Nhiều ý kiến cho rằng nên sửa đổi qui định này vì:
+ Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đã lập thiết kế sơ bộ (từ cũ), thiết kế cơ sở (Luật Xây dựng) chính là tác giả của dự án và mâu thuẫn với Luật Xây dựng tại điều 55, 102 xác định tác giả của phương án kiến trúc được đảm bảo quyền tác giả, được ưu tiên thực hiện các bước tiếp theo, rất hiểu dự án nên họ đấu thầu làm các bước tiếp theo thì rất tốt đảm bảo cạnh tranh lành mạnh về chất lượng và giá thành.
+ Nhà thầu làm thiết kế kỹ thuật hoàn toàn có thể tham gia đấu thầu làm thiết kế thi công, lập tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu. do mất nhiều thời gian, công sức xác định giải pháp kiến trúc, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị nên họ hiểu rất cặn kẽ về thiết kế kỹ thuật do vậy họ có điều kiện cạnh tranh rất tốt về chất lượng và giá thành của gói thầu. Chỉ nên cấm đấu thầu tư vấn giám sát (trừ gói thầu EPC) đối với những đơn vị tư vấn trực tiếp thiết kế công thiết kế công trình xây dựng này
69 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.
2.5. Thông báo kết quả đấu thầu
Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản và nhà thầu không trúng thầu. Đối với những gói thầu bắt buộc phải tổ chức đấu thầu phải trình lên người có thẩm quyền phê duyệt trước khi công bố
+Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền.
+Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu.
Đối với nhà thầu trúng thầu, bên mời thầu phải gửi cho họ thông báo trúng thầu bằng văn bản kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm lưu ý cần trao đổi khi thương thảo hợp đồng. Đồng thời bên mời thầu cũng phải thông báo cho nhà thầu lịch biểu diễn về thời gian thương thảo hoàn thiện hợp đồng, nộp tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng và kí hợp đồng
2.6. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
+ Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:
+ Kết quả đấu thầu được duyệt;
+ Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;
+ Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
+ Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có);
+ Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu.
+ Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng.
+Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3.Chế định ký kết hợp đồng trong đấu thầu cung ứng và xây lắp công nghiệp
Nguyên tắc
Căn cứ theo Điều 46 Luật Đấu thầu 2005 . Nguyên tắc xây dựng hợp đồng phải tuân thủ theo các quy định sau :
+ Hợp đồng phải phù hợp với các quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có lien quan .
+ Trường hợp là nhà thầu liên doanh, trong trường hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.
+ Giá hợp đồng không được vượt quá giá trúng thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều này .
+ Trường hợp phát sinh khối lượng công việc hoặc số lượng hang hóa nằm ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu dẫn đến giá trị hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định .
Nội dung và hình thức của hợp đồng
* Nội dung của hợp đồng :
+ Đối tượng của hợp đồng.
+ Số lượng, khối lượng.
+ Quy cách, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác.
+ Giá hợp đồng.
+Hình thức hợp đồng.
+ Thời gian và tiến độ thực hiện.
+ Điều kiện và phương thức thanh toán.
+ Điều kiện nghiệm thu, bàn giao.
+ Bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá, xây lắp.
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
+ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
+ Các nội dung khác theo từng hình thức hợp đồng
* Hình thức của hợp đồng
a. Hình thức trọn gói
+ Hình thức trọn gói được áp dụng cho những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng.
+ Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.
b. Hình thức theo đơn giá
+ Hình thức theo đơn giá được áp dụng cho những phần công việc chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng.
+ Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tế thực hiện trên cơ sở đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
c. Hình thức theo thời gian
+ Hình thức theo thời gian được áp dụng cho những phần công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện.
+ Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo tháng, tuần, ngày, giờ làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia nêu trong hợp đồng hoặc mức thù lao được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
d . Hình thức theo tỷ lệ phần trăm
+ Hình thức theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản.
+ Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Giá hợp đồng được tính theo phần trăm giá trị của công trình hoặc khối lượng công việc. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Ký kết hợp đồng
Căn cứ theo Điều 54 Luật Đấu thầu 2005, việc ký hết hợp đồng bao gồm các nội dung sau :
+ Hợp đồng được ký kết căn cứ vào các tài liệu sau đây:
- Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
- Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn;
- Hồ sơ mời thầu.
+ Việc ký kết hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực;
- Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tại thời điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
4.Các chế tài xử lý các vi phạm pháp luật về đấu thầu .
+ Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:
- Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật đấu thầu ngoài các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này;
- Phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật đấu thầu gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của các bên có liên quan;
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này.
+ Cá nhân vi phạm Luật đấu thầu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự nếu hành vi đó cấu thành tội phạm.
+ Tổ chức, cá nhân vi phạm Luật đấu thầu, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn bị đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật đấu thầu trong công tác đấu thầu xây lắp công nghiệp tại Công ty cổ phần thương mại xây lắp Công nghiệp Thăng Long
I.Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại xây lắp Công nghiệp Thăng Long
1.Sơ lược lịch sử hình thành và quá trình phát triển Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long
Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long được thành lập theo đăng ký kinh doanh số : 0103008529 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 11 tháng 07 nămg 2005.
Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long là doanh nghiệp Cổ phần trong đó có 20% vốn nhà nước. Lĩnh vực hoạt động chính là: Xây lắp các công trình nhà máy điện, đường dây và trạm biến áp truyền tải và phân phối , xây dựng công trình công nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thong thuỷ lợi trong phạm vi cả nước.
Kinh doanh thương mại vật tư thiết bị điện. Đầu tư nhà máy thuỷ điện, sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm cơ khi và kết cấu thép.
Trong những năm đầu mới thành lập nhưng Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long bước đầu đã khẳng định được năng lực của Doanh nghiệp đó là:
Bộ máy quản lý được đào tạo cơ bản, có trình và kinh nghiệm quản lý nhiều năm trong lĩnh vực xây lắp điện và xây dựng công nghiệp đã được trưởng thành từ các Công ty, các đơng vị có bề dầy xây dựng và phát triển trên địa bàn cả nước.
