Qua những phân tích và số liệu cụ thể ở trên, có thể thấy tầm quan trọng của quản lý đầu t¬ư nói chung và QLNN về ĐTXDCB nói riêng. Việc quản lý ĐTXDCB hiệu quả có ảnh hư¬ởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của từng địa ph¬ương, từng ngành và cả n¬ước, phục vụ đời sống nhân dân.
Hiện nay cánh cửa thu hút đầu tư của Thanh Hóa đang rộng mở, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thanh Hóa tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư được hưởng những quyền lợi cao nhất, với nghĩa vụ thấp nhất (theo khung chính sách quy định của Chính phủ).Các nhà đầu tư được bảo đảm an ninh, an toàn cao nhất khi hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Thanh Hóa.Đó là nhờ công tác quản lý ĐTXDCB đã phát huy vị trí và vai trò của mình tạo cơ sở vật chất, phát triển ngành. Tuy nhiên so với yêu cầu của tình hình và thực trạng phát triển đòi hỏi công tác này phải v¬ươn lên một tầm mới có tính khoa học, khách quan và hoàn thiện hơn, khắc phục những mặt tồn tại. Nh¬ư vậy, hoàn thiện quản lý ĐTXDCB là việc cần thiết, có tính thời sự.
Để thực hiện đ¬ược điều này, cần có sự quan tâm của Nhà nước, lãnh đạo ngành, và của các đơn vị cơ sở. Các chủ thể tham gia quản lý ĐTXDCB phải tuân thủ chặt chẽ trật tự, kỷ cư¬ơng thủ tục trình tự ĐTXDCB; khắc phục những tiêu cực, vi phạm của các chủ thể quản lý; Khắc phục những hạn chế khách quan để giảm lãng phí thất thoát tham nhũng.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, mọi sự luôn biến đổi không ngừng.Vì vậy, mọi cơ chế, chính sách về quản lý ĐTXDCB ¬ cũng cần có những biến đổi hoàn thiện cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lư¬ợng sản xuất.Với cách nhìn nhận xét đoán tỉnh táo, khách quan, các chủ thể quản lý cần không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý ĐTXDCB; góp phần vào tiến trình đổi mới của đất n¬ước, đ¬ưa Thanh Hóa vững b¬ước đi lên, tạo cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nư¬ớc.
59 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành (các công trình do ngân sách tỉnh đầu tư) khoảng 123.450 triệu đồng, bao gồm:
• Các dự án đã có quyết toán được duyệt: 14.630 triệu đồng
• Các dự án hoàn thành chưa có quyết toán được duyệt: 108.820 triệu đồng.
+ Thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB
· Về chủ trương đầu tư: Do không thực hiện kỹ ngay từ khâu nghiên cứu tiền khả thi về quy hoạch vùng, ngành, điều kiện tự nhiên, thị trường và nguồn hàng; người ra quyết định đầu tư thiếu trách nhiệm sẽ dẫn đến chủ trương đầu tư thiếu chính xác, phải điều chỉnh, bổ sung thậm chí thay đổi dẫn đến nhiều sơ hở trong quản lý vốn, nhiều công trình phải thay đổi địa điểm, sửa đổi công suất thiết kế.
· Hợp đồng không chặt chẽ, không quy định rõ trách nhiệm của các bên dẫn đến thành viên hoạt động không hết trách nhiệm, tranh cãi trong thanh quyết toán. Với các đơn vị liên doanh thất bại trong ĐTXDCB thường do: Không nghiên cứu kỹ tình hình các mặt của đối tác, hợp đồng không chặt chẽ dẫn tới đối tác dừng đầu tư giữa chừng gây thất thoát và tồn đọng vốn.
· Sai phạm trong thanh, quyết toán
Không thực hiện đầy đủ Pháp lệnh kế toán thống kê: Hạch toán sai nguồn, chi khống, chi vượt và chi thiếu chứng từ; quyết toán tăng sai.
II. Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
1. Khái quát tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn
Trong năm 2007,Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, đề ra nhiều biện pháp tháo gỡ vướng mắc với thủ tục hành chính, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế.Huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng khá so với cùng kì và là năm đầu tiên vượt chỉ tiêu kế hoạch.Tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển ước đạt 10.800 tỷ đồng, bằng 102,8% kế hoạch, tăng 40,2% so với cùng kỳ; trong đó vốn ngân sách Nhà nước khoảng 2.890 tỷ đồng (chiếm 26,8%), vốn tín dụng đầu tư khoảng 1.480 tỷ đồng (chiếm 13,7%), vốn của các doanh nghiệp Nhà nước khoảng 720 tỷ đồng (chiếm 6,7%), vốn đầu tư nước ngoài khoàng 1.070 tỷ đồng (chiếm 9,9%), vốn khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác khoảng 4.640 tỷ đồng (chiếm 43%).
Nhìn chung các nguồn vốn đều đạt khá so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ,trong đó các nguồn vốn vượt kế hoạch là vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư và vốn đầu tư nước ngoài.Ước cả năm có 760 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 15% so với năm 2006, số vốn đăng kí trung bình là 2,3 tỷ đồng/doanh nghiệp.Việc tranh thủ các nguồn vốn ODA và NGO được đẩy mạnh, nhiều dự án ODA đang được xúc tiến và triển khai thực hiện.Một số dự án trọng điểm trong kế hoạch năm 2007 tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, đã khởi công một số dự án lớn trong KKT Nghi sơn như: Nhà máy cấp nước sạch, hạ tầng khu công nghiệp luyện thép, nhà máy nhiệt điện, nhà máy bia Thanh Hóa Nghi Sơn
Tuy nhiên, huy động vốn đầu tư phát triển năm 2007 cũng còn một số bất cập và sẽ đạt kết quả cao hơn nếu mộ số dự án như: Nhà máy giấy Châu Lộc,đường 1A tránh thành phố Thanh Hóa, đường Nghi Sơn Bãi trành; tuyến nối các huyện ở Tây Thanh Hóa v.v… đạt tiến độ như dự kiến; huy động vốn dầu tư từ quỹ đất tuy đạt kế hoạch đề ra, nhưng chưa đồng đều ở các huyện, thị xã, thành phố.Công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều khó khăn ở một số địa bàn, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư.
2. Thực trạng quản lý Nhà nước về Đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
2.1. Về huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý năm 2007 là: 1.897.700 triệu đồng, gồm:
- Nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh: 411.820 triệu đồng;
- Nguồn vốn TW hỗ trợ theo mục tiêu: 666.695 triệu đồng (bao gồm cả vốn trung ương bổ sung kế hoạch Chương trình 135 vào 12/2006);
- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ: 420.412 triệu đồng;
- Nguồn vốn nước ngoài: 108.000 triệu đồng;
- Nguồn vốn sự nghiệp dành cho đầu tư: 120.838 triệu đồng;
- Nguồn vốn chuyển nhiệm vụ chi từ năm 2006 sang 2007: 83.719 triệu đồng;
- Nguồn vốn sắp xếp nhiệm vụ chi và huy động khác: 86.216 triệu đồng
Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch và hồ sơ của các dự án, các nguồn vốn trên đã được giao kế hoạch để triển khai thực hiện.
* Tình hình thực hiện kế hoạch các nguồn vốn
a- Nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh: 411.820 triệu đồng, được bố trí như sau:
- Quy hoạch và chuẩn bị đầu tư: 17.824 triệu đồng, chiếm 4,3%.
