Về cách thức gửi thư xác nhận. Việc gửi thư xác nhận có vai trò rất quan trọng trong chu trình này. Thông qua gửi thư xác nhận, KTV sẽ thu thập được bằng chứng kiểm toán trung thực và khách quan hơn bởi nó được cung cấp bởi bên thứ ba độc lập. Có hai dạng gửi thư xác nhận: thư xác nhận dạng khẳng định (positive confirmation) và thư xác nhận dạng phủ định (negative confirmation). Thư xác nhận khẳng định yêu cầu trong bất kỳ trường hợp nào khách hàng cũng phải gửi thư phản hồi, còn thư xác nhận phủ định thì ngược lại. Gửi thư xác nhận dạng khẳng định thường có chi phí cao hơn so với gửi thư xác nhận nhưng có đem lại bằng chứng trung thực, khách quan và đáng tin cậy hơn. Hiện tại, công ty chỉ sử dụng hình thức gửi thư xác nhận dạng khẳng định mà không sử dụng hình thức gửi thư xác nhận dạng phủ định. Rõ ràng, gửi thư xác nhận khẳng định đem lại bằng chứng kiểm toán tin cậy hơn nhưng trong một số trường hợp KTV vẫn có thể gửi thư xác nhận dạng phủ định để giảm thiểu chi phí. KTV có thể gửi thư xác nhận khẳng định trong một số trường hợp sau:
• Khi có số ít các khoản phải thu nhưng có qui mô, số tiền lớn, tính trọng yếu cao, hoặc đối với các khách hàng thường xuyên quan trọng.
• Khi KTV nghi vấn về mức độ sai phạm của các khoản phải thu.
• Nếu trong năm trước, tỷ lệ thư phủ định phản hồi thấp, KTV nên tăng gửi thư xác định khẳng định, giảm thư phủ định
91 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện qui trình kiểm toán chu trình bán hàng –thu tiền trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty mẹ cung cấp.
+ Ban quản lý: Trong kỳ vừa qua, công ty không họp hội đồng quản trị lần nào nên không có sự thay đổi về nhân sự. Ban quản lý là những người trong cuộc họp hội đồng quản trị năm 2006
+ Khách hàng: chủ yếu là công ty mẹ
+ Giá trị: Doanh thu và lợi nhuận trước thuế bắt đầu tăng. Công ty có chính sách bán hàng hợp lý, đảm được được chất lượng hàng bán ra.
+ Đối thủ cạnh tranh: không có đối thủ cạnh tranh do đã được chỉ định chỉ bán hàng cho công ty mẹ ở Hong Kong.
Đồng tiền hạch toán là Đô la Mỹ
d. Đánh giá trọng yếu.
Căn cứ để đánh giá tính trọng yếu (benchmark) là tổng doanh thu. Tổng doanh thu là 4,007,520 USD, đây là giá trị có được từ các BCTC trước kiểm toán. Kiểm toán viên lựa chọn chỉ tiêu này để đánh giá vì khách hàng đưa ra báo cáo rằng trong năm, công ty hoạt động không có lãi và KTV nghi ngờ về điều này.
Mức trọng yếu (measurement percentage) được đánh giá nằm trong khoảng từ 0.25-0.5% ( mức trọng yếu đã được qui định trước đối với từng khoản mục). Hệ thống KSNB được đánh giá là hoạt động tốt, do đó KTV chọn mức trọng yếu là 0.5%.
Độ trọng yếu
4,007,520 USD x 0.5 % = 20,038 USD
Tổng sai phạm (Tolerable Error Amount) trước thuế
20,038 USD : (100%-0%) = 20,038USD
Trên cơ sở đó, KTV xác định qui mô của các bút toán điều chỉnh và phân loại lại. Qui mô của các bút toán này nằm trong khoảng từ 5%-10% ( theo qui định chuẩn). KTV nhận thấy rủi ro kiểm toán thấp, do đó chọn qui mô của bút toán là 10%.
20,038USD x 10% = 2,004USD
Các khoản sai phạm vượt quá giá trị này đều được coi là sai phạm trọng yếu và KTV sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh.
e. Đánh giá ban đầu về rủi ro.
Rủi ro gian lận: hàng tồn kho ghi nhận không đầy đủ, tính toán giá trị hao mòn của tài sản cố định không phù hợp với VSA
Rủi ro xử lý và công bố thông tin : Công ty mới đi vào hoạt động, khả năng xử lý thông tin không đầy đủ, các khoản phải thu và doanh thu nội bộ ghi nhận chưa đầy đủ.
f. Đối chiếu với BCTC ( FS linkage)
Qua đối chiếu với BCTC, KTV đánh giá sự ảnh hưởng của các rủi ro đến BCTC, qua đó xác định được các tài khoản có mức rủi ro cao phải áp dụng kiểm tra toàn diện hoặc các khoản trọng yếu có độ rủi ro thấp để áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ trọ
g. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền
Đầu vào : đơn đặt hàng, hợp đồng.
* Chu trình hoạt động
Qui trình
Kiểm soát
Nhận đơn đặt hàng
Công ty chỉ có duy nhất một khách hàng là công ty mẹ Korg HK Ltd .
Sau khi nhận đơn mua hàng qua mail, Ms Ngân- trợ lý giám đốc sẽ thảo luận với phòng sản xuất về khả năng sản xuất và có quyết định chấp nhận đơn đặt hàng hay không. Sau khi đơn đặt hàng được giám đốc phê duyệt, Ms Ngân sẽ bàn với khách hàng về thời gian giao hàng và địa điểm.
Ms Ngân cũng chịu trách nhiệm làm các thủ tục hải quan (hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan..) Từ tháng , Ms Nhân- phòng xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm và Ms Ngân kiểm tra lại các giấy tờ trên
Tất cả đơn đặt hàng đều được Ms.Ngân- trợ lý giám đốc phê duyệt
Sản xuất
Sản xuất dựa trên đơn đặt hàng
Giao hàng và xuất hóa đơn
Công ty giao hàng theo ngày đã thỏa thuận với khách hàng.
Ms Ngân chuẩn bị các giấy tờ cần thiết: hóa đơn thương mại.. sau đó giao lại cho Ms Thơm- phòng kỹ thuật, Ms Nhật- thủ kho để xuất hàng.
Ms. Nhật – Thủ kho, lập phiếu xuất kho để kiểm tra số hàng bán theo đúng đơn đặt hàng. Ms. Thơm kiểm tra lại về số lượng hàng, kiểu dáng. Sau đó, chuyển qua Ms Thúy để ghi nhận doanh thu.
Công ty được miễn thuế, không có VAT.
Giá là giá FOB.
- Ms. Ngân kiểm tra và phê duyệt các hóa đơn thương mại trước khi xuất
- Ms. Hằng lập Báo cáo bán hàng để đối chiếu lại doanh thu với Ms.Thuy.
- Ms.Nhật lập báo cáo kho để đối chiếu số lượng hàng xuất/nhập trong tháng vào cuối tháng với Ms Thủy.
Ghi nhận doanh thu
Ms. Thuý ghi nhận doanh thu dựa trên hóa đơn thương mại, thẻ kho về số lượng, ngày xuất kho cũng là ngày lập vận đơn. Công ty cũng nhận được tờ khai hải quan … từ công ty Vijico sau ngày chuyển hàng 1-2 ngày.>> Rủi ro ghi nhận doanh thu không đúng kỳ thấp.
Thu tiền
Công ty bán hàng cho công ty mẹ, vì vậy có thể bù trừ khoản phải thu và phải trả giữa hai công ty. Đôi khi, công ty nhận được tiền thu bán hàng bằng tiền mặt.
