Qua bài viết, chúng ta có thể thấy “phương pháp tính giá thành sản phẩm” chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau về chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm. Do đó phương pháp tính giá thành sản phẩm sẽ rất có hiệu quả đối với việc tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, Công ty TNHH FANCOM D&B đã có một số hạn chế về phương pháp tính giá thành nên ucngx cần phải “Hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH FANCOM D&B”. Bởi vì đây là một khâu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do đó, cần quan tâm thúc đẩy hoạt động tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để đáp ứng nhu cầu hiện tại của các khách hàng và khả năng của Công ty một cách hiệu quả nhất.
24 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH FANCOM D & B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ngày nay, kế toán đang chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước với yêu cầu về tốc độ xử lý nhanh và độ chính xác ngày càng cao hơn, đặc biệt là trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Do đó đòi hỏi về các kỹ năng kế toán phải được nâng cao trong các hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Với xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường ngày một đông, do đó các hình thức kế toán ngày càng đa dạng phong phú hơn, đòi hỏi về hoàn thiện phương pháp tính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải cao hơn. Vậy nên em chọn đề tài: “Hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH FANCOM D & B”
Cơ cấu nội dung của đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận
Phần II: Thực trạng phương pháp tính giá thành tại Công ty TNHH FANCOM D & B
Phần III: Hoàn thiện phương pháp tính giá thành tại Công ty TNHH FANCOM D & B
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng dạy trong khoa kế toán cùng các thầy cô ở Trung tâm đào tạo kế toán trưởng đã vun đắp kiến thức và giúp em làm bài viết này.
Phần I: Cơ sở lý luận
I. Giá thành sản phẩm
* Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa để sản xuất một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
* Giá thàn sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi các phân xưởng sản xuất.
II. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
2.1. Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đối tượng chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm với công thức sau:
= + -
Giá thành đơn vị =
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến. Phương pháp trực tiếp được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi sản phẩm đầu ra hoàn thành, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như các doanh nghiệp điện nước; các doanh nghiệp khai thác quặng, than gỗ; các doanh nghiệp sản xuất nhỏ...
2.2. Phương pháp hệ số
Theo phương pháp này, trước hết, kế toán phải căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, sau đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm với công thức sau:
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc =
n
i=1
= x
Q0 = ồ Qi . Hi = ồ x (i = 1,n)
= + -
Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khá nhau và chi phí không tập trung cho tất cả quá trình sản xuất như ở các doanh nghiệp đa dạng hóa chủng loại, kích cỡ sản phẩm và các doanh nghiệp có nhiều phân xưởng sản xuất riêng biêt.
2.3. Phương pháp tổng cộng chi phí (bình quân cả kỳ dự trữ).
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn và bộ phận sản xuất tạo ênhà nước thành phẩm với công thức sau:
Tổng giá thành sản phẩm (PX) = ồ các chi phí từng loại sản phẩm
= Z1 + Z2 + ..... + Zn
Giá thành đơn vị sản phẩm =
Phương pháp tổng cộng chi phí áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất như: áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc...
2.4. Phương pháp tỷ lệ
Theo phương pháp này, việc tập hợp chi phí sản xuất trong cả qui trình, đồng thời xây dựng hệ thống giá thành định mức (hay kế hoạch) cho từng loại sản phẩm sản xuất. Tiếp đó căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng chi phí sản xuất thực tế với tổng chi phí sản xuất theo định mức để tính giá thành tựhc tế từ giá thành định mức (hay kế hoạch) với công thức sau:
Tỷ lệ tính giá thành =
= x
Phương pháp tỷ lệ thường áp dụng trong một qui trình công nghệ sản xuất với những sản phẩm có mẫu mã, kích cỡ theo những tỷ lệ nhất định để các doanh nghiệp có điều kiện đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm.
