Chuyên đề Hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại Công ty Than Nội Địa

Qua thời gian thực tập tại phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Than Nội Địa, đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận nói riêng, em nhận thấy kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý doanh nghiệp. Nừu hạch toán kết quả tài chính đúng đắn , chính xác sẽ là một biện pháp tích cực và có hiệu quả nhất góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao tích luỹ vốn. Cũng như vậy nếu lợi nhuận được phân phối đúng đắn, hợp lý sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phát triển, đảm bảo yêu cầu quản lý vốn, đảm bảo lợi ích kinh tế của nhà nước và của người lao động. Công tác kế toán ở Công ty Than Nội Địa nói chung cũng như kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận nói riêng về cơ bản đã góp được phần nào cho nhu cầu quản lý trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, nếu công ty có những biện pháp tích cực nhằm hoàn thiện hơn nữa những tồn tại đó trong công tác kế toán thí vai trò, tác dụng của kế toán trong công ty được phát huy hơn nữa đối với quá trình phát triển của công ty. Để phần nào khắc phục được những nhược điểm đó em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp của mình với mục đích hoàn thiện thêm công tác kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận tại công ty. Do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm còn ít nên các vấn đề đưa ra trong chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cán bộ công ty, của thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn!

doc70 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại Công ty Than Nội Địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các sổ, báo cáo các đơn vị thành viên để tổng hợp vào sổ kế toán chung và lập báo cáo chung toàn Công ty. * Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12N - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Tiền VNĐ, và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác là áp dụng tỷ giá của ngân hàng thương mại thông báo tại thời điểm hạch toán . * Hình thức ghi sổ kế toán Xuất phát từ đặc điểm của Công ty: Quy mô lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, loại hình kinh doanh phức tạp, cán bộ kế toán có tình độ chuyên môn cao và có nhu cầu phân công chuyên môn hoá nên Công ty đã sử dụng hình thức ghi kế toán là Nhật ký chứng từ: Hiện nay Công ty đã sử dụng máy vi tính vào công việc kế toán. Song vẫn phải tuân theo đúng trình tự kế toán. Hàng quý, năm vẫn phải chạy máy in thành sổ kế toán, tờ rơi có đầy đủ các chữ ký theo quy định đảm bảo tính hợp lệ. * Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng (trưởng phòng TCKT) Phó Phòng TCKT 1 Phó Phòng TCKT 2 Kế toán TSCĐ Kế toán tổng hợp văn phòng Công ty Kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ Thủ quỹ Bộ phận kế toán các đơn vị trực thuộc (mỗi đơn vị có một phòng kế toán riêng) Kế toán trưởng (trưởng phòng TCKT) Phó Phòng TCKT 1 Phó Phòng TCKT 2 Kế toán TSCĐ Kế toán tổng hợp văn phòng Công ty Kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ Thủ quỹ Bộ phận kế toán các đơn vị trực thuộc (mỗi đơn vị có một phòng kế toán riêng) Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ cụ thể là - Kế toán trưởng: Phụ trách chung mọi lĩnh vực công tác của phòng TCKT, trực tiếp điều hành công tác tài chính toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty, tổng Công ty và nhà nước trong việc quản lý tài chính và hạch toán kế toán theo chế độ quy định. - Phó phòng TCDK 1: Phụ trách công tác tổng hợp quyết toán toàn Công ty, phụ trách kế toán theo chế độ quy đinh về thuế GTGT và nhà nước trong việc quản lý tài chính và hạch toán theo chế độ quy định. - Phó phòng TCKT 2: Phụ trách toàn bộ công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty; trực tiếp theo dõi công tác TSCĐ, chi phí sản xuất, giá thành, khoán chi phí, phụ trách công tác SCL, TCSĐ và công nợ: - Kế toán TSCĐ: Tham gia công tác tổng hợp quyết toán Công ty theo lĩnh vực công việc được phân công. Trực tiếp theo dõi TSCĐ, khấu hao và SCL trong toàn Công ty. - Kế toán tổng hợp văn phòng Công ty: Tổng hợp quyết toán cơ quan Công ty; trực tiếp làm kế toán ngân hàng, thanh toán tiền mặt, theo dõi các Tài khoản 333, 331, 138, 338, 336 với tổng Công ty. - Kế toán tiền lương: BHXH, BHYT, KPCĐ: Trực tiếp thanh toán tạm ứng, tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ, trực tiếp theo dõi công nợ với các đơn vị trực thuộc trong Công ty. - Thủ quỹ: Làm thủ quỹ cơ quan: Theo dõi công văn, văn phòng phẩm, chấm công II. Thực trạng kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận tai Công ty Than Nội địa 1. Kế toán xác định kết quả tài chính Công ty Than Nội địa là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là đơn vị thành viên thuộc tổng Công ty than Việt Nam. Tại thời điểm hiện nay Công ty có 15 đơn vị thành viên nằm phân tán ở các tỉnh cách xa Công ty, gây khó khăn cho Công ty trong khâu quản lý. Mặt khác, Công ty có nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều sản phẩm nên đối tượng hạch toán rất đa dạng (than, xi măng. sản phẩm cơ khí, các công trình xây dựng, xây lắp và các sản phẩm dịch vụ khác...) nên công tác hạch toán kế toán cũng rất phức tạp. Trong đó, hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh than là hoạt động nổi bật của hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty, vì vậy kết quả của Công ty chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động này. Tại mỗi đơn vị thành viên có một phòng kế toán riêng và có đối tượng hạch toán khác nhau. Xuất phát từ thực tế đó nên dẫn đến việc thống nhất về công tác hạch toán kết quả trong Công ty nói riêng và hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh nói chung có gặp khó khăn. Nếu không có sự thống nhất chỉ đạo từ Công ty xuống các đơn vị thành viên thì việc phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh sẽ khôgn chính xác. Do đó, đòi hỏi giữa các đơn vị phải có sự thống nhất về mặt điều hành quản lý cũng như thống nhất trong công tác hạch toán kế toán. 1.1. Kế toán xác định kết quả tài chính tại các đơn vị trực thuộc 1.1.1. Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng phản ánh việc xác định kết quả tài chính chủ yếu là những chứng từ lập. Số liệu được thừa kế từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước đó. Kế toán sử dụng bảng tính doanh thu, bảng tính và phân bổ chi phí. Ngoài ra, để bảo đảm có được thông tin chính xác về kết quả tài chính, kế toán trưởng kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc về thu nhập và chi phí. Các chứng từ mà các đơn vị thường dùng là: - Hoá đơn bán hàng - Phiếu thu, giấy báo có - Phiếu chi, giấy báo nợ - Tờ khai thuế, thông báo nộp thuế GTGT - Bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ theo quyết định 166 của Bộ tài chính. - Các tài liệu và văn bản có liên quan 1.1.2. Kế toán tổng hợp Sau một kỳ hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán sử dụng tài khoản 911- Xác định kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Tài khoản 911 được mở chi tiết theo từng hoạt động sản xuất – kinh doanh , hoạt động tài chính và hoạt động bất thường và từng loại hàng hoá, sản phẩm, lao vụ …Nội dung kết cấu TK 911: TK 911 - Doanh thu thuần của hàng hoá bán trong kỳ - Thu nhập hoạt động tài chính - Thu nhập hoạt động bất thường - Kết chuyển lỗ về Công ty - Trị giá vốn của hàng bán trong kỳ - Chi phí bán hàng, chi phí QLDN - Chi phí hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động bất thường - Kết chuyển lãi về Công ty Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ Do lĩnh vực kinh doanh của Công ty rất đa dạng, nên Công ty cho phép các đơn vị sử dụng nhiều tài khoản cấp 2, cấp 3 để theo dõi chi tiết từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi xác định kết qủa tài chính, kế toán sử dụng một số tài khoản liên quan sau: - TK 511: Doanh thu bán hàng - TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ trong doanh nghiệp - TK 632: Giá vốn hàng bán 6321: Giá vốn hàng bán 6322: Giá vốn hàng bán ra cho nội địa trong doanh nghiệp - TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính - TK 721: Thu nhập hoạt động bất thường - TK 811: Chi phí hoạt động tài chính - TK821: Chi phí hoạt động bất thường - TK 136: Phải thu nội bộ - TK 336: Phải trả nội bộ Kết quả tài chính của các đơn vị bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động bất thường. * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Theo chức năng và nhiệm vụ củ Công ty khi thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến than, cung ứng vật tư, thiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống.... Doanh thu từ các hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của Công ty. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định như sau: Kết quả hoạt động SXKD = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàn - Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng doanh thu: Là tổng số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ Các khoản giảm trừ: Bao gồm các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại chiết khấu bán hàng. Để xác định giá vốn hàng bán, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm, hàng hoá và các dịch vụ cung ứng ra ngoài thị trường. Do mặt hàng kinh doanh của Công ty đa dạng, nên khi có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, tập hợp kê khai thuế GTGT theo mức thuế suất của từng loại hàng hoá theo hoá đơn. Tại các đơn vị thành viên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo phương pháp thống nhất ở Công ty và có thể khái quát toàn bộ quá trình hạch toán tiêu thụ sản phẩm như sau: Trị giá vốn thực tế hàng đã tiêu thụ Trị giá vốn hàng gửi bán Trị giá vốn hàng gửi bán đã tiêu thụ K/c giảm giá doanh thu hàng bị trả lại K/c doanh thu thuầu để xác định kết quả Thuế giá trị gia tăng đầu raphải nộp Kết chuyển trị giá vốn của hàng tiêu thụ Doanh thu bán hàng TK154,155 TK632 TK911 TK511 TK111,131… TK532,531 TK157 TK33311 - Chi phí bán hàng phát sinh tại các đơn vị là những khoản chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ - TK 641: Chi phí bán hàng 6411: Chi phí nhân viên bán hàng, BHXH, BHYT, KPCĐ 6412: Chi phí vật liệu bao bì 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ 6417: Chi phí dịch vụ thuê ngoài 6418: Chi phí bằng tiền khác Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng Chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng Chi phí vật liệu, dụng cụ Chi phí khấu hao TSCĐ Giá trị thu hồi ghi giảm chi phí Kết chuyển chi phí bán hàng Chờ kết chuyển Kết chuyển TK334,338 TK641 TK111,112,138,335… TK152,153 TK911 TK214 TK331,111,112 TK1422 Các chi phí liên quan khác TK133 - Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại các đơn vị thành viên chủ yếu bao gồm các khoản phải nộp cấp trên để hình thành quỹ quản lý cấp trên và các khoản dự phòng phải thu khó đòi - TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp 6421: Chi phí nhân viên quản lý 6422: Chi phí vật liệu quản lý 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ 6425: Thuế lệ phí 6426: Chi phí dự phòng 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài 6428: Chi phí bằng tiền khác Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí nhân viên quản lý Chi phí vật liệu, dụng cụ Chi phí khấu hao TSCĐ Thuế, phí, lệ phí Chi phí dư phòng Nộp quỹ cấp trên Các khoản ghi giảm chi phí quản lý Kết chuyển chi phí quản lý vào tài khoản xác định kết quả Chi phí chờ kết chuyển Kết chuyển TK334,338 TK642 TK111,138 … TK152,153 TK214 TK911 TK333,111,112 TK139,159 TK336 TK142 Chi phí khác TK331,111,133… TK133 * Kết quả hoạt động tàichính: Là phần chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Sơ đồ hạch toán thu nhập tài chính TK 911 TK711 TK111,112,152,153… Thu bằng hiện vật, tiền Thu lãi đầu tư tiếp Phải thu khác Hoàn nhập dự phòng giảm giá Bán BĐS, thu cho thuê Kết chuyển thu nhập tài chính TK121, 221, 222 TK 131, 138 TK129,229 TK 111,112,131 TK3331 Thuế gtgt Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính TK 111,112,141 TK 811 TK 911 Các chi phí hoạt động tài chính Giá trị TSCĐ cho thuê TC Giá trị BĐS, CL tỉ gía Dự phòng giảm giá ch/khoán Trích khấu hao TSCĐ cho thuê Thuế gtgt tính trực tiếp Kết chuyển chi phí HĐTC khi xác định kết quả TK 228,413 TK 129,229 TK214 TK3331 Sơ đồ hạch toán kết quả hoạt động tài chính TK 811 TK 911 TK 711 Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính Kết chuyển lãi Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính Kết chuyển lỗ TK421 TK421 * Kết quả hoạt động bất thường: Là phần chênh lệch giữa thu nhập hoạt động bất thường và chi phí hoạt động bất thường. - ở các đơn vị thành viên các khoản được hạch toán vào thu nhập hoạt động bất thường gồm: Thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ Tài sản thừa: Công nợ phải trả không xác định được chủ Thu tiền phạt từ các đơn vị