Chuyên đề Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Kế toán chi phí sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp xây lắp. Thực tế cho thấy các đơn vị tự chủ và cạnh tranh thị trường gay gắt thì đây thực sự là vấn đề sống còn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Ở đâu người tiêu dùng đòi hỏi càng cao thì ở đó các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới chi phí sản xuất. Do đó việc đổi mới, tổ chức hợp lý quá trình kế toán, trong đó kế toán chi phí sản xuất luôn mang tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực đối với quản lý kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 – Vinaconex 5, em hiểu được phần nào cách thức hạch toán cơ bản của kế toán chi phí sản xuất. Nhìn chung, công tác kế toán đã đáp ứng được cho nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, không tránh khỏi một số hạn chế nhất định cần khắc phục. Với những kiến thức đã học và qua tìm hiểu thực tế, em mạnh dạn nêu một số ý kiến đề cập tới công tác kế toán nói chung, đi sâu vào kế toán chi phí sản xuất nói riêng. Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất xây lắp trong các doanh nghiệp xây dựng là vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực quan tâm nghiên cứu, giải quyết của các cán bộ chuyên ngành các cấp. Vì vậy với trình độ và kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa có nhiều nên những ý kiến đưa ra không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bác, các cô trong phòng tài chính kế toán Công ty để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn TS Nguyễn Thanh Quý cùng ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên tại các phòng ban chức năng tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 – Vinaconex 5 đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

doc66 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạp vụ trên công trường. Mức lương bình số ngày hưởng Lương theo thời gian = quân một ngày x lương thời gian Chứng từ sử dụng: Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, tại công ty có các chứng từ liên quan tới lao động tiền lương như: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng giao khoán… bảng chấm công ở bộ phận nào thì bộ phận đó theo dõi, cuối tháng gửi lên công ty để tính và lập bảng thanh toán tiền lương. Hệ thống tàI khoản: Kế toán sử dụng TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp” mở chi tiết cho công trình, hạng mục công trình và đội thi công. Trình tự hạch toán: Trong hợp đồng thuê nhân công có kèm theo nội dung giao khoán khối lượng công việc thuê ngoài. Cuối tháng hoàn thành, kỹ thuật công trình cùng tổ trưởng tổ sản xuất nghiệm thu qua biên bản nghiệm thu khối lượng công việc. Trong biên bản này xác định rõ khối lượng công việcthực tế hoàn thành trong tháng, áp đơn gía nhân công giao khoán để tính tổng lương tổ sản xuất. Trường hợp lao động thuê ngoài mang tính chất thời vụ, kế toán công ty không tiến hành trích BHXH, BHYT cho số lao động này mà tính toán hợp lý vào đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động. Đây là đơn giá nội bộ của công ty do phòng kỹ thuật thi công lập. Cơ sở lập dựa vào quy định về đơn giá lao động của nhà nước, sự biến động của thị trường và điều kiện thi công cụ thể. Cụ thể hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại đội xây dựng số 10 tháng 12 năm 2007 – công trình Nhà chung cư 34 tầng khu đô thị Trung Hoà như sau: Hàng ngày, tổ trưởng theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ mình và chấm công vào bảng chấm công. Biểu 2.1: Công ty cp xây dựng số 5 bảng chấm công Công trường nhà 34t – trung hoà Tháng 12 năm 2007 Ban chỉ huy Ct ……………… Tổ điện nước Tổ trưởng: Nguyễn Văn Minh Số TT Họ và tên Nghề nghiệp Bậc thợ 1 2 3 … 28 29 30 31 Cộng Ghi chú 1 Nguyễn Văn Minh Thợ điện 3,09 x x x … x 25 2 Nguyễn Quốc Văn Thợ điện 3,13 x x T … x 22 3 3 Nguyễn Văn Côi Thợ lắp ống nước 3,7 x x x … x x x 28 4 Nguyễn Xuân Liệu Thợ lắp ống nước 1,8 … x x x 07 … … … chỉ huy trưởng Công ty tc-hc công trường tổ trưởng Khi kết thúc hợp đồng làm khoán, nhân viên kỹ thuật cùng đội trưởng sản xuất tiến hành kiểm tra khối lượng và chất lượng công việc, sau đó xác nhận vào hợp đồng làm khoán. Biểu 2.2: hợp đồng làm khoán Công trình: Nhà 34 tầng Trung Hòa (A/Huấn) Tổ điện nước Tổ trưởng: Nguyễn Văn Minh Đơn vị : VNĐ Nội dung công việc ĐV tính Khối lượng Đơn giá Thành tiền Xác nhận Lắp đặt thiết bị vệ sinh tầng 20 M 12 16.000 192.000 Đảm bảo chất lượng đồng ý cho thanh toán Lắp đặt đường dây điện tầng 20 M 462 3.000 1.386.000 Lắp đặt ống nước tầng 20 Bộ 268 6.500 1.742.000 … … Cộng 9.430.000 Cuối tháng kế toán đội tập hợp các hợp đồng làm khoán, bảng chấm công để tính ra số lương mà mỗi công nhân được hưởng trong tháng bằng cách xác định đơn giá bình quân của một công nhân lao động. Sau đó, lập bảng thanh toán lương cho cả hai bộ phận là lao động thuê ngoài và lao động trong danh sáchcủa công ty gửi lên phòng kế toán của công ty. Li = L x Ti. Mi Trong đó: Li: lương khoán của lao động i L: tổng lương khoán M: mức lương cấp bậc của lao động i Ti: số ngày công của công nhân i n: số công nhân Ta có lương của ông Nguyễn Văn Minh tháng 12 là: 9.430.000 Li = x 25 x 680.000 (25 x 680.000) + (22 x 630.500) +… = 1.786.500 Những số liệu trên được thể hiện rõ trong bảng thanh toán lương trực tiếp (biểu 2.3). Biểu 2.4 bảng thanh toán lương trực tiếp Đơn vị: (bộ phận lao động thuê ngoài) Mẫu số: 03 – LĐTL C/ty cp xây dựng số 5 Tháng 12 năm 2007 Ban hành theo QĐ số 15/2007/QĐ-BTC Ngày 20/03/2007 của Bộ trưởng BTC Chuyển cho thủ quỹ để trả lương từ ngày 01/12/2007 đên ngày 31/12/2007 Số tiền: 303.760.000 (Ba trăm linh ba triệu, bảy trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn) Kế toán lương Kế toán trưởng Giám đốc công ty (Ký tên, họ và tên) (Ký tên, họ và tên) (Ký tên, họ và tên) stt Họ và tên Lương khoán ( 40.000/công) Phụ cấp ( ăn ca) Thực lĩnh 1 Trần Đức Nam 26 1.040.000 156.000 1.196.000 2 Nguyễn văn Thành 24 960.000 144.000 1.104.000 … … … Cộng 276.580.000 27.180.000 303.760.000 Tổng số tiền phải trả: 303.760.000 (Ba trăm linh ba triệu, bảy trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn) Thủ quỹ (Ký tên, họ và tên) Kế toán tiền lương của công ty đối chiếu bảng chấm công, hợp đồng làm khoán (các chứng từ này phải hợp lệ) do dưới đội gửi lên và bảng thanh toán tiền lương lập bảng tổng hợp lương tháng cho từng công trình. Biểu 2.5: Đơn vị: bảng tổng hợp lương Mẫu số: 03 – LĐTL C/ty cp xây