2.5. Phương pháp định mức
Phương pháp này phải dựa trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự đoán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ phải xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời cần tính riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức, phát sinh trong quá trình sản xuất và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại để tính giá thành thực tế của sản phẩm với công thức sau:
= ± ±
2.6. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ (như: các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền...) để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như: giá kế hoạch, giá ước tính, giá nguyên liệu ban đầu... với công thức sau:
= + - -
= x
2.7. Phương pháp liên hợp
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: các doanh nghiệp hóa chất, dệt kim đóng giầy, may mặc... Thực tế, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ, phương pháp hệ số với phương pháp loại trừ sản phẩm phụ... để tính giá thành sản phẩm từ tập hợp các chi phí có liên quan đến các phương pháp trên.
Phần II: Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH FANCOM D & B
I. Tổng quan về Công ty TNHH FANCOM D & B
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Công ty TNHH FANCOM D & B là một doanh nghiệp liên doanh, có tư cách pháp nhân tính độc lập, được thành lập vào năm 1994
- Tên giao dịch trong nước: Công ty TNHH FANCOM D & B
- Địa chỉ: Số 1 ngõ 18 - Nguyên Hồng - Đống Đa - Hà Nội.
- Tel: 04. 7734201 Fax: 04. 8357557
- Email: fanpro@hn.vnn.vn
Trong 10 năm qua, Công ty đã sản xuất và phân phối những sản phẩm đặc trưng như: sản phẩm bỉm trẻ em unidry, nước khoáng fawa, nước khoáng Cúc Phương... Công ty đã được cải tiến một số điều kiện làm việc và đội ngũ lao động có trình độ nghiệp vụ cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng hiện tại và tiềm năng. Tốc độ lưu chuyển tiền hàng rất cao với tổng doanh thu bình quân đạt khoảng 10 tỷ đồng trên 1 năm.
Ngay từ khi ra đời, Công ty đã sản xuất những mặt hàng chủ đạo của mình là nước khoáng Fawa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nước sạch của Thủ đô Hà Nội. Sau đó đời sống kinh tế của Hà Nội và các thành phố khác được nâng cao dần lên thì nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng cao.
Trong giai đoạn 1995-1997, Công ty đã có một số đỏi mới trong cơ chế quản lý có hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với khối lượng lớn, với mức tiêu thu khoảng 7 triệu tiền hàng/ngày.
Trong giai đoạn 1997-2004, Công ty đã mở rộng đầu tư sản xuất bằng cách liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài để nâng cao chất lượng của sản phẩm và mở rộng các loịa mặt hàng tiêu thụ trên thị trường trong thời kỳ nền kinh tế nước ta được hòa nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. ở giai đoạn này nền kinh tế đang đi lên rất nhanh chóng, nhu cầu tiêu dùng tăng lên rất cao và Công ty đã được cải thiện về chất lượng, khối lượng, chủng loại và mẫu mã sản phẩm cho nên khối lượng nước khoáng công ty tiêu thụ rất lớn. Đặc biêt vài năm gần đây, Công ty mới tung ra thị trường sản phẩm bỉm trẻ em Unidry rất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường với doanh thu không nhỏ.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động của Công ty
Ta có mô hình tổ chức sau:
Giám đốc công ty
Ban bảo vệ
Phòng nhân sự
Phó Giám đốc kỹ thuật
Kế toán trưởng
Phó Giám đốc kinh doanh
NV kỹ thuật
NV giao hàng
NV kinh doanh
NV sản xuất
Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty
Phương thức tổ chức hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của Công ty là quản lý tập trung thống nhất với các bộ phận chức năng như sau:
Giám đốc Công ty là người đại diện pháp nhân của Công ty, là người chỉ dạo điều hành các bộ phân hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó Giám đốc kinh doanh là người giúp giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh của Công ty, phụ trách điều hành kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và công tác hành chính theo chức năng;
Phó Giám đốc kỹ thuật là người giúp giám đốc điều hành bộ phận kỹ thuật của Công ty, phụ trách công tác kỹ thuật sản xuất, điều hành kế hoạch sản xuất ở các phân xưởng và công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân viên sản xuất;
Kế toán trưởng là người phụ trách việc điều hành, kiểm soát các hoạt động tài chính của Công ty và tham mưu cho Giám đốc về các công tác kế toán tài chính như: việc huy động vốn, thanh toán, tính lương thưởng, tính khấu hao... để quản lý các hoạt động kế toán tài chính trong Công ty;
Phòng nhân sự là phòng hành chính quản lý về đời sống, y tế sức khỏe của các nhân viên trong Công ty. Phòng này có chức năng tham mưu cho Giám đốc về tổ chức cán bộ và nhân viên, soạn thảo các nội quy và quy chế tuyển dụng lao động;
Ban bảo vệ là tổ công tác trông giữ bảo vệ các tài sản của Công ty.
