Chuyên đề Hoàn thiện qui trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup

Trong tình hình thị trường kiểm toán đang phát triển nhanh chóng như hiện nay thì vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô là vô cùng quan trọng. Tuy đã có nhiều cố gắng song sự điều tiết đó vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của lạo hình dịch vụ này. Do vậy Nhà nước cần xem xét, bổ sung và sớm hoàn thiện các vấn đề sau: Thứ nhất, đó là hành lang pháp lý cho loại hình dịch vụ kiểm toán độc lập. Ngoài nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập thì chưa có văn bản nào thêm qui định cho hoạt động của kiểm toán độc lập. Chúng ta đã có Luật kiểm toán nhưng phạm vi điều chỉnh của luật này mới chỉ áp dụng cho kiểm toán Nhà nước. Cho đến nay, Bộ tài chính đã ban hành nhiều Chuẩn mực kiểm toán để qui định và hướng dẫn cho công tác kiểm tóan nhưng vẫn còn chưa đủ. Bộ nên xem xét và sớm hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kiểm toán cũng như hệ thống các Chuẩn mực kế toán. Thứ hai, chúng ta chưa có những qui định cần thiết cho các hoạt động kiểm toán độc lập như: mua bảo hiểm nghề nghiệp, lập quĩ dự phòng bắt buộc, xây dựng các chế tài trong việc đánh giá chất lượng kiểm toán, hình thành và phát triển các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán để thực hiện chức năng hành nghề và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Thứ ba, nên tiến hành những hoạt động kiểm tra hoạt động nghề nghiệp kiểm toán của các Công ty kiểm toán một cách chuyên nghiệp hơn. Hiện nay, việc kiểm tra chủ yếu vẫn là kiểm tra về việc quản lý Nhà nước. Việc quản lý chất kượng kiểm toán hiện nay chủ yếu là tập trung vào ban điều hành của doanh nghiệp kiểm toán và ý thức của từng doanh nghiệpchứ chưa đi sâu vào kiểm tra, kiểm soát chất lượng chuyên môn. Mà công việc này vốn là của tổ chức nghề nghiệp chứ không phải do cơ quan Nhà nước phụ trách. Thứ tư, Bộ tài chính nên tổ chức định kì và thường xuyên các cuộc thi sát hạch và kiểm tra trình độ của kiểm toán viên nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán và nâng cao kiến thức cho kiểm toán viên để đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong điều kiện nền kinh tế gia nhập AFTA và WTO. Cần xây dựng chính sách đào tạo đội ngũ nhân viên kiểm toán một cách chuyên nghiệp và bài bản để phù hợp với loại hình dịch vụ cao cấp và hoàn thành vai trò của nó trong nền kinh tế, đó là tạo ra một nền tài chính minh bạch và trung thực.

doc68 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện qui trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át: chịu trách nhiệm quyết định mọi vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty là Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên. Giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng đều là thành viên của Hội đồng quản trị. Kế toán trưởng là người có trình độ, chịu trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên, nhân viên trong phòng kế toán là đội ngũ cán bộ trẻ tuổi, ít kinh nghiệm, một số không được đào tạo chuyên ngành về kế toán, do vậy việc quán xuyến và soát xét công việc của phòng kế toán đối với kế toán trưởng là rất khó khăn. Mặt khác, Công ty ABC là khách hàng mới của ACCAGroup và là khách hàng lần đầu tiên kiểm toán. Kiểm toán viên của ACCAGroup nhận định là có thể có sai sót trong quá trình nhân viên phòng kế toán làm việc, do vậy xậy dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết cần chú trọng đến các thủ tục kiểm tra cơ bản nhiều. Quy trình kế toán: Công ty ABC áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan. Công ty sử dụng hình thức sổ Nhật kí chung với niên độ kế toán từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đồng tiền ABC sử dụng trong hạch toán kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ), các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ (nếu có) thì được qui đổi ra VNĐ theo tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Nhận định và thu thập thông tin về công ty XYZ, kiểm toán viên nhận thấy: Môi trường kiểm soát: Công ty có một Tổng giám đốc và một Phó tổng giám đốc người Đài Loan. Nhưng người trực tiếp giám sát và điều hành hoạt động của Công ty XYZ tại Việt Nam là Phó tổng giám đốc. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty chưa được phân chia rõ ràng. Do có quá ít nhân viên văn phòng nên sự phân trách, phân nhiệm chưa đảm bảo. Công ty chưa bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng và chuyên trách công tác kế toán mới chỉ có 2 nhân viên trẻ tuổi, ít kinh nghiệm. Kiểm toán viên nhận định rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ là rất yếu kém, không thể tin cậy được. Vì vậy trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên cần chú ý thực hiện trọng tâm các thử nghiệm cơ bản. Qui trình kế toán: trong năm 2005 Công ty lần đầu tiên áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), cụ thể là VAS 23- Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán và VAS 29- Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót. Việc áp dụng các Chuẩn mực kế toán mới này không ảnh hưởng trọng yếu đến các số liệu trình bày trong Báo cáo tài chính kỳ này và các kỳ kế toán trước của Công ty. Công ty sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung với niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với Các Chuẩn mực kế Toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các qui định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam. 2.