Chuyên đề Hoàn thiện kế toán xuất khẩu rau quả -Nông sản tại Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam

Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng VI đề ra đã thổi một luồng gió mát vào nền kinh tế Việt Nam. Kể từ đó đến nay, thế và lực của Việt Nam trên thị trường quốc tế đã lớn mạnh rất nhiều. Việc Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới đã minh chứng cho điều đó. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hội nhập voíư nền kinh tế thế giới và mở rộng quan hệ với các quốc gia khác nhau trên thế giới. Cùng với việc mở rộng quan hệ đó là sự phát triển của xuất khẩu, sự phát triển này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của đất nước cũng như của nền kinh tế thế giới. Tuy còn gặp nhiều khó khăn do sự biến động của tình hình trong nước và thế giới nhưng nhờ có sự quan tâm đúng mực của Đảng và Nhà nước, của các bộ ngành liên quan, Tổng công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để xứng đáng với vị trí đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả ở Việt Nam. Các sản phẩm của Tổng công ty không ngừng tăng lên về sản lượng và giá trị, đặc biệt là các loại rau quả chế biến, đóng góp một phần đánh để trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Tổng công ty. Mặc dù có rất nhiều cố gắng song do trình độ còn hạn chế và đây cũng là lần dầu tiên tiếp xúc với một Tổng công ty lớn nên bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô cũng như các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh nơi em thực tập để bài viết này của em được hoàn thiện hơn.

doc84 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán xuất khẩu rau quả -Nông sản tại Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quỹ lương 4.176.116.000 4.578.159.263 4.3259.356 6 Thu nhập bình quân(đ/t) 830.000 843.000 850.000 Nguồn: Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam Số liệu trên cho ta thấy được trong những năm gần đây, Tổng công ty đã sản xuất kinh doanh có lãi và phát triển ổn định. Tổng công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước làm cho tổng doanh thu không ngừng tăng, năm sau tăng hơn năm trước.Vốn kinh doanh của Tổng công ty liên tục được bảo toàn, phát triển hàng năm Tổng công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Tổng công ty còn luôn đảm bảo thu nhập hàng năm tăng ít nhất là 10%. 2.2 Thực trạng hạch toán kế toán hoạt động xuất khẩu rau quả- nông sản tại Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam. 2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng. Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam đã được thành lập và hoạt động từ rất lâu. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty luôn tăng dần qua từng năm trong đó bao gồm cả doanh thu của hoạt động xuất khẩu trực tiếp và hoạt động ủy thác. Để quản lý hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả kế toán phải kiểm soát nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các chứng từ. Bởi vì chứng từ là bằng chứng chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh. Và quản lý họat động xuất khẩu hàng hóa cũng vậy tức là quản lý trên cơ sở các chứng từ. Bộ chứng từ của hoạt động xuất khẩu hàng hóa mà công ty sử dụng bao gồm: Hợp đồng xuất khẩu rau quả- nông sản Hóa đơn thương mại Giấy kiểm nhận hàng hóa Hóa đơn vận chuyển Phiếu đóng gói Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Các chứng từ khác có liên quan như: phiếu thu, báo nợ, báo có… 2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng TK 111: “Tiền mặt” 1111: Tiền mặt Việt Nam 11111:Tiền mặt VND tại quỹ công ty 11112: Tiền mặt VND tại chi nhánh TPHCM 11113: Tiền mặt VND tại chi nhánh Hải Phòng 1112: Tiền mặt ngoại tệ 11121: Tiền mặt ngoại tệ tại công ty 111211: Tiền mặt ngoại tệ tại công ty USD 111212: Tiền mặt ngoại tệ tại công ty EUR 111213: Tiền mặt ngoại tệ tại công ty JPY 11122: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh TPHCM 111221: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh TPHCM USD 111222: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh TPHCM EUR 111223: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh TPHCM JPY 11123: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh Hải Phòng 111231: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh Hải Phòng USD 111232: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh Hải Phòng EUR 111233: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh Hải Phòng JPY TK 112: “Tiền gửi ngân hàng” 1121: Tiền VND gửi ngân hàng 11211: Tiền VND gửi ngân hàng tại công ty 112111: Tiền VND công ty gửi tại NH NN&PTNT Hà nội 112112: Tiền VND công ty gửi tại NH VCB 112113: Tiền VND công ty gửi tại NHCP Quân đội 112114: Tiền VND công ty gửi tại CNNHNNPTNT Lạc Trung 112115: Tiền VND công ty gửi tại NHNN&PTNT Bách Khoa 112116: Ký quỹ tiền gửi VND 11212: Tiền VND gửi ngân hàng tại chi nhánh TPHCM 11213: Tiền VND gửi ngân hàng tại chi nhánh Hải Phòng 11214: Tiền CND gửi ngân hàng tại TTXKLĐ 1122: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng 11221: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng tại công ty 112211: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng Nam HN 1122111: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng Nam HN USD 1122112: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng Nam HN EUR 1122113: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng Nam HN JPY 1122114: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng Nam HN SGD 112212: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng Lạc Trung 1122121: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng Lạc Trung tiền gửi 11221211: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng Lạc Trung USD 11221212: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng Lạc Trung EUR 112213: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng VCB 1122131: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng VCB USD 1122132: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng VCB EUR 1122133: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng VCB JPY 1122134: Tiền ngoại tệ công ty gửi chi nhánh ngân hàng VCB SGD 11222: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng chi nhánh TPHCM 11223: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng tại chi nhánh Hải Phòng TK 131: “Phải thu của khách hàng” 1311: Phải thu của khách hàng trong nước 1312: Phải thu của khách hàng nước ngoài 13121: Phải thu của khách hàng nước ngoài XN1 13122: Phải thu của khách hàng nước ngoài XN2 13123: Phải thu của khách hàng nước ngoài XN3 13124: Phải thu của khách hàng nước ngoài Hà Tĩnh 13125: Phải thu của khách hàng nước ngoài Thanh Hoá 13126: Phải thu của khách hàng nước ngoài Đà Nẵng 13127: Phải thu của khách hàng nước ngoài TPHCM 13128: Phải thu của khách hàng nước ngoài Hải Phòng TK 156: “Hàng hóa” 1561: Giá mua hàng hóa nhập khẩu 1562: Giá mua hàng hóa xuất khẩu TK 331: “Phải trả cho người bán” 3311: Phải trả cho người bán trong nước 3312: Phải trả cho người bán nước ngoài 33121: Phải trả cho người bán nước ngoài XN1 33122: Phải trả cho người bán nước ngoài XN2 33123: Phải trả cho người bán nước ngoài XN3 33124: Phải trả cho người bán nước ngoài Hà Tĩnh 33125: Phải trả cho người bán nước ngoài Thanh Hoá 33126: Phải trả cho người bán nước ngoài Đà Nẵng 33127: Phải trả cho người bán nước ngoài TPHCM 33128: Phải trả cho người bán nước ngoài Hải Phòng TK 333: “Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước” TK 511: “Doanh thu bán hàng” 5111: Doanh thu bán hàng trong nước 5112: Doanh thu bán hàng xuất khẩu 51121: Doanh thu bán hàng xuất khẩu XN1 51122: Doanh thu bán hàng xuất khẩu XN2 51123: Doanh thu bán hàng xuất khẩu XN3 51124: Doanh thu bán hàng xuất khẩu Hà Tĩnh 51125: Doanh thu bán hàng xuất khẩu Thanh Hoá 51126: Doanh thu bán hàng xuất khẩu Đà Nẵng 51127: Doanh thu bán hàng xuất khẩu TPHCM 51128: Doanh thu bán hàng xuất khẩu Hải Phòng TK 632: “Giá vốn hàng bán” 6321: Giá vốn hàng bán trong nước 6322: Giá vốn hàng xuất khẩu 63221: Giá vốn hàng xuất khẩu XN1 63222: Giá vốn hàng xuất khẩu XN2 63223: Giá vốn hàng xuất khẩu XN3 63224: Giá vốn hàng xuất khẩu Hà Tĩnh 63225: Giá vốn hàng xuất khẩu Thanh Hoá 63226: Giá vốn hàng xuất khẩu Đà Nẵng 63227: Giá vốn hàng xuất khẩu TPHCM 63228: Giá vốn hàng xuất khẩu Hải Phòng 2.2.3 Phương pháp hạch toán Trong hạch toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa công ty hạch toán theo tỷ giá thực tế Doanh nghiệp theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả Mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá mua bán thực tế Để hiểu rõ về thực trạng hạch toán kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại Tổng công ty chúng ta đi vào nghiên cứu đơn cử một ví dụ về xuất khẩu hàng hóa cho mỗi phương thức xuất khẩu: trực tiếp và ủy thác của công ty. 2.2.3.1 Kế toán hoạt động xuất khẩu trực tiếp Tất cả các mặt hàng trong danh mục hàng xuất khẩu của công ty đều chịu thuế suất thuế GTGT là 0%. Căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu hàng hóa ký với khách nước ngoài công ty tiến hành lập phương án kinh doanh và thu mua hàng hóa để xuất khẩu. Khi mua hàng hóa căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi: Nợ TK 1562: trị giá mua của lô hàng Nợ TK 13311: VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 331: phải trả cho người bán Nếu phát sinh các chi phí trong quá trình mua hàng để xuất khẩu thì tính vào trị giá vốn của hàng hóa và kế toán căn cứ vào các chứng từ như hóa đơn GTGT để ghi nhận chi phí như sau: Nợ TK 1562:chi phí vận chuyển, bốc xếp… Nợ TK 13311: VAT Có T K331: phải trả cho người cung cấp dịch vụ Khi hàng hóa được coi là xuất khẩu công ty ghi nhận công nợ và doanh thu theo tỷ giá thực tế do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố Nợ TK 1312: phải thu của khách hàng nước ngoài Có TK 5112: Doanh thu bán hàng xuất khẩu đồng thời ghi giảm giá vốn Nợ TK 6322: giá vốn của hàng xuất khẩu Có TK 1562: trị giá hàng mua để xuất khẩu Căn cứ vào tờ khai hải quan hàng xuất khẩu kế toán ghi số thuế xuất khẩu phải nộp như sau: Nợ TK 5112 Có TK 3333 Khi nộp tiền thuế xuất khẩu hàng hóa căn cứ vào phiếu chi, biên lai thuế kế toán ghi: Nợ TK 3333 Có TK 111 Khi nhận được tiền do bên nhập khẩu thanh toán căn cứ vào báo có của ngân hàng kế toán ghi giảm công nợ phải thu của khách hàng theo tỷ giá ngày nhận nợ, kế toán tài sản bằng tiền ghi tăng cho tài khoản tiền gửi ngân hàng theo tỷ giá thực tế tại ngày nhận được báo có đồng thời phản ánh chênh lệch tỷ giá vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính như sau: Nợ TK 1122: theo tỷ giá thực tế ngày nhận tiền mặt Nợ TK 635 hoặc Có TK 515: chênh lệch tỷ giá Có TK 1312: theo tỷ giá thực tế ngày nhận nợ Các chi phí trong quá trình gửi hàng đi xuất khẩu được tính vào chi phí bán hàng và được ghi như sau: Nợ TK 641: chi phí bán hàng Có TK 111 Cụ thể ta đi xét ví dụ sau: Khi công ty xuất hàng gửi đi xuất khẩu công ty không sử dụng phiếu xuất kho để ghi nhận cho lượng hàng xuất này. Khi hàng hóa được coi là xuất khẩu công ty ghi nhận doanh thu và ghi giảm giá vốn mà không qua tài khoản 157 “ Hàng gửi đi bán”. Ngày 1/2/2005 công ty đã ký hợp đồng mua 95.000 kg dứa tươi của nông trường Thanh Hoá Ngày 3/2/2005 công ty ký hợp đồng xuất khẩu 2.327 thùng dứa tươi đóng hộp cho công ty Tomen- Nhật Bản. Cước vận chuyển ngày 3/2/2005 là 22.111.600 đồng Trị giá vốn của lô hàng mua như sau: Trị giá mua của lô hàng ngày 1/2/2005 là 330.220.000 đồng Ngày 2/2/2005 căn cứ vào tờ khai số 2855 số thuế xuất khẩu của lô hàng phải nộp là: 73.372.110 đồng thuế suất thuế xuất khẩu là 20% Lô hàng được xuất khẩu ngày 3/2/2005 trị giá hàng XK là 352 311 600, trị giá bán là : 23.270 USD tỷ giá hạch toán là 1USD = 15.795đ quy đổi ra đồng Việt Nam 23.270* 15.795 = 367.549.650 đồng Ngày 30/2/2005 công ty nhận được tiền hàng với tỷ giá thực tế là 1USD = 15.800 đồng Số tiền thực tế công ty nhận được là 15.800* 23.275 = 367.745.000 đồng Chênh lệch tỷ giá giữa ngày nhận nợ và ngày nhận tiền là: 367.745.000 – 367.549.650 = 195.350 đồng Phí hải quan 150.000 đồng Phương pháp kế toán chi tiết như sau: Các chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT Liên 2:Giao khách hàng ngày 01 tháng 02 năm 2005 Đơn vị bán hàng : Nông trường Thanh Hoá Địa chỉ : Thanh Hoá MST: 3900236518-1 Họ tên người mua hàng: Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam Địa chỉ : Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội Số TK : 0011.0000.13441 Mẫu số: 01.GTKT-SB/2004N 0026956 Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MST: 01000107035 Người mua Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ) hoá đơn gtgt Liên 2: Giao khách hàng Ngày 03 tháng 02 năm 2005 Tên đơn vị bán hàng Số tài khoản Địa chỉ Họ tên người mua hàng Địa chỉ : Tổng công ty Rau quả Việt Nam : 0011.0000.13441 : Số 2 Phạm Ngọc Thạch- Hà Nội : Công ty Tomen( Nhật Bản) : 3/14 Tokyo Mẫu số 01 GTKT- 3LLUX/2004N 0091113 Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MST: 0100107035 Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu) Hoá đơn gtgt Liên 3: Nội bộ Ngày 03tháng 02 