Chuyên đề Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội

Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của nhà nước, là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Thuế trở thành công cụ chủ yếu của Nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Thuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, thiết lập sự công bằng xã hội, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư, Vì vậy nghiên cứu về thuế là rất cần thiết. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, Nhà nước ta cũng có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách về thuế, chế độ kế toán. Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ kịp thời . Kế toán thuế là công cụ quản lý và điều hành nền kinh tế, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với Nhà nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội” cho chuyên đề của mình Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài của em được chia thành 3 chương: Chương 1 : Tổng quan về Tổng công ty Dệt May Hà Nội Chương 2 : Thực trạng kế toán thuế nghiệp vụ thuế giá trị gia tăng tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội Chương 3 : Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ thuế giá trị gia tăng tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị em tại các phòng ban, nhà máy trong Tổng công ty, và sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang đã giúp em hoàn thiện đề tài này. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót do còn nhiều bỡ ngỡ. Em rất mong nhận được sự góp ý chân tình của các thầy giáo, cô giáo . Em xin chân thành cám ơn !

docx54 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iặt sản phẩm mẫu để hoàn chỉnh mẫu thiết kế, ban hành phiếu công nghệ và định mức nguyên phụ liệu - Đặt và nhận vật tư, nguyên phụ liệu. Dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật ban hành và kế hoạch sản xuất, cán bộ phụ trách kế hoạch nguyên phụ liệu tiến hành làm nhu cầu NPL, và theo dõi tiến độ NPLvề kho, kiểm tra chất lượng. - Tổ cắt nhận phiếu công nghệ và mẫu thiết từ tổ kỹ thuật để tiến hành giác sơ đồ trên máy, trải vải, cắt mẫu bán thành phẩm được kiểm tra và nhập vào kho, tổ phó cắt kiểm tra đạt chất lượng thì sẽ chuyển vào các tổ may - Các tổ may nhận phiếu công nghệ và may mẫu sau đó sẽ triển khai may sản phẩm đầu chuyền để tổ Chất lượng và kỹ thuật chuyền kiểm tra và nhận xét. Tránh tối đa những lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất, các tổ may phải theo dõi và hướng dẫn công nhân may theo đúng phiếu công nghệ và sản phẩm mẫu ( nếu có) - Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau may, kiểm tra 100% ngoại quan và kiểm tra kích thước sản phẩm theo qui định của nhà máy - Sản phẩm giặt về phải kiểm tra chất lượng sau giặt 100% về ánh màu, chất lượng giặt, đính cúc hoàn thiện sản phẩm Sau đó sản phẩm được chuyển sang là hoàn tất và bao gói sản phẩm theo đúng yêu cầu của phiếu công nghệ. - Tất cả sản phẩm sau là bao gói đều phải có KCS công ty phúc tra sau đó mới được đưa sang đóng hòm - Lưu kho đóng hòm, sau đó kiểm tra chất lượngđóng hòm - Kiểm tra cuối cùng đạt chất lượng mới được nhập kho Công ty - Tất cả những công đoạn trên nếu sau quá trình kiểm tra không đạt chất lượng đều đưa về công đoạn trước đó để tái chế cho đến khi đạt chất lượng 1.4. Tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty Dệt May Hà Nội Tổng công ty Dệt May Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Đứng đầu là kế toán trưởng, có nhiệm vụ tổ chức điều hành bộ máy kế toán giám đốc các hoạt động SXKD thông qua các phát sinh kinh tế của tổng công ty, đồng thời kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác kế toán viên. Đặc biệt, kế toán trưởng cùng phó tổng giám đốc và giám đốc điều hành, tổ chức giúp Tổng giám đốc lựa chọn phương án kinh doanh và đầu tư có hiệu quả cao .Việc tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của xí nghiệp thực hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN Phã phßng KÕ to¸n Phã phßng KÕ to¸n KÕ to¸n tr­ëng KÕ to¸n thanh to¸n,c«ng nî KÕ to¸n tsc® KÕ TO¸N X¢Y DùNG C¥ B¶N KÕ to¸n Gi¸ thµnh KÕ to¸n TiÒn l­¬ng,bhxh KÕ to¸n tiªu thô Thñ quü KÕ to¸n nl- VËt liÖu KÕ to¸n tæng hîp KÕ TO¸N SI£U THÞ Hµ §¤ng 1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán tài chính a. Chức năng của phòng kế toán Phòng Kế toán – tài chính có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc trong các công tác kế toán, tài chính của Tổng công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao b.Nhiệm vụ của phòng Kế toán – tài chính - Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của Tổng công ty, phản ánh quá trình sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính. Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn và các nguồn kinh phí . Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ quản lý kinh tế và kỷ luật tài chính của Nhà nước - Lập và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về số liệu báo cáo kế toán với cơ quan nhà nước và cấp trên theo hệ thống mẫu biểu do nhà nước qui định - Thực hiện chế độ hạch toán thống nhất trên NKCT theo hệ thống Báo cáo tài chính do Bộ Tài Chính qui định - Lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế cho các dự án đầu tư gửi cấp trên, cơ quan chủ quản - Tham mưu cho Tổng giám đốc về giá cả trong việc ký kết hợp đồng mua bán vật tư thành phẩm với khách hàng. Thực hiện việc nộp ngân sách đầy đủ kịp thờiđúng chế độ nhà nước quy định Để thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo chuyên môn hoá cho đội ngũ cán bộ kế toán tới mức cho phép đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán của tổng công ty được tổ chức theo các phần hành sau: * Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ hoạt động của phòng KTTC theo chức năng nhiệm vụ được giao : Cân đối nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu đầu tư phát triển của Tổng công ty Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác trung thực kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và các hoạt động tài chính của Tổng công ty Tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động SXKD trong Tổng công ty Báo cáo chính xác, kịp thời và đúng thời hạn với Tổng giám đốc, với cơ quan quản lý cấp trên về tình hình hoạt động SXKD của Tổng công ty thông qua việc ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình sử dụng các nguồn vốn của đơn vị phản ánh các chi phí trong quá trình sản xuất và kết quả hoạt động SXKD của toàn Tổng công ty Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty Xác địng nhu cầu vốn, tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trongviệc ký kết các hợp đồng vay vốn từ các tổ chức tín dụng và các cá nhân để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho hoạt động SXKD, nhu cầu dầu tư dài hạn của Tổng công ty - Lập báo cáo tài chính theo biểu mẫu qui định do bộ tài chính ban hành - Kiểm tra việc thực hiện kê khai và nộp thuế hàng tháng, quí, năm. Phụ trách việc liên hệ và làm việc với cơ quan quản lý cấp trên, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác * Phó phòng - Có chức năng giúp việc cho đồng chí kế toán trưởng - Có trách nhiệm cùng với các phòng ban chức năng trong Tổng công ty ban hành qui chế khoán của các đơn vị, nhà máy thành viên trong Tổng công ty nhằm tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh - Phụ trách về tài chính và giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của : Trung tâm thương mại, trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm y tế - Tham mưu cho lãnh dạo tổng công ty về giá cả trong việc ký kết hợp đồng bán nguyên liệu mua thành phẩm với công ty CP Hoàng Thị Loan, Công ty CP Đông Mỹ, Công ty CP Thương mại Hải Phòng - Phụ trách việc tính toán hiệu quả các dự án đầu tư, liên hệ và làm việc với quĩ hỗ trợ phát triển * Phó phòng - Có chức năng giúp việc cho đồng chí kế toán trưởng - Phụ trách công tác tài chính kế toán của Siêu thị VINATEX Hà Đông, có trách nhiệm phối hợp với công ty kinh doanh thời trang để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát về tài chính, hoạt động kinh doanh của Siêu thị - Tổ chức công tác hạch toán kế toán của Siêu thị, thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với Cơ quan thuế địa phương - Thực hiện các báo cáo thường xuyên cũng như định kỳ với lãnh đạo Tổng công ty và các cơ quan quản lý cấp trên về hoạt động kinh doanh của Siêu thị - Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty về giá trong việc ký kết các hợp đồng trong nước: Bán vải dệt kim, giá bán vật tư khác….Gia công các sản phẩm - Phụ trách công tác tào chính và giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động SXKD của Trung tâm cơ khí tự động hoá * Kế toán Nguyên Vật liệu Nhiệm vụ của kế toán là theo dõi tổng hợp tình hình Nhập – Xuất - Tồn của NVL tồn kho Định kỳ kế toán nhận, kiểm tra các phiếu nhập, xuất, hoá đơn GTGT do bộ phận thủ kho phòng kế hoạch vật tư. Sau đó hạch toán vào chương trình kế toán Vào ngày mùng 10 tháng sau, kê thuế GTGT của tháng trước Kiểm tra giá các phụ lục hoá đơn , Kiểm tra giá mua nội bộ trong công ty Cuối kì kế toán sẽ căn cứ số lượng Nhập - Xuất - Tồn NVL trên thẻ để đối chiếu số liệu ba bên : kế toán, thủ kho, thống kê phòng Kế hoạch vật tư Tính giá NVL xuất bán cho các công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội hàng tháng và các đơn vị. Cuối quí tính giá NVL nhập ngoại, lập bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn cho các kho NVL Hàng quí sau khi đối chiếu xong giữa công nợ phải trả người bán và nhập xuất tồn, lên bảng kê số 3 và bảng phân bổ chi phí NVL * .Kế toán TSCĐ và XDCB: Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu về lượng, hiện trạng, và giá trị TSCĐ, tình hình mua bán và thanh lý TSCĐ * Kế toán tiền lương : Có nhiệm vụ căn cứ vào Bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp do các tổ nghiệp vụ dưới nhà máy chuyển lên để lập các bảng tổng hợp thanh toán lương cho các nhà máy, các phòng ban chức năng , lập bảng phân bổ tiền lương và các khảon bảo hiểm * Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dung, bảng phân bổ lương…. Và các nhật kí chứng từ có liên quan để ghi và sổ tổng hợp chi phí sản xuất ( Có chi tiết cho từng nhà máy) phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mặt hàng cụ thể. * Kế toán thành phẩm và tiêu thụ Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ và theo dõi công nợ của khách mua hàng. Mở sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng. Mở thẻ theo dõi nhập xuất tồn thành phẩm . Sau đó, theo dõi vào sổ chi tiết bán hàng cho từng loại * Kế toán thanh toán : Theo dõi tình hình thu chi sử dụng quĩ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty. Hàng ngày đối chiếu số dư trên tài khoản của công ty với các đối tượng như: khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ công ty * Thủ quỹ Quản lý tiền mặt của công ty và thực hiện việc thu chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi 1.4.2 Hình thức sổ kế toán áp dụng trong công ty Tổng công ty Dệt May Hà Nội áp dụng theo hình thức kế toán Nhật Ký chứng từ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê chi tiết có liên quan Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái Số liệu tổng hợp ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dung để lập báo cáo tài chính Sơ đồ 4 : SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝCHỨNG TỪ Chứng từ ghi sổ và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Thẻ, sổ kế toán chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Kiểm tra đối chiếu CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 2.1 Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào ( TK 133) 2.1.1. Chứng từ thanh toán Hàng ngày, căn cứ vào các giấy nhu cầu vật tư hàng hàng hoá, lập tờ trình xin mua vật tư, các bộ phận cung ứng vật tư để mua hàng. Khi hoàn tất hoạt động mua hàng, phải tập hợp các hoá đơn , chứng từ có liên quan đến việc mua hàng hoá, rồi gửi về phòng kế toán của Tổng công ty . Tại đây, các bộ phận kế toán có liên quan tiến hành đối chiếu tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ như hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, nhu cầu vật tư hàng hoá, phiếu nhập, báo giá… để xác định độ tin cậy của chứng từ, từ đó luân chuyển chứng từ. Đối với các chứng từ của hàng nhập khẩu, kế toán kiểm tra các hoá đơn nhập khẩu, Invoice và tờ khai hải quan, các chứng từ nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu để tiến hành ghi chép, luân chuyển chứng từ. Cuối tháng kế toán tập hợp sắp xếp các hoá đơn, chứng từ đầu vào theo thứ tự thời gian để thuận lợi cho việc hạch toán 2.1.2 Kế toán chi tiết thuế giá trị gia tăng đầu vào Trong tổng công ty Dệt May Hà Nội, chứng từ hoá đơn đều được kiểm tra đối chiếu hợp lệ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh đầy đủ kịp thời. Hàng ngày khi có hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng liên quan đến thuế GTGT đầu vào, kế toán thuế GTGT và các phần hành liên quan khác như kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán… kiểm tra tính hợp lệ và tiến hành theo dõi vào các sổ chi tiết TK133 sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để tính, kết chuyển các khoản thuế GTGT đầu vào vào các sổ tương ứng như: + Bảng kê chứng từ hàng hoá mua vào + Sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào Trích số liệu tháng 01 năm 2007: Ngày 01/01Công ty mua nguyên phụ liệu( Chỉ, kim ) xuất dùng ngay vào hoạt động may gia công quần áo. Giá mua như sau: Giá mua chưa có thuế: 7 000 000 000 đồng Thuế GTGT : 700 000 000 đồng Tổng tiền thanh toán : 7 700 000 000 đồng (theo hoá đơn GTGT mua hàng số 000771) - Hoá đơn mua hàng số 000773 Ngày 05/01/2007 Công ty mua vật tư bao gói ( thùng hòm) xuất dùng cho hoạt động gia công quần áo. Giá mua như sau: Giá mua chưa có thuế : 1 000 000 000 đồng . Thuế GTGT : 100 000 000 đồng Công ty đã thanh toán cho công ty TNHH Sơn Chinh bằng tiền mặt theo phiếu chi số 03 - Ngày 06/01/2007 Công ty mua bông xơ xuất dùng ngay vào hoạt động sản xuất sợi : Giá mua như sau: Giá mua chưa có thuế: 12 000 000 000 đồng Thuế GTGT : 1 200 000 000 đồng Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng - Ngày 07/01/2007 Hoá đơn thanh toán tiền điện 4 002 900 000 đồng trong đó thuế GTGT 10% Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu chi số 07 - Hoá đơn mua hàng số 000780 ngày 15/01/2007 Công ty mua 10 máy may công nghiệp với giá như sau : Giá mua chưa thuế 10 000 000 đồng / 1 chiếc Thuế suất thuế GTGT 10 % Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, tài sản được đầu tư bằng quí đầu tư phát triển . Trích Hoá đơn GTGT HOÁ ĐƠN ( GTGT ) ( VAT INVOICE ) Liên 2 :Giao cho khách hàng Ngày 15 tháng 01 năm 2007 Mẫu số : 01GTKT-4LL-01 Ký hiệu : AH/2006B Số hoá đơn/ Invoice: 000780 Phiếu xuất kho số(Ref) … Kho xuất hàng (Warehouse) Sổ tài khoản (Account No )… Tên khách hàng / Customer’s Name : Tổng công ty Dệt May Hà Nội Mã KH/ Cust, code :…………………………………vận đơn số ( B/L) : …………………….. Địa chỉ /Address : Số 25 ngõ 13 Đường Lĩnh Nam – Hoàng Mai - Hà Nội Mã số thuế / Tax Code : 0100100826 Phương thức thanh toán ( Payment mode): Chuyển khoản ...Hợp đồng số ( Coutr No) .. Phương tiện vận tải (mean of tran ) :…… Nơi giao hàng ( Place of dep ) : ……….. …………………..Nơi đến ( Place of des) ……….. Tên hàng Description of good Mã số Marks & Nos Đơn vị tính Unit Số lượng Quantity Đơn giá Unit price Thành tiền Amount Máy may công nghiệp Chiếc 10 10 000 000 100 000 000 01 loại Cộng ……… ………. ……….. ………… ……….. Cộng tiền hàng ( Sub – total amount ) : …………..100 000 000 đồng Thuế suất GTGT ( VAT Rate) : 10% Tiền thuế GTGT ( VAT amount ) : …………….. 10 000 000 đồng Tổng cộng tiền thanh toán ( Total amount Payment):110 000 000 đồng Số tiền bằng chữ ( Amount in words) : Một trăm mười triệu đồng chẵn Khách hàng ( Customer ) (Ký, ghi rõ họ tên) (Sign, full name ) Thủ Kho (Warehouse keeper) (Ký, ghi rõ họ tên) (Sign, full name ) Người lập phiếu (Inssuer) (Ký, ghi rõ họ tên) (Sign, full name ) Thủ trưởng đơn vị (Ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên ( Sign, tamped, full name) Phát hành theo công văn số 10572/CT/AC ngày 10 tháng 6 năm 2004 của cục thuế TP Hà Nội Kế toán làm các công việc sau: + Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ chi tiết tài khoản 133 +Cuối tháng tập hợp các hoá đơn GTGT đầu vào để lập “bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào” ( Mẫu số 01-2/GTGT). Bảng kê này được lập thành 2 bản : 1 bản nộp cho cơ quan thuế chậm nhất vào ngày 20 của tháng sau, 1 bản công ty giữ lại (Có dấu đã nộp của cơ quan thuế) để làm căn cứ quyết toán thuế cuối năm Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đầy đủ hoá đơn chứng từ cần thiết, kế toán định khoản các nghiệp vụ và phản ánh đầy đủ chính xác trên các sổ sách kế toán : 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ chi tiết tài khoản 133 và các sổ chi tiết có liên quan - Mua nguyên phụ liệu ( kim, chỉ …), thùng hòm, bông xơ xuất dùng ngay cho hoạt động sản xuất, kế toán ghi vào “Sổ theo dõi chi phí 621”,”Sổ chi tiết theo dõi công nợ “ , “ Sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ “ (1331 ) theo đinh khoản dưới đây: Nợ TK 621 : 7 000 000 000 Nợ TK 133 : 700 000 000 Có TK 331 : 7 700 000 000 Nợ TK 621 : 1 000 000 000 Nợ TK 133 : 100 000 000 Có TK 331 : 1 100 000 000 Nợ TK 621 : 12 000 000 000 Nợ TK 133 : 1 200 000 000 Có TK 331 : 13 200 000 000 - Tài sản cố định tăng được theo dõi trên “ Sổ theo dõi tăng giảm tài sản cố định “, Thuế GTGT được phản ánh trên “ Sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào của Tài sản cố định ( 1332) và sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng chi tiết từng ngân hàng theo định khoản dưới đây : Nợ TK 211 : 100 000 000 Nợ TK 1332 : 10 000 000 Có TK 112 : 110 000 000 Đồng thời kế toán ghi bút toán tăng nguồn vốn trên “ Sổ nguồn vốn kinh doanh “ theo định khoản : Nợ TK 414 : 100 000 000 Có TK 411 : 100 000 000 Nguyên phụ liệu nhập kho được theo dõi cả về số lượng , chủng loại, giá cả nhập kho trên “Sổ chi tiết nguyên vật liệu”, kế toán tiền mặt viết phiếu chi và chuyển cho kế toán theo dõi về thuế GTGT đầu vào của nguyên phụ liệu nhập kho, kế toán ghi theo định khoản sau: Nợ TK 152 : 7 000 000 000 Nợ Tk 1331 : 700 000 000 Có TK 331 : 7 7000 000 000 Nợ TK 152 : 1 000 000 000 Nợ TK 1331 : 100 000 000 Có TK 111 : 1 100 000 000 Nợ TK 152 : 12 000 000 000 Nợ TK 1331 : 1 200 000 000 Có TK 112 : 13 200 000 000 Tiền điện được dùng cho phân xưởng sản xuất được theo dõi trên “ Nhật ký chứng từ số 7 “ phần tài khoản chi phí ( 627), “ Sổ chi tiết TK 1331, và sổ quỹ tiền mặt phát sinh có, kế toán ghi các sổ trên theo định khoản Nợ TK 627 : 3 639 000 000 Nợ Tk 1331 : 363 900 000 Có TK 111 : 4 002 900 000 SỔ CHI TIẾT THUẾ GTGT ĐẦU VÀO CỦA HÀNG HOÁ , DỊCH VỤ TK 1331 Tháng 01 Năm 2007 Đơn vị tính : đồng Số dư đầu tháng : 7 500 000 000 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số PS Nợ PS Có 01/01 HĐ000771 Mua nguyên phụ liệu dùng cho hoạt động sản xuất 331 700 000 000 05/01 PC 000773 Mua vật tư bao gói 111 100 000 000 06/01 UNC 01 Mua bông xơ 112 1 200 000 000 07/01 PC 07 Thanh toán tiền điện 111 363 900 000 ……. …… …………… Tập hợp hoá đơn chứng từ khác trong tháng 