Chuyên đề Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH ERNST & YOUNG Việt Nam thực hiện

• Tìm hiểu về hệ thống KSNB tại khách hàng, để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định bản chất, thời gian và qui mô của những thủ tục kiểm toán; • Nhận diện và đánh giá hoạt động KSNB được thực hiện tại khách hàng đóng vai trò quan trọng đến cuộc kiểm toán; • Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB tại khách hàng; và • Tóm tắt những thủ tục đã thực hiện và thông tin đã được xem xét để nhận diện những rủi ro mà có thể dẫn đến sai sót trọng yếu do gian lận.

doc128 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH ERNST & YOUNG Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng yếu và giúp mọi người trong công ty có thể cập nhật kiến thức và kinh nghiệm một cách nhanh nhất. 3.1.1. Về cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam * Về bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của công ty Ernst & Young Việt Nam được tổ chức rất khoa học và hợp lý. Các chức vụ được phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể, mỗi cấp bậc lại có những quyền lợi và nhiệm vụ riêng. Điều này giúp tránh được sự chồng chéo về nhiệm vụ và sự cồng kềnh của bộ máy, tạo nên cơ chế thông thoáng và linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, điều hành. Các cấp bậc phân quyền rõ ràng và minh bạch, công khai giúp tạo động lực to lớn cho nhân viên phấn đấu làm việc không ngừng nghỉ và thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Đến với Ernst & Young, các nhân viên đều được hứa hẹn có một sự nghiệp của riêng mình, đáp ứng được mong đợi của mỗi người. * Về đội ngũ nhân viên: Ernst & Young tự hào sở hữu một đội ngũ kiểm toán viên giàu kiến thức, dồi dào kinh nghiệm có thể hoàn thành cuộc kiểm toán đúng thời hạn đề ra và với chất lượng cao nhất. Rất nhiều trong số những chuyên viên của Ernst & Young Việt Nam có bằng cử nhân và thạc sĩ từ các quốc gia như Anh, Mỹ, Australia, Thái Lan,… và là thành viên của các tổ chức hiệp hội chuyên ngành như ACCA ( Hiệp hội Kế toán viên Công chứng Vương Quốc Anh), CPA Australia (Hiệp hội Kế toán viên Công chứng Úc), AICPA ( Hiệp hội Kiểm toán viên Công chứng Hoa Kỳ),… Công ty Ernst & Young Việt Nam và các chuyên gia trong đội ngũ kiểm toán cam kết tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với trách nhiệm của người kiểm toán viên chuyên nghiệp: Trung thực, khách quan, độc lập, kỹ năng chuyên nghiệp và thận trọng nghề nghiệp, bảo mật, tác phong chuyên nghiệp, các chuẩn mực chuyên môn. 3.1.2. Về công tác tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam * Về qui trình kiểm toán: Ernst & Young Việt Nam áp dụng phương pháp kiểm toán của Ernst & Young toàn cầu. Đây là một chương trình kiểm toán rất đầy đủ, hoàn chỉnh, giúp giảm bớt khối lượng công việc kiểm toán, giảm bớt thời gian, chi phí, đặc biệt đem lại chất lượng kiểm toán cao, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Phương pháp kiểm toán này giúp tạo độ tin cậy cao cho các báo cáo kiểm toán của Ernst & Young. Điều này đã được khẳng định bởi thương hiệu của Ernst & Young trên thế giới. Nhìn chung, công tác lập kế hoạch ở Ernst &Young Việt Nam được thực hiện khá hiệu quả thông qua việc thực hiện thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích nhằm thu thập những hiểu biết về khách hàng từ đó ước lượng được rủi ro kiểm toán và xác định được kế hoạch kiểm toán về cả tài chính, chiến lược và con người. Công tác chuẩn bị và lập kế hoạch tốt tạo điều kiện tốt trong quá trình thực hiện kiểm toán và thu thập bằng chứng. Tuy nhiên việc lập kế hoạch đòi hỏi người kiểm toán viên giàu kinh nghiệm do đó mà công việc lập kế hoạch kiểm toán còn gặp khó khăn và được thực hiện trong thời gian ngắn. Thực hiện kiểm toán có thể coi là khâu quan trọng nhất, quyết định chất luợng của toàn bộ cuộc kiểm toán. Tùy từng loại hình dịch vụ mà công ty có những phương thức thực hiện kiểm toán khác nhau nhưng nhìn chung công tác kiểm toán ở công ty Ernst & Young được thực hiện tốt và qui củ, tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn chất lượng của Ernst & Young toàn cầu và dựa trên chương trình kiểm toán Ernst & Young toàn cầu. Việc phân công công việc và trách nhiệm cho mọi người được thực hiện hết sức rõ ràng. Công tác kiểm tra cũng được tiến hành thường xuyên và sát sao. Tuy nhiên, do khách hàng của công ty hầu như là những khách hàng lớn và khoảng thời gian kiểm toán diễn ra ngắn nên khối lượng công việc của từng người tương đối lớn cũng như khó khăn trong việc kịp hoàn thành tiến độ. Kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo là công việc cuối cùng và thường đựợc trưởng nhóm tổng hợp và giám đốc xét duyệt. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của cả một cuộc kiểm toán nên việc kiểm tra soát xét được công ty rất coi trọng trong từng phần hành nhằm mục đích đảm bảo không còn những sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. Để ra được một báo cáo kiểm toán, chính sách kiểm tra tại Ernst & Young yêu cầu rất cao. Các báo cáo ở Ernst & Young phải tra 3 bước thẩm định cho đến khi ra được báo cáo cuối cùng (chủ nhiệm kiểm toán xét duyệt -> Giám đốc bộ phận xét duyệt -> Phó tổng giám đốc hoặc Tổng giám đốc xét duyệt). Ở mỗi bước, các báo cáo cũng phải được xét duyệt kỹ càng, việc lệch 1 đơn vị cũng không được cho phép. Chính bởi vậy, báo cáo kiểm toán của Ernst & Young được đánh giá là đáng tin cậy và điều đó cũng được khẳng định qua uy tín của Công ty. * Về hệ thống hồ sơ kiểm toán: Hệ thống hồ sơ kiểm toán ở Ernst & Young được tập hợp, sắp xếp, soát xét, kiểm tra và hoàn chỉnh rất khoa học, cẩn thận và đầy đủ. Việc lưu hồ sơ cũng được thực hiện cẩn thận có tính bảo mật cao nhằm làm tài liệu cho các cuộc kiểm toán năm sau. * Về kiểm soát chất lượng tại Ernst & Young Việt Nam: Kiểm soát chất lượng ở Ernst & Young được tiến hành khoa học, đầy đủ, cẩn thận đem lại hiệu quả cao. Trong mọi cuộc kiểm toán, vấn đề tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp luôn được đưa lên hàng đầu trong chính sách của công ty. Những kiểm soát trong tuyển dụng và đào tạo nhân sự đã giúp Ernst & Young có được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chất lượng và trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm và tinh thần làm việc nhóm. Cũng như những cơ hội thăng tiến đã thực sự tạo động lực cho các nhân viên làm việc hết mình, hăng say và không ngừng hoàn