Hàng bán trả lại, dự phòng
Không có hàng bán trả lại, không có dự phòng trong kỳ
* Đầu ra : Báo cáo thành phẩm, sổ cái Tk 511, 131, bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Qua tìm hiểu về hệ thống KSNB của công ty, KTV đánh giá hệ thống KSNB thiết kế hiệu quả, và đơn giản do quy mô hoạt động nhỏ. Vì vậy KTV quyết định tập trung sử dụng các thử nghiệm cơ bản để thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong kiểm toán.
2.2.2 Thực hiện kiểm toán
2.2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát
Công ty không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng –thu tiền, chủ yếu dựa vào các thử nghiệm cơ bản để thu thập bằng chứng nhằm đưa ra ý kiến kiểm toán. Điều này cũng được chú thích rõ trong hồ sơ kiểm toán năm.
2.2.2.2 Thử nghiệm chi tiết
a) Nghiệp vụ doanh thu
Thủ tục phân tích
Khách hàng: XYZ
31/12/2007
Số tham chiếu :Z1000
Người lập : DTT
Ngày: 31.12.07
Người soát xét:
Mục tiêu : Đánh giá tính đầy đủ, tồn tại, chính xác, phân loại của doanh thu bán hàng
Thực hiện: Phân tích sự biến động của doanh thu trong năm.
Chỉ tiêu
Chưa kiểm toán
31/12/2007
Đã kiểm toán
31/12/2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Phải thu khách hàng
4,007,520
1,778
1,247,564
163%
Tháng
Doanh thu
Trên sổ cái 511
1
401,222
2
-
3
365,760
4
231,996
5
504,300
6
214,350
7
499,800
8
353,700
9
187,050
10
556,500
11
276,450
12
Tổng
416,392
4,007,520
Ghi chú: Doanh thu bán hàng tăng hơn trước do các tăng số lượng các đơn đặt hàng từ phía công ty mẹ. Doanh thu biến động cùng chiều với số lượng hàng bán. Trong 3 tháng cuối năm, doanh thu có tăng cao hơn trước do công ty đã nâng mức giá bán mối đơn vị sản phẩm.
Do qui mô của khách hàng XYZ nhỏ nên KTV không thực hiện thêm các thủ tục phân tích đối với chỉ tiêu doanh thu.
Kết luận : Mục tiêu đã đạt được.
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Do công ty không sử dụng nhiều thử nghiệm kiểm soát, vì vậy KTV tập trung sử dụng nhiều thử nghiệm cơ bản trong đó thủ tục kiểm tra chi tiết, kiểm tra các chứng từ kế toán.
Khách hàng: XYZ
31/12/2007
Số tham chiếu :Z1000
Người lập : DTT
Ngày: 31.12.07
Người soát xét:
Mục tiêu : Đảm bảo tính đầy đủ, tồn tại, tính toán, chính xác, đúng kỳ của doanh thu
Thực hiện: Kiểm tra tính hợp lý của các chứng từ liên quan.
Ngày
Diễn giải
Số tiền
Kiểm tra
25/01/2007
02/03/2007
3/4/2007
4/5/2007
25/5/2007
25/6/2007
1/7/2007
20/7/2007
21/7/2007
23/8/2007
25/8/2007
20/9/2007
1/10/2007
17/10/07
31/10/2007
13/11/2007
25/12/2007
25/12/2007
25/12/2007
Doanh thu tháng 1
Doanh thu tháng 3
Doanh thu tháng 4
Doanh thu tháng 5
Doanh thu tháng 5
Doanh thu tháng 6
Doanh thu tháng 7
Doanh thu tháng 7
Doanh thu tháng 7
Doanh thu tháng 8
Doanh thu tháng 8
Doanh thu tháng 9
Doanh thu tháng 10
Doanh thu tháng 10
Doanh thu tháng 10
Doanh thu tháng 11
Doanh thu tháng 12
Doanh thu tháng 12
Doanh thu tháng 12
Tổng
Tổng trên sổ
% đã kiểm tra
401,222
365,760
231,680
165,086
339,214
214,350
130,500
132,300
237,000
152,700
201,000
187,050
204,000
151,500
201,000
276,450
212,130
600
203,662
4,007,520
4,007,520
100%
CI, B, P, PO, D,
CI, B, P, PO, D,
CI,I,P,D,PO,B,A
CI,I,P,D,PO,B,A
CI,I,P,D,PO,B,A
CI,I,P,D,PO,B,A
CI,I,P,D,PO,B,A
CI,I,P,D,PO,B,A
CI,I,P,D,PO,B,A
CI,I,P,,PO,B,A
CI,I,P,,PO,B,A
CI,I,P,,PO,B,A
P,CI,PO,B,D, A
P,CI,PO,B,D, A
P,CI,PO,B,D, A
P,CI,PO,B,D, A
CI,P,PO,B,D, A
CI,P,PO,B,D, A
CI,P,PO,B,D
Ghi chú:
CI: đơn đặt hàng PO: đơn đặt hàng B: vận đơn D: tờ khai hải quan
A: biên bản giao hàng P: danh sách hàng nhập khẩu
KTV đã kiểm tra giao dịch bán hàng đầu tháng 1/2008 trên sổ và trên vận đơn, đồng ý với ghi nhận của kế toán, đảm bảo doanh thu đã được ghi nhận đúng kỳ.
Kết luận Mục tiêu đã đạt được
b) Nghiệp vụ thu tiền
Khách hàng: XYZ
31/12/2007
Số tham chiếu :Z200
Người lập : DTT
Ngày: 31.12.07
Người soát xét:
Chỉ tiêu
Chưa kiểm toán
31/12/2007
Đã kiểm toán
31/12/2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Phải thu nội bộ
711,101
1,778
709,324
399%
ABC chỉ bán hàng cho công ty mẹ, do đó các khoản phải thu khách hàng chủ yếu là phải thu nội bộ. Các khoản phải thu và phải trả với công ty mẹ sẽ được bù trừ với nhau, do đó công ty thường không nhận được tiền bán hàng qua chuyển khoản hay tiền mặt. Do đó, KTV không cần kiểm tra nghiệp vụ thanh toán khoản phải thu.
2.2.3 Kết thúc kiểm toán
Sau khi kết thúc kiểm toán, KTV đánh giá lại qui trình kiểm toán bán hàng –thu tiền. Doanh thu tăng nên do nhận thêm đơn đặt hàng từ công ty mẹ. Doanh thu biến động cùng chiều với các khoản phải thu. Công ty không phải trích lập dự phòng nợ khó đòi cho thấy tình hình tài chính của công ty mẹ tương đối tốt.