dựng số 5 Tháng 12 năm 2007 (Ban hành theo QĐ số 15/2007/QĐ-BTC Ngày 20/03/2007 của Bộ trưởng BTC) Chuyển cho thủ quỹ để trả lương từ ngày 01/12/2007 đên ngày 31/12/2007 Số tiền: 343.617.350 (ba trăm bốn mươi ba triệu, sáu trăm mười bảy nghìn, ba trăm năm mươi đồng ) Kế toán lương Kế toán trưởng Giám đốc công ty (Ký tên, họ và tên) (Ký tên, họ và tên) (Ký tên, họ và tên) stt Tên đơn vị (họ tên tổ trưởng) Số tiền được thanh toán BHXH phải nộp Số tiền còn được lĩnh kỳ Ký nhận 1 Bộ phận lao động trong danh sách của Công ty 48.323.000 8.465.650 39.857.650 2 Bộ phận lao động thuê ngoài 303.760.000 303.760.000 Cộng 352.083.000 8.465.650 343.617.350 Tổng số tiền phải trả: 343.617.350 (ba trăm bốn mươi ba triệu, sáu trăm mười bảy nghìn, ba trăm năm mươi đồng) Thủ quỹ (Ký tên, họ và tên) Như vậy, cuối tháng 12 năm 2007, phân bổ lương trực tiếp tháng 12 cho công trình Nhà chung cư 34 tầng khu đô thị Trung Hoà là 352.083.000đ. Trong đó, 48.323.000đ là lương của lao động có trong danh sách của công ty, lương phải trả người lao động thuê ngoài là 303.760.000đ. Hàng tháng, dựa vào bảng thanh toán lương do kế toán đội nộp lên, kế toán công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên văn phòng,… Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ là 25% trong đó 6% khấu trừ vào lương công nhân viên, 19% tính vào chi phí sản xuất do công ty gánh chịu. Cụ thể trích 15% BHXH, 2% BHYT trên lương cơ bản và 2% KPCĐ tính trên tổng thu nhập. Cuối tháng, kế toán các đội gửi các chứng từ ban đầu, bảng thanh toán lương lên phòng tài chính kế toán. Vì đội xây dựng số 1 chỉ thi công một công trình là Nhà chung cư 34 tầng khu đô thị Trung Hoà nên chi phí nhân công được tập hợp trực tiếp cho công trình này. Do đó, tại phòng kế toán sau khi tính và lập lên bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán sẽ hạch toán chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuấtvào TK 622, và chi phí bộ máy quản lý sẽ hạch toán vào TK 6271. Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, thi công công trình Nhà 34 tầng khu đô thị Trung Hoà tháng 12 năm 2007. Trích BHXH: 48.323.000 x 15% = 3.483.450đ Trích BHYT: 48.323.000 x 2% = 458.460đ Trích KPCĐ: 352.083.000 x 2% = 7.042.000đ Các số liệu trên được thể hiện trong bảng phân bổ sau: Sổ kế toán: căn cứ vào bảng phân bổ kế toán Công ty vào sổ Nhật ký chung ( biểu 2.7), các sổ chi tiết có liên quan sau đó vào sổ cái TK 622 (biểu 2.8). Biểu 2.7: sổ kế toán chi tiết tk 622 Tháng 12 - 2007 Đơn vị: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu 31/12 K159 31/12/07 P/bổ lương trực tiếp tháng 12/07: Nhà 34T T/Hòa 3341 48.323.000 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển chi phí T12 vào TK154 1541 48.323.000 Cộng 48.323.000 48.323.000 Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu 2.8: sổ cái Tổng Công ty xnk xd việt nam Tháng 12 – 2007 Công ty cp xây dựng số 5 (Dùng cho hình thức nhật ký chung) Tên tài khoản: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Đơn vị: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/12 K159 31/12/07 P/bổ lương trực tiếp tháng 12/07: Nhà 34T T/Hòa 3341 48.323.000 31/12 K159 31/12/07 P/bổ lương trực tiếp tháng 12/07: Nhà 34T T/Hòa 3348 303.760.000 … …. … 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển dở dang 622 năm 2007 1541 352.083.000 352.083.000 Cộng: 352.083.000 352.083.000 Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu kế toán trưởng 1.2.3. kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công Chi phí máy thi công là chi phí đặc thù trong lĩnh vực sản xuất xây lắp. Khoản mục này bao gồm các chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công nhằm hoàn thành khối lượng xây lắp như: chi phí mua máy, thuê máy; chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí khấu hao. Hiện nay công ty cổ phần xay dựng số 5 có khá đầy đủ các thiết bị xây dựng và máy thi công hiện đại, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu kỹ thuật của các công trình mà công ty tiến hành thi công. ở các đội đều có máy thi công riêng, công ty chỉ quản lý một số loại máy có giá trị lớn và điều động đến các công trình khi cần. Khi có nhu cầu các đội được chủ động thuê máy ở ngoài để phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thi công. Chứng từ sử dụng: Bảng trích khấu hao tài sản cố định, hoá đơn giá trị gia tăng, hợp đồng thuê máy,… Tài khoản sử dụng: TK 623 “ chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. TàI khoản này được chi tiết thành các tàI khoản cấp 2 như sau: TK 6231: chi phí nhân công TK 6232: chi phí vật liệu TK 6233: chi phí dụng cụ sản xuất TK 6234: chi phí khấu hao máy thi công TK 6237: chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238: chi phí bằng tiền khác Trình tự hạch toán: a) Trường hợp máy thi công thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Hiện nay Công ty đã trang bị thêm nhiều loại máy mới, hiện đại: Máy trộn bê tông, cẩu tháp, cần cẩu KATÔ…Đối với những máy thuộc sở hữu của Công ty để tiện cho việc quản lý và sử dụng thì Công ty giao cho đội tự quản lý và không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công. Đối với chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng đội phải kịp thời báo cáo về Công ty để hạch toán chi phí. Chi phí vật liệu cho chạy máy hạch toán tương tự như hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí phát sinh tại công trình nào, ứng với máy nào thì tập hợp riêng cho công trình, cho máy đó. Sau đó chuyển chứng từ gốc cho kế toán Công ty ghi Nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết TK 623.Khi thuê máy móc, thiết bị để thi công công trình, kế toán Công ty lập các bản báo nợ thuê thiết bị, máy móc (biểu 3.1) từ đó tổng hợp lên báo cáo tổng hợp xe máy thi công cho các đơn vị nội bộ thuê (biểu 3.2). b) Trường hợp doanh nghiệp đi thuê máy Do đặc thù thi công ở những công trình trên các địa bàn khác nhau, lại không có điều kiện về kho tàng vật chất bảo dưỡng nên số máy thi công trong doanh nghiệp chỉ chiếm một phần. Nên để đảm bảo đủ điều kiện thi công công trình doanh nghiệp phải đi thuê máy thi công ngoài. Đối với máy thuê ngoài thông thường Công ty đứng ra thuê và thuê luôn cả máy, người lái và các loại vật tư cần thiết cho chạy máy (tức là thuê trọn gói). Khi đó chứng từ đầu tiên làm cơ sở xác định chi phí thuê máy là hợp đồng thuê máy có mẫu như sau: Biểu 3.3: Tổng công ty XNK xây dựng Việt Nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty xây dựng số 