Chuyên đề Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Tràng An

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới một cách mạnh mẽ như hiện nay thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lại càng quyết liệt. Đặc biệt hơn nữa là nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và lạm phát cao. Mỗi một quyết định đầu tư, sản xuất, kinh doanh đều ảnh hưởng đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, doanh ngiệp muốn tồn tại, phát triển trong điều kiện cạnh tranh này đòi hỏi phải có những quyết sách tổng thể về kinh tế, tài chính trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một bản phân tích tài chính tổng thể cũng như phân tích hiệu quả kinh doanh đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho ban lãnh đạo Công ty đưa ra được những quyết sách đúng đắn nhất. Nhưng để có được kết quả như vậy thì trước hết doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá với cách thức phân tích hiệu quả kinh doanh một cách đúng đắn, trung thực và hiệu quả nhất. Đồng thời, doanh nghiệp phải đảm bảo được tính trung thực và hợp lý cho tài liệu phân tích. Các phần hành kế toán được thực hiện một cách chuyên nghiệp, có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý. Chính những điều này đã đảm bảo độ tin cậy cho các sản phẩm kế toán luôn là một cơ sở quan trọng cho ban lãnh đạo Công ty ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Với những thành tích đã đạt được trong năm qua, thì các nhà đầu tư cũng như các đối tác của Công ty có thể hoàn toàn tin rằng thương hiệu “Tràng An” sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tiếp theo, tương lai sẽ vươn xa ra thị trường quốc tế.

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực rất nhạy cảm nhưng Công ty CP Tràng An chưa thực sự chú ý đến việc phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng. Do vậy, công tác phân tích tại Công ty trong những năm qua còn nhiều hạn chế và chưa thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh doanh mà mới chỉ đơn thuần là báo cáo cho cấp trên khi có yêu cầu. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập với thế giới và hơn thế nữa thị trường chứng khoán của Việt Nam đang trên đà phát triển, các công ty đua nhau “lên sàn”. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mà đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất như Công ty CP Tràng An muốn tồn tại và phát triển một cách thực sự thì phải xác định được phương hướng, mục tiêu ban đầu, có các biện pháp thích hợp được sử dụng trong điều kiện sãn có về nguồn lực. Muốn vậy, doanh nghiệp phải xây dựng được các nhân tố ảnh hưởng đến tường chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Điều này chỉ có thể được thực hiện khi phân tích hiệu quả kinh doanh được tổ chức đúng và phù hợp với quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế tại Công ty CP Tràng An, công tác phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng mới chỉ tính toán một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng như hệ số thanh toán, ROA, ROE... nhằm đánh giá một cách khái quát và chung nhất về tình hình tài chính của Công ty cho nhà quản lý, chứ chưa đi sâu và phân tích cụ thể từng chỉ tiêu. Và ở đây cũng chưa xác định được đâu là chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh và đâu là chỉ tiêu phi hiệu quả kinh doanh, nên nhà quản lý rất khó đưa ra được quyết định kinh doanh đúng đắn nhất. Một thực tế nữa cho thấy tại doanh nghiệp là công tác phân tích chủ yếu là do bộ phận của phòng Tài chính – Kế toán thực hiện và ban kiểm soát (do là công ty CP) thực hiện vào thời điểm cuối niên độ kế toán. Do đây là hai bộ phận không trực tiếp tiếp xúc với thực tế của các nghiệp vụ phát sinh mà chỉ tiếp xúc qua số liệu của các bộ phận chuyển đến nên kết quả phân tích phản ánh một cách cứng nhắc căn cứ theo dữ liệu thu thập được. Chính vì điều này kết quả phân tích đem lại không tính đến những tình huống bất khả kháng có thể xảy ra cũng như ảnh hưởng của các chỉ tiêu phi tài chính. * Về hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh Xuất phát từ quan điểm nhận thức của nhà quản lý về công tác phân tích hiệu quả kinh doanh mà hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An nói chung là sơ sài, mới chỉ ra được kết quả của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu mà Công ty sử dụng thường là chỉ tiêu phản ánh kết quả như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận trước hay sau thuế. Các chỉ tiêu này mới chỉ so sánh ở số tuyệt đối và mới cho biết được biến động giữa các con số qua các năm chứ chưa đưa ra được nguyên nhân ảnh hưởng hay làm thế nào để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mình. Mặt khác, do chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh chưa được xây dựng một cách rõ ràng, cụ thể mà mới chỉ thực hiện mang tính chủ quan, đơn lẻ, không liên quan đến nhau nên chưa xác định được các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu đặt ra, và cũng không xác định được mối liên hệ ảnh hưởng của các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh tính phức tạp, đa dạng của nội dung phân tích. * Về phương pháp phân tích Hiện tại, không chỉ riêng Công ty CP Tràng An mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành phân tích tài chính cũng như phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh đều sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống như so sánh, loại trừ, chi tiết.... Do vậy, các số liệu phân tích được thường mang tính rời rạc, dường như không thống nhất các chỉ tiêu với nhau khiến cho các đối tượng quan tâm không có cái nhìn tổng quát và đánh giá chung về tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Vậy Công ty muốn có cái nhìn toàn diện và tổng thể hơn tình hình của doanh nghiệp thì phải sử dụng thêm một số biện pháp khác ngoài các biện pháp đang sử dụng. * Về tài liệu sử dụng để phân tích hiệu quả kinh doanh Các số liệu được sử dụng cho công tác phân tích hiệu quả kinh doanh là từ các Báo cáo tài chính, các kế hoạch sản xuất. Thường công việc phân tích này được thực hiện chủ yếu trên thuyết minh báo cáo tài chính vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Nhưng Thuyết minh báo cáo tài chính chỉ là bản giải trình của doanh nghiệp về những sai sót xảy ra và bổ sung cho các bản Báo cáo tài chính khác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo đó, việc phân tích thường bị động vì phải chờ báo cáo tài chính hoàn thành mới có số liệu để phân tích và có một vấn đề bất cập nữa là nhà