Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam thực hiện

Qua việc nghiên cứu về hoạt động kiểm toán của Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam (AACC) em càng thấy rõ được vai trò của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù với thời gian thực tập chưa được nhiều, song em đã nắm bắt được những nét khái quát sơ bộ về Công ty, cách thức tổ chức hoạt động trong công việc, hệ thống bộ máy quản lý, các dịch vụ cung cấp cho khách hàng và thành tích mà AACC đã đạt được trong những năm vừa qua. Đồng thời, qua thời gian thực tập tại AACC em đã được các anh, chị KTV chỉ bảo hướng dẫn tận tình nên đã có thêm nhiều thực tế về hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Bản thực tập này chỉ đề cập đến một phần nhỏ trong hoạt động kiểm toán tài chính của các doanh nghiệp nên chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Mặt khác, do còn hạn chế nhiều về mặt kiến thức nên em mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa để giúp bản thực tập này được hoàn thiện hơn.

doc88 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh toán ngay khi giao nhận COD (Cash on delivery) nên hình thức thanh toán thường qua ngân hàng hoặc thanh toán trực tiếp. Thời gian thanh toán nhanh nên Công ty không trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi. 3. Chính sách tín dụng Công ty không có chính sách tín dụng chung cho toàn bộ khách hàng, với từng khách hàng việc áp dụng chính sách tín dụng được BGĐ quyết định riêng. Công ty không có chính sách chiết khấu cho khách hàng. 4. Ghi nhận tỷ giá áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất. Bảng số 6: Trích hồ sơ kiểm toán tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Đối với Công ty ABC, việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm xem xét trong niên độ kế toán hiện hành Công ty có những thay đổi gì trong cơ cấu tổ chức, cách thực hoạt động có ảnh hưởng đến công tác kế toán hay không. Công ty XYZ Là khách hàng mới nên việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là rất quan trọng. Việc tìm hiểu này được thực hiện thông qua một bảng hỏi đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ trong Công ty. Bảng hỏi được thiết kế như sau: VIETNAM ACCOUNTING AUDITING CONSULTING COMPANY Khách hàng: Công ty XYZ Người lập: 5320:1/1 Kỳ kết thúc: 31/12/2005 Ngày: Nội dung: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Mục tiêu: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Thực hiện: Đánh giá việc ghi nhận và hạch toán doanh thu của khách hàng 1. Mô tả chung Dịch vụ cung cấp: Cung cấp các chương trình quảng cáo Kênh tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ: Trực tiếp Thị trường tiêu thụ: Miền Nam Thị phần của Công ty: Chủ yếu là các khách hàng Nhật 2. Theo dõi và ghi nhận doanh thu Lĩnh vực hoạt động của Công ty: Dịch vụ Công ty có nghiệp vụ doanh thu nhận trước không?: Không Quy trình ghi nhận doanh thu: Khách hàng có nhu cầu thực hiện dịch vụ liên hệ với bộ phận phục vụ khách hàng để thiết kế ý tưởng. Khi dịch vụ hoàn thành, bộ phận phục vụ lập bảng tổng hợp theo từng dịch vụ giao cho kế toán hạch toán hạch toán doanh thu một lần vào cuối tháng. Công ty ghi sổ thực hiện kế toán theo phương pháp Chứng từ ghi sổ. 3. Chính sách tín dụng và kiểm soát công nợ: Công ty không có chính sách tín dụng cho khách hàng vì sau 1-2 tuần khách hàng thanh toán ngay sau khi phát hành hoá đơn. Hình thức thanh toán: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. 4. Chính sách giá bán của Công ty: Chi phí tuỳ thuộc vào dịch vụ cung cấp. 5. Chính sách chiết khấu, khuyến mại, giảm giá: Không có 6. Chênh lệch tỷ giá: Cuối tháng kế toán ghi nhận doanh thu một lần, lấy tỷ giá của Ngân hàng giao dịch tại ngày ghi nhận doanh thu. Chênh lệch tỷ giá được thực hiện cuối kỳ. Bảng số 7: Trích hồ sơ kiểm toán tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ Sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV tiến hành tổng hợp và đưa ra đường hướng thực hiện kiểm toán trong giai đoạn tiếp theo. Công việc trong bước đầu này sẽ giúp cho KTV đi đúng hướng nhằm phát hiện ra sai sót có thể có trong việc trình bày khoản mục doanh thu trên BCTC. 2.2.2 Thực hiện kiểm toán doanh thu: Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với từng khách hàng được thiết kế theo ba bước công việc sau: Thực hiện thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Một là, thực hiện thủ tục kiểm soát: Thực hiện thủ tục kiểm soát trong giai đoạn này khác với trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Công việc thực hiện trong giai đoạn này bao gồm việc kiểm tra doanh thu có được kiểm soát theo những thủ tục chung hay không. Thủ tục kiểm soát trong kiểm toán khoản mục doanh thu được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV bao gồm: Thực hiện kiểm tra phương pháp ghi nhận doanh thu; kiểm tra xem doanh thu có được ghi nhận chính xác hay không; kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ của khoản mục doanh thu; kiểm tra chính sách giá bán đối với khách hàng. Công ty ABC KTV tiến hành kiểm tra và ghi chép kết quả trên giấy tờ làm việc của mình, sau đó tổng hợp và đưa ra kết luận về việc kiểm soát đối với hoạt động liên quan đến doanh thu. Kiểm tra phương pháp ghi nhận doanh thu: Việc kiểm tra phương pháp ghi nhận doanh thu và các thủ tục đi kèm trích trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trong bảng trích sau: VIETNAM ACCOUNTING AUDITING CONSULTING COMPANY Khách hàng: Công ty ABC Người lập: 8142:1/1 Kỳ kết thúc: 31/12/2005 Ngày: Nội dung: KIỂM TRA PHƯƠNG PHÁP GHI NHẬN DOANH THU VÀ CÁC THỦ TỤC ĐI KÈM Mục tiêu: Kiểm tra chứng từ liên quan đến việc ghi nhận doanh thu xem doanh thu có được ghi nhận đúng và phù hợp với quy trình của Công ty. Thực hiện: KTV tiến hành chọn 3 tháng 10, 11, 12 để kiểm tra việc lập chứng từ đến việc ghi nhận vào sổ sách. Công ty ghi nhận doanh thu khi hàng thực xuất và phát hành hoá đơn, KTV kiểm tra: Đơn đặt hàng Þ Phiếu xuất kho Þ Hoá đơn Þ Sổ bán hàng Þ Sổ kế toán Phiếu xuất kho Hoá đơn Thành tiền ĐVT Số bán hàng Sổ kế toán Số Ngày SL Số Ngày SL 10 10/24/05 47510 2546 NB NB 6044032 VNĐ ´ ´ 25 11/03/05 3367 3158 NB NB 3249 USD ´ ´ 29 12/08/05 4423 3291 NB NB 4272 USD ´ ´ Ghi chú: ´ Đã ghi nhận vào sổ Kết luận: Doanh thu được ghi nhận phù hợp với quy trình ghi nhận của công ty và phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Bảng số 8: Trích hồ sơ kiểm toán doanh thu của Công ty ABC Sau khi thực hiện kiểm tra việc ghi nhận doanh thu của Công ty, KTV nhận