thiện bản thân, trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và cập nhật thông tin. Công ty cũng có chính sách đãi ngộ và lương thưởng hợp lý với tất cả các nhân viên. Bên cạnh đó nhân viên trong công ty đựợc hỗ trợ trong việc học ACCA và thi chứng chỉ CPA Việt Nam khi có nhu cầu nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên tạo tiền đề tốt cho các cuộc kiểm toán. Vấn đề phân công công việc tại Ernst & Young cũng được thực hiện qui củ, rõ ràng và minh bạch, tránh sự chồng chéo trong công việc, giúp nâng cao hiệu quả kiểm toán. Ngoài ra nhờ chính sách hướng dẫn và giám sát, các nhân viên được đào tạo tại chỗ, đây chính là sự đào tạo hữu hiệu nhất giúp nhân viên được thực hành ngay với thực tế. Các tiêu chuẩn chất lượng của Ernst & Young toàn cầu luôn được Ernst & Young Việt Nam tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc. Điều đó đã tạo cho Công ty tác phong chuyên nghiệp và hiệu quả tối đa. Nhờ tham khảo ý kiến các chuyên gia trong công ty hoặc ngoài công ty trong những lĩnh vực đặc thù đã giúp nâng cao tính chính xác của ý kiến kiểm toán cũng như mở rộng được vốn hiểu biết của nhân viên kiểm toán. Cùng với sự hỗ trợ của Ernst & Young toàn cầu nên các vướng mắc trong quá trình thực hiện kiểm toán thì Ernst & Young Việt Nam hoàn toàn nhận đựợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia ở các nước khác để giải quyết công việc một cách nhanh nhất. Những kiểm soát trong lựa chọn và chấp nhận khách hàng giúp công ty có thể hạn chế những rủi ro trong việc lợi dụng danh tiếng Ernst & Young của khách hàng và giúp tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng, uy tín. Lượng khách hàng đông đảo và có qui mô và ngành nghề kinh doanh đa dạng đã giúp công ty có được những hiểu biết phong phú trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau và tạo nên một con số doanh thu rất ấn tượng của Ernst & Young. 3.2. Nhận xét về lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện Ưu diểm Có thể nói, qui trình kiểm toán mà hiện nay Ernst & Young Việt Nam đang áp dụng là qui trình kiểm toán của Ernst & Young toàn cầu – một trong bốn công ty kiểm toán và dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới. Uy tín chất lượng về những dịch vụ mà Ernst & Young cung cấp đã được toàn thế giới công nhận. Công nghệ kiểm toán của Ernst & Young được thế giới đánh giá là ưu việt, một chương trình đem lại chất lượng dịch vụ cao, hạn chế được rủi ro ở mức tối thiểu. Chính vì vậy ý kiến kiểm toán mà Ernst & Young đưa ra luôn đem lại sự tin tưởng của những người sử dụng thông tin. Để có được chất lượng cao trong dịch vụ kiểm toán cung cấp thì vai trò của giai đoạn lập kế hoạch là vô cùng quan trọng, nó là tiền đề, là căn cứ, hướng dẫn để thực hiện kiểm toán thật tốt và hạn chế được rủi ro cũng như đưa ra được ý kiến kiểm toán chính xác, hợp lý. Điều này luôn được Ernst &Young luôn luôn quán triệt và chú trọng. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua quy trình lập kế hoạch kiểm toán của công ty. Đó là một qui trình rất chi tiết, đầy đủ, bao quát mọi vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các BCTC của doanh nghiệp. Những ưu điểm này em sẽ trình bày rõ hơn ở mục 3.3 – Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lập kế hoạch kiểm toán do công ty TNHH Ernst & Young thực hiện. Một số tồn tại: Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, qui trình lập kế hoạch của Ernst & Young còn có một số tồn tại cần hoàn thiện: Việc lựa chọn đội ngũ KTV đã thực hiện kiểm toán khách hàng truyền thống năm trước để tiếp tục kiểm toán kháchh hàng này trong năm kiểm toán ở Ernst & Young còn khó khăn cho các chủ nhiệm kiểm toán và KTV cao cấp bởi số lượng nhân viên còn thiếu, lịch làm việc của KTV vào mùa kiểm toán dày đặc nên rất khó lựa chọn KTV đã kiểm toán năm trước. Kể cả những KTV đã tham gia kiểm toán giữa kỳ chưa chắc đã tham gia kiểm toán cuối kỳ. Việc tham gia kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm có thể giúp KTV tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có được hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về ngành nghề, hoạt động kinh doanh cũng như công tác kế toán tại khách hàng. Nếu KTV đó tiếp tục đi kiểm toán các năm sau vì có am hiểu sâu sắc về khách hàng nên sẽ giảm bớt được thời gian tìm hiểu khách hàng. Để khắc phục tồn tại này, Công ty cần chú trọng hơn nữa đến khâu lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán khi lập kế hoạch kiểm toán. Để làm được điều này cần thiết toàn bộ Công ty phải có một kế hoạch làm việc khoa học, được sắp xếp từ trước hoặc cũng có thể sắp xếp lịch kiểm toán với khách hàng phù hợp với lịch làm việc của KTV. Nên tránh tình trạng lịch làm việc của các KTV thay đổi liên tục theo tuần như hiện nay. Hiện nay các thủ tục phân tích mà KTV thực hiện còn chưa đầy đủ. Việc thực hiện các thủ tục phân tích giúp KTV tăng cường sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng và xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của Công ty khách hàng. Như vậy qua việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV có thể xác định nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán BCTC. Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng bao gồm 2 loại cơ bản: phân tích ngang và phân tích dọc (phân tích các tỷ suất). Tuy nhiên, hiện nay Ernst & Young mới chỉ chú trọng vào việc phân tích ngang bao gồm phân tích biến động của các số liệu BCĐKT, BCKQKD giữa năm nay và năm trước. Điều này là hợp lý nếu thực hiện so sánh số liệu trên BCKQKD (vì só liệu trên BCKQKD là số lũy kế, mang tính thời kỳ) và thực hiện đối với khách hàng có quy mô nhỏ, các nghiệp vụ trong năm không lớn và phức tạp. Nhưng đối với các khoản mục trên BCĐKT thì số dư của khoản mục này là số liệu mang tính thời điểm nên chúng thường biến động tăng, giảm thường xuyên và liên tục qua từng tháng, quý, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh tại từng thời điểm. Nếu chỉ tiến hành so sánh số liệu của năm trước thì khó tìm ra nguyên nhân tăng giảm của các khoản mục này. Điều này sẽ gây một số hạn chế trong quá trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như sự hiểu biết về toàn bộ BCTC trong năm kiểm toán. Đối với những khách hàng lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm, để hiểu biết rõ hơn về đặc điểm kinh doanh của khách hàng thì ngoài việc so sánh số liệu giữa 2 năm, KTV nên kết hợp với việc phân tích sự biến động