3 000 000 000 31/01 Số thuế được khấu trừ trong tháng 3331 1 000 000 000 Tổng PS nợ : 5 363 900 000 Tổng PS có : 1 000 000 000 Số dư cuối kỳ: 11 863 900 000 SỔ CHI TIẾT THUẾ GTGT ĐẦU VÀO CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TK 1332 Tháng 01năm 2007 Đơn vị tính : đồng Số dư đầu tháng : 17 000 000 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số PS Nợ PS Có 15/01/2007 H Đ 000780 Mua máy may công nghiệp 112 10 000 000 16/01/2007 HĐ 000785 Mua băng tải máy ép mex 331 7 500 000 …… … ………………. Tập hợp hoá đơn và các UNC khác trong tháng 01 19 500 000 Tổng PS Nợ : 37 000 000 Tổng PS Có : 0 Số dư cuối kỳ : 54 000 000 BẢNG KÊ CHỨNG TỪ HOÁ ĐƠN CỦA HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO ( Kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT) Kỳ tính thuế : Tháng 01 năm 2007 Người nộp thuế : Tổng công ty Dệt May Hà Nội Địa chỉ : Số 25 ngõ 13 Đường Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội Mã số thuế : 0100100826 Đơn vị tiền : đồng Việt Nam STT Hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế Tên người bán Mã số thuế người bán Mặt hàng Doanh số mua chưa có thuế Thuế suất Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu hoá đơn Số hoá đơn Ngày, tháng, năm phát hành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1. Hàng hoá, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT đã phát sinh doanh thu 1 HN/2007T 000771 01/01/2007 Công ty Phong phú 0100112613 Phụ liệu may 7 000 000 000 10% 700000000 2 AA/2007T 000773 05/01/2007 Cty TNHH Sơn Chinh 0102190416 Thùng hòm 1 000 000 000 10% 100000000 3 QN/2007A 000686 06/01/2007 Công ty Trà lý 0101200908 Bông xơ 12 000 000 000 10% 1200000000 …….. ….. ….. …… ….. …. …. … …. Tổng 58 988 000 000 5400900000 2 . Hàng hoá , dịch vụ dùng riêng cho sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT : Tổng - - 3. Hàng hoá, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT: Tổng - - 4 . Hàng hoá, dịch vụ dùng cho TSCĐ chưa phát sinh doanh thu được khấu trừ dần theo quý: Tổng 58 988 000 000 5400900000 2.1.3 Kế toán tổng hợp với thuế GTGT đầu vào Để có thể theo dõi tình hình mua hàng hoá dịch vụ của công ty làm căn cứ quyết toán thuế GTGT trong năm, kế toán tập hợp sổ thuế GTGT, tờ khai thuế GTGT để ghi vào sổ cái TK 133 Đơn vị : Tổng công ty Dệt May Hà Nội: ( Mẫu số S05-DN) Điạ chỉ : Số 25 Ngõ 13 Đường Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội SỔ CÁI Tài khoản : 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Số dư đầu năm Nợ Có 12459 Ghi có các TK đối ứng Nợ với Tk này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ……….. Cộng số phát sinh Nợ 5400.9 4520 4430 2540 1980 2678 2523 1453 3904 4183 1581.1 980 36173 Tổng số phát sinh Có 1 000 1368 1236 1280 1225 1545 1236 1248 1578 1465 1489 1382 25811 Số dư cuối tháng Nợ 4400.9 7552.9 10746.9 12006.9 12761.9 13894.9 15181.9 15386.9 17712.9 20430.9 20523 20121 Có Ngày, ….Tháng 01 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên, đóng dấu) Trích nhật ký chứng từ Đơn vị : Tổng công ty Dệt May Hà Nội Mẫu số S04a1-DN Địa chỉ : Số 25 ngõ 13 Đường Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Ghi Có Tài khoản 111- Tiền mặt Tháng 01 năm 2007 TT Ngày Ghi Có TK 111, Ghi Nợ các Tài khoản 112 113 121 128 131 133 138 141 151 152 627 211 ….. Cộng có TK 111 A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 05/01 100000000 1000000000 1100000000 2 07/01 363900000 3639000000 4002900000 …… …... … … … …. ……. …. … … … … … … … Cộng Đã ghi sổ cái ngày .. tháng 01 năm 2007 Ngày, ….Tháng 01 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên, đóng dấu) 2.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra 2.2.1 Chứng từ thanh toán Tổng công ty Dệt May Hà Nội thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá đơn GTGT do bộ tài chính phát hành . Đối với nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá công ty sử dụng Invoice. Các hoá đơn chứng từ, Invoice, tờ khai hải quan là căn cứ để kế toán lập bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra, để vào sổ chi tiết, vào sổ tổng hợp 2.2.2Kế toán chi tiết thuế GTGT đầu ra Trích số liệu tháng 01 năm 2007 - Ngày 10/01/2007 Công ty bán trực tiếp 850 Cái khăn mặt cho cửa hàng của chị Nga giá vốn mỗi cái là 20 000 đồng. Theo hoá đơn bán hàng số 0071965 giá bán mỗi bộ chưa có thuế GTGT 10% là 40 000đồng, cửa hàng chị Nga vẫn chưa thanh toán tiền - Ngày 20/01/2007 xuất kho 30 550 cái quần trẻ em gia công cho công ty OSHKOSH theo hợp đồng đã ký, theo Invoice, tờ khai hải quan số 0071971 ngày 20/01như sau: Giá gia công chưa có thuế 1.5USD/1 cái Thuế suất thuế GTGT 0% Tổng tiền thanh toán :45 825 USD. Tỷ giá giao dịch liên ngân hàng là 16 000 đồng/USD. Ngày 15/01/2007 Công ty OSHKOSH đã thanh toán trước bằng chuyển khoản, tỉ giá ghi nhận là 16 200 VND/USD - Ngày 31/1/2007 công ty bán cho công ty Cp Dệt Hà Đông theo hoá đơn bán hàng số 0014809 giá bán mỗi bộ chưa có thuế GTGT 10% là 38 265 088 đồng . Công ty CP Dệt Hà Đông đã thanh toán bằng tiền mặt - Tập hợp các hoá đơn bán hàng nội địa trong tháng, doanh thu bán các loại sợi ( chưa có thuế) : 11 466 000 000 đồng , thuế suất 10% - Tập hợp các Invoice xuất khẩu, tờ khai hải quan khác trong tháng, tổng doanh thu xuất khẩu sợi Cotton: 3 833 000 000 đồng, thuế suất thuế GTGT 0% Kế toán làm các công việc sau: + . Kế toán định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và vào sổ chi tiết tài khoản 3331 +. Lập bảng kê chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Khi bán hàng hoá, căn cứ vào hoá đơn xuất kho kế toán ghi giá vốn hàng xuất kho vào “ Nhật ký chứng từ số 8” phần giá vốn bán hàng ( 632) theo định khoản dưới đây : Nợ TK 632 : 850 * 20 000 = 17 000 000 Có TK 155 : 17 000 000 Đồng thời kế toán bán hàng theo dõi cả về mặt doanh số bán ra trên “ Sổ chi tiết doanh thu bán hàng”, Nhật ký chứng từ số 8 ( TK511), phản ánh thuế GTGT đầu ra và tình hình công nợ với khách hàng trên “ Sổ chi tiết phải thu của khách hàng”, kế toán phản ánh vào các sổ trên theo định khoản dưới đây: Nợ TK 131 : 37 400 000 Có TK 511 : 34 000 000 Có TK 3331 : 3 400 000 - Xuất kho 30 550 cái quần trẻ em trả cho công ty bạn theo hợp đồng đã ký, kế toán phản ánh bên có tài khoản ngoài bảng “ vật tư nhận giữ hộ, nhận gia công” Đồng thời kế toán phản ánh doanh thu bán hàng được thanh toán trên “ Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng” theo giấy báo Có, “Sổ chi tiết theo dõi