Việc theo dõi chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu sẽ giúp cho Nhà máy quản lý chặt chẽ hơn giai đoạn tiêu thụ cũng như sản xuất. Thông qua câc số liệu về chiết khấu thương mại và doanh thu bán hàng của mỗi loại thành phẩm, có thể đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng chiết khấu thương mại trong việc thu hút khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ở đây, Nhà máy cần xem xét mối quan hệ trong xu hướng biến động của chiết khấu thương mại và doanh thu bán hàng. Nếu chiết khấu thương mại có tốc độ tăng chậm hơn doanh thu bán hàng thì việc áp dụng chiết khấu là có hiệu quả. Tuy nhiên, Nhà máy cần tính toán mức chiết khấu hợp lý để tối đa hoá doanh thu thuần, đặc biệt tập trung ưu tiên khách hàng quen thuộc và mua hàng với giá trị lớn.
Bên cạnh đó, nếu xảy ra trường hợp hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán thì Nhà máy cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân. Lý do là hàng kém phẩm chất thì Nhà máy nên xem xét lại quá trình cung cấp nguyên vật liệu hoặc quá trình sản xuất tạo ra thành phẩm. Nếu hàng không đúng theo quy cách trong hợp đồng kinh tế thì cần tăng cường hơn nữa việc trao đổi thông tin giữa Nhà máy và khách hàng, đồng thời cải thiện quá trình cung cấp hàng hóa. Định kỳ, Nhà máy tính lại tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu trên doanh thu thuần để đánh giá mức độ tiến bộ khi áp dụng các biện pháp kể trên.
86 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại nhà máy quy chế Từ Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25.453
Dư CK
10.175.466.259
72.562.452
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Cùng với việc theo dõi doanh thu, để đánh giá và quản lý quá trình tiêu thụ, kế toán còn hạch toán giá vốn hàng bán chi tiết đến từng loại thành phẩm.
2.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán
Để hạch toán giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán.
Tài khoản này được chi tiết thành 2 tiểu khoản:
- TK 6321 – Giá vốn hàng bán của hàng hoá
- TK 6322 – Giá vốn hàng bán của thành phẩm
Hiện tại, để tính giá vốn thành phẩm xuất bán, Nhà máy sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán, việc tính giá vốn được cập nhật thường xuyên, không để dồn cuối tháng mới bắt đầu nhập dữ liệu. Hàng ngày, khi nhận được Phiếu xuất kho và Hoá đơn GTGT, kế toán tiến hành cập nhật số lượng xuất kho của từng loại thành phẩm vào máy. Khi đó, ngày trên Phiếu xuất kho được xem là ngày cuối kỳ, phần mềm tự động tính ra đơn giá bình quân. Vì vậy, kế toán không chỉ theo dõi thành phẩm xuất kho về mặt số lượng mà còn quản lý được cả về mặt giá trị. Cuối tháng, khi hoàn thành hết việc nhập số lượng thành phẩm thực tế xuất kho, kế toán cập nhật lại ngày xuất kho theo ngày cuối tháng. Khi đó, phần mềm sẽ tự động tính toán lại giá trị xuất bán của từng loại thành phẩm theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ và cập nhật vào Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết, Sổ Cái TK 632 và Sổ Cái của các tài khoản liên quan khác như TK 155, TK 911.
Ví dụ: Căn cứ vào Phiếu xuất kho cho Hoá đơn GTGT 003825, số phiếu xuất 005/12, kế toán nhập số lượng xuất bán của từng loại thành phẩm vào máy. Phần mềm kế toán tự động cập nhật đơn giá bình quân vào Phiếu xuất kho.
Biểu 2.12. Mẫu phiếu xuất kho
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 01 tháng 12 năm 2008
Số: 005/12
Người nhận hàng: Hoàng Thị Mai Phương - Bộ phận: Phòng sản xuất kinh doanh
Lý do xuất kho: Xuất bán cho Nhà máy cơ khí Yên Viên
Xuất tại kho: Thành phẩm nhúng kẽm (TP 1554)
STT
Mặt hàng
Mã
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Vòng đệm phẳng D20
D20M66X7
Cái
7.500
7.500
200
1.500.000
2
Vít
V98M67X4
Cái
7.500
7.500
233
1.747.500
3
Đai ốc bán tinh
C40M15×10
Cái
8.000
8.000
1.395
11.160.000
4
BL cấp bền
56M20×20
Cái
5.500
5.500
890
1.215.900
Tổng
19.302.143
Tổng số tiền (bằng chữ): mười chín triệu, một trăm hại mươi lăm ngàn, chín trăm đồng chẵn.
Số chứng từ gốc kèm theo: 0
Ngày 01 tháng 12 năm 2008 Người lập phiếu Người lĩnh Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu 2.13. Sổ chi tiết tài khoản 6322 – Thành phẩm điện phân
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
Sổ chi tiết
Tháng 12 năm 2008
Tài khoản 6322 – Giá vốn hàng bán của thành phẩm
Thành phẩm điện phân
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
05/12
005/12
Ông Hoàng Văn Thụ mua bu lông
1551
571.716
06/12
007/12
Nhà máy thiết bị điện Đông Anh mua đai ốc C40M15x5(S19) (OC40M15X5)
1551
5.586.340
06/12
021/12
Cty CP cơ khí và xây lắp công nghiệp mua đai ốc tinh C50M20x8 (OC50M20X8)
1551
7.875.408
07/12
029/12
Cty xây lắp điện 3 mua vít
1551
1.206.264
..................................
................
.....................
31/12
KC
Kết chuyển giá vốn hàng bán 6322 911
911
1.146.461.029
Tổng phát sinh
1.146.461.029
1.146.461.029
Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Biểu 2.14. Sổ Cái Tài khoản 632
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
Sổ Cái
Tháng 12 năm 2008
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
01/12
002/12
Nhà máy cơ khí Yên Viên mua BL, vít, đai ốc, vòng đệm phẳng.
1552
19.302.143
02/12
004/12
Ông Nguyễn Tất Bình mua phế liệu
1551
7.082.830
02/12
005/12
Công ty cơ khí Hà Nội mua BL, đai ốc
1554
13.234.666
02/12
006/12
Công ty cơ khí Quang Trung mua đai ốc bán tinh
1551
14.829.852
02/12
009/12
Ông Nguyễn Tuấn Anh mua phế liệu
1551
4.328.586
..............
…………..
…..............
31/12
KC
Kết chuyển gía vốn hàng bán 632 911
911
2.533.688.390
Tổng phát sinh
2.533.688.390
2.533.688.390
Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Trong kỳ kế toán, cùng với việc thực hiện quá trình tiêu thụ, Nhà máy phải có nghĩa vụ thanh toán với Nhà nước về thuế GTGT.
