Hoạt động cho vay mang lại nhiều lợi nhuận nhất và cũng mang lại nhiều rủi ro nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho nên trước mỗi một quyết định tài trợ của mình, ngân hàng phải dự đoán, ước lượng khả năng trả nợ của khách hàng tức là thẩm định, phân tích tài chính của khách hàng, xem xét các khách hàng cỏ đủ khả năng về tài chính hay không. Bởi khả năng về tài chính là điều kiện trước tiên cho mọi hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Tất cả các khía cạnh đó đều được thể hiện trong phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại ngân hàng khi quyết định cho vay.
Qua nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế tại Sở giao dịch I-NHĐT&PT Việt Nam về hoạt động thẩm định tín dụng nói chung và phân tích tài chính khách hàng nói riêng, chuyên đề đã nghiên cứu các vấn đề sau:
-Tổng quan về phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại Ngân hàng thương mại.
-Thực trạng phân tích tài chính của khách hàng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại Sở giao dịch I- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Nói tóm lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Để phát triển mối quan hệ đó và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì một trong những hướng đi là hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính của khách hàng.
76 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại Sở giao dịch I- NHĐT&PT Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp hơn so với lúc chưa đầu tư. Vì vậy, trong phân tích tài chính cuả khách hàng trong khi cho vay đây là tỉ lệ được Sở giao dịch quan tâm phân tích. Tỉ lệ này càng cao càng tốt.
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu:
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết mức lợi nhuận đạt được trên vốn chủ sở hữu. Sở giao dịch sử dụng chỉ tiêu này đánh giá một đồng vốn chủ sở hưũ bỏ ra đem về bao nhiêu doanh thu, từ đó đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu :
Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết năng lực kinh doanh, cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận. Sở giao dịch cho rằng tỉ suất này càng cao càng tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn:
Hệ số nợ :
Hệ số nợ =
Tổng số nợ phải trả
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay. Sở giao dịch cho rằng tỉ số này càng nhỏ càng an toàn.
FCác chỉ tiêu cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp :
Chỉ tiêu cho biết cơ cấu vốn của DN =
TSLĐ
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu vốn có hợp lý không.
F Vốn lưu động thường xuyên = Tải sản lưu động – Nợ ngắn hạn.
Chỉ tiêu này cho biết phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho nhu cầu kinh doanh. Theo Sở giao dịch chỉ tiêu này càng lớn càng an toàn.
@Đối với các khoản cho vay trung- dài hạn:
Khi phân tích tài chính của các khoản cho vay này, Sở giao dịch sẽ lựa chọn phân tích các chỉ tiêu sau:
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
FHệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =
TSLĐ
Nguồn vốn lưu động
Chỉ số này được tạo ra để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, là tỉ suất giữa tài sản lưu động có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng trong vòng 1 năm và nguồn vốn lưu động. Sở giao dịch cho rằng tỉ lệ này > 1 là tốt. Tuy nhiên, khi đánh giá chỉ tiêu này cần loại trừ các khoản nợ khó đòi trong tải sản lưu động.
F Khả năng thanh toán nhanh :
Khả năng thanh toán nhanh =
Tiền + Đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn, đánh giá khả năng hoán đổi thành tiền nhanh để đảm bảo khả năng thanh khoản. Sở giao dịch cho rằng khả năng này > 0,5 là tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động:
FVòng quay của vốn lưu động
Vòng quay của vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động bình quân
Tính chỉ số này để biết được số lần tất cả số vốn đầu tư được chuyển thành thanh toán tiền mặt. Chỉ số này thấp thì vốn đầu tư không được sử dụng một cách có hiệu quả, và có khả năng khách hàng dự trữ hàng hoá quá nhiều hay tài sản không được sử dụng hoặc đang vay mượn quá mức.
F Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Chỉ số này được tính để biết được tốc độ thu hồi các khoản nợ. Sở giao dịch cho rằng hệ số vòng quay càng nhanh càng tốt.
F Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Chỉ số này được tính để biết được chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hoá bình quân. Sở giao dịch cho rằng tỷ lệ này càng nhanh càng tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
F Khả năng sinh lời của tổng tài sản:
Khả năng sinh lời của tổng tài sản =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản
Chỉ số này cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản. Theo Sở giao dịch thì tỉ lệ này càng cao càng tốt.
F Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu:
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Chỉ số này cho biết lợi nhuận thực tế đạt được trên vốn chủ sở hưu của khách hàng, đánh giá khả năng kinh doanh thực sự của doanh nghiệp. Sở giao dịch cho rằng chỉ số này càng cao càng tốt, phải cao hơn lãi suất vay trong kỳ(cần lưu ý trong trường hợp khách hàng có vốn chủ sở hữu quá nhỏ thì chỉ số này có thể cao, nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn).
F Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(tỷ suất lợi nhuận dòng):
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu bán hàng
Chỉ số này được tính để biết được năng lực kinh doanh, cạnh tranh
của khách hàng trong việc tạo ra lợi nhuận. Sở giao dịch cho rằng chỉ số này càng cao càng tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn:
F Hệ số nợ:
Hệ số nợ =
Tổng số nợ phải trả
Doanh thu bán hàng
Chỉ số này được tính để biết được số nợ của doanh nghiệp so với tổng nguồn vốn. Sở giao dịch cho rằng tỉ lệ này càng nhỏ càng tốt.
F Cơ cấu nguồn vốn:
Cơ cấu nguồn vốn =
Tải sản lưu động
Tổng tải sản
Chỉ số này được tính để biết được cơ cấu nguồn vốn có hợp lý hay không. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng nghành nghề.
Để cố sự thống nhất trong phân tích các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, các ngân hàng thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đều sử dụng phương pháp cho điểm tín dụng. Dựa vào đó, ngân hàng tập trung phân tích một số chỉ tiêu nhất định( các chỉ tiêu tài chính: ký hiệu là “ L”, các chỉ tiêu phi tài chính: ký hiệu là “N”) mà ngân hàng cho rằng phản ánh khái quát nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Sau đó đưa ra thang điểm từ 0 – 5 cho các chỉ tiêu dựa vào các mức ( được xác định theo biểu đính kèm). Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ đưa ra thang điểm xếp loại các chỉ tiêu tài chính:
Tổng số điểm tối đa: 50 điểm
Điểm tối đa cho mỗi chỉ tiêu :5 điểm
Sở giao dịch cho điểm đối với 9 chỉ tiêu sau:
TT
Chỉ tiêu tài chính ( L)
Khả năng thanh toán
1
Khả năng thanh toán ngắn hạn
2
Khả năng thanh toán nhanh
Các chỉ tiêu hoạt động
3
Vòng quay hàng tồn kho
4
Vòng quay vốn lưu động
5
Hiệu quả sử dụng tài sản
Khả năng tự tài trợ(%)
6
Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản
Khả năng sinh lời
7
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
8
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
9
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Thang điểm:
- L 5 điểm
- 4 điểm
- 3 điểm
- 2 điểm
-0 1 điểm
- L<0 0 điểm
Chỉ tiêu thứ 10 (chấp hành chế độ lập, gửi BCTC), Sở chủ động căn cứ vào:
Mức độ cung cấp đầy đủ kịp thời báo cáo tài chính quý, năm.