5- Vinaconex 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Công ty Thiên Hoà An ------------------------ Hợp đồng thuê thiết bị Hà Nội ngày 10 tháng 12 năm 2007 Bên cho thuê máy ( Bên A): Công ty Thiên Hoà An Địa chỉ : 354 Lê Đại Hành – Hà Nội Bên thuê máy: Công ty Cổ phần xây dựng số 5 – Vinaconex 5 Địa chỉ: 203 Trần Phú Bỉm Sơn -Thanh Hoá Hai bên cùng thoả thuận thuê thiết bị với các điều khoản cụ thể như sau: Điều 1: Loại máy, công việc, thời gian . Bên A đồng ý cho bên B thuê: 01 máy búa rung 40KVA NB 02 máy phát điện NB 125KVA nhãn hiệu DENYO Thời gian thuê: Bắt đầu từ ngày 10/12/2007 đến hết ngày 25/12/2007 Điều 2: Giá cả, phương thức thanh toán. 1/ Đơn giá thuê. Búa rung 80.000đ/giờ Máy phát điện 70.000đ/giờ Quá trình hoạt động của máy sẽ được theo dõi qua nhật trình sử dụng máy thi công và lệnh điều động máy. Thông qua lệnh điều động máy (nếu máy thuê sử dụng cho nhiều công trình) công ty cho thuê máy xác định thời gian máy dừng hoạt động tại công trình này chuyển sang công trình khác để xác định chi phí thuê máy cho một công trình. Biểu 3.4: Nhật trình sử dụng xe máy thi công Đơn vị: Công ty Thiên Hoà An Tên xe: Máy búa rung 40KVA NB Tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ Ngày Nội dung công việc Giờ xe hoạt động Thành tiền Họ tên lái xe Xác nhận chỉ huy CT KL Đơn giá 12/12 Phục vụ tại CT Nhà chung cư 34 tầng khu đô thị Trung Hoà 15 h 80.000đ/h 1.200.000 … … .. … … … Tổng cộng 1.200.000 Ngườ lập biểu (ký, họ tên) Hàng tháng căn cứ vào hợp đồng thuê máy, nhật trình sử dụng máy và lệnh điều động máy kế toán đội tính ra chi phí thuê máy 1 tháng cho từng công trình. Trên cơ sở chi phí thuê của từng máy trên từng công trình kế toán lập bảng tổng hợp chi phí thuê máy quý cho từng công trình, hạng mục công trình. Biểu 3.5: Bảng tổng hợp chi phí thuê máy Tháng 12 năm 2007 Công trình: Nhà chung cư 34 tầng khu đô thị Trung Hoà Đơn vị tính: VNĐ Loại máy Số giờ hoạt động Đơn giá Thành tiền Búa rung 15 80.000 1.200.000 Máy phát điện 6 70.000 420.000 .. … … … Tổng cộng 32.356.500 Người lập Kế toán trưởng (Ký ,họ tên) (Ký ,họ tên) Bảng tổng hợp chi phí thuê máy hàng tháng là căn cứ để kế toán công ty lên sổ Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết TK 623, 331, 133 bảng tổng hợp chi phí thuê máy theo quý là căn cứ để kế toán tổng hợp kết chuyển chi phí thuê máy sang TK 154 ghi bút toán kết chuyển vào sổ Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết TK 623, 154. Biểu 3.6: sổ kế toán chi tiết tk 623 Tháng 12 - 2007 Đơn vị: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/12 T123 31/12/07 Hạch toán CP thuê máy CT: Nhà 34T Trung Hoà (A/Huấn) 331 32.356.500 31/12 KC năm 2007 31/12/07 Kết chuyển chi phí T12 vào TK154 1541 32.356.500 Cộng 32.356.500 32.356.500 Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởn Biểu 3.7: sổ cái Tổng Công ty xnk xd việt nam Tháng 12 – 2007 Công ty cp xây dựng số 5 (Dùng cho hình thức nhật ký chung) Tên tài khoản: 623 – Chi phí máy thi công Đơn vị: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/12 T123 31/12/07 Hạch toán CP thuê máy CT: Nhà 34T Trung Hoà (A/Huấn) 331 32.356.500 … …. … 31/12 KC năm 06 31/12/07 Kết chuyển dở dang 623 năm 2007 1541 453.120.000 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển dở dang 623 năm 2007 1541 781.300.000 Cộng 1.623.635.810 1.623.635.810 Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu kế toán trưởng Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung NgoàI những chi phí đầu vào trực tiếp , tại các đội, tổ sản xuất đều phát sinh các khoản chi phí khác phục vụ thi công. Nội dung phát sinh chủ yếu của khoản chi phí này tại công ty xây dựng số 5 gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu , phụ tùng, chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất và bảo hiểm lao động, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoàI, chi phí bằng tiền khác. Các chi phí này có thể được tập hợp trực tiếp cho từng công trình hoặc có thể sẽ được tập hợp cho toàn công ty sau đó được phân bỏ theo những tiêu thức hợp lý cho đối tượng tính gía thành mỗi kỳ hạch toán: Chứng từ kế toán: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, bảng thanh toán lương của nhân viên đội, bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân viên,… Tài khoán sử dụng: TK 627 “ chi phí sản xuất chung ”. TàI khoản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trình xây dựng. TàI khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau: TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: chi phí vật liệu TK 6273: chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: chi phí bằng tiền khác Trình tự hạch toán: a, kế toán chi phí nhân viên phân xưởng: Đối với bộ phận quản lý đội ( cũng như các bộ phận gián tiếp khác ) thì công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Hàng tháng, các bộ phận dưới đội theo dõi thời gian lao động củ nhân viên qua bảng chấm công. Đây là cơ sở để phòng kế toán công ty hạch toán lương dựa trên các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước. Tiền lương có thể được phân cấp làm hai kỳ tuỳ thuộc vào điều kiện hiện có của doanh nghiệp và nhu cầu của cán bộ công nhân viên. Kỳ I: ứng trước lương Kỳ II: tính và thanh toán lương cuối tháng Lương kỳ II = Lương thời gian + Lương nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương - BHXH, BHYT nhân viên phải nộp - Lương ứng kỳ I Lương cho khối gián tiếp được tính thể hiện trên bảng thanh toán lương ( biểu 4.1) Căn cứ vào bảng thanh toán lương của các bộ phận trực tiếp, gián tiếp, kế toán tính BHXH, BHYT trích 17% trên tiền lương cơ bản phân bổ vào chi phí. Mức trích BHXH, BHYT của từng lao động = Hệ số lương x Lương tối thiểu (350.000 đ) x 17% Đối với đội XD số 1, trong bảng thanh toán lương khối trực tiếp, tổng hệ số lương là 10,22 (biểu 2.3); bảng thanh toán lương khối gián tiếp tổng hệ số lương là 98,7 (biểu 4.1). Vậy mức trích BHXH, BHYT của đội XD số 1 là: 350.000 x (102,93 + 98,7) x 17% = 11.997.410 (đ) Trong đó: + BHXH (15%) = 10.585.950 (đ) + BHYT (2%) = 1.411.460 (đ) Mức trích KPCĐ của đội XD số 5 là: (352.083.000 + 47.650.000) x 2% = 7.995.000 (đ) Từ số liệu chi tiết trên kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương trong tháng 12 của đội XD số 1 (biểu 4.2) như sau: Sau khi tập hợp các chứng từ gốc và có các bảng phân bổ, kế toán nhập số liệu vào máy, sau đó máy sẽ chuyển số liệu vào sổ nhật ký chung (biểu 1.7), sổ chi tiết TK6271, sổ cái TK627. Biểu 4.3: sổ kế