Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng

Sau thời gian tiếp xúc gắn bó và tại một mức độ nào đó đã hòa mình vào guồng máy hoạt động công ty cổ phần cao su Sao Vàng, với sự ủng hộ của anh chị trong công ty cùng sự chỉ dẫn sát sao cũng như sự động viên khích lệ của PGS TS Nguyễn Minh Phương, em đã đặt vấn đề và dần hoàn thiện thực tập chuyên đề với ý tưởng về sự hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty sau khi nắm rõ phần nào thực trạng về tài sản cố định hữu hình của công ty thời gian này. Bài toán quản lý và sử dụng tài sản hợp lý của công ty cao su Sao Vàng sao cho việc trang bị tài sản cố định là đúng nơi, đúng chỗ, đúng nhu cầu và phát huy giá trị sử dụng cao nhất đã được em phân tích chia nhỏ rồi hệ thống lại từ quy cách tổ chức, hay hệ thống hóa đơn chứng từ biên bản liên quan với số liệu thực tế. Từ những kết luận ưu và nhược điểm trong từng khâu của quá trình quản lý tài sản cố định hữu hình của công ty, em đã tìm hiểu thêm những kiến thức bổ trợ và suy nghĩ các phương hướng giải quyết vấn đề, tiếp nhận sự đóng góp ý kiến của anh chị trong công ty và sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Minh Phương, và cuối cùng qua thời gian dài nghiên cứu em đưa ra những đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao hơn hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình của công ty. Em rất mong muốn những đề xuất kiến nghị này sẽ được đưa vào sử dụng thực tiễn và đem lại hiệu quả tốt, đồng thời em hy vọng sẽ nhận được những đóng qóp quý báu của quý thầy cô giáo và qúy bạn bè đối với chuyên đề này để giải pháp ngày càng hoàn thiện hơn và có ích hơn trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Phản ánh nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có của doanh nghiệp. Phương pháp kế toán Trong trường hợp mua sắm ô tô tải vào ngày 29/10/2009. Công ty trả ngay 100.500.000 đồng bằng chuyển khoản, số còn lại trả trong 2 tháng. Tại thời điểm ngày 29/10/2009, kế toán ghi bút toán như sau: Bút toán 1: Nợ TK 211 : 319.349.800 Nợ TK 133 : 31.934.980 Có TK 331 : 351.284.780 Bút toán 2: Nợ TK 331: 100.500.000 Có TK 112: 100.500.000 Qui trình ghi sổ: Đối với bút toán này, kế toán sẽ phản ánh tăng tài sản cố định hữu hình qua sổ chi tiết tài khoản 331 ( thanh toán với người bán ) và theo dõi qua nhật ký chứng từ số 5.Trong khuôn khổ bài viết này, em xin minh họa nhật ký chứng từ số 5ở phần phụ lục. Phản ánh ghi Có TK 331, ghi nợ các tài khoản 211,133,2412, 2413.Ngoài ra, nghiệp vụ này còn được thể hiện qua nhật ký chứng từ số 2, ghi Có TK 112. Sẽ được minh họa ở phần phụ lục. Trường hợp xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao Tài khoản sử dụng: Tài khoản 211 : Phương pháp kế toán : vào ngày 05/12/2009, công ty tiến hành nghiệm thu, nhận bàn giao hệ thống dẫn nước cho xí nghiệp cao su số 1, tổng vốn đầu tư là 550.000.000 đồng trong đó có 10% thuế giá trị gia tăng, lấy từ nguồn vốn kinh doanh, kế toán tiến hành ghi sổ như sau: Bút toán 1 : Nợ TK 241 : 500.000.000 Nợ TK 133: 50.000.000 Có TK 331 :550.000.000 Bút toán 2: Nợ TK 211 :500.000.000 Có TK 2412 : 500.000.000 Qui trình ghi sổ: Nhằm tiến hành theo dõi chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kế toán tiến hành theo dõi trên sổ chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Sổ này được mở theo năm, theo dõi riêng cho từng dự án và từng hạng mục công trình. Sau đó, kế toán tiến hành ghi sổ tổng hợp tăng tài sản cố định, ghi vào nhật ký chứng từ có liên quan. 2.1.2.2. Kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định hữu hình Tài khoản sử dụng: Tài khoản 211 ( nội dung và kết cấu tương tự như ở phần kế toán chi tiết tăng tài sản cố định hữu hình). Phương pháp hạch toán. Với ví dụ thanh lý xe ô tô hiệu BMW vào ngày 05/11/2009, nghiệp vụ ngày sẽ được hạch toán như sau: Bút toán 1 : xóa sổ tài sản cố định Nợ TK 214 : 537.000.000 Có TK 211: 537.000.000 Bút toán 2: phản ánh chi phí thanh lý Nợ TK 811: 1.000.000 Nợ TK 133 : 100.000 Có TK 111: 1.100.000 Bút toán 3: Phản ánh khoản thu được từ thanh lý Nợ TK 111 : 55.000.000 Có TK 711: 50.000.000 Có TK 3331 : 5.000.000 Qui trình ghi sổ: Các nghiệp vụ ghi giảm tài sản cố định hữu hình được theo dõi trên nhật ký chứng từ số 9, ( mẫu số S04 a9- DN) , ghi Có TK 211, ghi Nợ các tài khoản khác( 214). Phản ánh chi phí thanh lý, kế toán theo dõi trên nhật ký chứng từ số 1. Phản ánh thu từ thanh lý, kế toán sử dụng bảng kê số1. Mẫu sổ này sẽ được minh họa ở phần phụ lục. Sau đây là minh họa nhật ký chứng từ số 9 theo số liệu quí 4. Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Địa chỉ :231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9 Ghi Có TK 211- TSCĐHH Quí 4 / 2009 STT Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK211, ghi Nợ các TK... Cộng Có TK211 SH NT TK214 TK811 … 1 5/11 Thanh lý xe ô tô du lịch 29K0577 537.000.000 0 537.000.000 … … … …. … … … …. Cộng 537.000.000 0 537.000.000 Sau đó, cuối tháng, kế toán tổng hợp tiến hành ghi sổ cái TK 211. Để lập sổ này, kế toán tiến hành tập hợp các nghiệp vụ phát sinh tăng tài sản cố định hữu hình để ghi vào. Ví dụ như nghiệp vụ mua ô tô vào ngày 29/10/2009, kế toán sẽ tiến hành ghi vào ô tháng 10, dòng ghi có TK112 và TK331. Còn phát sinh bên Có của tài khoản 211, kế toán sẽ lấy tại dòng tổng cộng trên nhật ký chứng từ số 9. Đơn vị: Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. SỔ CÁI Tài khoản 211 Số dư đầu kỳ : Nợ : 487.798.231.266 Ghi Có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 …… Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2412 … … 500.000.000 331 ………. 250.784.780 112- Nhật ký số 2 ……… 100.500.000 … … Cộng phát sinh Nợ . 319.284.780 500.000.000 Có . 537.000.000 Số dư cuối tháng Nợ . 488.117.516.046 488.654.516.046 489.154.516.046 Có Ngày ,tháng ,năm Kế toán ghi sổ 2.2. Thực trạng kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 2.2.1. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Hiện tại, công ty đang thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quyết định QĐ 206/2003/ QĐ- BTC. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Theo phương pháp này, tài sản cố định trong công ty được tiến hành tính khấu hao như sau: Mức khấu hao hằng năm của tài sản được tính theo công thức sau: Mkhn = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm. Trong đó, Tỷ lệ khấu hao năm = Trong đó : Tylekhauhaonam : tỷ lệ khấu hao năm Sonamtrichkhauhao: số năm trích khấu hao Mức khấu hao hằng tháng (Mkhth) của tài sản cố định được tính theo công thức: . Mức khấu hao hằng ngày(Mkhng) được tính theo công thức Như vậy, trong trường hợp xây dựng công trình đường ống dẫn nước vào ngày 5/12/2009, nguyên giá tài sản 500.000.000 đồng, thời gian sử dụng dự kiến là 5 năm, thì mức khấu hao trích như sau: Mức khấu hao hằng năm của tài sản : Mức khấu hao hằng tháng của tài sản là Mức khấu hao hằng ngày trong tháng 12 Như vậy mức khấu hao tăng trong tháng12 là 168.010 x 27= 4.536.290 đồng. 2.2.2 Qui trình hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán : TK 2141 : khấu hao tài sản cố định hữu hình Nội dung tài khoản : phản ánh tình hình biến động của TSCĐ hữu hình theo giá trị hao mòn. Bên Nợ : phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ giảm trong kỳ Bên Có : phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ tăng trong kỳ. Số dư bên Có : phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có. Trong trường hợp mua ô tô phục vụ cho bộ phận vận tải, chuyên chở hàng hóa, khấu hao tài sản cố định trong tháng 9 như sau: Nợ TK 641 : 526.412 Có TK 2141 : 526.412 Trong trường hợp xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, công tác hạch toán cũng được tiến hành tương tự. Ví dụ, khấu hao trong tháng 12 như sau: Nợ TK 62714 : 4.536.290 Có TK 21411: 4.536.290 Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định hữu hình. Định kỳ hàng tháng, kế toán tiến hành tính ra số khấu hao phải trích tại từng xí nghiệp, sau đó lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định hữu hình. Mẫu bảng tính và phân bổ như sau: ( lấy số tổng cộng cho cả 3 tháng trong quí 4) Đơn vị: Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Quí 4 /2009 STT Chỉ tiêu TK627 Cộng TK627 TK641 TK642 Toàn DN XN 1 XN 2 XN 3 XNNL …… Bộ phận vận tải 1 Số KHTSCĐ đã trích quí trước 1.512.563.776 450.264.209 5.457.856.238 600.359.162 …. 39.865.371 12.526.207.957 109.222.697 469.313.468 13.104.744.122 2 Số KHTSCĐ tăng trong quí 4 84.594.983 120.765.017 180.876.564 6.072.959 ….. 6.765.897 300.254.984 26.453.876 10.809.174 337.518.034 3 Số KHTSCĐ giảm trong quí 4 75.560.424 60.418.894 122.842.656 - …… 7.217.809 288.971.495 15.584.346 6.364.373 250.920.214 4 Số KHTSCĐ phải trích trong quí 4 1.521.571.335 510.610.332 5.515.890.146 606.432.121 … 39.413.459 12.537.491.446 120.092.227 500.758.269 13.670.342.042 Kế toán ghi sổ (Đã ký) 2.2.3 Qui trinh ghi sổ kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng Theo hình thức kế toán khấu hao tài sản cố định theo hình thức nhật ký chứng từ, phần phát sinh Nợ TK 214 được ghi vào nhật ký chứng từ số 9, ( đã được thể hiện trong mẫu nhật ký chứng từ số 9 ở phần kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định hữu hình). Đồng thời, kế toán tiến hành ghi vào bảng kê số 4, số 5. Chi tiết cho từng khoản mục. Bảng kê số 4 chi tiết cho phân xưởng. Bảng kê số 5 chi tiết cho các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.Minh họa bảng kê số 5 ở phần phụ lục. Còn lại, phần phát sinh Có Tk 214 được ghi vào nhật ký chứng từ số 7, trích cột 214. Nhật ký chứng từ số 7 được dùng để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, do đó, phần hạch toán tăng chi phí khấu hao tài sản cố định được hạch toán trên sổ này. Căn cứ vào sổ này là các số liệu tại dòng tổng cộng trên bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định đã nêu ở trên. Ở đây, em xin minh họa, bảng kê số 4, bảng kê số 5 và nhật ký chứng từ số 7 trích cột 2141 ( hao mòn tài sản cố định hữu hình), ở phần phụ lục . Sau khi đã hoàn tất các bước công việc kể trên, kế toán tài sản cố định tiến hành ghi sổ cái tài khoản 2141 ( Tài sản cố định hữu hình). Sổ này được mở theo tháng, phần ghi Nợ Tài khoản 2141 được lấy trên các bảng kê và các nhật ký chứng từ có liên quan. Ví dụ nếu liên quan tới tài sản cố định hữu hình, được lấy trên nhật ký chứng từ số 9. Bên Có tài khoản này được lấy trên dòng tổng cộng hàng tháng của bảng kê số 4, số 5 hoặc tại dòng tổng cộng của bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định hữu hình. Trong khuôn khổ bài viết này, em chỉ minh họa số liệu tổng cộng của quí 4. Sau đây là minh họa sổ cái tài khoản 2141. Đơn vị: Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. SỔ CÁI Tài khoản 2141 Số dư đầu kỳ : Có : 277.949.915.372 Ghi Có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 … Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 211 … … 537.000.000 Cộng phát sinh Nợ 537.000.000 Có 4.454.189.363 4.290.951.371 4.413.201.238 Số dư cuối tháng Nợ . Có 282.404.104.735 286.158.056.106 290.571.257.344 Ngày ,tháng ,năm Kế toán ghi sổ 2.3. Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình. Hiện nay, áp dụng theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC, công ty đang áp dụng 3 hình thức sửa chữa tài sản cố định hữu hình, bao gồm : sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình, sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình và sữa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình. 2.3.1. Trường hợp sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình Số lượng tài sản cố định hữu hình là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn trong công ty là rất lớn. Do đó, định kỳ hàng tuần, các phân xưởng, các bộ phận sử dụng phải tiến hành lau dọn, bôi trơn, cho các máy móc thiết bị này. Tất cả các chi phí này đều phát sinh nhỏ, và thường xuyên, nên được công ty xếp vào loại hình sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình. Các chứng từ sử dụng trong trường hợp sửa chữa này chính là các hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu chi, ngoài ra, để chứng thực cho công việc đã thực hiện, công ty có tiến hành lập biên bản xác minh quá trình sửa chữa đã được tiến hành. Mẫu biên bản này cũng tương tự như mẫu biên bản bàn giao thiết bị đã được trình bày ở trên. 2.3.1.1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán các chi phí sửa chữa này, kế toán sử dụng các tài khoản chi phí : tài khoản 627( chi phí sản xuất chung), tài khoản 641( chi phí bán hàng), tài khoản 642( chi phí quản lý doanh nghiệp). Nội dung và kết cấu các tài khoản này như sau Nội dung: dùng để phản ánh các chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh tại bộ phận sử dụng Bên Nợ: phản ánh các trường hợp phát sinh chi phí sửa chữa Bên Có : kết chuyển các chi phí sang tài khoản xác định kết quả. Các tài khoản này không có số dư. 2.3.1.2. Phương pháp hạch toán: Ghi sổ bình thường như khi phát sinh các chi phí. Ví dụ, vào ngày 15/12/2009, công ty tiến hành lau chùi, bảo dưỡng các máy móc