2.2.4. Kế toán GTGT
2.2.4.1. Phương pháp tính thuế
Hiện nay, Nhà máy Quy chế Từ Sơn đang áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cho tất cả các mặt hàng mà Nhà máy đang sản xuất. Theo phương pháp này, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ được xác định như sau:
Số thuế GTGT phải nộp
=
Thuế GTGT đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra
=
Doanh số bán hàng chưa tính thuế
×
Thuế suất thuế GTGT (5%, 10%)
Các sản phẩm của Nhà máy chịu hai mức thuế suất là 5% và 10% nhưng chủ yếu ở mức 5%.
Thuế GTGT đầu vào được xác định trên các hoả đơn mua hàng.
2.2.4.2. Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán
Để hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán sử dụng TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ và TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Hàng ngày, khi nhận được Hoá đơn GTGT, kế toán thực hiện việc nhập dữ liệu vào máy tính. Phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật vào Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái tài khoản 133 và tài khoản 3331.
Biểu 2.15. Sổ Cái tài khoản 3331
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
Sổ Cái
Tháng 12 năm 2008
Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
69.658.545
003825
01
Nhà máy cơ khí Yên Viên mua BL, vít, đai ốc, vòng đệm phẳng.
131
1.332.250
003826
02
Ông Nguyễn Tất Bình mua phế liệu
131
485.174
003827
02
Công ty cơ khí Hà Nội mua BL, đai ốc
131
893.340
003828
02
Công ty cơ khí Quang Trung mua đai ốc bán tinh
131
1.015.845
…………………….
……
………….
20/12
BN285
Ngân hàng NN&PTNN Từ Sơn gửi Giấy báo nợ
1121
50.258.465
...................
..............
.............
31/12
BT
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ
133
88.254.564
Tổng phát sinh
158.564.858
176.234.864
Dư cuối kỳ
87.328.551
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Biểu 2.16. Sổ Cái tài khoản 133
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
Sổ Cái
Tháng 12 năm 2008
Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
02/12
0052357
Cty TNHH Việt Hà
331
2.124.523
05/12
0042576
Cty CP Hoàng Lan
331
2.014.761
06/12
0087531
Cty TNHH Hữu Hoà
1122
1.568.753
08/12
0015473
Cty TNHH Đông An
111
254.124
..................
..............
............
31/12
BT
Kết chuyển VAT đầu vào sang TK 3331
3331
88.254.564
Tổng phát sinh
88.254.564
88.254.564
Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Cuối tháng,căn cứ vào các Hoá đơn GTGT, kế toán lập các Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra ( Biểu 2.18) là cơ sở tính thuế VAT đầu ra phải nộp và Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào (Biểu 2.19) là cơ sở xác định VAT đầu vào được khấu trừ. Trên cơ sở 2 bảng sao kê, kế toán lập tờ khai thuế GTGT (Biểu 2.18) và nộp lên cơ quan thuế. Tờ khai được lập thành 2 bản, một lưu tại công ty, một được nộp lên cơ quan thuế kèm theo Bảng giải trình tờ khai thuế GTGT (Biểu 2.20), Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra và mua vào. Việc nộp thuế do kế toán thanh toán nộp tại kho bạc Nhà nước.
Biểu 2.17. Tờ khai thuế GTGT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
**********
Mẫu số 01/GTGT
TỜ KHAI THUẾ GTGT
[01] Kỳ kê khai: tháng 12 năm 2008
[02] Mã số thuế :0100100671-005
[03] Tên cơ sở kinh doanh: Nhà máy Quy chế Từ Sơn
[04] Địa chỉ trụ sở: Từ Sơn
[05] Quận/huyện: Từ Sơn [06] Tỉnh/TP: Bắc Ninh
[07] Điện thoại : 0241.831 791 [08] Fax : 0241832467
[09] Email :
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
STT
Chỉ tiêu
Giá trị HHDV (chưa có VAT)
VAT
A
Không phát sinh hoạt động mua bán trong kỳ (đánh dấu “x”) [10]
B
Thuế GTGT còn được khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang
[11]
C
Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách Nhà nước
I
Hàng hoá, dịch vụ mua vào
1
Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ ( [12] = [14] + [16]; [13] = [15]+ [17] )
[12] 1.579.629.956
[13] 88.254.564
a
Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong nước
[14] 1.579.629.956
[15] 88.254.564
b
Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu
[16]
[17]
2
Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào của các kỳ trước
a
Điều chỉnh tăng
[18]
[19]
b
Điều chỉnh giảm
[20]
[21]
3
Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào([22]=[13]+[19]– [21])
[22] 88.254.564
4
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này
[23] 88.254.564
II
Hàng hoá, dịch vụ bán ra
1
Hàng hoá dịch vụ bán ra trong kỳ ( 24] = [26]+[27] ; [25] = [28] )
[24] 3.332.609.984
[25] 166.630.499
1.1
Hàng hoá, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT
[26]
1.2
Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT ( [27] = [29] + [30] +[32] ;[28] = [31] + [33] )
[27] 3.332.609.984
[28] 166.630.499
a
Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0%
[29]
b
Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5%
[30] 3.332.609.984
[31] 166.630.499
c
Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%
[32]
[33]
2
Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước
a
Điều chỉnh tăng
[34] 1.850.500
[35] 92.525
b
Điều chỉnh giảm
[36] 45.524.540
[37] 2.276.227
3
Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra ( [38] = [24] + [34] – [36], [39] = [25] + [35] – [37])
[38] 3.288.935.944
[39] 164.446.797
III
Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ
1
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ ( [40] = [39] – [23] – [11] )
[40] 76.192.233
2
Thuế GTGT chưa được khấu trừ hết kỳ này ([41] = [39] – [23] – [11] )
[41]
2.1
Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này
[42]
2.2
Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43]=[41] – [42])
[43]
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã kê khai.
Bắc Ninh, ngày 20 tháng 01 năm 2009
Đại diện cơ sở kinh doanh
Biểu 2.18. Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra
Nhà máy Quy chế Từ Sơn Mẫu số 01-1/GTGT
Từ Sơn - Bắc Ninh (Ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của BTC)
Bảng kê hoá đơn, chứng từ của hàng hoá dịch vụ bán ra
(Kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT)
Kỳ tính thuế: Tháng 12 năm 2008
Người nộp thuế:
Mã số thuế : 0100100671-005
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
STT
Ký hiệu HĐ
Số HĐ
Ngày tháng năm phát hành
Tên người mua
Mã số thuế
Mặt hàng
Doanh số chưa có thuế
Thuế GTGT
Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5%
LR/2008B
003825
01/12/2008
Nhà máy cơ khí Yên Viên
2514256425
BL, vít, đai ốc, vòng đệm phẳng
26.645.000
1.332.250
LR/2008B
003826
02/12/2008
Ông Nguyễn Tất Bình
-
Phế liệu
9.703.476
485.174
LR/2008B
003827
02/12/2008
Công ty cơ khí Hà Nội
2546385214
BL, đai ốc
17.866.800
893.340
LR/2008B
003828
02/12/2008
Công ty cơ khí Quang Trung
0128431451
Đai ốc bán tinh
20.316.897
1.015.845
LR/2008B
003829
02/12/2008
Ông Nguyễn Tuấn Anh
-
Phế liệu
6.060.020
303.001
........................................
.........................
........................
