Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện

Dịch vụ kiểm toán mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam từ năm 1991, khi đó cả nước chỉ có hai công ty do Bộ Tài chính thành lập để cung cấp dịch vụ này. Cho đến nay, số lượng các Công ty kiểm toán đã tăng lên đáng kể với các loại hình sở hữu: Công ty Nhà nước, Công ty 100% vốn nước ngoài, Công ty liên doanh, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, chứng tỏ kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng và sẽ là công cụ không thể thiếu đối với hầu hết các hoạt động kinh tế, tài chính. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập như hiện nay, thì tính chất của kiểm toán đã có sự thay đổi căn bản, không chỉ thuần tuý là Tổ chức ghi nhận, xử lý và tổng hợp các thông tin kinh tế - tài chính, không chỉ là Công cụ kiểm kê, kiểm soát và đo lường hoạt động và hiệu quả kinh tế - tài chính, mà đã trở thành hoạt động dịch vụ tài chính, một lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh, hỗ trợ hoạt động quản lý. Do vậy, việc nâng cao vị thế và chất lượng hoạt động kiểm toán Việt Nam, là một nhu cầu cấp thiết đòi hỏi sự nỗ lực của cả các cơ quan chức năng và bản thân các Công ty Kiểm toán. Nắm bắt được nhu cầu đó và trên cơ sở nhận thức rõ là một trong những Công ty Kiểm toán của Việt Nam lớn nhất hiện nay, AASC luôn không ngừng hoàn thiện dịch vụ kiểm toán và đã có nhiều đóng góp cho hoạt động kiểm toán Việt Nam. Dịch vụ kiểm toán của AASC đã được khách hàng công nhận và đánh giá cao về chất lượng.

doc86 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
duyệt, đối chiếu với các chính sách về giá, kiểm tra các thủ tục phê duyệt trên Hóa đơn, kiểm tra tờ khai thuế và kiểm tra việc hạch toán ghi sổ. Kết quả kiểm tra thể hiện trên GLV của KTV: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Tên khách hàng: Công ty CP GS Tham chiếu: R1/2 Niên độ kế toán: Năm 2007 Người thực hiện: TTMH Khoản mục: TK 511 Ngày thực hiện: 10/01/2008 Bước công việc: Kiểm tra chứng từ Chứng từ Khách hàng Định khoản Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có 1105 20/01/07 Cửa hàng HN 131 511 90.643.954 ü 3128 18/04/07 Công ty TNHH MT 131 511 115.287.361 ü 3583 25/05/07 Công ty CP NK 131 511 237.965.112 ü 4769 20/09/07 Công ty tư vấn xây dựng NH 131 511 311.895.400 ü … … … … … … … ü: Thỏa mãn các điều kiện kiểm tra Qua kiểm tra chi tiết, KTV nhận thấy không có nghiệp vụ bất thường nào xảy ra. * Kiểm tra tính đúng kỳ Theo kinh nghiệm kiểm toán nhiều năm của KTV, vi phạm tính đúng kỳ là sai phạm thường xảy ra đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp thường có xu hướng khai tăng hoặc ghi giảm doanh thu bằng cách ghi các nghiệp vụ bán hàng năm sau vào năm tài chính hoặc ngược lại. Do vậy, KTV rất chú trọng kiểm tra tính đúng kỳ đặc biệt đối với Công ty TNHH LT vì đây là năm đầu tiên AASC thực hiện kiểm toán tại Công ty. Kiểm toán viên TTL chọn 5 nghiệp vụ bán hàng phát sinh vào những ngày cuối cùng của năm 2007 và 5 nghiệp vụ bán hàng phát sinh đầu tiên trong năm 2008 và tiến hành kiểm tra ngày tháng trên chứng từ, sổ sách. Kết quả như sau: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Tên khách hàng: Công ty TNHH LT Tham chiếu: R1/4 Niên độ kế toán: Năm 2007 Người thực hiện: TTL Khoản mục: TK 511 Ngày thực hiện: 20/02/2008 Bước công việc: Kiểm tra tính đúng kỳ Chứng từ Khách hàng Diễn giải Định khoản Số tiền Ngày Số Nợ Có 28/12/07 8279 Công ty CP Dầu thực vật Cước v/c dầu thực vật 10x40 131 511 94.761.905 ü 29/12/07 8317 Công ty TNHH Vedan Cước v/c hàng 131 511 172.380.952 ü 30/12/07 8331 Công ty 4 Oranges Co.Ltd Cước v/c hàng sơn 31x20 131 511 201.333.333 ü 31/12/07 8357 Công ty TNHH Sứ ĐL Cước v/c 23x40 131 511 232.190.476 ü 31/12/07 8358 Công ty Ajinomoto VN Cước v/c 38x20 131 511 252.850.000 ü 01/01/08 01 Công ty CP VT&TMQT Cước v/c 37x40 131 511 288.952.381 ü 01/01/08 02 Công ty TNHH Nhựa PM Cước v/c hàng 131 511 205.238.095 ü 02/01/08 03 Công ty TNHH một thành viên TM&XNK Prime Cước v/c 55x20 131 511 344.809.524 ü 03/01/08 08 Công ty CP Giấy Tân Mai Cước v/c giấy 131 511 223.956.224 ü 04/01/08 12 Công ty dầu thực vật CL Cước v/c 131 511 381.475.247 ü ü: đã kiểm tra chứng từ Kết luận: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã hạch toán đúng kỳ Tại Công ty CP GS, KTV TTMH cũng tiến hành chọn 5 hóa đơn bán hàng cuối năm 2007 và 5 hóa đơn bán hàng đầu năm 2008. Kết quả kiểm tra thể hiện dưới đây: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Tên khách hàng: Công ty CP GS Tham chiếu: R1/6 Niên độ kế toán: Năm 2007 Người thực hiện: TTMH Khoản mục: TK 511 Ngày thực hiện: 10/01/2008 Bước công việc: Kiểm tra tính đúng kỳ Chứng từ Khách hàng Định khoản Số tiền Ngày Số Nợ Có 27/12/07 5369 Công ty CP VL 131 511 85.267.934 ü 29/12/07 5485 Công ty CP MH 131 511 224.022.346 ü 30/12/07 5870 Cửa hàng NL 131 511 166.602.385 ü 30/12/07 5901 Công ty XD 131 511 198.555.123 ü 31/12/07 8358 Công ty TNHH HT 131 511 284.939.264 ü 01/01/08 1001 Công ty TNHH một thành viên PW 131 511 328.297.156 ü 02/01/08 1002 Cửa hàng NM 131 511 174.834.600 (1) 03/01/08 1004 Công ty CP SG - ĐL 131 511 379.465.100 ü 04/01/08 1010 Công ty xây lắp vật liệu xây dựng TCT 131 511 189.300.485 (2) 04/01/08 1015 Công ty tư vấn xây dựng CTD 131 511 342.711.396 ü ü: đã kiểm tra chứng từ (1), (2): Vi phạm tính đúng kỳ. Hai nghiệp vụ này xảy ra vào ngày 28/12/2007 nhưng đến tháng 01/2008, đơn vị mới ghi sổ doanh thu. * Kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm toán các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty TNHH LT, KTV được biết do đặc trưng của ngành nghề kinh doanh nên tại Công ty chỉ có khoản mục giảm giá hàng bán (TK 532). Do số lượng nghiệp vụ giảm giá hàng bán nhỏ nên KTV tiến hành kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ trong năm 2007. KTV thu thập và kiểm tra các tài liệu có liên quan như: Phê chuẩn của Giám đốc về việc giảm giá hàng bán, sổ Cái, sổ chi tiết TK 532, TK 111… Qua kiểm tra, KTV phát hiện một số khoản tiền khuyến mại đáng ra hạch toán vào chi phí bán hàng thì doanh nghiệp lại hạch toán vào khoản mục giảm giá hàng bán. Cụ thể: Công ty TNHH LT R2/1 SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢN Tài khoản: 532 – Giảm giá hàng bán Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007 Số dư đầu kỳ: 0 TKĐƯ Tên tài khoản Số phát sinh Nợ Có 1111091 Tiền mặt VND tại Hà Nội 11.100.000 (1) 1111093 Tiền mặt VND tại Sài Gòn 4.200.000 (2) 5113091 Doanh thu dịch vụ tàu biển và dịch vụ vận tải 15.300.000 Số dư cuối kỳ: 0 (1): Thanh toán tiền khuyến mại cho khách hàng nhân dịp Tết (2) Thanh toán tiền khuyến mại cho khách hàng nhân dịp 30/04 và 01/05/07 (QĐ 96(26/06/2007)) Thưởng khuyến mại bằng tiền mặt nhưng không có danh sách ký nhận KTV đưa ra ý kiến: điều chỉnh qua TK 641 Nợ TK 641 : 15.300.000 Có TK 532 : 15.300.000 Công ty CP GS R2/2 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 521 Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2007 Ngày Số chứng từ Nội dung TKĐƯ Nợ Có 10/01/2007 2 Chi thanh toán 1111 66.500.000 (1) 14/02/2007 16 Chi thanh toán 1111 17.750.000 19/04/2007 10 Chi thanh toán 1111 14.500.000 31/05/2007 28 Chi thanh toán 1111 16.700.000 31/05/2007 33 Chi thanh toán 1111 13.740.800 20/07/2007 4 Chi thanh toán 1111 57.450.000 (2) 14/08/2007 6 Chi thanh toán 1111 15.300.000 14/09/2007 8 Chi thanh toán 1111 17.100.000 (3) 19/10/2007 20 Chi thanh toán 1111 10.900.000 20/11/2007 9 Chi thanh toán 1111 17.650.000 22/12/2007 12 Chi thanh toán 1111 23.050.000 (4) Cộng 270.640.800 (1): QĐ số 05- QĐ/CT ngày 10/01/2007 về việc khen thưởng đột xuất cho các đại lý thanh toán tiền hàng trong tháng với số tiền là: 15.400.000đ QĐ số 164 – QĐ/CT về việc khen thưởng công tác tiêu thụ xi măng – thưởng cho 43 cửa hàng tiêu thụ với số tiền: 20.100.000 (không có ký nhận) và 155 đại biểu với số tiền: 31.000.000 (không có danh sách của từng người). (2): QĐ số 72 về việc khen thưởng cho đại lý (36 người) với số tiền: 11.650.000 QĐ số 75 (ngày 11/07/2007) về việc khen thưởng cho các cửa hàng tiêu thụ xi măng – 39 cửa hàng với số tiền là :18.800.000 (không có ký nhận) và 135 đại biểu không có danh sách ký nhận tiền với số tiền: 27.000.000 (3): Khen thưởng đột xuất 39 đại lý với số tiền: 17.100.000 (4): Quyết định của Giám đốc Công ty về việc khen thưởng đột xuất cho các đại lý thanh toán tiền hàng trong tháng gồm 45 đại lý: toàn bộ ký thay. 2.3.4.2 Kiểm toán khoản phải thu khách hàng Phải thu khách hàng là một khoản mục trọng yếu, đòi hỏi KTV cần tập trung xem xét vì chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi công nợ của khách hàng qua đó phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. v Đối với Công ty TNHH LT, trước khi tiến hành kiểm toán, KTV yêu cầu phòng kế toán cung cấp sổ Cái, sổ chi tiết TK 131; biên bản đối chiếu công nợ tại ngày 31/12/2007; Bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ; Sổ tổng hợp chữ T của TK 131. Trước tiên, KTV tiến hành phân tích sự biến động số dư cuối kỳ các khoản phải thu giữa kỳ này và kỳ trước. Kết quả thể hiện trên GLV của KTV. Bảng 2.7: Bảng phân tích khoản mục phải thu khách hàng Công ty TNHH LT CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Khách hàng: Công ty TNHH LT Niên độ kế toán: 2007 Tham chiếu: E1/1 Khoản mục thực hiện: Phải thu khách hàng Người thực hiện: NHD Bước công việc: Phân tích Ngày thực hiện: 20/02/2008 Năm 2007 Phải thu khách hàng Đầu kỳ 15.969.094.205 Cuối kỳ 21.349.440.318 Biến động về giá trị 5.380.346.113 Biến động về tỷ lệ 33.69% Qua thu thập tài liệu và tiến hành phân tích, KTV nhận thấy khoản phải thu khách hàng năm 2007 tăng lên tương đối nhiều so với mọi năm, tăng lên 33.69%. Kết hợp với việc phân tích khoản mục DTBH&CCDV, KTV nhận thấy sự tăng lên của khoản phải thu khách hàng tương ứng với sự tăng lên của doanh thu. Đó là do năm 2007, Công ty mở thêm lĩnh vực kinh doanh mới khá hiệu quả. Do vậy sự tăng lên này là hợp lý. Tiếp đó, KTV tiến hành đối chiếu số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên Sổ chi tiết, sổ Cái TK 131 và BCĐKT. Kết quả đối chiếu cho thấy số liệu trùng khớp. KTV thu thập các Biên bản đối chiếu công nợ tại ngày 31/12/2007 và đối chiếu với số liệu trên Sổ. Kết quả kiểm tra cho thấy: Đối với những khách hàng đã phản hồi Biên bản xác nhận công nợ của đơn vị thì số liệu trên Biên bản trùng với số liệu trên sổ. Các Biên bản đối chiếu công nợ có đầy đủ chữ ký, dấu của hai bên. KTV tính: Tỷ lệ tổng số các khoản phải thu đã có xác nhận/Tổng số các khoản phải thu là 80%. Do hạn chế về thời gian và chi phí kiểm toán nên KTV không thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận. Đây là một tồn tại lớn mà AASC cần khắc phục nhanh chóng vì gửi thư xác nhận là một thủ tục kiểm toán quan trọng và hiệu quả đối với khoản mục phải thu khách hàng. Việc kiểm toán khoản phải thu khách hàng tại Công ty CP GS được thực hiện tương tự như tại Công ty TNHH LT. Qua kiểm tra, KTV phát hiện ra hai nghiệp vụ bán hàng hạch toán không đúng kỳ với tổng số tiền là : 364.135.085đ. KTV đã đưa ra bút toán điều chỉnh và yêu cầu đơn vị tiến hành điều chỉnh. Nợ TK 131 (năm 2007) : 364.135.085 Có TK 131 (năm 2008) : 364.135.085 Tỷ lệ tổng số các khoản phải thu đã có xác nhận/Tổng số các khoản phải thu là 50%. Đơn vị giải trình là đã gửi tất cả các Biên bản xác nhận công nợ nhưng khách hàng chưa gửi thư phản hồi về. 2.3.5 Kết thúc kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại hai Công ty * KTV soát xét lại hồ sơ kiểm toán trước khi rời Công ty khách hàng Hoàn tất việc thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tại hai Công ty TNHH LT và Công ty CP GS thực hiện soát xét GLV của các thành viên trong đoàn kiểm toán, xem xét lại các bằng chứng thu thập được. Kết quả soát xét cho thấy công việc kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ, các bằng chứng thu thập được đầy đủ và đáng tin cậy. KTV lưu các GLV, bằng chứng thu thập được tại Công ty nào vào file Hồ sơ kiểm toán của Công ty đó. * Tổng hợp toàn bộ công việc đã thực hiện Hoàn tất việc soát xét, KTV tiến hành tổng hợp toàn bộ công việc đã thực hiện và lập trang kết luận kiểm toán. Trên cơ sở các phát hiện trong quá trình kiểm toán, KTV tiến hành lập Biên bản kiểm toán và gửi một bản cho kế toán trưởng Công ty khách hàng. Nếu có bất đồng ý kiến, hai bên sẽ trao đổi lại để cùng đi đến thống nhất Biên bản kiểm toán. Đoàn kiểm toán sẽ đưa ra các bằng chứng thu thập được chứng minh cho những phát hiện của mình. Về phía kế toán trưởng Công ty khách hàng cũng sẽ đưa ra những giải trình cho những điều không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm toán. Sau khi hai bên thảo luận xong, Biên bản kiểm toán sẽ được thống nhất. * Kiểm soát chất lượng kiểm toán qua ba cấp, lập bản dự thảo, gửi bản dự thảo cho khách hàng và phát hành báo cáo chính thức KTV tiến hành soát xét chất lượng kiểm toán theo mẫu chuẩn Công ty