Hội nhập và phát triển là mục tiêu chung của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá. Để có thể hội nhập và thu hút được nhiều nhà đầu tư trên thế giới, đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải có được bước ngoặt lớn khẳng định VN là điểm đến của mọi quốc gia và lựa chọn như một điều tất yếu. Thực tế đặt ra cho nền kinh tế nói chung của VN, vậy làm thế nào để có thể kiểm soát được quá trình hoạt động của các doanh nghiệp từ đó đưa ra những sách lược đúng đắn. Đã đến lúc nghành kiểm toán ra đời và thực sự trở thành nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế nói chung. Có thể nói hoạt động kiểm toán không chỉ đảm bảo sự tin cậy về thông tin tài chính cho người sử dụng, mà nó còn giúp cho các doanh nghiệp khắc phục những thiếu sót về công tác quản lý tài chính từ đó tạo ra môi trường tài chính lành mạnh. Trong hơn 15 năm qua, có thể nói hệ thống văn bản pháp luật quản lý lĩnh vực nghề nghiệp và dịch vụ kế toán - kiểm toán đã cơ bản được xây dựng từ không đến có, đáp ứng đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động này. Tuy nhiên một thực tế đặt ra cho thấy, công việc lập kế hoạch kiểm toán ở hầu hết các công ty kiểm toán độc lập tại VN vẫn còn là một vấn đề nan giải chưa thực sự. Việc lập kế hoạch kiểm toán khoa học và hợp lý sẽ nâng cao chất lượng cũng như tiết kiệm được thời gian cho cuộc kiểm toán. HVAC mới được ra đời luôn cố gắng khẳng định vị trí của mình, thu hút khách hàng bằng chất lượng và giá phí kiểm toán. Để làm được điều đó HVAC tiến hành công tác lập kế hoạch kiểm toán thật chi tiết, phù hợp cho mỗi khách hàng để giảm bớt rủi ro.
Trong thời gian được thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương (HVAC) cùng với những kiến thức đã được học tập tại trường giúp em đã hiểu sâu hơn về vấn đề này, rút ra được tầm quan trọng của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do có nhiều hạn chế về vấn đề thời gian, kiến thức và trình độ chuyên môn lĩnh vực này nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp và chỉ bảo của thầy cô để em có thể hoàn thiện bài viết tốt hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Mạnh Dũng cùng các anh chị trong HVAC đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thiện báo cáo.
68 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m giải pháp thích hợp. Mọi thông tin phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên bằng văn bản theo địa chỉ đã ghi trong hợp đồng.
Điều 7: Hiệu lực và thời gian hợp đồng:
Hợp đồng này được thành lập 02 bản Tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký, mỗi bên giữ 01 bản. Hợp đồng này có giá trị thực hiện cho đến khi thanh lý hợp đồng.
ĐẠI ĐIỆN BÊN A
Giám đốc
Đặng Văn Hải
ĐẠI DIỆN BÊN B
Chủ tịch/Tổng giám đốc
Nguyễn Quốc Tuấn
2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
2.2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Quá trình thu thập những hiểu biết cần thiết về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng là một quá trình liên tục và tích luỹ. Từ những hiểu biết này trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sẽ tạo ra một mô hình chung để KTV đưa ra những xét đoán nghề nghiệp.
Đây là giai đoạn quan trọng nó sẽ quyết định sự thành công của mỗi cuộc kiểm toán. Trước khi tiến hành cuộc kiểm toán công ty kiểm toán đã có những nhận định sơ bộ về công ty khách hàng nhằm ước lượng mức rủi ro là cao hay thấp. Việc tìm hiểu cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh của khác hàng sẽ giúp cho KTV có cái nhìn chi tiết về công việc của mình sẽ phải tiến hành trong suốt quá trình kiểm toán. Để việc tìm hiểu đạt hiệu quả thì KTV phải có sự hiểu biết khách hàng trên nhiều phương diện: doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nào, loại hình doanh nghiệp hoạt động, mối quan hệ của các bên liên quan… Ở đây có thể chia ra hai đối tượng cần xem xét là khách hàng cũ hay khách hàng mới.
Với khách hàng cũ: Công việc sẽ đơn giản và đỡ mất thời gian hơn, do trong hồ sơ kiểm toán năm trước đã được tiến hành và đến năm nay chúng ta chỉ tiến hành cập nhật những thông tin mới. HVAC sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thêm những tài liệu có liên quan đến sự thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian qua.
Với khách hàng mới: Để có được các thông tin chi tiết về khách hàng thì Ban giám đốc sẽ tiến hành trao đổi trực tiếp với Công ty khách hàng, quan sát thực tế hoạt động của khách hàng và gửi thư yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu đầy đủ.
Ngoài ra KTV cần tiến hành tham quan nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, quá trình thu mua và bảo quản nguyên vật liệu và quy trình sản xuất thực tế của khách hàng.
Dưới đây em xin lấy minh hoạ một khách hàng về quá trình thu thập thông tin của khách hàng:
Biểu 2.5: Thông tin về khách hàng Công ty TNHH X
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN HÙNG VƯƠNG
ĐẶC ĐIỂM KHÁCH HÀNG
Đặc điếm quá trình hành thành Công ty TNHH X
Công ty TNHH X chính thức đi vào hoạt động bắt đầu từ ngày 1/1/2000 theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100567023 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty X
Địa chỉ: Số 5 Văn Lâm – Hưng Yên
Tel: (0321) 567002 / Fax: (0321) 567000
- Ông Đinh Mạnh Vương: Giám đốc
- Ông Nguyễn Văn An: Phó giám đốc
- Bà Nguyễn thị May: Kế toán trưởng
- Số lượng nhân viên: 250 người
3. Mã số thuế: 0101000345
Đặc điểm sản xuất kinh doanh
- Loại hình kinh doanh: Công ty TNHH
- Mở tài khoản tại ngân hàng: Ngân hàng A
- Sản phẩm chính: Các loại quần áo xuất nhập khẩu
- Nhà cung cấp chính:
- Thị trường cạnh tranh: Trong và ngoài nước
- Khách hàng chủ yếu: Công ty TNHH A, Khách hàng S…
Công ty không những xuất khẩu một số loại sản phẩm may mặc trên chất liệu tơ tằm mà còn phục vụ nhu cầu trong nước. Tuy nhiên hiện nay thị trường may mặc của Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất. Các sản phẩm của TQ rất đa dạng và giá cả lại rẻ hơn rất nhiều, đòi hỏi các nhà sản xuất VN phải đưa ra những chiến lược sản xuất mới trong thời gian tới.
(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán HVAC
Trên đây là một số thông tin về Công ty TNHH X, KTV xác định một số rủi ro tiềm tàng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là:
- Ngành may mặc là một trong những ngành khá phát triển tại Việt Nam, hiện nay đã có không ít nhà may được ra đời và cạnh tranh khá mạnh mẽ. Điều này nó đòi hỏi các nhà kinh doanh ngay từ đầu phải có chiến lược phát triển cho riêng mình, vừa có đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và cả nước ngoài đặc biệt là thị trường Trung Quốc
- Cạnh tranh về giá cả và mẫu mã. Cùng một sản phẩm nếu bán ra thị trường với giá cao hơn nhưng lượng tiêu thụ ít hơn sẽ làm giảm lợi nhuận, ngược lại nếu bán với giá thấp hơn sẽ bị lỗ. Điều này khiến doanh nghiệp phải có sự điều phối cho phù hợp giữa các nguyên liệu đầu vào cũng như các chi phí khác phục vụ quá trình sản xuất.
Qua đây KTV có nhận định trong tương lai của doanh nghiệp đó là sự thách thức lớn trong cạnh tranh về giá cả và mẫu mã sản phẩm.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Tìm hiểu về môi trường kiểm soát:
Có thể nói bất cứ một doanh nghiệp, đơn vị nào nếu có được một bộ máy tổ chức quản lý tốt hay nói cách khác là ban lãnh đạo nói chung và từng cá nhân trong cơ cấu đó nói riêng đầu tiên phải có ý thức xây dựng và phát triển công ty. Ngoài yêu cầu về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ thì đội ngũ cán bộ trong ban lãnh đạo phải có tác phong quản lý và thể hiện tính chính trực của Ban giám đốc.