Tổng phát sinh
3.332.609.984
166.630.499
Tổng doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra: 3.332.609.984
Tổng thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ bán ra : 166.630.499
Biểu 2.19. Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào
Nhà máy Quy chế Từ Sơn Mẫu số 01-2/GTGT
Từ Sơn - Bắc Ninh (Ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của BTC)
Bảng kê hoá đơn, chứng từ của hàng hoá, dịch vụ mua vào
(Kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT)
Kỳ tính thuế: Tháng 12 năm 2008
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Người nộp thuế:
Mã số thuế : 0100100671-005
STT
Ký hiệu HĐ
Số HĐ
Ngày tháng năm phát hành
Tên người bán
Mã số thuế
Mặt hàng
Doanh số chưa có thuế
Thuế suất thuế GTGT
Thuế GTGT
Ghi chú
Nhóm theo 5%
TK/2008B
0052357
02/12/2008
Cty TNHH Việt Hà
5623489535
Thép
42.490.460
5
2.124.523
HM/2008N
0042576
05/12/2008
Cty CP Hoàng Lan
1247835812
Thép
40.295.220
5
2.014.761
MH/2008B
0087531
06/12/2008
Cty TNHH Hữu Hoà
6585486025
Vít
31.375.060
5
1.568.753
RM/2008B
0015473
08/12/2008
Cty TNHH Đông An
5875423678
Vít
5.082.480
5
254.124
...........................................
..................................
...........................
Tổng 5%
1.394.168.632
69.708.432
Nhóm theo 10%
HK/2008M
0245656
11/12/2007
Cty CP Hồng Lan
0012456234
Văn phòng phẩm
781.818
10
78.182
KL/2008C
0234561
17/12/2007
Cty TNHH Quảng Bá
0147565238
Nhiên liệu
981.818
10
98.182
BN/2008H
0054236
28/12/2007
Cty TNHH Đại Bình
0485136548
Bao bì
20.840.000
10
2.084.000
......................................
.................................
......................
Tổng 10%
185.461.324
18.546.132
Tổng phát sinh
1.579.629.956
88.254.564
Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào : 1.579.629.956
Tổng thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào : 88.254.564
Biểu 2.20. Bảng giải trình tờ khai thuế GTGT
Nhà máy Quy chế Từ Sơn Mẫu số 02A/GTGT
Từ Sơn - Bắc Ninh Bảng giải trình thuế GTGT
(Kèm theo tờ khai thuế tháng 12 năm 2008)
Tên cơ kinh doanh : Nhà máy Quy chế Từ Sơn
Mã số thuế : 0100100671-005
I.Giải thích các chỉ tiêu điểu chỉnh trên tờ khai:
§¬n vÞ tiÒn : ®ång ViÖt Nam
STT
Chỉ tiêu điều chỉnh
Mã chỉ tiêu trên tờ khai
Kỳ kê khai đề nghị điều chỉnh
Số liệu đã kê khai
Số liệu đề nghị điều chỉnh
Số kê khai điều chỉnh kỳ này
Lý do điều chỉnh
Giá trị HHDV
Thuế GTGT
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
1
Hàng hoá, dịch vụ mua vào
1.1
Điều chỉnh tăng
1.2
Điều chỉnh giảm
2
Hàng hoá, dịch vụ bán ra
2.1
Điều chỉnh tăng
34,35
1.850.500
92.525
Do kê thiếu HĐ số 003852 ngày 10/12
2.2
Điều chỉnh giảm
36,37
45.524.540
2.276.227
Kê 2 lần HĐ số 003860 ngày 12/12
II.Các trường hợp điều chỉnh khác
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai
Ngày 20 tháng 01 năm 2009
Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh
( ký tên, đóng dấu)
2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.3.1. Kế toán chi phí bán hàng
Đối với chi phí bán hàng, Nhà máy Quy chế Từ Sơn bán hàng chủ yếu theo đơn đặt hàng và hợp đồng, ít bán lẻ sản phẩm ra thị trường. Do đó, Nhà máy cũng không thực sự chú trọng tới việc tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm của mình. Chi phí bán hàng của Nhà máy bao gồm các khoản sau: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành và chi phí bằng tiền khác.
2.3.1.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2:
- TK 6411 – Chi phí nhân viên
- TK 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì
- TK 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng
- TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6415 – Chi phí bảo hành
- TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác
2.3.1.2. Trình tự hạch toán
Khi nhận được hoá đơn, chứng từ liên quan đến chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ: các Bảng tính phân bổ tiền lương, BHXH, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, các hoá đơn, Phiếu chi…kế toán cập nhật số liệu vào máy tính. Sau đó, chương trình tự động cập nhật số liệu vào Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết và Sổ Cái TK 641.
Biểu 2.21. Sổ chi tiết tài khoản 6418 – CPBH trả bằng tiền mặt
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
SỔ CHI TIẾT
Tháng 12 năm 2008
Tài khoản 6418 – Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng trả bằng tiền mặt
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
02/12
1512
Chi phí hội nghị khách hàng
111
3.250.000
08/12
1516
Chi phí bảo dưỡng xe vận chuyển
111
550.000
10/12
1523
Chi phí giới thiệu sản phẩm
111
540.000
12/12
1530
Chi phí tiếp khách
111
230.000
.................
.............
............
31/12
KC
Kết chuyển 641 911
911
14.235.456
Tổng phát sinh
14.235.456
14.235.456
Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Biểu số 2.22. Sổ Cái Tài khoản 641
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn – Bắc Ninh
Sổ Cái
Tháng 12 năm 2008
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
02/12
1512
Tiền mặt
1111
3.250.000
02/12
019/12
Thành phẩm - nhuộm đen
1552
5.448
03/12
026/12
Thành phẩm - điện phân
1553
27.909
.......................................
..............
.................
31/12
PB
Hao mòn TSCĐHH
214
20.223.856
31/12
KC
Kết chuyển 6411 911
911
15.032.124
31/12
KC
Kết chuyển 6412 911
911
60.050.354
31/12
KC
Kết chuyển 6413 911
911
9.385.032
31/12
KC
Kết chuyển 6414 911
911
20.223.856
31/12
KC
Kết chuyển 6415 911
911
15.523.785
31/12
KC
Kết chuyển 6418 911
911
14.235.456
Tổng phát sinh
113.450.607
113.450.607
Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Để theo dõi một cách cụ thể, rõ ràng đối với các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ, kế toán mở các sổ chi tiết chi phí bán hàng cho từng khoản mục phát sinh: tiền mặt, khấu hao TSCĐ, NVL, CCDC, lương nhân viên.
2.3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là một khoản chi phí lớn của Nhà máy. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất cứ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp của Nhà máy gồm các khoản: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ, thuế, phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
2.3.2.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản này được chi tiết ra thành từng khoản mục nhỏ sau:
- TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý
- TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý
- TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng
- TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6425 – Thuế, phí, lệ phí
- TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác
2.3.2.2. Trình tự hạch toán
Cũng như chi phí bán hàng, căn cứ vào các chứng từ có liên quan như: Bảng phân bổ tiền lương, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Phiếu chi…, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy. Sau đó, chương trình sẽ tự động cập nhật số liệu lên Nhật ký chung và Sổ Cái TK 642.