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Sau khi lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Các khoản mục chính được phân công cho các kiểm toán viên cụ thể. Công việc đối với từng khoản mục mà kiểm toán viên cần làm được hướng dẫn trong chương trình kiểm toán của công ty ACCAGroup. Để tiện cho việc đối chiếu giữa các phần hành kiểm toán, một kiểm toán viên sẽ được phân công tiến hành đồng thời các khoản mục doanh thu, phải thu khách hàng và thuế giá trị gia tăng đầu ra. Dưới đây là minh hoạ về kế hoạch kiểm toán chi tiết các khoản mục đó: Tên khách hàng: Niên độ: Công ty ABC Từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 Nội dung Thành viên trong đoàn kiểm toán Nguyễn Văn A ... ... * Doanh thu - Tìm hiểu chính sách ghi nhận doanh thu. Cách ghi nhận doanh thu của Công ty có hợp lý hay không? - Lập bảng tổng hợp doanh thu theo nội dung, theo theo kì và theo từng bộ phận - So sánh chỉ tiêu doanh thu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với Bảng kê khai thuế, Bảng cân đối phát sinh tài khoản, Sổ cái, Sổ chi tiết bán hàng... - Tiến hành các thủ tục phân tích doanh thu - Tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết. X * Phải thu khách hàng - Tiến hành thủ tục phân tích. So sánh số ngày thu hồi nợ, so sánh tuổi nợ, so sánh tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng nợ phải thu... - Tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết (đối chiếu, kiểm tra chọn mẫu, gửi thư xác nhận...) X 3. Thực hiện kiểm toán Sau khi kế hoạch kiểm toán chi tiết được phổ biến cho từng thành viên, công việc tiến hành kiểm toán bắt đầu triển khai theo kế hoạch: 3.1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, kế toán và vấn đề ghi nhận, xác định và ghi sổ doanh thu Đối với Công ty ABC: - Liệt kê các loại hình doanh thu, các cơ sở chi nhánh của Công ty: do đặc điểm kinh doanh của Công ty ABC rất đa dạng nên Công ty có rất nhiều loại doanh thu. Những mặt hàng chủ yếu của Công ty là xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu. Do vậy Công ty có rất nhiều cửa hàng bán lẻ. - Phương thức bán hàng chủ yếu của ABC là bán tại cửa hàng lẻ và bán buôn theo các hợp đồng. Giá bán lẻ xăng dầu của Công ty ABC sẽ do Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam qui định theo một khung giá tuỳ theo tình hình thị trường thay đổi. Còn đối với bán buôn, Công ty ABC chưa có chính sách về bán chịu, trường hợp chiết khấu thương mại là không xảy ra. Đối với các nghiệp vụ giảm giá hàng bán thì Công ty tiến hành kí kết hợp đồng với các khách hàng lớn và thường xuyên trên cơ sở thoả thuận (thông thường là giảm giá 50đ/1 lít xăng hoặc dầu). - Doanh thu của Công ty gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu đại lý (Công ty là đại lý chính thức cho Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh), doanh thu nội bộ (chủ yếu là doanh thu sửa chữa cơ khí do bộ phận xí nghiệp cơ khí của Công ty phụ trách). Việc ghi nhận doanh thu tiến hành khi chuyển giao hành hoá và hoá đơn được phát hành. Kiểm toán viên nhận thấy rằng chính sách ghi nhận doanh thu của ABC như vậy là phù hợp với qui định và nhất quán qua các năm. Doanh thu tại ABC được xác định là: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoa hồng đại lý - Các khoản giảm trừ doanh thu Các tài khoản có liên quan mà Công ty ABC sử dụng để hạch toán doanh thu: TK 5111 TK 51112 TK 51113 TK 51114 TK 51116 TK51118 TK 511301 TK 511305 TK 511306 Doanh thu bán xăng dầu chính Doanh thu bán dầu mỡ nhờn Doanh thu bán Gas và phụ kiện Doanh thu bột cá Doanh thu nhà kho Doanh thu bán hàng hoá khác Doanh thu dịch vụ vận tải bộ Doanh thu dịch vụ cơ khí sửa chữa Doanh thu khách sạn Công ty ABC sử dụng phần mềm kế toán do Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam cung cấp. Ngoài Sổ cái của tất cả các tài khoản thì các sổ chi tiết của Công ty ABC vẫn còn được lưu trữ trên máy tính, chưa được in ra. Đối với Công ty XYZ: Công ty có 2 loại hình doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu trong nước và doanh thu xuất khẩu Chính sách ghi nhận doanh thu của Công ty là: Doanh thu trong nước: sản phẩm chính là Trục khuỷu xe máy các loại. Khách hàng duy nhất trong năm 2005 là hãng Yamaha. Đối với từng đợt giao hàng, hai bên tiến hành kí kết thoả thuận về giá từng loại mặt hàng, giao hàng mẫu và chính thức thực hiện đơn dặt hàng. Các đợt giao hàng được thể hiện trên Phiếu giao hàng và các mã đơn hàng, có kiểm soát của tổ trưởng tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Hàng tháng, kế toán tập hợp từ các phiếu giao hàng để viết hoá đơn giá trị gia tăng. Doanh