1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty
Ta có mô hình tổ chức kế toán sau:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Thủ kho
Kế toán bán hàng
Kế toán vật tư sản xuất
Kế toán lương
Kế toán giao dịch, thủ quỹ
Sơ đồ kế toán của Công ty
Phương thức tổ chức kế toán tại Công ty là tổ chức thực hiện tập trung công tác tính kế toán của Công ty từ việc xử lý chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp chi tiết đến việc lập báo cáo kế toán. Bộ phận kế toán có chức năng tham mưu cho Giám đốc để Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra công tác thực hiện tính các nghiệp vụ kinh tế và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty. Nhiệm vụ của bộ phận kế toán: phải tổ chức thống kê, ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty một cách chính xác và trung thực; phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, tài liệu về việc xử lý các khoản mất mát, hư hỏng và đề ra các biện pháp xử lý. Tổ chức kế toán có các bộ phận chức năng như sau:
Kế toán trưởng: là trưởng phòng kế toán có trách nhiệm chỉ đạo điều hành toàn bộ công tác kế toán, thống kê về các thông tin tài chính trong Công ty;
Kế toán lương là người có nhiệm vụ thực hiện tính chi tiết và tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương, tập bảng thanh toán lương cho cán bộ, nhân viên trong toàn Công ty. Kế toán lương phụ trách tài khỏan 334, 338, 622, 6271;
Kế toán vật tư, sản xuất là người thực hiện tính nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được nhập, xuất và tồn kho với các tài khỏan phụ trách: 152, 153, 142 và thực hiện tính chi phí sản xuất, tính các chi phí của kỳ kế toán với các tài khoản phụ trách: 621, 622, 627, 641, 642;
Kế toán bán hàng: là người có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh tình hình thanh toán của khách hàng, các đại lý, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm... với các tài khoản phụ trách: 131, 511, 512, 515, 333... và đồng thời có nhiệm vụ phản ánh tình hình biến động tăng, giảm thành phẩm tiêu thụ căn cứ vào chứng từ xuất, nhập kho thành phẩm, hóa đơn thuế GTGT với các tài khỏan phụ trách: 155, 157, 632...
Thủ kho là người quản lý việc xuất, nhập, tồn kho, có nhiệm vụ ghi sổ các loại thành phẩm đã thực hiện;
Kế toán giao dịch, thủ quỹ: là người phụ trách các công việc giao dịch, thực hiện tính các khỏan thu, chi, tồn quỹ tiền mặt, tổng tính nội bộ Công ty như: tạm ứng, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu, phải trả theo kế hoạch, nhận ký cược, ký quỹ dài hạn, với các tài khoản phụ trách: 111, 141, 3388, 341; phụ trách việc theo dõi, tính toán lãi vay, lên kế hoạch trả lãi vay và trả gốc vay với ngân hàng, theo dõi các khỏan phải trả nhà cung cấp với các tài khỏan phụ trách: 112, 331, 311...; phụ trách việc xuất, nhập quỹ và ghi sổ quỹ căn cứ vào các chứng từ hợp pháp;
Kế toán tổng hợp: là người có trách nhiệm tính các lĩnh vực khác, tổng hợp toàn bộ các số liệu phụ trách về các tài khoản còn lại, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, lập các biểu báo cáo kế toán, lập bảng giải trình cuối quý và bảng quyết toán vào cuối năm để giải trình lên cấp trên.