năm 2005 Đơn vị bán hàng Số tài khoản Họ tên người mua Tên đơn vị Địa chỉ Mẫu số: 01GTKT-3LLLH/2004B : Tổng công ty rau quả Việt Nam : 0011.0000.13441 : Công ty Tomen : 3/14 Tokyo Hình thức thanh toán: điện chuyển tiền MST: Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu) VIETCOMBANK giấy báo có SGD NHNT VN Ngày in: 2/3/2005 Mã VAT:01001124370011 Mã VAT KH: Ngày hạch toán: 30/2/2005 Người ra lệnh: Công ty Tomen Địa chỉ: 3/14 Tokyo Tài khoản nợ: 120401056 Tài khoản có: 0011370076992 Tổng công ty rau quả- nông sản Việt Nam Địa chỉ: Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Hà Nội Tiền có: 23 270 USD Bằng chữ: / Hai mươi ba nghìn hai trăm bảy mươi đô la Mỹ Nội dung: / Ref: ASW 10154/190505 (//) VAL: 05019USD23270,/B.O:/8402000208731000 Tomen interntional company, 3/14 Tokyo/ BEN:/0011370046992 Viet nam national vegetable, fruit and agricultural corporation, 02 pham ngoc thach street/ HA NOI VIETNAm:/ Pmn: PMT BY CONT 0200 TTTT05 4834 3116 0588 Rate: USD 15800 giao dịch viên phòng nghiệp vụ Số chuyển tiền: 01905052082116 Số tham chiếu: ASW 10154/190505 TLX 21050500876 Message: {1:F01BFTVVNVXAXXX6086293498} {2:O1031642050519RZBAATWWAXXX57025099600505200749N} {3:(108:ASW10154/190505A)} {4: :20ASW10154/190505 :23B:CRED :32A:050519USD50000, :33B:USD50000, :50K:/8402000208731000 CUL TO LTD UL.BAITIK BAATYRA, 126, OFFICE B KYRGYZSTAN BISHKEK :52A:CBMWRUMM :53A:CHASUS33 :57A:BFTVVNVX :59:/0011370076992 viet nam national vegetable, fruit and agricultural product corportion, 02 pham ngoc thach street :70:PMT BY CONTR 04 Đ 07/02/05 FOR TEXTILE GOODS :71A: OUR :72:/ACC/PAY VIA 198 TRAN QUANG KHAI // STR Bộ tài chính Tổng cục thuế AX/ 2004 Hải quan... Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập - tự do – hạnh phúc Biên lai thu lệ phí hải quan Liên 2: Giao cho người nộp lệ phí Họ và tên người nộp tiền Địa chỉ Thu lệ phí hải quan Theo giấy báo nộp phí Hoặc tờ khai hàng XK số Hình thức thanh toán Số tiền Băng chữ Người thu tiền (Ký, đóng dấu) :Tổng công ty rau quả Việt Nam : Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội :28855 ngày 2 tháng 2 năm 2005 : Tiền mặt : 150 000 : Một trăm năm mươi nghìn đồng Người viết biên lai (Ký, ghi rõ tên) Mẫu: 01 Ký hiệu: 0045574 tổng công ty rau quả- nông sản việt nam Địa chỉ: Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội Số phiếu: 09/02 TK: 11111 TK đối ứng: 641 Phiếu chi Ngày: 05/02/2005 Người nhận tiền: Địa chỉ: Về khoản: thanh toán phí hải quan lô xuất khẩu dứa Số tiền: 150 000 Bằng chữ: Một trăm năm mươi ngàn đồng Kèm theo chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu) Thủ quỹ (Ký họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Trình tự kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại công ty như sau: Ngày 1/2/2005 công ty mua 95000 kg dứa tươi của nông trườngThanh Hoá với giá 3476 đồng/kg. Căn cứ vào hóa đơn GTGT mà nông trườngThanh Hoá giao kế toán ghi vào sổ NKC đồng thời ghi vào sổ Nhật ký mua hàng, sổ kế toán chi tiết các tài khoản 1562,3311,1331 và sổ cái tài khoản 1562,3311,1331… theo định khoản sau: Nợ TK 15624: 330 220 000 Nợ TK 1331: 16 511 000 Có TK 33114: 346 731 000 Chi phí vận chuyển tính vào giá vốn của hàng mua căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi như sau: Nợ TK 15624: 22 111 600 Có TK 33114: 22 111 600 Ngày 3/2/2005 hàng hóa được xuất khẩu kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi vào sổ NKC , Nhật ký bán hàng sổ chi tiết các tài khoản 1312, 5112 sổ cái các tài khoản 1312, 5112 với tỷ giá thực tế ngày là 1USD = 15 795 đồng theo định khoản kế toán sau: Nợ TK 13124: 367 549 650 Nợ TK 635 : 195 350 Có TK 51124: 367 745 000 Đồng thời kết chuyển giá vốn Nợ TK 63224: 352 311 600 Có TK 15624: 352 311 600 Căn cứ vào tờ khải hải quan kế toán ghi số thuế xuất khẩu phải nộp như sau: Nợ TK 51124:73 372 110 Có TK 3333: 73 372 110 Căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng ngày 30/2/2005 kế toán ghi vào sổ NKC, sổ chi tiết các tài khoản 1312, 1122, sổ cái tài khoản 1312, 1122 với tỷ giá thực tế ngày là 1USD = 15800 theo định khoản: Nợ TK 1122: 367 745 000 Có TK 13124: 367 549 650 Có TK 515: 195 350 Căn cứ vào biên lai hải quan, phiếu chi kế toán ghi sổ NKC, sổ chi tiết tài khoản 111, 641 theo định khoản: Nợ TK 641: 150 000 Có TK 111: 150 000 2.2.3.2 Kế toán hoạt động nhận ủy thác xuất khẩu Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu ủy thác công ty không sử dụng tài khoản ngoài bảng 003 để theo dõi trị giá của hàng hóa nhận ủy thác của khách hàng chỉ theo dõi trên hợp đồng ủy thác và các chứng từ về hàng hóa. Phương pháp kế toán hoạt động nhận ủy thác xuất khẩu tại công ty như sau: Khi nhận được báo có của ngân hàng về việc thanh toán lô hàng nhận ủy thác xuất khẩu kế toán ghi: Nợ TK 1122 Có TK 3388 Chi phí chi hộ cho bên ủy thác căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi Nợ TK 1388 Có TK 111 Khi thanh toán số tiền còn lại trả cho bên ủy thác sau khi đã trừ đi chi phí chi hộ hoa hồng ủy thác kế toán ghi: Nợ TK 3388 Nợ TK 331 Có TK 131 Có TK 138 Thanh toán số tiền còn lại sau khi bù trừ giữa các khoản phải thu phải trảvới bên giao uỷ thác: Nợ TK 331 Có TK 111, 112 Sơ đồ hạch toán tại công ty hoạt động xuất khẩu hàng hóa nhận ủy thác tại Tổng công ty TK 331 TK 111, 112 TK 1388 Tổng st hàng Nộp hộ, chi hộ xuất khẩu TK 333 Thuế XK phải thu TK 511 TK 131 Hoa hồng được hưởng TK 3331 VAT tính trên hoa hồng uỷ thác Để hiểu rõ thêm về việc hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khẩu ủy thác của Tổng công ty chúng ta sẽ đi nghiên cứu kỹ một hợp đồng xuất khẩu ủy thác sau: Hợp đồng ủy thác được ký kết giữa Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam và công ty THHH sản xuất và xuất nhập khẩu An Lạc ngày 10/1/2005 tại Hà Nội: Lô hàng được xuất đi ngày 11 tháng 3 năm 2005 Tên hàng hóa xuất khẩu: Quất sấy xoa đường và cà chua sấy Tổng trị giá lô hàng mà bên nhập khẩu phải thanh toán là 10 995 USD Tỷ giá thực tế ngày 11 tháng 3 năm 2005 là 1USD = 15806 đồng Vậy tổng trị giá tính ra tiền Việt của hợp đồng là 10 995*15806 = 173 786 970 đồng Công ty được hưởng 0,7% tổng trị giá lô hàng 173 786 970* 0,7% = 1 216 732 đồng trong đó doanh thu dịch vụ ủy thác là 1 106 120 đồng thuế GTGT của dịch vụ ủy thác là: 1 106 120*10% = 110 612 đồng Công ty ứng trước cho công ty An Lạc số tiền như sau: Ngày 10/03/2005: 100 000 000 Với lãi suất là 0,8% Ngày 21/03/2005 công ty nhận được báo có của ngân hàng về việc thanh toán lô hàng xuất khẩu ủy thác mứt quất xoa đường và cà chua sấy vì vậy số lãi mà công ty An Lạc phải trả là: 