thu xuất khẩu của công ty cũng được ghi nhận tương tự. Khách hàng duy nhất của Công ty trong năm 2005 là Công ty Creditup Inđônexia. Tài khoản Công ty XYZ sử dụng trong việc hạch toán doanh thu là: - TK 511: doanh thu bán hàng - TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ - TK 531: hàng bán bị trả lại - TK 515: doanh thu tài chính Công ty chưa áp dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho công tác kế toán. Năm 2005, Công ty bắt đầu phát triển hoạt động kinh doanh nên phát sinh nhiều nghiệp vụ phức tạp. Do đó, việc chưa áp dụng phần mềm kế toán khiến cho công tác kế toán gặp rất nhiều khó khăn, có thể dẫn đến rủi ro trong công tác quản lý tài chính của Công ty. 3.2. Thực hiện phân tích tổng quát doanh thu Sau khi tìm hiểu về chu trình kế toán và đặc biệt là cách thức ghi nhận doanh thu, kiểm toán viên tiến hành đánh giá tổng quát về doanh thu của Công ty ABC và Công ty XYZ giữa số năm trước và số năm nay để phát hiện ra những biến động bất thường. Những biến động này là cơ sở để phát hiện ra các sai sót hoặc gian lận có tính trọng yếu. Việc phân tích được thực hiện bằng cách so sánh số liệu doanh thu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2004 và năm 2005, cụ thể đối với khách hàng ABC như bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Doanh thu thuần 55.868379.264 78.809.028.299 Số tiền % 22.940.649.035 41% Như vậy có thể thấy doanh thu của Công ty ABC đã có biến động rất lớn. Nguyên nhân của biến động này là do trong năm qua giá xăng dầu đã tăng lên rất nhiều. Mặt khác, do Công ty cũng tăng giá đối với loại hình vận tải cho khách hàng Lào, làm tăng gần 2.5 tỷ đồng. Hơn thế nữa, loại hình kinh doanh dịch vụ khách sạn và dịch vụ cơ khí đã tăng lên đáng kể. Tóm lại, sự tăng lên đáng kể của Doanh thu thuần trong năm 2005 so với 2004 không phải là biến động bất thường. Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng cần phải đề phòng trường hợp Công ty đã khai tăng doanh thu hoặc giảm chi phí ở khâu nào đó nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài,vì qua phân tích và nhận định ban đầu nhận thấy Công ty hiện còn đang đi vay và chiếm dụng vốn rất nhiều. Riêng đối với Công ty XYZ, năm 2004 là giai đoạn trước hoạt động nên không phát sinh doanh thu. Đến tháng 7 năm 2005, Công ty mới có phát sinh các nghiệp vụ doanh thu do đó kiểm toán viên tiến hành phân tích tỷ lệ lãi gộp trong năm 2005 để xem xét những biến động và theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tháng Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Giá vốn 1.539.147.431 2.066.889.475 1.714.739.220 2.541.304.312 1.328.741.645 1.827.707.622 DT bán hàng - - - 2.346.885.432 1.980.871.331 2.768.419.197 DT nội bộ 1.002.862.080 2.008.687.568 1.505.908.800 1.003.992.000 - - Tổng DT 1.002.826.08.0 2.008.687.568 1.505.908.800 3.350.877.432 1.980.871.331 2.768.419.197 Lợi nhuận gộp (536.285.351) (58.201.907) (208.830.420) 809.573.120 652.129.686 940.711.575 Tỷ lệ lãi gộp -34.84% -2.82% -12.18% 31.86% 49.08% 51.47% Nhận xét: Qua bảng phân tích, kiểm toán viên nhận thấy tỷ lệ lãi gộp của Công ty biến động bất thường, có những tháng còn có biến động âm. Điều này được giải thích là Công ty đang trong giai đoạn bước vào hoạt động nên doanh thu chưa ổn định. Nhận thấy tỷ lệ lãi gộp âm vào các tháng 7,8 và 9, do đó kiểm toán viên cần phải chú ý tiến hành kiểm tra chi tiết về hợp đồng bán hàng và giá bán của Công ty. 3.3. Thực hiện kiểm tra chi tiết doanh thu 3.3.1. Thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp Căn cứ vào số liệu doanh thu lấy trên Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm toán viên thực hiện đối chiếu với số liệu trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản và trên sổ cái tài khoản doanh thu. Đối với Công ty ABC, việc kiểm tra số liệu tổng hợp khoản mục doanh thu của Công ty ABC còn được tiến hành bằng cách: - Đối chiếu số liệu doanh thu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với số tổng cộng doanh thu được kê khai trên Bảng kê khai thuế GTGT hàng tháng. - Đối chiếu số tiền ghi trên Bảng kê khai thuế GTGT hàng tháng với số tổng cộng trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra. Qua đối chiếu kiểm toán viên phát hiện thấy rằng có chênh lệch giữa số liệu doanh thu ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với trên tờ khai thuế. Việc kiểm tra đối chiếu được kiểm toán viên tổng hợp trên giấy tờ làm việc như sau: QQ Khách hàng: Công ty ABC Niên độ: 01/01/2005 – 31/12/2005 Nội dung: Kiểm tra tổng hợp doanh thu Người thực hiện: Nguyễn Văn A Ngày: 24/2/2006 Người soát xét: DungTV Tháng DT không thuế DOANH THU trước VAT 5% (tờ khai) DT trước VAT 10% (tờ khai) Tổng DT 1 61.219.574 3.987.104.915 4.048.324.489 2 615.989.040 2.713.922.439 3.329.911.479 3 1.281.570.738 4.307.729.677 5.589.300.415 4 104.476.773 4.329.288.179 4.433.764.952 5 1.066.572.377 4.747.057.212 5.813.629.589 6 2.651.484.842 1.687.478.087 5.399.934.700 9.738.897.629 7 48.265.293 6.088.183.273 6.136.448.566 8 60.641.184 5.776.378.551 5.837.019.735 9 