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán của Công ty
Chứng từ gốc
Nhật ký đặc biệt
Nhật ký chung
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi itết
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Ghi đối chiếu
Ta có mô hình tổ chức bộ sổ kế toán như sau:
Sơ đồ tổ chức bộ sổ kế toán của Công ty
Công ty TNHH FANCOM D & B sử dụng qui trình vào bộ sổ kế toán dưới hình thức: “Nhật ký chung”. Hình thức ghí sổ này rất phù hợp với việc sử dụng kế toán trên máy vi tính của Công ty, gồm các sổ như: Nhật ký chung, Sổ thẻ kế toán chi tiết, Nhật ký đặc biệt và Sổ Cái.
Công ty sử dụng phương pháp tính thuế VAT khấu từ với thuế suất 10%, tính giá thành theo phương pháp trực tiếp, tính thành phầm tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên với một hệ thống các tài khỏan chi tiết cho từng loại sản phẩm và khách hàng được mã hóa để theo dõi riêng về các phương thức thanh toán tiền hàng.
II. Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH ANCOM D & B theo phương pháp trực tiếp
2.1. Tính chi phí sản xuất
2.1.1. Tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty chiếm khoảng 70% tổng chi phí sản xuất với tài khoản phụ trách 152 được chi tiết thành tiểu khoản:
- 1521: nguyên vật liệu về nước tự nhiên, khoáng chất;
- 1522: nguyên vật liệu về giấy, vải;
- 1523: nhiên liệu đốt;
- 1524: bao gói nilon, bình nhựa, hộp carton, băng dính;
- 1528: phế liệu thu hồi.
Ta có bảng chi tiết chứng từ - bút toán sau:
Ngày 31/04/2004
Đơn vị tính: VNĐ, kg, cái
Tên vật tư
Lượng
Đơn giá
Tiền
TK Nợ
TK Có
Nước tự nhiên
2.000
500
1.000.000
621A
1521
Khoáng chất
4
50.000
200.000
621A
1521
Giấy
500
2.500
1.250.000
621B
1522
Vải
2
30.000
60.000
621B
1522
Nhiên liệu đốt &Điện năng
200
1.500
300.000
621
1523
Bao gói nilon
7.500
50
375.000
621B
1524
Bình nhựa
60
15.000
900.000
621A
1524
Hộp carton
50
1.000
50.000
621B
1524
Băng dính
6
12.000
72.000
621
1524
Tổng cộng
-
-
4.207.000
-
-
Bảng chi tiết chứng từ - bút toán nguyên vật liệu sản xuất trong ngày
Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư kế toán vật tư sản xuất sẽ đối chiếu với báo cáo sử dụng vật tư để thống kê phân xưởng gửi đến các phân xưởng, kế toán phải nhập số liệu vào Nhật ký chung và Sổ kế toán chi tiết với Bảng tổng hợp Xuất, nhập tồn kho nguyên vật liệu để máy tính tự động nhập số liệu vào sổ Cái tài khỏan 621 và 152 như sau:
Nợ TK 621A Nước khoáng: [2.100.000 + 2 x ()] x 30 = 70.440.000
Nợ TK 621B Bỉm Unidry: (1735.000 + 124.000) x 30 = 55.770.000
Có TK 152 Nguyên vật liệu: 126.210.000
Cuối tháng kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nợ TK 154A : 70.440.000
Có TK 621A: 70.440.000
Nợ TK 154A: 55.770.000
Có TK 621B: 55.770.000
2.1.2. Tính chi phí nhân công trực tiếp
* Thu nhập của nhân viên sản xuất
= + x + x + Tiền ăn -
Với các tài khoản phụ trách: 334, 335, 111, 622...