xét việc ghi nhận doanh thu của Công ty ABC là phù hợp. Việc kiểm tra này được KTV xem các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán của những năm trước và được kiểm tra lại bằng việc xem xét nghiệp vụ của ba tháng cuối năm như trong tài liệu đã trình bày. Kiểm tra doanh thu được ghi nhận chính xác: Đối với việc kiểm tra xem doanh thu có được ghi nhận chính xác không, KTV tiến hành kiểm tra hoá đơn của hai tháng 11 và 12 thì thấy số thứ tự liên tục. Số thứ tự của giấy tờ giao nhận hàng hóa không theo một thứ tự nhất định mà được đánh theo ngày và lưu theo khách hàng. Chi tiết kiểm tra được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV số 8143, sau khi kiểm tra KTV kết luận nhìn chung việc tổ chức quản lý hoá đơn bán hàng là hợp lý tuy nhiên nên đánh số theo thứ tự cho dễ quản lý. VIETNAM ACCOUNTING AUDITING CONSULTING COMPANY Khách hàng: Công ty ABC Người lập: 8147:1/1 Kỳ kết thúc: 31/12/2005 Ngày: Nội dung: KIỂM TRA TÍNH ĐÚNG KỲ CỦA DOANH THU Mục tiêu: Doanh thu được ghi nhận đúng kỳ Thực hiện: Kiểm tra nghiệp vụ 5 ngày trước và sau khi kết thúc năm. Phiếu xuất kho Hoá đơn Sổ bán hàng 2005 Sổ kế toán 2006 Ngày Số SL Ngày Số 28/12/05 38 21766 28/12/05 3479 ´ 29/12/05 49 1064 29/12/05 3681 ´ 28/12/05 45 4423 29/12/05 3529 ´ 31/12/2005/----------/ Cut off date /----------/ 03/01/06 05 7507 03/01/05 1360 ´ 04/01/06 09 1719 04/01/05 1428 ´ 04/01/06 16 10325 04/01/06 1501 ´ Ghi chú: Với hàng tiêu thụ nội địa thì dùng phiếu giao hàng, khi xuất hoá đơn và ghi nhận doanh thu sẽ căn cứ vào ngày thực xuất ghi trên đơn đặt hàng Kết luận: Doanh thu được ghi nhận phù hợp và đúng kỳ. Bảng số 9: Trích hồ sơ kiểm toán doanh thu Công ty ABC Kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ của doanh thu: Bên cạnh đó KTV còn thực hiện kiểm tra xem doanh thu của Công ty có được ghi nhận đúng kỳ không bằng cách chọn các nghiệp vụ xảy ra trước và sau khi kết thúc năm (không quá 20 nghiệp vụ). Việc kiểm tra này được ghi chép trên giấy tờ làm việc của KTV được trình bày như sau: Như vậy sau khi kiểm tra các nghiệp vụ xảy ra gần với ngày kết thúc niên độ kế toán, KTV nhận thấy việc ghi nhận doanh thu của Công ty là đúng kỳ không có sự ghi sai lệch về thời gian và giá trị. Việc chọn một số mẫu để tiến hành kiểm tra được thực hiện bằng cách lấy xác suất trong số các nghiệp vụ diễn ra vào cuối kỳ. Để đảm bảo mẫu được chọn mang tính đại diện cho tổng thể, KTV cần lựa chon các nghiệp vụ vào những thời điểm quan trọng của việc doanh thu có thể bị ghi sai lệch và KTV lựa chọn xác xuất trong số đó để thực hiện kiểm tra. Việc kiểm tra này có độ tin cậy tương đối cao nên kết quả có thể được tin cậy. Kiểm tra chính sách giá Công ty áp dụng đối với khách hàng: Chính sách giá là nhân tố quan trọng trong việc xác định doanh thu bán hàng của bất cứ một doanh nghiệp nào. Nếu chính sách giá không được thực hiện theo như quy định thì doanh thu bị ghi sai lệch là sai sót có thể xảy ra. Hiện nay ở Công ty ABC, chính sách giá được thực hiện đối với từng nhóm sản phẩm hoặc đối với từng khách hàng cụ thể bởi mỗi khách hàng có thể chấp nhận với một mức giá khác nhau. Việc kiểm tra chính sách giá bán được trích trong hồ sơ kiểm toán như sau: VIETNAM ACCOUNTING AUDITING CONSULTING COMPANY Khách hàng: Công ty ABC Người lập: 8145:1/1 Kỳ kết thúc: 31/12/2005 Ngày: Nội dung: KIỂM TRA GIÁ BÁN Mục tiêu: Kiểm tra giá bán có phù hợp với chính sách của công ty Thực hiện: Chọn các khách hàng tiêu biểu cho từng nhóm sản phẩm so sánh giá bán trên hoá đơn và giá niêm yết. Stt Hoá đơn Giá niêm yết Lệch Ngày Số Tên KH Sản phẩm Giá bán +/- % 1 12/02/05 3159 MK Thép cán 850 850 0 0 2 12/07/05 3219 NR Thép KP 15624 15624 0 0 3 11/26/05 2948 NT Thép CK 970 970 0 0 Ghi chú: Giá bán được phân theo từng loại khách hàng, mỗi khách hàng có một giá bán riêng. Công ty dực vào mức độ mua hàng, doanh thu và chi phí phát sinh để từ đó lập gia gia bán cho khách hàng đó. Bộ phận kế toán khi xuất hoá đơn sẽ căn cứ vào bảng giá do phòng kinh doanh đua ra và sẽ không thay đổi sau đó. KTV chọn một khách hàng tương ứng với mỗi nhóm doanh thu để kiểm tra việc ghi nhận giá trên hoá đơn có theo đúng chính sách mà Công ty đã đưa ra hay không. Khách hàng lẻ của Công ty chủ yếu là mua phế liệu do vậy giá đối với các khách hàng này thường không có giá thoả thuận. Kết luận: Việc ghi nhận giá phù hợp với chính sách giá quy định của Công ty. Bảng số 10: Trích hồ sơ kiểm toán Công ty ABC Sau khi tiến các thủ tục kiểm soát trên, KTV đưa ra ý kiến tổng hợp đối với việc kiểm soát việc thực hiện kế toán khoản mục doanh thu Công ty ABC khá quy củ. Đảm bảo cho kế toán khoản mục doanh thu thoả mãn những yêu cầu của Chuẩn mưc Kế toán Việt Nam số 14. Công ty XYZ Việc thực hiện thủ tục kiểm soát đối với Công ty XYZ được KTV chú ý đến một số vấn đề sau: Do Công ty cung cấp dịch vụ nên việc hạch toán doanh thu có một số đặc điểm khác với Công ty ABC. Với sản phẩm cung cấp cho thị trường là các chương trình quảng cáo nên việc ghi nhận doanh thu được Công ty thực hiện khi khách hàng chấp nhận thanh toán cho từng dịch vụ. Công viêc thực hiện kiểm tra được tiến hành trên doanh thu của các tháng trong kỳ kế toán, tuy nhiên có trọng tâm vào một số tháng mà nhu cầu quảng cáo tăng như dịp lễ tết hay hội hè. Kiểm tra tính đúng kỳ trong ghi nhận doanh thu được KTV thực hiện như trong bảng trích sau: VIETNAM ACCOUNTING AUDITING CONSULTING COMPANY Khách hàng: Công ty XYZ Người lập: 8147:1/1 Kỳ kết thúc: 31/12/2005 Ngày: Nội dung: KIỂM TRA TÍNH ĐÚNG KỲ CỦA DOANH THU. Mục tiêu: Ghi nhận đúng kỳ phát sinh doanh thu Thực hiện: Kiểm tra tất cả hợp đồng được ký và thực hiện trong tháng 12/2005 ĐVT: Ngàn đồng Hợp đồng Khách hàng Dịch vụ Số tiền (chưa VAT) Ghi nhận 1205_26 Toshiba Quảng cáo máy giặt 256,986 2005 1205_35 Hisamitsu Chụp hình 567,298 2005 1205_06 VM Quảng cáo tủ lạnh 980,458 2005 1205_15 VC Quảng cáo sữa 789,316 2005 Kết luận: Doanh thu được ghi nhận đầy đủ và đúng kỳ Bảng số 11: Trích hồ sơ kiểm toán tính đúng kỳ của doanh thu tại Công ty XYZ Qua việc phân tích trên có thể thấy doanh thu được ghi nhận đúng vào thời kỳ phát sinh. Để cho chi tiết hơn, KTV có thể đối chiếu trực tiếp với việc ghi nhận từ sổ kế toán tới hợp đồng và hoá đơn thanh toán. Ngoài ra, chính sách giá của Công ty không cố định bởi nhu cầu quảng cáo của mỗi khách hàng là khác nhau. Chỉ sau khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ, Công ty sẽ tính toán và đưa ra đơn giá cho dịch vụ cung cấp đó tuỳ thuộc vào nhu cầu khách hàng. Nên chính sách giá của Công