Kế toán bán hàng có vai trò rất quan trọng đối với công tác kế toán của công ty nói riêng và sự tồn tại của công ty nói chung. Do vậy việc hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng là thực sự cần thiết.
Theo đó, chất lượng thông tin kế toán thông qua kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm các doanh nghiệp trên thị trường. Điều này đã thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và trở thành mục tiêu kinh doanh hang đầu mà các doanh nghiệp đều muốn đạt được. Vì vậy việc kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu với không chỉ bộ phận kế toán mà còn với cả toàn doanh nghiệp.
Do điều kiện thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên chuyên đề tốt nghiệp khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được những góp ý, chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa, các cô chú phòng kế toán tài chính của Công ty và toàn bộ những ai quan tâm đến vấn đề này. Em hy vọng những ý kiến của mình sẽ đóng góp phần nào trong phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng, tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty.
60 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
02
340.000
34.000
374.000
680.000
68.000
748.000
Tổng giá trị trước VAT
680.000.000
Thuế VAT (10%)
68.000.000
Tổng giá trị sau VAT
748.000.000
(Bằng chữ: Bảy trăm bốn mươi tám triệu đồng chẵn./.
- Giá trên được hiểu là giá giao tại kho của Bên Bán.
- Giá không thay đổi trong quá trình thực hiện đơn hàng.
- Quy cách hàng hóa: hàng mới 100%, đầy đủ phụ kiện.
Điều 2: Phương thức giao nhận
- Thời gian giao hàng: trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày ký đơn hàng.
- Địa điểm giao hàng: tại kho của Bên bán.
- Việc giao nhận hàng sẽ được hai bên tiến hành kiểm tra bằng mắt thường về số lượng, chất lượng bên ngoài hàng hóa và ký xác nhận tại thời điểm giao hàng bằng Biên bản giao nhận hàng.
Điều 3: Điều khoản thi hành
- Đơn đặt hàng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Đơn đặt hàng này được làm thành 06 (sáu) bản tiếng Việt có giá trị như nhau.
Đại diện Bên Bán Đại diện Bên Mua
Nguyễn Mạnh Cường Đỗ Nguyệt Nga
Sau khi nhận được Đơn đặt hàng, Công ty tiến hành các giao dịch cần thiết để cung cấp hàng hóa, thiết bị cho khách hàng như kiểm tra chất lượng, chủng loại của hàng hoá, đồng thời phòng Kế toán tài chính sẽ xuất hoá đơn. Công ty sử dụng hoá đơn in có Logo của Công ty và theo mẫu quy định của Bộ Tài. Hoá đơn GTGT có biểu mẫu như sau:
Biểu
số 2: Mẫu hóa đơn GTGT của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
Mẫu số: 01GTKT-3LL
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: AB/2009B
Liên 3: Nội bộ Số: 0057132
Ngày 10 tháng 10 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
Địa chỉ: P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội Số tài khoản
Điện thoại:.................................. Mã số:
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Minh Hồng
Tên đơn vị: Công ty TNHH Truyền Thông Biển Bạc
Địa chỉ: 20 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Số tài khoản
Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số: 01.001.00417
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Bộ hiển thị nhiệt độ
Cái
02
340.000.000
680.000.000
Cộng tiền hàng: 680.000.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 68.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán 748.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Bảy trăm bốn mươi tám triệu đồng chẵn./.
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ, tên)
(Ký, ghi rõ họ, tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
Sau khi nhận được liên 3 hóa đơn giá trị gia tăng từ nhân viên hỗ trợ, thủ kho xuất hàng hóa từ kho của Công ty lên cửa hàng và lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và chuyển cho kế toán tại cửa hàng. Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ như sau:
Biểu số 3: Mẫu phiếu xuất kho của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG
P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
Ngày 10 tháng 10 năm 2009
Người mua: Nguyễn Minh Hồng
Đơn vị: Công ty TNHH Truyền thông Biển Bạc
Nội dung: Xuất bán cho chị Nguyễn Minh Hồng – Công ty TNHH Truyền thông Biển Bạc
Kho xuất : (HH)
STT
Mặt hàng
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Bộ hiển thị nhiệt độ
Cái
2
340.000.000
680.000.000
Cộng tiền hàng
680.000.000
Thuế GTGT (10%)
68.000.000
Tổng tiền: 748.000.000
Cộng thành tiền(bằng chữ): Bảy trăm bốn mươi tám triệu đồng chẵn./.
Lập phiếu Người mua Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
Cuối ngày, kế toán tại cửa hàng lập phiếu thu số tiền bán hàng trong ngày:
Biểu số 4: Mẫu phiếu thu của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
CÔNG TY CỔ PHẤN CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG
P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Mẫu số: 01-TT
PHIẾU THU
Ngày 11 tháng 10 năm 2009 Số: PT141
Nợ TK: 1111
Có TK: 131
Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Minh Hồng
Địa chỉ: Công ty TNHH Truyền thông Biển Bạc
Lý do nộp: Thanh toán tiền mua bộ hiển thị nhiệt độ
Số tiền: 748.000.000 (viết bằng chữ): Bảy trăm bốn mươi tám triệu đồng chẵn./.
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Đối với phương thức hàng gửi đi bán( đại lý, ký gửi)
Các chứng từ ban đầu sử dụng bao gồm: phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, hóa đơn giá trị giá tăng….
Công ty gửi hàng hóa tới các cửa hàng nhận hàng gửi bán theo giá của Công ty đã bàn giao. Khi nhân viên của cửa hàng đến nhận hàng tại kho của Công ty thì thủ kho lập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
Phiếu xuất kho theo phương thức hàng gửi bán của Công ty có mẫu như sau:
Biểu số 5: Mẫu phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
Đơn vị: Công ty CP Công nghệ ứng dụng
Địa chỉ: P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Mẫu số: 04/XKĐL - 3LL
Ban hành theo Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính
PHIẾU XUẤT KHO HÀNG GỬI BÁN ĐẠI LÝ
Ngày 20 tháng 10 năm 2009
Liên 1: lưu
Căn cứ hợp đồng kinh tế số: 2510 ngày 01 tháng 09 năm 2009 của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụngvới Công ty TNHH Dịch vụ Tin học Hoàng Lan về việc giao hàng bán đại lý hộp giao diện với máy tính
Họ tên người vận chuyển: Lê Hoàng Long
Phương tiện vận chuyển: Xe ôtô tải
Xuất tại kho: Hàng hóa của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
Nhập tại kho: Số 1 của Công ty TNHH Dịch vụ Tin học Hoàng Lan
Số TT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
D
1
2
3
1
Hộp giao diện với máy tính
H1
Hộp
100
2.000.000
200.000.000
Cộng
200.000.000
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Thủ kho xuất
(Ký, họ tên)
Người vận chuyển
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
2.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu
2.1.2.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 156 – Hàng hóa: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm các loại hàng hóa của Công ty, bao gồm hàng hóa, thiết bị tại các kho hàng.
Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng: dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kì kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại: dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán với người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng).
Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại: dùng để phản ánh giá trị của số hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 531:
Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán: dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kì kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Tài khoản 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra: dùng để phản ánh só thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kì.
2.1.2.2. Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng tại Công ty
Theo quy định của Công ty mọi quan hệ thanh toán với khách hàng như tiền hàng, khách hàng ứng tiền hàng đều phải được theo dõi qua tài khoản 131- Phải thu của khách hàng. Vì vậy khi phát sinh doanh thu (kế toán căn cứ theo nội dung của Chuẩn mực kế toán số 14), kế toán thực hiện bút toán:
Nợ TK 131: Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán
Có TK 511: Doanh thu
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 156: hàng hóa
Thanh toán ngay bằng tiền mặt, séc hay qua ngân hàng:
Khi tiếp nhận phiếu thu hay giấy báo Có của ngân hàng, kế toán phản ánh bút toán thu tiền:
Nợ TK 111, 112: số tiền khách hàng thanh toán
Có TK 131: số tiền khách hàng phải thanh toán
Thanh toán trả chậm
Khi khách hàng trả tiền, căn cứ phiếu thu hay giấy báo Có của ngân hàng, kế toán phản ánh bút toán thu tiền như trên.
Các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh toán nếu có được ghi nhận như sau:
Nợ TK 521: chiết khấu thương mại cho khách hàng
Nợ TK 531: giá bán của hàng hóa bị trả lại chưa có thuế GTGT
Nợ TK 532: giảm giá hàng bán cho khách hàng
Nợ TK 635: chiết khấu thanh toán
Nợ TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112: nếu trả lại khách hàng ngay bằng tiền mặt, hay tiền gửi ngân hàng
Có TK 131: nếu giảm trừ vào số tiền khách hàng phải trả
Cuối kì, kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 511: Doanh thu tiêu thụ
Có TK 521, 531, 532: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Các trường hợp giảm trừ doanh thu:
* Chiết khấu thương mại áp dụng trong trường hợp khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Tỷ lệ hay số tiền chiết khấu phải được quy định rõ trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, để đơn giản hóa công tác kế toán, kế toán xác định doanh thu tiêu thụ chính là giá bán chưa có thuế trừ đi (-) số chiết khấu thương mại. Do vậy, Công ty không hạch toán khoản chiết khấu thương mại.
* Hàng bán bị trả lại là hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ bao gồm Biên bản xác định hàng hóa không đủ quy cách phẩm chất, Biên bản trả lại hàng hóa, đồng thời bên mua lập hóa đơn GTGT trả lại hàng, trên hóa đơn phải ghi rõ hàng trả lại, bên mua lập phiếu xuất kho để trả hàng, chứng từ phản ánh nghiệp vụ chi tiền của bên bán như phiếu chi, giấy báo Nợ. Tuy nhiên, nghiệp vụ này cũng rất ít khi xảy ra Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng nên trong phạm vi chuyên đề thực tập, em không đề cập đến nội dung này.
* Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ bao gồm Biên bản xác định hàng hóa không đủ quy cách phẩm chất, Biên bản giảm giá, đồng thời bên bán phải lập hóa đơn GTGT cho số hàng được giảm giá, ghi rõ giảm giá hàng bán, chứng từ phản ánh nghiệp vụ chi tiền của bên bán như phiếu chi, giấy báo Nợ.
2.1.3. Kế toán tổng hợp về doanh thu
Quy trình ghi sổ doanh thu bán hàng của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quy trình ghi sổ doanh thu bán hàng của Công ty
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI TK 511,131.111.112
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
Tổng hợp chứng từ gốc: Phiếu chi, phiếu khác…
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 511.131
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Cuối tháng, kế toán viên tại Công ty căn cứ vào báo cáo hàng gửi bán từ đại lý và báo cáo bán hàng của cửa hàng tại trụ sở Công ty để tổng hợp lên sổ chi tiết doanh thu bán hàng. Mẫu sổ chi tiết doanh thi bán hàng tại Công ty như sau:
Biểu số 6: Mẫu sổ chi tiết doanh thu bán hàng tại
Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 511
Tháng 10 năm 2009
Đơn vị tính: 1.000VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
….
3/10
Biến tần 3P,5.5 KW
1111
9.000.000
6/10
Cáp nhớ 64 Kby
1111
600.000
10/10
Bộ hiển thị nhiệt độ
1111
680.000.000
28/10
Nguồn cấp
1111
350.000
Cộng phát sinh
689.950.000
Dư cuối kỳ
….
Ngày 1 tháng 11 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Nguyễn Thanh Thanh Loan Nguyễn Thị Thanh Hoa
Căn cứ vào số liệu ghi trên sổ chi tiết, kế toán tiêu thụ vào sổ Cái tài khoản 511. Mẫu sổ cái TK 511 như sau:
Biểu số 7: Mẫu sổ cái Tài khoản 511 tại Công ty
Công ty CP Công nghệ ứng dụng Mẫu số S03b-DN
P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-
BTC ngày 14/09/200 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI TK 511
Năm: 2009
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diên giải
Nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Trang sổ
STT dòng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
3/10
Biến tần 3P, 5.5 KW
1111
9.000.000
6/10
Cáp nhớ 64 KB
1111
600.000
………
…
…
…
10/10
Bộ hiển thị nhiệt độ
1111
680.000.000
…..