khác Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải thu khó đòi. Các khoản thu khác Sơ đồ hạch toán thu nhập bất thường TK911 TK 721 TK 111, 112 Thu bằng tiền Thu bằng hiện vật Thu các khoản nợ không xác định được chủ Hoàn nhập dự phòng Kết chuyển thu nhập bất thường TK 152, 153 TK 331,334,338 TK 139, 159 Sơ đồ hạch toán chi phí bất thường TK 111,112,141 TK 821 TK 911 Các chi phí hoạt động bất thường Các khoản phải thu đã sử lý Kết chuyển chi phí HĐTC khi xác định kết quả Giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý TK 211,213 TK 131,136,138 Sơ đồ hạch toán kết quả hoạt động bất thường TK 821 TK 911 TK 721 Kết chuyển chi phí hoạt động bất thường Kết chuyển lãi Kết chuyển thu nhập hoạt động bất thường Kết chuyển lỗ TK 421 TK 421 Trình tự kế toán kết qủa tài chính các đơn vị thành viên vào cuối kỳ được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ mô tả qúa trình hạch toán KQTC tại các đơn vị thành viên TK 154 TK 155 TK 156, 157 TK 632 Giá vốn Giá vốn Giá vốn Giá vốn TK 911 Kết chuyển Giá vốn hàng đã tiêu thụ TK 531, 532, 521 Các khoản Giảm trừ TK 511, 512 TK111,112,131 Doanh thu bán hàng Kết chuyên doanh thu thuần TK 333, (3331) VAT phải nộp TK 641 Kết chuyển chi phí bán hàng TK 642 Kết chuyển chi phí quản lý TK 811 Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính TK 821 Kết chuyển chi phí hoạt động bất thường TK 336 Kết chuyển lãi về CT để XĐ kết quả của toàn CT TK 711 Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính TK 721 Kết chuyển thu nhập hoạt động bất thường Các đơn vị lỗ chờ công ty cấp bù lỗ TK 136 Ví dụ : Do địa bàn hoạt động của Công ty rộng, bao gồm 15 đơn vị thành viên. Căn cứ vào điều kiện thực tế em xin lấy số liệu quý IV năm 2000 của mỏ than Núi Hồng để minh hoạ: Đơn vị: Đồng Tổng doanh thu tập hợp được là 39.116.263.943, căn cứ vào các hoá đơn bán hàng, hợp đồng, chứng từ nội bộ... kế toán ghi các bút toán sau: Nợ TK 111 13.821.295.965 Nợ TK 131 25.123.115.198 Nợ TK 138 24. 518.812 Có TK 511 38.968.929.975 Nợ TK 241 13.793 .015 Nợ TK 627 133.540.953 Có TK 512 147.333.968 Đồng thời căn cứ vào tờ khai thuế GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 131 1.373.462.253 Có TK 333(3331) 1.373.462.253 - Giá vốn hàng bán tập hợp được là 22.106.369.644, kế toán ghi các bút toán sau: Nợ TK 632 22.106.369.644 Có TK 154 124.523.604 Có TK 155 21.981.846.040 - Hạch toán các khoản giảm trừ: Nợ TK 521 101.487.599 Có TK 111 101.487.599 Nợ TK 532 1.580.600 Có TK 131 1.580.600 - Kết chuyển Các khoản giảm trừ để xác định doanh thu thuần: Nợ TK 511 103.068.199 Có TK 532 1.580.600 Có TK 521 101.487.599 Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần, kết chuyển giá vốn xác định kết quả Nợ TK 511 38.865.861.776 Nợ TK 512 147.333.968 Có TK9111 39.013.195.744 Nợ TK 911 22.106.369.644 Có TK 632 22.106.369.644 - Chi phí bán hàng tập hợp được qua các hoá đơn, chứng từ là 5.307.327.799, kế toán ghi các bút toán sau: Nợ TK 641 5.307.327.799 Có TK 111 53.746.028 Có TK 112 16.484.252 Có TK 152 979.363.165 Có TK 153 8.534.540 Có TK 214 1.023.410.880 Có TK 331 91.552.550 Có TK 334 2.880.830.496 Có TK 338 253.405.888 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả Nợ TK 911 5.307.327.799 Có TK 641 5.307.327.799 - Chi phí quản lý doanh nghiệp của đơn vị tập hợp được 9.178.691.492, kế toán ghi các bút toán sau: Nợ TK 642 9.178.691.492 Có TK 139 178.691.492 Có TK 336 9.000.000.000 - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả: Nợ TK 911 9.178.691.492 Có TK 642 9.178.691.492 - Thu nhập hoạt động tài chính tập hợp được qua các hoá đơn, chứng từ là 12.740.871, kế toán ghi bút toán sau Nợ TK 122 10.059.030 Nợ TK 131 2.681.841 Có TK 711 12.740.871 Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính để xác định kết quả: Nợ TK 711 12.740.871 Có TK 911 12.740.871 - Chi phí hoạt động tài chính tập hợp được là 1.397.018.411, kế toán ghi: Nợ TK 811 1.397.018.411 Có TK 111 470.313.290 Có TK 112 764.410.920 Có TK 131 54.111.223 Có TK 338 108.182.978 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả: Nợ TK 911 1.397.018.411 Có TK 1.397.018.411 - Các khoản thu nhập bất thường tập hợp được là 1.000.985.754. Căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ kế toán ghi các bút toán sau: Nợ TK 111 112.827.863 Nợ TK 131 752.497.982 Nợ TK 138 4.930.711 Nợ TK 159 49.445.046 Nợ TK 331 284.152 Nợ TK 338 81.000.000 Có TK 721 1.000.985.754 Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập hoạt động bất thường để xác định kết quả: Nợ TK 721 1.000.985.754 Có TK 911 1.000.985.754 - Chi phí hoạt động bất thường tập hợp được là 1.349.867.430, kế toán ghi các bút toán sau: Nợ TK 8211 1.349.867.430 Có TK 111 65.884.768 Có TK 112 3.200.000 Có TK 138 33.653.524 Có TK 152 115.396.516 Có TK 153 39.863.980 Có TK 331 717.030.160 Có TK 333 19.403.490 Có TK 336 355.434.992 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động bất thường để xác định kết quả: Nợ TK 911 1.349.867.340 Có TK 821 1.349.867.430 Sau khi tập hợp được các khoản thu nhập và chi phí trên, kế toán tính toán và xác định kết quả tài chính của đơn vị có lãi là 687.647.593, ghi bút toán nộp về Công ty. Nợ TK 911 687.647.593 Có TK 336 687.647.593 Sơ đồ kế toán xác định kết quả tài chính của mỏ than núi hồng Quý IV năm 2001 TK 911 TK 632 22.106.369.644 TK 511 38.865.861.776 TK 632 22.106.369.644 TK 641 5.307.327.799 TK 642 9.178.691.492 TK 811 1.397.018.411 TK 821 1.349.867.430 TK 336 687.647.593 TK 512 147.333.968 TK 711 12.740.871 TK 721 1.000.985.754 1.1.3. Căn cứ vào phương pháp ghi sổ: - Căn cứ vào các bảng phân bổ số1, số 2, số 3, các bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan để ghi vào các cột và các dòng phù hợp trên bảng kê số 5. - Căn cứ vào báo cáo quỹ và các chứng từ gốc (phiếu chi, hoá đơn...) để ghi vào nhật ký chứng từ số 1. Cuối quý, khoá sổ Nhật ký chứng từ số 1, xác định tổng số phát sinh bên có TK 111 đối ứng Nợ của các tài khoản liên quan, làm căn cứ ghi vào các sổ nhật ký khác và sổ cái TK 111. - Căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng và các chứng từ có liên quan để ghi vào Nhật ký chứng từ số 2. Cuối quý, xác định tổng số phát sinh bên có TK 112 đối ứng Nợ của các tài khoản liên quan làm căn cứ ghi vào các sổ nhật ký khác và sổ cái TK 112. - Nhật ký chứng từ số 7: tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn đơn vị, phản ánh toàn bộ số phát sinh bên có của các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào dòng cộng Nợ của các TK 154, TK 111, TK 621, TK 622, TK 627, trên