ty không giống như bên Công ty ABC đã được niêm yết. Việc kiểm tra chính sách giá được thực hiện cụ thể trong thủ tục kiểm tra chi tiết đối với Công ty. Ngoài ra, với đặc điểm là Công ty cung cấp dịch vụ nên không có chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại. Chênh lệch tỷ giá trong hạch toán doanh thu được kế toán cuối kỳ tính toán và được ghi chép đầy đủ dựa trên tỷ giá tại ngày phát sinh doanh thu cung cấp dịch vụ. Hai là, thực hiện thủ tục phân tích: Việc áp dụng thủ tục phân tích được KTV thiết kế tương ứng cho từng khách hàng tuỳ thộc vào sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn này bao gồm các bước công việc sau: Kiểm tra xuôi 8140 và ngược 8141 việc ghi nhận doanh thu; phân tích tổng hợp doanh thu và chi phí liên quan 8147; so sánh doanh thu và các khoản giảm trừ năm nay so với năm trước 8146 Công ty ABC Kiểm tra xuôi và ngược việc ghi nhận doanh thu: Kiểm tra xuôi việc ghi nhận doanh thu bán hàng được thực hiện theo trình tự sau: Sổ bán hàng Þ Hoá đơn vận chuyển Þ Hoá đơn bán hàng. Ngoài ra KTV tiến hành kiểm tra 6 nghiệp vụ của hai tháng khác, mỗi tháng 3 nghiệp vụ. Mục đích của việc kiểm tra xuôi là đảm bảo tính đầy đủ của việc trình bày khoản mục doanh thu. Kiểm tra ngược việc ghi nhận doanh thu bán hàng được thực hiện ngược lại: Hoá đơn bán hàng Þ Hoá đơn vận chuyển Þ Sổ bán hàng. KTV tiến hành kiểm tra 6 nghiệp vụ của 3 tháng khác nhau, mỗi tháng 2 nghiệp vụ. Việc kiểm tra ngược này nhằm mục đích kiểm tra các khoản mục doanh thu trên BCTC là có thực sự có hay không. Phân tích tổng hợp doanh thu và chi phí liên quan: Doanh và các chỉ tiêu quan trọng được thể hiện trong bảng trích sau: Xem bảng leadsheet Công ty ABC so sánh doanh thu Phân tích doanh thu và các khoản giảm trừ: Đối với Công ty ABC các khoản giảm trừ chủ yếu là do hàng bán bị trả lại do hàng hoá chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng và doanh nghiệp không có chính sách chiết khấu hay giảm giá cho khách hàng. Việc phân tích doanh thu và các khoản giảm trừ được tính toán và so sánh qua các năm. Chi tiết của hoạt động này được thể hiện trong bảng sau: VIETNAM ACCOUNTING AUDITING CONSULTING COMPANY Khách hàng: Công ty ABC Người lập: 8149:1/1 Kỳ kết thúc: 31/12/2005 Ngày: Nội dung: So sánh doanh thu và các khoản giảm trừ năm nay so với năm trước Mục tiêu: Phân tích sự tăng giảm doanh thu năm nay và năm trước,tìm nguyên nhân Thực hiện: So sánh doanh thu các tháng và tổng doanh thu năm nay với năm trước ĐVT: Ngàn đồng Năm 2005 Năm 2004 +/- % Doanh thu nội địa 115,246,418 93,792,395 21,454,023 23% Doanh thu xuất khẩu 172,360,443 141,965,561 30,394,882 21% Tổng 287,606,861 235,757,956 51,848,905 22% Nhận xét: Doanh thu năm nay tăng nhiều hơn so với năm trước cả doanh thu nội địa và xuất khẩu. Nguyên nhân là do trong năm Công ty có thêm một khách hàng ở khu chế xuất và giá bán các sản phẩm thép trong nước đang có xu hướng tăng. Hàng bán trả lại 128,970 55,419 73,551 133% Giảm giá hàng bán - - - 0 Doanh thu thuần 287,477,891 235,702,537 51,775,354 22% Nhận xét: Tỷ lệ hàng bán trả lại so với doanh thu năm nay tăng đột biến (tăng 133%), nguyên nhân là do trong năm việc gia công không đạt yêu cầu dẫn đến hàng bị méo, không đúng kích cỡ. Tuy nhiên, khi so sánh trên tổng doanh thu thuần thì tỷ lệ doanh thu thuần vẫn tăng cho thấy trả lại hàng không làm giảm tỷ lệ doanh thu thuần. Mặt khác, việc trả lại hàng được lập đầy đủ hồ sơ chứng từ cùng hoá đơn nên tỷ lệ hàng bán bị trả lại là hợp lý. Bảng số 13: Trích hồ sơ kiểm toán Công ty ABC Công ty XYZ Hiện nay, Công ty đang thực hiện việc cung cấp dịch vụ quảng cáo theo nhu cầu của khách hàng nên việc phân tích được tập trung vào một số nghiệp vụ quan trọng có thể gây ra sai sót trong việc trình bày khoản mục doanh thu trên BCTC. Kiểm tra xuôi và ngược việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: Kiểm tra xuôi là quá trình KTV xem xét từ đơn đặt hàng của khách đến việc tổng hợp chi phí phát sinh trong quá trình hoàn thành dịch vụ quảng cáo cho khách hàng và hoá đơn xuất cho khách hàng. Trong quá trình này, KTV đối chiếu số liệu kế toán với số liệu của bộ phận chăm sóc khách hàng để xem xét việc phát sinh chi phí tạo nên dịch vụ là có đầy đủ hay không. Kiểm tra ngược nhằm đảm bảo doanh thu ghi nhận là có thực thông qua quy trình ngược sau: Hoá đơn cung cấp dịch vụ, tổng hợp chi phí phát sinh và đơn đặt hàng của khách. KTV có thể đánh giá tính có thực của khoản mục doanh thu bằng các kiểm tra khách hàng thường xuyên của Công ty XYZ và chú ý đến các khách hàng mới ký hợp đồng. Phân tích tổng hợp doanh thu và chi phí liên quan: Doanh thu và chi phí có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính cần phân tích được thể hiện trong giấy tờ làm việc của KTV. Công việc này được thực hiện tương tự như đối với Công ty ABC. Phân tích doanh thu và các khoản giảm trừ: Công ty XYZ không có chính sách chiết khấu thương mại cho khách hàng nên việc kiểm tra khoản chiết khấu thương mại là không thực hiện. Ngoài ra, là Công ty cung cấp dịch vụ nên chỉ khi nào dịch vụ dạt chất lượng khách hàng mới thanh toán nên việc giảm giá và trả lại dịch vụ là không xảy ra. Ba là, thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết: Thủ tục kiểm tra chi tiết được thực hiện cuối cùng trong thực hiến kế hoạch kiểm toán. Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích, KTV có thể đưa ra những đánh giá tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán doanh thu của khách hàng. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã tiến hành đánh giá rủi ro đối với từng khách hàng nên việc quyết định sử dụng thủ tục kiểm toán chủ yếu nào đã được xác định từ trước. Việc xác định trước này sẽ giúp KTV tiết kiệm được thời gian trong quá trình kiểm toán mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán thực hiện. Thủ tục phân tích KTV áp dụng bao gồm: Đối chiếu doanh thủ trên tờ khai thuế và sổ kế toán; kiểm tra doanh thu một số hợp đồng quan trọng của khách hàng. Công ty ABC Đối chiếu doanh thu trên tờ khai thuế và sổ kế toán: Việc đối chiếu này sẽ giúp KTV tìm ra chênh lệch về số liệu và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch của từng loại doanh thu trong từng tháng. Bảng đối chiếu được trích trong hồ sơ kiểm toán như sau: Xem Bảng đối chiếu doanh thu trên sổ sách và trên tờ khai VAT Kiểm tra doanh thu của một số hợp đồng quan trọng: Trong kỳ Công ty ABC có bán sản phẩm cho một số doanh nghiệp trong khu chế xuất. Hoạt động bán hàng này có doanh số tương đối lớn nên việc kiểm