Chuyên đề Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại Ngân hàng Công Thương Hải Dương

Khả năng tài chính bao giờ cũng là điều kiện trước tiên cho mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, bất kỳ chủ thể nào muốn vay vốn tại ngân hàng thấy khả năng tài chính của mình, kết hợp với xem xét mục đính vay và thẩm định hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng, ngân hàng có thế xác định được khả năng trả nợ và nguồn trả nợ của khách hàng trong tương lai. Tất cả những khía cạnh đó đều được thể hiện đầy đủ trong nội dung của công tác phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng khi thẩm định và quyết định cho vay.

doc53 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại Ngân hàng Công Thương Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với ngân hàng là hoàn toàn khác so với doanh nghiệp. 1.2.3.2. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lưu lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh. Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho biết được sự vận động sản xuất kinh doanh, lượng tiền bình quân trong kỳ. Bản chất sự vận động như sau: Nguồn thu tăng do giảm tài sản này hay tăng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Nguồn chi tăng do tăng tài sản, trả các khoản nợ đến hạn hay trả cho đồng sở rút vốn Tiền mặt đầu kỳ + tiền phát sinh trong kỳ = tiền mặt cuối kỳ Sự vận động của dòng tiền thể hiện qua ba hoạt động: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp. Dòng tiền này lớn hơn hoặc bằng 0 do: doanh thu tăng, bán chịu ít, tốc độ tăng doanh thu bằng tiền lớn hơn tốc độ tăng sản phẩm được sản xuất ra, tăng phải thu kỳ trước. Đây là dấu hiệu sản xuất kinh doanh ổn định phát triển. Dòng tiền lớn hơn 0 do nguyên nhân ngược lại. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Dòng tiền này lớn hơn 0 do: thu lãi đầu tư, thu tiền bán tài sản cố định, thu hồi đầu tư không có hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu, tìm nguồn hoạt động từ bên ngoài; dòng tiền này nhỏ hơn 0 do: Doanh nghiệp mới đầu tư vào tài sản hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải xem xét nguồn vốn để đầu tư, nếu không phải vốn chủ sở hữu hay vốn dài hạn thì chức tỏ doanh nghiệp đã đầu tư bằng vốn ngắn hạn như vậy tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Dòng tiền từ hoạt động tài chính: dòng tiền này liên quan tới vốn chủ sở hữu, vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu. Dòng tiền này nhỏ hơn hoặc bằng 0 do trả lãi, chủ sở hữu rút vốn. Trường hợp lớn hơn 0. Tăng vay vốn, góp thêm vốn. Dtiền HĐSXKD Dtiền HĐĐT Dtiền HĐTC Tổng Đánh giá + + + + DN thừa tiền,chỉ cho vay mở rộng SXKD + + - + DN gặp khó khăn về tài chính, chỉ cho vay mở rộng SXKD - DN có vấn đề, cẩn trọng trong cho vay mới + - + + DN có đầu tư lớn, chỉ xem xét cho vay bổ sung vốn lưu động - DN đầu tư quá lớn, cẩn trọng trong cho vay mới - + + + DN gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, cẩn trọng trong cho vay mới - DN rất khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, cẩn trọng trong cho vay - - + + DN đầu tư lớn, gặp khó khăn tiêu thụ sản phẩm, cẩn trọng trong cho vay, chỉ cho vay giải quyết khó khăn này. - Không cho vay nữa - - - - DN có khó khăn rất lớn nguy cơ không trả được nợ, không cho vay nữa Tóm lại: thông qua phân tích tình hình tài chính khách hàng, NHTM có thể biết được một phần tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính khả quan hay không khả quan, xu hướng phát triển của đơn vị như thế nào để từ đó có quyết định cho vay đúng, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, đầy đủ gốc và lãi. Tuy nhiên, việc phân tích tình hình tài chính khách hàng chỉ hữu ích khi các số liệu báo cáo phải được đảm bảo tính chính xác. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi mà việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa được chấp hành nghiêm chỉnh thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm định tính chính xác của các số liệu báo cáo và cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phân tích tình hình tài chính với các thông số phi tài chính để đưa ra những kết luận xác đáng về khác hàng mà ngân hàng đã quan hệ làm ăn. Chương II : thực trạng công tác phân tích đối với khách hàng vay vốn tại nhct hải dương 2.1.tổng quan về nhct hải DươNG 2.1.1.Sự hình thành và phát triển NHCT Hải Dương 2.1.1.1.Vài nét về chi nhánh NHCT Hải Dương Chi nhánh NHCT Hải Dương (trước đây là NHCT Hải Hưng) được thành lập từ tháng 08/1988 trên cơ sở chuyển từ NHNN tỉnh Hải Hưng theo nghị định 53/ HĐBT ngày 26/3/1988 của chủ tịch HĐBT V/v chuyển hệ thống Ngân Hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp .Từ tháng 8/1988, chi nhánh NHCT Hải Dươnglà Một NH TM Nhà nưóc thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc đặt dưới sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam.Ngày 17/12/1996 theo quyết định số 12/ HĐQT của chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam .Chi nhánh NHCT Hải Dương được thành lập trên cơ sở Chi Nhánh NHCT Hải Hưng.Chi Nhánh bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 với 01 chi nhánh cấp II là chi nhánh NHCT Nhị Chiểu .09 phòng ban trực thuộc (trong đó có 07 phòng nghiệp vụ ) và 02 phòng giao dịch, đến tháng 09/2004 Chi nhánh thành lập thêm một Chi nhánh cấp II là chi nhánh khu công nghiệp thành phố Hải Dương.Tổng số lao động của Chi nhánh dén ngày 31/12/2004 là 151 cán bộ . Cùng với sự vận động của nền kinh tế, Chi nhánh NHCT Hải Dương đã có nhiều cố gắng nỗ lực. Không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất săc nhiệm vụ năm 2004 Chi nhánh đã vinh dự được Nhà nước trao tặng 01 huân chương lao động hạng 3 và 1 huân chương chiến công hạng 3 đưọc NHCT Việt Nam xếp loại “Chi nhánh kinh doanh giỏi” Đảng bộ được tỉnh xét tặng cờ thi đua “Trong sạch vững mạnh”. Công đoàn cơ sở được Công đoàn NHCT Việt Nam tặng cờ thi đua “Vững mạnh toàn diện “, Đoàn thanh niên được tặng cờ “Đơn vị vững mạnh xuất sắc” . Về cơ cấu tổ chức: Chi nhánh NHCT Hải Dương bao gồm 151 cán bộ, bao gồm : -Ban giám đốc (04 cán bộ) -07 phòng nghiệp vụ, 02 phòng giao dịch -02 chi nhánh cấp II Biểu 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và màng lưới hoạt động của chi nhánh NHCT Hải Dương Ban lãnh đạo Phòng kinh doanh Phòng tiền tệ ngân quỹ Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng huy động tiền gửi dân cư Phòng Kế toán Phòng giao dịch số 01 Phòng Tổ chức- hành chính Phòng giao dịch số 02 Phòng