……
….
..
28/10
Nguồn cấp
1111
350.000
Cộng phát sinh
…..
…
689.950.000
…
Dư cuối kỳ
….
…
…
…
Ngày…tháng…năm…
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2. Kế toán giá vốn hàng bán
2.2.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
Các chứng từ được sử dụng làm căn cứ ghi nhận giá vốn hàng bán của Công ty bao gồm:
Hợp đồng kinh tế
Hóa đơn GTGT
Các chứng từ khác có liên quan
2.2.2. Kế toán chi tiết giá vốn hàng bán
Kế toán bán hàng sử dụng TK 632 phản ánh giá vốn hàng xuất bán. Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và tính trị giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh.
Tình hình hàng hoá nhập, xuất, tồn trong tháng được kế toán theo dõi trên sổ chi tiết tài khoản 156 và sổ chi tiết TK 632 để phản ánh trị giá vốn xuất bán. Cuối tháng dựa vào sổ chi tiết hàng hoá, phiếu xuất kho đã xuất đi trong tháng và sổ chi tiết TK 632 kế toán lập bảng kê tổng hợp các mặt hàng xuất bán trong tháng theo giá vốn.
Sau khi nhận được liên 3 hóa đơn giá trị gia tăng từ nhân viên hỗ trợ, thủ kho xuất hàng hóa từ kho của Công ty lên cửa hàng và lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và chuyển cho kế toán tại cửa hàng. Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Biểu số 3)
Từ phiếu xuất kho và phiếu nhập kho sản phẩm, kế toán tiêu thụ sẽ lập Bảng kê hàng xuất bán sản phẩm
Biểu số 8: Bảng kê hàng xuất bán sản phẩm của Công ty
Công ty CP Công nghệ ứng dụng
P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
BẢNG KÊ HÀNG XUẤT BÁN SẢN PHẨM (GIÁ VỐN)
Tháng 10/2009
Đơn vị tính: VNĐ
Tên hàng
Đơn vị
Số lượng
Giá vốn
Thành tiền
Biến tần 3P, 5.5 KW
Chiếc
10
800.000
8.000.000
Cáp nhớ 64 KB
Chiếc
10
55.000
550.000
Bộ hiển thị nhiệt độ
Chiếc
2
320.000.000
640.000.000
Nguồn cấp
…
1
300.000
300.000
…
Cộng
648.850.000
2.2.3. Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán
Kế toán tại phòng kế toán của Công ty, căn cứ phiếu xuất kho kế toán ghi sổ chi tiết tài khoản 632:
Nợ TK 632
Có TK 156: Giá vốn hàng bán
Sổ chi tiết tài khoản 632 tháng 10 năm 2009 của Công ty như sau:
Biểu số 9: Mẫu sổ chi tiết giá vốn hàng bán của
Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
SỔ CHI TIẾT GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Đối tượng: Bộ hiển thị nhiệt độ
Tháng 10 năm 2009
Đơn vị tính: Bộ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
…
…
…
…
10/10/2009
232
10/10
Xuất bán cho chị Hồng
156
320.000.000
………..
Cộng phát sinh
320.000.000
…
…
…
Dư cuối kỳ
….
…
…
…
Ngày 1 tháng 11 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
`Sổ Cái TK 632 của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng có mẫu như sau:
Biểu số 10: Mẫu sổ cái Tài khoản 632 của Công ty Cổ phần nghệ ứng dụng
Công ty CP Công nghệ ứng dụng Mẫu số S03b-DN
P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 8/2006/QĐ- ngày 14/09/200 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diên giải
Nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Trang sổ
STT dòng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
3/10
Biến tần 3P, 5.5 KW
156
8.000.000
6/10
Cáp nhớ 64 KB
156
550.000
………
…
…
10/10
Bộ hiển thị nhiệt độ
156
640.000.000
…
…..
……
….
28/10
Nguồn cấp
156
300.000
..
Cộng phát sinh
648.850.000
Dư cuối kỳ
….
…
…
…
Ngày 01 tháng 11 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.3. Kế toán chi phí bán hàng
2.3.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Chi phí bán hàng phát sinh trong giao dịch, quảng cáo, đóng gói, vận chuyển... Toàn bộ chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ đến cuối kỳ sẽ được kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh.
Chi phí bán hàng phát sinh tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dung gồm:
Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng trong Công ty.
Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho công tác bán hàng. Do là đơn vị kinh doanh thương mại nên phần lớn tài sản cố định của Công ty phục vụ cho việc bán hàng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng như chi phí điện, nước, thuê bốc dỡ, vận chuyển, sửa chữa tài sản cố định, …
Chi phí đồ dùng, vật liệu, dụng cụ, văn phòng phẩm phục vụ cho công tác bán hàng. Để tiết kiệm chi phí, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, Công ty đã lập định mức chi phí văn phòng phẩm, vật liệu, dụng cụ, quy định rõ mức chi phí dụng cụ tối đa trong tháng của mỗi phòng ban, bộ phận, sao cho phù hợp với hoạt động của bộ phận đó. Đây là cơ sở để Công ty đánh giá hoạt động của các bộ phận vào cuối kỳ.
Các chi phí khác bằng tiền như chi phí quảng cáo, giới thiệu, chi phí tiếp khách,…
Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ là: hóa đơn, phiếu chi, phiếu xuất kho (xuất hàng hóa, dụng cụ để phục vụ cho công tác bán hàng), bảng tính và phân bổ khấu hao (mẫu số 06-TSCĐ ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC), bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11-LĐTL ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC),…
2.3.2. Kế toán chi tiết chi phí bán hàng
Các chi phí bán hàng phát sinh trong tháng thường được chi bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng và tập hợp vào tài khoản 641 – Chi phí bán hàng. Cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Các nghiệp vụ phát sinh trong kì được ghi nhận qua các bút toán sau:
- Khi phát sinh các chi phí bán hàng:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 334, 338: Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng và các khoản phải trích theo lương
Có TK 152, 153, 156, 142, 242: Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 111, 112, 331: Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho quá trình bán hàng
Có TK 335: Chi phí phải trả (khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng)
Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (khi phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí bán hàng)
2.3.3. Kế toán tổng hợp chi phí bán hàng
Quy trình tổng hợp chi phí bán hàng tại Công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Quy trình tổng hợp chi phí bán hàng tại
Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 641
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Nhật ký đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI TK 641
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chứng từ kế toán
Sổ tổng hợp các chứng từ gốc:
Phiếu chi, phiếu thu,phiếu khác…
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Kế toán căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ như: Bảng phân bổ lương, kinh phí công đoàn, hoá đơn mua sắm các dụng cụ phục vụ quảng cáo sản phẩm... để kế toán vào sổ chi tiết chi phí bán hàng.