- Thanh toán khối lượng hoàn thành: 50.256 triệu đồng, chiếm 12,2%
- Các dự án chuyển tiếp: 195.634 triệu đồng, chiếm 47,5%
- Các dự án khởi công mới: 148.106 triệu đồng, chiếm 36%
Nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh được bố trí với cơ cấu phù hợp và tương đối tập trung cho các dự án hạ tầng trong KKT Nghi Sơn, Đại lộ Nam sông Mã, Quảng trường Lam Sơn, trụ sở làm việc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, trụ sở cơ quan Đảng và chính quyền cấp huyện, các công trình thực hiện theo cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư đã ban hành như: các công trình cấp huyện quản lý, trụ sở cơ quan hành chính cấp xã, chương trình 159…; đồng thời giải quyết một số yêu cầu bức xúc phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở các vùng miền, đặc biệt là những vùng khó khăn.
b- Nguồn vốn TW hỗ trợ theo mục tiêu: 666.695 triệu đồng.
Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đã được bố trí theo đúng các mục tiêu Trung ương giao kế hoạch. Trong đó:
- Công tác chuẩn bị đầu tư: 20.739 triệu đồng, chiếm 3,1%;
- Thanh toán khối lượng hoàn thành: 27.786 triệu đồng, chiếm 4,2%;
- Các dự án chuyển tiếp: 139.665 triệu đồng, chiếm 20,9%;
- Các dự án khởi công mới: 478.505 triệu đồng, chiếm 71,8%
Bên cạnh việc bố trí vốn theo các mục tiêu Trung ương giao kế hoạch, như: các dự án thuộc CTMTQG; chương trình 134, 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nguồn vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đã được bố trí cho các dự án tăng cường cơ sở vật chất các bệnh viện tuyến huyện, hạ tầng thương mại - du lịch và các công trình trọng điểm như Đại học Hồng Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, các dự án hạ tầng thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn, KCN Bỉm Sơn, Âu trú bão Lạch Hới, hệ thống đê kè biển và một số công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi thuộc các huyện miền núi…
c- Nguồn vốn nước ngoài: 108.000 triệu đồng
Đã được Ban quản lý dự án Trung ương phân bổ cho các dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, trang thiết bị cho Bệnh viện đa khoa tỉnh, cải thiện môi trường đô thị thành phố Thanh Hóa.
d- Nguồn vốn chuyển nhiệm vụ chi của các chương trình, dự án từ năm 2006 sang năm 2007: 83.719 triệu đồng
Nguồn vốn chuyển nhiệm vụ chi từ năm 2006 sang năm 2007 chủ yếu thuộc chương trình 135, chương trình MTQG về văn hóa, một số dự án thuộc chương trình đầu tư thực hiện Nghị quyết 37, 39 của Bộ Chính trị, kè đê hữu sông Mã và xử lý sạt lở đê kè (trong đó có một số nguồn vốn do Trung ương bổ sung vốn vào cuối năm)… đến nay phần lớn các chương trình dự án đã giải ngân hết số vốn chuyển nhiệm vụ chi từ năm 2006 sang năm 2007.
e- Nguồn vốn trái phiếu chính phủ: 420.412 triệu đồng
Tổng số vốn đăng ký giải ngân của tỉnh là 500.800 triệu đồng, Bộ Tài chính đã thông báo 420.412 triệu đồng; trong đó: dự án tuyến nối các huyện phía Tây Thanh Hóa 252.000 triệu đồng; dự án đường đến trung tâm xã chưa có đường ôtô 51.825 triệu đồng; dự án các công trình thủy lợi miền núi 101.587 triệu đồng; đường Thành Trực - Thành Mỹ, huyện Thạch Thành 15.000 triệu đồng. Đến nay, ước khối lượng thực hiện khoảng 207.000 triệu đồng, giải ngân 179.150 triệu đồng, đạt 43% số vốn Trung ương thông báo.
Trong các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ, dự án đường Thành trực - Thành Mỹ và dự án các cụm hồ đập miền núi, dự án đường đến trung tâm xã chưa có đường ô tô có tiến độ thực hiện tương đối đảm bảo; trong đó dự án các cụm hồ đập miền núi giải ngân đạt 62% kế hoạch vốn TW thông báo, dự kiến đến cuối năm hoàn thành bàn giao được 2 công trình là hồ Thắng Long và hồ Khe Tre. Dự án tuyến nối các huyện phía Tây có tổng cộng 32 gói thầu, đã phê duyệt TKKT được 26/32 gói thầu (còn 6 gói thầu sẽ triển khai sau), trong đó đã triển khai thi công 9 gói thầu và đang tổ chức đấu thầu 6 gói thầu, giải ngân đạt khoảng 32,7% kế hoạch vốn TW thông báo.
g- Nguồn vốn sự nghiệp dành cho đầu tư: 120.383 triệu đồng
Nguồn vốn sự nghiệp dành cho đầu tư đã được sở Tài chính phối hợp với các ngành trình Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ 108.090 triệu đồng để thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch. Còn lại chưa phân bổ: 12.748 triệu đồng (sự nghiệp môi trường 6.748 triệu đồng và kinh phí hỗ trợ cải tạo lưới điện hạ thế nông thôn 6.000 triệu đồng). Cụ thể như sau:
- Kinh phí phát triển giao thông nông thôn: 18.000 triệu đồng.
- Kinh phí ứng dụng CNTT: 6.000 triệu đồng.
- Kinh phí tăng cường CSVC phát thanh truyền hình: 6.200 triệu đồng.
- Kinh phí tôn tạo, chống xuống cấp di tích văn hoá: 2.000 triệu đồng.
- Kinh phí tăng cường CSVC và trang thiết bị y tế: 9.300 triệu đồng
- Kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo: 38.497 triệu đồng.
- Kinh phí tăng cường trang thiết bị dạy nghề: 12.950 triệu đồng.
- Kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường: 15.143 triệu đồng.
Việc bố trí kế hoạch năm 2007 từ các nguồn vốn do địa phương quản lý đảm bảo cơ cấu tương đối giữa các vùng miền và các mục tiêu ưu tiên, trong đó đầu tư cho khu vực miền núi chiếm 45,7%, khu vực đồng bằng chiếm 30,8% và vùng ven biển chiếm 23,5%.
Do có sự chỉ đạo điều hành, kiểm tra đôn đốc và giải quyết kịp thời những phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh và có sự cố gắng, nỗ lực của các ngành, các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư nên tiến độ thực hiện và chất lượng công trình của các dự án có chuyển biến tiến bộ trong những tháng cuối năm. Đến hết tháng 11/2007, ước giải ngân đạt khoảng 68% kế hoạch vốn và 85% giá trị khối lượng thực hiện. Nguồn vốn cân đối ngân sách tập trung có tỷ lệ giải ngân cao và khả năng sẽ hoàn thành kế hoạch vốn năm 2007. Riêng nguồn vốn TW hỗ trợ theo mục tiêu có một số chương trình, dự án thực hiện chậm (hạ tầng nuôi trồng thủy sản, dự án TTCX, chương trình việc làm) nên không giải ngân hết kế hoạch vốn và phải điều chuyển cho các dự án khác.