bảng kê số 4 để xác định số tổng cộng Nợ của TK 154, TK 155, TK 621, TK 622, TK 627 ghi vào các cột và dòng phù hợp. Căn cứ vào bảng kê số 5, phần ghi Nợ các TK 641, TK 642 để ghi vào các dòng liên quan trên Nhật ký chứng từ số 7 Nhật ký chứng từ số 7 được ghi vào cuối quý. Khi khoá sổ, xác định số tổng cộng để làm căn cứ ghi vào các sổ liên quan. - Nhật ký chứng từ số 8: Căn cứ vào bảng kê số 8 phần ghi Có để ghi vào các cột ghi có TK 154, TK 155. Căn cứ vào sổ chi tiết các tài khoản 511, 512, 521, 532, 632, 641, 642, 711, 712, 811, 821, 911 phần ghi Có để ghi vào các cột ghi Có tài khoản 511, 512, 521, 532, 632, 641, 642, 711, 712, 811, 821, 911. Nhật ký chứng từ số 8 được ghi vào cuối quý, khoá sổ Nhật ký chứng từ số 8, xác định tổng số phát sinh bên Có của các tài khoản 511, 512, 521, 532, 632, 641, 642, 711, 712, 811, 821, 911 đối ứng Nợ các tài khoản liên quan làm cơ sở ghi sổ cái: Sổ cái TK 511, TK 512: Căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 8 phần ghi Nợ TK 511, TK 512 đối ứng với ghi Có các tài khoản để lên chi tiết cho phần phát sinh Nợ theo từng tài khoản và căn cứ vào dòng tổng cộng ghi Có TK 511, TK 512 lên phần tổng phát sinh Có. Sổ cái TK 511, TK 512 được ghi một lần vào cuối quý - Sổ cái TK 632: Căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 8 phần ghi nợ TK 632 đối ứng với ghi Có các tài khoản để lên chi tiết phần phát sinh Nợ theo từng tài khoản và căn cứ vào dòng tổng cộng ghi có TK 632 để lên cho phần tổng phát sinh Có. Sổ cái TK 632 được ghi một lần vào cuối quý - Sổ cái TK 641: Căn cứ vào các Nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 7 phần ghi Nợ TK 641 để lên chi tiết phần phát sinh Nợ. Và căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 8 phần có TK 641 để lên cho phần tổng phát sinhCó. Sổ cái TK 641 được ghi một lần vào cuối quý - Sổ cái TK 642: Căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 7 phần ghi Nợ TK 642 để lên chi tiết cho phần phát sinh Nợ. Và căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 8 phần tổng Có TK 642 để lên cho phần tổng phát sinh Có. Sổ cái TK 642 được ghi một lần vào cuối quý - Sổ cái TK 911: Căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 8 phần ghi Có cho các TK 632, TK 641, TK 642, TK 811, TK 821 đối ứng với Nợ TK 911 và sổ chi tiết TK 136, TK 336 (theo dõi với Công ty ) để lên chi tiết phần phát sinh Nợ của TK 911. Căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 8 lấy tổng số phát sinh Có của TK 911 để lên cho phần phát sinh Có. 1.2. Hạch toán kết quả tài chính tại Công ty Cuối kỳ, căn cứ vào báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh từ các đơn vị thành viên gửi về báo cáo quyết toán của văn phòng Công ty, kế toán tiến hành tổng hợp xác định kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để xác định kết quả của toàn Công ty, kế toán sử dụng TK 421 " lợi nhuận chưa phân phối". Nội dung kết cấu củaTK 421 TK 421 Lợi nhuận của các đơn vị có lãi nộp về Công ty Số lỗ của các đơn vị bị lỗ chờ Công ty cấp bù SD: phản ánh lỗ của toàn Công ty SD: phản ánh lỗ của toàn Công ty Kế toán ghi các bút toán sau: - Đối với các đơn vị có lãi nộp về Công ty: Nợ TK 136 (1369): Phải thu nội bộ Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối - Đối với các đơn vị bị lỗ, Công ty phải cấp bù: Nợ TK 421: Lợi nuận của phân phối Có TK 336 (3369): Phải trả nội bộ Ví dụ: kết quả tài chính của Công ty năm 2000 - Đơn vị: Đồng Căn cứ vào báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2000 của các đơn vị thành viên và của văn phòng Công ty, kế toán tiến hành tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty qua biểu sau: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001 Đơn vị: Đồng STT Đơn vị Lãi Lỗ 1 XN vật tư vận tải 1.529.814 2 Mỏ than Na Dương 614.480.077 3 Mỏ than Khánh Hoà 29.450.556 4 Mỏ than Núi Hồng 687.647.593 5 Mỏ than Khe Bố 30.983 6 XNDVXD và KTKS 97.777.392 7 Mỏ Suối Bàng 1.176.661.497 8 NM xi măng La Hiên 45.305.903 9 NM cơ khí mỏ 10 XNKDVT và chế tạo BAL 11 XNTDKSTK và DVKT 359.267.191 12 XNDVTH 89.688.113 13 Khách sạn Sầm Sơn 299.039.806 14 Nhà nghỉ Đại Lải 308.364.024 15 Trường Đào tạo nghề mỏ 3.850.350 16 Văn phòng Công ty 1.504.585.756 Cộng 2.984.658.423 2.233.020.631 Kết quả SXKD toàn Công ty 751.637.792 Kế toán ghi các bút toán sau: Nợ TK 136 (1369) 2.984.658.423 Có TK 421 2.984.658.423 Nợ TK 421 2.233.020.631 Có TK 336 (3369) 2.233.020.631 Đồng thời lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Báo cáo kết quả SXKD năm 2001 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Mã số Luỹ kế năm 1 2 3 Doanh thu sản xuất kinh doanh 1 350.735.839.231 Các khoản giảm trừ 3 529.017.538 - Chiết khấu 4 435.321.940 - Giảm giá 5 93.695.598 1. Doanh thu thuần 10 350.206.821.639 2. Giá vốn hàng bán 11 302.558.837.617 3. Lợi tức gộp 20 47.647.984.076 4. Chi phí bán hàng 21 21.965.003.076 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 12.396.757.155 6. Lợi tức thuần hoạt động KD 30 13.286.223.846 - Thu nhập hoạt động tài chính 31 871.776.537 - Chi phí hoạt động tài chính 33 12.771.560.514 7. Lợi tức từ hoạt động tài chính 40 - 11.899.783.977 - Thu phí bất thường 41 3.947.359.401 - Chi phí bất thường 43 4.582.161.478 8. Lợi tức bất thường 50 - 634.802.077 9. Tổng lợi tức trước thuế 60 751.637.792 2. Kế toán phân phối lợi nhuận. Như chúng ta đã biết, lợi nhuận luôn là mục tiêu theo đuổi hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty Than Nội địa nói riêng. Kết thúc một kỳ hạch toán, Công ty thu được một khoản lợi nhuận nhất định và phải tiến hành phân phối khoản lợi nhuận đó. Để lợi nhuận được phân phối một cách công bằng, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì ban lãnh đạo Công ty phải đưa ra được một nguyên tắc phân phối khoa học và hợp lý. Câu hỏi đặt ra là công tác phân phối lợi nhuận của Công ty Than Nội địa hợp lý chưa và có đúng chế độ kế toán hay không. Để trả lời được câu hỏi đó, chúng ta đi xem xét công tác phân phối lợi nhuận ở Công ty. 2.1. Nguyên tắc phân phối lợi nhuận Lợi nhuận của Công ty được phân phối khi báo cáo quyết toán năm được duyệt. Quá trình phân phối lợi nhuận ở Công ty được tiến hành theo trật tự ưu tiên như sau: - Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Trong 3 năm đầu áp dụng thuế thu nhập, đối với ngành than, thuế thu nhập doanh nghiệp, phải nộp là 25% của tổng lợi nhuận trước thuế. - Nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước.Đối với ngành than thuế vốn phải nộp là 3,6% năm trên tổng số vốn ngân sách nhà nước có tại Công ty. - Phân lợi nhuận còn lại được trích vào quỹ của doanh nghiệp như sau: + Trích lập theo quỹ dự phòng tài chính: Trích 10% số lợi nhuận còn lại + Trích lập vào quỹ đầu tư phát triển: Trích 50% số lợi nhuận còn lại. + Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 5% số lợi nhuận còn lại + Phần lợi nhuận còn lạiđược trích lập vào quỹ khen thưởng và phúc lợi. 2.2. Phương pháp kế toán phân phối lợi nhuận Trong quá trình phân phối lợi nhuận tại Công ty Than Nội địa, kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Báo cáo quyết toán năm - Phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng - Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp - Tờ khai thuế vốn - Bảng trích lập các quỹ Để kế toán phân phối lợi nhuận, kế toán sử dụng TK 421 " Lợi nhuận chưa phân phối". Ngoài ra, kế toán phân phối lợi nhuận còn sử dụng các tài khoản: TK 111, TK 112, TK 333, TK 414, TK 415, TK431, TK416 Trình tự kế toán phân phối lợi nhuận ở Công ty Than Nội địa. Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối Có TK333 (3334) : Thuế thu nhập doanh nghiệp Khi nộp: Nợ TK 333 (3334) Có TK 111, 112 - Căn cứ vào báo cáo tăng, giảm vốn kinh doanh, kế toán tính toán số thu trên vốn phải nộp Nợ TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 333 (3335): Thu trên vốn Khi nộp: Nợ TK 333 (3335) Có TK 111, 112 - Căn cứ vào bảng trích lập các quỹ doanh nghiệp, kế toán ghi các bút toán sau: Nợ TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 415 : Quỹ dự phòng tài chính Có TK 414 : Quỹ đầu tư phát triển Có TK 416 : Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Có TK 431 : Quỹ khen thưởng phúc lợi Trình tự kế toán phân phối lợi nhuận ở Công ty Than Nội địa được thể hiện qua sơ đồ sau Sơ đồ phân phối lợi nhuận tại Công ty Than Nội địa TK 421 TK 333 (3334) Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (25% của lợi nhuận trước thuế) TK 333 (3335) Thu trên vốn phải nộp (3,6% trên tổng số vốn ngân sách nhà nước có tai Công ty TK 425, 414, 416, 431 Trích lập quỹ Ví dụ: Tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty trong năm 2000 là 751.637.792 đồng, Công ty tiến hành phân phối như sau: Đơn vị: Đồng - Nộp thuế thu nhập, doanh nghiệp phải nộp = 25% x 751.637.792 = 187.909.448 Kế toán ghi: Nợ TK 421 187.909.448 Có TK 333 (3334) 187.909.448 - Nộp thu trên vốn: Lợi nhuận sau thuế = 751.637.792 -187.909.448 = 563.728.344 Số vốn ngân sách nhà nước có tại Công ty trong năm 2000 là 101.331.532.047, trong đó Vốn cố định: 85.519.865.036 Vốn lưu động: 15.811.667.038 - số thu trên vốn phải nộp = 3,6% x 101.331.532.074 = 3.647.935.155 Số tiền trên vốn phải nộp > lợi nhuận sau thuế, kế toán ghi: Nợ TK 421 563.728.344 Có TK 333 (3335) 563.728.344 Trong một số năm gần đây, do lợi nhuận sau thuế của Công ty luôn nhỏ hơn số thu trên vốn phải nộp. Do đó toàn bộ lợi nhuận sau thuế của Công ty được nộp vào thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Chương III Phương hướng hoàn thiện kế toán xác định kếtquả tài chính và phân phối lợi nhuận ở công tythan nội địa I. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả tài chính, phân phối lợi nhuận nói riêng trong công ty. Nhận xét chung Trải qua một thời gian dài xây dựng và phát triển Công ty Than Nội Địa đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, điều đó được thể hiện qua kết quả sản xuất của công ty, uy tín của công ty trên thị trường, việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, công ty đã giải quyết được phần lớn việc làm cho người lao động, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước… Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty Than Nội Địa cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong một số năm vừa qua do sự bất ổn định về kinh tế chính trị của một số nước bạn hàng trên thế giới làm cho thị truờng xuất khẩu của Tổng công ty Than Việt Nam nói chung và Công ty Than Nội Địa nói riêng không ổn định gặp nhiều khó khăn, sản lượng than xuất khẩu bị ngưng trệ. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ của Công ty Than Nội Địa mà còn ảnh hưởng đến toàn ngành than. Song ban lãnh đạo công ty đã kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục. Công ty cũng đã khẳng định được mình thông qua việc khai thác tốt những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, đồng thời hạn chế, khắc phục những khó khăn gặp phải. Để đạt được những thành công kể trên, công tác quản lý nói chungvà công tác kế toán nói riêng của công ty đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện để đáp ứng kịp thời nhu cầu biến động thường xuyên của nền kinh tế thị trường. Bộ máy quản lý khoa học và hợp lý, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của công ty. Mặc dù đơn vị có 15 đơn vị thành viên nằm rải rác ở các tỉnh cách xa công ty hàng trăm km nhưng do công tác hạch toán kế toán được tổ chức tốt, có quy củ nên công ty vẫn điều hành lập quyết toán kịp thời đảm bảo số liệu được cung cấp đầy đủ, nhanh chóng và chính xác phục vụ ban lãng đạo công ty. Qua thời gian thực tập tại phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Than Nội Địa, em xin đưa ra một số nhận xét sau: Hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán mà công ty áp dụng phù hợp với quy mô hoạt động của công ty: Có nhiều đơn vị thành viên, địa bàn hoạt động rộng và có nhiều đối tượng hạch toán. Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, và áp dụng thống nhất cho tất cả các đơn vị thành viên có nhiều ưu điểm: Sổ sách ghi chép tương đối chặt chẽ, kế toán chi tiết trên cùng trang sổ nên việc kiểm tra đối chiếu số liệu cho việc tổng hợp tài liệu được nhanh chóng. Nhưng có nhược điểm là mẫu sổ phức tạp cho nên không thuận tiện cho việc thực hiện kế toán trên máy vi tính. Về hạch toán ban đầu: kế toán công ty thực hiện sử dụng các chứng từ theo đúng chế độ chứng từ mà chế độ kế toán quy định. Việc sử dụng chứng từ, trình độ luan chuyển chứng từ cũng như việc ghi chép có căn cứ khoa học hợp lý. Điều này giúp cho việc cung cấp thông tin kinh tế cho từng bộ phận có liên quan tại mỗi đơn vị được nhanh chóng, kịp thời giúp cho điều hành cảu ban lãnh đạo công ty nhanh chóng mang lại hiệu quả cao. Kế toán công ty thường xuyên được tập huấn khi có những thay đổi của chế độ để kịp thời áp dụng, thực hiện ghi chép chính xác và đúng quy định. Việc vận dụng hệ thống tài khoản và sổ sách tại các đơn vị thành viên cũng như trên văn phòng công ty nhình chung theo đúng quy định cảu Nhà