Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

Mặc dù Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam mới được thành lập năm 2002, nhưng trong bốn năm qua Công ty đã không ngừng phát triển về mọi mặt với đội ngũ nhân viên năng động sáng tạo và rất yêu nghề, công ty đã từng bước vượt qua các khó khăn khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực Kiểm toán và trong tương lai không xa công ty sẽ trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về doanh thu cũng như số lượng khách hàng khách hàng. Thông qua việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn tại Công ty VAE em nhận thấy rằng, Kiểm toán khoản mục doanh thu đóng một vai trò rất quan trong trong quá trình Kiểm toán Báo cáo tài chính tại khách hàng nhằm đảm bảo cung cấp cho những người quan tâm những thông tin trung thực và hợp lý nhất về tình hình tài chính của Khách hàng. Xây dựng một quy trình Kiểm toán hiệu quả nói chung sẽ là nhân tố giúp các Công ty nói chung và VAE nói riêng tạo nên uy tín của mình trên thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả Công việc. Do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài viết này vãn còn những hạn chế thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và các anh chị Kiểm toán viên để em có thêm những hiểu biết sâu sắc hơn trong quá trình học tập và Công tác sau này.

doc105 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Nhà nước: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trên thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp được miến thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và 50% trong 4 năm tiếp theo. Công ty được miễn quyền thuê đất trong 5 năm kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. Thuế suất thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp được áp dụng ở cả 3 mức 0%, 5%, 10%. Với công ty Sun Việt Nam: Chính sách kế toán của Công ty này đã được VAE tìm hiểu trong file kiểm toán từ năm trước. Những đặc điểm cơ bản của Sun được thể hiện như sau: Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/95 của Bộ Tài chính và các thông tư bổ sung, sửa đổi kèm theo. Công ty lập Báo cáo tài chính theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000, thông tư số 55/2002/TT- BTC ngày 26/06/2002 của Bộ Tài chính, thông tư số 105/2003/TT- BTC của Bộ Tài chính ngày 4/11/2003, Thông tư số 23/2005/TT- BTC hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam. Niên độ kế toán được bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch. Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Là Việt nam đồng (“VND”). Trong năm các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang VNĐ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tiền và công nợ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ phản ánh vào tài khoản chênh lệch tỷ giá cuối kỳ và được xử lý theo quy định tại thông tư spps 55/2002/TT- BTC ngày 26/06/2002 của Bộ Tài chính và Thông tư số 105/2003/TT- BTC ngày 4/11/2003 hưóng dẫn thi hành 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quy định số 165/2002/QĐ- BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Theo số lượng các thành phẩm tiêu thụ trong kỳ đã phát hành hoá đơn tài chính và được người mua chấp nhận thanh toán. Nghĩa vụ về thuế: Công ty áp dụng chính sách thuế theo quy định của Luật thuế hiện hành tại Việt Nam ở mỗi thời kỳ. Tuỳ theo từng hợp đồng thuế GTGT có mức là 5%, 10%. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 10% trên thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp được miễn thuế trong vòng 5 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo. Doanh nghiệp được miễn quyền thuê đất trong vòng 15 năm. (Trích mẫu phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ do VAE xây dựng Nội dung Tham chiếu Vấn đề phát sinh Người thực hiện Chung Soát xét toàn bộ các biên bản họp Hội đồng Quản trị làm cơ sở kiểm tra các phần hành khác. Soát xét biên bản quyết toán thuế năm trước Kiểm tra chọn mẫu các chứng từ ghi sổ để đảm bảo rằng chứng từ ghi sổ trong năm đã được lập, kiểm tra và ghi chép đúng. Phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ Xem xét điều lệ, nội quy, quy chế tài chính kế toán, hoạt động và các văn bản chuyên ngành có được chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền không? Từ đó đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ qua năm vấn đề sau: Môi trường kiểm soát: Xem xét hệ thống cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, phân công chức năng, trách nhiệm của từng phòng ban, phòng kế toán và BGĐ có phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD của doanh nghiệp không. Đánh gí rủi ro kiểm soát Thông tin và trao đổi: các thông tin có được từ khách hàng có được cung cấp theo đúng yêu cầu không? Các thủ tục kiểm soát: Căn cứ vào quy chế và các văn bản xem xét sự vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ có đủ mạnh không. Giám sát và điều hành: Các quy trình quản lý mà đơn vị thiết lập Sự điều khiển kinh doanh có hiệu quả không Có đảm bảo chắc chắn là các quyết định và chế độ quản lý có được thực hiện đúng không Hệ thống KSNB có đủ mạnh để phát hiện những sai sót và gian lận. Ngoài ra tuỳ thuộc theo từng phần hành công việc và phạm vi kiểm toán có thể xem xét về việc tổ chức quy trình mua bán vận chuyển, giao nhận cân đo đong đếm sản phẩm hàng hoá, kho hàng, phương tiện bảo vệ… Các thủ tục kiểm soát khác Kết luận 2.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để xem xét sự biến động chung của các chỉ tiêu: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: tại Gold Việt Nam Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 Chênh lệch +/- % Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 42.112.592.820 45.915.004.920 - 3.802.412.100 0 0 1.578.451.780 750.560.890 -6.131.433.770 41.154.230.580 44.546.125.870 -3.391.895.292 0 0 1.480.425.890 810.450.780 -5.682.771.962 -958.362.240 -1.368.879.050 410.516.870 0 0 -98025890 59.889.890 448.661.818 97.72 97.01 0 0 93.78 107.9 Gold là khách hàng mới của VAE việc phân tích doanh thu trong mối quan hệ biến động với chi phí được VAE đặt biệt quan tâm, nhằm mục đích xem xét tình hình tăng trưởng trong những năm gần đây của Công ty. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành phân tích chỉ tiêu doanh thu trong các mối quan hệ saU: Lập bảng phân tích tốc độ tăng trưởng của doanh thu năm 2005 so với năm 2004: (đơn vị tính nghìn đồng) Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch +/- % Doanh thu sản phẩm bánh gạo 20.818.474 17.521.206 -3.297.268 -15.84 SP bánh bột mỳ 21.294.117 23.633.209 2.339.092 10.98 Total 42.112.591 41.154.415 -958167 -2.28 Nhận xét: Qua bảng phân tích doanh thu giảm đi tương đương 2.28 %. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và thị trường tiêu thụ của Công ty là không được khả quan. - Lập bảng phân tích lãi gộp: (đơn vị tính nghìn đồng) Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu Giá vốn Lãi gộp Doanh thu Giá vốn Lãi gộp Sản phẩm bánh gạo 20.818.474 24.437.208 -3.618.734 17.521.206 22.654.553 -5.133.347 SP bánh bột mỳ 21.294.117 21.477.796 -183.679 23.633.209 21.895.572 1.737.637 Total 42.112.591 45.915.004 -3.802.413 41.154.415 44.546.125 3.395.710 - Lập bảng phân tích tỷ lệ lãi gộp: Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Lãi gộp Tỷ suất sinh lợi Lãi gộp Tỷ suất sinh lợi Lãi gộp Tỷ suất sinh lợi SP bánh gạo -3.618.734 -17.38 5.133.347 -29.3 -1.514.798 -11.92 SP bánh bột mỳ -183.679 - 0.86 1.737.637 7.37 1.925.315 8.23 Total -3.802.413 -18.24 3.395.710 -21.93 410.517 -3.69 Từ bảng phân tích trên sơ bộ tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch: Doanh thu sản phẩm báng bột mỳ tăng nhưng chậm hơn tốc độ giảm doanh thu của sản phẩm bánh gạo dẫn đến tổng doanh thu của Gold năm 2005 giảm sút so với năm 2004 là điều này chứng tỏ thị trường đối với sản phẩm bánh gạo là không được khả quan có thể là do chất lượng sản phẩm không tốt hoặc là do thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm này bị giảm. Trong khi đó giá vốn của sản phẩm bánh gạo vẫn chưa được cải thiện vẫn còn cao hơn doanh thu đạt được của sản phẩm này dẫn đến lợi nhuận âm. Sản phẩm bánh gạo có nguyên vật liệu chính là gạo- nguồn nguyên liệu sãn có ở Việt nam tuy nhiên trong năm qua do giá gạo trong nước khá cao dẫn đến tình hình giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản phẩm này chưa được cải thiện. Đối với sản phẩm bánh bột mỳ bước đầu đã có lãi doanh thu tăng và giá vốn đã có xu hướng giảm so với năm 2004. Tỷ suất sinh lời bước đầu đã được cải thiện và đang có xu hướng tốt dần lên. Tại công ty Sun Việt Nam : Là khách hàng thường xuyên của VAE, trưởng nhóm xem xét qua Báo cáo tài chính của doanh nghiệp và đánh giá không có sự biến động lớn nào về tài sản cố định của doanh nghiệp, đối với khoản mục doanh thu được thể hiện trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Kiểm toán viên lập bảng phân tích và nhận thấy rằng tình hình tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp tương đối tốt do doanh nghiệp sản xuất phần lớn quần áo mùa hè đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường : (đơn vị nghìn đồng) Chỉ tiêu 31/12/04 30/6/05 Chênh lệch +/- % Tổng doanh thu 15.015.433.577 11.167.556.150 -3.847.877 74.37 Các khoản giảm trừ - - - - Doanh thu thuần 15.015.433.577 11.167.556.150 -3.847.877 74.37 Nhóm trưởng là người chịu trách nhiệm phân tích sơ bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro có thể gặp phải với các khoản mục và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết phổ biến cho các thành viên. (O: sở hữu, C: Đầy đủ, E: hiện hữu, A: Chính xác, V: định giá, P: trình bày) Khoản mục Rủi ro có thể xảy ra Phưong pháp kiểm toán chủ yếu Vốn bằng tiền C.E.O Test roll-forward period to year ngày 31/12, cut off, gửi thư xác nhận, kiểm tra hệ thống Hàng tồn kho C.A.E. V.O.P Đối chiếu biên bản kiểm kê HTK tại ngày lập BCĐKT kiểm tra Walk through test, tính giá xuấ kiểm tra giá nhập kho, chọn mẫu số lớn TSCĐ O.E.C Kiểm tra 100% chứng từ, phân tích khấu hao năm trước năm nay Công nợ phải thu phải trả A.C.O.E Chọn mẫu và xác nhận số dư kiểm tra sau ngày khoá sổ, kiểm tra chi tiết Thuế C.A Kiểm tra 100% chứng từ hoặc kiểm tra kết hợp với các phần hành khác. Nguồn vốn C.O.E Kiểm tra 100% chứng từ Doanh thu C.A.E Kiểm tra hệ thống doanh thu, mathchinh concept Chi phí C.A.E Phân tích tỷ lệ năm trước, năm nay, kiểm tra tính tuân thủ, cut off, hệ thống kiểm soát nội bộ 3. Kế hoạch và nội dung kiểm toán 3.1. Nhóm kiểm toán. * Tại Công ty Gold Việt Nam: Phạm Ngọc Toản : Soát xét báo cáo (kiểm toán viên quốc gia) Trần Quốc Tuấn : Soát xét báo cáo (kiểm toán viên quốc gia) Phạm Hùng Sơn : Soát xét báo cáo (kiểm toán viên quốc gia) Nguyễn Diệu Linh : Trưởng nhóm (kiểm toán viên quốc gia) Dương Thuỳ Anh : Kiểm toán viên Nguyễn Xuân Tùng : Kiểm toán viên Trịnh Kiên : Kiểm toán viên *Tại Công ty Sun: Là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu đi Hàn Quốc là khách hàng truyền thống của VAE, đã được kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2004 bởi trưởng nhóm: kiểm toán viên quốc gia Nguyễn Thuỳ Linh sang năm 2005 sẽ do bà : Nguyễn Thuỳ Linh làm trưởng nhóm: Người soát xét: Phạm Ngọc Toản, Trần Quốc Tuấn Kiểm toán viên: Nguyễn Quang Huy, Phạm Thị Chung, Nguyễn Đức Minh. 3.2. Kế hoạch và phân công công việc Thời gian Nội dung Từ ngày 15/3đ20/3/2006 Kiểm toán phần hành chủ yếu Tổng hợp kết quả và lập dự thảo Soát xét báo cáo và hồ sơ kiểm toán Gửi dự thảo BCTC đã được kiểm toán Phát hành báo cáo kiểm toán tài chính Phân công Người thực hiện Kiểm soát chung Soát xét file kiểm toán Soát xét dự thảo BCTC đã được kiểm toán Kiểm tra thảo luận với nhóm kiểm toán về các ván đề sai Soát rủi ro phát sinh Phát hành báo cáo kiểm toán Phụ trách thực hiện kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán Tìm hiểu và đánh giá về tình hình kinh doanh hệ thống KSNB và hệ thống kế toán của đơn vị Kiểm soát quá trình thực hiện kiểm toán trước khi trình giám đốc. Tồng hợp file kiểm toán Lập dự thảo báo cáo Thảo luận với khách hàng về các sai sót rủi ro Thảo luận thống nhất khách hàng về các vấn đề trên Phát hành báo cáo và thư quản lý Kiểm tra chi tiết Kiểm toán tài khoản vốn bằng tiền, chi phí, tạm ứng ký quỹ, kỹ cược, chi phí chờ kết chuyển Kiểm toán phần tài sản cố định, chi phí khấu hao, các khoản phải thu, các khoản phải trả Kiểm toán các khoản vay chi phí lãi vay, thuế Kiểm toán doanh thu, thu nhập chi phí tài chính Kiểm tra hàng tồn kho Mr. Toản Mr. Tuấn Mr. Sơn Mrs. Linh Mrs. Linh Mrs.Linh Mrs. Linh Mrs. Linh Mrs. Linh Mrs. Linh Mrs. Linh Mrs. Linh Mrs. Linh Mrs. Anh Mr. Tùng Mrs. Anh Mrs.Kiên Mrs. Linh 3.3. Kiểm tra chi tiết doanh thu 3.3.1. Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ với doanh thu Tại công ty Gold: Do Kiểm toán viên Trịnh Kiên thực hiện Bảng kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ với doanh thu T30 Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VIETNAM AUDITING AND EVALUATION COMPANY Client/ Khách hàng:Công ty Gold Prepere/Người lập: X Date: Period/ Kỳ:01/01/04đ31/12/05 Reviewed/Người soát xét: Date: Subject/ Nội dung: Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ Việc ghi nhận doanh thu của đơn vị được cụ thể như sau: Trong năm tài chính 2005 doanh thu xuất khẩu của đơn vị được ghi nhận căn cứ vào tờ khai hải quan sau khi đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu. Tỷ giá để quy đổi từ đồng USD sang VND để ghi nhận doanh thu là tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước VN công bố tại thời điểm kê khai hải quan. Đầu năm ký hợp đồng cho cả năm đối với công ty mẹ Nuti. Khi phát sinh biến động về giá cả thì sẽ làm phụ lục hợp đồng để điều chỉnh, Gold sản xuất theo đơn đặt hàng. Ký hợp đồng_Đơn đặt hàng_Sản xuất theo từng đơn đặt hàng_Xuất hàng ( làm thủ tục mở TK, đóng hàng, chuyển hàng về cảng Hải Phòng, kẹp chì tại công ty, xuất khẩu theo giá FOB, chi phí từ cảng chở đi các dịa chỉ mà công ty mẹ ấn định do công ty mẹ chịu. Việc vận chuyển thường do công ty Công Thành thực hiện)Thanh toán (100% doanh thu bán chịu) sau một tháng, hai tháng, sáu tháng mới thanh toán, khi khách hàng trả công ty mẹ sau đó công ty mẹ mới thanh toán cho Gold. Chưa có thời hạn thanh toán trong hợp đồng giữa Gold và công ty mẹ. Tại công ty Sun Việt Nam: T30 Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VIETNAM AUDITING AND EVALUATION COMPANY Client/ Khách hàng:Công ty Sun Prepere/Người lập: NVX Date: Period/ Kỳ:01/01/04đ30/06/05 Reviewed/Người soát xét: Date: Subject/ Nội dung: Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ Sun là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, là khách hàng quen thuộc của VAE chuyên gia công hàng may mặc. Việc ghi nhận doanh thu của đơn vị được cụ thể như sau: - Trong tháng 6 chưa lập tờ khai hải quan đính kèm. Khi kiểm tra chi tiết khách lẻ là Công ty TNHH May và Quảng cáo Việt- ADVINA hoá đơn chưa được hai bên ký tá, hóa đơn chưa xẻ khỏi cuống có tổng số tiền là 396.690.360. - Năm 2005 Công ty ký kết hợp đồng với 4 Công ty : GOOGLE Công ty May Bắc Ninh Công ty WOOJIN Công ty May và Quảng cáo Việt Với công ty GOOGLE, Công ty Sun ký kết hợp đồng vào ngày 22/7/04 số 02 đến này chưa thanh lý hợp đồng, mỗi lần gia công hai bên làm một phụ lục hợp đồng. Hàng hoá được sản xuất theo kiểu ngối đầu, không phải hoàn thành sản phẩm này mới tiếp tục sản xuất mặt hàng khác T30 Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VIETNAM AUDITING AND EVALUATION COMPANY Client/ Khách hàng:Công ty A Prepere/Người lập: NVX Date: Period/ Kỳ: Reviewed/Người soát xét: Date: Công ty GOOGLE ký hợp đồng với Sun số 05/S ngày 10/10/04 số 02/2005 ngày 01/02/05 số hoá đơn trên sổ chi tiết không đúng với hoá đơn giá trị gia tăng. Kiểm tra chi tiết: Kiểm toán viên nhận thấy đơn vị hạch toán sót doanh thu vào tháng 3 có kê khai thuế hoá đơn số 0058809 trị giá 59.949.936 Yêu cầu Công ty hạch toán bổ xung Nợ TK 131 : 59.949.936 Có TK 511 : 59.949.936 Sun ký gia công vói Google, sau đó Sun lại ký hợp đồng gia công với Woojin, khi hàng hoàn thành kế toán xuất hoá đơn để lam thủ tục xuất hàng nhưng không ghi nhận doanh thu Hiện doanh thu của đơn vị là 11.227.506.084 nhưng đơn vị mới kết chuyển sang 911 là 8.430.952.576 doanh nghiệp cần kết chuyển thêm số tiền là: 2.769.553.508. Nếu giá gia công bằng với giá của trading thì chịu thuế suất 0% Nếu nhỏ hơn sẽ chịu thuế suất 10% T30 Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VIETNAM AUDITING AND EVALUATION COMPANY Client/ Khách hàng:Công ty Sun Prepere/Người lập: NVX Date: Period/ Kỳ: Reviewed/Người soát xét: Date: Subject/ Nội dung: hệ thống kiểm soát nội bộ HĐ 61685 ngày 22/02/02 huỷ Giá trị ghi sổ là 3000 USD tương đương với 47.247.000 vnd Lý do: kế toán viết sai HĐ số 61686 ngày 22/02/05 huỷ Giá trị 532 USD tương đương với 8.373.680 vnd Lý do kế toán viết sai HD số 61687 ngày 24/2/05 huỷ Giá trị 2.661,4 USD tương đương với 41.941.003 vnd HĐ 61688 ngày 25/02/05 huỷ Giá trị 1500 USD tương đương 23.641.500 vnd Lý do nt HĐ 58849 ngày 14/06/05 huỷ Giá trị 11.760 USD tương đương 186.031.440 Lý do: nt 3.3.2.Thực hiện việc phân tích doanh thu Tại công ty Gold Việt Nam. T100 Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VIETNAM AUDITING AND EVALUATION COMPANY Client/ Khách hàng:Công ty Gold Prepere/Người lập: NVX Date: Period/ Kỳ: Reviewed/Người soát xét: Date: Subject/ Nội dung: Phân tích doanh thu theo từng khách hàng STT Nội dung USD VND 1 Doanh thu bán sản phẩm bánh gạo 1.106.097,756 17.520.322.582 2 Doanh thu bán sản phẩm bánh bột mỳ 1.493.781 23.633.209.941 3 Doanh thu sản phẩm xoài 22.209,6 351.665.294 4 Doanh thu nội bộ sản phẩm bánh gạo - 581.716 Total 2.622.088,356 41.505.779.533 Số liệu lấy trên sổ chi tiết doanh thu bán hàng đã đối chiếu với bảng cân đối kế toán và sổ cái. Doanh thu của công ty chủ yếu là xuất khẩu được thanh toán bằng USD và quy đổi ra VND theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày phát sinh giao dịch T100 Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VIETNAM AUDITING AND EVALUATION COMPANY Client/ Khách hàng:Công ty Sun Prepere/Người lập: NVX Date: Period/ Kỳ: phát sinh doanh thu Reviewed/Người soát xét: Date: Tờ khai sổ doanh thu chênh lệch Tháng 1 2.222.838.885 2.222.838.885 - Tháng 2 804.182.047 804.182.048 1 Tháng 3 1.570.016.906 1.510.066.969 (59.949.937) Tháng 4 601.088.152 601.088.152 - Tháng 5 3.292.776.522 3.292.776.524 2 T30 T20 Tháng 6 2.736.603.574 2.736.603.574 - T110 Total 11.227.506.086 11.167.556.150 (59.949.936) Số liệu được đối chiếu tờ khai thuế với sổ chi tiết doanh thu KTV tiến hành kiểm tra chi tiết từ tờ khai hải quan, hoá đơn gía trị gia tăng, tờ khai nhập khẩu, hợp đồng. Lập bảng phân tích doanh thu theo từng loại hình dịch vụ cung cấp: và đối chiếu lên tờ T100 T110 Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VIETNAM AUDITING AND EVALUATION COMPANY Client/ Khách hàng:Công ty Gold Prepere/Người lập: NVX Date: Period/ Kỳ: Reviewed/Người soát xét: Date: Subject/ Nội dung: Chi tiết doanh thu theo khoản mục STT Khoản mục Số tiền 1 2 3 4 5 Công ty Nuti Công ty maket Công ty dân ôn nước ngoài Công ty dân ôn trong nước T100 Doanh thu xuất dùng nội bộ 33.016.006.334 7.488.413.120 987.664.500 13.113.864 698.059 Tổng 41.505.895.878 Như vậy qua bảng phân tích trên cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty phụ thuộc rất nhiều vào các đơn đặt hàng của công ty mẹ. Thực tế này cho thấy tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị trong các năm tài chính tiếp theo. Từ bảng phân tích doanh thu theo loại hình cung cấp hàng hoá dịch vụ kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết và đối chiếu số liệu từ phần phân tích doanh thu đến phần kiểm tra chi tiết 3.3.3. Kiểm tra chi tiết doanh thu Chi tiết doanh thu với loại hình dịch vụ chủ yếu Chi tiết doanh thu theo tờ khai thuế Chi tiết doanh thu theo thuế suất Hợp đồng kinh tế V/v: Kiểm toán Báo cáo tài chính - Căn cứ vào nghị định số:17/HDBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng bộ trưởng về pháp lệnh hợp đồng kinh tế. - Căn cứ vào nghị định số 57/1998/ND-CP, ngày 31/07/1998 của thủ tướng Chính Phủ Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên Chúng tôi gồm Bên A : Công ty sun Việt Nam Đại diện là : x y z Chức vụ : Tổng giám đốc Điện thoại : 0800245591 Fax : 0320 753 553 Địa chỉ : Nam Sách- Hải Dương Tài khoản : 0011000316886 Ngân Hàng Ngoại Thưong Việt Nam Mã số thuế : 0101141410 Bên B : công ty may và quảng cáo việt Đại diện : x y z’ Chức vụ : Phó Giám Đốc Địa chỉ : 32 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội Hai bên thoả thuận kí kết hợp đồng uỷ thác xuất khẩu và sản xuất hang gia công may mặc theo những điều kiện và điều khoản dưới đây. Điều 1: Tên hàng, số lượng, giá gia công. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và hạn ngạch được phân bổ, bên A uỷ thác cho bên B kí hợp đồng xuất nhập khẩu với nước ngoài để nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm, bên A chịu trách nhiệm sản xuất mặt hàng sau. STYLE NO: 25080 giá 1.4 USD, thành tiền 35112 USD Thời hạn giao hàng là từ 20/3 đến 05/4 năm 2005 Điều 2: Hàng mẫu và quy cách phẩm chất Sau khi nhận đủ nguyên phụ liệu, mẫu và tài liệu kỹ thuật, bên A sản xuất 3 mẫu cho mỗi mặt hàng, trong đó 2 mẫu giao cho khách ngoại, một mẫu giao cho bên B để làm đối chứng khi xảy ra khiếu nại giữa hai bên. Mẫu hàng được chuyên gia kỹ thuật của khách ngoại duyệt là cơ sở để sản xuất và giao hàng. Bên A đảm bảo sản xuất theo đúng mẫu đã được chấp nhận và theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của chuyên gia về quy cách kiểu dáng, màu sắc… quần áo thành phẩm phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp không nhàu nát ố bẩn Bên A chịu trách nhiệm về quy cách phẩm chất, số lượng hàng hoá đến tận tay người nhận hàng được chỉ định trên tài liệu kỹ thuật. Điều 3: Cung cấp nguyên phụ liệu ùa tài liệu kỹ thuật Khi được thông báo giao nguyên phụ liệu và tài liệu kỹ thuật của phía nước ngoài, bên B phải làm ngay thủ tục nhập khẩu và giao nguyên phụ liệu cho bên A kịp thời Nguyên phụ liệu và tài liệu kỹ thuật phải được giao cho bên A trước khi bắt đầu sản xuất Bên B giao toàn bộ nguyên phụ liệu cho bên A theo chứng từ ngoại hoặc giao theo số lượng do khách ngoại quyết định tại kho bên A hoặc kho bên B. bên A được hưởng phần hao hụt quy định theo hợp đồng ngoại. Điều 4: bao bì đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá. Theo quy định của hợp đồng ngoại hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia Điều 5: Vận chuyển và giao nhận Nguyên tắc và địa điểm giao nhận: đối với nguyên phụ liệu: Bên B sẽ xuất kho cho bên A theo định mức phù hợp với yêu cầu sản xuất. Đối với thành phẩm: Giao nguyên đai, nguyên kiện phù hợp với chỉ định của khách ngoại Thời gian giao nhận: Thành phẩm: Bên A phải đảm bảo tiến độ sản xuất và giao hàng đúng theo quy định tại phụ kiện hợp đồng hoặc theo xác nhận giữa bên A và chuyên gia kỹ thuật. Thời gian và địa điểm cụ thể bêb A sẽ liên hệ trực tiếp với bên B. Nếu giao hàng chậm thì bên A phải chịu mọi trách nhiệm, chi phí phát sinh do giao hàng chậm gây nên như, ước phí vận chuyển bằng máy bay và các phát sinh khác (nếu có) Chứng từ và thủ tục giao nhận Bên B chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm để bên A nhận hàng và giao hàng được thuận tiện, kịp thời. Trường hợp bên B làm thủ tục chậm hoặc không đầy đủ, gây phát sinh chi phí thì bên B phải chịu trách nhiệm. đối với giao thành phẩm xuất khẩu, bên A phải cung cấp trước cho bên B ít nhất 3 ngày trứoc ngày đóng gói hàng vào Cotainer. Packing list chi tiết: 3 bản Giấy chứng nhận chất lượng hoặc xác nhận của chuyên gia nước ngoài (trong trường hợp hợp đồng hoặc L/C quy định Điều 6: Thanh toán Việc thanh toán cho bên A sẽ do khách hàng ngoại là Sun trading chi trả bằng điện chuyển tiền hoặc uỷ nhiệm chi Chứng từ thanh toán: Bên A phải phát hành hoá đơn Thuế GTGT cho bên B với thuế suất 0% Thời gian thanh toán: được thực hiện khi hàng đã đến tay khách hàng ngoại Điều 7: Các điều khoản khác. Bên A chịu trách nhiệm về an toàn và bảo quản nguyên phụ liệu kể từ khi nhận hàng đến khi kết thúc giao thành phẩm. Mọi thiệt hại tổn thất xảy ra từ lúc nhận nguyên phụ liệu đến khi giao đủ thành phẩm bên A phải đển bù toàn bộ…. Đại diện bên B Đại diện bên A 3.3.4. Tổng hợp kết quả kiểm toán doanh thu tại khách hàng. Thể hiện trên tờ tổng hợp T20 T20 Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VIETNAM AUDITING AND EVALUATION COMPANY Client/ Khách hàng:Công ty Gold Prepere/Người lập: NVX Date: Perid/ Kỳ: Reviewed/Người soát xét: Date: Subject: Tổng hợp doanh thu. 31/12/2005 Số điều chỉnh Số kiểm toán T100 Tổng doanh thu 41.505.895.878 - - T20 Công ty kiêm toán và định giá Việt Nam VIETNAM AUDITING AND EVALUATION COMPANY Client/ Khách hàng:Công ty Sun Prepere/Người lập: NVX Date: Period/ Kỳ: Reviewed/Người soát xét: Date: Subject/ Nội dung:Tổng hợp doanh thu Nảm 2004 31/06/05 số d/c sau d/c Việt Pacific 254.849.886 Deashin 385.371.617 Shun TD 5.921.161.215 10.165.354.548 59.969.937 10.225.304.485 Vina Korea 3.929.352.590 Prime one 46.268.028 Trade Line 336.129.550 Shin won 1.401.731.291 CT may Đức Giang 291.454.476 Cty may Garnet NĐ 710.622.216 XN may lntimex 519.701.992 Cty may 10 842.476.540 Cty TNHH Vĩnh Phát 362.632.258 Hàng bán hội trợ 13.681.818 Cty may Bắc Ninh 605.511.242 605.511.242 Cty may và Quảng cáo 396.690.360 396.690.360 Việt TOTAL 1 5.015.433.577 11.167.556.150 11.227.506.087 4. Kết thúc kiểu toán Công ty kiểm toán và Kiểm toán viên sẽ đưa ra Báo cáo kiểm toán và thư quản lý cho khách hang Kiểm toán. Tại công ty Gold Việt Nam Báo cáo kiểm toán được lập như sau: Báo cáo kiểm toán Kính gửi: Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Chúng tôi công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam tiến hành kiểm toán BCTC gồm bảmg cân đối kế toán tại ngày 31/12/05, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền, và thuyết minh báo cáo tài chính cho kỳ hoạt động từ ngày 1/1/05 đến 31/12/05 của Công ty Gold gọi tắt là Công ty từ trang 7-21 Trách nhiệm của BGD và KTV Theo quy định của chế độ Kiểm toán việt nam và như đã trình bày tại trang 02,03,04, BGD của công ty có trách nhiệm lập báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý. Trách nhiệm của KTV là đưa ra ý kiến độc lập về báo cáo tài chính này dựa trên kết quả của kiểm toán và báo cáo ý kiến của chúng tôi cho BGD công ty Gold Cơ sở đưa ra ý kiến Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các hướng dẫn thực hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và quy chế kiểm toán độc lập hiện hành ở Việt Nam. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các ghi chép kế toán, những bằng chứng liên quan đến các số liệu và thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính. Chúng tôi cũng đồng thời đánh giá những kế hoạch và quyết định trọng yếu cuả BGD trong quá trình lập báo cáo tài chính này và xem xét các chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán, trình bày đầy đủ và phù hợp với điều kiện của công ty hay không… Giới hạn phạm vi kiểm toán Số liệu ngày 01/01/04 đến ngày 31/12/04 được kiểm toán bởi công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn thuế, nên chúng tôi không đưa ra nhận xét về số dư này. Trong năm 2005 việc tiêu thụ của công ty phụ thuộc lớn vào đơn đặt hàng của công ty mẹ. Tồn tại yếu tố không chắc chắn, trọng yếu có thể gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tuc của công ty trong những năm tài chính tiếp theo. ý kiến Theo ý kiến của chúng tôi ngoại trừ ảnh hưởng của những vấn đề nêu trên, xét trên khía cạnh trọng yếu, báo cáo của công ty từ ngày 01/01/05 đến ngày 31/12/05 đã phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thư quản lý Thư ngỏ của BGD công ty kiểm toán và định giá Việt Nam Kính gửi: Hội đồng quản trị và BGD công ty Gold Thưa các quý ông quý bà. Chúng tôi, công ty kiểm toán và định giá Việt Nam đã hoàn thành cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/05 của công ty. Trong quá trình kiểm toán, chúng tôi đã soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của các đơn vị và các ghi chép trong năm tài chính nói trên. Kèm theo thư này là tổng hợp các nhận xét về những điểm còn tồn tại và gợi ý của chúng tôi nhằm trợ giúp hội đồng quản trị và BGD hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thông kế toán nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của công ty. Thư quản lý đối với công ty được trình bày dựa trên việc tổng hợp các ý kiến đã được nêu trong thư quản lý do các KTV độc lập đã trao đổi chi tiết với kế toán trưởng, BGD công ty. Thư quản lý này chỉ nhằm mục đích trợ giúp cho công ty hoàn thiện hệ thống kế toán, không nhằm cung cấp cho bên thứ ba sử dụng vì mục đích khác. Chúng tôi muốn nhân cơ hội này, được bày tỏ sự cảm ơn tới hội đồng quản trị, BGD công ty bà kế toán trưởng và các bộ phận đã cộng tác với chúng tôi trong quá trình kiểm toán. Trân trọng Đối với Công ty Sun Báo cáo cũng được lập tương tự như với công ty Gold Việt Nam. Phần III: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị để nâng cao hiệu quả kiểm toán khoản mục doanh thu của VAE I. Đối với việc kiểm toán khoản mục doanh thu do Công ty VAE thực hiện 1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 1.1. Ưu điểm Công ty đã xây dựng được một hệ thống quy trình tiếp cận khách hàng hết sức hiệu quả với nhiều phương thức đa dạng khác nhau từ việc trực tiếp giới thiệu năng lực đến khách hàng, đến thông qua các mối quan hệ, thể hiện sự năng động trong việc tìm kiếm các khách hàng, từ đó có thể vừa tư vấn cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ mà khách hàng nên lựa chọn vừa cung cấp những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu, dẫn đến số lượng khách hàng ngày càng tăng về số lượng. Quy trình kiểm toán được xây dựng cụ thể thông qua bảy bước, từ đó giúp nhóm kiểm toán có thể thực hiện các công việc một cách đúng trình tự và khoa học, giúp rút ngắn thời gian kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập chi tiết cho mỗi cuộc kiểm toán giúp cho việc phân công công việc được dễ dàng tránh sự chồng chéo đồng thời đảm bảo được sự báo quát của trưởng nhóm đến quá trình làm việc của các thành viên trong nhóm. Công ty cũng đã tiến hành xây dựng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chung của khách hàng đồng thời thực hiện việc phân tích một số chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm. VAE cũng đã xây dựng được một hệ thống các bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, nhằm mục đích dánh giá khả năng tin tưởng vào số liệu do hệ thống kế toán của khách hàng cung cấp. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì quy trình kiểm toán của VAE cũng còn có một số hạn chế 1.2. Nhược điểm Việc tìm hiểu về Công ty khách hàng là chưa được chi tiết các công việc tìm hiểu mới chỉ dừng lại ở mức sơ bộ khi tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán. Quy trình kiểm toán được xây dựng chi tiết để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tuy nhiên thực tế khi tiến hành kiểm toán công ty thường ít chú trọng đến việc xem xét kiểm soát nội bộ một cách có hệ thống mà thường đánh giá dựa vào trực giác và phán đoán của Trưởng nhóm Kiểm toán. Việc xem xét hệ thống KSNB mới chỉ dừng lại ở việc phỏng vấn BGĐ và Kế toán trưởng về những vấn đề chung các chính sách kế toán được áp dụng chủ yếu trong công ty. Việc đánh giá rủi ro và trọng yếu có được xây dựng nhưng thực tế thường không được thực hiện, nhân viên có đủ năng lực để thực hiện công việc đánh giá này là rất ít, ngoài trưởng phòng và thành viên BGĐ khi thực hiện ký kết hợp đồng có tìm hiểu và đánh giá sơ bộ thì các thành viên khác trong nhóm kiểm toán (kể cả trưởng nhóm) chưa có đủ khả năng để đánh giá rủi ro kiểm toán hoặc đánh giá không chính xác. Điều này dẫn đến số lượng kiểm tra chi tiết sẽ tăng, chi phí kiểm toán vì thế cũng tăng lên đáng kể. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch cũng được thực hiện tuy nhiên công việc này chỉ thực sự được đầu tư trong trường hợp Kiểm toán viên cảm thấy ghi ngờ về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty khách hàng (như tình trạng lỗ kéo dài, giá vốn luôn cao hơn so với doanh thu đạt được), đối với các khách hàng là khách hàng lần đầu hoặc là với những khách hàng có phát sinh doanh thu lớn (phí kiểm toán cao). 