Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển thì các nhà quản lý doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh thật hiệu quả. Việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán tiêu thụ hàng hóa và kết quả tiêu thụ nói riêng phục vụ cho yêu cầu quản lý là tất yếu và cần thiết. Qua đây ta có thể thấy được sự khác nhau giữa lý luận và thực tiễn do có những đặc điểm riêng trong từng doanh nghiệp. Bởi vậy việc vận dụng lý luận cho phù hợp với thực tiễn mà vẫn đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ một cách chính xác có hiệu quả và đúng với chế độ kế toán là rất cần thiết.
63 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Kim Tín, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn phòng để viết hóa đơn và đề nghị xuất hàng; Kế toán tại các tỉnh sẽ trực tiếp thu tiền và chuyển về quỹ tiền mặt công ty liên tục trong ngày. Có thể khái quát thị trường tiêu thụ của Công ty theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 2.1 : Thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần Kim Tín
Hành chính bán hàng
Nhập khẩu
Khu vực HN
Dự án
Nam sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Vật liệu điện
Nam Định
Vinh
Thanh Hóa
Hải Phòng
Bắc Giang
TN
Sơn la
Việt
trì
Hải Dương
Marketing
Phòng kinh doanh
Kim loại tổng hợp
2.1.2 Đặc điểm chứng từ, doanh thu và tài khoản sử dụng
Công ty Cổ phần Kim Tín là một doanh nghiệp thương mại. Doanh thu tiêu thụ được xác định là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà Công ty thu được phát sinh từ hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong kỳ, Doanh thu tiêu thụ được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản làm giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại; giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, Kế toán chỉ ghi nhận doanh thu khi đã có các chứng từ ghi nhận nghiệp vụ bán hàng đã xảy ra; Chứng từ kế toán sử dụng liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hóa gồm có các loại sau:
Phiếu đề nghị xuất hàng: được Công ty đặt in theo mẫu Công ty đã quy định được đánh số quyển và số thứ tự; Mỗi NVKD được giữ một quyển, lúc lên đơn hàng phiếu này được lập làm hai liên, phải có chữ ký của nhân viên kinh doanh, một liên giao cho thư ký bán hàng, một liên giữ lại quyển để kiểm tra đối chiếu.
Phiếu xuất kho, phiếu thu và hóa đơn GTGT : được sử dụng theo mẫu đã quy định của Bộ Tài Chính. Cả ba loại phiếu này đều được viết làm ba liên : Liên một chuyển cho phòng kế toán, liên hai chuyển cho khách hàng và liên ba giữ lại quyển; Các phiếu này có đầy đủ chữ ký của lãnh đạo, kế toán trưởng, người nhận hàng, thủ quỹ ...
Biên bản giao hàng: Mẫu này do Công ty đặt in theo mẫu của Công ty quy định, Mỗi nhân viên giao nhận được giữ một quyển, Phiếu này được lập làm ba liên: Liên một giao cho thứ ký bán hàng , liên hai giao cho khách hàng, liên ba để lại quyển, khi đi giao hàng nhân viên giao nhận ghi đầy đủ thông tin từ phiếu xuất kho như : người mua, địa chỉ giao hàng, quy cách hàng hóa, giá cả, thành tiền...Sau khi giao hàng xong yêu cầu khách hàng ký vào biên bản giao hàng để xác nhận hàng đã đủ và đúng theo đơn đặt hàng.
Kế toán tại Công ty Cổ phần Kim Tín sử dụng các tài khoản để tiến hành hạch toán hoạt động doanh thu tiêu thụ trong Công ty như : Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa: phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa đã xác định là tiêu thụ. Tài khoản 5111 còn được chi tiết theo từng mặt hàng của Công ty. Tài khoản 156 – Hàng hóa, tài khoản 156 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 là : Tài khoản 1561: “trị giá hàng hóa mua vào” và Tài khoản 1562: “chi phí mua hàng”. Tài khoản 131- Phải thu khách hàng, tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản thu của Công ty với khách hàng, chủ yếu là khách hàng mua với số lượng lớn và trả chậm hoặc mới trả được một phần; Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán, tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng hóa xuất bán trong kỳ; Ngoài ra Công ty còn sử dụng những tài khoản phục vụ trong quá trình doanh thu và thanh toán với khách hàng cũng như nhà cung cấp như Tài khoản 111- Tiền mặt; Tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng.
Kế toán tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần Kim Tín
Đối với phương thức bán buôn qua kho : NVKD đi khảo sát thị trường và nhận đơn hàng từ khách hàng, rồi làm phiếu đề nghị xuất hàng chuyển cho bộ phận hành chính bán hàng. Thư ký chuyên trách từng loại mặt hàng sẽ tiến hành rà soát lại các điều kiện xuất hàng như: lượng hàng tồn kho; giá bán; công nợ của khách hàng; hình thức giao hàng; địa chỉ giao hàng; phương thức thanh toán; yêu cầu viết hóa đơn. Nếu đủ điều kiện sẽ chuyển phiếu Đề nghị giao hàng tới phòng Kế toán để kiểm tra xác nhận phiếu xuất hàng, sau đó chuyển tới phòng kho vận để cho xuất hàng. Phòng kho vận có trách nhiệm giao đúng; và đầy đủ số lượng theo phiếu xuất và thu tiền nếu khách hàng thanh toán ngay. Kế toán bán hàng viết hóa đơn cho khách hàng.Khi giao hàng xong, biên bản giao hàng phải có ký nhận của khách hàng, tiền thu về được nhân viên chuyển nộp cho thủ quỹ; thủ quỹ tiến hành lập phiếu thu; rồi chuyển chứng từ đến các bộ phận có liên quan để ghi giảm trừ hoặc ghi tăng công nợ.
Ví dụ: Ngày 02/04/09, cửa hàng Đặng Thị Dung, 92 Trần Cao Vân, Hà Nội, mua Que hàn KT421-3.2, số lượng 200kg, đơn giá 12.000đ/kg; Que hàn KT421-4.0, số lượng 160kg, đơn giá 12.000đ/kg; Dây hàn 70s-1.0, số lượng 150kg, đơn giá 20.000đ/kg; Dây hàn 70s-1.2, số lượng 60kg, đơn giá 19.000đ/kg; Dây hàn 70s-1.6, số lượng 30kg, đơn giá 19.000đ/kg.