quản lý muốn có số liệu phân tích ngay lập tức thì không thể làm được. * Về nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh Như trên đã đưa ra, do chưa nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của công tác phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng nên các nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho các nhà quản trị ra quyết định nhằm hướng tới đạt kết quả kinh doanh với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng. Hiệu quả kinh doanh là sự tổng hợp của quá trình hoạt động. Do vậy, hiệu quả là riêng biệt cho từng thời gian nhất định chứ không phải là một số liệu chung chung, khái quát như hiện nay. Hiệu quả của Công ty CP Tràng An là hướng tới việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra trong năm và kế hoạch giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, do Công ty chưa xác định được hệ thống chỉ tiêu phân tích nên trong năm qua kết quả cuối cùng mà Công ty muốn đạt được chưa cao. Ngoài những cái ở trên, nội dung phân tích bộc lộ rõ những điểm sau: + Tính không đầy đủ: thường khi phân tích, chủ yếu tập trung vào chỉ tiêu sức sinh lời và sức sản xuất mà chưa quan tâm đến chỉ tiêu suất hao phí của các yếu tố đầu vào nhằm xác định được chi phí phải trả cho những kết quả đạt được. Đây là cách nhìn phiến diện, thể hiện việc chưa quan tâm đúng mức đến việc làm thế nào để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. + Tính chưa chính xác: được thể hiện khi phân tích các yếu tố đầu vào mà đặc biệt là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, Công ty thường sử dụng giá trị còn lại của tài sản cố định. Trên thực tế Công ty Công ty nên sử dụng theo số bình quân của kỳ phân tích bởi với cách tính hiện tại thì Công ty đã bỏ qua yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất là chi phí khấu hao của tài sản cố định. Đây cũng là một loại chi phí có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh cuối cùng của Công ty. Tóm lại, trên đây là những hạn chế cơ bản nhất về công tác kế toán nói chung cũng như công tác phân tích nói riêng, ta thấy rằng: Kế toán của Công ty còn nhiều thiếu sót nhất định, công tác phân tích chưa được chú trọng, còn nhiều khiếm khuyết, thông tin phục vụ cho phân tích cho hiệu quả kinh doanh còn phiến diện. Từ những nguyên nhân đó dẫn đến kết quả phân tích chưa chính xác, chưa giúp được nhà quản lý đưa ra được hướng đi đúng đắn nhất cho doanh nghiệp. Như vậy, Công ty CP Tràng An cần xây dựng cho mình được những chỉ tiêu phân tích phù hợp để có thể đánh giá được năng lực hiện tại của mình đang ở điểm nào thì mới có biện pháp sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có của mình. 3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An Trên góc độ là một sinh viên đang trong quá trình thực tập với lượng kiến thức thực tế chưa nhiều, kiến thức về chuyên môn kế toán cũng như những kiến thức tổng quát khác chưa nắm bắt được nhiều nhưng qua thời gian ngắn tại Công ty CP Tràng An, được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của các cô trong phòng tài chính kế toán đã giúp em có thêm được nhiều kiến thức thực tế hơn. Trong thời gian đó em cũng cố gắng nghiên cứu về chuyên môn và vậy em mạnh dan đưa ra một số ý kiến sau: 3.2.1. Hoàn thiện các tồn tại trong công tác kế toán chung - Thay đổi hình thức kế toán: Ứng dụng phần mềm kế toán máy là một nhu cầu hiện nay và là một điều tất yếu trong xu thế hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ trên phần mềm kế toán máy tại công ty gặp một số vấn đề khó khăn. Vì vậy, Công ty nên thay đổi hình thức sổ kế toán cho phù hợp hơn hoặc phải nâng cấp phần mềm kế toán máy làm sao để đảm bảo được đúng theo mẫu sổ mà Nhà nước quy định, nhằm đưa ra các BCTC đúng nhất cho các đối tượng sử dụng. - Phải tăng cường quản lý công tác hạch toán các công việc ban đầu của nhân viên thống kê phân xưởng trước khi chuyển về phòng kế toán trung tâm để đảm bảo được tính kịp thời trong việc hạch toán kế toán. Đồng thời giảm khối lượng công việc vào thời điểm cuối kỳ cho nhân viên kế toán. 3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất trong quá trình kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy mà doanh nghiệp muốn đạt được mục đích của mình thì phải xây dựng được công tác phân tích một cách khoa học, hợp lý. Bên cạnh đó, công tác phân tích hiệu quả kinh doanh phải được tiến hành một cách thường xuyên, có sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban chức năng trong Công ty. Hoặc có thể là Công ty tổ chức một phòng ban chức năng chuyên tiến hành phân tích tình hình chung của doanh nghiệp cũng như tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh. Có thực hiện được như vậy thì nhà quản lý mới có được những thông tin chính xác khi cần thiết. Ngoài ra, Công ty phải xây dựng được một quy trình phân tích chuẩn cho doanh nghiệp mình, trải qua các bước sau: Thu thập thông tin Xử lý thông tin Ra quyết định Muốn thực hiện được tốt quy trình trên thì điều đầu tiên, Công ty phải đảm bảo được các thông tin xử lý ban đầu (việc hạch toán của kế toán đối với số liệu ban đầu) một cách chính xác, hợp lý. Thêm vào đó, khi sử dụng bất kỳ một chỉ tiêu phân tích hiệu quả nào cũng phải hiểu được nội dung kinh tế của nó, để xác định được nhân tố ảnh hưởng phù hợp. 3.2.3. Hoàn thiện tài liệu phân tích Như trên đã nêu, BCTC là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích hiệu quả kinhdoanh. Ngoài nguồn thông tin trên, khi tiến hành phân tích, Công ty cần thu thập thêm các thông tin khác: thông tin về quản lý, thông tin về thị trường, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, giá cả, thời vụ.... Đồng thời phải xem xét mối quan hệ tổng hòa của các nguồn thông tin thu thập được. Bên cạnh đó, Công ty cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi lập Thuyết minh báo cáo tài chính. 3.2.4. Hoàn thiện phương pháp phân tích Ta biết rằng, mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng là làm sao đạt được lợi nhuận tối đa và làm thế nào có thể sử dụng được tối đa các nguồn lực sẵn có của mình. Muốn đạt được kết quả như mong muốn thì doanh nghiệp phải tìm ra được một phương pháp hợp lý và một hướng đi đúng. Trong công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An mới chỉ sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống, nên kết quả đạt được chỉ mang tính chung chung mà chưa tìm ra được nguyên nhân nào gây ra việc tăng hay giảm của các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, Công ty nên sử dụng thêm một số phương pháp như: phương pháp Dupont, phương pháp liên hệ... để có kết quả phân tích đầy đủ, chính xác góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thường phương pháp phân tích Dupont được sử dụng trong việc phân tích chỉ tiêu ROA và ROE. Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của Công ty như thế nào. Tại Công ty CP Tràng An phương pháp này được thể hiện cụ thể như sau: * Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA theo phương pháp Dupont ROA – Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, đo lường hoạt động của Công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt tài sản được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Theo kết quả phân tích ở trên cho thấy ROA của Tràng An bị giảm trong năm 2008, trong khi doanh thu tăng. Vậy đâu là nguyên nhân của sự sụt giảm này. Để lý giải cho vấn đề này ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu sau: Sức sinh lời của tổng TS = Lợi nhuận sau thuế Tổng TS bình quân ROA = Lợi nhuận sau thuế * Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân ROA = Suất sinh lời của DT * Số vòng quay của tổng TS Sử dụng số liệu của Công ty CP Tràng An ta có bảng phân tích sau: Bảng 3.1. Phân tích ROA theo phương pháp Dupont Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch + / - % 1. Doanh thu thuần 138.146.574.511 201.302.061.601 65.155.487.090 45,72 2. Lợi nhuận sau thuế 3.780.182.412 4.192.647.780 412.465.368 10,91 3. Tổng TS bình quân 68.460.582.556 87.530.964.359 19.070.381.803 27,56 4. Suất sinh lời của doanh thu (2/1) - ROS 0,027 0,021 - 0,006 - 22,22 5. Số vòng quay của Tổng TS (1/3) - SOA 2,018 2,3 0,282 13,97 6. Suất sinh lời của Tổng TS (4*5) - ROA 0,055 0,048 - 0,007 - 12,73 Ta sẽ xác định các nhân tố làm cho suất sinh lời của tổng TS cuối năm 2008 giảm so với cuối năm 2007 là 0,007 lần, tương ứng giảm 12,73 % là do tác động của hai nhân tố: + Ảnh hưởng của suất sinh lời của doanh thu – ROS: chỉ tiêu ROS trong năm 2008 giảm so với năm 2007 là – 0,006 lần (tương ứng giảm 22,22 %), dẫn đến ROA giảm một lượng là: + Ảnh hưởng của số vòng quay của tổng TS: số vòng quay của tổng TS có sự tăng lên, từ 2,018 lần vào năm 2007 lên 2,3 lần vào năm 2008, tức tăng 0,282 lần tương ứng với 13,97 % làm cho ROA tăng lên một lượng là: Như vậy, trong hai nhân tố ảnh hưởng đến ROA thì việc ROA giảm chủ yếu là do mức giảm của ROS nhiều hơn mức tăng của SOA. Điều này chứng tỏ rằng trong năm hoạt động chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có sự tăng lên đột biến và tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu. Đây là một hạn chế của Tràng An, Công ty cần có biện pháp để giảm chi phí nhằm nâng cao giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Phân tích chỉ tiêu ROE theo phương pháp Dupont Ta thấy rằng ROE là một chỉ tiêu khá quan trọng đối với các công ty tham gia hoạt động kinh doanh mà nhất là đối với Công ty CP như Tràng An. Bởi đây không phải là chỉ tiêu đơn thuần chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu – vốn của doanh nghiệp mà thông qua chỉ tiêu này còn đánh giá tình hình tài chính của Công ty một cách đáng tin cậy nhất. Vì vậy trong quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng hiệu quả VCSH thì Công ty nên phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE để thấy được đâu là nhân tố chính làm cho chỉ tiêu ROE tăng trong năm qua và mức độ tăng này đã thực sự là tốt cho Công ty hay chưa. Ta có phương trình phân tích ROE như sau: Lợi nhuận sau thuế Suất sinh lời của VCSH = (ROE) VCSH bình quân Tổng TS bình quân Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế ROE = * * VCSH bình quân Tổng TS bình quân Doanh thu thuần ROE = Hệ số TS trên VCSH * Số vòng quay của TS * Suất sinh lời của DT ROE = Hệ số TS trên VCSH * Suất sinh lời của tổng TS (ROA) Từ biểu thức thể hiện mối quan hệ trên ta có bảng phân tích theo số liệu của Công ty CP Tràng An như sau: Bảng 3.2. Phân tích ROE theo phương pháp Dupont Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch + / - % 1. Doanh thu thuần 138.146.574.511 201.302.061.601 65.155.487.090 45,72 2. Lợi nhuận sau thuế 3.780.182.412 4.192.647.780 412.465.368 10,91 3. Tổng TS bình quân 68.460.582.556 87.530.964.359 19.070.381.803 27,56 4. VCSH bình quân 26.898.107.873 27.316.797.913 418.690.040 1,56 5. ROA 0,055 0,048 - 0,007 - 12,73 6. Hệ số TS trên VCSH (3/4) 2,545 3,204 0,659 25,9 7. ROE 0,141 0,153 0,012 8,51 Từ bảng phân tích trên ta thấy chỉ tiêu ROE năm 2008 tăng so với năm 2007 là + 0,012 (hay 1,2 %). Kết quả này được xác định theo phương pháp số chênh lệch do các nhân tố sau: + Ảnh hưởng của suất sinh lời của tài sản – ROA : ROA năm 2008 giảm so với năm 2007 là - 0,007 (hay – 0,7 %) dẫn đến chỉ tiêu ROE giảm đi một lượng là: + Ảnh hưởng của hệ số TS trên VCSH đến ROE: chỉ tiêu này tăng trong năm 2008, cụ thể tăng 0,659 lần so với năm 2007, dẫn đến ROE tăng một lượng: Từ con số phân tích trên ta thấy, trong hai nhân tố ảnh hưởng đến ROE thì chỉ tiêu TS trên VCSH là nguyên nhân chủ yếu làm ROE tăng . Như vậy mức tăng của chỉ tiêu này cao hơn mức giảm của ROA. Ngoài ra, hệ số TS trên VCSH còn được biết đến với tên gọi là hệ số đòn bẩy tài chính hay đòn cân nợ của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đòn bẩy tài chính được tính theo cách này cho biết tỷ lệ tự tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng VCSH là cao hay thấp. Theo số liệu phân tích tại Công ty CP Tràng An ta thấy đòn bẩy tài chính của Công ty trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,659 lần, tương ứng tăng 25,9 %. Đây là kết quả khá tốt, bởi đòn bẩy tài chính càng cao chứng tỏ trong năm hoạt động Công ty kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi, nếu doanh nghiệp không nắm bắt được tình hình kinh doanh cũng như môi trường hiện tại của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản. 3.2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích (các chỉ tiêu phân tích) Như đã nêu ở trên, công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An chưa được chú ý một cách đúng mức, hệ thống các chỉ tiêu chưa được xây dựng đầy đủ. Vì vậy, để việc phân tích hiệu quả kinh doanh được nhìn nhận một cách toàn diện hơn thì cần bổ sung một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh sau: * Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của TSNH TSNH là một khoản mục khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đây là chỉ tiêu chủ yếu tạo ra nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn cho doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (TSNH) là một trong những nội dung quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH, đồng thời là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh. Do vậy việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của TSNH sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà đặc biệt là một doanh nghiệp sản xuất như Công ty CP Tràng An. Để xác định tốc độ luân chuyển của TSNH ta đi phân tích một số chỉ tiêu sau đây: Hệ số luân chuyển của TSNH = Tổng số luân chuyến thuần TSNH bình quân Thời gian 1 vòng luân chuyển TSNH = Thời gian của kỳ phân tích(360 ngày) Số vòng quay của TSNH Hệ số đảm nhiệm của TSNH = TSNH bình quân Tổng số luân chuyển thuần Tại Công ty CP Tràng An chỉ tiêu này được thể hiện như sau: Bảng 3.3. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động (TSNH) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch + / - % 1. Tổng số luân chuyển thuần (*) 140.045.634.374 201.523.088.111 61.477.453.737 43,9 2. Lợi nhuận sau thuế 3.780.182.412 4.192.647.780 412.465.368 10,91 3. TSNH bình quân 27.676.551.303 39.238.666.911 11.562.115.608 41,78 4. Số vòng luân chuyển của TSNH (vòng) 5,06 5,136 0,076 1,5 5. Thời gian 1 vòng luân chuyển của TSNH (ngày) 71,15 70,09 - 0,25 - 1,49 6. Hệ số đảm nhiệm của TSNH (lần) 0,197 0,195 - 0,002 - 1,01 Trong đó: (*) Tổng số luân chuyển thuần = Doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy, số vòng luân chuyển của TSNH đã tăng lên. So với năm 2007 thì số vòng quay của TSNH tăng lên 0,076 vòng tương ứng tăng 1,5 %. Tuy mức tăng này là không đáng kể nhưng điều này cũng chứng tỏ sự cố gắng của Công ty trong việc sử dụng TSNH cũng như việc đảm bảo vốn kinh doanh ngắn hạn cho Công ty. Chính điều này kéo theo thời gian 1 vòng luân chuyển của TSNH giảm, từ 71,15 ngày năm 2007 xuống còn 70,09 ngày năm 2008. Điều này chứng tỏ rằng các TSNH vận động nhanh hơn và góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong năm hoạt động. Để thấy rõ hơn việc sử dụng hiệu quả TSNH, ta xét thêm chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm của TSNH. Trong năm 2008 chỉ tiêu này là 0,195 lần giảm so với năm 2007 là 1,01 %. Có nghĩa là để có được 1 vòng luân chuyển thuần thì Công ty phải đầu tư 0,195 đồng TSNH trong năm 2008 và tiết kiệm so với năm 2007 là 0,002 đồng hay 1,01 %. Như vậy, có thể thấy rằng trong năm 2008, Công ty đã chú trọng hơn trong việc sử dụng TSNH nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, tạo ra nhiều doanh thu, giảm bớt khó khăn do thiếu vốn kinh doanh. Từ số liệu tính toán này, chúng ta có thể tính thêm chỉ tiêu số TSNH tham gia luân chuyển tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) ở kỳ phân tích so với kỳ gốc. Bởi thông qua chỉ tiêu này, Công ty biết được, với việc tăng lên hay giảm xuống của TSNH thì doanh nghiệp bị tổn thất hay thu được bao nhiêu đồng trong kỳ hoạt động kinh doanh. Từ đó nhà quản lý có cách điều chỉnh hợp lý đối với việc sử dụng TSNH. Ta xét chỉ tiểu theo công thức sau: Số tiền tiết kiệm, lãng Số vòng Số vòng Phí do tốc độ luân chuyển = TSNH bình * ( quay TSNH - quay TSNH ) TSNH thay đổi quân kỳ gốc kỳ PT kỳ gốc Với Công ty CP Tràng An, chỉ tiêu này thể hiện như sau: Số tiền tiết kiệm (lãng phí) do tốc độ = 27.676.551.303 * (5,136 – 5,062) Luân chuyển TSNH thay đổi = 2.048.064.796 (đồng) Như vậy, năm 2008 tốc độ luân chuyển của TSNH tăng lên và giúp cho Công ty tiết kiệm được 2.048.064.796 đồng. * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay Nhìn vào bảng phân tích sự biến động của nguốn vốn, trong năm 2008 vốn vay của Công ty tăng cao và chiếm tỷ trong tương đối lớn trong tổng Nợ phải trả. Như vậy đây là một khoản mục khá quan trọng đối với Công ty, nên việc phân tích chỉ tiêu hiệu quả sủ dụng vốn vay là một điều cần thiết. Khoản vốn vay của doanh nghiệp bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn và vay của mọi đối tượng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Phân tích chỉ tiêu này là căn cứ để các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định có cần đầu tư thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh hay không, nhằm góp phần đảm bảo vốn cho doanh nghiệp. Để phân tích chỉ tiêu này ta thường xác định chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp và chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn vay. Các chỉ tiêu được xác định như sau: Hệ số thanh toán chi = Lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí lãi vay phí lãi vay Chi phí lãi vay Lợi nhuận sau thuế Hệ số lợi nhuận = trên vốn vay Vốn vay bình quân Tại Công ty CP Tràng An chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.4. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch + / - % 1. Vốn vay bình quân (*) 20.684.513.016 25.590.466.001 4.905.952.985 23,72 2. Chi phí lãi vay 1.886.048.077 3.368.706.111 1.482.658.034 78,61 3. LN kế toán trước thuế 4.395.560.944 4.877.849.012 482.288.068 10,97 4. LN sau thuế 3.780.182.412 4.192.647.780 412.465.368 10,91 5. Hệ số thanh toán chi phí lãi vay ((2+3)/2) 3,33 2,45 - 0,88 - 26,43 6. Hệ số lợi nhuận trên vốn vay (4/1) 0,183 0,164 - 0,019 - 10,38 Ghi chú: (*) Vốn vay bình quân = (Vốn vay NH + Vốn vay DH) / 2 Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy: Vốn vay bình quân của Công ty trong năm 2008 tăng lên khá nhiều. Từ 20.684.513.016 đồng vào năm 2007 lên 25.590.466.001 đồng vào năm 2008, tăng 4.905.952.985 đồng tương đương với 23,72%. Điều này cho thấy trong năm 2008, Công ty vay một lương vốn khá nhiều để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Song song với việc tăng vốn vay thì nó cũng kéo theo chi phí lãi vay tăng lên và tăng lên 78,61% so với năm 2007, tương đương với 1.482.658.034 đồng. Tù bảng trên ta cũng thấy được các khoản mục vốn vay bình quân, chí phí lãi vay, lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều tăng lên nhưng khi tính các chỉ tiêu hệ số thanh toán chi phí lãi vay và hệ số lợi nhuận trên vốn vay lại giảm. Cụ thể: Hệ số thanh toán chi phí lãi vay phản ánh độ an toàn và khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao khả năng sinh lời của vốn vay càng tốt. Tuy nhiên hệ số này trong năm 2008 bị giảm 26,43% so với năm 2007 tương ứng giảm 0,88 lần. Đây là một dấu hiệu không tốt cho Công ty, vì thông qua chỉ tiêu này thể hiện uy tín của doanh nghiệp đối với các bên cho vay. Tiếp đến là chỉ tiêu hệ số lợi nhuận trên vốn vay, chỉ tiêu này cho biết trong năm 2008, Công ty sử dụng một đồng nguốn vốn vay bình quân phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì thu được 0,164 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với năm 2007 là – 0,019 đồng tương đương – 10,38%. Với việc giảm như vậy thể hiện trong năm 2008, Công ty sử dụng nguồn vốn đi vay chưa đạt hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta có thể so sánh chỉ tiêu này với lãi suất tiền vay ngân hàng tại thời điểm hiện tại (thời điểm năm 2008), hệ số này thấp hơn lãi suất vay của ngân hàng (năm 2008 lãi suất vay của ngân hàng đạt tới đỉnh điểm cao nhất vào khoảng 20%/năm). Như vậy với thời điểm ấy thì nhà quản lý nên thu hẹp việc vay tiền nhằm đảm bảo an toàn và phát triển vốn cho hoạt động kinh doanh. * Chỉ tiêu chi phí khấu hao Công ty CP Tràng An là một doanh nghiệp sản xuất vì vậy mà giá trị TSCĐ chiếm với tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của toàn doanh nghiệp (chiếm trên 50% tổng tài sản qua các năm). Do vậy, chi phí khấu hao của Công ty trong một năm tương đối lớn, thường thì khoản này được tính toán và phân bổ và chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán. Chi phí khấu hao là một hoạt động mang tính chủ quan, là con số giả định về sự hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ thường không qua tâm đến khoản mục này mà chỉ tính trên phần giá trị còn lại. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như hiệu quả sử dụng chi phí trong kỳ hoạt động kinh doanh, Công ty nên tiến hành phân tích chỉ tiêu chi phí khấu hao trên doanh thu thuần (hoặc trên tổng chi phí kinh doanh trong kỳ). Từ chỉ tiêu này cho chúng ta biết được, để có một đồng doanh thu hoặc chi tiêu thêm một đồng chi phí thì trong kỳ hoạt động kinh doanh Công ty phải trích bao nhiêu đồng chi phí khấu hao. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tổng chi phí khấu hao Tỷ suất chi phí khấu hao = trên doanh thu Doanh thu thuần Bảng 3.5. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí khấu hao Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch + / - % 1. Doanh thu thuần 138.146.574.511 201.302.061.601 65.155.487.090 45,72 2. Tổng chi phí khấu hao bình quân 38.818.160.544 42.530.887.204 3.712.726.660 9,56 3. Tỷ suất chi phí khấu hao trên doanh thu (2/1) 0,281 0,211 - 0,07 24,91 Từ bảng tính toán trên ta thấy tỷ suất chi phí khấu hao trên doanh thu giảm. Năm 2007, để có được một đồng doanh thu thuần Công ty phải trích 0,281 đồng chi phí khấu hao nhưng đến năm 2008 chỉ phải trích 0,211 đồng, giảm 0,07 đồng. Đây là một tiến bộ của doanh nghiệp. * Chỉ tiêu thu hồi nợ Bất kỳ một doanh nghiệp, dù kinh doanh trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì công nợ luôn là một vấn đề đáng phải quan tâm. Bởi lẽ, doanh thu cao nhưng không thu hồi được nợ sẽ làm cho doanh nghiệp khó khăn về mặt tài chính, đặc biệt sẽ làm ảnh hưởng đến việc hiệu quả sử dụng vốn SXKD. Chúng ta có thể phân tích thêm một số chỉ tiêu sau để thấy được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Doanh thu thuần - Hệ số thu hồi nợ = Tổng số các khoản nợ phải thu bình quân 360 ngày - Thời gian thu hồi nợ = Hệ số thu hồi nợ Với các chỉ tiêu này, thực tế tại Công ty CP Tràng An như sau: Bảng 3.6. Bảng phân tích hệ số thu hồi nợ Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch + / - % 1. Doanh thu thuần 138.146.574.511 201.302.061.601 65.155.487.090 45,72 2. Tổng số các khoản nợ phải thu bình quân 8.084.434.176 11.879.213.106 3.794.778.931 46,94 3. Hệ số thu hồi nợ 17,09 16,95 - 0,14 - 0,82 4. Thời gian thu hồi nợ bình quân (ngày) 21,06 21,24 0,18 0,85 Kết quả trên cho thấy, khả năng thu hồi nợ của Công ty ngày càng giảm. Cụ thể: trong năm 2008 hệ số thu hồi nợ giảm 0,14 lần so với năm 2007, kéo theo thời gian thu hồi nợ bình quân tăng lên 0,18 ngày. Như vậy, Công ty đang bị chiếm dụng vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp đồng thời ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. * Chỉ tiêu cổ phần Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế. Để nền kinh tế phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải phát triển thực sự. Trong các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường thì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu thế phát triển nhất. Tràng An là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo. Do vậy, việc xem xét các chỉ tiêu cổ phần là cần thiết và giúp nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An phản ánh toàn diện hoạt động đầu tư tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty. Hơn thế nữa, theo đánh giá của các chuyên gia thì thị trường bánh kẹo Việt Nam là một thị trường tiềm năng và khá ổn định nên việc các nhà đầu tư quyết đầu tư vào chỉ là vấn đề thời gian. Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của các Công ty các nhà đầu tư thường quan tâm tới các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp và hệ thống các đòn bẩy trong quyết đinh tương lai. Lợi nhuận sau thuế - Tỷ suất lợi nhuận so với vốn CP = *100 Vốn CP bình quân Vốn CP bình quân được tính theo các cổ đông của Công ty phát hình mà trực tiếp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ hoạt động kinh doanh cổ đông đầu tư 100 đồng cổ phiếu theo mệnh giá thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh. LN sau thuế - Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi Thu nhập mỗi = cổ phiếu phổ thông (EPS) Số cổ phiếu PT đang lưu hành Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng cổ phiếu PT của doanh nghiệp đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng cao. Giá trị thực tế của cổ phiếu Hệ số thị giá và thu nhập = của một cổ phiếu (P/E) Thu nhập của cổ phiếu Chỉ tiêu này cho biết các cổ đông muốn có một đồng thu nhập từ cổ phiếu thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng để đầu tư. Chỉ tiêu này được sử dụng khá phổ biến như một công cụ để nhà đầu tư xem xét giá chứng khoán rẻ hay đắt. P/E càng cao chứng tỏ chứng khoán mua càng cao và ngược lại. 3.2.6. Kết hợp kế toán quản trị với phân tích hiệu quả kinh doanh Với những phân tích về hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An ở trên ta thấy rằng, năm 2008 Công ty đã có bước tiến mới trong việc tạo ra lợi nhuận kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên năm 2008 là năm mà Công ty có mức tăng chi phí kinh doanh cao hơn mức tăng doanh thu mà Công ty đạt được. Mặt khác, năm 2008 là năm Việt Nam phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao kéo theo nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp tăng lên một cách đột biến. Vì vậy để thực hiện việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý để hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát chi phí, xây dựng các chiến lược về giá bán sản phẩm, lựa chọn mặt hàng sản xuất, quy mô sản xuất, quyết định tiếp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng sản xuất…. thì doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một mô hình kế toán quản trị phù hợp. KTQT là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp. Đây là một thuật ngữ mới đối với hệ thống kế toán Việt Nam. Nó được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau. KTQT được hiểu là “việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Ngoài ra, KTQT cũng được hiểu là việc thu thập, xử lý thông tin về các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm cung cấp cơ sở cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Công ty CP Tràng An là một doanh nghiệp sản xuất, lại hoạt động trong ngành cực kỳ nhạy cảm với biến động giá của thị trường. Vì vậy việc xây dựng mô hình kế toán quản trị có thể thực hiện theo các bước sau: Lập dự toán chi phí sản xuất bao gồm dự toán linh hoạt và dự toán tĩnh. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cho từng mặt hàng kẹo được sản xuất ra. Tổ chức kiểm tra và đánh giá thực hiện chi phí. Phân tích thông tin chi phí phục vụ quá trình ra quyết định của nhà quản trị, cụ thể là phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Trong đó việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) tỏ ra là một công cụ hữu ích hỗ trợ cho nhà quản trị khi chọn lọc thông tin phù hợp trong quá trình ra quyết định. Việc phân tích thông qua mô hình CVP không chỉ giúp việc lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, xây dựng chiến lược tiêu thụ, chiến lược marketing nhằm khai thác có hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp ích nhiều cho việc xem xét rủi ro của doanh nghiệp. CVP thường được sử dụng nhiều trong việc tính toán lời lãi nhằm mô tả mối quan hệ giữa lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp với chi phí, khối lượng hoạt động và giá bán, được xác định theo công thức sau: LN = (G - BPđv)*Qtt – ĐP Trong đó: LN: Lợi nhuận kinh doanh G: Giá bán đơn vị sản phẩm BPđv: Biến phí đơn vị Qtt: Sản lượng tiêu thụ trong kỳ ĐP: Định phí chung của doanh nghiệp G – BPđv: được định nghĩa là số dư đảm phí đơn vị. Với mô hình này thường là xác định điểm hòa vốn trước tức là xác định tại mức độ hoạt động này thì doanh thu của doanh nghiệp có thể bù đắp được chí phí bỏ ra như biến phí, định phí. Như vậy tại điểm hòa vốn lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0, ó nghĩa là LN = (G – BPđv)*Qtt – ĐP = 0 do đó sản lượng bán ra để hòa vốn là Qhv = ĐP/ (G - BPđv) và doanh thu tại điểm hòa vốn sẽ là DThv = ĐP/((G - BPđv)/G) hay DThv = ĐP/TLSDĐP với TLSDĐP là tỷ lệ số dư đảm phí được đo bằng (G - BPđv)/G. Bắt đầu từ điểm hòa vốn trở đi, doanh nghiệp có lợi nhuận bằng với khối lượng tiêu thụ vượt trên so với điểm hòa vốn nhân với SDĐP đơn vị. Trong mô hình phân tích này rõ ràng thấy được rằng khối lượng sản xuất, tiêu thụ, doanh thu của doanh nghiệp chỉ là mục tiêu thứ yếu còn kết quả kinh doanh biểu hiện bằng lợi nhuận mới chính là mục tiêu chủ yếu. Ngoài ra, việc phân tích này được các nhà quản trị sử dụng vào thời điểm cuối kỳ nhằm so sánh giữa số lượng bán ra với chi phí thực tế đã bỏ ra, tức là so sánh chi phí thật với chi phí dự toán mà doanh nghiệp đã ước tính theo sản lượng thực tế. Kết quả này sẽ được trình bày trên báo cáo đề nhà quản trị có thể kiểm soát được tình hình hoạt động của Công ty. Mặt khác, với việc phân tích mô hình CVP này, nhà quản trị còn quan tâm đến chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là chỉ tiêu đòn cân nợ. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng định phí trong daonh nghiệp. Do vậy chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn ở các doanh nghiệp có định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí và nhỏ ở các doanh nghiệp có kết cấu chi phí ngược lại. Với những doanh nghiệp có hệ số đòn cân nợ lớn, lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động và bất kỳ một sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng gây ra biến động lớn cho lợi nhuận. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (đòn cân nợ) được xác định thông qua công thức sau: Độ lớn đòn bẩy KD = Q * (G-BPđv)/(Q * (G-BPđv) - ĐP) = SDĐP / (SDĐP - ĐP) Như vậy độ lớn đòn bẩy KD đặt trọng tâm vào định phí và tỷ lệ thuận với định phí. Tóm lại, KTQT được coi là một trong những công cụ hữu hiệu trong điều kiện nền kinh tế thị trường có cạnh tranh, bởi tính linh hoạt, hữu ích và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ doanh nghiệp. Với Công ty CP Tràng An thì việc áp dụng KTQT chi phí trong hoạt động quản lý còn là vấn đề mới mẻ, chưa được triển khai một cách đồng bộ và khoa học, ở một mức độ nhất định nào đó Công ty cũng tiến hành vận dụng một số nội dung trong công tác lập dự toán, tính giá và kiểm soát chi phí nhưng chưa khai thác và phát huy hết ưu thế của loại công cụ quản lý khoa học này. KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới một cách mạnh mẽ như hiện nay thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lại càng quyết liệt. Đặc biệt hơn nữa là nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và lạm phát cao. Mỗi một quyết định đầu tư, sản xuất, kinh doanh đều ảnh hưởng đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, doanh ngiệp muốn tồn tại, phát triển trong điều kiện cạnh tranh này đòi hỏi phải có những quyết sách tổng thể về kinh tế, tài chính trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một bản phân tích tài chính tổng thể cũng như phân tích hiệu quả kinh doanh đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho ban lãnh đạo Công ty đưa ra được những quyết sách đúng đắn nhất. Nhưng để có được kết quả như vậy thì trước hết doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá với cách thức phân tích hiệu quả kinh doanh một cách đúng đắn, trung thực và hiệu quả nhất. Đồng thời, doanh nghiệp phải đảm bảo được tính trung thực và hợp lý cho tài liệu phân tích. Các phần hành kế toán được thực hiện một cách chuyên nghiệp, có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý. Chính những điều này đã đảm bảo độ tin cậy cho các sản phẩm kế toán luôn là một cơ sở quan trọng cho ban lãnh đạo Công ty ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Với những thành tích đã đạt được trong năm qua, thì các nhà đầu tư cũng như các đối tác của Công ty có thể hoàn toàn tin