi doanh nghiệp phải tự cố gắng nỗ lực không ngừng trong việc tìm ra những chiến lược kinh doanh hữu hiệu nhất trong đó khâu bán hàng có vị trí đặc biệt quan trọng, nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Kế toán bán hàng là một công cụ sắc bén cho việc điều hành quản lý và ra quyết định của nhà quản lý.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhi Chi nhánh chế tác vàng - Tổng công ty vàng AGRIBANK Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i khách hàng Đối với khách hàng mua lẻ thì gia bán là giá đã được ghi sẵn trên từng sản phẩm và bảng giá của chi nhánh. Còn khi bán cho khách hàng với số lượng lớn hoặc khách hàng thương xuyên thì giá bán là giá đã được giảm tuỳ vào từng khách hàng mà giá bán ưu đãi sẽ được giảm so với giá lẻ từ khoảng 2.000VNĐ đến 7.000VNĐ trên 1 chỉ, tùy thuộc vào từng thời điểm Các phương thức thanh toán Hiện nay các phương thức thanh toán mà chi nhánh áp dụng là tương đối đa dạng và linh hoạt bao gồm: + Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt: chủ yếu áp dụng đối với các quầy hàng bán lẻ + Thanh toán bằng thẻ, băng chuyển khoản + Khách hàng ứng trước 2.2 Kế toán bán hàng tại chi nhánh chế tác vàng 2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 2.2.1.1 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán Tại chi nhánh hàng hóa được bán ra bao gồm hàng hóa mua về và hàng hóa do chi nhánh sản xuất chế tác. Hàng đã qua chế tác chi nhánh không cho vào thành phẩm mà vẫn xem như là hàng hóa cho vào TK 156 Giá mua hàng hóa là giá mua bao gồm cả thuế GTGT, còn giá thành hàng hóa đã qua sản xuất chế tác được tính theo công thức sau Giá thành hàng hóa đã qua chế tác = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Trong đó : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí vàng nguyên liệu, bạc nguyên liệu, đá nguyên liệu…. Chi phí sản xuất công bao gồm chi phí khấu hao nhà xưởng, chi phí điện nước… Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí nhân công trực tiếp gia công chế biến sản phẩm Chi nhánh xác định giá vốn theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Chi nhánh sử dụng phần mềm kế toán do đó hàng ngày kế toán chỉ theo dõi các mặt hàng xuất nhập về số lượng căn cứ vào số liệu nhập vào máy tính sẽ tự động tính toán giá vốn hàng bán ra sau mỗi lần nhập Do hàng hoá đã qua chế tác ở chi nhánh cũng được xem như hàng hoá mà không xem như là thành phẩm nên trọng tâm của chuyên đề em xin đề cập tới hàng hoá mua về không qua chế tác. Giá bán hàng hóa tại chi nhánh là giá bán theo từng ngày, đôi lúc có thể thay đổi theo từng giờ vì vậy mà tại chi nhánh không sử dụng tài khoản hàng bán bị trả lại. Mà bản chất giá hàng bán mà người mua trả lại chính là giá mua vào của chi nhánh tại thời điểm thực hiện giao dịch đó Sau đây em xin trích dẫn bảng thông báo giá của chi nhánh Biểu số 2.1: Thông báo giá CHI NHÁNH CHẾ TÁC VÀNG THÔNG BÁO GIÁ VÀNG CHI NHÁNH Thời gian áp dụng : từ 10 giờ 30 ngày 03 tháng 02 năm 2009 Đơn vị tính nghìn đồng/chỉ Vàng Gia lẻ Giá ưu đãi Giá quốc tế: 899.3USD/oz Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra 99,99% 1,816 1,847 99,9% 1,806 1,837 98% 1,772 1,803 75% 1,340 1,400 70% 1,249 1,308 68% 1,213 1,271 65% 1,159 1,216 60% 1,048 1,123 58,5% 1,042 1,095 58,5% Trắng 1,042 1,115 Hàng trang sức Ý 1,340 1,580 Vàng miếng 3 chữ A 1,826 1,852 Vàng miếng SJC 1,823 1,852 Ghi chú: Giá mua bán vàng miếng 3 chữ A, vàng miếng SJC, vàng 99,99%, 99,9% và 98% Chi nhánh xây dựng căn cứ trên giá thông báo của Tổng Công ty, giá tham khảo thị trường tại thời điểm để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh . Các loại vàng dưới 98% trở xuống Chi nhánh căn cứ vào giá vàng 99,99% để áp dụng . Giá ưu đãi tùy thuộc vào từng thời điểm để thực hiện LẬP BẢNG PHÒNG KINH DOANH GIÁM ĐỐC 2.2.1.2 Quy trình hạch toán giá vốn hàng bán tại chi nhánh Chứng từ sử dụng Hóa đơn bán hàng: chi nhánh sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp chịu thuế suất 10 % Phiếu thu Ủy nhiệm thu Các chứng từ khác có liên quan Tài khoản sử dụng Chi nhánh sử dụng tài khoản 156, TK 632 để thực hiện kế toán giá vốn hàng bán. Các tài khoản được chi tiết hóa phù hợp với đặc thù kinh doanh của chi nhánh Tài khoản 156 “Hàng hoá” Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động (tăng, giảm) theo giá thực tế của các loại hàng hoá của doanh nghiệp, bao gồm hàng hoá tại kho hàng, quầy hàng. Bên Nợ: - Giá mua vào của hàng hoá theo hoá đơn mua hàng - Chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát sinh. - Trị giá hàng hoá thuê ngoài gia công, chế biến, hoàn thành, nhập kho (gồm cả giá mua vào và chi phí gia công, chế biến). - Trị giá hàng hoá phát hiện thừa kiểm kê. Bên Có: - Trị giá hàng mua thực tế của hàng xuất kho, xuất quầy. - Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. - Các khoản bớt giá, giảm giá, hồi khấu hàng mua. - Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu, hư hỏng, mất phẩm chất. Số dư bên Nợ: - Trị giá mua vào của hàng hoá tồn kho. - Chi phí thu mua của hàng hoá tồn kho, của hàng gửi bán. TK 156 được chi tiết cụ thể như sau TK 1561: Giá mua hàng hóa TK 15611: Giá mua hàng hóa kinh doanh vàng TK 15612: Giá mua hàng hóa kinh doanh bạc TK 15613: Đá quý TK 156118: Hàng hóa khác TK 156121: Vàng HĐTK Để cho việc theo dõi các mặt hàng được cụ thể và chính xác hơn chi nhánh còn chi tiết hóa cụ thể tài khoản cho từng mặt hàng Số hiệu Tài khoản Tên Tài khoản Ghi chú 156111.1.9999 Vàng hàng hoá 99,99% 156111.1.9990 Vàng hàng hoá 99,90% 156111.1.7500 Vàng hàng hoá 75,00% 156111.1.5850 Vàng hàng hoá 58,50% 156111.2.9999 Vàng nguyên liệu 99,99% 156111.2.9990 Vàng nguyên liệu 99,90% 156111.2.7500 Vàng nguyên liệu 75,00% 156111.2.5850 Vàng nguyên liệu 58,50% 156112.1.9990 Bạc nguyên liệu 99,90% 156112.1.9900 Bạc hàng hoá 99,00% 156112.1.9800 Bạc hàng hoá 98,00% 156112.1.9250 Bạc hàng hoá 92,50% 156112.2.9990 Bạc nguyên liệu 99,90% 156112.2.9900 Bạc nguyên liệu 99,90% 156112.2.9800 Bạc nguyên liệu 98,00% 156112.2.9250 Bạc nguyên liệu 92,50% 156113.2 Hàng tư trang gắn ngọc 156113.4 Hàng tư trang bán quý Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán ” Tài khoản này được chi tiết thành 3 tiểu khoản lớn như sau 632001 Giá vốn hàng vàng 632002 Giá vốn hàng bạc 632003 Giá vốn hàng tư trang Ngoài ra, chi nhánh