Biểu 2.23. Sổ chi tiết tài khoản 642 – Chi phí khấu hao TSCĐ
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
SỔ CHI TIẾT
Tháng 12 năm 2008
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
31/12
PB
Phân bổ khấu hao TSCĐ - 2111
214
15.235.789
31/12
PB
Phân bổ khấu hao TSCĐ - 2113
214
8.786.455
31/12
PB
Phân bổ khấu hao TSCĐ - 2114
214
3.598.712
31/12
KC
Kết chuyển 642 911
911
27.620.956
Tổng phát sinh
27.620.956
27.620.956
Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Biểu 2.24. Sổ Cái Tài khoản 642
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
SỔ CÁI
Tháng 12 năm 2008
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
02/12
018/12
Vật liệu phụ
1522
36.295.143
06/12
030/12
Vật liệu khác
1525
1.303.985
09/12
1523
Sửa xe ô tô
111
550.000
15/12
1533
Tiền thay dầu
111
2.032.450
........................................
.............
................
31/12
PB
Phân bổ khấu hao TSCĐ
214
27.620.956
31/12
KC
Kết chuyển 6421 911
911
97.298.143
31/12
KC
Kết chuyển 6422 911
911
40.599.128
31/12
KC
Kết chuyển 6423 911
911
8.235.142
31/12
KC
Kết chuyển 6424 911
911
27.620.956
31/12
KC
Kết chuyển 6245 911
911
9.023.452
31/12
KC
Kết chuyển 6427 911
911
10.234.521
31/12
KC
Kết chuyển 6428 911
911
15.548.987
Tổng phát sinh
208.560.329
208.560.329
Dư cuối kỳ
2.2.3. Kế toán chi phí tài chính và doanh thu tài chính
Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tài chính, Nhà máy Quy chế Từ Sơn sử dụng tài khoản 635 – Chi phí tài chính và Tài khoản 515 – Doanh thu tài chính. Tuy nhiên, các nghiệp vụ này ít phát sinh nên TK 515 không thường xuyên được sử dụng. Hàng tháng, kế toán sử dụng TK 635 để hạch toán các khoản chi phí lãi vay.
Biểu 2.25. Sổ Cái Tài khoản 635
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
Sổ Cái
Tháng 12 năm 2008
Tài khoản 635 – Chi phí tài chính
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Sổ
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
31/12
Lãi vay ngân hàng No&PTNN Từ Sơn
1121
255.236.485
31/12
KC
Kết chuyển 635 911
911
255.236.485
Tổng phát sinh
255.236.485
255.236.485
Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
2.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ của Nhà máy, kế toán sử dụng TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Với phần mềm kế toán Bravo 6.0, các bút toán kết chuyển được thực hiện tự động vào cuối mỗi kỳ. Mỗi bút toán kết chuyển tự động được cập nhật vào Sổ Nhật ký chung và các Sổ Cái có liên quan như: Sổ Cái TK 511, Sổ Cái TK 632, Sổ Cái TK 635, Sổ Cái TK 641, Sổ Cái TK 642, Sổ Cái TK 911.
Biểu 2.26. Sổ Cái tài khoản 911
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
SỔ CÁI
Tháng 12 năm 2008
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
31/12
KC
Kết chuyển 5111 911
5111
47.090.909
31/12
KC
Kết chuyển 5112 911
5112
3.285.519.075
31/12
KC
Kết chuyển 6321 911
6321
885.236.875
31/12
KC
Kết chuyển 6322 911
6322
1.648.451.515
31/12
KC
Kết chuyển 6411 911
6411
15.032.124
31/12
KC
Kết chuyển 6412 911
6412
60.050.354
31/12
KC
Kết chuyển 6413 911
6413
9.385.032
31/12
KC
Kết chuyển 6414 911
6414
20.223.856
31/12
KC
Kết chuyển 6415 911
6415
15.523.785
31/12
KC
Kết chuyển 6418 911
6418
14.235.456
31/12
KC
Kết chuyển 6421 911
6421
97.298.143
31/12
KC
Kết chuyển 6422 911
6422
40.599.128
31/12
KC
Kết chuyển 6423 911
6423
8.235.142
31/12
KC
Kết chuyển 6424 911
6424
27.620.956
31/12
KC
Kết chuyển 6425 911
6425
9.023.452
31/12
KC
Kết chuyển 6427 911
6427
10.234.521
31/12
KC
Kết chuyển 6428 911
6428
15.548.987
31/12
KC
Kết chuyển 635 911
635
255.236.485
31/12
KC
Kết chuyển 911 421
421
200.674.173
Tổng phát sinh
3.332.609.984
3.332.609.984
Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Biểu 2.27. Sổ Nhật ký chung
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2008
Chứng từ
Diễn giải
TK
Phát sinh
NT
Số
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
...........
...........
........................
.................
.................
31/12
KC
Kết chuyển 511 911
911
511
3.332.609.984
3.332.609.984
31/12
KC
Kết chuyển 641 911
911
641
113.450.607
113.450.607
31/12
KC
Kết chuyển 642 911
911
642
208.560.329
208.560.329
31/12
KC
Kết chuyển 635 911
911
635
255.236.485
255.236.485
31/12
KC
Kết chuyển 911 421
911
421
Cộng chuyển trang sau
.................
...............
Căn cứ vào số liệu trên Sổ Cái các tài khoản, Bảng cân đối số phát sinh được lập vào cuối kỳ để đối chiếu với Sổ Cái, kế toán trưởng tiến hành lập Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ của Nhà máy. Cuối năm, kế toán lập Báo cáo kết quả kinh doanh của cả năm.
Biểu 2.28. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2008
Chỉ tiêu
Mã
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
1.Doanh thu bán hàng và CCDV
01
VI.25
30.409.158.000
35.452.875.000
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3.Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV (10 = 01–02)
10
30.409.158.000
35.452.875.000
4.Giá vốn hàng bán
11
VI.27
24.714.285.710
29.525.426.840
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV (20 =10 - 11)
20
5.694.872.290
5.927.448.160
6.Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
7.Chi phí tài chính
- Trong đó: Lãi vay phải trả
22
23
VI.28
1.425.478.000
1.425.478.000
1.245.125.000
1.245.125.000
8.Chi phí bán hàng
24
1.025.456.254
985.256.478
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
2.356.425.248
2.782.023.487
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)}
30
887.512.788
915.043.195
11.Thu nhập khác
31
100.245.784
160.256.784
12.Chi phí khác
32
40.542.785
100.254.785
13.Lợi nhuận khác (40 = 31- 32)
40
59.702.999
60.001.999
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+ 40)
50
947.215.787
975.045.194
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.30
265.220.420
273.012.654
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.30
17.Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 – 51 – 52)
60
681.995.367
702.032.540
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
3.1. Nhận xét chung về tình hình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả HĐKD tại Nhà máy
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn, được tiếp xúc với bộ máy kế toán nói chung và phần hành kế toán tiêu thụ và xác định KQKD nói riêng, em xin nêu ra một số nhận xét chung về kế toán phần hành này như sau:
3.1.1. Ưu điểm
- Về tổ chức bộ máy kế toán:
Phần hành kế toán tiêu thụ và xác định KQKD được giao cho một nhân viên kế toán phụ trách. Điều này một mặt làm gọn nhẹ bộ máy hoạt động, mặt khác cũng phù hợp với quy mô không lớn như Nhà máy Quy chế Từ Sơn. Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế diễn ra toàn cầu, việc tinh giảm bộ máy cũng góp phần làm giảm chi phí để Nhà máy có thể duy trì hoạt động.
