Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư xây dựng Hà Nội

Nói tóm lại một lần nữa chúng ta có thể khẳng định lại rằng TSCĐ là một bộ phận rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, trong nền kinh tế và thông thường chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản của bất kì một doanh nghiệp nào. Cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, TSCĐ trong doanh nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế quốc dân nói chung không ngừng được đổi mới, hiện đại hoá và tăng lên nhanh chóng để tạo ra năng suất chất lượng và sản phẩm ngày càng cao trên thị trường. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng tăng cường công tác quản lý TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng, làm được điều đó đòi hỏi công tác hạch toán kế toán TSCĐ phải được thực hiện tốt, phải được thường xuyên cập nhật tình hình tăng giảm, hiện có, khấu hao, sửa chữa, cũng như tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Công tác quản lý TSCĐ phải được càng ngày hoàn thiện và không ngừng nâng cao. Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty đã chú trọng quan tâm tới việc đầu tư đổi mới TSCĐ phục vụ cho SXKD. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng bên cạnh những thành tích đã đạt được thì vẫn còn có những hạn chế tồn tại mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ của mình.

doc61 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh thu. Khả năng thị trường đang được mở rộng và có uy tín. b) Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban : - Giám đốc : Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động chung của công ty theo pháp luật và trực tiếp điều hành kinh doanh của khối đầu tư . - Các phó giám đốc : Giúp giám đốc tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ mang tính chất xây lắp công trình, trực tiếp phụ trách các khối đơn vị thi công xây lắp, thi công cơ giới, trực tiếp quản lý kĩ thuật, an toàn lao động, vật tư phục vụ khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Giúp giám đốc các mặt công tác quản trị hành chính, xây dựng kĩ thuật cơ bản nội bộ sáng kiến cải tiến kĩ thuật . - Các phòng ban giúp việc . - Phòng kế hoạch kinh doanh . - Tổng hợp và xây dựng . ............ Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Giám đốc công ty Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Phòng tổ chức lao động Phòng thống kê kế toán Phòng hành chính quản trị Các phó giám đốc Phòng kế hoạch kinh doanh 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty đầu tư xây dựng Hà Nội . a. Bộ máy kế toán của Công ty Sơ đồ bộ máy kế toán Thủ quỹ Kế toán 4 Kế toán 3 Kế toán 2 Kế toán 1 Trưởng phòng kế toán * Nhiệm vụ của từng người trong phòng kế toán 1. Trưởng phòng kế toán: - Tổ chức công tác thống kê, kế toán và bộ máy kế toán. Tổ chức phương pháp ghi chép cho phù hợp và khoa học nhất với đơn vị mình - Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành đúng chế độ, chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính. - Phải nắm rõ định hướng phát triển của Công ty để điều hành hoạt động của Phòng. Chịu trách nhiệm chung về phương pháp hạch toán, quyết định phân bổ chi phí vào các đối tượng phù hợp . - Phải kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, các dự toán chi phí sản xuất. - Kiểm tra việc chấp hành các chính sách kinh tế, tài chính, các chế độ tiêu chuẩn chi tiêu, kỷ luật tài chính của Nhà nước, việc thực hiện chế độ thanh toán tiền mặt, vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế. - Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị để có biện pháp khắc phục. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về các số liệu báo cáo, về tính đúng đắn của báo cáo tài chính do phòng lập nên. - Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các chứng từ hoá đơn chấp nhận thanh toán, về tính trung thực của các báo cáo tài chính. - Cân đối các nguồn vốn để đáp ứng tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2. Kế toán 1: Kế toán TSCĐ, vật tư hàng hoá, các khoản thanh toán với CNV, các quĩ cơ quan: - Kế toán có trách nhiệm lập kế hoạch tính trích khấu hao năm gửi cho Cục quản lý vốn tài sản. Thông báo các thủ tục cần thiết để thanh lý tài sản, ghi tăng tài sản. Theo dõi riêng số phải thu khấu hao của từng đơn vị. - Theo dõi lượng vật tư hàng hoá xuất nhập hàng tháng, cùng các phòng ban liên quan kiểm kê định kỳ vật tư hàng hoá tồn kho vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Lập biên bản với các trường hợp thiếu thừa. - Tính toán quĩ lương theo thông báo đã được duyệt của Sở LĐTBXH, trích BHXH, BH ytế, Công đoàn theo đúng chế độ. - Theo dõi tình hình biến động các quĩ cơ quan. 3. Kế toán 2: Kế toán thanh toán, thuế VAT đầu vào, doanh thu: - Theo dõi chi tiết từng khoản tạm ứng, thanh toán theo đối tượng và theo từng công trình. Hàng tháng tổng hợp số dư nợ để đốc thúc việc thanh toán. Cuối mỗi công trình thanh quyết toán phải đối chiếu toàn bộ công nợ của công trình và tất toán với đơn vị - Tính toán thuế VAT phải nộp, thuế đã nộp đầu vào để tính toán số còn phải nộp cho từng công trình. - Đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo doanh thu kịp thời để lập báo cáo doanh thu hàng tháng gửi ra Cục thuế đúng hạn. - Cuối mỗi công trình thanh lý, phải chủ động tính doanh thu để chuyển cho bộ phận tính kết quả hoạt động SX KD để tính lãi - lỗ. 4. Kế toán 3: Kế toán tiền mặt, tập hợp chi phí trực tiếp, chi phí quản lý Công ty và tính giá thành công trình. - Căn cứ vào số liệu các bộ phận gửi sang, kế toán phải tập hợp chi phí trực tiếp cho từng công trình, theo từng nội dung chi phí. - Cuối mỗi niên độ kế toán, phải chủ động tổ chức, hướng dẫn các đơn vị đánh giá giá trị các công trình thi công dở dang, tính toán số chi phí trong kỳ để tính giá thành công trình chuyển cho bộ phận tính lãi - lỗ. - Tập hợp chi phí quản lý Công ty theo từng nội dung chi phí để phục vụ công tác quản trị kinh doanh. Cuối kỳ chuyển cho bộ phận tính lãi - lỗ. - Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các chừng từ chi trước khi viết phiếu thu - chi. Mở sổ theo dõi việc luân chuyển tiền tệ, cuối ngày, tuần, tháng phải đối chiếu khớp với thủ quĩ. 5. Kế toán 4: Kế toán tiền gửi, tiền vay - Phải chủ động giao dịch thường xuyên với ngân hàng, căn cứ vào sổ phụ để mở sổ theo dõi chặt chẽ tiền gửi, số dư tài khoản. Tuyệt đối không được cắt chuyển tiền vượt quá số dư hiện có. - Phải chủ động chuẩn bị đủ hồ sơ để tiến hành thủ tục bảo lãnh cho các công trình: Bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, chất lượng công trình. Theo dõi các hồ sơ này và chuyển tiền về tài khoản hoạt động khi hết hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh. - Chủ động xem xét, chuẩn bị hồ sơ vay vốn cho các công trình, đảm bảo tiến hành chặt chẽ việc nhận nợ với Công ty của các đơn vị vay vốn. Theo dõi, đốc thúc việc nộp trả lãi tiền vay của từng món vay, nộp trả kịp thời, đúng hạn các khoản nợ gốc. 6. Thủ quĩ - Phải bảo đảm an toàn tuyệt đối quĩ tiền mặt, chỉ được phép xuất tiền ra khỏi quĩ khi đã có phiếu chi được ký duyệt. - Khi quản tiền ngân phiếu, phải lưu ý thời hạn, không được để quá thời hạn. - Phải căn cứ vào các phiếu thu - chi hàng ngày để lập báo cáo quĩ, đối chiếu thường xuyên với kế toán tiền mặt. b. Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại Công ty * Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty Hiện nay Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội đang áp dụng hệ thống tài khoản chung theo Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT và sau đó có những thay đổi bổ sung theo các Thông tư 10, 44, 64... và áp dụng theo đúng chế độ kế toán qui định. Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty gồm các báo cáo sau: + Bảng cân đối kế toán + Kết quả hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính. * Hình thức sổ kế toán Công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ với phương pháp kế toán thủ công và một phần được áp dụng máy vi tính. Công ty có những sổ kế toán chính như: Nhật ký chứng từ (NKCT) số 1, NKCT số 2, NKCT số 3, NKCT số 4, NKCT số 5, .... và các bảng kê như bảng kê số 3 và các loại sổ cái như sổ cái tiền mặt và các sổ chi tiết... Sơ đồ trình tự ghi sổ tại Công ty Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ chi tiết Nhật ký CT Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra II. Tình hình tổ chức công tác kế toán TSCĐ của công ty Đầu tư xây dựng Hà nội 1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý TSCĐ tại Công ty Công ty đầu tư xây dựng Hà nội là một đơn vị hạch toán độc lập, không ngừng nâng cao doanh thu và giảm chi phí đang trở thành vấn đề quyết định sự tồn tại của Công ty. Đầu tư mua sắm trang thiết bị đúng thời điểm cùng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng doanh thu của Công ty. Xuất phát từ yêu cầu quản lý sử dụng TSCĐ ngày càng cao, công tác kế toán tại Công ty phải liên tục phát triển thoả mãn tới mức cao nhất cho mục tiêu kinh doanh. Để đạt được điều đó, Công ty phải thực hiện tốt công tác kế toán như sau: - Thực hiện ghi chép đầy đủ, phản ánh chính xác, kịp thời liên tục có hệ thống tính biến động của TSCĐ. - Thông qua việc theo dõi, phản ánh xử lý các thông tin, kế toán giúp cho ban lãnh đạo Công ty đưa ra quyết định chính xác trong việc đầu tư, sửa chữa TSCĐ. - TSCĐ của Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau và chiếm tỷ lệ vốn lớn trong tổng số vốn của Công ty. Vì vậy, vấn đề quản lý và sử dụng TSCĐ luôn đóng vai trò quan trọng để nguồn vốn được bảo tồn cũng như việc nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. - Việc quan lý TSCĐ phải tuân theo các yêu cầu sau: + Phải quản lý TSCĐ như một yếu tố tư liệu sản xuất cơ bản. + Phải quản lý TSCĐ như một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh cơ bản về mặt giá trị, nguyên tắc chu chuyển vốn, bảo toàn vốn sau mỗi lần chu chuyển. + Phải thể hiện và quản lý TSCĐ đã tiêu dùng, tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức hạch toán là quá trình hình thành, lựa chọn và cung cấp thông tin hiện có, tăng, giảm sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp trên cơ sở thiết lập hệ thống chứng từ, sổ sách và trình tự phản ánh giám sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trong công tác hạch toán TSCĐ, kế toán tại công ty luôn chú ý tới nguyên tắc thận trọng, hạch toán đảm bảo chính xác đối tượng ghi TSCĐ, loại TSCĐ. Việc hạch toán và quản lý TSCĐ luôn dựa trên một hệ thống đầy đủ các chứng từ gốc chứng minh cho tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Căn cứ vào các chứng từ gốc thích hợp cùng với lý lịch TSCĐ và các tài liệu khoa học kỹ thuật, công ty quản lý TSCĐ theo từng đơn vị TSCĐ dựa trên 2 hồ sơ kỹ thuật: - Hồ sơ kỹ thuật do phòng kỹ thuật nghiệp vụ lập, lưu trữ quản lý - Hồ sơ kế toán do phòng kế toán lập, lưu trữ quản lý bao gồm các chứng từ: Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản thanh lý hợp đồng Biên bản nghiệm thu TSCĐ 2. Phân loại và đánh giá TSCĐ TSCĐ của công ty có giá trị lớn, chúng được bố trí ở nhiều địa bàn khác nhau, số lượng cũng như chủng loại TSCĐ rất phong phú, đa dạng. TSCĐ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Chình vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ kế toán phải phân loại TSCĐ thành các loại khác nhau dựa trên một số tiêu thức nhất định. Cụ thể TSCĐ của công ty được phân thành các loại như sau : *) Phân loại TSCĐ theo chức năng sử dụng : Theo cách này TSCĐ của công ty được phân thành 5 loại với nguyên giá của từng TSCĐ tính đến ngày 30/12/2001 như sau : Loại 1 : Nhà cửa, vật kiến trúc : 1.772.662.440 đồng Loại 2 : Dụng cụ quản lý : 370.858.280 đồng Loại 3 : Thiết bị vận tải : 5.007.779.497 đồng Loại 4 : Thiết bị công tác : 683.800.000 đồng Loại 5 : Thiết bị động lực : 55.500.000 đồng *) Phân loại theo nguồn hình thành : Theo cách này toàn bộ TSCĐ của công tyđược phân thành 5 loại với nguyên giá của từng loại tính đến ngày 30/12/2001 như sau: - TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tự có 3.852.354.398 đồng - TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách 1.750.783.448 đồng - TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay 2.287.462.371 đồng Để xác định chính xác giá trị ghi sổ cho TSCĐ, công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tuỳ theo từng loại tài sản mà lựa chọn cách đánh giá thích hợp. Đối với những TSCĐ như: TSCĐ do mua sắm , TSCĐ do XDCB bàn giao, TSCĐ do phát hiện thừa việc đánh giá TSCĐ tại công ty được thực hiện như sau: Nguyên giá = Giá mua + Chi phí có liên quan Chi phí có liên quan như: Chi phí chạy thử, giao dịch, vận chuyển ... Đối với những TSCĐ điều chuyển giữa công ty với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong công ty thì các chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ không hạch toán bằng đơn giá mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Giá trị còn lại của TSCD được xác định theo nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ theo công thức: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn Như vậy, tất cả TSCĐ có của công ty được theo dõi một cách đầy đủ, chặt chẽ trên 3 loại giá là: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Chính vì vậy, công tác hạch toán TSCĐ đã phản ánh được tổng số tiền đầu tư cho mua sắm, XDCB và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất. 3. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại Công ty a) Hạch toán tăng TSCĐ TSCĐ của công ty tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: được cấp trên cấp, do mua sắm bằng nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị hoặc do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, do chuyển công cụ dụng cụ thành TSCĐ. Nhìn chung TSCĐ của Công ty hiện nay tăng chủ yếu là do mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn do công ty vay. TSCĐ khi về đến công ty đều được công ty nghiệm thu. * Hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm Việc mua TSCĐ tại công ty được xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận, được căn cứ vào kế hoạch đầu tư, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu đổi mới trên công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Sau khi kế hoạch mua sắm được duyệt công ty ký hợp đồng mua TSCĐ với nhà cung cấp. Sau khi ký hợp đồng kinh tế hai bên tiến hành bàn giao TSCĐ, sau đó kế toán làm các thủ tục thanh toán cho bên bán. Khi hợp đồng hoàn thành hai bên thanh lý hợp đồng, công ty lập biên bản nghiệm thu và đưa TSCĐ vào sử dụng . Chứng từ liên quan đến việc mua sắm TSCĐ bao gồm : - Giấy đề nghị của bộ phận có yêu cầu - Quyết định của giám đốc công ty - Hợp đồng kinh tế - Hoá đơn bán hàng, hoá đơn chi phí - Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý hợp đồng Các chứng từ này là căn cứ cho việc hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ, sau đó được lưu vào hồ sơ . Nhìn chung, TSCĐ của công ty hiện nay chủ yếu là do mua sắm. VD: Năm 2001 công ty dự án đầu tư máy móc thiết bị phục vụ thi công bằng nguồn vốn vay. Công ty đã kí hợp đồng hợp 84/HĐKT mua 1 silô trạm trộn công suất 20 tấn/h với nhà máy kết cấu thép cơ khí Đông Anh. Quá trình mua bán hoàn thành sau khi có biên bản nghiệm thu và biên bản bàn giao thiết bị . Cụ thể là : - Hợp đồng kinh tế . - Biên bản thanh lý hợp đồng . - Biên bản bàn giao máy . - Biên bản bàn giao TSCĐ . Sau đây là những hợp đồng, biên bản cụ thể : Tổng cty xd công nghiệp việt nam cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam N/m kết cấu thép cơ khí đông anh Độc Lập - Tự Do- Hạnh Phúc Số 84-/HĐKT Hợp đồng kinh tế * Căn cứ vào pháp lệnh HĐKT của hội đồng nhà nước công bố ngày 29/ 09/ 1989 . * Căn vào nghị định số 17 và 18/ HĐBT ngày 16/01/1990 của HĐBT quy định về thực hiện pháp lệnh hợp đồng Hôm nay ngày 05 /07/2001 Chúng tôi gồm : Đại diện bên A : Công ty đầu tư và xây dựng Hà Nội Do ông : Đào Tiến Dũng. Chức vụ : Phó giám đốc Địa chỉ : 76 An Dương - Phường Yên Phụ -Tây Hồ -Hà Nội Số tài khoản: 7310-00784 Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội Đại diện bên B : Nhà máy kết cấu thép Đông Anh Do ông : Trần Đức Y. Chức vụ : Phó giám đốc Địa chỉ : Thị trấn Đông Anh - Hà Nội Điện Thoại :8834977 . Fax : 8834975. Mã số thuế : 4600100162 - 019 Số tài khoản : 7310 - 0105 K Tại ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Anh Hà Nội Hai bên kí kết HĐKT với các điều khoản sau Điều 1: Nhiệm vụ và trách nhiệm của bên B Chế tạo một silô chứa xi măng 20 tấn theo bảng vẽ bên A cấp. Chất lượng kết cấu cơ khí nói chung phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật chất lượng của bên A Bên B phải đảm bảo tính bản quyền sản phẩm của bên A, chỉ được sử dụng các tài liệu kỹ thuật, các bản vẽ chế tạo khi được bên A đồng ý bằng văn bản Giao hàng đúng hạn Điều 2: Nhiệm vụ và trách nhiệm của bên A Chịu trách nhiệm cung cấp bản vẽ và các chi tiết của phần kết cấu cơ khí cho bên B chế tạo. Thông báo tiến độ nhận hàng để bên B có kế hoạch chế tạo. Cử cán bộ giám sát kỹ thuật. Chuyển tiền đúng hạn. Điều 3: Điều kiện giao, nhận hàng Sản phẩm được nghiệm thu tại mặt bằng xưởng của nhà máy kết cấu thép Đông Anh-Hà Nội Sau khi hai bên đồng ý giao, nhận hàng, bên B có trách nhiệm giao toàn bộ sản phẩm có liên quan như đã thoả thuận và kèm theo hoá đơn đặt hàng. Sở xây dựng Hà nội cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Công ty đàu tư và xây dựng hà nội Độc Lập - Tự Do- Hạnh Phúc Biên bản thanh lý hợp đồng Căn cứ hợp đồng số 84/HĐKT ngày 05/07/2001 được ký giữa hai công ty Đầu tư xây dựng Hà Nội và Nhà máy kết cấu thép cơ khí Đông Anh. Hôm nay ngày 30/10/2001 tại Hà Nội, chúng tôi gồm: Công ty đầu tư và xây dựng Hà Nội (bên A): Địa chỉ: 76 An Dương-Quận Tây Hồ-Hà Nội Tài khoản: 7310-00784 Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội Mã số thuế: 0100105045-1 Người đại diện: ông Đào Tiến Dũng - Phó giám đốc công ty Nhà máy kết cấu thép cơ khí Đông Anh (bên B): Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh-Hà Nội Tài khoản: 7310-0105 Ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Anh-Hà Nội Mã số thuế: 4600100162-019-1 Người đại diện: Ông Trần Đức Y - Phó giám đốc Theo biên bản kiểm tra bàn giao máy ngày 25/10/2001 hai bên cùng nhau thống nhất thanh lý hợp đồng số 84/ HĐKT ký ngày 05/07/2001 cụ thể là: 1. Về yêu cầu kỹ thuật Nhà máy kết cấu thép cơ khí Đông Anh đã bàn giao cho công ty Đầu tư và xây dựng Hà Nội 01 silô chứa xi măng 20 tấn. Silô hoạt đọng tốt, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Trong quá trình thực hiện hợp đồng hai bên không có vướng mắc, tranh chấp cũng như các phát sinh, thay đổi gì. 2. Về giá trị hợp đồng Tổng số tiền bên A phải trả cho bên B là: 40.596.000 đồng Bên A đã tạm ứng cho bên B là: 20.000.000 đồng Số tiền còn lại bên A phải trả là: 20.596.000 đ Bên A có trách nhiệm thanh toán hết số tiền trên cho bên B sau 30 ngày kể từ ngày thanh lý hợp đồng. Biên bản thanh lý hợp đồng này được lập thành 4 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 2 bản Đại diện bên A Đại diện bên B Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******************* Biên bản bàn giao máy Hôm nay ngày 25/10/2001 chúng tôi gồm: * Bên giao (bên B) Nhà máy kết câu thép cơ khí Đông Anh Đại diện Ông (Bà): Trần Đức Y Chức vụ: Phó giám đốc * Bên nhận(bên A) Công ty Đầu tư xây đựng Hà Nội Đại diện Ông (Bà): Đông Minh Tiến Chức vụ: Xưởng trưởng xưởng sản xuất gạch Block. Hai bên tiến hành bàn giao silô chứa xi măng gốm các phần sau: - Thùng chứa 20 tấn hoạt động tốt. - Hệ thống lọc van an toàn hoạt động tốt - Vít lại cung cấp xi măng hoạt động tốt Kết luận: Bên B bàn giao cho bên A 1 silô chứa xi măng công suất 20 tấn do