tra chi tiết một số hợp đồng bán hàng là cần thiết. KTV lựa chọn 5 khách hàng của Công ty ABC và tiến hành kiểm tra chi tiết doanh thu. Khách hàng ký hợp đồng với Công ty trong việc mua một số sản phẩm thép trong đó ghi rõ số lượng và đơn giá bán. KTV kiểm tra thông qua giá niêm yết trên bảng giá và kiểm tra phiếu xuất kho thành phẩm thép. Tính toán lại số liệu chính xác trên phiếu xuất kho và hoá đơn bán hàng của Công ty. Kiểm tra doanh thu đã được thanh toán bằng hình thức nào hoặc vẫn còn cho khách hàng nợ hay không. KTV có thể tiến hành gửi thư xác nhận khoản phải thu này tới khách hàng đang kiểm tra để xác minh tính hợp lý của khoản mục doanh thu chưa thu được. Công ty XYZ Đối chiếu doanh thu trên tờ khai và sổ kế toán: Việc đối chiếu doanh thu trên tờ khai thuế và số kế toán được thực hiện trong giấy tờ làm việc của KTV và được thực hiện tương tự như đối với Công ty ABC. Kiểm tra doanh thu của một số hợp đồng quan trọng: KTV thực hiện kiểm tra doanh thu của 5 khách hàng của Công ty XYZ trong đó có khách hàng TSB là khách hàng được XYZ cung cấp dịch vụ với doanh thu lớn nhất. TSB yêu cầu Công ty XYZ cung cấp dịch vụ quảng cáo cho sản phẩm điều hoà nhiệt độ của mình trong 12 tháng. Việc ghi nhận doanh thu được ghi chép theo từng tháng riêng và có hợp đồng cũng như hoá đơn kèm theo. Trong đó, KTV nhận thấy tháng 6 và 7 doanh thu của Công ty XYZ từ khách hàng tăng nhanh nguyên nhân là do đây là tháng nóng nhất trong năm nên nhu cầu tiêu thụ điều hoà khá lớn. Trong khi đó, tháng 9 và 10 doanh thu giảm rõ rệt nguyên nhân cũng bởi thời tiết lúc này mát mẻ nên nhu cầu điều hoà nhiệt độ không cao. KTV tiến hành kiểm tra chi tiết thấy việc giảm doanh thu trong hai tháng 9 và 10 là hoàn toàn phù hợp. 2.2.3 Kết thúc kiểm toán doanh thu Công viêc trong giai đoạn này là KTV tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục doanh thu và đưa ra ý kiến về việc trình bày khoản mục doanh thu trên BCTC của hai Công ty. Công ty ABC KTV tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục doanh thu của Công ty và đưa ra bút toán điều chỉnh do có chênh lệch doanh thu trên tờ khai VAT và sổ sách. Giữa sổ sách kế toán và tờ khai VAT có sự chênh lệch doanh thu tháng 3 nguyên nhân như KTV đã phân tích đó là khoản tôn thành phẩm sử dụng cho Bộ phận cán để tiêu dùng nội bộ đã không được phản ánh vào doanh thu nội bộ của Công ty. Ngoài ra việc ghi nhận doanh thu là hợp lý. KTV sau khi tổng hợp và đưa ra bút toán điều chỉnh như sau: VIETNAM ACCOUNTING AUDITING CONSULTING COMPANY Khách hàng: Công ty ABC Người lập: 8111:1/1 Kỳ kết thúc: 31/12/2005 Ngày: Nội dung: Tổng hợp kết quả kiểm toán doanh thu Mục tiêu: Thực hiện: Nội dung Số trước kiểm toán Số điều chỉnh Số sau điều chỉnh Năm 2004 1. Doanh thu 287,606,861 12,865 287,619,726 235,757,956 2. Hàng bán trả lại 128,970 0 128,970 55,419 3.Giảm giá hàng bán - - - - 4. Doanh thu thuần 287,477,891 0 287,490,756 235,702,537 Bảng số 15: Kết quả tổng hợp kiểm toán doanh thu Công ty ABC Như vậy sau khi điều chỉnh doanh thu của Công ty đã cao hơn con số trước điều chỉnh. KTV tiến hành lập Báo cáo kiểm toán và đưa cho Công ty ABC xem xét và yêu cầu kế toán điều chỉnh lại con số trên sổ sách cho phù hợp. Công ty ABC sau khi kiểm tra khoản doanh thu ghi thiếu đã đồng ý điều chỉnh lại theo kết quả của kiểm toán. Công ty XYZ Việc hạch toán kế toán tại Công ty XYZ tương đối tốt nên khoản mục doanh thu trên BCTC được trình bày trung thực và hợp lý. Kết quả kiểm toán doanh thu được thể hiện trong bảng sau: VIETNAM ACCOUNTING AUDITING CONSULTING COMPANY Khách hàng: Công ty XYZ Người lập: 8111:1/1 Kỳ kết thúc: 31/12/2005 Ngày: Nội dung: Tổng hợp kết quả kiểm toán doanh thu Mục tiêu: Thực hiện: Nội dung Số trước kiểm toán Số điều chỉnh Số sau điều chỉnh Năm 2004 1. Doanh thu 1,044,967 0 1,044,967 1,025,401 2. Hàng bán trả lại 0 0 0 0 3.Giảm giá hàng bán 0 0 0 0 4. Doanh thu thuần 1,044,967 0 1,044,967 1,025,401 Kết luận: Doanh thu được ghi nhận trung thực và hợp lý Bảng số 16: Kết quả kiểm toán doanh thu tại Công ty XYZ Cuối cùng, KTV tiến hành lập báo cáo kiểm toán cho toàn bộ công việc đã thực hiện. Ý kiến kiểm toán mà KTV đưa ra đối với việc trình bày khoản mục doanh thu trên BCTC của Công ty ABC và Công ty XYZ là ý kiến chấp nhận toàn phần. Ngoài ra, KTV cũng gửi kèm theo báo cáo kiểm toán là thư quản lý. Đối với Công ty ABC, AACC có kiến nghị cần kiểm soát hơn nữa đối với doanh thu tiêu thụ nội bộ và kiểm soát tiêu chuẩn của một số sản phẩm thép chưa đạt chất lượng nhằm giảm bớt khoản hàng bán bị trả lại. Đối với Công ty XYZ cần thực hiện quản lý chi phí để tạo ra dịch vụ quảng cáo cho khách hàng. Nếu không kiểm soát tốt chi phí phát sinh thì có khả năng chi phí tăng ngoài mức mong muốn làm giảm lợi nhuận của Công ty. Trên đây là cách thức tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu do AACC thực hiện. Quy trình cũng như cách thức tiến hành kiểm toán được thực hiện theo đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Quốc tế. PHẦN III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN TƯ VẤN VIỆT NAM 3.1 Tính tất yếu cần hoàn thiện Kiểm toán BCTC là một trong các hoạt động chính của kiểm toán độc lập. Hiện nay, công việc này được thực hiện bởi các KTV có trình độ và kinh nghiệm trong nghề. Việc tiến hành kiểm toán được thực hiện theo chương trình kiểm toán đã lập trước. Tuy nhiên, không phải bất cứ một khách hàng nào cũng phù hợp với chương trình kiểm toán chung đó. Việc áp dụng chung kế hoạch kiểm toán cho tất cả các khách thể kiểm toán sẽ gây nên sự cứng nhắc trong hoạt động của công ty kiểm toán. Chính điều đó cho thấy việc kiểm toán còn có nhiều tồn tại. Trong hoạt động kiểm toán doanh thu, KTV và công ty kiểm toán đã áp dụng các chính sách và thủ tục thích hợp song vẫn còn có tồn tại trong công việc cụ thể như việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Để có thể đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, công ty kiểm toán thường có những bảng câu hỏi để xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động có hiệu quả hay không. Tuy nhiên bảng hỏi thường được lập chung nên việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng chưa thực sự được chính xác. Ngoài ra, việc đánh giá rủi ro trong kiểm toán khoản mục doanh thu chỉ được các công ty kiểm toán thực hiện thông qua việc phân tích các khoản mục trên BCTC mà chưa đưa ra được mô hình để đánh giá rủi ro tổng quát. Hiện nay, quá trình hội nhập về kế toán kiểm toán của Việt Nam đang trên con đường thực hiện nên việc đảm bảo