Nhiều cán bộ quản lý, cán bộ kỷ thuật cảu công ty từng tham gia chỉ huy các công trình điện lớn như : Đường dây 500kV Bắc Nam mạch 2,TBA 500kV Tân Định, TBA 220kV Sóc Sơn, các đường dây là TBA 220kV khác được các chủ đầu tư đánh giá cao.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình đọ vững vàng, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đủ khả nằng quản lý và thi công những công trình có quy mô lớn có yếu cầu kỹ thuật cao, đặc biệt là công trình điện đến đến điện áp 500kV. Đội ngũ cán bộ hầu hết đã được tôi luyện và trưởng thành từ nhiều dự án lớn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của ngành Điện Việt Nam như :
- Đường dây siêu cáp áp 500kV Bắc- Nam mạch I và II.
- Các đường dây 220kV Hoà Bình- Hà Đông, Phả Lại- Sóc Sơn, Nam Định- Thái Bình, Thái Bình - Hải Phòng, Cà Mau - Ô Môn , Việt Trì- Sơn La…
- Nhiều đường dây 110kV và đường dây 35kV , 22kV trên địa bàn cả nước.
- Trạm biến áp 500kV Tân Định, TBA 220kV Nam Định,TBA 220kV Sóc Sơn…
Và rất nhiều công trình khác được công ty thực hiện thành công và được các nhà đầu tư đánh giá: “ CHẤT LƯỢNG- TIẾN ĐỘ- GIÁ THÀNH- THẨM MỸ CÔNG NGHIỆP”
2.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu
Sơ đồ tổ chức của công ty:
ĐẠI HỘ ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘ DỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ GIÁM ĐỐC 1
PHÒNG KẾ HOẠCH -THỊ TRƯỜNG
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐÔC 2
PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ
PHÒNG KỶ THUẬT- AN TOÀN
BAN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG VÂT TƯ - XNK
ĐỘI XÂY LĂP ĐIỆN1-2-3-4-5-6-7-8
ĐỘI XÂY LẮP TRẠM 1-2-3
ĐỘI XÂY DỰNG 1-2-3
XƯỞNG GIA CÔNG CƠ KHÍ
ĐỘI THI CÔNG CÁP QUANG
ĐỘI TN ĐIỆN VÀ TN CÁP QUANG
Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty
Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long xây dựng theo các quy định trong pháp luật về thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp 2005. Công ty có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc. Công ty có 10 cổ đông chính, trong đó có cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam - Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam.
Trong đó giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật cho công ty.
Đại hội đồng cổ đông
- Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, la cơ quan có quyết định cao nhất của công ty.
- Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
3. Hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây.
II.Khái quát chung hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty
1.Tư cách pháp lý, vai trò của Công ty Thăng Long trong các cuộc đấu thầu
- Tư cách pháp lý của Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long :
Tên địa chỉ trụ sở chính, hình thức công ty.
1
Tên doanh nghiệp:
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG
Tên giao dịch quốc tế:
THANG LONG INDUSTRY CONSTRUCTION TRADING JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt tiếng Anh: THANG LONG TIC.,JSC
2
Trụ sở văn phòng: P.1004 nhà 24T1 khu đô thị Trung Hoà-Cầu Giấy-Hà Nội
3
Số điện thoại : (84)-04-2-512-438
Số Fax: (84)-04-2-512-712
Thư điện tử:
thanglongtic@viettel.vn
4
Mã số thuế : 01.01.722.001
5
Đăng ký kinh doanh số: 0103008529
Cơ quan đăng ký kinh doanh
Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội
6
Ngành nghề kinh doanh chính:
Xây lắp các công trình nguồn điện, công trình Đường dây và TBA đến 500kV
Xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thong, thuỷ lợi, bưu chính viễn thong , điều khiển tự động, đường dây cáp quang, hạ tầng kỹ thuật và san lắp mặt bằng.
Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, hang cơ kim khí, kết cấu thép, phụ kiện công trình điện, thiết bị thí nghiệm.
Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện và đường dây cáp quang.
sản xuất, mua bán, lắp đặt thiết bị phát thanh truyền hình, thiết bị điện, điện tử và máy móc cơ khí chuyên ngành phát thanh truyền hình.
Đại lý kinh doanh, lắp đặt trang thiết bị bưu chính viễn thong.
Và các ngành nghề khác theo đăng ký kinh doanh…
7
vốn điều lệ: 7.500.000.000 VND
Trong đó : Vốn Nhà nước : chiếm 20%
Vốn cổ đông khác : chiếm 80%
8
Tổng số cán bộ nhân viên: 281 người
9
Phạm vi hoạt động: trong cả nước
2.Năng lực của Công ty cổ phần thương mại xây lắp Công nghiệp Thăng Long trong tổ chức và tham gia đấu thầu
a.Năng lực tài chính
Loại hình kinh doanh của công ty là Công ty cổ phần thương mại, chuyên kinh doanh về lĩnh vự xây lắp công nghiệp. Vốn điều lệ của công ty Cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long : 7.500.000.000 VND
Trong đó vốn của nhà nước chiếm 20 % . Vốn của các cổ đông khác chiếm 80%.
b.Năng lực tổ chức
Trong những năm đầu khi thành lập công ty và đi vào hoạt động, với những khó khăn nhất định . Bằng năng lực và trình độ của toàn thể nhân viên trong công ty, Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long dần chiếm được long tin của khách hàng . Ban quản trị của công ty không ngừng học hỏi và đưa ra những chỉ đạo phù hợp với cơ chế thị trường và phù hợp với tình hình phát triển của công ty nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Để xây dựng một công ty có tên tuổi trong ngành xây lắp hoàn toàn không phải là dễ dàng, nhưng với khả năng và năng lực của ban Quản trị của công ty , những khó khăn bước đầu khi mới thành lập dần được khắc phục và ngày càng hoàn thành tốt các công việc mà đối tác tiên tưởng giao cho.
*Cơ cấu tổ chức của công ty :
Tổ chức của công ty
- Chủ tịch hội đồng quản trị _ Giám đốc công ty : K.s Trịnh Văn Tuấn
- Các phó giám đốc:
Phó giám đốc _ Phục trách kỷ thuật: K.s Nguyễn Minh Đệ
Phó giám đốc _ Phục trách kinh doanh: KNKT Nguyễn Ngọc Quân
- Kế toán trưởng : Trịnh Ngọc Biên
- Trưởng phòng kế hoạch _Tài chính: Nguyễn Thị Hương
- Trưởng phòng KTAT: Hà Trọng Văn
- Trưởng phòng vật tư_XNK: Bùi Mạnh Hữu
- Trưởng phòng tổ chức hành chính : Trần Văn Hoàn
Hội đồng quản trị
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyên nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
- Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hang năm của Công ty
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần.