2.162.492.107 3.992.480.228 6.154.972.335 10 10.629.900 5.300.192.445 5.310.822.345 11 104.767.660 6.061.190.087 6.165.957.747 12 7.534.674.435 2.960.422.068 5.544.360.412 16.039.455.915 Tổng 10.186.159.277 10.164.524.801 58.247.822.118 78.598.506.196 @ @: Chênh lệch so với số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh là: 78.598.506.196 – 78.809.028.299= (210.522.103) Đã cộng dồn đúng Đối với Công ty XYZ, do các nghiệp vụ về doanh thu phát sinh chưa nhiều nên kiểm toán viên chú ý kiểm tra chi tiết tất cả các bút toán ghi nhận doanh thu theo các mục tiêu kiểm toán là hữu hiệu, đầy đủ, phân loại và trình bày và tính toán chính xác. Ngoài ra do có phát sinh giảm trừ doanh thu là hàng bán bị trả lại nên kiểm toán viên cũng tiến hành kiểm tra 100% các nghiệp vụ này. 3.3.2. Thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết Sau khi đối chiếu số liệu tổng hợp, kiểm toán viên thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết doanh thu để kiểm tra tính có thực và đầy đủ của việc ghi nhận doanh thu. - Kiểm tra doanh thu ghi sổ đầy đủ: kiểm toán viên tiến hành đối chiếu ngược từ các chứng từ, hoá đơn cung ứng dịch vụ với Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra và Sổ chi tiết bán hàng. Qua kiểm tra đối với Công ty ABC, kiểm toán viên nhận thấy doanh thu của Công ty ABC đã kê khai thiếu số tiền là 210.522.103 VNĐ. Như vậy mục tiêu đầy đủ của việc ghi nhận doanh thu của Công ty ABC đã không đảm bảo. Đối với Công ty XYZ, do Công ty chỉ có 2 khách hàng là Yamaha và Creditup Indonexia nên kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ từ các phiếu giao hàng lên sổ kế toán. Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên như sau: Khách hàng: Công ty XYZ Niên độ: 01/01/2005 – 31/12/2005 Nội dung: Kiểm tra ghi nhận doanh thu Người thực hiện: Nguyễn Văn A Ngày: 20/3/2006 Người soát xét: DungTV TK 511- Doanh thu bán hàng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đ/ư Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 6/10 20915 6/10 Xuất bán cho Yamaha 131 - 619.500.768 28/10 20919 28/10 Xuất bán cho Yamaha 131 - 1.714.257.430 31/10 20920 31/10 Xuất bán cho Yamaha 131 - 13.127.234 29/11 20923 29/11 Xuất bán cho Yamaha 131 - 1.263.758.731 30/11 20924 30/11 Xuất bán cho Yamaha 131 - 717.112.600 29/12 20925 29/12 Xuất bán cho Yamaha 131 - 2.768.419.197 Tổng - 7.096.175.960 Nhận xét: các nghiệp vụ phát sinh doanh thu đã được lên sổ đầy đủ. Bên cạnh việc kiểm tra việc ghi nhận doanh thu bán hàng, kiểm toán viên việc ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ bằng cách kiểm tra từ Hồ sơ hải quan lên sổ và kiểm tra việc kê khai trong tờ khai thuế giá trị gia tăng đầu ra. Nhận xét cuối cùng của kiểm toán viên là doanh thu của Công ty XYZ đã được ghi nhận đầy đủ. - Kiểm tra tính đúng kì của việc ghi nhận doanh thu: Đối với Công ty ABC,kiểm toán viên tiến hành chọn 10 hoá đơn bán hàng của năm 2005 đối chiếu với bảng kê hoán đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra để kiểm tra xem doanh thu của năm 2005 có được ghi sổ đúng kì hay không. Chọn 10 hoá đơn bán hàng đầu tiên của năm 2006 để xem xét xem liệu doanh thu của năm 2006 có được ghi sổ năm 2005 hay không. Qua kiểm tra, kiểm toán viên nhận thấy các hoá đơn đều được ghi sổ đúng kì. Đối với Công ty XYZ, việc kiểm tra tính đúng kì cũng được tiến hành tương tự va kiểm toán viên nhận xét là các khoản ghi tăng doanh thu đều được ghi sổ đúng kì. - Kiểm tra việc ghi sổ doanh thu có chính xác và có thực hay không: Công ty ABC là công ty vận tải và dịch vụ về mặt hàng xăng dầu. Mặt hàng mang lại doanh thu lớn nhất của Công ty ABC là xăng dầu và doanh thu vận tải lớn nhất là vận tải cho khách hàng Lào. Để kiểm tra tính có thực và chính xác của doanh thu ghi sổ, kiểm toán viên chọn mẫu 10 nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn trên sổ chi tiết bán hàng của ABC để tiến hành đối chiếu với các hoá đơn chứng từ bán hàng gốc. Việc kiểm tra đối chiếu phải đảm bảo các yếu tố về số lượng, đơn giá, thành tiền, chữ kí người mua hàng... Qua kiểm tra, kiểm toán viên phát hiện thấy: + Hoá đơn 49915 ngày 31/12/2005 bán Cột Bơm xăng, vòi Bơm xăng của Nhật với số tiền 181.500.000đ chưa có chữ kí người mua hàng và kế toán trưởng. + Hoá đơn 71171 ngày 31/8/2005 bán xăng mogas 92, số tiền 23.990.400đ chưa có chữ kí người mua hàng và chữ kí kế toán trưởng. Mà theo qui định, các nghiệp vụ kinh tế phải được minh chứng bằng các chứng từ hợp lý, hợp lệ. Thủ tục ký trên các chứng từ kế toán là một trong các thủ tục kiểm soát nội bộ để đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế đã thực sự phát sinh và được kiểm tra bởi những người có trách nhiệm. Mặt khác, các khoản chi phí không có đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ có thể bị cơ quan thuế loại ra cho mục đích xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, theo kiểm toán viên Công ty ABC cần rà soát lại các chứng từ kế toán phát sinh để phát hiện và hoàn thiện các chứng từ kế toán còn thiếu các thủ tục ký nhận, kiểm tra… đảm bảo tất cả các