Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước những thử thách to lớn đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Chính vì vậy vấn đề tiêu thụ có một ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho bất kỳ công ty nào là làm sao khâu tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất và được theo dõi quản lý một cách chính xác nhất. Do đó việc hoàn thiện quá trình hạch toán tiêu thụ là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ hàng hóa của mình một cách có hiệu quả hơn đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thêm các công cụ để quản lý tốt hơn hoạt động tiêu thụ nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của công ty nói chung đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và nâng cao đời sống cho người lao động. Nhận thức được điều này, Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện mình để thích ứng với những thay đổi của chế độ, những biến động của nền kinh tế thị trường và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

doc64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng hạn chế các thiệt hại cho Công ty; thực hiện kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý; lập các báo cáo về vật liệu; tham gia phân tích các kế hoạch về thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu. - Kế toán tài sản cố định: ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của toàn Công ty cũng như ở từng bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản; phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; hàng tháng căn cứ váo nguyên giá TSCĐ hiện có và tỷ lệ khấu hao do Nhà nước quy định để tiến hành tính toán khấu hao cho các đối tượng; kiểm soát thường xuyên chặt chẽ các khoản thanh toán công nợ về đầu tư TSCĐ và sửa chữa TSCĐ. - Thủ quỹ: thực hiện việc thu chi tiền mặt theo chứng từ thu- chi khi đã có đủ điều kiện theo nguyên tắc; hàng ngày kiểm kê tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt; tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các khoản thu chi và tồn quỹ; thực hiện kiểm kê tiền mặt theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo về thu chi tiền mặt; thực hiện các công việc khác khi được phân công. - Các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp thành viên: làm nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi về tài chính, sản xuất cũng như bán hàng. 1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 1.4.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty - Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ- BTC của Bộ Tài Chính. - Niên độ kế toán: niên độ kế toán của Công ty theo năm dương lịch bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm. - Kỳ kế toán: hàng tháng do quá trình sản xuất diễn ra liên tục với khối lượng lớn đồi hỏi phải cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời. - Kỳ báo cáo: hàng quý để cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng. - Phương pháp kế toán: Công ty thống nhất hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: theo phương pháp thẻ song song. - Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: từ 01/01/2004 các sản phẩm của Công ty ngoài chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn phải chịu thuế giá trị gia tăng 10% theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: để trích khấu hao TSCĐ, Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo tiêu thức sản lượng, được áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Công ty tự trích khấu hao dựa trên thời gian sử dụng dự kiến của từng loại TSCĐ mà nhà nước quy định. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm: theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. - Đơn vị tiền tệ kế toán áp dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác nhau theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 1.4.2.2 Tổ chức vận dụng chứng từ Các loại chứng từ kế toán được Công ty sử dụng trong từng phần hành: - Hạch toán hàng tồn kho: Các chứng từ sử dụng trong khâu nhập vật liệu: Phiếu kiểm nghiệm vật tư, hợp đồng bán hàng của người bán (mẫu số 01- BH), hoá đơn giá trị gia tăng (mẫu 01- GTGT), phiếu yêu cầu nhập kho, phiếu nhập kho vật tư (mẫu số 01- VT),… Các phương chứng từ sử dụng trong khâu xuất vật tư: phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, phiếu xuất vật tư (mẫu số 02- VT), thẻ kho (mẫu số 06- VT),… - Hạch toán thanh toán: Biên bản đối chiếu công nợ, giấy báo Nợ, giấy báo Có, phiếu thu (mẫu số 01- TT), phiếu chi (mẫu số 02- TT), giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04- TT), sổ bảng kê của ngân hàng kém chứng từ gốc,… -Hạch toán tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01- TSCĐ), thẻ tài sản cố định (mẫu số 02- TSCĐ), biên bản xử lý TSCĐ (mẫu số 03- TSCĐ), biên bản xử lý tài sản cố định, biên bản nghiệm thu, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, theo dõi tình hình khấu hao TSCĐ trong quý,… - Hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh toán với người lao động: Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02- LĐTL), bảng thanh toán tiền lương kỳ cuối, giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04- TT), bảng thanh toán BHXH (mẫu số 04- LĐTL), bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 05- LĐTL),… - Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm: Phiếu nhập kho thành phẩm (mẫu số 01- VT), hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho (hoá đơn giá trị gia tăng), báo cáo nhập- xuất- tồn kho thành phẩm, thẻ kho, phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng,… - Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành phẩm: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ; bảng kiểm kê bán thành phẩm; bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; hoá đơn giá trị gia tăng của vật tư hàng hoá, dịch vụ mua ngoài; các chứng từ khác phản ánh chi phí bằng tiền khác,… 1.4.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất do nhà nước ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 cua Bộ tài chính, sang niên độ kế toán 2004 Công ty còn căn cứ vào thông tư 89/2002/TT- BTC ngày 9/10/2002 để sửa đổi ký hiệu và nội dung một số tài khoản trong quá trình hạch toán. 1.4.