+ Quyết định chào bán cổ phần mới, chuyển đổi giữa các loại cổ phần được phép chuyển đổi trong phạm vi vống điều lệ và quyết định huy động vốn theo hình thức khác.
+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Ngoại ra được quyết định huy động, vay vốn từ các tổ chức tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Quyết định giá bán cổ phần và giá trái phiếu của công ty
+ Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật Doanh nghiệp 2005.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng và mức lương của từng vị trí trong công ty.
+ Quyết định trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
+ Quyết định mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý phát sinh trong quá trình kinh doanh.
+ Kiến nghị việc tổ chức lại công ty, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty;
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc của Công ty.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị của Cô;
+ Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể ra quyết định và thay đổi mặt HĐQT ký ban hành các quyết định theo nghị quyết của Hội đồng quản trị, cũng như thay đổi mặt Hội đồng quản trị ký các quyết định giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền;
+ Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
+ Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông. Căn cứ và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, thay mặt doanh nghiệp ký quyết định ban hành đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phê chuẩn các kiến nghị, đề xuất của Giám đốc .
-Trường hợp chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định rõ quyền và trách nhiệm trong giấy uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền. Trường hợp không có người được uỷ quyền hoặc chủ tịch Hội đồng quản trị không làm việc tạm thời giữ chức Chủ tich Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số quá bán.
Giám đốc công ty
- Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
- Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật và việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.Nhiệm kỳ của giám đốc là 5 năm.
- Quyền và nghĩa vụ của giám đốc trong công ty:
+ Quyết định các vấn đề lien quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty;
+ Kiến nghị phương án tổ chức , quy chế quản lý nội bộ của Công ty;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và chức danh quản lý trong công ty trừ các chứ danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
+ Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc ;
+ Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
+ Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn: Không hạn chế về quy môt, giá trị nếu triển khai thực hiện không sử dụng tới quá 30% vốn cổ phần của cổ đông sang lập tại thời điểm . Chịu trách nhiệm trước công ty về việc chủ động khai thác, huy động các loại vốn để thựchiện dự án, trong thời gian năm ngày làm việc.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp Luật và Điều lệ công ty, quyết định của Hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát
- Ban kiểm soát có từ bà đến năm thành viên; nhiệm kỳ của ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên của ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ hạn chế.
- Các thành viên ban kiểm soát bầu một số trong số đó làm trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiẹm vụ của Trưởng ban kiểm soát do người đại diện theo pháp luật của công ty quy định và phải được người sở hữu cổ phần ưu đãi đặc biệt phê chuẩn mới có hiệu lực thi thành. Ban kiểm soát phải có hơn một nữa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhật một thành viên là kế toán hoặc kiểm toán viên.
- Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà ban kiểm soát nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì ban kiểm soát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.
c.Nguồn lực con người
Với đặc thù của ngành nghề kinh doanh là Xây lắp Công nghiệp, các công trình mà Công ty thực hiện chạy dài từ Bắc vào Nam. Do vậy lực lượng lao động của công ty là không ổn định, lực lượng lao động trong công ty luôn được công ty chọn và tuyển dụng theo đúng yêu cầu của công việc. Như năm 2006 lực lượng của công ty Cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long :
Tổng số lao động của công ty gồm : 218 người
Trong đó :
- 33 cán bộ kỹ thuật và quản lý.
- 284 công nhân kỹ thuật được đào toạ cơ bản, có tay nghề từ bậc 3 đến bậc 7
Hầu hết lực lượng cán bộ công nhân đã có thâm niên ngành nghề trên 5 năm, trưởng thành qua nhiều công trình lắp trạm, đường dây và xây dựng trọng điểm của Nhà nước và các công trình có vốn đầu từ nước ngoài. Toàn bộ lao động trong công ty đều được ký hợp đồng lao động và tuân theo pháp luật về lao động trong bộ Luật lao động 2005.
3. Thành tựu, kết quả tiêu biểu trong công tác đấu thầu những năm gần đây của Công ty cổ phần Thương mại xây lắp Công nghiệp Thăng Long