AASC đã thiết lập và chuyển lên lãnh đạo phòng soát xét. Hoàn thành công việc của mình, lãnh đạo phòng có trách nhiệm chuyển bản soát xét lên Ban Giám đốc. Sau khi có đầy đủ sự soát xét ba cấp, KTV dựa vào Biên bản kiểm toán và tài liệu soát xét để lập bản dự thảo Báo cáo kiểm toán. Bản dự thảo này được gửi cho Công ty khách hàng xem xét để đi đến bản dự thảo cuối cùng. Tài liệu soát xét cùng bản Dự thảo báo cáo cuối cùng cần được gửi kèm với bản Báo cáo sẽ chính thức phát hành và gửi cho Ban Giám đốc xem xét lần cuối trước khi phê duyệt phát hành báo cáo. CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Tên khách hàng Công ty CP GS Tham chiếu R1 Niên độ kế toán Năm 2007 Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành Công việc thực hiện đối với phần Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ R1/1 đến R1/6. Các vấn đề phát sinh và kiến nghị Công ty đã hạch toán không đúng kỳ doanh thu: khoản doanh thu phát sinh T12/2007 nhưng đến T1/2008, Công ty mới ghi nhận với tổng số tiền là: 364.135.085đ. Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 511(năm 2008) : 364.135.085 R1/6 Có TK 511 (năm 2007): 364.135.085 Kết luận Dựa vào kết quả công việc, ngoại trừ các vấn đề trên, theo ý kiến tôi: Cơ sở dẫn liệu cho phần Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư (phát sinh) 85.254.870.864 là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước. Người kiểm tra: Người thực hiện: TTMH Ngày Ngày: 11/01/2008 CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Tên khách hàng Công ty CP GS Tham chiếu R2 Niên độ kế toán Năm 2007 Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành Công việc thực hiện đối với phần Chiết khấu thương mại đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ R2/1 đến R2/2. Các vấn đề phát sinh và kiến nghị Hàng tháng đơn vị có chi thưởng đột xuất cho các đại lý nhưng không hạch toán vào chi phí bán hàng mà hạch toán vào chiết khấu thương mại Bút toán điều chỉnh Nợ TK 421 (641) : 270.640.800 R2/2 Có TK 421 (521) : 270.640.800 Kết luận Dựa vào kết quả công việc, ngoại trừ vấn đề nêu trên, theo ý kiến tôi: Cơ sở dẫn liệu cho phần Chiết khấu thương mại là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư (phát sinh) 315.692.800 là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước. Người kiểm tra: Người thực hiện: TTMH Ngày Ngày: 12/01/2008 CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Tên khách hàng Công ty CP GS Tham chiếu E Niên độ kế toán Năm 2007 Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành Công việc thực hiện đối với phần Phải thu khách hàng đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ E1/1 đến E1/10 Các vấn đề phát sinh và kiến nghị Công ty đã hạch toán không đúng kỳ doanh thu: khoản doanh thu phát sinh T12/2007 nhưng đến T1/2008, Công ty mới ghi nhận với tổng số tiền là: 364.135.085đ. Dẫn đến khoản phải thu khách hàng cũng hạch toán không đúng kỳ. Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 131(năm 2007) : 364.135.085 Có TK 131 (năm 2008): 364.135.085 Kết luận Dựa vào kết quả công việc, ngoại trừ các vấn đề trên, theo ý kiến tôi: Cơ sở dẫn liệu cho phần Phải thu khách hàng là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư (phát sinh) 98.003.536.864 là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước. Người kiểm tra: Người thực hiện: HVT Ngày Ngày: 11/01/2008 CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Tên khách hàng Công ty TNHH LT Tham chiếu R1 Niên độ kế toán Năm 2007 Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành Công việc thực hiện đối với phần TK 511 đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ R1/1 đến R1/4. Các vấn đề phát sinh và kiến nghị v Một số khoản doanh thu ghi nhận chưa đủ tiêu chuẩn (chưa có Biên bản giao nhận hàng, đơn vị đã xuất hóa đơn) với tổng giá trị là : 785.467.595 R1/2 v Đơn vị hạch toán doanh thu nhiều trường hợp không đính kèm hoặc không có Biên bản giao nhận hàng hóa hoặc Biên bản đối chiếu hàng tháng có ký xác nhận của hai bên. Đề nghị đơn vị bổ sung đầy đủ. v Một số khoản doanh thu phát sinh từ các tháng khác nhưng đơn vị chưa xuất hóa đơn và chưa hạch toán với giá trị là :1.787.382.857 mặc dù đã có đối chiếu công nợ R1/2 v Đơn vị đang hạch toán một số khoản doanh thu nội bộ vào tài khoản doanh thu bán hàng với tổng số tiền là : 235.446.984 Điều chỉnh khoản doanh thu nội bộ đơn vị hạch toán nhầm: Nợ TK 511 : 201.504.126 R1/3 Có TK 512 : 201.504.126 Điều chỉnh doanh thu nội bộ Công ty CP khoáng sản: Nợ TK 511 : 33.942.858 R1/2 Có TK 512 : 33.942.858 Kết luận Dựa vào kết quả công việc, ngoại trừ các vấn đề nêu trên theo ý kiến tôi: Cơ sở dẫn liệu cho phần TK 511 là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư (phát sinh) 110.287.211.319 là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước. Người kiểm tra: Người thực hiện: TTL Ngày Ngày: 21/02/2008 CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Tên khách hàng Công ty TNHH LT Tham chiếu R2 Niên độ kế toán Năm 2007 Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành Công việc thực hiện đối với phần TK 532 đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ R2/1 đến R2/4 Các vấn đề phát sinh và kiến nghị Khoản khuyến mại chi bằng tiền mặt đơn vị hạch toán vào TK 532, KTV đề nghị hạch toán vào TK 641 Nợ TK 641 : 15.300.000 R2/1 Có TK 532 : 15.300.000 Kết luận Dựa vào kết quả công việc, ngoại trừ vấn đề nêu trên, theo ý kiến tôi: Cơ sở dẫn liệu cho phần TK 532 là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư (phát sinh) 15.300.000 là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước. Người kiểm tra: Người thực hiện: TTL Ngày: Ngày: 21/02/2008 * Đánh giá quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại hai Công ty TNHH LT và Công ty CP GS do AASC thực hiện Qua nghiên cứu cách thức tiến hành kiểm toán tại hai Công ty có thể thấy AASC đã xây dựng một quy trình kiểm toán tương đối chặt chẽ và khoa học, chia thành 5 giai đoạn rõ ràng. Quy trình kiểm toán được thiết kế chung nhưng khi thực hiện thì tùy điều kiện cụ thể mà KTV áp dụng cho linh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí. + Ở giai đoạn lập kế hoạch: Khi tiến hành thu thập thông tin cơ sở về khách hàng, do Công ty CP GS là khách hàng truyền thống đã được AASC kiểm toán nhiều năm và do một KTV phụ trách kiểm toán nên KTV đó nắm bắt rất rõ những thông tin về khách hàng. KTV chỉ cần phỏng vấn để thu thập thêm những thay đổi trong năm tài