kiểm soát nội bộ Mục tiêu kinh doanh của NHCT Hải Dương là phát triển an toàn hiệu quả coi sự thành đạt của khách hàng là sự thành đạt của Ngân hàng. Hải Dương là tỉnh có địa bàn nhỏ hẹp lại có nhiều ngân hàng thương mại cùng hoạt động tạo nên sự cạnh tranh gay gắt .Tuy nhiên NHCT Hải Dương đã từng bước phát triển và là một trong những Ngân hàng thương mại quốc doanh có tổng nguồn vốn huy động hơn 100 tỷ đồngChi nhánh dã sử dụng nguồn vốn 1 cách hiệu quả với tổng dư nợ gần 900tỷ đồng ,chất lượng tín dụng tốt chi nhánh đã đầu tư vốn cho mọi thành phần kinhtế ,có nhiều khách hàng là doanh nghiệp lâu năm với ngân hàng như Công ty Chế tạo bơm, Công ty Đá mài, Công ty Sứ, Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty chế biến nông sản thực phẩm... Do đó, ngân đã giảm được chi phí sàng lọc khách hàng. Ngoài ra, khách hàng còn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty tư nhân... đã từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh những thuận lợi cũng không ít khó khăn nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đã bộc lộ các yếu kém trong quản lý sản xuất kinh doanh và những khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh. Do sự thiếu đồng bộ của cơ chế tín dụng và luật đầu tư, môi trường pháp lý không ổn định, những vụ lừa đảo, đổ bể đã gây ảnh hưởng không ít đến tư tưởng, tâm lý của những người làm công tác tín dụng. Đây là những khó khăn trong những năm qua đối với hoạt động kinh doanh của toàn ngành nói chung cũng như của NHCT Hải Dương nói riêng. Với sự chỉ đạo, quản lý, điều hành năng động của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh NHCT Hải Dương là một trong những NHTM quốc doanh có tín nhiệm với khách hàng hoàn thành các chỉ tiêu cảu NHCT Việt Nam giao .Kinh doanh có hiệu quả đảm bảo an toàn vốn. 2.1.1.2.Đánh giá tình hình hoạt động của NHCT Hải Dương trong những năm gần đây *Hoạt động huy động vốn Trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động tạo nguồn vốn là yếu tố đầu vào của cả quá trình kinh doanh. Đầu vào có cơ cấu hợp lý, chi phí thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngày nay, các NHTM cạnh tranh nhau trong huy động vốn chủ yếu qua lãi suất hợp lý, thời hạn và uy tín của ngân hàng, trong đó cả ba yếu tố đều quan trọng. Chính vì hiểu rõ tầm quan trọng sống còn của vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, chi nhánh coi trọng nghiệp vụ huy động vốn đã xem xét đến lợi ích của khách hàng trên cơ sở chính sách khách hàng. Do đó, NHCT Hải Dương luôn có tốc độ tăng trương nguồn vốn nhanh qua các năm. Ngày đầu mới thành lập, tổng nguồn vốn huy động mới chỉ có 15 tỷ đồng, đến cuối năm 2005là 1302 tỷ đồng. Biểu 1: Stt Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng, giảm so với năm trớc Năm 2005 Tăng, giảm so với năm trớc Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tổng nguồn VHĐ 1.157.100 1165250 +8150 +0.7 1301766 136.516 10.49 I Phân theo loại tiền VNĐ 510.724 523.708 +12.984 +2.5 623.843 100.135 16.05 USD 646.376 641.542 -4.834 -0.7 677.923 36.381 5.37 II Phân nguồn VHĐ 0 Tiền gửi của TCKT 130.839 187.184 +56.345 +43 924.738 737.554 79.76 Tiền gửi tiết kiệm 395.974 895.720 -40254 -4.3 219.436 -676.284 -308.19 T/gửi kỳ phiếu,trái phiếu 90.287 82.346 -7.941 -8.8 88.656 6.310 7.12 III Phân theo thời hạn 0 Không kỳ hạn 129.966 188.139 +58.173 +44.8 212.302 24.163 11.38 Kỳ hạn dới 12 tháng 337.504 299.479 -38.025 -11.3 303.820 4.341 1.43 Kỳ hạn từ12 đến 24 tháng 689.630 677.632 -11.998 -1.7 499.659 -177.973 -35.62 Kỳ hạn trên 24 tháng 0 0 121.896 121.896 ( Bảng cân đối vốn kinh doanh của NHCT Hải Dương) Qua biểu trên cho thấy, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm ,năm sau cao hơn năm trước .Năm 2004 đạt 1.165.250 triệu đồng ,tăng 8.150 triệu đồng so với năm 2003 còn năm 2005 tăng136.516 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng của 2004(0.7%),năm 2005 tăng(10.49%). Với tổng nguồn vốn trên, Chi nhánh không những đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng mà còn thừa điều chuyển về Ngân hàng công thương góp phần điều hoà sử dụng vốn trong toàn hệ thống đạt hiệu quả. Xét về cơ cấu và thời hạn nguồn vốn huy động ta thấy cơ cấu và thời hạn hợp lý. Nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, đây là nguồn có chi phí cao đầu vào cao nhưng ổn định tạo thế chủ động cho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh . *Tình hình sử dụng vốn : Cùng với việc đẩy mạnh huy động vốn và tăng trưởng nguồn vốn, việc sử dụng vốn được chi nhánh NHCT Hải Dương luôn quan tâm, coi tín dụng là mặt trận hàng đầu. Xác định công tác đầu tư tín dụng là một nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của hoạt động ngân hàng vì nó đem lại nguồn thu chủ yếu trong kết quả kinh doanh. Trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay và đầu tư kinh doanh của NHCT Hải Dương liên tục phát triển qua các năm. Tổng dư Nợ đầu tư và cho vay đến 31/12/2005 đạt 789 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 16.15% so với đầu năm. Trong đó: -Đầu tư mua công trái Chính phủ và trái phiếu NHCT: 8,86 tỷ đồng -Cho vay nền kinh tế đạt ............. tỷ đồng. Kết quả đạt được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Biểu 3: Tình hình dư nợ của NHCT Hải Dương Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng dư nợ 475.467 648.497 798.398 I Tổng dư nợ =VNĐ 474.271 644.556 788.127 1 Dư nợ ngắn hạn 187.058 334.636 483.301 2 Dư nợ trung hạn và dài hạn 287.213 309.920 304.826 II Tổng dư nợ =ngoại tệ quy ra VNĐ 1.196 3.941 10.271 1 Dư nợ ngắn hạn 2 Dư nợ trung và dài hạn 1.196 3.941 10.271 Qua bảng số liệu trên cho thấy, NHCT Hải Dương có số dư Nợ ngắn hạn tương đối lớn, dư Nợ qua các năm ngày càng tăng. Tổng số dư nợ năm 2003 là 475.467 triệu đồng, năm 2004 là 648.497 triệu đồng (tăng 173.030 triệu đồng).Tổng dư Nợ năm 2005 Về cơ cấu theo loại cho vay năm 2005, Dư Nợ cho vay ngắn hạn đạt 483 tỷ đồng so với năm 2004, tăng 149 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 60.5% so với tổng dư Nợ. Trong khi đó, dư Nợ cho vay trung dài hạn (bao gồm cả cho vay tài trợ uỷ thác) 304 tỷ đồng, giảm 5.094 tỷ đồng so với năm 2004 và chiếm 38.67% tổng dư Nợ. Qua phân tích số liệu trên cho thấy năm 2005 doanh số cho vay, thu nợ, dư Nợ của NHCT Hải Dương đều tăng, tỷ trọng đầu tư cho vay trung ngắn hạn tăng nhanh hơn cho vay dài hạn. Để có được kết quả như trên, chi nhánh NHCT Hải Dương đã áp dụng nhiều biện pháp chủ động sáng tạo, triển khai kịp thời các chủ trương của ngành, thái độ phong cách giao dịch nhiệt tình, trách nhiệm cao, nhanh chóng, thuận tiện. Chi nhánh luôn bám sát tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và định hướng của ngành, nhất là NHCT Việt Nam để đầu tư tín dụng phù hợp. Chi nhánh cũng luôn làm tốt chính sách khách hàng, lựa chọn khách hàng truyền thống (như Công ty Sứ Hải Dương, Công ty Đá mài, Công ty Vật tư chất đốt, Công ty lắp máy và xây dựng 693, Công ty cổ phần Quê hương, Công ty chế biến nông sản xuất khẩuVạn Hoa...), tiếp cận những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, vốn chủ sở hữu lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, những ngành sản xuất ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đồng thời giảm dần và hạn chế đầu tư tín dụng đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh không ổn định... doanh nghiệp trong tiến trình cổ phần hoá và sắp xếp lại. Đặc biệt, thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Chính phủ cùng với chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của tỉnh, năm 2005 vừa qua chi nhánh NHCT Hải Dương đã chuyển hướng đầu tư tín dụng, mở rộng phát triển cho vay đối với lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu thị trấn thị tứ, khu kinh tế phát triển để có thêm vốn thực hiện đầu tư cho các dự án vừa và nhỏ, những dự án mới và dự án mở rộng sản xuất kinh doanh...Chi nhánh cũng chú trọng phát triển nhiều mặt hàng mới có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu. Nhiều công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty 100% vốn nước ngoài... các dự án, phương án sau khi được đầu tư đã đi vào hoạt động có hiệu quả như các ngành: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất bao bì PP, sản xuất giày thể thao xuất khẩu, sản xuất và lắp ráp máy cơ khí nông nghiệp, may, thêu, chế biến hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu, gốm sứ... đã góp phần tăng thu Ngân sách, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Bên cạnh đó, chi nhánh NHCT Hải Dương vẫn tiếp tục thực hiện tốt chương trình tín dụng như: chương trình phối hợp với Hội nông dân tỉnh cho vay vốn đối với hộ trên địa bàn nông nghiệp nông thôn đã góp phần cho các hộ nông dân có vốn chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo mô hình trang trại, phát triển ngành nghề dịch vụ, mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; chương trình phối hợp với Lên đoàn lao động tỉnh và Công đoàn của các doanh nghiệp cho vay đối với cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho trên 2000 công nhân viên chức lao động vay vốn để mua sắm phương tiện phục vụ công tác, sửa chữa nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế phụ gia đình nhằm nâng cao đời sống, khuyến khích giảm nghèo và làm giàu chính đáng; Chương trình tín dụng Việt - Đức (DEG) và Tái thiết Đức (KFW) vẫn được triển khai. Hầu hết các dự án, phương án sản xuất kinh doanh chi nhánh NHCT Hải Dương đầu tư tín dụng đã và đang phát huy hiệu quả. * Công tác thanh toán và kinh doanh dịch vụ ngân hàng Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các nghiệp vụ khác của chi nhánh NHCT Hải Dương cũng ngày càng dược phát triển cả về số lượng và chất lượng. Điều đó được thể hiện qua các nghiệp vụ chuyển tiền nhanh, mua bán ngoại tệ, tổ chức thanh toán liên hàng cùng hệ thống, tổ chức thanh toán bù trừ, thanh toán quốc tế... Từ khi ngân hàng thực hiện thanh toán điện tử thì công tác thanh toán liên hàng ngày càng phát triển, ngày càng thu hút nhiều khách hàng vì thanh toán điện tử nhanh, thuận tiên, đáp ứng được nhu cầu chuyển tiền nhanh của khách hàng. Nếu như trước đây ngân hàng thực hiện thanh toán gửi qua bưu điện thì việc chuyển tiền phải mất mấy ngày, thậm chí mất cả tuần mới thực hiện được thì nay chỉ trong ngày, hay chỉ trong vài giờ đồng hồ là khách hàng có thể nhận được tiền. Chính vì vậy mà trong năm 2005 khối lượng thanh toán qua NHCT Hải Dương đạt 16.306 tỷ đồng. Thanh toán điện tử càng khẳng định tính ưu việt đã thu hút được số lượng khách hàng thanh toán qua mạng điện tử ngày càng tăng, khối lượng thanh toán điện tử đi và đến của chi nhánh năm 2005 đạt 7.817 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2004. *Công tác tiền tệ- kho quỹ Cùng với những kết quả đạt được trong công tác thanh toán, chi nhánh NHCT Hải Dương đã chú trọng tăng cường nguồn thu tiền mặt nhằm đáp ứng kịp thời, thoả mãn việc chi tiền mặt của khách hàng. Năm 2004 tổng thu tiền mặt là 1.510 tỷ đồng, so với năm 2003 tăng 0,545 tỷ đồng; Tổng chi tiền mặt là 1.471 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 425 tỷ đồng. Năm 2005: Tổng thu tiền mặt là 2.848 tỷ đồng, so với năm 2004 tăng 638 tỷ đồng (ằ38,2%); Tổng chi tiền mặt là 3.030 tỷ đồng, so với năm 2004 tăng 659 tỷ đồng (ằ 48%). Tốc độ thu chi tiền mặt của chi nhánh tăng trưởng nhanh, thường xuyên có lượng tiền mặt lớn để đáp ứng đầy đủ và thoả mãn mọi nhu cầu chi tiêu của khách hàng. Cán bộ luôn giữ được đức tính và phẩm chất người kiểm ngân, mặc dù khối lượng tiền lớn song không để xảy ra nhầm lẫn, mất mát, đã chi trả tiền thừa cho khách hàng với tổng số tiền là 275 triệu đồng, phát hiện và thu giữ được 510 tờ bạc giả với số tiền là 58,3 triệu đồng, chọn lọc ra được 7335 bó với số tiền 38 tỷ đồng tiền rách nát không đủ tiêu chuẩn lưu thông... Vấn đề an toàn kho quỹ tại chỗ cũng như vận chuyển trên đường của chi nhánh luôn được coi trọng và thực hiện nghiêm chỉnh nên năm 2005 vừa qua không để xảy ra trường hợp nào về thừa, thiếu, mất quỹ. *Hoạt động bảo lãnh Hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ mới mẻ song Chi nhánh đã không ngừng mở rộng và phát triển, tại chi nhánh hoạt dộng chủ yếu là bảo lãnh dự thầu & bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho các đơn vị đều có tài sản đảm bảo và ký quỹ nên độ an toàn cao, tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng. Bảo lãnh dự thầu của các đơn vị được Ngân hàng công thương Hải Dương tham gia bảo lãnh nhiều và tập trung tại các đơn vị xây dựng với các công trình lớn,Hoạt động bảo lãnh tính đén nay trong các trường hợp bảo lãnh mà chi nahnhs thực hiện chưa để xảy ra một tranh chấp nào . *Công tác khác -Chỉ đạo điều hành kinh doanh Ban giám đốc luôn nắm bắt và triển khai kịp thời chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước,các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ của ngành và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đưa ra các giải pháp điều hành kinh doanh có hiệu quả. -Công tác