Chuyên đề Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, mỗi quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng lớn đến vị thế của công ty. Chính vì vậy, để có được một quyết định kinh doanh đúng hướng, ban lãnh đạo công ty cần chú ý đến công tác phân tích tình hình tài chính .Một bản phân tích tài chính đầy đủ sẽ giúp cho công ty đưa ra những quyết định đúng. Nhưng để có được bản phân tích chính xác thì trước hết tài liệu phân tích phải đảm bảo tính trung thực và hợp lý. Đồng thời phải luôn đảm bảo rằng báo cáo tài chính tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán. Các phần hành kế toán được thực hiện chuyên nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính những điều này sẽ đảm bảo độ tin cậy cho các sản phẩm kế toán luôn là cơ sử quan trọng để ban lãnh đạo sử dụng trong việc ra các quyết định kinh doanh Qua quá trình phân tích, ta thấy tình hình tài chính của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị nhìn chung là khá khả quan, hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, quy mô kinh doanh đang dần mở rộng. Đó là những dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ tình hình tai chính lành mạnh của công ty

doc82 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----- Doanh thu LNST Tài sản bình quân Doanh thu ROA = ------------- * --------------------- ROA = ROS * SOA ROA phụ thuộc vào hai yếu tố là ROS và SOA, ta hãy phân tích xem hai yếu tố này ảnh hưởng như thế nào tới ROA. ΔROA = ΔROA1 – ΔROA0 ΔROA( ROS) = (ROS1 – ROS0) * ROA0 ΔROA( ROS) = ( 0,06 – 0,048) * 2,062 = +0,025 ΔROA ( SOA) = ROS1 * ( SOA1 – SOA0) Δ ROA (SOA ) = 0,06 * ( 2,293 – 2,062) = +0,014 ΔROA = ΔROA( ROS) + ΔROA(SOA) ΔROA = 0,025 + 0,014 = + 0,039 Qua phân tích ta thấy, chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản tăng lên là do sự đóng góp của hai nhân tố. ROS tăng lên 0,012 kéo theo ROA tăng lên 0,025. SOA tăng lên kéo theo ROA tăng lên 0,14. Tổng hợp cả hai nhân tố làm cho ROA năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,039. Đây là thành tích của công ty trong việc sử dụng tài sản một cách có hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng tài sản , ta hãy đi sâu vào phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. . Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn stt Chỉ tiêu Cách tính Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tuyệt đối % 1 Số vòng quay TSDH(vòng) Tổng DT trong kỳ Tổng giá trị TSDHBQ 6,87 5.46 -1,41 -20,5 2 Số ngày một vòng quay(ngày) 360 ngày Số vòng quay TSDH 52,4 65,93 +13,53 +25,8 3 Sức sinh lời của TSDH LNST Tổng giá trị TSDHBQ 0,39 0,38 -0,01 -2,56 4 Suất hao phí TSDH so với doanh thu Tổng giá trị TSDHBQ Doanh thu thuần 0,14 0,16 +0,02 +14,3 5 Suất hao phí TSDH so với LNST Tổng giá trị TSDHBQ LNST 2,45 2,61 +0,16 +6,53 (Theo số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tình hình hao phí TSDH năm2007,2008) Bảng 2.14 : Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Qua bảng phân tich trên ta thấy, số vòng luân chuyển tài sản dài hạn của công ty rất cao. Năm 2007, TSDH bình quân của công ty quay được 6,87 vòng hay một đồng tài sản dài hạn bình quân đã tạo ra 6,87 đồng doanh thu. Sang năm 2008, chỉ tiêu này còn 5,46 vòng. Tuy đã giảm xuống 1,41 vòng tương ứng với giảm 20,5% xong vẫn ở mức cao. Năm 2008, một đồng TSDH tạo ra 5,46 đồng doanh thu. Số ngày của một vòng quay cũng tương đối ngắn, tốc độ luân chuyển của TSDH tương đối nhanh. Năm 2007,độ dài của một vòng quay là 52,4 ngày, sang năm 2008, độ dài của một vòng quay đã tăng lên là 65,93 ngày ,tăng13,53 ngày hay tăng tương ứng là 25,8%. Có sự thay đổi này là do trong năm 2008 công ty đã đầu tư nhiều vào TSDH mà chủ yếu là đầu tư nhiều vào TSCĐ. Nhiều dây chuyền sản xuất mới được đưa vào hoạt động như dây chuyền sản xuất bánh snack, dây chuyền sản xuất bánh mỳ công nghiệp...Đây đều là những mặt hàng mới nên tốc độ tăng của doanh thu không cao bằng tốc độ tăng của TSDH. Công ty sẽ phải mất một thời gian dài để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường. Khi đó, doanh số sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn,lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn. Cùng với lý do TSDH tăng mạnh, trong khi doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế tăng với tốc độ chậm hơn mà chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của TSDH giảm và suất hao phí của TSDH so với doanh thu thuần, suất hao phí của TSDH so với lợi nhuận sau thuế lại tăng lên. Suất hao phí tăng lên là điều tất yếu trong giai đoạn công ty vưa đưa nhiều máy móc thiết bị mới vào sản xuất và sản phẩm mới vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường . Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu quả sử dụng TSNH thể hiện qua các chỉ tiêu sau : stt Chỉ tiêu Cách tính chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tyệt đối % 1 Số vòng quay của TSNH (vòng) Tổng DT trong kỳ TSNHBQ trong kỳ 2,90 3,06 +0,16 +5,51 2 Số ngày của một vòng quay (ngày) 360 ngày Số vòng quay 124,14 117,65 -6,49 -5,22 3 Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn LNST TSNHBQ trong kỳ 0,166 0,215 +0,049 +29,52 4 Suất hao phi của TSNH so với doanh thu TSNHBQ Doanh thu thuần 0,288 0,280 -0,008 -2,78 5 Suất hao phí của TSNH so với LNST TSNHBQ LNST 6,00 4,65 -1,35 -22,5 (Theo số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tình hình luân chuyển TSNH năm 2007,2008) Bảng 2.15 : Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Qua bảng phân tích ta thấy,số vòng quay TSNH của công ty đã tăng lên 0,16 vòng hay tăng 5,51%.Tuy tăng không nhiều nhưng cũng đã thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Công ty đã giảm được số ngày của một vòng quay từ 124,14 ngày xuống còn 117,65 ngày, giảm được 6,49 ngày trong một vòng quay hay giảm 5,22%. Cùng với việc tăng tốc độ luân chuyển của TSNH, sức sinh lời của TSNH cũng tăng lên.Năm 2007, sức sinh lời của TSNH là 0,166, tức công ty đầu tư một đồng TSNH thì thu được 0,166 đồng LNST. Năm 2008, chỉ tiêu này đã tăng thêm 0,049 đồng hay tăng thêm 29,52% và đạt con số là 0,215. Suất hao phí của TSNH so với doanh thu thuần có giảm song mức giảm không đáng kể. So với năm 2007 thì năm 2008, suất hao phí TSNH trên doanh thu thuần giảm 0,008 hay giảm 2,78%. Suất hao phí của TSNH so với doanh thu lại giảm xuống. Năm 2007, để có thể thu được một đồng LNST thì công ty phải bỏ ra 6,00 đồng TSNH, nhưng năm 2008, để thu được một đồng LNST thì công ty chỉ phải mất 4,65 đồng TSNH, giảm 1,35 đồng hay giảm 22,5%. Đây là thành tích đáng kể của công ty trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn. 2.3.3.2.Phân tích tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho Tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Nếu tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho thấp chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng hóa của công ty chậm, nó sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty, không thu hồi được vốn. Do đó, đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong phân tích tình hình tài chính của công ty: stt Chỉ tiêu Cách tính Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tuyệt đôi % 1 Số vòng quay của HTK(vòng) Tổng GVHB trong kỳ Giá vốn HTKBQ 4,26 4,72 +0,47 +11,03 2 Số ngày 1 vòng quay(ngày) 360 ngày Số vòng quay HTK 84,51 76,27 -8,24 -9,75 (Theo số liệu từ báo cáo tình hình luân chuyển của hàng tồn kho) Bảng 2.16 : Đánh giá tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho Qua bảng phân tích trên ta thấy tốc độ luân chuyển của HTK đã tăng lên. Năm 2007, HTK quay được 4,26 vòng. Đến năm 2008, số vòng quay của HTK là 4,72 vòng, tăng 0,47 vòng hay tăng 11,03%. Số vòng quay của HTK tăn lên đã rút ngắn độ dài của một vòng quay giảm đi 8,24 ngày hay giảm 9,75%, đó là những cố gắng đáng kể của công ty. 2.3.3.3.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn . Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCSH ta xem xét các chỉ tiêu sau: stt Chỉ tiêu Cách tính Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tuyệt đối % 1 Số vòng quay của VCSH(vòng) Tổng DT trong kỳ VCSHBQ 5,16 4,94 -0,22 -4,26 2 Số ngày 1vòng quay( ngày) 360 ngày Số vòng quay VCSH 69,77 72,87 +3,1 +4,44 3 Sức sinh lời của VCSH LNST VCSHBQ 0,24 0,29 +0,05 +20,83 (Theo số liệu từ báo cáo hiệu quả sử dụng vốn năm 2007,2008) Bảng 2.17: Đánh giá hiệu quả sử dụng VCSH Năm 2008, số vòng quay của VCSH đã giảm đi so với năm 2007.Năm 2007, VCSH quay được 5,16 vòng thì đến năm 2008 chỉ quay được 4,94vòng, giảm 0,22 vòng hay giảm 4,26%.Số vòng quay giảm làm độ dài của một vòng quay tăng lên3,1 ngày hay tăng 4,44%. Nguyên nhân của sự giảm sút tốc độ luân chuyển này là do trong năm 2007, VCSH của công ty tăng 29,34 % trong khi tổng doanh thu trong kỳ chỉ tăng 16,75%. Tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn so với tốc độ tăng của VCSH bình quân nên tốc độ luân chuyển của VCSH đã giảm xuống. Tuy tốc độ luân chuyển của VCSH có giảm song sức sinh lời của VCSH vẫn tăng lên.Năm 2007,công ty đầu tư một đồng VCSH thì thu được 0,24 đồng LNST , nhưng đến năm 2008 , con số này tăng lên 0,29, tăng 0,05 đồng hay tăng 20,835. Tốc độ luân chuyển của VCSH giảm trong khi sức sinh lời của VCSH lại tăng lên là do ngoài việc chú trọng tăng doanh số, công ty đã hạn chế được tốc độ tăng của chi phí cũng như các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí tài chính. . Phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng VCSH và đòn bầy tài chính Đòn bẩy tài chính phản ánh cấu trúc nguồn vốn của công ty , nó phản ánh mức độ huy động vốn bên ngoài của công ty. Nếu đòn bẩy tài chính tăng chứng tỏ công ty đang tăng vốn huy động từ bên ngoài. Trong trường hợp công ty kinh doanh có hiệu quả, trị số của đòn bẩy tài chính càng lớn thì suất sinh lời của VCSH càng lớn và ngược lại. Dưới đây là đòn bẩy tài chính của công ty trong 2 năm: Chỉ tiêu Cách tính Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tuyệt đối % Đòn bẩy tài chính Tổng TSBQ VCSHBQ 2,42 2,11 -0,31 -12,8 (Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán năm 2006.2007,2008) Bảng 2.18 : Đánh giá đòn bẩy tài chính Năm 2007, đòn bẩy tài chính công ty là 2,42. Đến năm 2008, chỉ tiêu này giảm xuống còn 2,11 giảm 0,31 hay giảm 12,8%. Việc đòn bẩy tài chính giảm chứng tỏ công ty đang tăng nguồn VCSH, tăng dần mức độ độc lập về tài chính. Nhưng việc đòn bẩy tài chính giảm có ảnh hưởng đến sức sinh lời của của VCSH hay không, ta tiếp tục phân tích: LNST VCSH BQ Sức sinh lời của VCSH(ROE) = --------------- Tổng TSBQ LNST VCSH BQ Tổng TSBQ ROE = ------------ x ------------- = sức sinh lời của tài sản * đòn bẩy tài chính (1) = ROA * AOE Qua công thức (1) ta thấy ROE phụ thuộc vào 2 yếu tố là ROA và đòn bẩy tài chính. Ta hãy phân tích tác động của hai yếu tố này tới ROE ΔROE = ROE1 – ROE0 = 0,29 – 0,24 = + 0,05 ΔROE (ROA) = (ROA1 – ROA0) * AOE0 = (0,138-0,09) * 2,42 = +0,09438 ΔROE(AOE) = ROE1 * (AOE1 – AOE0) = 0,138 * ( 2,11 – 2,42) = -0,04438 ΔROE = ΔROE( ROA) + ΔROE ( AOE) = 0,09438 – 0, 04438 = +0,05 Qua phân tích trên ta thấy rõ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động lên ROE. Sức sình lời của tài sản tăng lên 0,039 làm cho sức sinh lời của VCSH tăng thêm 0,09438. Đòn bẩy tài chính giảm 0,31 làm cho sức sinh lời của VCSH giảm đi 0,04438. Tổng hợp cả hai nhân tố trên ta có ROE năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,05. Đòn bẩy tài chính giảm làm cho ROE bị giảm, nhưng đòn bẩy tài chính cao làm cho nợ phải trả của công ty tăng lên, mức độ độc lập về tài chính sẽ giảm đi. Vậy để tăng sức sinh lời của VCSH thì công ty nên chú trọng tới việc tăng sức sinh lời của tài sản. . Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay Tiền vay của doanh nghiệp bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn và vay của mọi đối tượng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích hiệu quả tiền vay là căn cứ để các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định có cần vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay không? Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty, ta phân tích khả năng thanh toán lãi vay và hệ số lợi nhuận trên vốn vay Stt Chỉ tiêu Cách tính Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tuyệt đối % 1 HS thanh toán phí lãi vay LNKT trước thuế + CPLV CPLV 9,3 9,66 +0,36 +3,87 2 HS lợi nhuận trên vốn vay LNST Vốn vay bình quân 1,2 1,4 +0,2 +16,67 (Theo số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn vay năm 2007,2008) Bảng 2.19 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty Qua phân tích ta thấy, nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty năm 2008 so với năm 2007 đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Năm 2007, hệ số thanh toán phí lãi vay của công ty là 9,3 đến năm 2008 con số này tăng lên 9,66 tăng 0,36 hay tăng 3,87%. Chỉ tiêu này trong cả hai năm tương đối cao, phản ánh độ an toàn , khả năng thanh tóan lãi tiền vay của công ty đang tốt, đó là một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn nhà đầu tư. Hệ số lợi nhuận trên vốn vay của công ty năm 2008 cũng cao hơn so với năm 2007, năm 2007, hệ số lợi nhuận trên vốn vay là 1,2 đến