2.2. Về lập và quản lý kế hoạch ĐTXDCB
Công tác lập và quản lý kế hoạch ĐTXDCB được hướng dẫn cụ thể và rõ ràng, nhằm giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong đầu tư. Nhiều doanh nghiệp đã dần dần tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, có ý thức trong lập kế hoạch, nghiên cứu tình hình để có những dự án đầu tư khả thi.
Hàng năm, Sở Kế hoạch Đầu tư đều tiến hành đăng ký nhu cầu ĐTXDCB và phân bổ vốn theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Tuy lượng vốn này rất ít so với nhu cầu nhưng đều được phân bổ hợp lý theo mục tiêu phát triển ngành, tiến độ và nhu cầu thực tế của từng dự án.
Nhưng ở từng doanh nghiệp, công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư làm chưa tốt, chưa đầy đủ, nên khi lập kế hoạch hàng năm, đã đưa vào cả những công trình chưa đủ điều kiện, dẫn đến tình trạng vừa triển khai vừa giải quyết các thủ tục ban đầu, nên tiến độ thực hiện chậm. Một số công trình mọc lên không theo kế hoạch chung, mà triển khai theo xu thế cạnh tranh không lành mạnh, để xảy ra tình trạng thua lỗ, hoặc đổ vỡ trong kinh doanh.
Một số đơn vị do sơ xuất hoặc không kỹ càng khi chuẩn bị hồ sơ dự án dẫn tới bị cơ quan cho vay khi thẩm định cho rằng thiếu tính khả thi và đình không cho vay vốn nữa. Những sơ suất, sai phạm về quản lý ĐTXDCB đã được trình bày trong phần tình hình hiệu quả và sai phạm trong quản lý ĐTXDCB.
Nhằm nâng cao hơn nữa công tác kế hoạch hoá đầu tư và làm cơ sở cho việc đăng ký nhu cầu đầu tư và xây dựng hàng năm, Sở đã yêu cầu các đơn vị rà soát toàn bộ cơ sở vật chất đang có đánh giá hiện trạng, khả năng khai thác công trình. Trên cơ sở đó, xem xét và tính toán nhu cầu đầu tư.
Nhằm tăng cường công tác QLNN về ĐTXDCB của các đơn vị trực thuộc, Sở Kế hoạch Đầu tư căn cứ theo chỉ thị số 21/2001/CT-BTM của Bộ Thương Mại yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai một số việc sau đây:
- Tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện công tác ĐTXDCB qua từng thời kỳ (5 năm) của đơn vị để thấy rõ ưu, khuyết điểm về chủ trương đầu tư, hiệu quả đầu tư. Trên cơ sở đó đề ra định hướng, chương trình dự kiến đầu tư trong những năm sau.
- Tất cả các dự án bằng nguồn vốn Nhà nước đều phải được lập kế hoạch hàng năm và 5 năm để đăng ký với các cơ quan chức năng và được thẩm định kỹ càng.
- Tiến hành rà soát và bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác quản lý ĐTXDCB của đơn vị.
- Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở đơn vị phải được thực hiện khẩn trương, đảm bảo đúng chế độ quy định.
- Hàng năm, các đơn vị phải báo cáo về Sở theo các nội dung:
Đăng ký kế hoạch đầu tư XDCB và tình hình triển khai các dự án trong năm kế hoạch (thuộc các nguồn vốn) vào tháng 7.
Chủ đầu tư phải báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần (vào tháng 6 và tháng 12) về tình hình chất lượng công trình xây dựng của tất cả dự án đang triển khai để Sở tổng hợp báo cáo tỉnh.
Báo cáo tình hình thực hiện quyết toán vốn đầu tư XDCB đối với các công trình đã hoàn thành.
Những công việc trên chính là để giải quyết bất cập còn tồn đọng qua nhiều thời kỳ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm như chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ mà hầu hết các doanh nghiệp đều không thực hiện nghiêm túc, nhất là hệ thống công trình đầu tư bằng nguồn vốn tự huy động trong.
2.3. Về giám sát các dự án ĐTXDCB
Về thẩm quyền giám sát đầu tư ở hầu hết các công trình sử dụng vốn ngân sách và tín dụng đầu tư, Sở Kế hoạch Đầu tư đều thực hiện đúng. Nhưng ở những công trình dùng nguồn vốn tự bổ sung và tự huy động, một số doanh nghiệp đã xem nhẹ quản lý ĐTXDCB. Khi thẩm định không qua cơ quan chuyên môn, hoặc hồ sơ chưa đầy đủ mà quyết định vội vàng, dễ dẫn đến kém hiệu quả trong đầu tư. Những dự án phải thuê các tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thì chất lượng chưa cao, vì các tổ chức tư vấn thường không am hiểu nhiều về mặt kinh doanh, kinh tế mà chỉ chú trọng đến các vấn đề kỹ thuật của dự án. Do đó quá trình thẩm định và phê duyệt dự án thường phải kéo dài.
Căn cứ theo chỉ thị của UBND tỉnh đối với Quy chế phối hợp thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của tỉnh với những quy định cụ thể về:
- Các dự án đầu tư và cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt dự án đầu tư của các đơn vị trực thuộc tỉnh.
- Nội dung thẩm định đối với các dự án do tỉnh quyết định đầu tư
- Quy định đối với chủ đầu tư dự án
- Thời gian thẩm định và phê duyệt quyết toán dự án đầu tư của các đơn vị trực thuộc tỉnh
- Đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện thẩm định phê duyệt dự án đầu tư.
Như vậy, những doanh nghiệp trực thuộc tỉnh có thể xác định rõ yêu cầu cần có của dự án để chuẩn bị kỹ càng hơn, không bối rối trong việc nghiên cứu và xây dựng dự án, rút ngắn thời gian thẩm định.
Về công tác đấu thầu:
Công tác tổ chức đấu thầu có nhiều chuyển biến, hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng phổ biến, các gói thầu được áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu đều nằm trong phạm vi cho phép của pháp luật về đấu thầu.
Việc hướng dẫn thực hiện đấu thầu được thực hiện đầy đủ chính xác đến các đơn vị cơ sở theo quy chế quản lý ĐTXDCB, đấu thầu mà Nhà nước quy định. Tuy nhiên, phần lớn các công trình đều thuộc nhóm C, lại sử dụng VĐT từ nguồn tự khai thác nên việc đầu tư do đơn vị được phép quyết định và tự chịu trách nhiệm (theo mục 2 điều 12 của Nghị định 52/1999/NĐ-CP). Các nhóm dự án do Sở quản lý (thuộc nguồn vốn nằm trong kế hoạch hàng năm được Nhà nước phân bổ) lại ít, vốn đầu tư không nhiều. Các dự án này đều được thực hiện đấu thầu đúng quy chế của Nghị định 88/1999/NĐ-CP và 14/2000/NĐ-CP.