Là một công ty mới được thành lập nhưng Công ty Cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long là một trong những đơn vị đi đầu và luôn được Nhà nước và các đối tác tiên tưởng giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Tuy là một công ty mới thành lập nhưng , nhưng số lượng công trình mà công ty đã và đang thực hiền là không ít.Các hợp đồng mà công ty đang và thực hiện như :
TT
Tên công trình
Quy mô công trình
Chủ đầu tư
Giá trị hợpđồng (tr.đồng)
Thời gian thực hiện
khởi công
Hoàn thành
I
Xây lắp lưới điện 220kV
1
Đường dây 220kV Thái Nguyên-Tuyên Quang
Đường dây 220kV:21km 2 mạch x 2AC-330
Ban QLDA công trình điện miền Trung-EVN
16.900
T8/2006
T3/2007
2
Đường dây 220kVTuyên Quang-Bắc Cạn_Thái Nguyên
Đường dây220kV : 16km 2 mạch x2AC-330
Ban QLDA công trình điện miền Trung-EVN
13.800
T5/2007
T12/2007
II
Xây lắp lưới điện 110kV
1
Đường dây 110kV Hà Giang- Bắc Cạn
13km( 1và 2 mạch)+02 ngăn lộ tại trạm110kV Hà Giang
Công ty điện lực 1
6.500
T9/2005
T1/2006
2
Lắp đặt hệ thống máy cắt 110kV Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình
lắp đặt thay thế hệ thống máy cắt và TU 110kV
Công ty nhiệt điện Ninh Bình
660
T9/2005
T11/2005
3
TBA 110kV Hà Giang
Lắp MBA 25MVA-110/35/22, xây dựng và lắp đặt các ngăn lộ XT
Điện lực Hà Giang- Công ty điện lực 1
1.700
T1/2006
T6/2006
4
TBA 110kV Lạc Đạo_Hưng Yên
Lắp MBA 63MVA-110/35/22kV, xây dựng và lắp đặt các ngăn lộ XT
Điện lực Hưng Yên-Công ty Điện lực 1
516
T5/2006
T7/2007
5
Xây lắp TBA 110kV và XT35kV,XT10kV-Dự án TBA110kV Sơn Dưong-Nhánh rẽ
- XT 35kV,XT10kV
- Xây dựng TBA
- Lắp đặt thiết bị
Điện lực Tuyên Quang
6.921
T3/2007
T8/2007
6
Xây dựng trạm biến áp110kV Thiện kế
-Lắp đặt thiết bị
-Xây dựng TBA
Ban QLDA phát triển Điện lực-Công ty Điện lực1
7.010
T9/2007
T1/2008
III
Xây lắp lưới điện phân phối
1
ĐZ-35kV cấp điện xã Trung Thành-Vị Xuyên-Hà Giang
8.45km ĐZ-35kV+03TBA
Điện lực Hà Giang-Công ty Điện lực 1
2.195
T8/2005
T11/2005
2
ĐZ-35kV+ Trạm cắt Phú Nam-Mông Ân-Cao Bằng
3km ĐZ35kV+ 01 Trạm cắt
Điện lực Cao Bằng- Công ty Điện lực 1
805
T12/2005
T3/2006
3
Đường dây 35kV lộ 373 E22.3 Bắc Quang- Cầu Trì
Cải tạo thay dây AC-95: 21km
Điện lực Hà Giang- Công ty Điện lực 1
1.731
T2/2006
T4/2006
4
Lắp đặt hệ thống tủ 35kV nhà máy nhiệt điện Ninh Bình
Thay lắp đặt hệ thống tủ 35kV
Công ty nhiệt điện Ninh Bình
810
T10/2005
T12/2005
5
Dự án NLNT Việt Nam(WB) Lô thầu08.3: cấp điện xã Thượng Tân-Bắc Mê-Hà Giang
Đường dây 35kV
Đường dây 0,4kV
TBA35/0,4kV
Công ty điện lực 1
4.413
T2/2006
T9/2006
6
Dự án NLNT Việt Nam
Đường dây 35kV
Đường dây 0,4kV
- TBA35/0,4kV
Công ty Điện lực 1
10.233
T5/2006
T2/2007
7
Trạm trung gian Phương Xá- Sông Thao và nhánh rẽ 35kV
Đường dây 35kV:2,42km
Cột vượt song 61m: 2 cột
Trạm trung gian 1.600kVA
Công ty Điện lực Phú Thọ - Công ty Điện Lực 1
4.700
T10/2006
T1/2007
8
Các đường dây 0,4kV sau TBA Thôn Phiên, Vĩnh Trùng, Đồng Hương-Bắc Giang- Hà Giang
Đường dây 0,4kV
Điện lực Hà Giang- Công ty Điện lực 1
1.438
T8/2007
T9/2007
IV
Các công trình sửa chữa lớn
1
Sửa chữa lớn ĐZ 110kV lộ172T500 Hà Tĩnh
Thay dây , sứ phụ kiện
Xí nghiệp điện cao thế Miền Bắc
476
Y2/2007
T4/2007
2
Sửa chữa lớn ĐZ 110kV lộ 173A100 Hoà Bình
Thay dây , sứ phụ kiện
Xí nghiệp Điện cao thế Miền Bắc
1.101
1/2007
3/2007
V
Thương mại cung cấp vật tư, thiết bị
1
Cung cấp hệ thống tủ bảo vệ, điều khiển trạm trung gian Phương xá-Sông Thao
Hệ thống
Điện lực Phú Thọ- Công ty Điện lực1
2.000
9/2006
12/2006
2
Cung cấp dây dẫn, phụ kiện công trình: ĐZ-35kV Bắc Giang -Cầu Trì
Toàn bộ
Điện lực Hà Giang-Công ty Điện lực 1
1.000
2/2006
4/2006
VI
Gia công chế tạo kết cấu thép
1
Chế tạo 2 cột thép vượt song 64m và kết cấu thép cho CT: ĐZ-35kV và trạm trung gian Phương Xá
Toàn bộ
Điện lực Phú Thọ- Công ty Điện lực 1
1.000
9/2006
12/2006
2
Chế tạo xà giá, kết cấu thép cho CT: Lô thầu số 07.3,08.3 thuộc dự án NLNTVN
Toàn bộ
Ban QLDA Lưới Điện – Công ty Điện lực 1
2.500
6/2006
10/2006
III. Quy trình thực tham gia dự thầu cung ứng thiết bị và thi công công trình của Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long
1.1. Quy trình tham gia dự thầu cung ứng thiết bị và thi công công trình của công ty
1.1.1 Chuẩn bị Hồ sơ dự thầu
Chuẩn bị Hồ sơ dự thầu là giai đoạn quan trọng, quyết định sự thành bại và hiệu quả tham dự thầu của Công ty
* Nhận và nghiên cứu Hồ sơ mời thầu
Khi chủ đầu tư có thông báo mời thầu thì Công ty phải cử cán bộ tới tìm hiểu, mua (nhận) Hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu sẽ cung cấp Hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu, trong đó đã ghi rõ nội dung yêu cầu nhà thầu cần đáp ứng. Sau đó, Công ty phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng Hồ sơ mời thầu. Nghiên cứu kỹ Hồ sơ mời thầu là cơ sở để lập Hồ sơ dự thầu.Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;
b) Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
c) Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.
* Phân phối công việc
Công ty cần phải giao nhiệm vụ một cách cụ thể, phân phối cho các bộ phận liên quan để hoàn thiện Hồ sơ dự thầu, tránh tình trạng chồng chéo kém hiệu quả. Việc lập Hồ sơ dự thầu chủ yếu do phòng Kinh doanh và phòng Kỹ thuật đảm nhiệm. Đồng thời, các bộ phận cũng phải hiểu rõ được yêu cầu và đề ra quy trình, thời hạn hoàn thành nhiệm vụ.