Qua quá trình kiểm toán, KTV đánh giá các báo cáo tài chính được lập theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam, khách hàng tuân thủ pháp luật tốt, không có sự kiện đặc biệt nào phát sinh sau ngày kiểm toán. KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
2.3 So sánh phương pháp kiểm toán giữa hai công ty ABC và XYZ.
Giống nhau:
Phương pháp kiểm toán thực hiện tại hai công ty ABC và XYZ nêu trên đều tuân theo phương pháp kiểm toán chung của công ty, phương pháp kiểm toán đánh giá dựa trên đánh giá rủi ro, tức là phương pháp kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro, tìm hiểu và xác định rủi ro tiềm tàng với khách hàng, kiểm tra tính hiệu quả trong việc ngăn chặn hoặc phát hiện, sửa chữa kịp thời các sai sót do rủi ro đem lại hoặc thực hiện các thử nghiệm cơ bản cần thiết để giảm rủi ro xuống mức chấp nhận được. Sau khi nhóm kiểm toán đưa ra các xét đoán chuyên môn để xác định rủi ro kiểm toán (mức độ không hiệu quả của các thủ tục kiểm toán trong việc giảm những rủi ro sai sót nhất định xuống mức có thể chấp nhận được), KTV sẽ thực hiện kiểm soát rủi ro kiểm toán. Mục tiêu của giai đoạn này nhằm làm giảm các rủi ro kiểm toán còn lại xuống mức chấp nhận được, thông qua các thủ tục phân tích và thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. Các thủ tục phân tích giúp KTV tìm ra các khoản mục không hợp lý, các biến động bất thường hay các tỷ suất quay vòng không đúng với chính sách đã được thiết lập của công ty khách hàng. Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với quá trình bán hàng –thu tiền nhằm hướng tới đảm bảo các mục tiêu: tính có thực, tính đầy đủ, tính định giá, tính chính xác số học, mục tiêu trình bày và khai báo, quyền và nghĩa vụ, tính kịp thời và phê chuẩn.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, sau khi kết hợp với các bằng chứng kiểm toán thu thập được cho các khoản mục khác trên các báo cáo tài chính, KTV nhận thấy không có sai sót trọng yếu nào trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính đối với cả hai công ty ABC và XYZ. Vì vậy, KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần cho báo cáo kiểm toán.
Khác nhau:
Công ty ABC
Công ty XYZ
Lập kế hoạch kiểm toán
ABC là khách hàng cũ, giai đoạn lập kế hoạch thường đơn giản. Việc chuẩn bị nhân sự, đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB được thực hiện tốt.
Khi đánh giá tính trọng yếu, KTV lựa chọn chỉ tiêu là lợi nhuận sau thuế để làm tiêu chuẩn đánh giá. KTV lựa chọn chỉ tiêu này do ABC là công ty lớn, hệ thống KSNB hoạt động tương đối tốt, lợi nhuận sau thuế trong năm tài chính tương đối cao. Hơn nữa, các cổ đông, ban giám đốc quan tâm nhiều đến chỉ tiêu lợi nhuận. Vì vậy, khả năng sai phạm nhằm tăng lợi nhuận để đảm bảo các mục tiêu đã đề ra lớn. KTV lựa chọn chỉ tiêu này để đánh giá
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
ABC là công ty có qui mô lớn, qui trình kinh doanh phức tạp với nhiều nghiệp vụ phát sinh. Để có thể kiểm tra được tất cả các giao dịch liên quan đến chu trình bán hàng –thu tiền, KTV không thể sử dụng các thử nghiệm cơ bản mà dựa vào các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp. Thông qua đánh giá về hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng –thu tiền là hữu hiệu, KTV có thể thu thập đủ bằng chứng thích hợp về độ tin cậy của hệ thống KSNB của Công ty khách hàng trong việc ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa các gian lận và sai sót, từ đó giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản nhằm tiết kiệm thời gian, nhận lực.
Lập kế hoạch kiểm toán
Là khách hàng năm đầu tiên kiểm toán, KTV tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi kiểm toán.
Là công ty mới đi vào hoạt động được 2 năm. Kết quả hoạt động kinh doanh có chiều hướng tốt, công ty bắt đầu kinh doanh có lãi. Doanh thu đã tăng qua các năm tuy còn chưa cao. Vì vậy, KTV lựa chọn chỉ tiêu doanh thu để đánh giá tính trọng yếu.
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
XYZ là khách hàng mới, có qui mô hoạt động nhỏ. Các giao dịch diễn ra trong kỳ không nhiều, chủ yếu là với công ty mẹ ở Hong Kong. Bản chất các nghiệp vụ lại đơn giản, số lượng nghiệp vụ ít. Vì vậy, KTV không cần sử dụng các thử nghiêm kiểm soát mà chỉ cần sử dụng thử nghiệm cơ bản để thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp cho mục tiêu kiểm toán.
2.4 Chương trình kiểm toán chung chu trình bán hàng –thu tiền được áp dụng đối với công ty.
Qua quá trình kiểm toán hai công ty ABC và XYZ, cả hai công ty đều tuân theo phương pháp kiểm toán chung của NEXIA ACPA. Tuy nhiên, do đặc điểm loại hình kinh doanh và qui mô hoạt động khác nhau, nên phương pháp kiểm toán đối với từng công ty cũng khác, nhưng vẫn tuân theo qui trình chung. Phương pháp kiểm toán của NEXI ACPA được thiết kế thực sự hiệu quả, linh hoạt và phù hợp đối với từng loại hình công ty.
KTV sử dụng các thử nghiêm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản để đánh giá. Việc lựa chọn số lượng các thủ tục như thế nào tùy thuộc vào từng công ty. Đối với các công ty có qui mô lớn, hệ thống KSNB tồn tại và hoạt động có hiệu quả, KTV sẽ dành thời gian để tìm hiểu và đánh giá về hệ thống KSNB của công ty đối với chu trình bán hàng –thu tiền. Trên cơ sở đã tìm hiểu về hệ thống KSNB, KTV sẽ thiết kế ra ma trận kiểm soát rủi ro (risk control matrix), đánh giá xem những thử nghiệm kiểm soát nào bao trùm được nhiều rủi ro nhất. Sau khi xác định được các rủi ro đó, KTV xây dựng chương trình kiểm toán để kiểm soát các rủi ro đó, đó là tài liệu kiểm soát rủi ro ( risk control document- RCD). Trong RCD, thử nghiệm kiểm soát được thiết kế theo 3 cấp độ: cấp III- specific, cấp II- pervasive, cấp I –monitoring. Thử nghiệm kiểm soát cấp I là nền tảng ban đầu, đưa ra nhận định cho KTV. Thủ tục cấp II nhằm mục đích đánh giá về môi trường kiểm soát, con người, nguyên tắc bất kiêm nhiệm có được thực hiện hiệu quả hay không. Nếu hai thử nghiệm ban đầu thực sự hiệu quả, KTV có thể không cần thực hiện thêm thử nghiệm cấp III.
Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, tùy thuộc vào số lượng và chất lượng của thử nghiệm kiểm soát mà KTV sẽ xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản như thế nào.
Đối với khoản mục doanh thu bán hàng.
Để kiểm toán khoản mục doanh thu, KTV đặc biệt quan tâm đến việc ghi nhận doanh thu có đúng kỳ, đầy đủ, chính xác hay không. Trước hết, KTV sử dụng thủ tục phân tích để tìm hiểu nguyên sự biến động doanh thu trong kỳ với các yếu tố liên quan, qua đó đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Kiểm tra tính chính xác của các hóa đơn bán hàng, giấy báo có ( Debit Note), Biên bản giao hàng (Delivering Note), đối chiếu với sổ cái. Bên cạnh đó, để đảm bảo doanh thu được ghi nhận đúng kỳ, KTV kiểm tra ngày ghi trên vận đơn của các giao dịch diễn ra trước và ngay sau ngày kết thúc năm tài chính.
Bảng 2.2 Thủ tục kiểm toán chung đối với doanh thu được áp dụng tại NEXIA ACPA.
Số tham chiếu
Khách hàng: ABC
Người lập:
DTT
Kỳ:
Người soát xét:
Thủ tục kiểm toán: Doanh thu
Mục tiêu kiểm toán
1
Doanh thu bán hàng và các doanh thu khác liên quan đến các nghiệp vụ giao dịch trong kỳ, được ghi sổ và phân loại theo cơ sở nhất quán.