Kế toán viên phụ trách phần hành tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động, nhiệt tình, không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức. Mặt khác, kế toán tiêu thụ thường xuyên trao đổi thông tin với kế toán các phần hành khác, đặc biệt là kế toán hàng tồn kho kiêm chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, định kỳ đối chiếu với thủ kho về lượng hàng xuất bán. Bên cạnh đó, kế toán tiêu thụ cũng phối hợp với phòng sản xuất kinh doanh để phân tích, đánh giá thị trường và tiềm năng phát triển của Nhà máy. Vì vậy, kế toán tiêu thụ đã đóng góp tích cực vào hoạt động của Phòng kế toán nói riêng và hoạt động của Nhà máy nói chung.
- Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán:
Hệ thống chứng từ về tiêu thụ được thiết kế đầy đủ, tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm riêng của Nhà máy. Quá trình luân chuyển chứng từ được tổ chức hợp lý, nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp giữa các phòng ban và khách hàng khi đến với Nhà máy. Nhờ đó, quá trình tiêu thụ được quản lý một cách chặt chẽ thông qua chứng từ và phê duyệt chứng từ của lãnh đạo có thẩm quyền.
Hệ thống sổ sách cũng đầy đủ, tuân thủ về kết cấu, biểu mẫu và cách thức ghi sổ do BTC quy định. Bên cạnh đó, hệ thống sổ sách được tổ chức chi tiết, cụ thể theo từng mặt hàng (thành phẩm mộc, thành phẩm nhuộm đen, thành phẩm điện phân và thành phẩm nhúng kẽm), đảm bảo cho việc hạch toán doanh thu các loại thành phẩm và giá vốn hàng bán được rõ ràng. Qua đó, phản ánh được sự biến động trong nhu cầu của thị trường và hiệu quả kinh doanh của từng lơại thành phẩm. Vì thế, Ban lãnh đạo có được một bức tranh khá hoàn chỉnh về tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng như vị thế của Nhà máy trên thị trường. Từ đó, có những quyết định đúng đắn về cơ cấu sản xuất, tiêu thụ cũng như mức độ đầu tư công nghệ và tổ chức hoạt động marketing cho sản phẩm.
- Về việc ứng dụng công nghệ thông tin:
Hiện nay, công tác kế toán của Nhà máy có sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm kế toán Bravo 6.0. Phần mềm này được thiết kế phù hợp với đặc điểm kế toán tại Nhà máy. Nhờ đó, khối lượng công việc kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng không những được giảm nhẹ mà còn tăng cường tính đầy đủ, chính xác và kịp thời trong quá trình cung cấp thông tin. Đặc biệt, nhờ áp dụng kế toán máy, Nhà máy đã xây dựng được bảng mã thành phẩm cho từng loại theo tên gọi, quy cách, góp phần đáng kể vào quá trình quản lý thành phẩm và kế toán tiêu thụ tại Nhà máy.
- Về công tác theo dõi công nợ:
Kế toán thanh toán mở sổ chi tiết theo dõi công nợ đối với từng khách hàng. Đồng thời, kế toán thanh toán thường xuyên đối chiếu và phối hợp với kế toán tiêu thụ. Thông qua đó, có thể nắm bắt được thời hạn của từng khoản phải thu, tổng hợp được nợ phải thu, nợ phải trả, nợ đến hạn, nợ quá hạn với từng đối tượng. Nhờ đó, đánh giá được tình hình và khả năng thanh toán của mỗi khách hàng để có các biện pháp phù hợp đôn đốc họ trong việc thanh toán đúng thời hạn. Mặt khác, hàng quý, trước khi lập Báo cáo tài chính, Nhà máy luôn gửi thư xác nhận tới các khách hàng nhằm đảm bảo số liệu chính xác, đầy đủ. Nhờ sự quản lý chi tiết, chặt chẽ các khoản phải thu mà Nhà máy đã hạn chế đáng kể tình trạng nợ đọng kéo dài.
- Về xác định kết quả kinh doanh:
Định kỳ, vào cuỗi mỗi quý, kế toán tiêu thụ và xác định KQKD tiến hành tổng hợp và kết chuyển các số liệu về doanh thu, chi phí. Các khoản doanh thu và chi phí được theo dõi chi tiết đến từng đối tượng hạch toán, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổng họp và kết chuyển số liệu. Đồng thời cũng đảm bảo cho các khoản chi hợp lý và tiết kiệm. Từ đó, kết quả hoạt động SXKD của Nhà máy được xác định một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời.
3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm về tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định KQKD, Nhà máy Quy chế Từ Sơn còn có những hạn chế cần khắc phục nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu trong công tác quản lý.
- Về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
Nhà máy luôn thực hiện việc cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng đã được nêu rõ trong hợp đồng. Vì vậy, trên thực tế, trường hợp hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán do hàng kém phẩm chất hay không đúng theo quy định trong hợp đồng kinh tế hầu như không xảy ra. Do đó, kế toán tiêu thụ đã không theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu này. Tuy nhiên, khi yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, lực lượng cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều thì khả năng đáp ứng nhu cầu của Nhà máy càng gặp nhiều khó khăn. Do đó, sản phẩm cung cấp trên thị trường không thể đảm bảo chắc chắn là đã đạt tiêu chuẩn. Việc trả lại và giảm giá hàng bán có thể xảy ra. Vì vậy, kế toán cần theo dõi các nghiệp vụ trả lại cũng như giảm giá hàng bán.
Mặt khác, Nhà máy còn áp dụng chiết khấu thương mại đối với những khách hàng mua sản phẩm với khối lượng lớn. Khoản chiết khấu này được hạch toán vào chi phí bán hàng. Điều này là không đúng bản chất vì chiết khấu thương mại là khoản mà Nhà máy đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho khách hàng mua với khối lượng lớn theo thoả thuận đã ghi trên hợp đồng kinh tế. Trong khi đó, chi phí bán hàng được sử dụng để phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm như chi phí bao gói, vận chuyển, bốc dỡ, bảo hành sản phẩm…Vì vậy, việc hạch toán chiết khấu thương mại vào chi phí bán hàng đã phản ánh sai nội dung của chi phí bán hàng và doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Về kế toán doanh thu tiêu thụ nội bộ:
Ngoài việc xuất thành phẩm bán cho khách hàng, Nhà máy còn sử dụng thành phẩm để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hay phục vụ hoạt động SXKD, sửa chữa nội bộ. Các trường hợp này cũng được coi là tiêu thụ và được tính là tiêu thụ nội bộ thì về nguyên tắc hạch toán cũng tương tự như hạch toán tiêu thụ bên ngoài, chỉ khác số doanh thu tiêu thụ được ghi nhận ở tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ. Tuy nhiên, hiện nay, Nhà máy không hạch toán qua tài khoản này mà hạch toán trực tiếp vào các tài khoản chi phí liên quan như 627, 641, 642.