Biểu số 11: Mẫu sổ chi tiết chi phí bán hàng của
Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 641
Tháng 10 năm 2009
Đơn vị tính: Bộ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
…
…
…
…
Chi phí lương nhân viên bán hàng
334
256.000.000
Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ bán hàng
153
12.344.675
Chi phí khấu hao TS CĐ phục vụ bán hàng
214
145.347.879
…
Cộng phát sinh
413.703.554
Dư cuối kỳ
….
…
…
…
Ngày 1 tháng 11 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Chi phí bán hàng năm 2009 của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng được tổng hợp qua biểu sau:
Biểu số 12: Mẫu bảng tập hợp chi phí bán hàng tại
Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
Công ty CP Công nghệ ứng dụng
P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ BÁN HÀNG
STT
Các TK ghi có
TK 153
TK 214
TK 334
Cộng
Các TK ghi nợ
1
Chi phí lương nhân viên bán hàng
256.000.000
256.000.000
2
Chi phí khấu hao TSCĐ
12.344.675
12.344.675
3
Chi phí dụng cụ bán hàng
145.347.879
145.347.879
4
Chi phí dịch vụ mua ngoài
5
CP khác bằng tiền
Sau đó, căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái tài khoản Chi phí bán hàng:
Biểu số 13: Mẫu Sổ Cái TK 641 tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG Mẫu số S03b-DN
P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/200 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI TK 641
Năm 2009
Đơn vị:VNĐ
NT
ghi sổ
Chứng từ
Diên giải
Nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Trang sổ
STT dòng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
Chi phí lương nhân viên bán hàng
334
256.000.000
Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ bán hàng
153
12.344.675
Chi phí khấu hao TS CĐ phục vụ bán hàng
214
145.347.879
Kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh
911
413.703.554
Ngày 12 tháng 12 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.4.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng bao gồm các khoản sau:
Tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ, nhân viên trong bộ máy quản lý của Công ty;
Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quản lý;
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng các tài sản cố định phục vụ cho quản lý;
Chi phí vật liệu dụng cụ, đồ dùng văn phòng phục vụ cho quản lý doanh nghiệp;
Các chi phí dịch vụ mua ngoài;
Các chi phí bằng tiền khác,…
Các chi phí QLDN phát sinh trong tháng thường được chi bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng và tập hợp vào tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp. Cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
2.4.2. Kế toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp
Các nghiệp vụ phát sinh trong kì được ghi nhận qua các bút toán sau:
- Khi phát sinh chi phí QLDN:
Nợ TK 642: Chi phí QLDN
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 334, 338: Tiền lương phải trả nhân viên QLDN và các khoản phải trích theo lương
Có TK 152, 153, 156, 142, 242: Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho QLDN
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 111, 112, 331: Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho QLDN
Có TK 335: Chi phí phải trả (khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí QLDN)
Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (khi phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí QLDN)
- Cuối kì, kết chuyển toàn bộ chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642: Chi phí QLDN
Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ là: hóa đơn, phiếu chi, phiếu xuất kho (xuất hàng hóa, dụng cụ phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp), bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11-LĐTL ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC), bảng tính và phân bổ khấu hao (mẫu số 06-TSCĐ ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC),…
2.4.3. Kế toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Quy trình tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Quy trình tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty
Cổ phần Công nghệ ứng dụng
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 642
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Nhật ký đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI TK 642
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chứng từ kế toán
Sổ tổng hợp các chứng từ gốc:
Phiếu chi, phiếu thu,phiếu khác…
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ là: hóa đơn, phiếu chi, phiếu xuất kho (xuất hàng hóa, dụng cụ phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp), bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội,…để kế toán vào sổ chi tiết chi phí bán hàng.
Biểu số 14: Mẫu sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp của
Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 642
Tháng 10 năm 2009
Đơn vị tính: Bộ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
…
…
…
…
Chi phí lương nhân viên BH
334
107.214.785
Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ bán hàng
153
40.659.093
Chi phí khấu hao TS CĐ phục vụ bán hàng
214
66.654.864
…
Chi phí dịch vụ mua ngoài
111
33.348.098
Cộng phát sinh
247.876.840
Dư cuối kỳ
….
…
…
…
Ngày 1 tháng 11 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Sau đó, căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái tài khoản Chi phí Quản lý doanh nghiệp:
Biểu số 15: Mẫu Sổ Cái TK 642 tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
Công ty CP Công nghệ ứng dụng Mẫu số S03b-DN
P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/200 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 642
Năm 2009
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Trang sổ
STT dòng
Nợ
Có
Chi phí lương nhân viên bán hàng
334
107.214.785
Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ bán hàng
153
40.659.093
Chi phí khấu hao TS CĐ phục vụ bán hàng
214
66.654.864
Chi phí dịch vụ mua ngoài
111
33.348.098
Kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh
911
247.876.840
Ngày 12 tháng 12 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.5. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
2.5.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
Kết quả tiêu thụ của Công ty được xác định bằng cách so sánh giữa một bên là các chi phí liên quan đến hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) với một bên là doanh thu thuần về bán hàng.
Kế toán căn cứ vào sổ cái tài khoản 911 để ghi sổ cái tài khoản 421. Từ đó, lập các báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp và các yêu cầu của cơ quan chức năng.
Doanh nghiệp có lãi khi:
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
-
Giá vốn hàng bán
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí QLDN
>
0
Doanh nghiệp bị lỗ khi:
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
-
Giá vốn hàng bán
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí QLDN
<
0
2.5.2. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
Phương pháp kế toán kết quả bán hàng tiến hành như sau:
- Cuối kỳ kinh doanh, tiến hành kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần về kinh doanh bất động sản đầu tư:
Nợ TK511: Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cho bên ngoài, kinh doanh bất động sản đầu tư.
