Chuyên đề Hoàn thiện kế toán Tài sản cố định và các biện pháp tăng Tài sản cố định tại công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng

Qua những kiến thức đã học được trong thời gian qua và trong quá tìm hiểu thực tế em đã hết sức cố gắng để có thể phân tích đánh giá thực tế công tác kế toán TSCĐ và thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng để từ đó đưa ra các ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty, tuy những ý kiến đề xuất trên không phải là những phát hiện mới nhưng hy vọng đó là sự bổ sung cho thực tiễn kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng. Em hy vọng những ý kiến đề xuất đưa ra trong bài viết này sẽ đóng góp phần nào trong việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế tóan TSCĐ nói riêng cho công ty trong thời gian tới.

doc66 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán Tài sản cố định và các biện pháp tăng Tài sản cố định tại công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồm: + Các chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh như: Chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng ... Tài khoản sử dụng: Tk 641 + Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh * Kế toán tiền lương và BHXH Chứng từ: Bảng chấm công Bảng thanh toán lương Chứng từ về các khoản khấu trừ vào lương - Từ bảng tính lương để tính BHXH theo quy định Báo nợ ngân hàng khi nộp BHXH Chứng từ được hưởng BHXH khi được cấp Phiếu chi đơn vị hạch toán BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn. Hàng tháng công ty phải trích 19% tính trên tiền lương vào chi phí cho BHXH (15%), KPCĐ (2%), BHYT (2%), cuối kỳ trích lập BHXH, kinh phí công đoàn và BHYT * Kế toán tài sản - Kế toán tiền mặt: ghi chép từ phiếu thu, chi vào số chi tiêu tài khoản 111, đến cuối kỳ hạch toán vào phiếu kế toán rồi chuyển cho kế toán tập trung để vào sổ cái TK 111 * Kế toán kết quả tài chính, thu nhập bất thường và phân phối kết quả tài chính - Kết quả kinh doanh của công ty được kế toán phản ánh trên TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" còn TK 711 phản ánh "Thu nhập hoạt động tài chính" và TK 721 "Thu nhập bất thường". - Xác định kết quả hoạt động kinh doanh, xác định kết quả hoạt động tài chính, hạch toán kết quả thu nhập bất thường * Kế toán phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ - Kế toán phân phối kết quả hoạt động kinh doanh được phản ánh trên TK 421 "Lãi chưa phân phối". Khi quyết toán chưa được duyệt, công ty tạm phân phối lợi nhuận * Sơ đồ 03: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức "Nhật ký chung" Chứng từ gốc Sổ cái Sổ thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chung Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Bảng đối chiếu phát sinh Báo cáo kế toán Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Kiểm tra đối chiếu : Ghi cuối kỳ Phần II: thực trạng Kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng I.Thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng. 1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ của công ty. Kế toán TSCĐ là yếu tố quan trọng trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và của Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng nói riêng. Kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng được thực hiện trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ và tuân thủ chế độ kế toán hiện hành. Công ty đã ứng dụng phần mềm tin học vào công tác kế toán TSCĐ một cách hiệu quả, giúp xử lý thông tin kế toán về TSCĐ được nhanh chóng, thuận tiện và chính xác phù hợp với mục tiêu hiện đại hoá sản xuất kinh doanh của Công ty 2. Kế toán chi tiết Tài sản cố định của Công ty a. Kế toán tổng hợp tăng, giảm Tài sản cố định * Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ Từ khi chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập (năm 2004), việc đầu tư tăng thêm TSCĐ ở Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng hầu hết được thực hiện bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay ngân hàng. Các trường hợp tăng TSCĐ ở Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng chủ yếu do mua sắm và do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. 1/ TSCĐ tăng do mua sắm Căn cứ vào các chứng từ mua TSCĐ (hoá đơn mua hàng, phiếu chi ...), biên bản giao nhận TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật, kế toán xác định nguyên giá TSCĐ rồi nhập số liệu trên loại chứng từ Chi tiền với thông tin về tài khoản như sau: - TK Nợ: 2113 hoặc 2114, 2115 ... tuỳ TSCĐ hữu hình mua về thuộc nhóm nào, là máy móc thiết bị động lực hay móc móc thiết bị công tác ... - TK Có: Nhập số liệu của TK đối ứng (ở cấp chi tiết nhất có thể có được). Sau khi nhập hết dữ liệu kế toán nhấn nút OK để kết thúc. Nếu mua TSCĐ hữu hình bằng nguồn vốn đầu tư XDCB, quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi (hình thành TSCĐ phục vụ kinh doanh), thì kế toán sẽ tiếp tục nhập liệu ở loại chứng từ kết chuyển với thông tin về tài khoản là: - TK Nợ: 414 - Nếu mua tài sản bằng quỹ đầu tư phát triển. 441 - Nếu mua bằng nguồn vốn đầu tư XDCB. 4312 - Nếu mua TSCĐ bằng quỹ phúc lợi để phục vụ SXKD. - TK Có: 411 Nếu mua TSCĐ hữu hình bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản thì thay vì nhập liệu trên chứng từ kết chuyển kế toán sẽ ghi đơn Có TK 009 trên sổ kế toán thủ công. Khi nhập liệu kết thúc, phần mềm kế toán sẽ tạo bản ghi mới cho nghiệp vụ vừa nhập liệu. Đây là cơ sở dữ liệu để đến cuối tháng sau khi chọn lệnh Khoá sổ tổng hợp, máy sẽ tự động ghi vào các sổ: Nhật ký chung, Sổ tổng hợp TK, sổ cái TK của TK 211, TK 212, TK 213 và các TK liên quan. Có thể xem hoặc in các sổ này ra giấy bằng cách chọn cột Báo cáo, rồi chọn loại sổ cần xem, in. Trên màn hình xem, in báo cáo kế toán có thể nhấn vào nút "Chi tiết" để xem thông tin chi tiết các phát sinh đã được ghi vào sổ trong phạm vi thời gian được lựa chọn. Trích số liệu tháng 11 năm 2005 có: Ngày 30/11/2005, Công ty mua mới 01 máy tạo sợi Rumani 3610, nguyên giá của máy tạo sợi này được xác định là 86.074.560đ, Công ty đã thanh toán ngay bằng tiền mặt. Căn cứ hồ sơ TSCĐ (gồm quyết định tăng TSCĐ số 89 của Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng, báo giá của công ty XNK Thái Bình Dương; hợp đồng mua bán số 125 ngày 17/11/2005, phiếu báo hành; hoá đơn GTGT số 001822 ngày 30/11/2005. Biên bản bàn giao thiết bị số 125 BG/TBD, phiếu chi số PC8 22), kế toán mở loại chứng từ Chi tiền và tiến hành nhập liệu như trong mẫu biểu 1. Kết thúc nhấn nút OK. Cuối tháng, kế toán chọn trên thanh thực đơn