- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hình thành và phát triển các Cụm công nghiệp ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
- Làm nổi bật cơ sở lý luận và vai trò của quản lý Nhà nước đối với các Cụm công nghiệp, khẳng định quản lý Nhà nước đối với Cụm công nghiệp là một tất yếu khách quan.
- Khái quát tình hình phát triển của các Cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội và thực trạng quản lý Nhà nước đối với các Cụm công nghiệp.
- Đề xuất phương hướng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của công nghiệp vừa và của Hà Nội trong thời gian tới.
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động. Dự thảo báo cáo định kỳ và đột xuất của Ban.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế làm việc của Ban.
- Tham mưu cho lãnh đạo ban về công tác tổ chức cán bộ, giúp trưởng ban quản lý công tác, tổ chức cán bộ và kiện toàn bộ máy, lưu trữ hồ sơ cán bộ.
- Quản lý hoạt động tài chính, chế độ thu chi thường xuyên của Văn phòng BQL theo quy định và chính sách hiện hành của nhà nước.
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ làm việc với các đơn vị ngoài cơ quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác của Ban.
- Tiếp nhận,lưu trữ và phân loại các văn bản trình lãnh đạo Ban xử lý.
- Đảm bảo bí mật, an toàn về nội dung tài liệu. Chịu trách nhiệm về pháp lý trong việc phát hành các loại văn bản thuộc thẩm quyền quản lý của lãnh đạo ban. Các văn bản gốc sau khi xử lý đều phải chuyển về Văn phòng để lưu trữ hồ sơ.
- Phối hợp với các ngành hoặc phòng, ban, đơn vị để chuẩn bị tốt các cuộc họp do Ban chủ trì.
- Đảm bảo các điều kiện, phương tiện chế độ làm việc của Ban, chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong Ban theo chế độ chính sách của nhà nước.
- Tổng hợp các văn bản có liên quan của ngành và địa phương để trình lãnh đạo Ban, có chỉ đạo về cải cách hành chính cho các doanh nghiệp và khu công nghiệp.
b. Phòng quản lý và quy hoạch môi trường.
- Thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng theo nghị định 36/CP, sự phan công và uỷ quyền của Bộ Xây dựng đối với các khu công nghiệp liên tục trong mọi hoạt động. Dự thảo báo cáo định kỳ và đột xuất của Ban.
- Tổ chức xây dựng và quản lý quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng phát triển Khu công nghiệp theo quy định giới thiệu địa điểm cấp chứng chỉ quy hoạch và thỏa thuận kiến trúc quy hoạch đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp và khu chế xuất theo tinh thần thông tư (04) BXD/KTQH ngày 30/7/1997 của Bộ xây dựng. Thực hiện việc cấp phép xây dựng trong các Khu công nghiệp và khu chế xuất đối với các dự án có vốn đầu tư trong nước theo quyết định 2863-QĐ/UB ngày 28/7/1997 của UBND thành phố.
- Tham gia xét duyệt quy hoạch chi tiết các KCN,KCX đồng thời kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền trong các KCN,KCX.
- Trình lãnh đạo Ban phê duyệt điều chỉnh điều chỉnh một số nội dung quy hoạch chi tiết của các KCN đã được phê duyệt theo quy định tại điều “2.3” thông tư số(04) BXD/KTQH.
- Chủ trì giải quyết các kiến nghị của các công ty phát triển hạ tầng. Đôn đốc kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN đảm bảo xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ, đúng tiến độ.
- Phối hợp với Sở tài nguyên Môi trường và nhà đất quản lý môi trường trong KCN và KCX theo uỷ quyền của Bộ tài nguyên Môi trường.
- Phối hợp với các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN và chính quyền địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, giao đất đúng tiến độ.
- Chủ trì tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đối với các dự án thuộc nhóm B và C( đầu tư trong nước) đầu tư vào các KCN,CCN làm cơ sở trình UBND thành phố phê duyệt dự án.
c. Phòng quản lý đầu tư.
- Tổ chức biên soạn các tài liệu giới thiệu, kêu gọi đầu tư vào các KCN.
- Phối hợp với các đơn vị trong ban, các cơ quan chức năng chuyên môn, công ty xây dựng và kinh doanh hạ tầng, các đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam trên thế giới và các tổ chức quốc tế để tổ chức tuyên truyền vận động đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và tình lãnh đạo ban cấp phép đầu tư, giấy phép điều chỉnh theo đúng nghị quyết uỷ quyền số 158 – BKH/KCN ngày 26/6/1997 của Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư về cho Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội trong việc cấp giấy phép đầu tư và quyết định 102/QĐUB bổ xung chức năng nhiệm vụ cho Ban quản lý.
- Thực hiện những nhiệm vụ theo chức năng chuyên môn của phòng như được ghi trong các quy định của trưởng ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất về việc tiếp nhận, thẩm định và cấp phép đầu tư, giấy phép điều chỉnh cho các dự án trong KCN và KCX.
- Chủ trì việc biên soạn điều lệ từng KCN trình trưởng ban xem xét đề nghị UBNN thành phố xem xét ban hành theo quy định. chủ trì, theo dõi việc thực hiện điều lệ quản lý đã ban hành.. chủ trì giải quyết các vấn đề do doanh nghiệp trong KCN kiến nghị trong quá trình xây dựng nhà máy.
- Phối hợp với phòng Kế hoạch và môi trường, phòng quản lý doanh nghiệp thực hiện chức năng kiểm tra việc triển khai thực hiện giấy phép đầu tư của các chủ dự án theo quy định của pháp luật hiện hành. Chủ trì soạn thảo báo cáo của Ban quản lý về tình hình tiếp nhận và triển khai các dự án đầu tư, những kiến nghị cần thiết với chính phủ và các cơ quan hữu quan về công tác quản lý đầu tư.
d. Phòng quản lý xuất nhập khẩu.
- Quản lý các hoạt động thương mại trong các KCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu D theo uỷ quyền của Bộ Thương Mại.
e. Phòng quản lý doanh nghiệp.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh, kết hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết những khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tham mưu đề xuất với các cơ quan chức năng nhà nước và lãnh đạo BQL chính sách, chế độ nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh, phát hiện những vấn đề cần sửa đổi,điều chỉnh giấy phép đầu tư .