Việc hạch toán như trên không làm thay đổi kết quả kinh doanh của Nhà máy trong kỳ nhưng lại phản ánh không đúng về các chỉ tiêu giá vốn hàng bán và doanh thu tiêu thụ nội bộ.
- Về phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho tiêu thụ:
Để tính giá vốn hàng bán, Nhà máy áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Tuy tính toán đơn giản nhưng công việc kế toán lại bị dồn vào cuối kỳ, ảnh hưởng đến tính chính xác trong quá trình nhập số liệu và khả năng cập nhật thông tin. Mặt khác, Nhà máy Quy chế Từ Sơn sản xuất ra nhiều loại thành phẩm, mỗi thành phẩm lại được nhập, xuất nhiều lần trong một kỳ. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp này là không thích hợp.
- Về việc thu hồi nợ của khách hàng:
Để xây dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài, Nhà máy đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều khách hàng truyền thống trong việc thanh toán tiền mua hàng. Đây là một trong những biện pháp nhằm giữ chân khách hàng và thu hút nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên, điều này cũng làm gia tăng khoản phải thu khách hàng, có nhiều khoản đã quá hạn hoặc có nguy cơ không thu hồi được. Trong khi đó, để ổn định quá trình sản xuất kinh doanh, Nhà máy cần một lượng vốn lưu động nhất định cũng như vốn cố định để đầu tư dây chuyền công nghệ, nâng cấp khả năng hoạt động của máy móc, thiết bị. Vì vậy, Nhà máy phải thường xuyên đi vay vốn ngân hàng, làm tăng chi phí lãi vay và giảm hiệu suất sinh lời của Nhà máy. Hơn nữa, tình trạng bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài cũng gây trở ngại cho Nhà máy trong quá trình quay vòng vốn, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh.
- Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi:
Nhà máy có nhiều khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ. Tuy nhiên, trên thực tế, Nhà máy lại không lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Do đó, khi khách hàng thực sự mất khả năng thanh toán, Nhà máy khó có thể chủ động được trong vấn đề tài chính. Mặt khác, dự phòng được ghi nhận vào chi phí của niên độ kế toán, làm tăng tổng số chi phí và giảm thu nhập ròng nên tiết kiệm cho Nhà máy một khoản thuế thu nhập phải nộp Nhà nước.
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn
3.2.1. Định hướng phát triển Nhà máy
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu để doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường đầy sự cạnh tranh. Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống mọi mặt được nâng cao, khách hàng lại đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng sản phẩm. Do đó, để giữ chân được khách hàng quen thuộc, đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới, Nhà máy luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà máy tiếp tục hoàn thiện việc đồng bộ hoá thiết bị dập nguội, mở rộng gam sản phẩm; mở rộng dây chuyền chế tạo vòng đệm, lò xo; nhập thiết bị cán ren cỡ lớn của Đức PROFIROLL PR31.5.1; nhập khuôn cối, vật tư để tạo sản phẩm, ổn định công nghệ nhiệt luyện. Mặt khác, Nhà máy cũng tìm nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng để tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
3.2.1.2. Giảm giá thành sản phẩm sản xuất ra
Chất lượng và giá cả là hai yếu tố mà khách hàng quan tâm đầu tiên khi tham gia mua bán trên thị trường. Tuy nhiên, hai yếu tố này thường không biến đổi cùng chiều với mong muốn của nhà sản xuất. Thông thường, hàng hoá chất lượng cao thì giá thành cũng cao, hàng hoá giá rẻ thì chất lượng thấp. Do đó, việc dung hoà được mối quan hệ giữa chất lượng và giá cả là rất khó khăn. Mặt khác, trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt, khách hàng sẽ đi tìm sản phẩm thay thế, giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Vì thế, Nhà máy luôn tìm ra giải pháp khả thi để giảm giá thành sản xuất mà chất lượng không giảm. Việc sản xuất được giám sát chặt chẽ nhằm giảm hao hụt, đặc biệt là hao hụt ngoài định mức. Nhà máy cũng quy định rõ về trách nhiệm bồi thường để người lao động có ý thức cao trong công việc. Mặt khác, phòng sản xuất kinh doanh nghiên cứu thị trường để tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu rẻ, đảm bảo chất lượng.
3.2.1.3. Mở rộng thị trường
Tiêu thụ được nhiều thành phẩm là một trong những mục tiêu hàng đầu mà nhiều doanh nghiệp hướng đến. Trong thời gian sắp tới, khi đã tạo được vị trí, thương hiệu của mình trên thị trường cơ khí, Nhà máy Quy chế Từ Sơn sẽ mở rộng thị trường, không chỉ thị trường miền Bắc mà còn xâm nhập thị trường miền Nam. Hiện nay, theo khảo sát của nhóm nghiên cứu thị trường thuộc phòng sản xuất kinh doanh, các sản phẩm của Nhà máy đã xuất khẩu sang Lào, Yemen… được các bạn hàng nước ngoài đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã. Vì vậy, một mặt, Nhà máy tiếp tục xây dựng thị trường nội địa vững chắc, mặt khác, đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài.
3.2.1.4. Tổ chức tốt công tác marketing
Trong thời gian tới, Nhà máy tập trung hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường. Người làm công tác này không chỉ phân tích các số liệu sẵn có mà còn tích cực đi sâu vào thực tế để thu thập thông tin về chủng loại hàng hoá mà Nhà máy đang kinh doanh cũng như sự thích ứng của sản phẩm trên thị trường. Bộ phận này cũng phải nắm vững đặc điểm của từng khu vực, thu thập phản ứng của khách hàng về sản phẩm của Nhà máy. Từ đó, có cái nhìn tổng thể về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để tìm ra phương thức sản xuất và bán hàng cho phù hợp.
Từ kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, Nhà máy sẽ tổ chức mạng lưới các kênh phân phối sản phẩm thông qua các đại lý, cửa hàng của Nhà máy. Đồng thời, mở rộng hình thức bán hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho những khách hàng ở xa. Mặt khác, Nhà máy cũng sẽ tăng cường công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, báo chí, tham gia các hội chợ, triển lãm…
3.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả của Nhà máy
Công tác kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển nói chung của một doanh nghiệp. Kế toán trở thành hệ thống thông tin tin cậy, giúp cho nhà quản lý có thể lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định đúng đắn. Trong hệ thống kế toán, mỗi phần hành có chức năng riêng, tạo nên một thể thống nhất, hoạt động nhịp nhàng. Tiêu thụ và xác định KQKD được coi là khâu cuối cùng trong chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán phần hành này sẽ phản ánh một cách trực tiếp các thông tin về sản phẩm, khách hàng, thị trường tiêu thụ và khả năng bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận trong kỳ. Do vậy, việc hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định KQKD là rất cần thiết.