Thử nghiệm kiểm tra cơ bản
1
2
3
4
5
6
Tham chiếu
Ngày
Thủ tục phân tích
1
Tham chiếu tới giấy tờ làm việc của KTV và leadsheet về TK doanh thu. So sánh số liệu giữa năm nay với năm trước.
X
x
2
Sử dụng sổ chi tiết, so sánh tỉ suất lợi nhuận theo dòng sản phẩm, các bộ phận giữa năm nay với năm trước.
x
3
Giải thích và đánh giá từ phía ban quản lý đối với các khoản mục trọng yếu hoặc sự biến động bất thường.
X
x
x
4
Xác định các thủ tục kiểm toán bổ trợ cần thiết để giải thích cho các ý kiến từ phía nhà quản lý
5
Ước lượng VAT đầu ra phải trả trong kỳ, tham chiếu tới bộ phận thuế
X
x
Kiểm tra tính đúng kỳ
6
Dựa trên những hiểu biết về công ty, đánh giá chu trình doanh thu, đánh giá chu trình:
x
x
x
Kiểm tra các giao dịch liên quan đến quá trình bán hàng thu tiền để đảm bảo các nghiệp vụ đã được ghi sổ
x
x
x
Yêu cầu ban giám đốc giải trình về các đơn đặt hàng chưa thực hiện tại ngày kết thúc niên độ Ngày________. Kiểm tra các chứng từ cần thiết để đảm bảo đã được ghi nhận đúng kỳ
x
x
x
Kiểm tra lại tính thích hợp của trình bày trên BCTC
7
Kiểm tra lại tính thích hợp trình bày trên BCTC bao gồm hàng trả lại, chiết khấu, trợ cấp.. Tham chiếu chéo giữa các giấy tờ làm việc của KTV.
x
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN
Dựa trên thủ nghiệm cơ bản đã được lập như trên, theo ý kiên của tôi cho rằng mục tiêu kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ, ngoại trừ ý kiến sau:
Các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện và không có thủ tục kiểm tóan khác
Chữ ký người lập
1: tính đầy đủ ( completeness) 2: tính tồn tại ( existence) 3: Chính xác ( accuracy)
4: tính đánh giá (valuation) 5: quyền và nghĩa vụ ( right and obligation)
6: phân loại và trình bày ( disclosure and presentation)
Đối với khoản mục thu tiền.
KTV cũng sử dụng thủ tục phân tích để nhận định ban đầu về sự biến động các khoản phải thu khách hàng, đặc biệt chú ý đến các khoản phải thu lớn, bất thường.
Lập bảng phân tích tuổi nợ
Tên khách
Trong hạn
Quá hạn (tháng)
3-12
12-24
24-36
A
B
Gửi thư xác nhận (thủ tục xác định số dư): KTV chọn mẫu các khoản phải thu lớn và gửi thư xác nhận đến nhà cung cấp. Thông thường, KTV thường gửi thư xác nhận đến các khoản phải thu có giá trị lớn, bất thường hoặc đây là khoản phải thu cảu khách hàng không thường xuyên. Bằng chứng này thực sự rất hiệu quả và khách quan do được cung cấp bởi bên thứ ba độc lập. Thủ tục này được sử dụng hầu hết trong các khoản phải thu khách hàng.
Kiểm tra các chứng từ cần thiết để đảm bảo các mục tiêu kiểm toán: hóa đơn, giấy báo có của ngân hàng, phiếu giao hàng, phiếu xuất kho…Các chứng từ cần có đầy đủ chữ ký, con dấu, chính xác về mặt số học để đảm bảo tính hợp lý.
Đánh giá lại khoản phải thu có gốc ngoại tệ: Đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, kiểm tra kế toán có đánh giá lại chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ không. Lãi và lỗ về chêch lệch tỷ giá được hạch toán vào tài khoản 635/515.
Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và xóa sổ các khoản phải thu không đòi được: KTV kiểm tra tính thích hợp của các khoản dự phòng đã trích lập. Sau khi thu thập được đầy đủ bằng chứng, KTV đưa ra quyết điều chỉnh tăng, giảm số lượng và mức dự phòng đã trích lập.
Bảng 2.3 Mẫu thư xác nhận
Tªn kh¸ch hµng
§Þa chØ
Sè ®iÖn tho¹i
Ngµy th¸ng n¨m
KÕ to¸n trëng
C«ng ty…………………………………..
§Þa chØ:…………
Fax: ……………
KÝnh tha QuÝ «ng/bµ,
X¸c nhËn sè d cho môc ®Ých kiÓm to¸n
Theo sæ s¸ch cña chóng t«i, sè d cña Quý C«ng ty nh sau:
Sè d ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2007, kho¶n ph¶i thu Quý C«ng ty lµ ……………….VN§
Nh»m môc ®Ých kiÓm to¸n c¸c b¸o c¸o tµi chÝnh cña chóng t«i, rÊt mong QuÝ «ng x¸c nhËn tÝnh ®óng ®¾n cña sè d nªu trªn trùc tiÕp ®Õn kiÓm to¸n viªn cña chóng t«i theo ®Þa chØ sau:
C«ng ty KiÓm to¸n vµ T vÊn NEXIA ACPA Göi: ¤ng Lª ThÕ ViÖt
Thµnh viªn cña NEXIA INTERNATIONAL Trëng phßng KiÓm to¸n
Tầng 18, Th¸p Quèc tÕ Hßa B×nh Tel: 84 (4) 755 6080
106 §êng Hoµng Quèc ViÖt, QuËn CÇu GiÊy, Fax: 84 (4) 755 6081
Hµ Néi ViÖt Nam
NÕu QuÝ «ng kh«ng ®ång ý víi sè d nªu trªn, vui lßng tr¶ lêi trùc tiÕp ®Õn kiÓm to¸n viªn cña chóng t«i (kh«ng ph¶i ®Õn chóng t«i) vµ cung cÊp ®Çy ®ñ chi tiÕt cña sù kh¸c biÖt.
TÊt c¶ c¸c x¸c nhËn qua fax ph¶i cã b¶n chÝnh/ hoÆc x¸c nhËn b¶n gèc ®îc göi b»ng ®êng bu ®iÖn theo sau.
Do thêi h¹n hoµn thµnh b¸o c¸o gÊp, xin Quý C«ng ty vui lßng göi x¸c nhËn tríc ngµy th¸ng n¨m
Ch©n thµnh c¶m ¬n sù hîp t¸c cña QuÝ «ng/bµ.
KÝnh chµo
,_______________
(Ch÷ ký cã thÈm quyÒn)
1
NÕu QuÝ «ng ®ång ý víi sè d trªn, xin vui lßng ®iÒn vµo:
T«i/Chóng t«i x¸c nhËn sè d trªn lµ ®óng.
NÕu QuÝ «ng kh«ng ®ång ý víi sè d trªn, xin vui lßng cung cÊp c¸c chi tiÕt:
T«i/Chóng t«i kh«ng ®ång ý víi sè d trªn. Chi tiÕt cña sù kh¸c biÖt thÓ hiÖn trong b¸o c¸o ®Ýnh kÌm.
Trích lập dự phòng phải thu khó đòi: kiểm tra tính hợp lý của tài khoản dự phòng phải thu khó đòi, đồng thời đánh giá lại các khoản hoàn nhập điều chỉnh dự phòng.
Bảng 2.4 Thủ tục kiểm toán khoản phải thu khách hàng tại NEXIA ACPA.