Các bước xuất hàng được thực hiện theo các biểu mẫu sau:
Mẫu 01: Đề nghị xuất hàng
ĐỀ NGHỊ XUẤT HÀNG số : 00175
Kính gửi : Phòng kế toán Công ty Cp Kim Tín NVKD: Hoài Nam
STT
Tên hàng
Số lượng
Đơn giá
Thành Tiền
Thực thu
Tên & địa chỉ khách hàng
1
Que hàn KT421-3.2
200
12.000
2.400.000
Đặng Thị Dung
92 Trần Cao Vân
Hai Bà Trưng
Hà Nội
2
Que hàn KT421-4.0
160
12.000
1.920.000
3
Dây hàn 70s-1.0
150
20.000
3.000.000
4
Dây hàn 70s-1.2
60
19.000
1.140.000
5
Dây hàn 70s-1.6
30
19.000
570.000
Tổng cộng
9.030.000
Hà nội, ngày 02 tháng 04 năm 2009
Thủ trưởng Kế toán trưởng TKKD Người đề nghị
(Đã ký) (Đã ký ) (Đã ký ) (Đã ký)
Biểu mẫu 2.1 : Đơn đề nghị xuất hàng
Mẫu 02 : Phiếu xuất kho
Mẫu 02-VT
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính
PHIẾU XUẤT KHO Số: 56987
Ngày 02 tháng 04 năm 2009
Họ tên người nhận hàng : Đặng Thị Dung
Lý do xuất kho: Xuất bán cho Cửa hàng Đặng Thị Dung
Xuất tại kho: C4 Đường Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
STT
Tên hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
A
B
C
1
2
3
1
Que hàn KT421-3.2
Kg
200
12.000
2.400.000
2
Que hàn KT421-4.0
Kg
160
12.000
1.920.000
3
Dây hàn 70s-1.0
Kg
150
20.000
3.000.000
4
Dây hàn 70s-1.2
Kg
60
19000
1.140.000
5
Dây hàn 70s-1.6
kg
30
19000
570.000
Tổng cộng : 9.030.000
Thuế GTGT :903.000 Tổng hóa đơn : 9.933.000
Số tiền bằng chữ: Chín triệu, chin trăm ba mươi ba ngàn đồng./.
Ngày 02 tháng 04 năm 2009
Thủ kho Người nhận Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng
Biểu mẫu 2.2 : Phiếu xuất kho
Mẫu 03: Hóa đơn GTGT
HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT -3LL
AR/2009B
GIÁ TRỊ GIA TĂNG 0019976
Liên 1 : lưu trữ
Ngày 02 tháng 04 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần Kim Tín
Địa chỉ : Lô 3 A 11 Khu Đô Thị Đầm Trấu – Hai Bà Trưng – HN
Số tài khoản:
Điện thoại: MS: 0 1 0 0 9 8 9 6 8 3
Họ tên người mua hàng :
Tên đơn vị : Cửa hàng Đặng Thị Dung
Địa chỉ: 92 Trần Cao Vân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số tài khoản :
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 0 1 0 1 1 6 1 6 4 5
STT
Tên hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
A
B
C
1
2
3
1
Que hàn KT421-3.2
Kg
200
12.000
2.400.000
2
Que hàn KT421-4.0
Kg
160
12.000
1.920.000
3
Dây hàn 70s-1.0
Kg
150
20.000
3.000.000
4
Dây hàn 70s-1.2
Kg
60
19.000
1.140.000
5
Dây hàn 70s-1.6
Kg
30
19.000
570.000
Cộng tiền hàng :
9.030.000
Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT:
903.000
Tổng cộng tiền thanh toán:
9.933.000
Số tiền viết bằng chữ:Chín triệu, chín trăm ba mươi ba ngàn đồng./.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Biểu mẫu 2.3 : Hóa đơn giá trị gia tăng
Mẫu 04: Biên bản giao nhận hàng hóa
BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG HÓA Số: 1568
( Liên 1 – Kế toán)
BÊN GIAO HÀNG: CÔNG TY CỔ PHẦN KIM TÍN
Đ/C : Lô 3 A11 Khu Đô Thị Đầm Trấu – HBT – Hà Nội.
ĐT : 04.9715756
BÊN NHẬN HÀNG: CỬA HÀNG ĐẶNG THỊ DUNG
Đ/C: 92 Trần Cao Vân – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Hôm nay, ngày 02 tháng 04 năm 2009
Bên giao hàng đã giao và bên nhận hàng đã nhận đủ hàng hóa chi tiết như sau:
STT
Tên hàng – quy cách
ĐVT
Số lượng giao thực tế
Đơn giá
Thành Tiền
Ghi chú
1
KT421-3.2
Kg
200
13.200
2.640.000
2
KT421-4.0
Kg
160
13.200
2.112.000
3
70s-1.0
Kg
150
22.000
3.300.000
4
70s-1.2
Kg
60
20.900
1.254.000
5
70s-1.6
Kg
30
20.900
627.000
Tổng cộng
9.933.000
Chứng từ kèm theo: 01 HĐ GTGT số: 19976. Biên bản được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau.
BÊN GIAO HÀNG BÊN NHẬN HÀNG
( Ký, đóng dấu & ghi rõ họ tên)
Biểu mẫu 2.4 : Biên bản giao nhận hàng hóa
Dựa vào các chứng từ gốc trên cuối ngày kế toán tiến hành hạch toán và vào các sổ có liên quan.
Cửa hàng Đặng Thị Dung thanh toán theo hình thức thanh toán ngay bằng tiền mặt, kế toán lập phiếu thu tiền theo mẫu sau:
Mẫu 05: Phiếu Thu
Mẫu 01
Ban hành theo Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính
PHIẾU THU Quyển số:
Ngày 02 tháng 04 năm 2009 Số Ctừ /
Họ tên : Cửa hàng Đặng Thị Dung
Đơn vị :92 Trần Cao Vân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Lý do : Thanh toán tiền hàng.
Số tiền :9.933.000 VNĐ
Số tiền bằng chữ:Chín triệu, chín trăm ba mươi ba ngàn đồng./.
Kèm theo : Chứng từ gốc 0019976
Đã nhận đủ số tiền :Chín triệu, chín trăm ba mươi ba ngàn đồng./.
Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập Thủ quỹ Người nộp
Biểu mẫu 2.5 : Phiếu thu
* Đối với phương thức bán buôn không qua kho: Khi nhận được đơn hàng từ NVKD, Thư ký kinh doanh kiểm tra tồn kho mà không có hoặc không còn hàng tồn trong kho phải báo lên cho trưởng phòng kinh doanh để tìm kiếm nguồn hàng; nếu xác định nguồn hàng mua có thể mua được thì báo lại cho NVKD để thỏa thuận phương thức giao hàng với khách hàng. Các bước tiếp theo tương tự phương thức bán buôn qua kho.
Ví dụ: Nhập 200m cáp hàn giá 25.000/m (giá chưa có thuế GTGT 10%), chưa thanh toán từ Cty TNHH Kim Tín chuyển bán thẳng cho Cty TNHH Sản xuất Đức Anh với giá 30.000/m (chưa thuế GTGT 10%), và chưa thanh toán.
Cách hạch toán :
- Hàng xuất bán thẳng:
Nợ TK 632 (Cáp hàn): 5.000.000
Nợ TK 1331: 500.000
Có TK 331 (CT TNHH Kim Tín) : 5.500.000
- Hạch toán doanh thu
Nợ TK 131 (CT TNHH SX Đức Anh): 6.600.000
Có TK 5111 (Cáp hàn) : 6.000.000
Có TK 3331 : 600.000
Đối với phương thức bán lẻ: Khi khách hàng đến văn phòng mua hàng Thư ký KD làm phiếu đề nghị giao hàng chuyển cho Kế toán chuyên quản làm phiếu xuất chuyển xuống kho; nhận được phiếu xuất kho, phòng kho vận phân công người chuyển hàng lên văn phòng để giao hàng cho khách. Tại văn phòng khách hàng làm thủ tục thanh toán và nhận hóa đơn đỏ của lô hàng mua đó. Cách hạch toán tương tự cách bán buôn qua kho đã trình bày ở trên.