toán chi tiết tk 6271 Tháng 12 - 2007 Đơn vị: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/12 T123 31/12/07 P/bổ tiền lương gián tiếp T12 và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ 334 3382 3383 3384 47.650.000 953.000 7.147.500 445.000 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển chi phí T12 vào TK154 1541 47.650.000 Cộng 47.650.000 47.650.000 Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu kế toán trưởng b) Kế toán chi phí vật liệu, phụ tùng Đối với chi phí về vật liệu, phụ tùng dùng chung cho công tác quản lý sản xuất và sinh hoạt của các đội xây lắp thì căn cứ vào yêu cầu xin lĩnh vật tư của các đội hoặc căn cứ vào hoá đơn bán hàng do các đội tự mua để sử dụng Dưới đây là trích lược sổ chi tiết các tài khoản liên quan đến chi phí vật liệu, phụ tùng: Biểu 4.4: sổ kế toán chi tiết tk 6272 Tháng 12 - 2007 Đơn vị: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/12 h153 31/12/07 Mua văn phòng phẩm làm CT Nhà 34T T/Hoà (A/Huấn) 111 5.350.000 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển chi phí NVL, phụ tùng vào TK154 1541 5.350.000 Cộng 5.350.000 5.350.000 Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu kế toán trưởng c) Kế toán chi phí công cụ, dụng cụ SX & BHLĐ Khi có các nghiệp vụ về công cụ, dụng dụ sản xuất và BHLĐ kế toán phảI tập hợp các chứng từ gốc và các bảng phân bổ sau đó nhập số liệu vào máy rồi máy sẽ chuyển số liệu vào sổ nhật ký chung (biểu 1.7), sổ cáI TK 242, sổ cáI TK 627, sổ chi tiết TK 6273. Biểu 4.5: sổ kế toán chi tiết tk 6273 Tháng 12 - 2007 Đơn vị: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/12 L169 31/12/07 A/Huấn mua máy bơm, bạt dứa, mũi khoan làm CT: 34T T/Hoà 111 46.173.189 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất vào TK154 1541 46.173.189 Cộng 46.173.189 46.173.189 Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu kế toán trưởng d) Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định trong doanh nghiệp trước khi trích khấu hao phải xác định thời gian sử dụng của tài sản và đăng ký với cơ quan trực tiếp quản lý. Hàng tháng căn cứ vào bảng tính khấu hao Công ty lập cho mọi loại TSCĐ trong Công ty (đã đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản) sổ chi tiết TSCĐ, lệnh điều động xe, máy của Công ty kế toán trích khấu hao xe, máy thi công cho từng công trình và lập bảng tính khấu hao hoặc bảng phân bổ khấu hao theo giờ máy chạy (được theo dõi ở nhật trình sử dung xe, máy thi công) nếu xe, máy thi công sử dụng cho nhiều công trình. Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao đều theo đường thẳng Mức khấu hao trong tháng = Nguyên giá TSCĐ Số tháng sử dụng Biểu 4.6: Bảng tính và phân bổ khấu hao tscđ Quý IV năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ Số TT Chỉ tiêu Nơi sử Dụng Tổng cộng Tài khoản 6274 – chi phí khấu hao TSCĐ Công trình Nhà 34T Công trình Hầm chui TTHNQG C/Trình Xi măng Yên Bình Yên Bái … I/ Số trích K/hao trong tháng 1 Ka xe, máy xây dựng 209.367.125 209.367.125 2 Ka xe, máy xây dựng 184.671.524 184.671.524 … … … … Cộng 1.896.245.068 209.367.125 3.900.000 184.671.524 … Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng Người lập bảng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi lập bảng phân bổ khâu hao TSCĐ kế toán nhập số liệu vào máy theo định khoản. Cuối tháng kế toán căn cứ vào số dư bên nợ của TK 6274 (chi tiết theo từng cong trình, hạng mục công trình) kết chuyển sang TK 154 (theo các đối tượng sử dụng) Biểu 4.7: sổ kế toán chi tiết tk 6274 Qúy IV - 2007 Đơn vị: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/12 M129 31/12/07 Khấu hao Qúy IV TSCĐ C/Trình: Nhà 34 T (A/Huấn) 214 209.367.125 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển chi phí Qúy IV vào TK154 1541 209.367.125 Cộng 209.367.125 209.367.125 Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng e) Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: Chi phí trả tiền điện, nước, thuê bao điện thoại … phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của đội thi công công trình. Tất cả các chi phí này đều dựa trên các chừng từ gốc như hoá đơn, phiếu chi … để định khoản, phân bổ chi phí cho công trình và vào các sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết TK 6277. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán tập hợp vào TK 6277 (chi tiết cho từng công trình) Biểu 4.8: sổ kế toán chi tiết tk 6277 Tháng 12 - 2007 Đơn vị: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/12 Pc51 31/12/07 Thanh toán tiền điện C/Trình: Nhà 34 Tầng (A/Huấn) 111 45.256.000 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển chi phí tháng 12 vào TK154 1541 45.256.000 Cộng 45.256.000 45.256.000 Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng f) Kế toán các chi phí bằng tiền khác Chi phí bằng tiền khác là các chi phí về công tác giao dịch tiếp khách,..., Chi phí của công trình nào thì tập hợp cho công trình đó Biểu 4.9: sổ kế toán chi tiết tk 6278 Tháng 12 - 2007 Đơn vị: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/12 Pc98 31/12/07 A/Cương đội xe thanh toán tiền kiểm định cẩu nhà 34 T (A/Huấn) 111 4.500.000 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển chi phí tháng 12 vào TK154 1541 4.500.000 Cộng 4.500.000 4.500.000 Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu 4.10: sổ cái Tổng Công ty xnk xd việt nam Tháng 12 – 2007 Công ty cp xây dựng số 5 (Dùng cho hình thức nhật ký chung) Tên tài khoản: 627 – Chi phí sản xuất chung Đơn vị: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/12 N123 31/12/07 Mua VPP công trình Nhà 34T T/Hoà (A/Huấn) 111 7.287.000 31/12 K0317 31/12/07 P/bổ lương lương gián tiếp tháng 12 /06 Nhà 34T T/Hoà 334 87.330.000 … …. … 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển dở dang 627 năm 2007 1541 320.294.314 Cộng 320.294.314 320.294.314 Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu kế toán trưởng 1.2.5. Kế toán thiệt hại trong sản xuất: Tại Công ty cổ phần xây dựng số 5, khi xảy ra trường hợp thiệt hại do phải phá đi làm lại kế toán công ty hạch toán như sau: TK 111,152,334 TK 621,622,623,627 TK 154(1541) TK 1388,334 Giá trị thiệt hại bắt Chi phí sửa chữa thực kết chuyển chi phí phát bồi thường tế phát sinh sinh về sửa chữa CT hỏng TK 632 giá trị thiệt hại tính vào giá vốn CT TK 131 Thiệt hại do chủ đầu Tư phảI bồi thường Năm 2007, Công trình Nhà chung cư 34 tầng – Trung Hoà không phát sinh khoản chi phí thiệt hại phá đi làm lại. 1.2.6. . Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp Cuối mỗi tháng, căn cứ vào sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng công trình kế toán Công ty tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng theo khoản mục cho từng công trình, rồi trên cơ sở đó tính tổng chi phí sản xuất phát sinh của cả Công ty. Sau đó kế toán sẽ thực hiện bút toán kết chuyển vào TK154-“ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. Biểu 4.11: Sổ kế toán chi tiết TK 1541 Tháng 12 năm 2007 Tài khoản: 1541- Chi phí sản phẩm dở dang Mã đơn vị:008 Tên đơn vị:Nhà chung cư 34T – Trung Hoà (A/Huấn) Đơn vị tính: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ: 154.388.194 31/12 KC07 31/12/07 K/chuyển dở dang 621 năm 07 621 132.710.679 31/12 KC07 31/12/07 K/chuyển dở dang 622 năm 07 622 48.323.000 31/12 KC07 31/12/07 K/chuyển dở dang 622 năm 07 623 32.356.500 31/12 KC07 31/12/07 K/chuyển dở dang 6271 năm 07 6271 9.648.000 31/12 KC07 31/12/07 K/chuyển dở dang 6272 năm07 6272 5.350.000 31/12 KC07 31/12/07 K/chuyển dở dang 6273 năm07 6273 46.173.189 31/12 KC07 31/12/07 K/chuyển dở dang 6274 năm07 6274 209.367.125 31/12 KC07 31/12/07 K/chuyển dở dang 6277 năm07 6277 45.256.000 31/12 KC07 31/12/07 K/chuyển dở dang 6278 năm07 6278 4.500.000 Tổng cộng số phát sinh: 530.684.493 Số dư cuối kỳ: 376.296.299 Bỉm Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên Biểu 4.12: sổ cái Tổng Công ty xnk xd việt nam Tháng 12 năm 2007 Công ty cp xây dựng số 5 (Dùng cho hình thức nhật ký chung) Tên tài khoản: 1541 – Chi phí sản phẩm dở dang Đơn vị: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ: 14.388.194.977 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển dở dang 621 năm 07 621 19.486.935.725 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển dở dang 621 năm 07 622 3.860.965.735 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển dở dang 622 năm 07 623 1.353.029.842 31/12 KC năm 07 31/12/07 Kết chuyển dở dang 627 năm 07 627 5.714.643.783 Phát sinh trong kỳ: 29.197.848.227 Số dư cuối kỳ: 43.586.043.204 Bỉm Sơn,ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu kế toán trưởng Cuối tháng kế toán lập bảng tổng hợp giá thành công trình của Công ty Bảng tổng hợp giá thành các công trình Tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ TT Công trình TK 621 TK 622 TK 623 TK 627 Tổng cộng 1 Nhà chung cư 43 tầng Trung Hoà 132.710.679 48.323.000 32.356.500 320.294.314 530.684.493 2 Nhà máy XMCP – Q/Ninh 534.102.600 58.268.312 14.644.718 33.079.561 640.095.191 … … … … … … 169 Nhà máy Xi Măng Bỉm Sơn (A/Hãn) 607.266.242 66.250.330 16.650.826 37.611.053 727.778.451 Cộng 19.486.935.725 3.860.965.735 1.353.029.842 5.714.643.783 29.197.848.227 Bỉm Sơn,Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Chương 3: phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ chi phí xây lắp và tính giá thành tại công ty Cổ phần xây dựng số 5 – vinaconex 5 Đánh giá thực trạng kế toán nghiệp vụ chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Mặc dù thời gian thực tập chưa nhiều, cơ hội tiếp xúc với thực tế còn hạn chế nhưng được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Phòng Tài chính - Kế toán em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét về công tác hạch toán chi phí sản xuất xây lắp tại Công ty xây dựng số 5. Những ưu điểm Về bộ máy quản lý, hoạt động trong doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 – Vinaconex 5 là thành viên trực thuộc Tổng Công ty xuất nhập khẩu Xây Dựng Việt Nam – Vinaconex, là đơn vị có kinh nghiệm và ưu thế về xây lắp nên luôn được Tổng Công ty tin tưởng giao việc tạo cho các cán bộ công nhân viên có đủ việc làm. Đây là yếu tố cốt lõi cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tồn tại phát triển của Công ty. Xuất phát từ đặc điểm Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, sở hữu vốn nhà nước chiếm 51%, vốn do cán bộ công nhân viên và các cổ đông góp là 49%. Hiện nay Công ty đã phát hành cổ phiếu và đang lên sàn chứng khoán. Cơ cấu Công ty, con người và tài chính từ khi chuyển sang cổ phần đến nay đã và đang được sắp xếp lại, ngày càng hợp lý và cũng đã có những thích nghi dần theo có chế thị trường. Trong nhiều năm qua, Công ty luôn quán triệt một mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng song hành với hệ thống kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Đây chưa phải là mô hình tối ưu, nhất là trong nên kinh tế thị trường vời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng về khách hàng. Nhưng mô hình này rất thích hợp với điều kiện và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Bộ máy quản lý gọn nhẹ giảm thiểu được các cấp quản lý trung gian, tạo tính năng động, độc lập và tiện lợi phù hợp với yêu cầu của nền kế toán thị trường, phát huy tối đa được các nguồn lực. Là một doanh nghiệp lớn với quy mô hoạt động rộng, Công ty không còn bó hẹp ở phạm vi Bỉm Sơn – Thanh Hoá mà trải rộng trên nhiều tỉnh thành. Do vậy bộ máy quản lý được chia nhỏ và phân tán trên các địa bàn hoạt động khác nhau. Đối với cán bộ công nhân viên của công ty, kể cả hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Đó hầu hết là những người đã gắn bố với Công ty nhiều năm, đã trải qua biết bao khó khăn, gian khổ cùng với con đường phát triển Công ty. Trong công việc cũng như trong đời sống sinh hoạt họ có truyền thống đoàn kết, có tinh thần lao động tốt, tương thân tương ái, có ý thức kỷ luật và trách nhiệm cao. Tất cả những điều đó một phần tạo nên sự thành công của Công ty như ngày hôm nay. 1.1.1.2.Về bộ máy kế toán Sự phối hợp của các bộ phận kế toán được tổ chức tương đối chặt chẽ. Mỗi một nhân viên kế toán phụ trách một mảng riêng biệt nhưng luôn có sự phối hợp đồng bộ. Điều này đảm bảo sự thống nhất về phạm vi và phương pháp làm việc trong doanh nghiệp. Phòng kế toán tài chính làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Một số đội trực thuộc đều có kế toán riêng phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi đội quản lý. Với một đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm và nắm vững những quy định hiện hành của chế độ kế toán, xây dựng được hệ thống sổ sách, cách thức ghi chép và phương pháp phù hợp. Vì thế giảm thiểu được những sai sót trong công tác kế toán và thông tin luôn được cung cấp đầy đủ, đáng tin cậy bởi không tồn tại sự chồng chéo giữa các nhóm chức năng. * Về công tác quản lý và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng cao, phần lớn do Công ty mua, còn các nguyên vật