nhà máy kết cấu thép cơ khí Đông Anh chế tạo. Hiện tại silô trên hoạt động bình thường, các hệ thống đầy đủ và đảm bảo hoạt động tốt. Công ty Đầu tư xây dựng Hà Nội (bên A) nhận, bàn giao, quản lý và đưa vào sử dụng. Đại diện bên A Đại diện bên B C.ty đầu tư XD Hà Nội Biên Bản giao nhận TSCĐ Số: 357 Căn cứ theo Hợp đồng số 84/HĐKT ngày 5/5/2001 của công ty đầu tư xây dựng Hà Nội và Nhà máy kết cấu thép Đông Anh. Hôm nay ngày 25/10/2001 tại công ty Đầu tư xây dựng Hà Nội Địa chỉ: 76 An Dương - Tây Hồ - Hà Nội đã nhận TSCĐ ( máy Silô trạm trộn). Bên giao: Nhà máy kết cấu thép Đông Anh Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh - Hà Nội Đại diện Ông: TRần Đức Y - Chức vụ: Phó giám đốc Bên nhận: Công ty Đầu tư xây dựng Hà Nội Ông: Đào Tiến Dũng - Giám đốc xí nghiệp xây dựng kiến trúc hạ tầng Địa chỉ: 76 An Dương - Tây Hồ - Hà Nội Hai bên đã tiến hành giao nhận TSCĐ, xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: TT Tên ký mã hiệu quy cách (cấp hạng TSCĐ) Số hiệu TSCĐ Nước SX (xây dựng) Năm (SX) Năm đưa vào sử dụng Công Suất (diện tích thiết kế) Tính nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ hao mòn (%) Tài liệu kỹ thuật kèm theo Giá mua (giá thành sản xuất) Cước phí vận chuyển Chi phí chạy thử Nguyên giá TSCĐ A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Silô trạm trộn Việt Nam 40.596.000 5.783.650 46.379.650 Cộng x x x x x x Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Người giao Sau khi bàn giao xong, kế toán thanh toán cho bên bán bằng chuyển khoản. Khi việc mua bán, thanh toán hoàn tất, kế toán tập hợp các chứng từ liên quan bao gồm: Giấy đề nghị của bộ phận; Quyết định của giám đốc công ty; hợp đồng kinh tế; hoá đơn bán hàng; hoá đơn chi phí liên quan; biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý hợp đồng từ đó xác định nguyên giá cho TSCĐ. * Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán ghi sổ chi tiết và cuối tháng lập bảng kê chi tiết TSCĐ tăng trong tháng. Căn cứ vào bảng kê này định khoản và vào sổ cái Tài khoản 211 theo định khoản: phản ánh vào sổ theo định khoản sau: + Nợ: TK 211: 46.379.650 Có: TK 112: 46.379.650 + Nợ: TK 414: 46.379.650 Có: TK 411: 46.379.650 *. Hạch toán tăng do XDCB hoàn thành bàn giao Tháng 12/2000 Công ty xây dựng thêm một Hội trường phòng họp trên tầng 3, trên nền cải tạo nóc nhà làm việc cũ. Giá trị công trình là 300 triệu đồng. Ngày 20/12/2000 công trình hoàn thành, nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng. Theo quyết toán của công trình là 310 triệu đồng, các chi phí khác về tiền mặt là 12 triệu đồng, đã chi bằng tiền mặt, nguồn vốn dùng dể xây dựng là nguồn vốn đầu tư XDCB. +Kế toán tập hợp toàn bộ các chi phí có liên quan tới công trình Bảng tổng hợp quyết toán Công trình: Cải tạo nhà làm việc Hạng mục: Hội trường phòng họp - tầng 3 Khoản chi phí phát sinh Phần chính Phần phát sinh - Chi phí vật liệu 155.614.447 15.536.304 A - Chi phí nhân công 38.949.296 18.817.546 B - Chi phí máy 2.578.960 9.727 C Nợ: TK 241(2): 322.000.000 Có: TK 331: 310.000.000 Có: TK 111: 12.000.000 +Khi công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng Nợ: TK 211: 322.000.000 Có: TK 241: 322.000.000 +Kết chuyển nguồn vốn Nợ: TK 441: 322.000.000 Có: TK 411: 322.000.000 Trên cơ sở đó kế toán sẽ phản ánh vào sổ TSCĐ định kỳ tính khấu hao, ghi vào sổ cái TK 211. *. Hạch toán tăng do đánh giá lại tài sản Hàng kỳ, theo quy định của Bộ tài chính nhà máy tiên shành đánh giá lại TSCĐ để xác định chính xác giá trị TSCĐ hiện có của DN mình, ở Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội, TSCĐ tăng do đánh giá lại nhà xưởng. * Đánh giá lại nhà xưởng: Trong tháng 11/2000 căn cứ vào thực trạng của nhà xưởng kiểm kê năm 2000 và căn cứ theo giá xây dựng của Bộ xây dựng ban hành, kế toán đánh giá lại nhà xưởng như sau: Tên tài sản Nguyên giá Nguyên giá theo đánh giá lại Chênh lệch Nhà tầng 1 166.061.526 148.581.526 32.520.000 Nhà VH tầng1 65.454.164 91.167.164 24.713.000 Cộng 181.515.690 238.798.690 57.233.000 Bảng trên được lập trên cơ sở các biên bản đánh giá lại TSCĐ. Kế toán ghi tăng TSCĐ như sau: Nợ: TK 211: 57.233.000 Có: TK 412: 57.233.000 Trên cơ sở đó kế toán phản ánh vào sổ theo dõi TSCĐ định kỳ vào nhật ký công ty và vào sổ cái TK 211. b) Hạch toán giảm TSCĐ TSCĐ của công ty giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau: do thanh lý, nhượng, bán, do chuyển thành CCDC, giảm do phát hiện thiếu qua kiểm kê. Nhưng TSCĐ của công ty giảm chủ yếu do thanh lý, nhượng, bán. Đối với TSCĐ phải tập hợp đầy đủ chứng từ, hồ sơ TSCĐ để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ giảm TSCĐ gồm: Đơn xin thanh lý TSCĐ, biên bản thanh lý(nhượng, bán TSCĐ) *. TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng, bán : Khi có TSCĐ nào cần thanh lý, nhượng, bán đơn vị sử dụng TSCĐ chủ động làm tờ trình để xin thanh lý nhượng, bán. Khi có quyết định thanh lý, nhượng, bán của giám đốc mới được phép thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý gồm có: - Phòng tài chính - Đơn vị sử dụng TSCĐ. Hội đồng thanh lý chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý, nhượng, bán TSCĐ và lập biên bản thanh lý theo mẫu quy định. Biên bản thanh lý, nhuợng, bán TSCĐ được lập thành 3 bản, 1 bản được giao cho phòng tài vụ để theo dõi, ghi sổ, 1 bản giao cho phòng kế hoạch để lập hồ sơ kỹ thuật, 1 bản giao cho công ty. Sau khi đã làm đầy đủ mọi thủ tục thanh lý, kế toán ghi huỷ thẻ TSCĐ vào sổ TSCĐ. Các chứng từ liên quan tới việc thanh lý gồm: - Bảng kê thiệt bị không cần dùng. - Bảng kê thiết bị xin thanh lý. - Bảng quyết định cho phép thanh lý. - Biên bản thanh lý TSCĐ. Cụ thể quý IV năm 2000 sau khi nhận quyết định của công ty cho phép nhượng, bán, công ty đã tiến hành nhượng, bán xe ô tô MAZDA. Các chứng từ gồm: - Danh mục thiết bị vật tư cần thanh lý. - Bảng kiểm kê ô tô, xe máy. - Quyết định cho phép thanh lý, nhượng, bán. - Biên bản bàn giao xe. Sau khi làm đầy đủ mọi thủ tục thanh lý, căn cứ vào biên bản nhượng, bán 30/12 và các chứng từ có liên quan kế toán lập bảng kê phân loại ghi giảm TSCĐ +Nợ: TK 214: 182.992.570 Nợ: TK 821: 65.507.403 Có: TK 211: 248.500.000 +Số tiền thu do nhượng, bán TSCĐ kế toán ghi: Nợ: TK 111: 70.000.000 Có: TK 721: 70.000.000 Trên cơ sở đó kế toán sẽ phản ánh tình hình trên sổ sách: Sổ chi tiết TSCĐ(ghi giảm) định kỳ vào sổ nhật ký công ty, sổ cái TK 211, TK 214. * Hạch toán giảm do phát hiện thiếu qua kiểm kê: Ngày 31/12/2000 công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ và phát hiện còn thiếu một máy hàn điện. Nguyên giá là 5.500.000 đồng đã khấu hao 2.395.250 đồng và gía trị còn lại là: 3.104.750 đồng. Hội đồng kiểm kê đã lập biên bản kiểm kê số 315 ngày 31/12/2000 và quy trách nhiệm vật chất cho người trực tiếp quản lý tài sản (phần giá trị còn lại), biên bản đã được giám đốc thông qua. Kế toán dựa trên biên bản TSCĐ như sau: - Nợ: TK 214: 2.395.250 - Nợ: TK 138: 3.104.750 - Có: TK 211: 5.500.000 Công ty đầu tư xây dựng hà nội cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Phòng kế hoạch kinh doanh Độc lập - Tự do p Hạnh phúc Hà Nội ngày 10 tháng 11 năm 2000 Danh mục thiết bị vật tư đề nghị thanh lý Căn cứ vào đề nghị của phòng hành chính quản trị công ty về việc xin thanh lý xe ô tô MAZDA 29H-8483 và các vật tư tồn kho tại kho Nhân Chính. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ tình trạng hiện tại của các thiết bị vật tư xin thanh lý, phòng kế hoạch kinh doanh đề nghị Hội đồng thanh lý và định giá tài sản vật tư thiết bị vật tư của công ty xem xét và cho nhượng, bán các thiết bị có trong danh mục sau: TT Tên vật tư thiết bị Năm sử dụng Đơn vị Số lượng Tình trạng kỹ thuật hiện tại Giá trị còn lại theo sổ sách tính đến 10/2000 (%) Dự kiến giá trị bán thu hồi (đ) Ghi chú 1 Kho Nhân Chính 1 -Phụ kiện khung kho Tiệp -Sắt L các loại, cột + xà nhà, ống thép D35 -Giá để hàng Cái Kg 67 1000 Hàng tồn kho đã lâu, hiện đã rỉ, mọt 0 2.500 2 -Khung cửa chống loại to Cái 48 Hàng thu hồi hiện đã mục, gấy, kính vỡ 0 0 Đề nghị huỷ II Phòng HCQT 1 Xe MAZDA 29H-8483 SK:00028 SM:B6-032729 1994 Cái 1 -Xe đã hoạt động hơn 160.000 km. Hiện đĩa phanh bên lái đã mòn, hỏng,2 giảm xóc sau chảy dầu, mất khả năng đàn hồi. Láp trước bên lái hoạt động kém, có tiếng kêu. -Cu-roa cam rão. Sàn sau mọt, rỉ, phải gia công thay thế 2 lốp cũ, mòn. -Hiện xe không đáp ứng được yêu cầu công tác của công ty 65.507.430 Tct đầu tư và phá triển nhà HN cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Công ty đầu tư xây dựng HN Độc lập - Tự do- Hạnh Phúc Hà Nội ngày 22 tháng 11 năm 2000 Biên bản kiểm kê ô tô-xe máy TT Kiểm kê bộ phận Đánh giá chất lượng Tỷ lệ % còn 1 Loại xe -Số khung -Số máy -Màu sơn MAZDA 000028 B6-302729 Trắng 2 Hệ thống gầm - Hệ thống phanh - Trục cát đăng - Hộp số - Giảm xóc Bình thường “bt” “bt” “bt” 2 giảm xóc sau chảy dầu 3 Hệ thống lái - Vô lăng - Hộp tay lái - Chuyển hướng - Bộ trợ lực tay lái Bình thường “bt” “bt” “bt” 4 Hệ thống động cơ - Động cơ - Bộ ly hợp “bt” “bt” 5 Thiết bị buồng lái -Kính chắn gió -Gạt nước -Kính cửa -Kính hậu -Kính hông -Đệm ghế -Đệm trần -Đèn táp lô -Cassette -Gương (3) -Chìa khoá điện -Đồng hồ nhiên liệu -Đồng hồ dầu nhờn -Đồng hồ nước -Đồng hồ điện -Đồng hồ km -Công tắc điện -Công tắc xin đường -Công tắc còi Tốt, đủ “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” 02 chiếc “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” 6 Hệ thống điện -Bình điện -Máy phát điện -Máy khởi động -Tiết chế -Đèn pha -Bộ chia điện -Đèn xin đường -Đèn phanh -Đèn hậu -Đèn lùi -Còi -Bugi “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” “nt” 7 Lốp -Loại lốp -Số lốp -ốp la răng -Lốp dự phòng -Giá lốp dự phòng 155-80-13 Đủ 01 chiếc ( đã mòn ) Hai lốp sau đã mòn 8 Hệ thống nhiên liệu -Thùng nhiên liệu -Hệ thống ống dẫn -Bầu lọc nhiên liệu -Chế hoà khí 9 Hệ thống làm mát -Két nước -Bơm nước -Cánh quạt -Dây cua roa 10 Hệ thống điều hoà -Phin lọc -Dây cao áp -Dây hạ áp -Bình chứa ga -Hệ thống gió -Giàn lạnh -Giàn nóng -Đại diện bên giao -Đại diện bên phòng KHKD -Đại diện phòng HCQT -Đại diện bên nhận Tct đầu tư và phá triển nhà HN ộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Công ty đầu tư xây dựng HN Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Số 429/QĐ-CT-KHKD Hà Nội ngày 20 tháng 11 năm 2000 Quyết Định V/v: Nhượng , bán xe ôtô Giám đốc công ty đầu tư xây dựng Hà nội Căn cứ quyết định số 1893/QĐ-UB ngày 16/5/1997 của UBND Thành phố Hà Nội về việc xát nhập hai công ty: Công ty vật liệu xây dựng Hà Nội và Công ty xây lắp điện Hà Nội thành công ty xây dựng Hà Nội. Căn cứ vào thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ tài chính hướng dẫn việc quản lý sử dụng vốn và tài sản trong DN. Căn cứ nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ ban hành về quy chế đấu thầu và nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 bổ sung cho nghị định 88/1999/NĐ-CP . Căn cứ vào yêu cầu SXKD của công ty. Theo đề nghị của Hội đồng đánh giá tài sản-thiết bị-vật tư của công ty đầu tư xây dựng Hà Nội họp ngày 13/11/2000. Quyết định Điều 1: Phê duyệt của Hội đồng định giá tài sản-thiết bị-vật tư của công ty về việc bán một xe ô tô MAZDA 29H-8483. Số khung: 000028 Số máy: B6-302729 Hiện đang được phòn hành chính quản trị, quản lý và sử dụng. Điều 2: Nhượng bán cho ông Vũ Ngọc Hải. Địa chỉ: Nhà D6-M8 Láng Trung-Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội Xe ô tô trên với giá là: 70.000.000 đồng (đã tính thuế VAT). Bằng chữ: bảy mươi triệu đồng chẵn Điều 3: Bà phó phòng kế hoạch kinh doanh, bà trưởng phòng tài vụ, bà trưởng phòng hành chính quản trị hoàn chỉnh các thủ tục bán xe ô tô trên theo đúng quy định hiện hành, thu hồi vốn để cho SXKD của công ty. Nơi nhận: Giám đốc công ty đầu tư xây dựng Hà Nội Tct đầu tư và phá triển nhà HN cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Công ty đầu tư xây dựng HN Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Số: BB-KHKD-CT Hà Nội ngày 22tháng 11 năm 2000 Biên bản bàn giao xe Loại xe: ôtô MAZDA. Biển dăng ký: 29H-8483 Số khung: 000028 Số máy: B6-302729 Tên và địa chỉ người giao: công ty đầu tư và xây dựng hà nội Đại diện: Bà Hà Lệ Thuỷ Phó phòng kế hoạch kinh doanh Ông Dương Thanh Tú Lái xe Địa chỉ: 76 An Dương-Yên Phụ-Tây Hồ-Hà Nội. Tel: Tên và địa chỉ người nhận: ông Vũ ngọc hải. Địa chỉ: Nhà D6-M8 Láng Trung- Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội Đại diện: Bà Tô Xuân Phúc . nội dung giao nhận: I. Tình trạng xe khi giao tại công ty đầu tư xây dựng Hà Nội Động cơ: hoạt động tốt, cua roa cam đã rão. Hệ thống gâm, truyền lực: Láp trước bên lái có tiếng kêu, hai giảm xóc sau bị chảy dầu, hai lốp sau mòn. Các bộ phận khác bình thường. Sàn, ca bin: Ca bin bình thường, hai bên sàn bị mọt II. Phụ tùng kèm theo: 01 kích + tay kích 01 tuýt lốp 01 lốp dự phòng( đã mòn) 03 Cờ lê+01 tuýt bugi III. Giấy tờ kèm theo: 01 Hoá đơn GTGT 01 lưu hanh xe 01 Sổ khám lưu hành 01 Bảo hiểm xe 01 Quyết định chuyển nhượng xe 01 Đăng kí xe Đại diện bên giao đại diện bên nhận 4) Hạch toán khấu hao TSCĐ tại Công ty Đầu tư xây dựng Hà nội Căn cứ để tiến hành công tác hạch toán khấu hao TSCĐ là chế độ quản lý “khấu hao