thiết bị ở xí nghiệp cao su số 1, số chi phí phát sinh là 500.000 đồng. Khi phát sinh chi phí, kế toán tiến hành ghi các bút toán như sau Nợ TK 627 : 500.000 Có TK 111: 500.000 2.3.2.2. Qui trình ghi sổ: Khi phát sinh các trường hợp sửa chữa này, kế toán tiến hành ghi vào nhật ký chứng từ số 7, dòng ghi Nợ TK 627, ghi Có tại nhật ký chứng từ số 1. Minh họa chứng từ như sau tương tự như trong trường hợp kế toán khấu hao tài sản cố định( được minh họa trên nhật ký chứng từ số 7, ở phần phụ lục) 2.3.3. Sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình. Trong quí 4 năm 2009, trong công ty chỉ phát sinh một trường hợp sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình. Do đó, em xin minh họa qui trình kế toán trường hợp này. Vào ngày 1/12/2009, công ty tiến hành sửa chữa lớn tài sản cố định theo kế hoạch đã đề ra từ đầu quí. Tài sản được sửa chữa là máy nối đầu sảm xe máy, tại xí nghiệp cao su số 1. Tổng chi phí sửa chữa là 12.000.000 đồng( mười hai triệu đồng chẵn). 2.3.3.1. Các chứng từ sử dụng trong trường hợp này như sau: Phương án sửa chữa thiết bị ( do bộ phận sửa chữa lập) Danh mục phụ tùng vật tư Biên bản bàn giao thiết bị Quyết toán chi phí sửa chữa thiết bị Các chứng từ khác ( phiếu chi, hóa đơn giá trị gia tăng). 2.3.3.2. Qui trình luân chuyển chứng từ như sau: Xuất phát từ kế hoạch sửa chữa được đề ra từ đầu quí, bộ phận sửa chữa tiến hành lập phương án sửa chữa thiết bị, có sự phê duyệt của giám đốc và các bên có thẩm quyền. Sau khi đã phương án sửa chữa đã được duyệt, bộ phận sửa chữa tiến hành sửa chữa, từ đây sẽ phát sinh các hóa đơn giá trị gia tăng, các phiếu chi, là cơ sở để ghi sổ. Sau khi sửa chữa xong, các bên tiến hành bàn giao thiết bị, và quyết toán chi phí sửa chữa. Minh họa các chứng từ như sau: Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Lập phương án: Đặng Thanh Phong Phòng kỹ thuật cơ năng Đơn vị sửa chữa: Xí nghiệp cao su Số 1 Số…./BB- KTCN Ngày sửa chữa: 12/2009 PHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA THIẾT BỊ Phần cơ khí Dạng sửa chữa : lắp đặt mới Tên thiết bị: Máy nối đầu săm xe máy Xí nghiệp cao su số 1 Chú ý: Khi thực hiện phương án, Giám đốc đơn vị sửa chữa chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho người và thiết bị TT Nội dung sửa chữa Công Yêu cầu kỹ thuật – Biện pháp ATLĐ 1 Chuẩn bị trang bị phòng hộ lao động. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện , dụng cụ kê, kích nâng hạ vận chuyển để tháo lắp chi tiết có khối lượng lớn. Dọn dẹp mặt bằng thi công cơ giới, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy 1 Trang bị phòng hộ lao động đúng qui định, phù hợp với công nhân thi công. Các phương tiện,dụng cụ đúng chủng loại, đảm bảo độ bền cơ học. Mặt bằng nơi thi công an toàn, gọn gàng, không có vật cản khi thao tác. Khi sử dụng hàn điện, hàn hơi phải tuân thủ đúng qui phạm kỹ thuật an toàn. Chuẩn bị đầy đủ mới được thi công 2 Tháo dỡ thùng, kết hợp cùng phòng kỹ thuật cơ năng kiểm tra thiết bị. Di chuyển máy nối đầu săm vào khu vực lắp đặt mới, dùng các tấm căn mỏng căn chỉnh máy, cố định máy xuống nền bằng các bulong nở thép. Lắp đặt đường ống cấp khí nén và đường xả cho máy 12 Đảm bảo vị trí an toàn cho người và thiết bị khi làm việc. Vị trí lắp đặt theo yêu cầu công nghệ. Đảm bảo độ song song và vuông góc với mặt bàn máy so với phương ngang < 0,2. Các đường ống cấp khí nén không bị hở 3 Vệ sinh má, kết hợp cùng bên điện hiệu chỉnh toàn bộ máy : cơ cấu càng kẹp, gia nhiệt, dao cắt.. Chạy thử, trực máy bàn giao đưa vào sử dụng 4 Máy hoạt động tốt, các bước hoạt động theo yêu cầu Máy nối đầu săm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật công nghệ. Cộng 17 Dự toán chi phí sửa chữa 12.000.000 Mười hai triệu đồng chẵn. Đơn vị thực hiện Đơn vị sửa chữa P.KTCN P.MTAT P.TCNS Tổng giám đốc DANH MỤC PHỤ TÙNG VẬT TƯ ( dùng cho lắp đặt máy nối đầu sảm xe máy mới – XNCS Số 1) TT Tên vật tư Số lượng Ghi chú 1 Ống mạ kẽm 1/2" 18 mét 2 VAN inox 1/2" 1 cái 3 T mạ kẽm 1/2" 1 cái 4 Rắc co 1/2" 1 cái 5 Cút mạ kẽm 1/2" 3 cái 6 Đầu nối nhanh SQH 1/2-Φ 12 2 cái 7 Bu long nở thép M12 x 80 4 bộ 8 Dây hơi nhựa Φ12 4 mét Người lập P. KTCN P. TCKT Tổng Giám Đốc Biên bản bàn giao thiết bị Biểu số 2.13: Biên bản bàn giao thiết bị CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG PHÒNG KỸ THUẬT CƠ NĂNG Số : /BB- KTCN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- Hà nội, ngày 23 tháng 12 năm 2009 BIÊN BẢN BÀN GIAO THIẾT BỊ (Dùng cho việc sửa chữa lớn thiết bị trong công ty) Tên thiết bị : Máy nối đầu săm xe máy. Nơi đặt máy : Xí nghiệp Cao Su Số 1 Những công việc đã sửa chữa : Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dụng cụ để tháo dỡ di chuyển vào vị trí lắp đặt. Tháo thùng hàng kết hợp với phòng Kỹ thuật Cơ năng kiểm tra thiết bị sau đó dùng xe nâng di chuyển vào vị trí lắp đặt. Định vị máy vào vị trí, điều chỉnh cân bằng máy Đấu nối nguồn điện khi nối cáp vào máy Thiết kế lắp đặt bộ sản phẩm và nhắc nhở kiểm tra mối nối theo chu kì Hiệu chỉnh toàn bộ thiết bị để tiến hành chạy thử máy không tải và có tải. Theo dõi phần hành để xử lý sự cố thiết bị Tình trạng thiết bị sau khi sửa chữa : Di chuyển lắp đặt đảm bảo an toàn Máy làm việc ổn định thoe các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Nhận xét bên nhận : Đảm bảo các yêu cầu KT và công nghệ Đơn vị nhận Cán bộ KT Đơn vị giao Phòng KTCN Quyết toán chi phí sửa chữa lớn Biểu số 2.14: Quyết toán chi phí sửa chữa lớn CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG PHÒNG KỸ THUẬT CƠ NĂNG Số : /BB- KTCN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- Hà nội, ngày 23 tháng 12 năm 2009 QUYẾT TOÁN CHI PHÍ SỬA CHỮA (Dùng cho việc sửa chữa lớn thiết bị trong công ty) Tên thiết bị : Máy nối đầu săm xe máy. TT Nội dung công việc đã thực hiện Tình trạng kỹ thuật sau sửa chữa Công thực tế Vật tư sửa dụng Quy cách Số lượng Thành tiền 1 Chuẩn bị trang bị phòng hộ bảo hộ lao động Chuẩn bị đầy đủ phương tiện dụng cụ kê kích nâng hạ vận chuyển để tháo lắp chi tiết có khối lượng lớn, Dọn dẹp mặt bằng nơi thi công Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Máy lắp đặt căn chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 1 2 Tháo dỡ thùng, kết hợp với phòng KTCN kiểm tra thiết bị di chuyển máy nối đầu số 6 ra ngoài để trùng tu và lấy mặt bằng lắp đặt máy mới Di chuyển máy mới vào vị trí lắp đặt, căn chỉnh cân bằng máy và đấu nối nguồn điện khí nén cấp vào máy Lắp thêm bộ đếm và kiểm tra sản phẩm theo chu kỳ Lắp đèn chiếu sáng Chạy thử máy không tải và có tải đạt ổn định phù hợp với yêu cầu công nghệ. 12 3 Lắp ráp hoàn chỉnh, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ máy Kết hợp cùng bên cơ khí mở nguồn khí nén chạy thử máy không tải và có tải Trực máy bàn giao sản xuất 4 Cộng 17 Chi phí nhân công : 17 công x 70.000 đ/c 1.190.000 Một triệu một trăm chín mươn nghìn đồng Chi phí nhân công : 17 công x 70.000 đồng / công = 1.190.000 đồng Chi phí vật tư : Tổng chi phí : Bằng chữ : Đơn vị nhận Cán bộ KT Đơn vị giao PhòngKTCN PhòngTCNS Tổng giám đốc 2.3.3.3. Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán Tài khoản sử dụng: Tài khoản 2413: Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Nộidung tài khoản : phán ánh chi phí sửa chữa lớn phát sinh Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: phản ánh chi phí sửa chữa lớn phát sinh Bên Có: phản ánh quyết toán giá thành thực tế . Số dư Nợ: phản ánh giá trị chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dở dang, chưa hoàn thành. Phương pháp kế toán: Kế toán sữa chữa tài sản cố định được chia thành hai trường hợp. Một là sửa chữa lớn trong kế hoạch, và hai là sửa chữa lớn ngoài kế hoạch. Hai phương pháp chỉ khác nhau ở vấn đề trích trước vào chi phí hay tiến hành phân bổ dần. Nếu công ty đã có kế hoạch sửa chữa thì định kỳ hàng tháng, kế toán sẽ tiến hành trích trước chi phí sửaa chữa vào chi phí trong kỳ. Ngược lại, nếu hỏng hóc bất thường, thì phải tiến hành sữa chữa trước và tiến hành phân bổ dần. Trong trường hợp công ty tiến hành sửa chữa lớn thiết bị vào ngày 1/12/2009 và hoàn thành bàn giao vào ngày 23/12/2009.Giá trị quyết toán công trình là 12.000.000 đồng, thuế giá trị gia tăng 10%, được trích trước trong 3 tháng. Công ty sẽ tiến hành ghi sổ như sau: Bút toán 1: Trích trước chi phí Nợ TK 6271 : 4.000.000 Có TK 335 : 4.000.000 Sang tháng 12, công ty tiến hành sửa chữa Nợ TK 2143: 12.000.000 Nợ TK 133: 1.200.000 Có TK 111 : 13.200.000 Qui trình ghi sổ trong trường hợp này được tiến hành như sau : Khi đã có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ, kế toán tiến hành ghi vào bảng kê số 5, tập hợp chi phí xây dưng cơ bản, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.( mẫu này sẽ được trình bày ở phụ lục, cùng với các chi phí 641,642). CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG 3.1. Đánh giá khái quát thực trạng công tác hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Công ty cổ phần cao su Sao Vàng, tiền thân là xưởng đắp vá săm lốp ô tô, sau đó, được đầu tư xây dựng thành nhà máy cao su Sao Vàng. Trải qua quá trình vận động của lịch sử, cộng thêm sự phấn đấu nỗ lực của các thế hệ cán bộ công nhân viên của nhà máy, hiện nay, công ty đang là một trong 3 doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su của nước ta. Sự lớn mạnh của công ty thể hiện ở công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được hoàn thiện, thực sự trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho yêu cầu ra quyết định trong thời kỳ mới, thời kỳ của bùng nổ thông tin. Trong điều kiện hiện nay, sản phẩm của công ty đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp khác ở cả trong và ngoài nước. Do đó, để tiếp tục tồn tại và phát triển, công ty đã đầu tư đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Công tác đầu tư mua sám, tính toàn và phân bổ khấu hao cũng như việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định luôn được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt, với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất, số lượng tài sản cố định hữu hình là rất lớn, chiếm tới hơn 95% giá trị tài sản của toàn doanh nghiệp. Do đó, công tác quản lý và kế toán tài sản cố định hữu hình luôn được công ty quan tâm đặc biệt. Qua quá trình thực tập chuyên đề tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng, bằng những kiến thức đã được học, và bằng những quan sát thực tế thu thập được ở công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ưu điểm và nhược điểm trong công tác quản lý, cũng như công tác kế toán như sau: 3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty Công tác mã hóa tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định hữu hình trong công ty là rất nhiều, trong đó, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng khá lớn. Công ty đã sử dụng phương pháp mã hóa để quản lý toàn bộ các tài sản đó. Việc mã hóa này giúp nhận biết một cách dễ dàng tài sản cố định hữu hình đó thuộc nhóm nào. Ngoài ra, giúp tạo ra sự thuận tiện trong việc áp dụng các chính sách kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép và tạo ra sự thống nhất trong quản lý Công tác đánh giá tài sản cố định hữu hình Hiện nay, theo quyết định 206 do Bộ Tài Chính ban hành về công tác kế toán tài sản cố định, công ty đang đánh giá tài sản theo 3 chỉ tiêu : Nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Điều này tạo ra sự thuận tiện trong công tác theo dõi tình trạng của tài sản, cũng như đảm bảo cho công tác quản lý được trôi chảy. Công tác phân loại tài sản cố định hữu hình Hiện nay, tại công ty đang phân loại tài sản theo 2 cách, đó là : phân loại theo tình trạng kỹ thuật, và phân loại theo bộ phận sử dụng. Đây là hai cách theo dõi phổ biến nhất, thuận tiện trong việc kiểm tra, theo dõi tài sản cố định. Chính sách quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty. Định kỳ, hàng tháng, quí, năm, ban lãnh đạo công ty thường xuyên họp bàn để xây dựng kế hoạch chương trình hành động để quản lý, sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Công ty cũng chủ động xin ý kiến của công ty mẹ ( đó là Tổng công ty hóa chất Việt Nam) về những bất cập hay những vấn đề còn chưa được thống nhất. Công ty cũng đề ra quá trình tăng tài sản cố định hữu hình mới thông qua các chứng từ và qui trình luân chuyển chứng từ. Với qui trình luân chuyển chứng từ cụ thể, rõ ràng, gắn trách nhiệm của các bên liên quan khi đầu tư mới tài sản cố định nói chung và tài sản cố định hữu hình nói riêng. Đồng thời, tại từng xí nghiệp sản xuất, ban lãnh đạo cấp cao của công ty đã đưa ra qui định đối với giám đốc xí nghiệp, gắn trách nhiệm của họ với tài sản, từ đó, lại phân chia ra những cấp quản lý thấp hơn với quản đốc phân xưởng và người trực tiếp sử dụng tài sản. Điều này tạo ra một qui trình khép kín, đảm bảo tài sản luôn được giám sát bởi những người có trách nhiệm. Các máy móc thiết bị, tài sản cố định được quản lý cả về mặt hiện vật và giá trị. Đảm bảo khi cần có thể đối chiếu với nhau, tạo ra một qui trình kiểm soát chặt chẽ, và vô cùng hiệu