Bình quân một nhân viên thực hiện được:
- Lương cơ bản = 400.000đ ;
- Lương theo sản phẩm = 2.000x360 = 720.000đ
- Lương theo doanh thu = 0,1% x 10.500.000 = 105.000đ
- Tiền ăn = 150.000đ
- Các khoản phụ tính theo lương = 6% x Lương phải trả =
= 6% x 1.350.000 = 82500đ
= (400.000+720.000+105.000 + 150.000) - 82.500
= 1.292.500đ
* Các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương gồm: Bảo hiểm xã hội 20% lương cơ bản; Bảo hiểm y tế 3%; Kinh phí công đoàn 2%, được tính vào chi phí sản xuất là 19% lương cơ bản, được tính vào lương cơ bản là 6% với các tài khoản phụ trách: 3383, 3384, 3382, 334, 622, 627...
Bình quân nhân viên sản xuất được trích là:
Trích vào chi phí sản xuất = 19% x 400.000 = 76.000đ
Trích vào lương cơ bản = 6% x 1.375.000 = 825.000đ
Bảo hiểm xã hội = 20% x 1.375.000 = 275.000đ
Bảo hiểm y tế = 3% x 1.375.000 = 41.250đ
Kinh phí công đoàn = 2% x 1.375.000 = 27.500đ
Ta có bảng chi phí nhân công trực tiếp trên sổ Cái tài khỏan 622 như sau:
Sổ Cái TK 622
Từ ngày 1 đến ngày 30/04/2004
Đơn vị tính: VNĐ
Chi phí
TK đối ứng
Nợ
Có
Phân bổ lương T4 cho PX nước khoáng I
334
23.265.000
Phân bổ lương T4 cho PX nước khoáng II
334
15.510.000
Phân bổ lương T4 cho PX nước khoáng III
334
31.020.000
Cộng
334
69.795.000
Trích KPCĐ tháng 4 – PX nước khoáng I
3382
495.000
Trích KPCĐ tháng 4 – PX nước khoáng II
3382
330.000
Trích KPCĐ tháng 4 – PX nước khoáng II
3382
660.000
Cộng
3382
1.485.000
Trích BHXH tháng 4 - PX nước khoáng I
3383
4.950.000
Trích BHXH tháng 4 - PX nước khoáng II
3383
3.300.000
Trích BHXH tháng 4 - PX nước khoáng III
3383
660.000
Cộng
3383
14.850.000
Trích BHYT tháng 4 - PX nước khoáng I
3384
742.500
Trích BHYT tháng 4 - PX nước khoáng II
3384
495.000
Trích BHYT tháng 4 - PX nước khoáng III
3384
990.000
Cộng
3384
2.227.500
Tổng cộng
88.357.500
Kế toán lương phải nhập số liệu vào Nhật ký chung và sổ Cái các tài khoản 622 như sau:
Nợ TK 622: 69.795.000
Có TK 334 Lương phải trả: 69.795.000
Nợ TK 622: 1.485.000
Có TK 3382 Trích KPCĐ: 1.485.000
Nợ TK 622: 1.485.000
Có TK 3383 Trích BHXH: 1.485.000
Nợ TK 622: 2.227.500
Có TK 3384 Trích BHYT: 2.227.500
Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154A: 49.323.906
Có TK 622A Nước khoáng: 88.375.500 . = 49.323.906
Nợ TK 154B: 39.051.594
Có TK 622B Bỉm Undry: 39.051.594
2.1.3. Tính chi phí sản xuất chung
* Chi phí nhân viên phân xưởng
Cơ sở để tính lương nhân viên phân xưởng là dựa vào sản lượng hoàn thành và mức lương cơ bản của nhân viên.