doanh thu (TK511)”, “ Nhật ký chứng từ số 8” theo định khoản dưới đây: Nợ TK 112 : 30 550 * 1.5 * 16200 = 742 365 000 Có TK 511 : 30550 *1.5 * 16 000 = 733 200 000 Có TK 515 : 30 550 *1.5 * 200 = 9 150 000 - Xuất bán bộ điều sợi ngang kế toán phản ánh vào các sổ theo định khoản dưới đây: Nợ TK 111 : 126 274 790 Có TK 511 : 114 795 264 Có TK 3331 : 11 479 526 Trích hoá đơn thuế GTGT : TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI Số 1 Mai Động-Hoàng Mai- Hà Nội Tel : 04 862 2335 Fax: 048622334 MST : 0100100826 HOÁ ĐƠN ( GTGT ) ( VAT INVOICE ) Liên 3 : Thanh toán nội bộ Ngày 31 tháng 01 năm 2007 Mẫu số : 01GTKT-4LL-01 Ký hiệu : AT /2006T Số hoá đơn/ Invoice: 0014809 Phiếu xuất kho số(Ref) … Kho xuất hàng (Warehouse) Sổ tài khoản (Account No )… Tên khách hàng / Customer’s Name : Công Ty Cp Dệt Hà Đông Mã KH/ Cust, code :…………………………………………………………….. Địa chỉ /Address : Đường Cầu Am, Phường Vạn Phúc , Hà Đông , Hà Tây Mã số thuế / Tax Code : 0500476693 Phương thức thanh toán ( Payment mode): Tiền mặt ...Hợp đồng số ( Coutr No) .. Phương tiện vận tải (mean of tran ) :…… Nơi giao hàng ( Place of dep ) : Kho thiết bị ………..Nơi đến ( Place of des) ……….. Tên hàng Description of good Mã số Marks & Nos Đơn vị tính Unit Số lượng Quantity Đơn giá Unit price Thành tiền Amount Bộ điều sợi ngang Bộ 03 38 265 088 114 795 264đ 01 loại Cộng ……… ………. ……….. ………… ……….. Cộng tiền hàng ( Sub – total amount ) : ...114 795 264đồng Thuế suất GTGT ( VAT Rate) : 10% Tiền thuế GTGT ( VAT amount ) : ….. 11 479 526 đồng Tổng cộng tiền thanh toán ( Total amount Payment): 126 274 790 đồng Số tiền bằng chữ ( Amount in words) : Một trăm hai mươi sáu triệu, hai trăm bảy mươi tư nghìn bảy trăm chin mươi đồng Khách hàng ( Customer ) (Ký, ghi rõ họ tên) (Sign, full name ) Thủ Kho (Warehouse keeper) (Ký, ghi rõ họ tên) (Sign, full name ) Người lập phiếu (Inssuer) (Ký, ghi rõ họ tên) (Sign, full name ) Thủ trưởng đơn vị (Ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên ( Sign, tamped, full name) Phát hành theo công văn số 10572/CT/AC ngày 10 tháng 6 năm 2004 của cục thuế TP Hà Nội Đơn vị : Tổng công ty Dệt May Hà Nội ( Mẫu số S38-DN) Địa chỉ : Số 25 ngõ 13 đường Lĩnh Nam- Hoàng Mai – Hà Nội SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tài khoản: 33311- Thuế GTGT đầu ra Loại tiền : VNĐ ĐVT : đồng Ngày , tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số Dư Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ BB/2007C 10/01/07 - Xuất bán hàng cho cửa hàng chị Nga 131 3400 000 Bán các loại sợi 131 1146600000 ….. Cộng phát sinh 1150000000 Số dư cuối kỳ - Sổ ngày có …. Trang, đánh số từ trang 01 dến trang…. - Ngày mở sổ Ngày …. Tháng ….Năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Kế toán trưởng ) Vũ Minh Phượng Nguyễn Thị Dung 2. Lập bảng kê chứng từ hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra Mẫu số : 01-2/GTGT BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ DỊCH VỤ BÁN RA ( Kèm theo tờ khai thuế GTGt theo mẫu số 01/GTGT) Kỳ tính thuế : Tháng 01 năm 2007 Người nộp thuế : Tổng công ty Dệt May Hà Nội Mã số thuế : 0100100826 STT Hoá đơn, chứng từ Tên người mua Mã số thuế người mua Mặt hàng Doanh số bán chưa có thuế Thuế suất Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu HĐ Số hoá đơn Ngày,tháng, năm phát hành 1. Hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT: Không Tổng 2. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0%: 1 0071971 20/01/2007 Cty Oshkosh 0800339313 Quần trẻ em 733 200000 0% … … .. .. .. Sợi cotton 3833000000 0% Tổng …. … 3. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5 % Tổng - - - 4.Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% 1 AH/20007C 0071965 10/01/2007 Cửa hàng chị Nga 0100113462 Khăn mặt 34000000 10% 3400 000 2 … … … … … Các loại sợi 11466000000 10% 1146600000 Tổng Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra : 16066200000 Hà nội, ngày tháng năm 2007 Tổng thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra : 1150000000 Người nộp thuế hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế Cuối tháng căn cứ vào bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra kế toán lập tờ khai thuế GTGT Mẫu số : 01/GTGT CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ngày nộp tờ khai TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ( GTGT) 18 /02/2007 [ 01 ] Kỳ kê khai : tháng 01 năm 2007 0 1 0 0 1 0 0 8 2 6 [ 02 ] Mã số thuế : [ 03 ] Tên cơ sở kinh doanh : Tổng công ty Dệt May Hà Nội [ 04 ] Địa chỉ trụ sở : Số 25 ngõ 13 Đường Lĩnh Nam – Phường Mai Động [ 05 ] Quận / huyện : Quận Hoàng Mai [ 06 ] Tỉnh / thành phố : Hà Nội [ 07 ] Điện thoại : 04 862 2335 [ 08 ] Fax : 04 862 2334 [09]Email:Hanosimex@hn.vnn.vn Đơn vị tiền : đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Giá trị HHDV ( Chưa có thuế ) Thuế GTGT A Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ (đánh dấu “ X” [10] B Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [11] C Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách nhà nước I Hàng hoá, dịch vụ ( HHDV) mua vào 1 HHDV mua vào trong kỳ ([12]=[14]+[16];[13]=[15]+[17] ) [12] 58 988 000 000 [13] 5 400900 000 A Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong nước [14] 58 988 000 000 [15] 5 400900 000 B Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu [16] [17] 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước A Điều chỉnh tăng [18] [19] B Điều chỉnh giảm [20] [21] 3 Tổng thuế GTGT của HHDV mua vào ([22]=[13]+[19]-[21] [22] 5 400900 000 4 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này [23] 5 400900 000 II Hàng hoá, dịch vụ bán ra 1 HHDV bán ra trong kỳ ([24]=[26]+[27];[25]=[28] ) [24] 16 066 200 000 [25] 1 150 000000 1.1 HHDV bán ra không chịu thuế GTGT [26] 1.2 HHDV bán ra chịu thuế GTGT ( [27]=[29]+[30]+[32]; [28]=[31]+[33]) [27] 16 066 200 000 [28] 1 150 000000 A Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% [29] 4 566 200 000 B Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% [30] 0 [31] 0 C Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% [32] 11 500 000 000 [33] 1 150 000000 2 Điều chỉnh thuế GTGTcủa HHDV bán ra các kỳ trước A Điều chỉnh tăng [34] [35] B Điều chỉnh giảm [36] [37] 3 Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra ([38]=[24]+[34]-[36]; [39]=[25]+[35]-[37] [38] 16 066 200 000 [39] 1 150 000000 III Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ 1 Thuế