* Lập Hồ sơ dự thầu
Sau khi nghiên cứu Hồ sơ mời thầu, xác định được những yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu thì Công ty tiến hàng lập Hồ sơ dự thầu. Những nội dung cần thiết trong Hồ sơ dự thầu:
- Nội dung về pháp lý bao gồm các giấy tờ như: đơn dự thầu theo mẫu của bên mời thầu, giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập Công ty, tài liệu giới thiệu về năng lực tài chính, số năm kinh nghiệm hoạt động, các hợp đồng đã và đang thực hiện, danh sách các cơ quan tổ chức mà Công ty từng cung ứng thiết bị tương tự…
- Nội dung về kỹ thuật: Trong nội dung này thì Công ty cần kết hợp với các nhà cung cấp thiết bị để có thể chuẩn bị các giấy tờ như khă năng đáp ứng về số lượng, chất lượng, năm sản xuất thiết bị, chứng chỉ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, xuất xứ máy móc thiết bị cung ứng, giấy uỷ quyền của nhà sản xuất…
- Nội dung về thương mại, tài chính: đưa ra giá chào thầu của Công ty, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, điều kiện lắp đặt, bảo hành, hướng dẫn sử dụng và các dịch vụ sau bán…
Hồ sơ dự thầu phải được niêm phong, trên túi túi hồ sơ ghi rõ tên gói thầu, tên dự án, tên địa chỉ nhà thầu kèm theo dòng chữ” không đựoc mở ra trước ngày …. giờ
Hồ sơ dự thầu phải được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc được gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ mời thầu trước thời điểm đóng dấu .thời điểm đóng dấu là thời điểm được ấn định kết thúc việc nộp hồ sơ dự thầu. thời điểm này dài hay ngắn tùy thuộc vào quy mô tính phức tạp của của gói thầu nhưng phải đủ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và cho phép bên mời thầu thu nhận tối đa các hồ sơ dự thầu. Thời điểm đóng dấu cũng có thể được bên mời thầu xem xét gia hạn thêm nếu việc gia hạn đó đưa lại sự cạnh tranh lớn hơn. Bên mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hay bất cứ tài liệu nào, kể cả thư giảm giá, sau thời điểm đóng dấu, trừ các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là không hợp lệ và được trả lại cho nhà thầu theo nguyện trạng. Sau khi đã nộp hồ sơ dự thầu nếu muốn sửa đổi hoặc rút lại hồ sơ, nhà thầu phải gửi đề nghị bằng văn bản cho bên mời thầu trước thời điểm đóng dấu.
1.1.2. Khi dự thầu nhà thầu phải nộp
a. Nộp Hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu
Sau khi đã hoàn tất các tài liệu để lập Hồ sơ dự thầu và được phê duyệt, Công ty sẽ đóng gói Hồ sơ thầu và nộp theo đúng ngày giờ theo yêu cầu của bên mời thầu. Hồ sơ dự thầu phải được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc được gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ mời thầu trước thời điểm đóng dấu .thời điểm đóng dấu là thời điểm được ấn định kết thúc việc nộp hồ sơ dự thầu. thời điểm này dài hay ngắn tùy thuộc vào quy mô tính phức tạp của của gói thầu nhưng phải đủ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và cho phép bên mời thầu thu nhận tối đa các hồ sơ dự thầu. Thời điểm đóng dấu cũng có thể được bên mời thầu xem xét gia hạn thêm nếu việc gia hạn đó đưa lại sự cạnh tranh lớn hơn. Bên mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hay bất cứ tài liệu nào, kể cả thư giảm giá, sau thời điểm đóng dấu, trừ các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là không hợp lệ và được trả lại cho nhà thầu theo nguyện trạng. Sau khi đã nộp hồ sơ dự thầu nếu muốn sửa đổi hoặc rút lại hồ sơ, nhà thầu phải gửi đề nghị bằng văn bản cho bên mời thầu trước thời điểm đóng dấu.
Khi dự thầu nhà thầu phải nộp một khỏan tiền bảo đảm dự thầu( Thể hiện dưới hình thức đặt cọc ký quỹ, bảo lãnh thầu) để bảo đảm có hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Mức bảo đảm dự thầu được xác định trên sự đánh giá hợp lý về thiệt hại mà bên mời thầu phải chịu trong trường hợp nhà thầu rútlại hồ sơ dự thầu hoặc từ chối ký hợp đồng. Tỉ lệ đặt cọc ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy định nhưng không quá 30 tổng giá trị ước tính của hàng hóa đấu thầu. Bảo đảm dự thầu được hoàn trả cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi công bố kết quả đấu thầu. Đối với các nhà thầu trúng thầu thì số tiền này sẽ được hoàn trả sau khi nộp bảo bỏa lãnh thực hiện hợp đồng. Bên nhận bảo lãnh cho bê dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dự thầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương với số tiền đặt cọc, ki quỹ
+Bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả nếu nhà thầu có hành vi sau đây:
-Trúng thầu nhưng không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng
-Rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu
-Có sự vi phạm quy chế đấu thầu
+Bên mời thầu sẽ mời các nhà thầu tham gia mở thầu công khai nhằm đảm bảo tính công bằng trong khi đánh giá Hồ sơ dự thầu. Vào đúng ngày mở thầu, Công ty sẽ có mặt để tham dự. Dựa vào Hồ sơ dự thầu, bên mời thầu tiến hành chấm điểm dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá chung.
+Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu
- Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu.
- Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
- Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu.
b. Thương thảo và ký kết hợp đồng
Nhà thầu xây lắp, sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
+ Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
+ Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí "đạt", "không đạt";
+ Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;
+ Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt
Sau khi đã xem xét và đánh giá các Hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ tuyên bố công khai nhà thầu trúng thầu và thông báo cho Công ty. Khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu phải gửi cho bên mời thầu thư chấp nhận thương thảo và hoạn thiện hợp đồng. Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hánh quá trình thương thảo, giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong nội dung của hợp đồn, đặc biệt là giá cả của hợp đồng sau khi đã có giá trúng thầu, để đi đến hoàn thiện và kí kết hợp đồng xây lắp. Nếu Công ty là đơn vị trúng thầu, hai bên sẽ chọn thời gian và địa điểm để tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng. Sau khi đã đàm phán, đi đến nhất trí tất cả các điều khoản trong hợp đồng thì hai bên tiến hành ký kết hợp đồng.
Hợp đồng được ký kết căn cứ vào các tài liệu sau đây:
+ Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
+ Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;
+ Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn;
+ Hồ sơ mời thầu.
Việc ký kết hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực;
+ Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tại thời điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Nguyên tắc xây dựng hợp đồng
+ Hợp đồng phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan.
+ Trường hợp là nhà thầu liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.
+ Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
+ Trường hợp phát sinh khối lượng công việc hoặc số lượng hàng hóa nằm ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Nội dung của hợp đồng
+ Đối tượng của hợp đồng.
+ Số lượng, khối lượng.
+ Quy cách, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác.
+ Giá hợp đồng.
+ Hình thức hợp đồng.
+ Thời gian và tiến độ thực hiện.
+ Điều kiện và phương thức thanh toán.
+ Điều kiện nghiệm thu, bàn giao.
+ Bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá, xây lắp.
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
+ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
+ Các nội dung khác theo từng hình thức hợp đồng.
- Trứơc khi kí hợp đồng nhà thầu trúng thầu phải nộp tiền bảo lãnh thự hiện hợp đồng cho bên mời thầum để đảm bảo hàng hóa dịch vụ se đuợc cung cấp theo đúgn hợp đồng, máy móc thiết bị sẽ vận chuyển theo đúng đặc điểm kĩ thuật trong thời gian bảo hành
Bảo đảm thực hiện hợp đồng
+ Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực, trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện.
+ Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép.
+ Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
+ Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực.
Trong hợp đồng phải quy định về bảo hành. Thời hạn bảo hành, mức tiền bảo hành và các nội dung khác về bảo hành được quy định trong hợp đồng phải căn cứ theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể về bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá trong hợp đồng
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ có hiệu lực cho đến khi các bên thực hiện xong nghĩa vụ hợp đồng, và tất nhiên, nhà thầu sẽ không nhận được lại số tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu không hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng hoặc từ chối không thực hiện các nghĩa vụ này. Khi nộp tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nhà thầu sẽ được hoàn trả tiền bảo lãnh dự thầu( Nếu các bên không có thảo thuận khác)
Theo khoản 2 Điều 230 Luật thương mại năm 2005 thì việc kí kết thực hiện hợp đồng được tiến hành dựa trên:
+ Kết quả đấu thầu
+ Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu
+ Nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu
Nếu quá thời hạn được ấn định kể từ thời điểm nhận được thông báo trúng thầu mà nhà thầu trúng thầu không có thông báo chấp nhận hoặc từ chối giao kết hợp đồng, bên mời nhà thầu được xếp hạng kể tiếp đê thương thảo hợp đồng
c. Triển khai thực hiện gói thầu
Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty nhanh chóng tiến hành triển khai thực hiện gói thầu cung ứng thiết bị theo đúng số lượng, chất lượng, kỹ thuật , tiến độ và các điều kiện khác đã nêu ra trong hợp đồng.
Chương III: Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp
I. Nhìn nhận và đánh giá các quy định của pháp luật về đấu thầu
1.Ưu điểm
Luật Đấu thầu được ban hành đã giúp cho Nhà nước quản lý công tác đấu thầu một cách triệt để nhất. Tuy còn rất nhiều những khiếm khuyết chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và công tác đấu thầu nói riêng, nhưng Luật Đấu thầu đã phần nào hạn chế được rất nhiều những tiêu cực còn đọng lại từ khi nền kinh tế của đất nước là nền kinh tế đóng. Đó là :
Phần nào Luật Đấu thầu đã giải quyết được vấn nạn đấu thầu “khép kín”, thiếu tính cạnh tranh giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Tuy là vấn nạn trên chưa được xử lý một cách triệt để nhưng cũng đã cho thấy một những điểm đáng ghi nhớ từ khi có Luật Đấu thầu chính thức có hiệu lực.
Việt Nam là đất nước có các cơ quan phòng ban phức tạp nhất, việc mở thầu một dự án nào đó thì lại diễn ra “Có đi có lại …” khiến cho việc quản lý của nhà nước trở nên khó khăn và không có hiệu quả. Ngoài ra vấn nạn trên còn làm cho nền kinh tế đất nước đi thụt lùi so với toàn thế giới. Khó khăn trên của nhà nước trong công tác đấu thầu đã chính thức có người giải quyết mà không làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ đó là Luật Đấu thầu 2005.
2.Nhược điểm
Nền kinh tế của Việt Nam khá phức tạp do vậy việc quản lý công tác đấu thầu bằng Luật đấu thầu là chưa hoàn toàn theo sát với sự phát triển của tổng thể nên kinh tế quốc dân.
Đôi khi có các điểu luật này lại hạn chế và có phần không hợp với các quy định của các điều luật ở Luật khác. Chính những thống nhất không đồng bộ này đã có rất nhiều trường hợp khiến cho nhà nước không biết cách nào giải quyết và các doanh nghiệp không biết nên theo sự hướng dẫn và tuân theo Luật nào nữa.
Việc ban hành Luật đấu thầu còn rất nhiều “kẻ hở”, tiêu biết là hiện tượng bỏ thầu giá thấp, trúng thầu bằng mọi giá sau đó tìm cách điều chỉnh nâng giá gói thầu. Những “ kẻ hở “ trên là do việc ban hành và quy định giá sàn , giá trần chưa thực sự rõ ràng.
II.Đánh giá việc áp dụng pháp luật đấu thầu tại Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long
1.Kết quả đạt được
Trong những năm qua Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định tên tuổi của mình trong ngành xây lắp công nghiệp của đất nước. Bằng chứng là số lượng và khối lượng các công trình của Công ty đứng ra thi công ngày càng nhiều và không những mình khu vực miền Bắc mà trãi dài khắp đất nước.
Các công trình mà Công ty đã và đang tham gia được các chủ đầu tư đánh giá rất có chất lượng và luôn hoàn thành về chỉ tiêu đề ra cả thời gia và các chỉ số kỷ thuật.
Để đạt được những thành quả như ngày hôm nay ban lạnh đạo của công ty đã không ngừng trao dồi kiến thức về chuyên môn, tiềm hiểu sâu rộng về các quy định của pháp luật nói chung và Luật đấu thầu nói riêng. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng những quy định của Nhà nước về pháp luật đấu thầu, và với những gì đã tạo dựng được tên tuổi đối với Nhà nước và các chủ đầu tư. Công ty luôn luôn là đơn vị tham gia và thực hiện đúng các quy định của nhà nước về Luật Đấu thầu và những quy định của chủ đầu tư, do vậy hằng năm Công ty luôn là một trong những đơn vị được chủ đầu tư tiên tưởng và giao cho những công trình trọng yêu , có tính chất quyết định tới toàn bộ công trình . Bằng chứng là :
Trong năng đầu tiên khi mới thành lập thì số lượng mà công ty tham gia thi công là 5 công trình, giá trị cao nhất của công trình là 6.5 tỷ đông.