TSCĐ” ban hành kèm theo quyết định 1062/TC-QĐ CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Kết hợp với chế độ của ngành và chu kỳ kế toán của công ty là tháng, nên khấu hao cơ bản cũng được trích và tính theo tháng (trên số tài sản). Việc trích khấu hao của công ty được thực hiện theo đúng quy định chung là TSCĐ tăng (giảm) trong tháng này thì tháng sau mới được trích khấu hao (hoặc thôi không trích khấu hao) nhưng TSCĐ đã khấu hao cơ bản hết thì không khấu hao nữa nhưng vẫn tiếp tục huy động vào sản xuất Trong sản xuất kinh doanh của công ty thì đối tượng để khấu hao TSCĐ là sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kế toán lập danh sách TSCĐ với thời gian sử dụng và tỉ lệ khấu hao tương ứng nộp lên cục quản lý vốn và tài sản, nếu được chấp nhận thì đó là căn cứ để tính khấu hao tháng, quý, năm. Để bớt công sức và thời gian tính toán phân bổ mức khấu hao TSCĐ, kế toán tiến hành lập bản kế hoạch khấu hao cho cả năm, sau đó trích chi phí khấu hao cho các tháng . Tỷ lệ khấu hao mà công ty áp dụng để tính và trích khấu hao là: Máy móc thiết bị (6 năm) : 16,7%/năm. Phương tiện vận tải (10 năm): 10%/năm. Thiết bị văn phòng (4 năm): 25%/năm. Mức khấu hao hàng tháng = Mức khấu hao năm/12 tháng. Lập bản tính khấu hao TSCĐ năm và chia đều số khấu hao cho từng tháng. Sau khi xác định số khấu hao TSCĐ của từng loại TSCĐ trong tháng, công ty tiến hành lập bảng tính khấu hao cho từng đơn vị sử dụng TSCĐ cho từng tháng. Đến cuối năm toàn bộ số tiền trích khấu hao hàng tháng của tất cả các TSCĐ được kế toán tổng hợp trên bảng báo cáo tổng hợp khấu hao năm. 5. Hạch toán sửa chữa TSCĐ TSCĐ là những tư liệu lao động phục vụ lâu dài cho sản xuất. Do đó, để duy trì tính năng kỹ thuật và khả năng hoạt động liên tục của TSCĐ. Công ty luôn quan tâm đến việc bảo dưỡng và nâng cấp TSCĐ trong toàn Công ty. Theo định kỳ, phòng Tổng hợp và xây dựng tiến hành bảo dưỡng TSCĐ trong Công ty theo như định mức đã được lập tại Công ty. Chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh trong tháng nào, ở bộ phận nào sử dụng nào thì được tập hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng đó. Cụ thể tháng 12/2000, chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ trong Công ty được kế toán phân bổ như sau: Nợ TK 627.4 (PX1) 15.560.000 Nợ TK 627.4 ( XL) 11.302.500 Có TK 152 22.605.000 Có TK 335 3.577.731 Có TK 338 679.769 Với trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ, căn cứ vào định mức sửa chữa đã được phòng kỹ thuật lập, kế toán TSCĐ tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và được phân bổ cho từng tháng, từng bộ phận sử dụng tương ứng tại Công ty. Cụ thể, theo kế hoạch do phòng kỹ thuật đưa ra, Công ty sẽ tiến hành đại tu một số máy thi công vào tháng 12/2000, dự toán chi phí lên tới 425.000.000 đ. Công ty đã tiến hành phân bổ chi phí này vào 4 tháng năm 2000 là tháng 8, 9, 10, 11, mỗi tháng trích trước chi phí theo mức phân bổ tại phòng Tài chính - kế toán như sau: Nợ TK 627.4 ( Đội 12) 1.062.500 Có TK 335 1.062.500 Đồng thời trong tháng tháng 12/2000, công việc sửa chữa lớn trên đã được thực hiện tại Xưởng luyện kim, căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sửa chữa lớn do Xưởng luyện kim nộp lên, cùng với thao tác xác định tính phù hợp của chi phí với định mức và tính hợp lý của chi phí đã chi, kế toán TSCĐ tập hợp chi phí theo các định khoản: Nợ TK 241 3.977.402 Có TK 152 1.527.400 Có TK 334 1.428.572 Có TK 338 271.430 Có TK 331 750.000 Sau đó kế toán tiếp tục tiến hành trích trước theo định khoản Nợ TK 335 4.250.000 Có TK 241 3.977.402 Có TK 721 272.598 Thông thường tại Công ty, khi việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, nếu chi phí trích trước không đủ để chi trả cho chi phí thực tế phát sinh, kế toán coi khoản chênh lệch này là khoản chi phí bất thường và đưa vào TK 821. Ngược lại khi chi phí thực tế nhỏ hơn số đã trích thì kế toán ghi nhận số chênh lệch này là khoản thu nhạp bất thường và hạch toán và đưa vào TK 721. Cách thức hạch toán này thực tế hiện nay chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, vì vậy Công ty cần xem xét và có biện pháp sửa đổi cho phù hợp. Ngoài các hình thức sửa chữa nêu trên thì tại Công ty cũng có xảy ra việc sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch. Đây thường là những sự cố hư hỏng TSCĐ xảy ra đột ngột đối với những máy móc thiết bị đang hoạt động. Việc sửa chữa lớn những MMTB này có thể do phòng tổng hợp và xây dựng tự sửa chữa, nhưng cũng có thể Công ty phải thuê ngoài sửa chữa tuỳ thuộc vào tình trạng hư hỏng của MMTB và khả năng hiện có của Công ty. Tuy nhiên dù là tự làm hay thuê ngoài sửa chữa vào các chứng từ hoá đơn liên quan và tập hợp chúng chuyển tới phòng Tài chính - kế toán để tiến hành hạch toán chi phí hay tập hợp chi phí khi công việc sửa chữa hoàn thành. Hơn nữa, Công ty thành lập ban giám định để xác định MMTB đó hỏng đột xuất do khách quan hay chủ quan. Cuối cùng, khi công việc sửa chữa đã hoàn thành, kế toán TSCĐ lập biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành cho bộ phận sử dụng (Biên bản được lập theo mẫu của Bộ qui định). Sau đây là những biểu mẫu sổ sách minh hoạ cho tình hình hạch toán TSCĐ tại Công ty đầu tư xây dựng Hà nội. Chương III Phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty đầu tư xây dựng hà nội . I. Một số nhận xét, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng, và hạch toán TSCĐ tại công ty đầu tư xây dựng Hà Nội. 1. Nhận xét chung Có thể nói cho đến nay, công ty xây dựng Hà Nội thuộc tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội đã khẳng định được chỗ đứng và vai trò quan trọng của mình trong ngành xây dựng. Từ lúc thành lập cho đến nay (khoảng 4 năm ), từ chỗ sát nhập hai công ty là điểm xuất phát thấp, có những lúc công ty rơi vào tình trạng hết sức khó khăn ( thiếu vốn, sản phẩm sản xuất ứ đọng ). Ngày nay, công ty đã tạo cho mình một hướng đi đúng đắn tạo được niềm tin trên thương trường và có lãi. Sự lớn mạnh này của công ty được thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được nâng cao, cũng như trình độ quản lýcũng đang từng bước được hoàn thiện. Trong nền kinh tế thị trường, công ty đã luôn khẳng định tính độc lập tự chủ của mình trong kinh doanh, biết phát huy khai thác sử dụng có hiệu quả nội lực tiềm năng sẳn có của mình, trong đó TSCĐ luôn là yếu tố hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng nàyban lãnh đạo công ty đã có những biện pháp tích cực đặc biệt quan tâm tới quản lý và sử dụng TSCĐ: - Công ty không ngừng tăng cường công tác quản lý, sử