- Đôn đốc viêc nộp thuế, các khoản phí của các doanh nghiệp đối với nhà nước Việt Nam.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm tra việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự và an toàn lao động đối với các doanh nghiệp trong KCN và KCX.
- Quản lý nhà nước về lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động trong KCN và KCX theo phân công và uỷ quyền của Bộ Lao động Thương binh xã hội được ghi trong quyết định1414/1997/QĐ-LĐTB&XH. Phối hợp với Trung tâm dịch vụ viêc làm thuộc BQL, đảm bảo cung ứng lao động có chất lượng cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX theo lụât pháp và chính sách của nhà nước Việt Nam. Hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện những quy định của BQL về quản lý lao động tại các xí nghiệp trong các KCN.
- Tuyên truyền phổ biến chính sách Luật lao động cho các doanh nghiệp trong KCN và KCX. Hướng dẫn việc ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp trong KCN và KCX.
- Trình lãnh đạo Ban chấp thuận nội quy lao động, kiểm tra việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và nội quy an toàn lao động phù hợp với chính sách và luật pháp hiện hành
- Tham gia với cơ quan lao động và chính quyền địa phương hoà giải tranh chấp lao động.
- Tiếp nhận nghiên cứu hồ sơ trình trưởng ban quyết định cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài, sổ lao động của người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp KCN, KCX theo quy định hiện hành
f. Phòng quản lý lao động.
- Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chính sách, chế độ lao động đối vói người lao động như tiền lương, tiền thưởng, Bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng tai nạn lao động trong các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động, xây dựng nội quy lao động, ký kết thoả ước lao động tập thể.
- Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường lao động, về việc thực hiện các chế độ bảo hộ lao động như trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng hiện vật, bảo hộ lao động đối với người lao động trong các doanh nghiệp. Thống kê báo cáo tình hình tai nạn lao đông j xảy ra tại các doanh nghiệp.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp thành lập Hội đồng hoà giải cơ sở theo quy định của Bộ luật lao động.
- Thực hiện việc tiếp nhận,xem xét ra quyết định đăng ký thoả ước lao động tập thể và chấp nhận nội quy lao động của các doanh nghiệp.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động( Bộ lao động thương binh và xã hội, Sở lao động thương binh và xã hội) trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động của các doanh nghiệp.
- Tham mưu với UBND thành phố Hà Nội về cơ chế chính sách đối với lao động tại các khu, cụm công nghiệp như đàp tạo nghề bổ túc về pháp luật, tạo nguồn lao động cho khu, cụm công nghiệp.
g. Đại diện ban quản lý tại các khu công nghiệp.
- Chức năng: Thường xuyên nắm chắc tình hình để báo cáo, tham mưu, giúp lãnh đoạ BQL cập nhật thông tin và giải quyết kịp thời các công việc phát sinh hàng ngày tại các KCN trên địa bàn thành phố.
- Nhiệm vụ: thường xuyên theo dõi hoạt động, tiếp nhận thông tin của các doanh nghiệp, các công ty phát triển hạ tầng, KCN hoặc BQL dự án khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ để kịp thời hướng dẫn các đơn vị nêu trên giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Ban quan lý để xử lý giải quyết kịp thời các yêu cầu của các doanh nghiệp, các công ty phát triển hạ tầng KCN hoặc BQL khu(cụm) công nghiệp vừa và nhỏ.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương để xử lý giải quyết, lập hồ sơ ban đầu khi có vụ việc đột xuất xảy ra tại các KCN( như cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn lao động, đình công, vi phạm pháp luật)
h. Ban quản lý dự án xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp
- Giúp trưởng BQL các KCN và KCX Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ.
- Chuẩn bị tìm kiếm các dự án xây dựng, các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN và cụm công nghiệp. Thực hiện các dự án đac được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đề xuất, kiến nghị đầu tư hạ tầng cho các vùng đã có quy hoạch KCN.
i. Trung tâm dịch vụ việc làm.
- Là đơn vị sự nghiệp có thu được thành lập theo quy định tại điều 17-Chương IV Quy chế KCN(NĐ 36/CP). Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm được ghi trong quyết định số 1985/QĐ-UB ngày 23/5/1997 của UBND thành phố và quy chế ban hành kèm theo quyết định số 18/QĐ-BQL ngày 12/6/1997 của Trưởng ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội.
- Trung tâm có trách nhiệm tổ chức các hoạt động dịch vụ việc làm theo tinh thần Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995, Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về học nghề và việc làm.
2.3. Thực trạng Quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ
2.3.1. Định hướng, quy hoạch xây dựng các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay các Cụm công nghiệp đều được bố trí gần với các trục đường giao thông chính của Thành phố nên rất hấp dẫn các Doanh nghiệp vào thuê đất. Tuy nhiên các dự án xây dựng các khu đô thị liền kề lại chưa triển khai. vì vậy chưa kết nối được hạ tầng cơ sở của các Cụm công nghiệp với hạ tầng cơ sở đô thị. Vì vây việc kết nối hạ tầng kỹ thuật của các cụm công nghiệp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung còn gặp rất nhiều khó khăn. đặc biệt là vấn đề cấp thoát nước, duy tu bảo dưỡng vành đại cụm công nghiệp. Điều này vô hình chung đã làm giảm tính ưu việt của cụm công nghiệp.
2.3.2. Về vấn đề pháp lý
Nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả, UBND Thành phố đã phê duyệt quyết định số 25/2005 QĐ – UB ngày 18/2/2005 về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động các Cụm công nghiệp
Quy chế 25 được xây dựng trên căn cứ pháp lý:
- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996); Luật sửa đổi bổ xung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ( năm 2000 ); Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000; Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003
- Luật xây dựng năm 2003; Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999; Nghị định số 12/2000NĐ-CP ngày 5/5/2000; Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng.