Bán hàng tại kho 9 tỉnh trực thuộc: Ở các tỉnh trực thuộc thì các phương thức bán hàng cũng được thực hiện giống như ở Hà Nội. Nguồn hàng tại các tỉnh sẽ được điều chuyển nội bộ từ Cty Kim Tín tại Hà nội chuyển về nhập tại kho các tỉnh và làm hàng tồn; Mỗi khi có đơn hàng kế toán tại 9 tỉnh sẽ báo về văn phòng để viết hóa đơn và đề nghị xuất hàng; Kế toán tại các tỉnh sẽ trực tiếp thu tiền và chuyển về quỹ tiền mặt công ty liên tục trong ngày.
Ví dụ : Ngày 05 tháng 2 năm 2009 Nhận được Đề nghị xuất hàng của kho Vinh kế toán làm Phiếu xuất kho Kiêm vận chuyển nội bộ sau:
Mẫu 06: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
CÔNG TY CP KIM TÍN Số: 1234
Lô 3 A11 – Đầm Trấu – HBT - HN
PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
Ngày 05 tháng 02 năm 2009
Đơn vị nhận hàng: Kho ở TP Vinh – Nghệ An.
Địa chỉ: 245 Lê Duẩn – TP Vinh – Nghệ An.
Người liên hệ: Trịnh Vân Vang – ĐT: 0912124567
STT
Mặt hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1
KT421-2.5
Kg
1.000
12.340
12.340.000
Giao: Xe 37P - 1459
2
KT421-3.2
Kg
3.000
11.340
34.020.000
3
KT421-4.0
Kg
2.000
11.340
22.680.000
Tổng cộng
Kg
6.000
69.040.000
Người nhận Người giao Thủ kho Kế toán Thủ trưởng
Biểu mẫu 2.6 : Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Cách hạch toán:
- Khi xuất kho, kế toán phản ánh:
Nợ 1561 – KT421-2.5 (Kho Vinh): 12.340.000
Nợ 1561- KT421-3.2 (Kho Vinh) : 34.020.000
Nợ 1561- KT421-4.0 (Kho Vinh) : 22.680.000
Có 1561 (Kho C4): 69.040.000
- Hàng ngày, 9 giờ sáng các kho ở các tỉnh trực thuộc sẽ báo cáo tình hình tiêu thụ về cho Kế toán chuyên quản để hạch toán doanh thu, công nợ và tiền hàng thu được; Lúc đó kế toán sẽ tiến hành hạch toán chi tiết từng mặt hàng và từng khách hàng trình tự theo các bước trên.
Hàng hóa nhập và xuất bán được chi tiết theo từng mặt hàng trên sổ chi tiết Tài khoản 1561, cuối tháng, cuối quý kế toán phải tổng hợp lại trên sổ tổng hợp chi tiết hàng hóa của tất cả các mặt hàng để tiện theo dõi và tổng hợp kết quả cũng như xem xét lượng hàng tồng còn có trong kho hàng để có kế hoạch mua hàng phục vụ kinh doanh luôn thuận lợi.
Đơn vị: Công ty CP Kim Tín
Địa chỉ: Lô 3 A11 khu Đầm Trấu - Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 1561
Sản phẩm KT421-3.2
Từ ngày 01/04/09 đến 27/04/2009
Dư đầu kỳ:
Ngày
Số CT
Nội dung
TKĐƯ
Nợ
Có
1/4/09
19975
Xbán-DNTN Nhàn Thìn
632
45.363.363
2/4/09
19976
Xbán cho Cửa hàng Đặng Thị Dung
632
2.200.000
3/4/09
19777
Xbán cho Cty SX Đức Anh
632
6.000.000
4/4/09
Nhập que hàn – Cty TNHH Kim Tín
331
99.635.000
.....
Tổng
…
…
Dư cuối kỳ
…
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
Biểu mẫu 2.7 : Sổ chi tiết tài khoản 156
2.1.4 .Kế toán Doanh thu tiêu thụ
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà Doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp; góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu; doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi chiết khấu thương mại; giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Theo nguyên tắc, cuối kỳ kế toán doanh nghiệp phải xác định kết quả kinh doanh hoạt động SXKD, Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào Tài khoản 911: “Xác định kết quả kinh doanh”.
Chứng từ sử dụng: Các chứng từ làm cơ sở hạch toán doanh thu bán hàng gồm có : Hóa đơn GTGT và Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, giấy báo Ngân hàng...
Tài khoản sử dụng:
TK 511: Doanh thu bán hàng và Cung cấp dịch vụ
Kết cấu và Nội dung phản ánh:
Bên Nợ
- Thuế TTĐB hoặc thuế XK phải nộp tính trên doanh thu thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
- Giảm giá hàng bán
- Trị giá hàng bán bị trả lại
- Chiết khấu thương mại
- Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
TK 511 không có số dư cuối kỳ.
Phương thức hạch toán :
- Các phương thức bán hàng : bán buôn qua kho; bán buôn không qua kho và bán lẻ khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng đều được hạch toán như sau:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng trị giá thanh toán
Có TK 5111: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
- Tại các kho trực thuộc khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng sẽ được hạch toán như sau :
Ví dụ: Tại TP Vinh Cty ĐT & XD Vận Tải 20 mua 100kg Que hàn KT421-3.2 với giá 14.000/kg ( giá chưa thuế 10%), thanh toán ngay bằng tiền mặt.
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632 : 1.134.000
Có TK1561 (Kho Vinh): 1.134.000
Phản ánh Doanh thu
Nợ TK 1111: 1.540.000
Có TK 5111: 1.400.000
Có TK 3331: 140.000
Sổ sách sử dụng trong quá trình hạch toán doanh thu bao gồm :
Sổ tổng hợp TK 511
Sổ chi tiết TK 511
Sổ cái TK 511
Bảng tổng hợp tiêu thụ và bảng chi tiết tiêu thụ.
Căn cứ vào chứng từ gốc : là hoá đơn GTGT kế toán tiến hành ghi sổ kế toán; Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt; séc kế toán sẽ viết phiếu thu. căn cứ vào phiếu thu kế toán ghi vào sổ chi tiết tiền mặt và sổ tổng hợp tài khoản 511; Nếu khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng kế toán sẽ căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng để ghi vào sổ tiền gửi ngân hàng.
Nếu khách hàng áp dụng theo phương thức trả chậm thì kế toán căn cứ vào hợp đồng để ghi vào sổ chi tiết TK 131, sổ tổng hợp TK 511. Ngay từ đầu tháng, đầu quý thì Công ty cần phải nắm rõ tình hình thanh toán, trả chậm của khách hàng để có kế hoạch đốc thúc khách hàng thanh toán đúng thời hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng.
Trên cơ sở các dữ liệu về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; kế toán tiến hành lên Sổ chi tiết tài khoản 5111 theo mặt hàng và sổ Nhật ký chung. Cuối tháng, cuối quý kế toán tổng hợp để lập Sổ tổng hợp tài khoản 5111. Số liệu trong các sổ này được đối chiếu và kiểm tra với các hóa đơn chứng từ phát sinh.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 511
Từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 27 tháng 4 năm 2009
Ngày
Số Ctừ
Nộ dung
TKĐƯ
Nợ
Có
1/4/09
19975
Xbán DNTN Nhàn Thìn
131
47.272.720
2/4/09
19976
Xbán Cửa hàng Đ.T.Dung
131
2.400.000
3/4/09
19977
Xbán cho Cty SX Đức Anh
131
6.000.000
...