Đây là yếu tố mà chủ nhiệm kiểm toán cần nắm bắt khi gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với BGĐ của khách hàng. Những thông tin này sẽ khẳng định được môi trường kiểm soát đó như thế nào. Nếu một doanh nghiệp có hệ thống KSNB tốt thì KTVsẽ tiến hành ít thử nghiệm cơ bản hơn thử nghiệm tuân thủ và ngược lại. Và công việc kiểm toán sẽ tốn ít thời gian hơn mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng được tiến hành trong cả giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Để tìm hiểu môi trường kiểm soát KTV cần xem xét các nhân tố như: cơ cấu tổ chức quản lý, chính sách nhân sự, đặc thù về quản lý, uỷ ban kiểm soát, môi trường bên ngoài…Tuỳ từng đối tượng là khách hàng cũ hay mới việc tìm hiểu môi trường KSNB ít hay nhiều, với khách cũ thì ngoài việc xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước KTV chỉ cần nắm bắt những thay đổi của công ty khách hàng. Với khách hàng mới KTV phải xem xét một cách chi tiết bằng cách gặp gỡ và trao đổi với BGĐ.
2.2.1.1. Tiến hành tìm hiểu chu trình kế toán của công ty khách hàng:
Ban đầu chủ nhiệm kiểm toán yêu cầu kế toán trưởng của công ty khách hàng phải cung cấp đầy đủ các tài liệu như: Các chính sách kế toán, hệ thống tài khoản áp dụng và sơ đồ hạch toán đã thực có đúng như quy định của Bộ tài chính không.
Sau khi tìm hiểu hệ thống kế toán tại Công ty TNHH X rút ra nhận xét:
- Trước hết về bộ máy kế toán: Là một công ty có quy mô sản xuất tương đối lớn, doanh thu hàng năm tăng lên đáng kể. Mặc dù khối lượng công việc hạch toán hàng tháng là rất lớn nhưng Công ty B duy trì được một bộ máy kế toán rất gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo đạt hiệu quả cao. Bộ máy gồm: 1 kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ, 1 kế toán nguyên vật liệu kiêm kế toán giá thành tiêu thụ, 1 kế toán tiền lương (nhân sự) kiêm kế toán TSCĐ.
Các cán bộ trong bộ máy kế toán đều là những người có bằng Đại học và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề kế toán.
- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty B mở sổ theo hình thức Nhật ký chung
- Công ty B sử dụng phần mềm kế toán FAST để hạch toán và được thực hiện trên Exel
Nhìn chung bộ máy kế toán Công ty B hoạt động tốt, các sổ sách chứng từ được lưu giữ cẩn thận, ghi chép chi tiết. Tuy nhiên một số tài khoản vẫn chưa lập sổ chi tiết như: Sổ chi tiết TK 141 cho từng đối tượng. Và việc ghi chép ngày tháng từ chứng từ lên SCT, SC chưa khớp đúng.
Tóm lại: Việc tìm hiểu quy trình kế toán là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của cuộc kiểm toán. Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kế toán sẽ giúp KTV có cái nhình khách quan hơn về hệ thống KSNB và đưa ra một kế hoạch phù hợp. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chủ yếu dựa vào ba phương pháp chính đó là: phỏng vấn, quan sát và thu thập tài liệu. KTV sẽ tiến hành phỏng vấn kế trưởng và các nhân viên kế toán khác về quy trình hạch toán, các chính sách của công ty việc lưu trữ sổ sách tài liệu, chứng từ.
2.2.1.2. Tiến hành tìm hiểu các thủ tục kiểm soát
Công việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát được tiến hành sau khi KTV đã tiến hành xem xét hệ thống KSNB và đánh giá là hoạt động tốt. KTV sẽ đưa ra một bảng câu hỏi yêu cầu phía công ty khách hàng trả lời, ở đây KTV sẽ sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở để thu thập thông tin. Ngoài ra KTV phải xem xét các thủ tục này có được xây dựng dựa trên cơ sở nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn, nguyên tắc bất kiêm nhiệm… Công việc này sẽ được thực hiện trên từng phần hành kế toán và với các nội dung khác nhau. Khi đó KTV thu thập được những thông tin theo chiều rộng.
Dưới đây em xin trích dẫn một bảng câu hỏi mà KTV của HVAC sẽ tiến hành thu thập khi tìm hiểu thủ tục kiểm soát tại Công ty X năm 2006:
Biểu 2.6: Tìm hiểu thủ tục kiểm soát tại Công ty TNHH X
TÌM HIỂU THỦ TỤC KIỂM SOÁT
Tại: Công ty TNHH X- năm 2006
S
STT
Vấn đề cần tìm hiểu về khách hàng
N/A
Có
Không
1
Các ghi chép có được thực hiện đầy đủ và lưu trữ cẩn thận không
V
2
Tất cả các chứng từ có được phê duyệt hay không
V
3
Tất cả các ghi chép kế toán có được cập nhật và lập bảng cân đối phát sinh hàng ngày không?
V
4
Ban lãnh đạo có rà soát các hợp đồng bảo hiểm theo định kỳ không?
V
5
Các tài khoản tiền gửi có được đối chiếu hàng tháng hay không?
V
6
Có đối chiếu số dư tài khoản TGNH trên sổ kế toán với bản xác nhận số dư của ngân hàng không?
V
7
Các phiếu thu có đầy đủ chữ ký của Ban lãnh đạo không
V
8
Phiếu thu có đánh số thứ tự tương ứng với số tiền nhận được không?
V
9
Các phiếu thu và hoá đơn bán hàng bị huỷ bổ có lưu lại bản gốc hay không
V
10
Các phiếu thu và hoá đơn bán hàng chưa phát hành có được kiểm soát bởi Ban lãnh đạo không?
V
11
……
(*) Nguồn: Giấy tờ làm việc của nhân viên kiểm toán HVAC
Nếu Công ty X là khách hàng cũ thì KTV có thể sử dụng kết quả của lần kiểm toán trước để giảm bớt thời gian cho cuộc kiểm toán. Tuy nhiên việc này không có nghĩa là KTV bỏ bước tìm hiểu thủ tục kiểm soát, mà phải tiến hành cập nhật thông tin mới, thay đổi của công ty khách hàng có liên quan đến hệ thống KSNB như: thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy, một số chính sách quy định mới về vai trò của từng cá nhân trong bộ máy đó… Đồng thời xem xét các vấn đề còn tồn tại đối với quy trình kiểm soát mà KTV đánh giá rằng không hữu hiệu. KTV tiến hành xem xét những vấn đề đã được thay đổi trong năm tài chính của Ban lãnh đạo bằng cách phỏng vấn, kiển tra, quan sát các tài liệu có liên quan để đưa ra kết luận là hệ thống KSNB có đáng tin cậy không?
2.2.1.3. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Để tiến hành bước này KTV sẽ thu thập số liệu của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối và Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty khách hàng, tính ra chênh lệch và phần trăm chênh lệch. Từ đó có những nhận xét khái quát nhất, phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị là trung thực, hợp lý.