- Các dự án đầu tư được thẩm định, phê duyệt , cấp phép xây dựng thực hiện theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ
- Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996, Nghị định số 92/CP ngày 23/8/1997 về việc ban hành điều lệ quản lý đầu tư xây dựng, Nghị định 36/CP của Chính phủ…
- Ngoài ra sự hỗ trợ của ngân sách ( khoảng 1,2 – 1,5tỷ đồng/ha) cho các dự án phát triển Cụm công nghiệp là thành tố có vai trò chi phối lớn đối với quy chế 25
Cho đến nay, nhiều văn bản làm cơ sở pháp lý để xây dựng quy chế 25 đã hết hiệu lực; nhiều văn bản mới được ban hành hoặc được điều chỉnh bổ xung như:
- Luật đầu tư ngày 29/11/2005, áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam; Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006; Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006
- Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005
- Luật đất đai số 13/2003/QH11; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 28/1/2006 hướng dãn thi hành một số điều của luật đất đai.
- luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 17/6/2003; Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007
- Luật kinh doanh bất động sản ngày 29/6/2006; Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007
Những văn bản trên làm nhiều quy định trong quy chế 25 trở thành lạc hậu, trái với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc có những hành vi mới phát sinh mà Quy chế 25 chưa bao quát, điều chỉnh được
2.3.3. Công tác điều hành hoạt động của các Cụm công nghiệp
- Trách nhiệm của Ban quản lý các cụm đối với việc phục vụ cho nhà đầu tư, người đã đóng góp kinh phí xây dựng Cụm công nghiệp chưa cao.
- Ban quản lý các Cụm công nghiệp chưa có nguồn thu nên chưa có kinh phí cho công tác duy tu, bảo dưỡng hạ tầng cơ sở chung.
- Chưa được kinh doanh các dịch vụ phục vụ cho Doanh nghiệp và người lao động làm việc trong Cụm công nghiệp.
- Chưa có chế tài xử lý những Doanh nghiệp đã thuê đất nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế.
2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp.
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được
Chỉ với 10 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ năm 2001, đến nay Thành phố đã có 18 dự án Cụm công nghiệp với diện tích khoảng 800ha, trong đó 10 dự án Cụm công nghiệp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và tiếp nhận hơn 250 Doanh nghiệp vào đầu tư với số vốn đầu tư hơn 3.500 tỷ VNĐ.
Mục đích quy hoặch các Cụm công nghiệp là di chuyển những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường, di chuyển một số nhà máy công nghiệp của Hà Nội từ những năm 1960 trong Thành phố ra khoi nôi thành… Thực tế cho thấy đã giải quyết được bức xúc về mặt bằng sản xuất của các Doanh nghiệp trên.
Hầu hết các doanh nghiệp được chấp thuận đầu tư vào Cụm công nghiệp đều triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng qui định tại Giấy chứng nhận đầu tư, các doanh nghiệp đều chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành (Luật doanh nghiệp, luật Thuế...). Các doanh nghiệp về cơ bản đã có những biện pháp tự đảm bảo an ninh trật tư, phòng chống cháy nổ trong khuôn viên từng doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả đã tham gia các chương trình của Thành phố về đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình khó khăn....
Tại các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, tổng doanh thu đạt trên 452,9 tỷ VNĐ, nộp thuế đạt 11,9 tỷ VNĐ. Nhiều doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy, ổn định công tác sản xuất kinh doanh. Một số Công ty đã xác định tốt hướng sản xuất kinh doanh và phát triển như: Công Ty Hoàng Vũ- Cụm công Nghiệp Từ Liêm, Công ty Điện lạnh Bách Khoa, Công ty Hoàng Tử....Tổng số lao động tại các Cụm công nghiệp tại các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ đến nay trên 5.905 lao động, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Tỷ lệ lấp đầy tại các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ đạt tỷ lệ cao, thu hút các doanh nghiệp đầu trong nước vào đầu tư, giải quyết được bức xúc về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nội đô. Nhìn chung các doanh nghiệp trong các Cụm công nghiệp hoạt động hiệu quả, đạt doanh thu cao và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, chấp hành tốt Luật Thuế, Luật Thương Mại và các qui định của pháp luật hiện hành.
2.4.2. Những mặt cũn hạn chế
Tình hình thanh quyết toán:
Hiện có 01 Dự án Cụm công nghiệp Nguyên Khê Đông Anh giai đoạn 1 đã quyết toán kinh phí đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp, còn các Cụm công nghiệp khác chưa quyết toán kịp thời kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nói chung và vốn ngân sách nhà nước cấp nói riêng để tính suất đầu tư cho các doanh nghiệp vào thuê đất trong Cụm công nghiệp
Tổ chức bộ máy quản lý tại các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ:
- Năng lực quản lý của các Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ còn yếu chưa đi sát trong việc tháo gỡ các khó khăn của các doanh nghiệp trong các Cụm công nghiệp cũng như giải quyết kịp thời các vi phạm của doanh nghiệp (xây dựng không đúng thiết kế, hoạt động sản xuất kinh doanh không đúng ngành nghề qui định trong Giấy chứng nhận đầu tư...).
- Hiện nay Thành phố đang tồn tại 03 Mô hình quản lý Các Cụm công nghiệp trên địa bàn: Công ty quản lý Cụm công nghiệp; BQLDA Quận, Huyện kiêm quản lý Cụm công nghiệp và BQL Cụm công nghiệp được UBND Thành phố thành lập.
- Nhiều Cụm công nghiệp chưa thành lập Ban quản lý dự án hoặc Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp là kiêm nhiệm. Hiện nay, nhiều Ban quản lý dự án các Cụm công nghiệp còn thiếu biên chế (từ 3-10 người) và kinh nghiệm công tác nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Một số Cụm công nghiệp chưa thành lập Ban quản lý Cụm công nghiệp nên đã ảnh hưởng lớn đến việc triển khai xây dựng, quản lý và duy tu bảo dưỡng Cụm công nghiệp.
- Các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu thuê đất của các nhà đầu tư trong nước. Việc quản lý và tổ chức hoạt động ở các Cụm công nghiệp còn những vấn đề bất cập, cơ chế quản lý bị buông lỏng, mô hình quản lý còn chưa thống nhất.
Vấn đề quản lý qui hoạch, xây dựng và môi trường:
- Công tác giải phóng mặt bằng chưa tốt. Thời gian triển khai thu hồi đất và giải phóng mặt bằng thường kéo dài, tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo, thường rất chậm. Nhiều doanh nghiệp chọn phương án thuê lại đất của các doanh nghiệp khác thay vì chờ đợi được giao đất trong Cụm công nghiệp.