chất lượng của công việc kiểm toán sẽ là mục tiêu hàng đầu cho các công ty kiểm toán. Việc nâng cao chất lượng kiểm toán có nhiều bước công việc thực hiện trong đó nâng cao chất lượng trong việc thực hiện kiểm toán là quan trọng nhất. Do vậy, kiểm toán các chu trình hay khoản mục có chất lượng sẽ giúp cho ý kiến của KTV đưa ra là hợp lý. Đây là mục tiêu chung của kiểm toán tất cả các khoản mục chứ không riêng gì kiểm toán khoản mục doanh thu. Việc hội nhập kế toán kiểm toán của Việt Nam đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm nêu ra. Theo Phó Thủ tướng đến năm 2005 chúng ta sẽ hội nhập hoàn toàn về chuẩn mực và trong tương lai đến năm 2020 chúng ta sẽ hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm toán cung cấp. Việc hội nhập này vừa là thách thức vừa là cơ hội cho Việt Nam trên con đường gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc gia nhập này là thách thức bởi khi gia nhập WTO chúng ta phải chấp nhận một thị trường cạnh tranh công bằng đối với tất cả các quốc gia, xoá bỏ mọi chính sách ưu đãi đã áp dụng từ trước đến nay. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc giao thương liên kết với thị trường kinh tế toàn cầu. Trước tình hình đó, các công ty luôn tự đưa ra các chiến lược phát triển cho mình trong thời gian tới. AACC hiện nay đang có kế hoạch chiến lược phát triển quy mô trên toàn quốc, kết hợp với việc mở rộng quy mô này là việc nâng cao chất lượng cho các dịch vụ cung cấp mà trọng tâm là chất lượng dịch vụ kiểm toán. Từ nay cho đến năm 2010, AACC đạt ra mục tiêu trước mắt là mở rộng quy mô hoạt động của công ty trên khắp cả nước. AACC hiện nay đang có kế hoạch thiết lập thêm một văn phòng kiểm toán tại khu vực miền Bắc đặt trụ sở tại Hải Phòng và một trụ sở tại Đồng Nai để trợ giúp cho chi nhánh miền Nam. Từ năm 2010 đến năm 2020, AACC có chính sách nâng cao đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẵn có và cùng chung với xu thế hội nhập của đất nước. Mặc dù hiện nay AACC là một công ty trẻ trong lĩnh vực kiểm toán song chất lượng kiểm toán luôn được chú trọng. Việc mở rộng quy mô hoạt động kèm theo là việc nâng cao chất lượng dịch vụ. 3.2 Định hướng các yêu cầu cần hoàn thiện Việc hoàn thiện chất lượng các dịch vụ cung cấp luôn được các công ty chú trọng đăc biệt là trong điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay. Là một thị trường kiểm toán đang hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng trong tương lai, Việt Nam luôn là điểm đến của rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Nắm bắt được tình hình đó, Việt Nam luôn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài phát triển. Ví dụ Bộ Tài chính có thông tư số 37/2000/TT-BTC ngày 05.05.2000 hướng dẫn việc thực hiện hiệp định tránh đánh thuế hai lần hay thông tư số 07/2004/TT-BTM của Bộ Thương mại về việc miễn thuế nhập khẩu trong vòng 5 năm đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các hoạt động này tạo ra cơ chế thông thoáng giúp cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường Việt Nam. Đây chính là các khách hàng quan trọng của thị trường kiểm toán đang lớn mạnh tại Việt Nam. Mặt khác, yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài luôn cao đối với bất cứ dịch vụ cung cấp nào. Bên cạnh đó thị trường trong nước cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ kiểm toán được nâng cao, nhu cầu kiểm toán của các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá và các doanh nghiệp đang có nhu cầu tham gia vào thị trường chứng khoán. Việc đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển là công việc thiết yếu mà Việt Nam đang tiến hành. Tuy nhiên, đáp ứng tốt nhu cầu hội nhập không có nghĩa là hoàn toàn thực hiện theo những xu thế của mọi quốc gia. Việt Nam phải tự điều chỉnh để phù hợp với tình hình và hoàn cảnh đất nước. Việc cụ thể hoá các công việc thực hiện trong các giai đoạn sẽ giúp cho công việc hội nhập của chúng ta có hiệu quả hơn. Kiểm toán doanh thu cần phải được hoàn thiện trong kiểm toán BCTC để trở một chương trình kiểm toán với các bước công việc đầy đủ, chính xác với các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm giúp KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến chính xác về việc trình bày khoản mục này của công ty khách hàng. Việc thiết kế một quy trình kiểm toán chi tiết sẽ đảm bảo cho công việc kiểm toán doanh thu được thực hiện đầy đủ và có chất lượng. 3.3 Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam thực hiện 3.3.1 Nhận xét về kiểm toán doanh thu do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam thực hiện Kiểm toán BCTC là một trong những nhiệm vụ chính của các Công ty Kiểm toán độc lập nhằm đánh giá tính trung thực và hợp lý trong việc trình bày khoản mục trên BCTC. Thực hiện kiểm toán dựa trên cơ sở là các Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Quốc tế và Việt Nam. Ngoài ra, được sự trợ giúp của Công ty Kiểm toán Việt Nam, AACC cũng đã áp dụng một phần của Hệ thống kiểm toán AS/2. Kết hợp với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của AACC việc thực hiện kiểm toán được tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả cao. Kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC do AACC thực hiện được thiết kế phù hợp với đặc điểm của hạch toán kế toán doanh thu. Thông qua việc phân tích hoạt động kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC do AACC thực hiện, em xin đưa ra một số nhận xét sau: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Đây là giai đoạn bước đầu KTV cần thực hiện để đưa ra nhận xét tổng quan về tình hình hoạt động của khách hàng. Trong giai đoạn này, AACC đã thực hiện kiểm tra tổng quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và đưa ra định hướng kiểm toán chung. Kết hợp với việc kiểm tra hồ sơ kiểm toán của KTV tiền nhiệm đã giúp ích nhiều cho việc nắm bắt tình hình hoạt động của khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng của AACC chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Một số khách hàng có hệ thống quản lý và tổ chức khá phức tạp, trong khi đó đội ngũ KTV chưa thực sự đông đảo nên việc nắm bắt cách thức quản lý chưa được chú trọng. Mặc dù, trình độ nhân viên của AACC là khá cao nhưng thiếu nhân lực là một nhân tố hạn chế công việc kiểm toán được thực hiện chi tiết. Khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng về công tác hạch toán kế toán doanh thu, KTV nhận thấy rằng việc áp dụng theo đúng nội dung của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam chưa được thực hiện đầy đủ. Có rất nhiều doanh nghiệp không tổ chức quản lý chặt chẽ việc phát hành hoá đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ nên việc mất, thiếu hoá đơn thường xuyên xảy ra. KTV đã lưu ý đến vấn đề này và có nhiều các thức kiểm tra xem kế toán có thực hiện lưu giữ và quản lý hoá đơn theo quy định hay không. Nên ngoài việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV của AACC còn phỏng vấn trực tiếp những cá nhân có liên quan đến các nghiệp vụ doanh thu hoặc xem xét trực tiếp việc lưu chứng từ kế toán. Sau khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV tiến hành đánh giá rủi ro trong khi thực hiện kiểm toán. Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà KTV có thể kiểm soát được nên việc giảm rủi ro là mục tiêu hàng đầu của KTV. Việc đánh giá rủi ro luôn được thực hiện theo đúng Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ. Với tính thận trọng nghề nghiệp cao trong công việc nên nhân viên của AACC có được sự tín nhiệm của khách hàng. Ví dụ: Công ty ABC là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất thép đã chọn AACC kiểm toán cho mình. Công ty đã là khách hàng của AACC được 3 năm nay và trong tương lai sẽ là khách hàng thường xuyên. Chất lượng đội ngũ KTV có vai trò quan trọng bởi sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán AACC phải lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán có trình độ và năng lực nhằm đưa chất lượng cuộc kiểm toán đạt cao nhất. Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Việc thực hiện kiểm toán là quy trình sử dụng các thử nghiệm nhằm đánh giá được việc trình bày khoản mục cụ thể. Khi tiến hành kiểm toán doanh thu, KTV đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để đánh giá chất lượng của công tác kế toán. Khi tiến hành thủ tục kiểm soát, KTV đã tập trung sâu vào hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Lưu ý đến mục tiêu có thể bị vi phạm trong hạch toán doanh thu trong đó việc ghi nhận tính đúng kỳ thường là sai sót dễ xảy ra nhất vào cuối niên độ kế toán. Khi tiến hành kiểm toán tại Công ty XYZ, KTV đã thực hiện kiểm tra các dịch vụ Công ty cung cấp vào tháng 12 năm trước và tháng 1 năm nay. Nên việc kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu luôn được thực hiện đạt kết quả chính xác. Đối với thủ tục phân tích, KTV đánh giá các thông tin tài chính có được để xác định khả năng hoạt động của doanh nghiệp. KTV đã lưu ý đối với khách hàng mới thì ngoài việc phân tích tỷ suất tài chính của doanh nghiệp còn cần thêm việc so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành. KTV đã thực hiện thủ tục này đối với Công ty XYZ là khách hàng năm đầu tiên nên đánh giá về Công ty XYZ sẽ có tính khách quan cao hơn. Các thủ tục kiểm tra chi tiết thường mất khá nhiều thời gian nhưng không bỏ qua thủ tục này được. Thủ tục này có thể được giảm bớt nếu như hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Ví dụ: Trong trường hợp của Công ty ABC, việc áp dụng thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích không thể phát hiện ra được doanh nghiệp đã bỏ qua mất một nghiệp vụ doanh thu bán hàng nội bộ. Nên việc kết hợp ba loại thủ tục trên là hết sức cần thiết nhưng cần xác định tập trung vào thủ tục nào có thể mang lại kết quả cao hơn cho công việc kiểm toán. Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Khi hoàn thành các thủ tục áp dụng, KTV cần đánh giá lại kết quả đã hoàn tất và đưa ra ý kiến về việc hạch toán khoản mục doanh thu. Công việc trong giai đoạn này nhằm đưa ra kết luận cuối cùng về doanh thu. Kết quả này sẽ được thể hiện trên báo cáo kiểm toán. Hiện nay, đối với nhiều Công ty kiểm toán việc đưa ra ý kiến về BCTC là hoàn tất nhiệm vụ nhưng các khách hàng kiểm toán luôn muốn cho doanh nghiệp mình thông qua kiểm toán có thể biết được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này thường không thể hiện trên báo cáo kiểm toán mà được đề cập trong thư quản lý. Tại AACC việc đưa ra ý kiến đóng góp cho khách hàng luôn được thực hiện sau mỗi cuộc kiểm toán nhằmgiúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao hơn. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của Công ty Kiểm toán trong vai trò là người định hướng cho hoạt động tài chính của khách hàng. Sau khi hoàn thành kiểm toán, AACC luôn tìm hiểu ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp thông qua hệ thống bảng hỏi đánh giá sự hài lòng. Việc đánh giá này nhằm giúp cho AACC tự hoàn thiện mình để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp. 3.3.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam. Công việc kiểm toán BCTC được AACC thiết lập nhằm thực hiện công việc kiểm toán có hiệu quả. Song không phải bất cứ kế hoạch kiểm toán nào cũng hoàn hảo bởi mỗi khách hàng đều có chính sách và kế hoạch kinh doanh khác nhau. Nên việc thực hiện phải tuỳ thuộc vào từng công ty khách hàng và rủi ro mà AACC có thể gặp phải khi thực hiện kiểm toán cho khách hàng. Do đó, việc kiểm toán doanh thu phải được thực hiện đầy đủ trong tất cả các bước công việc và có sự phân công trách nhiệm đối với từng cá nhân thực hiện. Về việc kiểm tra đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp khách hàng: Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với công ty kiểm toán trong việc xác định rủi ro khách hàng, thiết lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện các thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết trong việc thực hiện kế hoạch kiểm toán. Mặt khác, doanh thu là yếu tố sống còn của bất cứ một doanh nghiệp nào. Việc trình bày thông tin này trên BCTC sẽ cung cấp cho những người sử dụng BCTC có những quyết định quan trọng. Nên sự chính xác và hợp lý của khoản mục này đóng một vai trò quan trọng trong kiểm toán khoản mục trên BCTC. Việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đã được mô tả qua bảng câu hỏi song việc thực hiện chưa thu được hiệu quả cao do câu hỏi mang tính tổng quát có thể áp dụng cho rất nhiều các doanh nghịêp. Cần thiết lập thêm hệ thống lưu đồ trong việc kiểm soát sẽ giúp cho các trưởng nhóm kiểm toán có thể hiểu được công việc mà các KTV đã làm. Việc sử dụng lưu đồ thường được áp dụng khi khách hàng là những công ty lớn có quy mô hoạt động phức tạp. Việc thiết kế lưu đồ sẽ giúp cho KTV dễ phát hiện ra được những khiếm khuyết trong công tác kiểm soát nội bộ tại khách hàng. Đánh giá rủi ro kiểm toán: Rủi ro kiểm toán có thể được kiểm soát bởi chính các KTV của công ty kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro trong công tác kiểm toán phải được thực hiện chi tiết và cụ thể hơn nữa. Hiện nay, để đánh giá rủi ro của công việc kiểm toán AACC đã thiết lập một số cách thức kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động kiểm toán có thể xảy ra đối với bất cứ một giai đoạn nào. Hiện nay việc đánh giá rủi ro kiểm toán chỉ được AACC thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, nhưng rủi ro kiểm toán có thể kiểm soát được bởi các KTV của công ty kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro này nên được thực hiện trong cả ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán. KTV cần thiết lập mức rủi ro mong muốn và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Rủi ro trong kiểm toán khoản mục doanh thu có thể xảy ra một trong hai trường hợp như đã nêu trong phần lý luận. Để rủi ro này đạt được ở mức thấp nhất thì KTV cần có các thủ tục kiểm toán chi tiết các khoản mục có khả năng gây ra rủi ro cao. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán đúng sẽ giúp KTV có thể điều chỉnh các thử nghiệm phân tích và thử nghiệm kiểm soát trong toàn bộ cuộc kiểm toán. Thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán doanh thu: Thủ tục phân tích là thủ tục kiểm toán có hiệu quả cao đồng thời lại tiết kiệm thời gian chi phí cho các bước trong công việc kiểm toán. Nhờ vào việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và việc xác định rủi ro kiểm toán có thể gặp phải, KTV có thể thực hiện số lượng thủ tục kiểm toán phù hợp. Việc thực hiện thủ tục kiểm toán trong quá trình kiểm toán nên được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch: Trong giai đoạn này thực hiện thủ tục phân tích giúp KTV có được cái nhìn toàn diện về việc kiểm tra các khoản mục. Phát hiện được các khoản mục không thông thường từ đó có định hướng về kiểm tra trọng tâm, trọng điểm rút ngắn thời gian kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán sẽ giúp KTV xác định được những sai lệch và tính hợp lý của các thông tin trên BCTC của đơn vị. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán việc áp dụng các thủ tục phân tích sẽ là cơ sở để củng cố cho các kết luận đã được hình thành trong khi kiểm toán từng yếu tố riêng biệt. Chọn mẫu kiểm toán: Việc chọn mẫu trong quá trình kiểm toán mang tính đại diện sẽ giúp ích cho việc đưa ra kết luận kiểm toán một cách hợp lý. Việc chọn mẫu tập trung vào các khoản mục doanh thu lớn hoặc những nghiệp vụ doanh thu diễn ra trước và sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Đây là những khoản mục tập trung nhiều sai phạm xảy ra đối với khoản mục doanh thu có ảnh hưởng trực tiếp tới thông tin trên BCTC. Việc tiến hành chọn mẫu có thể được thực hiện trên toàn bộ tổng thể hoặc được thực hiện trên một số mẫu được lựa chọn. Việc kiểm tra trên toàn bộ tổng thể đòi hỏi phải có thời gian và nhân lực kiểm toán đông đảo. Mà điều này thì lại không thể áp dụng đối với AACC bởi việc kiểm tra toàn bộ tổng thể không có hiệu quả bằng việc kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ được đánh giá là trọng yếu. Do vậy kiểm tra mẫu đại diện là công việc hết sức quan trọng, điều này ảnh hưởng đến ý kiến của KTV về việc thực hiện doanh thu của doanh nghiệp. 3.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 3.4.1 Về phía Nhà nước Hiện nay, các quy định của Nhà nước về việc thực hiện kiểm toán doanh thu đã được nêu ra trong các chuẩn mực. Mặc dù những quy định này không mang tính cụ thể cho từng khoản mục song việc áp dụng với các khoản mục cụ thể sẽ được các Công ty chi tiết đến từng trường hợp cụ thể. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán để áp dụng trong việc kiểm toán BCTC. Bên cạnh các chuẩn mực kiểm toán đã ban hành, Bộ Tài chính cũng đưa ra kèm hệ thống thông tư hướng dẫn để việc thực hiện chuẩn mực này được đồng bộ và thống nhất. Trong hệ thống chuẩn mực này, công tác kiểm toán được áp dụng theo các chuẩn mực số 200, 210, 700, 310, 300, 530. Việc đưa ra các chuẩn mực này dựa trên việc tổng hợp chuẩn mực kiểm toán quốc tế và tình hình hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. 3.4.2 Về phía các hiệp hội kế toán kiểm toán Đây là tổ chức mang tính nghề nghiệp cao nên việc thực hiện kiểm toán đều thông qua tổ chức này. Hiện nay, hội kế toán Việt Nam (VAA) được thành lập và có trách nhiệm tư vấn trong mọi hoạt kiểm toán của doanh nghiệp. Hiện nay hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam tổ chức đào tạo và thi tuyển kiểm toán viên nhằm cung cấp cho thị trường kiểm toán số lượng KTV có chất lượng cao. Bên cạnh vai trò đào tạo và thi tuyển KTV, hiệp hội kế toán Việt Nam luôn cập nhật thông tin kế toán của các hiệp hội kế toán, kiểm toán khu vực và trên toàn thế giới. Hiện nay, vai trò của hội kế toán đang ngày càng được nâng cao và đóng góp vào việc nâng cao chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán. 3.4.3 Về phía các công ty kiểm toán Các công ty kiểm toán là nhân tố chủ đạo trong việc thực hiện công việc kiểm toán. Bởi công ty kiểm toán là người trực tiếp chỉ đạo và thực hiện hoạt động kiểm toán. Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán luôn được các công ty chú trọng bởi công việc kiểm soát này đề cập đến từng khoản mục trên BCTC. Để thực hiện được việc kiểm soát chất lượng thì các công ty kiểm toán luôn đưa ra những chính sách kiểm soát chung cho toàn bộ cuộc kiểm toán và chính sách kiểm soát cho từng cuộc kiểm toán. Hiện nay các công ty kiểm toán thông thường lập bảng câu hỏi đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán do mình cung cấp. Bản đánh giá này được gửi cho các công ty khách hàng và yêu cầu khách hàng gửi lại cho công ty kiểm toán. 3.4.4 Về phía các kiểm toán viên của công ty kiểm toán Việc nâng cao trình độ của KTV là công việc luôn được các công ty kiểm toán thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng cho hoạt động kiểm toán. Nhân tố con người luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo chất lượng cho bất cứ một hoạt động nào. Việc nâng cao chất lượng kiểm toán bằng hoạt động này được thực hiện theo từng quá trình đối với từng đối tượng nhân viên trong công ty. Đối với nhân viên mới việc bảo đảm từ khâu tuyển dụng đến việc sắp xếp công việc cho phù hợp với khả năng chuyên môn phải được BGĐ và phòng nhân sự tiến hành một cách kỹ lưỡng. Đối với nhân viên lâu năm của công ty thì việc nâng cao trình độ bằng cách cập nhật kiến thức thường xuyên cho nhân viên là một hoạt động thường xuyên. Do vậy, công tác kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán bằng việc nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên là công việc thường trực của các công ty kiểm toán. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu về hoạt động kiểm toán của Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam (AACC) em càng thấy rõ được vai trò của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù với thời gian thực tập chưa được nhiều, song em đã nắm bắt được những nét khái quát sơ bộ về Công ty, cách thức tổ chức hoạt động trong công việc, hệ thống bộ máy quản lý, các dịch vụ cung cấp cho khách hàng và thành tích mà AACC đã đạt được trong những năm vừa qua. Đồng thời, qua thời gian thực tập tại AACC em đã được các anh, chị KTV chỉ bảo hướng dẫn tận tình nên đã có thêm nhiều thực tế về hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Bản thực tập này chỉ đề cập đến một phần nhỏ trong hoạt động kiểm toán tài chính của các doanh nghiệp nên chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Mặt khác, do còn hạn chế nhiều về mặt kiến thức nên em mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa để giúp bản thực tập này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS. Nguyễn Quang Quynh và các anh, chị nhân viên phòng kiểm toán Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam (AACC) đã giúp đỡ em hoàn thành bản thực tập này. Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2006 Sinh viên Nguyễn Thị Lê Trang. MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Danh mục Nội dung 1. Bảng số 1 Mục tiêu kiểm soát nội bộ và thử nghiệm kiểm soát doanh thu 2. Bảng số 2 Bảng hỏi phỏng vấn về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu 3. Bảng số 3 Thủ tục kiểm toán chi tiết khoản mục doanh thu. 4. Bảng số 4 Phân tích doanh thu của Công ty ABC 5. Bảng số 5 So sánh Công ty XYZ với một số doanh nghiệp trong ngành năm 2003. 6. Bảng số 6 Trích hồ sơ kiểm toán tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 7. Bảng số 7 Trích hồ sơ kiểm toán tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ 8. Bảng số 8 Trích hồ sơ kiểm toán doanh thu của Công ty ABC 9. Bảng số 9 Trích hồ sơ kiểm toán doanh thu Công ty ABC 10.Bảng số 10 Trích hồ sơ kiểm toán Công ty ABC 11.Bảng số 11 Trích hồ sơ kiểm toán tính đúng kỳ của doanh thu tại Công ty XYZ 12.Bảng số 12 Phân tích mối liên hệ giữa doanh thu và các chỉ tiêu liên quan khác của Công ty ABC 13.Bảng số 13 Trích hồ sơ kiểm toán Công ty ABC 14.Bảng số 14 Kiểm tra doanh thu của các tháng trong năm 2005 tại Công ty ABC 15.Bảng số 15 Kết quả tổng hợp kiểm toán doanh thu Công ty ABC 16.Bảng số 16 Kết quả kiểm toán doanh thu tại Công ty XYZ 17.Biểu đồ số 1 Doanh thu của AACC qua các năm 18.Biểu đồ số 2 Doanh thu của AACC theo cơ cấu dịch vụ năm 2004 19.Biểu đồ số 3 Doanh thu của AACC theo khách hàng năm 2004 20.Sơ đồ số 1 Các giai đoạn của một cuộc kiểm toán 21.Sơ đồ số 2 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán 22.Sơ đồ số 3 Hệ thống tổ chức quản lý của AACC. 23.Sơ đồ số 4 Hệ thống tổ chức bộ máy tại Hà Nội 24.Sơ đồ số 5 Quy trình thực hiện sản xuất tại Công ty ABC 26.Sơ đồ số 6 Quy trình cung cấp dịch vụ của Công ty XYZ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AACC Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban giám đốc GTGT Giá trị gia tăng KTV Kiểm toán viên TK Tài khoản DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN SÁCH, TÀI LIỆU TÁC GIẢ NXB NĂM 1 Auditing A. Arens& Loebbecke Thống kê 2001 2 Công ty TNHH Kế toán Kiểm toán và Tư vấn Việt Nam AACC 2001 3 Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Bộ Tài chính Tài chính 2000 4 Kiểm toán tài chính GS.TS Nguyễn Quang Quynh Tài chính 2001 5 Lý thuyết kiểm toán GS.TS Nguyễn Quang Quynh Tài chính 1998 6 Từ điển Tiếng Việt 2000 GS. Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị Tuyết Khanh Thanh niên 2000 7 Sách giáo khoa chính trị kinh tế học Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Sự thật 1995 8 Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh Trường ĐH Kinh Tế quốc dân Thống Kê 2001 PHỤ LỤC SỐ 1: Bảng hỏi đánh giá sự hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ cung cấp Có Không 1. Cách tiếp cận và phương pháp A. Lập kế hoạch 1. Mục tiêu và phạm vi cuộc kiểm toán là phù hợp 2. Đã có sự trao đổi, bàn bạc một cách có hiệu quả về bảng câu hỏi kiểm soát nội bộ và yêu cầu đối với các tài liệu 3. Mục tiêu thời gian và quá trình kiểm toán đã được bàn bạc một cách đầy đủ trong cuộc họp sơ bộ và chúng tôi đã cố gắng đáp ứng những yêu cầu của Công ty. B. Thực hiện kiểm toán 1. Các KTV đã có kiến thức đầy đủ khi tiến hành kiểm toán 2. Cuộc kiểm toán đã được sắp xếp và tiến hành một cách có hiệu quả. 3. Các phương pháp kiểm toán mang tính xây dựng tích cực. 4. Quý Công ty đã có cơ hội đưa ra những lời giải thích về tài liệu mà chúng tôi thu thập được trong quá trình kiểm toán 5. Mức độ ảnh hưởng trong giới hạn cuộc kiểm toán là thích hợp và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, các rủi ro đã được xem xét C. Kiểm soát thời gian 1. Việc ước lượng thời gian cho cuộc kiểm toán là hợp lý 2. Việc kiểm toán đã hoàn thành trong thời gian cho phép 3. Thời gian gián đoạn chỉ xảy ra ở mức tối thiểu trong các hoạt động hàng ngày 2. Mối quan hệ trong công việc A. Chúng tôi đã tư vấn và trao đổi thông tin hiệu quả trong khi tiến hành kiểm toán. B.Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ và lịch thiệp trong khi kiểm toán C. Chúng tôi đã làm việc với tinh thần cầu thị, chuyên nghiệp và chủ động. 3. Chất lượng báo cáo kiểm toán A. Kết luận và ý kiến kiểm toán là hợp lý, các tài liệu được thu thập và trình bày một cách rõ ràng B. Đề xuất của chúng tôi là thực tiễn, khả thi và hiệu quả về chi phí C. Bản dự thảo được đưa ra một cách đúng thời hạn D. Bản dự thảo là chính xác có mục đích chuyên nghiệp E. Chúng tôi đã linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến từ ngữ, trình bày báo cáo và các vấn đề phát sinh sau cuộc kiểm toán. F. Trong cuộc họp tổng kết, tất cả các tài liệu được thảo luận với mức độ chi tiết phù hợp với mong muốn của Công ty và tất cả các vấn đề liên quan đến thực tế (mà chưa giải quyết được) đã được bàn bạc lại. 4. Tổng hợp ý kiến khách hàng A. Một cách tổng quát, cuộc kiểm toán đã cung cấp cho Quý Công ty những giá trị gia tăng B. Bản đánh giá này đã có ích cho phần trách nhiệm và lĩnh vự hoạt động của Quý Công ty C. Điều Quý Công ty quan tâm đã được trình bày đầy đủ trong bản đánh giá này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36366.doc
Tài liệu liên quan