Kế toán lương phản ánh số liệu vào Nhật ký chung như sau:
Nợ TK 6271: 11.632.500
Có TK 334 Lương phải trả: 11.632.500
Máy tính sẽ tự nhập bút toán vào Sổ Cái TK 627 và 334
Nợ TK 6271: 247.500
Có TK 3382 Trích KPCĐ: 247.500
Nợ TK 6271: 2.475.000
Có TK 3383 Trích BHXH: 2.475.000
Nợ TK 6271: 371.250
Có TK 3384 Trích BHYT: 371.250
* Chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chung
Nợ TK 6272: 5.150.000
Có TK 152 Nguyên vật liệu: 5.150.000
* Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng
Nợ TK 6273: 15.450.000
Có TK 153 Công cụ dụng cụ: 15.450.000
* Chi phí khấu hao tài sản cố định
Nợ TK 6274: 1.500.000
Có K 214 Khấu hao TSCĐ: 1.500.000
* Chi phí khác của phân xưởng sản xuất
Nợ TK 6278: 4.500.000
Có TK 111 Tiền mua ngoài: 4.500.000
Cuối tháng kế toán kết chuyển các chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154A: 23.064900
Có TK 627A Nước khoáng: 41.326.250 = 23.064900
Nợ TK 154B: 18.261.350
Có TK 627B Bỉm Undry: 18.261.350
2.2. Tính giá thành sản phẩm
* Đối tượng tính giá thành: Công ty sản xuất trong quy trình sản xuất ngắn, khép kín và không có sản phẩm dở dang với nhiều loại sản phẩm nên kế toán phải xác định giá thành phù hợp với từng loại sản phẩm. Kỳ tính giá thành được thực hiện vào cuối tháng, sau khi đã tập hợp đầy đủ các chi phí có liên quan đến sản xuất sản phẩm để tính giá trị. Đơn vị tính giá thành: đ/sản phẩm.
* Phương pháp tính giá thành của Công ty trên ba khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực iếp
- Chi phí sản xuất chung
Dùng phương pháp trực tiếp
Mỗi phân xưởng sẽ lập một bảng tính giá thành theo khỏan mục:
=
Giá thành dơn vị sản phẩm =
Giá thành theo khoản mục = Chi phí sản xuất theo khoản mục
Giá thành đơn vị SPkhỏan mục =
Căn cứ vào các số liệu chi phí sản xuất trên ta tính được thành phẩm nhập kho có giá thành là:
= + +
Tổng giá thành nước khoáng = 70.440.000 + 49.323.906 + 23.064.900
= 142.828.806
Tổng giá thành của sản phẩm bỉm Undry = 55.770.000 + 390.051.594 + 18.261.350
= 113.082.944
Với tổng sản phẩm nước khoáng hoàn thành là 1.800; Tổng chi phí bỉm Unidry là 1.500 thùng
Ta có giá thành đơn vị sản phẩm:
Giá thành đơn vị sản phẩm nước khoáng = = 79.349đ/bình
Giá thành đơn vị sản phẩm bỉm Undry = = 75.389 /thùng
Kế toán phản ánh giá trị thành phẩm nhập kho:
Nợ TK 155A Nước khoáng: 142.828.806
Có TK 154A: 142.828.806
Nợ TK 155B Bỉm Unidry: 113.082.944
Có TK 154B: 113.082.944
Ta có các bảng sau:
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Từ ngày 01 đến ngày 30/04/2004
Đơn vị tính: VNĐ/sản phẩm
Sản lượng nước khoáng: 1.800 bình
Sản lượng bỉm Unidry: 1.500 thùng
Khoản mục chi phí A
CPPS trong kỳ
Tổng giá thành A
Giá thành đơn vị A
Chi phí NVLTT
70.440.000
70.440.000
39.133
Chi phí NCTT
49.323.906
49.323.906
27.403
Chi phí SXC
23.064.900
23.064.900
12.813
Tổng cộng
142.828.806
142.828.806
79.349
Khoản mục chi phí B
CPPS trong kỳ
Tổng giá thành B
Giá thành đơn vị B
Chi phí NVL TT
55.770.000
55.770.000
37.180
Chi phí NCTT
39.051.594
39.051.594
26.035
Chi phí SXC
18.261.350
18.261.350
12.174
Tổng cộng
113.082.944
113.082.944
75.389
Sổ Cái Tài khoản 154
Từ ngày 01 đến ngày 30/04/2004
Ngày
Diễn giải
TKĐƯ
Nợ
Có
30/4
Kết chuyển CPNVLTTA
621A
70.440.000
Kết chuyển CPNVLTTB
621B
55.770.000