Biểu 2.7: Bảng cân đối kế toán của Công ty X
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Tài sản ngắn hạn
14.256.489.001
40.023.783.256
22.145.365
287,45
Tiền mặt
298.156.003
178.601.324
(129.102.055)
54,23
Tiền gửi ngân hàng
2.126.345.023
1.321.089.179
(1.023.589.426)
54,34
Phải thu khách hàng
1.589.017.183
20.456.702.156
18.983.026.120
1045,02
Trả trước cho người bán
42.156.498
0
(42.156.498)
0,00
Thuế GTGT được khấu trừ
1.789.230.489
2.458.029.037
876.026.987
139.73
Phải thu khác
349.026.149
2.783.014.856
1.987.245.126
715,06
Nguyên vật liệu
0
2.687.025.973
2.687.025.973
100,00
Công cụ dụng cụ
654.023.790
415.028.459
(213.490.153)
57.98
Sản phẩm dở dang
800.256.236
2.569.012.589
2.046.379.230
364.23
Thành phẩm
5.360.651.594
7.049.360.753
1.688.709.159
131.50
Tài sản ngắn hạn khác
253.302.523
1.148.502.123
913.189.789
479.55
Tài sản dài hạn
33.890.056.810
41.236.760.259
7.466.190.298
120.56
Tài sản cố định hữu hình
33.790.265.232
41.236.760.259
7.569.025.159
120.22
Tài sản cố định vô hình
51.368.029
141.596.022
91.269.154
270.11
Nợ phải trả
20.317.556.085
61.812.091.293
38.269.734.220
209.25
Vay ngắn hạn
5.006.263.413
4.591.263.028
(243.923.256)
95.70
Chi phí phải trả
7.895.049.961
7.492.123.695
(413.596.003)
94,65
Phải trả người bán
0
29.982.163.522
29.982.163.522
100,00
Thuế, các khoản phải nộp Nhà nước
3.026.943
2.894.265
(326.980)
87,92
Phải trả người lao động
1.723.853.026
1.269.079.556
(602.890.265)
71,42
Phải trả, phải nộp khác
10.592.000
1.987.369.025
55.952.279
105.23
Vay và nợ dài hạn
7.598.046.310
13.685.236.588
6.890.259.043
178,96
Vốn chủ sở hữu
27.495.253.750
24.625.456.000
(3.258.085.750)
84,26
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
37.489.236.000
37.489.236.000
-
-
Lợi nhuận chưa phân phối
(10.560.982.463)
(14.496.006.431)
-3.258.085.750
64,96
Tổng TS = Tổng NV
47.259.981.268
84.301.593.001
34.683.256.490
172,00
(*) Nguồn: Giấy tờ làm việc của HVAC
Biểu 2.8: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty X
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Doanh thu
42.598.924.368
49.892.369.230
6.326.560.220
115,45
Các khoản giảm trừ
0
0
0
0,00
Doanh thu thuần
42.598.924.368
49.892.369.230
6.326.560.220
115,45
Giá vốn hàng bán
27.126.598.032
34.698.569.236
6.598.236.990
114.26
Lợi nhuận gộp
15.472.326.336
15.193.800.006
(271.676.770)
95,65
CPBH và CPQL
4.233.589.026
5.265.792.344
877.026.149
115.89
Lợi nhuận thuần
11.238.837.310
9.928.007.662
(605.349.379)
87,92
Thu nhập khác
26.023.598
798.269.396
706.265.233
3062,03
Chi phí khác
973.026.366
465.900.563
(529.367.011)
36,56
Lợi nhuận trước thuế
9.895.265.133
9.895.265.133
177.359.580
100,36
Thuế TNDN
0
0
0
0,00
Lợi nhuận sau thuế
9.895.265.133
9.895.265.133
177.359.580
100,36
(*) Nguồn: Giấy tờ làm việc của HVAC
2.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu
2.2.2.1.Xác định mức rủi ro trong kiểm toán
Xác định rủi ro tiềm tàng:
KTV tiến hành tìm hiểu những thông tin chung nhất của khách hàng, đồng thời những thông tin hay sự kiện bất thường. Xác định nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì, có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả BCTC. Việc xác định rủi ro tiềm tàng giúp KTV tránh được những ảnh hưởng lớn trong tương lai. Ngoài ra cần chú ý đến những yếu tố chính gây nghi ngờ về danh tiếng cũng như uy tín của khách hàng.
Công việc này được bắt đầu từ việc xem xét cơ sở dẫn liệu và những mục tiêu kiểm toán cụ thể. Sau khi có những nhận định ban đầu KTV sẽ đưa ra nhận xét khái quát về các khoản mục trên BCTC
Biểu 2.9: Xem xét cơ sở dẫn liệu Công ty TNHH X
Cơ sở dẫn liệu
Tham chiếu
Trình bày những sai sót đặc biệt
Phân loại và trình bày
A
Phân loại TSCĐ, HTK ( mua TS có giá trị trên 10 triệu và có thời gian sử dụng lâu dài phải ghi nhận vào TSCĐ và tính khấu hao)
Tính đánh giá
A
Đánh giá sai HTK
Tính chính xác
A
Ghi sai khoản mục vốn bằng tiền ( tiền mặt )
Tính đầy đủ
A
Ghi thiếu doanh thu ( do giảm giá bán)
Tính hiện hữu
A
Các khoản phải thu
Tính sở hữu
A
HTK, TSCĐ
(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của HVAC năm 2006
Sau khi xem xét các cơ sở dẫn liệu ta có nhận xét về khoản mục TSCĐ, HTK. Công ty X mua một máy vi tính trị giá 12 triệu nhưng lại không ghi nhận vào TSCĐ để tính khấu hao, điều này ảnh hưởng đến việc làm giảm chi phí khấu hao và TSCĐ giảm. Như vậy nó đã ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu phân loại và trình bày, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCTC.
Để đánh giá về khả năng tồn tại các sai sót trọng yếu trên số dư của các khoản mục, KTV sẽ tiến hành xem xét một số yếu tố sau:
- Bản chất, quy mô của các khoản mục
- Mức độ trọng yếu của số dư từng tài khoản
- Các rủi ro được KTV phán đoán qua việc thực hiện các thủ tục phân tích cho bước lập kế hoạch
- Các yếu tố rủi ro được xác định trong quá trình KTV tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Rủi ro kiểm toán (có thể do hệ thống KSNB không đáng tin cậy hoặc một số vấn đề mà các cuộc kiểm toán gặp phải)
Dưới đây em xin trình bày bảng đánh giá rủi ro tại Công ty TNHH X
Biểu 2.10: Đánh giá rủi ro của Công ty TNHH X
Nội dung
Có/ không
Mức độ ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý trên
Cao
TB
Thấp
1/ Các lĩnh vực có thể xẩy ra rủi ro
Rủi ro trong thương mại
Rủi ro về quản lý nhân viên
Rủi ro về đầu tư, tài chính
Năng lực người quản lý
Chênh lệch đáng kể giữa kế hoạch và người thực hiện
2/ Cách đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro số dư và mức độ sai sót tiềm tang
Rủi ro đã được xác định bởi kinh nghiệm trước với khách hàng
Rủi ro do quy trình hạch toán thiếu sự tin cậy
Phương pháp hạch toán các ước tính kế toán, HTK, TSCĐ
Rủi ro trong quá trình lập kế hoạch sơ bộ
Rủi ro gắn với các nghiệp vụ kinh tế bất thường
Rủi ro từ các nghiệp phát sinh mà không được xử lý một cách có hệ thống
Thanh lý, nhượng bán tài sản, vật tư mất mát, thiếu hụt khi kiểm kê…
Kết luận:
Có
Có
Có
Không
Có
Có
V
V
V
V
V
V
(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của HVAC năm 2006
Các loại hình có thể rủi ro tại Công ty X là rủi ro về thương mại và dầu tư. Rủi ro về đầu tư có thể là rủi ro về việc góp vốn (việc góp vốn không đúng quy định hoặc không được tiến hành đúng thời gian). Còn rủi ro về thương mại là rủi ro do giảm giá bán của mặt hàng nông lâm sản. Điều này có ảnh hưởng đến doanh thu và giá vốn hàng bán. Việc KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng khoản mục nói riêng và của BCTC nói chung. Dựa vào những thông tin thu thập ở trên KTV đưa ra kết luận là rủi ro tiềm tàng của Công ty X ở mức độ trung bình.
Xác định rủi ro kiểm soát:
Như đã trình bày ở phần trên việc xác định rủi ro kiểm soát dựa vào những thông tin thu thập được qua bảng câu hỏi về quá trình soát xét hệ thống KSNB của khách hàng. Từ đó KTV sẽ có những hiểu biết nhất định về hệ thống KSNB và tiến hành đánh giá hai yếu tố đó là: môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán.