- Các Cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố hiện tại có các Cụm công nghiệp Từ Liêm (giai đoạn I), Phú Thị (giai đoạn I và II), Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Vĩnh Tuy và Ngọc Hồi là đã xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trong và ngoài hàng rào Cụm công nghiệp. Còn các Cụm công nghiệp như Hapro, Ninh Hiệp, Từ Liêm (giai đoạn II)... đã và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Trong các Cụm công nghiệp đã đi kiểm tra cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Nguyên Khê Đông Anh (giai đoạn I) đã xuống cấp nghiệm trọng, mặt đường lồi lõm, toàn đất với đá dăm, các hố ga bị mất cắp. Cốt nền đường trong cụm thấp hơn đường ngoài cụm hiện tại khoảng 50 cm. Khi mưa to và kéo dài dẫn đến ngập nước cục bộ. Hầu hết các Cụm công nghiệp chưa xây hàng rào... Công tác duy tu bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật cũng như các hoạt động dịch vụ khác như: bảo vệ, chiếu sáng công cộng, vệ sinh công cộng... bị bỏ ngỏ do không có kinh phí. Ban quản lý dự án không thu được phí từ doanh nghiệp đầu tư vào Cụm công nghiệp để có nguồn kinh phí phục vụ các hoạt động công cộng nêu trên. Vì muốn thu phí của Doanh nghiệp, BQLDA phải được hội đồng nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Mục đích thành lập quy hoạch các Cụm công nghiệp là di chuyển những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường, di chuyển một số nhà máy công nghiệp của Hà Nội từ những năm 1960 trong thành phố ra khỏi nội thành...Thực tế cho thấy đã giải quyết được phần nào bức xúc về mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp, nhưng vấn đề môi trường lại không được quan tâm, chú ý đến ngay từ những khâu đầu tiên chuẩn bị thành lập Cụm công nghiệp. Tất cả các Cụm công nghiệp (trừ Cụm công nghiệp Cầu Giấy) đều chưa đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, do vậy hiện nay, tinh hình gây ô nhiễm môi trường đã xảy ra ở một số Cụm công nghiệp, đã dẫn đến khiếu kiện của dân cư sống cạnh Cụm công nghiệp như Khu công nghiệp Vĩnh Tuy và cả một số Khu công nghiệp tập trung như: Sai Đồng B, Nội Bài... Chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa Ban quản lý dự án Cụm, UBND Quận, Huyện và Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội trong công tác quản lý nêu trên.
Vấn đề quản lý doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp:
- Đến nay hơn 100 doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất kinh doanh trong các Cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhưng chỉ có từ 18-25 doanh nghiệp có báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gửi Ban quản lý theo quy định của Quy chế 25 của Thành phố, mặc dù Ban quản lý đã 03 lần hướng dẫn và gửi mẫu báo cáo . Vì vậy công tác quản lý doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp nhưng đó chỉ là xưởng sản xuất còn Văn phòng điều hành Công ty lại đặt địa điểm ngoài Cụm công nghiệp (thường trong các quận nội thành) điều này dẫn tới việc quản lý doanh nghiệp rất khó khăn đặc biệt là vấn đề đăng ký kê khai thuế, báo cáo định kỳ hàng tháng, công tác kiểm tra doanh nghiệp...
- Hịên nay có một số doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn với đất có đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội xác nhận. Nhưng theo qui định của Nhà nước chỉ xác nhận cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp khi thế chấp. Vấn đề này cũng là một bất cập, đề nghị UBND Thành phố cho ý kiến chỉ đạo.
Vấn đề quản lý lao động:
- Mặc dù đã có quy chế 25 của Thành phố về quản lý hoạt động Cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố, 11/18 Cụm công nghiệp có quy chế quản lý hoạt động tuy nhiên đến nay nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện các quy định trong quy chế (bất kỳ sự thay đổi hoạt động của doanh nghiệp phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền...). Các doanh nghiệp sử dụng lao động chưa thực hiện đúng các quy định về thời giờ lao động, thời giờ nghỉ ngơi, đăng ký nội quy lao động, đăng ký thang bảng lương, tham gia bảo hiểm xã hội và thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn lao động....
- Việc hướng dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật về lao động đối với các doanh nghiệp trong các Cụm công nghiệp chưa được làm thường xuyên, chưa được quan tâm đúng mức. Việc phân cấp quản lý các doanh nghiệp trong các Cụm công nghiệp chưa rõ ràng...
2.4.3. Nguyên nhân
Việc phát sinh các tồn tại nêu trên xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Các Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ thực hiện trong điều kiện vừa xây dựng vừa hoàn thiện Qui chế quản lý và qui chế hỗ trợ.
- Chính sách GPMB còn bất cập: đơn giá đền bù GPMB để thực hiện dự án xây dựng Cụm công nghiệp bao giờ cũng thấp so với một số loại dự án khác (xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ công cộng).
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp yêu cầu phát triển công nghiệp.
- Việc quản lý các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ theo cơ chế “ Một cửa tại chỗ” chưa được thực hiện một cach triệt để
- Chưa có sự quản lý tập trung thống nhất từ khi hình thành Cụm công nghiệp vừa và nhỏ cho đến khi đi vào hoạt động, sản xuất.
- Một số Ban quản lý dự án các quận, huyện còn thiếu kinh nghiệm.
- Nhiều đơn vị tư vấn được lựa chọn để lập dự án còn rất yếu về năng lực nên chất lượng dự án kém, thời gian thẩm định, phê duyệt dự án kéo dài, gây khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3 .1. Quan điểm và phương hướng phát triển các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020
Trên cơ sở phân tích quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội đến năm 2010, có thể xây dựng quan điểm và phương hướng phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
Một là, thống nhất nhận thức vai trò, vị trí của hệ thống các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thủ đô trong quá trình CNH,HĐH. Các Cụm công nghiệp được coi là những dự án đầu tư dài hạn, giải quyết những vấn đề cơ bản, lâu dài về quy hoạch phát triển công nghiệp, boả vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội.