rằng thương hiệu “Tràng An” sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tiếp theo, tương lai sẽ vươn xa ra thị trường quốc tế. Qua thời gian thực tập, em có cơ hội đi sâu vào tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty CP Tràng An, nhờ sự giúp đỡ của Ban giám đốc, các phòng ban liên quan và đăc biệt là phòng tài chính kế toán đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em thu thập tài liệu phục vụ cho việc viết “Chuyên đề tốt nghiệp”. Và đặc biệt em cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Em rất mong được sự đóng góp của thầy giáo để em hoàn thiện báo cáo của mình. PHỤ LỤC Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Mã số Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 91.059.617.059 138.988.149.285 204.023.585.354 2. Các khoản giảm trừ 02 328.495.529 841.574.774 2.721.523.753 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vu (10=01+02) 10 90.731.121.530 138.146.574.511 201.302.061.601 4. Giá vốn hàng bán 11 76.226.287.843 117.714.193.799 171.387.659.090 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 =10 - 11) 20 14.504.833.687 20.432.380.712 29.914.402.511 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.537.724.056 1.792.828.364 87.135.753 7. Chi phí tài chính 22 2.159.997.082 1.899.306.977 3.694.669.522 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2.155.442.982 1.886.098.077 3.368.706.111 8. Chi phí bán hàng 24 5.679.985.138 10.392.218.929 15.447.404.063 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.487.356.997 5.644.353.725 6.115.506.424 10. Lợi nhuận thuần tù hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25)) 30 2.715.218.526 4.289.329.445 4.743.958.255 11. Thu nhập khác 31 70.391.423 164.515.154 133.911.131 12. Chi phí khác 32 42.404.084 58.283.655 20.374 13. Lợi nhuận khác (40 = 31-32) 40 27.987.339 106.231.499 133.890.757 14. Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 - 40) 50 2.743.205.865 4.395.560.944 4.877.849.012 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 - 615.378.532 685.201.232 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 60 2.743.205.865 3.780.182.412 4.192.647.780 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - Bảng cân đối kế toán các năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 TÀI SẢN 250 63.112.911.672 73.808.253.440 101.253.675.277 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 25.817.075.909 29.534.026.697 48.943.307.125 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 2.775.458.016 3.469.455.263 4.795.522.795 1. Tiền 111 2.775.458.016 3.469.455.263 4.795.522.795 2. Các khoản tương tiền 112 - - - II. Các khoản đầu tư tài chính NH 120 - - - 1. Đầu tư ngắn hạn 121 - - - 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 - - - III. Các khoản phải thu 130 7.329.172.332 6.704.048.519 16.035.027.693 1. Phải thu khách hàng 131 5.517.919.503 4.552.530.399 15.722.420.099 2. Trả trước cho người bán 132 5.000.000 311.594.050 367.240.433 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - - - 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 134 - - - 5. Các khoản phải thu khác 135 1.806.252.829 - - 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 - (54.632.839) (54.632.839) IV. Hàng tồn kho 140 15.231.700.511 18.969.122.915 27.053.787.678 1. Hàng tồn kho 141 15.231.700.511 19.119.422.915 27.053.787.678 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - (150.000.000) - V. Tài sản khác 150 480.745.050 391.100.000 1.058.968.960 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - - 367.423.977 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 - - 314.844.983 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 153 - - - 4. Tài sản khác 154 480.745.050 391.100.000 376.700.000 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 37.295.835.763 44.274.226.743 52.310.368.152 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1.265.812.500 869.835.000 149.515.000 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - - 2. Vốn kinh doanh của đơn vị phụ thuộc 212 - - - 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 - 869.835.000 177.515.000 4. Phải thu dài hạn khác 214 1.265.812.500 - (28.000.000) 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 - - - II. Tài sản cố định 220 32.581.004.045 40.572.537.446 49.725.605.833 1. TSCĐ hữu hình 221 32.297.760.897 40.119.240.181 42.637.296.721 - Nguyên giá 222 69.520.179.010 80.501.657.904 87.213.002.152 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (37.222.418.113) (40.382.417.723) (44.575.705.437) 2. TSCĐ thuê tài chính 224 - - - - Nguyên giá 225 - - - - Giá trị hao mòn lũy kế 226 - - - 3. TSCĐ vô hình 227 73.546.886 179.521.954 203.251.299 - Nguyên giá 228 81.660.046 202.894.046 283.530.455 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 (8.113.160) (23.372.092) (80.279.156) 4. Chi phí XDCB dở dang 230 209.696.262 273.595.311 6.885.057.813 III. Bất động sản 240 - - - - Nguyên giá 241 - - - - Giá trị hao mòn lũy kế 242 - - - IV. Các khoản đầu tư tài chính DH 250 - - - 1. Đầu tư vào công ty con 251 - - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, LD 252 - - - 3. Đàu tư dài hạn khác 258 - - - 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 259 - - - V. Tài sản dài hạn khác 260 3.449.019.218 2.832.034.297 2.435.247.319 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 3.449.019.218 2.832.034.297 2.435.247.319 2. Tài sản thuế TN hoãn lại 262 - - - 3. Tài sản khác 263 - - - NGUỒN VỐN 430 63.113.310.632 73.808.253.440 101.253.675.278 A. NỢ PHẢI TRẢ 300 37.310.441.802 45.814.906.524 74.613.426.369 I. Nợ ngắn hạn 310 24.772.953.962 31.004.146.085 53.856.015.963 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 8.001.763.717 8.963.722.824 18.464.311.139 2. Phải trả người bán 312 13.544.717.779 16.142.986.692 28.712.047.564 3. Người mua trả trước 313 265.757.491 792.139.660 230.382.432 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 651.706.218 1.141.700.221 1.558.297.457 5. Phải trả lao động 315 460.252.927 1.699.915.114 2.667.901.228 6. Chi phí phải trả 316 128.375.845 514.567.095 - 7. Phải trả nội bộ 317 - - - 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐXD 318 - - - 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 1.720.379.985 1.749.114.473 2.223.076.143 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - - - II. Nợ dài hạn 330 12.537.487.840 14.810.760.439 20.757.410.406 1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - 1.300.932.771 1.293.225.000 3. Phải