Mức độ chính xác của báo cáo tài chính.
Thái độ hợp tác và cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng.
để chủ động cho điểm từ 0 đến 5 điểm đối với chỉ tiêu này.
Để xếp hạng các tỷ số tài chính, ngân hàng đưa ra bảng tiêu chuẩn phân theo 4 nhóm ngành: ngành Nông lâm ngư nghiệp; ngành Thương mại dịch vụ; ngành Xây dựng; ngành Công nghiệp và theo quy mô: doanh nghiệp có quy mô lớn( là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 10 tỷ đồng hoặc có số lao động > 300 lao động); doanh nghiệp có quy mô vừa (là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 5 tỷ đồng hoặc có số lao động > 200 lao động); doanh nghiệp có quy mô nhỏ (là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu < 5 tỷ đồng và có số lao động < 200 lao động).
Ngoài ra còn có điểm thưởng, phạt:
Tổng số điểm thưởng tối đa : 15 điểm
Tổng số điểm phạt tối đa : 5 điểm
Thang điểm:
- Hệ số tự tài trợ : thưởng 5 điểm
-100% dư nợ tín dụng có Tài sản đảm bảo : thưởng 5 điểms
Ví dụ về tiêu chuẩn đánh giá đối với hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn sẽ cho ta thấy rõ hơn:
Bảng tiêu chuẩn đánh giá hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn.
Ngành
Quy mô nhỏ
Quy mô vừa
Quy mô lớn
a
b
g
l
a
b
g
l
a
b
g
l
Nông lâm ngư nghiệp
2,1
1,5
1,0
0,7
2,3
1,6
1,2
0,9
2,5
2,0
1,5
1,0
Công nghiệp
2.0
1,4
1,0
0,5
2,2
1,6
1,1
0,8
2,5
1,8
1,3
1,0
Xây dựng
1,9
1,0
0,8
0,5
2,1
1,1
0,9
0,6
2,3
1,2
1,0
0,9
Thương mại dịch vụ
2,1
1,6
1,1
0,8
2,3
1,7
1,2
1,0
2,9
2,3
1,7
1,4
Bảng xếp loại tín dụng khách hàng
Loại
Điểm
Nội dung
A*
đ
Tình hình tài chính lành mạnh, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, có khả năng mở rộng và phát triển, rủi ro thấp.
A
70-90đ
Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, sản phẩm có tính cạnh tranh cao
B
50-70đ
Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh hiện tại bình thường, có nguy cơ tiềm ẩn.
C
40-50đ
Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh không tốt, rủi ro trung bình.
D
25-40đ
Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh ở mức báo động, rủi ro cao.
E
10-25đ
Tình hình tài chính có vấn đề nghiêm trọng, kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ, có khả năng gây ra tình trạng mất vốn đối với ngân hàng.
F
<10đ
Tình hình tài chính có vấn đề rất nghiêm trọng, kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ, có nguy cơ phá sản hoặc giải thể.
Để hiểu rõ hơn về cách phân tích tài chính của khách hàng tại Sở giao dịch, chúng ta xem xét ví dụ cụ thể về phân tích tài chính của Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Hà Nội– một đơn vị có quan hệ tín dụng thường xuyên với Sở giao dịch I- NHĐT &PT Việt Nam về việc xin cấp hạn mức tín dụng.
Sau đây là báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm gần nhất.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
I
Các chỉ tiêu kết quả HĐKD
Tỷ trọng/DT
Tỷ trọng/DT
Tỷ trọng/DT
1
Tổng doanh thu
54807
162064
137108
Doanh thu thuần
54807
162064
137108
2
Giá vốn hàng bán
51446
93.87%
158200
96.81%
134324
97.85%
3
Lợi nhuận trước thuế
1365
2.49%
1554
1.28%
615
0.30%
4
Lợi nhuận sau thuế
928
1.69%
1056
0.87%
418
0.21%
Bảng cân đối kế toán
Đơn vị : triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số tuyệt đối
tỷ trọng
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
I
tài sản
33864
100.00%
74455
100.00%
40655
100.00%
A
TSLĐ&ĐT ngắn hạn
33418
98.68%
73184
102.37%
39292
96.65%
1
- Tiền
8709
25.72%
4029
5.64%
3324
8.18%
2
- Các khoản phải thu
24016
70.92%
32274
45.15%
23598
58.04%
3
- Hàng tồn kho
343
1.01%
35307
49.39%
12244
30.12%
4
- Tài sản lưu động khác
348
1.03%
1574
2.20%
126
0.31%
B
TSCĐ&ĐT dài hạn
446
1.32%
1271
1.78%
1363
3.35%
1
TSCĐ
446
1.32%
1271
1.78%
1363
3.35%
II
Nguồn vốn
33863
100.00%
74455
100.00%
40655
100.00%
1
Nợ phải trả
32012
94.53%
70120
94.18%
38597
94.94%
1
Nợ ngắn hạn
32012
94.53%
70120
94.18%
37803
92.98%
3
Nguồn vốn chủ SH
1851
5.5%
3391
5%
2058
5%
Dựa vào các báo cáo tài chính,Sở giao dịch tiến hành phân tích như sau:
Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính của Doanh nghiệp:
Các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu hoạt động của Doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Tỷ lệ
02/01
Năm 2003
Tỷ lệ
03/02
Các chỉ tiêu thanh khoản:
Khả năng thanh toán nhanh
1.033
0.540
52%
0.715
132%
Khả năng thanh toán HH
1.044
1.044
100%
1.039
100%
Các chỉ tiêu hoạt động
Vòng quay vốn lưu động
1.58
3.04
192%
2.44
80%
Vòng quay các khoản PT
2.1
5.76
274%
4.91
85%
Vòng quay hàng tồn kho
61.72
8.88
14%
5.65
64%
Kỳ thu tiền bình quân
158
72
46%
62
86%
Hiệu quả sử dụng tài sản
1.62
2.18
134%
3.37
155%
Các chỉ tiêu cơ cấu vốn
Nợ phải trả/Tổng NV
94.53%
95.95%
102%
94.94%
99%
TSLĐ/Tổng TS
98.68%
98.29%
100%
96.65%
98%
Vốn lưu động TX (VNĐ)
1406
3064
218%
1489
49%
Các chỉ tiêu sinh lời
Lợi nhuận TT/Tổng TS
0.04
0.02
52%
0.02
72%
Lợi nhuận ST/Vốn CSH
0.50
0.31
62%
0.20
65%
Lợi nhuận ST/DT
0.017
0.007
39%
0.003
47%
Phân tích các chỉ tiêu thanh khoản
a)Khả năng thanh toán nhanh =
Tiền + Đầu tư ngắn hạn+ phải thu
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh năm 2001
Khả năng thanh toán nhanh năm 2002
Khả năng thanh toán nhanh năm 2003
Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh: trong 3 năm gần đây không ổn định. Năm 2001 đạt 1,033; năm 2002 chỉ đạt 0,540; năm 2003 đạt 0,715. Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong các năm đều lớn hơn 0,5. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh trong năm 2003 của doanh nghiệp là khá tốt.
b) Khă năng thanh toán hiện hành=
Khă năng thanh toán hiện hành 2001=
Khă năng thanh toán hiện hành 2002=
Khă năng thanh toán hiện hành 2003=
Hệ số thanh toán hiện hành : Hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp tương đối ổn định, năm 2001 đạt 1,044; năm 2002 đạt 1,044; năm 2003 đạt 1,039. Chỉ tiêu này qua các năm đều lớn hơn 1, điều này thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn doanh nghiệp luôn đảm bảo.