còn chi tiết hoá cụ thể hơn các tài khoản giá vốn để theo dõi cụ thể hơn từng mặt hàng và phục vụ tốt cho công tác quản lý. Trình tự luân chuyển chứng từ : Theo yêu cầu của người mua hàng kế toán bán hàng sẽ xuất hóa đơn bán hàng. Sau đó người mua hàng thanh toán cho thủ quỹ, thủ quỹ ký vào hóa đơn, sau đó ngươi mua chuyển hóa đơn trở lại cho kế toán bán hàng và nhận hàng. Đối với kế toán bán hàng tại quầy bán hàng, hàng ngày kế toán bán hàng cắn cứ vào các hóa đơn bán hàng để nhập dữ liệu vào máy. Cuối ngày các file dữ liệu liên quan trong ngày sẽ được chuyển lên cho kế toán tổng hợp kiểm tra và lưu dữ Hàng ngày căn cứ vào hoá đơn bán hàng kế toán nhập số liệu vào máy. Sau khi cập nhật số liệu cho hoá đơn bán hàng, máy tính sẽ tự động cập nhật số liệu lên sổ nhật kí chung, nhật ký bán hàng, sổ chi tiết tài khoản 632. Cuối kỳ, kế toán căn cứ để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Quy trình hạch toán giá vốn như sau: Chứng từ gốc Nhập số liệu vào máy Sổ cái TK 156, 632 Báo cáo kết quả kinh doanh -Số chi tiết TK 632 -Số chi tiết hàng hóa -Nhật ký bán hàng Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ : Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán Ví dụ: Ngày 03/02/2008 Chi nhánh bán buôn hàng cho khách cụ thể như sau: Bán hàng vàng miếng SJC, tổng trọng lượng là 700 chỉ, chất lượng 99,99%. Giá bán là 1.840.000đ /chỉ (Căn cứ vào báo giá Vàng của Tổng Công ty Vàng AGRIBANK ngày 03/02/2006) cho ông Trịnh Văn Nghĩa. Khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt. Căn cứ vào yêu cầu đặt mua hàng của ông Trịnh Văn Nghĩa, phòng kinh doanh sẽ lập lệnh bán hàng gửi cho bộ phận kế toán. Mẫu lệnh bán hàng như sau: Biểu 2.2 Lệnh bán hàng CHI NHÁNH CHẾ TÁC VÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Phòng kinh doanh ĐỘC LẬP - TỰ DO- HẠNH PHÚC Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2009 LỆNH BÁN HÀNG Số: 20/LBH Người bán : Tạ Thanh Hùng Người mua : Trịnh Văn Nghĩa Địa chỉ : Hà Nội Loại hàng : Vàng miếng SJC Chất lượng : 99,99 % Au Trọng lượng : 700 chỉ Đơn giá : 1.840.000 đ/ chỉ Thành tiền : 1.288.000.000 đ ( Một tỷ hai trăm tám mươi tám triệu đồng chẵn./.) Ngày giao hàng và thanh toán: 03/02/2009 Hình thức thanh toán: tiền mặt GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH Kế toán bán hàng lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho dựa theo lệnh bán hàng của phòng kinh doanh gửi đến. Hóa đơn bán hàng đã có sẵn mẫu ở trong máy, kế toán chỉ việc in ra và điền đầy đủ thông tin cần thiết vào. Hóa đơn bán hang gồm 3 liên: một liên lưu lại, một liên kẹp vào bộ chứng từ gốc, và một liên giao cho khách hàng Biểu 2.3 Hóa đơn bán hàng vàng bạc đá quý HÓA ĐƠN BÁN HÀNG VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ Mẫu số: 02-GTGT-3LN-01 Voice (for sale of gold, silver and gemstones) Ký hiệu: AA/2008T Liên 3 : Thanh toán nội bộ 0017807 Đơn vị kinh doanh : chi nhánh chế tác vàng Địa chỉ: 239 Phố Vọng Mã số thuế 0100695362 Người bán hàng: Tạ Thanh Tùng Quầy số:…………… Người mua hàng: Trịnh Văn Nghĩa Địa chỉ:…………… …………………………………………………Mã số thuế: …………… Số Tên hàng Chất lượng Số lượng Trọng lượng Đơn giá Thành tiền TT (Quality) (Quality) (Quantity) (Net Weight) (Unit price) (Amount)  Vàng nguyên liệu 99,99%  99,99%  700 chỉ 1.840.000đ/chỉ 1.288.000.000đ  Cộng (Total)  700 chỉ  1.288.000.000 Tổng số tiền bằng chữ (total in words): Một tỷ hai trăm tám mươi tám triệu đồng / Ngày 03 tháng 02 năm 2009 Người mua Người thu tiền Người bán Phụ trách bán hàng Được phép sử dụng theo CV số 95550/CT-AC ngày 29 tháng 12 năm 2003 của Cục thuế Thành phố Hà Nội In tại Công ty Tài chính Hình thức thanh toán : Tiền mặt Ngày giao hang: 03/02/2009 Giao hàng tại: Chi nhánh GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH Biểu 2.4 Phiếu xuất kho Đơn vị: chi nhánh chế tác Mẫu số: 01- VT Địa chỉ 239 Phố Vọng- CH6 PHIẾU XUẤT KHO Theo QĐ:1141TC/QĐ/CĐK Ngày 03 tháng 02 năm 2009 ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính Nợ:………….. Có:………….. Số: 22 Họ, tên người nhận hàng: Trịnh Văn Nghĩa Đơn vị: Hà Nội Lý do: Xuất bán theo lệnh 20 Xuất tại: Kho CN (Nguyễn Thị Nga) ĐVT: VNĐ Số Tên, nhãn hiêu, quy Mã Đơn Xuất Đơn giá Thành tiền TT cách phẩm chất vật tư Số Vị Số Trọng (Sản Phẩm, Hàng hóa Tính Lượng Lượng A B C D 1 2 3 4  Vàng 99,99%  1  Vàng miếng SJC   g  700  2.625,000 1.835.000  1.284.500.000 Cộng 700  2.625,000  1.284.500.000 Số tiền bằng chữ: Xuất, Ngày 03 tháng 02 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị TP.Kế toán Kế toán Người nhận hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi cập nhật số liệu cho “ Hóa đơn bán hàng ” máy sẽ tự động cập nhật số liệu trên Sổ Nhật ký chung, Nhật ký bán hàng, sổ cái TK 156, sổ cái TK 632 . Để in hoặc xem sổ nhật ký chung kế toán chỉ việc vào danh mục “ Báo Cáo Tài Chính” chọn “Sổ nhật ký chung” Biểu số 2.5 Sổ nhật ký chung Đơn Vị: Chi nhánh Chế tác Sổ Nhật ký chung Tháng 02/2009 Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú Số Ngày Nợ Có Nợ Có PX15 01 Xuất bán 632112 1.180.000.000 156112.2.9990 1.180.000.000 PT30 01 DT BH 111111 1.250.000.000 511112 1.250.000.000 PX22 03 Xuất bán 632111.06 1.284.500.000 156111.6.9999 1.284.500.000 PT 41 03 DTBH 111111 1.288.000.000 511111.06 1.288.000.000 …….. Cộng Lập bảng Kiểm soát Giám đốc Tương tự, dữ liệu nhập vào máy theo lập trình sẵn đã chạy vào sổ nhật ký bán hàng. Để xem Sổ nhật ký bán hàng, ta cũng chọn “ Báo Cáo Tài Chính” sau đó chọn “Sổ nhật ký bán hàng” Biểu số 2.6 Sổ nhật ký bán hàng Đơn Vị: Chi nhánh Chế tác Sổ Nhật ký bán hàng Tháng 02/2009 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú Số Ngày Nợ Có PT30 01 DT BH 111111 1.250.000.000 1.250.000.000 PT41 03 DTBH 111111 1.288.000.000 1.288.000.000 ….. Cộng 2.538.000.000 2.538.000.000 Lập bảng Kiểm soát Giám đốc Để xem sổ cái các tài khoản, chúng ta chọn “ Báo Cáo Tài Chính” sau đó chọn “ Sổ cái tài khoản” Chọn tài khoản cần xem TK 156111.6.9999, làm như vậy cho tất cả các tài khoản muốn xem Biểu số 2.7 Sổ cái tài khoản 156111.6.9999 Vàng 99,99% - CH6 kho CN Đơn Vị: Chi nhánh Chế tác Sổ cái TK 156111.6.9999 - Vàng 99,99% -CH6 Kho CN Tháng 02/2009 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ 01 PX15 01 Xuất bán 632112 1.180.000.000 03 PX41 03 Xuất bán 632111.06 1.284.500.000 …….. Cộng - 