chứng từ dùng để hạch toán kế toán được hợp lệ. Đối với Công ty XYZ, như đã phân tích nhận thấy giá bán hàng hoá trong nội bộ thấp hơn giá vốn nên kiểm toán viên cần kiểm tra chi tiết giá bán của hàng hoá bán ra theo bản kí kết và phiếu giao hàng. Khách hàng: Công ty XYZ Niên độ: 01/01/2005 – 31/12/2005 Nội dung: Kiểm tra giá bán hàng hoá Người thực hiện: Nguyễn Văn A Ngày: 20/3/2006 Người soát xét: DungTV STT Số phiếu Ngày tháng Loại hàng Giá bán theo hoá đơn (đ) Giá bán theo bản kí kết (đ) 1 2 3 4 12 13 19 20 8677 8680 8726 50915 051104 051109 051223 051228 07/09/05 07/09/05 30/06/05 15/09/05 4/11/05 9/11/05 23/12/05 28/12/05 1s9-e1412-w0 1s9-e1412-w0 5vt-e1412-w0 5vt-e1412-w0 5vt-e1412 5vt-e1412 5vt-e1412 5vt-e1412 76.438,58 72.734,54 56.700 56.700 47.800 50.900 47.800 50.900 76.438,58 72.734,54 Hàng mẫu Hàng mẫu 47.800 50.900 47.800 50.900 Nhận xét: doanh thu được ghi nhận theo giá đã kí kết Kiểm tra sự phân loại trong hạch toán doanh thu: Qua kiểm tra, kiểm toán viên phát hiện thấy rằng có những nghiệp vụ phát sinh được Công ty ABC hạch toán tăng doanh thu và đồng thời tăng chi phí. Ví dụ: Nợ TK 621: Có TK 51112: 4.167.842.401đ 4.167.842.401đ Hoặc: Nợ TK 641: Nợ TK 627: Có TK 5113: 6.466.136đ 228.454.155đ 234.920.291đ ...v...v... Như vậy đây là những khoản doanh thu nội bộ do xuất bán dầu mỡ nhờn cho xí nghiệp cơ khí hoặc do cung cấp dịch vụ sửa chữa cơ khí cho bộ phận vận tải. Tuy nhiên tất cả những nghiệp vụ này không được Công ty ABC hạch toán riêng thành khoản doanh thu nội bộ mà hạch toán chung và tài khoản 511 – doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Như vậy việc phân loại và trình bày doanh thu của Công ty ABC chưa tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác. Riêng Công ty XYZ, các nghiệp vụ doanh thu ít và kế toán đã tiến hành phân loại đúng đắn làm 2 loại là doanh thu bán hàng hoá (theo dõi qua TK 511) và doanh thu nội bộ (theo dõi qua TK 512). Ngoài ra đối với Công ty XYZ, có các khoản giảm trừ doanh thu với tổng số tiền là: 42.248.000VNĐ (là khoản hàng bán bị trả lại). Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra 100% các nghiệp vụ này. Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên như sau: Khách hàng: Công ty XYZ Niên độ: 01/01/2005 – 31/12/2005 Nội dung: Kiểm tra hàng bán bị trả lại Người thực hiện: Nguyễn Văn A Ngày: 20/3/2006 Người soát xét: DungTV TK 531: Hàng bán bị trả lại Ngày tháng Loại hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền (VNĐ) Tham chiếu 20/06/05 16/11/05 16/11/05 16/11/05 18/11/05 31/12/05 1s9-e1422-w0 5vt-e1412-w0 5vt-e1412-w0 5vt-e1412-w0 5vt-e1412-w0 5vt-e1412-w0 92 8 21 38 812 678 47.800 47.800 50.900 47.800 47.800 59.650 4.397.600 382.400 1.068.900 1.816.400 38.813.600 40.442.700 @ Đơn vị đã hạch toán Tổng 42.248.000 @ : Đơn vị chưa hạch toán do chưa có hoá đơn của khách hàng 3.4. Thực hiện kiểm toán chi tiết các khoản phải thu khách hàng Đi đôi với việc kiểm toán doanh thu, kiểm toán viên Nguyễn Văn A đồng thời tiến hành kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán. 3.4.1. Kiểm tra đối chiếu: Kiểm toán viên tiến hành việc đối chiếu số dư cuối kì trên sổ chi tiết phải thu với Bảng cân đối kế toán về số tổng cộng. Tiến hành đối chiếu một số khách hàng cụ thể về số dư với biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng. Qua kiểm tra công ty ABC, kiểm toán viên phát hiện thấy đến thời điểm 31/12/2005 đã có 14/47 biên bản đối chiếu công nợ phải thu khách hàng có số dư cuối kì. Trong đó, 13/41 khách hàng phải thu, số tiền 1.603.791.493đ/2.253.309.394đ đạt 71%. Có 1/6 khách hàng ứng trước, số tiền 43.191đ/ 21.529.369đ. 3.4.2. Gửi thư xác nhận: Đối với Công ty ABC, kiểm toán viên thấy cần phải gửi thư xác nhận cho khách hàng của Công ty mà chưa có biên bản đối chiếu công nợ. Các khách hàng được chọn để gửi thư xác nhận được theo dõi qua Bảng theo dõi thư xác nhận (ví dụ trang bên). Qui trình gửi thư xác nhận của ACCAGroup: Yêu cầu ABC cung cấp sổ số dư các khoản phải thu khách hàng Chọn một số khách hàng có số dư lớn để lên kế hoạch gửi thư Thảo luận với ABC về danh sách khách hàng được gửi thư xác nhận Yêu cầu ABC giải trình trong trường hợp có chênh lệch Lập Bảng theo dõi thư xác nhận Gửi thư xác nhận lần 2 Gửi thư xác nhận lần 1 Đối với Công ty ABC, kiểm toán viên chọn một số khách hàng để gửi thư xác nhận là: + Công ty Sông Đà 5: số tiền 491.626.779đ + Nhà máy chế biến thực phẩm Như Thanh: số tiền 114.950.524đ + Cửa hàng xăng dầu Diễn Bích PTS: số tiền 262.733.626đ + Tàu PTS – Cửa Hội: số tiền 267.189.804đ + Cửa hàng xăng dầu Nghi Long 2 PTS: số tiền 250.534.722đ + Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1: số tiền 117.352.544đ Việc theo dõi các Thư xác nhận được tổng hợp trên bảng theo dõi Thư xác nhận sau: Tên khách hàng: Công ty ABC (W.P.Ref.No): C (File No) : 0015/ACCA (Year End) : 31/12/2005 BẢNG THEO DÕI GỬI THƯ XÁC NHẬN Tài khoản: 131 - Phải thu khách hàng ĐVT : VNĐ STT Tên khách hàng của ABC Ngày gửi Ngày nhận Số dư theo Sổ sách Số dư theo Sự xác nhận Số chênh lệch Tham chiếu Lần 1 Lần 2 