thanh tra- kiểm soát nội bộ Công tác thanh tra kiểm soát luôn được chú trọng và duy trì thường xuyên đối với các mặt nghiệp vụ ,công tác chấn chỉnh sửa chữa, khắc phục những tồn tại sau thanh tra được thực hiện nghiêm túc. Thông qua công tác kiểm tra- kiểm soát nội bộ, chi nhánh đã kịp thời phát hiện được những sai sót của từng bộ phận để có biện pháp chấn chỉnh và sửa chữa kịp thời nhằm nâng cao chất lượng các mặt hoạt động. -Công tác tổ chức cán bộ Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHCT Hải Dương đã được chấn chỉnh, sắp xếp lại, công tác luân chuyển cán bộ giữa các phòng cho phù hợp với tình hình thực tại. Chi nhánh cũng thường xuyên quan tâm đến công tác huấn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng, đào tạo trình độ chuyên môn cho CBCNV, trong năm 2005 vừa qua đã cử 29 lượt CBCNV đi học các lớp đại học tại chức và hoàn chỉnh kiến thức tại Học viện ngân hàng và 69 lượt CBCNV tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn và dài ngày do NHCT Việt Nam tổ chức. -Công tác đoàn thể, quần chúng Công tác đoàn thể quần chúng luôn được quan tâm, tạo sự phấn khởi cho CBCNV phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với mọi hoạt động của cơ quan. -Kết quả tài chính năm 2005: Công tác kế toán tài chính tại chi nhánh NHCT Hải Dương thường xuyên được duy trì, thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính của NHCT Việt Nam và chế độ kế toán hiện hành, tổ chức thu đúng, thu đủ, kịp thời và thực hành tiết kiệm. Tính đến cuối năm 2005,tổng thu nhập của chi nhánh đạt 75.974 triệu đồng, tổng chi phí là 58.760 triệu đồng, lợi nhuận hạch toán là 17.214 triệu đồng (đạt 98,2% so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao). Tóm lại, trong những năm qua hoạt động kinh doanh của NHCT Hải Dương có chuyển biến tích cực và bắt kịp với tình hình kinh doanh của các thành phần kinh tế cũng như nhu cầu của dân cư trên địa bàn. Nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh, hoạt động tín dụng và đầu tư mở rộng vững chắc, có hiệu quả, công tác kinh doanh được cải tiến một bước đáng kể, thực hiện kinh doanh có lãi, lợi nhuận lên, do đó cơ sở vật chất của chi nhánh NHCT Hải Dương cũng được đổi mới về mọi mặt: trang thiết bị dùng cho văn phòng, công nghệ ngân hàng từng bước được hiện đại hoá. Từ đó tạo cho chi nhánh NHCT Hải Dương có một thế đứng vững chắc trong cơ chế thị trường, tạo ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh ngân hàng, thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn. 2.2.Nội dung phân tích tài chính Khách hàng tại NHCT Hải Dương Tên khách hàng: Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá DNNN là công ty Chế tạo Bơm Hải Dương theo quyết định số 07 ngày 12/01/2004 của bộ trưởng Bộ công nghiệp với số vốn như sau : Theo nguồn vốn : 17.143.300.000,VND Trong đó : Vốn cố định (51%) 8.743.100.000,VND Người lao động góp cổ phần(49%): 8.400.200.000,VND Đến thời điểm ngày 30/6/2005 đơn vị không những bảo toàn được nguồn vốn mà phát triển hơn .Cụ thể: Nguồn vốn chủ sở hữu: 20.539.942.172,VND Trong đó : Vốn cố định : 9.444.000.000,VND Vốn lưu động : 7.703.300.000,VND Các quỹ : 3.396.642.172,VND Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất ,kinh doanh ,xuất nhập khẩu các loại máy bơm nước ,các sản phẩm cơ khí ,kinh doanh ,xuất nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty ;xây lắp ,sửa chữa công trình cấp thoát nước ,các hệ thống máy bơm ,van và các sản phẩm khác của công ty; Chế tạo và cung cấp vật tư thiết bị & lắp đặt các công trình điện hạ thế . Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh qua ba năm của Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương bảng kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị tính: Triệu đồng) Stt Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu bán hàng và CCDV 7246 8197 9481 Các khoản giảm trừ 0 32 Chiết khấu thương mại Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lại 32 Thuế TTĐB, 1 DTT về hàng bán và CCDV 7246 8165 9481 2 Giá vốn hàng bán 5604 5658 6735 3 Lợi nhuận gộp về hàng bán và CCDV 1642 2506 2756 4 Doanh thu về hoạt động tài chính 17 54 30 5 Chi phí hoạt động tài chính 6 15 1 Trong đó lãi vay phải trả 15 0 6 Chi phí bán hàng 230 256 379 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 702 2081 1504 8 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 719 207 891 9 Thu nhập khác 0 54 10 Chi phí khác 634 11 Lợi nhuận khác 0 54 -634 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 719 262 257 13 Thuế thu nhập phải nộp 0 14 Lợi nhụân sau thuế 719 262 257 (Theo số liệu của NHCT Hải Dương) Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Công ty Cổ phần bơm Hải Dương Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 A- Tài sản 63.356 63.249 69.063 I.Tài sản ngắn hạn 53.715 55.219 62.818 1. Tiền 28.844 29.400 35.693 2. Các khoản ĐTTC ng/hạn khác 0 0 0 3. Các khoản phải thu 17.056 16.377 35.693 4. Tài sản lưu động khác 148 113 264 5. Hàng tồn kho 9.641 9.435 10.480 II. Tài sản dài hạn 9.480 8.030 6.245 1.Tài sản cố định 3.857 7.157 6.222 Nguyên giá 15.345 17.623 17.777 Hao mòn (luỹ kế) -11.433 -12.851 -13.993 2.Các khoản ĐTTC dài hạn 1.041 873 236 3. Chi phí xây dựng dở dang 4.582 2.385 2.438 B. Nguồn vốn 38.356 37.430 41.938 I. Nợ phải trả 17.894 16.068 22.133 Nợ ngắn hạn 17.113 16.068 18.133 Trong đó: Phải trả người bán 11.828 10.558 10.643 Phải trả khác 2.664 1.638 2.418 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 20.462 21.362 19.805 (Theo số liệu của NHCT Hải Dương) Qua số liệu trên cộng với khảo sát thực tế tại đơn vị, ngân hàng sẽ nhận xét trên các mặt: khả năng tự chủ tài chính trong kinh doanh; tình hình công nợ, khả năng thanh toán của khách hàng, uy tín và xu thế phát triển của họ trong tương lai. Trên đây là những số liệu về báo cáo tài chính trong ba năm gần nhất của Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương xin vay vốn dài hạn nhằm đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất các loại bơm ,van phục vụ công nghiệp ,thuỷ lợi ,công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Phân tích các chỉ tiêu tài chính *Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương. Bảng 2.5 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Lần 3.235 3.436 2.353 Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1.741 1.829 2.008 Hệ số thanh toán nhanh Lần 2.737 2.849 1.431 Hệ số thanh toán tổng quát Lần 3.825 3.936 2.353 Hệ số thanh toán ngắn hạn: cả 3 năm 2003, 2004, 2005 hệ số thanh toán ngắn hạn lần lượt là 3.235, 3.436, 2.008 đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là rất tốt và theo tiêu chuẩn của ngân hàng tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 1,4 là tốt điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty rất tốt, đặc biệt là năm 2004 và năm 2005. Năm 2003 quy mô của công ty chưa lớn mạnh như hai năm sau do đó quy mô nguồn vốn của năm 2003, 2004 gấp 3 lần 2001, tuy nợ phải trả của doanh nghiệp so với hai năm 2002, 2005 nhỏ nhưng lượng vốn lưu động năm 2003 nhỏ gần gấp 3 do đó hệ số thanh toán ngắn hạn của năm 2004, 2005 gần gấp 2 lần so với năm 2003. Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của Công ty được trang trải bằng 3.235(2003); 3.436(2004); 2.353(2005) đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mà không cần sử dụng các tài sản khác. Hệ số thanh toán nhanh : hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bằng bao nhiêu đồng vốn bằng tiền, tốt nhất là hệ số này lớn hơn 0,5. Năm 2003; Năm 2004; Năm 2005 khả năng thanh toán nhanh của Công ty lần lượt là 2.737, 2.849, 1.431 đều lớn hơn 0,5 do vậy khả năng thanh toán nhanh của công ty là tốt, năm 2005 khả năng thanh toán nhanh so với hai năm trước có giảm đó là do lượng tiền mặt của Công ty có tăng so với hai năm nhưng không tăng bằng với lượng tăng của vốn ngắn hạn do đó khả năng thanh toán nhanh thấp hơn. Nhưng sự giảm sút đó không đáng kể do đó khả năng thanh toán nhanh của Công ty chế tạo Bơm là tốt. Hệ số thanh toán tổng quát của ba năm đều lớn hơn 1. Điều đó cũng thể hiện khả năng thanh toán của Công ty Chế tạo Bơm Hải Dương không những có khả năng thanh toán tốt nợ ngắn hạn và thanh toán nhanh mà còn có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ của Công ty. Hệ số này ở năm 2005 tuy có thấp hơn so với năm 2004 do công ty đã huy động vốn từ bên ngoài. Hệ số thanh toán hiện hành của ba năm đều lớn hơn 1. Điều đó cũng thể hiện khả năng thanh toán của Công ty chế tạo Bơm Hải Dương không những có khả năng thanh toán tốt nợ ngắn hạn và thanh toán nhanh mà còn có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ của Công ty. Qua phân tích ta thấy Công ty có khả năng thanh toán nợ tốt nhất là nợ ngắn hạn. Do đó với yêu cầu vay ngắn hạn thì Công ty có đủ tiêu chuẩn về chỉ tiêu này. *Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Phân tích nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính giúp cán bộ tín dụng đánh giá trạng thái nợ cũng như khả năng tự chủ tài chính của công ty. Hệ số này cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ, mức độ tự tài trợ của đơn vị đối với tổng nguồn vốn kinh doanh của mình. Tỷ lệ này càng lớn thể hiện doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với chủ nợ, khả năng an toàn về trả nợ cao. Bảng 2.6: Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương. Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 Hệ số nợ tự tài trợ % 0.53 0.57 0.56 Hệ số TSCĐ % 0.10 0.13 0.12 Hệ số Nợ so với Vốn CSH % 0.79 0.71 0.77 Qua hệ số tự tài trợ ta thấy được mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp với các chủ nợ và mức độ tự tài trợ của công ty đối với vốn kinh doanh của mình. ở đây hệ số tự tài trợ của công ty đều ỏ mức tương đối ổn định điều đó thể hiện công ty có đủ vốn tự có không phụ thuộc hoặc bị sức ép với các khoản vay , có tính độc lập với chủ nợ. Điều này cho thấy một sự đảm bảo về các món nợ vay sẽ được trả đúng hạn . Chỉ tiêu nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ phụ thuộc của Công ty đối với chủ nợ .Chỉ số của cả 3 năm đều nhỏ hơn 1và không vựơt quá nguồn vốn chủ sở hữu và qua đó cho thấy Công ty có thể vay thêm đựơc các khoản vay dài hạn. Thực chất của hệ số TSCĐ này phản ánh tình tỷ trọng của tài sản cố định của công ty nói chung .Hệ số này của công ty qua 3 năm hơi nhỏ chỉ ở mức tương đối còn chưa cao năm 2004 có tăng là 0.13 nhưng không đáng kể năm 2005 hệ số này có bị hạ một chút là 0.01 qua đó cho thấy tình hình trang thiết bị vật chất của công ty còn chưa cao ,do đó công ty cần nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo nên năng lực sản xuất và xu hướng phát triển kinh doanh lâu dài ,tăng sức cạnh tranh trên thị trường . *Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động: Hệ số này cho thấy lượng hàng hoá tồn kho có lâu hay không, có quay vòng nhanh hay không. Bất kỳ doanh nghiệp nào đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều tất yếu có hàng tồn kho. Bảng 2.7: Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động của Công ty chế tạo Bơm Hải Dương Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Vòng quay hàng tồn kho 3 vòng 2.2 vòng 2.6 vòng Vòng quay các khoản phải thu 2.4 vòng 2.1 vòng 2.2 vòng Hiệu suất sử dụng tài sản 1.656 1.909 2.169 Vòng quay hàng tồn kho vẫn còn chậm các năm 2004, 2005 tốc độ quay vòng hàng tồn kho chậm, điều này làm ứ đọng vốn nhiều kéo theo nhu cầu vốn của công ty tăng,mà qui mô sản xuất của Công ty không tăng .Nguyên nhân là do sảm phẩm của công ty là những sản phẩm có giá trị lớn,có tính sử dụng lâu dài . Vòng quay các khoản phải thu số làn côngty thu được các khoản nợ thương mại trong kỳ năm 2005 giảm so với 2003 (2.4 vòng) và năm 2004(2.1 vòng) cho thấy công ty đã không đầu tư nhiều vào các khoản phải thu . Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2004, 2005 tăng so với năm 2003, năm 2005 có nhích hơn so với năm 2004 một chút. Điều này cho thấy trong hai năm nay tài sản của công ty sử dụng đạt hiệu quả, qua đó cho thấy khả năng thanh khoản đối với các khoản vay để tài trợ tài sản đó tương đối tốt,tuy nhiên hiệu suất sử dụng tài sản vẫn còn chưa cao Công ty cần phải có biện pháp nâng cao hiệu quả này hơn nữa để tăng doanh thu thuần. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Ngân lưu Năm 2005 Ngân lưu A- Tài sản I.Tài sản ngắn hạn 53,715 55,219 1,504 62,818 7,599 1. Tiền 28,844 29,400 556 35,693 6,293 2. Các khoản ĐTTC ng/hạn khác 0 0 0 0 0 3. Các khoản phải thu 17,056 16,377 -679 35,693 19,316 4. Tài sản lu động khác 148 113 -35 264 151 5. Hàng tồn kho 9,641 9 -9,632 10,480 10,471 II. Tài sản dài hạn 9,480 8,030 -1,450 6,245 -1,785 1.Tài sản cố định 4 7 3 6 -1 Nguyên giá 15,345 17,623 2,278 17,777 154 Hao mòn (luỹ kế) -11,433 -12,851 -1,418 -13,993 -1,142 2.Các khoản ĐTTC dài hạn 1,041 873 -168 24 -849 3. Chi phí xây dựng dở dang 4,582 2,385 -2,197 2,438 53 B. Nguồn vốn 0 0 I. Nợ phải trả 17,894 16,068 -1,826 22,133 6,065 Nợ ngắn hạn 17,113 16 -17,097 18 2 Trong đó: Phải trả người bán 11,828 10,558 -1,270 10,643 85 Phải trả khác 2,664 1,638 -1,026 2,418 780 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 20,462 21,362 900 19,805 -1,557 Cột (3), (5) chênh lệch giữa năm 2004 với năm 2003 và năm 2005 với năm 2004, thể hiện sự thay đổi của quy mô hoạt động. Dòng ngân lưu vào (+) và ra (-). Thể hiện ngược dấu với sự thay đổi của tài sản ở cột (3), (5). Nghĩa là, một tài sản tăng lên (+) tương ứng với một dòng ngân lưu ra (-); một tài sản giảm đi (-) tương ứng với một dòng ngân lưu vào (+). Thể hiện thuận dấu với sự thay đổi nguồn vốn ở cột 4. Nghĩa là, một nguồn vốn tăng lên, tức một khoản nợ hoặc một khoản vốn chủ sở hữu tăng lên (+) tương ứng với dòng ngân lưu đi vào (+); một nguồn vốn giảm đi, tức một khoản trả nợ hoặc một khoản vốn chủ sở hữu giảm đi (-) tương ứng với dòng ngân lưu đi ra (-). Tổng cộng các dòng ngân lưu ở cột (3), (5) bằng chênh lệch quỹ tiền mặt của năm 2004 so với năm 2003 là(556 triệu) , và chênh lệch quỹ tiền mặt năm 2004 so với năm 2005 là(7599 triệu). Vậy dòng ngân lưu chênh lệch năm 2004 và năm 2003 nhỏ hơn dòng ngân lưu chênh lệch năm 2005 so với năm 2004, chứng tỏ hoạt động năm 2005 so với các năm trước là hiệu quả hơn .Tuy hàng tồn kho tăng mặt nhưng tài sản lưu động khác dương vì thế làm cho dòng tiền vào doanh nghiệp tăng. Bảng 2.8: Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi của Công ty cổ phần Bơm Hải Dương Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 Hệ số sinh lợi doanh thu % 9.923 3.208 2.711 Hệ số sinh lợi tổng tài sản % 2.125 6.968 6.835 Hệ số sinh lợi VCSH % 3.419 1.245 1.222 Tài sản vốn chủ sở hữu năm 2005 so với năm 2004 là thấp hơn do thu nhập sau thuế tăng so với 2004 nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế không bằng tốc độ tăng của tài sản & vốn chủ sở hữu làm cho hệ số nhỏ đi.Để tìm hiểu nguyên nhân làm cho thu nhập của công ty giảm đi trong năm 2004và 2005. Năm 2005 so với 2004 Yếu tố chí phí được phản ánh như sau: +Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố năm 2005: Đơn vị: triệu đồng STT Yếu tố chi phí Số tiền 1 Nguyên liệu, vật liệu 19277 2 Nhân công (Bao gồm tiền lương, nhân công thuê ngoài, BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn…) 8865 3 Khấu hao TSCĐ 1386 4 Chi phí máy thi công 1179 5 Chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác 3571 Cộng 34278 Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố năm 2004: Đơn vị: triệu đồng STT Yếu tố chi phí Số tiền 1 Nguyên liệu, vật liệu 14266 2 Nhân công (Bao gồm tiền lương, nhân công thuê ngoài, BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn…) 7091 3 Khấu hao TSCĐ 950 4 Chi phí máy thi công 1130 5 Chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác 2240 Cộng 25677 Từ hai bảng trên ta thấy được năm 2005 so với năm 2004 tổng chi phí sản xuất, kinh doanh năm 2005 tăng nhiều do gia tăng mạnh các chi phí về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí khác do đó làm cho giá vốn hàng bán năm 2005 là 5,658 triệu đồng, còn năm 2002 giá vốn hàng bán là 6,735 triệu đồng. *Nhìn chung Công ty cổ phần Bơm Hải Dương là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ mặt hàng bơm ,van quạt công nghiệp, sản phẩm của công ty có ưu thế được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến.Sản phẩm của côngty có uy tín trên thị trường, có thương hiệu và đã được cấp chứng chỉ ISO. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi kể trên Công ty cũng gặp khó khăn như sự thay đổi giá bán cac sản phẩm ,các loại nguyên vật liệu giá điện cũng tăng làm ảnh hưởng đến doanh thu và xu hướng hội nhập APEC của thị trường Việt Nam.. Tóm lại ta thấy tình hình hoạt động của Công ty tương đối tốt, Công ty làm ăn có hiệu quả và tăng trưởng tốt. Tóm lại, qua phân tích ở trên ta thấy tình hình tài chính của Công ty cổ phần Bơm Hải Dương được phản ánh là tốt và kinh doanh có lãi. Hoạt động có hiệu quả, tự chủ tài chính tốt, rủi ro tín dụng ở mức trung bình. Hoạt động kinh doanh của Công ty đang có chiều hướng được cải thiện, khả năng thanh toán đảm bảo, thu nhập năm 2005 chưa cao là do những nguyên nhân về yếu tố chi phí đầu vào và các chi phí phát sinh cao đồng thời do những biến động trên thị trường do đó gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động của Công ty. Qua tình hình phân tích trên, NHCT Hải Dương có thể chấp nhận cho Công ty cổ phần Bơm Hải Dương vay nợ. *Những tồn tại và nguyên nhân Việc tính toán toán đánh giá các chỉ tiêu tài chính của NHCT Hải Dương là dựa vào so sánh xu hướng biến động qua ba năm từ đó nhận xét tình hình tài chính của khách hàng để ra quyết định cho vay. Nhưng việc đưa ra kết luận cho vay chỉ dựa vào sự phân tích mà đưa ra quyết định điều này có thể dẫn đến việc đánh giá của ngân hàng chưa có sự phân tích kỹ lưỡng vì chỉ so sánh với bình quân của ngành mới có thể cho nhận xét đúng về mức độ phát triển, tình hình doanh nghiệp như vậy là tốt hay xấu so với mức chung các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề. Mặc dù trong quy định cho vay của NHCT Hải Dương có yêu cầu khách hàng phải nộp báo cáo ngân quỹ nhưng trên thực tế, có rất ít doanh nghiệp nộp, đơn cử ở đây Công ty cổ phần Bơm Hải Dương cũng không nộp cho ngân hàng. ý thức khách hàng chỉ là một phần nguyên nhân, mà phần còn lại là do trong quá trình phân tích tài chính khách hàng, NHCT Hải Dương chủ yếu chỉ phân tích trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,còn báo cáo ngân quỹ thì không mấy khi sử dụng đến. Trong thực tế, một doanh nghiệp có báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán cho thấy doanh nghiệp làm ăn có lãi thì chưa chắc đã trả được nợ đúng hạn vì vào thời điểm ấy tình hình ngân quỹ sẽ giúp ngân hàng nhìn nhận được vấn đề này, như vậy phân tích này là rất cần thiết cho kết luận đánh giá của ngân hàng. Vậy có thể nói đây là một thiếu sót không chỉ của NHCT Hải Dương mà là hầu như các ngân hàng ở Việt Nam nói chung. Thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phân tích tài chính khách hàng, điều này là hiển nhiên. Thông tin thu thập càng nhiều thì càng tăng tính chính xác cho việc đánh giá, kết luận. Tuy nhiên, trên thực tế phân tích, NHCT Hải Dương mới chỉ tìm kiếm thêm từ điều tra trực tiếp là rất ít. Mặc dù những chỉ tiêu trên đã phản ánh khá khái quát tình hình tài chính khách hàng nhưng do kết quả phân tích cho thấy tình hình tài chính của Công ty cổ phần Bơm Hải Dương là tốt nhưng để quyết định cho vay thì cần phải phân tích thêm một số chỉ tiêu sau để