Nợ TK 512: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ nội bộ. Có TK 911: ( Hoạt động sản xuất – kinh doanh).
- Kết chuyển giá vốn hàng đã tiêu thụ:
Nợ TK 911: ( Hoạt động sản xuất – kinh doanh).
Có TK 632: Kết chuyển giá vốn hàng bán.
- Kết chuyển chi phí bán hàng trừ vào kết quả trong kỳ:
Nợ TK 911: ( Hoạt động sản xuất – kinh doanh).
Có TK 6421: Kết chuyển chi phí bán hàng.
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911: ( Hoạt động sản xuất – kinh doanh).
Có TK 6422: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết chuyển kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
+Nếu lãi:
Nợ TK 911: ( Hoạt động sản xuất – kinh doanh).
Có TK 421(4212): Ghi tăng lợi nhuận chưa phân phối.
+Nếu lỗ:
Nợ TK 4212
Có TK 911
Sổ Cái TK 911 tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng có mẫu như sau:
Biểu số 16: Mẫu Sổ Cái TK 911 tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
Công ty CP Công nghệ ứng dụng Mẫu số S03b-DN
P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/200 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 911
Năm 2009
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
31/12/09
KC chi phí bán hàng 641→911
641
413.703.554
31/12/09
KC chi phí quản lý doanh nghiệp 642→911
642
247.876.840
……………………
31/12/09
KC doanh thu 511→911
511
5.757.950.000
31/12/09
KC giá vốn hàng bán 632→911
632
3.554.156.803
31/12/09
KC lãi lỗ 911→421
421
1.542.212.803
Cộng phát sinh trong kỳ
5.757.950.00
5.757.950.00
Số dư cuối kỳ
Ngày tháng năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Hàng tháng, sau khi đã xác định kết quả kinh doanh, kế toán tiến hành in các Báo cáo, các Sổ Nhật ký chung… để lưu hồ sơ hàng tháng.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức Nhật ký chung, chính vậy Sổ Nhật ký chung là không thể thiếu được và thể hiện đặc trưng của loại hình thức ghi sổ này.
Biểu số 17: Sổ nhật ký chung của Công ty
Công ty CP Công nghệ ứng dụng P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hà Nội
Mẫu số: S03a-DNN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12/2009
(đơn vị tính VND)
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
…
…
01/12/08
KC phí SMS T11/08 SMS cty Nước sốt cà chua
6322
331
26.771.247
02/12/08
KC cước dịch vụ SMS T11/08 cty Châu Á Mềm
6322
331
621.998.032
10/12/08
DT nhạc chuông chờ T11/2008 Vinaphone
131
5113
158.126.430
10/12/08
DT cước dịch vụ SMS T11/08 cty Viễn thông Sài Gòn
131
5114
28.594.682
12/12/08
DT nhạc chuông chờ T11/08 cty Viettel
131
5113
908.093.182
12/12/08
DT dịch vụ 1900 T11/08 cty Viettel
131
5113
71.109.856
15/12/08
TT tiền cước SMS T11/08 cho Thị Trường Thông Minh
6322
111
4.998.707
18/12/08
DT cước dịch vụ SMS T11/2008 cty Viettel
131
5114
2.906.291.024
……………….
31/12/08
TTU tiền sử dụng nhạc phẩm âm nhạc nội dung nhạc chờ SMS cho các ca sỹ
154
141
61.408.047
31/12/08
TT phí cộng tác viên phát tờ rơi
642
111
304.546
31/12/08
KC chi phí bán hàng 64212→911
9111
642
304.546
31/12/08
KC CPhí quản lý doanh nghiệp 64221→911
911
64221
26.038.666
31/12/08
KC CPhí quản lý doanh nghiệp 64222→911
911
64222
21.399.174
31/12/08
KC CPhí quản lý doanh nghiệp 64223→911
911
64223
245.421.648
31/12/08
KC Giá vốn hàng bán
6322
154
2.800.322.198
31/12/08
KC doanh thu 511→911
5113
911
1.455.046.804
31/12/08
KC doanh thu 511→911
5114
911
6.668.159.448
31/12/08
KC giá vốn 632→911
911
632
7.554.156.803
31/12/08
KC lãi lỗ 911→4212
911
4212
512.321.803
...
...
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Tổng Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
PHẦN 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng và phương hướng hoàn thiện
Sau thời gian thực tập tại phòng kế toán tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng, em đã được tìm hiểu, tiếp xúc với thực tế công tác quản lý nói chung và công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty. Hạch toán kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng của một doanh nghiệp. Trong cơ chế kinh tế mới, nó đòi hỏi cần thiết phải xây dựng hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. Đó là vấn đề cơ bản nhất hiện nay bởi nó là nền tảng của toàn bộ tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp thương mại nói chung và Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng.
3.1.1. Ưu điểm
Về hệ thống chứng từ và sổ sách kết kế toán tiêu thụ và xác kết quả tiêu thụ
Công ty sử dụng hệ thông chứng từ kế toán đầy đủ và phù hợp với các nghiệp vụ phát sinh và với chế độ của nhà nước. Hệ thống sổ sách cũng được sử dụng đầy đủ các loại sổ cần thiết. Quá trình luân chuyển và bảo quản chứng từ gốc từ kế toán tại cửa hàng đến kế toán tại phòng kế toán của Công ty được thực hiện hợp lý và đầy đủ.
Về hệ thống tài khoản dùng trong kế toán bán hàng và kết quả bán hàng
Công ty đã áp dụng một hệ thống tài khoản kế toán dùng trong kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đúng chế độ do bộ tài chính ban hành, thống nhất tại cửa hàng và phòng kế toán của Công ty. Để theo dõi chi tiết từng mặt hàng giúp cho kế toán thuận tiện hơn cho việc ghi chép một các đơn giản, rõ ràng và mang tính thuyết phục, giảm nhẹ được phận nào khối lượng công việc kế toán, tránh được sợ chồng chéo trong công việc ghi chép kế, Công ty đã mở tài khoản chi tiết cho một số loại sản phẩm.