Ví dụ: Sau khi xem xét về khoản mục phải thu từ khách hàng của Công ty X trên BCĐKT, KTV nhận thấy vào thời điểm cuối năm 2006 tăng hơn so với cuối năm 2005 là 1.9%. Điều này có nghĩa là vào thời điểm cuối năm Công ty X vẫn còn một lượng lớn hàng đã bán và đã được ghi nhận vào doanh thu tuy nhiên Công ty chưa thu được tiền. Có hai khả năng xảy ra đối với việc bán hàng chưa thu được tiền: thứ nhất, khách hàng sẽ trả chậm hoặc trả thiếu. Thứ hai là không thu hồi được khoản nợ này, khi đó Công ty X buộc phải lập dự phòng phải thu khó đòi và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của đơn vị
Biểu 2.11: Bảng đánh giá rủi ro kiểm soát
Mục tiêu kiểm soát
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
Rủi ro thấp nhất
Rủi ro thấp
Rủi ro trung bình
Rủi ro cao
1. Chính xác cơ học
V
2. Phân loại và trình bày
V
3. Tính đầy đủ
V
4. Tính giá, định giá
V
5. Quyền và nghĩa vụ
V
6. Tính có thật
V
(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán tại HVAC
Từ bảng này KTV sẽ xác định được rủi ro ở mức nào thì có thể chấp nhận được.
Ước lượng mức trọng yếu
Công việc này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao cũng như những bề dày kinh nghiệm trong nghề kiểm toán, để có những nhận định và xét đoán chính xác. Trong các cuộc kiểm toán thì Chủ nhiệm kiểm toán sẽ chịu trách nhiệm về bước này, Chủ nhiệm kiểm toán dựa vào BCTC và các khoản mục quan trọng để xem xét về quy mô hoạt động của doanh nghiệp… Đưa ra % mức trọng yếu sẽ là bao nhiêu, những ảnh hưởng lên BCTC có là trọng yếu hay không và ở mức độ nào. Trong trường hợp không xác định được cụ thể lượng giá trị trọng yếu HVAC sẽ áp dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê. Phương pháp chọn mẫu đại diện phi thống kê là phương pháp chọn mẫu đại diện nhưng không giúp KTV định lượng chính xác mức độ tin cậy chi tiết của tài khoản. Khi chọn mẫu phi thống kê, KTV cần có sự tính toán hợp lý trước nhằm đảm bảo các mẫu được chọn không có khuynh hướng nằm trong nhóm các nhiệm vụ không mang đặc tính đại diện cho số dư tài khoản đó. Phương pháp này được sử dụng đối với tài khoản có các nghiệp vụ mang giá trị tương tự nhau, hoặc bản chất số dư tài khoản là phi tiền tệ (VD: kiểm tra các chứng từ xuất hàng sau ngày lập BCTC để kiểm tra tài khoản doanh thu)
Dựa vào quy mô của tổng thể KTV sẽ lựa chọn cỡ mẫu và độ phân tán của các giá trị tổng thể, đảm bảo tính đại diện của mẫu chọn, tập trung vào những đối tượng có quy mô lớn. Mức trọng yếu có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp khách hàng và phụ thuộc vào sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV. Việc tính toán mức trọng yếu trên BCTC đã rất khó nhưng việc KTV tiến hành phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC lại còn phức tạp hơn. Vì mỗi doanh nghiệp có một loại hình hoạt động riêng, tức là mỗi khoản mục có mức độ trọng yếu khác nhau cho từng doanh nghiệp cũng khác nhau. Công việc này không thể thiếu vì nó giúp cho KTV thu thập được những thông tin sát thực, tối thiểu hoá chi phí, tiết kiệm thời gian và tối đa hoá lợi ích mỗi cuộc kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán tổng thể
Sau quá trình thu thập các thông tin về khách hàng, xem xét và đánh giá về hệ thống kế toán, hệ thống KSNB để từ đó xác định mức rủi ro và trọng yếu các khoản mục trên BCTC. KTV sẽ đi đến việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Dựa vào những thông tin cơ sở và những tính toán ban đầu KTV sẽ lập ra một kế hoạch chỉ ra hướng đi cho cuộc kiểm toán. Do đặc thù của mỗi khách hàng kiểm toán là khác nhau nên công việc này sẽ không có chuẩn chung, mà KTV sẽ phải dựa vào thực tế của khách hàng và những phán xét nghề nghiệp để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao.
Dưới đây em xin trình bày mẫu kiểm toán của HVAC với khách hàng là Công ty TNHH X được tiến hành như sau:
Biểu 2.12: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ
Hà Nội, Ngày 12/2/2006
Bên A: Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương
Trụ sở chính: Phòng 808, toà nhà CT5 - ĐN2, Mỹ Đình II, Từ Liêm, Hà Nội
Phòng 1502, toà nhà CT5 – ĐN4, Mỹ Đình II, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 84-47871160 Fax: 84-47871161
Bên B: Công ty Cổ phần Z
Trụ sở chính: Số 5, Đường Lạc Long Quân – Văn Lâm – Hưng Yên
Tel: (0321)567738 Fax: (0321)567739
Người lập: Trần Anh Cường
Người duyệt: Nguyễn Quốc Tuấn
Công ty Cổ phần Z là khách hàng kiểm toán lần thứ hai của HVAC
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0612000352 do Sở kế hoạch đầu tư và phát triển tỉnh Hưng Yên cấp vào ngày 18 tháng 10 năm 2003
Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm:
+ Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Mạnh
+ Phó giám đốc: Ông Trần Quốc Hải
+ Kế toán trưởng: Bà Nguyễn thị Vân
Đặc điểm hoạt động kinh doanh và các biến đổi trong công nghệ sản xuất kinh doanh
+ Thay đổi quy mô kinh doanh và các điều kiện bất lợi
+ Rủi ro trong kinh doanh
Tìm hiểu Hệ thống KSNB và hệ thống kế toán
+ Công ty áp dụng chế độ kế toán VN ban hành theo QĐ số 15/TC-CĐKT ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính cùng các văn bản kèm theo
+ Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12
+ Đơn vị sử dụng VND để hạch toán
+ TSCĐ của công ty hạch toán theo nguyên tắc ghi theo nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại.
KH TSCĐ được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng
+ HTK được hạch toán theo phương kê khai thường xuyên. Giá trị mua bằng giá mua cộng với chi phí mua, các khoản thuế không được hoàn lại. Hàng hoá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền
+ Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Hàng đem bán được ghi nhận doanh thu khi người mua chấp nhận mua, hàng đã được chuyển cho khách hàng không phụ thuộc vào khách hàng đã thanh toán hay chưa
Công ty khách hàng sử dụng phần mềm kế toán EFECT
Đội ngũ nhân viên đều đã tốt nghiệp đại học và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề kế toán
Thời gian tiến hành lập BCTC thực hiện theo đúng quy định của BTC
Xác định rủi ro và mức trọng yếu:
+ Rủi ro tiềm tàng được xác định ở mức trung bình
+ Rủi ro kiểm soát được xác định ở mức trung bình
Nhận xét: Hệ thống KSNB là đáng tin cậy và đạt hiệu quả
Xác định mức trọng yếu dựa vào các chỉ tiêu sau:
+ Doanh thu
+ Giá vốn hàng bán
+ Chi phí
+ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
+ TSCĐ và đầu tư dài hạn
Nguồn vốn kinh doanh
Lợi nhuận luỹ kế
Không có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn pháp luật và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác
Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán: Không
Kế hoạch thời gian tiến hành cuộc kiểm toán:
Bắt đầu từ ngày 12/2/2006 đến ngày 15/2/2006 tập hợp các thông tin và ra biên bản.
Nhân sự của cuộc kiểm toán:
Giám đốc : Ông Nguyễn Quốc Tuấn
Chủ nhiệm kiểm toán : Ông Trần Anh Cường
Kiểm toán viên : Bà Bùi Vân Anh
Kiểm toán viên : Ông Nguyễn Anh Tú
Trợ lý kiểm toán : Ông Phạm Thế Dũng
Trợ lý kiểm toán : Ông Nguyễn Xuân Anh
Người lập Giám Đốc
Trần Anh Cường Nguyễn Quốc Tuấn
(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của HVAC năm 2006
2.3. Lập chương trình kiểm toán
2.3.1. Khái quát chương trình kiểm toán được thực hiện tại HVAC
Dựa vào các thông tin đã thu thập được và từ kế hoạch kiếm toán tổng thể các KTV sẽ tiến hành bước tiếp theo là lập chương trình kiểm toán theo thứ tự các công việc sau:
Thứ nhất: Tập hợp những rủi ro có liên quan đến số dư tài khoản và những sai sót tiềm tàng.