dụng TSCĐ như : phân công, phân cấp quản lý, sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên, sử dụng TSCĐ đúng công suất, cố gắng sử dụng TSCĐ đạt mức cao nhất. - Công ty cũng đã đầu tư máy tính vào sử dụng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, nhờ đó mà hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt, giảm bớt nhân lực . - Công ty đã làm tốt công tác phân công, bố trí nhân lực song song với việc tổ chức gọn nhẹ các bộ phận như ở phòng kế toán với chỉ 6 nhân viên nhưng tỏ ra làm việc có hiệu quả, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác những tình hình biến động tài sản, tính toán, tập hợp đầy đủ những chi phí phát sinh và kết quả kinh doanh cũng như quản lý các nguồn vốn trong công ty. Trong đó phải tính đến sự đong góp không nhỏ của kế toán TSCĐ đã phản ánh được tương đối đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình biến động tăng giảm TSCĐ, quá trình sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ. Qua thực tap, bằng những kiến thức đã học, cũng như những điều ghi nhận được trong thời gian thực tap và đựoc sự giúp đỡ của các nhân viên phòng tài vụ, em thấy công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ của công ty có những ưu, nhược điểm nhất định. 2. Ưu điểm 2.1 Trong công tác quản lý, sử dụng : Đã tạo được tính chủ động trong quản lý, và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận, nâng cao được tinh thần trách nhiệm ở mỗi bộ phận sử dụng TSCĐ. Qua đó cho thấy được việc sử dụng TSCĐ đã đạt được những kết quả nhất định. 2.2 Trong công tác hạch toán TSCĐ : - Kế toán luôn cập nhật, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ trong năm lên hệ thống sổ sách của công ty: Sổ chi tiết- Sổ nhật kí chứng từ - Sổ cái. - Kế toán nắm chắc số TSCĐ hiện có của nhà máy cũng như bộ phận quản lý và nơi sử dụng. - ở bộ phận sử dụng cũng theo dõi, quản lý chặt chẽ số lượng TSCĐ hiện có ở bộ phận mình thông qua sổ chi tiết riêng. - Kế toán hạch toán tăng giảm, trích khấu hao TSCĐ trên hệ thống sổ sách: Sổ nhật kí chứng từ, sổ cái TK 211, 214. Theo đúg chế độ kế toán hiện hành. - Kế toán thường xuyên nắm vững và sử dụng những thông tư quyết định mới của Bộ tài chính trong công tác hạch toán TSCĐ để có những thay đổi cho phù hợp. - Kế toán tiến hành phân loại và đánh giá TSCĐ theo đúng chế độ của Bộ tài chính. Cách phân loại TSCĐ theo công dụng và nguồn gốc để giúp cho việc quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao. Nhưng TSCĐ lại được hình thành từ những nguồn khác nhau nên có cách sử dụng và trích khấu hao khác nhau. - Kế toán có thể nắm vững tình trạng kĩ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ thông việc trích khấu hao, từ đó tham mưu cho các lãnh đạo về các quyết định như đầu tư, mua mới TSCĐ hay nhượng, bán thanh lý những TSCĐkhông còn hiệu quả hay không thể sử dụng được nữa. 3. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trên, trong công tác quản lý sử dụng và hạch toán TSCĐ có một số vấn đề còn tồn tại cần khắc phục, nhằm không ngừng củng cố và hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ để nó thực sự trở thành công cụ quản lý. - Việc theo dõi TSCĐ không mở thẻ TSCĐ làm cho việc theo dõi TSCĐ gặp nhiều khó khăn, tuy kế toán có mở sổ theo dõi chi tiết TSCĐ nhưng nếu có thẻ theo dõi chi tiết thì sẽ dễ dàng hơn cho việc quản lý, kế toán sẽ nắm rõ hơn các chỉ tiêu thông số của TSCĐ. - Hệ thống sổ chi tiết của công ty còn thiếu sổ theo dõi chi tiết TSCĐ cho từng đơn vị sử dụng. - Trong công tác quản lý sử dụng TSCĐcông ty chưa có kế hoạch tiến độ cụ thể cho việc sửa chữa lớn TSCĐ nên kế toán không có cơ sở trích trước khoản chi phí này. Vì vậy khi có phát sinh nghiệp vụ đã gây ra hện tượng đột biến giá thành một cách giả tạo, ảnh hưởng đến kết quả hạch toán kinh doanh và mất ổn định trongkế hoạch sản xuất chung của công ty. - Những TSCĐ không cần dùng hoặc hư hỏng không có khả năng khắc phục sửa chữa, công ty chưa tiến hành thanh lý, nhượng bán dứt điểm để thu hồi vốn kịp thời. ii. những kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty đầu tư xây dựng hà nội. Có thể nói, đói với bất kì một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì yêu cầu sống còn kà không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, tồn tại và phát triển. Muốn làm được điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển tốt, kjhông ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra và trong đó quản lý sử dụng TSCĐ là một trong những biện pháp rất tích cực Trong những năm qua, công ty không ngừng lớn mạnh, bên cạnh đó còn có những hạn chế cần phải khắc phục dần mà trước hết là cần phải hoàn thiện hơn nữa kế toán và quản lý TSCĐ : Thứ nhất : Khi hạch toán TSCĐ tăng thêm, kế toán phải lưu tất cả các chứng từ liên quan vào hồ sơ riêng và trên cơ sở đó, kế toán cần thiết phải mở thẻ TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra bảo quản TSCĐ của công ty. Thẻ TSCĐ được lập theo mẫu 02-TSCĐ được quy định thống nhất của Bộ tài chính như sau: Công ty đầu tư xây dựng hà nội Mẫu 01-TSCĐ Địa chỉ: 76 an dương-tây hồ- hà nội Ban hành theo quy định số: 1141TC/QĐ/CAKT Ngày 01/11/1995 Thẻ tài sản cố định Số :................... Ngày.......tháng.......năm...... lập thẻ. Họ tên kế toán trưởng:........................................................................ Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ: số....ngày......tháng....năm 200.. Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng)TSCĐ ........ Số hiệu .................... Nước sản xuất:.......................................Năm sản xuất.............................. Bộ phận quản lý sử dụng...................... Năm đưa vào sử dụng :................ Công suất, (diện tích) thiết kế:.................................................................. Đình chỉ sử dụng TSCĐ: ngày.........tháng .............năm ........................... Lí do đình chỉ:........................................................................................... .................................................................................................................. Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn STT Tên qui cách, dụng cụ, phụ tùng kèm theo Đơn vị tính Số lượng Giá trị Ghi giảm TSCĐ chứng từ số:.....ngày...tháng.......... năm 200... Lí do giảm:..................................................................................... Thẻ TSCĐ được lập và lưu tại phòng kế toán để theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Toàn bộ thẻ TSCĐ phải được bảo quản tập trung tại hòm thẻ trong đó được chia làm nhiều ngănđể xếp thẻ theo yêu cầu phân loạiTSCĐ. Mỗi ngăn dùng để xếp thẻ của nhóm TSCĐ chi tiết theo đơn vị sử dụng và số liệu TSCĐ. Thứ hai: Kế toán trong quá trình quản lý TSCĐ, ngoài việc phân loại TSCĐ theo nguồn vốn, theo công dụng thì cần thiết phải phân theo mục đích sử dụng gồm: TSCĐ dùng cho sản xuất, TSCĐ dùng cho quản lý, TSCĐ dùng cho các mục đích khác. Trên cơ sở cách phân loại này, kế toán có thể dễ dàng tiến hành phân bổ khấu hao cho các bộ phận (sản xuất, quản lý, các đơn vị sử dụng) một cách chính xác, hợp lý đồng thời kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc: TSCĐ tăng (giảm) trong tháng này thì tháng sau sẽ tính và trích (hoặc thôi trích khấu hao). Thứ ba: Để đảm bảo phản ánh đúng mức độ hao mòn của TSCĐ đối với các loại thiết bị tin học, công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao luỹ thoái. Phương pháp khấu hao luỹ thoái được tính như sau: Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao luỹ thoái Trên cơ sở vừa đáp ứng yêu câu cầu vừa đảm bảo lợi ích của công ty, vừa đảm bảo lợi ích của nhà nước. Tỷ lệ khấu hao luỹ thoái hàng năm cần phải tuân thủ các nguyên tác sau: - Phải được cấp có thẩm quyền cho phép - Phải tương ứng với khả năng bù đắp của doanh thu (SXKD không được thua lỗ) - Thời gian sử dụng TSCĐ vẫn phải đảm bảotheo quy định hiện hành. Phương pháp khấu hao luỹ thoái nếu được áp dụng hợp lý sẽ có những ưu điểm sau: - Tạo khả năng thu hồi vốn nhanh. Vào những năm đầu hạn chế những tổn thất do hao mòn vô hình gây ra. Đồng thời tạo điều kiện tăng tốc độ quay vòng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Nếu tài sản được đầu tư bằng vốn tín dụng, phương pháp khấu hao này sẽ đảm bảo trả vốn vay nhanh trong những năm đầu dẫn đến việc giảm được số lãi vay phải trả. Thứ tư: Hàng năm công ty cần lập kế hoạch chi tiết cho việc sửa chữa TSCĐ, để kế toán tiến hành trích trước hay phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ. Có kế hoạch bảo dưỡng và thay thế từng chi tiết bộ phận TSCĐ để kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu qủa sử dụng TSCĐ của tài sản. Thứ năm: Căn cứ vào thực trạng TSCĐ, công ty cần khẩn trương làm thủ tục thanh lý, nhượng, bán đối với những TSCĐ cũ, hỏng lạc hậu, lỗi thời không còn giá trị sử dụng để thu hồi vốn kinh doanh cho ngân sách nhà nước. Thứ sáu: Quá trình hạch toán và ghi sổ tại công ty dầu tư xây dựng Hà Nội nên được thực hiện theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc Sổ theo dõi TSCĐ Theo bộ phận sử dụng Bảng phân bố Khấu hao TSCĐ Nhật ký chứng từ Số Sổ cái TK 211, 212, 214 Thẻ TSCĐ Số thẻ TSCĐ Bảng tổng hợp Tăng, giảm TSCĐ Báo cáo Tài chính Bảng kê phân loại Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ : Đối chiếu kiểm tra Kết luận Nói tóm lại một lần nữa chúng ta có thể khẳng định lại rằng TSCĐ là một bộ phận rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, trong nền kinh tế và thông thường chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản của bất kì một doanh nghiệp nào. Cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, TSCĐ trong doanh nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế quốc dân nói chung không ngừng được đổi mới, hiện đại hoá và tăng lên nhanh chóng để tạo ra năng suất chất lượng và sản phẩm ngày càng cao trên thị trường. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng tăng cường công tác quản lý TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng, làm được điều đó đòi hỏi công tác hạch toán kế toán TSCĐ phải được thực hiện tốt, phải được thường xuyên cập nhật tình hình tăng giảm, hiện có, khấu hao, sửa chữa, cũng như tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Công tác quản lý TSCĐ phải được càng ngày hoàn thiện và không ngừng nâng cao. Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty đã chú trọng quan tâm tới việc đầu tư đổi mới TSCĐ phục vụ cho SXKD. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng bên cạnh những thành tích đã đạt được thì vẫn còn có những hạn chế tồn tại mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ của mình. Trong thời gian thực tap tại công ty đầu tư xây dựng Hà Nội, em đã có nhiều điều kiện tiếp cận thực tế, trên cơ sở đó để đề suất một số ý kiến bổ xung nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty. Song do thời gian thực tập không nhiều, với kiến thức còn hạn chế chắc chắn báo cáo của em không tránh khỏi việc có sai sót. Vì vậy em rất mong có sự chỉ bảo của thầy cô và toàn thể bạn đọc. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn thầy giáo Trần Nam Thanh và các cô chú trong phòng tài vụ của công ty đầu tư xây dựng Hà Nội đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thành bản báo cáo thực tập của mình. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Lý luận chung về TSCDD và công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp 3 I. Khái niệm, đặc điểm và phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp 3 1. Khái niệm TSCĐ 3 2. Đặc điểm TSCĐ 3 3. Phân loại TSCĐ 3 II. Yêu cầu quản lý TSCĐ và nhiệm vụ kế toán TSCĐ 7 1. Yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp 7 2. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ 8 III. Nội dung công tác kế toán TSCĐ 8 1. Đánh giá TSCĐ 8 2. Nội dung, phương pháp kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp 11 Chương II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Đầu tư xây dựng Hà nội 24 I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 24 1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty đầu tư xây dựng Hà nội 24 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Đầu tư xây dựng Hà nội 26 II. Tình hình tổ chức công tác kế toán TSCĐ của Công ty đầu tư xây dựng Hà nội 30 1. Đặc điểm yêu cầu quản lý TSCĐ tại Công ty 30 2. Phân loại và đánh giá TSCĐ 31 3. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại Công ty 32 3.1 Tài khoản sử dụng 32 3.2 Trình tự hạch toán 34 a. Hạch toán tăng TSCĐ 34 b. Hạch toán giảm TSCĐ 42 4. Hạch toán khấu hao TSCĐ tại Công ty đầu tư xây dựng Hà nội 49 5. Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ 49 Chương III: Phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty đầu tư xây dựng Hà nội 52 I. Một số nhận xét, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ tại Công ty đầu tư xây dựng Hà nội 52 1. Nhận xét chung 52 2. ưu điểm 53 3. Nhược điểm 54 II. Những kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty đầu tư xây dựng Hà nội 54 Kết luận 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29829.doc
Tài liệu liên quan