Phân tích các chỉ tiêu hoạt động.
a)Vòng quay của vốn lưu động =
Doanh thu thuần
TSLĐ bình quân
Vòng quay vốn lưu động 2001=
(TSLĐ năm 2000 là 35958)
Vòng quay vốn lưu động 2002=
Vòng quay vốn lưu động 2003=
Vòng quay vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp tương đối ổn định, năm 2001 đạt 1,58; năm 2002 đạt 3,04; năm 2003 đạt 2,44. Hệ số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp trong 3 năm qua thể hiện sự không ổn định. Tuy nhiên sự giảm của vòng quay vốn lưu động trong năm 2003 là do doanh nghiệp tham gia vào các dự án có vốn ODA (dự án Quảng Ninh, dự án Hải Phòng, dự án Đà Nẵng, ...) nên việc quay vòng vốn lưu động bị chậm dẫn tới vòng quay vốn lưu động trong năm 2004 thấp hơn so với năm 2003. Tuy nhiên, hệ số vòng quay vốn lưu động đạt 2,44 vòng/năm trong khi doanh thu tăng và tăng nhanh qua các năm. Điều này, chứng tỏ vẫn duy trì được hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh.
b)Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Vòng quay các khoản phải thu 2001=
Vòng quay các khoản phải thu 2002=
Vòng quay các khoản phải thu 2003=
Vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên qua từng năm, năm 2003 đạt 4,91 vòng/năm và chỉ bằng 85% hệ số vòng quay các khoản phải thu năm 2002 và tăng gấp hơn 2 lần năm 2001. Điều này là do năm 2003, doanh nghiệp thực hiện chiến lược duy trì khách hàng hiện có để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp.
c) Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho 2001=
Vòng quay hàng tồn kho 2002=
Vòng quay hàng tồn kho 2003=
Vòng quay hàng tồn kho: Doanh nghiệp được thành lập vào cuối quý I năm 2000 nên trong hai năm đầu 2000, 2001, đặc biệt là năm 2001 doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu vật tư thiết bị theo các dự án của Tổng Công ty hoặc các hợp đồng nội đã được đặt trước. Do đó, trong khi doanh thu khá lớn thì hàng tồn kho lại nhỏ ngoại trừ vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp trong năm 2001 là khá lớn 61,72 vòng/năm. Năm 2002 và năm 2003, doanh nghiệp bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh, quan hệ với nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Do đó, hệ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp trong hai năm gần đây tương đối ổn định, năm 2002 đạt 8,88 vòng/năm; năm 2003 đạt 5,65vòng/năm. Năm 2003 là năm doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi từ đơn vị hạch toán phục thuộc Tổng công ty thành công ty cổ phần, trong khi doanh thu tăng, giá vốn hàng bán tăng nhưng hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm nhưng hệ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp trong năm 2003 vẫn khá cao thể hiện doanh nghiệp vẫn duy trì được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và vẫn đảm bảo vòng quay hàng tồn kho hiệu quả.
d) Kỳ thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân theo ngày
Kỳ thu tiền bình quân 2001=(ngày)
Kỳ thu tiền bình quân 2002=(ngày)
Kỳ thu tiền bình quân 2003=(ngày)
Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân năm 2003 thấp hơn so với năm 2002 và năm 2001, nhưng kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp vẫn ở mức cao. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp quản lý các khoản phải thu chưa thực sự hiệu quả hoặc là công ty vẫn để bị chiếm dụng vốn.
e)Hiệu quả sử dụng tổng tài sản=
Hiệu quả sử dụng tài sản 2001=
Hiệu quả sử dụng tài sản 2002=
Hiệu quả sử dụng tài sản 2003=
Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ở mức cao và tăng dần theo các năm. Như vậy có thể kết luận là công ty sử dụng tài sản ngày càng có hiệu quả.
Các chỉ tiêu cơ cấu vốn
a)Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
Năm 2001=
Năm 2002=
Năm 2003=
b)TSLĐ/Tổng TS
Năm 2001=
Năm 2002=
Năm 2003=
c)Vốn lưu động thường xuyên=TSLĐ - Nợ ngắn hạn
Vốn lưu động thường xuyên 2001=33418-32012=1406
Vốn lưu động thường xuyên 2002=73184-70120=3064
Vốn lưu động thường xuyên 2003=39292-37803=1489
Các chỉ tiêu sinh lời.
a)LNST/ Tổng TS
Năm 2001=
Năm 2002=
Năm 2003=
b)LNST/Vốn CSH
Năm 2001=
Năm 2002=
Năm 2003=
c)LNST/ Tổng doanh thu
Năm 2001=
Năm 2002=
Năm 2003=
Trong các chỉ tiêu sinh lời của doanh nghiệp, ngoại trừ chỉ tiêu sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là khá cao, còn lại thấp. Điều này là do, trong năm qua doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần nên chiến lược hoạt động của doanh nghiệp tập trung vào việc duy trì các bạn hàng truyền thống.
Chấm điểm tín dụng công ty được 55 điểm, xếp loại B. Tromg trường hợp này Sở đã cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng là 2 triệu USD.
Nhận xét chung về tình hình tài chính của DN:
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những năm qua là khá lành mạnh, doanh thu ngày càng tăng và luôn có lãi.
- Việc chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán phục thuộc sang công ty cổ phần vào cuối năm 2003 đã làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm so với năm 2002. Điều này thể hiện ở tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2003 của doanh nghiệp giảm mạnh, các hợp đồng có giá trị lớn được ký trong năm ít hơn. Khả năng phát triển của doanh nghiệp trong năm 2004 và những năm tới phục thuộc nhiều vào sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các hợp đồng mới và huy động nguồn vốn chủ sở hữu.
- Các khoản phải thu của doanh nghiệp năm 2003 giảm so với năm 2002. Điều này thể hiện Doanh nghiệp để khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn. Bên cạnh đó, các khoản phải trả của doanh nghiệp năm 2003 cũng giảm so với năm 2002 chứng tỏ lượng vốn doanh nghiệp chiếm dụng của khách hàng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, điều này là phù hợp với chiến lược duy trì thị trường hiện có đồng thời mở rộng hoạt động nhập khẩu vật tư, thiết bị cung ứng cho các ngành sản xuất công nghiệp.
- Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp còn chưa hợp lý, tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là rất thấp. Doanh nghiệp cần chú trọng việc tăng cường hơn nữa khả năng tự chủ của mình trong hoạt động kinh doanh. Trong những năm tới Công ty cần tăng cường hơn nữa tính tự chủ của mình trong hoạt động kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng giảm.
- Doanh nghiệp là đơn vị có uy tín trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng nói chung và Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng.
- Tuy nhiên, cách hạch toán của doanh nghiệp còn nhiều trùng lắp dẫn tới các báo cáo tài chính phản ánh không đúng bản chất tình hình doanh nghiệp nói chung và từng khoản mục nói riêng.
Qua phân tích tình hình tài chính của công ty Xuất Nhập Khẩu Hà Nội, ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
FViệc đưa ra kết luận là chưa đầy đủ vì chưa có số liệu trung bình ngành để so sánh. Bởi vì chỉ so sánh với bình quân của ngành mới có thể cho nhận xét đúng về mức độ phát triển, tình hình doanh nghiệp như vậy là tốt hay xấu so với mức chung các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề.
FTrong quá trình phân tích, Sở giao dịch mới chỉ sử dụng chủ yếu là các báo cáo tài chính để lấy thông tin, còn việc chủ động tìm kiếm thông tin từ điều tra trực tiếp là rất ít. Có một nguồn nữa là thông tin lấy từ trung tâm CIC- NHNN nhưng trên thực tế Sở giao dịch cũng ít tra cứu.
2.3. Tác động của phương pháp phân tích tài chính của khách hàng đến hoạt động cho vay tại Sở giao dịch I- NHĐT&PT Việt Nam.
Thực trạng hoạt động cho vay của Sở giao dịch I-NHĐT&PT Việt Nam được thể hiện thông qua tình hình sử dụng vốn và tình hình nợ quá hạn. Hai mặt này có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung phân tích tài chính của khách hàng tại ngân hàng, bởi vì để đưa ra được một quyết định tài trợ thì ngân hàng phải tiến hành theo một quy trình, nghiệp vụ nghiêm ngặt, trong đó nội dung phân tích tài chính của khách hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do vậy để xem xét tác động của phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tới thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng, chúng ta phải phân tích tình hình sử dụng vốn và tình hình nợ quá hạn của ngân hàng trong mối liên hệ với hiệu quả của phương pháp phân tích tài chính của khách hàng. Đồng thời, tình hình sử dụng vốn và tình hình nợ quá hạn của ngân hàng có khả quan hay không sẽ thể hiện rõ nhất hiệu quả của phương pháp phân tích tài chính của khách hàng. Chúng ta sẽ thấy điều đó thông qua sự phân tích sau đây:
2.3.1. Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch I- NHĐT&PT Việt Nam.
Tình hình hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số tiền
Số tiền
2002 so với 2001
Số tiền
2003 so với 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số cho vay
5224
5660
+436
+8.3
4995
-665
-12
1.Ngắn hạn
1310
830
-480
-36.6
825
-1
-VNĐ
820
641
610
-Ngoại tệ
490
216
215
2.Trung dài hạn thương mại
1813
2266
+453
+25
1956
-310
-14
-VNĐ
613
806
640
Ngoại tệ
1200
1460
1316
3.Kế hoạch nhà nước
1027
1012
-15
-1.5
729
-283
-28
-VNĐ
817
800
418
-Ngoại tệ
210
212
311
4.Cho vay tài trợ uỷ thác
1074
1552
+478
+44.5
1485
-67
-4
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD I – BIDV)
Theo bảng số liệu tình hình hoạt động tín dụng của Sở giao dịch trong 3 năm ta nhận thấy doanh số cho vay năm 2003 đều giảm so với hai năm 2002 và năm 2001. Lý do là bởi Sở Giao dịch đóng góp vào sự phát triển của toàn hệ thống BIDV là trong năm 2002, nâng cấp Chi nhánh Gia Lâm lên thành Chi nhánh cấp 1, trực thuộc NH ĐT&PTVN, năm 2003 nâng cấp Phòng Giao dịch Tràng Tiền thành Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và Quý I/2004 sẽ tiếp tục nâng cấp phòng giao dịch 2 thành Chi nhánh Láng Hạ. Do vậy đã san bớt các nguồn vốn cũng như dư nợ cho vay cho các chi nhánh mới. Tuy nhiên đến 31/12/2003, doanh số cho vay đã đạt 4.995 tỷ- một kết quả rất khả quan. Doanh số cho vay năm 2001 đạt 5.224 tỷ đồng, năm 2002 đạt 5.660 tỷ đồng tăng 436 tỷ đồng về số tương đối là 8.3%. Có được sự tăng trưởng như vậy là do SGD đã tiếp cận tới nhiều khách hàng mới, có tiềm năng. Số lượng khách hàng của SGD rất lớn, bên cạnh việc duy trì và ổn định hoạt động của khách hàng cũ, SGD thường xuyên thực hiện công tác tiếp thị mở tài khoản, sử dụng dịch vụ ATM. Đồng thời Sở Giao dịch cũng tích cực đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty TNHH, công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả, có tài sản đảm bảo chắc chắn bên cạnh việc duy trì cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, đa dạng hoá các loại hình cho vay, phân tán rủi ro tránh tập trung tín dụng vào một loại hình doanh nghiệp; chú trọng công tác marketing, chủ động tìm kiếm các khách hàng tốt, các dự án khả thi, thực hiện hoàn thiện hồ sơ vay vốn kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Kết quả có nhiều khách hàng có doanh số và dư nợ thường xuyên lớn như: PETROLIMEX, công ty dệt Hà Nội, công ty FPT, LILAMA, tổng công ty cơ khí xây dựng...
Cụ thể, đối với tín dụng ngắn hạn, năm 2001 doanh số cho vay đạt 1310 tỷ đồng, năm 2002 đạt 830 tỷ đồng giảm 840 tỷ đồng, về số tương đối la 36.6%, đến 31/12/2003 đạt số dư 825 tỷ, do Sở đặc biệt chú trọng đến công tác Marketing, phục vụ tốt khách hàng sẵn có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở các chỉ tiêu phân loại đánh giá khách hàng, xây dựng và thực hiện cho vay theo hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng thường xuyên cả bằng VND và ngoại tệ đối với các tổng công ty, các khách hàng có quan hệ thường xuyên, giảm thiểu hồ sơ thủ tục vay vốn nhưng vẫn bảo đảm an toàn tín dụng, áp dụng nhiều hình thức cho vay linh hoạt, cải tiến và nâng cao chất lượng giao dịch.