của chúng từng quý trong năm. Ngoài ra, Ernst & Young cũng chỉ thực hiện phân tích các tỷ suất tài chính đối với những doanh nghiệp lớn, đặc điểm kinh doanh phức tạp. Tuy nhiên, đối với bất kỳ một khách hàng nào dù có quy mô nhỏ hay lớn, đặc điểm kinh doanh phức tạp hay giản đơn thì KTV vẫn nên tiến hành phân tích các tỷ suất tài chính. Như vậy sẽ giúp KTV đạt được mục tiêu mong muốn trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, từ dó xay dựng một kế hoạch kiểm toán phù hợp, hiệu quả, tránh được rủi ro ở mức tối thiểu. Hiện nay thủ tục phân tích sơ bộ của Ernst & Young thường mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các thông tin tài chính. Để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của một khách hàng, không phải chỉ cần sử dụng các thông tin tài chính trong các bảng khai tài chính là đủ. Vì những thông tin này đôi khi không thể thể hiện được đầy đủ và chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, Ernst & Young nên tăng cường sử dụng các thông tin phi tài chính trong kiểm toán BCTC để nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. 3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lập kế hoạch kiểm toán do công ty TNHH Ernst & Young thực hiện 3.3.1. Tính tất yếu của qui trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC Để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực và tính kinh tế của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy định gồm ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán; kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán. Trong đó lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Nó có vai trò rất quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Như vậy, việc lập kế hoạch kiểm toán xuất phát từ chính nhu cầu của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán và nó cũng được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi KTV phải tuân theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung cũng như hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng là những hoạt động hết sức mới mẻ. trong khi đó, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp được vận dụng trong các cuộc kiểm toán của Việt Nam mới ở giai đoạn ban đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng, tính đồng bộ và hạn chế về mặt chất lượng. Do vậy, kế hoạch kiểm toán cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. 3.3.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lập kế hoạch kiểm toán do công ty TNHH Ernst & Young thực hiện cho các công ty kiểm toán Việt Nam Về việc chấp nhận khách hàng kiểm toán Hiện nay, các công ty kiểm toán Việt Nam chưa thực sự coi trọng việc xem xét chấp nhận khách hàng mới/ tiếp tục khách hàng kiểm toán cũ. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán và gia tăng rủi ro cho ý kiến kiểm toán được đưa ra. Vì trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tìm đến với công ty kiểm toán vì những mục đích không lành mạnh, sử dụng báo cáo kiểm toán vào những mục đích “che mắt” những người sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp như chính phủ, cơ quan thuế, ngân hàng, cổ đông, người lao động,... vì những mục đích riêng. Điều này có thể làm sai lệch ý kiến kiểm toán đưa ra ảnh hưởng đến lợi ích của những người sử dụng thông tin. Bên cạnh đó, cũng có những thành viên trong công ty kiểm toán không độc lập, có mối quan hệ xã hội và mối quan hệ kinh tế với những thành viên chủ chốt của khách hàng. Điều đó cũng có thể ảnh hưởng đến tính trung thực của các ý kiến kiểm toán. Nhận thức được điều đó, Ernst & Young rất chú trọng vào công tác xem xét việc chấp nhận khách hàng. Về tính độc lập những người trong nhóm kiểm toán với khách hàng sẽ có riêng 1 bộ phận xem xét để đảm bảo cuộc kiểm toán là hoàn toàn độc lập và khách quan. Công ty cũng yêu cầu tất cả các thành viên nhóm kiểm toán kí vào một văn bản cam kết không có bất kỳ mối quan hệ xã hội, kinh tế nào với công ty khách hàng. Để đưa ra quyết định có chấp nhận khách hàng hay không đòi hỏi KTV thu thập nhiều thông tin liên quan đến khách hàng, đến nhân viên kiểm toán và đến cuộc kiểm toán. Và việc có chấp nhận kiểm toán khách hàng hay không phải được Tổng Giám đốc phê duyệt chấp thuận. Tổng Giám đốc là những người rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, có thể đánh giá và phán xét những rủi ro mà công ty có thể gặp phải khi kiểm toán khách hàng. Về việc tìm hiểu hệ thống CNTT của khách hàng Ngoài việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như hệ thống KSNB, hệ thống kế toán của khách hàng, Ernst & Young cũng rất quan tâm đến việc tìm hiểu về hệ thống CNTT, cách vận hành, trợ giúp của nó trong công tác kế toán (như phần mềm kế toán, chế độ phân quyền, bảo mật,…). Công ty có mẫu riêng để tìm hiểu về hệ thống này. Nhờ việc tìm hiểu đó mà KTV có được cái nhìn bao quát, cách vận hành và đánh giá được những ảnh hưởng có thể có của CNTT lên hiệu quả của việc xử lý số liệu từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kế toán, khả năng sai sót có thể xảy ra giúp định hướng những vấn đề cần quan tâm của hệ thống kế toán khi thực hiện kiểm toán. Thực tế cho thấy không nhiều công ty kiểm toán thực hiện việc tìm hiểu này. Đây là một thủ tục giúp ích rất lớn trong việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc kế toán. Đây cũng là một điểm rất đáng quan tâm, là một thủ tục có thể đem lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán mà các công ty kiểm toán nên xem xét và thực hiện. Về việc xác định, tìm hiểu các qui trình giao dịch trọng yếu, qui trình khóa sổ lập BCTC và thực hiện thủ tục “từ đầu đến cuối” Thực tế cho thấy thủ tục này có một vai trò quan trọng trong công tác lập kế hoạch. Việc hiểu biết về quy trình giao dịch trọng yếu không những giúp KTV hiểu rõ hơn về hoạt động kế toán của khách hàng, phục vụ tích cực trong quá trình thực hiện kiểm toán mà còn giúp KTV đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB của khách hàng. Ngoài ra, những hiểu biết này còn giúp cho KTV nhận biết rõ hơn nơi sai sót trọng yếu có thể xảy ra và xác định những hoạt động kiểm soát để giảm bớt rủi ro. Ngoài ra công tác thực hiện thủ tục “từ đầu đến cuối” tại Ernst &Young được thực hiện rất chu đáo và cẩn thận, các chứng từ thu thập được để minh họa cho các bước của qui trình giao dịch đã tìm hiểu trước đó được sắp xếp, tham chiếu rất kỹ lưỡng, dễ hiểu giúp cho các thành viên trong nhóm kiểm toán, KTV