Công tác kế toán xác định kết quả tiêu thụ của Công ty dễ thực thi, cách tính đơn giản và tổng kết tính toán một cách chính xác, giúp cho Ban điều hành Công ty thấy được xu hướng kinh doanh trong thời gian tới để đầu tư vào thị trường nào, mặt hàng nào, có cần thay đổi phương thức bán hàng hay không.
Công ty thường xuyên tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác ở các chi nhánh trong nội bộ Công ty nhằm phát hiện kịp thời những khuyết điểm tồn tại của kế toán đơn vị trực thuộc để kế toán đơn vị thực hiện đúng, đầy đủ, thống nhất trong toàn Công ty.
Về kỳ kế toán
Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông Biển Xanh áp dụng kì kế toán là một năm trùng với năm dương lịch. Ngoài ra, công ty tính khấu hao, doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh vào những ngày cuối tháng. Công việc này giúp cho kế toán viên không bị dồn khối lượng công việc lớn vào cuối năm.
Về việc tính giá hàng hóa xuất kho
Hiện nay, tại Công ty đang áp dụng tính giá vốn hàng xuất kho theo giá đích danh. Đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho theo từng lô hàng hóa. Như vậy, nếu kho hàng nhập vào tháng 1, tháng 2 đến tháng 4 vẫn chưa tiêu thụ được, tháng 5 mới tiêu thụ thì hàng vẫn trong kho từ tháng 1 đến tháng 4 chịu chi phí kho bãi. Chi phí này sẽ ko được tính vào giá hàng hóa.
Việc kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ luôn được ghi chép đầy đủ đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan không bị bỏ sót hay ghi chép sai.
Giá vốn hàng bán được xác định riêng cho từng loại sản phẩm, xác định theo từng tháng giúp cho việc hạch toán được rõ ràng. Kế toán doanh thu và chi phí được thực hiện rõ ràng, cuối kỳ kết chuyển để xác định kết quả tiêu thụ. Đặc biệt trong kế toán các khoản chi phí, Công ty đã mở các sổ chi tiết chi phí rõ ràng để theo dõi từng loại chi phí. Điều này là rất hợp lý khi trong tháng Công ty phát sinh nhiều các nghiệp vụ liên quan đến chi phí từ đó thuận lợi khi đối chiếu, cũng như theo dõi sự biến động của từng loại chi phí, giúp cho việc quản lý được chặt chẽ hơn.
Nhìn chung, với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua đã phản ánh một cách trung thực nhất sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty nói chung và phòng kế toán tài chính nói riêng. Công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu của quản lý và hạch toán kế toán.
3.1.2. Nhược điểm
Những thành tựu trong công tác kế toán đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Công ty. Song bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn những vướng mắc, những tồn tại mà các nhà quản lý nói chung và các cán bộ kế toán nói riêng cần phải quan tâm để có biện pháp xử lý kịp thời, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kế toán, cũng như hiệu quả của việc kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phẩn Công nghệ ứng dụng. Những hạn chế đó được thể hiện như sau:
Mặc dù hầu hết các sổ sách chứng từ của Công ty đều tuân theo chế độ kế toán hiện hành song riêng sổ chi tiết TK131 lại khác. Thông thường mỗi một sổ chi tiết chỉ mở riêng cho một đối tượng còn sổ cái là mở chung nhưng ở đây sổ chi tiết TK 131 lại theo dõi chung cho tất cả các đối tượng khách hàng, dẫn đến tình trạng khó theo dõi các đối tượng công nợ, khó tổng hợp, dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn hoặc thiếu sót.
Ngoài ra, đáng lẽ chứng từ phải được cập nhật hàng ngày để ngày nào ghi sổ ngày đó sẽ dễ dàng cho việc định khoản, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tránh tình trạng chồng chất nghiệp vụ phát sinh. Thế nhưng ở Công ty hầu như đến cuối tháng thủ kho mới chuyển các hoá đơn, chứng từ lên phòng kế toán tài chính, do vậy kế toán khó theo dõi được số lượng sản phẩm trong tháng và khiến cho công tác kế toán bị dồn vào cuối tháng.
Với mô hình của Công ty tương đối lớn, sự quản lý chỉ đạo của Công ty hiện nay việc bán hàng nội bộ còn nhiều hạn chế: trách nhiệm thanh toán khi nhận hàng hoá của Công ty giao để bán còn chậm, chưa nghiêm túc; nhiều Chi nhánh còn mang tính ỷ lại, trông chờ.
Kế toán công nợ của Công ty hiện nay còn nhiều hạn chế dẫn đến phát sinh nhiều khoản nợ khó đòi, công nợ không có khả năng thanh toán, làm ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Hàng năm, Công ty nên trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
3.2.1. Về công tác quản lý bán hàng
Cần quan tâm đến vấn đề nghiên cứu thị trường: tập trung nghiên cứu thị trường một cách cụ thể, chặt chẽ dựa trên các tài liệu thu thập được. Công ty nên thu thập thông tin trên thị trường về chủng loại sản phẩm mà Công ty kinh doanh cũng như sự thích ứng của sản phẩm tiêu thụ ra trên thị trường như thế nào. Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ cho Công ty có cái nhìn tổng thể về nhu cầu của khách hàng để tìm ra phương thức bán hàng cho phù hợp.
Chăm sóc khách hàng quen thuộc: Công ty nên mở rộng hơn nữa các hình thức khuyến mại như thực hiện nhiều chiết khấu hơn nữa đối với khách hàng lâu năm, thay đổi tỷ lệ chiết khấu, hay ngoài các hình thức chiết khấu Công ty nên thưởng thêm cho những khách hàng mua nhiều, quen thuộc vào cuối kỳ và hình thức thưởng nên thông báo trước để làm mục tiêu phấn đấu cho khách hàng...
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm, năng động sáng tạo, nhiệt tình trong công việc.
Với các khách hàng mới: Công ty nên có chính sách bán hàng cởi mở với họ, với các khách hàng mua với khối lượng lớn hay thanh toán ngay bằng cách tăng thêm tỷ lệ giảm giá, chiết khấu để thu hút khách hàng, giảm chiếm dụng vốn làm tăng tốc độ luân chuyển vốn.