trả dài hạn khác 333 1.293.225.000 55.500.000 8.575.500.000 4. Vay và nợ dài hạn 334 11.244.263.840 13.159.275.650 10.593.632.388 5. Thuế TN hoãn lại phải trả 335 - - - 6. Dự phòng trợ cấp mất việc 336 - 295.052.018 295.052.018 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - - B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 400 25.802.868.830 27.993.346.916 26.640.248.910 I. Vốn chử sỡ hữu 410 25.669.110.207 27.357.517.962 26.280.959.466 1. Vốn đầu tư của chử sỡ hữu 411 22.200.000.000 22.200.000.000 22.200.000.000 2. Thặng dự vốn cổ phần 412 - - - 3. Vốn khác của vốn chử sỡ hữu 413 - - - 4. Cổ phiếu quỹ 414 - - - 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - - 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 - - - 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 427.709.380 2.249.551.444 3.413.793.154 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 74.214.964 330.946.828 608.839.586 9. Quỹ khác thuộc VCSH 419 - - - 10. LNST chưa phân phối 420 2.967.185.863 2.577.019.690 58.326.726 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 - - - II. Nguồn vốn kinh phí và quỹ khác 430 133.758.623 635.282.954 359.289.444 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 15.107.462 155.235.643 233.539.058 2. Nguồn kinh phí 432 120.000.000 451.248.549 43.068.521 3. Nguồn kinh phí hình thanh TSCĐ 433 - - - 4. Quỹ ban điều hành 434 (1.348.839) 29.344.762 82.681.865 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc, NXB Đại học KTQD, năm 2008. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, PGS. TS Phạm Thị Gái, NXB Thống Kê, năm 2004. Luận văn của các khóa trước. Tài liệu Kế toán của Công ty CP Tràng An. Tài liệu khác: Tạp chí kế toán, Tạp chi kinh tế......... Kế toán quản trị, TS. Phan Đức Dũng, NXB Thống Kê, năm 2008. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính BQ: Bình quân CP: Cổ phần DH: Dài hạn GĐ: Giám đốc HQKD: Hiệu quả kinh doanh HTK: Hàng tồn kho KT: Kỹ thuật KD: Kinh doanh NVL: Nguyên vật liệu NK-CT: Nhật ký – Chứng từ NH: Ngắn hạn PGĐ: Phó giám đốc PT: Phân tích SX: Sản xuất SXSP: Sản xuất sản phẩm ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROS: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SOA: Tỷ suất doanh thu trên tài sản TC: Tài chính TS: Tài sản TSCĐ: Tài sản cố định TSDH: Tài sản dài hạn TSNH: Tài sản ngắn hạn XDCB: Xây dựng cơ bản XN: Xí nghiệp VCSH: Vốn chủ sở hữu DThv: Doanh thu hòa vốn Qhv: Sản lượng hòa vốn SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU STT Tên sơ đồ bảng biểu Trang 1. Sơ đồ 1.1. Sơ đồ khái quát quy trình công nghệ sản xuất kẹo 6 2. Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức SX ở XN kẹo 1 7 3. Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty CP Tràng An 10 4. Sơ đồ 1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Tràng An 14 5. Sơ đồ 1.5. Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty CP Tràng An 18 6. Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu TC của Công ty qua một số năm 11 7. Bảng 2.1. Bảng phân tích kết quả kinh daonh của Công ty CP Tràng An 23 8. Bảng 2.2. Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 25 9. Bảng 2.3. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 27 10. Bảng 2.4. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSDH 29 11. Bảng 2.5. Phân tích tốc độ luân chuyển của HTK 31 12. Bảng 2.6. So sánh tốc độ luân chuyển của HTK năm 2008 của Công ty CP Tràng An với Công ty CP bánh kẹo Hải Hà, Hữu Nghị, Bibica 32 13. Bảng 2.7. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng VCSH 33 14. Bảng 2.8. Bảng phân tích hiệu quả chi phí kinh doanh 36 15. Bảng 3.1. Phân tích ROA theo phương pháp Dupont 47 16. Bảng 3.2. Phân tích ROE theo phương pháp dupont 48 17. Bảng 3.3. 50 18. Bảng 3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay 52 19. Bảng 3.5. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chí phí khấu hao 54 20. Bảng 3.6. Bảng phân tích hệ số thu hồi nợ 55 MỤC LỤC Danh mục từ tắt Sơ đồ, bảng biểu Lời mở đầu 1 Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tràng An 3 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tràng An 3 Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Tràng An 5 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 5 Đặc điểm về sản phẩm 5 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 5 Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Tràng An 7 Đặc điểm tổ chức sản xuất 7 Đặc điểm tổ chức bộ máy 8 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 11 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 11 Khái quát tình hình tài chính của Công ty qua một số năm 11 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tràng An 13 Khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Tràng An 13 Khái quát về chế độ kế toán tại Công ty 15 Chương 2: Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An 20 2.1. Đặc điểm công tác kế toán và cơ chế tài chính của Công ty ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả kinh doanh 20 2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An 22 2.3. Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An 23 2.3.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 23 2.3.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản 26 2.3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 26 2.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH 28 2.3.2.3. Phân tích tốc độ luân chuyển của HTK 30 2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ nguồn vốn 33 2.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí 35 Chương 3: Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An 38 3.1. Đánh giá thực trạng về phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An 38 3.1.1. Ưu điểm 38 3.1.1.1. Về công tác kế toán chung 38 3.1.1.2. Về công tác phân tích hiệu quả kinh doanh 40 3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 40 3.1.2.1. Đối với công tác kế toán chung 40 3.1.2.2. Đối với công tác phân tích hiệu quả kinh doanh 41 3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An 44 3.2.1. Hoàn thiện các tồn tại trong công tác kế toán chung 44 3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh 45 3.2.3. Hoàn thiện tài liệu phân tích 45 3.2.4. Hoàn thiện phương pháp phân tích 46 3.2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích 49 3.2.6. Kết hợp kế toán quản trị với phân tích hiệu quả kinh doanh 57 Kết luận 60 Phụ lục 61 Danh mục tài liệu tham khảo 65

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31194.doc
Tài liệu liên quan