2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 2.1. Ưu điểm Tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch kiểm toán đã được trưởng nhóm lập và trưởng phòng phê duyệt. Giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên được thiết kế một cách hết sức khoa học, việc ghi chép được tuân thủ theo một trình tự chung là đi từ tờ tổng hợp sang tờ chi tiết. Giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên được thiết kế theo một form chung, tờ 20 luôn là tờ ghi chép tổng hợp, tờ 30 đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ và tờ 100 tiến hành kiểm tra chi tiết. Giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên luôn được đánh tham chiếu đầy đủ và theo trật tự điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc soát xét và nghiên cưu file Kiểm toán. Kiểm tra chi tiết được tiến hành bài bản tiến hành phân tích biến động doanh thu theo tháng, quý để tìm những biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biến động đó. Thưỡng xuyên báo cáo tình hình với trưởng nhóm Kiểm toán và với trưởng phòng để tìm cách xử lý. 2.2. Nhược điểm Đấnh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ của khách hàng được thể hiện trên giấy tờ làm việc số T30 thực chất được tiến hành đồng thời hoặc sau khi kiểm tra chi tiết, các phát hiện về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng chính là việc ghi chép các sai sót và gian lận đối với khoản mục kiểm tra chi tiết, điều này dẫn đến chi phí kiểm toán thực chất vẫn không thay đổi. Các sai sót chưa được thể hiện dưới dạng các bảng kê xác minh hay bảng kê chênh lệch điều này gây khó khăn trong quá trình đọc file kiểm toán. 3. Kết thúc kiểm toán 3.1. Ưu điểm Sau khi tổng hợp giấy tờ làm việc từ các Kiểm toán viên phân hành, Trưởng nhóm Kiểm toán sẽ xem xét thống nhất với Ban Giám đốc khách hàng về những sai sót và gian lận đã phát hiện ra trong từng phần hành trước khi đưa ra Báo cáo Kiểm toán tài chính và Thư quản lý. Thư quản lý là những kiến nghị hay gợi ý của Kiểm toán viên giúp cho khách hàng hoàn thiện quy trình hạch toán và hệ thống sổ sách của mình. Công việc này được VAE đặc biệt chú ý quan tâm vì sẽ tạo được uy tín cũng như mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Hệ thống soát xét chất lượng báo cáo kiểm toán được xây dựng chi tiết cho từng cấp đảm bảo cho báo cáo đuợc trình bày phù hợp và giảm thiểu tối đa những rủi ro mà Công ty có thể gặp phải trong quá trình kiểm toán. 3.2. Nhược điểm Số lượng các hợp đồng Kiểm toán với VAE hiện tại là tương đối lớn thường tập trung vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Trong khi đó yêu cầu của khách phục vụ cho quá trình kiểm tra của Nhà nước thường tập trung vào một thời điểm dẫn đến khối lượng công việc đối với Kiểm toán viên trong giai đoạn này là rất lớn, áp lực công việc nhiều điều này dẫn đến không thể tránh khỏi các sai sót trong quá trình làm việc. Qua thời gian thực tập tại Công ty VAE em nhận tuy còn một số nhược điểm nhưng nhìn chung quy trình và chương trình kiểm toán của VAE tương đốii hoàn chỉnh và khoa học. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại VAE. 1. Tính tất yếu phải hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu. Sau khi nghị định 105/NĐ - CP của Chính phủ được thực hiện đã mở ra một thi trường rất rộng lớn cho các Công ty Kiểm toán, chính vì vậy trong vòng 2 năm gần đây số lượng các Công ty Kiểm toán liên tục tăng, hiện tại ở Việt Nam đã có trên 80 Công ty Kiểm toán điều này dẫn đến việc cạnh tranh để thu hút khách hàng đang ngày một tăng. Một trong những nhân tố quyết định sự thành công của các Công ty Kiểm toán hiện nay đó chính là uy tín và chất lượng sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp. Xây dựng một quy trình kiểm toán hoàn chỉnh và có hiệu quả sẽ là nhân tố quyết định đến chất lượng Kiểm toán, hiểu rõ tầm quan trọng của điều này trong những năm qua VAE đã không ngừng hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình để tăng tính cạnh tranh thu hút khách hàng. Doanh thu luôn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn muốn thể hiện chỉ tiêu này ở mức tốt nhất bên cạnh đó số lượng các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu lại rất lớn và thường phát sinh thường xuyên, chính vì thế mà khả năng tồn tại những gian lận và sai sót thường lớn. Vì vậy trong quá trình kiểm toán để đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán nói chung, thì chương trình kiểm toán doanh thu cần phải được xây dựng hiệu quả và không ngừng hoàn thiện. Tại VAE mặc dù Kiểm toán viên đã thực hiện Kiểm toán vởi trình độ cũng như khả năng phán đoán nghề nghiệp cao nhưng vẫn còn những điểm hạn chế, đặc biệt đối với khoản mục doanh thu: Khi sử dụng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ mới chỉ dùng lại ở việc sử dụng bảng tưòng thuật và bảng hỏi mà chưa sử dụng lưu đồ, việc phỏng vấn chưa được thể hiện trên giấy tờ làm việc. Chọn mẫu theo quy mô nghiệp vụ và theo phán đoán nghề nghiệp của Kiểm toán viên. Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro ít được thực hiện. Thủ tục phân tích áp dụng còn ít 2. Việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ của khách hàng là một trong những nhân tố làm giảm thiểu chi phí và thời gian kiểm toán. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ có thể sử dụng bảng tường thuật, bảng câu hỏi, vẽ lưu đồ hoặc kết hợp cả cách trên. Sử dụng bảng câu hỏi có tác dụng mô tả chi tiết hoạt động của khách hàng nhưng có nhược điểm là làm mất cái nhìn tổng quát và tốn thời gian, sử dụng bảng câu hỏi đối dạng đóng với câu trả lời có hoặc không có ưu điểm đơn giản dễ thực hiện, tuy nhiên nhược điểm là không thể tìm hiểu sâu hơn đối với những vấn đề được trả lời là không, hơn nữa việc thiết kế các câu hỏi đòi hỏi phải rất đơn giản dễ hiều nhưng vẫn phải đạt được mục đích là hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ là rất khó, việc sử dụng lưu đồ sẽ mô tả chi tiết quá trình kiểm soát nội bộ của khách hàng một cách dễ hiểu và tổng quát nhất, tuy nhiên nhược điểm là tốn thời gian và chi phí. Hiện tại VAE đang thực hiện việc sử dụng bảng tường thuật và bảng câu hỏi, bên cạnh đó đối với những khách hàng lớn và quan trọng công ty nên thực hiện thủ tục vẽ lưu đồ mô tả (ví dụ về lưu đồ) 3. Thực hiện phân tích doanh thu Việc sử dụng các tỷ suất như thế nào Sử dụng kỹ thuật phân tích Sai phạm có thể có Phân tích ngang: So sánh giữa số thực tế /kế hoạch, so sánh doanh thu của đơn vị với doanh thu trung bình của các đơn vị cùng ngành trong cùng một thời điểm để