Công ty nên tổ chức mạng lưới bán hàng trên cơ sở nghiên cứu các thị trường phân phối sản phẩm và các kênh giao, nhận, kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời nên mở rộng hình thức bán hàng tại các bộ phận giới thiệu sản phẩm để thu thập được nhiều thông tin từ phía khách hàng làm cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn, vừa tránh tình trạng khách hàng phải chờ đợi tại công ty vào những ngày sốt tấm lợp.
3.2.2. Về việc xây dựng danh mục sản phẩm, hàng hóa
Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh sản phẩm và dịch vụ hậu mãi được bảo đảm. Hoặc là những khách hàng ưa chuộng công nghệ mới vì những sản phẩm mới thường được đưa ra giới thiệu ở những cửa hàng này trước khi tung ra bán rộng rãi trên thị trường.thương mại như: cung cấp và dịch vụ dầu khí, xây lắp cơ điện, cung cấp thiết bị công nghiệp nặng, cung cấp thiết bị điện, tự động hóa, công nghệ thông tin…
Thiết bị, linh kiện của Công ty rất nhiều và phong phú, lại được liệt kê riêng lẻ. Vì vậy việc quản lý và theo dõi là hết sức khó khăn: thiết bị vô tuyến, cáp giao diện với máy tính, hộp giao diện với máy tính, màn hiển thị quạt của biến tần, biến tần 3P,5.5 KW, bộ hiển thị nhiệt độ nguồn cấp, cáp nhớ 64 KB… Vì vậy, Công ty nên xây dựng các nhóm hàng hóa theo chức năng sử dụng: hàng hóa dùng cho máy tính, hàng hóa dùng cho ổn áp, hàng hóa dùng cho điều hòa nhiệt độ…
3.2.3. Về chứng từ và tài khoản sử dụng trong kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ
Vì sản phẩm, hàng hóa của Công ty rất phong phú, Công ty nên chú ý tới việc xây dựng hệ thống tài khoản cũng như hệ thống chứng từ kế toán chi tiết cho từng loại hàng hóa cụ thể:
TK 156 - Hàng hóa tin học
TK 156 - Hàng hóa điện tử viễn thông
TK 156 – Hàng hóa văn phòng
…
Đồng thời, để tiện cho việc theo dõi, quản lý và có những chính sách thích hợp với từng khách hàng, Công ty cần phải xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết cho từng khách hàng:
TK 131- Phải thu của khách hàn g- Công ty Chế Biến và Kinh Doanh Các Sản Phẩm Khí
TK 131- Phải thu của khách hàng - Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
TK 131- Phải thu của khách hàng - Tổng công ty Điện Lực Việt nam (EVN)
TK 131- Phải thu của khách hàng- Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GP.Bank)
3.2.4. Về hạch toán các khoản phải thu khách hàng
Để tránh tình trạng chiếm dụng vốn, Công ty nên thực hiện thường xuyên hơn chiết khấu thanh toán với khách hàng. Đồng thời, Công ty cũng nên tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán ngay. Đối với một số trường hợp để tránh rủi ro khi không thu được nợ của khách hàng, cuối niên độ kế toán công ty nên trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Mức dự phòng các khoản phải thu khó đòi được xác định theo một trong hai phương pháp sau:
Phương pháp kinh nghiệm: Đây là phương pháp mang tính định tính cao, trên cơ sở phân tích tính chất các khoản phải thu và dựa vào hoạt động kinh nghiệm nhiều năm.
Số dự phòng cần lập cho năm tới = Tổng doanh số bán chịu X Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính
Phương pháp xác định dựa vào thời gian quá hạn thực tế: Cuối kỳ công ty rà soát lại các khoản phải thu quá hạn, phân tích khả năng thanh toán của khách hàng , lập bảng phân tích các khoản phải thu theo thời gian. Kế toán ước tính tỷ lệ phải thu khó đòi dựa trên thời gian quá hạn, nếu khoản nợ quá hạn càng lâu thì tỷ lệ phải thu khó đòi càng lớn và lập bảng ước tính các khoản phải thu khó đòi.
Số dự phòng cần lập cho khách hàng đáng ngờ i = Số nợ phải thu của khách hàng đáng ngờ i X Tỷ lệ ước tính không thu được ở khách hàng i
3.2.5. Về kế toán chi tiết sản phẩm
Để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho sản phẩm ở Công ty cả phòng kế toán tài chính, tại kho và cả phòng kinh doanh thị trường đều theo dõi. Điều này là không cần thiết vì sẽ làm số liệu trùng lặp và gây lãng phí thời gian. Như vậy, chỉ cần phòng kế toán tài chính và tại kho theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho sản phẩm mà không cần phòng kinh doanh thị trường phải thực hiện như vậy. Điều này sẽ giảm tải khối lượng công việc cho phòng kinh doanh thị trường mà vẫn đảm bảo theo dõi được chính xác tình hình nhập - xuất - tồn kho sản phẩm tại Công ty.
3.2.6. Về phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho
Hiện nay, tại các chi nhánh tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp giá đích danh. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng khó bù đắp chi phí. Do đó, Công ty nên áp dụng phương pháp nhập trước - xuất trước để tính trị giá hàng xuất kho. Khi áp dụng phương pháp này thì giá trị hàng tồn kho sẽ được phản ánh gần với giá trị hiện tại vì được tính theo giá của những lần nhập kho mới nhất. Cuối kỳ, số lượng hàng hóa không bị tồn kho.
Đối với việc tính giá vốn của hàng xuất kho: Kế toán chỉ tính giá vốn trên trị giá của hàng hoá mua thực tế mà không tính đến các chi phí phát sinh trong khâu mua, các chi phí này được đưa vào chi phí bán hàng. Việc hạch toán như vậy vẫn chưa đảm bảo phản ánh đúng nội dung kinh tế của các chi phí, làm ảnh hưởng đến việc theo dõi tập hợp và phân bổ chi phí cho hàng hoá bán ra trong kỳ, gây khó khăn cho công tác xác định giá bán hàng hoá.