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ với các loại sổ: Nhật ký chứng từ; Bảng kê; Sổ, thẻ kế toán chi tiêt; Sổ cái. Các sổ chi tiết sử dụng: sổ chi tiết theo dõi tài khoản tiền vay, sổ chi tiết theo dõi thanh toán với nhà cung cấp, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, sổ chi tiết tài sản cố định. Đến cuối tháng, căn cứ vào các Nhật ký chứng từ và Bảng kê để tổng hợp tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Sổ cái của từng tài khoản, từ đó ghi vào các báo cáo kế toán liên quan. Sổ cái các tài khoản được mở riêng cho từng năm và chi tiết cho 12 tháng. Báo cáo tài chính Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Thẻ và sổ KT chi tiết Bảng kê Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sơ đồ 1.2: Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chứng từ tại Công ty Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Các loại sổ kế toán được sử dụng trong các phần hành chính: - Hạch toán nguyên vật liệu: Bảng phân bổ vật liệu,công cụ dụng cụ; Sổ chi tiết vật liệu; Sổ chi tiết thanh toán với người bán; Nhật ký chứng từ số 1 , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10; Sổ cái tài khoản 153, 331,…; Bảng kê số 3; Sổ quỹ tài khoản 111, 112. - Hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh toán với người lao động: Bảng phân bổ số 1; Nhật ký chứng từ số 1, 2, 7; Bảng kê số 4, 5, 6; Sổ cái tài khoản 334, 338, 622, 627. - Hạch toán TSCĐ: Sổ theo dõi tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao; Bảng kê số 4, 5, 6; Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 9, 10; Sổ cái tài khoản: 211, 213, 214, 241. - Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành sản phẩm; Bảng kê số 4, 5, 6; Nhật ký chứng từ số 7; Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154. - Hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Sổ chi tiết bán hàng. sổ chi tiết giá vốn hàng bán, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng; Bảng kê số 8, 9, 10; Nhật ký chứng từ số 8; Sổ cái tài khoản 155. 111, 112, 131, 632, 511, 512, 531, 532, 641, 642, 911; Sổ quỹ tài khoản 111, 112; Báo cáo nhập- xuất- tồn thành phẩm; Báo cáo tổng hợp tiêu thụ. 1.4.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán Công ty sử dụng 3 trong 4 loại báo cáo tài chính bắt buộc theo quy định của Bộ tài chính, đó là: - Bảng cân đối kế toán (mẫu B01- DN). - Báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu B02- DN). - Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09- DN). Hàng quý Công ty còn lập các báo cáo tài chính khác, như: - Bảng công bố, công khai một số chỉ tiêu tài chính. - Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách. - Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ. - Báo cáo tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác. - Báo cáo tình hình tiền lương và thu nhập. Khi có yêu cầu của nhà quản trị, các báo cáo quản trị được lập như: Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh; Báo cáo chi phí bán hàng- chi phí quản lý doanh nghiệp; Báo cáo giá thành; Báo cáo sản lượng; Báo cáo quỹ lương; Báo cáo tăng giảm vốn khấu hao;… Một số báo cáo kiểm kê được dùng tại Công ty: Báo cáo kiểm kê vốn bằng tiền; Báo cáo kiểm kê nguyên vật liệu và tài sản khác; Báo cáo kiểm kê số lượng TSCĐ: Báo cáo kiểm kê hàng dự trữ;… Công ty có nghĩa vụ thực hiện chế độ công bố thông tin theo quy định của pháp luật. Sau khi kết thúc năm tài chính, Công ty phải gửi báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động trong năm theo quy định của pháp luật lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền như: Sở tài chính Hà Nội, Cơ quan kiểm toán nhà nước, Cục thuế Hà Nội, Cục thống kê Hà Nội, Tổng công ty Rượu- Bia- Nước giải khát Hà Nội. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI *** 2.1 Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rưọu Hà Nội 2.1.1 Đặc điểm của sản phẩm kinh doanh và thị trường bán hàng của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội Sản phẩm của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội chủ yếu là cồn tinh chế và rượu các loại. Đây là những sản phẩm luôn có chu lỳ sản xuất dài, liên tục không chịu ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ, tuy nhiên vào dịp gần tết sản phẩm luôn được người tiêu dùng tiêu thụ với số lượng lớn. Song trong từng tháng nhu cầu tiêu thụ vẫn rất cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế mở đang diễn ra như vũ báo trên toàn thế giới và Việt Nam đã chính thức trở thành viên của tổ chức WTO, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội không những sản xuất sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và được đánh giá cao. Thị trường trong nước: Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội có 1 chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh và hệ thống đại lý phân phối và tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Công ty có hệ thống kênh phân phối sản phẩm được mở rộng và phát triển khắp trong cả nước, cụ thể: năm 2005 có 135 đại lý thì năm 2006 đã tăng 224 đại lý, trong đó miền Bắc là 177, miền Trung là 25 và miền Nam là 22; năm 2007 Công ty mở rộng tiêu thụ sang các tỉnh miền Trung và miền Nam, Tây Nam Bộ b. Thị trường quốc tế: Qua gần 30 năm phát triển thị trường quốc tế, sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhất là thị trường truyền thống như các nước khu vực Đông Âu. Những năm gần đây. sản phẩm của Công ty đã được các nước Châu Á đón nhận và đánh giá cao như các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Đặc biệt là thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng như Nhật Bản, thì sản phẩm của Công ty cũng đã có mặt để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người tiêu dùng Nhật Bản. Năm 2007 Công ty còn xuất khẩu sang các thị trường như Lào, Campuchia, các sản phẩm cao cấp dự kiến sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong thời gian tới. Với những tiềm năng lớn này, hiện nay Công ty đang phát huy những lợi thế cạnh tranh, đầu tư chiều sâu, tích cực xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài một cách bền vững. Những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý kết hợp với kiểu dáng và bao bì hấp dẫn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng sẽ là những bí quyết của Công ty để từng bước khẳng định được vị thế thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. 