1 Công ty Sông Đà 5 27/2/06 27/02/05 491.626.779 491.626.779 0 C1 2 Nhà máy chế biến thực phẩm Như Thanh 27/02/05 27/02/05 114.950.524 104.466.971 10.483.553 C2 3 Cửa hàng Diễn Bích 27/02/05 27/02/05 262.733.626 262.733.626 0 C3 4 Tàu _ Cửa Hội 27/02/05 27/02/05 267.189.804 267.189.804 0 C4 5 Cửa hàng Nghi Long 27/02/05 27/02/05 250.534.722 250.534.722 0 C5 6 Công ty XD 1 27/02/05 27/02/05 117.352.544 117.352.544 0 C6 TỔNG CỘNG 1.054.387.999 1.493.904.446 10.483.553 @ Cx: Thư xác nhận đã nhận được (mẫu thư xác nhận trang bên) @: Số tiền chênh lệch chưa xác định được nguyên nhân. Ghi chú: Tỷ lệ số tiền gửi thư xác nhận : 94% - Tỷ lệ số tiền đã được xác nhận : 94% REVIEWED BY PREPARED BY INITALS DATE INITALS DATE CÔNG TY ABC Địa chỉ: xxxxxxxxxxxxx Điện thoại: xxxxxx Fax: xxxxxx Ngày 27 tháng 02 năm 2006 Kính gửi: Ông/Bà Kế toán trưởng Công ty Sông Đà 5 Thị trấn Nahang, huyện Nahang, Tỉnh Tuyên Quang ĐT: 027.864.563 Fax:027.864.563 Thưa Quý Ông/Bà, CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (ACCA), , đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty chúng tôi cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2005. Kính đề nghị Quý Ông/Bà xác nhận và gửi trực tiếp cho Kiểm toán viên của chúng tôi, theo địa chỉ dưới đây, số dư khoản CÔNG TY ABC phải trả Quý công ty tại thời điểm ngày 31/12/2005. Xin vui lòng gửi Fax, trước khi gửi bản chính qua Bưu điện, cho Kiểm toán viên của chúng tôi theo số: 027.864.563 Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Ông /Bà. xxxxxxxxxx Giám đốc Kính gửi: CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH 14/14 Phố Yên Lạc, Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel: (84-4) 636 4166 Fax: (84-4) 636 4169 Người nhận: Nguyễn Văn A - Kiểm toán viên Chúng tôi xác nhận số tiền phải trả của CÔNG TY ABC tại ngày 31/12/2005 là : 491.626.779 VNĐ, ngoại trừ các vấn đề sau: Danh mục kèm theo: Có___ Không__ Tên Công ty Chữ ký của người xác nhận: Họ và tên: (Đóng dấu) Chức vụ: Ngày: Tại Công ty ABC không có các khoản nợ khó đòi nên không tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Qua kiểm tra kiểm toán viên nhận thấy Công ty ABC có 16 cửa hàng và đơn vị trực thuộc theo dõi qua TK 131- Phải thu khách hàng là chưa hợp lý. Các đơn vị trực thuộc này cần theo dõi trên TK 136. Đối với Công ty XYZ, công ty chỉ có 2 khách hàng là Công ty Yamaha và Công ty Creditup Indonexia. Kiểm toán viên tiến hành gửi thư xác nhận đối với 2 khách hàng này. Quá trình tiến hành gửi và theo dõi thư xác nhận được tiến hành giống như đối với Công ty ABC và kết quả thu được là khớp đúng. 4. Kết thúc kiểm toán Kết thúc cuộc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng trong qui trình kiểm toán, trong giai đoạn này các kiểm toán viên của ACCAGroup phải thực hiện các công việc theo trình tự sau: Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có) 4.1. Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán Việc soát xét các sự kiện xảy ra ngay sau ngày lập Báo cáo tài chính được kiểm toán viên của ACCAGroup tiến hành theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560- Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính. Thông thường kiểm toán viên sẽ tiến hành thẩm vấn Ban quản trị, xem xét các Biên bản họp hay quyết định của Ban giám đốc, xem xét các sổ sách chứng từ có liên quan mới được lập sau ngày khoá sổ kế toán... để thu thập các thông tin, các sự kiện quan trọng có khả năng ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. 4.2. Kiểm tra lại giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Trước khi lập Báo cáo kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện kiểm tra, soát xét lại giấy tờ làm việc của kiểm toán viên trong nhóm. Giám đốc của ACCAGroup cũng trực tiếp xem xét tài liệu và giấy tờ làm việc của kiểm toán viên nhằm phát hiện những sai sót còn tồn tại của cuộc kiểm toán để hoàn thiện hay bổ sung. Việc kiểm tra, soát xét công việc kiểm toán này nhằm mục đích lớn nhất là đảm bảo rằng các công việc kiểm toán được tiến hành theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế. Bên cạnh đó, việc soát xét lại giúp cho Công ty ACCAGroup đánh giá được chất lượng công việc và kiểm soát chất lượng kiểm toán ngày càng tốt hơn, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp và nâng cao uy tín trên thị trường dịch vụ kiểm toán ngày càng phát triển như hiện nay. Trình tự soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên tại ACCAGroup Trưởng nhóm kiểm tra Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Chủ nhiệm kiểm toán soát xét Giám đốc soát xét trước khi lập BCKT dự thảo 4.3. Lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý Kết thúc qui trình kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp các ý kiến của kiểm toán viên trong nhóm làm việc để lập Báo cáo kiểm toán. Thông thường trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức thì Trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập Báo cáo kiểm toán dự thảo nhằm bàn bạc thêm với khách hàng Các vấn đề còn tồn tại sẽ được Công ty