nước và phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi đơn vị và phù hợp với đặc điểm của công ty. Ngoài các tài khoản tổng hợp, kế toán đã mở các tài khoản chi tiết để tiện cho việc theo dõi cụ thể các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại mỗi đơn vị và toàn công ty. Sổ sách kế toán được ghi chép một cách chính xác, chặt chẽ và phản ánh nhanh chóng đáp ứng kịp thời theo dõi các nghiệp vụ kih tế phát sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty vẫn còn sử dụng một số sổ sách và chứng từ cũ. Về công tác lập báo cáo tài chính: Do đặc điểm của công ty gồm nhiều đơn vị thành viên nằm ở nhiều tỉnh cách xa công ty, cuối kỳ phòng kế toán tài chính tại mỗi đơn vị lập báo cáo quyết toán của đơn vị mình gửi về cho công ty. Phòng kế toán tài chính của công ty sau khi tập hợp báo cáo của tất cả các đơn vị thành viên, tiến hành xử lý chi phí và doanh thu của toàn công ty, sau đó lập báo cáo tài chính chung của toàn công ty. Và như vậy thời gian lập báo cáo tài chính của công ty phụ thuộc vào việc lập báo cáo của các đơn vị thành viên, dẫn đến công tác lập báo cáo của công ty thường bị chậm so với quy định. Nhận xét về kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận Cũng như các doanh nghiệp khác, lợi nhuận luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với Công ty Than Nội Địa. Để lợi nhuận của công ty ngày một nâng cao thì thông tin kế toán cung cấp cho ban lãnh đạo phải chính xác, đặc biệt thông tin từ bộ phận kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính. Và với lợi nhuận đạt được, đòi hỏi công ty phải có chính sách phân phối khoa học, hợp lý nhằm nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Thực tế Công ty Than Nội Địa có đảm bảo được yêu cầu đó không? Sau một thời gian thực tập tại phòng Tài chính – Kế toán, đi sâu tìm hiểu công tác kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận em nhận thấy: Kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận của cônh ty được hạch toán trên cơ sở khoa học của chế độ kế toán mới và tình hình thực tế phát sinh tại công ty. Để phù hợp với mô hình doanh nghiệp có các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, phòng kế toán công ty chỉ đạo bộ phận kế toán ở các đơn vị trực thuộc hoạt động thống nhất, thường xuyên kiểm tra số liệu đảm bảo cung cấp thông tin chính xáccho ban lãnh đạo công ty cũng như các đối thượng liên quan. Kế toán xác định kết quả tài chính của công ty cung cấp những thông tin cụ thể về kết quả của từng hoạt động (hoạt động sản xuất king doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường), hơn nữa kế toán còn xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng nhóm hàng (than sản xuất, kinh doanh xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất cơ khí kinh doanh tổng hợp…), giúp ban lãng đạo công ty có thể đưa ra phương án, biện pháp đối với từng đối tượng cụ thể để kết quả sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả hơn ở kỳ sau. ở các đơn vị thành viên, kết quả tài chính được hạch toán bình thường theo từng hoạt động và từng đối tượng. Khi quyết toán được duyệt, nếu đơn vị có lãi thì nộp về công ty để xác định kết quả chung của toàn công ty, còn đơn vị bị lỗ thì chờ công ty cấp bù lỗ. Nhưng kết quả của các đơn vị không được phản ánh vào TK421 “Lợi nhuận chưa phân phối” mà phản ánh vào TK336 “Phải trả nội bộ” đối với các đơn vị có lãi nộp về công ty và phản ánh vào TK136 “Phải thu nội bộ” đối với các đơn vị bị lỗ chờ công ty cấp bù lỗ. Về chứng từ sử dụng cho kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận thì chủ yếu là chứng từ lập nhưng rất rõ ràng và đảm bảo đúng chế độ chứng từ mà chế độ kế toán quy định. Tại công ty, hàng kỳ kế toán căn cứ vào báo cáo kết quả sản xuất của các đơn vị thành viên và báo cáo của văn phòng công ty để tổng hợp và lập báo cáo của toàn công ty. Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào hạch toán kết quả tài chính nhìn chung đảm bảo đúng chế độ kế toán quy định. Tuy nhiên vẫn còn những nội dung mà kế toán chưa phản ánh đúng theo chế độ kế toán hiện nay. Chẳng hạn như các khoản chiết khấu thương mại, theo chế độ kế toán hiện hành thì phải được phản ánh vào TK811 “Chi phí hoạt động tài chính”, nhưng ở công ty kế toán vẫn phản ánh trên TK521 “ Chiết khấu bán hàng”. Trong một số năm gần đây, công ty gặp nhiều khó khăn, tổng lợi nhuận trước thuế hàng năm đạt được rất thấp cho nên trong năm tài chính công ty không tạm phân phối lợi nhuận mà khi quyết toán năm được duyệt thì công ty mới thực sự phân phối. II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận ở công ty than nội địa Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận Mục đích của việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận nói chung là nhằm đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành nhưng vẫn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho xã hội và cho người lao động một cách tốt nhất. Tức là việc hờn thiện kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận cần đáp ứng được các yêu cầu sau: Hoàn thiện phải trên cơ sở tôn trọng chế độ tài chính, tôn trong chế độ kế toán. Kế toán là cônh cụ quan trong để quản lý tài chính. Tuy vậy, chế độ kế toán của Nhà nước ban hành chỉ mang tính chuẩn mực , các đơn vị kinh tế được phép vận dụng và cải tiến cho phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình chứ không nhất thiết phải dập khuôn hoàn toàn, nhưng trong việc cải tiến đó các đơn vị chỉ được thực hiện trong một chừng mực nhất định mà chế độ cho phép. Hoàn thiện phải trên cơ sở phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng thông tin kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lý. Hoàn thiện phải trên cơ sở tiết kiệm chi phí, vì mục đích của các doanh nghiệp là làm ăn có lãi và đem lại hiệu quả cao. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển thì cơ chế quản lý nói chung cũng như chế độ kế toán nói riêng cũng không ngừng thay đổi để pù hợp với nền kinh tế mới. Công ty Than Nội Địa muốn tồn tại và đứng vững trong điều kiện đó đòi hỏi bộ máy quản lý của công ty phải luôn được hoàn thiện. Và những yêu cầu trên cũng là cơ sở cho việc hoàn thiện bộ máy kế toán của công ty, đặc biệt là kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận. Nội dung hoàn thiện Trên cơ sở những nhận xét và đánh giá tình hình thực tế về kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận tại Công ty Than Nội Địa ta nhận thấy, về cơ bản công tác kế toán của công ty đã tuân thủ thao đúng chế độ kế toán của Nhà nước và Bộ tài Chính quy định và ban hành, phù hợp với điều kiện thực tế tại công ty. Đồng thời đáp ứng được yêu cầy quản lý, tạo diều kiện cho công tác giám đốc quản lý được tài sản tiền vốn. Bên cạnh đó, quá trình kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận ở công ty vẫn còn một số tồn tại, có những vấn đề chưa thực sự hợp lý. Trong thời gian thực tập tại công ty, mặc dù trình độ thực tế chưa nhiều nhưng qua tìm hiểu thực tế tại công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận tại Công ty Than Nội Địa. ý kiến 1: Hạch toán kết quả tài chính ở các đơn vị thành viên Kết quả tài chính ở các đơn vị thành viên được phản ánh vào các TK136 và TK336, sau khi xác định được kết quả tài chính kế toán ghi như sau: Đối với các đơn vị có lãi, hạch toán vào TK336 Nợ TK911 Có TK336 Nộp về công ty để xác định kết quả của toàn công ty Đối với các đơn vị bị lỗ, hạch toán vào TK136 Nợ TK136 Có TK911 Chờ công ty bù lỗ Mặc dù các đơn vị hạch toán phụ thuộc nhưng vẫn xác định kết quả cụ thể của từng hoạt động, từng đối tượng. Do đó, theo em kết quả tài chính của đơn vị nên phản ánh vào TK421 “Lợi nhuận chưa phân phối”. Sau khi xác định được kết quả tài chính của đơn vị, kế toán ghi như sau: Đối với các đơn vị có lãi: + Phản ánh số lãi: Nợ TK911 Có TK421 + Khi nộp lãi về công ty để tổng hợp kết quả của tàon công ty hoặc ghi số phải nộp về công ty: Nợ TK421 Có TK112,336 Đối với đơn vị bị lỗ: + Phản ánh số lỗ Nợ TK421 Có TK911 + Khi công ty cấp bù lỗ hoặc ghi số chờ công ty cấp bù lỗ, kế toán ghi: Nợ TK111,112,136 Có TK421 Số lãi của các đơn vị trực thuộc Khi nộp lãi về công ty hoặc ghi số lãi phải nộp về công ty Số lỗ của các đơn vị trực thuộc TK111,112,136 TK911 TK421 TK111,112,336 Sơ đồ phản ánh như sau Khi được công ty cấp bù lỗ hoặc ghi số chờ công ty cấp bù lỗ TK911 Đối với công ty, cuối kỳ kế toán công ty tiến hành tổng hợp xác định kết quả tài chính của toàn công ty. Được phản ánh trên TK421 theo nội dung sơ đồ sau: TK111,112,336 TK421 TK111,112,136 Số lỗ của các đơn vị bị lỗ công ty phải cấp bù Số lãi các đơn vị nộp để xác định kết quả của toàn công ty SD: Phản ánh số lỗ của toàn công ty SD: Phản ánh số lãi của toàn công ty ý kiến 2: Chiết khấu thương mại Tại các đơn vị trực thuộc, khi phát sinh các chiết khấu thương mại kế toán phản ánh váo TK521 “chiết khấu bán hàng”, kế toán ghi: Nợ TK521 Có TK111,112,131 Cuối kỳ, kết chuyển cùng các khoản giảm trừ để xác định doang thu thuần. Đồng thời tập hợp về công ty, kế toán tại công ty cũng kết chuyển cùng các khoản giảm trừ tập hợp được để xác định doanh thu thuần của toàn công ty. Việc hạch toán như vậy là sai chế độ, theo chế độ kế táon hiện hành thì chiết khấu thương mại phải được hạch toán vào TK811 “Chi phí hoạt động tài chính”. Tức là khi phát sinh các khoản chiết khấu bán hàng kế toán phải ghi như sau: Nợ TK811 Có TK111,112,131 Việc hạch toán chiết khấu thương mại như hiện nay của công ty làm cho kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính bị sai lệch mặc dù kết quả tài chính của mỗi đơn vị và của toàn công ty vẫn chính xác. Ví dụ: Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2001 là 751.637.792 trong đó: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 13.286.223.846 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính : -11.899.783.977 Lợi nhuận từ hoạt động bất thường : -634.802.077 Nếu hạch toán chiết khấu thương mại theo đung chế độ hiện hành thì kết cấu lợi nhuận của công ty sẽ được xác đinh như sau: Các khoản chiết khấu thương mại tập hợp được trong năm là 435.321.940, được hạch toán vào hoạt động tài chính. Các khoản giảm trừ chỉ còn 93.695.598 của giảm giá hàng bán, doanh thu thuần xác định là 350.642.143.633 (tăng435.321.940). Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi, do đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ tăng thêm 435.321.940. Thu nhập hoạt động tài chính không đổi trong khi chi phí hoạt độgn tài chính tăng thêm một khoản của chiết khấu thương mại, chi phí tài chính được xác đinh là 13.206.882.454. Và như vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính sẽ giảm 435.321.940. Lúc này kết cấu lợi nhuận được xác định như sau: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 13.721.545.786 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính : -12.335.105.917 Lợi nhuận từ hoạt động bất thường : -634.802.077 Như vậy, hạch toán chiết khấu thương mại theo đung chế độ kế toán hiện hành giúp cho công ty xác định đúng kết quả của từng hoạt động. Điều đó sẽ giúp cho ban lãnh đạo công ty có thể đưa ra những biện pháp , quyết định đúng đắn đối với từng hoạt động để công tác quản lý có hiệu quả hơn. ý kiến 3: Về kế toán phân phối lợi nhuận Kết quả tài chính của công ty được xác định và xét duyệt chính thức khi kết thúc niên độ kế toán, và tiến hành phân phối lợi nhuận đạt được trong năm theo trình tự sau: Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Nộp thuế vốn Trích lập các quỹ Để sử dụng có hiệu quả số lợi nhuận, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, trích lập các quỹ được kịp thời thì việc phân phối lợi nhuận nên tiến hành theo hai bước: Bước 1: Tạm phân phối theo kế hoạch, được tiến hành hàng quý. Nhưng số tạm phân phối không được vượt quá số lợi nhuận trong kỳ. Bước 2: Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, xác định số lợi nhuận được phân phối chính thức, kế toán tiến hành điều chỉnh theo số thực tế được quyệt. Như vậy, kế toán phân phối lợi nhuận nên thực hiện theo các bước sau: Trong năm tài chính: Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kế hoạch: Nợ TK4212 Có TK333 4 KH Tạm trích lập các quỹ theo kế hoạch: Nợ TK4212 Có TK 414,441.. KH Cuối năm tài chính, kế toán chuyển số lãi chưa phân phối của năm nay thành lãi chưa phân phối của năm trước: Nợ TK4212 Có TK4211 Khi quyết toán được duyệt, xác định số lợi nhuận được phân phối chính thức: -Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, so sáng số đã nộp theo kế hoạch và số phải nộp: + Nếu số phải nộp > số đã nộp thì bổ sung: Nợ TK4211 Có TK333 4 Chênh lệch + Nếu số phải nộp < số đã nộp: Nợ TK3334 Có TK4211 Chêng lệch Nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sach Nhà nước: Nợ TK4211 Có TK333 5 Đối với các quỹ, so sánh giữa số được trích và số đã trích: + Nếu số được trích > Số đã trích thì trích bổ sung: Nợ TK4211 Có TK441,414.. Chênh lệch + Nếu số được trích < Số đã trích thì ghi giảm quỹ: Nợ TK414,415,441… Có TK4211 Chênh lệch Sơ đồ phân