Hai là, khẳng định Cụm công nghiệp là những thực thể kinh tế sống cho nên cần có hệ thống các biện pháp đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp của các Cụm công nghiệp.Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đi đôi với việc tích cực xây dựng các Cụm công nghiệp mới theo quy hoạch, cần đặc biệt chú ý thu hút đầu tư vào các Cụm công nghiệp đã hình thành, thường xuyên rút kinh nghiệm quản lý để không ngừng nâng cao sức hấp dẫn và phát huy hiệu quả đầu tư của các Cụm công nghiệp.
Ba là, Cụm công nghiệp là mô hình kinh tế do Nhà nước quy hoạch phát triển và cho phép thành lập cho nên cần liên tục hoàn thiện các chính sách kinh tế xã hộiphục vụ cho việc phát triển các Cụm công nghiệp. Với quan điểm thực hiện phát triển hạ tầng cơ sở là để hỗ trợ phát triển công nghiệp bên cạnh việc kinh doanh bất động sản trong ngành công nghiệp, bởi vậy đòi hỏi thành phố trong thời gian tới cần có những chính sách hỗ trợ tài chính để ơhát triển hạ tầng cơ sở, xử lý chất thải, xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng ngoài hàng ràocủa từng Cụm công nghiệp.
Bốn là, luôn coi trọng vệc hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước đối với Cụm công nghiệp và đảm bảo hiệu lực của nó. Đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy theo hướng tạo ra sự gắn kết giữa cơ quan trung ương với Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội cũng như Ban quản lý các Cụm công nghiệp ở các quận, huyện trong việc giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động của các Cụm công nghiệp, đảm bảo thực hiện nguyên tắc “ một cửa, tại chỗ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, qua đó tạo nên sự hấp dẫn, khắc phục sự lo ngại của các nhà đầu tư về các thủ tục hành chính.
Phương hướng phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã được dại hội đảng bộ Thành phố lần thứ XIII xác định : “ tập trung chỉ đạo thu hút các dự án đầu tư để nhanh chóng lấp đầy các Khu/Cụm công nghiệp; hỗ trợ xây dựng và phát triển các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ …, xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, nâng cao hiệu quả của các Khu/Cụm công nghiệp tâp trung…”
Cụ thể trong thời gian tới sẽ ưu tiên phát triển các Cụm công nghiệp theo hướng “ phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, coi trọng sản xuất tư liệu sản xuất, các mặt hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu, các ngành hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các tỉnh lân cận và cả nước”. Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ sau :
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào như đường vào Cụm CN, công trình phụ trợ (khu xử lý nước thải, cung cấp điện, nước…) để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư.
- Xây dựng mô hình quản lý các Cụm CN theo hướng thành lập Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, Ban Quản lý dự án Cụm công nghiệp sẽ là các công ty con trực thuộc Tổng công ty (Công ty mẹ). Với mô hình này sẽ tạo điều kiện quản lý thống nhất các Cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố và các công ty con sẽ tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, qua đó tiết kiệm ngân sách cho việc không phải trả lương cho các BQL DA như hiện nay.
- Tăng cường công tác quản lý đối với doanh nghiệp hoạt động trong các Cụm công nghiệp thông qua việc tháo gỡ khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng một số Cụm công nghiệp mới dành cho doanh nghiệp có công nghệ cao, theo đó Thành phố giao đất cho Tổng công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp vừa và nhỏ đầu tư xây dựng hạ tầng các Cụm công nghiệp theo mô hình toà nhà công nghiệp cao tầng tại vị trí thuận tiện về giao thông để cho doanh nghiệp vào thuê. Mô hình này đã được minh chứng thành công ở Malaysia, Đài Loan và Singapore.
3.2. Hoàn thiện mô hình quản lý các Cụm công nghiệp
Hiện nay Thành phố Hà Nội đang tồn tại song song 3 mô hình quản lý các Cụm công nghiệp, gây khó khăn trong quá trình quản lý do sự không thống nhất giữa các mô hình.
- Mô hình1: UBND Thành phố thành lập Ban quản lý các Cụm công nghiệp trực thuộc UBND quận, huyện nơi có Cụm công nghiệp.
Trường hợp Ban quản lý Cụm công nghiệp không phải là chủ đầu tư. UBND Thành phố giao đất cho công ty xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật . Sau khi hoàn thành cơ bản hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp theo yêu cầu của UBND Thành phố,chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu và các nội dung liên quan đến Cụm công nghiệp cho Ban quản lý Cụm công nghiệp để đưa Cụm công nghiệp vào hoạt động. Việc bàn giao phải được tổ chức thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày có văn bản của UBND Thành phố. Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp do Ban quản lý Cụm công nghiệp thực hiện.
Trường hợp Ban quản lý Cụm công nghiệp là chủ đầu tư thì không cần làm thủ tục bàn giao như trên.
Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của Ban quản lý Cụm công nghiệp được quy định tại Chương III, Điều 7 của quy chế 25.
- Mô hình 2 : Ban quản lý dự án huyện kiêm nhiệm quản lý Cụm công nghiệp.Thành phố giao Ban quản lý dự án quận, huyện làm chủ đầu tư toàn bộ dự án, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cả trong và ngoài hàng rào đồng thời quản lý luôn. Hoặc có thể Thành phố giao đất cho Ban quản lý dự án quận, huyện xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, đất trong hàng rào giao cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng xây dựng hạ tầng kỹ thuật sau đó bàn giao cho Ban quản lý dự án quận, huyện quản lý.
- Mô hình 3 : Doanh nghiệp đang quản lý đất và được chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp thì doanh nghiệp đó được Thành phố giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bằng nguồn vốn ngân sách và đồng thời là chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào bằng nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp vào thuê đất và vốn ngân sách bằng khoảng 30% kinh phí GPMB diện tích đất trong hàng rào.Doanh nghiệp đang quản lý đất sau khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật xong sẽ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác thuê lại đất có hạ tầng kỹ thuật.
Các mô hình quản lý trên không còn phù hợp với chủ trương xã hội hoá việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Các Cụm công nghiệp được hình thành vẫn dựa vào nguồn hỗ trợ từ ngân sách gây nên tình trạng ỷ lại vào sự bao cấp của ngân sách Nhà nước.