cao cấp, chủ nhiệm kiểm toán khi xem xét lại có thể hiểu nhanh và chính xác qui trình kế toán tại khách hàng. Các thông tin, số liệu đều được kết nối với nhau trên các giấy tờ làm việc tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xem xét lại giấy tờ làm việc của các cấp lãnh đạo cao hơn. Về việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục kiểm tra chi tiết Việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết của khách hàng không những chi tiết theo các tài khoản mà còn chi tiết theo từng CSDL bị ảnh hưởng bởi các sai sót tương ứng với từng rủi ro đã xác định giúp cho KTV dễ dàng tiếp cận các phương pháp kiểm toán để hạn chế các rủi ro tương ứng. Việc làm nà mang tính hướng đích, tạo cho KTV thấy rõ mối quan hệ giữa việc đánh giá rủi ro kiểm toán với việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán. Ngoài ra, nó cũng giúp các thử nghiệm này dễ hiểu hơn, đáp ứng hợp lý tình hình thực tế tại từng đơn vị khách hàng. KẾT LUẬN Hiện nay, kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường và nâng cao hiệu quả của quản lý. Bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng đều phải được thực hiện theo trình tự thống nhất, trong đó lập kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán, giữ vị trí là kim chỉ nam xuyên suốt toàn bộ cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán BCTC một cách hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc kiểm toán, giảm bớt rủi ro kiểm toán. Với việc không ngừng tự hoàn thiện trong quá trình kiểm toán nói chung và trong giai đoạn lập kế hoạch nói riêng, Ernst & Young luôn khẳng định : “Ernst & Young Việt Nam cung cấp các dịch vụ về kiểm toán và tư vấn có chất lượng cao nhất tới khách hàng quốc tế, đồng thời tham gia vào tiến trình phát triển lâu dài của Việt Nam thông qua việc cung cấp dịch vụ tới một lượng ngày càng tăng các khách hàng trong nước”. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu và thực tập tại Ernst & Young đã giúp em có được những hiểu biết sâu sắc, có cơ hội ứng dụng lý thuyết vào thực tế, thu được những kinh nghiệm bổ ích giúp nhận thức đúng đắn hơn về giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp, hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự quan tâm, nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo khoa Kế toán để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ths. Tạ Thu Trang và công ty TNHH Ernst & Young đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2008 Sinh viên Phạm Thúy Quỳnh TÀI LIỆU THAM KHẢO Chủ biên : GS.TS.NGƯT. Nguyễn Quang Quynh – tháng 01 năm 2005 - Giáo trình « Lý thuyết kiểm toán » - NXB Tài chính Đồng chủ biên : GS.TS. Nguyễn Quang Quynh và TS. Ngô Trí Tuệ – tháng 5 năm 2006 - Giáo trình « Kiểm toán tài chính » - NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2006 - Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam – NXB Tài chính Các tài liệu được cung cấp bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam… Phụ lục 01: Attest Client and Engagement Acceptance Form … (1) Tìm hiểu thông tin về khách hàng sắp tới bao gồm: Tên đầy đủ của khách hàng: Công ty liên doanh ABC Địa chỉ liên hệ: Số A, đường B, quận C, thành phố D Những người có thể liên hệ làm việc và cách thức liên lạc: Họ tên Chức vụ Số điện thoại Ông Peter Park Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Tiến Trung Phó Giám đốc Ông Hoàng Mạnh Quân Giám đốc tài chính Ban giám đốc, cổ đông chính và những thành viên chủ chốt của khách hàng Tên Nhân viên Giám đốc Cổ đông chính Tỉ lệ góp vốn Các mối quan hệ kinh doanh khác/ Chú thích Công ty DEF V 50% [ ] Công ty TNHH MNP V 32% [ ] Công ty TNHH HIK V 18% [ ] Thông tin về tình hình tài chính (cho 3 năm gần nhất): Ngày kết thúc năm tài chính Tổng Tài sản (‘000) Tổng Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng doanh thu Lợi nhuận kế toán trước thuế 31.12.2006 234,483,130 39,243,457 195,239,130 73,522,784 (7,025,596) Đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng: Mức trung bình Những thông tin khác: Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất các loại dây (kể cả dây điện từ) và cáp, hệ thống cáp điện, phụ tùng và phụ kiện cáp; tiếp thị, bán hàng, cung cấp dịch vụ hậu mãi, dịch vụ kỹ thuật phục vụ tiêu thụ các sản phẩm nêu trên do doanh nghiệp sản xuất. Thành lập năm 2006,… (2) Thông tin về cuộc kiểm toán: Loại dịch vụ kiểm toán khách hàng yêu cầu: kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc 31 tháng 12 năm 2007 Nhóm kiểm toán tham gia cung cấp dịch vụ cho khách hàng Chủ phần hùn: Mike Lim Chủ nhiệm kiểm toán: Phạm Công Khanh (3) Tính độc lập và Sự xung đột: ABC chưa từng là khách hàng của Ernst & Young Tính độc lập của Công ty được đảm bảo, Công ty không có mối quan hệ gia đình, cá nhân hay quan hệ kinh tế với khách hàng…. (4) Điều tra thông tin từ các nguồn khác … (5) Kiểm toán viên tiền nhiệm Hỏi thông tin khách hàng về kiểm toán viên tiền nhiệm ABC đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác năm trước. Tên công ty kiểm toán năm trước: Công ty kiểm toán D Thời gian kiểm toán: 1 năm Dịch vụ cung cấp: Kiểm toán Báo cáo tài chính Ý kiến kiểm toán: Chấp nhận từng phần Lý do khách hàng thay đổi kiểm toán viên: Vì lời khuyên của công ty mẹ Không có bất kỳ sự không đồng ý giữa kiểm toán viên tiền nhiệm và khách hàng về nguyên lý kế toán, kiểm toán, thủ tục tính toán và xem xét lại hoặc các vấn đề quan trọng khác trong 2 năm tài chính gần nhất hoặc sau giai đoạn kiểm toán giữa kỳ. … Hỏi thông tin từ kiểm toán viên tiền nhiệm Đã liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm chưa: Đã thực hiện Ngày phỏng vấn: 5 tháng 1 năm 2008 Tên người trả lời phỏng vấn: Phạm Thị C Có tìm hiểu lý do thay đổi kiểm toán viên: Có Không có bất kỳ sự không đồng ý giữa kiểm toán viên tiền nhiệm và khách hàng về nguyên lý kế toán, kiểm toán, thủ tục tính toán và xem xét lại hoặc các vấn đề quan trọng khác trong 2 năm tài chính gần nhất hoặc sau giai đoạn kiểm toán giữa kỳ. … (6) Những vấn đề quan trọng khác cần cân nhắc như: Cuộc kiểm toán không cần những hiểu biết và kinh nghiệm đặc thù, không có vấn đề kế toán hay kiểm toán quan trọng nào được nhận biết, khách hàng không yêu cầu kiểm toán lại các báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm trước, ... (7) Đánh giá ban đầu về dịch vụ cung cấp của chủ phần hùn “Tôi đã xem xét tính liêm chính của Ban quản lý, những rủi ro (về tiền tệ và uy tín) cho công ty, khả