…
…
…
…
Tổng Cộng mang sang
,
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký và ghi rõ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Biểu 2.8 : Sổ chi tiết tài khoản 511
Mẫu sổ cái Tài khoản 511
Công ty Cổ phần Kim Tín
Đ/c: Lô 3 A11 Đầm Trấu – HBT – HN
SỔ CÁI
Năm 2009
Tên TK: 5111- Doanh thu bán hàng
Từ ngày 01/04/2009 đến ngày 27/04/2009
Dư đầu kỳ:
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
TKĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Trang số
Số TT dòng
Nợ
Có
1/4/09
19975
Xbán DNTN Nhàn Thìn
131
47.272.720
2/4/09
19976
Xbán cửa hàng ĐT Dung
111
9.030.000
3/4/09
19977
X.Bán Cty SX Đức Anh
131
6.000.000
…..
KC1
Kết chuyển doanh thu
9111
47.272.720
KC2
Kết chuyển doanh thu
9111
9.030.000
KC3
Kết chuyển doanh thu
9111
6.000.000
…
…
…
Tổng cộng
…
…
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
Biểu 2.9 : Sổ cái tài khoản 511
2.1.5 Kế toán các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm : Chiết khấu thương mại; Giảm giá hàng bán và Hàng bán bị trả lại.
Chiết khấu thương mại là số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng vì việc người mua đã mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc giấy cam kết mua, bán hàng; Công ty áp dụng trong trường hợp khách hàng mua hàng thường xuyên hoặc mua hàng với số lượng lớn; Chính sách này được áp dụng với từng mặt hàng…Cuối kỳ, kế toán kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang tài khoản doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần.
- Tài khoản sử dụng: TK 521: “Chiết khấu thương mại”
Bên Nợ : phản ánh số tiền chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên Có : Kết chuyển toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại sang tài khoản “Doanh thu bán hàng” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
TK 521 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán
Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ ghi:
Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112: Chi bằng TM hoặc tiền gửi NH
Có TK 131: Ghi giảm trừ vào công nợ của khách hàng
Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua đến tài khoản doanh thu ghi:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 521: Chiết khấu thương mại.
Ví dụ : Ngày 20/2/09 CT TNHH TM Thành Phát mua 5.000kg Que hàn KT6013-3.2 với giá 12.000/kg ( chưa có thuế GTGT 10%). Thanh toán ngay bằng tiền mặt; Vì Cty Thành Phát đã ký hợp đồng kinh tế ( HĐKT/TP – KT 0102) với Công ty nên được hưởng Chiết khấu tối đa 650đ/kg ( giá chưa thuế)
Hạch toán:
Phản ánh Doanh thu bán hàng
Nợ TK 1111: 66.000.000
Có TK 5111: 60.000.000
Có TK 3331: 6.000.000
Phản ánh số chiết khấu thương mại
Nợ TK 5211: 3.250.000
Nợ TK 3331: 325.000
Có TK 1111 3.575.000
Cuối tháng kết chuyển sang Doanh thu
Nợ TK 5111: 3.250.000
Có TK 5211: 3.250.000
Công ty sử dụng tài khoản 521 và chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2
TK 5211: Chiết khấu thương mại
TK5212: Hàng bán bị trả lại
TK5213: Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại: Công ty áp dụng trong trường hợp khách hàng yêu cầu trả lại hàng do các nguyên nhân vi phạm hợp đồng kinh tế; hàng bị mất; kém phẩm chất; không đúng chủng loại; quy cách đã yêu cầu. Công ty còn cho khách hàng trả lại hàng đã mua trong trường hợp sử dụng không hết. Đây là một chính sách linh hoạt; phù hợp với đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty. Trong trường hợp này công ty làm thủ tục nhập lại hàng. Thủ tục nhập lại hàng diễn ra như sau: đầu tiên, khách hàng lập Biên bản trả lại hàng; Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của biên bản; kế toán lập phiếu nhập kho cho số hàng đó và thanh toán cho khách hàng theo thỏa thuận giữa hai bên. Cuối kỳ, giá trị hàng bán bị trả lại được kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng.
Trị giá của số hàng bán bị trả lại tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hoá đơn :
Trị giá hàng bán bị trả lại = Số lượng hàng bị trả lại X Đơn giá bán
Các chi phí phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại nếu Công ty phải chịu thì được tính vào chi phí bán hàng, được phản ánh trên TK 641.
Giảm giá hàng bán: là số tiền được chấp nhận 1 cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận vì lý do hàng bán kém chất lượng hay không đúng quy cách...nhưng không đến mức khách hàng phải trả lại hàng; Phương thức giảm giá có thể là Công ty trả lại bằng tiền mặt nếu khách hàng đã thanh toán đầy đủ số tiền hàng; hoặc có thể thanh toán bù trừ cho khách hàng nếu khách hàng chưa thanh toán hết tiền hàng cho Công ty. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển số tiền giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho khách hàng đến tài khoản doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần.
Giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại cũng được hạch toán tương tự như chiết khấu thương mại. Đơn vị: Công ty CP Kim Tín
Địa chỉ: Lô 3 A11 khu Đầm Trấu- Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN 5211- Chiết khấu hàng bán
Từ ngày 01/02/2009 đến ngày 28/02/2009
SDĐK: 0
CHỨNG TỪ
DIỄN GIẢI
TKĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
CT 65195
20/02/08
CKTT cho CTHH TM Thành Phát
111
3.250.000
Tổng
3.250.000
Kết chuyển XĐKQKD
511
3.250.000
Tổng PS Nợ: 3.250.000
Tổng PS Có:3.250.000
SDCK: 0
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
Biểu mẫu 2.10 : Sổ chi tiết tài khoản 521
Đơn vị Công ty CP Kim Tín
Địa chỉ: Lô 3 A11 khu Đầm Trấu- Hà Nội
SỔ CÁI
Tên tài khoản: 521
Từ ngày 01/02/2009 đến ngày 28/02/2009
Dư đầu kỳ: 0
Đơn vị tính: VNĐ
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Trang số
Số tt dòng
Nợ
Có
...
...
...
...
...
...
...
...
1
...
20/02/09
CKTM cho Cty TNHH TM Thành Phát
111
3250000
...
...
...
...
...
...
...
...
28/02/09
KC XĐKQ
511
3250000
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
Biểu 2.11 : Sổ cái tài khoản 521
2.1.6 Kế toán giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
TK dùng để phản ánh giá vốn hàng bán là TK 632
Bên Nợ
- Phản ánh giá vốn của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng hóa tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do quy trách nhiệm cho cá nhân gây ra.
Bên Có
Phản ánh giá vốn hàng bị trả lại
Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
TK 632 không có số dư cuối kỳ.