làm rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp đó là khả năng trả lãi vay. Chưa có sự phân công rõ ràng theo hướng chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng, từ thực tế hiện nay đòi hỏi, công tác chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm phụ trách việc phân tích tài chính đối với một hoặc một nhóm khách hàng, một số loại hình kinh doanh. Nếu thực hiện phân công theo loại hình kinh doanh hoặc ngành nghề kinh doanh như vậy sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về từng ngành nghề vay vốn tại ngân hàng sẽ được nâng cao chất lượng mà cả quá trình thẩm định cho vay, theo dõi sau khi cho vay và mở rộng quan hệ với khách hàng cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. ngoài ra, lãnh đạo quản lý cũng dễ dàng hơn. Còn thiếu những văn bản cụ thể hướng dẫn công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp xếp hạng doanh nghiệp. Hiện nay ngân hàng chưa có văn bản cụ thể nào quy định về quy trình phân tích đánh giá tình hình tài chính khách hàng vay vốn, do đó mà trong quá trình phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn, chủ yếu các cán bộ tín dụng dựa vào kinh nghiệm, những hiểu biết về kiến thức và thực tiễn để tiến hành phân tích, đánh giá, điều này một phần làm tăng thêm độ không chính xác và không thống nhất, đồng đều trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và rủi ro xảy ra ở trong vài món vay nào đó. Tính trung thực của các báo cáo tài chính của khách hàng có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hoặc các doanh nghiệp Nhà nước là có độ tin tưởng cao hơn, nội dung đầy đủ hơn . Chi tiết do hoạt động của các loại hình này được quản lý khá chặt chẽ bởi một hệ thống các quy chế quản lý tài chính của Nhà nước và các doanh nghiệp này thực hiện tương đối đầy đủ các quy định về kế toán. Chương III : Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn tại NHCT Hải Dương 3.1.Phương hướng hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian tới Trên thực tế, mặc dù hiện trạng của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp, dân chúng trên địa bàn còn nhiều khó khăn song NHCT Hải Dương luôn là một trong những ngân hàng làm ăn có hiệu quả .Hơn nữa hiện nay ngân hàng đang hiện đại hoá cùng với hệ thống NHCT trên toàn quốc .Điều này là một thuận lợi cho khách hàng đến với NH giúp cho việc giao dịch nhanh chóng thuận tiện với khách hàng ,các thủ tục giảm bớt. Tuy nhiên NHCT Hải Dương vẫn còn gặp nhiều khó khăn như phải chịu áp lực về cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.Những kết quả thu được cũng đáng kể, những thuận lợi cũng nhiều nhưng những khó khăn trước mắt cũng rất lớn, còn nhiều việc mà chi nhánh cần phải tiếp tục hoàn thành trong thời giai tới, trong đó có hoạt động cho vay. Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ chung của NHCT Việt Nam và NHCT Hải Dương đề ra những định hướng kinh doanh năm 2006, căn cứ vào tình hình hiện tại và kết quả đã đạt được, đối với công tác cho vay, phương hướng và mục tiêu nhiệm vụ đề ra năm 2006 là: -Cấu trúc lại mô hình tổ chức ,hướng khách hàng kết hợp với sản phẩm thay cho mô hình thuần tuý sản phẩm như hiện nay -Phát triển mở rộng mạng lưới chi nhánh ,đưa ra các sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại . -Đa dạng hoá hình thức cho vay,đầu tư mạnh vào các dự án phát triển, tích cực tìm kiếm khách hànglựa chọn và quản lý dự án đầu tư, xây dựng . -Chi nhánh NHCT Hải Dương sẽ duy trì và phát huy các giải pháp huy động vốn với nhiều hình thức phong phú nâng cao chất lượng tác phong giao dịch văn hoá đối với cán bộ công nhân viên . -Chi nhánh NHCT Hải Dương thường xuyên ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất,nâng cao chất lượng tín dụng. Kết quả tài chính đảm bảo chi đủ lương theo quy định và có tích luỹ.Để đạt được mục tiêu đề ra năm 2006 trong hoạt động cho vay, NH sẽ thực hiện các giải pháp sau: Tiếp cận và tăng số lượng khách hàng mới có nguồn thu lớn và tương đối ổn định. để thực hiện mục tiêu này cần phải có một chính sách tiếp thị đúng mức. Tiếp tục mở tộng cho vay các thành phần ngoài quốc doanh cùng với sự giúp đỡ của NHCT Việt Nam, NH đã và đang tìm ra hướng kinh doanh mới mang tính đột phá, đó là tiếp tục tìm kiếm tiếp nhận để được phục vụ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài để từ đó tạo lập nguồn vốn rẻ. Quản lý tín dụng: xuất phát từ đặc điểm NH, các khách hàng hầu hết là nhũng khách hàng quen thuộc, các bộ tín dụng lâu năm có kinh nghiệm thực tiễn, việc quản lý tín dụng được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn vốn vay. Vì thế, NH cần tiến hành phân tích thị trường, phân loại khách hàng từ đó lựa chọn xác định mục tiêu khách hàng có khả năng lên kế hoạch tiếp thị thu hút khách hàng đặt quan hệ tín dụng Năm 2006, NH luôn bám sát định hướng phát triển kinh doanh của ngành từ đó xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo hướng đi đúng cho NH ngay từ giai đoạn đầu sau khi hiệ đại hoá ngân hàng bởi vì giai đoạn đầu này cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển sau này của NH. NH phải tạo được những mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo ra và tăng cường uy tín trên thương trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Do đó, việc tăng trưởng dư nợ được xây dựng trên cơ sở an toàn hiệu quả và vững chãi. 3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn: Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là hai mặt thống nhất biện chứng của hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng đến chất lượng tín dụng mà coi nhẹ việc mở rộng tín dụng thì sẽ nhanh chóng bị các ngân hàng khác cạnh tranh, chiếm ưu thế, thị phần bị giảm sút dần dần mất đi vị thế của mình. Quan trọng hơn, không tăng trưởng dư nợ tín dụng đồng nghĩa với việc ngân hàng không có đủ lợi nhuận để trang trải chi phí kinh doanh và trả lãi tiền gửi cho khách hàng. Nhưng nếu ngân hàng chỉ coi trọng tăng trưởng tín dụng mà coi nhẹ việc nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay tràn lan, không kiểm tra giám sát. cho vay những khách hàng không có khả năng sử dụng vốn vay hiệu quả, không có khả năng trả nợ vay hoặc khách hàng vay vốn với mục đích đầu cơ trục lợi, sử dụng vốn vay sai mục địch, cố tình không trả nợ vay. Từ đó nhất thiết phải kết hợp cả hai mặt: tăng trưởng dư nợ và nâng cao chất lượng tín dụng nhưng nâng cao chất lượng tín dụng luôn phải thực hiện đầu tiên vì chỉ có số lượng không có chất lượng thì việc đầu tư