100 000 000*0,8%*11 ngày/30ngày = 293 333 Chi phí ngân hàng ngày 21/03/2005 là 30,81USD*15807 = 487 014 đồng Vậy tổng số tiền công ty còn phải thanh toán cho công ty An Lạc là: 173 786 970 – 100 000 000 – 487 014 – 1 276 732 – 293 333 = 71 729 891 đồng Số tiền này được công ty thanh toán cho công ty An Lạc ngày 05/04/2005 Chứng từ sử dụng như sau: Hóa đơn (GTGT) Mẫu số: 01 GTKT - LL Liên 2: Giao khách hàng 02 – B Ngày 11 tháng 03 năm 2005 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH SX và XNK An Lạc Địa chỉ: Số 6 tổ 51 Nghĩa Tân Cầu Giấy Điện thoại:……………….. MST: 0101054227 Họ tên người mua hàng: Đơn vị : Tổng công ty rau quả- nông sản Việt Nam Địa chỉ: Số 2 Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: 0100107035 STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1*2 1 2 Quất sấy xoa đường Cà chua sấy Xuất theo hợp đồng ủy thác số 01 – 05/XN2 ngày10/0/2005 Tỷ giá 1USD = 15806 đồng Kg kg 7500 1500 1,2 1.33 9000USD 1995USD Cộng tiền hàng: 173 786 970 Thuế suất thuế GTGT: 0% Tiền thuế GTGT 0 Tổng cộng tiền thanh toán: 173 786 970 Sốtiền bằng chữ: Một trăm bảy ba triệu,bảy trăm tám sáu nghìn chín trăm bảy mươi đồng Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) Hóa đơn Mẫu số: 01 GTKT – 3LL Giá trị gia tăng LY/2004B Liên 3: Nội bộ 0028204 Ngày 5 tháng 4 năm 2005 Đơn vị bán hàng: Tổng công ty rau quả - nông sản Việt Nam Địa chỉ: Số 2 Phạm Ngọc Thạch - Hà Nội Điện thoại:………………….MST: 0100107035 Họ tên người mua: Tên đơn vị: Công ty TNHH SX và XNK An Lạc Địa chỉ: Số 6 tổ 51 Nghĩa Tân, Cầu Giấy - Hà Nội Số tài khoản: Hình thức thanh toán: tiền mặt MST: 0101054227 STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1*2 1 Thu phí ủy thác xuất khẩu theo hợp đồng số 01 – 05/XN2 Ngày 10/01/2005 1 106 120 Cộng tiền hàng: 1 106 120 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 110 612 Tổng số tiền thanh toán: 1 216 732 Số tiền viết bằng chữ: Một triệu hai trăm mươi sáu nghìn bảy trăm ba hai đồng Người mua hàng (Ký, ghi họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi họ tên) Tổng công ty rau quả- nông sản Việt Nam Số 2 Phạm Ngọc Thạch - Hà Nội Phiếu chi Số phiếu: 09/04 Ngày: 05/04/2005 Tài khoản: 11111 Tài khoản đ/ư: 338812 Người nhận tiền: Phan Tuyết Nhung Địa chỉ: Phòng KD2 Về khoản: Thanh toán tiền hàng lô hàng mứt quất cà chua Số tiền: 71 729 891 đ Bằng chữ: Bảy mốt triệu bảy trăm hai mươi chín nghìn tám trăm chín mốt đồng Kèm theo: 1 chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền viết bằng chữ: Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Trình tự kế toán xuất khẩu ủy thác như sau: Ngày 10/03/2005 khi công ty tạm ứng tiền hàng cho công ty An Lạc căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi: Nợ TK 338812: 100 000 000 Có TK 11111: 100 000 000 Bút toán này sẽ được phản ánh vào sổ nhật ký chung sổ nhật ký chi tiền sổ chi tiết tài khoản 11111, 3388 Ngày 11/03/2005 lô hàng được xuất khẩu căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán chỉ lưu vào hồ sơ của hàng xuất khẩu ủy thác ngoài ra không có bút toán nào chứng tỏ hàng hóa đã được xuất đi Ngày 21/03/2005 nhận được báo có của ngân hàng về việc bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng lô mứt quất cà chua kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế này vào sổ nhật ký chung nhật ký thu tiền sổ chi tiết tài khoản 1122 theo bút toán: Nợ TK1122: 173 786 970 Có TK 338812: 173 786 970 Ngày 21/03/2005 chi phí ngân hàng và lãi vay ngân hàng chi hộ cho bên ủy thác kế toán ghi Nợ TK338812: 780 347 Có TK 11111: 780 347 Ngày 5/04/2005 thanh toán số tiền hàng cho công ty An Lạc kế toán khấu trừ ngay khoản hoa hồng ủy thác, chi phí chi hộ, khoản tiền ứng trước kế toán ghi như sau: Nợ TK338812: 72 946 623 Có TK 1122: 71 729 891 Có TK 51124: 1 106 120 Có TK 33311: 110 612 Chương 3 Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả, nông sản tại tổng công ty rau quả nông sản việt nam 3.1 Sự cần thiết và nội dung của việc hoàn thiện kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa 3.1.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa Chúng ta đã thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của ngoại thương đối với sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia với câu nói nổi tiếng của trường phái trọng thương họ ví ngoại thương là “một cái máy bơm” nội thương như “ống truyền dẫn” trong quá trình làm tăng của cải xã hội. Ngoại thương sẽ đảm bảo tái sản xuất mở rộng, nâng cao chất lượng của thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Các quốc gia sẽ phát triển kinh tế ngoại thương nhờ vào lợi thế so sánh mà họ có được. Xuất khẩu là một hoạt động mang tính đa dạng và phức tạp bị chi phối bởi khoảng cách địa lý, ngôn ngữ, thời gian vận động của tiền hàng và các yếu tố khác. Nhiệm vụ của kế toán hoạt động xuất khẩu là cung cấp thông tin một cách chính xác kịp thời nhất. Để làm được điều này thì công tác kế toán ở mỗi doanh nghiệp phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý từ việc hạch toán ban đầu cho đến việc áp dụng hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán. Tất cả đều phải dựa vào chế độ kế toán mà Bộ tài chính đã ban hành. Tuy nhiên thực tế công tác kế toán tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay còn nhiều tồn tại cần quan tâm như: các chứng từ ban đầu, hệ thống tài khoản vận dụng cũng như sổ sách kế toán chưa được phân định rõ trách nhiệm vật chất giữa các đơn vị ký hợp đồng xuất nhập khẩu, số liệu kế toán còn mang nặng tính thủ công và tốn sức người, sức của, phản ánh thông tin còn chậm, không mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc đối chiếu sổ sách còn gặp nhiều khó khăn… Chính vì những hạn chế đó các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần không ngừng hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng để đạt được hiệu quả cao nhất 3.1.2 Nội dung hoàn thiện kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa Hoàn thiện kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa thực chất là việc tổ chức công tác kế toán được thực hiện một cách nhịp nhàng, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, thông suốt và giản tiện. Việc hoàn thiện phải đảm bảo cho công tác kế toán phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán cũng như điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế với chi phí thấp nhất. Hoàn thiện kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa được tiến hành trên những nội dung cơ bản sau: Hoàn thiện công tác hạch toán ban đầu Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán do BTC ban hành để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán. Hoàn thiện hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính. a Hoàn thiện công tác hạch toán ban đầu. Hạch toán ban đầu là việc ghi chép, phản ánh và giám đốc toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở cho hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Hạch toán ban đầu là công việc khởi đầu của toàn bộ công việc ghi chép kế toán nhưng nó lại không do cán bộ kế toán trực tiếp thực hiện mà công việc này chủ yếu do cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý ở các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của phòng kế toán. Vì vậy phòng kế toán cần phân công cụ thể cho các cán bộ kế toán chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu ở các bộ phận trong doanh nghiêp: thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu và luân chuyển chứng từ ban đầu kịp thời để đảm bảo việc ghi sổ kế toán. Yêu cầu của việc lập chứng từ ban đầu và hạch toán ban đầu là phản ánh trung thực nội dung kinh tế tài chính đã phát sinh và hoàn thành chính xác về các chỉ tiêu số lượng, giá trị mà nghiệp vụ đó tác động đến tài sản của doanh nghiệp. Tính trung thực và chính xác của hạch toán ban đầu có ý nghĩa quyết định đối với tính trung thực và chính xác của toàn bộ tài liệu kế toán trong doanh nghiệp. Để tổ chức hợp lý hạch toán ban đầu cần phải: Hoàn thiện về bản chứng từ Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngay từ đầu đã được phản ánh trên một bản chứng từ, nó là căn cứ là cơ sở pháp lý đầu tiên để ghi sổ kế toán. Mỗi bản chứng từ cần chứa đựng tất cả các chỉ tiêu đặc trưng cho nghiệp vụ kinh tế đó về nội dung nghiệp vụ, quy mô, thời gian và địa điểm xảy ra nghiệp vụ. Do vậy vấn đề cơ bản để hoàn thiện chứng từ là: Các chỉ tiêu chứng từ cần rõ ràng, số phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế cần ghi cụ thể, chính xác trong chứng từ. Đơn giản hóa biểu mẫu chứng từ thuận tiện cho việc ghi chép và phù hợp với thực tế hiện nay. Chứng từ được lập cần đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo đúng thời gian và địa điểm phát sinh các nghiêp vụ kinh tế. Số lượng chứng từ ít nhưng đảm bảo phản ánh được thông tin một cách đầy đủ nhất. Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chế độ ghi chép ban đầu cho từng bộ phận trong đơn vị giúp họ có thể ghi chép chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mục đích của việc hoàn thiện là đảm bảo cho các chỉ tiêu ghi trên chứng từ được rõ ràng, chính xác. Như vậy chứng từ sau khi được hoàn thiện phải thỏa mãn yêu cầu tính nguyên tắc biểu hiện hài hòa giữa hai mặt: Gọn, dễ lưu chuyển, dễ sử dụng cho máy tính. Rõ ràng: tức diễn đạt rõ ràng, chuẩn xác nội dung nghiệp vụ kinh tế và xác định chính xác các bên tham gia chịu trách nhiệm liên đới. Sau khi hình thành chứng từ ban đầu kế toán cần xác định rõ trách nhiệm của những người lập chứng từ, trách nhiệm thu nhận, kiểm tra chứng từ, thời hạn lập. Hoàn thiện quá trình luân chuyển chứng từ Chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gây ra sự biến động tài sản ở thời gian và địa điểm khác nhau, nó là vật mang thông tin. Do đó để phục vụ công tác kế toán và cung cấp thông tin phục vụ quản lý chứng từ sau khi lập phải được tập trung về bộ phận kế toán để xử lý, luân chuyển một cách khoa học. Luân chuyển chứng từ là quá trình chuyển giao, sử dụng chứng từ, từ khi lập đến khi đưa vào lưu trữ bảo quản. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng loại nghiệp vụ mà chứng từ kế toán được giao cho các bộ phân có liên quan. Quá trình xử lý, luân chuyển chứng từ phải đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, tránh trùng lắp, chồng cheo. Do đó hoàn thiện luân chuyển chứng từ là việc xác định đường vận động của chứng từ sao cho giảm tới mức thấp nhất việc ghi chép sổ kế toán mà lượng thông tin vẫn đầy đủ, đảm bảo cho quản lý, tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. Tùy từng doanh nghiệp cụ thể với quy mô và chức năng nhiệm vụ khác nhau mà đường vận động cụ thể của chứng từ cũng khác nhau. Đặc biệt với hoạt động xuất khẩu hàng hóa số lượng chứng từ nhiều, lập ở các thời gian và địa điểm khác nhau, ngôn ngữ sử dụng khác nhau. Do vậy yêu cầu đặt ra là phải quản lý chặt chẽ về số lượng, tính hợp pháp của chứng từ vì nó không chỉ là cơ sở để ghi chép sổ sách kế toán mà còn là cơ sở để thực hiện nghĩa vụ thanh toán với nhà nước, với các đối tác của doanh nghiệp. b. Hoàn thiện việc vân dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hanh cho phù hợp với doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thường xuyên biến động do tác động của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thông tin và kiểm tra được nhờ chứng từ kế toán. Tuy nhiên do đặc điểm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau do đó thông tin thu thập được rất phân tán, không có hệ thống. Mà yêu cầu quản lý lại rất cần những thông tin tổng hợp về từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn, từng quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường phản ánh quan hệ giữa các mặt, các tài sản, nguồn vốn mà chứng từ kế toán chỉ sao chụp nguyên vẹn nghiệp vụ kinh tế.Tự nó không phản ánh được các mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chính vì vậy mà BTC đã ban hành một hệ thống tài khoản yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng dựa trên tài khoản đó cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện nay được ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/0995 của Bộ trưởng BTC bổ sung thêm một số tài khoản theo thông tư số 10/TT/CĐKT để sử dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Hệ thống tài khoản này bao gồm 74 tài khoản kế toán trong bảng được chia thành 9 loại được đánh số hiệu từ 111 đến 911 và 9 tài khoản kế toán ngoài bảng được đánh số từ 001 đến 009. Tài khoản cấp I và tài khoản cấp II do BTC hoặc ngành chủ quản ban hành. Các doanh nghiệp căn cứ vào yêu cầu quản lý để mở các tài khoản cấp III và cấp IV… nhằm phản ánh chi tiết các chỉ tiêu cần quản lý phục vụ cho việc cung cấp thông tin. Đơn vị phải căn cứ vào nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và hệ thống tài khoản thống nhất của ngành để xác định danh mục tài khoản kế toán tổng hợp, các tài khoản cấp II cần sử dụng để phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra cần xác định các tài khoản kế toán chi tiết phải mở nhằm phục vụ yêu cầu quản lý. c Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán. Sổ kế toán được sử dụng để tập