Riêng đối với mô hình 1 và mô hình 2, các Ban quản lý Cụm công nghiệp, Ban quản lý dự án quận, huyện đều là đơn vị hành chính sự nghiệp cho nên nảy sinh một số vấn đề như: Trách nhiệm của Ban quản lý đối với việc phục vụ cho nhà đầu tư, người đã đóng góp kinh phí xây dựng Cụm công nghiệp chưa cao; Công tác duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật chung chưa được thực hiện tốt; phải trả lương cho cán bộ nhân viên Ban quản lý bằng tiền từ ngân sách Nhà nước.
Để khắc phục những bất cập trên cần nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý mới phù hợp với chủ trương xã hội hoá việc xây hựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp của Thành phố. Đơn vị quản lý Cụm công nghiệp có thể xây dựng theo mô hình công ty. việc hoạt động của công ty này theo quy định của luật đầu tư, luật đầu tư. Việc thu phí bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật, thu phío dịch vụ là hoạt động kinh doanh của công ty. Nhà nước không phải chi ngân sách trong việc trả lương cho cán bộ công nhân viên.
Với mục tiêu như vậy, tác giả đề xuất 2 mô hình quản lý Cụm công nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp: là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được UBND Thành phố chỉ định hoặc là trúng thầu dự án thực hiện xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp có thể phác hoạ như sau:
a. Quyền của doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp .
1 - Lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2 - Tổ chức đấu thầu hoặc lựa chon nhà thầu xây dựng đối với các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong Cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
3 - Được huy động vốn ( kể cả nguồn vốn vay ưu đãi) theo quy định của pháp luật để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp.
4 - Lụa chọn, sắp xếp Doanh nghiệp thuê lại đất có cơ sở hạ tầng, thuê nhà xưởng phù hợp với quy hoạch ngành nghề trong Cụm công nghiệp.
5 – Kinh doanh các dịch vụ trong Cụm công nghiệp phù hợp với các mục tiêu trọng đăng kí kinh doanh.
6 - Được xây dựng mức giá cho thuê lại đất có hạ tầng kỹ thuật, giá cho thuê, bán nhà xưởng và thu phí dịch vụ, phí quản lý và các loại phí khác.
b. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp .
1 - Phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp.
2 - Công khai quy hoạch mặt bằng Cụm công nghiệp, các tiêu chí về ngành nghề, điều kiện thê đấtngay sau khi dự án được phê duyệt.
3 – Xây dựng điều lệ Cụm công nghiệp theo quy chế quản lý Cụm công nghiệp của Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội trình UBND Thành phố phê duyệt.
4 - Triển khai thực hiện dự án xây dựng Cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch, thiết kế, tiến độ đã được UBND Thành phố phê duyệt.
5 - Chịu trách nhiệm về chất lượng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp.
6 – Doanh nghiệp phải triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ quy định tại giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp triển khai dự án không đúng tiến độ ít nhất trước 15 ngày làm việc kể từ thời điểm đến hạn theo quy định tại giấy chứng nhận đầu tư Doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo giải trình gửi cơ quan có thẩm quyền để xin phép gia hạn.
7 - Tổ chức duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp, đảm bảo các hạng mục và dịch vụ hạ tầng kỹ thuật của Cụm công nghiệp vận hành liên tục.
8 - Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ của các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp, báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền.
9 – Báo cáo tình hình hoạt độngtheo định kù với Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội.
10 - Trường hợp Doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ vốn ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong hàng rào Cụm công nghiệp, khi tiến hành lựa chọn nhà đầu tư vào Cụm công nghiệp, Doanh nghiệp phải thực hiện theo quyết định của UBND Thành phố.
- Doanh nghiệp quản lý khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp, hình thành trên cơ sở chuyển đổi từ mô hình Ban quản lý Cụm công nghiệp thành mô hình công ty khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp. Được UBND Thành phố giao nhiệm vụ thực hiện quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp quản lý khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp có thể phác hoạ như sau:
1 - Tiếp nhận, quản lý hạ tầng kỹ thuật chung của Cụm công nghiệp và tài sản thuộc quyền quản lý của các Ban quản lý Cụm công nghiệp.
2 - Được ưu tiên xem xét trong quá trình xét thầu lựa chọn nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp thành lập mới.
3 – Kinh doanh các dịch vụ trong Cụm công nghiệp phù hợp với mục tiêu trong giấy đăng kí kinh doanh. Được kí kết các hơpk đồng kinh tế với các đơn vị cung cấp dịch vụ
4 - Lập dự toán, xây dựng mức phí quản lý hteo mức giá kinh doanh đảm bảo hiệu quả đầu tư và trình Ban quản lý phê duyệt.
5 – thu phí quản lý , phí dịch vụ Cụm công nghiệp đối với các doanh nghiệp Cụm công nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp Cụm công nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp phí theo quy định, Doanh nghiệp quản lý khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp báo cáo UBND Thành phố, Ban quản lý yêu cầu các đơn vị cung cấp các tiện ích trong Cụm công nghiệp như: điện, nước… ngừng cung cấp các tiện ích này.
6 - Tổ chức quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật của Cụm công nghiệp, đảm bảo các hạng mục và dịch vụ hạ tầng kỹ thuật của Cụm công nghiệp vận hành liên tục.
7 - Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ của các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp, báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền.
8 – Báo cáo tình hình hoạt độngtheo định kù với Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội.
3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp
Hoàn thiện thủ tục hành chính
Trước tiên phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” trong quản lý các cụm công nghiệp. Cần sửa đổi quy chế 25 cho phù hợp với điều kiện mới, trên cơ sở xã hội hoá việc xây dựng hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp, phù hợp với chủ trương của Thành phố là chuyển đổi mô hình quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội về theo mô hình tổng công ty khai thác cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp. Để các doanh nghiệp tự chủ khai thác, quản lý, đảm bảo vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Tăng cường phân cấp, phân trách nhiệm về các lĩnh vực đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo hướng xoá bỏ hoàn toàn cơ chế “ xin, cho”, thủ tục “ tiền kiểm” không cần thiết. Chuyển từ cơ chế xin cấp phép sang cơ chế đăng kí. Đơn giản hoá từng loại thủ tục hành chính và công khai nó, đồng thời chỉ giữ lại những thủ tục, hồ sơ thực sự cần thiết trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
Song song với việc cải cách thủ tục hành chiónh cần áp dụng cơ chế “hậu kiểm”, kiểm soát được hạot động thực tế của các doanh nghiệp. Việc kiểm soát cũng được quy định rõ, nếu không sẽ là chuyển sự nhũng nhiễu của giai đoạn đầu khi thành lập doanh nghiệp sang giai đoạn sau khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh.