liệu phụ thì các đội mua bằng tiền tạm ứng. Công ty trực tiếp ký kết hợp đồng mua những vật tư chính có giá trị lớn giúp Công ty nắm được thị trường giá cả đồng thời Công ty có thể trực tiếp đề ra các biện pháp tiết kiện chi phí nguyên vật liệu. Vật tư do đội phụ trách mua phải qua duyệt tạm ứng, còn vật tư do Công ty mua thì đội phải cử người đi lĩnh. Sự quản lý chặt chẽ vật tư như vậy giúp cho việc quản lý được chính xác, bảo đảm việc sử dụng vật tư phù hợp với dự toán đồng thời giảm chi phí quản lý vật tư tại Công ty (vì tại Công ty không cần lập kho vật tư) và tránh được tình trạng tồn đọng vật tư gây ứ đọng vốn, giảm tình trạng hư hỏng vật tư do các điều kiện về bảo quản gây ra. Tại công trình khi có nghiệp vụ phát sinh các đội phải kịp thời hoàn chứng từ lại cho Công ty để hạch toán, Công ty lập bảng kê chi tiết vật tư phục vụ cho việc theo dõi vật tư nên cuối kỳ đối chiếu, kiểm tra chi phí phát sinh, tính giá thành… nhanh chóng, chính xác. * Về công tác quản lý và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Việc lựa chọn phương pháp trả lương tại Công ty là rất hợp lý. Hình thức khoán được sử dụng để giao việc cho công nhân tạo điều kiện thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm hơn đối với công việc cả về thời gian lẫn chất lượng như vậy thì cũng bảo đảm tiến độ thi công và chất lượng của công trình. Hình thức trả lương theo thời gian rất phù hợp với bộ phận lao động gián tiếp. * Về công tác quản lý và hạch toán chi phí máy thi công. Việc sử dụng nhật trình máy và lệnh điều động máy giúp Công ty xác định rõ khoảng thời gian hoạt động tại một công trình của một máy thi công qua ngày tháng ghi trên lệnh điều động. Các khoản chi phí liên quan đến máy thi công được hạch toán thành một khoản riêng, rõ ràng, cụ thể thông qua bảng tổng hợp chi phí máy thi công. Cuối kỳ kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy do vậy người quản lý biết được cơ cấu chi phí máy thi công trong giá thành và giúp kế toán tổng hợp trong việc tính giá thành, phân tích hiệu quả sử dụng máy. * Về công tác quản lý và hạch toán chi phí sản suất chung. Chi phí sản suất chung được tổng hợp thành từng bảng riêng trong đó lại chi tiết từng loại chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, cho công tác quản lý. Đối với chi phí khấu hao được tính và hạch toán khá chính xác theo quy định. Các loại máy móc, thiết bị được xác định tỷ lệ khấu hao khá hợp lý đảm bảo phản ánh đúng chi phí và tạo nguồn tài chính cho tái đầu tư TSCĐ. Đối với công cụ dụng cụ do đặc trưng là thời gian thi công kéo dài nên các loại công cụ dụng cụ có giá trị lớn được Công ty phân bổ theo tiêu thức hợp lý. Đối với các dịch vụ mua ngoài đều có chứng từ hợp lệ. Những chi phí chung phát sinh cho nhiều công trình được tập hợp và phân bổ hợp lý đảm bảo tính chính xác. 2.1.1. những nhược điểm 2.1.2.1. Về công tác quản lý chung trong doanh nghiệp Ngày 04 tháng 10 năm 2004 Bộ trưởng Bộ xây dựng có quyết định số 1552/ QĐ - BXD về việc chuyển đổi Công ty xây dựng số 5 doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần xây dựng số 5. Như vây Công ty mới chính thức chuyển sang mô hình quản lý này mới được hơn 3 năm. Với một khoảng thời gian tương đối ngắn như thế các cán bộ công nhân viên trong Công ty chưa thể thích ứng được với những thay đổi đó nhất là đối với một Công ty xây dựng Nhà nước đã thành lập từ năm 1963. Một điểm nữa là trong ban lãnh đạo Hội đồng quản trị sẽ có thêm những người ngoài – người mà không phải cán bộ công nhân viên của Công ty. Họ không hiểu rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng vẫn có quyền đưa ra những quyết định quan trọng làm ảnh hưởng tới lợi ích của Công ty bởi lượng cổ phần họ đang nắm giữ. 2.1.2.2. Về công tác kế toán trong doanh nghiệp * Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tại một số công trường thi công, do ý thức của người lao động không tốt nên thường xẩy ra tình trạng mất cắp một số vật tư có giá trị cao như sắt, thép… Điều này chủ yếu là do các cán bộ chưa quản lý chặt chẽ được lượng nguyên vật liệu nên dẫn đến thất thoát lớn. Theo chế độ kế toán hiện hành thì khoản chi phí sử dụng cốp pha dù lớn hay nhỏ đều được hạch toán vào Tk 621 vì nó là nguyên vật liệu được dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp thì khoản chi phí này hạch toán vào TK621 hay TK 627 lại phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của kế toán. Kế toán sẽ nhìn nhận đưa vào đâu là tốt nhất để cân đối các khoản mục chi phí. Điều này có thể làm cho bản chất chi phí bị sai lệch và cách hạch toán trong doanh nghiệp cũng không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. * Về chi phí nhân công trực tiếp: Kế toán Công ty dựa vào bảng chấm công do kế toán đội gửi lên để lên bảng thanh toán tiền lương cho người lao động. Vì vậy kế toán Công ty không thể kiểm soát được độ chính xác của bảng chấm công nếu các cán bộ kỹ thuật không trung thực. Theo chế độ kế toán: Riêng đối với hoạt động xây lắp, không hạch toán vào tài khoản 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp” các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên qũy lương nhân công trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn hạch toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này sẽ gây nên tình trạng mất cân đối giữa các khoản mục chi phí. * Về chi phí máy thi công: Các khoản tiền lương, phụ cấp của công nhân điều khiển máy thi công lại được hạch toán vào TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” mà không hạch toán vào TK 623 “ Chi phí máy thi công” như vậy là không hợp lý. Điều này sẽ làm giảm chi phí sử dụng máy thi công thực tế, làm tăng chi phí nhân công trực tiếp, làm thay đổi tỷ trọng chi phí dẫn đến chênh lệch giữa chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh với dự toán công trình. Đồng thời thông tin chi phí trên tài khoản này không được chính xác. Đối với máy thi công của Công ty giao cho đội quản lý và sử dụng trong bảng tính khấu hao chưa có cột tỉ lệ khấu hao. Đồng thời chi phí khấu hao kế toán Công ty không hạch toán vào khoản mục chi phí sử dụng máy thi công mà lại hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Như vậy sẽ làm giảm chi phí sử dụng máy thi công và làm tăng chi phí sản xuất chung. Điều này trái với nguyên tắc hạch toán của chế độ kế toán hiện hành. * Về chi phí sản xuất chung: Kế toán tính KPCĐ phải nộp là 2% trên tổng quỹ lương toàn doanh nghiệp trong tháng, kể cả lương trả lao động thuê ngoài ký hợp đồng dưới 03 tháng. Việc hạch toán này chưa phù hợp với quy định của kế toán xây lắp, làm tăng chi phí trong doanh nghiệp. Tất cả các khoản chi phí công cụ, vật liệu, khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa, dịch vụ thuê ngoài,… đều được kế toán hạch toán vào TK627 “ Chi phí sản xuất chung” làm cho tổng chi phí sản xuất chung thường lớn. 1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí xây lắp 1.