Về Quản lý chất lượng công trình:
Hiện nay, quản lý chất lượng công trình đã được nhận thức là một trong những khâu rất quan trọng. Công tác quản lý chất lượng công trình có ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị đích thực của sản phẩm xây dựng, tiến độ công trình so với kế hoạch đề ra, vốn đầu tư thực hiện so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
Các văn bản quy định, hướng dẫn quy trình, hệ thống tổ chức quản lý chất lượng xây dựng đã được ban hành. Ở tỉnh từng dự án đã có tổ chức giám sát, nghiệm thu chất lượng công trình. Mô hình quản lý chất lượng thông qua các tổ chức tư vấn giám sát thay cho mô hình cũ do chủ đầu tư tự tổ chức giám sát được áp dụng rộng rãi. Các cơ quan chức năng QLNN về chất lượng thường xuyên phổ biến, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức giám sát chất lượng ở công trường. Năng lực đội ngũ quản lý chất lượng công trình từng bước được nâng cao, trang thiết bị phục vụ công tác giám định được đổi mới, nâng cấp. Do vậy, công tác quản lý chất lượng công trình đã đi vào nền nếp.
Tại Sở Kế hoạch Đầu tư vẫn thường xuyên thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình, phát hiện và xử lý vi phạm bảo đảm chất lượng phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh. Hiện tại chưa có công trình nào có vi phạm trầm trọng.
2.4. Về công tác quản lý, hướng dẫn đầu tư xây dựng
Trong năm 2007, công tác quản lý đầu tư xây dựng đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, HĐND tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội tăng cường kiểm tra giám sát; các ngành, các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư đã có nhiều cố gắng nên đã có những chuyển biến tích cực.
- Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư đã được quan tâm và giao kế hoạch ngay từ đầu năm nên đã chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục. Tiến độ và chất lượng chuẩn bị hồ sơ dự án đầu tư, thiết kế và dự toán từng bước được nâng lên.
- Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng bước đầu đã có hiệu quả, các cơ quan đơn vị đã thực hiện khá tốt việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, thời gian xử lý hồ sơ được rút ngắn so với quy định của nhà nước, sự phối kết hợp giữa các ngành trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có những chuyển biến tích cực hơn, tránh được những hiện tượng phiền hà trong giải quyết thủ tục đầu tư. Chất lượng và thời gian thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư, thiết kế và dự toán đã được các ngành quan tâm chỉ đạo nên có tiến bộ so với những năm trước.
- Công tác phân bổ kế hoạch vốn cho các công trình, dự án được thực hiện sớm và tương đối tập trung, hạn chế thấp nhất việc phân bổ vốn cho các dự án khởi công mới vào cuối năm; trong quá trình thực hiện đã chủ động điều chỉnh kế hoạch một cách hợp lý. Ưu tiên bố trí thanh toán cho các dự án hoàn thành đã có quyết toán được phê duyệt, vì vậy đến nay cơ bản không còn nợ khối lượng XDCB của các dự án đã được phê duyệt quyết toán. Các dự án được giao kế hoạch đều phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đảm bảo đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Tiến độ và chất lượng thực hiện các công trình, dự án có chuyển biến khá hơn; công tác giám sát đánh giá đầu tư, kiểm tra các dự án sau đấu thầu đã được các ngành, các cấp quan tâm. Công tác quyết toán dự án hoàn thành đã được đẩy nhanh tiến độ.
Tuy nhiên trong công tác quản lý đầu tư xây dựng năm 2007 vẫn còn một số hạn chế, đó là:
- Kế hoạch vốn đầu tư năm 2007 vẫn còn phải giao thành nhiều đợt do không đáp ứng yêu cầu về hồ sơ, thủ tục.
- Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết chưa được quan tâm đúng mức. Một số ngành đề xuất những dự án quy hoạch chưa thực sự mang tính chiến lược và chưa thực sự cần thiết, dẫn đến việc sử dụng vốn đầu tư của nhà nước chưa thực sự hiệu quả. Chất lượng công tác quy hoạch chưa có những chuyển biến đáng kể.
- Công tác chuẩn bị đầu tư đã có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm, nhiều dự án được giao kế hoạch chuẩn bị đầu tư từ đầu năm hoặc từ những năm trước vẫn chưa được phê duyệt; kế hoạch năm 2007 có 64 dự án được giao chuẩn bị đầu tư nhưng đến nay mới có 23 dự án (36%) có hồ sơ được duyệt. Thời gian, chất lượng lập và thẩm định hồ sơ dự án, TK&DT vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều dự án phải điều chỉnh, bổ sung dự án, TK và dự toán, gây chậm trễ trong quá trình thi công.
- Công tác đấu thầu tuy có nhiều chuyển biến nhưng đối với một số dự án việc đấu thầu chưa thực sự cạnh tranh, không lựa chọn được những nhà thầu có đủ năng lực về tài chính và kỹ thuật để đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ.
- Tiến độ thực hiện và giải ngân của một số dự án vẫn chậm so với yêu cầu (trong tổng số vốn đã giải ngân có một phần tương đối lớn là ứng sau khi trúng thầu, thực chất là chưa có khối lượng). Đến hết tháng 11/2007, còn một số công trình giao kế hoạch từ đầu năm chưa khởi công xây dựng, một số chương trình, dự án không có đủ hồ sơ để giao kế hoạch phải điều chuyển vốn cho các dự án khác; một số chương trình, dự án giải ngân chưa đạt 50% kế hoạch. Trên cơ sở báo cáo của các chủ đầu tư, sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chủ tịch UBND tỉnh điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2007 trên 27.000 triệu đồng đối với một số dự án, hiện nay sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục phối hợp với các chủ đầu tư rà soát tiến độ giải ngân của các dự án và sẽ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn của những dự án không giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2007 trong tháng 12/2007.
Nguyên nhân của việc chậm tiến độ như trên là do:
- Quy định về thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng ngày càng phức tạp, nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng được ban hành và có hiệu lực như Thông tư 02 của Bộ Xây dựng, Thông tư 27 của Bộ Tài chính, Nghị định 99 của Chính phủ… có một số nội dung cần phải xử lý trong giai đoạn chuyển tiếp nên các ngành, các chủ đầu tư còn lúng túng trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, giá vật liệu, nhân công liên tục thay đổi nên phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán nhiều lần và tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2007 tăng đột biến so với những năm trước cũng gây khó khăn cho quá trình thực hiện.
- Năng lực và trách nhiệm của nhiều chủ đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực của các ban quản lý dự án nhìn chung còn yếu nên còn lúng túng trong quá trình làm việc và chưa thực sự giúp được các chủ đầu tư quản lý dự án.
- Việc chỉ đạo thực hiện đền bù GPMB chưa thực sự quyết liệt; cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị các huyện, xã có dự án đầu tư trên địa bàn chưa xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, dẫn đến có nhiều vướng mắc trong lĩnh vực này.
- Một bộ phận cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai và đầu tư xây dựng năng lực còn hạn chế, việc xử lý hồ sơ còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, dẫn đến chậm trễ, gây khó khăn cho các chủ đầu tư.
- Tuy sở Xây dựng đã có thông báo rộng rãi về năng lực của các đơn vị tư vấn, nhưng thực tế, một số chủ đầu tư vẫn hợp đồng với những đơn vị tư vấn thiếu năng lực, thời gian lập hồ sơ còn kéo dài và chất lượng chưa cao. Năng lực của lực lượng làm công tác thẩm định ở các ngành, các huyện còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công việc.