2.464.500.000 Lập bảng Kiểm soát Giám đốc Chúng ta làm tương tự như đối với TK 156111.6.9999 trên để xem sổ cái TK GVHB 632.111.6 Biếu số 2.8 Sổ cái tài khoản 632111.6 Đơn vị: Chi nhánh Chế tác Sổ cái TK 632111.06-Giá vốn hàng vàng CH6 Tháng 04/2006 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ - 01 PX15 01 Xuất BH 156112 1.180.000.000 03 PX22 03 Xuất bán 156111.6 1.284.500.000 … Cộng 2.464.500.000 - Lập bảng Kiểm soát Giám đốc 2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng Các nghiệp vụ bán hàng thường diễn ra qua trao đổi thỏa thuận giữa khách hàng và phòng kinh doanh. Căn cứ vào phiếu đặt mua hàng của khách hàng trưởng phòng kinh doanh lập lệnh bán hàng chuyển cho phòng kế toán để kế toán phần hành bán hàng nhập số liệu cho hóa đơn bán hàng đã có sẵn mẫu trong phần mềm kế toán Doanh thu của chi nhánh bao gồm doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu khác. Trong đó doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ uỷ thác huy động vốn….Doanh thu khác chủ yếu là doanh thu từ dịch vụ gia công hàng hoá.Hàng hóa bán ra của chi nhánh tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp do đó gía bán hàng hóa là giá bán bao gồm cả thuế GTGT Phương pháp xác định doanh thu tiêu thụ DTTT hàng hóa = Đơn giá * số lượng hàng hóa tiêu thụ Chi nhánh áp dụng mức giá bán lẻ trong bảng thông báo giá, các mức giá ưu đãi dựa vào giá bán lẻ và tùy thuộc từng đối tượng khách hàng và từng thời điểm Chứng từ sử dụng: Hợp đồng kinh tế Hóa đơn bán hàng Phiếu thu Biên bản giao nhận hàng hóa Tài khoản sử dụng Để hạch toán doanh thu kế toán sử dụng Tk 511 “Doanh thu bán hàng”. Tk 511 cuối kỳ không có số dư và được chia ra 2 tiểu khoản, ngoài ra các tiểu khoản còn được chia chi tiết hơn 511111 Doanh thu bán vàng 511112 Doanh thu bán bạc Trình tự hạch toán doanh thu Hàng ngày căn cứ vào lệnh bán hàng của phong kinh doanh chuyển lên phòng kế toán lập hóa đơn bán hàng nhập đầy đủ số liệu vào máy sau đó phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 511, sổ chi tiết phải thu khách hàng.Sổ cái chi tiết tài khoản 511 được mở chi tiết cho từng loại hàng hóa Quay trở lại nghiệp vụ bán hàng cho ông Trịnh Văn Nghĩa, thu tiền mặt theo phiếu thu số 37 Biểu số 2.9 Phiếu thu NHNo & PTNT VIỆT NAM Chi nhánh:………………… PHIẾU CHI Số: 37 Ký hiệu chứng từ Mã CB:……………………. Ngày 04 tháng 02 năm 2009 Ký hiệuND N/vụ Họ tên người nộp: Tạ Thanh Tùng Địa chỉ: Hà Nội TK Nợ: 111111.01………….. TK Có: 511111.01………….. SỐ TIỀN: 1.288.000.000VNĐ TÊN TÀI KHOẢN NỢ: Tiền mặt TÊN TÀI KHOẢN CÓ: Doanh thu bán vàng Số tiền bằng chữ: Một triệu hai trăm tám mươt tám triệu đồng chẵn Nội dung: Thu bán hàng theo lệnh bán hàng ( kèm chứng từ ) Người nộp tiền Thủ quỹ Kế toán viên Trưởng phòng Kế toán Giám đốc Sau khi nhập dữ liệu vào hóa đơn bán hàng, phiếu thu tiền phần mềm kế toán sẽ cho phép kiết xuất ra sổ cái tài khoản 511111.06. Để xem sổ cái tài khoản doanh thu bán vàng ta cũng tiến hành tương tự như với sổ cái các tài khoản trên Biểu 2.10 Sổ cái tài khoản 511.111.01 Đơn vị: Chi nhánh Chế tác Sổ cái TK 511-Doanh thu bán hàng Tháng 02/2009 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ 01 Bán hang bạc 1121 1.250.000.000 03 Bán hang vàng 111111. 1.288.000.000 … Cộng Lập bảng Kiểm soát Giám đốc 2.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính tại chi nhánh Doanh thu từ hoạt động tài chính của chi nhánh chủ yếu là doanh thu từ tiền lãi cho vay, tiền gửi, hoa hồng hợp đồng ủy thác và các hoạt động tài chính khác. Tại chi nhánh không sử dụng tài khoản thu nhập khác Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 515 “ Doanh thu từ hoạt động tài chính” để hạch toán doanh thu từ hoạt động tài chính. Trong đó tài khoản 515 được chi tiết thành các tiểu khoản sau: TK 515111: Thu lãi cho vay TK 515111.01: Thu lãi tiền gửi Ngân hàng TK 515111.02: Thu lãi cho vay cầm đồ TK 515112: Thu phí điều hòa vốn TK 515114: Thu nhập tài chính khác TK 515118: Thu phí điều hòa nội bộ Phương pháp kế toán : Khi các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tài chính phát sinh, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc như: phiếu thu tiền, hợp đồng cho vay, hợp đồng ủy thác…. để tiến hành nhập dữ liệu vào máy. Sau khi nhập dữ liệu vào máy, phần mềm kế toán sẽ tự động nhập dữ liệu vào sổ cái các TK liên quan như TK 515, TK 111, TK 112……. Để xem sổ cái TK 515 ta cũng tiên hành tương tự như xem sổ cái các TK trên Biểu số 2.11 Sổ cái tài khoản 515 Đơn vị: Chi nhánh Chế tác Sổ cái TK 515111 Thu lãi cho vay Tháng 02/2009 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 19 Giấy báo Nợ 19 Thu lãi tiền gửi Ngân hàng 112111 205.000.000 20 PT 30 20 Thu lãi cho vay cầm đồ 111111 17.150.000 … Cộng 222.150.000 Lập bảng Kiểm soát Giám đốc 2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh chế tác vàng 2.4.1 Kế toán chi phi bán hàng Chi phí bán hàng là chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Nó tác động trực tiếp đến kết quả bán hàng của chi nhánh Chi phí bán hàng phát sinh tại chi nhánh bao gồm các chi phí sau: - Chi phí nhân viên bán hàng - Chi phí khấu hao tài sản cố định ở cựa hàng - Chi phí quảng cáo - Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện nước - Chi phí thu mua vận chuyển hàng hóa… Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 641 để kế toán chi phí bán hàng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác Phương pháp kế toán : khi các nghiệp vụ liên quan tới chi phí bán hàng phát sinh kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc như : các hóa đơn tiền điện tiền nước, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ lương và các khoản phải trích theo lương…kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy, máy tính sẽ tự động cập nhật chi phí để kiết xuất ra sổ chi tiết tài khoản 641. Số liệu trong số cái tài khoản 641 sẽ được kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh vào cuối tháng Để tiến hành xem sổ cái tài khoản 641, chúng ta chọn danh mục “ Báo Cáo Tài Chính” chọn “Sổ cái tài khoản” và sau cùng chọn tài khoản 641 và nhấn enter Sau đây em xin đưa ra mẫu sổ cái tài khoản 641 tại chi nhánh Biểu số 2.12 Sổ cái tài khoản 641 Đơn vị: Chi nhánh Chế tác Sổ cái TK 641-Chi phí bán hàng Tháng 02/2009 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ Tiền mặt 1111 