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí xây lắp Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, các hoạt động kinh tế, xã hội vận động theo sự điều chỉnh của các quy luật kinh tế thị trường. Nhất là trong điều kiện hiện này nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới – WTO, điều này đã tạo cho các doanh nghiệp xây lắp rất nhiều cơ hội và thách thức. Vì vậy để khẳng định được vị trí của mình trên thương trường thì sản phẩm doanh nghiệp tạo ra phải đảm bảo được chất lượng và được người tiêu dùng chấp nhận. Trước những đòi hỏi đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới các công cụ quản lý kinh tế, trong đó có kế toán. Không dừng lại ở yếu tố tác động khách quan, trong những năm trở lại đây công tác cổ phần hoá diễn ra ngày càng nhanh trong doanh nghiệp quốc doanh. Sự thay đổi cơ chế hoạt động dẫn đến những biến động lớn, có thể theo chiều hướng tốt tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời cũng có thể là những thách thức làm doanh nghiệp khó khăn trong việc thay đổi chính mình. Cổ phần hoá đòi hỏi thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ và kịp thời cho nhiều đối tượng hơn. Để làm được điều đó, sự hoàn thiện trước hết phải có được ở bộ phận kế toán trong doanh nghiệp nói chung và kế toán tập hợp chi phí xây lắp nói riêng. Tuy nhiên, cơ chế bao cấp tồn tại hàng chục năm đã khiến cho các doanh nghiệp xây dựng không hể quan tâm đến chi phí là bao nhiêu. Vì vậy, để thay đổi được cách nghĩ và tác phong làm việc cần cả một quá trình lâu dài, bền bỉ. Cho đến nay, một số doanh nghiệp xây dựng hạch toán mang tính tương đối và hình thức. Chi phí tính toán thiếu chính xác, chưa tính đúng, tính đủ hay hạch toán chi phí bất hợp lý vào giá thành. Hiện tượng lãi giả lỗ thật diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán còn chưa hoàn thiện gây khó khăn cho việc ra quyết định. Bên cạnh đó sự bớt xén trong thi công làm chất lượng công trình giảm rõ rệt dẫn tới hạ uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Từ những lý do trên, có thể chúng ta không nhất thiết phải đòi hỏi một cách thức hạch toán kinh tế hoàn hảo nhưng với những nỗ lực hết sức của bản thân, các doanh nghiệp xây lắp sẽ tự mình tìm ra được hướng đi đúng đắn và vị trí ngày càng vững chắc trên thương trường. Do vậy, trước hết việc hoàn thiện kế toán chi phí xây lắp là cần thiết. 1.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Trong thời gian thực tập tại Công ty xây dựng số 5 - Vinaconex5 em đã cố gắng tìm hiểu thực tế công tác hạch toán chi phí xây lắp. Vì vậy dựa trên những nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện em xin có một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí xây lắp tại Công ty. * Về công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do vật tư chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá thành, mặt khác ngành vật tư rất công kềnh, số lượng lớn lại tập trung ở nơi thi công nên nếu không có thủ tục nhập, xuất kho thì rất dễ gây thất thoát, hao hụt, mất mát. Trong thực tế, tỷ lệ nguyên vật liệu hao hụt qua quá trình sản xuất ở các công trường của Công ty khá cao: 4 – 5%. Như vậy là lãng phí nguyên vật liệu. Không những vậy, tại mỗi công trường thi công đều có một kho tạm chứa vật liệu tương ứng. Trong khi đó Công ty lại tổ chức thi công trên nhiều công trường, có nhiều công trình, hạng mục công trình cùng được thi công tại nhiều địa điểm khác nhau và nhu cầu sử dụng vật liệu xuất dùng diễn ra liên tục, thường xuyên. Vì vậy, theo dõi xuất dùng vật tư hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho là rất khó khăn, dễ nhầm lẫn, bỏ sót nghiệp vụ. Hiện nay, bên cạnh phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, kế toán Công ty còn căn cứ vào “ phiếu đề nghị lĩnh vật tư” của các đội sản xuất và “bản đối chiếu khối lượng” của chủ vật tư để theo dõi việc sử dụng NVL tiêu hao. Đây là cách làm nhanh, thuận tiện đảm bảo NVL xuất kho được kịp thời, trong khi đó công tác hạch toán ít bị bỏ sót. Tuy nhiên đối với những vật tư không qua nhập kho - những vật tư do các đội tự động mua phục vụ sản xuất, không hạch toán qua TK152 mà hạch toán trược tiếp như sau: Nợ TK621: Nợ TK133: Có TK 111,141, 331… Đây là khâu dễ sai sót trong hạch toán và việc tính toán thường không chính xác do vật tư mua ngoài thường bị nâng giá, chất lượng không đảm bảo. Vấn đề đặt ra là vât tư được sử dụng như thế nào với số lượng là bao nhiêu. Do vậy mà không thể hiện được thực tế chi phí NVL tiêu hao cho công trình. Để khắc phục được các vấn đề trên, Công ty nên áp dụng thêm một số biện pháp sau: Theo dõi chặt chẽ các khoản chi phí NVL trên tài khoản 152 như chế độ kế toán quy định cho các doanh nghiệp xây lắp. Đồng thời, Công ty nên mở thêm các tài khoản cấp 2,3,… cho tài khoản 152 để quản lý, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp: Ví dụ: TK152: Nguyên liệu, vật liệu Chi tiết: TK 1521 : Nguyên liệu, vật liệu chính TK 15211: Xi măng TK 15212: Cát Công ty nên sử dụng phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. Điều này sẽ giúp bộ phận kế toán theo dõi số lượng vật tư thực tế sử dụng trong kỳ để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm xây lắp, đồng thời có thể xác định trách nhiệm về tính pháp lý của phiếu báo thông qua chữ ký của bộ phận sử dụng. Mẫu phiếu như sau: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Ngày 31/12/2007 Bộ phận sử dụng: Công trường nhà 34T – Trung Hoà Đơn vị tính: VNĐ Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Thành tiền Lý do sử dụng 1 Thép buộc … kg 15 … 3.500.000 Phục vụ thi công nhà 34T - Trung Hoà … * Về công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp + Vì kế toán Công ty không thể kiểm soát được độ chính xác của bảng chấm công nếu các cán bộ kỹ thuật không trung thực. Do vậy Công ty nên cử cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và uy tín xuống kiểm tra đột xuất dưới các công trường đang thi công, từ đó có thể phát hiện được sai phạm để kịp thời xử lý và điều chỉnh cho thích hợp. + Hiện nay, đối với công