- Một số nhà thầu năng lực còn hạn chế, sau khi trúng thầu không tập trung máy móc, thiết bị, lao động kỹ thuật để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình và việc giảm giá trong đấu thầu cũng là nguyên nhân chậm trễ trong quá trình thi công.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QLNN VỀ ĐTXDCB TẠI TỈNH THANH HOÁ
I. Dự báo nhu cầu ĐTXDCB của tỉnh Thanh Hóa
1. Mục tiêu khái quát của tỉnh
Để đạt mục tiêu GDP bình quân đầu người của tỉnh bằng mức bình quân chung của cả nước (đạt khoảng 1.000 USD năm 2010) thì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006 - 2010 phải đạt khoảng 23%, GDP năm 2010 gấp 2,6 lần năm 2005 và 4,1 lần năm 2000. Đây là mức tăng trưởng quá cao, không có khả năng đạt được. Xuất phát từ năng lực thực tế của nền kinh tế những năm vừa qua, dự báo khả năng một số cơ sở công nghiệp, dịch vụ có thể đi vào sản xuất trong giai đoạn 2006 - 2010, cũng như triển vọng thu hút vốn đầu tư những năm tới, dự kiến các phương án phát triển trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 như sau:
a. Phương án cơ bản (theo quy hoạch đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt)
* Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 11%.
- GDP bình quân đầu người năm 2010: 750 USD.
- Giá trị gia tăng nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,3%/năm.
- Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 15,2%/năm.
- Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 10,6%/năm.
- Cơ cấu kinh tế năm 2010 như sau:
• Nông, lâm, ngư nghiệp: 23,4%
• Công nghiệp, xây dựng: 40,2 %
• Dịch vụ: 36,4%
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt trung bình 8% - 10%/năm, tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm là 27,6%, năm 2010 đạt trên 3.300 tỷ đồng.
- Sản lượng lương thực có hạt: 1,5 triệu tấn trở lên.
- Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2010 đạt 310 triệu USD, mức tăng bình quân hàng năm khoảng 27,6%.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 45.000 tỉ đồng
* Về xã hội:
- 100% số huyện, thị, thành phố hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2007.
- Giải quyết việc làm 5 năm cho 220.000 người.
- Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội: 55%
- Tỉ lệ lao động được đào tạo 38% trở lên vào năm 2010.
- Giảm hộ nghèo xuống còn 20% vào năm 2010.
- Giảm tỉ lệ sinh hàng năm 0,5%o; tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm dưới 1%
- 75% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010.
- Đến năm 2010, tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi còn 25%o, dưới 5 tuổi còn 32%o, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 25%; tỉ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản dưới 0,7%o, tuổi thọ trung bình của người dân nâng lên 73 tuổi.
- Đến năm 2010 đạt mật độ 20 máy điện thoại/ 100 dân
* Về môi trường
- Tỉ lệ che phủ rừng năm 2010 là 49%
- Đến năm 2010, 95% dân số thành thị và 90% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.
- Năm 2010, 100% số cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch, hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải. Tỉ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường là 50% trở lên.
b- Phương án tích cực
* Về kinh tế:
- Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 12%.
- GDP bình quân đầu người năm 2010: 780 USD
- Giá trị gia tăng nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,8%/năm.
- Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 16,3%/năm.
- Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 11,9%/năm.
- Cơ cấu kinh tế năm 2010 như sau:
• Nông, lâm, ngư nghiệp: 23,1%
• Công nghiệp, xây dựng: 40,4%
• Dịch vụ: 36,5%
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt trung bình 8% - 10%/năm, tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm là 23,3%, năm 2010 đạt trên 3.500 tỷ đồng.
- Sản lượng lương thực có hạt: 1,5 triệu tấn trở lên.
- Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2010 đạt 350 triệu USD, tốc độ tăng 27,6%/năm
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 50.000 tỉ đồng
* Về xã hội và môi trường: giữ nguyên như phương án cơ bản
Để đạt được mục tiêu trên, từng ngành, lĩnh vực cần thực hiện được những nhiệm vụ sau:
- Sản xuất nông nghiệp: áp dụng các biện pháp thâm canh, giống mới để ổn định sản lượng lương thực 1,5 triệu tấn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành, giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 28% năm 2005 lên 35% vào năm 2010, giá trị sản xuất thủy sản tăng 12%/năm trở lên, dự án phát triển vùng nguyên liệu giấy đạt hiệu quả cao, đủ 173.000 ha phục vụ cho nhà máy bột giấy Châu Lộc.
- Sản xuất công nghiệp: phát huy tối đa công suất một số nhà máy chế biến đã đầu tư như đường, chế biến dứa, tinh bột ngô, tinh bột sắn, súc sản, thủy sản; mở rộng công suất một số sản phẩm có nhu cầu thị trường ngày càng tăng như : bao bì PP lên 100 triệu sản phẩm/năm để đáp ứng nhu cầu sản xuất xi măng, bia lên 70 triệu lít/năm, các nhà máy gạch, phân bón...; các nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn thực hiện đúng tiến độ đầu tư dây chuyền II và năm 2008 đạt công suất tối đa (trên 8 triệu tấn).
Các sản phẩm mới trong kỳ kế hoạch như ô tô bắt đầu có sản phẩm vào năm 2007, đến năm 2010 đạt khoảng 40% công suất nhà máy (trên 14.000 chiếc), thủy điện Cửa Đạt bắt đầu phát điện năm 2008 và nhiệt điện Nghi Sơn phát điện vào năm 2010, sản lượng điện thương phẩm năm 2010 trên 2.000 triệu KWh; nhà máy sữa cho sản phẩm vào năm 2005 đến năm 2010 đạt 80.000 tấn; nhà máy giấy và bột giấy đi vào sản xuất năm 2008, đến năm 2010 đạt khoảng 50.000 tấn; nhà máy đóng tàu biển đi vào hoạt động từ năm 2008, sản lượng 30.000 - 50.000 tấn; nhà máy lắp ráp máy vi tính có sản phẩm vào năm 2006, đến năm 2010 sản xuất được 50.000 chiếc; mủ cao su đạt công suất 3.000 tấn từ năm 2008.
Các ngành dịch vụ có bước phát triển mới, nhất là thúc đẩy phát triển các dịch vụ: thương nghiệp, kinh doanh bất động sản, thông tin liên lạc, vận tải, du lịch - khách sạn nhà hàng… là những ngành có tỷ trọng cao trong cơ cấu dịch vụ.
Đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt mục tiêu đến năm 2010 có khoảng 8.000 doanh nghiệp như Nghị quyết 10/NQ-TU ngày 21/3/2005 của Tỉnh ủy.
c- Phương án phấn đấu cao
* Về kinh tế:
- Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 13%.
- GDP bình quân đầu người năm 2010: 800 USD
- Giá trị gia tăng nông, lâm, ngư nghiệp tăng 6,5%/năm.
- Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 17,2%/năm.
- Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 13,1%/năm.
- Cơ cấu kinh tế năm 2010 như sau:
+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 23%
+ Công nghiệp, xây dựng: 40,6%
+ Dịch vụ: 36,4%
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt trung bình 8% - 10%/năm, tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm là 23,3%, năm 2010 đạt trên 3.500 tỷ đồng.
- Sản lượng lương thực có hạt: 1,5 triệu tấn trở lên.
- Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2010 đạt 350 triệu USD, tốc độ tăng 27,6%/năm
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 60.000 tỉ đồng
* Về xã hội và môi trường: giữ nguyên như phương án cơ bản
Để đạt được mục tiêu như phương án phấn đấu cao, ngoài những yêu cầu như đối với phương án tích cực, cần có giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ sau:
Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, đến năm 2010, chăn nuôi chiếm 40% trong giá trị sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất thủy sản tăng trung bình 14,4%/năm trở lên. Các dự án công nghiệp phải đẩy nhanh tiến độ và lộ trình phát huy công suất tối đa: ô tô đến năm 2010 đạt 70% công suất (23.000 chiếc); có thêm một số sản phẩm mới như thép và phôi thép 60.000 tấn vào năm 2010, xi măng Ngọc Lặc 1.000.000 tấn, đóng tàu vận tải biển: 110.000 tấn, cụm công nghiệp dệt may đi vào hoạt động, đến năm 2010 đạt 15 triệu sản phẩm, trong đó xuất khẩu 10 triệu sản phẩm.
* Nếu dự án lọc dầu khởi công vào năm 2007 và hoàn thành vào cuối năm 2010 thì tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong kỳ kế hoạch tăng thêm khoảng 40.000 tỷ, nhưng do chưa có sản phẩm lọc dầu nên đóng góp vào tăng trưởng công nghiệp còn hạn chế, chủ yếu là góp phần tăng trưởng trong xây dựng, dịch vụ và một phần của các ngành công nghiệp phụ trợ. Tốc độ phát triển kinh tế như sau:
- Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 14,5%.
- GDP bình quân đầu người năm 2010: 860 USD
- Giá trị gia tăng nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,8%/năm.
- Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 19,3%/năm.
- Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 15,6%/năm.
- Cơ cấu kinh tế năm 2010 như sau:
• Nông, lâm, ngư nghiệp: 20,8%
• Công nghiệp, xây dựng: 42,5%
• Dịch vụ: 36,7%
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 90.000 - 100.000 tỉ đồng
Trong các phương án trên, phương án tích cực có tính khả thi cao hơn, phương án phấn đấu cao đòi hỏi các chỉ tiêu tăng trưởng khá cao, nhưng nếu có giải pháp chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt là việc sớm hình hành và phát triển khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn với những cơ chế chính sách thông thoáng, làm động lực để đẩy mạnh huy động vốn đầu tư, sớm triển khai các dự án công nghiệp lớn thì cũng có khả năng đạt được. Để vừa có cơ sở đảm bảo tính khả thi, vừa có tính phấn đấu cao, đề nghị lựa chọn phương án phát triển trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 như sau:
* Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 12% - 13%, phấn đấu đạt trên 13%
- GDP bình quân đầu người năm 2010: 780USD - 800 USD
- Giá trị gia tăng nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,8% - 6,5%/năm.
- Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 16,3% - 17,2%/năm.
- Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 11,9% - 13,1%/năm.
- Cơ cấu kinh tế năm 2010:
+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 23%
+ Công nghiệp, xây dựng: 40,6%
+ Dịch vụ: 36,4%
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách từ 8% - 10%/năm, tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm là 23,3% trở lên, năm 2010 đạt khoảng 3.500 tỷ đồng.
- Sản lượng lương thực có hạt: 1,5 triệu tấn trở lên.
- Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2010 đạt 350 triệu USD, tăng bình quân hàng năm 27,6%
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 50.000 - 60.000 tỉ đồng
* Về xã hội:
- 100% số huyện, thị, thành phố hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2007.
- Giải quyết việc làm 5 năm cho 220.000 người.
- Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội: 55%
- Tỉ lệ lao động được đào tạo 38% trở lên vào năm 2010.
- Giảm hộ nghèo xuống còn 20% vào năm 2010.
- Giảm tỉ lệ sinh hàng năm 0,5%o; tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm dưới 1%
- 75% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010.
- Đến năm 2010, tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi còn 25%o, dưới 5 tuổi còn 32%o, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 25%; tỉ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản dưới 0,7%o, tuổi thọ trung bình của người dân nâng lên 73 tuổi.
- Đến năm 2010 đạt mật độ 20 máy điện thoại/ 100 dân
* Về môi trường
- Tỉ lệ che phủ rừng năm 2010 là 49%
- Đến năm 2010, 95% dân số thành thị và 90% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.
- Năm 2010, 100% số cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch, hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải. Tỉ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường là 50% trở lên.
2. Mục tiêu ĐTXDCB
Trong 5 năm 2006 - 2010, phấn đấu huy động khoảng 50.000 - 60.000 tỷ đồng vốn đầu tư, bình quân hàng năm khoảng 10.000 - 12.000 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước khoảng 24%
- Vốn tín dụng đầu tư khoảng 18%
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước khoảng 6%
- Vốn đầu tư nước ngoài khoảng 12%
- Vốn đầu tư của dân cư và các thành phần kinh tế khác khoảng 40%
Đảm bảo theo quy hoạch và kế hoạch trong đầu tư nhằm phát huy hiệu quả và thúc đẩy phát triển kinh tế. Bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các vùng, miền và các ngành; đầu tư tập trung cho một số vùng kinh tế trọng điểm như Nghi Sơn, Bỉm Sơn, thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn, vùng kinh tế trọng điểm phía Tây… để tạo bước phát triển nhanh, tăng hiệu quả kinh tế, đặc biệt là ưu tiên đầu tư để khu Nghi Sơn sớm trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh; đồng thời ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu vực miền núi, nhất là giao thông, cấp điện và nước sạch.
Xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu đô thị loại II; đẩy mạnh việc quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới gắn với mở rộng thành phố ven bờ sông Mã. Xây dựng kết cấu hạ tầng các đô thị Nghi Sơn, Ngọc Lặc; cải thiện hạ tầng các thị xã, thị trấn, huyện lỵ, thị tứ để đến năm 2010 có dân số đô thị khoảng 1 triệu người, chiếm 25% dân số toàn tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ đường giao thông được nhựa hoá và bê tông hoá đạt 35%. Tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến đường nối các huyện phía Tây, Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Thanh Hoá, Đại lộ Nam Sông Mã, đường vào các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, một số tuyến đường vùng nguyên liệu sắn, dứa. Tiếp tục nâng cấp các Quốc lộ 10, 45, 47, 15A (đoạn từ Ngọc Lặc nối với Hoà Bình). Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các cảng tại Nghi Sơn; nghiên cứu mở rộng quy mô một số cảng sông quan trọng như cảng Lễ Môn, cảng Lèn, cảng Hàm Rồng, đồng thời đầu tư nạo vét hệ thống sông, kênh và hoàn thiện hệ thống phao tiêu, biển báo tạo điều kiện phát triển mạnh vận tải thủy. Xây dựng tuyến đường sắt vào khu công nghiệp Nghi Sơn khi có điều kiện, đồng thời đề xuất với Chính phủ để sử dụng một phần sân bay Sao Vàng vào mục đích dân sự.
Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ ở miền núi, các công trình tiêu úng, chống lũ, các dự án cấp nước sạch ở vùng đồng bằng và vùng ven biển; từng bước giải quyết tưới cho cây công nghiệp như tưới mía vùng Thạch Thành, Nông Cống. Hoàn thành công trình hồ chứa nước Cửa Đạt, tiêu úng Hà Trung, Nga Sơn, Bỉm Sơn, vùng sông Hoàng, sông Yên, sông Nhơm, hệ thống tiêu Đông - Thiệu - Thị và dự án phân lũ, chậm lũ vùng Thạch Thành - Vĩnh Lộc… Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật nghề cá: Âu trú bão Lạch Hới, cảng cá Hoà Lộc, hoàn thiện các cảng cá Lạch Bạng và Lạch Hới, đầu tư các cảng cá Quảng Nham, lạch Trường, lạch Ghép, lạch Sung...
Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện trung - hạ thế để từ năm 2007 trở đi có 100% số xã được dùng điện lưới quốc gia, tỷ lệ tổn thất điện năng giảm xuống còn 6,9%, tiến tới bán điện trực tiếp đến hầu hết các hộ dân trong toàn tỉnh. Đầu tư mở rộng trạm các trạm biến áp 220 KV Ba Chè và Nghi Sơn; đầu tư mới các trạm biến áp 110 KV phục vụ cấp điện cho nhà máy bột giấy Hậu Lộc, nhà máy ô tô Bỉm Sơn... Hoàn thành dự án đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn bằng nguồn vốn vay WB giai đoạn 2 cho 50 xã và tiếp tục đầu tư nâng cấp chống quá tải lưới điện cho các xã còn lại.
Tập trung đầu tư trường Đại học Hồng Đức và một số trường chuyên nghiệp như: trường dạy nghề Ngọc Lặc, trường Cao đẳng y tế, trường trung học nông lâm nghiệp, trường kỹ thuật công nghiệp, trường dạy nghề thủ công nghiệp…đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông theo hướng trường chuẩn quốc gia, đồng thời đẩy nhanh tiến độ kiên cố hoá trường lớp học; đến năm 2010 100% trường lớp học được kiên cố hoá.
Hoàn thành cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá Bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 620-650 giường bệnh, tăng cường trang thiết bị và đào tạo mở rộng một số chuyên khoa sâu như thận - tiết niệu, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật chấn thương - sọ não… Hoàn thành xây dựng mới Bệnh viện nhi, Bệnh viện khu vực Ngọc Lặc và một số bệnh viện tuyến huyện, đảm bảo 100% số xã có trạm y tế xã; đầu tư cho các trung tâm y tế dự phòng đủ điều kiện phát hiện kịp thời các loại dịch bệnh và các bệnh xã hội như lao, HIV/AIDS, tâm thần....Chú trọng đầu tư xử lý chất thải, nước thải các bệnh viện, trung tâm y tế đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đầu tư hoàn thiện Trung tâm truyền hình kỹ thuật số; triển khai xây dựng đài phát sóng phát thanh, truyền hình tại Bá Thước để phủ sóng khu vực miền núi và xây dựng một số trạm phát sóng phát thanh - truyền hình ở các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá phục vụ đồng bào miền núi cao. Quy hoạch khu liên hợp thể thao và xây dựng Trung tâm đào tạo vận động viên Bắc Trung bộ.
Tranh thủ vốn đầu tư thông qua các chương trình, dự án, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, bố trí một phần từ vốn ngân sách và huy động đóng góp của nhân dân để đến năm 2010 tất cả các thị trấn huyện lỵ đều được cung cấp nước sạch.
II. Các giải pháp
Thực hiện những nhiệm vụ chung của toàn tỉnh và nhiệm vụ riêng về ĐTXDCB trong thời kỳ mà tiến trình hội nhập ở giai đoạn có nhiều tác động mạnh đến các hoạt động của tỉnh như: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đồng thời Việt Nam ra nhập và là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO cần tiến hành các giải pháp sau:
1. Xác định đúng đắn sự phát triển của tỉnh làm cơ sở xác định mục tiêu, nhu cầu ĐTXDCB.
ĐTXDCB là hoạt động tạo nền nền tảng cho sản xuất và phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Nó nằm trong cơ cấu của Sở kế hoạch đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Vì vậy, cần xác định đúng đắn mục tiêu phát triển ngắn hạn, dài hạn của tỉnh để có cơ sở xác định mục tiêu, nhu cầu ĐTXDCB. Xác định được những nội dung này, việc ĐTXDCB sẽ diễn ra liền mạch và có tác động tích cực, phục vụ tốt mục tiêu phát triển chung.
2. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện kế hoạch hoá công tác ĐTXDCB
- Đẩy mạnh công tác QLNN về ĐTXDCB thông qua biện pháp giám sát, hỗ trợ và tư vấn về những vấn đề cốt lõi của ĐTXDCB như: chủ trương đầu tư; quy mô, tổng mức, nguồn vốn, quy chế đấu thầu, chất lượng công trình trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc làm ăn đúng pháp luật, để hạn chế những sai sót, lãng phí và tiêu cực trong công tác đầu tư.
- Tăng cường hơn nữa quan hệ giữa tỉnh với các doanh nghiệp trực thuộc trên ba phương diện chủ yếu: Mục tiêu và định hướng sản xuất kinh doanh; hiệu quả kinh tế, xã hội của sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức cán bộ.
- Tổ chức tập huấn, phổ biến, hội thảo các chế độ, chính sách về quản lý ĐTXDCB của Nhà nước một cách kịp thời và rộng khắp đến các doanh nghiệp .
- Kết hợp công tác QLDN, quản lý vốn giữa các vụ chức năng để nâng cao chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê.
- Chấn chỉnh lại bộ phận quản lý về ĐTXDCB của các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, theo một hệ thống ngành dọc.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp có dự án đầu tư
3. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý ĐTXDCB của tỉnh
Cơ chế thị trường với môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt đòi hỏi người cán bộ phải có phẩm chất chính trị tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ mới có thể đứng vững và công tác tốt. Vì vậy, không chỉ với đội ngũ cán bộ quản lý ĐTXDCB mà với cán bộ toàn ngành cần phải xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp yêu cầu kinh doanh và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
Trước yêu cầu đó, phải xác định và tiến hành các khâu trong công tác cán bộ một cách có chất lượng và hiệu quả:
- Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh đội ngũ cán bộ hiện có, bổ sung các cán bộ đủ tiêu chuẩn, đủ triển vọng phát triển, đồng thời thay những cán bộ không đủ năng lực điều hành, quản lý, vi phạm đạo đức, lối sống.
- Tuyển chọn cán bộ quản lý ĐTXDCB: từ yêu cầu cụ thể của vị trí công tác và yêu cầu chung của toàn ngành để xác định yêu cầu tuyển chọn. Sử dụng các biện pháp tuyển chọn như: Thi tuyển, thử nghiệm… từ đó lựa chọn được người phù hợp.
- Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ quản lý ĐTXDCB:
Nâng cao trình độ lý luận, rèn luyện quan điểm, lập trường tư tưởng cho cán bộ, công chức nhà nước.
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức và quản lý cho cán bộ. Có hai cách nâng cao: đào tạo qua trường lớp và đào tạo qua thực tiễn.
Khi xây dựng nội dung đào tạo quản lý ĐTXDCB phải kết hợp lý luận cơ bản với khoa học quản lý hiện đại, chuyên môn nghiệp vụ phải gắn với kiến thức kinh tế thị trường, phù hợp yêu cầu của cơ chế thị trường.
- Xây dựng phẩm chất đạo đức và phong cách quản lý cho cán bộ, công chức QLNN về ĐTXDCB.
Khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, hối lộ, tiêu xài lãng phí đi đôi với xây dựng phong cách quản lý có văn hoá; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong QLNN về ĐTXDCB.