chính (nếu có). Do vậy tiết kiệm được thời gian kiểm toán. Còn đối với Công ty TNHH LT là khách hàng mới nên Công ty cần thu thập toàn bộ các thông tin về khách hàng. + Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh khác nhau dẫn đến các công việc thực hiện kiểm toán tại hai Công ty khác nhau. Công ty TNHH LT lĩnh vực kinh doanh rộng, đa dạng, doanh thu phát sinh lớn nên KTV thực hiện nhiều thủ tục kiểm tra chi tiết hơn Công ty CP GS. + Công ty CP GS là khách hàng truyền thống, đã được AASC kiểm toán và tư vấn nhiều năm nên sai phạm đối với chu trình bán hàng – thu tiền ít xảy ra. Công ty TNHH LT là khách hàng mới, lại là Công ty mới hoạt động nên khi tiến hành KTV phát hiện ra nhiều sai pham cần điều chỉnh. + Khi thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, KTV nhận thây trong năm 2007, Công ty CP GS không có thay đổi nào đáng kể về hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy KTV chỉ lưu tài liệu vào Hồ sơ kiểm toán năm. Còn đối với Công ty TNHH LT, nhận thấy đây là khách hàng tiềm năng trong tương lai nên KTV lưu trữ tất cả các tài liệu thu thập được vào Hồ sơ kiểm toán chung. PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO AASC THỰC HIỆN 3.1 Đánh giá thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC tại AASC Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, AASC đã tạo lập, nâng cao lòng tin của khách hàng. Dịch vụ kiểm toán của AASC được khách hàng công nhận và đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kiểm toán tại AASC vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để hoạt động kiểm toán ngày càng hoàn thiện, xứng đáng với sự tin cậy của khách hàng. 3.1.1 Những kết quả đạt được Về phương pháp tiếp cận khách hàng: Luôn nhận thức rõ mở rộng thị trường là mục tiêu hàng đầu, AASC rất nhanh nhạy và chủ động trong tìm kiếm khách hàng mới. Khi tìm hiểu và biết khách hàng có nhu cầu kiểm toán, AASC tiến hành gửi thư chào hàng trong đó bày tỏ nguyện vọng được kiểm toán, giới thiệu tổng quan về Công ty kiểm toán AASC, kinh nghiệm của AASC trong hoạt động cung cấp các dịch vụ chuyên ngành… Còn đối với khách hàng truyền thống, AASC luôn không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán để khách hàng ngày càng tin cậy và tiếp tục mời AASC kiểm toán vào năm sau. Có thể thấy cách thức tiếp cận khách hàng của AASC nhanh chóng, chủ động và hiệu quả. Nhờ vậy tiết kiệm được thời gian và chi phí, thị trường ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, AASC cũng rất thận trọng khi tiếp nhận khách hàng. Nếu trong quá trình tìm hiểu nhận thấy Công ty khách hàng có những điểm bất thường như làm ăn phi pháp … thì AASC kiên quyết từ chối cung cấp dịch vụ. Về lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán bán hàng – thu tiền: Để đánh giá hệ thống KSNB trong kế toán và bán hàng, AASC đã thiết lập Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB khá chặt chẽ, các câu hỏi tập trung vào các vấn đề quan trọng, do vậy giúp KTV có thể tiến hành nhanh chóng và không bỏ sót. Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu được thiết kế chi tiết và tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho KTV khi tiến hành.Tuy chương trình kiểm toán được thiết kế theo mẫu sẵn nhưng không cứng nhắc do trong quá trình thực hiện kiểm toán, tùy vào đặc điểm cụ thể của từng khách hàng mà KTV có những thay đổi cho phù hợp. Về kiểm soát chất lượng kiểm toán: Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán tại AASC được thiết lập khá chặt chẽ, theo ba cấp với sự phân công phân nhiệm rõ ràng: trưởng nhóm kiểm toán, Lãnh đạo phòng, Ban giám đốc. Kết thúc quá trình kiểm toán, trưởng nhóm có trách nhiệm soát xét các tổng hợp công việc của KTV, xem xét lại các bằng chứng kiểm toán đã thu thập cùng các nhận xét đánh giá của các KTV khác để đảm bảo tính chính xác của kết luận kiểm toán, sau đó chuyển Hồ sơ kiểm toán lên Lãnh đạo phòng. Lãnh đạo phòng có nhiệm vụ soát xét lại Hồ sơ kiểm toán trước khi trình lên Ban Giám đốc. Ban Giám đốc là người soát xét cuối cùng và quyết định việc phát hành Báo cáo kiểm toán. Do được kiểm soát chặt chẽ như vậy nên chất lượng hoạt động kiểm toán của AASC đã tạo được sự tin tưởng và đánh giá cao nơi khách hàng. Về ghi chép, lưu trữ giấy làm việc, Hồ sơ kiểm toán : Trong quá trình tiến hành kiểm toán, KTV thể hiện các công việc mình đã thực hiện trên các GLV. Do vậy, GLV có vai trò rất quan trọng, là cơ sở đảm bảo bằng chứng có tính thuyết phục cao. Nhận thức rõ điều đó nên tại AASC việc ghi chép và lưu trữ GLV được thực hiện nghiêm túc và khoa học. GLV của khách hàng nào lưu vào file của khách hàng đó theo trình tự ký hiệu tham chiếu Công ty đã quy ước. Ngoài gáy file ghi rõ tên khách hàng, tên hồ sơ là Hồ sơ kiểm toán BCTC, năm được kiểm toán, số thứ tự của file/tổng số file, bộ phận quản lý hồ sơ, rất thuận tiện cho việc tìm kiếm khi cần. Các GLV trong một phần hành được đánh ký hiệu tham chiếu rõ ràng, tham chiếu đến các vấn đề có liên quan, giúp người đọc dễ dàng theo dõi. Các ký hiệu viết tắt giải thích các thủ tục kiểm toán đã thực hiện được ghi bằng mầu mực khác với màu mực ghi chép số liệu để dễ nhận biết. Cách ghi chép, sắp xếp theo trật tự, logic, khoa học này đảm bảo cho những đối tượng khác – không trực tiếp thực hiện kiểm toán – vẫn có thể nắm bắt, tra cứu một cách dễ dàng. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV luôn luôn tuân thủ Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận ở Việt Nam. Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, yêu nghề, có trình độ, chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ KTV nên AASC rất chú trọng vấn đề đào tạo bồi dưỡng nhân tố này thông qua các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện, tài trợ cho nhân viên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ như học ACCA, học cao học… 3.1.2 Tồn tại Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng là một bước công việc quan trọng tuy nhiên do bị giới hạn về thời gian kiểm toán nên KTV chỉ có thể thu thập những thông tin này thông qua trao đổi trực tiếp với nhân viên, Ban giám đốc của khách hàng mà ít có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu các sách báo, tạp chí chuyên ngành, internet… cũng như quan sát trực tiếp hoạt động kinh doanh của khách hàng. Do vậy các thông tin thu thập không được khách quan. Gửi thư xác nhận là một thủ tục kiểm toán hiệu quả, mang lại bằng chứng có độ tin cậy cao và rất cần thiết khi kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền nhưng tại AASC, thủ tục này không được KTV áp dụng do giới hạn về chi phí và thời gian kiểm toán. Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. Cụ thể, các bằng chứng kiểm toán phải chứng minh được rằng các hoạt động kiểm soát cụ thể mà khách hàng thiết lập đối với bộ phận kế toán và bộ phận bán hàng – thu tiền có thích hợp để ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trọng yếu và trong thực tế các hoạt động kiểm soát này có được triển khai theo đúng yêu cầu của thiết kế không. Nếu phát hiện qua kiểm tra trùng với đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB trong kế hoạch kiểm toán thì giữ nguyên các thủ tục kiểm toán theo kế hoạch. Ngược lại, có thể cần thay đổi lại đánh giá hệ thống KSNB trong kế hoạch và mở rộng phạm vi của các thử nghiệm cơ bản. Như vậy, có thể thấy thử nghiệm kiểm soát là một phần công việc rất quan trọng. Tuy nhiên tại AASC, thủ tục này không được thực hiện. Thủ tục phân tích là một phần công việc hiệu quả, kết quả thực hiện thủ tục này có thể làm giảm các kiểm tra chi tiết khác, do vậy tiết kiệm được thời gian cho KTV. Mặc dù tại AASC khi thiết kế chương trình kiểm toán đã xây dựng quy trình phân tích khá chi tiết, tuy nhiên khi thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền, các KTV chủ yếu thực hiện phân tích xu hướng, chủ yếu chỉ so sánh số liệu (doanh thu, các khoản giảm trừ…) kỳ này với kỳ trước mà chưa chú trọng một số thủ tục phân tích khác: so sánh dữ kiện của Công ty khách hàng với dữ kiện của ngành, phân tích các tỷ suất như: Tỷ lệ lãi gộp, Vòng quay HTK, Vòng quay các khoản phải thu… Ngòai ra, theo CMKT Việt Nam số 520, thủ tục phân tích được thực hiện trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. Nhưng thực tế tại AASC, thủ tục phân tích chỉ được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Chu trình Bán hàng – thu tiền tại hai Công ty gồm rất nhiều nghiệp vụ, tất nhiên KTV không thể kiểm tra hết tất cả mà phải tiến hành chọn mẫu. Chọn mẫu kiểm toán là một bước công việc cần thiết, đòi hỏi phải được thực hiện khoa học và hợp lý. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm toán, các KTV chủ yếu dựa vào xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của bản thân để chọn mẫu theo nguyên tắc: tập trung vào các nghiệp vụ bất thường hoặc phát sinh với giá trị lớn. Cách chọn mẫu này có thể không đại diện cho tổng thể, có thể xảy ra sai phạm ở các khoản mục có giá trị trung bình nhưng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Trong thời đại ngày nay – thời đại của công nghệ thông tin, trong khi phần lớn các khách hàng đều áp dụng kế toán máy thì tại AASC vẫn chưa áp dụng phần mềm kiểm toán nào. Khi tiến hành kiểm toán, các KTV gặp khó khăn trong việc kiểm tra các phần mềm kỹ thuật, việc chọn mẫu được thực hiện một cách thủ công nên tốn kém thời gian và công sức. Khi đánh giá hệ thống KSNB, tại AASC mới chỉ áp dụng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB. Bảng này được thiết kế chung nên không được phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp trong khi mạng lưới khách hàng của AASC rất đa dạng. 3.2 Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC tại AASC 3.2.1 Sự cần thiết đưa ra các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC tại AASC Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia vào không ít tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như: các hiệp định thương mại song phương, đa phương, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tham gia Khu vực thương mại ASEAN (AFTA) và gần đây nhất, nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)… Theo đó, các DN, tổ chức kinh tế sẽ phải thực hiện các cam kết về tài chính, minh bạch hóa các thông tin tài chính để quan hệ hợp tác, tạo lòng tin với các đối tác làm ăn. Vì vậy, nhu cầu về kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng và sẽ là công cụ không thể thiếu đối với hầu hết các hoạt động kinh tế, tài chính. Tuy nhiên trên thực tế thị trường tài chính Việt Nam, dịch vụ kiểm toán còn khá mới mẻ với nhiều DN. Các DN, người sử dụng kết quả kiểm toán còn chưa đánh giá đúng giá trị của việc kiểm toán (trừ các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán), số còn lại hầu hết DN, đơn vị kinh tế đều chưa thấy được sự cần thiết thực sự của việc sử dụng dịch vụ kiểm toán như là một công cụ hỗ trợ cho công việc của các nhà quản trị DN. Các DN, kể cả DNNN, DN tư nhân, công ty TNHH… đều sợ công khai các thông tin tài chính sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên không mấy tự giác sử dụng dịch vụ kiểm toán để phục vụ cho các quyết định phát triển sản xuất kinh doanh (trừ một số DNNN bắt buộc phải kiểm toán, thực hiện công khai tài chính). Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán cần nâng cao chất lượng các dịch vụ kiểm toán, mở rộng loại hình dịch vụ: tư vấn cho các DN về tài chính, kế toán, giải pháp quản lý, các quyết định quản trị DN… Có như vậy mới đảm bảo phát triển các dịch vụ kiểm toán, đồng thời giúp DN làm quen với việc sử dụng kết quả kiểm toán để hỗ trợ cho việc quản lý các hoạt động kinh tế tài chính của từng DN trong điều kiện hội nhập. AASC là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực kiểm toán độc lập, là một trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính. Qua 16 năm hoạt động, AASC đã tạo được uy tín và sự tin cậy đối với khách hàng, năng lực và tính chuyên nghiệp của AASC đã được thừa nhận tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, so với ngành nghề kiểm toán trên thế giới thì hoạt động kiểm toán ở Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, hoạt động kiểm toán vẫn còn nhiều hạn chế, qui mô thị trường kiểm toán còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng của kinh tế - xã hội, năng lực của kiểm toán Việt Nam chưa đạt trình độ khu vực và quốc tế. Hơn nữa, sự xuất hiện của các công ty kiểm toán quốc tế càng đặt ra một nhu cầu cấp thiết : đó là cần phải nâng cao năng lực của dịch vụ kiểm toán để ngành kiểm toán Việt Nam hội nhập và phát triển. Sự kiện AASC gia nhập INPACT Quốc tế và trở thành đại diện của INPACT Quốc tế tại Việt Nam là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ kiểm toán Việt Nam đang dần được quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên AASC cần không ngừng nâng cao và hoàn thiện hơn nữa hoạt động kiểm toán của mình như: thực hiện chiến lược