năm 2008 con số này là 1,4 tăng 0,2 hay tăng 16,67%. Điều đó có nghĩa là khi công ty sử dụng một đồng vốn vay phục vụ cho kinh doanh thì trong năm 2007 công ty thu được 1,2 đồng LNST, năm 20087 công ty thu được 1,4 đồng LNST.Chỉ tiêu này của công ty cũng khá cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty là khá tốt 2.3.4. Phân tích rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là phần rủi ro của chủ sở hữu phải gánh chịu ngoài phần rủi ro cơ bản do doanh nghiệp sử dụng vốn từ các khoản vay nợ. Trong kinh doanh, doanh nghiệp luôn gánh chịu phần rủi ro tiềm tàng hoạt động kinh doanh và đó là rủi ro kinh doanh. Bằng việc sử dụng các khoản vay nợ , doanh nghiệp đã tập trung rủi ro kinh doanh của nó vào chủ sở hữu Để phân tích rủi ro tài chính, người ta thường căn cứ vào bốn nhóm chỉ tiêu: Một là, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu như: hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán tổng quá… Các chỉ tiêu này đã được phân tích ở trên, và từ phân tích các chỉ tiêu này, chúng ta đã rút ra được kết luận rằng hệ số thanh toán tổng quát và hệ số thanh toán nhanh của công ty tương đối tốt,đó là dấu hiệu tốt về mặt tài chính, nhưng hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty lại còn thấp, điều này có thể tạo ra rủi ro cho công ty Hai là, nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phải thu phải trả Để đáng giá rủi ro tài chính thông qua nhóm chỉ tiêu này, ta phân tích các chỉ tiêu sau: stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tuyệt đối % 1 HS vốn bị chiếm dụng so với các khoản phải thu 0,48 0,36 -0,12 -25 2 HS vốn chiếm dụng so với các khoản phải trả 0,52 0,46 -0,06 -11,5 (Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán năm 2007,2008) Bảng 2.20: Tình hình phải thu phải trả của công ty Qua phân tích ta thấy, tình hình tài chính công ty thể hiện qua nhóm chỉ tiêu về phải thu, phải trả năm 2008 khả quan hơn so với năm 2007.Hệ số vốn bị chiếm dụng so với các khoản phải thu giảm đi. Năm 2007, hệ số này là 0,48 đến năm 2008 hệ số này giảm xuống còn 0,36, giảm 0,12 hay tương ứng giảm 25%.Hệ số này giảm cho thấy công ty đã có những cố gắng trong việc thu hồi các khỏan vốn bị chiếm dụng, giảm thiểu về rủi ro tài chính. Hệ số vốn chiếm dụng so với các khoản phải trả năm 2008 cũng giảm so với năm 2007. Năm 2007, hệ số chiếm dụng là 0,52, năm 2008 giảm xuống còn 0,46, giảm 0,06 hay giảm 11,5%, điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản phải trả của công ty đang tốt lên, công ty đã ngày một tự chủ hơn về mặt tài chính Ba là, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh Để đánh giá mức độ rủi ro tài chính, người ta phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh như : ROA,ROE…Các chỉ tiêu này đã được nghiên cứu kỹ ở phần phân tích hiệu quả sử dụng vốn và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản.Qua phân tích ta thấy các chỉ tiêu ROA,ROE của công ty năm 2008 đều tăng lên so với năm 2007, điều đó chứng tỏ hỉệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu cùa công ty đã tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng chưa cao và với tỷ lệ ROA là 13,8% và ROE là 29% thì con số này cũng chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động để nhanh chóng thu hổi vốn đầu tư phục vụ cho quá trình tái sản xuất Bốn la, nhóm chỉ tiêu phản ánh đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính có nhiều cách xác định, tuy nhiên bản chất của đòn bẩy tài chính là thể hiện cơ cấu vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn hoặc cơ cấu nợ phải trả so với tổng nguồn vốn: stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tuyệt đối % 1 Tỷ lệ % VCSH trên tổng nguồn vốn(%) 41,24 47,49 +6,25 +40,7 (Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán năm 2008 của công ty) Bảng 2.21: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn Năm 2008, tỷ lệ vốn chủ sử hữu trên tổng nguồn vốn tăng lên so với năm 2007. Năm 2007, con số này là 41,24%, đến năm 2008 con số này đã tăng lên 47,49%, tăng 6,25% hay tăng tương ứng 40,7%. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty đang ngày một tốt hơn, là một dấu hiệu tốt chứng tỏ tình hình tài chính lành mạnh CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ 3.1. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 3.1.1. Những ưu điểm a. Về mặt tài liệu phân tích Hệ thống báo cáo tài chinh trong công ty được lập theo đúng quy định, các báo cáo được lập đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Theo đó, các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được tính toán và ghi nhận đầy đủ chinh xác và phù hợp với đặc điểm của công ty. Ngoài ra, công ty còn lập các báo cáo quản trị khác như: báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, báo cáo tăng giảm nguyên vật liệu, hao mòn tài sản cố định…Việc lập các báo cáo này giúp cho nhà quản trị biết được cụ thể tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như có điều kiện để phân tích tình hình tài chính một cách chi tiết để từ đó có hướng điều chỉnh kịp thời nhắm cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty b. Về phương pháp phân tích Để phân tích tình hình tài chính công ty sử dụng phương pháp phân tích là phương pháp so sánh. Đây là phương pháp phân tích truyền thống rất phổ biến trong phân tích tài chính mà hầu như doanh nghiệp nào cũng sử dụng. Phương pháp này cho phép đánh giá những mặt cơ bản nhất của hoạt động tài chính, nhưng nó chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi mà trong quá trình sử dụng, người phân tích đảm bảo được các điều kiện so sánh và gốc so sánh. Công ty đã sử dụng phương pháp so sánh theo hai cách là so sánh ngang và so sánh dọc dưới dạng số tuyệt đối và số tương đối c. Về nội dung phân tích Hiện nay, nội dung phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị bao gồm nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh và rủi ro tài chính của công ty Một số chỉ tiêu đã được công ty phân tích tương đối kỹ như phân tích tình hình công nợ. Chỉ tiêu này được tính dưới góc độ tổng các khoản phải thu, tổng các khoản phải trả cũng như đối với từng khoản phải thu, phải trả. Công ty cũng lập các bảng phân tích về tình hình công nợ tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng nắm bắt được những thông tinlieen quan đến tình hình công nợ của công ty Công ty lập kế hoạch hàng năm đối với chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận nên khi tiến hành phân tích , công ty không chỉ so sánh kết quả thực hiện năm nay so với năm trước mà còn so sánh với cả kế hoạch đề ra. Nhờ đó, giúp công ty nhìn nhận rõ hơn về kết quả hoạt động của mình 3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân a. Về tài liệu phân tích Tuy công ty đã lập một hệ thống báo cáo tài chính khá đầy đủ và đúng theo quy định, tuy nhiên, việc thiết lập một số chỉ tiêu trên báo cáo lại chưa đầy đủ. Cụ thể, đối với khoản mục hàng tồn kho : hàng tồn kho công ty bao gồm nhiều chủng loại với những giá cả khác nhau. Lại là một công ty sản xuất bánh kẹo nên việc hàng tồn kho bị giảm giá là điều khó tránh khỏi, nhưng công ty lại không tiến hành trích lập giảm giá hàng tồn kho. Việc không trích lập dự phong như trên là không đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán, công ty nên xem xét trích lập các khoản dự phòng nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho công ty. Mặt khác, cũng trong khoản mục hàng tồn kho, khi công ty mua hàng đang đi đường, cuối tháng hàng vẫn chưa về nhưng kế toán lại không phản ánh giá trị của lô hàng đó mà chi phản ánh lúc hàng về nhập kho. Điều này là sai nguyên tắc kê toán và cũng ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu khi phân tích tình hình tài chính của công ty b. Về phương pháp phân tích Việc sử dụng phương pháp phân tích tài chính trong công ty còn đơn điệu nên khi phân tích không tránh khỏi những hạn chê nhất định. Riêng bản thân phương pháp so sánh mà công ty sử dụng đã bộc lộ những thiếu sót. Chẳng hạn về gốc so sánh: công ty mới chỉ so sánh tình hình thực hiện chỉ tiêu trong năm với năm kế trước, thông qua sự tăng giảm của các chỉ tiêu và đưa ra nhận xét về kết quả hoạt động của công ty là tốt hay xấu đi. Tuy nhiên, chỉ từ so sánh giản đơn này mà đưa ra kết luận về hoạt động tài chính trong công ty thì nhận xét này có phần mang tính chủ quan nên chưa có tính thuyết phục. Và có chăng thì nó chỉ có ý nghĩa trong thời gian ngắn, người sử dụng thông tin chưa thể thấy được những xu hướng biến động tài chính công ty trong dài hạn. Ngoài ra, việc so sánh các chỉ tiêu bình quân của ngành sẽ cung cấp cho công ty cơ sở vững chắc hơn để xác định tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu Ngoài ra, công ty chưa sử dụng phương pháp loại trừ hay phương pháp Dupont vào phân tích tình hình tài chính nên có một số chỉ tiêu như : suất sinh lời của doanh thu, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu… tính toán một cách đơn giản rời rạc, chưa thể hiện được ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích, cũng như chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này với nhau. Do đó, bức tranh tài chính của công ty mới chỉ được xem xét một phần mà chưa phân tích toàn diện, đầy đủ, hạn chê đến việc cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị đưa ra quyết định tài chính kịp thời, đúng đắn Nguyên nhân của những tồn tại trên là do mặc dù có quan tâm đến công tác phân tích tình hình tài chính nhưng sự quan tâm của ban giám đốc công ty là chưa thực sự đầy đủ nên chưa thấy hết vai trò cũng như chưa thể tận dụng hết những ý nghĩa mà công tác phân tích tình hình tài chính mang lại. Vì lẽ đó, việc thực hiện công tác phân tích tình hình tài chính vẫn mang tính hình thức, trong công tác quản lý của mình, công ty mới chỉ xem phân tích tài chính là hoạt động phụ trợ , chỉ là một thao tác nhỏ của nhà quản lý trong quá trình thực hiện công tác quản lý công ty. Điều này dẫn đến việc thực hiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty còn được thực hiện một cách đơn giản chưa được chú trọng. c. Về nội dung phân tích Việc phân tích tình hình tài chính của công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mực, vì vậy, công tác phân tích và nội dung phân tích vẫn òn nhiều hạn chế. Công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một số nhóm chỉ tiêu nhưng nội dung phân tích còn chưa đầy đủ, chưa toàn diện. Cụ thể như: Quá trình phân tích mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giản đơn giữa kết quả cuối năm và kết quả đầu năm, trên cơ sở đó đưa ra nhận xét về xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Tuy nhiên, việc đưa ra nhận xét sự thay đổi của các chỉ tiêu trên cơ sở hai số liệu cuối năm và đầu năm mới chỉ phản ánh biểu hiện bên ngoài của sự biến động, chưa đáng giá được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Về lâu dài, để có nhận định vững vàng hơn về sự thay đổi này cần so sánh với ít nhất là ba dãy số liệu của chuỗi thời gian ít nhất là ba năm. Các chỉ tiêu phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán những con số mà không tìm hiểu bản chất hay nguyên nhân tạo ra các con số đó, vì vậy chi đưa ra các đánh giá chung chung mà chưa lý giải nguyên nhân cũng như giải pháp có tính khả thi để khắc phục, do đó, không thể cung cấp những thông tin có chất lượng cho nhà quản trị điều hành công ty. Nguồn số liệu để phân tích còn hạn chế, vì vậy, thiếu thông tin sử dụng trong phân tích. Hiện nay, việc phân tích tài chính của công ty chủ yếu dựa vào số liệu trên bảng cân đối kê toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính. Hơn nữa, các số liệu cung cấp còn nặng về tính thông kê, tổng hợp mà chưa nêu được rõ ràng bản chất cũng như ý nghĩa của các thông tin tài chính. Những tồn tại kể trên là do các nguyên nhân sau: Công ty đang thiếu một quy trình phân tích tình hình tài chính rõ ràng, rành mạch. Xuất phát từ việc đánh giá chưa đúng đắn tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính cho nên việc phân tích được thực hiện một cách sơ sài thiếu đồng bộ và được kiêm nhiệm tại phòng tài chính kế toán. Vì kiêm nhiệm nên công tác phân tích báo cáo tài chính được giao cho những người chưa đủ trình độ chuyên môn về phân tích thực hiện, do vậy thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Thiếu thông tin về tình hình tài chính của các đơn vị khác trong cùng ngành cũng như số liệu trung bình của ngành. Ngoài ra, hiện nay chưa có một văn bản mang tính pháp lý nào yêu cầu các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích các báo cáo tài chính. Bộ Tài Chính mới chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu tài chính cơ bản, chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước do đó chưa bắt buộc công ty phải thực hiện công tác phân tích báo cáo tài chính. Do vậy mà công tác phân tích tài chính vẫn còn chưa được chú trọng. 3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 3.2.1. Hoàn thiện về tài liệu phân tích Để đảm bảo công tác phân tích tài chính mang lại hiệu quả thì trước hết tài liệu phục vụ cho quá trình phân tích phải đầy đủ. Mặc dù công ty đã lập một hệ thống báo cáo tài chính khá đầy đủ, song các thông tin trên báo cáo còn vẫn chưa chính xác. Cụ thể, khi tính khoản mục hàng tồn kho cuối kỳ thì công ty phải cộng thêm phần giá trị hàng mua đang đi đường vào, mặt khác, công ty cũng cần lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần thiết cho từng loại hàng . 