năng cung cấp những dịch vụ chất lượng và những nhân tố nhà nghề về cuộc kiểm toán này và kiến nghị ban đầu rằng công ty nên chấp nhận khách hàng sắp tới.” (8) Mức phí xem xét Mức phí kiểm toán năm đầu là $10.000 Được thanh toán vào 2 lần (9) Chữ ký xác nhận của người chuẩn bị (10) Kết luận về việc chấp nhận khách hàng Ý kiến của Chủ phần hùn chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ: chấp nhận Ý kiến của Tổng Giám đốc: chấp nhận (Nguồn: Giấy tờ làm việc của nhân viên kiểm toán Công ty Ernst & Young) Phụ lục 02: Understand the Business E Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng – GAMx Cơ cấu tổ chức, Chủ sở hữu, tổ chức về tài chính và địa lý ABC (“Công ty”) được thành lập tại Việt Nam với thời hạn hoạt động 50 năm theo Giấy phép đầu tư số 1234/GP, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 1 tháng 6 năm 2006. Công ty là một công ty liên doanh giữa công ty DEF, một công ty thành lập ở Anh với công ty TNHH MNP và công ty TNHH HIK thành lập ở Việt Nam. Vốn đầu tư đăng ký ban đầu là 16 triệu USD và vốn pháp định là 12 triệu USD trong đó công ty TNHH MNP và công ty TNHH HIK góp vốn lần lượt là 3.840.000 đô la Mỹ và 2.160.000 đô la Mỹ bằng tài sản. Công ty DEF góp 6.000.000 đô la Mỹ bằng ngoại tệ. Công ty được miễn thuế 2 năm tính từ năm đầu tiên có lợi nhuận và được giảm trừ 50% cho 3 năm tiếp theo. Công ty có 256 công nhân viên. Hội đồng quản trị Chức danh Ban Giám đốc Chức danh Ông Phạm Tuấn Đạt Chủ tịch Ông Peter Park Tổng Giám đốc Bà Hoàng Phương Thảo Phó Chủ tịch Ông Nguyễn Tiến Trung Phó Giám đốc Ông Nguyễn Tất Quân Thành viên Ông Hoàng Mạnh Quân Giám đốc tài chính Ông Lee Dong Gun Thành viên Bà Lee Yi Hee Thành viên Ảnh hưởng từ thị trường liên ngành và môi trường kinhdoanh Ảnh hưởng của các bên liên quan Theo Bộ trưởng bộ Thương mại, thị trường dây và cáp điện có một tiềm năng xuất khẩu rộng lớn do xu hướng đầu tư tăng lên của các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài. Ở Việt Nam, có khoảng 100 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này như: Công ty Taya Việt Nam Công ty Yazaki Edss Việt Nam Công ty liên doanh LG-Vina Công ty Asti,… Theo như chuyên gia về kinh tế, những nước xuất khẩu chiến lược là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Hồng Kông… Vì thế cùng với việc đẩy mạnh đầu tư trong sản xuất, thị trường xuất khẩu dây và cáp điện sẽ mở rộng. Vấn đề khó khăn chính là thuế nhập khẩu Đối với ABC, thị trường chủ yếu của công ty là nội địa với những khách hàng lớn sau: Công ty Nhật Linh Công ty Toàn Cầu An Công ty Chuyi – Trung Quốc Công ty LS Vina,… Trong năm 2007, công ty đã xuất khẩu hàng hoá sang Singapore với tổng giá trị đạt khoảng 56 tỷ chiếm 23% tổng giá trị hàng bán. Trong năm 2008, công ty đang đặt kế hoạch tăng giá trị xuất khẩu cũng như tổng giá trị hàng bán. Về các nhà cung cấp, những nhà cung cấp chủ yếu của công ty là: Công ty Việt Thái – cung cấp chất dẻo Công ty Akema – cung cấp chất dẻo Công ty BHP Billiton– cung cấp đồng đỏ Công ty Bách Thông – cung cấp đồng đỏ Công ty Long Ngọc Phú – cung cấp thép Công ty thường ký những hợp đồng khung với các nhà cung cấp chính để đảm bảo nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Đối thủ cạnh tranh: Công ty LS Vina Công ty Trần Phú Công ty Tự Cường Công ty Elmaco,… Chúng ta lưu ý rằng không có ảnh hưởng nào đáng kể từ các bên liên quan đến hoạt động quản lý mà có thể làm tăng rủi ro kinh doanh và rủi ro báo cáo tài chính tiềm tàng. Các bên liên quan Công ty DEF: được thành lập và hoạt động theo luật pháp Anh, chủ tịch hội đồng quản trị Patrick Choy. Công ty TNHH MNP: được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Công ty TNHH HIK: được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, được đại diện bởi ông Phạm Tuấn Đạt - Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch công ty. Nhân viên: Nhân viên công ty hy vọng một mức lương hợp lý và các cơ hội đào tạo; từ đó họ có thể hoàn thành tốt vai trò được giao phó. Việc tăng lương hàng năm được xem xét một cách phù hợp. Chính phủ: Công ty đóng góp đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình đối với các cơ quan thuế. Các nhà cung cấp hoặc khách hàng: Không có độc quyền trong cung ứng cũng như nhu cầu. Khả năng thanh toán nợ của công ty Ngân hàng: Ngân hàng kỹ thương, Ngân hàng Calyon Các chủ nợ: Hiện tại công ty mới chỉ có được hạn mức tín dụng từ ngân hàng CALYON với số tiền là 5 triệu USD và hạn mức này sẽ hết hạn vào 31.01.2008. Lãnh đạo công ty muốn gia hạn hạn mức tín dụng này với sự bảo lãnh của công ty Holding. Mục tiêu và chiến lược Mục tiêu: Lợi nhuận lớn hơn nhờ tăng giá bán và kiểm soát chi phí trong quá trình sản xuất. Những chỉ tiêu hoạt động cơ bản Công ty đang phát triển phần mềm về hệ thống quản lý (bao gồm kế toán, dự trữ, sản xuất…) sẽ được áp dụng vào tháng 1 năm 2008. Phần mềm này sẽ giúp công ty cải thiện hoạt động quản lý, đánh giá và phân tích hoạt động tài chính và hoạt động sản xuất cũng như trong việc chuẩn bị báo cáo tài chính để gửi cho tập đoàn. Trong năm tới, kế hoạch của công ty là cải thiện năng lực sản xuất cũng như tăng doanh thu, giảm chi phí để tối đa hóa lợi nhuận. Kế hoạch trong năm 2008 là: Tăng doanh thu lên 320 tỷ VND Tăng lợi nhuận thuần đạt 14 tỷ VND Các nhân tố ảnh hưởng đến công việc kinh doanh Công ty cố gắng đạt được mục tiêu tăng lợi nhuận hằng năm bằng cách tăng doanh thu và kiểm soát chi phí. Tuân theo pháp luật về thuế và những luật hiện hành khác Cải tiến hệ thống kiếm soát cũng như chất lượng hàng hoá Sản phẩm sản xuất và dịch vụ cung cấp/ hoặc bán Hoạt động chính của Công ty là sản xuất các loại dây (kể cả dây điện từ) và cáp, hệ thống cáp điện, phụ tùng và phụ kiện cáp; tiếp thị, bán hàng, cung cấp dịch vụ hậu mãi, dịch vụ kỹ thuật phục vụ tiêu thụ các sản phẩm nêu trên do doanh nghiệp sản xuất. Chính sách kế toán Các báo cáo tài chính được trình bày phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và những quy định hiện hành của Việt Nam. Các báo cáo tài chính được trình bày trên cơ sở nguyên tắc giá phí. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm. Các báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt Nam. Hình thức sổ kế toán áp dụng được đăng ký của Công ty là Nhật ký chung. Tìm hiểu về phương thức đánh giá tình hình tài chính của Ban Giám đốc Các báo cáo tài chính hàng tháng (bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) được chuẩn bị và trình ban lãnh đạo xem xét. Báo cáo được xem xét hàng tháng và được gửi đến công ty Holding để soát xét lại. Việc so sánh số liệu thực tế trên báo cáo với ngân sách được thực hiện với đầy đủ sự giải thích cho những chênh lệch. (Nguồn: Giấy tờ làm việc của nhân viên kiểm toán Công ty Ernst & Young) Phụ lục 03: Đánh giá hệ thống KSNB và nhận diện gian lận (trích dẫn) Phương pháp kiểm toán doanh nghiệp vừa và nhỏ Đánh giá hệ thống KSNB và nhận diện gian lận“ICFC – SBDP”) Tham chiếu Khách hàng ABC Chuẩn bị bởi: TXH 12/2007 Năm tài chính: 31.12.07 Phê duyệt bởi: PCK 1/2008 Tìm hiểu về hệ thống KSNB tại khách hàng, để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định bản chất, thời gian và qui mô của những thủ tục kiểm toán; Nhận diện và đánh giá hoạt động KSNB được thực hiện tại khách hàng đóng vai trò quan trọng đến cuộc kiểm toán; Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB tại khách hàng; và Tóm tắt những thủ tục đã thực hiện và thông tin đã được xem xét để nhận diện những rủi ro mà có thể dẫn đến sai sót trọng yếu do gian lận. Phần 1 – Tính hiệu quả của hệ thống KSNB tại khách hàng ABC Dựa trên những quan sát của chúng tôi được dẫn chứng ở dưới và những rủi ro gian lận được nhận diện trong Phần 2 và tổng kết trong mục Những rủi ro gian lận được nhận diện (mục 2.5), hệ thống KSNB tại khách hàng là: Hiệu quả: ü Không hiệu quả: Quan sát – Môi trường kiểm soát Tính liêm chính, đạo đức, phong cách lãnh đạo của bộ máy quản lý Cách thức tổ chức kiểm tra kiểm soát và Phong cách điều hành hoạt động doanh nghiệp Các cam kết về năng lực của Ban quản lý Mức độ tham gia vào việc quản trị và giám sát của Ban giám đốc Cơ cấu tổ chức và phân công phân nhiệm Chính sách nhân sự và vấn đề nhân sự Công ty chưa thiết lập các qui định cụ thể về kiểm soát cho doanh nghiệp do quy mô hoạt động nhỏ Khách hàng nhờ chúng ta tư vấn về hệ thống KSNB và các vấn đế kề toán. Ngoài ra, Công ty còn tham gia và các họat động tư vấn chuyên nghiệp (kế toán, luật) liên quan tới KSNB Ban quản lý của Công ty cam kết về chất lượng dịch vụ và sự thành thạo các vấn đề kĩ thuật hơn là kiến thức cung cấp Ban quản lý của khách hàng năng động tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, Ban quản lý còn ít am hiểu về xác định và báo cáo các ước tính kế toán Khách hàng có cơ cấu tổ chức và phân công phân nhiệm hợp lý. Bộ phận nhân sự có nhiệm vụ tuyển dụng những nhân viên có năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra. Hơn nữa, bộ phận này còn có nhiệm vụ tính lương và theo dõi quá trình làm việc của nhân viên. Các quan sát khác Đánh giá rủi ro Hoạt động kiểm soát Hệ thống thông tin và liên lạc Kiểm tra Công ty không có chiến lược quản lý rủi ro chính thức, Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, không có biến động bất thường nào trong họat động của Công ty – những họat động có thể tạo ra những rủi ro không thể khống chế được. Thêm vào đó, không có những thay đổi nhanh chóng trong ngành nghề kinh doanh (cầu khách hàng giảm, những nhạy cảm với sự thay đổi công nghệ) Không có chức năng kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại và do quy mô họat động của Công ty, việc thiếu chức năng kiểm toán nội bộ không làm tăng rủi ro đến họat động kinh doanh của Công ty Xác định và đánh giá sự thiết kế và mức độ hoạt động của Hệ thống KSNB Xem xét hoạt động kiểm soát có tồn tại trong Doanh nghiệp không, và tồn tại ở mức độ nào. Ghi chép lại mỗi kiểm soát, đánh giá sự thiết kế hệ thống kiểm soát, Hệ thống này đã được thiết kế đúng chưa và việc thực hiện như thế nào ở cấp độ Doanh nghiệp Qua quan sát, phỏng vấn và kiểm tra các chính sách và thủ tục nội bộ, KTV rút ra kết luận các kiểm soát được thiết kế bởi ban quản lí doanh nghiệp tồn tại trong Doanh nghiệp Phần 2 – Rủi ro của sai sót trọng yếu do gian lận Những nhân tố rủi ro liên quan tới BCTC gian lận và biên thủ tài sản Nhân tố rủi ro liên quan đến gian lận BCTC Động cơ/ sự ép buộc : Không có Cơ hội: Không có trường hợp ngoại lệ nào đáng lưu ý Thái độ Không có Nhân tố rủi ro liên quan đến biển thủ tài sản Động cơ/ sự ép buộc : Không áp dụng Cơ hội: Không có Thái độ Không có Thảo luận với Ban Giám đốc và những người khác về vấn đề gian lận Đã thảo luận với ông Quân – Giám đốc Tài chính Kết quả của thủ tục phân tích thực hiện trong giai đoạn Lập kế hoạch Xem bước 3 ở trên. Thông tin khác Tóm tắt những rủi ro gian lận được nhận diện – đề nghị tham chiếu xuống bước 3 trong lập kế hoạch kiểm toán chiến lược và đánh giá rủi ro. (Nguồn: Giấy tờ làm việc của nhân viên kiểm toán Công ty Ernst & Young) Phụ lục 04: Tìm hiểu về thay đổi trong yêu cầu dịch vụ của khách hàng, xác định phạm vi kiểm toán đối với công ty XYZ CÔNG TY XYZ A8/2 Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 HOẠT ĐỘNG 1 - TRÌNH BÀY MONG MUỐN CỦA KHÁCH HÀNG Phạm vi kiểm toán Mong muốn của khách hàng năm nay không có gì thay đổi với năm trước. Theo Thư hẹn kiểm toán cho cuộc kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc 31 tháng 12 năm 2007, chúng tôi: Yêu cầu thực hiện kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc 31 tháng 12 năm 2007 tuân theo Hệ thống kế toán Việt Nam (“VAS”) và căn cứ vào đó để đưa ra ý kiến kiểm toán. Yêu cầu thông báo với Ban Quản trị những điểm yếu quan trọng trong hệ thống KSNB và trong hoạt động của Công ty qua Thư quản lý. Mong muốn của khách hàng Chuyển giao Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam; Thư quản lý (không bắt buộc): khách hàng cũng bày tỏ quan tâm của họ về những điểm yếu với những sự cải thiện tiềm năng. Thời hạn báo cáo Ngày 31 tháng 3 năm 2008 Phát hành báo cáo dự kiến của chúng ta Ngày 12 tháng 2 năm 2008 (Kiểm toán giữa kỳ vào tháng 11 và kiểm toán cuối kỳ vào tháng 2 năm 2008) … HOẠT ĐỘNG 2 – ĐỀ CỬ NHÓM KIỂM TOÁN Vai trò của thành viên chủ chốt, kĩ năng làm việc nhóm và công việc phân công ban đầu: Chúng tôi thành lập nhóm kiểm toán bao gồm: Chức vụ Số năm kinh nghiệm Ông Trần Đình Cường Phó Tổng Giám đốc 16 Gary Angove Giám đốc giám sát độc lập 40 Ông Trần Phú Sơn Giám đốc kiểm toán 11 Ông Lê Đức Trường Chủ nhiệm kiểm toán (chuyên gia kỹ thuật) 6 Ông Trịnh Xuân Hòa Kiểm toán viên cao cấp 3 6 Ông Nguyễn Quý Tùng Kiểm toán viên cao cấp 1 2 Bà Trần Thu Hường Kiểm toán viên cao cấp 1 2 Bà Nguyễn Lan Hương Trợ lý kiểm toán 2 1 Ông Nguyễn Mạnh Hùng Trợ lý kiểm toán 2 1 Ông Lê Trung Nghĩa Trợ lý kiểm toán 1 0 Tóm tắt về kỹ năng và kinh nghiệm của những thành viên chủ chốt: Ông Trần Đình