10.115.000 Lương nhân viên bán hàng 334 11.300.000 Khấu hao TSCĐ 2141 16.593.500 …………. …………. K/C 641 sang 911 911 64.988.500 Tổng phát sinh 64.988.500 64.988.500 Lập bảng Kiểm soát Giám đốc 2.4.2 Kế toán chi phi quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động chung của toàn chi nhánh Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại chi nhánh bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý - Chi phí văn phòng phẩm - Chi phí đào tạo cán bộ công nhân viên - Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện - Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý… Tài khoản sử dụng Tk 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”. Tài khoản 642 được chi tiết tương tự như trong hệ thông tài khoản chung theo quy định Phương pháp kế toán: Cũng tương tự như kế toán chi phí bán hang Sau khi cập nhật số liệu từ các chứng từ gốc, máy tính đã tự động kiết xuất ra sổ cái tài khoản 642. Do đó để xem sổ cái TK 642, ta tiến hành tương tự giống như xem sổ cái TK 642 ở trên. Chọn danh mục “ Báo Cáo Tài Chính” chọn “Sổ cái tài khoản” và sau cùng chọn tài khoản 642 và nhấn enter. Sau đây là sổ cái tài khoản 642 Biểu số 2.13 Sổ cái tài khoản 642 Đơn vị: Chi nhánh Chế tác Sổ cái TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp Tháng 02/2009 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ Tiền mặt 1111 9.153.484 Lương nhân viên bán hàng 3341 181.960.400 Khấu hao TSCĐ 214 123.320.000 ……. ……… …….. K/C 642 sang 911 911 394.938.070 Tổng phát sinh 394.938.070 394.938.070 Lập bảng Kiểm soát Giám đốc 2.4.3. Kế toán chi phí tài chính Chi phí tài chính phát sinh tại chi nhánh bao gồm : chi phí trả lái tiền vay, chi phí dịch vụ thanh toán Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 635 “Chi phí tài chính” để hạch toán chi phí tài chính phát sinh.TK 635 bao gồm 2 tiểu khoản: - TK 635111: Trả lãi tiền vay - TK 635118: Chi phí dịch vụ thanh toán Phương pháp kế toán: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu chi, giấy báo Nợ… kế toán cập nhật dữ liệu vào máy, máy tính sẽ tự động ghi nhân chi phí tài chính phát sinh và cho ra sổ cái tài khoản 635. Để xem sổ cái TK này ta tiên hành tương tự như các tài khoản khác Biểu số 2.14 Sổ cái TK 635- Chi phí tài chính Đơn vị: Chi nhánh Chế tác Sổ cái TK 635-Chi phí tài chính Tháng 02/2009 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Trả lãi tiền vay 1121 102.937.726 Chi phí dịch vụ tahnh toán 111111 7.530.000 K/C 635 sang 911 911 110.467.726 Tổng phát sinh 110.467.726 110.467.726 Lập bảng Kiểm soát Giám đốc 2.4.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kế toán sử dụng tài khoản 911 để các định kết quả kinh doanh tại chi nhánh. Cuối tháng sau khi các hóa đơn và chứng từ gốc đã được nhập đầy đủ vào máy phần mềm kế toán sẽ tự động kiết xuất ra báo cáo kết quả kinh doanh của tháng. Báo cáo KQKD hàng tháng sẽ được trình lên bán giám đốc để kịp thời có những điều chỉnh nhằm tăng doanh số bán hàng và hiệu quả từ họat động bán hàng Cuối kỳ phần mềm kế toán sẽ tự động thực hiện các bút toán kêt chuyển và kết xuất ra sổ cái tài khoản 911 và báo cáo kết quả kinh doanh. Để xem sổ cái TK 911 ta tiến hành tương tụ như xem sổ cái các TK trên Biểu số 2.15 Sổ cái tài khoản 911 Đơn vị: Chi nhánh Chế tác Sổ cái TK 911-Xác định kết quả bán hàng Tháng 02/2009 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ K/C DT bán hàng để xác định KQKD 5111 62.622.121.000 K/C DT cung cấp dịch vụ để xác định KQKD 5113 60.962.270 K/C DT bán hàng nội bộ để xác định KQKD 512 7.680.000.000 K/C GVHB để xác định KQKD 632 68.219.735.550 K/C Chi phí tài chính 635 110.467.726 K/C CPBH 641 64.988.500 K/C CPQLDN … 642 394.938.070 Xác định kết quả kinh doanh tháng 2 1.683.421.150 Lập bảng Kiểm soát Giám đốc Để xem BCKQKD, chúng ta chọn “ Báo Cáo Tài Chính” sau đó chọn “ Báo cáo Kết quả kinh doanh” rồi nhấn enter Biểu số 2.16 Báo cáo KQKD 02/ 2009 Đơn vị: Chi nhánh Chế tác BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tháng 2/2009 CHỈ TIÊU Mã số Tháng này Tháng trước Lũy kế đầu năm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 70.363.083.270 28.230.181.544 98.593.264.814 Các khoản giảm trừ ( 03=04+05+06+07) 03 208.238.545 19.088.337 277.326.882 + Chiết khấu thương mại 04 + Giảm giá hàng bán 05 + Giá trị hàng bán bị trả lại 06 + Thuế TTĐB, XNK, VAT phải nộp theo PPTT 07 208.238.545 19.088.337 277.326.882 1. Doanh thu thuần bán hàng và dịch vụ (10=01-03) 10 70.154.844.725 28.211.093.207 98.365.937.932 2. Giá vốn hàng bán 11 68.219.735.550 28.036.243.629 96.255.979.179 3. Lợi nhuận gộp (20=10-11) 20 1.935.109.175 174.849.578 2.109.958.753 4. Doanh thu hoạt động Tài Chính 21 48.902.775 120.958.475 169.861.250 - Thu lãi tiền gửi, cho vay 21a 3.712.400 5.768.000 9.480.000 - Thu phí điều hào vốn nội bộ 21b 113.899.000 113.899.000 - Thu phí huy động vốn, trao đổi ngoại tệ 21c 44.962.000 44.962.000 - Chi phí hoạt động tài chính 21d 228.375 1.291.475 1.519.850 5. Chi phí Tài chính (31-32) 22 53.396.831 214.580.275 267.977.106 - Trả lãi tiền gửi, đi vay 22a 45.866.831 214.580.275 260.447.106 - Trả lãi điều hào nội bộ 22b - Chi phí về chênh lệch tỷ giá hối đoái 22c - Trả lãi kỳ phiếu, trái phiếu 22d - Chi phí tài chính khác 22e 7.530.000 7.530.000 6. Chi phí bán hàng 24 64.988.500 5.434.500 70.423.000 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 394.938.070 363.245.037 758.183.107 8. Lợi nhuận thuận (30=20+21- (22+24+25)) 30 1.470.688.549 -287.451.759 1.183.236.790 9. Thu nhập khác 31 10. Chi phí khác 32 11. Lơi nhuận khác 40 12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 1.470.688.549 -287.451.759 1.183.236.790 13. Thuế thu nhập DN phải nộp 51 Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 1.470.688.549 -287.451.759 1.183.236.790 Lập bảng Kiểm soát Giám đốc 2.4.5. Phân tích kết quả bán hàng Sau đây là bảng đánh giá kết quả bán hàng tháng 02 tại chi nhánh Biểu số 2.17 Bảng đánh giá kết quả bán hàng tháng 2 năm 2009 Đơn vị: đồng STT Chỉ tiêu Tháng 1/2009 Tháng 2/2009 Chênh lệch %  1 Doanh thu thuần  28.211.093.207  70.154.844.725  41.943.751.522 148,68  2 Giá vốn hàng bán 28.036.243.629 68.219.735.550  40.183.491.931 143,33  3 Lợi nhuận gộp 174.849.578 1.935.109.175  1.760.259.597 1.006,7  4 DT hoạt động TC 120.958.475 48.902.775  -72.055.700 -59,6  5 Chi phí bán hàng 5.434.500 64.988.500  59.554.000 1.095,8  6 Chi phí QLDN 363.245.037 394.938.070  31.693.033 8,7  7 Lợi nhuận thuần -287.451.759 1.470.688.549  1.758.140.308 611,6 Qua trên ta có thể thấy Tổng doanh thu tháng 2 tăng vượt bậc so với tháng 1 là 41.943.751.522 đồng (tương ứng tăng 148,68%). Giá vốn hàng bán cũng tăng lên  40.183.491.931 đồng ( tương ứng 143,33%). Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cũng xấp xỉ bằng tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên ta có thể thấy doanh thu tiêu thụ tháng 2 tăng rất nhiều so với tháng 1. Điều này có thể lý giải vì đầu năm thị trường vàng còn đang rất yên lắng, không sôi động, nhu cầu mua vàng của khách hàng là chưa cao, họ đang chờ xem những biến động của thị trường thế giới cũng như trong nước. Để tiêu thụ hàng hóa, tháng 2 chi phí bán hàng cũng tăng so với tháng 1là 59.554.000 đồng ( tương ứng 1.095,8) điều này là do hàng hóa bán ra nhiều hơn. Chi phí QLDN cũng tăng lên không đáng kể. Nhưng doanh thu thu được từ hoạt động TC lại giảm so với tháng 1 là 72.055.700 đồng ( tương ứng 59,6%) . Như vậy lợi nhuận tăng lên 1.758.140.308 đồng ( tương ứng 611,6%0) chủ yếu là do doanh thu bán hàng tăng lên. Điều đó phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh tháng 2 là rất tốt. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CHẾ TÁC VÀNG - TỔNG CÔNG TY VÀNG AGRIBANK VIỆT NAM 3.1 Nhận xét, đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung tại chi nhánh chế tác vàng Trong những năm qua cùng với sự phát triển không ngừng của tổng công ty vàng họat động sản xuất kinh doanh của chi nhánh cũng đã có những bước phát triển nhảy vọt. Trong sự phát triển đó thì hoạt động kế toán đóng vai trò rất quan trọng . Với chức năng ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục sự biến động của tài sản nguồn vốn. Thông qua số liệu mà kế toán cung cấp các nhà quản lý đã có sự đánh giá phân tích đúng đắn về tình hình kinh tế từ đó có những quyết định quản lý kịp thời và phù hợp. Nhận thức được điều đó, chi nhánh đã luôn chú trong trong việc ngày càng hoàn thiện công tác kế toán nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu quản lý và đó cũng là một quy luật tự nhiên phù hợp với xu thế phát triển chung. Công tác kế toán tại chi nhánh nói chung cũng như phần hành kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kế 3.1.1 Ưu điểm 3.1.1.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán của Chi nhánh Chế tác Vàng được bố trí khoa học phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp được đào tạo thường xuyên luôn đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, trung thực, chính xác cho Ban Giám đốc Chi nhánh. Đối với bộ phận kế toán bán hàng đã phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm, chi tiết về giá trị hàng xuất kho... Hiện nay ngoài chương trình kế toán trên máy vi tính áp dụng chung cho toàn hệ thống Tổng Công ty Vàng AGRIBANK, Chi nhánh còn sử dụng thêm công cụ Excel trong việc lập các bảng biểu phục cụ cho công tác kế toán. Chi nhánh có bộ phận kế toán tin học đảm bảo cho việc cung cấp số liệu nhanh chóng, kịp thời, chính xác và giảm bớt khối lượng công việc cho người làm kế toán. 3.1.1.2. Về hình thức kế toán áp dụng Theo chế độ hiện hành, các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong bốn hình thức sổ kế toán. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm riêng và điều kiện áp dụng thích hợp. Chi nhánh Chế tác Vàng tổ chức hệ thống sổ sách theo hình thức Nhật ký chung là phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh. Mặt khác chi nhánh áp dụng hệ thống kế toán máy nên áp dụng hình thức này là dễ dàng và thuận tiện nhất. Hình thức này còn có ưu điểm là rõ ràng, dễ ghi chép, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra và việc ghi chép ít bị trùng lặp. Hình thức này không đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán là quá cao. 3.1.1.3 Về hệ thống chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ Hệ thống chứng từ mà chi nhánh sử dụng tuân theo quy định và yêu cầu của Nhà nước.Trình tự luân chuyển chứng từ linh hoạt nhưng không đánh mất tính chặt chẽ và chính xác đảm bảo nâng cao tối đa hiệu quả chỉ tiêu lợi nhuận và kiểm soát chi phí. Kế toán luôn đi từ chứng từ gốc, luôn có sự kiểm tra đối chiếu chéo giữa các chứng từ và các phần hành kế toán khác nhau đảm bảo các thông tin kế toán là trung thực hợp lý và chính xác. Công tác tổ chức chứng từ của chi nhánh thực hiện khá tốt, đảm bảo cung cấp thông tin về quản lý như số lượng, chất lượng. Các chứng từ được lập, bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định kiểm tra, chỉ đạo của chế độ hiện hành, và được thực hiện nhịp nhàng tạo điều kiện cho công tác hạch toán vào sổ sách hiệu quả, nhanh chóng, chính xác. 3.1.1.4. Về hệ thống tài khoản sử dụng Bên cạnh việc sử dụng hệ thống tài khoản mới do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Chi nhánh đã dựa vào tính chất, mức độ phát sinh của các loại nghiệp vụ để mở chi tiết thêm những tài khoản cần theo dõi cụ thể, giúp cho việc ghi chép, hạch toán kế toán được dễ dàng hơn. 3.1.1.5 Về hệ thống sổ sách kế toán Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty đầy đủ, ghi chép rõ ràng và đúng chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng. Bộ sổ kế toán nhất quán trong các kỳ sản xuất kinh doanh tạo điều thiện cho việc ghi chép theo dõi và kiểm tra được nhanh chóng và dễ dàng. Việc sử dụng bộ sổ kế toán tương đối phong phú và đầy đủ nên các thông tin đã được hệ thống hóa trên số kế toán giúp cho việc lập báo cáo, phân tích kết quả kinh doanh, cung cấp các thông tin kế toán hữu ích cho nhà quản lý, cơ quan nhà nước khác… 3.1.1.6 Về hệ thống báo cáo kế toán Báo cáo kế toán được trình bày theo đúng mẫu Bộ Tài chính quy định. Báo cáo được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ các niên độ kế toán khác nhau. 3.1.2 Những hạn chế và tồn tại Bên cạnh những thành công đạt được trong công tác kế toán thì chi nhánh vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau: 3.1.2.1 Về công tác kế toán Hiện nay, tại Chi nhánh Trưởng Phòng Kế toán kiêm luôn vai trò kiểm soát, Chi nhánh nên thành lập bộ phận kiểm soát tách biệt hoạt động độc lập với Phòng Kế toán tài vụ, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, đảm bảo tính khách quan, chính xác, kịp thời trong công tác kiểm tra giám sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 3.1.2.2 Về hệ thống tài khoản sử dụng Hiện nay chi nhánh chưa sử dụng tài khoản chi phí mua hàng hóa 1562 riêng mà chi phí mua hàng được hạch toán luôn vào chi phí bán hàng 641. Theo em việc hạch toán như vậy là không chính xác, không phù hợp với quy định của chế độ. Việc hạch toán như vậy sẽ làm sai lệch giá vốn hàng bán trong kỳ từ đó không phản ánh đúng kết quả kinh doanh thực tế. 3.1.2.3 Về hệ thống sổ sách, báo cáo tại chi nhánh Hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh là bán hàng, nhưng hiện nay chi nhánh chưa sử dụng báo cáo nêu rõ tình hình tiêu thụ của tất cả các mặt hàng. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả công tác quản lý trong việc theo dõi cụ thể sức tiêu thụ các mặt hàng khác nhau, làm cho quyết định của nhà quản lý khó khăn hơn. Chi nhánh nên có báo cáo để nhà quản lý có cái nhìn tổng quát và sát sao hơn trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa. 3.1.2.4. Về các khoản giảm trừ doanh thu: Chi nhánh không mở tài khoản theo dõi khoản giảm trừ doanh thu cho khách hàng, không thực hiện CKTM, CKTT, và không chấp nhận HHBTL, GGHB cho khách hàng. Như vậy sẽ không thu hút và khuyến khích được nhiều khách hàng. Nếu Chi nhánh tiếp tục thực hiện chính sách này chỉ gây thêm bất lợi nhất là trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong tương lai. 3.1.2.5.Phương pháp tính trị giá vốn hàng hóa xuất bán trong kỳ Tại chi nhánh trị giá vốn của hàng bán chỉ bao gồm trị giá mua hàng hóa mà không bao gồm chi phí thu mua hàng hóa mặt khác chi phí thu mua hàng hóa được hạch toán vào TK 641 làm trị giá vốn hàng hóa giảm đi chi phí bán hàng tăng lên. Việc hạch toán như vậy là chưa phù hợp với chế độ quy định. Thứ nhất hạch toán như vậy không phản ánh đầy đủ về nội dung của trị giá vốn hàng xuất bán gây thiếu chính xác cho thông tin kế toán. Thứ hai là toàn bộ chi phí thu mua hàng hóa trong tháng sẽ được tập hợp vào chi phí bán hàng và cuối tháng sẽ được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh của tháng đó vì vậy mà toàn bộ chi phí phát sinh tháng đó đều phải gánh chịu kể cả hàng hóa mua trong tháng mà chưa bán được làm giảm lợi nhuận dẫn đến kết quả kinh doanh trong tháng đó phản ánh chưa đúng tình hình tiêu thụ thực tế tại chi nhánh. 3.1.2.6. Về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Hiện nay tại chi nhánh mới lập dự phòng giảm giá các khoản phải thu khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa có lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này là chưa phù hợp với nguyên tắc thận trọng trong kế toán vì hiện nay tình hình giá cả thị trường biến động mạnh, tỷ lệ lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế trong nước và thế giới là không ổn định, đặc biệt vàng lại là loại hang hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thị trường khác như nhà đất, dầu, ngoại tệ…. 3.1.2.7. Về vấn đề tin học hóa trong kế toán Hiện nay chi nhánh đã áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán. Tuy nhiên việc sử dụng chương trình phầm mềm kế toán tại Chi nhánh cũng còn nhiều hạn chế, do phần mềm đã lạc hậu, tiện ích sử dụng không cao, gây không ít khó khăn cho kế toán viên khi mới bắt đầu sử dụng. Với khối lượng công việc ngày càng nhiều và phức tạp, Chi nhánh nên tìm tòi, nghiên cứu sử dụng các phần mềm kế toán mới với nhiều tính năng ưu việt hơn. 3.2 Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh chế tác vàng 3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay và đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO mở cựa hội nhập với thế giới mở ra nhiều cơ hội mới đồng thời ẩn chứa nhiều thách thức rủi ro cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chi nhánh chế tác vàng nói riêng và các Công ty thương mại nói chung muốn tồn tại và phát triển bền vững, khẳng định thương hiệu của mình lâu dài trên thị trường thì phải không ngừng tìm tòi học hỏi và phải có những chiến lược sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Để đạt được điều đó các nhà quản lý phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau trong đó không thế thiếu kế toán. Kế toán có vai trò quan trọng giúp cho các nhà quản lý phân tích được các hoạt động kinh tế đưa ra các quyết định đầu tư có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao. Công tác kế toán là rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, các thông tin kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, quyết định sản xuất kinh doanh của chi nhánh Không một bộ máy kế toán nào là đã hoàn thiện hoàn toàn. Vì vậy mà vấn đề hoàn thiện công tác kế toán để ngày càng trở thành công cụ tài chính hữu ích cho nhà quản lý là rất cần thiết. Thông qua việc kiểm tra tính toán, ghi chép tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ kế toán để có thể đưa ra các thông tin một cách chính xác toàn diện về tình hình tài sản nguồn vốn sự vận động của chúng qua đó nhà quản lý nắm được nguồn tài lực để có kế hoạch sắp xếp bố trí huy động những nguồn lực hợp lý phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Việc xác định doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là hoạt động thường xuyên, liên tục và chiếm tỷ trọng lớn trong khối luợng công việc kế toán của chi nhánh và rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh vừa giúp cho công tác kế toán của doanh nghiệp được nâng cao, cung cấp các thông tin chính xác kịp thời cho nhà quản lý vừa có ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Hiện nay công tác kế toán nói chung cũng như kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh đã có những thành công nhất định, nhưng không có một bộ máy kế toán nào là hoàn hảo cả, dù cải tiến đến đâu vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập cần cần phải hoàn thiện hơn. 3.2.2 Các yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh Việc hoàn thiện hệ thống kế toán phải phù hợp với đặc điểm của Chi nhánh, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đồng thời phải hoàn thiện trên cơ sở tiết kiệm chi phí, phù hợp với yêu cầu quản lý. Để thực hiện được các yêu cầu đó công tác kế toán tại chi nhánh phải đáp ứng các nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc 1: Hoàn thiện phải trên cơ sở tuân thủ các quy định, hướng dẫn theo chế độ kế toán Việt Nam và quốc tế, phải tuân thủ các nguyên tắc, các văn bản quy định do Bộ Tài Chính và nhà nước ban hành. Nguyên tắc 2: Hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với đặc điểm về sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, trình độ đội ngũ kế toán của doanh nghiệp. Bởi vì hệ thống các chuẩn mực kế toán ban hành mang tính tổng hợp được áp dụng rộng rãi cho toàn bộ các doanh nghiệp chứ không quy định cụ thể cho bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy cần phải biết cách vận dụng chúng sao cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình. Nguyên tắc 3: Hoàn thiện nhưng phải đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời chính xác phù hợp với yêu cầu quản lý.Và mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác quản lý Nguyên tắc 4: Hoàn thiện phải trên cơ sở tiết kiệm chi phí giảm nhẹ công việc nhưng vẫn mang tính chất khoa học cao vì mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Doanh nghiệp bỏ ra một khoản chi phí phải thu lại được một lợi ích nhẩt định và tương xứng 3.3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh chế tác vàng 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán Theo em, ngoài việc lập các báo cáo theo quy định như hiện nay, chi nhánh nên lập thêm báo cáo bán hàng tổng hợp. Báo cáo này sẽ giúp cho Giám đốc biết được tình hình tiêu thụ của từng loại hàng hóa trong tháng. Từ đó mới giúp cho công tác quản lý và ra các quyết định kinh doanh của ban Giám đốc được hiệu quả hơn, mới biết chính xác hiệu mặt hàng nào cần tăng doanh thu, tìm hiểu cụ thể nguyên nhân giảm tình hình tiêu thụ….Chi nhánh có thể tham khảo mẫu sổ báo cáo bán hàng sau: Báo cáo bán hàng tổng hợp Tháng…..Năm…… Mã HH Tên hàng hóa ĐVT Số lượng Giá vốn Doanh thu Lợi nhuận gộp Vàng 99,99% Bạc 98% …………. Tổng cộng …….. ………. ……. 3.3.2. Hoàn thiện hệ thống tài khoản sử dụng Tại Chi nhánh chi phí thu mua hàng hóa không được kế toán phản ánh vào TK 1562 mà hạch toán toàn bộ vào TK 641. Cách hạch toán như vậy là chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành không phản ánh đúng bản chất của chi phí bán hàng làm tăng chi phí bán hàng làm cho việc so sánh giữa doanh thu và chi phí không chính xác. Do đó Công ty nên bổ sung thêm vào hệ thống TK của mình TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa” 3.3.3. Hoàn thiện về phương pháp tính trị giá vốn hàng bán trong kỳ và phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa bán ra trong kỳ Hiện nay giá vốn hàng bán tại chi nhánh chỉ bao gồm trị giá mua hàng hóa không bao gồm chi phí thu mua hàng hóa (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tiền phạt lưu kho hao hụt trong định mức, chi phí bảo hiểm hàng hóa, lệ phí thanh toán L/C…) cách tính giá này không đúng không phù hợp với quy chế hạch toán hiện hành mặt khác làm giảm giá vốn thực tế hàng bán ra khiến giá vốn được tính không chính xác. Vì vậy GVHB trong chi nhánh cần phải tính như sau: Trị giá vốn hàng bán = Trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho + Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ Chi phí thu mua hàng hóa được hạch toán vào TK 641 không hạch toán vào TK 1562. Điều này hoàn toàn sai lầm vì chi phí thu mua hàng là một bộ phận của chi phí lưu thông hàng hóa phát sinh liên quan trực tiếp tới quá trình mua hàng nó tách biệt hẳn với quá trình bán hàng và là một bộ phận cấu thành lên giá vốn hàng bán. Vì vậy chi phí thu mua phải được hạch toán vào TK 1562 để cuối kỳ phân bổ vào trị giá hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Hiện tại : Khi mua hàng về nhập kho, kế toán hạch toán: Nợ TK 1561 : Tổng trị giá hàng mua đã có thuế GTGT Có TK 1111, 1121, 331: Tổng số tiền phải trả người bán Khi xuất hàng bán, kế toán định khoản: Nợ TK 632 : Trị giá vốn của số hàng bán Có TK 1561 : Trị giá hàng hóa xuất kho Khi tính chi phí thu mua hàng hóa, kế toán hạch toán: Nợ TK 6417 : Chi phí thu mua hàng hóa đã có thuế Có TK 1111, 1121, 331: Tổng số tiền phải trả người vận chuyển… Như đã đề xuất ở trên sau khi bổ sung tài khảon 1562 thì khi có chi phí thu mua hàng hóa phát sinh kế toán sẽ hạch toán vào TK 1562. Cụ thể như sau: Đề xuất: Nợ TK 1562 : Chi phí thu mua hàng hóa đã có thuế Có TK 111, 112, 331 : Tổng chi phí thu mua hàng hóa Cuối kỳ kế toán tiến hành việc phân bổ chi phí thu mua cho hàng bán ra trong kỳ theo một tiêu thức thích hợp (trị giá mua của hàng hóa, doanh thu của hàng hóa, số lượng, trọng lượng hàng hóa…) Chi nhánh có thể áp dụng tiêu thức phân bổ là trị giá mua của hàng hóa: Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ = Chi phí mua hàng tồn đầu kỳ và chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ Trị giá hàng tồn đầu kỳ và trị giá hàng nhập kho trong kỳ x Trị giá mua của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ Đồng thời kết chuyển chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ vào TK 632 kế toán ghi: Nợ TK 632 : Ghi tăng giá vốn hàng bán Có TK 1562 : Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ 3.3.4. Hoàn thiện kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Với mục đích đảm bảo việc quán triệt theo nguyên tắc thận trọng của kế toán, góp phần hạch toán đúng chỉ tiêu giá vốn hàng bán. Mặt khác đối với một doanh nghiệp thương mại hàng hóa tồn kho là điều không thể tránh khỏi, cùng với sự biến động của thị trường, giá cả có nhiều thay đổi…để làm cho tình hình kinh doanh của Chi nhánh không bị xáo trộn nhiều, chi nhánh nên tiến hành trịch lập dự phòng GGHTK. Để theo dõi tình hình trích lập hay hoàn nhập DP GGHTK kế toán sử dụng TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Cuối kỳ kế toán khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng GG HTK. Số DP GGHTK được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá tri thuần có thể thực hiện được của hàng hóa đó. Nếu khoản dự phòng GGHTK phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng GGHTK đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước kế toán phải trích bổ sung vào GVHB Nợ TK 632 : Tăng GVHB Có TK 159: Trích lập bổ sung DP GGHTK Nếu khoản dự phòng GGHTK phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng GGHTK đã lập cuối kỳ kế toán