3.2.2.Hoàn thiện vể phương pháp phân tích Áp dụng phương pháp Dupont trong phân tích Hiện nay, hầu như các công ty chỉ sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích báo cáo tài chính, do đó, các con số tính toán được, đặc biệt là các chỉ tiêu phản ánh sinh lời chưa toát lên được hết ý nghĩa của nó. Để khắc phục vấn đề này, đối với các nội dung phân tích về hiệu quả kinh doanh, công ty nên nghiên cứu và tiến hành áp đụng mô hình Dupont vào trong phân tích. Trong phân tích suất sinh lời của VCSH(ROE), phương pháp Dupont dựa vào mối quan hệ giữa suất sinh lời của VCSH với suất sinh lời của doanh thu(ROS), suất sinh lời của tài sản (ROA) để thiết lập phương trình phân tích. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu theo phương trình sau: Suất sinh lời của doanh thu Số vòng quay của tài sản Hệ số tài sản trên VCSH ROE = x x Qua phương trình trên, ta thấy chỉ tiêu “ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu” chịu sự tác động của ba yếu tố: Số vòng quay của tài sản Suất sinh lời của doanh thu Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu Cụ thể, khi tiến hành phân tích suất sinh lời của VCSH theo phương pháp Dupont, ta có các số liệu sau: tt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2008 so với năm 2007 Số tuyệt đối % 1 Tổng TSBQ(triệu đồng) 159.809 180.242 +20.433 +12,79 2 VCSHBQ(triệu đồng) 65.921 85.262 +19.341 +29,34 3 Doanh thu thuần(triệu đồng) 329.605 413.343 +83.738 +25,40 4 LNST ( triệu đồng) 15.821 24.800 +8.979 +56,75 5 HS tài sản trên VCSH(5)=(1)/(2) 2,42 2,11 -0,31 -12,80 6 Số vòng quay TS(6)=(3)/(1) 2,06 2,29 +0,23 +11,1 7 Suất sinh lời của DT(ROS) 0,048 0,06 +0,012 +25,00 8 Suất sinh lời của TS(ROA) 0,099 0,138 +0,039 +39,42 9 Suất sinh lời của VCSH(ROE) 0,24 0,29 +0,05 +20,83 (Theo số liệu từ các báo cáo kế toán năm 2007,2008 của công ty) Bảng 3.1: Các nhân tố tác động đến ROE theo phương pháp Dupont Qua phân tích ta thấy, so với năm 2007, trong năm 2008, chỉ tiêu suất sinh lời của VCSH tăng 0,05 hay tăng 20,83%. Kết quả này được tạo ra từ sự tác động của các nhân tố: hệ số TS trên VCSH, số vòng quay của TS, suất sinh lời của doanh thu. Cụ thể như sau: - Trong năm 2008, hệ số TS trên VCSH giảm đi 0,31 điều này sẽ làm ảnh hưởng tới suất sinh lời của VCSH - Số vòng quay của TS tăng 0,23, sự tăng lên của chỉ tiêu này sẽ đóng đáng kể vào sự tăng lên của suất sinh lời VCSH - Do có sự tăng mạnh của LNST, điều này làm cho suất sinh lời của TS cũng tăng lên, đóng góp vào sự thay đổi tích cực của suất sinh lời VCSH 3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích 3.2.3.1.Bổ sung một số chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính Khi phân tích cấu trúc tài chính, công ty đã phân tích tương đối rõ ràng qua phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên, để phản ánh rõ hơn mối quan hệ tài sản và nguồn vốn, công ty nên tính và so sánh các chỉ tiêu sau: hệ số tự tài trợ( hay còn gọi là hệ số VCSH trên TSDH), hệ số tài sản so với VCSH STT Chỉ tiêu Công thức Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1 HS tự tài trợ VCSH TSDH 1,187 1,55 -0,363 2 Hs tài sản so với VCSH TS VCSH 1,962 2,327 -0,365 (Theo số liệu từ báo cáo tài chính năm 2008 của công ty) Bảng 3.2: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính Hệ số tự tài trợ của công ty có xu hướng giảm xuống. Năm 2007, hệ số tự tài trợ của công ty là 1,55, sang năm 2008, hệ số này giảm xuống còn 1,187, giảm 0,363. Tuy có giảm nhưng cả hai hệ số này đều lớn hơn một, điều đó chứng tỏ VCSH của công ty không những tài trợ toàn bộ TSDH mà còn trang trải cho cả TSNH. Hệ số này giảm xuống nhưng vẫn lớn hơn một, một mặt đảm bảo TSDH được đầu tư hoàn toàn bằng VCSH , mặt khác, tạo điều kiện sử dụng vốn vào kinh doanh để quay vòng vốn, tạo hiệu quả kinh doanh Hệ số tài sản trên VCSH của công ty năm 2008 cũng giảm so với năm 2007. Năm 2007, hệ số này là 2,327, năm 2008 giảm0,365 xuống còn 1,962. Hệ số này giảm đi chứng tỏ công ty đã tăng cường được tính tự chủ về mặt tài chính 3.2.3.2. Bổ sung một số chỉ tiêu phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh Về thực chất, phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản.Xét dưới góc độ về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ nguồn vốn của công ty được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Dưới góc độ này, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức sau: Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời Từ số liệu báo cáo tài chính năm 2008, có thê khải quát cân băng tài chính của công ty vào thời điểm cuối năm như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Tổng số tài sản 195.621 Tài sản dài hạn 84.000 Tài sản ngắn hạn 111.621 -TSCD 79.616 -TSDH khác 4.384 Tiền và tương đương tiền 25.982 Đầu tư TCNH 3.000 Phải thu ngắn hạn 28.031 HTK 52.821 TSNH khác 1.785 Nguồn VCSH 99.720 Vay và nợ DH 19.468 Vay và nợ ngắn hạn 76.433 Nguồn tài trợ thường xuyên 119.188 Nguồn tài trợ tạm thời 76.433 Tổng số nguồn tài trợ 195.621 ( theo số liệu báo cáo tài chính năm 2008 của công ty) Sơ đồ 3.1: Nguồn tài trợ của công ty Qua sơ đồ trên ta thấy, nguồn tài trợ tạm thời nhỏ hơn tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn nhỏ hơn nguồn tài trợ thường xuyên, do đó, vốn hoạt động thuần của công ty lớn hơn 0.Cụ thể: Vốn hoạt động thuần = TSNH – Nợ ngắn hạn = 111.621 – 76.433 = 35.188 Vốn hoạt động thuần của công ty bằng 35.188 triệu, nguồn tài trợ thường xuyên không những được dùng để trang trải cho TSDH mà còn tài trợ một phần cho TSNH. 3.2.3.3. Bổ sung chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thì nên liên hệ với số liệu trung bình của ngành hoặc số liệu của các doanh nghiệp khác cùng ngành. Stt Chỉ tiêu Hữu nghị bibica Kinh đô 1 TổngTS bình quân 180.242.187.892 312.338.456.800 2.100.323.880.508 2 VCSH bình quân 85.261.637.388 195.000.900.670 1.498.698.780.990 3 Lợi nhuận sau thuế 24.800.608.760 24.789.333.998 241.100.098.079 4 Doanh thu thuần 413.343.466.100 453.897.567.899 1.222.998.988.609 5 HS lợi nhuận ròng(ROS) 0.06 0,0546 0,197 6 HS sinh lời của TS(ROA) 0,138 0,079 0,115 7 HS sinh lời VCSH(ROE) 0,29 0,127 0,16 ( Theo số liệu báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, công ty cổ phần Bibica và công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô) Bảng 3.3 : Bảng so sánh