Trong hoạt động kinh doanh, giá bán hàng hoá là một trong những yếu tố rất quan trọng, nó quyết định đến tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, việc đưa ra một số chính sách giá cũng có thể dẫn đến thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Xác định giá bán là một công việc mang tính khoa học, nghệ thuật đồng thời cũng là một việc hết sức khó khăn phức tạp. Để có thể đưa ra một chính sách giá linh hoạt, hợp lý đòi hỏi kế toán phải phản ánh một cách chính xác trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin số liệu có liên quan cho các nhà quản lý. Chính vì vậy việc xác định đúng đắn trị giá vốn của hàng xuất kho là vấn đề thật sự cần thiết.
3.2.7. Về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Để đảm bảo sự thống nhất về tài khoản cũng như để dễ quản lý, dễ theo dõi, Công ty nên hạch toán riêng khoản giảm giá hàng bán hiện tại Công ty đang hạch toán bên Nợ TK511 sang hai tài khoản là TK521 và TK635. Với các khoản giảm do khách hàng mua thường xuyên ổn định và mua với số lượng lớn thì hạch toán vào TK521 - Chiết khấu thương mại, còn giảm giá với khách hàng thanh toán ngay hoặc thanh toán trước hạn thì đó là khoản chiết khấu thanh toán và hạch toán vào TK635 - Chi phí hoạt động tài chính.
Khi phát sinh chiết khấu thương mại, kế toán ghi:
Nợ TK 521: Chiết khấu thanh toán chưa có thuế
Nợ TK 3331: Thuế giá trị gia tăng tương ứng
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chiết khấu thương mại sang TK 511 để giảm trừ doanh thu kế toán ghi:
Nợ TK 511
Có TK 521
Việc hạch toán như trên giúp kế toán xác định rõ ràng giữa chi phí hoạt động tài chính và chiết khấu thương mại nhằm có số liệu chính xác về kết quả kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Công ty.
Khi cửa hàng bán sản phẩm với giá cao hơn so với giá bán quy định và tiến hành thanh toán với công ty, kế toán phản ánh khoản chiết khấu cho cửa hàng:
Nợ TK 521
Có TK 111, 112
Cuối kỳ kết chuyển các khoản chiết khấu sang TK 511 để xác định doanh thu thực tế thực hiện trong kỳ:
Nợ TK 521
Có TK 511
3.2.8. Về việc xác định kết quả tiêu thụ
Công ty nên lập báo cáo và xác định kết quả tiêu thụ riêng cho từng loại sản phẩm mà Công ty đã tiêu thụ
Việc xác định được kết quả tiêu thụ cho từng loại sản phẩm sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về kết quả kinh doanh đạt được của từng loại sản phẩm. Để từ đó có thể đưa ra đề xuất về các chiến lược kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao nhất.
Do vậy, Công ty nên tiến hành xác định kết quả tiêu thụ theo từng sản phẩm. Công ty cần phải phân bổ được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được cho từng loại sản phẩm trên cơ sở tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm
Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm = Giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm/ Tổng giá vốn hàng bán trong tháng
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng x Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm
Chi phí bán hàng phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng chi phí bán hàng trong tháng x Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm
KẾT LUẬN
Kế toán bán hàng có vai trò rất quan trọng đối với công tác kế toán của công ty nói riêng và sự tồn tại của công ty nói chung. Do vậy việc hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng là thực sự cần thiết.
Theo đó, chất lượng thông tin kế toán thông qua kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm các doanh nghiệp trên thị trường. Điều này đã thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và trở thành mục tiêu kinh doanh hang đầu mà các doanh nghiệp đều muốn đạt được. Vì vậy việc kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu với không chỉ bộ phận kế toán mà còn với cả toàn doanh nghiệp.
Do điều kiện thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên chuyên đề tốt nghiệp khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được những góp ý, chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa, các cô chú phòng kế toán tài chính của Công ty và toàn bộ những ai quan tâm đến vấn đề này. Em hy vọng những ý kiến của mình sẽ đóng góp phần nào trong phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng, tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thanh Hiếu và các anh, chị phòng kế toán tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Công ty để em hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kế toán Tài chính trong các Doanh nghiệp – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – 2006.
Quyết định 15/2006/QĐ – BTC của Bộ tài chính.
Chế độ kế toán doanh nghiệp – NXB Tài chính, Tháng 4/2006.
PGS.TS Đặng Thị Loan, Kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân- 2007.
PGS.TS. Nguyễn Thị Đông, Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, Nhà xuất bản Tài chính, 2003
PGS.TS Nguyễn Văn Công, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập – bài giải kế toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007.
Các tài liệu Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
Tạp chí kế toán.
Thời báo kinh tế.
.....
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Quy trình ghi sổ doanh thu bán hàng của Công ty 12
Sơ đồ 2: Quy trình tổng hợp chi phí bán hàng tại Công ty…………..…12
Sơ đồ 3: Quy trình tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty 12
Biểu số 1: Mẫu Đơn đặt hàng Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng 12
Biểu số 2: Mẫu hóa đơn GTGT của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng 12
Biểu số 3: Mẫu phiếu xuất kho của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng 12
Biểu số 4: Mẫu phiếu thu của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng 12
Biểu số 5: Mẫu phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng 12
Biểu số 6: Mẫu sổ chi tiết doanh thu bán hàng tại 12
Biểu số 7: Mẫu sổ cái Tài khoản 511 tại Công ty 12
Biểu số 8: Bảng kê hàng xuất bán sản phẩm của Công ty 12
Biểu số 9: Mẫu sổ chi tiết giá vốn hàng bán của 12
Biểu số 10: Mẫu sổ cái Tài khoản 632 của Công ty Cổ phần nghệ ứng dụng 12
Biểu số 11: Mẫu sổ chi tiết chi phí bán hàng của 12
Biểu số 12: Mẫu bảng tập hợp chi phí bán hàng tại 12
Biểu số 13: Mẫu Sổ Cái TK 641 tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng 12
Biểu số 14: Mẫu sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp của 12
Biểu số 15: Mẫu Sổ Cái TK 642 tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng 12
Biểu số 16: Mẫu Sổ Cái TK 911 tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng 12
Biểu số 17: Sổ nhật ký chung của Công ty 12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31251.doc