Kết chuyển CPNCTT A
622A
49.323.906
Kết chuyển CPNCTT B
622B
39.051.594
Kết chuyển CPSXC A
627A
23.064.900
Kết chuyển CPSXC B
627B
18.261.350
30/4
Nhập kho TPA
155A
142.828.806
Nhập kho TPB
155B
113.082.944
Số dư đầu kỳ: 0
Số dư cuối kỳ: 0
Phần III: Hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH FANCOM D&B
I. Đánh giá khái quát tình hình tính giá thành sản phẩm
Công tách tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty nhìn chung được thực hiện có phần tương đối chặt chẽ, đảm bảo được nguyên tắc của tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng phân xưởng phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất của phân xưởng, lựa chọn tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp và tính theo phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty là không có sản phẩm dở dang, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh được trực tiếp, kịp thời và thường xuyên đối với việc ra quyết định sản xuất kinh doanh trong Công ty.
Bên cạnh đó, công tác tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn thiếu sót và trình độ kế toán còn chưa cao so với trình độ kế toán quốc tế. Khi Công ty triển khai sản xuất nhiều sản phẩm cùng một lúc thì đối với một số khoản mục chi tiết theo từng nhóm sản phẩm là không rõ ràng. Do đó, trong quá trình tính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bị cộng dồn lại để phân bổ nên thiếu chính xác và Công ty còn phải điều chỉnh lại thông tin về chi phí sản xuất và giá thành cho chính xác vào cuối mỗi kỳ tính.
II. Giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty
* Về tính chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Đối với vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất các loại sản phẩm kế toán phải liệt kê chi tiết, đầy đủ và thường xuyên theo dõi, đối chiếu các chi phí thực tế để so sánh, đánh giá và điều chỉnh các định mức một cách kịp thời với những biện pháp phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất như: tránh sản xuất quá thừa hay quá thiếu so với định mức và yêu cầu thực tế, giảm tối đa phế liệu thu hồi trong sản xuất.
Đối với vật liệu phụ và các chi phí sản xuất chung khác cần phải quy đổi rõ ràng theo các loại sản phẩm để tập hợp chi phí giá thành chính xác sử dụng điện năng, nhiên liệu đốt hợp lý bằng cách tìm ra những ngồn cung cấp nguyên vật liệu phù hợp, giá cả thấp, chất lượng bảo đảm để hạ thấp giá thành sản phẩm.
* Về tính chi phí công cụ dụng cụ sử dụng cho sản xuất.
Đối với côngcụ dung cụ sử dụng công cụ trong kỳ cần xác định rõ thời gian sử dụng để xác định định mức phân bổ hợp lý và Công ty nên sử dụng "Sổ theo dõi công cụ lao động" ở từng phân xưởng để sử lý kịp thời các trường hợp báo hỏng nhằm đảm bảo cho chi phí sử dụng công cụ dụng cụ không lãng phí và sử dụng được lâu bền trong quá trình sản xuất.
* Về sử dụng hệ thống sổ sách chứng từ.
Công ty cần sử dụng hệ thống chứng từ và tổ chức sổ ghi hợp lý, việc lập báo cáo sử dụng vật tư cần phải phân định rõ ràng trách nhiệm cụ thể của thống kê phân xưởng và thủ kho phân xưởng trong việc ghi chép số lượng vật tư xuất dùng hàng ngày để giảm nhẹ các khâu ghi chép sổ sách hợp lý và phản ánh đúng các loại chi phí vật tư và chi phí khác để tính giá thành sản phẩm chính xác.