Đến những năm tiếp theo số lượng các công trình mà đơn vị tham gia thi công ngày càng nhiều lên và giá trị của các công trình thi công cũng tăng lên theo sự lớn mạnh của công ty và uy tiến của Công ty , các cán bộ quản lý của Công ty.
Tuân theo các quy định được nêu ra trong Luật Đấu thầu 2006 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu 2006. Công ty đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong khi tham gia dự thầu và ký kết hợp đồng với các chủ đầu tư. Mức độ sai phạm dẫn tới những hậu quả không đáng có của công ty về việc tuân thủ và thực thi theo các quy định của pháp luật là không có.
III.Kiến nghị
1.Kiến nghị với nhà nước
Đất nước ta đang trong công cuộc cải tổ lại đất nước sau một thời gia dài bị khủng hoảng và chìm sâu trong 2 cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Tuy thành những thành tựu đạt được trong thời gian qua là không hề nhỏ trong công cuộc cải tổ đất nước nói chung và về pháp luật nói riêng. Về kinh tế thì chúng ta đã bước một bước dài và ngày càng khẳng định Việt Nam là một điểm đến an toàn và đúng đắn để đầu tư.
Trái ngược với sự phát triển kinh tế vượt bậc trong những năm qua thì pháp luật thực định của chúng ta đang là một vấn đề nan giải mà Quốc Hội và các cơ quan chức năng đang tiềm cách giải quyết. Các văn bản pháp luật của chúng ta luôn trong tình trạng “Văn bản đi trước bị văn bản đi sau chèn và hạn chế ” khiến cho các đơn vị, tập thể, các nhân đôi khi không biết nên tuân thủ theo luật nào và sử dụng chúng như thế nào.Vấn đề đang được đề cập từ đầu đó là vấn đề về Đấu thầu xây lắp công nghiệp, một số điều được nêu trong Luật Đấu thầu còn có những điều chưa được rõ ràng và có những điều quy định có phần “lấn sân ” của Luật Đầu tư và Luật Xây dựng. Cụ thể như sau :
A. Một số vấn đề chung của 2 Luật:
1) Về người có thẩm quyền: Trong luật dùng từ “người” ở đây có lúc là cá nhân, có lúc là tổ chức do đó sẽ rất khó khi xây dựng các quy định Chế tài khi vi phạm:
+ Người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng công trình trong Luật Xây dựng ghi rất rõ là Thủ tướng, Chủ tịch UBND, Bộ trưởng. Nhưng thẩm quyền lập, phê duyệt qui hoạch chung xây dựng, thẩm quyền thẩm định lại ghi chung chung là Bộ A, Bộ B, UBND, Sở A, Sở B...
+ Người có thẩm quyền trong Luật Đấu thầu là người được quyền quyết định dự án được qui định tại Điều 39 Luật Xây dựng và Điều 11 Nghị định 16 thì thẩm quyền ghi rõ là Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp. Nhưng tại Điều 60 trong Luật Đấu thầu ghi nhiệm vụ rất chi tiết của người có thẩm quyền như phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu, ... là không thực tế đặc biệt dự án đầu tư ở các Bộ không chuyên ngành (Y tế, Văn hóa, Lao động...) vì vậy cần xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong các trường hợp của Luật. Người có thẩm quyền ở các cấp hành chính là Thủ trưởng, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND nhưng cần bổ sung “hoặc người được ủy quyền, người được phân công ký các quyết định liên quan đến dự án đầu tư”. Có như vậy khi xử lý hành vi vi phạm mới có các chế tài cụ thể cho từng cá nhân được.
2) Cần qui định rõ người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và Ban quản lý trong dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước:
Theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu thì có rất nhiều qui định Chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư. Vì vậy người quyết định đầu tư và chủ đầu tư không thể là “một người”, “một cấp” do đó vấn đề đặt ra là:
- Bộ có thể vừa là người quyết định đầu tư lại là chủ đầu tư dự án hay không? (Như nhiều người nói vụ PMU18 thì Bộ Giao thông - Vận tải là chủ đầu tư có đúng không?). Nếu theo Khoản 9 Điều 4 Luật Đấu thầu, Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng thì “chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu”. Rõ ràng ở đây Ngân sách nhà nước hoặc vốn ODA đã được giao, phân bổ trực tiếp cho Bộ GTVT “sở hữu”, “sử dụng” để xây dựng công trình nhưng người “trực tiếp tiêu tiền” lại là PMU.
- Vì vậy có ý kiến cho rằng cần định nghĩa lại và xác định chủ đầu tư (sử dụng vốn Nhà nước) phải là người được Nhà nước giao vốn để xây dựng dự án nhưng phải là người trực tiếp quản lý, sử dụng khai thác dự án còn nếu năng lực không đủ thì đã có qui định trong pháp luật là thuê tư vấn quản lý dự án rồi? Lúc đó Bộ là “người” quyết định, “người có thẩm quyền”.
- Về Ban Quản lý dự án. Theo Luật Xây dựng và Nghị định 16 thì trong trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư “có thể thành lập Ban Quản lý dự án, Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ quyền hạn được giao”.
Vì vậy có nên qui định cứng các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án như điều 36 Nghị định 16 hay không?
Do đó có ý kiến cho rằng đã tách được “Chủ đầu tư” như nêu ở trên (không phải là Bộ, UBND) nếu trực tiếp quản lý dự án thì chính chủ đầu tư cử người của mình ra làm Ban Quản lý dự án vấn đề chỉ là phân công một số cán bộ của cơ quan chủ đầu tư chuyên làm Ban quản lý dự án lúc này được trực tiếp điều hành dự án mà chính họ là chủ đầu tư, nhất là lại có câu “chủ đầu tư có thể ủy quyền cho Ban Quản lý dự án một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ quyền hạn của mình” thế thì hai là một rồi còn gì phải tách ra nữa.