Tạo cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các khu công nghiệp & CX Hà Nội với các sở, ban ngành chức năng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp. Qua đó tạo điều kiện cho các bên hỗ trợ lẫn nhau thực hiện chức năng của mình nhằm quản lý chặt chẽ, hướng hoạt động của các doanh nghiệptheo đúng quỹ đạo của pháp luật nhà nước. Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách thích hợp, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Từ cơ chế phối hợp đó sẽ góp phần khẳng định, củng cố và hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý “ một cửa, tại chỗ” đối với các cụm công nghiệp.
Hoàn thiện cơ chế cho thuê lại đất tại Cụm công nghiệp của doanh nghiệp phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghiệp.
Theo quy định của luật đất đai, Doanh nghiệp đầu tư Cụm công nghiệp được thế chấp quyền sử dụng đất khi đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm. Điều này có nghĩa là giá trị đất mà doanh nghiệp thuê ở Cụm công nghiệp trở thành giá trị của các doanh nghiệp phát triển hạ tầng kỹ thuật và chỉ có doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn các doanh nghiệp thuê lại đất không có giấy tờ này. Điều này dẫn đến hiện tượng là các doanh nghiệp thuê đất sản xuất ở các Cụm công nghiệp không thể sử dụng giá trị này để thế chấp ngân hàng để vay vốn. Nếu cả hai loại doanh nghiệp này đều được cấp quyền sử dụng đất thì lại phát sinh vấn đề là thay vi chỉ kí một hợp đồng thuê đất trực tiếp với công ty phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp như trước đây thì theo cơ chế này phải thêm thủ tục làm hợp đồng thuê đất với cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Những thủ tục này đi ngược với cơ chế quản lý “ một cửa, tại chỗ” mà chúng ta đã dặt ra.
Từ những vấn đề trên, cơ chế cho thuê đất cho 2 loại doanh nghiệp trên cần sửa đổi theo những nội dung sau:
Thứ nhất, cho phép thực hiện thuê đất trong Cụm công nghiệp theo cơ chế: công ty phát triển hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp chịu trách nhiệm chi tiền đền bù GPMB, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo dự án đã được duyệt và thu lai chi phí này thông qua việc thu phí của các doanh nghiệp thuê đất trong Cụm công nghiệp, khoản phí này là phí kết cấu hạ tầng, không thu tièn sử dụng đất. Doanh nghiệp Cụm công nghiệp thực hiện việc thuê đất trực tiếp của Nhà nước theo quy định hiện hành.
Thứ hai, cần rà soát và xây dựng lại các quy định liên quan để xủ lý thích hợp quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp phát triển hạ tầng cơ sở Cụm công nghiệp cũng như doanh nghiệp Cụm công nghiệp với những nội dung như quy định giá thuê đất thô, thời hạn miễn, giảm tiền thuê đất được xác định theo quy định hiện hành. Những nội dung này do UBND Thành phố quy định cho từng trường hợp cụ thể.
Thứ ba, cần nhanh chóng hình thành và phát triển thị trường bất động sản, tạo cơ sở cho chính phủ định giá thuê đất phù hợp hơn. Trước mắt, cần tạo cơ chế tổ chức đấu thầu các diện tích đất cho thuê và lấy giá trung bình các lần đấu giá làm căn cứ cho việc định giá thuê đất của chính phủ.
Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước về môi trường
Vấn đề bảo vệ môi trường ở các khu, cụm công nghiệp trong cả nước đang là một vấn đề được quan tâm. Để bảo vệ môi trường trong các Khu/Cụm công nghiệp nói chung và trong các Cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội nói riêng, Nhà nước cần phải có chính sách và quy chế nghiêm ngặt về công tác xư lý chất thải của doanh nghiệp hoạt động trong các Cụm công nghiệp. cần có quy chế khen thưởng các Cụm công nghiệp và các doanh nghiệp Cụm công nghiệp làm tốt công tác xủ lý chất thải, bảo vệ môi trường, đồng thời quy định xử lý nghiêm các doanh nghiệp và các Cụm công nghiệp không làm đúng các quy định về bảo vệ môi trường.
Thực tế cho thấy chi phí cho hoạt đọng xử lý chất thải là cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. vì vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các Cụm công nghiệp trong việc xây dựng hệ thống xử lý ô nhiểm môi trường, Nhà nước nghiên cứu hỗ trợ đầu tư các hệ thống này, hoặc các công ty đầu tư hạ tầng cơ sở Cụm công nghiệp vay vốn ưu đãi hoặc miễn giảm thuế để tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp đầu tư xư lý chất thải, bảo vệ môi trường.
Hoàn thiện chính sách quy hoạch xây dựng các Cụm công nghiệp
Xây dựng Cụm công nghiệp gắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực là thành phần cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, trao đổi thông tin, giao lưu văn hoá, tạo tiền đề cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Thực tế ở Hà Nội hiện nay, kết cấu hạ tầng trong và ngoài Cụm công nghiệp còn yếu kém và thiếu đồng bộ. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, cấp nước… đòi hỏi vốn đầu tư lớn nên chưa được triển khai hoặc triển khai chậm. Không it những công trình hạ tầng được quy hoạch hoặc xây dựng nhưng sau một thời gian đã không đáp ứng được yêu cầu. do đó việc xây dựng Cụm công nghiệp phải gắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật theo một số nội dung sau.
- Thứ nhất, cần xác định rõ trong hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông là một bộ phận quan trọng vì là tiền đề tiên quyết đến hình thành và phát triển các Cụm công nghiệp cũng như các công trình phục vụ sản xuất , nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ Cụm công nghiệp. Do đó khi xác định địa điểm thành lập Cụm công nghiệp cần tính toán cụ thể và đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hoá đến nới tiêu thụ, thuận tiện đi lại cho người lao động… điều đó cũng đòng nghĩa với việc giảm chi phí đầu tư, chi phí sản xuất, góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Thứ hai, quá trình thực hiện quy hoạch cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển cụm công nghiệp với phát triển khu đô thị, khu dân cư và các dịch vụ phục vụ đảm bảo kết nối với hạ tầng của các cụm công nghiệp liền kề, đáp ứng nhu cầu của các khu cụm công nghiệp một cách hiệu quả nhất, tránh chia cắt, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí nguồn lực.