Thứ hai: Xác định phương pháp kiểm toán chung
Thứ ba: Xác định các thủ tục kiểm toán chi tiết
Thứ tư: Tổng hợp kế hoạch và tiến hành phổ biến kế hoạch kiểm toán
2.3.1.1. Tập hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và những sai sót tiềm tàng
Dựa vào kết quả của việc đánh giá tính trọng yếu các tài khoản, từ việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, đánh giá rủi ro, KTV sẽ phán đoán rủi ro chi tiết có thể xảy ra cũng như các tài khoản và sai sót tiềm tàng của tài khoản có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro chi tiết này phục vụ cho việc thực hiện các bước tiếp theo của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Rủi ro chi tiết hay rủi ro chi tiết phát hiện là loại rủi ro về sai phạm có liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng của tài khoản đó và được sử dụng để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán nhằm xác định rủi ro đó có thực sự là tồn tại không.
Các loại sai sót tiềm tàng:
Sai sót tiềm tàng liên quan tới quá trình xử lý nghiệp vụ
- Tính hiện hữu (Completeness)
- Tính hợp lệ (Validity)
- Ghi chép (Recording)
- Tính đúng kỳ (Cut – Off)
Sai sót tiềm tàng liên quan đến quá trình lập BCTC
- Giá trị (Valuation)
- Sự trình bày (Presentation)
KTV cần xác định các sai sót tiềm tàng có liên quan đến tài khoản cần kiểm tra để định hướng cách thức kiểm tra và bảo đảm rằng không có sai sót trọng yếu nào tồn tại trong tài khoản đó. Việc xác định sai sót tiềm tàng liên quan tới số dư tài khoản cần kiểm tra có liên quan mật thiết tới chỉ số về độ tin cậy kiểm tra chi tiết, ma trận kiểm tra định hướng.
Đối với mỗi tài khoản có thể xảy ra một trong hai hướng sai phạm đó là: Số dư tài khoản bị khai báo vượt hoặc thấp hơn số thực tế. Khi đó KTV sẽ tiến hành kiểm tra trên mỗi tài khoản cả hai hướng này. Do nguyên tắc ghi sổ kép kế toán nên nếu có một sai sót tiềm tàng xảy ra thì kéo theo sẽ làm ít nhất hai tài khoản bị hạch toán sai. KTV sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp một sai sót tiềm tàng, điều này sẽ tự động tạo ra sự kiểm tra gián tiếp đối với sai sót tiềm tàng trong số phát sinh của một hoặc nhiều tài khoản với tài khoản đó. Các sai sót tiềm tàng có khả năng gây ra việc ghi khống với tài khoản chi phí, tài khoản tài sản và việc khai báo dưới số thực tế của các tài khoản công nợ và doanh thu sẽ là:
+ Sai sót do ghi tăng phát sinh nợ (tính có thật)
+ Sai sót về tính đúng kỳ, tức là PS nợ của kỳ sau lại ghi vào PS kỳ này
+ Sai sót do ghi thiếu phát sinh có (ghi thấp hơn so với số thực tế)
+ Sai sót do ghi PS có của kỳ này nhưng lại ghi vào kỳ sau (tính đúng kỳ)
2.3.1.2. Phương pháp kiểm toán
KTV tiến hành xác định phương pháp kiểm toán cho từng sai sót tiềm tàng của từng số dư tài khoản nhằm đạt được độ tin cậy hợp lý. Để xác định phương pháp kiểm toán KTV phải có bước xem xét, đánh giá hệ thống KSNB của công ty khách hàng. Từ đó đưa ra cách thức kiểm tra, xem xét mức độ của sai sót tiềm tàng. HVAC sẽ sử dụng hai phương pháp chủ yếu:
- Tiến hành kiểm tra chi tiết toàn bộ
- Kiểm tra các bước kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro chi tiết thông qua các thủ tục là kiểm tra, phỏng vấn, quan sát…
2.3.1.3. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết
Xuất phát từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cụ thể nhóm kiểm toán sẽ lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng số dư tài khoản cụ thể và các sai sót tiềm tàng có liên quan. Tại dây KTV sẽ thiết lập các thủ tục phân tích hoặc kết hợp với các bước kiểm tra chi tiết. HVAC sẽ đưa ra bốn mức độ để lập kế hoạch kiểm tra chi tiết tuỳ vào các rủi ro và mức độ tin cậy vào hệ thống KSNB:
Thứ nhất: Kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản
KTV thực hiện công việc này khi KTV dựa vào các quy định kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro chi tiết phát hiện được
Thứ hai: Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình
Nếu KTV không xác định được các rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng, đồng thời hệ thống KSNB không đủ độ tin cậy thì KTV cần lập kế hoạch kiểm tra chi tiết ở mức độ độ trung bình.
Thứ ba: Kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung
KTV xác định được rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng mà không cần dựa vào các bước kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro cho khách hàng.
Thứ tư: Kiểm tra chi tiết ở mức độ đại diện
Nếu KTV không xác định được các rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản và các sai sót tiềm tàng, đồng thời kết luận quy trình kiểm soát là không hiệu quả thì KTV phải tiến hành kiểm tra ở mức độ đại diện.
Như là một công cụ giúp cho KTV trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán thì HVAC đã đưa ra kế hoạch kiểm toán chung cho từng tài khoản, các thủ tục kiểm tra chi tiết để phát hiện các sai sót tiềm tàng. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta không thể áp dụng một cách máy móc như vậy được vì mỗi khách hàng có những đặc thù riêng, việc xác định trọng yếu và rủi ro cũng khác nhau. Trong mỗi cuộc kiểm toán nếu KTV đưa ra ý kiến rằng chương trình kiểm toán mẫu chưa bao quát hết các sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc chưa đủ các hướng dẫn cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra tính trọng yếu của tài khoản này. Công việc này không chỉ đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm mà cả sự năng động sáng tạo của từng KTV trước sự đa dạng, muôn màu, muôn vẻ của mỗi cuộc kiểm toán. Hay nói cách khác công việc kiểm toán đòi hỏi mỗi KTV phải trang bị cho mình sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Dưới đây em xin trình bày một mẫu chương trình kiểm toán do HVAC tiến hành lập cho công ty khách hàng ABC đối với khoản mục tiền mặt, tiền gửi và tiền đang chuyển
Biểu 2.13. Chương trình kiểm toán Vốn bằng tiền
Ch¬ng tr×nh kiÓm to¸n
Vèn b»ng tiÒn
Tªn kh¸ch hµng:
§· ®îc xem xÐt bëi:
Nhãm trëng: ...................
Trëng(Phã)phßng:..............Gi¸m ®èc (Phã Gi¸m ®èc): ..............................................
Niªn ®é kÕ to¸n:
Ngµy:.........………………...
Ngµy:...................................
Ngµy:....................................
Tµi liÖu yªu cÇu kh¸ch hµng cÇn chuÈn bÞ:
Biªn b¶n kiÓm kª cuèi kú.
(Trong trêng hîp kh«ng cã kiÓm to¸n viªn chøng kiÕn viÖc kiÓm kª t¹i thêi ®iÓm kiÓm kª, th× cÇn thiÕt ph¶i phèi hîp víi kh¸ch hµng tæ chøc kiÓm kª t¹i thêi ®iÓm kiÓm to¸n vµ céng trõ lïi ®Ó x¸c ®Þnh l¹i sè d thùc tÕ cuèi kú.)