Đối với tín dụng trung và dài hạn thương mại, Sở giao dịch đã triển khai tích cực công tác tín dụng đầu tư, chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, tiếp xúc và làm việc với các doanh nghiệp nhanh chóng làm hoàn thiện hồ sơ để có thể ký hợp đồng tín dụng. Doanh số cho vay trong năm 2001 đạt 1813 tỷ đồng, năm 2002 đạt 2266 tỷ đồng tăng 453 tỷ đồng, về số tương đối là 25%,năm 2003 đạt 1.956 tỷ VND, đưa số dư tín dụng trung và dài hạn thương mại chiếm gần 40% tổng dư nợ. Bám sát các dự án trọng điểm lớn như: Dự án đầu tư nhà máy Xi măng Thái Nguyên của Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả của Tổng Công ty Than Việt Nam. Giải ngân các hợp đồng trung, dài hạn đã ký dự án Thuỷ điện Cần Đơn của Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, dự án nâng cấp một phần năng lực nhà máy đóng tàu Hạ Long, dự án đầu tư cẩu thép của Constrexim Holdings, dự án đồng tài trợ của Lilama Hà Nội, dự án đóng tàu Hải Phòng của Lilama... Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào đào tạo nâng cao năng lực, đầu tư thiết bị thi công, sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình thuỷ điện, chế tạo thiết bị của một số Tổng Công ty và doang nghiệp làm ăn có hiệu quả, tín nhiệm, các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài có khả năng trả nợ và có đủ tài sản đảm bảo.
Có được những kết quả như trên là nhờ:
Trong thời gian qua Sở giao dịch đã chú trọng hoàn thiện cả về phương
pháp luận và thực tiễn quy trình nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Sở giao dịch luôn chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng: mở
nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức, cử đi học,…Bên cạnh đó Sở còn xây dựng được cơ chế hoạt động cho công tác thẩm định tín dụng theo kiểu phân cấp từ cán bộ thẩm định, trưởng phòng kinh doanh đến Giám đốc Sở nên đảm bảo luồng thông tin được thông suốt và kết quả thẩm định được sàng lọc cẩn thận.
2.3.2.Tình hình nợ quá hạn.
Tình hình và tỷ trọng nợ quá hạn so với tổng dư nợ tại SGDI-NHĐT&PT Việt Nam.
Đơn vị: Tỷ đồng
Nợ quá hạn
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Tổng số
18
0.35
63
1.1
185
3.7
-Ngắn hạn
1.7
0.13
3.5
0.42
4
0.49
-TDHTM
4
0.22
5
0.22
7
0.36
-KHNN
8
0.8
36
3.6
68
8
-ODA
4.3
1.1
18.5
4.3
106
23
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD I –
Trong biểu trên, tỷ trọng nợ quá hạn so với tổng dư nợ năm 2001 rất thấp(0.35%), năm 2002 (1.1%) và năm 2003 là 3.7%
Nợ quá hạn tín dụng TDHTM chiếm tỷ trọng thấp nhất so với các khoản nợ quá hạn khác: năm 2001(0.13%), năm 2002(0.42%), năm 2003(0.49%).Trong khi đó nguồn ODA chiếm tỷ trọng cao nhất : năm 2001(1.1%), năm 2002(4.3%), năm 2003(23%).
Nói chung tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn khá cao, chứng tỏ công tác phân tích tài chính của khách hàng trước khi cho vay chưa chính xác. Đứng về phương diện nội dung phân tích tài chính của khách hàng thì vẫn còn những tồn tại có thể là do những nguyên nhân sau:
Từ phía khách hàng:
Khách hàng không trung thực trong việc cung cấp các thông tin về mình cho ngân hàng, cụ thể là các báo cáo tài chính không trung thực: số liệu bỏ sót hoặc đã được điều chỉnh cho tốt đẹp hơn....hoặc là không qua kiểm toán, trong khi ngân hàng không thể kiểm tra, đối chiếu với sổ sách kế toán mà chỉ dựa trên tính logic của các số liệu, dựa trên thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng mà những thông tin này không thể đầy đủ được.
Nhưng cũng có trường hợp khách hàng cung cấp số liệu chính xác nhưng do nguyên nhân bất khả kháng làm ăn thua lỗ đã không trả được nợ cho ngân hàng.
Từ phía Sở giao dịch:
Đề cương đánh giá toàn diện tình hình doanh nghiệp còn chưa cụ thể, chi tiết gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình phân tích tài chính của khách hàng.
Do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng cao nên dẫn tới việc nới lỏng các quy định, tiêu chuẩn cho vay để thu hút khách hàng và tăng doanh số cho vay, điều này có nghĩa là làm tăng thêm rủi ro cho Sở giao dịch.
Sở giao dịch đã không có cơ chế cung cấp chi phí cho cán bộ trong việc thu thập thông tin ví dụ như đi thực tế thì tự bỏ tiền,…
Những nguyên nhân khách quan:
Do tính chất dự đoán của phương pháp phân tích tài chính: các báo cáo tài chính chỉ cho biết những gì xảy ra trong quá khứ trong khi đó ngân hàng cần quan tâm tình hình tài chính tương lai của khách hàng. Ví dụ như khách hàng có khả năng sinh lời cao ở năm trước không có nghĩa là các năm sau nữa cũng cao vậy. Cho nên việc đánh giá tài chính của khách hàng cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Do hệ thống kế toán của nước ta chưa hoàn thiện dẫn đến trên các báo cáo tài chính nhiều chỉ tiêu ngân hàng cần quan tâm nhưng lại chưa phản ánh, đồng thời có các tài khoản phản ánh không chính xác tính chất của các nghiệp vụ phát sinh, ví dụ như ngân hàng có các khoản rất lâu không thu hồi được, gần như chắc chắn không thu hồi được nhưng vẫn phản ánh trong tài khoản nợ phải trả...
Do hiện tại ở Việt Nam chưa có số liệu trung bình ngành để làm cơ sở cho việc so sánh trong phân tích dự đoán tài chính của doanh nghiệp nên ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn.
Môi trường thông tin ở nước ta còn nhiều bất cập, không được quản lý quy củ gây nhiễu cho hoạt động ngân hàng
Môi trường pháp luật chưa nghiêm minh, các quy định không rõ ràng, các văn bản chồng chéo lên nhau gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của khách hàng cũng như của ngân hàng.
Tóm lại, qua phân tích có thể thấy nội dung phân tích tài chính của khách hàng đã được Sở giao dịch quan tâm chú trọng bởi nó coa ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định tài trợ của ngân hàng. Bên cạnh những kết quả đạt được thì phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại Sở cũng còn một số hạn chế xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Phần tiếp theo bài viết sẽ đề cập đến một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp này tại Sở giao dịch I-NHĐT&PT Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
3.1. Định hướng hoạt động của Sở giao dịch trong thời gian tới.
3.1.1.Các trọng tâm công tác.
- Xây dựng và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2004.
+ Số dư huy động vốn đến 31/12/2004: 12.229 tỷ đồng.
+ Dư nợ tín dụng: 8.077 tỷ đồng.
+ chênh lệch thu chi: 200 tỷ đồng.
+ Thu nhập phi lãi (thu dịch vụ): 31,2 tỷ đồng.
- Tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi: không để phát sinh thêm các khoản nợ xấu.