Chú trọng công tác quy hoạch sử dụng đất phù hợp, bố trí cơ cấu hợp lý đất phát triển nông nghiệp, đô thị, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật hình thành các khu đô thị, dịch vụ hiện đại mà cụm công nghiệp là trung tâm. Kết hợp chặt chẽ giữa việc phát triển cụm công nghiệp này với cụm công nghiệp khác.
- Thứ ba, công tác quy hoạch kết câu hạ tầng khu vực phải đi trước một bước, mang tính chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và các vùng lân cận. Cần có cách nhìn lâu dài về phát triển cụm công nghiệp để trong tương lai có thể kết nối các cụm công nghiệp với khu công nghiệp khác, hoặc trở thành khu công nghiệp tập trung.
3.4 .Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra
Cần xác định thống nhất nhận thức về vai trò, nội dung của công tác kiểm tra, thanh tra; trên cơ sở đó thể chế hoá công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cụm công nghiệp bằng quy chế kiểm tra, thanh tra.
Trong việc xây dựng quy chế kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cụm công nghiệp cần lưu ý tốt một số vấn đề:
- Quy chế nầy cần xác định đúng yêu cầu khách quan, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý, của các doanh nghiệp cụm công nghiệp trong công tác kiểm tra, thanh tra.
- Làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thanh tra. Đó là hệ thống thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành. Như vậy đối tượng thanh tra ở đây là những vụ việc có dầu hiệu sai phạm phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( và cả hoạt động của Ban quản lý các cụm công nghiệp )
- Làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân trực tiếp tham gia công tác thanh tra, đồng thời quy định các chế tài đối với các đối tượng vi phạm quy chế.
- Chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ công tác thanh trra, từ việc xây dựng quy chế, kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện đều do cán bộ viên chức đảm nhiệm công việc này quyết định. Cán bộ viên chức có trách nhiệm cao, phẩm chất đạo dức nghề nghiệp tốt, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững pháp luật, chính sách thì mới chắc chắn đảm bảo chất lượng thanh tra. Và cũng chỉ có vậy mới xoá bỏ được những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động thanh tra.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu ban đầu là tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mô hình Cụm công nghiệp đã thể hiện rõ những ưu điểm và đã không ngừng phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng.
Hà Nội, với vai trò là vị thế của một thủ đô, đang nỗ lực thúc đẩy nhanh chóng công cuộc CNH,HĐH. Một trong những chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà thành phố đang rất quan tâm là hình thành và phát triển hệ thống các Cụm công nghiệp trên địa bàn thủ đô và coi đây là một công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, bảo vệ môi trường…
Thực tế đã chứng minh, thành phố đã có những bước đi cụ thể tích cực trong việc phát triển hệ thống các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với các Cụm công nghiệp. Từ đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động của các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội.
Chuyên đề đã thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu đó là:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hình thành và phát triển các Cụm công nghiệp ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
- Làm nổi bật cơ sở lý luận và vai trò của quản lý Nhà nước đối với các Cụm công nghiệp, khẳng định quản lý Nhà nước đối với Cụm công nghiệp là một tất yếu khách quan.
- Khái quát tình hình phát triển của các Cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội và thực trạng quản lý Nhà nước đối với các Cụm công nghiệp.
- Đề xuất phương hướng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của công nghiệp vừa và của Hà Nội trong thời gian tới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệp nghiên cứu, do đó những kết quả nghiên cứu trên vẫn chỉ là những ý tưởng ban đầu của tác giả. Mong rằng sẽ có nhiều công trình nghiên cứu sau này sẽ đi sâu hơn để có thể biển những ý tưởng thành những ứng dụng có tính thực tiễn có thể được áp dụng trong thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ; các thầy cô giáo trong khoa KHQL, các cô chú, anh chị trong Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội - Báo cáo hoạt động của 18 cụm công nghiệp Hà Nội
Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội - Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng hoạt động 2008 của ban quản lý các KCN & CX Hà Nội
ban quản lý các KCN & CX Hà Nội – Kỷ yếu 10 Năm xây dựng KCN & CX Hà Nội
Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội - Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội, 2004, Bấo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động và kết quả đạt dược của các KCN, CCNVVN tính đến 31/12/2004, Hà Nội.
Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội, 2003; Chuyên đề : Đánh giá thực trạng mô hình quản lý và tình hình hoạt động của cácc công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng các KCN và KCX, dịch vụ KCN hiện có trên địa bàn Hà Nội (1995 - 2002), Hà Nội.
Nguyễn Quốc Bình, Phát triển KCN và CCN ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 9 tháng 12/2004
Nguyễn Quốc Bình, Vận dụng các kinh nghiệm trong và ngoài nước để định hướng phát triển các KCN trên dịa bàn Hà Nội, tạp chí Khoa học thương mại, số 8/2004.
Lê Dương Quang - Vấn đề quy hoạch các KCN ở nước ta hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 135, tháng 4/2007
GS.TS Nguyễn Đình Phan – Phát triển cụm công nghiệp làng nghề, Tạp chí Kinh tế và phát triển
PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà v à PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền - Giáo trình KHQL II , NXB Khoa học kỹ thuật, 2002
PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà và PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền - Giáo trình Quản trị học , nhà xuất bản Thống kê
PGS.TS. Mai Văn Bưu- Giáo Trình hiệu quả và quản lý các dự án nhà nước
PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền – Giáo trình chính sách Kinh Tế - Xã Hội, NXB khoa học kỹ thuật.
Th.S Bùi Vĩnh Kiên - Một số giải pháp phát triển các KCN Bắc Ninh, Tạp chí Kinh tế và phát triển
Ths Lê Hồng Yến –Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với KCN, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 140, tháng 9/2007
TS. Từ Quan Phương – Giáo Trình quản lý dự án đầu tư
QĐ 758/ TTg ,Ngày 20/11/1995 Của thủ tướng chính phủ
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10579.doc