năm trước kế toán phải hoàn nhập số chênh lệch thừa như sau: Nợ TK 159 : Hoàn nhập DP GGHTK không dùng đến Có TK 632 : Giảm GVHB 3.3.5 Về phương thức bán hàng. Bán hàng một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp thương mại nào. Thông qua bán hàng, thu được tiền thì doanh nghiệp mới bù đắp được các chi phí bỏ ra, thu được lợi nhuận. Tăng nhanh quá trình tiêu thụ là tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, tiết kiệm chi phí. Muốn đạt được, Chi nhánh không những cần tăng nhanh khối lượng hàng hoá tiêu thụ mà còn đảm bảo chất lượng của các loại mặt hàng bán ra. Vì vậy, việc mở rộng và đa dạng hoá phương thức bán hàng là một điều kiện để tăng nhanh vòng quay của vốn, thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá. Ngoài các phương thức bán hàng hiện nay, Chi nhánh có thể mở rộng thêm một số phương thức tiêu thụ mới như: bán hàng đại lý, bán hàng đổi hàng, bán hàng trả góp...Nhất là phương thức bán hàng đại lý với lợi thế không tốn nhiều chi phí bán hàng mà vẫn có thể mở rộng thêm thị trường, thị phần của Chi nhánh. Phương thức bán hàng này có thể giúp quá trình luân chuyển hàng hoá nhanh hơn giúp Chi nhánh tăng nhanh doanh thu. Mở rộng phương thức bán hàng sẽ làm cho mặt hàng của Chi nhánh phong phú hơn và khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn, đồng thời có khả năng lôi cuốn nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 3.4. Điều kiện thực hiện các ý kiến đóng góp trên Để thực hiện được các ý kiến đóng góp trên, nhằm ngày càng hoàn thiện hơn công tác kế toán tại chi nhánh, làm tăng hiệu quả quản lý đồng thời cũng góp phần trong việc tăng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh nói riêng, và phát triển nền kinh tế nước ta nói chung thì chi nhánh phải cố gắng rất nhiều đồng thời, Tổng công ty và Nhà nước cũng phải có những chính sách trợ giúp nhất định 3.4.1.Về phía chi nhánh Để cho kế toán ngày càng là công cụ quản lý đắc lực theo em chi nhánh cần thực hiện các yêu cầu sau Thứ nhất: chi nhánh phải trình bày cho Tổng công ty để có sự đầu tư về kinh tế cho bộ phận kế toán để cải tiến phần mềm kế toán, làm giảm khối lượng công việc của người làm kế toán. Kế toán viên không phải làm khối lượng công việc quá nhiều thì sẽ đỡ nhàm chán và làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời chi nhánh cũng phải có đầy đủ số lượng nhân viên kế toán đảm nhiệm các phần hành kế toán khác nhau.Như vậy thì họ sẽ tuân thủ đầy đủ quy định của Bộ Tài Chính, mà không cố tình cắt giảm bớt công việc, hay đơn giản hóa công việc để thực hiện cho nhanh và đỡ mất thời gian nhưng hiệu quả mang lại không cao. Thứ hai: Chi nhánh phải có chính sách đào tạo đội ngũ kế toán thường xuyên, có chính sách cử cán bộ đi học để kế toán viên có kiến thức đầy đủ và am hiểu tất cả các văn bản quy định mới được ban hành. Có như vậy thì kế toán mới không vi phạm các nguyên tắc, chế độ quy định Thứ ba: Chi nhánh phải có bộ phận theo dõi kiểm tra thường xuyên hoạt động của bộ phận kế toán, tránh việc kế toán viên cố tình làm sai các bước quy định 3.4.2. Về phía tổng công ty Chi nhánh là một bộ phận cấu thành nên tổng công ty, sự phát triển của chi nhánh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Tổng công ty. Do đó Tổng công ty nên có những sự giúp đỡ để công tác kế toán ở chi nhánh ngày càng hoàn thiện hơn: Tổng công ty nên hỗ trợ về mặt kinh tế cho chi nhánh trong việc cải tiến đổi mới phần mềm kế toán và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kế toán. 3.4.3. Về phía Nhà nước Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ chi nhánh vay vốn để mở rộng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyên môn hóa bộ phận kế toán nhằm nâng cao công tác quản lý KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào. Để đạt được mục tiêu đó mỗi doanh nghiệp phải tự cố gắng nỗ lực không ngừng trong việc tìm ra những chiến lược kinh doanh hữu hiệu nhất trong đó khâu bán hàng có vị trí đặc biệt quan trọng, nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Kế toán bán hàng là một công cụ sắc bén cho việc điều hành quản lý và ra quyết định của nhà quản lý. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty Kinh doanh mỹ nghệ Vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Chế tác Vàng trang sức Hà Nội đã vượt qua bao khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển. Đây là một thành công lớn của tập thể Ban lãnh đạo cũng như của toàn bộ cán bộ công nhân viên Chi nhánh về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy vậy sự tồn tại và phát triển hay nâng cao hiệu quả trong kinh doanh phụ thuộc vài rất nhều yếu tố khách quan và chủ quan, chưa hẳn một vài biện pháp chủ quan mà có thể thay đổi được ngay. Em mong rằng chuyên đề này với sự chắt lọc những kiến thức đã được trang bị và thực tế kiểm nghiệm tại Chi nhánh sẽ ít nhiều giúp được Chi nhánh giải quyết những khó khăn hiện tại, hoàn thiện lại cơ cấu quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với thời gian hạn hẹp cộng với những kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hữu Ánh đã hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp. Xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Chi nhánh Chế tác Vàng– Tổng Công ty Vàng AGRIBANK VIỆT NAM - CTCP, tập thể cán bộ nhân viên phòng kế toán Chi nhánh Chế tác Vàng trang sức Hà Nội đã giúp em hoàn thiện chuyên đề này. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 3) - Viện ĐH Mở Hà Nội – PGS.TS Nguyễn Văn Công. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – PGS.TS Nguyễn Văn Công. Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp Thương Mại - PGS.TS Nguyễn Văn Công. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Kế toán tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp - TS Bùi Văn Dương Chuẩn mực số 14 của Việt Nam về doanh thu thu nhập Chuẩm mực 02 của Việt Nam về hàng tồn kho Các tạp chí khác có liên quan: Tạp chí kế toán, Tạp chí kinh tế và phát triển. Các tài liệu sổ sách ấn phẩm, bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối tài khoản, phương án kinh doanh…ở phòng kế toán trong Chi nhánh chế tác vàng. Các trang Web tìm kiếm : http:// google.com.vn http:// webketoan.com Một số luận văn tốt nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31461.doc
Tài liệu liên quan