hiệu quả kinh doanh năm 2008 giữa công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị , công ty cô phần Bibica, và công ty cổ phần Kinh Đô Qua bảng trên ta thấy, nếu nhận xét về quy mô cũng như doanh thu , lợi nhuận thì công ty bánh kẹo Hữu Nghị không cao bằng Bibica và Kinh Đô. Nhưng nếu xét các hệ số sinh lời thì công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị không hề thấp.Cả doanh thu, lợi nhuận của Bibica đều cao hơn của Hữu Nghị nhưng lợi nhuận ròng của Hữu Nghị lại cao hơn.Như vậy, cùng một đồng doanh thu nhưng Hữu Nghị sẽ thu được nhiều lợi nhuận sau thuế hơn Bibica.Mặc dù Bibica có tổng tài sản cũng như VCSH lớn hơn rất nhiều so với Hữu Nghị xong hệ số sinh lời của tài sản và hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu lại thấp hơn so với Hữu Nghị. Một đồng tài sản mà Hữu Nghị bỏ ra thu được lợi nhuận sau thuế nhiếu hơn so với Bibica là 0,059 đồng LNST, còn một đồng vốn chủ sở hữu mà Hữu Nghị bỏ ra thu được lợi nhuận sau thuế nhiều hơn so với Bibica là 0,163 đồng LNST. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị tốt hơn so với công ty cổ phần Bibica, mặc dù Bibica chiếm nhiều thị phần hơn trên thị trường bánh kẹo Việt Nam. Còn đối với công ty cổ phần Kinh Đô, đây là một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành bánh kẹo nước ta , chiếm thị phần lớn trên thị trường nên xét cả về quy mô hoạt động, cũng như doanh thu , lợi nhuận sau thuế đều rất lớn. Hệ số lợi nhuấn ròng của Kinh Đô cao gấp hơn 3 lần của Hữu Nghị tuy nhiên thì hệ số sinh lợi cũng không cao hơn của Hữu Nghị nhiều, còn hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu lại thấp hơn. Nếu như một đồng VCSH của Hữu Nghị tạo ra 0,29 đồng lợi nhuận sau thuế thì với Kinh Đô, con số này chỉ là 0,16.Nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu của Hữu Nghị tạo ra lợi nhuận sau thuế nhiều hơn so với Kinh Đô là 0,13 đồng LNST. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc so sánh một cách khái quát như thế thì cũng chưa thể đánh giá được một cách chính xác. Vì vậy, ta cần có sự so sánh thêm về tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cũng như tốc độ luân chuyển của VCSH để từ đó đưa ra được những nhận xét đúng đắn. Stt Chỉ tiêu Hữu Nghị Bibica Kinh Đô 1 Giá vốn hàng bán 282.389.367.908 334.989.450.780 912.209.690.458 2 Giá vốn HTK bình quân 59.828.255.918 76.002.290.086 127.457.709.585 3 Số vòng quay KTK( vòng) 4,72 4,41 7,16 4 Số ngày 1vòng quay( ngày) 76,27 81,63 50,28 (Theo số liệu báo cáo về tình hình luân chuyển hàng tồn kho của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, công ty cổ phần Bibica, công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô) Bảng 3.4: So sánh tốc độ luân chuyển HTK năm 2008 của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị với công ty cổ phần Bibica và công ty cổ phần Kinh Đô Qua so sánh ta thấy, tố độ luân chuyển HTK cua Hữu Nghị cao hơn của Bibica. Số vòng quay HTK của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghi cao hơn Bibica là 0,31 vòng, số ngày của một vòng quay nhỏ hơn là 5,36 ngày. Tuy nhiên, tốc độ luân chuyển của cả hai công ty đều thấp hơn Kinh Đô. Số vòng quay HTK của Kinh Đô gấp 1,5 lần của Hữu Nghị và độ dài của một vòng quay cũng ngắn hơn 25,99 ngày. Kinh Đô có tốc độ luân chuyển HTK lớn là do đây là đơn vị dẫn đầu trên thị trường bánh kẹo Việt Nam, Kinh Đô chiếm tới 20% thị phần bánh kẹo cả nước theo doanh thu trong khi Hữu Nghị chiếm khoảng 6% và Bibica khoảng 7%. Bibica chiếm nhiểu thị phần hơn Hữu Nghị song tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Hữu Nghị lại lớn hơn, cho thấy công ty sử dụng HTK hiệu quả hơn. Tuy nhiên,trong thời gian tới, công ty vẫn cần có nhiểu biện pháp hơn nữa để nâng cao thị phần trên thị trường. Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn của công ty, ta hãy so sánh số liệu của công ty với các doanh nghiệp cùng ngành: Stt Chỉ tiêu Hữu Nghị Bibica Kinh Đô 1 Tổng doanh thu trong kỳ 420.809.109.693 473.200.009.678 1.356.799.797.788 2 VCSH bình quân 85.621.637.388 194.478.585.890 1.543.333.393.454 3 Số vòng quay VCSH(vòng) 4,94 2,43 0.88 4 Số ngày 1 vòng quay(ngày) 72,87 148,1 409,09 ( Theo số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tình hình luân sử dụng VCSH tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, công ty cổ phần Bibica, công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô) Bảng 21: So sánh tốc độ luân chuyển VCSH năm 2008 của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị và công ty cổ phần Bibica , công ty cổ phân Kinh Đô Qua bảng trên ta thấy tốc độ luân chuyển VCSH của Hữu Nghị là rất lớn, số vòng quay của Hữu Nghị gấp 2,03 lần so với Bibica và 5,6 lần so với công ty cổ phần Kinh Đô. Mặc dù quy mô hoạt động nhỏ hơn Bibica và Kinh Đô song với những chính sách quản lý điểu hành hợp lý của ban quản lý, hiệu quả sử dụng VCSH của công ty là rất lớn. Đây là một dấu hiệu tốt về tình hình tài chính của công ty và cũng là một cơ sở để tạo niềm tin cho các cổ đông trong công ty cũng như các nhà đầu tư trên thị trường. Ngoài việc so sánh số liệu với các doanh nghiệp cùng ngành thì khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, công ty nên phân tích hiệu quả sử dụng của tài sản cố định. TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tuyệt đối % 1 Nguyên giá bình quân TSCĐ( đồng) 48.559.809.879 60.807.908.673 +11.208.098.794 +23,1 2 Tổng giá trị sản xuất(đồng) 65.890.980.567 92.098.897.687 +26.207.919.120 +39,8 3 Lợi nhuận sau thuế(đồng) 15.821.064.465 24.800.608.760 +8.979.544.295 +55,6 4 Sức sản xuất của TSCĐ(4)=(2)/(1) 1,3569 1,5146 +0,1577 +11,6 5 Sức sinh lời của TSCĐ(5)=(3)/(1) 0,3260 0,4078 +0,0818 +25,1 6 Sức hao phí TSCĐ (6)=(1)/(2) 0.7369 0,6602 -0,0767 -10,4 (Theo số liệu từ báo cáo tài chính công ty năm 2008) Bảng 3.6: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định Qua bảng phân tích, ta thấy trong năm 2008, tổng giá trị sản xuất đã tăng lên so với năm 2007 là 26.207.919.120 đồng hay tăng 39,8%. TSCĐ tăng 11.208.098.794 đồng hay tăng 23,1%.Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng của TSCĐ đã tăng lên, cụ thể năm 2007, một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra 1,3569 đồng giá trị sản xuất và 0,3206 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2008, một đồng TSCĐ tạo ra 1,5146 đồng giá trị sản xuất và 0,4078 đồng lợi nhuận sau thuế. Đồng thời sức hao phí của TSCĐ cũng giảm từ 0,7369 xuống còn 0,6602.Như vậy, trong năm công ty đã có sự đầu tư một cách hiệu quả vào TSCĐ 3.2.4. Hoàn thiện tổ chức phân tích tình hình tài chính a. Xây dựng quy chế riêng cho công tác phân tích tình hình tài chính Để công tác phân tích tình hình tài chính có hiệu quả thì công tác phân tích tình hình tài chính phải quy định rõ các nội dung sau: Phân công cụ thể bộ phận chịu trách nhiệm phân tích Quy định cụ thể hệ thống chỉ tiêu tài chính cần phân tích Quy định về hệ thống thông tin phục vụ cho phân tích Quy định về thời gian tổ chức hội nghị báo cáo phân tích trong toàn công ty Quy định về tính bảo mật của một số nội dung phân tích Các quy định khác có liên quan đến quá trình phân tích b. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích tình hình tài chính Con người luôn là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công việc. Để việc phân tích mang lại hiệu quả thì đội ngũ làm phân tích đòi hỏi phải đạt các tiêu chuẩn sau: Am hiểu chuyên môn về tài chính kế toán Được đào tạo về kỹ thuật phân tích Có hiểu biết sâu rộng về đặc điểm kinh doanh của ngành, các chính sách kinh tế vĩ mô…. c. Tổ chức công tác phân tích Để công tác phân tích mang lại hiệu quả thì công việc phân tích nên thực hiện qua các bước sau: Thành lập ban phân tích gồm các chuyên gia về phân tích, quy định rõ chức năng , quyền hạn từng thành viên.Ban phân tích nên trực thuộc ban giám đốc,bao gồm trưởng ban phân tích, và các thành viên của ban phân tích Viết báo cáo phân tích: trưởng ban phân tích có trách nhiệm tổng hợp kết quả từ phân tích và viết báo cáo phân tích Tổ chức hội nghị công bố kết quả phân tích KẾT LUẬN Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, mỗi quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng lớn đến vị thế của công ty. Chính vì vậy, để có được một quyết định kinh doanh đúng hướng, ban lãnh đạo công ty cần chú ý đến công tác phân tích tình hình tài chính .Một bản phân tích tài chính đầy đủ sẽ giúp cho công ty đưa ra những quyết định đúng. Nhưng để có được bản phân tích chính xác thì trước hết tài liệu phân tích phải đảm bảo tính trung thực và hợp lý. Đồng thời phải luôn đảm bảo rằng báo cáo tài chính tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán. Các phần hành kế toán được thực hiện chuyên nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính những điều này sẽ đảm bảo độ tin cậy cho các sản phẩm kế toán luôn là cơ sử quan trọng để ban lãnh đạo sử dụng trong việc ra các quyết định kinh doanh Qua quá trình phân tích, ta thấy tình hình tài chính của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị nhìn chung là khá khả quan, hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, quy mô kinh doanh đang dần mở rộng. Đó là những dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ tình hình tai chính lành mạnh của công ty Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của thầy cô để bài viết của em hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang và các cán bộ phòng kế toán,phòng kinh doanh và các phòng ban khác đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty………….........................03 Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản..………….26 Bảng 2.2: Chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính…...………...28 Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn…….....30 Bảng 2.4: Phân tích mối quan hệ cân đối 1………...…………………31 Bảng 2.5: Phân tích mối quan hệ cân đối 2………...…………………32 Bảgn 2.6: Phân tích mối quan hệ cân đối 3………...…………………33 Bảng 2.7: Phân tích tình hình biến động các khỏan phải thu……...….34 Bảng 2.8: Phân tích tình hình luân chuyển của khỏan PTKH………...36 Bảng 2.9: Phân tích tình hình biến động khoản phải trả………...……37 Bảng 2.10: Phân tích hệ số nợ ngắn hạn của công ty……….………...39 Bảng 2.11: Phân tích khả năng thanh tóan của công ty………………40 Bảng 2.12: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty………………42 Bảng 2.13: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản công ty………………43 Bảng 2.14: Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH…………………….…46 Bảng 2.15: Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH…………………….…48 Bảng 2.16: Đánh giá tốc độ luân chuyển HTK…………………….…49 Bảng 2.17: Đánh giá hiệu quả sử dụng VCSH…………………….…50 Bảng 2.18: Đánh giá đòn bẩy tài chính…………………………….…51 Bảng 2.19: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty………....53 Bảng 2.20: Tình hình phải thu và phải trả của công ty……………….55 Bảng 2.21: Tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn………………………...56 Bảng 3.1: Các nhân tố tác động đến ROE theo phương pháp Dupont..63 Bảng 3.1: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính…….…...64 Bảng 3.3:Bảng so sánh hiệu quả kinh doanh năm 2008 giữa công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị, công ty cổ phần bánh kẹo Bibica, công ty cổ phấn bánh kẹo Kinh Đô………………………………………………66 Bảng 3.4: Bảng so sánh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2008 giữa công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghi với công ty cổ phần Bibica, công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô…………………………..68 Bảng 3.5: Bảng so sánh tốc độ luân chuyển VCSH giữa công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, công ty cổ phần Bibica, công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô…………………………………………………….69 Bảng 3.6: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSCĐ…………………...70 Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty………………………….03 Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất công nghệ của công ty………..……….11 Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán công ty………………..…………12 Sơ đồ 1.4: Khái quát trình tự ghi sổ tại công ty………...…………….15 Sơ đồ 3.1: Nguồn tài trợ của công ty…………………………….