V¨n b¶n cã liªn quan ®Õn viÖc gi¶i quyÕt kho¶n chªnh lÖch (nÕu cã chªnh lÖch khi kiÓm kª)
B¶ng x¸c nhËn sè d cña c¸c tµi kho¶n t¹i ng©n hµng
Sæ phô ng©n hµng
Sæ c¸i
Sæ quü
Sæ chi tiÕt tiÒn mÆt vµ tiÒn göi ng©n hµng
C¸c hå s¬, chøng tõ kh¸c cã liªn quan
Môc tiªu kiÓm to¸n
- HiÖn h÷u, ®Çy ®ñ: Sè d vèn b»ng tiÒn ph¶n ¸nh tÊt c¸c c¸c kho¶n tiÒn cã chÝnh x¸c: trong quü, t¹i ng©n hµng, ®ang chuyÓn cã thùc vµ ®îc ghi chÐp ®óng vµ ®Çy ®ñ
- Së h÷u: TÊt c¶ c¸c kho¶n hiÖn cã thuéc së h÷u cña C«ng ty
- §¸nh gi¸: Sè d vèn b»ng tiÒn ph¶n ¸nh trªn b¶ng c©n ®èi ®îc ®¸nh gi¸ ®óng ®¾n.
- Tr×nh bµy vµ c«ng bè: Sè d vèn b»ng tiÒn ph¶i ®îc tr×nh bµy, ph©n lo¹i vµ c«ng bè ®Çy ®ñ..
Thñ tôc kiÓm to¸n
Tr×nh tù kiÓm to¸n
Tham chiÕu
Ngo¹i lÖ
Ch÷ ký, ngµy th¸ng
Cã/kh«ng
§· lµm râ
Thñ tôc ph©n tÝch
Sù biÕn ®éng chØ tiªu tiÒn mÆt, TGNH qua c¸c n¨m
T×m hiÓu hÖ thèng thanh to¸n cña ®¬n vÞ chñ yÕu qua ng©n hµng hay b»ng tiÒn mÆt
T×m hiÓu hÖ thèng kiÓm so¸t néi bé vÒ phÇn vèn b»ng tiÒn cña ®¬n vÞ xem cã ®¶m b¶o c¸c nguyªn t¾c sau:
+ Nguyªn t¾c ph©n nhiÖm
+ BÊt kiªm nhiÖm
+ Phª chuÈn, ph©n cÊp qu¶n lý ®èi víi tiÒn mÆt
Thñ tôc kiÓm tra chi tiÕt
TiÒn mÆt
§èi chiÕu gi÷a Biªn b¶n kiÓm kª víi sæ quü, sæ chi tiÕt vµ sæ c¸i ®Ó ®¶m b¶o sè d ®· ®îc tr×nh bµy trªn B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n lµ hîp lý
§äc lít qua sæ quü ®Ó ph¸t hiÖn nh÷ng nghiÖp vô bÊt thêng vµ tiÕn hµnh kiÓm tra, ®èi chiÕu víi c¸c chøng tõ gèc ®Ó ®¶m b¶o viÖc tr×nh bµy lµ ®óng vµ phï hîp
a. Chän ___ th¸ng bÊt kú vµ mçi th¸ng chän ___ nghiÖp vô trªn sæ c¸i (hoÆc sæ chi tiÕt) ®Ó ®èi chiÕu sù khíp ®óng gi÷a sæ s¸ch kÕ to¸n vµ chøng tõ gèc vÒ néi dung, ngµy th¸ng, sè tiÒn. §ång thêi kiÓm tra sù chÊp thuËn cña ngêi cã thÈm quyÒn cña kh¸ch hµng
NÕu kÕt qu¶ tèt: chÊp nhËn
NÕu kÕt qu¶ xÊu: më réng ph¹m vi thö nghiÖm chi tiÕt
b. Chän ___ th¸ng bÊt kú vµ mçi th¸ng chän ___ chøng tõ ®Ó ®¶m b¶o viÖc ghi sæ (sæ quü, sæ chi tiÕt vµ sæ c¸i) lµ phï hîp
Tr×nh tù kiÓm to¸n
Tham chiÕu
Ngo¹i lÖ
Ch÷ ký, ngµy th¸ng
Cã/kh«ng
§· lµm râ
Chän ___ nghiÖp vô tríc ngµy kÕt thóc niªn ®é vµ ___ nghiÖp vô sau ngµy kÕt thóc niªn ®é ®Ó kiÓm tra thñ tôc cut-off cña kh¸ch hµng lµ ®óng ®¾n vµ phï hîp.
TiÒn göi ng©n hµng vµ tiÒn ®ang chuyÓn
Xem xÐt cã tµi kho¶n nµo ®îc x¸c nhËn mµ ®· hÕt sè d tõ n¨m tríc kh«ng. BÊt kú tµi kho¶n nµo còng ®Òu ph¶i ®îc x¸c nhËn.
LËp b¶ng ®èi chiÕu sè d ng©n hµng
KiÓm tra céng dån. Xem xÐt c¸c kho¶n bÊt thêng (cã gi¸ trÞ lín)
§èi chiÕu sè d trªn sæ chi tiÕt víi sæ c¸i vµ sæ phô ng©n hµng vµo ngµy cuèi n¨m
KiÓm tra b¶ng ®èi chiÕu cña 2 th¸ng bÊt kú ®èi víi tõng tµi kho¶n ®Ó xem xÐt c¸c kho¶n bÊt thêng vµ x¸c ®Þnh l¹i thêi gian, tÝnh chÝnh x¸c. §ång thêi kiÓm tra sù chÊp thuËn cña ngêi cã thÈm quyÒn
Thu thËp th x¸c nhËn cña ng©n hµng vµ kiÓm tra ghi nhËn trong sæ s¸ch kÕ to¸n cña ®¬n vÞ
Gi¶i thÝch c¸c kho¶n chªnh lÖch nÕu cã t¹i thêi ®iÓm kho¸ sæ
KiÓm tra l¹i tÊt c¶ c¸c kho¶n tiÒn göi cha ®îc ghi vµo ngµy cuèi kú víi sæ phô ng©n hµng sau ngµy kho¸ sæ
Xem xÐt kho¶n tiÒn ®ang chuyÓn ®îc liÖt kª ph¶n ¸nh trong “TiÒn ®ang chuyÓn” lµ hîp lý (xem xÐt kho¶n tiÒn cã gi¸ trÞ lín)
§èi chiÕu víi sæ TGNH, phiÕu chuyÓn tiÒn ng©n hµng vÒ ngµy, sè tiÒn, diÔn gi¶i
§èi chiÕu víi sæ phô ng©n hµng cuèi n¨m, cut-off vÒ ngµy, sè tiÒn, diÔn gi¶i. Ghi chó c¸c kho¶n tiÒn göi ®îc ng©n hµng ph¶n ¸nh sau ngµy cuèi n¨m
Xem xÐt c¸c kho¶n tiÒn göi ®îc ng©n hµng ghi chÐp trong kho¶ng thêi gian hîp lý (1-2 ngµy sau ngµy ®¬n vÞ ghi sæ)
Xem xÐt B¸o c¸o Tµi chÝnh n¨m tríc vµ giÊy tê lµm viÖc n¨m nay ®Ó thÊy ®îc c¸c d÷ liÖu ®èi chiÕu ®· cã trong hå s¬.
C¸c thñ tôc bæ sung (nÕu cã)
Xem xÐt c¸c kho¶n sè d ngo¹i tÖ ®· ®îc ®¸nh gi¸ theo ®óng tû gi¸ do Ng©n hµng Nhµ níc c«ng bè (hoÆc tû gi¸ liªn ng©n hµng) t¹i thêi ®iÓm kÕt thóc niªn ®é
C¸c thñ tôc kh¸c (nÕu cã)
IV.KÕt luËn vµ kiÕn nghÞ
A. KÕt luËn vÒ môc tiªu kiÓm to¸n
.......................................................................................................
B. Kiến nghị
……………………………………………………………………..
C. C¸c vÊn ®Ò cÇn tiÕp tôc theo dâi trong nh÷ng ®ît kiÓm to¸n sau
....................................................................................................
Ngµy hoµn thµnh: ..............................................
Ngêi thùc hiÖn: ................................................