- Tiếp tục ổn định, củng cố công tác tổ chức; tăng cường công tác đào tạo cán bộ, phổ biến nghiệp vụ, rút kinh nghiệm từ thực tế hoạt động.
- Tăng cường công tác phát triển Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như sự phối hợp của công đoàn với chính quyền trong hoạt động ngân hàng; giáo dục cán bộ công nhân viên đổi mới phong cách giao dịch.
- Tìm kiếm, mở rộng thêm các địa điểm huy động dân cư, thành lập thêm phòng giao dịch mới.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như các mặt hoạt động có liên quan để tiến hành tách và nâng cấp phòng giao dịch 2 - số 14 Láng Hạ thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHĐT&PTVN theo chỉ đạo của NHĐT&PTVN.
3.1.2. Phương hướng triển khai thực hiện.
Công tác nguồn vốn:
Xây dựng và nghiên cứu đưa ra các chính sách mới khuyến khích các khách hàng tiền gửi lớn như các công ty bảo hiểm, các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp lớn .. .. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác phục vụ khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng chuyển các hoạt động thanh toán của mình về làm tại SGD. Phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân và của tập thể để đóng góp bằng nhiều hình thức cho công tác huy động vốn.
Công tác tín dụng:
+ Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu tín dụng cả về loại tiền và kỳ hạn vay trên cơ sở cơ cấu nguồn vốn hiện có.
+ Tiếp tục đẩy mạnh chương trình phát triển khách hàng, tập trung vào đối tượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng có nhu cầu sử dụng JBIC.
+ Rà soát công tác quản lý tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Theo dõi thu nợ, thu lãi đúng hạn các dự án đã ký hợp đồng; bám sát và triển khai giải ngân đối với các dự án đã tiếp cận và ký hợp đồng.
+ Tiếp tục bám sát để xử lý các khoản nợ khó đòi, có kế hoạch thu nợ và giải quyết dứt điểm.
Công tác khách hàng:
+ Chăm sóc khách hàng chu đáo hơn, nắm bắt kịp thời diễn biến và nhu cầu của khách hàng cũ, tích cực tìm kiếm các thông tin khách hàng mới, dự án mới có hiệu quả. Sẵn sàng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, tinh thần thái độ phục vụ, đặc biệt là các dịch vụ hoàn hảo, chất lượng cao để thu hút khách hàng.
+ Tiếp tục thông tin đến khách hàng chương trình hiện đại hoá mà SGD đang triển khai.
+ Tuyên truyền, tiếp thị các đơn vị sử dụng các dịch vụ mới như Hombanking, ATM .. ..
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trong mọi hoạt động của SGD, nhất là trong công tác tín dụng nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát trong công tác điều hành theo hướng dẫn của BIDV.
Công tác triển khai công nghệ ngân hàng: Tiếp nhận hệ thống mới, duy trì sự ổn định của hệ thống SIBS, hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng nghiệp vụ của SGD.
Các công tác khác: Như tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, động viên toàn thể cán bộ phát huy hết khả năng đóng góp vào hoạt động của ngành ngân hàng. Năng cao vai trò của tổ chức công đoàn và các đoàn thể quần chúng, thường xuyên phát động phong trào thi đua có sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời, dùng cơ chế tiền lương tiền thưởng hợp lý, phân phối công bằng kích thích người lao động hăng hái hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trong năm tới, cùng với việc cơ cấu lại ngân hàng, SGD đã dự kiến mở thêm 2 phòng tín dụng mới, một phần để phục vụ tốt hơn mọi nhu cầu của khách hàng, mặt khác để tận dụng triển để những nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.
3.2.Giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại Sở giao dịch I-NHĐT&PT Việt Nam.
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Chính vì vậy mà mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu chính của ngân hàng. Hai mặt này có mối quan hệ thống nhất biện chứng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng không thể coi nhẹ nội dung nào trong hai nội dung đó. Dù coi nhẹ nội dung nào cũng dẫn đến việc mất dần khả năng thanh toán của ngân hàng cho nên phải biết kết hợp cả hai nội dung: tăng trưởng dư nợ và nâng cao chất lượng tín dụng, nhưng trong hai nội dung đó thì nội dung nâng cao chất lượng tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Nâng cao chất lượng tín dụng có nghĩa là giảm thiểu rủi ro tín dụng, mà một trong những nguyên tắc để hạn chế rủi ro tín dụng là hạn chế và giảm thiểu những rủi ro và tổn thất trong kinh doanh của khách hàng. Muốn vậy ngân hàng cần phải tìm ra những khách hàng tốt, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh tốt, đồng thời phải kiểm tra các khoản vay chặt chẽ, khoa học.
Việc tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính của khách hàng sẽ góp phần quan trọng trong việc ra quyết định tài trợ của ngân hàng.
3.2.1.Tổ chức khai thác thông tin có hiệu quả.
Thông tin là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến phương pháp phântích tài chính của khách hàng tại các NHTM. Bởi thông tin là nguồn nguyên liệu đầu vào để qua xử lý ngân hàng có được đầu ra – những quyết định tín dụng. Thu thập thông tin đầy đủ chính xác mang tính chất quyết định tới phương pháp phân tích tài chính của khách hàng. Để việc khai thác thông tin của khách hàng hiệu quả hơn Sở giao dịch nên hoàn thiện theo hướng sau:
ốTrước mắt nên thành lập một bộ phận tổng hợp, lưu trữ thông tin có hệ thống tức là thông tin được lưu trữ là thông tin về các khách hàng đã từng có hoặc đang có quan hệ tín dụng với Sở giao dịch được phân theo ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động để tiện tra cứu. Ngoài ra còn có các thông tin tổng hợp chung được cập nhật về đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và những khó khăn, thuận lợi đang diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh đó mà cán bộ tín dụng cần lưu ý khi phân tích. Các nguồn thông tin này được các ngân hàng lưu trữ dưới dạng các ngân hàng dữ liệu bằng máy tính và được nối mạng cục bộ ( mạng LAN), mạng này được nối với hội sở chính và nối mạng Internet để thuận lợi trong việc khai thác thông tin cho cả hệ thống ngân hàng
ốĐể có được thông tin phục vụ cho việc tổng hợp, Sở giao dịch nên quy định các cán bộ tín dụng sau mỗi một khoản cho vay cũng phải tổng kết đánh giá về khách hàng để tiến hành lưu trữ một cách có hệ thống.
ốĐể khai thác thông tin có hiệu quả thì cán bộ tín dụng phải có trình độ sử dụng thành thạo máy vi tính, phải được tập huấn sử dụng tốt các phần mềm như Master, Asset, Risk, sử dụng thành thạo Internet. Sử giao dịch cần bổ sung đào tạo hay tuyển dụng những chuyên gia chịu trách nhiệm về tổng hợp thông tin phòng ngừa rủi ro.
3.2.2.Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của khách hàng.