Kỳ kiểm toán:
Khách hàng
Trắc nghiệm chi tiết
(Substantive Test Procedures)
Tham chiếu
Người thực hiện
Thủ tục phân tích ( Analytical Procedures)
1
So sánh tỉ lệ giữa nợ phải thu trên doanh thu thuần của kì hiện tại với kì trước. So sánh cả về các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu, hàng bán bị trả lại, giá trị nợ phải thu đã xóa sổ, dự phòng phải thu khó đòi, doanh thu và số ngày thu tiền của năm nay với năm trước
2
So sánh vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân với năm trước
3
Rà soát các khoản mục bất thường của các khoản phải thu, doanh thu bán hàng, và các khoản giảm giá, hàng bán bị trả lại trên sổ cái và kiểm tra các khoản mục này;
Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư
(Test of details)
4
Đối chiếu sổ chi tiết với sổ cái các khoản phải thu và điều tra các khoản mục có số dư lớn và bất thường.
5
Kiểm tra sự hiện hữu của các khoản nợ phải thu khách hàng thông qua việc gửi thư xác nhận.
6
Kiểm tra việc đánh giá thích hợp của các khoản phải thu theo đơn vị ngoại tệ.
7
Rà soát bảng liệt kê công nợ các khoản phải thu, kiểm tra các số dư bất thường, các số dư Có và các khoản có thể bị phân loại không thích hợp thành các khoản phải thu khách hàng (như các khoản phải thu nội bộ, các khoản ký gửi)
8
Rà soát việc phúc đáp thư xác nhận nợ và xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng. Xem xét đến việc trình bày hợp lý các khoản này.
9
Xác nhận các khách hàng chủ yếu và tập trung vào các số dư Có có nhiều rủi ro và đánh giá sự cần thiết phải trình bày.
ĐÁNH GIÁ VÀ KÊT LUẬN
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁN HÀNG –THU TIỀN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA
3.1 Nhận xét chung về tổ chức kiểm toán tại công ty
Qua gần bốn năm thành lập, thời gian hoạt động chưa lâu nhưng những thành quả mà công ty đạt được là đáng khích lệ. Doanh thu của công ty tăng trưởng vượt bậc, với tổng mức lợi nhuận chiếm 20% doanh thu. Công ty đã được nhận giải thưởng “Thương mại dịch vụ Việt Nam – Top trade service 2007” do Bộ Công Thương trao tặng. Đây là thành quả đạt được từ sự cố gắng của toàn thể ban giám đốc cũng như đội ngũ nhân viên công ty. Có thể khẳng định rằng chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, công ty đã dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong lĩnh vực kiểm toán. Khách hàng của công ty không ngừng tăng thêm không chỉ với lĩnh vực đầu tư nước ngoài mà còn với mở rộng khách hàng sang nhiều lĩnh vực khác như các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, các dự án đầu tư và một số lĩnh vực khác. Hiện nay công ty chủ yếu thực hiện tư vấn, kiểm toán các dịch vụ khác chưa phát triển- trong thời gian tới khi công ty dự định mở rộng sang các lĩnh vực khác.
a) Phương pháp kiểm toán
Phương pháp kiểm toán được áp dụng hiện nay tại công ty là dựa trên việc đánh giá tính rủi ro (“risk-based audit”). Đây là phương pháp rất mới trong kiểm toán giúp cho kiểm toán viên dễ dàng trong việc tiếp cận và hiệu quả trong thực hiện kiểm toán. Phương pháp này đã khắc phục những hạn chế trong cách tiếp cận truyền thống, nó không chỉ quan tâm và đề cập tới các rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện mà còn cho phép kiểm toán viên quan tâm tới các yếu tố rủi ro xa hơn trong kinh doanh của khách thể kiểm toán. Phương pháp này được công ty kiểm toán Arthur Andersen áp dụng và thực hiện rất hiệu quả trong kiểm toán tài chính. Dựa trên cách tiếp cận hiện đại của công ty Arthur Andersen nhưng đồng thời công ty NEXIA ACPA đã có sự sửa đổi, bổ sung và phát triển để phù hợp với qui mô và tính chất hoạt động tại công ty mình. Điều này đã giúp cho các kiểm toán viên dễ dàng trong việc vận dụng phương pháp kiểm toán, đồng thời chất lượng của cuộc kiểm toán được nâng cao. Phương pháp này được thể hiện rõ trong từng giai đoạn kiểm toán.
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn lập kế hoạch, bao gồm các công việc như: tiếp cận khách hàng, lập kế hoạch kiểm tra chi tiết, tìm hiểu về hoạt động kinh doanh.. Đây là công việc rất quan trọng, nó tạo tiền đề để tiến hành cuộc kiểm toán. Khi KTV tìm hiểu kỹ lưỡng về qui trình này, sẽ giúp giảm thiểu được rủi ro kiểm toán rất nhiều, qua đó, KTV có thể khoanh vùng vào các vấn đề nào mà có độ trọng yếu cao. ACPA thường dành thời gian nhiều cho giai đoạn lập kế hoạch. KTV tìm hiểu về hệ thống KSNB, các nguyên tắc kế toán được áp dụng, qui trình hoạt động trên các lĩnh vực sau. Các KTV được lựa chọn cho cuộc kiểm toán thường là những nhân viên giàu kinh nghiệm, đã có sự hiểu biết sơ bộ về hoạt động kinh doanh của khách hàng, có năng lực phù hợp với mức độ đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán.
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Chương trình kiểm toán của công ty đều bám sát theo chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam. Giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kiểm toán được thực hiện tách biệt nhau nhưng vẫn đảm bảo được mối liên hệ chặt chẽ, bước này là cơ sở tiền đề để thực hiện bước kia, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Chương trình kiểm toán được thay đổi linh hoạt đối với từng khách hàng. Hoặc với một khách hàng của NEXIA ACPA, sang năm sau có sự thay đổi trong phương pháp quản lý, mục tiêu hoạt động thì phương pháp kiểm toán cũng được thay đổi theo sao cho phù hợp nhất.
+ Thử nghiệm kiểm soát: Thông thường đối với các khách hàng lớn, thử nghiệm kiểm soát được sử dụng nhiều để giảm bớt thời gian sử dụng thủ nghiệm cơ bản. KTV sử dụng nhiều thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng –thu tiền, chu trình hàng tồn kho, chu trình tiền lương. Đây là các chu trình phức tạp, thường có khối lượng các nghiệp lớn, khó có thể sử dụng thử nghiệm cơ bản. Sử dụng thử nghiệm kiểm soát thông qua đánh giá về hệ thống KSNB của khách hàng.
+ Thử nghiệm cơ bản: Sau khi xác định được cần thực hiện thử nghiệm kiểm soát thế nào, KTV sẽ có kế hoạch sử dụng các thử nghiệm cơ bản cần thiết.Với khách hàng có qui mô quá nhỏ, KTV thường không sử dụng nhiều thủ tục phân tích (phân tích tỷ suất, phân tích xu hướng) mà chủ yếu sử dụng thử nghiệm kiểm tra chi tiết. Kiểm tra chứng từ là luôn khâu quan trọng. Khi phát hiện được những sai sót, các dấu hiệu nghi ngờ, KTV đều thận trọng tìm hiểu nguyên nhân tại sao, cân nhắc tính trọng yếu, xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến các khoản mục khác trên BCTC trước khi đưa ra bút toán điều chỉnh.