2.3.1.4. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán
Sau khi hoàn tất các bước công việc thu thập thông tin từ phía khách hàng đồng thời đánh giá các rủi ro, mức trọng yếu Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành tập hợp lại và đưa ra một bản tổng hợp kế hoạch kiểm toán. Nội dung của bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán bao gồm:
- Các thông tin cơ bản về quá trình hoạt động của khách hàng
- Các thông tin về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB như: các chính sách và nhân sự trong bộ máy kế toán… từ đó đưa ra kết luận về môi trường kiểm soát và mức độ tin tưởng vào hệ thống đó.
- Xác định mức độ rủi ro và trọng yếu
- Phương pháp kiểm toán đối với từng khoản mục như: phương pháp chọn mẫu thống kê, phi thống kê, kiểm tra toàn bộ 100%…
- Lịch trình, phạm vi các thủ tục kiểm toán
- Sự phối hợp chỉ đạo, giám sát và kiểm tra việc thực hiện triển khai kế hoạch kiểm toán
Sau khi bảng tổng hợp về kế hoạch kiểm toán đã được lập xong sẽ được lưu vào hồ sơ và phổ biến đến mọi thành viên trong nhóm kiểm toán, đồng thời thu thập ý kiến của các thành viên trong nhóm góp phần làm cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả.
Phần III:
KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN HÙNG VƯƠNG THỰC HIỆN
3.1. Nhận xét chung về lập kế hoạch kiểm toán của Công ty HVAC
3.1.1. Những nội dung của lập kế hoạch kiểm toán
Việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ với HVAC mà đối với tất cả các công ty kiểm toán đều giữ vai trò quan trọng. Nó là điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành bại của một cuộc kiểm toán. Nhất là một thành viên mới trong làng kiểm toán như HVAC, luôn đề cao tầm quan trọng cũng như việc chi tiết hóa từng giai đoạn trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán. Từ việc xác định rủi ro để có sự lựa chọn và phương pháp đúng đắn cho mỗi khách hàng, đến việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán, nhóm kiểm toán…
Tuy rằng mới ra đời trong một khoảng thời gian ngắn nhưng ngay từ đầu HVAC luôn cố gắng hoàn thiện công tác xây dựng cho công ty một kế hoạch kiểm toán ngày càng hoàn thiện hơn cho mỗi cuộc kiểm toán.
Bất cứ một doanh nghiệp nào được thành lập đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật (đó là thông tin mang tính pháp lý) và dựa trên các thông tin cơ sở. Vì vậy, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đòi hỏi phải có sự nhìn nhận từ các thông tin này mang lại. Những thông tin này và thông tin từ phía bên thứ ba đều là những thông tin khách quan, đáng tin cậy. Mặt khác, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán để xác định rủi ro kiểm toán HVAC tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc công ty khách hàng để đánh giá tính chính trực của các thông tin họ cung cấp đồng thời tìm hiểu về hệ thống kế toán, HTKSNB.
Tất cả các công việc này sẽ được phân chia cho mỗi cá nhân trong nhóm kiểm toán, tùy vào trình độ cũng như kinh nghiệm đã có của họ để đưa ra những đánh giá sát thực và đúng đắn nhất. Kết quả từ việc đánh giá này sẽ được tập hợp lại và tiến hành công việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, kế hoạch kiểm toán chi tiết cụ thể cho mỗi cuộc kiểm toán. Do sự đa dạng của các công ty khách hàng nên không thể áp dụng cho một kế hoạch kiểm toán chung, mặc dù các bước tiến hành trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đều giống nhau. Trên thực tế có nhiều lí do khiến cho giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện không đầy đủ như sự hạn chế về thời gian, khối lượng công việc. Vấn đề này không chỉ HVAC gặp phải mà một số công ty kiểm toán khác đều rút ngắn giai đoạn này lại dẫn đến việc lập kế hoạch không được tiến hành kỹ lưỡng các bước theo quy trình chuẩn. Chính vì vậy KTV chỉ có thể thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng và bên thứ ba liên quan để nắm bắt được những điểm cốt yếu của khách hàng. Chỉ sử dụng những thông tin trên nên việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro của KTV sẽ không thể chính xác được, thậm chí KTV không lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. Đây là vấn đề mà rất nhiều công ty kiểm toán gặp phải và cần phải khắc phục.
3.1.2. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính
Việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán là dựa vào những đánh giá chủ quan của KTV. Đối với HVAC cũng tương tự chưa có được một quy trình đầy đủ. Đây là một thiếu sót lớn vì việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro này có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các thủ tục phân tích và lựa chọn các bằng chứng kiểm toán cho phù hợp, có hiệu quả. Chính vì vậy việc này chỉ dựa trên những kinh nghiệm của KTV mà không đưa ra những quy trình cụ thể thì coi như giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán không hiệu quả và ảnh hưởng đến toàn cuộc kiểm toán.
Thị trường kiểm toán hiện nay và trong tương lai là một thị trường cạnh tranh gay gắt , nó đòi hỏi mỗi công ty kiểm toán độc lập nói chung và HVAC nói riêng phải tự hoàn thiện mình ngay từ giai đoạn đầu tiên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kiểm toán, HVAC cần xây dựng cho mình quy trình kiểm toán chi tiết, chặt chẽ để giảm bớt rủi ro và nâng cao chất lượng kiểm toán. Cạnh tranh bằng chất lượng mỗi cuộc kiểm toán, điều này nói lên sự thành công hay thất bại của mỗi cuộc kiểm toán.
3.2. Kiến nghị về công tác lập kế hoạch kiểm toán tại HVAC
3.2.1. Mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ
Việc đánh giá hệ thống KSNB cùng các rủi ro kiểm soát không chỉ để xác định độ tin cậy, tính chính trực của Ban giám đốc mà còn làm cơ sở để xác định các thử nghiệm cơ bản và nghiệp vụ của công ty khách hàng. Có thể nói đây là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán. Để thực hiện được công việc này KTV có thể tiến hành bằng cách: thu thập thông tin qua các tài liệu, phỏng vấn, sử dụng kết quả của cuộc kiểm toán
trước…KTV sẽ sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn cho từng đối tượng khách hàng nhỏ hay khách hàng lớn. Tuy nhiên, những biểu mẫu này chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp được đánh giá là chưa thực sự chú trọng đúng mức đến hệ thống KSNB đôi khi là những nhận định mang tính chủ quan. Vì vậy để giảm bớt thời gian và nâng cao chất lượng kiểm toán thì HVAC cần có sự chuẩn bị thật chi tiết cho việc thu thập thông tin ban đầu này. Mỗi KTV cũng cần phải tạo cho mình một thói quen làm việc ngay từ những bước đầu, tránh xảy ra thiếu sót.
Trong bảng câu hỏi này có hai loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở, để công việc này đạt hiệu quả thì thay vì KTV hỏi những câu hỏi Có/không là những câu mang tính chất miêu tả nhiều hơn. Từ đó KTV có được cái nhìn chi tiết về công ty khách hàng mà không tốn nhiều thời gian.
3.2.2. Đối với khách hàng thường xuyên không nên có sự thay đổi nhân sự
Trong trình tự lập kế hoạch kiểm toán có một bước công việc cần thực hiện đó là lựa chọn đội ngũ KTV. Điều này phụ thuộc vào mỗi khách hàng khác nhau: là khách hàng cũ hay mới, khách hàng có quy mô lớn hay nhỏ… để có bước lựa chọn cho phù hợp. Bất cứ một khách hàng nào khi một cuộc kiểm toán được bắt đầu đều cần phải có sự tìm hiểu về đặc điểm của công ty khách hàng, vì vậy nếu là khách hàng cũ thì nên cử ra những KTV đã thực hiện cuộc kiểm toán năm trước. Bởi trước đó họ đã nắm bắt được những nét cơ bản về khách hàng, KTV đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về nghành nghề kinh doanh của khách hàng đó. Đây là một vấn đề mà HVAC chưa thực sự làm vì khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán lại chỉ quan tâm đến lịch của mỗi cá nhân. HVAC không tiến hành kiểm tra lại danh sách nhân sự đã tiến hành các cuộc kiểm toán năm trước. Nhược điểm này sẽ gây khó khăn về thời gian cũng như chất lượng cuộc kiểm toán vì tất cả phải bắt đầu lại từ đầu. Vì mới ra đời nên HVAC chưa thực có những kế hoạch chung như trên cho toàn công ty.