Cách hạch toán
Hàng hóa xuất kho bán trực tiếp qua kho cho CT Thành Phát ghi:
Nợ TK 632: 50.000.000
Có 1561: 50.000.000
Xuất hàng bán trực tiếp không qua kho cho CT TNHH SX Đức Anh
Nợ TK 632: 5.000.000
Nợ TK 1331: 500.000
Có TK 331: 5.500.000
Cuối kỳ xác định gía vốn của hàng hóa bán ra trong kỳ kết chuyển sang TK 911 nhằm Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK 911: 1.444.766.000
Có TK 632: 1.444.766.000
Đơn vị: Công ty CP Kim Tín
Địa chỉ: Lô 3 A11 khu Đầm Trấu- Hà Nội
SỔ CHI TIẾT GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Tài khoản 632
Sản phẩm Que hàn KT421-3.2
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
CT19976
02/04/09
...
Bán hàng cho cửa hàng Đặng Thị Dung
...
1561
...
...
22.000.000
...
...
...
Cộng số PS trong kỳ
...
...
...
Ghi có TK 632
911
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
Biểu mẫu 2.12 : Sổ chi tiết giá vốn hàng bán
2.2 Thực trạng kế toán kết quả tiêu thụ
2.2.1 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong kỳ. Chi phí bán hàng có thể bao gồm:
Chi phí tiền lương: theo dõi toàn bộ tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương; các khoản BHXH; BHYT của nhân viên bán hàng.
Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí cho bao bì gói vật liệu; vật liệu dùng cho lao động của nhân viên; vật liệu dùng cho sửa chữa kho hàng.
Chi phí các dịch vụ mua ngoài: là các chi phí dịch vụ mua ngoài sửa chữa TSCĐ; tiền thuê bốc vác; vận chuyển hàng hóa để tiêu thụ; tiền hoa hồng cho đại lý bán hàng.
Chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng (nhà cửa và các phương tiện vận chuyển).
Chi phí khác bằng tiền: là chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng ngoài các chi phí kể trên như chi phí tiếp khách; quảng cáo.
Tài khoản sử dụng: TK 641 - Chi phí bán hàng. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí ở trên; Mỗi khi có nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí bán hàng phát sinh, kế toán căn cứ theo các chứng từ gốc bao gồm phiếu chi, bảng thanh toán tiền lương...để vào sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 641.
Có thể khái quát sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng TK 334, 338
TK641
TK 111, 112, 138
Chi phí lương và các khoản trích
theo lương của nhân viên
bán hàng
Chi phí dụng cụ
Các chi phí liên quan khác
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 133
Kết chuyển chi phí bán hàng
Giá trị thu hồi
ghi giảm chi phí
TK 153
TK 214
như sau
TK 911
TK 331, 111, 112,…
Sơ đồ 2.2: Hạch toán chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh của Công ty. Cũng giống như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán chung trong từng tháng để trừ vào kết quả kinh doanh chung cho toàn Công ty mà không phân bổ cho từng mặt hàng.
Chi phí QLDN của Công ty bao gồm một số khoản như sau: Chi phí nhân viên quản lý: bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của giám đốc; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí bằng tiền khác : phục vụ cho công tác quản lý của Công ty như chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí, đào tạo cán bộ.
Để phản ánh các nội dung trên, Công ty sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp và mở các tài khoản chi tiết của TK này.
Bên Nợ: Tập hợp các CP QLDN thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản được phép giảm trừ ( Nếu có )
Kết chuyển CP QLDN sang bên Nợ TK 911 để Xác định kết quả KD.
TK 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài koản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí nêu trên tương ứng theo các tài khoản cấp 2:
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý DN
TK 6422: Chi phí đồ dùng văn phòng phẩm
TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
Các chi phí trên đều được kế toán tiến hành xác định hàng tháng và cuối mỗi quý, kế toán tập hợp lại và lập Sổ cái tài khoản 641, 642 để thuận tiện cho việc kết chuyển xác định kết quả kinh doanh.
TK 642
TK 334,338
TK 153
TK 111, 138
TK 911
TK 214
(1)
(2)
(3)
(1): Chi phí lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương
(2): Chi phí vật tư, công cụ dụng cụ
(3): Chi phí khấu hao TSCĐ
(4): Chi phí dịch vụ mua ngoài
(5): Chi phí bằng tiền khác
(6): Các khoản ghi giảm chi phí quản lý
(7) :Kết chuyển chi phí QLDN sang TK 911: Xác định KQKD
TK111,112
TK 131
(4)
(5)
( 6 )
( 7 )
Sơ đồ 2.3 : Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Quý 1/2009
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ Cái
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
_
_
Tiền lương của ban quản lý
334
28.500.000
BHXH, BHYT, KPCĐ của NVQL
338
Trích khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN
214
3.150.000
…
…
…
Kết chuyển CP QLDN
911
46.763.000
Số phát sinh
46.763.000
46.763.000
Số dư cuối kỳ
_
_
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
Biểu mẫu 2.13 : Sổ Cái tài khoản 642
2.2.2 Kết quả tiêu thụ và tài khoản sử dụng
Là 1 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, vì vậy kết quả tiêu thụ là rất quan trọng. Mục tiêu cuối cùng của các Công ty thương mại là tối đa hóa lợi nhuận; mở rộng thị trường tiêu thụ. Để hạch toán kết quả kinh doanh, Công ty sử dụng tài khoản 911 “Xác định kết quả của hoạt động kinh doanh”; Tài khoản 911 được mở chi tiết theo từng hoạt động và từng loại hàng hoá, dịch vụ; Ngoài ra Công ty còn sử dụng TK421 “ Lợi nhuận chưa phân phối” để phản ánh kết quả kinh doanh sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp”.
Tài khoản 911: xác định kết quả kinh doanh
TK này được mở chi tiết cho từng loại hoạt động trên
Kết cấu và Nội dung phản ánh:
Bên Nợ
Trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ.
Chi phí quản lý DN
Chi phí tài chính
Chi phí khác
Lãi trước thuế về hoạt động trong kỳ.
Bên Có
Doanh thu thuần về số hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
Thu nhập khác
Lỗ về các hoạt động trong kỳ.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Quy trình xác định kết quả kinh doanh được hạch toán theo sơ đồ sau
TK 911
TK 632
TK 642
TK 511
TK 421
TK 421
(1)
(3)
(2)
(5)
(4)
(6)
TK 521
(1): Kết chuyển giá vốn sang TK xác định kết quả KD
(2): Kết chuyển chi phí QLDN sang TK xác định kết quả KD
(3): Kết chuyển Doanh thu bán hàng sang TK xác định kết quả KD
(4): Kết chuyển lãi Hoạt động bán hàng sang TK xác định kết quả KD
(5): Kết chuyển lỗ Hoạt động bán hàng sang TK xác đinh kết quả KD
(6): Kết chuyển chiết khấu thương mại sang TK doanh thu bán hàng.
Sơ đồ 2.4 : Hạch toán kết quả kinh doanh
Mỗi tháng kế toán bán hàng phải tổng hợp chi tiết số lượng hàng bán ra trong tháng và doanh thu tiêu thụ; Đến cuối quý kế toán tiến hành xác định kết quả tiêu thụ theo từng mặt hàng và tổng hợp toàn bộ hoạt động tiêu thụ của Công ty; Sau khi kế toán tổng hợp toàn bộ số liệu về giá vốn hàng bán, doanh thu của các loại hàng hóa bán ra, kế toán tiến hành thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả tiêu thụ; Đồng thời kế toán vào sổ Nhật ký chung các bút toán kết chuyển cuối quý, lập sổ chi tiết tài khoản 911 để phản ánh các bút toán kết chuyển cuối kỳ, và lập sổ Cái tài khoản 911 để tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty trong một quý.
SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG
Từ ngày 01/04/09 đến ngày 27/4/09
Tên hàng
Số lượng
Đơn giá
Thành Tiền
CK
Thuế GTGT
Tổng cộng
…
…
…
…
…
…
Ngày 2/4/09 Cửa hàng ĐTDung
9.030.000
903.000
9.933.000
Qhàn KT421-3.2
200
12.000
2.400.000
240.000
2.640.000
Qhàn KT421-4.0
160
12.000
1.920.000
192.000
2.112.000
Dây hàn 70s-1.0
150
20.000
3.000.000
300.000
3.300.000
Dây hàn 70s-1.2
60
19.000
1.140.000
114.000
1.254.000
Dây hàn 70s-1.6 30 19.000
570.000
57.000
627.000
…
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
…
…
…
Ngày tháng năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Biểu mẫu 2.14 : Sổ nhật ký bán hàng
Công ty Cổ phần Kim Tín
Đ/c: Lô 3 A11 Đầm Trấu – HBT – HN
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Từ ngày 01 tháng 4 -> 27 tháng 4 năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
Số hiệu TK
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
1/04/2009
…
…
…
…
…
….
2/04/2009
19976
Xuất bán cho Cửa hàng ĐTD
632
2/04/2009
19976
Xuất bán cho Cửa hàng ĐTD
1561
2/04/2009
19976
Xuất bán cho Cửa hàng ĐTD
111
2/04/2009
19976
Xuất bán cho Cửa hàng ĐTD
5111
2/04/2009
19976
Xuất bán cho Cửa hàng ĐTD
3331
…
…
…
…
20/4/2009
61112
Phí xăng dầu
6427
711.816
20/4/2009
61112
Phí xăng dầu
1331
68.184
20/4/2009
61112
Phí xăng dầu
1111
780.000
....
…
…
…
Kết chuyển Chi phí CK
Kết chuyển Chi phí CK
…
…
…
…
Cộng chuyển sang trang sau
Ngày tháng năm 2006
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Biểu 2.15 : Sổ Nhật ký chung
Công ty Cổ phần Kim Tín
Đ/c: Lô 3 A11 Đầm Trấu – HBT – HN
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Quý 1/2008
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
-
-
...
...
...
KC DT bán hàng cửa hàng ĐTD
5111
9.030.000
KC DT bán hàng Công ty Đức Anh
5111
6.000.000
...
...
...
Cộng số phát sinh
...
...
Số dư cuối kỳ
-
-
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
Biểu mẫu 2.16 : Sổ Cái tài khoản 911
PHẦN 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CP KIM TÍN
3.1 Đánh giá thực trạng về kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Kim Tín
3.1.1 Đánh giá chung
Từ khi mới thành lập cho đến nay, Công ty Cổ Phần Kim Tín luôn là một trong những Công ty hàng đầu cung cấp các sản phẩm que hàn, vật liệu hàn với tính năng ổn định cao; Kinh tế thị trường phát triển là nhân tố, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển; tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của nó; Công ty Cổ Phần Kim Tín cũng không ngoài quy luật đó; Cho đến nay trên toàn quốc đã xuất hiện hơn mười nhà cung ứng que hàn cùng cạnh tranh với sản phẩm que hàn của Kim Tín; Là một doanh nghiệp ra đời sau nhưng Công ty CP Kim Tín đã nỗ lực tìm hiểu và phát triển hàng hóa của Công ty trong cả chất lượng và số lượng nên Công ty đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, tạo được uy tín với khách hàng. Mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước, sản phẩm que hàn với thương hiệu ‘ Que hàn Kim Tín’ đã có thị phần lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, cùng với sự phân công rõ ràng các chức năng của từng bộ phận; những cán bộ đầy nhiệt huyết với Công ty; có trình độ quản lý; Công ty đã và đang từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ nhằm một mục đích chung là đưa hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng đạt hiệu quả cao.
Công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Kim Tín được tiến hành hạch toán một cách gọn nhẹ và dễ theo dõi; mọi đơn hàng đều được kế toán bán hàng cập nhật hàng ngày; ghi chép liên tục theo trình tự thời gian và được đối chiếu hàng ngày với Thư ký bán hàng; khẳng định rằng mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được xem xét phân tích kỹ, để phát hiện kịp thời các sai sót và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với chế độ tài chính đã quy định; Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện theo đúng quy định và phù hợp với các yêu cầu của nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ được lưu trữ cẩn thận theo từng lô hàng, loại mặt hàng, từng hợp đồng, rất thuận lợi cho việc tìm kiếm và kiểm tra đối chiếu khi cần thiết.
Có thể thấy rằng việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Kim Tín đã tương đối hợp lý, đã phản ánh được chính xác kịp thời và trung thực các thông tin kinh tế tài chính; Bên cạnh những ưu điểm trong công tác kế toán tại Công ty vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần được khắc phục kịp thời để đảm bảo tính chính xác trong công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh.
3.1.2 Về tổ chức bộ máy kế toán
Trong công tác kế toán, Công ty đã chủ động xây dựng bộ máy kế toán theo quy mô vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của Công ty; Việc phân chia nhiệm vụ giữa các phần hành trong bộ máy kế toán có tính khoa học cao; đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận; phản ánh kịp thời các thông tin kế toán tài chính cho việc ra quyết định. Phòng tài chính kế toán theo đúng như tên gọi của nó thực hiện đồng thời hai chức năng là tổ chức ghi chép sổ sách kế toán đồng thời quản trị tài chính cho doanh nghiệp; Công ty cũng đã áp dụng phần mềm kế toán vào trong công tác kế toán, giúp giảm thiểu công việc hàng ngày và tăng độ chính xác của các thông tin, làm giảm bớt được sự thiếu sót như quên hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh; Việc áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán còn giúp cho công tác kiểm tra đối chiếu được nhanh gọn và dễ dàng hơn; Tuy nhiên Công ty mới áp dụng kế toán máy nên hiện nay Công ty vẫn còn phải sử dụng nhiều sổ sách bằng giấy, kế toán vừa ghi sổ theo dõi công nợ bằng thủ công, vừa ghi chép trên máy tính làm cho khối lượng công việc kế toán không những không được giảm nhẹ mà còn nhiều lên thêm mà lại không tận dụng được hết những tiện ích của phần mềm kế toán đang sử dụng.
Công ty cần phải cho nhân viên tập huấn; mọi nhân viên phòng kế toán đều phải học về các nghiệp vụ kế toán máy để khi có người ốm hay phải nghỉ việc thì người khác có thể làm thay phần hành của người đó; tránh tình trạng ùn tắc công việc ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của Công ty. Phòng kế toán hiện nay có mười lăm người nhưng chỉ có sáu người tại văn phòng Công ty, nhờ có sự trợ giúp của phần mềm kế toán làm giảm khối lượng công việc rất nhiều nhưng các kế toán viên vẫn phải kiêm nhiệm nhiều phần hành, điều đó làm tăng khả năng có những sai sót, gian lận trong quá trình làm việc; Một kế toán viên phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau khiến cho công tác kế toán chưa đảm bảo nhanh chóng; nhất là vào cuối năm khi mà cần quyết toán nhiều báo cáo; công việc kế toán tồn đọng lại nhiều gây khó khăn cho các kế toán viên trong việc lập các báo cáo cần thiết theo quy định đúng thời gian.