Kết thúc kiểm toán
Khi kết thúc kiểm toán, KTV thực hiện đầy đủ các công việc cần thiết: xem xét và đánh giá các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ, kiểm tra giấy tờ làm việc, hoàn thành hồ sơ kiểm toán, lập nghị sự ( Adenga)- thời gian để tiến hành thảo luận với khách hàng về các bút toán điều chỉnh, phân loại lại hoặc còn tồn tại các vấn đề chưa giải quyết xong, phát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý. Trong quá trình thực hiện, KTV tiến hành theo nguyên tắc thận trọng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Thông thường, khi kết thúc kiểm toán cũng là lúc báo cáo kiểm toán được lập xong. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi phát hành báo cáo kiểm toán mà phát sinh các vấn đề liên quan, phải điều chỉnh hay sửa đổi lại BCTC của khách hàng thì KTV có trách nhiệm xem xét và đúc rút ra kinh nghiệm.
Nếu có kiến nghị đối với khách hàng, KTV sẽ giải trình trong thư quản lý. Đối với khách hàng năm đầu tiên kiểm toán, KTV sẽ gửi thư quản lý. Đối với khách hàng đã kiểm toán nhiều năm, khi thư quản lý năm trước được thực hiện đầy đủ thì KTV thường không đưa ra thư quản lý.
b) Phương pháp chọn mẫu
Trong công việc chọn mẫu, công ty đã xây dựng riêng cho mình một công cụ chọn mẫu “ sampling tool”. “Sampling tool” được sử dụng trong những trường hợp số lượng mẫu chọn quá lớn. Trong quá trình chọn mẫu, đối với những tổng thể có số lượng nghiệp vụ ít, mang tính chất đơn giản, để đảm bảo rằng các bằng chứng kiểm toán đã bao trùm được hết các rủi ro tiềm ẩn thì số lượng mẫu chọn phải chiếm 70% và do KTV chọn theo xét đoán. Tuy nhiên, đối với các khách hàng có qui mô lớn, không tồn tại hệ thống KSNB thì công việc này không hề đơn giản . Trong trường hợp đó, NEXIA ACPA đã xây dựng ra một công cụ chọn mẫu cho riêng mình. “Sampling tool” cũng được xây dựng trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên. Nhờ công cụ chọn mẫu này, số lượng mẫu chọn được giảm đi đáng kể, rủi ro kiểm toán cũng giảm xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cao. Tuy nhiên, trong thủ tục chọn mẫu: hiện nay chủ yếu công ty vẫn sử dụng phương pháp chọn mẫu chủ quan theo phán đoán của kiểm toán viên, còn mức độ sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo công cụ “Sampling tool” chưa được ứng dụng rộng rãi do bản chất của công cụ này chỉ thích hợp cho những tổng thể có thể trình bày dưới dạng bảng tính trong Excel. Việc sử dụng chọn mẫu theo chủ quan có thể mất nhiều thời gian đồng thời mẫu chọn có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan bị chi phối bởi trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của KTV thực hiện và có thể không mang tính đại diện cho tổng thể.
c) Qui trình kiểm soát chất lượng
Việc kiểm soát chất lượng của công ty được thực hiện tuần tự theo các qui trình: lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kết thúc kế hoạch. Trong giai đoạn lập kế hoạch, công việc kiểm soát chất lượng là đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Hiện nay, mục tiêu của công ty vẫn là các khách hàng tuân thủ pháp luật tốt. Thông qua việc thu thập tài liệu, đánh giá về khách hàng, KTV mới đưa ra ý kiến chấp nhận kiểm toán. Đưa ra ý kiến chấp nhận khách hàng là ý kiến cuối cùng do tổng giám đốc hoặc chủ phần hùn quyết định. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, các tài liệu, giấy tờ làm việc được thực hiện bởi các trợ lý kiểm toán, sau đó tài liệu này được xem xét và phê chuẩn bởi các chủ nhiệm kiểm toán, người quản lý kiểm toán. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, các giấy tờ làm việc được chủ phần hùn phê duyệt lần cuối cùng trước khi đưa ra báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, công ty còn có một người xoát sét độc lập, định kì sẽ chọn mẫu một số hồ sơ kiểm toán để kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ kiểm toán theo các chuẩn mực, văn bản pháp lý tại Việt Nam. Với cách kiếm soát chéo này đã giúp giảm thiểu được rất nhiều rủi ro kiểm toán, giúp các KTV đưa ra ý kiến kiểm toán trung thực và khách quan hơn.
d) Sự phối hợp giữa các phần hành
Mỗi một cuộc kiểm toán đều được thực hiện bởi nhiều KTV (thường từ 4-5 KTV) tạo thành một nhóm kiểm toán. Theo sự phân công công việc, mỗi KTV sẽ thực hiện kiểm toán một số phần hành cụ thể có liên quan đến nhau. Sở dĩ như vậy vì tất cả các chỉ tiêu trên BCTC đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nợ phải thu khách hàng trên BCĐKT liên quan mật thiết đến chỉ tiêu doanh thu trên BCKQHĐKD, đồng thời cũng liên quan đến các khoản mục tiền, phải thu nội bộ, phải thu khác, dự phòng phải thu khó đòi. KTV được phân công làm khoản mục Nợ phải thu khách hàng có thể được phân công thực hiện cả chỉ tiêu doanh thu. Ngoài ra, người làm phần hành này có thể tham chiếu đến những phần hành khác có liên quan trong nhóm. Chính vì vậy, mọi người có thể thực hiện công việc một cách nhanh chóng, tránh trùng lặp và đạt hiệu quả.
e) Tính khoa học của các giấy tờ làm việc
Các giấy tờ làm việc của KTV được trình bày khoa học và được lưu giữ cẩn thận trong hồ sơ kiểm toán. Do có nhiều người cùng làm trong một cuộc kiểm toán nên việc trình bày giấy tờ làm việc là một việc rất quan trọng vì công việc này đảm bảo hồ sơ kiểm toán được lập một cách thống nhất. Hơn nữa, do các phần hành kế toán đều có liên quan đến nhau, KTV sử dụng số tham chiếu đến các chứng từ, phần hành liên quan để có thể đối chiếu giữa chúng. Có như vậy thì chủ nhiệm kiểm toán và chủ phần hùn chịu trách nhiệm cuộc kiểm toán mới có thể kiểm tra và đánh giá công việc thực hiện của mỗi người, từ đó phát hành báo cáo kiểm toán. Hơn nữa, hồ sơ kiểm toán đều được lưu lại để dùng cho các cuộc kiểm toán của những năm sau nên việc trình bày giấy tờ làm việc cho gọn gàng dễ hiểu là hết sức cần thiết. Qua đó, khi tìm hiểu về hồ sơ kiểm toán của một khách hàng nào đó, người đọc cũng có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin cần thiết.
f) Ngôn ngữ sử dụng
Ngôn ngữ hiện đang được sử dụng trong các tài liệu kiểm toán tại công ty đều là bản tiếng Anh, chưa được dịch sang tiếng Việt. Tất cả tài liệu, giấy tờ làm việc của KTV đều trình bày bằng tiếng Anh. Điều này sẽ rất thuận tiện trong quá trình hội nhập hiện nay, xoá bỏ rào cản ngôn ngữ về cách thức kiểm toán giữa các quốc gia với nhau. Điều này gây ra một số khó khăn cho các nhân viên trong việc tiếp cận và nắm vững vấn đề chuyên môn đặc biệt là các nhân viên mới của công ty.
g) Phần mềm kiểm toán
Các phương pháp kiểm toán hiện đang được áp dụng tại công ty mới chỉ được trình bày trên giấy tờ và chưa được chuyển thành phần mềm kiểm toán. Việc không áp dụng các phần mềm kiểm toán khiến cho cuộc kiểm toán mất thời gian và hiệu quả chưa đạt tối đa. Hiện nay, công ty đang ý định muốn mở rộng qui mô hoạt động. Việc xây dựng phần mềm kiểm toán là điều tất yếu cần được thực hiện. Trong tương lai không xa, khoảng cuối năm 2008, công ty sẽ mua phần mềm kiểm toán phục vụ cho công việc kiểm toán.