Nhìn chung, trong nội dung phân tích tài chính của khách hàng tại Sở giao dịch I đã có sự chú trọng về nghiệp vụ cũng như hướng dẫn nội dung, phương pháp phân tích đầy đủ cho các cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả mang lại từ việc phân tích này thì Sở giao dịch cần:
ố Về phương pháp phân tích: Có những trường hợp sử dụng phương pháp phân tích tỷ số đã cho kết quả chưa rõ ràng, còn lưỡng lự trong quyết định cho vay thì Sở giao dịch nên hướng dẫn cán bộ tín dụng sử dụng thêm phương pháp khác ví dụ như phương pháp Dupont để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tài chính của khách hàng, chấp nhận hay không chấp nhận nguyên nhân nào.
ốVề phương pháp xếp loại khách hàng: Sở giao dịch sử dụng các tỷ số tài chính cùng phương pháp cho điểm phân loại tín dụng để làm căn cứ đánh giá khách hàng trong cả cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Việc cho điểm như nhau đối với các chỉ tiêu tài chính cả trong cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn là chưa thực sự hợp lý. Tuỳ vào tính chất của mỗi khoản tín dụng mà ngân hàng sẽ chú trọng, thiên về chỉ tiêu nào. Như vậy, Sở giao dịch nên nghiên cứu xây dựng mô hình điểm tín dụng riêng cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn trong đó hệ số của các chỉ tiêu là khác nhau. Việc xây dựng thống nhất như vậy sẽ giúp cán bộ tín dụng rất nhiều trong phân tích chứ không phải chỉ là dựa vào cảm tính, kinh nghiệm của bản thân.
ố Về công thức tính:
Khả năng sinh lời tổng tài sản =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản
Phần tử số nên được đổi thành Lợi nhuận trước thuế và lãi vay, như vậy mới thể hiện hiệu quả xã hội của cộng đồng vốn sản xuất không phụ thuộc cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Khi đó chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, một đồng tài sản sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lãi, biểu hiện năng lực doanh nghiệp trong sử dụng tài sản để tạo lợi nhuận, trong đó có một phần dùng trả lãi tiền vay, một phần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần còn lại là lãi dòng của doanh nghiệp.
ố Về số liệu trung bình ngành để so sánh trong phân tích tài chính.
Trong điều kiện hiện nay nhà nước chưa có một cơ quan phụ trách việc tổng hợp số liệu ngành phục vụ cho việc so sánh phân tích tài chính doanh nghiệp của những người quan tâm là một hạn chế thiệt thòi lớn cho các ngân hàng trong phân tích tài chính của khách hàng. Bởi chỉ có so sánh với số liệu trung bình ngành mới cho cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện tại. Để khắc phục điều này, Sở giao dịch I có thể tự tổng hợp số liẹu ngành của riêng mình làm cơ sở cho cán bộ tín dụng so sánh đối chiếu khi phân tích. Để có được số liệu này Sỏ giao dịch có thể giao cho một bộ phận riêng chuyên thống kê số liệu các chỉ tiêu tài chính của khách hàng đã từng, đang có quan hệ tín dụn quan hệ với ngân hàng trong các ngành nghề theo định kỳ để thấy được xu hướng chấp nhận chung của từng thời kỳ, từ đó đặt ra tiêu chuẩn riêng của mình.
3.2.3.Lập quỹ hỗ trợ cho nội dung phân tích khách hàng
Cho đến hiện nay chưa có một ngân hàng nào lập quỹ hỗ trợ cho quá trình thẩm định tín dụng bởi việc thẩm định nhất là thẩm định tài chính của khách hàng chủ yếu chỉ dựa trên những giấy tờ và báo cáo tài chính mà khách hàng nộp, từ trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước CIC và linh cảm, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng đúc kết được. Việ điều tra tận cơ sở sản xuất kinh doanh hay phỏng vấn trực tiếp khác hàng diễn ra còn lẽ tẽ, mang tính hình thức. Những thông tin điều tra thực tế có ý nghĩa quan trọng giúp cán bộ tín dung loại trừ những báo cáo tài chính “ma”. Đặc biệt thu nhập thông tin thực tế còn rất quan trọng trong giai đoạn phân tích trong khi cho vay vì chỉ có theo sát thực tế khách hàng thì cán bộ tín dụng mới nắm được tình hình sản xuất kinh doanh thực diễn ra, thấy được doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không? Vì thế, nguồn thông tin này cần được chú trọng khai thác. Đễ tạo điều kiện cũng như khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực xuống cơ sỏ điều tra, phỏng vấn trực tiếp thì Sở giao dịch nên xem xét thành lập quỹ riêng hỗ trợ kinh phí điều tra trực tiếp cho cán bộ tín dụng của sở.
3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực
Con người là nhân tố quan trọng nhất. Chất lượng công tác phân tích phụ thuộc phần lớn vào yếu tố con người bởi chiến lược con người là chiến lược lâu dài nên Sở giao dịch cần có sự quan tâm thường xuyên đến đội ngũ cán bộ tín dụng. Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ vững mạnh, Sở giao dịch cần tập trung và một số giải pháp sau
ố Đào tạo cán bộ theo hướng chuyên môn hoá: hiện tại cán bộ tín dụng của Sở giao dịch phụ trách khách hàng theo số lượng hoặc địa bàn kinh tế. Trong thời gian tới Sở giao dịch nên có cách phân chia phụ trách theo hướng căn cứ năng lực sở trường của từng cán bộ tín dụng để phân công phụ trách các khách hàng theo ngành nghề.
ố Sở giao dịch nên có chính sách thưởng phạt công bằng nghiêm minh: mục đích của chính sách này nhằm gắn kết trách nhiệm của cán bộ tín dụng với công tác thẩm định phân tích khách hàng. Vì vậy, Sở giao dịch tổ chức thi đua cán bộ tín dụng xuất sắc giỏi và có chính sách khen phạt dựa vào kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng làm tốt sẽ được khen thưởng còn nếu không tuỳ vào mức độ mà có các hình thức phạt thích ứng.
ố Sở giao dịch nên tổ chức định kỳ hội nghị tổng kết tình hình, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác thẩm định nói chung và công tác phân tích tài chính của khách hàng nói riêng
ố Ngoài ra cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cập nhật kiến thức về các thay đổi liên quan đến chế độ chính sách, nhất là chế độ kế toán thống kê, phổ biến các thông tin kinh tế nói chung tạo điều kiện nâng cao hiểu biết của cán bộ. Việc bồi dưỡng này nên tổ chức băng việc kiểm tra đánh giá.
3.2.5.Tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Sở giao dịch cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với quy trình thẩm định tín dụng nói chung và phân tích tài chính khách hàng nói riêng.
Công tác này phải được tiến hành cùng với các bước kiểm tra tương ứng với các giai đoạn phát sinh cho đến kết thúc các khoản tín dụng, bao gồm ba giai đoạn:
ố Kiểm soát trước: Sở giao dịch tiến hành kiểm tra và phát hiện những điểm bất lợi của nghiệp vụ thẩm định tín dụng nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Xem xét hồ sơ vay vốn có chắc chắn do khách hàng tự lập hay không, có đầy đủ hay không ?