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tại Nhà máy
3.3.1. Phương hướng và nguyên tắc hoàn thiện
Hoàn thiện là rất cần thiết và tất yếu nhưng để đảm bảo tính khoa học trong việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh thì các biện pháp hoàn thiện phải có tính khả thi, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Do đó, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng các cơ chế tài chính và chế độ kế toán
Thứ hai: Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công tác kế toán nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả của công tác kế toán nói chung.
Thứ ba: Hoàn thiện phải trên cơ sở phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện
- Về kế toán giảm trừ doanh thu:
Kế toán theo dõi chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu trên sổ chi tiết của tài khoản 511 tương ứng. Khi đó, mẫu sổ chi tiết tài khoản 511 của Nhà máy được thiết kế theo mẫu sau:
Biểu 3.1. Sổ chi tiết tài khoản 5112 – Thành phẩm nhúng kẽm
NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN
Từ Sơn - Bắc Ninh
Sổ chi tiết
Tháng … năm …
Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm
Thành phẩm mạ kẽm
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
….
….
…..
….
….
31/12
KC
Kết chuyển CKTM 521
511
521
31/12
KC
Kết chuyển HBBTL 531
511
531
31/12
KC
Kết chuyển GGHB 532
511
532
31/12
KC
Kết chuyển doanh thu 5112 911
911
Tổng phát sinh
Dư cuối kỳ
Ngày … tháng … năm …
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Việc theo dõi chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu sẽ giúp cho Nhà máy quản lý chặt chẽ hơn giai đoạn tiêu thụ cũng như sản xuất. Thông qua câc số liệu về chiết khấu thương mại và doanh thu bán hàng của mỗi loại thành phẩm, có thể đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng chiết khấu thương mại trong việc thu hút khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ở đây, Nhà máy cần xem xét mối quan hệ trong xu hướng biến động của chiết khấu thương mại và doanh thu bán hàng. Nếu chiết khấu thương mại có tốc độ tăng chậm hơn doanh thu bán hàng thì việc áp dụng chiết khấu là có hiệu quả. Tuy nhiên, Nhà máy cần tính toán mức chiết khấu hợp lý để tối đa hoá doanh thu thuần, đặc biệt tập trung ưu tiên khách hàng quen thuộc và mua hàng với giá trị lớn.
Bên cạnh đó, nếu xảy ra trường hợp hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán thì Nhà máy cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân. Lý do là hàng kém phẩm chất thì Nhà máy nên xem xét lại quá trình cung cấp nguyên vật liệu hoặc quá trình sản xuất tạo ra thành phẩm. Nếu hàng không đúng theo quy cách trong hợp đồng kinh tế thì cần tăng cường hơn nữa việc trao đổi thông tin giữa Nhà máy và khách hàng, đồng thời cải thiện quá trình cung cấp hàng hóa. Định kỳ, Nhà máy tính lại tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu trên doanh thu thuần để đánh giá mức độ tiến bộ khi áp dụng các biện pháp kể trên.
- Về kế toán doanh thu tiêu thụ nội bộ:
Khi xuất thành phẩm để biếu tặng, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chẳng hạn sửa chữa nội bộ, khuyến mại, quảng cáo hội nghị khách hàng, kế toán nên hạch toán vào tài khoản 512 – doanh thu tiêu thụ nội bộ.
Ví dụ: Nhà máy xuất kho thành phẩm mộc phục vụ cho việc sửa chữa ôtô chở hàng, nghiệp vụ này được hạch toán như sau:
Nợ TK 641 987.297
Có TK 1551 987.297
Thực chất, đây được coi là tiêu thụ nội bộ, phải được hạch toán như sau:
Nọ TK 6322 987.297
Có TK 1551 987.297
Và Nợ TK 641 987.297
Có TK 512 987.297
- Về việc tính giá thành phẩm xuất kho tiêu thụ:
Để khắc phục được những hạn chế trong việc áp dụng giá bình quân cả kỳ dự trữ, Nhà máy nên sử dụng giá hạch toán. Điều này giúp cho kế toán theo dõi thành phẩm nhập xuất không chỉ về mặt số lượng mà còn về mặt giá trị. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả trong việc lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, xác định được mức đặt hàng hợp lý nhằm tiết kiệm được chi phí thu mua, chi phí kho bãi, bảo quản và đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Nhờ đó, cũng giúp cho Nhà máy chủ động hơn về mặt tài chính.
Giá hạch toán mà Nhà máy có thể sử dụng là đơn giá bình quân của kỳ trước hoặc giá thành kế hoạch. Cuối tháng, khi xác định được trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho trong kỳ, ta sẽ tính được hệ số giá theo công thức:
Trị giá thực tế TP xuất trong kỳ=Trị giá hạch toán TP xuất trong kỳ x H
- Về việc thu hồi nợ của khách hàng:
Nhà máy Quy chế Từ Sơn có khoảng hơn 25 đơn vị là khách hàng truyền thống, mua với khối lượng lớn và tương đối ổn định. Bên cạnh đó, Nhà máy cũng có quan hệ với rất nhiều khách hàng lớn nhỏ khác. Vì vậy, các khoản phải thu chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của Nhà máy. Do đó, kế toán công nợ phải quản lý chặt chẽ quá trình thanh toán của khách hàng và có biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích khách hàng trả tiền sớm.
Trước hết, kế toán tiêu thụ, kế toán công nợ phối hợp với phòng sản xuất kinh doanh lập danh sách khách hàng, trong đó, tập trung phân tích, đánh giá tiến độ thanh toán của khách hàng. Từ đó, phân loại khách hàng theo thời gian của khoản nợ để có những biện pháp phù hợp cho từng loại khách hàng khác nhau nhằm dung hoà lợi ích của Nhà máy cũng như của các bạn hàng.
Đối với tất cả các khách hàng, Nhà máy phải đôn đốc thanh toán khi khoản nợ sắp đến hạn.
Đối với những khách hàng có tổng số tiền nợ lớn, Nhà máy nên áp dụng chiết khấu thanh toán. Đây là khoản tiền mà người bán giảm trừ cho người mua nhằm khuyến khích người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn thanh toán đã thoả thuận (ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết thanh toán việc mua hàng). Tuy nhiên, Nhà máy cần căn cứ vào số tiền nợ và thời gian trả nợ trước hạn để đưa ra khung chiết khấu hợp lý. Một mặt, nó đủ hấp dẫn để khách hàng chấp thuận. Mặt khác, nó tạo điều kiện cho Nhà máy đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn và cân đối được chi phí - lợi ích do chiết khấu thanh toán được ghi nhận là chi phí tài chính của Nhà máy trong kỳ. Bên cạnh đó, kế toán cần theo dõi chi tiết chiết khấu thanh toán cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, định kỳ đánh giá lại hiệu quả của chiết khấu thanh toán để dần dần đưa ra mức chiết khấu hợp lý nhất.