Cường – Phó Tổng Giám Đốc … Chia sẻ những mong muốn của khách hàng với nhóm kiểm toán: … Phát triển mục tiêu và đích cần đạt tới của nhóm kiểm toán: Mục đích chung của nhóm là thực hiện một cuộc kiểm toán hiệu quả và đáp ứng được những mong muốn của khách hàng tuân theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế. Xây dựng kế hoạch cụ thể về công việc và thời gian cho các thành viên trong nhóm kiểm toán: Ông Trần Đình Cường sẽ… Ông Gary Angove sẽ … Ông Trần Phú Sơn sẽ… Ông Lê Đức Trường sẽ… … ___________________________________________________________________ (Nguồn: Giấy tờ làm việc của nhân viên kiểm toán Công ty Ernst & Young) Phụ lục 05: Attest Client Continuance Form (1) Tìm hiểu thông tin về khách hàng sắp tới bao gồm: Chủ phần hùn cung cấp dịch vụ cho khách hàng: Trần Đình Cường Khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng: Kiểm toán Loại ý kiến kiểm toán đưa ra trong cuộc kiểm toán năm trước: Ý kiến chấp nhận toàn phần Chủ phần hùn chịu trách nhiệm cho cuộc kiểm toán sắp tới: Ông Trần Đình Cường Người soát xét độc lập của cuộc kiểm toán năm trước: Ông Hoàng Đức Hùng Ngành nghề kinh doanh chính của khách hàng: bán lẻ và hàng hóa tiêu dùng (2) Thông tin về kinh tế của khách hàng: Thời điểm kết thúc năm tài chính: tháng 12 (3) Những câu hỏi về thông tin công bố ra thị trường Thông tin về tình hình tài chính (cho 2 năm gần nhất): Giá trị cổ phiếu thị trường của khách hàng: (4) Các câu hỏi cơ bản Nếu đây là lần đánh giá việc tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng lần đầu tiên, những kinh nghiệm chúng ta có được từ khách hàng có chứng minh 1 mức rủi ro cao hơn chúng ta lường trước có thể gặp khi chấp nhận khách hàng hay không? Có Không Không áp dụng Có bất kỳ sự thay đổi nào quan trọng trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, cố vấn, chủ sở hữu, hoặc tình hình tài chính của khách hàng kể từ lần đánh giá việc chấp nhận tiếp tục kiểm toán khách hàng gần nhất mà đưa cho chúng ta lí do để nghi ngờ về tính liêm chính của Ban quản lý hay không? Có Không Chúng ta có bất kỳ lí do gì để nghi ngờ về tính liêm chính của Ban quản lý hay không? Có Không Lĩnh vực kinh doanh của khách hàng có phải ngành công nghiệp đặc biệt không? Có Không Có điểm yếu quan trọng/ hay những điều kiện phải báo cáo nào được chỉ ra trong kỳ kiểm toán vừa qua không? Có Không Có buổi thảo luận khó khăn nào với Ban quản trị liên quan đến việc các vấn đề về kế toán, kiểm toán hay báo cáo mà có thể phân loại là “Không đồng ý” không? Có Không Có lý do nào để nghi ngờ về mức độ độc lập của công ty không, đặc biệt liên quan tới những mối quan hệ kinh doanh, quan hệ gia đình, cá nhân và những dịch vụ cấm? Có Không Nếu hôm nay chúng ta đang xúc tiến với 1 khách hàng, dựa vào tất cả thông tin hiện có mà chúng ta biết về công ty, liệu chúng ta có chấp nhận khách hàng này nữa không? Có Không Dựa vào những thông tin dó, chúng ta có nên tiếp tục mối quan hệ với khách hàng này? Có Không (5) Câu hỏi về những rủi ro phát sinh thêm Có sự thay đổi nào trọng yếu về người ký thư hẹn kiểm toán ko? Có Không Những nhân tố rủi ro sau đây có còn tồn tại trong năm nay không? Quan điểm của Ban Quản trị: … Môi trường nội bộ: … Tình hình tài chính: … Chức năng tài chính và kế toán: … Các bên liên quan: … Ngành nghề kinh doanh: … (7) Kết luận: Dựa trên những câu trả lời cho mục 3, 4 và mục 5 và… , Tôi kết luận rằng: … Cuộc kiểm toán này nên được tiếp tục và chỉ rõ mức rủi ro trung bình Có sự thay đổi nào từ các thành phần tham gia năm trước không? Có Không (Nguồn: Giấy tờ làm việc của nhân viên kiểm toán Công ty Ernst & Young) Phụ lục 06: HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM TOÁN (Hợp đồng số 20102007-XYZ) Hôm nay, ngày 20 tháng 10 năm 2007, chúng tôi gồm: BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 0502111177 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 27 tháng 1 năm 1998. Văn phòng…, điện thoại…, fax…, tài khoản số… tại Ngân hàng…, mã số thuế… Đại diện: Ông Phạm Hoàng Hiệp, Tổng Giám đốc BÊN B: CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM Giấy phép đầu tư số 448/GP ngày 03 tháng 11 năm 1992 của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư và giấy phép điều chỉnh số 449/GPDC1 ngày 23 tháng 1 năm 2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Văn phòng…, điện thoại…, fax…, tài khoản số… tại Ngân hàng…, mã số thuế… Đại diện: Ông Trần Đình Cường, Phó Tổng Giám đốc Sau khi bàn bạc và thương lượng, hai bên cùng thoả thuận ký kết hợp đồng gồm các điều khoản như sau: ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG Bên A đồng ý bổ nhiệm bên B đảm trách việc cung cấp dịch vụ kiểm toán BCĐKT hợp nhất của Công ty cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007, BCKQKD hợp nhất, BCLCTT hợp nhất và TMBCTC hợp nhất (“các BCTC hợp nhất”) có liên quan cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Việc kiểm toán các BCTC hợp nhất của Công ty sẽ được tiến hành theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Quốc tế được áp dụng tại Việt Nam. ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC BÊN A. Trách nhiệm 2.1. Bên A có trách nhiệm: a. Lập các BCTC hợp nhất của Công ty bao gồm cả thuyết minh đầy đủ một cách trung thực và hợp lý. Điều này bao gồm cả việc duy trì sổ sách và KSNB phù hợp, lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán nhất quán và bảo vệ quản lý tài sản của Công ty. b. Ngăn ngừa và phát hiện các sự kiện bất thường và gian lận. c. Cung cấp các sổ sách cần thiết như … theo yêu cầu của bên B dưới hình thức … 2.2. Bên B có trách nhiệm: a. Đưa ra ý kiến kiểm toán độc lập, dựa trên công việc kiểm toán và các BCTC hợp nhất, sau đó báo cáo ý kiến kiểm toán đó cho các chủ đầu tư của Bên A.… b. Đánh giá tổng quát về việc trình bày thông tin trên các BCTC hợp nhất. c. Theo kế hoạch kiểm toán, bên B sẽ kiểm tra hệ thống KSNB của Công ty chỉ trong chừng mực cần thiết để xác định các thủ tục kiểm toán cho mục đích đưa ra ý kiến kiểm toán về các BCTC hợp nhất chứ không đưa ra ý kiến đảm bảo về cơ cấu của hệ thống KSNB đó. d. Đảm bảo giữ bí mật số liệu cho Bên A, không tiết lộ cho bên thứ ba nếu không được sự đồng ý của Bên A. … B. Quyền hạn 2.3. Bên A có quyền: … 2.4: Bên B có quyền: … ĐIỀU 3: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 3.1. Phí dịch vụ cho các dịch vụ nêu trên là 16.000 Đô la Mỹ (Mười sáu nghìn Đô la Mỹ). 