2.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội Công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để kế toán giá vốn hàng bán, Công ty sử dụng tài khoản 632 TK 632: Giá vốn hàng bán Bên Nợ: Trị giá hàng xuất kho trong kỳ Bên Có: Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho, kết chuyển giá vốn vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Do các nghiệp vụ bán hàng của Công ty diễn ra một cách thường xuyên liên tục, khối lượng tính toán của kế toán rất nhiều nên Công ty xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp này trị giá vốn của hàng xuất kho được tính theo công thức sau: Giá vốn hàng xuất kho= Số lượng của từng loại hàng xuất kho x giá đơn vị bình quân Trong đó giá đơn vị bình quân được xác định bằng cách: Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước = Giá thực tế từng loại tồn kho cuối kỳ trước (đầu kỳ này) Số lượng thực tế từng loại hàng tồn kho cuối kỳ trước Cách tính này cho phép Công ty giảm nhẹ khối lượng tính toán nhưng độ chính xác của công việc phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả hàng hóa. Căn cứ vào phiếu đặt hàng của khách hàng, kế toán sẽ lập hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu xuất kho: * Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 01GTKT-3LL) Hóa đơn này được lập làm 3 liên. Liên 1 lưu ở phòng kế toán, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 nội bộ. Khách hàng căn cứ vào hoá đơn nộp tiền cho thủ quỹ, thủ kho sau khi kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của chứng từ sẽ tiến hành xuất kho theo số lượng hàng ghi trên hóa đơn, ký xác nhận vào hóa đơn. Ví dụ: Ngày 27/11/2007 xuất hàng cho anh Kiên thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Trung Nam. Sau khi viết phiếu xuất kho và nhận được số lượng xuất kho, kế toán lập hoá đơn GTGT. Biểu 2.1 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 3: Nội bộ Mẫu số:01GTKT-3LL-01 Ký hiệu: AA/2007T Số hóa đơn:0000440 Ngày 27/112007 Tên khách hàng: Nguyễn Thu Kiên………….Mã số khách hàng: HNTK Tên đơn vị: Công ty TNHH Trung Nam……..Mã số thuế: 0101864833 Địa chỉ: Số 39 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy-HN.. Số hợp đồng 8:22/9/2007 Địa chỉ giao hàng: Số 39 Trần Quốc Hoàn...Hình thức thanh toán TM Mã hàng Tên hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền RHNC 35c Rượu HN 35%-Can 2 lít (25K*6C) can 170 32000 5440000 RVKX395075 Rượu Vodka xanh HN 39,5%V-750ml(10K*12chai chai 120 35000 4200000 Cộng tiền hàng chưa có thuế GTGT 9640000 Thuế suất 10% tiền thuế 964000 Cộng tiền hàng có thuế GTGT 10604000 Chiết khấu TM Chiết khấu thanh toán Tổng cộng tiền thanh toán 10604000 Số tiền viết bằng chữ: mười triệu sáu trăm không bốn nghìn đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) * Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT) Là chứng từ theo dõi số lượng hàng hoá thành phẩm đã được xuất kho. Phiếu này được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại phòng kinh doanh, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 giao cho phòng tài vụ. Biểu 2.2 Đơn vị:……….. Bộ phận:……… Mẫu số : 02-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Nợ …………. Ngày .07….tháng...11…năm 07 Có …………. Số: …………………………. Họ và tên người nhận hàng:XNR Mùi………… Địa chỉ (bộ phận):……… Lý do xuất kho: Sản xuất …………………………………………………. Xuất tại kho : Cồn…………………………….Địa điểm: ……………... STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Cồn tinh chế CA 100C Lít 15640 15640 11840 185177600 Cộng X X X X X 185177600 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): một trăm tám năm triệu một trăn bẩy mươi bẩy nghìn sáu trăm đồng. Số chứng từ gốc kèm theo: ……………………………………………………….. Ngày 07 tháng 11 năm 07 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào hoá đơn gí trị gia tăng và phiếu xuất kho, kế toán tiến hành sổ chi tiết tài khoản 632, từ sổ chi tiết tài khoản 632 và nhật ký chứng từ số 8 kế toán vào sổ cái tài khoản 632. Biểu 2.3 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632- Giá vốn hàng bán Tháng 11 năm 2007 NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số tiền Số hiệu N/T Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 T11/2007 Hàng xuất bán trong kỳ 155 30815648590 Kết chuyển giá vốn sang 911 30815648590 Cộng 30815648590 30815648590 2.2 Hạch toán tiêu thụ tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội Việc bán hàng ở Công ty diễn ra một cách liên tục thường xuyên kế toán tiêu thụ giữ vai trò quan trọng từ công tác hạch toán ban đầu đến xác định kết quả kinh doanh là một quá trình ghi chép, phản ánh nghiệp vụ tiêu thụ đòi hỏi phải tổ chức một cách khoa học hợp lý để phản ánh chính xác, trung thực về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty sử dụng các chứng từ sau: * Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 01GTKT-3LL) Biểu 2.1 * Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT) Biểu 2.2 * Phiếu thu (Mẫu số 01-TT) Là chứng từ ghi nhận số tiền thực thu mà khách hàng thanh toán tiền hàng. Khi thu tiền hàng của khách hàng kế toán lập phiếu thu và hạch toán. Nợ TK 111: 1000000 Có TK 131: 1000000 Biểu số 2.4 Đơn vị :………. Địa chỉ: ……… Mẫu số : 01-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU THU Quyển số : ……… Ngày 07 tháng 11 năm 07 Số : …………….. Nợ : ……………. Có : ……………. Họ tên người nộp tiền : Lê Trung Địa chỉ : Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội Lý do nộp : Nộp tiền nhà bổ xung tháng 10 năm 07 Số tiền : 1000000 (đ) Viết bằng chữ: một triệu đồng chẵn. Kèm theo: …………………………………………………Chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ (Ký, họ tên, (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) đóng dấu) Biểu số 2.4 * Phiếu chi (Mẫu số 02-TT) Là chứng từ phản ánh các tài khoản chi phí bằng tiền mặt… phục vụ cho quá trình tiêu thụ: chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa. Phiếu chi được kế toán theo dõi tiền mặt lập thành 2 liên một liên gốc, một liên giao cho người nhận tiền đem tới thủ quỹ. Biểu số 2.5 Đơn vị :………. Địa chỉ: ……… Mẫu số : 