…...65 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CP : Cổ phần CPLV : Chi phí lãi vay DH : Dài hạn DN : Doanh nghiệp ĐTPT : Đối tượng phân tích GVHB : Giá vốn hàng bán HĐKD : Hoạt động kinh doanh HS : Hệ số HTK : Hàng tồn kho HTKBQ : Hàng tồn kho bình quân KNTT : Khả năng thanh toán LNST : Lợi nhuận sau thuế NH : Ngắn hạn NV : Nguồn vốn PTKH : Phải thu khách hàng TS :Tài sản TSBQ : Tài sản bình quân TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDHBQ : Tài sản dài hạn bình quân TSNHBQ : Tài sản ngắn hạn bình quân TCNH : Tài chính ngắn hạn VCSH : Vốn chủ sở hữu VCSHBQ : Vốn chủ sở hữu bình quân Mục lục BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2008 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN Mã số Thuyết minh 31/12/2008 31/12/2007 1 2 3 4 5 A TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 111.621.703.873 119.262.846.197 I Tiền và các khỏan tương đương tiền 110 25.982.097.641 18.624.135.671 1 Tiền 111 V.01 15.982.097.641 12.624.132.001 2 Các khoản tương đương tiền 112 10.000.000.000 6.000.003.670 II Các khỏan đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 3.000.862.714 - III Các khỏan phải thu ngắn hạn 130 28.031.742.805 34.063.691.195 1 Phải thu khách hàng 131 24.019.890.500 31.650.750.650 2 Trả trước cho người bán 132 2.500.790.798 630.790.709 3 Phải thu nội bộ 133 150.230.000 330.450.805 5 Các khoản phải thu khác 138 V.03 1.360.831.507 1.451.699.031 6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 - - IV Hàng tồn kho 140 52.821.748.000 62.671.089.691 1 Hàng tồn kho 141 V.04 52.821.748.000 62.671.089.691 8 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - V Tài sản ngắn hạn khác 150 1.785.216.713 3.903.929.640 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 809.790.790 2.450.439.987 2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 287.790.750 872.398.321 3 Thuế và các khỏan phải thu nhà nước 154 - - 4 Tài sản ngắn hạn khác 158 V.05 687.635.173 581.091.332 B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 84.000.136.953 45.599.688.762 I Các khỏan phải thu dài hạn 210 - - 1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - 2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 - - 3 Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 - - 4 Phải thu dài hạn khác 218 V.07 - - 5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 - - II Tài sản cố định 220 79.615.985.167 42.000.872.000 1 Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 35.615.985.167 30.000.872.000 Nguyên giá 222 75.980.687.900 60.398.999.000 Giá trị còn laị 223 (40.364.702.733) (30.398.127.000) 2 Tài sản cố định thuể tài chính 224 V.09 44.000.000.000 12.000.000.000 Nguyên giá 225 64.172.272.593 18.997.878.000 Giá trị còn lại 226 (20.172.272.593) (6.997.878.000) 3 Tài sản cố định vô hình 227 V.10 - - Nguyên giá 228 - - Giá trị còn lại 229 - - 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 - - III Bất động sản đầu tư 240 V.12 - - Nguyên giá 241 - - Giá trị hao mòn lũy kế 241 - - IV Các khỏan đầu tư tài chính dài hạn 250 - - 1 Đầu tư vào công ty con 251 - - 2 Đầu tư vào công ty liên doanh liên kết 252 - - 3 Đâu tư dài hạn khác 258 V.13 - - 4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính 259 - - V Tài sản dài hạn khác 260 4.384.151.786 3.598.816.762 1 Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 - - 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 - - 3 Tài sản dài hạn khác 268 - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 195.621.840.826 164.862.534.959 NGUỒN VỐN Mã số Thuyết minh 31/12/2008 31/12/2007 1 2 3 4 5 A NỢ PHẢI TRẢ 300 95.900.870.109 94.000.230.900 I Nợ ngắn hạn 310 76.433.389.790 78.100.120.112 1 Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 10.300.355.899 17.000.120.778 2 Phải trả người bán 312 31.990.998.000 33.009.120.889 3 Người mua ứng trước 313 398.750.550 712.990.999 4 Thuế và các khỏan phải nộp nhà nước 314 V.16 3.013.099.788 4.109.840.556 5 Phải trả người lao động 315 11.998.842.520 18.999.998.450 6 Chi phí phải trả 316 V.17 2.456.543.000 1.300.334.510 7 Phải trả nội bộ 317 5.000.120 1.998.520 8 Phải trả theo tiến độ hợp đồng 318 - - 9 Các khỏan phải trả phải nộp NH khác 319 V.18 16.299.799.913 2.965.715.410 10 Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - - II Nợ dài hạn 330 19.467.480.319 15.900.110.788 1 Phải trả dài hạn người bán 331 - - 2 Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 - - 3 Phải trả dài hạn khác 333 - - 4 Vay và nợ dài hạn 334 V.20 19.467.480.319 15.900.110.788 5 Thuế thu nhập hoãn lại 335 V.21 - - 6 Dự phòng trợ cấp mất việc 336 - - 7 Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - B VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 99.720.970.717 70.862.304.059 I Vốn chủ sở hữu 410 V.22 92.900.998.890 67.988.505.675 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 60.789.098.123 52.090.696.596 2 Thặng dư vốn cổ phần 412 - - 3 Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - 4 Cổ phiếu quỹ 414 - - 5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - 6 Chênh lệch tỷ giá hối đóai 416 - - 7 Quỹ đầu tư phát triển 417 7.311.292.010 3.076.744.614 8 Quỹ dự phòng tài chính 418 - - 9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - - 10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 24.800.608.760 18.821.064.465 11 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 - - II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 6.819.971.827 2.873.798.384 1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 6.819.971.827 2.873.798.384 2 Nguồn kinh phí 432 V.23 - - 3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 195.621.840.826 164.862.534.959 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chỉ tiêu Thuyết minh Số cuối quý Số đầu năm 1.Tài sản thuê ngoài 2.Vật tư, hàng hóanhận giữ hộ, nhận gia công 3.Hàng hóa nhận bán hộ,nhận ký gửi, ký cược 4.Nợ khó đòi đã xử lý 5.Ngoại tệ các loại 6.Dự toán chi sự nghiệp, dự án V.24 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008 Đơn vị tính: VNĐ CHỈ TIÊU MS THUYẾT MINH 31/12/2007 31/12/2008 1 2 3 4 5 1.Doanh thu và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 340.678.680.706 420.809.109.693 2.Các khỏan giảm trừ doanh thu 02 11.073.130.610 7.465.643.593 3. Doanh thu thuần về bán hàng và C.cấp D. vụ 10 329.605.550.096 413.343.466.100 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 289.430.290.564 360.342.454.212 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng cung cấp dịch vụ 20 38.825.204.436 53.001.011.898 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 1.990.989 80.132.234 7. Chi phí hoạt động tài chính Trong đó: chi phí lãi vay 22 23 VI.28 1.936.964.448 1.936.964.448 2.909.890.123 2.909.890.123 8.Chi phí bán hàng 24 12.781.241.467 14.909.345.901 9. Chi phi quản lý doanh nghiệp 25 9.225.441.081 10.069.308.690 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 16.232.603.535 25.192.599.415 11. Thu nhập khác 31 108.909.988 151.257.386 12. Chi phí khác 32 264.708.596 142.357.243 13. Lợi nhuận khác 40 (155.798.608) 8.900.143 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 16.076.804.927 25.201.499.558 15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành 51 255.740.462 400.890.798 16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại 52 VI.30 - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 VI.30 15.821.064.465 24.800.608.760 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 - -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31204.doc
Tài liệu liên quan