* Về tính phân bổ khấu hao TSCĐ
Công ty cần phải có các định mức, kế hoạch phân bổ khấu hao cho từng tháng vào giá thành sản phẩm để không có những đột biến về giá thành sản phẩm đơn vị và nên có các điều chỉnh định mức chênh lệch khấu hao khi cần thiết.
Trong mỗi phân xưởng, kế toán cần phải phân nhóm các tài sản cố định để phân bổ chi phí khấu hao hợp lý, lập “Bảng phân bổ khấu hao” để tính giá thành sản phẩm.
* Về chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp cần phải xác định chế độ tiền lương cho nhân viên với những định mức phù hợp về tiền lương và các khoản tính theo lương để đảm bảo thu nhập thực tế của nhân viên.
Đối với chi phí sản xuất chung cần phải tính các tiểu khoản của tài khoản 627 trong các phân xưởng sản xuất cùng một loại sản phẩm để tính chính xác giá thành sản phẩm cho một loại sản phẩm đó.
* Về tính giá thành sản phẩm
Công ty cần phải tập hợp tất cả các chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm từng loại nhằm phản ánh chính xác giá thành của từng loại sản phẩm được hoàn thành để tính ra giá thành sản phẩm đơn vị sản phẩm thực tế sao cho giá thành sản phẩm đơn vị sản phẩm phải nhỏ hơn giá bán, giá cả trên thị trường và đưa ra những biện pháp sử lý kịp thời đối với việc sản xuất sản phẩm bằng các định mức mới về các chi phí sản xuất theo các chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể của Công ty.
Kết luận
Qua bài viết, chúng ta có thể thấy “phương pháp tính giá thành sản phẩm” chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau về chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm. Do đó phương pháp tính giá thành sản phẩm sẽ rất có hiệu quả đối với việc tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, Công ty TNHH FANCOM D&B đã có một số hạn chế về phương pháp tính giá thành nên ucngx cần phải “Hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH FANCOM D&B”. Bởi vì đây là một khâu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do đó, cần quan tâm thúc đẩy hoạt động tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để đáp ứng nhu cầu hiện tại của các khách hàng và khả năng của Công ty một cách hiệu quả nhất.
Do trình độ và thời gian còn hạn chế do đó bài viết của em sẽ còn một số sai sót cho nên em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo tại Trung tâm đào tạo Kế toán - kiểm toán.
Cuối cùng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Kế toán và Trung tâm đào tạo Kế toán - Kiểm toán
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2004
Học viên: Tào Đức Lập
Mục lục
Lời mở đầu 2
Phần I: Cơ sở lý luận 3
I.. Giá thành sản phẩm 3
II. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 3
2.1. Phương pháp trực tiếp 3
2.2. Phương pháp hệ số 3
2.3. Phương pháp tổng cộng chi phí 4
2.4. Phương pháp tỷ lệ 5
2.5. Phương pháp định mức 5
2.6. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ 5
2.7. Phương pháp liên hợp 6
Phần II: Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH FANCOM D&B 7
I. Tổng quan về Công ty TNHH FANCOM D&B 7
1.1. Lịch sử hình thàn và phát triển Công ty 7
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động của Công ty 8
1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty 9
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán của Công ty 11
II. Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH FANCOM D&B theo phương pháp trực tiếp 12
2.1. Tính chi phí sản xuất 12
2.1.1. Tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12
2.1.2. Tính chi phí nhân công trực tiếp 14
2.1.3. Tính chi phí sản xuất chung 16
2.2. Tính giá thành sản phẩm 17
Phần III: Hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH FANCOM D & B 20
I. Đánh giá khái quát tình hình tính giá thành sản phẩm 20
II. Giải pháp nhàm hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20
Kết luận 23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1295.doc