01-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Quyển số : ……… Ngày 09 tháng 11 năm 07 Số : …………….. Nợ : ……………. Có : ……………. Họ tên người nhận tiền : Võ Tĩnh Địa chỉ : thủ quỹ Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội Lý do chi : thanh toán tiền sửa chữa máy vi tính văn phòng Số tiền : 250000 (đ) Viết bằng chữ: hai trăm năm mươi ngàn đồng.. Kèm theo: …01……………………………………………Chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ (Ký, họ tên, (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) đóng dấu) * Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT) Kế toán sản phẩm lập phiếu nhập kho chuyển xuống cho thủ kho, thủ kho nhập vào kho hàng hóa kiểm nhận và vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho gồm 3 liên: một liên lưu lại gốc, một liên giao cho thủ kho để vào thẻ kho, một liên dùng thanh toán. Biểu 2.6 Đơn vị:……….. Bộ phận:……… Mẫu số : 02-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Nợ …………. Ngày .07….tháng...11…năm 07 Có …………. Số: …………………………. Họ và tên người giao hàng:XN Cồn………… Theo …………Số ……….ngày ………tháng ………….năm….của : ……. Nhập tại kho : Cồn…………………………….Địa điểm: ……………... STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Cồn tinh chế công nghiệp 10500*94C 100C Lít 10050 10050 Cộng 10050 10050 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): …………………………………………………….. Số chứng từ gốc kèm theo: ……………………………………………………….. Ngày 07 tháng 11 năm 07 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.3 Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty kết hợp cả hạch toán tổng hợp và chi tiết. Tại Công ty mỗi nghiệp vụ thường dựa vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng phải ghi rõ những đặc điểm sau: Tên đơn vị mua hàng, số tài khoản chủng loại hàng hoá, đơn giá, số lượng, quy cách, phẩm chất… 2.3.1 Các phương thức tiêu thụ tại Công ty cổ phẩn Cồn Rượu Hà Nội Đối với mặt hàng tiêu thụ nội địa, Công ty chủ yếu theo phương thức phân phối tiêu thụ gián tiếp. Do đó sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng khắp và tiến hành nhanh chóng Đại lý Mạng lưới tiêu thụ nội địa của Công ty có thể khái quát như sau: Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội Người tiêu dùng Bán lẻ Người bán buôn Đặc điểm khác biệt về mạng lưới tiêu thụ của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội so với các công ty cùng ngành: Không có đội ngũ nhân viên tiếp thị. Công ty không kiểm soát toàn bộ hệ thống kênh tiêu thụ, việc điều tiết bán hàng hoàn toàn do các đại lý của Công ty. Các đại lý phải thanh toán ngay trước khi giao hàng. Hiện nay Công ty áp dụng hai phương thức bán hàng chính, đó là bán buôn và bán lẻ: - Bán buôn: cơ sở của phương thức này là các hợp đồng, các phiếu đặt mua hàng của khách hàng. Căn cứ vào đó, cán bộ phòng kinh doanh sẽ lập hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu xuất kho rồi chuyển cho thủ kho để xuất hàng cho khách - Bán lẻ: là phương thức bán hàng trực tiếp tới tay khách hàng thông qua các đại lý, của hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty. 2.3.2 Tài khoản sử dụng kế toán tiêu thụ sản phẩm Hiện nay Công ty vẫn sử dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính, sang niên độ 2004 Công ty còn căn cứ vào thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 để sửa đổi ký hiệu và nội dung một số tài khoản trong quá trình hạch toán. TK 155: Thành phẩm TK 511: Doanh thu bán hàng TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ TK 531: Hàng bán bị trả lại TK 3332: Thuế Tiêu thụ đặc biệt TK 3331: Thuế giá trị gia tăng đầu ra TK 632: Giá vốn hàng bán TK 641: Chi phí bán hàng TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp TK 131: Phải thu khách hàng TK 111: Tiền mặt TK 112: Tiền gửi ngân hàng 2.3.3 Trình tự hạch toán + Khi xuất kho hàng hoá giao cho bên mua, đại diện bên mua kí nhận đủ hàng và đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 : Doan thu bán hàng (giá bán bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và không có thuế GTGT) Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra Phản ánh giá vốn của lô hàng Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán Có TK 155: Thành phẩm Khi khách hàng thanh toán số tiền còn lại, hoặc công ty nhận được giấy báo của ngân hàng: Nợ TK 111, 112: Số tiền đã nhận Có TK 131 : Phải thu của khách hàng Cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp: Nợ TK 3331 : thuế GTGT phải nộp Có TK 133 : thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng hóa tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng Nợ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt Khi nộp thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt cho Ngân sách: Nợ TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112 Ví dụ: Khi bộ phận bán hàng trực tiếp tại kho cho anh Nguyễn Thu Kiên tại số 39 Trần Quốc Hoàn. Kế toán căn cứ vào Hoá đơn GTGT ngày 27/11/2007 (Biểu số 2.2), ghi: Nợ TK 131: 10.604.000 Có TK 511 : 9.640.000 Có TK 3331: 964.000 Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng xuất kho tiêu thụ: Nợ TK 632: 8.155.000 Có TK 155 : 8.155.000 + Trường hợp chuyển hàng bán thẳng cho người mua. Đây là nghiệp vụ chủ yếu của công ty. Khi xuất hàng từ kho để gửi chuyển phát tới cho bên mua kế toán căn cứ chứng từ ghi: Nợ TK 157 : trị giá hàng hoá + bao bì (nếu có) Có TK 155 : trị giá hàng hoá Có TK 1532: trị giá bao bì + Khi bên mua gửi giấy báo đã nhận được hàng hoặc bên bán dã nhận được giấy báo hoặc ngân hàng đã gửi giấy báo bên mua đã trả tiền => xác định là tiêu thụ a. Nợ TK 111, 112, 131 : tổng giá thanh toán Có TK 511 : Doanh thu bán hàng Có TK 157: trị giá bao bì (nếu có) Có TK 3331 : thuế GTGT (hàng hoá + bao bì ) b. Nợ TK 632 : Kết chuyển giá vốn Có TK 157 : hàng gửi bán - Nếu doanh nghiệp xuất tiền chi hộ chi phí cho bên mua: Nợ TK 131 : Phải thu khách hàng Có TK 111, 112 … Số tiền thực tế đã chi - Trường hợp doanh nghiệp chịu: Nợ TK 641 : chi phí vận chuyển Nợ TK 133 : thuế GTGT Có TK 111, 112 : tổng chi phí + Kế toán các khoản giảm trừ: - Đối với chiết khấu thanh toán khi bên mua đã thanh toán tiền nhanh trước hạn, doanh nghiệp tính số chiết khấu thanh toán giành cho bên mua Nợ TK 635 : chi phí tài chính Có TK 111, 112 : xuất tiền thanh toán