3.2 Nhận xét chung về thủ tục kiểm toán đối với chu trình bán hàng –thu tiền.
Chương trình kiểm toán chu trình bán hàng –thu tiền cũng tuân theo phương pháp kiểm toán của công ty. Việc sử dụng các thủ tục kiểm toán như thế nào được sử dụng linh hoạt đối với từng khách hàng
Trong giai đoạn lập kế hoạch: KTV tìm hiểu kỹ về các yếu tố của khách hàng: loại sản phẩm kinh doanh, thị trường chính ở đâu, khách hàng chính, quá trình ghi nhận doanh thu, đánh giá về hệ thống KSNB đối với cả chu trình. Qua đó, KTV sẽ nhận định trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, cần thực hiện nhiều thử nghiệm kiểm soát hày thử nghiệm cơ bản. Nếu chu trình bán hàng –thu tiền phức tạp, khó khăn trong kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, KTV sẽ sử dụng thử nghiệm kiểm soát làm thử nghiệm chính và trong trường hợp ngược lại thì sử dụng nhiều thử nghiệm cơ bản. Xác định rõ trong giai đoạn lập kế hoạch giúp giảm thiểu rất nhiều thời gian khi tiến hành kiểm toán mà vẫn đảm bảo bằng chứng kiểm toán thu thập được hoàn toàn tin cậy
Trong giai đoạn thực hiện: Bằng các thủ tục phân tích, thử nghiệm kiểm tra chi tiết hay thử nghiệm kiểm soát, KTV tiến hành kiểm toán đối với khoản mục doanh thu và thu tiền, đảm bảo các mục tiêu kiểm toán đã đặt ra.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: KTV xem xét lại có sự kiện đặc biệt nào xảy ra sau ngày kết thúc: như một khách hàng lớn bị phá sản, do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ, các tỷ suất tài chính. KTV đánh giá và đưa ra ý kiến cần thiết.
Bên cạnh đó, có thể thấy rằng thủ tục kiểm toán chu trình bán hàng –thu tiền còn tồn tại một số điểm sau:
Thủ tục phân tích : Thủ tục phân tích được áp dụng trong tất cả các giai đoạn kiểm toán. Tuy nhiên, KTV mới chỉ sử dụng thủ tục phân tích được sử dụng qua phân tích tỷ suất và phân tích xu hướng, chưa sử dụng rộng rãi các thông tin phi tài chính như so sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu bình quân toàn ngành. Hơn nữa, thủ tục phân tích đối với các thông tin tài chính thực hiện chưa đầy đủ.
Gửi thư xác nhận: KTV chỉ sử dụng hình thức gửi thư xác nhận dạng khẳng định, không sử dụng thư xác nhận phủ định. Điều này sẽ làm tăng chi phí kiểm toán.
3.3 Phương hướng hoàn thiện thủ tục kiểm toán chu trình bán hàng –thu tiền tại công ty kiểm toán và tư vấn NEXIA ACPA.
Thứ nhất, kết hợp phương pháp kiểm toán của công ty và NEXIA International.
Khi đã trở thành thành viên của NEXIA International, bên cạnh những lợi ích kể trên, công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khác. Trong đó, quan trọng nhất là làm sao kết hợp linh hoạt phương pháp của hai bên mà vẫn giữa được những nét đặc trưng riêng cho NEXIA ACPA. Để có thể áp dụng được những yếu tố mới, đòi hỏi có sự nhạy bén, sáng tạo và sự đóng góp nhiệt tình của các KTV trong công ty. Bên cạnh đó, thị trường kiểm toán Việt Nam hiện nay đang rất sôi động với nhiều hãng kiểm toán lớn trên thế giới. NEXIA ACPA có thể học hỏi kinh nghiệm từ các hãng kiểm toán này như : KPMG Việt Nam, Earst & Young Việt Nam, Deloite Việt Nam….
Thứ hai, xây dựng phần mềm kiểm toán
Xây dựng phần mềm kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán số 401”Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học”KTV và công ty kiểm tra công việc kiểm toán thực hiện. Trong mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá sự cần thiết có những kỹ năng chuyên sâu về hệ thống máy tính để phục vụ cho cuộc kiểm toán”. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đưa phần mềm kế toán vào sử dụng. Việc sử dụng phần mềm mang lại rất nhiều tiện ích, giảm thiểu sai sót đáng kể so với kế toán thủ công. Tuy nhiên, với những sai phạm mà kế toán cố tình gây ra như sửa chữa hệ thống phần mềm thì KTV khó có thể dựa trên chương trình kiểm toán đã thiết kế để phát hiện sai sót. Trong trường hợp đó, nếu sử dụng phần mềm kiểm toán sẽ giúp KTV giảm thiểu được rất nhiều công sức, thời gian mà hiệu quả công việc cao. Hiện nay, ở Việt Nam có rất ít các công ty sử dụng phần mềm kiểm toán. Đa số các công ty kiểm toán mới chỉ xây dựng được chương trình kiểm toán riêng. Việc sử dụng phần mềm bên cạnh đem lại các lợi ích nói trên, nhưng lại làm giảm tính năng động và sự can thiệp khách quan của KTV. Tuy nhiên, trong tương lai sắp tới, công ty dự định sẽ xây dựng phần mềm kiểm toán chuyên dụng, phù hợp với mục tiêu hoạt động của NEXIA ACPA.
Thứ ba, Tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng
Nên áp dụng linh hoạt các hình thức tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB. Tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng là một khâu quan trọng trong qui trình kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán số 400- đoạn 02 chỉ rõ: “KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả..” Khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV cần nhận thức rằng mỗi hệ thống KSNB dù hoạt động hiệu quả đến đâu cũng không thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra. Đó là hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB. Để mô tả hệ thống KSNB một cách toàn diện, KTV có thể sử dụng bảng câu hỏi. Thông qua xây dựng bảng câu hỏi (questionaire), KTV sẽ có thêm được bằng chứng kiểm toán. Bảng câu hỏi phản ánh sự đánh giá về hệ thống KSNB của khách hàng ở mức độ toàn tổ chức. Mục đích là tập trung vào các hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng toàn diện đến các mục tiêu kiểm toán cụ thể. Bảng câu hỏi là bảng liệt kê các câu hỏi có sẵn với câu trả lời dưới dạng trả lời “Có”, “Không”, “Không áp dụng”. Với mỗi câu trả lời “Có” sẽ cho thấy tình trạng hoạt động tốt của hệ thống KSNB và với câu trả lời “Không” sẽ cho ý kiến ngược lại.
Bảng 3.1 Bảng đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng
Câu hỏi
Trả lời
Không áp dụng
Có áp dụng
Không có
Mô tả thiết kế
Các nghiệp vụ liên quan doanh thu và thu tiền có được ghi sổ đầy đủ không?
Có sự đối chiếu thường xuyên giữa hóa đơn bán hàng với sổ cái TK doanh thu không?
Kế toán có kiểm tra ngày ghi trên vận đơn để đảm bảo doanh thu được ghi nhận đúng kỳ
Các khoản bán chịu có được phê duyệt trước khi gửi hàng hay không?
Các hóa đơn bán hàng có được đánh số liên tục trước khi gửi hàng hay không? Lệnh bán hàng có được giám đốc phê chuẩn hay không?