3.2. Bên A có thể thanh toán cho bên B bằng Đô la Mỹ (tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng). Nếu thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam, tỷ giá quy đổi là tỷ giá chuyển khoản do Ngân hàng Ngoại thương công bố tại thời điểm thanh toán. … ĐIỀU 4: THỜI HẠN HỢP ĐỒNG ĐIỀU 5: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG (Nguồn: Giấy tờ làm việc của nhân viên kiểm toán Công ty Ernst & Young) Phụ lục 07: CÂU HỎI VỀ HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tên công ty: Công ty cổ phần XYZ Người chuẩn bị: Nguyễn Mạnh Hùng Ngày: 27/12/2007 A. TỔ CHỨC HỆ THỐNG CNTT VÀ QUẢN TRỊ Bộ phận: Phòng CNTT Người đứng đầu bộ phận CNTT: Tên: Lê Trung Dũng Chức vụ: Trường phòng CNTT Điện thoại, email: … Trưởng phòng CNTT phải báo cáo cho: Tên: Bùi Mạnh Tùng Chức vụ: Phó Giám đốc bộ phận hỗ trợ Ngoài ra, KTV còn tìm hiểu về số lượng nhân viên bộ phận CNTT, số lượng nhân viên trong Công ty cần sử dụng hệ thống kỹ thuật ứng dụng vào hoạt động kinh doanh, ngân sách cho hệ thống CNTT trong năm, nhà cung cấp sản phẩm CNTT. B. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC VỀ CNTT: … C. MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG: … D. KẾT NỐI INTERNET Công ty có kết nối Internet không? P Có q Không Hệ thống kỹ thuật nội bộ công ty có hệ thống tường lửa bảo vệ khi truy cập Internet không? P Có q Không Nếu có hãy chỉ ra tên của phần mềm bảo vệ: ISA server 2004 Ngoài ra còn tìm hiểu về mục đích kinh doanh chủ yếu của việc kết nối Internet (quảng cáo, liên lạc thư từ, nghiên cứu, khách hàng,…) E. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VÀ THAY ĐỔI HỆ THỐNG KIỂM SOÁT Bộ phận CNTT có chương trình hệ thống nào quan trọng không, có phát triển riêng biệt, đảm bảo chất lượng và môi trường sản xuất không? F. HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TÍNH Tìm hiểu xem bộ phận CNTT có thực hiện quá trình kinh doanh qua máy tính không, nhân viên có sử dụng máy tính 24 giờ 1 ngày và 7 ngày 1 tuần không,… (Nguồn: Giấy tờ làm việc của nhân viên kiểm toán Công ty Ernst & Young) Phụ lục 08: Bảng đánh giá rủi ro kiểm toán kết hợp đối với XYZ. Khoản mục Cơ sở dẫn liệu Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro kết hợp Phạm vi kiểm tra A Trình bày và khai báo Cao TB TB Phạm vi rộng C Đầy đủ C TB Trung bình Phạm vi rộng C Hiện hữu Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ C Quyền và nghĩa vụ Thấp TB Thấp Phát hiện C Tính giá Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ C Trình bày và khai báo Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ E Đầy đủ Cao Thấp Thấp Phát hiện E Hiện hữu Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ E Trình bày và khai báo Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ E Quyền và nghĩa vụ Cao Thấp Thấp Phát hiện E Tính giá Cao Thấp Thấp Phát hiện F Đầy đủ Cao Thấp Thấp Phát hiện F Hiện hữu Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ F Trình bày và khai báo Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ F Quyền và nghĩa vụ Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ F Tính giá Cao TB Trung bình Phạm vi rộng H Đầy đủ Thấp TB Thấp Phát hiện H Hiện hữu Thấp Cao TB Phạm vi rộng H Trình bày và khai báo Thấp Cao TB Phạm vi rộng H Quyền và nghĩa vụ Thấp Cao TB Phạm vi rộng H Tính giá Thấp Cao TB Phạm vi rộng I Đầy đủ Cao Thấp Thấp Phát hiện I Hiện hữu Thấp TB Thấp Phát hiện I Quyền và nghĩa vụ Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ I Tính giá Cao TB TB Phạm vi rộng K Đầy đủ Thấp TB Thấp Phát hiện K Hiện hữu Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ K Trình bày và khai báo Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ K Quyền và nghĩa vụ Cao TB TB Phạm vi rộng K Tính giá Cao TB TB Phạm vi rộng L Đầy đủ Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ L Hiện hữu Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ L Quyền và nghĩa vụ Cao TB TB Phạm vi rộng L Tính giá Cao Thấp Thấp Phát hiện N Đầy đủ Cao Thấp Thấp Phát hiện N Hiện hữu Cao Thấp Thấp Phát hiện N Trình bày và khai báo Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ N Quyền và nghĩa vụ Cao TB TB Phạm vi rộng N Tính giá Cao TB TB Phạm vi rộng O Đầy đủ Cao Cao Cao Ước tính O Xuất hiện Cao TB TB Phạm vi rộng O Đo lường Cao TB TB Phạm vi rộng O Trình bày và khai báo Cao TB TB Phạm vi rộng O Quyền và nghĩa vụ Cao TB TB Phạm vi rộng P Đầy đủ Cao Thấp Thấp Phát hiện P Hiện hữu Thấp Cao TB Phạm vi rộng P Quyền và nghĩa vụ Thấp Cao TB Phạm vi rộng P Tính giá Thấp Cao TB Phạm vi rộng PI Đầy đủ Cao Thấp Thấp Phát hiện PI Hiện hữu Cao Thấp Thấp Phát hiện PI Trình bày và khai báo Cao TB TB Phạm vi rộng PI Quyền và nghĩa vụ Cao TB TB Phạm vi rộng PI Tính giá Cao Thấp Thấp Phát hiện Q Đầy đủ Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ Q Hiện hữu Cao TB TB Phạm vi rộng Q Quyền và nghĩa vụ Thấp TB Thấp Phát hiện Q Tính giá Cao TB TB Phạm vi rộng T Đầy đủ Thấp Cao TB Phạm vi rộng T Hiện hữu Thấp Cao TB Phạm vi rộng T Quyền và nghĩa vụ Thấp Cao TB Phạm vi rộng T Tính giá Cao Cao Cao Ước tính UA Đầy đủ Cao Thấp Thấp Phát hiện UA Đo lường Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ UA Xuất hiện Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ UA Trình bày và khai báo Cao Thấp Thấp Phát hiện VA Đầy đủ Cao Thấp Thấp Phát hiện VA Hiện hữu Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ VA Trình bày và khai báo Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ VA Quyền và nghĩa vụ Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ VA Tính giá Cao Thấp Thấp Phát hiện VB Đầy đủ Cao Thấp Thấp Phát hiện VB Xuất hiện Cao TB TB Phạm vi rộng VB Đo lường Thấp TB Thấp Phát hiện VB Trình bày và khai báo Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ VB Quyền và nghĩa vụ Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ VC Đầy đủ Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ VC Đo lường Cao TB TB Phạm vi rộng VC Xuất hiện Cao TB TB Phạm vi rộng VC Trình bày và khai báo Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ VD Đầy đủ Cao TB TB Phạm vi rộng VD Đo lường Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ VD Xuất hiện Cao TB TB Phạm vi rộng VD Trình bày và khai báo Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ VE Đầy đủ Cao Thấp Thấp Phát hiện VE Xuất hiện Cao Thấp Thấp Phát hiện VE Quyền và nghĩa vụ Thấp Thấp Rất thấp Rất nhỏ VE Tính giá Cao TB Trung bình Phạm vi rộng NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28482.doc
Tài liệu liên quan