thấy được hiệu quả của việc bán hàng. Tính toán lại doanh thu của đơn vị khách hàng có phù hợp chính sách giá bán không. Xem xét doanh thu trong quan hệ với giá bán. Có thể có sự khai tăng hoặc khai giảm, tồn tại những khoản doanh thu khống Phân tích dọc ( phân tích tỷ suất): Xem xét các tỷ suất có liên quan đến doanh thu bao gồm: doanh thu từng loại hàng hoá dịch vụ/tổng doanh thu, doanh thu/giá vốn hàng bán, lợi nhuận trước thuế. Khai tăng hoặc giảm So sánh tỷ lệ doanh thu bán chịu giữa các tháng trong năm và giữa các năm với nhau. Từ đó xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp Khai tăng doanh thu So sánh tỷ lệ doanh thu hàng bán bị trả lại giữa các năm Giảm doanh thu VAE nên tăng cường việc phân tích các tỷ suất để thấy được những bất hợp lý ở khoản mục doanh thu. Tại Công ty Gold VAE đã tién hành phân tích tỷ lệ doanh thu của trên giá vốn, tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu, điều này là rất cần thiết và phục vụ đắc lực cho công tác kiểm toán, tuy nhiên công việc này vẫn chưa được VAE thực hiện thường xuyên và với mọi đối tượng khách hàng, các thủ tục này chỉ được thực hiện đối với các khách hàng mới hoặc với những khách hàng có phát sinh doanh thu lớn, đối với các khách hàng nhỏ thì công việc này vẫn chưa được chú trọng thực hiện, thiết nghĩ công ty lên tiến hành việc phân tích này nhiều hơn để kết hợp với các xét đoán nghề nghiệp của mình đưa ra mẫu kiểm tra chi tiết hiệu quả và tiết kiệm. Đối với vấn đề mấu chọn để kiểm tra chi tiết mặc dù công ty đã kết hợp thủ tục phân tích với việc ước lượng các rủi ro để tìm ra mẫu chon song chưa xây dựn được cho mình một quy trình đánh giá rủi ro và chọn mẫu phù hợp điều này dẫn đến rủi ro mà VAE gặp phải trong việc kiểm toán sẽ tăng lên, trong thời gian tới Công ty nên sớm hoàn thiện Công việc này. 4. Các chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến kiểm toán khoản mục doanh thu. Kiểm toán độc lập ra đời và phát triển trong vòng hơn muời năm qua do yêu cầu bức thiết của việc quản lý nền kinh tế thị trưòng nên tốc độ phát triển của ngành rất cao, tuy nhiên hoạt động này hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do các thành phần kinh tế vẫn chưa có đủ những hiểu biết cần thiết về hoạt động Kiểm toán cũng như hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động này chưa được xây dựng một cách đầy đủ. Hiện nay, Bộ tài chính đã soạn thảo và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán và Kiểm toán làm cơ sở cho hoạt động Kiểm toán hiện nay. Trong thời gian tới nhà nước nên đẩy mạnh công tác điều tiết vĩ mô hoạt động Kiểm toán độc lập tại Việt Nam thông qua việc xây dựng hoàn chỉnh Luật Kiểm toán nói chung (Nhà nước mới ban hành Luật kiểm toán Nhà nước) và cần đẩy mạnh việc ban hành và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán. Các chuẩn mực đã được ban hành cần sớm có thông tư hướng dẫn để sớm được vận dụng vào thực tế. Hiện nay bộ tài chính đang là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề cho các Kiểm toán viên (CPA) và giám sát chất lượng của đội ngũ Kiểm toán viên này, tuy nhiên nên chăng trong thời gian tới việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng của các Kiểm toán viên quốc gia nên được giao cho Hiệp hội Kiểm toán viên Việt Nam đảm nhận. 5. Với hiệp hội Kiểm toán viên Việt Nam (VNCPA) Hiệp hội Kiểm toán viên Việt Nam (VNCPA) ra đời là một trong những bước phát triển quan trọng đánh dầu một sự trưởng thành nhất định của Kiểm toán độc lập nói riêng và Kiểm toán tại Việt Nam nói chung. Hiệp hội ra đời nhằm mục đích nâng cao tính liên kết trao đổi học hỏi lẫn nhau giữa các Công ty Kiểm toán, từ đó tạo điều kiện cho ngành này phát triển. Trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội thông qua việc: Tạo ra các diễn đàn, mở rộng trao đổi học hỏi kinh nghiêm giữa các Công ty Kiểm toán. Tích cực chủ động trong việc gặp gỡ các tổ chức hiệp hội Kiểm toán việ các nước phát triển để tăng cường xúc tiến các hoạt động hợp tác phát triển, cũng như học hỏi kinh nghiệm của họ. Kết luận Mặc dù Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam mới được thành lập năm 2002, nhưng trong bốn năm qua Công ty đã không ngừng phát triển về mọi mặt với đội ngũ nhân viên năng động sáng tạo và rất yêu nghề, công ty đã từng bước vượt qua các khó khăn khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực Kiểm toán và trong tương lai không xa công ty sẽ trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về doanh thu cũng như số lượng khách hàng khách hàng. Thông qua việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn tại Công ty VAE em nhận thấy rằng, Kiểm toán khoản mục doanh thu đóng một vai trò rất quan trong trong quá trình Kiểm toán Báo cáo tài chính tại khách hàng nhằm đảm bảo cung cấp cho những người quan tâm những thông tin trung thực và hợp lý nhất về tình hình tài chính của Khách hàng. Xây dựng một quy trình Kiểm toán hiệu quả nói chung sẽ là nhân tố giúp các Công ty nói chung và VAE nói riêng tạo nên uy tín của mình trên thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả Công việc. Do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài viết này vãn còn những hạn chế thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và các anh chị Kiểm toán viên để em có thêm những hiểu biết sâu sắc hơn trong quá trình học tập và Công tác sau này. Em xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn- ThS. Bùi Thị Minh Hải và các anh chị Kiểm toán viên phòng nghiệp vụ I đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Hà nội, ngày 9 tháng 4 năm 2006 Sinh viên Hoàng Thị Thu Hiền Phụ lục Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại VAE Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu I. Kiểm tra hệ thống Kiểm soát 1. Kiểm tra chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu, chính sách giá bán trong từng thời kỳ. Bao gồm doanh thu bán hàngvà doanh thu nội bộ 2. Thu thập, lập và cập nhật những văn bản về hệ thống KSNB của khách hàng, chính sách và quy trình kiểm soát, trình tự và việc lập hoá đơn bán hàng, xác định giá bán cho từng loại hàng và từng thời kỳ bao gồm hệ thống thu tiền mặt. Kiểm tra tính tuân thủ: Chọn một dãy các nghiệp vụ bán hàng cho khách và kiểm tra xem các nghiệp vụ này có tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ từ quá trình mua bán cho đến khi thu tiền không. Việc kiểm tra phải ghi trên WP Kiểm tra tính tuân thủ: Chọn một số nghiệp vụ bán hàng nội bộ và kiểm tra xem các nghiệp vụ ấy có tuân thủ hệ thống kiếm soát nội bộ từ khi bán cho đến thu tiền và hạch toán vào tài khoản phải thu nội bộ không, việc kiểm tra phải được ghi nhận trên giấy tời làm việc. Ghi chép sai sót trên giấy tờ làm việc. Kết luận về hệ thống KSNB Xác định các cán bộ chủ chốt của HTKSNB phần doanh thu( tên tuổi, chức vụ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc) II. Phân tích soát xét 1. Khuynh hướng biến động của doanh thu theo tháng bán hàng: Phân tích doanh thu theo từng tháng trong kỳ và so sánh với các kỳ trước, xác định nguyên nhân biến động doanh thu.Bao gồm cả doanh thu bán hàng và doanh thu nội bộ. Xác định nguyên nhân biến động doanh thu như tăng sản lượng hàng hoá bán ra điều chỉnh giá thay đổi cơ cấu sản lượng hàng bán. 2. Phân tích các khoản doanh thu xem có phù hợp với qui định hiện hành và chuẩn mực kế toán không: xác định tỷ trọng phải thu/ doanh thu; hàng tồn kho/ doanh thu, từ đó đưa ra phương pháp kiểm toán III. Kiểm tra chi tiết 1. Lập bảng phân loại doanh thu theo loại dịch vụ (theo thuế suất thuế GTGT) từ đó xem xét biến động qua các tháng trong năm, xem xét và cập nhật bất cứ một chính sách nào thay đổi liên quan đến doanh thu 2 Xem xét hàng xuất bán có đủ hoá đơn không: Đối chiếu tài khoản tiền, giá vốn hàng bán và hàng tồn kho với các tài khoản doanh thu Kiểm tra chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ với hàng tồn kho, doanh thu và thu tiền. 3 Liệt kê các khoản doanh thu lớn hoặc bất thường trên sổ doanh thu hoặc sổ cái cả năm, thực hiện kiểm tra chi tiết chứng từ với khoản mục này. 4 Kiểm tra tính chính xác của doanh thu: Kiểm tra các yếu tố bắt buộc trên hoá đơn đối chiếu với hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, đối chiếu từ hoá đơn vào sổ bán hàng… 5 Liệt kê và kiểm tra các khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá chiết khấu. Xem xét quan điểm của cơ quan thuế về các khoản này. Kiểm tra việc ghi giảm doanh thu đối chiếu tài khoản doanh thu với các chứng từ ghi nhận hàng bán bị trả lại. Kiểm tra giá ghi trên hoá đơn, ngày trên hoá đơn. Chọn một dãy liên tục các nghiệp vụ bán hàng bị trả lại đối chiếu với chứng từ chi trả tiền khách hàng hoặc hạch toán phải trả. Đối chiếu chứng từ nhập lại hàng do khách hàng trả lại, kiểm tra xem đã được hạch toán nhập lại chưa. Kiểm tra tỷ lệ chiết khấu có được thực hiện theo quy định của nhà nước không. Các hoá đơn hàng bán bị trả lại hoặc chiết khẩu giảm giá hàng bán có được tính toán một cách chính xác không. Các chứng từ phê duyệt hàng bán bị trả lại có được phê duyêt không. 6 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Kiểm tra hoá đơn bán hàng của mười ngày cuối năm và mười ngày đầu năm để đảm bảo doanh thu đã được ghi chép đúng kỳ: Kiểm tra các hoá đơn chứng từ về hàng gửi bán Kiểm tra hàng hoá được bán thẳng từ nhà cung cấp đến khách hàng của Công ty 7 Kiểm tra các khoản tiền bán hàng thanh toán chuyển khoản và tiền mặt được gửi ngay vào ngân hàng. Đối chiếu giữa phiếu thu bán hàng ngày với sổ tiền gửi ngân hàng/ sổ tiền mặt Đối chiếu giữa chứng từ kê khai các khoản thu tiền bán hàng vào sổ tiền gửi ngân hàng và vào sổ phụ ngân hàng. Đối chiếu các chứng từ gốc với sổ phụ ngân hàng về các khoản phải thu khác. Kiểm tra các khoản tiền thanh toán bằng chuyển khoản và tiền mặt được ghi chép đúng đắn trong sổ kế toán Đối chiếu giữa các bút toán thu tiền mặt với sổ phải thu khách hàng và sổ Cái 8 Kiểm tra doanh thu trong mối liên hệ với các khoản phải thu của khách hàng. 9 Kiểm tra đối với phần doanh thu bán hàng nội bộ 10 Các thủ tục kiểm toán khác 2. Bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ cùa khách hàng. Tên khách hàng : …………………… Khoản mục : Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Ngày thực hiện : …../…./….. Người thực hiện : …………………….. Nội dung Không áp dụng Có Không Ghi chú A Tổng quát (1) (2) (3) (4) 1 Toàn bộ các ghi chép kế toán được cập nhật hàng ngày và lập bảng cân đối phát sinh tháng 2 Các ghi chép có được thực hiện đầy đủ không 3 Tất cả các chứng từ hạch toán có được duyết bởi Ban lãnh đạo không 4 Công ty có quy định các cán bộ chủ chốt phải nghỉ hết phép hàng tháng hay không? 5 Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm thay hay không? B Đối chiếu với ngân hàng (1) (2) (3) (4) 1 Các khoản tiền gửi ngân hàng có được đối chiếu hàng tháng không? 2 Bản xác nhận Số dư ngân hàng có được kiểm tra bởi lãnh đạo hay không? 3 Ban lãnh đạo có đối chiếu số dư TK tiền gửi ngân hàng trên sổ sách kế toán với bảng xác nhận số dư Ngân hàng không? Nếu có chênh lệch được điều chỉnh trên sổ kế toán chưa? C Thu tiền (1) (2) (3) (4) 1 Hàng tháng toàn bộ tiền mặt thu về có được gửi hết vào Ngân hàng không 2 Ban lãnh đạo có kiểm tra thư từ đến đơn vị hay không 3 Các phiếu thu có được đánh số seri tương úng với các khoản tiền nhận được hay không 4 Các phiếu thu có đầy đủ chữ ký của lãnh đạo đơn vị không/ 5 Các phiéu thu và HĐBH bị huỷ bỏ có được lưu lại bản gồc không? 6 Các phiéu thu và HĐBH chưa phát hành có được kiểm soát chặt chẽ bởi lãnh đạo đơn vị hay không? D Các khoản phải thu (1) (2) (3) (4) 1 Có sự phân nhiệm rõ ràng giữa người lập hóa đơn và người ghi sổ không? 2 Tổng hợp số dư chi tiết cho các khoản phải thu có được đối chiếu hàng tháng với sổ cái không? 3 Báo cáo nhận công nợ hàng tháng có được lập và gửi cho các con nợ không? Nếu có chênh lệch đơn vị đã tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh trên sổ kế toán chưa? 4 Các báo cáo hàng tháng có được Ban lãnh đạo xem xét trước khi gửi đi hay không? 5 Các báo cáo có được gửi đi bởi một người khác kế toán công nợ không? 6 Việc xoá sổ các khoản nợ khó đòi có được Ban giám đốc phê duyệt không? 7 Các HDBH và giấy báo có cho khách hàng có được phê duyệt không? 8 Công ty có đôn đốc khách hàng trả nợ hay không? Công ty có giao các nghiệp vụ đôn đốc thu hồi nợ cho một người hay không? 9 Công ty có cơ chế xác định các khoản nợ chậm trả, nợ khó đòi hay không? 10 Công ty có biện pháp cụ thể để thu hồi nợ chậm trả, nợ khó đòi hay không? E Doanh thu (1) (2) (3) (4) 1 Có chữ ký của khách hàng trên hoá đơn không? 2 Các bản copy của Hoá đơn có được theo dõi để bảo đảm việc giao hàng được thực hiện chính xác và nhanh chóng không? Các hoá đơn bán hàng có phản ánh đúng só hàng thực tế đã giao cho khách hàng hay không? 3 Các hóa đơn có được viết theo đúng số seri và trình tự thời gian hay không 4 Chức năng giao hàng và viết hóa đơn có được tách biệt không? Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36312.doc
Tài liệu liên quan