GTGT phải nộp trong kỳ ([40]=[39]-[23]-[11] [40] 4 250 000 000 2 Thuế GTGT chưa được khấu trừ hết kỳ này [41] 2.1 Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này [42] 2.2 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau [43] 4 250 000 000 2.2.3 Kế toán tổng hợp thuế GTGT đầu ra phải nộp SỔ CÁI Tài khoản 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Nợ các TK đối ứng Có với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ……….. Cộng số phát sinh Nợ 37358 Tổng số phát sinh Có 1 150 5200 4550 2985 2550 3450 3652 1790 3964 4237 2120 1350 36988 Số dư cuối tháng Nợ Có 370 (Đơn vị tính: triệu đồng ) Ngày, ….Tháng 01 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên, đóng dấu) Trích bảng kê Đơn vị : Tổng công ty Dệt May Hà Nội Mẫu số S04b1-DN Địa chỉ : Số 25 Ngõ 13 Đường Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội ( Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG KÊ SỐ 1 Ghi Nợ tài khoản 111 - Tiền mặt Tháng 01 năm 2007 Số dư đầu tháng : TT Ngày Ghi Nợ TK 111, ghi Có các tài khoản Số dư cuối ngày 112 121 131 … 311 3331 511 … Cộng Nợ TK111 A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 … … … … … … … … .. … … …. 31/1 11 479 526 114 795 264 126 274 790 Cộng Số dư cuối tháng: Ngày … tháng 01 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng 2.3 Kế toán khấu trừ thuế GTGT và báo cáo quyết toán thuế GTGT 2.3.1 Kế toán khấu trừ thuế GTGT Hàng tháng từ các chứng từ, hoá đơn mua hợp lý hợp lệ kế toán lập “bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào”( Mẫu số 01-2/GTGT). Căn cứ vào các hoá đơn bán hàng, tờ khai hải quan, kế toán lập “bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra ( mẫu số 01-2/GTGT). Từ bảng kê hoá đơn mua vào bán ra kế toán lập tờ khai thuế GTGT và xác định nghĩa vụ thuế GTGT trong kỳ bằng cách : Lấy tổng thuế GTGT của hàng bán ra - Thuế GTGT được khấu trừ của kỳ này - Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang. Nếu là số dương thì doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng có kèm theo tờ khai tháng khớp số liệu của bảng kê mua vào và bán ra theo tháng 2.3.2 Báo cáo quyết toán thuế GTGT CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUYẾT TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG [01] Năm 2007 0 1 0 0 1 0 0 8 2 6 [ 02 ] Mã số thuế [ 03 ] Tên cơ sở kinh doanh : Tổng công ty Dệt May Hà Nội [ 04 ] Địa chỉ trụ sở : Số 25 ngõ 13 Đường Lĩnh Nam – Phường Mai Động [ 05 ] Quận / huyện : Quận Hoàng Mai [ 06 ] Tỉnh / thành phố : Hà Nội [ 07 ] Điện thoại : 04 862 2335 [ 08 ] Fax : 04 862 2334 [09]Email:Hanosimex@hn.vnn.vn Không có hoạt động mua bán trong kỳ ( đánh dấu “ x” [10] Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang [11] 12459 000000 Giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào (chưa có thuế GTGT) Thuế GTGT Hàng hoá dịch vụ mua trong năm [12] [25] Trong đó : + Nhập khẩu + Tài sản cố định [13] [14] 369 980 000 000 [26] [27] 36 998 000 000 Hàng hoá mua vào chịu thuế GTGT [15] [28] Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong năm [29] 20 121 000 000 Điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT đã được khấu trừ trong năm + Điều chỉnh tăng [16] [30] + Điều chỉnh giảm [17] [31] Tổng số thuế GTGT được khấu trừ [32]=[11]+[29]+[30]-[31] [32] 32 580 000000 Hàng hoá dịch vụ bán ra trong năm: [18]=[19]+[20]+[21]+[22] [18] 5 322 007 000000 Thuế GTGT của HHDV bán ra trong năm: [33]=[34]+[35] [33] 36 173 000000 Hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT [19] 1 392 277 000000 Hàng hoá dịch vụ xuất khẩu 0% [20] 3 568 000 000000 Hàng hoá dịch vụ bán ra thuế suất 5% [21] [34 Hàng hoá dịch vụ bán ra thuế suất 10% [22] 361 730 000 000 [35] 36 173 000000 Điều chỉnh tăng( giảm ) thuế GTGT đầu ra kê khai năm trước + Điều chỉnh tăng [23] [36] + Điều chỉnh giảm [24] [37] Thuế GTGT phải nộp Ngân sách nhà nước trong năm ([38]=[33]+[36]-[37]-[32]>0) [38] Thuế GTGT chưa được khấu trừ luỹ kế đến cuối năm [39]=[33]+[36]-[37]-[32]<0) [39]( 3593 000000) Số thuế GTGT đề nghị hoàn lại trong năm [40] Số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển năm sau: [41]=[39]-[40] [41]( 3593 000000) Đơn vị tiền : đồng Việt Nam CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 3.1 Đánh giá thực trạng về kế toán nghiệp vụ thuế giá trị gia tăng tại tổng công ty Dệt May Hà Nội Ta thấy Tổng công ty tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức tập trung, Phòng kế toán là trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, thu nhận xử lý chứng từ, luân chuyển ghi sổ kế toán chi tiết, tổng hợp và lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và hướng dẫn kiểm tra kế toán trong toàn đơn vị, thông báo số liệu kế toán thống kê cần thiết cho các đơn vị trực thuộc. Các nhân viên kế toán có nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra sơ bộ chứng từ, định kì lập báo cáo thống kê tài chính theo sự phân cấp, dưới sự chỉ đạo giám sát của kế toán trưởng. Với đặc điểm đó công ty đã thực hiện hình thức kế toán Nhật ký chứng từ và hạch toán tình hình biến động của tài sản theo phương pháp kê khai thường xuyên Hiện nay công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách kế toán,các chứng từ một cách tương đối hoàn chỉnh theo chế dộ tài chính kế toán Nhà nước đã quy định và đảm bảo phù hợp với hoạt động của công ty tạo mối liên hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau giữa các bộ phận của hệ thống kế toán của công ty. Mặt khác, việc tổ chức luân chuyển chứng từ ở phòng kế toán cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng, đầy đủ chính xác và kịp thời. Có như vậy thì sản phẩm sản xuất ra chuyển qua khâu tiêu thụ nhanh gọn và tiếp cận được thị trường - Về công tác quản lý hoá đơn chứng từ: Công ty sử dụng hoá đơn GTGT của Bộ tài chính, các hoá đơn chứng từ đều tuân thủ theo đúng qui định không tẩy xoá, gian lân.. Các hoá đơn chứng từ đều được lưu và bảo quản tại công ty phục vụ cho công tác quản lý và kiểm tra khi cần thiết 3.1.1 Ưu điểm Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã thực sự tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho tất cả các doanh nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng. Hiện nay đứng trước sự cạnh tranh hết sức khốc liệt về hàng ngoại nhập từ Trung Quốc và các nước Asean đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải có những bước bứt phá thật sự và khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế . Phát huy vai trò chủ đạo của mình, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước Tổng công ty Dệt May Hà Nội đã không ngừng ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ để tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm của công ty đã từng bước lấy được sự tin cậy của khách hàng và việc chú trọng đến công tác hạch toán kế toán là khâu then chốt để công ty thực hiện tốt hơn để có thể đứng vững, phát triển trong cơ chế thị trường. Công ty thực hiện hình thức Nhật Ký chứng từ, hình thức này có ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng ghi sổ, đối chiếu số liệu tiến hành thường xuyên kịp thời, cung cấp các số liệu cho việc tổng hợp theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính lập báo cáo kế toán Tổ chức kế toán theo hình thức này mọi việc chủ yếu của hạch toán kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán công ty . Do đó giúp cho lãnh đạo công ty nắm được kịp thời toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế của công ty, từ đó thực hiện sự kiểm tra và chỉ đạo sát sao, kịp thời các hoạt động của toàn công ty. Sự chỉ đạo công tác kế toán được thống nhất, chặt chẽ, tổng hợp số liệu và thông tin kinh tế kịp thời, tạo điều kiện trong phân công lao động, nâng cao trình độ, chuyên môn hoá lao động hạch toán. Việc trang bị ứng dụng, phương tiện kỹ thuật cơ giới hoá công tác kế toán được thuận lợi. Công tác kế toán về cơ bản đảm bảo một cách chính xác, đầy đủ, phản ánh và giám đốc chặt chẽ toàn diện tài sản, tiền vốn của công ty, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời phục vụ tốt cho công tác quản lý. Quá trình xác định thuế được thực hịên hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đây là ưu điểm cần phát huy, nó giúp cho công tác tập hợp thông tin chính xác và có quyết định xử lý kịp thời, giúp công tác quản lý có nhiều thuận lợi. Các thủ tục luân chuyển chứng từ ban đầu được thực hiện tương đối đầy đủ, khá chặt chẽ. Số lượng sổ chi tiết được ghi chép là chủ yếu và tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của công tác hạch toán kế toán : Rõ ràng, riêng biệt từng loại, từng tài khoản theo tính chất loại hình kinh doanh. Do đó nó giúp cho công tác giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được kịp thời, cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho từng bộ phận liên quan Việc ghi chép giữa kế toán tổng hợp và chi tiết kết hợp với nhau nên không những giúp cho công tác kế toán được chính xác mà còn đáp ứng kịp thời thông tin cho lãnh đạo quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên trong tổng công ty, giúp công ty đững vững và phát huy vai trò kinh tế trong thế kỉ 21 Kế toán áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Kế toán áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là một doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng may mặc nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều từ công tác thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất đến công tác sản xuất gia công sản phẩm và tiêu thụ. Hơn nữa do chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất gia công hàng xuất khẩu nên sản phẩm xuất khẩu sang các nước của công ty không phải chịu thuế GTGT ở các khâu trước của công ty sẽ được hoàn trả Nhìn chung công ty đã thực hiện đúng qui định nộp thuế của Nhà nước, Thuế GTGT được kê khai và nộp đầy đủ kịp thời, thuận lợi cho quá trình quản lý và theo dõi thuế 3.1.2 Những tồn tại Bên cạnh những ưu điểm, những mặt mạnh nói trên công ty không tránh khỏi những hạn chế: Hình thức Nhật ký chứng từ có hạn chế là khối lượng công việc kế toán tập trung tại phòng kế toán công ty lớn, tạo ra khoảng cách về không gian và thời gian giữa nơi xảy ra thông tin , thu thập xử lý thông tin và tổng hợp số liệu hạn chế sự chỉ đạo kiểm tra của kế toán Kế toán của công ty không lập các khoản dự phòng giảm giá: Điều này cũng có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty bởi sự thay đổi của giá cả thị trường và sự biến động của tình hình kinh tế. Tuy rằng doanh nghiệp gia công hàng hoá theo đơn đặt hàng và giá gia công lại có sự thoả thuận từ thời điểm ký hợp đồng nhưng khi hàng được xuất trả thì doanhh thu mới được ghi nhận. Sự biến động của giá cả thị trường sẽ có thể làm chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng mạnh, đẫn đến doanh thu bị giảm so với thực tế. Sự sụt giảm này không có khoản dự phòng nào bù đắp gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hơn nữa tình trạng nợ đọng trong thương mại là không tránh khỏi, thậm chí nhiều khoản nợ không thể thu hồi gây thiệt hại tài chính cho công ty. Chính vì lẽ đó lập dự phòng về tài chính cũng là một biện pháp khắc phục bớt khó khăn khi sự biến động giá cả xảy ra. Hơn nữa nếu giá cả ít biến động thì đây cũng là một khoản thu đối với công ty nhằm duy trì và nâng cao khả năng tài chính của công ty Việc ghi chép chứng từ , sổ chi tiết ghi số hiệu chứng từ gốc và ngày tháng của chứng từ nhưng lại bỏ qua không ghi cụ thể ngày tháng đã ghi vào sổ đó. Vẫn còn thiếu chứng từ luân chuyển không theo trình tự mà chỉ trực tiếp theo quan hệ trong công ty Việc lập kế hoạch tài chính trong công ty chưa được đề cập đến một cách cụ thể mà chỉ lập những báo cáo kế toán tài chính và kế hoạch chung cho tương lai 3.2 Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ thuế GTGT tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội Qua những nhận xét trên em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện thêm công tác hạch toán tại công ty 3.2.1 Kiến nghị về chứng từ kế toán - Vấn đề thứ nhất là những bất cập trong quá trình quản lý, sử dụng hoá đơn GTGT. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hoá đơn giả, hoá đơn thật nhưng nội dung giả, nhiều tình trạng mua bán hoá đơn, tẩy xoá hoá đơn, ghi chép hoá đơn sai thực tế… tất cả đều nhằm mục đích trốn thuế, gian lận số thuế phải nộp qua việc khấu trừ đầu vào và lấy khống tiền của Nhà nước qua việc hoàn thuế đầu vào . Đặc biệt là đối với doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ lệ khai khống thuế đầu vào là rất lớn. Công tác quản lý hoá đơn chứng từ yếu kém cộng thêm sự thông đồng của một số cán bộ thuế đã tiếp tay cho nhiều doanh nghiệp, gây thất thoát không nhỏ cho Nhà nước Hướng hoàn thiện đối với vấn đề hoá đơn là nhanh chóng cho phép và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in để trao lại trách nhiệm và quyền quản lý chủ yếu đối với hoá đơn GTGT cho doanh nghiệp. Cơ chế này cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình sử dụng hoá đơn và giúp cho cơ quan Nhà nước dễ dàng kiểm tra, kiểm soát do hoá đơn tự in thể hiện được đặc điểm của doanh nghiệp phát hành ra nó. Hướng giải quyết này là rất khả thi vì phần lớn các nước áp dụng thuế GTGT đều sử dụng hoá đơn tự in, dễ dàng cho việc kiểm tra kiểm soát. Tuy vậy, chi phí in hoá đơn hiện nay còn cao, do vậy trước mắt cơ quan thuế nên một mặt nâng cao chất lượng hoá đơn ( như mẫu hoá đơn, giấy in, mực in …) chống làm giả, quay vòng hoá đơn, mặt khác khuyến khích các doanh nghiệp có điều kiện tự in và sử dụng hoá đơn tự in Một giải pháp khác theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới là đưa chương trình quản lý đối chiếu hoá đơn, chứng từ qua mạng vi tính với yêu cầu là : Mọi phát sinh chi tiết (đầu ra, đầu vào) của đối tượng nộp thuế phải được nhập vào mạng, từ đó các cơ quan quản lý Nhà nước nhất là các cơ quan thuế sẽ đối chiếu trên máy, phát hiện ngay các mâu thuẫn giữa đầu ra và đầu vào của đơn vị này với đầu vào và đầu ra của đơn vị khác có liên quan 3.2.2 Kiến nghị về tài khoản kế toán Tài khoản 133 “ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ”, tên gọi, cách thức hạch toán của tài khoản này không hợp lý bởi vì không phải tất cả số phát sinh bên nợ tài khoản 133 đều được khấu trừ. Chẳng hạn, nguyên vật liệu mua vào dùng để sản xuất hàng hoá, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT thì phần thuế đầu vào này không được khấu trừ mà được tính vào giá vốn hàng bán. Song khi mua vật liệu phần thuế này vẫn được hạch toán vào tài khảon 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ “ Khắc phục điều này, Công ty có thể đổi tên tài khoản 133 thành “ Thuế GTGT đầu vào“, chi tiết : TK 1331 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ TK 1332: Thuế GTGT đầu vào chờ phân bổ Sau đó chi tiết thánh các tiểu khoản : “ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ( chờ phân bổ) của hàng hoá, dịch vụ” và “Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ( chờ phân bổ ) của tài sản cố định”. Do đó có thể thay đổi phương pháp hạch toán trên tài khoản này như sau : - Khi mua hàng hoá, dịch vụ: Nợ TK 152,153,156…. Giá mua chưa có thuế Nợ TK 1332 ( Thuế GTGT chờ phân bổ) .. Thuế GTGT Có TK 111,112,331… Tổng giá thanh toán Khi có căn cứ phân bổ : Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ Nợ TK 152,153, 632 … Phần thuế không được khấu trừ Có TK 1332 : Thuế GTGT chờ phân bổ - Kết chuyển số thuế được khấu trừ Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ 3.2.3 Kiến nghị về sổ kế toán Sổ sách theo dõi thuế GTGt : Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kế toán phản ánh kịp thời, chính xác trên các sổ sách kế toán. Sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào 133, sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra phải nộp 3331. Để thuận tiện cho việc theo dõi số thuế đầu vào kế toán còn phân loại chi tiết số thuế được khấu trừ: 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ Đối với thuế GTGT đầu ra kế toán cũng theo dõi tỉ mỉ từng loại hàng xuất bán từ đó tổng hợp nên doanh thu xuất khẩu hay hàng tiêu thụ trong nước. Cuối tháng kế toán tiến hành cộng sổ, tính ra số thuế GTGT phải nộp hoặc còn được khấu trừ Như vậy, công tác theo dõi và nộp thuế của công ty tương đối tốt. Việc kê khai luôn kết hợp với các biện pháp kiểm tra, đối chiếu kịp thời tránh sai sót xảy ra Công ty nên mở sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm theo mẫu sau: Đơn vị : …… Địa chỉ :……. SỔ CHI TIẾT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐƯỢC MIỄN GIẢM Năm :…. Chứng từ Diễn giải Số thuế GTGT được miễn giảm Số thuế GTGT đã miễn giảm Số hiệu Ngày tháng A B C 1 2 - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ …….. Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ Sổ này có …. trang, đánh số từ trang 01 đến trang …. Ngày mở sổ :……. Ngày …. Tháng …. Năm Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) 3.2.4 Kiến nghị về báo cáo quyết toán thuế Ta thấy phần quyết toán thuế bị trùng lặp và không cần thiết vì mục đích của quyết toán thuế là xác định nghĩa vụ nộp thuế GTGT với Nhà nước trong khi đó trên tờ khai hàng tháng đã xác định nghĩa vụ nộp thuế của từng tháng . Vì vậy nên bỏ phần quyết toán thuế GTGT để giảm bớt công việc cho kế toán, đỡ bị trùng lặp và giảm bớt được công việc quản lý mà không cần thiết 3.2.5 Các kiến nghị khác - Công tác bảo quản và lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán: Chứng từ sổ sách kế toán là toàn bộ căn cứ pháp lý thể hiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thự hiện nghĩa vụ với Nhà nước và phân phối lợi nhuận trong từng kỳ của công ty. Do đó công tác bảo vệ, lưu trữ chứng từ nên đóng thành tập sau mỗi kỳ hạch toán có bìa cứng bảo vệ và có số thứ tự các chứng từ, sổ sách nhằm bảo vệ chặt chẽ các chứng từ không bị thất thoát. Các sổ sách chi tiết cũng cần được đóng thánh quyển, thành tập sau mỗi kỳ như thế sẽ tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu và tìm kiếm Trên đây là một số ý kiến em đề xuất, góp ý mà em đã mạnh dạn nêu ra, mong muốn đóng góp một phần không nhỏ vào công tác kế toán tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung tại Tổng công ty, thực hiện đúng chế độ kế toán đã qui định từ đó nhằm giám sát chặt chẽ, chính xác hơn và cung cấp những thông tin kịp thời về tình hình hoạt động của công ty , nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả mong muốn KÕt luËn Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội, Em đã được Ban giám đốc, phòng kế toán và cán bộ trong công ty đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán doanh nghiệp nói chung. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế kế toán tại Tổng công ty em thấy rằng công tác kế toán ở công ty đã phát huy được rất nhiều mặt mạnh. Tuy nhiên bên cạnh đó không tránh khỏi những mặt còn tồn tại . Trong thời gian nghiên cứu, tìm hiểu nghiệp vụ kế toán thuế Giá trị gia tăng tại Tổng công ty em cũng đã đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT Do thời gian tiếp xúc, công tác tìm hiểu còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cá thầy giáo, cô giáo, các cán bộ kế toán trong Tổng công ty . Em xin chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKT76.docx
Tài liệu liên quan