Còn trường hợp không đủ điều kiện trực tiếp quản lý dự án thì phải thuê các tổ chức tư vấn quản lý dự án hay nói cách khác các tổ chức tư vấn này chính là các ban quản lý dự án. Lúc này thì rất rõ ràng chủ đầu tư chỉ thuê một số công việc thông qua các hợp đồng kinh tế mà mình không có năng lực quản lý dự án mà thôi.
B. Những vấn đề cần thống nhất giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu.
1. Về quy định lựa chọn nhà thầu.
- Luật Xây dựng tại điểm b mục 1, Điều 96 qui định “chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý”
- Luật Đấu thầu: Tại mục 4 Điều 38 qui định chọn nhà thầu “có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng”.
Việc thống nhất giữa “giá dự thầu hợp lý” và “có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng” là cần thiết đặc biệt phải có Tiêu chí cụ thể đánh giá thế nào là “giá dự thầu hợp lý” hay “chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng”. Các tiêu chí này qui định trong Nghị định 16 chưa rõ, thiếu cụ thể, còn Nghị định hướng dẫn về Luật Đấu thầu thì chưa có vì vậy cần có sự thống nhất về từ dùng trong qui định của 2 Luật và thống nhất các tiêu chí đánh giá, một số ý kiến còn cho rằng cần tính thêm điểm kỹ thuật vào giá chọn thầu này.
2. Cần thống nhất giữa hai Luật về tên gọi và nội dung các công tác chuẩn bị đầu tư.
Về năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình tại Nghị định 16 có phân loại:
- Nhà thầu tư vấn: 2 loại
- Nhà thầu xây lắp: 2 loại (cấp I, đặc biệt cấp II trở xuống)
Nhiều ý kiến cho rằng cần phải khôi phục lại việc cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức hoạt động xây dựng (Tham khảo Luật Xây dựng Trung Quốc qui định có 4 cấp năng lực của tổ chức khảo sát thiết kế, 3 cấp cho nhà thầu xây lắp và mọi tổ chức hoạt động xây dựng chỉ được cấp giấy phép hoạt động khi có giấy chứng nhận năng lực, tổ chức hoạt động xây dựng chỉ được hoạt động theo cấp công trình được cấp chứng nhận).
Thời gian qua theo Luật Doanh nghiệp đã quá “tự do” cho việc cấp giấy phép kinh doanh, đã thế Luật Đấu thầu lại không hạn chế năng lực hành nghề theo cấp công trình mà để cho các chủ đầu tư xem xét là không hợp lý và không chính xác. Nhất là trong xây dựng hoạt động làm nên những công trình ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, môi trường, đời sống của con người. Vì vậy hoạt động xây dựng phải là hoạt động kinh doanh “có điều kiện”. Đó là năng lực của tổ chức hoạt động xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và phải được cấp có thẩm quyền cấp chứng nhận năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép kinh doanh.
4. Qui định về lựa chọn nhà thầu: Cần thống nhất các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Vì vậy đề nghị Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu khi xác định “phải độc lập về tổ chức, không phụ thuộc vào một cơ quan quản lý” bao gồm cả nội dung Mục 2 Điều 100 Luật Xây dựng.
6. Thưởng phạt trong hợp đồng
Luật Xây dựng tại Điều 110 có qui định về thưởng, phạt trong hợp đồng, đề nghị bổ sung vào Luật Đấu thầu hoặc Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu có một điều qui định về điều này.
C. Một số góp ý khác vào Luật Đấu thầu
1. Khoản 1 Điều 1 Phạm vi điều chỉnh của Luật
Có ý kiến đề nghị chỉ điều chỉnh đối với dự án sử dụng vốn nhà nước từ 50% trở lên. Vì nếu vốn nhà nước chỉ 30% như luật định, khi có một chủ thể có vốn 50% thì “họ” có quyền không áp dụng điều này, mà theo quyết định của Hội đồng quản trị.
2. Về đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu – Tại Điểm b Khoản 1 có qui định nhà thầu tham gia đấu thầu phải “không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý” là quá rộng rãi vì các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đều được các Bộ quản lý (dù 3 năm nữa có cổ phần hóa thì vẫn còn doanh nghiệp nhà nước và tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên 50% vẫn chiếm đa số, thực chất vẫn là doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy việc giải thích hướng dẫn vấn đề này trong Nghị định về đấu thầu cần được làm rõ. Đặc biệt cần làm rõ nội dung chống khép kín trong đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
3. Việc qui định tại Khoản a Điều 11 “Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo trừ trường hợp đối với gói thầu EPC”.
Nhiều ý kiến cho rằng nên sửa đổi qui định này vì:
+ Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đã lập thiết kế sơ bộ (từ cũ), thiết kế cơ sở (Luật Xây dựng) chính là tác giả của dự án và mâu thuẫn với Luật Xây dựng tại điều 55, 102 xác định tác giả của phương án kiến trúc được đảm bảo quyền tác giả, được ưu tiên thực hiện các bước tiếp theo, rất hiểu dự án nên họ đấu thầu làm các bước tiếp theo thì rất tốt đảm bảo cạnh tranh lành mạnh về chất lượng và giá thành.
+ Nhà thầu làm thiết kế kỹ thuật hoàn toàn có thể tham gia đấu thầu làm thiết kế thi công, lập tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu... do mất nhiều thời gian, công sức xác định giải pháp kiến trúc, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị nên họ hiểu rất cặn kẽ về thiết kế kỹ thuật do vậy họ có điều kiện cạnh tranh rất tốt về chất lượng và giá thành của gói thầu. Chỉ nên cấm đấu thầu tư vấn giám sát (trừ gói thầu EPC) đối với những đơn vị tư vấn trực tiếp thiết kế công thiết kế công trình xây dựng này
Kết luận
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, việc ban hành và áp dụng Luật Đấu thầu là một điều kiện tất yếu để Việt Nam ngày càng khẳng định mình trên tổng thể nền kinh tế toàn cầu. Việc ban hành và áp dụng Luật Đấu thầu giúp cho các doanh nghiệp có một “sân chơi” công bằng nhất để phát triển. Việc ban hành và sử dụng Luật Đấu thầu còn giúp cho đất nước thực hiện chính sách Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước một cách dễ dàng hơn và vững mạnh hơn.
Qua những thành tựu đạt được thì Luật Đấu thầu là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế và là một chuẩn mực để các Doanh nghiệp dự vào đó để định hướng phát triển.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10976.doc