quả. 3.1.1.2. Những ưu điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình. Về công tác tổ chức nhân sự kế toán Hiện nay , phòng kế toán của công ty có 14 người, với trình độ 100% đại học, cao đẳng trở lên. Đây là một thuận tiện cho công tác kế toán tài sản cố định. Hiện tại, công tác kế toán tài sản cố định tại công ty do 1 người đảm nhiệm. Xét trong cơ cấu nhân sự của toàn phòng kế toán thì đây là một sự phân công hợp lý. Vừa đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản cố định cho quản lý, đồng thời, cũng giảm bớt áp lực công việc cho các bộ phận kế toán khác. Đồng thời, cách tổ chức nhân sự như thế này hoàn toàn phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Về công tác vận dụng chế độ kế toán Về chứng từ kế toán: Qui trình hạch toán ban đầu của công ty được tiến hành một cách chặt chẽ, phản ánh kịp thời và đầy đủ những nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ được lập một cách hợp pháp, đúng tiêu chuẩn của bộ tài chính, và phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của nghiệp vụ, cũng như thể hiện đầy đủ các bước của công tác kiểm soát trong nghiệp vụ đó. Đảm bảo gắn trách nhiệm vật chất, trách nhiệm pháp lý đầy đủ cho các bên liên quan. Đồng thời, cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập, luân chuyển cũng như lưu trữ và bảo quản chứng từ, cũng như thuận lợi cho công tác kiểm tra trên sổ kế toán. Về tài khoản hạch toán. Công ty đã vận dụng rất linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định 15/2006/ QĐ – BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. Hệ thống tài khoản mà công ty sử dụng tương đối phù hợp với việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định hữu hình. Tài khoản được mở chi tiết cho từng xí nghiệp, và từng loại tài sản. Về hình thức ghi sổ: Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ. Đây là hình thức sổ tương đối phức tạp, bộ sổ khá lớn và đồ sộ. Tuy nhiên, đây lại là một ưu điểm của công ty, vì hình thức này tạo ra tính thống nhất cho công tác hạch toán, phù hợp với công tác ghi chép theo đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất. Về hệ thống báo cáo: Cũng theo quyết định 15, công ty tiến hành lập các báo cáo tài chính như : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, hàng tháng, kế toán tài sản cố định phải tiến hành in và nộp các báo cáo như báo cáo tăng, giảm tài sản cố định, báo cáo kiểm kê tài sản cố định,…. 3.1.2. Nhược điểm 3.1.2.1. Những nhược điểm trong công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Về công tác mã hóa tài sản cố định hữu hình. Hiện tại , các tài sản cố định hữu hình của công ty đang được mã hóa như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc :TSN Máy móc thiết bị :TSM Phương tiện vận tải:TSV Phương tiện truyền dẫn:TST Thiết bị quản lý :TSQ Đây cũng chính là mã hóa cho các tài sản cố định thuê tài chính của công ty. Theo em, điều này là chưa phù hợp. Nên có một mã khác cho tài sản cố định thuê tài chính, nhằm tránh nhầm lẫn. Về công tác phân loại tài sản cố định hữu hình. Hiện nay, công ty mới chỉ áp dụng hai hình thức phân loại tài sản cố định hữu hình, đó là phân loại theo hình thái biểu hiện, và phân loại theo bộ phận sử dụng. Với cách phân loại này, sẽ gây ra những khó khăn cho công tác quản lý tài sản cố định. Cụ thể, công ty không tiến hành phân loại tài sản theo mục đích sử dụng, dẫn đến sẽ gặp phải những khó khăn trong việc đánh giá tình hình sử dụng của các tài sản cố định hữu hình phục vụ cho hoạt động kinh doanh, bao nhiêu tài sản phục vụ cho mục đích khác. Ngoài ra, cũng sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi tình trạng của những tài sản cố định hữu hình phục vụ kinh doanh còn sử dụng được, đã hư hỏng hoặc cần sửa chữa, nâng cấp. Thêm vào đó, không phân loại tài sản cố định hữu hình theo nguồn hình thành tài sản, tạo ra sự khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả và độ an toàn trong cơ cấu vốn vay đầu tư mua sắm và sử dụng tài sản. 3.1.2.2. Những nhược điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Về phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho những tài sản cố định hiện có. Tài sản cố định hữu hình cũng không phải là ngoại lệ. Việc áp dụng khấu hao như vậy có phần chưa hợp lý. Mặc dù có ưu điểm đó là dễ tính, đơn giản, tuy nhiên, nhược điểm của nó là chưa phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng tài sản. Theo phương pháp này, mức trích khấu hao hằng tháng là bằng nhau, không thay đổi trong suốt thời gian hữu dụng của tài sản. Trong khi đó, khả năng kinh doanh của tài sản ở mỗi thời điểm là khác nhau, lúc tài sản còn mới thì hiệu quả sử dụng cao, lúc tài sản cũ kỹ lạc hậu thì hiệu quả sử dụng thấp. Đặc biệt, đối với các tái sản áp dụng công nghệ cao, nhanh chóng bị cũ kỹ thì việc trích khấu hao theo đường thẳng là chưa hợp lý. Ngoài ra, trong công tác tính khấu hao công ty chưa trừ đi giá trị thu hồi ước tính vào giá trị tính khấu hao. Do đó, khi tài sản đã được khấu hao hết, nhưng chưa được bán thanh lý thì sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn. Cuối cùng, thời gian trích khấu hao công ty qui định cho một số tài sản còn chưa hợp lý, chưa đúng với qui định công ty đưa ra. Ví dụ trong trường hợp mua sắm xe ô tô tải phục vụ cho vận chuyển hàng hóa vào ngày 29/10/2009, công ty thực hiện thời gian trích khấu hao là 5 năm, trong khi, thời gian hữu dụng của tài sản theo công suất thiết kế là 8 năm, và thời gian trích khấu hao tối thiểu theo qui định là 6 năm, và tối đa là 10 năm. Điều này có thể hiểu là do công ty muốn thu hồi vốn nhanh, nhưng để thực hiện điều này, công ty có thể áo dụng phương pháp khấu hao nhanh cho tài sản này, thay bì khấu hao theo đường thẳng. Như vậy, vừa đúng chế độ kế toán, đồng thời cũng đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn cho doanh nghiệp. Về việc đầu tư tài sản cố định hữu hình Hiện nay, tài sản cố định hữu hình của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn, so với tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính. Tuy nhiên, đa số lại được công ty đầu tư từ nguồn vốn vay ngắn hạn. Điều này là rất mạo hiểm, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế biến động, lãi suất cho vay đang ở mức cao và có xu hướng biến đông liên tục như hiện nay. Về hoạt động thanh lý tài sản cố định hữu hình Hiện nay, trong công ty vẫn còn nhiều tài sản đã được khấu hao hết, không còn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa được tiến hành bán thanh lý. Gây ra tình trạng vốn bị