nhân trực tiếp sản xuất lương nghỉ phép được kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 622: Tiền lương công nhân nghỉ phép Có TK 111: Ví dụ: Tại công trường thi công công trình Nhà 34T – Trung Hoà theo phiếu chi số 21 ngày 02 tháng 12 năm 2007: Mẫu số: 02 – TT QĐ số: 15/2007/ QĐ-BTC Đơn vị: Công ty CPXD Số 5 ngày 20 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: 203 Trần Phú Bỉm Sơn -Thanh Hoá của Bộ trưởng Bộ Tài chính phiếu chi Nợ TK: 622 = 4.523.500đ Ngày 02 tháng 12 năm 2007 Có TK: 111 = 4.523.500đ Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Hữu Huấn Địa chỉ (bộ phận): Tổ chức ban điều hành nhà chung cư 34T – Trung Hoà Lý do chi: Trả tiền lương nghỉ phép (Tổ sơn) Số tiền: 4.523.500 Viết bằng chữ : ( Bốn triệu, năm trăm hai ba nghìn, năm trăm đồng chẵn) Kèm theo: 03 Chứng từ gốc Ngày 21 tháng 12 năm 2007 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập biểu Người nhận tiền (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) Việc trả lương nghỉ phép như vậy cho công nhân là hạch toán tắt. Khi khoản chi phí này thực tế phát sinh thì kế toán mới hạch toán, trong khi việc nghỉ phép của công nhân không diễn ra đều đặn hàng năm. Vì vậy Công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất và tính vào chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp, coi như là một khoản chi phí khác phải trả. Điều này sẽ giúp kế toán phản ánh chính xác chi phí nhân công trực tiếp. Hàng tháng kế toán có thể trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép theo định khoản sau: Nợ TK 622: Tiền lương công nhân nghi phép Có TK 335: Sau đó khi phát sinh khoản chi phí này kế toán thực hiện bút toán: Nợ TK 335: Tiền lương công nhân nghi phép Có TK 111: + Đối với các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty nên chuyển toàn bộ các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ sang khoản mục chi phí sản xuất chung – TK 6271: “Chi phí nhân viên phân xưởng” theo chế độ kế toán hiện hành. Khi đó khi trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán vào sổ theo bút toán sau: Nợ TK 334 : Tổng số tiền lương đã tính Có TK 1111: Số tiền thực tế đã chi * Về công tác hạch toán chi phí sử dụng máy thi công + Tại Công ty, cụ thể là tại các đơn vị thi công hiện nay chưa tách bạch giữa công nhân trực tiếp sản xuất với công nhân vận hành máy thi công. Thường coi công nhân điều khiển máy thi công là công nhân trực tiếp sản xuất nên tiền lương của công nhân vận hành máy thi công đều được hạch toán vào TK622: “chi phí nhân công trực tiếp” mà không hạch toán vào TK623 “chi phí sử dụng máy thi công”. Cho nên Công ty nên chỉ đạo cho các đơn vị kế toán phải hạch toán chi phí tiền lương của công nhân vận hành máy thi công vào khoản mục chi phí sử dụng máy thi công theo đúng chế độ hiện hành. Nợ TK 623: Tiền lương công nhân điều khiển máy thi công Có TK 3341: Tiền lương công nhân trong danh sách của Công ty Có TK 3348: Tiền lương công nhân thuê ngoài Còn các khoản trích về BHXH, BHYT, KFCĐ tính trên lương về nguyên tắc hạch toán Công ty không nên hạch toán trên tài khoản 623 mà nên hạch toán khoản chi phí này vào tài khoản 6271 “ Chi phí nhân viên phân xưởng”. + Công ty nên hạch toán chi phí khấu hao máy thi công vào TK623 theo đúng chế độ kế toán hiện hành để phản ánh đúng tình hình sử dụng chi phí của các công trường thi công. Công ty nên lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo mẫu ban hành theo quyết định số 15/2007QĐ – BTC ngày 20/03/2007của Bổ trưởng Bộ Tài chính. Bảng tính và phân bổ khấu hao tscđ Quý IV năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ Số TT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) Nơi sử Dụng Tổng cộng Tài khoản 6273– chi phí sử dụng máy thi công Công trình Nhà 34T (A/Huấn) Công trình Hầm chui TTHNQG (A/An) … NG KH 1 2 3 4 5 6 7 … 1 Số khấu hao đã trích tháng trước 2 Số khấu hao tăng trong tháng … … … … * Về công tác hạch toán chi phí sản xuất chung Do Công ty trích kinh phí công đoàn bằng 2% trên tổng quỹ lương toàn doanh nghiệp. Như vậy có nghĩa là Công ty không loại trừ số lương trả cho người lao động thời vụ hợp đồng dưới 03 tháng mặc dù số lao động này không được trích BHXH, BHYT. Đối với doanh nghiệp xây lắp, nhân công chủ yếu là thuê ngoài thì số chi phí tăng thêm là đáng kể. Việc hạch toán trên không phù hợp với quy định chung của kế toán hiện hành. Vì vậy, Công ty nên trích KPCĐ đúng 2% trên lương thực trả cho người lao động hợp đồng 03 tháng trở nên vào chi phí. Khi đó mức trích KPCĐ của đội XD số 1 tháng 12/2007 là: (399.733.000 – 329.160.000) x 2% = 1.411.460 Kế toán định khoản trên máy: Nợ TK 627: 1.411.460 Chi tiết: Đội XD số 1 Có TK 3382: 1.411.460 Kết luận Kế toán chi phí sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp xây lắp. Thực tế cho thấy các đơn vị tự chủ và cạnh tranh thị trường gay gắt thì đây thực sự là vấn đề sống còn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. ở đâu người tiêu dùng đòi hỏi càng cao thì ở đó các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới chi phí sản xuất. Do đó việc đổi mới, tổ chức hợp lý quá trình kế toán, trong đó kế toán chi phí sản xuất luôn mang tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực đối với quản lý kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 – Vinaconex 5, em hiểu được phần nào cách thức hạch toán cơ bản của kế toán chi phí sản xuất. Nhìn chung, công tác kế toán đã đáp ứng được cho nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, không tránh khỏi một số hạn chế nhất định cần khắc phục. Với những kiến thức đã học và qua tìm hiểu thực tế, em mạnh dạn nêu một số ý kiến đề cập tới công tác kế toán nói chung, đi sâu vào kế toán chi phí sản xuất nói riêng. Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất xây lắp trong các doanh nghiệp xây dựng là vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực quan tâm nghiên cứu, giải quyết của các cán bộ chuyên ngành các cấp. Vì vậy với trình độ và kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa có nhiều nên những ý kiến đưa ra không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bác, các cô trong phòng tài chính kế toán Công ty để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn TS Nguyễn Thanh Quý cùng ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên tại các phòng ban chức năng tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 – Vinaconex 5 đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36817.doc
Tài liệu liên quan