- Đánh giá và sử dụng cán bộ quản lý ĐTXDCB
4. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống chỉ tiêu hiệu quả
- Tập trung rà soát, bổ sung hoàn chỉnh lại một số cơ chế, chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu xây dựng một số chính sách mới theo hướng ổn định, thông thoáng, công khai, lâu dài, dễ thực hiện và dễ kiểm tra để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số chính sách đã ban hành như:
+ Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào KCN Lễ Môn, Nghi Sơn, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
+ Chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu
+ Chính sách hỗ trợ kinh phí phát triển các vùng nguyên liệu
+ Chính sách hỗ trợ phát triển giống thủy sản
+ Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi và một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp khác.
Nghiên cứu xây dựng, ban hành một số chính sách mới:
+ Chính sách hỗ trợ kích cầu đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.
+ Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài
+ Cơ chế phân cấp đầu tư và hỗ trợ đầu tư xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng ở nông thôn.
- Tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư, nhanh chóng cải thiện kết cấu hạ tầng, giao thông, điện, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến đất đai, đầu tư xây dựng và thành lập doanh nghiệp. Các ngành chức năng nghiên cứu, xây dựng quy định về hồ sơ thủ tục, trách nhiệm và thời gian giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp và các nhà đầu tư, theo hướng đơn giản hóa và rút ngắn thời gian xử lý công việc.
5. Những giải pháp cụ thể khác
- Doanh nghiệp phải nghiên cứu cẩn thận các dự án đầu tư từ khâu điều tra khảo sát ban đầu đến phân tích hiệu quả tài chính-kinh tế.
Những khâu chuẩn bị ban đầu này có tác động rất lớn đến hiệu quả công trình sau này. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự quan tâm nghiên cứu tỉ mỉ, có đầy đủ thông tin và số liệu đáng tin cậy, xác định những rủi ro có thể gặp phải, những điều kiện của bản thân doanh nghiệp về vốn, năng lực sản xuất … trước khi quyết định đầu tư. Doanh nghiệp không nên chỉ quan tâm đầu vào, tạo ra năng lực sản xuất, mà cần quan tâm đầu ra của sản phẩm từ đó mới xác định được quy mô, tổng mức đầu tư phù hợp của dự án
- Công tác lựa chọn các tổ chức tư vấn thiết kế phải thật thận trọng, và trong quá trình thiết kế, doanh nghiệp nên cử các chuyên viên kỹ thuật của mình tham gia góp ý về các yêu cầu và kinh nghiệm sử dụng để hồ sơ đảm bảo chất lượng. Chú trọng đến không chỉ yêu cầu kỹ thuật mà cả yêu cầu về hiệu qua sản xuất kinh doanh của công trình, điều kiện về kinh tế của doanh nghiệp để hồ sơ thiết kế có tính khả thi cao.
- Doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các trình tự XDCB: phải tổ chức Ban quản lý dự án đầy đủ thành phần và năng lực quản lý công tác XDCB.
- Khi liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư khác kể cả nước ngoài phải nghiên cứu kỹ đối tác: các thông tin về tài chính, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, tình hình kinh doanh ở Việt Nam và trên thế giới của đối tác. Cần có những bảo đảm chắc chắn nhất để liên doanh không đổ bể hay bị ngừng tạm thời gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- Các chủ đầu tư nếu không có vốn thì kiên quyết không đầu tư , vốn ít thì không đầu tư tràn lan; Không vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất cao để đầu tư. Nếu vậy Ngân hàng phải xem xét các ưu đãi, thời gian ân hạn không phải trả lãi và gốc trong thời gian đầu tư, nếu không được ân hạn không vay.
Không đầu tư tràn lan khi tiềm năng vốn không có. Khi đầu tư cần tập trung dứt điểm từng hạng mục sớm đưa vào khai thác sử dụng để thu hồi vốn.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích và số liệu cụ thể ở trên, có thể thấy tầm quan trọng của quản lý đầu tư nói chung và QLNN về ĐTXDCB nói riêng. Việc quản lý ĐTXDCB hiệu quả có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của từng địa phương, từng ngành và cả nước, phục vụ đời sống nhân dân.
Hiện nay cánh cửa thu hút đầu tư của Thanh Hóa đang rộng mở, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thanh Hóa tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư được hưởng những quyền lợi cao nhất, với nghĩa vụ thấp nhất (theo khung chính sách quy định của Chính phủ).Các nhà đầu tư được bảo đảm an ninh, an toàn cao nhất khi hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Thanh Hóa.Đó là nhờ công tác quản lý ĐTXDCB đã phát huy vị trí và vai trò của mình tạo cơ sở vật chất, phát triển ngành. Tuy nhiên so với yêu cầu của tình hình và thực trạng phát triển đòi hỏi công tác này phải vươn lên một tầm mới có tính khoa học, khách quan và hoàn thiện hơn, khắc phục những mặt tồn tại. Như vậy, hoàn thiện quản lý ĐTXDCB là việc cần thiết, có tính thời sự.
Để thực hiện được điều này, cần có sự quan tâm của Nhà nước, lãnh đạo ngành, và của các đơn vị cơ sở. Các chủ thể tham gia quản lý ĐTXDCB phải tuân thủ chặt chẽ trật tự, kỷ cương thủ tục trình tự ĐTXDCB; khắc phục những tiêu cực, vi phạm của các chủ thể quản lý; Khắc phục những hạn chế khách quan … để giảm lãng phí thất thoát tham nhũng.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, mọi sự luôn biến đổi không ngừng.Vì vậy, mọi cơ chế, chính sách về quản lý ĐTXDCB cũng cần có những biến đổi hoàn thiện cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Với cách nhìn nhận xét đoán tỉnh táo, khách quan, các chủ thể quản lý cần không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý ĐTXDCB; góp phần vào tiến trình đổi mới của đất nước, đưa Thanh Hóa vững bước đi lên, tạo cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Do kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên bài chuyên đề này còn nhiều khiếm khuyết, em mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá, phòng Tổng Hợp và các thầy cô giáo trong khoa Khoa Học Quản Lý, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo và góp ý tận tình của cô giáo PGS.TS Đoàn Thu Hà đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khoa học quản lý tập I,II – Chủ biên: PGS.TS Đoàn Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa Học và Kỹ Thuật – Hà Nội(2004)
Quản lý Nhà nước về kinh tế – Chủ biên: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu – NXB Lao Động Xã Hội – Hà Nội(2005)
Chính sách Kinh tế Xã hội – Chủ biên: PGS.TS Đoàn Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa Học và Kỹ Thuật – Hà Nội(2006)
Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước – Chủ biên: PGS.TS Mai Văn Bưu – NXB Khoa Học và Kỹ Thuật – Hà Nội(2001)
Kinh tế đầu tư – Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai – NXB Khoa Học và Kỹ Thuật – Hà Nội(2004)
Thủ tướng Chính phủ – Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999
Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa – Báo cáo kế hoạch đầu tư phát triển năm 2006
Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa – Báo cáo kế hoạch đầu tư phát triển năm 2007
Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa – Báo cáo kế hoạch đầu tư phát triển năm 2008
Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa – Báo cáo định hướng kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội, Quốc phòng - An Ninh 5 năm 2006-2010
Một số tài liệu thực tế tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Website: www.thanhhoa.gov.vn
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12308.doc