quốc tế hóa đội ngũ nhân viên; nâng cao đạo đức, lòng yêu nghề; cung cấp dịch vụ mang tính chuyên nghiệp; xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng; xây dựng thương hiệu kiểm toán… Trong mọi cuộc kiểm toán BCTC thì chu trình bán hàng – thu tiền luôn là một phần hành quan trọng, đòi hỏi phải tập trung nhiều thời gian và chi phí. Bán hàng – thu tiền là chu trình cuối cùng tạo ra doanh thu của DN. Vì vậy, kiểm toán chu trình này chính là kiểm toán kết quả hoạt động kinh doanh của một DN. Hơn nữa, bản thân chu trình bán hàng – thu tiền chứa đựng các khoản mục quan trọng như doanh thu, phải thu khách hàng, tiền… thu hút sự quan tâm của những người sử dụng thông tin trên BCTC. Vì những nguyên nhân trên nên chu trình này thường có nhiều rủi ro đòi hỏi KTV cần đặc biệt chú ý và thận trọng khi tiến hành kiểm toán. Kết quả kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng toàn cuộc kiểm toán, do vậy đặt ra yêu cầu cần phải ngày càng hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình này. Mục tiêu khi kiểm toán không chỉ là phát hiện các gian lận và sai sót mà còn phải đưa ra các ý kiến tư vấn để DN có thể 3.2.2 Các giải pháp KTV cần tăng cường các phương pháp áp dụng khi thu thập thông tin cơ sở về khách hàng. Ngoài việc phỏng vấn nhân viên, Ban Giám đốc Công ty khách hàng, KTV cần liên lạc và trao đổi với các KTV đã tiến hành kiểm toán tại Công ty năm trước kết hợp với thu thập, tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet. Đặc biệt, KTV nên thực hiện quan sát trực tiếp hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nhờ vậy, các thông tin thu thập về khách hàng sẽ mang tính khách quan, giúp KTV đưa ra những đánh giá ban đầu chính xác hơn. Để có sự hiểu biết tốt hơn về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV cần tăng cường phương pháp kiểm tra. Bên cạnh Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB, KTV nên kết hợp sử dụng lưu đồ. Sự kết hợp hai hình thức này sẽ cung cấp cho KTV hình ảnh tối ưu về hệ thống KSNB. Phân tích là một thủ tục kiểm toán đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả đặc biệt đối với một chu trình quan trọng như chu trình bán hàng – thu tiền. Công ty AASC cần tăng cường thực hiện nhiều hơn nữa các thủ tục phân tích: đa dạng hóa các mô hình phân tích, thực hiện thêm các thủ tục phân tích tỷ suất bên cạnh các thủ tục phân tích xu hướng… Cụ thể: Ngoài việc so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, KTV cần so sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành qua đó KTV sẽ biết được mức độ mà doanh nghiệp đạt được so với bình quân chung của ngành. Đặc biệt KTV cần áp dụng thêm thủ tục phân tích tỷ suất. Đối với chu trình bán hàng – thu tiền, KTV cần tập tập trung vào các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp/Doanh thu thuần: thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và giá vốn hàng bán. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả trong tiêu thụ cao. Vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp Tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu/tổng doanh thu, Vòng quay các khoản phải thu , Tỷ lệ Dự phòng phải lập/doanh thu bán chịu Việc phân tích các tỷ suất này sẽ giúp KTV có được những đánh giá chính xác nhất về hoạt động bán hàng – thu tiền của doanh nghiệp. Ngoài ra, Công ty AASC nên xây dựng mô hình phân tích để có thể xác định rõ ràng xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. KTV có thể sử dụng phương pháp loại trừ là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay khi tiến hành phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu: Q: DTBH&CCDV x, y, z, t: là các nhân tố ảnh hưởng Các nhân tố này có quan hệ chặt chẽ với DTBH&CCDV qua công thức: Q=x*y*z*t Chỉ số 0: chỉ giá trị của các nhân tố ở kỳ gốc Chỉ số 1: chỉ giá trị của các nhân tố ở kỳ phân tích Có: Q0=x0*y0*z0*t0 Q1=x1*y1*z1*t1 Ảnh hưởng của các nhân tố x, y, z, t đến mức độ biến động của DTBH&CCDV là: rQ = Q1 - Q0 = rx+ ry + rz + rt Trong đó: rx = (x1 - x0)* y0*z0*t0 ry = (y1 - y0)* x0*z0*t0 rz = (z1 - z0)* x0*y0*t0 Nếu theo phương pháp số chênh lệch rt = (t1 - t0)* x0*y0*z0 Hoặc: rx = x1* y0*z0*t0 - x0*y0*z0*t0 ry = x1*y1*z0*t0 - x1* y0*z0*t0 Nếu theo phương pháp thay thế liên hoàn rz = x1*y1*z1*t0 - x1*y1*z0*t0 rt = x1*y1*z1*t1 - x1*y1*z1*t0 Qua mô hình này, KTV có dự báo được mức độ biến động của DTBH&CCDV khi các nhân tố ảnh hưởng thay đổi. Cuối cùng, Công ty AASC cần tăng cường thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. Công ty kiểm toán AASC cần thiết lập một chương trình kiểm toán mới trong đó hướng dẫn cụ thể và yêu cầu các KTV phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát khi tiến hành kiểm toán do đây là một bước công việc quan trọng nhưng các KTV thường bỏ qua. Để thực hiện thủ tục này, KTV có thể sử dụng các phương pháp: Điều tra; Phỏng vấn; Thực hiện lại; Kiểm tra từ đầu đến cuối và Kiểm tra ngược lại. Tuy nhiên, để bằng chứng thu được có độ tin cậy và đầy đủ, KTV cần tôn trọng các nguyên tắc cơ bản: một là phải thực hiện đồng bộ các biện pháp; hai là các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chủ đạo đươc lựa chọn phải thích ứng với loại hình hoạt động cần kiểm tra và cuối cùng: cần đảm bảo tính kế thừa và phát triển các biện pháp kỹ thuật kiểm tra hệ thống KSNB. Chọn mẫu kiểm toán: để khắc phục tình trạng KTV chọn mẫu dựa vào xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của bản thân, chỉ chú trọng đến các nghiệp vụ phát sinh lớn mà bỏ qua sai phạm: các nghiệp vụ phát sinh có giá trị nhỏ nhưng mang tính hệ thống, AASC cần hoàn thiện quy trình chọn mẫu. Khi thực hiện kiểm toán, KTV nên kết hợp các phương pháp chọn mẫu. Tùy đặc điểm cụ thể mà sử dụng phương pháp nào cho phù hợp mà vẫn tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. Đối với trường hợp tổng thể có quy mô lớn, KTV có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để có được mẫu chọn mang tính đặc trưng, không chịu ảnh hưởng bởi xét đoán chủ quan của KTV. Nhưng trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi có kích cỡ mẫu nhỏ hoặc có các tình huống không bình thường, KTV có thể kết hợp cả chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu theo nhận định nhà nghề để có được những mẫu đại diện. Công ty AASC cần chú trọng thủ tục gửi thư xác nhận vì đây là thủ tục khách quan và quan trọng đặc biệt khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng. Công ty cần có quy đinh