3.1.3 Về tổ chức chứng từ
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại chứng từ nhưng dù loại chứng từ nào thì cũng phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cơ bản; phải tuân thủ chặt chẽ trình tự lập; phê duyệt và luân chuyển chứng từ để phục vụ cho yêu cầu quản lý ở các bộ phận có liên quan và yêu cầu ghi sổ; kiểm tra của kế toán. Việc tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ nhìn chung đã đạt được sự luân chuyển hợp lý và có khoa học. Các chứng từ phát sinh đảm bảo phản ánh đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm bằng chứng để kiểm tra giám sát quá trình sản xuất kinh doanh. Trình tự mua hàng và bán hàng đều đảm bảo có đầy đủ các chứng từ cần thiết; việc tổ chức bán hàng của Công ty cũng rất chặt chẽ khi phân ra bán buôn và bán lẻ với các hợp đồng chiết khấu để đảm bảo lợi ích cho khách hàng nhiều nhất; Mọi đơn hàng đều được kế toán bán hàng cập nhật hàng ngày và ghi chép liên tục theo trình tự thời gian và đối chiếu hàng ngày với thư ký bán hàng. Điều này khẳng định mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được xem xét kỹ, phát hiện kịp thời các sai sót và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với chế độ tài chính quy định. Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện theo đúng quy định và phù hợp với yêu cầu của các nghiệp vụ kinh tế; Chứng từ cũng đã được lưu giữ theo từng ngành hàng, từng mặt hàng; từng hợp đồng nên rất thuận lợi cho việc tìm kiếm và điều tra; kiểm tra đối chiếu khi cần thiết. Có thể nói rằng việc tổ chức chứng từ ở Công ty Cổ phần Kim Tín là tương đối hợp lý, phản ánh kịp thời và chính xác trung thực các thông tin kinh tế tài chính, quy trình luân chuyển hợp lý làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty; Về kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh nói riêng, nhằm đảm bảo cho việc hạch toán doanh thu bán các hàng hóa và giá vốn hàng hóa bán ra được cụ thể, kế toán đã tổ chức hệ thống sổ chi tiết theo từng mặt hàng. Việc này đã giúp cho ban lãnh đạo Công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường và hiệu quả kinh doanh của từng loại hàng để từ đó ra các quyết định hợp lý về tổ chức kinh doanh cũng như đầu tư công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh việc kiểm tra đối chiếu thường xuyên kế toán cũng không ngừng hợp lý hóa các thủ tục xử lý chứng từ như: giảm các thủ tục xét duyệt chứng từ tới mức tối đa; đồng thời thực hiện chương trình luân chuyển chứng từ theo quy định và phù hợp của nghiệp vụ kinh doanh; Khi áp dụng luật thuế giá trị gia tăng, công tác quản lý chứng từ cho thuế giá trị gia tăng đầu ra và thuế giá trị gia tăng đầu vào được chia thành hai mảng rõ ràng thuận tiện cho việc kê khai thuế giá trị gia tăng và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
3.1.4 Về tài khoản kế toán phản ánh tiêu thụ và kết quả tiêu thụ
Là doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ nên hệ thống TK của Công ty tương đối đơn giản; được áp dụng theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên với số lượng các mặt hàng tương đối lớn việc mã hóa các mặt hàng đã giúp cho công tác kế toán giảm bớt phức tạp và thời gian. Tuy nhiên việc theo dõi hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán chi tiết trên tài khoản 521 sẽ làm việc theo dõi khó khăn hơn, dễ xảy ra nhầm lẫn giữa tài khoản này với tài khoản khác. Vì thế Công ty nên nên áp dụng tài khoản 531- Hàng bán bị trả lại và tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán thay cho việc chi tiết tài khoản 521 thành 5212-Hàng bán bị trả lại và 5213- Giảm giá hàng bán để việc hạch toán được rõ ràng, tránh nhầm lẫn giữa tài khoản 5211, TK 5212 và TK 5213.
3.1.5 Về bộ sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung; tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký; Hiện nay Công ty đã sử dụng hệ thống kế toán máy nên công việc cũng tương đối đơn giản, kế toán có thể kiểm tra cân đối một cách dễ dàng và nhanh chóng; Nhìn chung việc áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung là tương đối đơn giản; giúp cho khối lượng công việc của kế toán đơn giản và gọn nhẹ hơn rất nhiều; tuy nhiên đội ngũ kế toán của công ty cũng nên học cách áp dụng theo các hình thức ghi sổ khác một cách thuần thục để nâng cao trình độ của mình. Để theo dõi chi tiết về tiêu thụ và kết quả tiêu thụ kế toán Công ty đã mở các sổ chi tiết theo các mặt hàng. Tuy nhiên Công ty cũng nên mở các sổ theo dõi tổng hợp kết quả kinh doanh của từng kho hàng trực thuộc để nắm rõ được nhu cầu về thị trường tiêu thụ cũng như các chính sách tiêu thụ đã áp dụng phù hợp như thế nào đối với từng địa phương để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh tốt nhât để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.
3.1.6 Về hệ thống báo cáo kết quả kinh doanh
Công ty có kỳ lập báo cáo tài chính theo năm, hệ thống báo cáo tài chính gồm có bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Công ty tiến hành lập báo cáo kế toán khi kết thúc kỳ kế toán năm và nộp cho Bộ tài chính sau khi kết thúc kỳ kế toán là ba tháng; Các báo cáo này được lập dựa trên các thông tin đầy đủ đã được kế toán phản ánh hằng ngày, cung cấp thông tin chính xác cho người quan tâm cả trong và ngoài Công ty. Hệ thống báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty được lập theo đúng quy định của Bộ tài chính về các báo cáo phải lập và thời hạn lập báo cáo. Báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày một cách trung thực và hợp lý, phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán. Tuy kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính là cánh tay đắc lực giúp cho Giám đốc nắm rõ tình hình hoạt động của Công ty nhưng Công ty nên thành lập hệ thống kế toán quản trị, phân tích tình hình kinh doanh theo cách hợp lý nhất giúp cho Giám đốc và ban quản lý có thể nắm rõ một cách chi tiết từng mặt hàng, từng chi nhánh, phục vụ cho quá trình ra quyết định của lãnh đạo Công ty.