Có TK 131 : giảm số phải thu - Đối với chiết khấu thương mại: Nợ TK 521 : chiết khấu thương mại Nợ TK 3331 : giảm thuế GTGT đầu ra Có TK 111, 112 : xuất tiền thanh toán Có TK 131 : giảm khoản phải thu - Giảm giá hàng bán : Nợ TK 532 : giảm giá hàng bán Nợ TK 3331 : thuế GTGT đầu ra Có TK 111, 112, 131 : giá thanh toán - Kế toán hàng bán bị trả lại a. Nợ TK 531 : hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331 : giảm thuế GTGT đầu ra Có TK 111, 112, 131 : giá thanh toán b. Nợ TK 155 : hàng về nhập kho Nợ TK 157 : hàng bị trả lại nhờ bên mua giữ hộ hoặc tiếp tục gửi bán Có TK 632 : giảm giá vốn hàng bán + Các bút toán kết chuyển - Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển các khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ kế toán Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng Có TK 521 : chiết khấu thương mại Có TK 531 : hàng bán bị trả lại Có TK 532 : giảm giá hàng bán - Xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng Nợ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kêt quả kinh doanh: Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 911 : xác định kết quả kinh doanh - Kết chuyển giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ Nợ TK 911 : xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 : giá vốn hàng bán Cuối tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào các hóa đơn GTGT theo thứ tự số của hóa đơn lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra. Bảng kê gồm 8 cột chính: hóa đơn chứng từ bán ra, tên người mua, mã số thuế người mua, mặt hàng, doanh số bán chưa có thuế, mức thuế suất, thuế tiêu thụ đặc biệt và cột ghi chú. (Mẫu bảng kê theo Biểu số 2.7) Sau khi hoàn tất số liệu trên bảng kê, kế toán tổng hợp dựa trên số liệu tổng hợp chứng từ gốc cùng loại. Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại là bảng được lập theo từng nhóm chứng từ có cùng nội dung kinh tế, bảng có kết cấu như sau: Cột diễn giải: ghi các chỉ tiêu giá vốn hàng hóa tiêu thụ, doanh thu thuần, thuế GTGT phải nộp, kết chuyển GTGT được khấu trừ. Cột chứng từ gốc, cột tài khoản, cột số tiền phản ánh giá vốn hàng bán, tổng doanh thu thuần, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT phải nộp trong tháng, số liệu được tổng hợp từ dòng tổng hợp cộng trên cơ sở bảng kê liên quan. Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại theo mẫu Biểu số 2.8. Biểu số 2.7 BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HÓA DỊCH VỤ BÁN RA Hoá đơn chứng từ bán ra Tên người mua Mã số thuế Mặt hàng Doanh số bán Thuế suất Thuế tiêu thụ đặc biệt Ghi chú KH CT N/T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 AA/07 411 3/11/07 Nguyễn Linh Quang 01012 41530 R Nếp mới 37805400 30% 11341620 AA/07 412 4/11/07 Cty TNHH An phú 01450 15732 R Anh Đào 24581000 30% 7374300 …….. …….. ……. AA/07 417 7/11/07 Nguyễn Hoài Nam 01012 64783 Vang HN 187507000 30% 56252100 AA/07 418 10/11/07 Nguyễn Tất Thành 01012 77833 Vodka xanh 96193500 30% 28858050 …….. …….. …….. AA/07 432 18/11/07 Cty TNHH Volex VN 01012 89744 Cham_ pange 485884700 30% 145765410 AA/07 440 27/11/07 Nguyễn Thu Kiên 01018 64833 R Can, Vodka X 9640000 30% 2892000 …… …… ……… Tổng Cộng 32851845600 9855553680 Ngày.31..tháng..11 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký tên) (ký tên. Đóng dấu) BIỂU 2.8 : BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI Ngày 31 tháng 11 năm 2007 Loại chứng từ : doanh thu, giá vốn CT gốc Diễn giải Tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Giá vốn hàng hóa tiêu thụ 632 155 30815648590 Doanh thu thuần 111 511 4574204024 Doanh thu thuần 131 511 38133195256 VAT đầu ra phải nộp 131 3331 1564851300 Kết chuyển VAT khấu trừ 3331 131 1048135000 Ngày……..tháng……..năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (ký tên) (ký tên, đóng dấu) (ký tên, đóng dấu) Kế toán ghi sổ chi tiết trên cơ sở chứng từ gốc. Căn cứ để ghi và đối chiếu là các hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, chứng từ hàng hoá bán ra, bảng tổng hợp chứng từ cùng loại. Sổ chi tiết mở cho từng tháng một, đánh số tổng sổ chi tiết để thuận lợi cho việc đối chiếu số liệu khi cần thiết, cuối trang tổng cộng và chuyển cộng tiếp sang trang sau, cuối tháng trên cơ sở sổ chi tiết kết chuyển doanh thu thuần giá vốn, chi phí tính thuế và lợi nhuận Trên cơ sở phản ánh nội dung từng nghiệp vụ và ghi theo quan hệ đối ứng tài khoản làm cơ sở tổng hợp phát sinh Nợ, Có, dư…. để lập bảng cân đối phát sinh và lập báo cáo tài chính Do hình thức kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là bán buôn với phương thức thanh toán trả chậm nên khoản nợ phải thu là rất nhiều. Vì vậy việc tổ chức quản lý theo dõi công nợ là nhân tố vô cùng quan trọng để thu hồi đủ số tiền hàng đã bán ra, tránh thất thoát hay bỏ xót. Kế toán Công ty luôn theo dõi sát sao kiểm tra đôn đốc các khách hàng thanh toán đúng hạn dựa trên sổ chi tiết TK 131 “phải thu của khách hàng” để theo dõi còn phải thu và tình hình thanh toán của khách hàng, cuối tháng căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết khoản phải thu của khách hàng, theo mẫu biểu sau: Biểu 2.9 SỔ CHI TIẾT PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG TK 131 Tháng 11 năm 2007 CHỨNG TỪ Tên khách hàng Diễn giải Số hiệu TK Số phát sinh Số dư Số hiệu N/T Nợ Có Nợ Có 0000271 11/11/07 Cty CP thương mại Đức Hùng Số dư Thu tiền hàng 511 15842300 3331 1712510 13481510 400000000 485487490 000031 13/11/07 Nguyễn Hoài An Số dư Thanh toán tiền 111 300000000 14/11/07 111 100000000 400000000 578609663 000040 17/11/07 Nguyễn Thu Hà Tiền mua hàng 511 91851470 3331 20496530 ……. ……… ……. ……. ……… TỔNG CỘNG 6512481610 8054618700 15422679310 Do Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và giá trị thực tế của hàng xuất bán bình quân gia quyền. Theo phương pháp này trong tháng giá thành thực tế của hàng hóa xuất kho chưa được ghi sổ mà cuối tháng khi kế toán tính theo công thức mới tiến hành ghi sổ. Giá vốn thực tế hàng xuất kho = Số lượng hàng hóa xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân. Giá vốn của hàng hóa sẽ được phản ánh vào bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn, theo mẫu Biểu 2.10. Để phản ánh tổng quát sự biến động của thành phẩm, tình hình tiêu thụ và thanh toán với người mua kế toán lập NKCT số 8 (Mẫu số S04a8-DN). NKCT số 8 lập vào cuối tháng căn cứ để ghi là các bảng kê, sổ chi tiết các TK liên quan. NKCT số 8 được lập theo mẫu Biểu 2.11. Cuối tháng sau khi đối chiếu NKCT số 8 với các NKCT có liên quan kế toán mở sổ cái tài khoản 156, 511, 632, 911, 421. Biểu 2.10 BẢNG KÊ TỔNG HỢP NHẬP- XUẤT- TỒN Tháng 11 năm 2007 TT Tên sản phẩm Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1 Lúa Mới 146310.85 1528948380 40851.00 451600116 30390.75 308192438 25092.1 1672356058 2 Nếp mới 47944.50 465743604 41575.00 616349375 8560.06 85760605 80959.44 996332374 3 Chanh 7742.85 231046264 15484.00 462211931 3548.84 105883769 19678.01 587374426 4 Thanh Mai 6489.80 57562647 12842.00 114041887 15846.85 140531277 3484.95 31073257 5 Cồn tinh chế 313100.00 2884558306 97284.00 896267551 108260.00 1017412500 302124 2763413357 6 Anh Đào 3051.00 14208800 9780.00 45592970 360.00 1676555 12471 58125215 7 Vodka 145443.50 1796319925 59646.00 736668648 17865.00 254254978 187224.5 2278733595 8 Champage 22743.30 357449234 27959.00 439428533 187.50 3257828 50514.8 793619939 9 ……… ……… …………. ……….. ……….. ………. ………… …….. ……….. ….. Tổng 7845255.95 34510016856 1317289.5 6273997516 1082924.7 30815648590 8079620.75 35478708685 Biểu 2.11 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8 (Tháng 11/07) TT SHTK Nợ TK Có TKNợ 155 156 157 131 511 632 635 641 642 711 911 …. Cộng 1 111 Tiềnmặt 4574204024 2 112 TGNH 3 113 TĐChuyển 4 131 PTKH 38133195256 5 138 PTKhác 6 128 ĐầutưNH# 7 222 GópvốnLD 8 511 DTBH&DV 32851845600 9 632 GVHB 30815648590 10 139 11 159 12 711 Lãi tiền gửi 781581 13 911 XĐKQKD 30815648590 384420503 385187156 421173873 Cộng Biểu 2.12 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 155- Hàng hoá Tháng 11 năm 2007 NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Sốhiệu N/T Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 Số dư mang sang 34510016856 Tháng 11/2007 Nhập trong kỳ 154 6273997516 Xuất trong kỳ 632 30815648590 Cộng phát sinh 6273997516 30815648590 Dư cuối kỳ 35478708685 Biểu 2.13 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 511- Doanh thu bán hàng Tháng 11 năm 2007 NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số tiền Số hiệu N/T Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 Doanh thu thuần 131 38133195256 111 4574204024 K/c Thuế TTĐB 3332 9855553674 Kết chuyển DT sang 911 32851845600 Cộng 42707399280 42707399280 Dư cuối kỳ x x Biểu 2.14 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632- Giá vốn hàng bán Tháng 11 năm 2007 NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số tiền Số hiệu N/T Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 T11/2007 Hàng xuất bán trong kỳ 155 30815648590 Kết chuyển giá vốn sang 911 30815648590 Cộng 30815648590 30815648590 Cuối tháng căn cứ vào các nghiệp vụ về chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, ta có sổ cái xác định kết quả kinh doanh. Mẫu biểu 2.15 Từ sổ cái xác định kết quả kinh doanh và sổ cái tiền mặt ta có sổ cái lợi nhuận chưa phân phối. Mẫu biểu 2.16 Căn cứ vào các sổ cái đã lập cho các tài khoản kế toán lập bảng cân đối phát sinh các tài khoản, lập bảng cân đối kế toán. Từ bảng cân đối phát sinh các tài khoản kê toán lập báo cáo kế toán kinh doanh… quyết toán thuế GTGT. Biểu 2.15 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 911- Xác định kết quả kinh doanh Tháng 11 năm 2007 NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số tiền Số hiệu N/T Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 T11/2007 K/c doanh thu thuần 511 32851845600 Lãi tiền gửi 711 781581 K/c giá vốn hàng bán 632 30815648590 K/c chi phí quản lý DN 642 421173873 K/c chi phí bán hàng 641 385187156 K/c chi phí tài chính 635 38442050 Xác định KQKD 4212 1192175512 32852627181 32852627181 Biểu 2.16 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 421- Lợi nhuận chưa phân phối Tháng 11 năm 2007 NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số tiền Số hiệu N/T Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 T11/2007 Lãi 911 1192175512 111 7826000 1184349512 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI *** 3.1 Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội Trong những năm gần đây, Công ty CP Cồn Rượu đã không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong và ngoài nước. Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty, đặc biệt là ban lãnh đạo Công ty đã có những biện pháp quản lý linh hoạt, chính xác và hiệu quả, năng động sáng tạo trong việc tìm ra hướng đi đúng đắn phù hợp cho Công ty. Nhờ những nhận thức đúng đắn mà kết quả của việc tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và đặc biệt là công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được quan tâm một cách thích đáng và đem lại doanh thu ngày càng cao cao và đem lại nhiều lợi nhuận. 3.1.1 Những ưu điểm * Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Công ty áp dụng hình thưc tổ chức kế toán tập chung và hình thức tổ chức kế toán này tạo điều kiện cho việc kiểm tra, và chỉ đạo nghiệp vụ, đảm bảo sự lãnh đạo tập chung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn tạo được thuận tiện trong việc phân công và chuyên môn hóa công việc với cán bộ kế toán cũng như các phương tiện kỹ thuật tính toán và sử lý thông tin. * Về hệ thống sổ sách kế toán Công ty tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ- là hình thức đòi hỏi quản lý chặt chẽ nhất trong các hình thức kế toán của chế độ hiện hành. Đây là hình thức kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết phản ánh được một cách toàn diện các mặt của chi phí sản xuất và phù hợp với quy mô của Công ty. * Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ Công ty tổ chức luân chuyển hệ thống chứng từ nhịp nhàng, ăn khớp, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế vào các sổ, bảng kế toán. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế. tài chính đều được lập chứng từ đầy đủ, nội dung chứng từ trung thực và được đánh số thứ tự rõ ràng. Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với từng nghiệp vụ phát sinh, từng yêu cầu quản lý của Công ty và các bên liên quan. Điều này thuận tiện cho việc tìm kiếm, đối chiếu nếu có xảy ra sai sót và cũng đảm bảo tính khách quan, trung thực trong thông tin kế toán. * Về hệ thống báo cáo kế toán Công ty sử dụng hệ thống báo cáo theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Việc lập báo cáo tài chính của Công ty căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Ngoài 3 báo cáo chính theo quy định, hàng quý Công ty còn lập thêm các báo cáo khác để đáp ứng nhu cầu quản lý. Đặc biệt khi có nhu cầu quản trị, một số báo cáo quản trị được lập đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu thông tin cho hệ thống quản trị. * Về công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm hàng hoá Tình hình tiêu thụ sản phẩm được kế toán tiêu thụ theo dõi thường xuyên chặt chẽ đảm bảo ghi đúng ghi đủ. Trên cơ sở đặc điểm của hàng hóa, tiêu thụ hàng hóa của Công ty, kế toán đã vận dụng lý luận vào thực tiễn để đưa hệ thống sổ sách ghi chép phản ánh quá trình tiêu thụ hàng hóa được rõ ràng đảm bảo doanh thu chính xác của từng tháng qua đó xác định được đúng nghĩa vụ đối với nhà nước cũng như lợi nhuận của Công ty. Trong quá trình hạch toán ban đầu nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm Công ty đã áp dụng đầy đủ các chứng từ ban đầu phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty. Ngoài ra, để đảm bảo đúng, đủ doanh thu tiêu thụ trong kỳ kế toán Công ty đã theo dõi một cách chặt chẽ với khách hàng đảm bảo vốn của Công ty không thất thoát tăng nhanh vòng luân chuyển vốn. Công ty đã áp dụng máy vi tính trong việc xử lý số liệu và luân chuyển chứng từ nên kế toán tiêu thụ sản phẩm đã đảm bảo theo dõi đầy đủ mọi nghiệp vụ phát sinh, việc sử lý luân chuyển chứng từ tiến hành thường xuyên trôi chảy. Tài khoản kế toán và báo cáo kế toán áp dụng theo quy định của chế độ và phù hợp với đặc thù chung của Công ty. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với đặc điểm, tính chất sản xuất, quy mô hoạt động của Công ty. Việc tập hợp chi phí sản xuất thường xuyên sẽ phục vụ việc giám sát và theo dõi chi phí được chặt chẽ hơn. 3.1.2 Những tồn tại Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ sản phẩm nói riêng tại Công ty cổ phẩn Cồn Rượu Hà Nội còn có những mặt hạn chế sau: * Về hệ thống tài khoản Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty hiện nay vẫn sử dụng theo quyết định cũ. Do vậy hiện nay Công ty vẫn chưa tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ theo quy định mới và vẫn chưa đưa vào sử dụng một số tài khoản mới. Trong các tài khoản mà Công ty sử dụng không có tài khoản 156- Hang hóa. Đối với một số mặt hàng Công ty nhập về cho vào kho nhưng Công ty vẫn cho vào tài khoản 155- Thành phẩm, điều này là không đúng chế độ hiện hành và gây nhầm lẫn trong quá trình hạch toán. * Về tổ chức hệ thống kế toán Để giảm bớt công tác kế toán hiện nay các phòng đều được trang bị máy tính khá đầy đủ nhưng công tác kế toán về cơ bản vẫn mang tính chất thủ công. Vì thế công tác kế toán tốn nhiều công sức của con người mà độ chính xác lai không cao. Công ty đang áp dụng trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chứng từ”. Nhược điểm của hình thức này là mẫu sổ các kiểu bàn cờ không thuận tiện cho việc xử lý thông tin trên máy vi tính. * Về xác định giá vốn hàng bán Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để xác định giá vốn hàng bán. Trong đó sử dụng giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước, cách tính này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán nhưng độ chính xác của công việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động của giá cả hàng hóa. Nếu giá cả thị trường hàng hóa có sự biến động lớn thì sẽ ảnh hưởng lớn tới độ chính xác của việc tính giá này, có những trường hợp khiến cho giá trị hàng hóa tồn kho bị âm. * Một số vấn đề khác Việc hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được chi tiết tưng khoản chi phí phát sinh, từ đó có thể đối chiếu dễ dàng giữa các kỳ và có biện pháp sử dụng chi phí hợp lý. Tuy nhiên, nhiều khoản mục chi phí chung như tiền điện, nước, tiền điện thoại, công tác phí nhân viên kế toán vẫn để xảy ra tình trạng hạch toán trùng giữa 2 loại chi phí này. Công ty nên phân bổ rã ràng 2 loại chi phí nêu trên để xác định đúng lợi nhuận. Việc trả lương cho công nhân sản xuất và nhân viên làm việc thêm vào những ngày nghỉ, ngày lễ hoặc làm thêm giờ vào ngày thường: hiện nay Công ty vẫn trả lương cho người làm vào những ngày này như những ngày thường. như vậy là không đúng chế độ, chưa đảm bảo công bằng cho công nhân và chưa khuyến khích được nhân viên hăng hái làm việc, nâng cao hiệu quả lao động. 3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phẩn Cồn Rượu Hà Nội Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ nói riêng tại Công ty cổ phần Cồn Rườu Hà Nội, em nhận thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được thì kế toán tiêu thụ tại Công ty vẫn còn một số nhược điểm nhất định. Sau đây em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến riêng của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. 3.2.1 Kiến nghị về hệ thống tài khoản kế toán Do Công ty vẫn sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định cũ, Công ty cần tiến hành nghiên cứu áp dụng danh mục các tài khoản mới theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/3/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu quản lý và trình độ kế toán trong tình hình hiện nay. Mỗi tài khoản kế toán phản ánh một đối tượng kế toán, các tài khoản chi tiết (cấp 2, cấp 3) có thể tổ chức theo đặc điểm của Công ty. Công ty nên đưa tài khoản 156- Hàng hoá vào sử dụng. Những mặt hàng nào Công ty mua về nhập kho để đem bán thì hạch toán vào tài khoản này. Tài khoản Hàng hoá có kết cấu như sau: TK 156: Hàng hóa Bên Nợ: trị giá mua của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại thuế không được hoàn lại); chi phí thu mua hàng hóa Bên Có: trị giá hàng hóa xuất kho để đem bán, giao đại lý hoặc để sử dụng cho sản xuất kinh doanh; các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng…. Số dư bên Nợ: trị giá mua vào của hàng hóatồn kho; chi phí thu mua hàng hóa tồn kho. TK 156 có thể mở chi tiết cho từng loại hàng, mở chi tiết theo 2 tài khoản cấp 2: TK 1561: Giá mua hàng hóa TK 1562: Chi phí thu mua hàng hóa 3.2.2 Kiến nghị về hệ thống sổ kế toán Do đã được trang bị máy tính Công ty nên có những chuyển đổi phù hợp để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Vì vậy Công ty nên xem xét chuyển đổi hình thức ghi sổ kế toán sang hình thức “Nhật ký chung” vì đây cũng là hình thức ghi sổ cho phép quản lý các nghiệp vụ kinh tế khá chặt chẽ và đặc biệt là nó thuận tiện ch việc xử lý thông tin trên máy vi tính. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức “Nhật ký chung” gồm: - Các sổ nhật ký chuyên dùng. - Sổ Nhật ký chung. - Các sổ cái các Tài khoản. - Các sổ kế toán chi tiết. Đặc trưng cơ bản cảu hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung có thể được khái quát theo sơ sồ sau: Sơ đồ 3.1 Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu Khi áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” kế toán tiêu thụ sẽ phải sử dụng các sổ kế toán sau: Sổ Nhật ký chung Sổ cái các tài khoản 155. 111, 112, 131, 632, 511, 512, 531, 532, 641, 642, 911 Các sổ và thẻ kế toán chi tiết. 3.2.3 Kiến nghị về cách xác định giá vốn hàng bán Hiện nay Công ty xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước, phương pháp này tuy có thể giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán nhưng độ chính xác không cao vì nó phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả hàng hóa. Theo em Công ty nên chuyển sang áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập. Theo cách tính này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định giá bình quân của từng danh điểm hàng hóa theo công thức sau: Giá trị thực tế tưng loại hàng tồn kho sau mỗi lần nhập = Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế từng loại hàng tồn kho sau mỗi lần nhập Do đó, trị giá mua của từng loại hàng xuất kho là: Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập x Số lượng tưng loại hàng xuất kho = Trị giá mua của từng loại hàng xuất kho Trong đó số lượng từng loại hàng xuất kho ở đây là lượng hàng xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp. Ưu điểm của cách tính này là cho phép kế toán tính giá hàng hóa xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và cũng phải tính giá theo từng danh điểm hàng hóa. 3.2.4 Một số kiến nghị khác * Về việc trả lương cho người lao động làm thêm vào những ngày nghỉ Những ngày người lao động làm thêm như ngày chủ nhật, lễ tết… họ vẫn không được trả thêm một khoản nào. Như vậy, Công ty đã không thực hiện trả lương theo đúng chế độ hiện hành. Theo chế độ quy định đối với các doanh nghiệp sản xuất: “khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định thì mức lương trả thêm được Nhà nước quy định bằng 150% nếu làm thêm vào ngày thường, bằng 200% nếu làm thêm vào ngày nghỉ cuối tuần và bằng 300% nếu làm thêm vào ngày lễ. Nếu doanh nghiệp bố trí làm việc vào ban đêm, ngoài lương hưởng theo thời gian còn phải trả thêm ít nhất 30% theo lương thực tế cho người lao động.” Vì vậy để khuyến khích người lao động trong công việc cũng như động lực để làm việc hiệu quả hơn Công ty nên xem xét lại cách trả lương cho hợp lý. * Về phân công và đào tạo cán bộ kế toán Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí theo từng phần hành cụ thể là khá hợp lý. Tuy nhiên để nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán, vài năm một lần, các kế toán viên nên đổi phần việc của mình cho người khác để mỗi người có tầm nhìn khái quát hơn về kế toán, không những hiểu sâu sắc hơn phần hành mình đang đảm nhận mà còn cả những phần hành khác nữa. Sự thay đổi này sẽ khiến cho việc kế toán được phối hợp nhịp nhàng hơn. Hàng năm. Công ty cũng nên có chính sách đào tạo để nâng cao trình độ cho các kế toán viên, cụ thể như cấp kinh phí đào tạo lại, thường xuyên cho kế toán tham dự các lớp huấn luyện nâng cao do Bộ Tài chính tổ chức và có những cải tiến để đưa kế toán máy vào ứng dụng rộng rãi làm giảm bớt khối lượng công tác kế toán. KẾT LUẬN Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước những thử thách to lớn đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Chính vì vậy vấn đề tiêu thụ có một ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho bất kỳ công ty nào là làm sao khâu tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất và được theo dõi quản lý một cách chính xác nhất. Do đó việc hoàn thiện quá trình hạch toán tiêu thụ là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ hàng hóa của mình một cách có hiệu quả hơn đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thêm các công cụ để quản lý tốt hơn hoạt động tiêu thụ nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của công ty nói chung đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và nâng cao đời sống cho người lao động. Nhận thức được điều này, Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện mình để thích ứng với những thay đổi của chế độ, những biến động của nền kinh tế thị trường và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Xuất phát từ đánh giá những tồn tại cần hoàn thiện trong tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty, em đã đưa ra một số những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty. Tuy nhiên do kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Vì vậy em kinh mong sự góp ý của thầy cô giáo và các cô chú trong Công ty để bài viết của em được hoàn chỉnh. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo- PGS TS Nguyễn Ngoc Quang và các cô chú phòng Kế toán của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Điều lệ Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/3/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Website Bộ tài chính: www.mof.gov.vn Website Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội: www.halico.com.vn Giáo trình kế toán tài chính, chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Công. ĐH Kinh tế quốc dân. Luật kế toán, số 03/2003/QH ban hành ngày 17/06/2003, có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Luật Doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2005. Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Khoá luận tốt nghiệp của anh chị khóa trước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11212.doc
Tài liệu liên quan