ACCAGroup và khách hàng trao đổi với nhau để đi đến thông nhất và từ đó Công ty ACCAGroup sẽ lập báo cáo kiểm toán chính thức. Đối với Công ty ABC, sau khi đánh giá kết quả kiểm toán và có sự điều chỉnh của ABC theo yêu cầu của kiểm toán viên, ACCAGroup đã phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức. Báo cáo kiểm toán này được ký bởi đại diện Công ty ABC là Giám đốc và Kế toán trưởng, đại diện Công ty ACCAGroup là Giám đốc và kiểm toán viên cao cấp. Báo cáo kiểm toán được lập thành 4 bộ, lưu tại Công ty ACCAGroup một bộ và ba bộ còn lại được gửi cho Công ty ABC. Những vấn đề còn tồn tại của Công ty ABC về vấn đề hạch toán kế toán và những sai sót trong qui trình xử lý kế toán được kiểm toán viên của Công ty ACCAGroup đưa vào Thư quản lý. Thư quản lý là tập hợp những ý kiến tư vấn cho công ty ABC nhằm hoàn thiện những tồn tại trong hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ. Đối với Công ty ABC, trong vấn đề xử lý doanh thu, những ý kiến tư vấn của ACCAGroup là: ABC nên mở tài khoản riêng để hạch toán doanh thu nội bộ theo đúng Chuẩn mực kế toán Việt Nam; việc kiểm soát Hoá đơn, chứng từ mua hàng cần phải chặt chẽ hơn tránh nguy cơ gian lận và khai gian doanh thu. Về vấn khoản mục phải thu khách hàng, Công ty ABC nên thường xuyên có sự đối chiếu công nợ với khách hàng để chủ động tình hình tài chính của Công ty và tránh rủi ro các khoản nợ khó đòi cũng như các khoản nợ lâu ngày và không thể thu hồi được. Tương tự công việc được tiến hành đối với Công ty XYZ 4.4. Các công việc thực hiện sau kiểm toán Sau khi đã kết thúc cuộc kiểm toán, Công ty ACCAGroup tiến hành thanh lý hợp đồng kiểm toán. Bên cạnh đó, Công ty ACCAGroup luôn duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (ACCAGROUP) THỰC HIỆN I. NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG VỀ QUI TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DO ACCAGROUP THỰC HIỆN: Trong cả quá trình kiểm toán, ACCAGroup đã thực hiện tuân theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán. Sau một thời gian ngắn thực tập tại Công ty và có được những hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các anh chị trong Công ty, em đã đúc kết được nhiều kiến thức thực tế trong việc kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACCAgroup. Và sau khi tiếp cận qui trình kiểm toán cụ thể của Công ty em xin có một số nhận xét như sau: 1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Trong giai đoạn này, ACCAGroup đã thực hiện rất đầy đủ các bước như tiếp cận khách hàng, lập kế hoạch kiểm toán phù hợp. Một trong những bí quyết nhằm gây dựng lòng tin và sự thân thiện đối với khách hành của ACCAGroup là việc tìm hiểu rất kĩ về ngành nghề hoạt động của khách hàng. ACCAGroup luôn chứng tỏ rằng mình rất hiểu về khách hàng cũng như lĩnh vực kinh doanh của họ. Nắm chắc về thông tin về khách hàng không những giúp ACCAGroup có được những bước tiếp cận dễ dàng với khách hàng mà còn giúp các kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán một cách khoa học và phù hợp với từng khách hàng. Những công việc cụ thể của các giai đoạn kiểm toán luôn được ACCAGroup tiến hành một cách bài bản và tuân theo chuẩn mực. Trong giai đoạn này, việc kí kết hợp đồng kiểm toán và việc lập kế hoạch kiểm toán luôn tuân theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210- Hợp đồng kiểm toán và số 300- Lập kế hoạch kiểm toán. 2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng của toàn bộ cuộc kiểm toán. Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt chương trình và kế hoạch kiểm toán đã được lập thì các kiểm toán viên của ACCAGroup trong quá trình làm việc cũng có rất nhiều sáng tạo khoa học và logic. Cụ thể đối với việc kiểm toán doanh thu, việc kiểm tra giữa số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với số liệu trên tờ kê khai thuế GTGT là một sáng tạo. Việc làm này không những tiết kiệm thời gian mà còn có độ chính xác cao. Việc kiểm tra này dựa vào mối quan hệ mật thiết giữa doanh thu với thuế GTGT đầu ra được xác định theo tỷ lệ qui định của Nhà nước. Kê khai thuế GTGT hàng tháng phải căn cứ vào hoá đơn GTGT phát hành theo mẫu qui định của Nhà nước, trên đó phải trình bày cả doanh thu chịu thuế và có sự kiểm tra của cơ quan thuế. Do đó, việc kiểm tra này mang lại độ tin cậy cao và giúp phát hiện việc khai khống doanh thu hay việc trốn lậu thuế. Bên cạnh đó, việc phối hợp kiểm toán giữa doanh thu và các khoản phải thu khách hàng cũng rất hữu ích. Nguyên nhân cũng là do mối quan hệ mật thiết giữa khoản mục phải thu khách hàng và doanh thu. Thực chất đây là qui trình bán hàng và thu tiền của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với khách hàng ABC, mối quan hệ này mật thiết bởi vì hầu như bên nợ của TK 131 đều đối ứng với TK 511. Việc làm này đã giúp kiểm toán viên và cả nhóm kiểm toán tiết kiệm thời gian, đảm bảo tiến độ chung cho cả nhóm kiểm toán. Hơn thế nữa, trong quá trình làm việc, các kiểm toán viên luôn tiến hành đối chiếu các phần công việc của mình mà có liên quan với phần hành của người