cụ thể, rõ ràng các trường hợp bắt buộc phải gửi thư xác nhận và yêu cầu KTV tiến hành nghiêm chỉnh. Trong thời đại của công nghệ thông tin như hiện nay, Công ty AASC nên thiết kế phần mềm kiểm toán phù hợp, giúp giảm rủi ro, tiết kiệm thời gian chi phí kiểm toán và nâng cao kết quả kiểm toán. 3.3 Những kiến nghị để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC tại AASC 3.3.1 Kiến nghị với Công ty kiểm toán AASC Với mục tiêu trở thành Công ty Kiểm toán hàng đầu của Việt Nam vào năm 2010 đòi hỏi AASC cần phải ngày càng hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung và kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền nói riêng. Tuy AASC rất chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán nhưng trong quá trình thực hiện vẫn không tránh khỏi còn những tồn tại cần khắc phục đòi hỏi AASC cần phải đưa ra các chiến lược cụ thể để khắc phục nhược điểm, tiến tới hoàn thiện quy trình kiểm toán. ü Tăng cường xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Khi xây dựng chiến lược phát triển, AASC cần đánh giá tình hình cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành, dự đoán được nguy cơ đe doạ từ các đối thủ tiềm ẩn; Cần có sự phân loại khách hàng để hạn chế bớt quyền lực thương lượng của khách hàng. ü Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ bằng các biện pháp: Tăng cường tính độc lập của Công ty kiểm toán và của KTV; Tăng cường sự kiểm soát chất lượng kiểm toán; Chú trọng vào sự đánh giá chủ quan của khách hàng. Phấn đấu hướng tới mục tiêu cuối cùng là: cung cấp dịch vụ mang tính chuyên nghiệp. ü Mở rộng và nâng cao hiệu quả của các chi nhánh xuất phát từ thực tế hiện nay AASC có mở hai chi nhánh nhưng nhiều khách hàng vẫn yêu cầu được văn phòng Công ty kiểm toán dẫn đến sự lãng phí: các nguồn lực tại chi nhánh không được tận dụng, chi phí kiểm toán tăng. Không ngừng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho KTV, thông qua các chính sách về tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, khen thưởng, xử phạt. Xây dựng chiến lược quốc tế hoá đội ngũ KTV, nâng cao đạo đức, lòng yêu nghề. Đặc biệt trong năm 2008, Công ty cần tăng cường chính sách tuyển dụng để thu hút nguồn nhân lực mới do trong năm 2007, Công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, các chi nhánh tách ra hoạt động riêng nên đội ngũ nhân viên giảm xuống, gây ra sự thiếu hụt KTV trong khi Hợp đồng kiểm toán ngày càng gia tăng. ü Cần tăng cường trao đổi, chia sẻ giữa các công ty kiểm toán về chuyên môn và các vấn đề đào tạo, hợp tác kiểm toán. ü Tăng cường đầu tư để xây dựng thương hiệu kiểm toán. 3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan chức năng Để hoàn thiện công tác kiểm toán cần phải triển khai rất nhiều giải pháp khác nhau, cả về phía nhà nước, phía công ty kiểm toán, kiểm toán viên và phía các đối tượng được kiểm toán. Tức là bên cạnh sự nỗ lực của bản thân các Công ty kiểm toán thì sự quan tâm, chú trọng của các cơ quan chức năng là vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán. Đặc biệt trong bối cảnh nước ta đã gia nhập WTO và thị trường chứng khoán đang trên đà phát triển rất cần thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài thì dịch vụ kiểm toán là một trong những trọng điểm cần được cải tiến không ngừng nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư và góp phần hơn nữa vào việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến ngành kiểm toán đặc biệt là kiểm toán độc lập, tạo mọi điều kiện để kiểm toán độc lập Việt Nam phát triển. Có thể nói hệ thống văn bản pháp luật quản lý lĩnh vực nghề nghiệp và dịch vụ kế toán – kiểm toán đã cơ bản được xây dựng từ không đến có, đáp ứng đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động này. Riêng lĩnh vực kiểm toán độc lập đã có 3 Nghị định được ban hành, đầu tiên là Nghị định 07/CP; sau đó khi ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP còn có thêm Nghị định số 133/2005/NĐ-CP để bổ sung một số nội dung. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính và các ngành hữu quan cũng đã ban hành khá đầy đủ các văn bản hướng dẫn quản lý Nhà nước cho lĩnh vực dịch vụ kế toán – kiểm toán hoạt động. Luật kế toán cũng có những qui định về dịch vụ kế toán, kiểm toán và một số văn bản khác cũng đề cập đến các nội dung liên quan. Về mặt kỹ thuật, đã xây dựng và công bố 26 Chuẩn mực kế toán và 37 Chuẩn mực kiểm toán, cụ thể hoá các nguyên tắc, phương pháp, thủ tục thực hiện trong quá trình kiểm toán dựa trên cơ sở Chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt đã ban hành được Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, theo quan niệm của quốc tế thì đây là Chuẩn mực về chất lượng, có vai trò rất quan trọng. Từ những điều trên, có thể khẳng định Nhà nước rất chú trọng đến lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế: Quy mô thị trường kiểm toán còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng của kinh tế - xã hội. Khách hàng kiểm toán hiện nay chủ yếu là kiểm toán theo luật định bắt buộc. Trong mấy năm qua, các công ty kiểm toán mới được thành lập nhiều dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán ngày càng gay gắt, cả về chất lượng dịch vụ và giá phí. Khách hàng kiểm toán là công ty cổ phần, công ty TNHH và tư nhân còn rất ít do Luật Doanh nghiệp chưa qui định bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính, mặt khác sự hiểu biết của các doanh nghiệp về lĩnh vực này còn hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn thay cho hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước. Khách hàng yêu cầu cơ quan kiểm toán chủ yếu là bị bắt buộc theo yêu cầu của luật định chứ không phải do tự nguyện. Đối với lĩnh vực kiểm toán độc lập mặc dù đã đi vào hoạt động 17 năm nhưng vẫn còn những yếu kém do hệ thống luật pháp liên quan tới hoạt động dịch vụ kiểm toán và kế toán của Việt Nam chưa thật hoàn chỉnh và đồng bộ; Trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và kế toán của các công ty kiểm toán còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa các công ty kiểm toán còn mang nặng lợi ích kinh tế cục bộ; Nhà nước chưa có hướng dẫn thống nhất qui trình nghiệp vụ kỹ thuật, chưa thực hiện các biện pháp quản lý và chưa có qui chế về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán… Vai trò và tác động của Hội nghề nghiệp chưa đủ mạnh Những hạn chế trên đặt ra nhu cầu cấp thiết: đó là Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động kiểm toán để hoạt động này ngày càng hoàn thiện, hướng tới mục tiêu được quốc tế thừa nhận. * Về phía Nhà nước: Chính phủ cần sớm ban hành Luật Kiểm toán độc lập, nhằm kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và xem đây là giải pháp cấp bách nhất. Cần tiếp tục ban hành đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các chuẩn mực của Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế, đồng thời hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực phù hợp với thực tế. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về kiểm toán, trước hết là quy định pháp lý về kiểm toán độc lập, về kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Rà soát và bổ sung những quy định pháp lý về kiểm toán nhà nước, về hành nghề kiểm toán đảm bảo một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho kiểm toán trong kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc các nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực quốc tế về kiểm toán. Nghiên cứu và điều chỉnh các quy định pháp lý về tiêu chuẩn, chức danh, chức năng và quyền hạn của kiểm toán viên và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, tránh sự nhầm lẫn và ngộ nhận như hiện nay. Sớm có sự thống nhất trong các Hội viên AFA và phù hợp tiêu chuẩn, tiêu chí của Việt Nam. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về trách nhiệm của các công ty kiểm toán đối với chất lượng hoạt động kiểm toán, các quy định rõ hơn về bảo hiểm nghề nghiệp bắt buộc, tăng cường các chế tài xử phạt hành vi vi phạm đạo đức hành nghề của kiểm toán viên. Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán ở mọi trình độ, mọi cấp độ; thi tuyển kiểm toán viên. Tích cực tham gia và thúc đẩy các thành viên của AFA sớm tạo lập quan hệ hợp tác trong đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ hành nghề và quy chế công nhận chứng chỉ hành nghề giữa các tổ chức thành viên. Sớm hình thành chương trình và nội dung đào tạo, huấn luyện kiểm toán dùng chung cho các nước ASEAN. Phát huy hơn nữa vai trò của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) trong việc thúc đẩy ngành kiểm toán độc lập phát triển thông qua việc chuyển giao một số chức năng của Bộ Tài chính cho Hiệp hội. Về phía các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp: Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA), thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, thành viên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). Hội đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động, góp phần xứng đáng và quan trọng vào sự phát triển nghề nghiệp trong khu vực và nâng cao vị thế AFA trong khu vực cũng như trong nghề nghiệp kế toán thế giới. Hội đã liên tiếp đưa ra các sáng kiến nghề nghiệp, trong đó có sáng kiến về hợp tác đào tạo và huấn luyện nghề nghiệp, thống nhất chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ hành nghề và thừa nhận chứng chỉ hành nghề kế toán và kiểm toán. Hội và các tổ chức thành viên đang tích cực triển khai công việc quản lý hành nghề kế toán và kiểm toán do Bộ tài chính chuyển giao. Trong thời gian tới Hội cần đổi mới mạnh hơn, nhiều hơn cả về tổ chức, phương thức họat động và nội dụng hoạt động để làm trọn chức năng là nơi tập hợp và kiểm soát nghề nghiệp. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) mới được thành lập năm 2005 nhưng nhiệm vụ của VACPA là vô cùng to lớn. Để ngày càng hoàn thiện công tác kiểm toán, VACPA cần thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán tiến tới thành lập bộ phận kiểm định chất lượng kiểm toán của các công ty thành viên. Bên cạnh đó, Hiệp hội cần triển khai việc áp dụng quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo và kỳ thi kiểm toán viên hành nghề để có thể lựa chọn được những kiểm toán viên giỏi phục vụ cho sự phát triển của ngành Kiểm toán Việt Nam. KẾT LUẬN Dịch vụ kiểm toán mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam từ năm 1991, khi đó cả nước chỉ có hai công ty do Bộ Tài chính thành lập để cung cấp dịch vụ này. Cho đến nay, số lượng các Công ty kiểm toán đã tăng lên đáng kể với các loại hình sở hữu: Công ty Nhà nước, Công ty 100% vốn nước ngoài, Công ty liên doanh, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, chứng tỏ kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng và sẽ là công cụ không thể thiếu đối với hầu hết các hoạt động kinh tế, tài chính. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập như hiện nay, thì tính chất của kiểm toán đã có sự thay đổi căn bản, không chỉ thuần tuý là Tổ chức ghi nhận, xử lý và tổng hợp các thông tin kinh tế - tài chính, không chỉ là Công cụ kiểm kê, kiểm soát và đo lường hoạt động và hiệu quả kinh tế - tài chính, mà đã trở thành hoạt động dịch vụ tài chính, một lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh, hỗ trợ hoạt động quản lý. Do vậy, việc nâng cao vị thế và chất lượng hoạt động kiểm toán Việt Nam, là một nhu cầu cấp thiết đòi hỏi sự nỗ lực của cả các cơ quan chức năng và bản thân các Công ty Kiểm toán. Nắm bắt được nhu cầu đó và trên cơ sở nhận thức rõ là một trong những Công ty Kiểm toán của Việt Nam lớn nhất hiện nay, AASC luôn không ngừng hoàn thiện dịch vụ kiểm toán và đã có nhiều đóng góp cho hoạt động kiểm toán Việt Nam. Dịch vụ kiểm toán của AASC đã được khách hàng công nhận và đánh giá cao về chất lượng. Thời gian thực tập tại Công ty AASC, được trực tiếp tham gia vào cuộc kiểm toán, đã giúp em có được những kinh nghiệm thực tiễn hữu ích về quy trình tiến hành kiểm toán đặc biệt đối với công tác kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu, em nhận thấy Công ty AASC đã xây dựng quy trình kiểm toán khá hoàn thiện tuy nhiên không tránh khỏi vẫn còn những tồn tại. Em cũng đã mạnh dạn đề nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung và kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền nói riêng. Nhưng do hạn chế về thời gian và nhận thức, kinh nghiệm và tư liệu nghiên cứu có hạn nên đề tài của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo của các thầy cô. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Hoa cùng toàn thể các anh chị phòng Kiểm toán 5 – Công ty Kiểm toán AASC đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm tại Công ty AASC Lý thuyết kiểm toán – Nhà xuất bản tài chính Hà Nội tháng 1/2005. Giáo trình kiểm toán tài chính – Nhà xuất bản ĐH KTQD/2006 MỤCLỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32915.doc
Tài liệu liên quan