hợp xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hệ thống hóa tình hình và sự vận động của đối tượng kế toán. Thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các chứng từ kế toán được phân loại, tập hợp trên các sổ kế toán theo những tiêu thức nhất định. Cuối kỳ số liệu trên các sổ kế toán được tổng hợp theo những chỉ tiêu kinh tế cần thiết để phản ánh trên các báo cáo tài chính. Hình thức kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm số lượng sổ, kết cấu các loại sổ, mẫu sổ và mối quan hệ giữa các loại sổ kế toán để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp số liệu kế toán từ các chứng từ gốc nhằm cung cấp các chỉ tiêu cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính theo một trình tự và phương pháp nhất định. Hiện nay việc thực hiện chế độ sổ kế toán vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như công tác ghi sổ còn rờm rà, phức tạp, ghi trùng lặp nhiều, mở và ghi sổ kế toán không đúng với nguyên tắc và phương pháp kế toán dẫn đến số liệu kế toán nhiều khi không đầy đủ, chính xác và trung thực. Do vậy cần thiết phải không ngừng hoàn thiện công tác ghi sổ kế toán. Tổ chức hợp lý hệ thống sổ kế toán là công việc quan trọng và cần thiết. Phương pháp hoàn thiện hệ thống sổ kế toán: Phải xây dựng và áp dụng một hệ thống sổ đơn giản, gọn nhẹ, tiện lợi cho công việc ghi chép, giảm tới mức thấp nhất công việc ghi chép của kế toán nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ thông tin, chính xác về tất cả các mặt, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý. Phải căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị cũng như yêu cầu theo dõi chi tiết của từng tài khoản mà mở thêm các sổ chi tiết theo dõi cho chặt chẽ. Ghi chép sổ phải kịp thời toàn bộ các chứng từ phát sinh trong ngày theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán nhằm đảm bảo cho chất lượng các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Hiện nay các doanh nghiệp đều sử dụng một trong năm hình thức sau: Hình thức Nhật ký sổ cái Hình thức Chứng từ ghi sổ Hình thức Nhật ký chứng từ Hình thức Nhật ký chung. Hình thức Kế toán máy d Lựa chọn hình thức kế toán cho phù hợp Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán hợp lý để xây dựng mô hình bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình. Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường áp dụng 1 trong 3 hình thức: Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán Hình thức tổ chức công tác kế toán nửa tập trung nửa phân tán. 3.1.3 Nguyên tắc hoàn thiện Để làm bất cứ điều gì chúng ta cũng đều phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Do đó việc hoàn thiện kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa cũng phải dựa trên 3 nguyên tắc sau: a Hoàn thiện phải phù hợp với cơ chế quản lý và nguyên tắc hạch toán hiện hành về kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa và khả năng thích ứng trong tương lai. Có thể nói các chính sách kế toán của nhà nước là thuộc hệ thống kiến trúc thượng tầng còn hệ thống kế toán của doanh nghiệp là cơ sở hạ tầng. Mà cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt không thể tách rời nhau tác động qua lại với nhau trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng tác động trở lại với cơ sở hạ tầng. Sự quyết định của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng thể hiện ở chỗ cơ sở hạ tầng nào sẽ quyết định kiến trúc thượng tầng ấy. Cụ thể ở đây là hệ thống kế toán của các doanh nghiệp như thế nào thì chính sách kế toán của nhà nước cũng phải thế ấy. Nhà nước không thể đưa ra các chính sách kế toán đi ngược lại với xu hướng chung của các doanh nghiệp. Hoàn thiện chế độ kế toán nói chung và kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng là một tất yếu khách quan trong điều kiện hiện nay. Thực hiện các thay đổi để hoàn thiện theo chủ quan của mỗi doanh nghiệp phải phù hợp với các chuẩn mực mang tính bắt buộc mà nhà nước đã ban hành. Việc này có thể được thực hiện dễ dàng hơn khi mỗi doanh nghiệp biết cách tham khảo những thông tư hướng dẫn của nhà nước về các quyết định kế toán đã ban hành. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường xu hướng hội nhập, các chế độ, chính sách quản lý tài chính cũng từng bước hoàn thiện và đồng bộ hóa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Để hoàn thiện công tác kế toán có cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn lâu dài ngoài việc phải tôn trọng chính sách chế độ kế toán tài chính hiện hành cần phải tính đến xu hướng hoặc đón trước được những thay đổi trong tương lai của các chính sách này. b Hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển khi nó thực sự phù hợp với đặc điểm tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh đó. Do vậy khi thực hiện việc hoàn thiện kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa phải đảm bảo phù hợp với chế độ kế toán của nhà nước nói chung và đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Điều này có nghĩa là việc hoàn thiện phải thể hiện được sự vận động khách quan của mối quan hệ kinh tế liên quan đến quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu. c Hoàn thiện phải mang tính khả thi trên cơ sở tiết kiệm. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều nhằm tới mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận cao với chi phí thấp nhất có thể. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa thì ngoài việc phải dựa trên tính khả thi thì phải tính đến việc hiệu quả. 3.2 Đánh giá về tình hình tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam. Qua quá trình đến thực tập tiếp xúc với thực tế công tác kế toán tại Tổng công ty có thể đánh giá tổng quát về tình hình tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam như sau: 3.2.1 Ưu điểm: Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung và chuyên môn cao. Theo đó mỗi nghiệp vụ từ khi bắt đầu phát sinh đến khi kết thúc đều được theo dõi rất chi tiết và cẩn thận. Việc phát huy tính chuyên môn hóa cao thực sự đảm đương được số lượng công việc kế toán lớn tại công ty tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán quản trị và kế toán tài chính làm động lực cho sự phát triển. Công tác kế toán tại Tổng công ty được tổ chức rất quy củ, mang tính khoa học cao, có kế hoạch xắp xếp chỉ đạo từ trên xuống dưới đồng thời luôn tạo được những thông tin phản hồi từ dưới lên trên. Trong khâu hạch toán ban đầu các chứng từ sử dụng đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ. Công ty đã sử dụng chứng từ theo mẫu thống nhất