3.1.7 Về kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ
Tiêu thụ hàng hóa là khâu quan trọng nhất trong doanh nghiệp thương mại; quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp; kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Bởi phần hành này phản ánh một cách trực tiếp các thông tin về hàng hóa; khách hàng; thị trường tiêu thụ; và khả năng bù đắp chi phí, tạo ra lợi nhuận trong kỳ. Nếu có bất kỳ một sự hạn chế nào trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh đều làm ảnh hưởng đến tính chính xác và tính kịp thời của thông tin kế toán tại doanh nghiệp; Tại Công ty Cổ phần Kim Tín công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh được tiến hành hạch toán một cách gọn nhẹ, dễ theo dõi. Mọi đơn hàng đều được kế toán bán hàng cập nhật hàng ngày, ghi chép liên tục theo trình tự thời gian và đối chiếu hàng ngày với Thư ký bán hàng ; Khẳng định rằng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được xem xét phân tích kỹ, phát hiện kịp thời các sai sót và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với chế độ tài chính đã quy định; Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện theo đúng quy định và phù hợp với các yêu cầu của nghiệp vụ kinh tế; Chứng từ được lưu trữ cẩn thận theo từng lô hàng; từng hợp đồng; thuận lợi cho việc tìm kiếm, kiểm tra đối chiếu khi cần thiết.
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Kim Tín
3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Kim Tín
Thông tin kế toán tài chính cần được cập nhật một cách nhanh chóng và chính xác. Với bộ máy kế toán bố trí như hiện nay thì yêu cầu này không được đảm bảo, vì với khối lượng công việc ngày càng nhiều mà các kế toán ở phòng kế toán của Công ty đang phải kiêm nhiệm rất nhiều phần hành. Dẫn đến thông tin kế toán sẽ không được cung cấp kịp thời và chính xác; lại còn có thể dẫn đến sự gian lận sai sót khi không tách bạch được trách nhiệm của thủ quỹ với các kế toán khác trong phòng. Vì vậy Công ty nên có thêm một số kế toán mới để đảm nhận bớt công việc. Đồng thời việc trang bị máy tính cho phòng kế toán cũng cần phải được xem xét thường xuyên, luôn cập nhật những phần mềm diệt virut hiệu quả cao để cho máy luôn trong tình trạng tốt, không bị virut làm ảnh hưởng đến công việc cũng như các dữ liệu lưu trữ trong máy. Mặt khác máy của kế toán trưởng là máy chủ, các kế toán viên muốn vào phần mềm kế toán phải liên kết với máy chủ nên máy chủ phải được trang bị là máy hiện đại để không bị nghẽn mạng hay hư hỏng khiến cả phòng không làm việc được. Công ty cũng nên có một nhân viên kế toán thường xuyên đi kiểm tra tình hình hạch toán kế toán ở các kho hàng tại các chi nhánh để tránh tình trạng sai sót dồn tích lâu ngày và để kế toán tại kho hàng đó nâng cao trách nhiệm cũng như trình độ chuyên môn của mình.
3.2.2 Hoàn thiện kế toán máy
Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán AC Soft nhưng cũng mới bắt đầu đưa vào sử dụng, vì thế các kế toán viên chưa được nắm bắt kỹ về các chức năng của phần mềm kế toán. Công tác kế toán tiêu thụ nếu được làm trên phần mềm kế toán sẽ làm giảm thời gian tính toán cũng như thời gian ghi chép và kết chuyển số liệu. Cụ thể, khi nhận được đơn hàng, kế toán tiến hành nhập số liệu lên máy để in phiếu xuất kho, số liệu từ đó được lưu chuyển tới các phần hành có liên quan. Cuối tháng kế toán cần kiểm tra lại số liệu đã có trong máy xem có bị sai hay nhầm lẫn không
3.2.2 Hoàn thiện kế toán kết quả tiêu thụ
Do Công ty kinh doanh theo cả ba hình thức bán buôn, bán lẻ, và cả bán hàng ở các chi nhánh trực thuộc. Công ty nên lập bảng kê hàng hóa theo ngày nhằm xác định kết quả tiêu thụ theo từng hình thức bán buôn, bán lẻ và lượng hàng bán ra ở các chi nhánh để tiện theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng phương thức, từ đó có những chính sách khen thưởng đối với nhân viên bán hàng, với nhân viên kinh doanh hoặc khen thưởng với chi nhánh nào đạt kết quả tốt nhất tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn.
Mẫu sổ như sau:
BẢNG KÊ HÀNG HÓA BÁN THEO NGÀY
TT
Mặt hàng
Bán buôn qua kho
Bán buôn không qua kho
Bán lẻ
Tổng cộng
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
1
2
3
…
Cộng
Tiền hàng
Thuế GTGT (10%)
Chi phí vận chuyển
Tổng tiền thanh toán
Kèm theo… chứng từ gốc, từ số…đến số…
Ngày / /200
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.17 : Bảng kê hàng hóa theo ngày
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển thì các nhà quản lý doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh thật hiệu quả. Việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán tiêu thụ hàng hóa và kết quả tiêu thụ nói riêng phục vụ cho yêu cầu quản lý là tất yếu và cần thiết. Qua đây ta có thể thấy được sự khác nhau giữa lý luận và thực tiễn do có những đặc điểm riêng trong từng doanh nghiệp. Bởi vậy việc vận dụng lý luận cho phù hợp với thực tiễn mà vẫn đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ một cách chính xác có hiệu quả và đúng với chế độ kế toán là rất cần thiết.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Kim Tín em đã nghiên cứu và tìm hiểu về quá trình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty. Trong khuôn khổ có hạn của chuyên đề; em không thể đề cập đến mọi khía cạnh; mọi vấn đề của kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ. Chuyên đề của em đã khái quát về Công ty, thực trạng hoạt động cùng một số ý kiến hoàn thiện về kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty.
Do hạn chế hiểu biết và lý luận, thời gian nghiên cứu thực tế tại công ty có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Văn Công đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình viết chuyên đề này.
SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Danh mục
Tên
Trang
Bảng 1.1
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tại Công ty Cổ phần Kim Tín
5
Sơ đồ 1.1
Bộ máy quản lý HĐKD tại Công ty CPKT
8
Sơ đồ 2.1
Thị trường tiêu thụ của CTCPKT
12
Biểu mẫu 2.1
Đề nghị xuất hàng
19
Biểu mẫu 2.2
Phiếu xuất kho
20
Biểu mẫu 2.3
Hóa đơn
21
Biểu mẫu 2.4
Biên bản giao nhận hàng hóa
22
Biểu mẫu 2.5
Phiếu thu
23
Biểu mẫu 2.6
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
25
Biểu mẫu 2.7
Sổ chi tiết TK 156
27
Biểu mẫu 2.8
Sổ chi tiết TK 511
31
Biểu mẫu 2.9
Sổ Cái TK 511
32
Biểu mẫu 2.10
Sổ chi tiết TK 521
36
Biểu mẫu 2.11
Sổ Cái TK 521
37
Biểu mẫu 2.12
Sổ chi tiết Giá vốn hàng bán
39
Biểu mẫu 2.13
Sổ Cái Tk 642
44
Biểu mẫu 2.14
Sổ Nhật ký bán hàng
47
Biểu mẫu 2.15
Sổ Nhật ký chung
48
Biểu mẫu 2.16
Sổ Cái TK 911
49
Biểu mẫu 3.1
Bảng kê hàng hóa theo ngày
58
Sơ đồ 2.2
Hạch toán chi phí bán hàng
41
Sơ đồ 2.3
Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
43
Sơ đồ 2.4
Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ
46
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
VNĐ
Việt Nam đồng
TSCĐ
Tài sản cố định
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
CP QLDN
Chi phí quản lý doanh nghiệp
CP BH
Chi phí bán hàng
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31425.doc