của ngân hàng sẽ tăng độ rủi ro. Nâng cao chất lượng tín dụng bao gồm việc ngân hàng phải giảm thiểu rủi ro tín dụng mà để làm được như vậy phải hạn chế và giảm thiểu những nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải chọn lựa được những khách hàng tốt, có tình hình và khả năng tài chính lành mạnh đồng thời có sự kiểm tra giám sát các món vay chặt chẽ, khoa học. Việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động phân tích khách hàng sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp ngân hàng đạt được mục tiêu đó. 3.3. kiến nghị với cơ quan hữu quan 3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước *Nâng cao chất lượng hoạt động của NHCT Việt Nam Trong mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng, ngân hàng luôn có thông tin về khách hàng. Việc nắm bắt thông tin về khách hàng giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro. Nhận thức được vai trò và yêu cầu thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. kiến nghị xin đề cập tới nâng cao chất lượng hoạt động của NHCT Việt Nam. Để nâng cao hơn chất lượng hoạt động của NHCT Việt Nam có thể xem xét thực hiện một số biện pháp sau: Từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động Tuyển chọn và nâng cao trình độ của cán bộ và đào tạo các cán bộ của NHCT Việt Nam. Xây dựng các văn bản đủ hiệu lực, quy định cụ thể về tác nghiệp như nguồn cung cấp thông tin, người sử dụng thông tin, các chỉ tiêu thu nhập, quy trình thu thập, các tiêu thức phân tích đánh giá . *Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành Các chỉ tiêu trung bình ngành là một căn cứ quan trọng làm tiêu chuẩn cho kết quả cuối cùng của công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính, nó giúp cho cán bộ tín dụng không làm theo cảm tính, kinh nghiệm mà không có căn cứ cụ thể. Do đó, kiển nghị với NHCT xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành cho toàn bộ các ngành ngân hàng Việt Nam áp dụng, không gây ra sai lệch giữa các ngân hàng trong hệ thống hoặc giữa các chi nhánh trong cùng ngân hàng, giải pháp có thể là: NHCT cùng các cơ quan hữu quan cùng phối hợp để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành . Trong trường hợp chưa đủ điều kiện để có các chỉ tiêu trung bình ngành sử dụng cho toàn quốc thì bản thân NHCT có thể tự nghiên cứu, cùng vớ sự đóng góp của các NHTM để đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. *Ban hành văn bản quy định về quy trình phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại Hiện nay, đã có quy trình thẩm định cụ thể hướng dẫn đến từng ngân hàng thương mại nhưng chưa có một văn bản hướng dẫn nào về quy trình phân tích đánh giá tài chính khách hàng nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Vì phân tích tài chính doanh nghiệp là khâu quyết định cho vay hay không cho vay, khâu lớn trong quy trình thẩm định cho vay, một khâu phức tạp đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức. Do đó, cần có văn bản hướng dẫn sơ bộ từ NHCT, sau đó sẽ có hướng dẫn cụ thể của từng ngân hàng thương mại. trình tự có thể qua các khâu như sau: -Tiếp nhận hồ sơ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính Biên bản kiểm tra, kiểm soát và phương hướng hoạt động kỳ tiếp theo. Kiểm tra tính chính xác, độ trung thực của hồ sơ kinh tế Tiến hành phân tích. -Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp -Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng công thươngViệt Nam Trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình hội nhập với khu vực và quốc tế hiện nay, không chỉ riêng cán bộ ngân hàng mà tất cả mọi người, những ai muốn theo kịp sự phát triển của xã hội và làm việc có hiệu quả đều phải không ngừng trau dồi và trang bị kiến thức mới. Nhận thức được vấn đề này, Ban lãnh đạo ngân hàng Công Thương Việt Nam xem xét và thực hiện chương trình cử cán bộ đi học nâng cao trình độ và trang bị mới về kiến thức .. Do đó, kiến nghị với NHCT Việt Nam xem xét và thực hiện chương trình cử cán bộ đi học nâng cao trình độ và trang bị mới về kiến thức. Tuy nhiên các chỉ tiêu nằm trong chương trình vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu hiện tại.Do vậy, kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam tăng thêm chỉ tiêu cử cán bộ đi học nói chung và đối với NHCT Hải Dương nói riêng. Kết luận Khả năng tài chính bao giờ cũng là điều kiện trước tiên cho mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, bất kỳ chủ thể nào muốn vay vốn tại ngân hàng thấy khả năng tài chính của mình, kết hợp với xem xét mục đính vay và thẩm định hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng, ngân hàng có thế xác định được khả năng trả nợ và nguồn trả nợ của khách hàng trong tương lai. Tất cả những khía cạnh đó đều được thể hiện đầy đủ trong nội dung của công tác phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng khi thẩm định và quyết định cho vay. Mặt khác, cho vay là một nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro và rủi ro tín dụng từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hoạt động kinh doanh ngân hàng mà một trong những biện pháp bắt buộc để hạn chế là tiến hành phân tích tài chính khách hàng trước khi quyết định cho vay và trong suốt quá trình sử dụng vốn vay, cho nên phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng đã không chỉ trở thành yêu cầu tự thân của mỗi ngân hàng mà còn là đòi hỏi của NHCT và toàn xã hội đối với NHTM. Tóm lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Một trong những con đường để nâng cao chất lượng của mối quan hệ đó và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng, vì vậy đề tài hoạt động phân tích tài chính khách hàng sẽ luôn không chỉ bản thân ngân hàng quan tâm mà bất cứ chủ thể nào quan tâm tới ngân hàng và hoạt động ngân hàng cũng đều quan tâm đến hay nói cách khác nó luôn có ý nghĩa thiết thực và mang tính thời sự ./. Danh mục tài liệu tham khảo Lý thuyết tiền tệ_ngân hàng -Học viện ngân hàng Quản trị ngân hàng thương mại -Peter Rose Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp -Học viện tài chính Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh-Học viện ngân hàng Báo cáo tổng kết Ngân hàng công thương 2004-2005 Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bơm Hải Dương Bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần Bơm Hải Dương Các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động Ngân hàng công thương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32608.doc
Tài liệu liên quan