ứ đọng, làm chậm tiến trình hoàn vốn của doanh nghiệp. Về hệ thống sổ kế toán. Sổ kế toán chi tiết. Nhìn chung, hệ thống sổ kế toán chi tiết mà công ty áp dụng khá đầy đủ, tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm, như : công ty không mở thẻ kế toán chi tiết, mà vào sổ báo cáo chi tiết tăng giảm ngay từ chứng từ. Điều này ko làm cho kết quả vào sổ bị sai, tuy nhiên, lại tạo ra khó khăn trong công tác quản lý tài sản cố định. Thiết nghĩ, công ty nên mở thêm thẻ tài sản cố định theo mẫu do Bộ Tài Chính ban hành. Sổ kế toán tổng hợp Nhìn chung, các sổ tổng hợp mà công ty sử dụng đều tuân theo qui định của chế độ kế toán, và đúng với hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ. Tuy nhiên, đối với mẫu nhật ký chứng từ, công ty không ghi cột số hiệu, ngày tháng của chứng từ, cũng không vào sổ cột diễn giải. Như vậy, chỉ nhìn vào nhật ký chứng từ, người đọc sẽ không thể hiểu được nghiệp vụ đó phát sinh như thế nào, nội dung kinh tế là gì. Khi đó, lại phải mở lại báo cáo chi tiết tăng giảm để theo dõi rất mất thời gian và không đồng bộ. Về công tác lưu trữ, bảo quản sổ sách chứng từ Hiện nay, các chứng từ của công ty phát sinh rất nhiều. Nếu nghiệp vụ nào cũng được lưu trữ bằng giầy tờ thì rất tốn kém, do đó cần có sự trợ giúp của máy tính. Tuy nhiên, phần hành tài sản cố định, có nhiều nghiệp vụ phát sinh với giá trị lớn, nên ngoài lưu trữ trên máy tính, công ty cần lưu trữ trên giấy tờ. Tuy nhiên, công tác bảo quản còn gặp nhiều khó khăn, do eo hẹp về không gian. Về công tác quản lý sử dụng tài sản cố định hữu hình Như đã phân tích ở trên, hiện nay, mặc dù tài sản của công ty khá nhiều, nhưng cũng có rất nhiều tài sản cố định còn cũ kỹ, lạc hậu, Điều này thể hiện ở hệ số hao mòn tài sản cố định hữu hình ở cả 2 năm 2008 và 2009 đều lớn hơn 0,5. Đây là một trở ngại khiến cho hiệu quả sử dụng tài sản cố định chưa cao. Về việc sử dụng phần mềm kế toán Hiện tại, công ty đang sử dụng hệ thống mạng tài chính kế toán 2006, được viết trên cơ sở dữ liệu Foxpro, viết từ những năm 90, tốc độ xử lý thông tin khá chậm. Trong điều kiện công nghệ phát triển cao, hoạt động kinh doanh của công ty cũng đang phát triển và ngày càng nhiều, trang bị phần mềm này cho phòng kế toán gây ra nhiều khó khăn cho công tác kế toán, lãng phí thời gian, và tạo áp lực nhiều hơn cho nhân viên kế toán. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ hữu hình tại công ty Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và mở cửa như hiện nay, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm là một xu thế tất yếu. Thêm vào đó, khoa học công nghệ là yếu tố luôn luôn được nhắc đến trong chương trình nghị sự của mỗi quốc gia. Việc sử dụng những tài sản cố định hữu hình ( máy móc, thiết bị) có hàm lượng công nghệ cao là một hướng phát triển đang được nhiều công ty quan tâm. Tuy nhiên, đi đôi với đầu tư, luôn phải gắn với công tác quản lý, và sử dụng một cách hiệu quả những tài sản hiện có. Không làm tốt được vấn đề quản lý này, thì việc đầu tư mua sắm mới cũng chỉ là một sự lãng phí không đáng có. Để làm tốt được vấn đề này, công tác kế toán là nòng cốt. Với tầm quan trọng như vậy, việc hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình là vấn đề hết sức cần thiết, không chỉ đối với công ty cổ phần cao su Sao Vàng, mà còn quan trọng đối với cả Tổng công ty hóa chất Việt Nam. 3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Công tác quản lý tài sản cố định hữu hình là một vấn đề quan trọng, không chỉ đối với công ty, mà còn đối với bộ phận kế toán. Quản lý tốt, phù hợp và hiệu quả, sẽ tạo ra tính đồng bộ trong công tác ghi sổ kế toán. Về vấn đề mã hóa tài sản: Mã hóa tài sản cố định hữu hình như vậy là ổn, nhưng công ty nên tiến hành một số thay đổi trong công tác mã hóa tài sản cố định thuê tài chính, và tài sản cố định thuê tài chính , do khuôn khổ bài viết này có hạn, nên em chỉ đưa ra một vài đề xuất như sau: Có thể mã hóa cho tài sản cố định hữu hình là TS1, tài sản thuê tài chính là TS2, và tài sản cố định vô hình là TS3. Như vậy, khi chi tiết ra, nếu là nhà cửa vật kiến trúc thuê tài chính, sẽ là TS2N…Như vậy, sẽ đánh được nhầm lẫn. Về vấn đề phân loại tài sản cố định hữu hình Như đã trình bày ở trên, hiện tại công ty đang tiến hành phân loại theo hình thái biểu hiện và theo bộ phận sử dụng, các cách phân loại này đúng nhưng chưa đủ. Với số liệu hiện nay, công ty nên tiến hành phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành và theo mục đích sử dụng, như mẫu sau: Bảng 3.1: Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành TT Chỉ tiêu Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại 1 Nguồn vốn tự bổ sung Nguồn vốn vay Nguồn vốn liên doanh liên kết Nguồn vốn khác Tổng cộng Bảng 3.2: Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng TT Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại 1 TCSĐHH dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh 2 TSCĐHH dùng cho phúc lợi 3 TSCĐHH đã khấu hoa hết nhưng vẫn còn sử dụng 4 TSCĐHH chờ xử lý Cộng Phân loại tài sản theo nguồn hình thành nhằm mục đích quản lý tài sản cố định hữu hình trên góc độ vốn đầu tư, giúp cho công ty có kế hoạch bù đắp các khoản vốn đã bỏ ra để đầu tư tài sản cố định hữu hình. Nếu như, tài sản được hình thành từ nguồn vay, theo dõi trên sổ này, có thể giúp công ty xem xét được khả năng sinh lời của tài sản, từ đó, có kế hoạch trả khoản vay một cách hợp lý. Đây là một cách phân loại khá phù hợp với xu hướng đa dạng hóa khoản vay, sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý. Đồng thời, như đã trình bày ở trên, việc phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng, có thể giúp doanh nghiệp theo dõi số lượng tài sản cố định hữu hình hiện đang phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, số tài sản cố định phục vụ mục đích phúc lợi, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Tài sản phục vụ cho mục đích phúc lợi không thể quá ít, vì nó phục vụ cho nhu cầu nghỉ nghơi, chế độ cho người lao động, nhưng cũng không thể quá nhiều, vì quá nhiều tạo ra một cơ cấu ko hợp lý. 3.2.