3.2.3. Sử dụng hơn nữa các thông tin phi tài chính
Có thể khẳng định trong tất cả các cuộc kiểm toán đều sử dụng thủ tục phân tích, công việc này được tiến hành sau khi KTV đã có những đánh giá nhất định về công ty khách hàng và đưa ra các thủ tục phân tích cho phù hợp. Tuỳ thuộc vào mức độ trọng yếu của các khoản mục mà KTV ngay từ khi sử dụng các thủ tục phân tích là có thể đưa ra được bằng chứng kiểm toán. Ngoài ra với các khoản mục khác phải có sự kết hợp giữa thủ tục phân tích và các trắc nghiệm trực tiếp số dư, trắc nghiệm công việc. Kết quả là KTV sẽ nhận ra các sai sót trên BCTC và dự báo trước tình hình kinh doanh của đơn vị. Có hai thủ tục phân tích: phân tích ngang, phân tích dọc. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng nếu KTV chỉ sử dụng các con số trên các BCTC để phân tích thì chưa đủ, thậm chí có thể dẫn đến những hiểu biết sai lầm. Vì vậy không chỉ HVAC mà các công ty kiểm toán khác nên sử dụng hơn nữa các thông tin phi tài chính để có cái nhìn khách quan về khách hàng. Khi phân tích các thông tin tài chính HVAC chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu về tỷ suất tài chính. KTV cần có bước so sánh ngang để so sánh chỉ tiêu với nghành. Kết quả của của quá trình so sánh với nghành sẽ giúp cho KTV hiểu rõ công việc kinh doanh của khách hàng, từ đó nhận biết dấu hiệu của khả năng thất bại về tài chính, đánh giá cấu trúc vốn và khả năng đi vay. Vì vậy trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán KTV phải tích cực mở rộng các thủ tục phân tích đối với các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, đồng thời xây dựng lên một hệ thống thông tin tài chính quan trọng cho từng nghành cụ thể. Công việc này đòi hỏi KTV phải có sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, tức là KTV phải có một trình độ chuyên môn nhất định. Từ những nhận định của mình KTV phải đưa ra những phán xét mang tính nghề nghiệp. HVAC với một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đã khẳng định được vị trí của mình trong làng kiểm toán, tuy nhiên HVAC chỉ chú trọng đào tạo nhân viên theo chiều sâu nhưng chưa được đào tạo theo chiều rộng đây là một yếu điểm mà HVAC cần phải khắc phục để phục vụ cho chiến lược lâu dài.
3.2.4. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên kiểm toán
Không chỉ riêng ngành kiểm toán mà tất cả các ngành nghề khác đều khẳng định sự thành bại của một công ty là do đội ngũ cán bộ CNV công ty quyết định. Hơn nữa HVAC xuất phát là một thành viên còn rất trẻ trong làng kiểm toán. Đứng trước biết bao khó khăn và thách thức đòi hỏi Công ty phải trang bị một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong ngành. Thực tế cho thấy rằng nền kinh tế nói chung và VN nói riêng thay đổi theo từng ngày. Sự đa dạng các thành phần kinh tế gây không ít khó khăn cho công tác quản lý và các doanh nghiệp ra đời với phương châm tối đa hoá lợi nhuận nên đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách siết chặt đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động lành mạnh. Nhà nước ta liên tục có sự thay đổi các chính sách trong cách hạch toán cho phù hợp. Vì vậy đội ngũ nhân viên cần được trang bị thường xuyên bằng cách mở lớp đào tạo chung giúp nhân viên cập nhật được thông tin một cách nhanh nhất. Công ty nên có chính sách hỗ trợ nhân viên về việc học tập, nghiên cứu. Điều này sẽ giúp cho công ty nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời là chính sách khuyến khích sự cống hiến của nhân viên cho Công ty. Và điều quan trọng hơn cả là chất lượng mỗi cuộc kiểm toán.
3.2.5. Thiết kế chương trình kiểm toán
HVAC đã xây dựng được chương trình kiểm toán cho từng khoản muc. Trên mỗi khoản mục đó HVAC đã đưa ra cơ sở dẫn liệu các mục tiêu kiểm toán và các thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết. Tuy nhiên thực tế khách hàng rất đa dạng nên chương trình kiểm toán này không thể đưa ra áp dụng chung mà cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với mỗi khách hàng. Nếu chỉ là những thay đổi nhỏ thì có thể sử dụng chung một chương trình kiểm toán, còn nếu là thay đổi lớn, quan trọng thì HVAC cần xây dựng một chương trình kiểm toán chi tiết hơn nữa. Tức là việc đưa ra các thủ tục kiếm toán phải rõ ràng, cụ thể cho từng khách hàng. Như thế mới đảm bảo chất lượng mỗi cuộc kiểm toán
KẾT LUẬN
Hội nhập và phát triển là mục tiêu chung của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá. Để có thể hội nhập và thu hút được nhiều nhà đầu tư trên thế giới, đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải có được bước ngoặt lớn khẳng định VN là điểm đến của mọi quốc gia và lựa chọn như một điều tất yếu. Thực tế đặt ra cho nền kinh tế nói chung của VN, vậy làm thế nào để có thể kiểm soát được quá trình hoạt động của các doanh nghiệp từ đó đưa ra những sách lược đúng đắn. Đã đến lúc nghành kiểm toán ra đời và thực sự trở thành nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế nói chung. Có thể nói hoạt động kiểm toán không chỉ đảm bảo sự tin cậy về thông tin tài chính cho người sử dụng, mà nó còn giúp cho các doanh nghiệp khắc phục những thiếu sót về công tác quản lý tài chính từ đó tạo ra môi trường tài chính lành mạnh. Trong hơn 15 năm qua, có thể nói hệ thống văn bản pháp luật quản lý lĩnh vực nghề nghiệp và dịch vụ kế toán - kiểm toán đã cơ bản được xây dựng từ không đến có, đáp ứng đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động này. Tuy nhiên một thực tế đặt ra cho thấy, công việc lập kế hoạch kiểm toán ở hầu hết các công ty kiểm toán độc lập tại VN vẫn còn là một vấn đề nan giải chưa thực sự. Việc lập kế hoạch kiểm toán khoa học và hợp lý sẽ nâng cao chất lượng cũng như tiết kiệm được thời gian cho cuộc kiểm toán. HVAC mới được ra đời luôn cố gắng khẳng định vị trí của mình, thu hút khách hàng bằng chất lượng và giá phí kiểm toán. Để làm được điều đó HVAC tiến hành công tác lập kế hoạch kiểm toán thật chi tiết, phù hợp cho mỗi khách hàng để giảm bớt rủi ro.
Trong thời gian được thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương (HVAC) cùng với những kiến thức đã được học tập tại trường giúp em đã hiểu sâu hơn về vấn đề này, rút ra được tầm quan trọng của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do có nhiều hạn chế về vấn đề thời gian, kiến thức và trình độ chuyên môn lĩnh vực này nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp và chỉ bảo của thầy cô để em có thể hoàn thiện bài viết tốt hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Mạnh Dũng cùng các anh chị trong HVAC đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thiện báo cáo.
Sinh viên thực hiện:
Bùi Thị Lý
Danh mục tài liệu tham khảo
Kiểm toán tài chính
GS. TS. Nguyễn Quang Quynh
Nhà xuất bản tài chính Hà Nội, tháng 7/2001
Kiểm toán nội bộ hiện đại đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát nội bộ
Nhà xuất bản tài chính 2000
Kiểm toán AUDITING
ALVIN A. AENS JAMES K. LOEBBECKE
Nhà xuất bản thống kê
Lý thuyết kiểm toán
GS. TS. Nguyễn Quang Quynh
Nà xuất bản tài chính tháng 1/2005
Các văn bản pháp luật về Kiểm toán
Nhà xuất bản tài chính
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Nhà xuất bản tài chính tháng 5/2006
Tạp chí kiểm toán số: 8, 9, 10, 12…
Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương
NhËn xÐt cña gi¸o viªn híng dÉn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36602.doc