ố Kiểm soát trong : Trong quá trình phân tích tài chính khác hàng, cán bộ tín dụng có thực sự làm đúng trách nhiệm của mình như: thu thập thông tin tài chính của khách hàng, xem xét tình hình sử dụng các khoản tiền vay, các kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính….
Công tác phân tích các báo cáo tài chính của các cán bộ có sát với tình hình thực tế không, số liệu phân tích có đúng hay không ?
ố Kiểm soát sau : Đây là công việc rất quan trọng trong quá trình phân tích tài chính khách hàng, qua đây mà ngân hàng có thể phát hiện những hiện tượng bất thường trong nghiệp vụ đã hoàn thành, từ đó rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Ngân hàng có thể kiểm soát sau khi cho khách hàng vay bằng cách cử cán bộ trực tiếp tham gia quản lý đối với các dự án cho vay lớn, ngoài ra Ngân hàng còn có thể thực hiện bằng công tác kiểm tra định kỳ các báo cáo tài chính.
Trên đây là những giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng tại Sở giao dịch. Để làm tốt công tác này thì các cán bộ tín dụng cần phải thực hiện một cách đồng bộ và thông nhất các giải pháp trên. Ngoài ra các bộ tín dụng cần phải tuân theo sự hướng dẫn sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan.
3.2.Một số kiến nghị.
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Để Ngân hàng Đầu tư và phát triển ngày một phát triển và cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn cũng như trong cả nước họ cần phải:
Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng ở các chi nhánh. Tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh nhằm nâng cao nghiệp vụ.
Hoàn thiện quy trình tín dụng cũng như quy trình thẩm định tín dụng cho phù hợp với tình hình mới. Thường xuyên thu thập ý kiến đóng góp của các chi nhánh để có những thay đổi phù hợp.
Phối hợp với các chi nhánh thực hiện thống kê, nghiên cứu, tổng kết các tỷ lệ tài chính trung bình ngành tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích tài chính của khách hàng.
3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước.
Kết hợp với các NHTM tổ chức đào tạo cán bộ ngân hàng thông qua
các khoá đào tạo như tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm,… qua đó nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức.
Đối với hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro CIC (Credit Information
Central ) của NHNN: Được thành lập nhằm tạo lập một nguồn dữ liệu về các doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng thành viên. Các tổ chức tín dụng thành viên có quyền khai thác thông tin từ trung tâm để phục vụ cho việc phân tích thẩm định khách hàng, đồng thời có nghĩa vụ định kỳ thu thập thông tin, kiểm tra số liệu báo cáo tài chính của khách hàng để gửi về trung tâm. Nhưng trên thực tế các NHTM tham gia không đầy đủ về việc cung cấp thông tin cho trung tâm vì ngại chi tiết thông tin về khách hàng của mình sợ mất thế cạnh tranh nên các ngân hàng rất thận trọng trong cung cấp thông tin. Điều này lại dẫn đến thông tin từ CIC càng ngày càng hạn chế.
Để trung tâm thông tin tín dụng phát huy được tính năng của mình, NHNN cần có quy định chi tiết cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng trong tham gia cung cấp thông tin. Quy định chi tiết các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp được quy định tại điều 16 luật các tổ chức tín dụng.
NHNN cần mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC, không chỉ cung cấp thông tin về tín dụng mà có cả các thông tin kinh tế tài chính có liên quan.
CIC cần có kế hoạch nâng cao trình độ cán bộ thu thập và xử lý thông tin. Đối với việc thu thập thông tin nên mở rộng tới các bộ ngành như: Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ thống kê,…và các nguồn thông tin từ nước ngoài.
3.3.3.Kiến nghị đối với nhà nước và các bộ ngành liên quan.
Hoàn thiện chế độ kế toán thống kê: Chế độ kế toán thống kê có ảnh hưởng rất lớn tới cách hạch toán của doang nghiệp, do đó ảnh hưởng tới các thông tin được phản ánh trên báo cáo tài chính. Hiện tại các Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong tổng hợp thông tin từ các báo cáo tài chính vì những thông tin cần thì lại không có. Ví dụ : để tính các chỉ tiêu sinh lợi ngân hàng cần số liệu về lợi nhuận trước thuế và lãi vay nhưng trong báo cáo tài chính của công ty không có chỉ tiêu này, không có cả khoản mục lãi vay phải trả.
Về việc đảm bảo tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính: Đây là vấn đề nan giải của các ngân hàng hiện nay. Hiện tại luật mới chỉ quy định doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên báo cáo tài chính, nhưng chưa có một cơ chế để kiểm tra tính chính xác trung thực này. Để đảm bảo tính tin cậy, các báo cáo tài chính cần qua kiểm toán mà đối với ngân hàng vì lý do cạnh tranh giữ khách, không thể yêu cầu khách hàng đến với mình nhất thiết phải qua kiểm toán được mà tự bỏ tiền ra thuê thì ngân hàng không kham nổi. Vì vậy nên sớm quy định cụ thể yêu cầu kiểm toán đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trước hết là khuyến khích ưu đãi sau đó đi đến bắt buộc.
Thành lập bộ phận tổng hợp số liệu kinh tế tài chính bình quân ngành nghề: Số liệu trung bình ngành không chỉ là quan tâm của riêng ngành ngân hàng mà còn của các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp…Số liệu trung bình của cả một ngành nghề không thể một ngân hàng, một doanh nghiệp nào xác định được. Vì vậy cần tới vai trò của nhà nước. Việc tổng hợp số liệu này có thể giao cho từng ngành thành lập bộ phận chuyên thống kê tổng hợp số liệu kinh tế tài chính ngành mình, đưa ra công khai số liệu định kỳ làm cơ sở cho nghững người quan tâm.
Kết luận
Hoạt động cho vay mang lại nhiều lợi nhuận nhất và cũng mang lại nhiều rủi ro nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho nên trước mỗi một quyết định tài trợ của mình, ngân hàng phải dự đoán, ước lượng khả năng trả nợ của khách hàng tức là thẩm định, phân tích tài chính của khách hàng, xem xét các khách hàng cỏ đủ khả năng về tài chính hay không. Bởi khả năng về tài chính là điều kiện trước tiên cho mọi hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Tất cả các khía cạnh đó đều được thể hiện trong phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại ngân hàng khi quyết định cho vay.
Qua nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế tại Sở giao dịch I-NHĐT&PT Việt Nam về hoạt động thẩm định tín dụng nói chung và phân tích tài chính khách hàng nói riêng, chuyên đề đã nghiên cứu các vấn đề sau:
-Tổng quan về phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại Ngân hàng thương mại.
-Thực trạng phân tích tài chính của khách hàng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại Sở giao dịch I- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Nói tóm lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Để phát triển mối quan hệ đó và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì một trong những hướng đi là hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính của khách hàng.
Với sự hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu, chuyên đề chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy cô, bạn bè và các cô chú, anh chị trong phòng tín dụng 1 Sở giao dịch NHĐT&PT Việt Nam để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0135.doc