Có quy định bắt buộc kiểm tra để bảo đảm rằng mọi hàng hoá gửi đi đều đã được lập hóa đơn hay không?
Có bảng giá được duyệt để làm cơ sở tính tiền trên hoá đơn hay không?
Hoá đơn có được kiểm tra độc lập trước khi gửi đi hay không?
Hàng tháng có gửi bản sao kê công nợ cho khách hàng hay không?
Việc nhận hàng bị trả lại có sự kiểm tra kỹ lưỡng và phê chuẩn của người có thẩm quyền hay không?
Đơn vị có thực hiện phân tách trách nhiệm và đối chiếu giữa kế toán theo dõi công nợ và kế toán tổng hợp hay không và việc đối chiếu được thực hiện khi nào?
Việc ghi nhận cũng như xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được có sự phê chuẩn bởi cấp có thẩm quyền hay không?
Chính sách tín dụng được áp dụng đối với khách hàng có thực sự hiệu quả?
Thứ tư, Cách thức gửi thư xác nhận
Về cách thức gửi thư xác nhận. Việc gửi thư xác nhận có vai trò rất quan trọng trong chu trình này. Thông qua gửi thư xác nhận, KTV sẽ thu thập được bằng chứng kiểm toán trung thực và khách quan hơn bởi nó được cung cấp bởi bên thứ ba độc lập. Có hai dạng gửi thư xác nhận: thư xác nhận dạng khẳng định (positive confirmation) và thư xác nhận dạng phủ định (negative confirmation). Thư xác nhận khẳng định yêu cầu trong bất kỳ trường hợp nào khách hàng cũng phải gửi thư phản hồi, còn thư xác nhận phủ định thì ngược lại. Gửi thư xác nhận dạng khẳng định thường có chi phí cao hơn so với gửi thư xác nhận nhưng có đem lại bằng chứng trung thực, khách quan và đáng tin cậy hơn. Hiện tại, công ty chỉ sử dụng hình thức gửi thư xác nhận dạng khẳng định mà không sử dụng hình thức gửi thư xác nhận dạng phủ định. Rõ ràng, gửi thư xác nhận khẳng định đem lại bằng chứng kiểm toán tin cậy hơn nhưng trong một số trường hợp KTV vẫn có thể gửi thư xác nhận dạng phủ định để giảm thiểu chi phí. KTV có thể gửi thư xác nhận khẳng định trong một số trường hợp sau:
Khi có số ít các khoản phải thu nhưng có qui mô, số tiền lớn, tính trọng yếu cao, hoặc đối với các khách hàng thường xuyên quan trọng.
Khi KTV nghi vấn về mức độ sai phạm của các khoản phải thu.
Nếu trong năm trước, tỷ lệ thư phủ định phản hồi thấp, KTV nên tăng gửi thư xác định khẳng định, giảm thư phủ định
KTV sẽ gửi thư xác nhận phủ định khi không xuất hiện những trường hợp trên hoặc khi KTV đã có kết luận rằng hệ thống KSNB của khách hàng hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy.
Thứ năm, hoàn thiện thủ tục phân tích
Hoàn thiện thủ tục phân tích: Theo VSA 520, qui trình phân tích:” Trong quá trình thực hiện qui trình phân tích, KTV có được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kế tiên tiến”. Hiện tại, công ty mới chỉ sử dụng thủ tục phân tích tỷ suất và phân tích xu hướng và qui mô thực hiện các thủ tục phân tích này cũng tùy thuộc vào qui mô của từng khách hàng. Nếu khách hàng có qui mô quá nhỏ, các giao dịch đơn giản, KTV bỏ qua nhiều thủ tục phân tích. Để đưa ra ý kiến kiểm toán trung thực và khách quan hơn, KTV cần sử dụng thêm các thủ tục phân tích. KTV có thể sử dụng thủ tục phân tích các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính
Phân tích các thông tin tài chính
- Phân tích dọc ( phân tích tỉ suất): phân tích dựa trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu liên quan đến chu trình bán hàng –thu tiền tới các chỉ tiêu khác trên BCTC. Các tỉ suất thường hay sử dụng:
+ Tỷ suất Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân. Tuy không phản ánh doanh thu nhưng tỷ suất này cho biết khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp
+ Tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu
+ Các khoản giảm trừ doanh thu/doanh thu.
+ Tỷ lệ chi phí dự phòng cần lập/doanh thu bán chịu
- Phân tích ngang ( phân tích xu hướng): so sánh các chỉ tiêu giống nhau qua các thời kỳ khác nhau: Phân tích chỉ tiêu doanh thu, khoản phải thu khách hàng, khoản giảm trừ doanh thu, nợ khó đòi… giữa năm nay với năm trước, giữa kỳ này với kỳ trước. Qua đó, KTV xác định được lĩnh vực cần quan tâm.
Phân tích các thông tin phi tài chính
Để tăng cường hiệu quả khi vận dụng các thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán chu trình bán hàng –thu tiền, KTV có thể sử dụng thêm thông tin khác: so sánh giữa các số liệu của công ty với số liệu bình quân của ngành hoặc của các công ty khác trong cùng ngành… Khi có sự chêch lệch lớn, KTV cần tiến hành tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Sử dụng phương pháp cần chú ý về qui mô hoạt động của từng khách hàng. Không chỉ vậy, KTV có thể kết hợp giữa các thông tin phi tài chính và các thông tin tài chính hoặc có thể chỉ sử dụng các thông tin phi tài chính( điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, hành lang pháp lý, chính sách của Nhà nước…) để giúp KTV kiểm tra được tính hợp lý của các khoản mục cần thiết. Khi sử dụng, KTV cần lưu ý về tính khách quan cũng như tính chính xác của các thông tin.
KÕt luËn
Kiểm toán là một hoạt động xuất hiện từ rất sớm nhưng với ý nghĩa kiểm tra độc lập và bày tỏ ý kiến như ngày nay thì mới chỉ du nhập vào các nước phát triển từ giữa thế kỉ XX. Mặc dù phát triển muộn nhưng cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường với sự gia nhập ngày càng nhiều các công ty vào thị trường chứng khoán, hoạt động kiểm toán đã dần hoàn thiện và phát triển vượt bậc. Đặc biệt ngày nay với xu thế hội nhập toàn cầu, sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế khổng lồ đa quốc gia ngày càng nhiều đã tạo cơ hội phát triển thuận lợi cho mọi công ty tham gia vào lĩnh vực kiểm toán; nhưng đồng thời nó cũng là một vòng xoáy với cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các công ty kiểm toán phải nỗ lực không ngừng nghỉ để hoàn thiện công tác kiểm toán và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ khác phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn cho khách hàng.
Để tăng thêm hiểu biết về hoạt động kiểm toán thực tế, cũng như để trau dồi các kinh nghiệm kiểm toán của mình, em lựa chọn thực tập tại công ty kiểm toán và tư vấn NEXIA ACPA. Với sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh, chị trong đặc biệt là sự tạo điều kiện hết sức của ban giám đốc công ty em đã hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành chứa những tổng quan chung về hoạt động kiểm toán tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Tạ Thu Trang và các anh, chị tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA đã giúp em hoàn thành báo cáo này!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.Aren & J.K. Locbbecke – Kiểm toán (sách dịch) NXB Thống kê 2003.
Bộ Tài chính- Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Bộ Tài chính –Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
PGS.TS.Đặng Thị Loan- Giáo trình Kế toán tài chính, Đại học kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, 2005.
Công ty kiểm toán và tư vấn NEXIA ACPA- Tài liệu, hồ sơ kiểm toán, giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN-
............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28486.doc