Đối với khách hàng có các khoản nợ quá hạn, Nhà máy có thể áp dụng tính lãi. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng nợ đọng kéo dài và bù đắp được phần nào khoản lãi mà Nhà máy đi vay ngân hàng và chiết khấu thanh toán đã áp dụng ở trên.
Đối với khách hàng đã nhiều lần chậm trễ trong thanh toán, Nhà máy nên xem xét từ khi ký kết hợp đồng. Nếu khách hàng có đầy đủ bằng chứng chứng minh được khả năng thanh toán hoặc các cam kết bảo đảm thì Nhà máy mới duyệt cho mua chịu.
- Về việc lập dự phòng đối với phải thu khó đòi:
Khoản nợ phải thu có thể thất thu trong các trường hợp sau:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết nợ.
+ Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khách hàng đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
Khi có bằng chứng chắc chắn về các trường hợp trên, Nhà máy tính toán số dự phòng cần phải lập theo một trong hai phương pháp sau:
+ Phương pháp 1: Kế toán đánh giá mức độ uy tín của khách hàng trong việc thanh toán. Dựa theo kinh nghiệm của mình, kế toán có thể ước tính được tỷ lệ thất thu trên tổng số nợ phải thu.
Số dự phòng phải lập = Doanh số phải thu * Tỷ lệ ước tính
Phương pháp này mang tính chủ quan của kế toán. Tuy nhiên, nó đơn giản, ít tốn kém và cũng có căn cứ hợp lý dựa trên những phân tích về thông tin khách hàng.
+ Phương pháp 2: Dựa trên tài liệu hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu của từng khách hàng, kế toán tiến hành phân loại theo thời hạn thu nợ. Các khách hàng có các khoản nợ quá hạn được xếp vào loại khó đòi hay nghi ngờ. Nhà máy cần thông báo cho khách hàng. Từ thông tin phản hồi của khách hàng và bằng phương pháp xác minh, kế toán xác định số dự phòng cần lập theo tỷ lệ thất thu.
Dự phòng phải thu khó đòi cần lập
=
Nợ phải thu khó đòi
*
Số % có khả năng mất
Phương pháp này khoa học, khách quan hơn. Tuy nhiên, nó cần nhiều thời gian và chi phí, nhất là cần sự phối hợp với các bộ phận khác, đặc biệt là phòng sản xuất kinh doanh.
Như vậy, vấn đề quan trọng trong việc lập dự phòng phải thu khó đòi là xác định được tỷ lệ có khả năng bị mất. Để lập mức dự phòng hợp lý, kế toán cần linh hoạt áp dụng một trong hai phương pháp trên hoặc kết hợp cả hai.
Nếu các khoản nợ phải thu khó đòi không có khả năng thu hồi được, Hội đồng xử lý nợ của Nhà máy tiến hành lập biên bản, trong đó, ghi rõ giá trị của khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi và giá trị thất thu thực tế. Kèm theo biên bản này là các tài liệu chứng minh khách hàng mất khả năng thanh toán như xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức, chứng từ, sổ sách chứng minh được khoản nợ kéo dài. Căn cứ vào các tài liệu trên, kế toán lập bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xoá sổ để hạch toán.
Các khoản phải thu khó đòi đã xoá sổ vẫn được theo dõi ít nhất 5 năm tiếp theo và tiếp tục có biện pháp thu hồi nợ.
KẾT LUẬN
Với gần 50 năm hoạt động, Nhà máy Quy chế Từ Sơn đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn. Nhưng với đội ngũ ban lãnh đạo và công nhân viên nhiệt tình, năng động, không ngừng sáng tạo, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm đã tạo cho Nhà máy một vị trí tương đối vững chắc trên thị trường ngành cơ khí. Nỗ lực làm hài lòng khách hàng cùng việc mở rộng các phương thức bán hàng và thanh toán là một chiến lược đóng vai trò quan trọng giúp cho Nhà máy giành nhiều kết quả đáng kể, trong đó, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh góp phần vào thành công đó. Nhờ hệ thống thông tin kế toán được tổ chức khoa học, đầy đủ, đúng trình tự mà ban lãnh đạo nắm được tình hình tiêu thụ nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh nói chung của Nhà máy. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế mà Nhà máy cần khắc phục.
Do còn có những hạn chế trong nhận thức, trình độ, thời gian thực tập không nhiều, em chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu chuyên đề cho nên chuyên đề của em không tránh khỏi có những sai sót. Em rất mong có được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến quý báu của thầy giáo.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện và chỉ bảo tận tình của các anh chị trong phòng Kế toán của Nhà máy Quy chế Từ Sơn, cùng với sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy giáo TS Phạm Thành Long đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Thanh Nhàn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính. 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài
chính
2. Nhà máy Quy chế Từ Sơn. Điều lệ Nhà máy.
3. Phòng Tài chính – kế toán, Nhà máy Quy chế Từ Sơn. Báo cáo tài chính 2006, 2007, 2008.
4. PGS.TS. Đặng Thị Loan. 2006. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
PHỤ LỤC 2
Một số mã và mặt hàng của Nhà máy Quy chế Từ Sơn
Mã
Mặt hàng
Mã
Mặt hàng
BLMC
Bulông mộc
BLDF
Bulông điện phân
46M
Bulông cấp bền 4.6
DF46M
Bulông 4.6 điện phân
46M20
Bulông cấp bền 4.6 M20
DF46M16
BL 4.6 điện phân M20
46M20X55
BL cấp bền 4.6 M20x55
DF46M16X30
BL 4.6 điện phân M16x30
46M20X95
BL cấp bền 4.6 M20x95
DF46M16X90
BL 4.6 điện phân M16x90
46M22
BL cấp bền 4.6 M22
DF56M
BL 5.6 điện phân
46M22X85
BL cấp bền 4.6 M22x85
DF56M14
BL 5.6 điện phân M14
46M22X90
BL cấp bền 4.6 M22x90
DF56M14X30
BL 5.6 điện phân M14x30
46M24
BL cấp bền 4.6 M24
DF56M16
BL 5.6 điện phân M16
46M24X65
BL cấp bền 4.6 M24x65
DF56M16X80
BL 5.6 điện phân M16x80
46M24X70
BL cấp bền 4.6 M24x70
DF66M
BL 6.6 điện phân
46M24X80
BL cấp bền 4.6 M24x80
DF66M10
BL 6.6 điện phân M10
46M30
BL cấp bền 4.6 M30
DF66M10X30
BL 6.6 điện phân M10x30
46M30X70
BL cấp bền 4.6 M30x70
DF66M10X80
BL 6.6 điện phân M10x80
46M30X80
BL cấp bền 4.6 M30x80
DF66M10X90
BL 6.6 điện phân M10x90
.................
......................................
..................
....................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21468.doc