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Về công tác kế toán khấu hoa tài sản cố định hữu hình. Đầu tiên về lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp này có ưu điểm là cách tính đơn giản, dễ hiểu, mức khấu hao được tính vào giá thành đều đặn. Tuy nhiên, theo chế độ hiện hành thì một doanh nghiệp có thể áp dụng đồng thời 3 phương pháp khấu hao là : phương pháp khấu hao theo đường thẳng, theo số dư giảm dần có điều chỉnh và theo số lượng sản phẩm. Thiết nghĩ công ty lên áp dụng chính sách khấu hao như sau : - Đối với nhà cửa và kiến trúc nên áp dụng khấu hao theo đường thẳng - Đối với những máy móc thiết bị có hàm lượng khoa học công nghệ cao nên áp dụng theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh bời những tài sản này thường nhanh bị hao mòn vô hình và tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh Nội dung cụ thể của những phương pháp này đã được quy định rõ trong quyết đinh 206/2003/QD-BTC việc áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho một số tài sản cố định sẽ đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả của công tác đầu tư mua sắm và sử dụng tài sản cố định hữu hình Thứ hai trong công thức tính khấu hao Công ty không trừ đi giá trị thu hồi ước tính của các Tài sản cố định nói chung và Tài sản cố định hữu hình nói riêng, trong quyết định 206 có điểm khác với chuẩn mực kế toán số 03 ở điểm này . Sự khác biệt đó tạo ra những khó khăn trong việc lựa chọn công thức tính khấu hao hợp lý. Xét trong điều kiện hiện tại của công ty việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ là không khó do đó công ty nên tính đến giá trị thu hồi ước tính. Điều này sẽ giúp làm giảm bớt vốn ứ đọng trong những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn có giá trị nhượng bán thanh lý cao. Thứ ba về công tác thanh lý tài sản cố định không cần dùng Hiện tại số lượng tài sản cố định hữu hình trong công ty là rất lớn trong đó có nhiều tài sản đã cũ ( giá trị khấu hao chiếm tới hơn 50% nguyên giá ), điều này tạo ra sự lãng phí vốn rất lớn nhằm giảm thiểu tình trạng này công ty nên đẩy mạnh hoạt động thanh lý các tài sản cố định hữu hình để thu hồi vốn và tái đầu tư mới tài sản cố định định kỳ hàng năm, các bộ phận sử dụng lên danh sách các tài sản đã hết khấu hao, lập biên bản đệ trình Ban Giám đốc công ty phê duyệt để tiến hành thanh lý tài sản đó. Đồng thời công ty cũng nên có những chính sách khuyến khích để thúc đẩy bán những tài sản này chẳng hạn bán giá thấp hơn với cán bộ nhân viên trong công ty… Về hệ thống sổ kế toán Trước hết đối với hệ thống sổ kế toán chi tiết như đã nêu ở trên hiện nay công ty không mở thẻ tài sản cố định. Đây là một thiếu sót rất lớn bởi lẽ thẻ tài sản cố định không những là căn cứ ghi sổ mà còn là căn cứ để kiểm tra đối chiếu về mặt hiện vật khi cần. Đối với sổ kế toán tổng hợp. Nhìn chung thì hệ thống sổ kế toán tổng hợp của công ty đã áp dụng đúng theo qui định của Bộ Tài Chính về bộ sổ theo hình thức nhật ký chứng từ. Tuy nhiên, do tính phức tạp và đồ sộ của bộ sổ theo hình thức nhật ký chứng từ, thiết nghĩ, đối với các nhật ký chứng từ, công ty nên vào sổ mỗi nghiệp vụ 1 dòng trong từng dòng , đặc biệt là các tài khoản phát sinh nhiều như các tài khoản chi phí. Dòng này, thực chất là thay cho dòng diễn giải, nhằm cung cấp thông tin về nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời, trong nhật ký này cũng cần phải phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết như là số hiệu chứng từ Minh họa mẫu sổ như sau: THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số : TS200912 Ngày 29 tháng 10 năm 2009 - Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số30 ngày 29 tháng 10 năm 2009 - Tên, nhãn hiệu, quy cách TSCĐ: Xe tải Thaco - Foton. - Nước sản xuất: Việt Nam - Bộ phận quản lý, sử dụng: Bộ phận vận tải - Công suất thiết kế: 5 tấn - Năm sản xuất: 2008 - Năm sử dụng: 2009 Phương pháp khấu hao: theo đường thẳng. Đình chỉ tài sản cố định ngày Lý do đình chỉ: Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm GT hao mòn Cộng dồn 10/2009 Mua mới 326.375.495 2009 11.405.295 11.405.295 Người lập thẻ (Ký, ghi rõ họ, tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ, tên) Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Địa chỉ :231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9 Ghi Có TK 211- TSCĐHH Quí 4 / 2009 STT Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK211, ghi Nợ các TK... Cộng Có TK211 SH NT TK214 TK811 … 1 5/11 Thanh lý xe ô tô du lịch 29K0577 537.000.000 0 537.000.000 … … … …. … … … …. Cộng 537.000.000 0 537.000.000 Về việc sử dụng phần mềm kế toán Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm Mansys 9.9, được viết trên cơ sở dữ liệu Foxpro, viết từ những năm 90 thiết nghĩ, với tình hình phát triển như hiện nay, công ty nên đầu tưa một hệ thống phần mềm mới, phục vụ tốt hơn cho công việc. Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhà cung cấp phần mềm kế toán dành cho người Việt, giao diện thân thiện, dễ sử dụng và giá cả rất phải chăng. Làm được điều này, có thể tiết kiệm thời gian và chi phí lao động cho công tác kế toán. 3.2.4 Điều kiện thực hiện Vài năm trở lại đây, công ty cổ phần cao su Sao Vàng đang đạt được những thành công rực rỡ, trở thành một trong 3 doanh nghiệp lớn nhất toàn ngành. Bên cạnh đó, năm 2009 vừa rồi, công ty đã tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, càng cho thấy sự bắt kịp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế nước nhà. Trong những năm qua, công ty đã không ngừng thay đổi, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, làm sao để thật gọn nhẹ, nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh đó, công tác kế toán tài sản cố định hữu hình nói riêng và công tác kế toán của toàn công ty nói chung cần nỗ lực hơn nữa, nhằm đảm bảo hiệu quả cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lý. Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình cần thuân thủ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật cũng như những qui định của Bộ Tài Chính ban hành. Đây là yếu tố then chốt bắt buộc. Ngoài ra, trong một số vấn đề công ty cần có sự áp dụng một cách linh động, tránh tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả. KẾT LUẬN Sau thời gian tiếp xúc gắn bó và tại một mức độ nào đó đã hòa mình vào guồng máy hoạt động công ty cổ phần cao su Sao Vàng, với sự ủng hộ của anh chị trong công ty cùng sự chỉ dẫn sát sao cũng như sự động viên khích lệ của PGS TS Nguyễn Minh Phương, em đã đặt vấn đề và dần hoàn thiện thực tập chuyên đề với ý tưởng về sự hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty sau khi nắm rõ phần nào thực trạng về tài sản cố định hữu hình của công ty thời gian này. Bài toán quản lý và sử dụng tài sản hợp lý của công ty cao su Sao Vàng sao cho việc trang bị tài sản cố định là đúng nơi, đúng chỗ, đúng nhu cầu và phát huy giá trị sử dụng cao nhất đã được em phân tích chia nhỏ rồi hệ thống lại từ quy cách tổ chức, hay hệ thống hóa đơn chứng từ biên bản liên quan với số liệu thực tế. Từ những kết luận ưu và nhược điểm trong từng khâu của quá trình quản lý tài sản cố định hữu hình của công ty, em đã tìm hiểu thêm những kiến thức bổ trợ và suy nghĩ các phương hướng giải quyết vấn đề, tiếp nhận sự đóng góp ý kiến của anh chị trong công ty và sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Minh Phương, và cuối cùng qua thời gian dài nghiên cứu em đưa ra những đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao hơn hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình của công ty. Em rất mong muốn những đề xuất kiến nghị này sẽ được đưa vào sử dụng thực tiễn và đem lại hiệu quả tốt, đồng thời em hy vọng sẽ nhận được những đóng qóp quý báu của quý thầy cô giáo và qúy bạn bè đối với chuyên đề này để giải pháp ngày càng hoàn thiện hơn và có ích hơn trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong công đã giúp em hoàn thành chuyên đề này, em cũng xin cảm ơn cô giáo, PGS.TS Nguyễn Minh Phương đã tận tình truyền đạt kinh nghiệm cùng kiến thức quý báu cho em trong thời gian này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài Chính, 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và toàn bộ thông tư hướng dẫn các chuẩn mực, NXB Thống Kê, 2009. [2] Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán số 03 về Tài sản cố định hữu hình. [3] Công ty cổ phần cao su Sao Vàng, Bản cáo bạch [4] Chuẩn mực kế toán quốc tế số 16 về Tài sản, nhà xưởng và thiết bị [5] Giáo trình kế toán tài chính, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2006 [6] Luật kế toán [7] Quyết định 15\2006\QDD-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 20/03/2006. [8] Quyết định 206\2003\QĐ -BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 21/12/2003 [9] Tài liệu do phòng nhân sự, và phòng kế toán của công ty cung cấp. [10] Website của công ty: www.src.com.vn [11] Website tạp chí kế toán : www.tapchiketoan.com [12] Website khác : www.tapchikinhtephattrien.com NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Thời gian thực tập tại phòng tài chính kế toán, sinh viên Hoàng Minh Đức đã thực hiện tốt nội qui công ty đề ra. Trong thời gian thực tậpm em đã cố gắng tìm hiểu các phần hành kế toán trong phòng và đã đi sâu nghiên cứu công tác hạch toán tài sản cố định tại công ty và đã có những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Cao su Sao Vàng. Hà nội, ngày tháng năm 2009 P. P Tài chính kế toán Công Ty Cổ Phần Cao Su Sao Vàng. Địa chỉ : 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội BẢNG KÊ SỐ 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo xí nghiệp Dùng cho TK 627 - Quí 4 /2009 STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ TK 214 Cộng có 214 Các TK phản ánh trên các NKCT khác Cộng chi phí thực tế phát sinh NKCT số 1 … Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1 TK 627- CPSX chung 4.263.852.216 4.100.260.551 4.173.378.709 12.537.491.446 500.000 12.537.991.446 XN cao su số 1 500.269.248 500.138.269 521.163.818 1.521.571.335 500.000 1.522.071.335 XN cao su số 2 200.210.532 150.000.371 160.399.429 510.610.332 510.610.332 XN cao su số 3 1.720.870.200 1.950.726.130 1.844.293.816 5.515.890.146 5.515.890.146 XN năng lượng 200.580.230 195.280.172 210.571.719 606.432.121 606.432.121 … … … … … … … Bộ phận vận tải 13.294.162 12.747.260 11.372.037 39.413.459 39.413.459 Phụ lục 1: Bảng kê số 4 Công Ty Cổ Phần Cao Su Sao Vàng. Địa chỉ : 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội BẢNG KÊ SỐ 5 Tập hợp: - Chi phí đầu tư XDCB - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN Quí 4 /2009 STT Ghi Có Các TK Các TK ghi Nợ TK214 Tổng Có 214 Các TK phản ánh trên các NKCT khác Tổng Cộng NKCT số 1 NKCT số 5 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1 TK2412- XDCB 500.000.000 500.000.000 2 TK2413 - sửa chữa lớn 12.000.000 12.000.000 3 TK641 40.129.027 40.000.100 39.963.100 120.092.227 120.092.227 4 TK642 150.208.120 150.690.720 199.859.429 500.758.269 500.758.269 Cộng 190.337.147 190.690.820 239.842.529 620.850.596 512.000.000 1.132.850.596 Phụ lục 2: Bảng kê số 5. CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I: Tập hợp chi phí SXKD toàn DN Quí 4 /2009 STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ TK 2141 Tổng có 214 Các TK phản ánh trên các NKCT khác Tổng Cộng NKCT số 1 … Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1 TK 627- CPSX chung 4.263.852.216 4.100.260.551 4.173.378.709 12.537.491.446 500.000 12.537.991.446 2 TK 641- CPBH 40.129.027 40.000.100 39.963.100 120.092.227 120.092.227 3 TK 642- CPQLDN 150.208.120 150.690.720 199.859.429 500.758.269 500.758.269 Cộng 4.454.189.363 4.290.951.371 4.413.201.238 13.158.341.942 500.000 13.158.841.942 Phụ lục 3: Nhật ký chứng từ số 7 Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Ghi Có TK111- tiền mặt Quí 4 /2009 STT Ngày Diễn giải Ghi Có TK111, ghi Nợ các TK… Cộng Có TK111 112 133 811 … … … …. …. …. ….. 05/11 Chi phí thanh lý xe ô tô du lịch 29K0577 100.000 1.000.000 1.100.000 … … … … … … .. … Cộng 36.296.536.200 40.689.365.000 1.569.421.526 12.459.562.536 Phụ lục 4: Nhật ký chứng từ số 1 Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội BẢNG KÊ SỐ 1 Ghi Nợ TK 111- Tiền mặt Quí 4 / 2009. STT Ngày Diễn giải Ghi Nợ TK 111, ghi Có các TK… TK133 TK711 … Cộng Nợ TK 111 …. … …. …. … … ….. 28/02 Thu thanh lý xe ô tô du lịch BKS 29K 0577 5.000.000 50.000.000 55.000.000 … … … … …. … … Cộng 1.869.130.265 800.000.000 … 13.896.524.362 Phụ lục 5: Bảng kê số 1 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5 Ghi Có TK331- Phải trả người bán Quý 4 / 2009 STT Nội dung SDĐK Ghi Có TK331, ghi Nợ các TK… Cộng Có TK331 Ghi Nợ TK331, Ghi Có các TK… Cộng Nợ TK331 SDCK Nợ Có TK 211 TK133 TK2412 TK2413 TK331 … Nợ Có 1 Mua ô tô mới 319.349.800 31.934.980 351.248.780 2 XDCB hoàn thành bàn giao 500.000.000 500.000.000 3 Sửa chữa lớn thiết bị 12.000.000 12.000.000 Tổng cộng 319.349.800 31.934.980 500.000.000 12.000.000 Phụ lục 6 : Nhật ký chứng từ số 5 Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2 Ghi Có TK112- Tiền gửi ngân hàng Quí 4/ 2009 STT Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK112, ghi Nợ các TK… Cộng Có TK112 Số hiệu Ngày tháng TK211 … … … …. …. ….. ….. ….. 1 29/10/2009 Mua ô tô tải 100.500.000 100.500.000 … … …. …. ….. ….. ….. Tổng cộng 100.500.000 … 8.234.526.125 Phụ lục 7 : Nhật ký chứng từ số 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31260.doc
Tài liệu liên quan