lệnh Khoá sổ Tổng hợp. Máy vi tính sẽ tự động xử lý dữ liệu và chuyển dữ liệu ghi vào Nhật ký chung, Sổ Tổng hợp TK tháng 11/2005 rồi vào Sổ cái của TK 211 và TK 1111. Sổ cái Tk 1111 Năm 2005 Số dư đầu năm Nợ Có 604.307.539 Ghi Nợ TK 214 Ghi có các TK Tháng 1 ... Tháng 11 Tháng 12 Cộng TK 333 514.286 TK 711 25.714 ..... Cộng SPS Nợ 540.000 Tổng SPS Có 86.074.560 SD cuối tháng Nợ 492.207.398 SD cuối tháng Có Ngày 03 tháng 12 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng Mẫu biểu 1: Số chứng từ PC8 22 Người nhận tiền Thịnh Ngày 30/11/2005 Đơn vị Phòng vật tư Tety Mã số 01 Nội dung chi Mua máy tạo sợi Rumani 3610 của Cty Thái Bình Dương TSCĐ, Vtư, HH Máy tạo sợi Rumani 3610 Mã số 21144906 Loại tiền VNĐ TK Nợ 2114 Tỷ giá Số tiền Nợ 86.074.560 OK TK Có 1111 Xem Số tiền Có 86.074.560 Thoát 2/ Tăng TSCĐ do XDCB hoàn thành bàn giao theo phương thức giao thầu. Tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng, TSCĐ tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đều theo phương thức giao thầu cho các đơn vị xây dựng bên ngoài Công ty thực hiện. Các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng được tập hợp bên Nợ TK 241 (2412) - XDCB dở dang mở chi tiết theo từng công trình. Kế toán chỉ nghi nhận chi phí khi có căn cứ chắc chắn chẳng hạn như Hợp đồng xây dựng, Bảng tính khối lượng hoàn thành, Hồ sơ hoàn công vv ... Tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng hầu hết các công trình xây dựng chỉ được quyết toán sau khi bàn giao khoản 4,5 tháng. Mặt khác quyết toàn công trình thực tế thường lớn hơn hoặc bằng 80% giá trị dự toán, vì thế để hạch toán thuận tiện và chính xác, tổng số tiền Công ty bao bì xi măng Hải Phòng trả cho nhà thầu cho đến thời điểm nghiệm thu và bàn giao công trình không vượt quá 80% giá trị dự toán. Đồng thời khi công trình được bàn giao kế toán ghi nhận ngay là TSCĐ hữu hình tăng thêm, kế toán sẽ kết chuyển một lượng giá trị bằng 80% dự toán từ bên Có TK 2412 (chi tiết từng công trình) Sang bên Nợ TK 2111, 2112 để ghi nhận nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng thêm do XDCB hoàn thành bàn giao. Phần chênh lệch giữa nguyên giá được ghi nhận lớn hơn số tiền đã trả cho nhà thầu sẽ được kế toán coi là khoản phải trả cho người bán và hạch toán. Nợ TK 2412 (chi tiết từng công trình) Có TK 331 (chi tiết theo từng nhà thầu) Đến khi quyết toán, xác định được giá trị chênh lệch do số quyết toán lớn hơn 80% dự toán. Kế toán tiến hành thanh toán ngay cho nhà thầu xây dựng số tiền chênh lệch này và thanh toán nốt số tiề còn nợ. Đồng thời kế toán ghi tăng nguyên giá của công trình xây dựng trên sổ cái TK 211: Nợ TK 2111, TK 2112: giá trị chênh lệch (do quyết toán lớn hơn 80% dự toán) Có TK 111, TK 111: giá trị chênh lệch Với cách hạch toán như vậy thì những công việc cụ thể mà kế toán làm để hạch toán tăng TSCĐ hữu hình khi XDCB hoàn thành bàn giao là: a- Nhập liệu vào chứng từ Chi tiền để phản ánh số tiền trả cho nhà thầu ở thời điểm bàn giao công trình. b- Nhập liệu vào loại chứng từ Kết chuyển để - Ghi nhận số tiền còn nợ nhà thầu. - Ghi nhận TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao. - Kết chuyển nguồn vốn (tuỳ thuộc công ty đã sử dụng Nguồn vốn đầu tư XDCB hay Quỹ đầu tư phát triển hay Quỹ phúc lợi để xây dựng) Cuối tháng, máy sẽ chuyển các dữ liệu vào các sổ Nhật ký chung, sổ Tổng hợp TK, sổ cái của các TK 211, 2412, 241, 331, 111, 112, 411, 441, ... Trích số liệu năm 2005 có Ngày 18/7/2005 Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng ký hợp đồng xây dựng số 106 với Công ty cổ phần xây dựng số 3 về việc xây dựng nhà kho thành phẩm mới (sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB). Dự toán công trình được hai bên chấp nhận là 710.000.000đ. Ngày 03/08/2005 bắt đầu khởi công. Ngày 01/09/2005, Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng nghiệm thu giai đoạn 1 của công trình và thanh toán cho nhà thầu 213.000.000đ. Ngày 18/11/2005 xây dựng hoàn thành. Ngày 24/11/2005 công trình được nghiệm thu bàn giao cho Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng. Công ty thanh toán cho nhà thầu số tiền 305.000.000đ và còn nợ nhà thầu 50.000.000, đến khi quyết toán công trình sẽ thanh toán tất cả các khoản. Căn cứ Hợp đồng số 106, Hồ sơ hoàn công, Bảng tính khối lượng công việc hoàn thành, Biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình XDCB hoàn thành, các tài liệu khác về công trình nhà kho thành phẩm và căn cứ Giấy báo Nợ của Ngân hàng Nông nghiệp nông thôn số 1142 ngày 25/11/2005, kế toán tiến hành các công việc sau: - Mở loại chứng từ Chi tiền và nhập các dữ liệu (Mẫu biểu 2) để phản ánh số tiền 305.000.000đ trả cho nhà thầu - Tiếp đó kế toán nhập liệu 3 lần trên loại chứng từ kết chuyển + Lần 1 để ghi nhận số tiền còn nợ nhà thầu + Lần 2 để ghi nhận nhà kho thành phẩm mới hoàn thành là TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao. + Lần 3 để kết chuyển nguồn vốn ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn vốn kinh doanh. Để khỏi phải lặp lại 3 lần việc nhập liệu cho những ô chung nội dung như ô ngày, tháng, năm. ô chứng từ, ô nhóm KC thì sau khi nhập hết dữ liệu lần 1 trước khi nhấn nút OK để kết thúc thì kế toán sẽ ấn nút Lưu để lưu lại các dự liệu trên màn hình để dùng cho lần nhập liệu tiếp theo. Cuối tháng, sau khi khoá sổ tổng hợp, máy sẽ chuyển dữ liệu vào sổ Tổng hợp TK, sổ cái của các TK 211, 2412, 331, 1121, 411, 441. Công ty CPBBXM Hải Phòng Số 3 đường Hà Nội - HP Biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng cơ bản hoàn thành Hôm nay ngày 24 tháng 11 năm 2005 tại công trình nhà kho thành phẩm Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng. Ban nghiệm thu công trình gồm: Bên A: - Ông Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng - Ông Trần Văn Hùng - Trưởng phòng Kỹ thuật - Ông Nguyễn Minh Quân - Kế toán trưởng công ty - Ông Hoàng Văn Cường - Giám sát thi công. Bên B: - Ông Nguyễn Văn Mạnh phó giám đốc Công ty cổ phần xây dựng số 3 - HP. - Ông Lương Xuân Vinh phụ trách đội thi công công trình nhà kho thành phẩm. Sau khi kiểm tra toàn bộ công trình, xem xét báo cáo của đơn vị thi công, ý kiến của giám sát công trình và ý kiến của bên A, ban nghiệm thu kết luận: - Toàn bộ công trình hoàn thành đạt yêu cầu kỹ thuật và đúng thời hạn thi công theo hợp đồng đã ký. - Bên A chính thức nhận bàn giao công trình Nhà kho thành phẩm. Đại diện bên A Đại diện bên B Mẫu biểu 2: Số chứng từ GBN 112 Người nhận tiền Ngày 25/11/2005 Đơn vị Cty CPXD số 3 Mã số 010 Nội dung chi Chi phí XD nhà kho thành phẩm mới TSCĐ, Vtư, HH Mã số Loại tiền VNĐ TK Nợ 2412 009 Tỷ giá Số tiền Nợ 305.000.000 OK TK Có 1121 Xem Số tiền Có 305.000.000 Thoát Sổ cái TK 2412 XDCB Năm 2005 Số dư đầu năm Nợ Có 2.850.586.048 Ghi nợ TK 2412 Ghi có các TK Tháng 1 .... Tháng 11 Tháng 12 Cộng 112 305.000.000 331 50.000.000 ... Cộng SPS Nợ 355.000.000 Tổng SPS Có 568.000.000 SD cuối tháng Nợ 1.508.816.300 SD cuối tháng Có Ngày 03 tháng 12 năm 2005 Người lập biểu KT trưởng Sổ cái TK 411 XDCB Năm 2005 Số dư đầu năm Nợ Có 314.823.693.470 Ghi nợ TK 411 Ghi có các TK Tháng 1 .... Tháng 11 Tháng 12 Cộng ... 