phối lợi nhuận của công ty sẽ thay đổi lại như sau: Sơ đồ phân phối lợi nhuận tại Công ty Than Nội Địa Tạm nộp thuế thu nhập DN, thuế vốn và số nộp bổ sung sau quyết toán Tạm trích lập các quỹ và số trích bổ sung sau quyết toán Số tạm nộp > Số quyết toán Số đã trích > Số được trích TK333 TK414,415… TK421 TK333 TK414,415… ý kiến 4: Hình thức kế toán trên máy vi tính Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật cùng với việc hiện đại hoá trong tất cả các lĩnh vực đang diễn ra nhanh chóng thì nhu cầu về thông tin là một vấn đề đặc biệt được quan tâm. Sự ra đời và phát triển của tin học đã đáp ứng nhu cầu này, nhất là trong công tác kế toán. Việc sử dụng kế toán trên máy vi tính sẽ cho thông tin chính xác và nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu quản lý của các nhà lãnh đạo cũng như những đối tác quan tâm. Nhiều phần mềm kế toán ra đời và ngày càng được sử dụng rộng rãi, góp phần đáng kể vào công tác quản lý của doanh nghiệp. Tại Công ty Than Nội Địa, việc áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ như đã nhận xét ở phần trên có nhiều ưu điểm và trước đây là rất phù hợp. Tuy nhiên, trước tình hình thực tế hiện nay, công tác kế toán tại công ty đã được thực hịên trên máy vi tính thì hình thức Nhật ký chứng từ có nhược điểm là mẫu sổ phức tạp không thuận tiện. Mặt khác công ty có nhiều đơn vị thành viên nên số lượng thông tin rất lớn. Vì vậy, hình thức kế toán phù hợp nhất với việc áp dụng kế toán vi tính tại công ty là Nhật ký chung. Với hình thức sổ này, mẫu sổ đơn giản, thuận tiện cho kế táon lên số liệu, thông tin được cập nhật nhanh nhất và tiện theo dõi. Kết luận Qua thời gian thực tập tại phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Than Nội Địa, đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận nói riêng, em nhận thấy kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý doanh nghiệp. Nừu hạch toán kết quả tài chính đúng đắn , chính xác sẽ là một biện pháp tích cực và có hiệu quả nhất góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao tích luỹ vốn. Cũng như vậy nếu lợi nhuận được phân phối đúng đắn, hợp lý sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phát triển, đảm bảo yêu cầu quản lý vốn, đảm bảo lợi ích kinh tế của nhà nước và của người lao động. Công tác kế toán ở Công ty Than Nội Địa nói chung cũng như kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận nói riêng về cơ bản đã góp được phần nào cho nhu cầu quản lý trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, nếu công ty có những biện pháp tích cực nhằm hoàn thiện hơn nữa những tồn tại đó trong công tác kế toán thí vai trò, tác dụng của kế toán trong công ty được phát huy hơn nữa đối với quá trình phát triển của công ty. Để phần nào khắc phục được những nhược điểm đó em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp của mình với mục đích hoàn thiện thêm công tác kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận tại công ty. Do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm còn ít nên các vấn đề đưa ra trong chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cán bộ công ty, của thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Lý luận chung về kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận 3 I. Lý luận chung về kết quả kinh doanh 3 1. Vai trò của kết quả kinh doanh 3 2. Nội dung kết quả kinh doanh 4 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4 2.2. Kết quả hoạt động tài chính 5 2.3. Kết quả hoạt động bất thường 6 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh 7 3.1. ảnh hưởng của doanh thu bán hàng đến kết quả kinh doanh 7 3.2. ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 8 3.3. ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh 9 4. Các biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh 10 4.1. Nâng cao doanh thu bán hàng 10 4.2. Tiết kiệm chi phí kinh doanh 11 II. Nội dung và nguyên tắc phân phối lợi nhuận 12 III. Phương pháp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận Theo chế độ kế toán hiện hành 16 1. Chứng từ sử dụng 16 2. Tài khoản sử dụng 16 3. Trình tự kế toán 17 3.1. Trình tự kế toán xác định kết qủa kinh doanh 17 3.2. Trình tự kế toán phân phối lợi nhuận 18 4. Sổ sách sử dụng 19 IV. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân Phối lợi nhuận 20 1. Yêu cầu quản lý 20 1.1. Yêu cầu quản lý kết quả kinh doanh 20 1.2. Yêu cầu quản lý phân phối lợi nhuận 21 2. Nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận 21 V. ý nghĩa của việc hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán kết quả kinh doanh Và phân phối lợi nhuận 22 1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận 22 2. Nội dung hoàn thiện 23 2.1. Hoàn thiện công tác hạch toán ban đầu 23 2.2. Vận dụng hợp lý hệ thống tài khoản kế toán 25 2.3. Hoàn thiện về sổ sách kế toán 26 2.4. Hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính 27 3. ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 28 Chương II. Thực trạng công tác kế toán kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận Tại Công ty Than nội địa 29 I. Một số nét khái quát về Công ty Than nội địa 29 1. Đặc điểm tổ chức hoàn thiện tổ chức kinh doanh 29 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Than Nội địa 29 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý, sản xuất ở Công ty Than nội địa 30 2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Than nội địa 34 II. Thực trạng kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận tại Công ty Than nội địa 36 1. Kế toán xác định kết quả tài chính 36 1.1. Kế toán xác định kết quả tài chính tại các đơn vị trực thuộc 37 1.2. Hạch toán kết quả tài chính tại Công ty 52 2. Kế toán phân phối lợi nhuận 54 2.1. Nguyên tắc phân phối lợi nhuận 54 2.2. Phương pháp kế toán phân phối lợi nhuận 55 Chương III. Phương hướng hoàn thiện kế toán xác định kết quả tài chính và Phân phối lợi nhuận ở Công ty Than nội địa 58 I. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán nói chung và kết toán xác định Kết quả tài chính, phân phối lợi nhuận nói riêng trong Công ty 58 1. Nhận xét chung 58 2. Nhận xét về kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận 59 II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán xác định Kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận ở Công ty Than nội địa 61 1. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận 61 2. Nội dung hoàn thiện 62 Kết luận 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0096.doc
Tài liệu liên quan