do BTC ban hành thậm chí còn chi tiết hơn cho mỗi khách hàng, mỗi vụ việc… Các chứng từ luôn được kiểm tra giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời trước khi sử dụng, trên cơ sở đó làm tăng tính chính xác, mức độ trung thực của thông tin kế toán trong doanh nghiệp. Đồng thời Tổng công ty cũng có kế hoạch luân chuyển chứng từ rất khoa học, các chứng từ được phân loại hệ thống hóa theo các nghiệp vụ và trình tự thời gian theo các chuyên môn khác nhau trước khi đi vào khâu lưu trữ. Các chứng từ này được đóng thành quyển tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm trađối chiếu chứng từ và sử dụng sau này. Đối với công tác tổ chức hạch toán tổng hợp công ty đã áp dụng theo chế độ kế toán mới do BTC ban hành theo quyết định số 1141 QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 cùng các văn bản mới về chế độ kế toán liên tục được hoàn thiện. Như trên đã trình bày tính chuyên môn hóa cao của bộ máy kế toán, các tài khoản kế toán theo đó cũng được mở ra rất chi tiết cho từng nghiệp vụ, từng khách hàng, từng tài khoản lớn, từng người thực hiện mảng công việc chuyên môn. Việc mở các tài khoản chi tiết trong hạch toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa trực tiếp và ủy thác đã tạo nên sự thống nhất và dễ nhớ. Đội ngũ nhân viên kế toán của công ty còn rất trẻ, năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được trang bị và có những hiểu biết nhất định về nền kinh tế thị trường. Đặc biệt kế toán trưởng công ty là người dày dặn kinh nghiệm trong nghề, hiểu biết sâu, rộng về chế độ kế toán tài chính, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương, thường xuyên nắm bắt những chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong định hướng phát triển xuất nhập khẩu nên đã đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu của lãnh đạo tránh những bất lợi cho Tổng công ty. Việc bố trí cán bộ kế toán và phân công nhiệm vụ trong bộ máy kế toán của Tổng công ty tương đối khoa học và hợp lý. Do công ty dựa trên nguyên tắc “phân đúng người, đúng việc” đảm bảo sao cho khối lượng và tính chất phức tạp của công việc được giao phù hợp với trình độ nghiệp vụ, tình trạng sức khỏe và khả năng chuyên môn của cán bộ nhân viên kế toán tạo điều kiện phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Nhìn chung công tác kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa và các phần hành kế toán khác được đội ngũ cán bộ kế toán công ty thực hiện tốt. Kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa đã cung cấp được các thông tin cần thiết một cách chính xác, đầy đủ và rõ ràng, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý kinh doanh của công ty, phản ánh sự quản lý sát sao tình hình xuất khẩu hàng hóa và thanh toán tiền hàng giữa công ty và khách hàng. Quy trình hạch toán ban đầu của hoạt động xuất khẩu hàng hóa được tổ chức tốt, sổ sách đầy đủ và chi tiết phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc luân chuyển chứng từ qua các cán bộ nghiệp vụ và các cán bộ kế toán diễn ra nhịp nhàng và đúng thời hạn. Việc bố trí phân công mỗi kế toán viên phụ trách một mảng phần hành kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân nghiên cứu sâu hơn và nâng cao khả năng nghiệp vụ chuyên môn. Hơn nữa cách tổ chức công tác kế toán như vậy còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi các nghiệp vụ về hàng hóa theo trình tự từ khâu mua vào nhập kho và bán ra theo hai dòng vận động của tiền và hàng. Nó hợp với cách hạch toán theo lô của công ty giúp kế toán theo dõi, giám sát được toàn bộ quá trình vận động của hàng hóa từ đầu đến cuối. Việc cài đặt phần mềm kế toán máy trong Tổng công ty là sự thay đổi phù hợp với tình hình mới, một sự đầu tư đúng đắn và rất tốt cho công tác kế toán. Nó giúp cho công việc của mỗi kế toán trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều. Đồng thời nó cho phép cùng một lúc có thể hoàn thiện được khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn với độ chính xác cao. Thêm vào đó việc nối mạng Internet giúp Tổng công ty khai thác được các thông tin quan trọng về thị trường, giá cả…phục vụ đắc lực cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Qua quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty luôn duy trì được mối quan hệ tốt với bạn hàng, các đối tác kinh doanh, ngân hàng, cơ quan thuế… nên đã tạo được lợi thế lớn trợ giúp nhiều cho công ty trong quá trình hoạt động. 3.2.2 Nhược điểm Về tài khoản sử dụng Khi bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng hoặc khi xuất quỹ ngoại tệ trả cho bên ủy thác xuất khẩu kế toán Tổng công ty không sử dụng tài khoản 007 ngoại tệ các loại để phản anh sự tăng giảm ngoại tệ của đơn vị. Khi nhận ủy thác xuất khẩu hàng hóa Tổng công ty không sử dụng tài khoản ngoài bảng 003: “ Hàng hóa nhận giữ hộ, bán hộ” để phản ánh sự tăng giảm của hàng hóa nhận xuất khẩu ủy thác. Về sổ sách kế toán: công ty chưa mở sổ theo dõi sự biến động của ngoại tệ và hàng hóa nhận giữ hộ bán hộ. 3.3 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán hoạt động xuất khẩu rau quả nông sản tại tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam 3.3.1 Hoàn thiện công tác hạch toán ban đầu. Mục đích của việc hoàn thiện hạch toán ban đầu là đưa ra cho kế toán một bộ chứng từ đầy đủ để làm căn cứ ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trong khâu này Tổng công ty đã sử dụng gần như đầy đủ bộ chứng từ cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa tuy nhiên vẫn còn thiếu một số nhân tố như phiếu xuất kho. Tổng công ty không sử dụng phiếu xuất kho hàng hóa cho mỗi lần xuất hàng đi xuất khẩu. Mục đích của phiếu xuất kho là theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư sản phẩm hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong Tổng công ty làm căn cứ để hạch toán chi phí và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư hàng hóa trong kho. Nếu hàng xuất đi mà đúng theo số lượng, chủng loại thì không ảnh hưởng gì đến việc hạch toán tuy nhiên khi có sự làm sai lệch theo ý chủ quan của nhân viên nghiệp vụ như xuất sai hoặc tự đổi cấp chất lượng của hàng hóa thì công ty rất khó kiểm soát. Chính vì vậy công ty nên lập phiếu xuất kho cho mỗi lần xuất hàng xuất khẩu. Mẫu của phiếu xuất kho như mẫu do BTC quy định 3.3.2 Hoàn thiện hệ thống tài khoản sử dụng trong kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại công ty. Trong hệ thống tài khoản kế toán hiện nay Tổng công ty sử dụng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa công ty không sử dụng tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” tài khoản ngoài bảng 003 “Hàng hóa nhận bán hộ nhận ký gửi” và tài khoản 007 “ Ngoại tệ các loại” Thứ nhất hàng hóa ở trong kho là hàng hóa ghi bên nợ của tài khoản 156 khi xuất ra để chuyển đi xuất khẩu hàng hóa sẽ có một thời gian lịch trình lưu chuyển trong nước thì mới đến tay của bên nhập khẩu hoặc đại diện bên nhập khẩu. Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” được mở ra để theo dõi tình hình lưu chuyển đó và theo dõi hàng hóa mua xong gửi đi xuất khẩu ngay không về nhập kho. Tuy nhiên Tổng công ty lại không sử dụng tài khoản 157 cho cả hai quá trình nói trên mà trong cả hai trường hợp đều sử dụng tài khoản 156 và khi nhìn vào không thể biết được là hàng hóa đó ở kho xuất đi bán hay mua gửi đi bán. Hơn nữa kế toán lại ghi giảm ngay giá vốn hàng tồn kho khi gửi hàng đi xuất khẩu lúc này bên nhập khẩu chưa nhận được hàng và chính công ty cũng không quản lý được hàng hóa của mình. Do vậy Tổng công ty nên mở tài khoản 157 để theo dõi tình hình và sự biến động của hàng hóa gửi đi xuất khẩu. Thứ hai khi bên ủy thác xuất khẩu giao hàng cho Tổng công ty lúc này số hàng đó thuộc quyền định đoạt của công ty và công ty phải chịu hoàn toàn về những hư hỏng mất mát của số hàng đó. Trong trường hợp bên giao ủy thác xuất khẩu giao hàng tới cảng thì không cần mở tài khoản 003 để theo dõi. Ngược lại trong trường hợp công ty chịu trách nhiệm giao hàng tới cảng thì công ty nên mở tài khoản 003 để theo dõi tình hình biến động của hàng hóa nhận giữ hộ bán hộ. Thứ ba khi một nghiệp vụ xuất khẩu có giấy báo có của ngân hàng lúc đó ngoại tệ thu được thực chất đã được nhập quỹ. Tuy nhiên Tổng công ty không ghi vào tài khoản 007 mà chỉ theo dõi ngoại tệ trên tài khoản 1122 và chi tiết cho mỗi ngân hàng. Điều này cũng có nghĩa là việc kiểm soát mức tăng của tiền thu vào để so sánh giữa các khoảng thời gian khác nhau việc kiểm tra tổng ngoại tệ nhập quỹ là bao nhiêu đến một thời điểm nào đó là rất phức tạp. Kế toán phải cộng dồn các tài khoản 1122 chi tiết của mỗi ngân hàng theo ngày tiền về rồi cộng tổng số tiền của mỗi ngân hàng với nhau thì mới được chỉ tiêu tổng hợp. Do đó để tiện theo dõi biến động của tổng số ngoại tệ trong quỹ có bao nhiêu và biến động như thế nào thì công ty nên mở tài khoản 007 để theo dõi. 3.3.3 Hoàn thiện hạch toán hoạt động xuất khẩu rau quả, nông sản tại Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam - Đối với hoạt động xuất khẩu trực tiếp: Khi Tổng công ty xuất kho gửi hàng đi xuất khẩu căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 157:Trị giá xuất kho Có TK 156: Trị giá xuất kho Khi Tổng công ty mua hàng gửi thẳng đi xuất khẩu căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu chi, báo nợ … kế toán ghi Nợ TK 157:Trị giá mua của lô hàng Nợ TK 133: VAT Có TK 331, 111,112 Khi bên nhập khẩu chấp nhận thanh toán kế toán ghi Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng tỷ giá hạch toán Nợ TK 635 hoặc Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá Có TK 511: Doanh thu bán hàng xuất khẩu tỷ giá thực tế đồng thời phản ánh giá vốn Nợ TK 632: Trị giá xuất kho Có TK 157: Trị giá xuất kho Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng kế toán ghi: Nợ TK 1122: tỷ giá hạch toán ngày nhận tiền Có TK 131: tỷ giá hạch toán ngày nhận nợ đồng thời ghi Nợ TK 007: ngoại tệ các loại Khi tính thuế xuất khẩu phải nộp căn cứ vào tờ khai hải quan kế toán ghi Nợ TK 511 Có TK 3333 Khi nộp tiền thuế kế toán ghi : Nợ TK 3333 Có TK 111,112 - Đối với hoạt động nhận xuất khẩu ủy thác: Khi nhận hàng hóa kế toán ghi: Nợ TK 003: Trị giá hàng nhận giữ hộ Khi hàng hóa được coi là xuất khẩu kế toán ghi: Có TK 003: Trị giá hàng hóa nhận giữ hộ Phản ánh giá vốn: Nợ TK 635 Có TK 156 Phản ánh doanh thu: Nợ TK 131: Tỷ giá hạch toán Nợ TK 635 hoặc Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá Có TK 511: Tỷ giá thực tế Khi nhận được báo có của ngân hàng kế toán ghi: Nợ TK 1122: tổng số ngoại tệ ghi theo tỷ giá hạch toán Có TK 3388: số tiền phải trả cho bên giao ủy thác đồng thời ghi Nợ TK 007: ngoại tệ các loại Khi thanh toán cho bên giao ủy thác kế toán ghi: Nợ TK 338: Ghi giảm số tiền nhận trước còn lại(nếu có) Nợ TK 331: Ghi giảm số tiền trả bên giao uỷ thác Có TK 131: Bù trừ số hoa hồng uỷ thác XK phải thu Có TK 138: Bù trừ các khoản chi hộ khác 3.3.4 Hoàn thiện sổ kế toán Công ty nên mở thêm sổ TK 007 và TK 003 với cấu trúc sổ như sau: Sổ chi tiết tài khoản 007 Từ ngày… đến ngày… Loại ngoại tệ………… Đơn vị ngoại tệ… Căn cứ để ghi sổ tài khoản 007: “Ngoại tệ các loại” là giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, phiếu chuyển khoản… Phương pháp ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán tiến hành ghi sổ kế toán theo trình tự phát sinh Sổ chi tiết tài khoản 003 Từ ngày… đến ngày… Đơn vị tính: Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Mã KH Mã vụ việc Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày ghi chứng từ Số chứng từ Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) kêt luận Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng VI đề ra đã thổi một luồng gió mát vào nền kinh tế Việt Nam. Kể từ đó đến nay, thế và lực của Việt Nam trên thị trường quốc tế đã lớn mạnh rất nhiều. Việc Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới đã minh chứng cho điều đó. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hội nhập voíư nền kinh tế thế giới và mở rộng quan hệ với các quốc gia khác nhau trên thế giới. Cùng với việc mở rộng quan hệ đó là sự phát triển của xuất khẩu, sự phát triển này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của đất nước cũng như của nền kinh tế thế giới. Tuy còn gặp nhiều khó khăn do sự biến động của tình hình trong nước và thế giới nhưng nhờ có sự quan tâm đúng mực của Đảng và Nhà nước, của các bộ ngành liên quan, Tổng công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để xứng đáng với vị trí đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả ở Việt Nam. Các sản phẩm của Tổng công ty không ngừng tăng lên về sản lượng và giá trị, đặc biệt là các loại rau quả chế biến, đóng góp một phần đánh để trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Tổng công ty. Mặc dù có rất nhiều cố gắng song do trình độ còn hạn chế và đây cũng là lần dầu tiên tiếp xúc với một Tổng công ty lớn nên bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô cũng như các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh nơi em thực tập để bài viết này của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0204.doc
Tài liệu liên quan