331 Cộng SPS Nợ Tổng SPS Có 568.000.000 SD cuối tháng Nợ SD cuối tháng Có 320.784.429.097 Ngày 03 tháng 12 năm 2005 Người lập biểu KT trưởng *Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ ở Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng, giảm TSCĐ chủ yếu do thanh lý, nhượng bán và điều chuyển sang các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam 1/ Trường hợp giảm TSCĐ do thanh lý a- Trình tự thanh lý Trước hết bộ phận sử dụng TSCĐ đề nghị thanh lý với phòng Kỹ thuật, phòng Kỹ thuật tiến hành kiểm tra lại TSCĐ và cùng với phòng Tài chính kế toán lập tờ trình xin thanh lý kèm theo bảng tổng hợp TSCĐ xin thanh lý với các dữ liệu là: Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại và nguồn hình thành TSCĐ. Sau đó gửi lên lãnh đạo công ty xem xét ra quyết định. Khi có quyết định thanh lý của Tổng công ty, hội đồng thanh lý được thành lập tiến hành phân tích đánh giá và xác định phương thức thanh lý cụ thể, lập Biên bản thanh xử lý TSCĐ và tiến hành thanh lý TSCĐ một cách công khai. b- Kế toán giảm TSCĐ do thanh lý Khi phát sinh nghiệp vụ thanh lý, căn cứ vào hồ sơ TSCĐ và Biên bản thanh lý TSCĐ, kế toán xác định được giá trị còn lại theo sổ sách, giá trị còn lại thực tế của TSCĐ, giá trị ước tính thu hồi được và tiến hành nhập liệu như sau: - Để ghi giảm TSCĐ hữu hình, kế toán nhập liệu trên chứng từ Kết chuyển theo bút toán: Nợ TK 2141: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 811: Giá trị còn lại (nếu TSCĐ hữu hình chưa khấu hao hết) Có TK 211 y: Nguyên giá (y là số chỉ nhóm TSCĐ hữu hình) - Để ghi nhận giá trị thu hồi, kế toán nhập liệu trên chứng từ Thu tiền (nếu thu tiền ngay) hoặc chứng từ Kết chuyển theo bút toán: Nợ TK 1111, 1121, 331 y, ...: Giá trị thu hồi Có TK 711: Thu nhập không bao gồm thuế Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp. - Để phản ánh chi phí thành lý phát sinh, kế toán sẽ nhập liệu trên loại chứng từ Chi tiền theo bút toán: Nợ TK 811: Chi phí thanh lý phát sinh Có TK 1111, 1112, 334, 338 ...: Chi phí thanh lý phát sinh Cuối tháng máy sẽ tự động ghi vào Nhật ký chung, sổ Tổng hợp TK, sổ Cái của TK 211, 2141, 214, 811, 711, 1111, 1121 ... Trích số liệu tháng 11 năm 2005 có: Ngày 30/11/2005 Công ty thanh lý máy dệt Pentax Belgique có nguyên giá 10.815.000đ, đã khấu hao hết trong tháng 10/2005 bán cho cơ sở Hoàng Hải với giá 540.000đ đã trả ngay bằng tiền mặt. Căn cứ vào quyết định giảm TSCĐ số 29/QĐ/TCKT, biên bản thanh lý TSCĐ số 29 ngày 29/11/2005, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho số 24 086 ngày 30/11/2005, phiếu thu PT15 48 ngày 30/11/2005, kế toán TSCĐ nhập liệu loại chứng từ Kết chuyển để ghi giảm TSCĐ hữu hình. Tiếp đó, nhập liệu loại chứng từ Thu tiền để phản ánh thu nhập từ hoạt động thanh lý. Để phản ánh số thuế GTGT của chiếc máy dệt thanh lý, kế toán tiếp tục nhập liệu loại chứng từ Thu tiền một cách tương tự chỉ khác ở ô TK Có: 33311, ô Số tiền: 25.714. Máy sẽ tự động ghi Bảng tổng hợp số liệu chi tiết, sổ Tổng hợp TK và sổ Cái TK 211, TK 2141, TK 1111, TK 711, TK 3331. Bảng tổng hợp số liệu chi tiết TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình 01/11/2005 - 30/11/2005 Tên TK TK đối ứng Tk 2111 Ghi Nợ Ghi Có Số dư đầu kỳ 216.881.475.643 TSCĐ hữu hình 211 36.220.200 MMTB công tác 2114 10.815.000 TB phương tiện vận tải 2119 25.405.200 ...... Cộng PS 36.220.200 Số dư cuối kỳ 216.845.255.443 Sổ cái tk 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình Năm 2005 Số dư đầu năm Nợ Có 199.247.925 Ghi nợ TK 2141 Ghi có các TK Tháng 1 ..... Tháng 11 Tháng 12 Cộng 211 36.220.200 ... Cộng SPS Nợ 36.220.200 Tổng SPS Có SD cuối tháng Nợ SD cuối tháng Có 216.845.255.443 Ngày 03 tháng 12 năm 2005 Người lập biểu KT trưởng Sổ cái tk 111 Năm 2005 Số dư đầu năm Nợ Có 604.307.539 Ghi nợ TK 1111 Ghi có các TK Tháng 1 ..... Tháng 11 Tháng 12 Cộng 333 514.286 TK 711 25.714 ... Cộng SPS Nợ 540.000 Tổng SPS Có 86.074.560 SD cuối tháng Nợ 492.207.398 SD cuối tháng Có Ngày 03 tháng 12 năm 2005 Người lập biểu KT trưởng 2. Trường hợp giảm TSCĐ do điều chuyển đến các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam Khi có quyết định điều động của Tổng giám đốc Tổng công ty xi măng Việt Nam, phòng kỹ thuật kết hợp với phòng Tài chính kế toán lập hồ sơ TSCĐ xác định năng lực hoạt động, tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị được điều động, rồi cùng với bên nhận tài sản tiến hành lập Biên bản giao nhận TSCĐ. Căn cứ các chứng từ được gửi đến phòng Tài chính kế toán, kế toán TSCĐ mở màn hình kết chuyển và nhập các dữ liệu theo bút toán: Nợ TK 2141: Phần giá trị hao mòn Nợ TK 1361: Phần giá trị còn lại Có TK 211 y (Với y là số chỉ nhóm TSCĐ hữu hình) Cuối tháng máy sẽ tự động ghi vào, sổ Tổng hợp TK, sổ Cái của TK 211, 213, 2141, 214, 1361, 136. Trong tháng 11/2004, theo quyết định số 03 TCT/QLKT ngày 22/11/2005 của Giám đốc công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng 01 chiếc xe tải Huyndai 1,25 tấn được điều chuyển đến công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng. Căn cứ vào Quyết định điều động số 03 TCT/QLKT (20/11/05), biên bản giao nhận TSCĐ số 53 ngày 28/11/2005 trong đó có các thông tin về chiếc xe này như sau: Nguyên giá: 152.431.200đ. Nguồn vốn: Tự có, giá trị hao mòn: 25.405.200đ. GTCL trên sổ sách 127.026.000đ. Kế toán nhập liệu 2 lần trên chứng từ kết chuyển . Đồng thời kế toán ghi đơn Có TK 009 với số tiền là 24.405.200 trên sổ kế toán thủ công. Cuối tháng máy sẽ tự động ghi Nhật ký chung, sổ Tổng hợp và sổ Cái TK 211, 213, 2141, 1361. *Kế toán khấu hao TSCĐ ở Công ty Từ 31/12/2004 trở về trước việc trích khấu hao TSCĐ ở Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng được thực hiện theo quyết định 166/BTC ban hành ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Toàn bộ TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh được Tổng công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. TSCĐ thuộc loại TSCĐ phúc lợi hoặc TSCĐ chưa dùng hoặc TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng đều không được tính khấu hao. Số năm sử dụng của từng loại TSCĐ được xác định bằng số năm sử dụng tối thiểu căn cứ theo Khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ trong quyết định 166, rồi từ đó tính ra mức khấu hao trung bình năm, trung bình tháng, Công thức là: Nguyên giá Số năm sử dụng Mức trích KH trung bình năm = Mức KH trung bình năm của TSCĐ 12 Mức trích KH trung bình tháng = Đối với TSCĐ được hình thành từ vốn vay thì số năm sử dụng được tính bằng thời gian vay vốn, khi khế ước vay hết hạn công ty phải thu hồi đủ vốn đầu tư cho TSCĐ đó. Việc áp dụng máy vi tính vào kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng mới chỉ dừng ở kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình, chưa có phần mềm giúp tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ. Nên nhân viên kế toán khấu hao TSCĐ ở công ty phải thực hiện kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình bằng chương trình Microsoft Excel. Theo quyết định 166/BTC, nếu có TSCĐ tăng hoặc giảm trong tháng thì tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu hao. Vì vậy vào đầu mỗi tháng, căn cứ vào tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình tháng trước và TSCĐ hữu hình hiện có của Công ty, phòng Tài chính kế toán lập bảng kê trích và phân bổ khấu hao hàng tháng Trên bảng tính trích và phân bổ khấu hao này, kế toán tính và phân bổ khấu hao: - Chi tiết cho từng TSCĐ hữu hình tăng cần trích KH. - Chi tiết cho từng TSCĐ hữu hình giảm thôi trích KH. - Cho tổng TSCĐ hữu hình tăng cần trích KH. - Cho tổng TSCĐ hữu hình giảm thôi trích KH. Còn đối với khấu hao của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp, trước hết kế toán xác định tổng số khấu hao phải trích tháng này bằng công thức: KH phải = KH đã trích + KH tăng - KH giảm trích tháng này tháng trước tháng này tháng này Rồi tiến hành phân bổ vào các TK chi phí như bình thường. Cụ thể là: - TK 62741: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất vỏ bao PK XMHP - TK 62742: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất vỏ bao KPK XM Hà Tiên - TK 62743: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất PK XM Bỉm Sơn 1 - TK 62744: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất các loại vỏ bao khác - TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng. - TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp. Cuối tháng, dựa vào số liệu dòng tổng cộng TSCĐ tháng .../03 trên Bảng kê trích và phân bổ khấu hao hàng tháng, kế toán mở loại chứng từ Kết chuyển nhập dữ liệu và nhập các bút toán trích khấu hao của TSCĐ hữu hình vào chi phí SXKD. Đồng thời kế toán sẽ ghi đơn Nợ TK 009 số khấu hao đã trích tháng này trên sổ kế toán thủ công. Máy sẽ tự động ghi vào Nhật ký chung, sổ Tổng hợp TK và sổ cái TK 2141, 214. Việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ hữu hình tháng 12/2005 tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng được thực hiện như sau: Dựa vào mức trích khấu hao tổng cộng TSCĐ hữu hình tháng 11/2005 và tình hình phát sinh tăng và giảm TSCĐ hữu hình trong tháng 11/2005 (số liệu lấy từ bảng tổng hợp TSCĐ tăng, bảng tổng hợp TSCĐ giảm), kế toán Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng ghi vào Bảng tính khấu hao TSCĐ hàng tháng phần tháng 12/2005 Căn cứ dòng tổng cộng TSCĐ 12/05, cuối tháng kế toán mở loại chứng từ kết chuyển và nhập liệu vào máy vi tính. Phần mềm kế toán hiện nay của Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng chỉ cho phép nhập liệu trên loại chứng từ kết chuyện loại bút toán 1 Nợ 1 Có. Vì thế, muốn trích khấu hao vào các TK chi phí kế toán phải nhập liệu nhiều lần loại chứng từ Kết chuyển. Lần 1 - trích KH TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất vỏ bao KPK XM Hà Tiên 1 nhập liệu như mẫu biểu 10, trước khi ấn nút OK kế toán phải ấn nút Lưu để giữ các dữ liệu trên các ô sáng cho lần nhập liệu tiếp theo. Các lần nhập liệu tiếp theo, kế toán chỉ cần thay đổi TK Nợ và số KC. Cụ thể là: Lần 2: TK Nợ: 62742, Số KC: 275.251.713 Lần 3: TK Nợ: 62743, Số KC: 307.011.526 Lần 4: TK Nợ: 62744, Số KC: 1.397.422.157 Lần 5: TK Nợ: 6414, Số KC: 72.558.279 Lần 6: TK Nợ: 6424, Số KC: 97.559.286 Đồng thời kế toán ghi đơn Nợ TK 009 số tiền 2.626.200.157 Máy vi tính sẽ tự động ghi Sổ thẻ kế toán chi tiết, sổ Tổng hợp TK và sổ cái TK 2141. Bảng tổng hợp số liệu chi tiết TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình 01/12/05 - 31/12/05 Tên TK TK đối ứng TK 2141 Ghi Nợ Ghi Có Số dư đầu kỳ 216.845.255.443 ...... CP SXC 627 2.456.082.592 CP khấu hao 6274 476.082.592 SX Vỏ bao KPK 62741 476.397.196 SX Vỏ bao PK 62742 275.252.713 SX Vỏ bao khác 62743 307.011.526 SX Chung 62744 1.397.422.157 CP bán hàng 641 72.558.278 CP K/H TSCĐ 6414 72.558.278 CP QLDN 642 97.559.287 CP K/H TSCĐ 6424 97.559.287 Cộng PS 2.626.200.157 Số dư cuối kỳ 219.471.455.600 Ngày 04 tháng 01 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Sổ cái Tk 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình Năm 2005 Số dư đầu năm Nợ Có 199.247.561.925 Ghi Nợ TK 214 Ghi có các TK Tháng 1 ... Tháng 11 Tháng 12 Cộng ... Cộng SPS Nợ Tổng SPS Có 2.626.200.157 SD cuối tháng Nợ SD cuối tháng Có 219.471.455.600 Ngày 04 tháng 01 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng * Kế toán sửa chữa TSCĐ Với sản lượng sản phẩm lớn và không ngừng tăng lên, Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng đã và đang khai thác cao độ công suất của máy móc thiết bị, phương tiện vận tải .... vì vậy các tài sản này có thể bị hao mòn, hư hỏng, giảm khả năng sản xuất. Để duy trì khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ, đáp ứng yêu cầu phục vụ SXKD, Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng giao việc sửa chữa thường xuyên (sửa chữa nhỏ) TSCĐ cho phân xưởng cơ điện thực hiện, còn việc sửa chữa lớn TSCĐ thì giao thầu cho đơn vị bên ngoài Công ty thực hiện. 1/ Sửa chữa thường xuyên Công việc sửa chữa thường xuyên bao gồm những việc như: Bảo dưỡng, thay thế các phụ tùng, lau chùi, tra dầu mỡ ... Các chi phí liên quan đến sửa chữa thường xuyên thường là các khoản chi phí ít và được kế toán Công ty tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng của các bộ phận có TSCĐ sửa chữa. Nếu chi phí phát sinh bằng tiền thì kế toán sẽ mở loại chứng từ Chi tiền để nhập liệu. Còn nếu chi phí phát sinh không phải là chi tiền thì kế toán sẽ mở loại chứng từ Kết chuyển để nhập liệu. Trong cả hai trường hợp TK Nợ được nhập là 6273 hoặc 6413 hoặc 6423 tuỳ tài sản sửa chữa thuộc bộ phận nào: bộ phận sản xuất hay bán hàng hay quản lý doanh nghiệp. Chẳng hạn như: Căn cứ Phiếu chi số PC6 48 ngày 08/10/2005 chi cho Hoàng Đức Văn phòng tổ chức lao động số tiền 2.835.000đ để thanh toán việc bảo dưỡng và sửa chữa máy Photocopy Canon, kế toán nhập liệu trên chứng từ Chi tiền trong đó TK Nợ là 6427, TK Có là 1111, Số tiền là 2.835.000đ. 2/ Sửa chữa lớn TSCĐ Đầu mỗi năm, căn cứ đề nghị của bộ phận sử dụng tài sản và của phòng kỹ thuật cơ điện, Công ty sẽ lên kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình. Khi cần sửa chữa lớn, Công ty sẽ thuê một đơn vị bên ngoài thực hiện. Tất cả các chi phí phát sinh được tập hợp trên TK 2413 mở chi tiết cho từng TSCĐ hữu hình được sửa chữa lớn. Kế toán sẽ nhập liệu trên chứng từ Chi tiền nếu là chi phí bằng tiền, còn nếu không kế toán sẽ mở loại chứng từ Kết chuyển. Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng không áp dụng việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình sửa chữa lớn hoàn thành vào tháng nào thì chi phí sửa chữa lớn tập hợp được sẽ tính trực tiếp vào chi phí SXKD của tháng đó. Kế toán sẽ nhập liệu trên loại chứng từ Kết chuyển với TK Nợ là 6273 hoặc 6413 hoặc 6423 và TK Có là 2413 trên loại chứng từ Kết chuyển. Chẳng hạn: Theo kế hoạch sửa chữa TSCĐ năm 2005, tháng 08/2005 Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng giao cho Công ty cổ phần xây dựng số 3 sửa chữa cải tạo Kho sản phẩm. Công việc sửa chữa được tiến hành từ ngày 28/08/2005. Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng ứng trước cho Công ty cổ phần xây dựng số 3:70.000.000 đồng. Ngày 16/11/2005 công trình hoàn thành bàn giao cho Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng với giá trị quyết toán là 184.125.700đ. Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng đã chuyển khoản thanh toán hết cho Công ty cổ phần xây dựng số 3. Theo sổ kế toán tháng 11 năm 2005, căn cứ Biên bản bàn giao ngày 16/11/2005, Quyết toán công trình và Giấy báo nợ số 1087 ngày 17/11/2005 của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông báo việc trả cho Công ty cổ phần xây dựng số 3 số tiền 114.125.700đ, ngày 17/11/2005 kế toán mở loại chứng từ Chi tiền nhập liệu. Rồi tiếp tục nhập liệu loại chứng từ Kết chuyển để kết chuyển chi phí sửa chữa lớn Kho sản phẩm vào chi phí sản xuất kinh doanh. Cuối tháng máy sẽ tự động ghi vào bảng tổng hợp số liệu chi tiết, sổ Tổng hợp TK và sổ cái TK 2413. Bảng tổng hợp số liệu chi tiết TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ 01/11/05 - 30/11/05 Tên TK TK đối ứng TK 2413 Ghi Nợ Ghi Có Số dư đầu kỳ 186.958.766 216.845.255.443 ...... Tiền gửi NH 112 114.125.700 Tiền VN 1121 114.125.700 ..... CP SXC 627 184.125.700 CP SCL TSCĐ 6273 184.125.700 Cộng PS 114.125.700 184.125.700 Số dư cuối kỳ 116.958.766 Ngày 03 tháng 12 năm 2005 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng hợp TK 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ 01/11/2005 - 30/11/2005 Nội dung Mã số Đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có Sửa chữa lớn TSCĐ 2413 186.958.766 114.125.700 184.125.700 116.958.766 SC kho SP 2413 038 70.000.000 114.125.700 184.125.700 Ngày 03 tháng 12 năm 2005 Người lập biểu KT trưởng Sổ cái Tk 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ Năm 2005 Số dư đầu năm Nợ Có 265.158.295 Ghi Nợ TK 2413 Ghi có các TK Tháng 1 ... Tháng 11 Tháng 12 Cộng 112 114.125.700 ........ Cộng SPS Nợ 114.125.700 Tổng SPS Có 184.125.700 SD cuối tháng Nợ 116.958.766 SD cuối tháng Có Ngày 03 tháng 12 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng Phần III: đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng. I. Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng. Hiệu quả SXKD của Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng được tạo ra nhờ sự sáng tạo, sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Trong đó hiệu quả của công tác kế toán nói chung công tác kế toán TSCĐ hữu hình nói riêng đóng góp một phần quan trọng vào thành công của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc và phù hợp với chuyên môn của mỗi cán bộ. Các phần hành kế toán tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng được thực hiện nề nếp và khoa học, đúng với quy định của chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. Riêng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng có những ưu điểm và những tồn tại như sau: *ưu điểm: 1. Về công tác phân loại TSCĐ Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng đã tiến hành phân loại theo 03 cách đều có những tác dụng nhất định, phù hợp với việc quản lý và sử dụng TSCĐ trong Công ty. - Phân loại theo nguồn hình thành giúp Công ty có biện pháp khai thác các nguồn vốn, kiểm tra tình hình thanh toán chi trả các khoản vay và giúp cho kế toán Công ty biết được nguồn hình thành của từng TSCĐ để hạch toán khấu hao chính xác. - Phân loại theo tình hình sử dụng giúp cho kế toán biết được một cách tổng quát về tình hình sử dụng TSCĐ hiện có, biết được số lượng TSCĐ đang dùng vào SXKD, số lượng TSCĐ chưa dùng và số lượng TSCĐ chờ thanh lý là bao nhiêu. Từ đó, Công ty đề ra phương án giải quyết, xử lý những TSCĐ chưa dùng, TSCĐ chờ thanh lý, nhằm thu hồi nhanh vốn đầu tư để trang bị và đổi mới máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu SXKD và tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ giúp cho Công ty biết được tỷ trọng của từng nhóm TSCĐ chiếm trong tổng số. Từ đó căn cứ vào nhiệm vụ SXKD để có phương hướng đầu tư TSCĐ một cách đúng đắn phù hợp với loại hình kinh doanh. Như vậy, các cách phân loại TSCĐ đã giúp Công ty quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý TSCĐ từ đó góp phần ổn định chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 2. Về công tác hạch toán chi tiết TSCĐ Việc đánh số TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng là khoa học và hợp lý. Nó giúp quản lý chi tiết đến từng TSCĐ, tạo sự thuận lợi cho việc sắp xếp TSCĐ theo các chỉ tiêu và xem xét kiểm tra khi cần thiết. Các sổ kế toán chi tiết TSCĐ ở Công ty có cách ghi chép hợp lý, đáp ứng được yêu cầu theo dõi tình hình TSCĐ hiện có, biến động tăng, giảm TSCĐ một cách chi tiết đến từng TSCĐ hoặc tổng hợp theo nhóm TSCĐ hữu hình và còn cho biết nguồn hình thành những TSCĐ hữu hình đó. Sổ hạch toán chi tiết khấu hao TSCĐ Tên TSCĐ tính KH SL Nguyên giá Mức trích KH tháng này Tổng NG TC NS # Tổng cộng TSCĐ TSCĐ tăng KH TSCĐ giảm KH Tổng cộng TSCĐ ... ... Tổng cộng TSCĐ Trích khấu hao theo nguồn Phân bổ TK chi phí TC NS # 62741 62742 62743 62744 6414 6424 3. Về công tác kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng được thực hiện trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ và tuân thủ chế độ kế toán hiện hành. Công ty đã ứng dụng phần mềm tin học vào công tác kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ một cách hiệu quả, giúp xử lý, cung cấp thông tin kế toán về TSCĐ được nhanh chóng, thuận tiện và chính xác phù hợp với mục tiêu hiện đại hoá sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng nói riêng và của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung. 4. Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ Kế toán khấu hao TSCĐ chỉ sử dụng 1 bảng tổng hợp số liệu trích và phân bổ khấu hao hàng tháng nên việc ghi chép khá đơn giản, gọn nhẹ. Bảng tổng hợp số liệu trích và phân bổ khấu hao hàng tháng giúp kế toán dễ dàng so sánh được mức trích khấu hao của tháng này so với tháng trước. Đối với những TSCĐ không biến động thì kế toán hàng tháng không phải tính trích khấu hao lặp đi lặp lại tốn thời gian và công sức. Kế toán khấu hao TSCĐ đã phản ánh chính xác lượng khấu hao hàng tháng. Điều đó giúp Công ty đánh giá đúng Giá trị còn lại của TSCĐ, có kế hoạch sử dụng những TSCĐ hình thành từ vốn vay nhằm hồi vốn nhanh và trả nợ vay đúng hạn. Kế toán khấu hao TSCĐ cũng đã phân bổ chi tiết mức khấu hao của từng tháng vào chi phí phục vụ cho SX vỏ bao PK XM Hải Phòng, chi phí SX vỏ bao KPK XM Hà Tiên, chi phí SX vỏ bao PK XM Bỉm Sơn 1, chi phí SX chung, chi phí bán hàng, chi phí QLDN. Điều này tạo thuận lợi cho kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành từng loại sản phẩm. 5. Những hạn chế tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ ở Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng vẫn còn một vài hạn chế nhất định. Để công tác kế toán TSCĐ ở Công ty ngày càng hoàn thiện, em xin mạnh dạn đưa ra những nhận xét của mình. a- Về công tác kế toán chi tiết TSCĐ Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng chỉ thực hiện kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán của Công ty mà không thực hiện ở các bộ phận và đơn vị sử dụng. Thế nên kế toán TSCĐ sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để theo dõi chi tiết TSCĐ hiện có cũng như cập nhật phát sinh tăng, giảm TSCĐ ở từng đơn vị, từng bộ phận sử dụng. Những khi kiểm kê TSCĐ kế toán rất vất vả vì phải tới từng phân xưởng, từng bộ phận để kiểm lại số lượng tài sản và đến lúc ấy mới biết được thiếu hoặc thừa tài sản nào. Mặc dù trên thực tế hầu như Công ty không bao giờ bị mất mát TSCĐ nhưng về lý thuyết nếu xảy ra thiếu mất tài sản thì sẽ rất khó quy trách nhiệm và xử lý. Trong khi đó, bản thân đơn vị và bộ phận sử dụng lại không bị ràng buộc trách nhiệm gì trong việc quản lý TSCĐ. Vì thế hiệu quả kế toán chi tiết TSCĐ không thể cao như mong muốn làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý TSCĐ ở Công ty. Kế toán chi tiết TSCĐ chưa có phần mềm kế toán hỗ trợ nên việc ghi chép các sổ này phải tốn nhiều thời gian và công sức, lại không thuận tiện cho việc theo dõi, tra cứu. b- Về công tác tổng hợp tăng, giảm TSCĐ Kế toán TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao: Khi chưa quyết toán công trình mà kế toán đã ghi tăng TSCĐ hữu hình ngay với nguyên giá bằng 80% giá trị dự toán là chưa thoả đáng. Làm như vậy sẽ dẫn đến việc ghi nhận chưa đúng giá trị thực tế của TSCĐ hữu hình tăng, kéo theo việc tính khấu hao không chính xác trong thời gian 4 - 5 tháng chờ quyết toán. Công ty cần xem xét vấn đề này. c- Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ Kế toán khấu hao TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng chưa theo dõi được khấu hao luỹ kế theo tháng của từng TSCĐ, do đó kế toán sẽ vất vả hơn trong việc theo dõi chính xác tháng nào thì một TSCĐ hết khấu hao, để từ tháng sau không trích khấu hao cho TSCĐ đó nữa. Hạn chế này có thể gây ra trích khấu hao thừa, không cần thiết. Hiện nay ở Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng có một lượng lớn TSCĐ hữu hình đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng với tổng nguyên giá lên tới 67.464.014.955 (số liệu ngày 31/12/2006) trong đó tài sản hình tháng bằng vốn vay ngân hàng là 7.438.149.069 đ. Công ty cần xem xét lại việc xác định thời gian sử dụng cho các tài sản, nhất là tài sản hình thành bằng vốn vay ngân hàng cho thoả đáng và phù hợp hơn với kế hoạch sử dụng tài sản. d- Về công tác kế toán sửa chữa lớn TSCĐ Trong cơ cấu TSCĐ hữu hình của Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng hiện nay có một phần lớn TSCĐ hữu hình đã qua sử dụng nhiều năm, đã khấu hao hết, đã cũ và lạc hâu. Vì thế chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình mà Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng phải bỏ ra hàng năm là không nhỏ chẳng hạn như năm 2006 tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình của Công ty là 2.281.117.380đ. Thế nhưng Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, khi sửa chữa lớn hoàn thành lại tính toàn bộ chi phí sửa chữa lớn tập hợp được vào chi phí SXKD trong tháng của bộ phận có TSCĐ sửa chữa. Việc làm này làm cho giá thành sản phẩm giữa các tháng không ổn định ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và gây khó khăn cho công tác kế toán quản trị chi phí giá thành của Công ty. Mặt khác chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình còn phát huy tác dụng ở nhiều kỳ kế toán sau nên hạch toán toàn bộ chi phí vào một kỳ là chưa hợp lý. Bên cạnh đó Công ty kết chuyển chi phí sửa chữa lớn vào các TK 6273, TK 6413, TK 6423 là chưa phù hợp với nội dung của các TK này. Theo hệ thống TK kế toán doanh nghiệp thì TK 6273 phản ánh chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất, TK 6413 phản ánh chi phí công cụ dụng cụ dùng trong bán hàng, TK 6423 phản ánh chi phí đồ dùng văn phòng. Công ty cần xem xét điều chỉnh công tác kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình. e- Về công tác quản lý TSCĐ Hiện nay ở Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng có một lượng TSCĐ hữu hình lớn đã hết khấu hao nhưng vẫn được Công ty tiếp tục sử dụng. Đó hầu hết đều là những máy móc thiết bị quan trọng trong dây chuyền công nghệ sản xuất vỏ bao, ví dụ như hệ thống điều khiển máy ép bó vỏ bao. Nhưng Công ty hiện chưa tiến hành theo dõi riêng các TSCĐ này và không trích phí sử dụng cho chúng. Khi vẫn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì các tài sản ấy vẫn đóng góp vào giá trị của sản phẩm, mặt khác khi các tài sản này hỏng hóc thì Công ty vẫn phải chi phí sửa chữa bảo dưỡng, do vậy Công ty cần xem xét việc quản lý các tài sản này một cách hợp lý hơn. f- Về công tác kế toán nói chung Hình thức kế toán Nhật ký chung mà Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng đang áp dụng là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh hiện nay của Công ty. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty đã được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc và chuyên môn từng người. Hầu hết cán bộ làm công tác kế toán có trình độ chuyên môn cao từ Đại học và tương đương đại học Công tác kế toán tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng có phương pháp kế toán với sổ sách đầy đù, rõ ràng phản ánh đúng thực trạng tình hình kinh tế tài chính của công ty, với trình độ chuyên môn cao nhân viên kế toán ở công ty rất vững vàng trong công việc của mình và hoàn toàn có khả năng hỗ trợ nhau khi cần thiết dù cho cơ chế quản lý và hệ thống kế toán áp dụng cho doanh nghiệp hiện nay chưa chuyên nghiệp trong việc sử dụng phần mềm vi tính mà vẫn còn thủ công nên đôi khi độ chính xác chưa cao và thông tin còn chậm. II.Phương hướng hoàn thiện kế toán TSCĐ và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng * Một số biện pháp 1. Về kế toán TSCĐ Mô hình tổ chức kế toán nói chung, kế toán TSCĐ nói riêng như hiện nay là thành quả của cả một quá trình nghiên cứu, áp dụng, điều chỉnh của phòng Tài chính Kế toán và ban lãnh đạo của Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng trong nhiều năm. Muốn hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng cần đảm bảo những yêu cầu: - Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ phải tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam. - Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. - Hoàn thiện công tác kế toán phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh nhất, trung thực, kịp thời, đầy đủ, phù hợp với yêu cầu quản lý. - Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ phải trên tinh thần tiết kiệm chi phí. Mặc dù kiến thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng không nhiều, em xin mạnh dạn trình bày những ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng. 2. Về công tác kế toán chi tiết TSCĐ Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng nên thực hiện ngay việc kế toán chi tiết TSCĐ ở đơn vị, bộ phận sử dụng. Điều này tạo thuận lợi cho công tác kế toán và công tác quản lý TSCĐ. Nó còn tiết kiệm thời gian công sức cho cán bộ phòng Tài chính - Kế toán, nâng cao trách nhiệm vật chất của các đơn vị, bộ phận, các cá nhân với những TSCĐ mà họ quản lý, sử dụng. Mặt khác giúp tận dụng hết chức năng làm việc của nhân viên phân xưởng hiện đang làm nhiệm vụ ghi chép thông tin kế toán tại phân xưởng. Công ty nên áp dụng việc ghi sổ tài sản theo đơn vị sử dụng theo mẫu sổ Bộ tài chính ban hành Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng Năm 200 Tên đơn vị (phòng, ban, hoặc người sử dụng) Ghi tăng tài sản và công cụ lao động Ghi giảm tài sản và công cụ lao động Ghi chú Chứng từ Tên, nhãn hiệu, quy cách TSCĐ & CC lao động nhỏ ĐV tính SL ĐG Số tiền Chứng từ Lý do SL Số tiền Số hiệu TG Số hiệu Thời gian Ngày tháng năm 20 Người ghi sổ Kế toán trưởng Sổ này được mở và theo dõi trong nhiều năm, căn cứ ghi sổ là các Biên bản giao nhận TSCĐ và Biên bản thanh lý TSCĐ. Sổ này giúp theo dõi số lượng và giá trị TSCĐ hiện có ở mỗi đơn vị, nó còn phản ánh tính hình tăng giảm TSCĐ tại đơn vị sử dụng đó. Công ty nên nâng cấp phần mềm kế toán để kế toán chi tiết TSCĐ cũng được thực hiện trên phần mềm chung, như vậy chất lượng công tác kế toán TSCĐ nói riêng, công tác kế toán của Công ty nói chung được nâng cao. 3. Về công tác kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng, phòng Tài chính kế toán cùng các phòng ban có chức năng khác cần tìm biện pháp rút ngắn thời gian chờ quyết toán các công trình XDCB hoàn thành để việc ghi nhận nguyên giá tăng TSCĐ được chính xác hơn, từ đó nâng cao tính đúng, tính đủ, tính thuận lợi của việc trích khấu hao TSCĐ và làm căn cứ pháp lý chính xác, đầy đủ để kế toán TSCĐ hạch toán tăng TSCĐ. Khi chưa rút ngắn được thời gian quyết toán công trình. Tổng công ty có thể xem xét việc hạch toán chi tiết ở TK 2413 XDCB dở dang để phản ánh chi phí phát sinh của các công trình đang xây dựng dở dang. Khi bàn giao sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí tập hợp được từ TK 2413 sang TK 2412. TK 2412 (mở chi tiết cho từng công trình) dùng để phản ánh giá trị của công trình XDCB hoàn thành bàn giao nhưng chưa quyết toán. Khi quyết toán sẽ điều chỉnh số chênh lệch trên TK 2412 này rồi tiến hành kết chuyển giá trị quyết toán từ bên Có TK 2412 sang bên Nợ TK 2111, 2112. Lúc này kế toán cũng đồng thời thực hiện điều chỉnh đối với số khấu hao đã trích trong thời gian chờ quyết toán. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ TSCĐ tính KH SL Nguyên giá Mức trích KH tháng này Trích KH theo nguồn Tổng NG TC NS # TC NS # Tổng cộng TSCĐ TSCĐ tăng KH TSCĐ Phân bổ TK chi phí 62741 62742 62743 62744 6414 6424 4. Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ Với lượng TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng chiếm tới 67.464.014.955 đ thì Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng nên theo dõi riêng và thực hiện trích phí sử dụng đối với những TSCĐ này. Làm như vậy sẽ đảm bảo tính phù hợp giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được vì những tài sản ấy vẫn đang góp phần tạo ra giá trị sản phẩm. Mặt khác phí sử dụng được trích còn giúp bù đắp chi phí sửa chữa các tài sản này khi chúng bị hỏng hóc. Công ty có thể tuỳ đặc điểm kỹ thuật và sự tham gia của TSCĐ vào quá trình sản xuất kinh doanh để tính phí sử dụng trích hàng năm, hàng tháng cho tài sản. Phí sử dụng của một tài sản cũng được phân bổ vào các tài khoản chi phí như phân bổ khấu hao của tài sản đó. Để biết thời điểm TSCĐ khấu hao hết, khi ghi sổ TSCĐ đầu năm kế toán lọc ra những TSCĐ sẽ hết khấu hao trong năm đó rồi ghi thời điểm tài sản khấu hao hết vào một bảng riêng. Đến thời điểm TSCĐ hết khấu hao, nếu tài sản vẫn được tiếp tục sử dụng thì kế toán sẽ chuyển tài sản đó sang theo dõi ở sổ TSCĐ đã hết khấu hao. Sổ này phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm của các TSCĐ đã hết khấu hao, đồng thời giúp tính tổng số phí sử dụng phải trích trong tháng. Mặt khác Công ty nên tuỳ từng tài sản và tuỳ kế hoạch sử dụng tài sản mà áp dụng thời gian sử dụng tối thiểu trong khung thời gian sử dụng Nhà nước quy định hoặc xác định thời gian sử dụng dài hơn cho TSCĐ hữu hình. Làm như vậy giúp giảm bớt tình trạng tài sản vẫn sử dụng tốt nhưng đã khấu hao hết và giúp cho việc trích khấu hao, xác định chi phí sản xuất kinh doanh chính xác hơn. 5. Về kế toán sửa chữa lớn TSCĐ Như trên đã nói, việc sử dụng TK 6273, 6413, 6423 để kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là chưa hợp lý. Vì Công ty luôn thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện việc sửa chữa lớn nên Công ty có thể sử dụng các TK phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài thay cho những TK hiện đang sử dụng thì sẽ thoả đáng hơn. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là lượng chi phí lớn, phát huy tác dụng trong nhiều kỳ kế toán. Cách hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ như hiện nay làm cho giá thành của các sản phẩm không ổn định, đồng thời không phản ánh được tác dụng kéo dài nhiều kỳ kế toán của khoản chi phí này. Vì vậy Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tập hợp được trong những kỳ kế toán sau. Đối với những bộ phận máy móc thiết bị đã cũ hay năng lực sản xuất giảm sút cần phải có biện pháp khắc phục ngay bằng cách thay thế hay sửa chữa kịp thời để duy trì năng lực sản xuất thường xuyên của tài sản cố định. Đối với những tài sản cố định không thể sửa chữa, khắc phục được cần có biện pháp xử lý thích hợp như thanh lý, nhượng bán ... và phải thay thế kịp thời bộ phận tài sản cố định mới, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Nếu chúng ta tiếp tục duy trì sản xuất đối với những bộ phận tài sản cố định cũ, năng lực sản xuất sút kém sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động. Từ đó làm cho xí nghiệp mất dần uy tín trên thị trường mà "Uy tín là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư" 6. Các biện pháp tăng cường quản lý TSCĐ Đi đôi với công tác mua sắm đầu tư TSCĐ thì công ty cũng phải làm tốt hơn nưa công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. - Đối với TSCĐ đang dùng phải sử dụng tối đa công suất, khai thác triệt để tính năng sẵn có và tác dụng của nó. Công ty phải xây dựng được định mức ca máy, làm tốt công tác bảo quản, có biên bản giao cho từng bộ phận, từng người trực tiếp sử dụng, hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành tính năng kỹ thuật của TSCĐ nếu máy móc thiết bị hư hỏng do chủ quan của người sử dụng thì phải bồi thường thiệt hại và chịu tổn thất về chi phí sửa chữa theo quy định của công ty, các bộ phận quản lý TSCĐ cũng phải liên đới chịu trách nhiệm. - Trong thời gian có máy móc thiết bị nào nhàn rỗi tạm thời thì công ty có thể cho thuê để tăng thu nhập tránh tính trạng hao mòn không đáng xảy ra. - Đối với thiết bị văn phòng nên giao trực tiếp cho một cá nhân nào đó có trách nhiệm quản lý. - Ngoài ra để đảm bảo sử dụng máy móc thiết bị đạt hiệu quả lâu dài thì công ty nên xây dựng kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị hợp lý, khoa học Nếu thực hiện tốt giải pháp này thì không những nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ sử dụng máy móc thiết bị mà sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí giá thành sản xuất từ đó sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty Kết luận Tài sản cố định là một bộ phận hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp nói chung của Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng nói riêng. Nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng và giá thành sản phẩm, tác động tới sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ một mặt phải quản lý chặt chẽ về giá trị của TSCĐ để bảo toàn vốn cố định, mặt khác phải thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin chính xác, có tính hệ thống về sự biến động và thực trạng của TSCĐ để giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những phương án đúng nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh đặc biệt là tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty trong 2 năm 2004-2005. Qua quá trình tìm hiểu thực tế ở công ty em nhận thấy trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay Công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như sự tăng lên về quy mô vốn, TSCĐ, nguyên vật liệu .... điều đó đã thể hiện sự tăng trưởng và phát triển của công ty. Tuy nhiên trong công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện kế toán TSCĐ cũng gặp không ít những khó khăn và còn tồn tại những hạn chế nhất định. Qua những kiến thức đã học được trong thời gian qua và trong quá tìm hiểu thực tế em đã hết sức cố gắng để có thể phân tích đánh giá thực tế công tác kế toán TSCĐ và thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng để từ đó đưa ra các ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty, tuy những ý kiến đề xuất trên không phải là những phát hiện mới nhưng hy vọng đó là sự bổ sung cho thực tiễn kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng. Em hy vọng những ý kiến đề xuất đưa ra trong bài viết này sẽ đóng góp phần nào trong việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế tóan TSCĐ nói riêng cho công ty trong thời gian tới. mục lục Lời mở đầu: 1 Lý do chọn đề tài Những nội dung cơ bản của đề tài Phần I: khái quát chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm công tác kế toán của công ty cpbbxmhp I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPBBXMHP 3 * Lịch sử hình thành 3 II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD của Công ty CPBBXMHP 5 1. Đặc điểm tình hình 5 2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CPBBXMHP 5 III. Những đặc điểm cơ bản và thị trường tiêu thụ cùng một số kết quả kinh doanh của Công ty những năm gần đây 9 1. Đặc điểm 9 2. Số lượng máy móc thiết bị để phục vụ SX và đặc điểm quy trình công nghệ SXSP ....... 10 3. Một số kết quả đã đạt được trong hoạt động SXKD của công ty 2 năm 2005 - 2006 11 4. Xu hướng phát triển của Công ty CPBBXMHP trong những năm tới..12 IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty CPBBXMHP 15 1. Đặc điểm 15 2. Sơ đồ bộ máy quản lý Kế toán 16 Phần II: Thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng I. Thực trạng Kế toán TSCĐ tại Công ty CPBBXMHP 24 1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ của công ty 24 2. Kế toán chi tiết TSCĐ của công ty 24 Phần III: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty CPBBXMHP I. Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty CPBBXMHP 48 II. Phương hướng hoàn thiện kế toán TSCĐ, các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty 54 Kết luận 61 Mục lục 63

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32025.doc
Tài liệu liên quan