khác trong nhóm. File làm việc và các giấy tờ làm việc luôn được kiểm toán viên chú trọng trình bày rõ ràng, khoa học để các thành viên khác dễ dàng tham khảo, đối chiếu. Việc tiến hành đánh tham chiếu trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên ACCAGroup đã giúp ích rất lớn cho quá trình đối chiếu và soát xét sau này. 3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn này, ACCAGroup đã tiến hành đầy đủ các công việc về soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và phát hành Báo cáo kiểm toán. Đây là giai đoạn soát xét và kiểm tra chất lượng kiểm toán. Tuy thời gian không nhiều, nhưng các kiểm toán viên luôn có những đúc kết và bài học kinh nghiệm rút ra từ sau mỗi cuộc kiểm toán đối với mỗi khách hàng. Công việc này thể hiện tính thận trọng cao của ACCAGroup trong việc đưa ra ý kiến chính xác, hợp lý trong Báo cáo kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng công việc và chiếm được lòng tin của khách hàng. Báo cáo kiểm toán được lập trong giai đoạn này. Báo cáo kiểm toán của ACCAGroup luôn ngắn gọn, rõ ràng và đầy đủ, minh bạch, phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700- Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. Nội dung của Báo cáo kiểm toán bao gồm các phần: Trách nhiệm của Ban giám đốc và Kiểm toán viên; Cơ sở của ý kiến; Phạm vi kiểm toán; Ý kiến kiểm toán.Các ý kiến đưa ra trong Báo cáo kiểm toán luôn trung thực, độc lập và khách quan tạo được sự tin cậy cho khách hàng và những người quan tâm. Đối với công ty ABC, ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra đối với Báo cáo tài chính của Công ty là ý kiến chấp nhận từng phần (loại trừ ảnh hưởng của tài sản cố định hữu hình và vô hình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa ghi nhận giá trị và tính trích khấu hao trên Bảng cân đối kế toán). Tuy rằng qui trình kiểm toán đã rất cụ thể và bài bản nhưng trong quá trình kiểm toán của Công ty ACCAGroup vẫn còn những tồn tại cần phải hoàn thiện hơn. Thứ nhất, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên của Công ty chưa có bảng câu hỏi cụ thể được lưu File làm việc. Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán thì việc mô tả hệ thống đó qua bảng câu hỏi hoặc lưu đồ sẽ cho nhóm kiểm toán một cái nhìn rõ ràng và khái quát hơn về tình hình kiểm soát hoạt động của khách hàng, và như vậy các kiểm toán viên dễ dàng nhận định được mức độ rủi ro trong phần hành kiểm toán của mình hơn. Thứ hai, trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên vẫn phần nhiều nghiêng về kiểm tra chi tiết. Việc tiến hành thủ tục phân tích và sử dụng các ước tính chưa được sử dụng nhiều. Điều này sẽ hạn chế một phần cái nhìn khái quát và tổng quan đối với thực trạng tài chính của khách hàng. Trong nhóm kiểm toán, những công việc này thường do các kiểm toán viên cao cấp (chủ nhiệm cuộc kiểm toán đó tiến hành) do vậy mà áp lực và khối lượng công việc mà kiểm toán viên này phụ trách là quá lớn. Đôi khi trong một giới hạn thời gian nhất định và do giới hạn về sức khoẻ mà điều này sẽ dễ dẫn đến những sai lầm không đáng có. Thứ ba, qui mô của Công ty hiện nay không lớn do vậy mà việc phân bổ nhân lực cho các cuộc kiểm toán rất khó khăn. Trình độ năng lực của kiểm toán viên trong Công ty chưa thực sự xuất sắc, vẫn còn nhiều các kiểm toán viên ít kinh nghiệm. Điều này dễ dẫn đến ảnh hưởng không tốt đối với chất lượng các cuộc kiểm toán và danh tiếng của Công ty. Các nhân viên đều được đào tạo chính qui về ngành nghề kiểm toán song chưa đáp ứng kịp những yêu cầu về kiến thức kiểm toán. Từ những hạn chế này, em mạnh dạn đề nghị một số các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa qui trình kiểm toán và công việc kiểm toán trong Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup. II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO ACCAGROUP THỰC HIỆN 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính Chu trình bán hàng và thu tiền có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh mọi lĩnh vực. Khoản mục doanh thu nằm trong chu trình này là một khoản mục quan trọng đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Nó phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp đó. Khi kết quả tốt cho ta cái nhìn lạc quan và đầy tin tưởng vào tương lai tài chính của doanh nghiệp, ngược lại nếu kết quả kém thì chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đòi hỏi việc thực hiện kiểm toán doanh thu không chỉ đơn thuần là phát hiện ra những sai sót tìm thấy những yếu điểm, khuyết tật mà phải thông qua những tồn tại này để giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình. Chính vì vậy kiểm toán doanh thu chiếm một vị trí rất quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính và hoàn thiện công tác kiểm toán doanh thu là một chu cầu tất yếu đối với bất kỳ công ty kiểm toán nào. Do doanh thu là một chỉ tiêu luôn mang tính trọng yếu và luôn đòi hỏi khắt khe trong khi thực hiện kiểm toán. Xuất phát từ đặc điểm đó và từ những tồn tại mà em đã chỉ ra ở phần trên, sau đây là các đề nghị hoàn thiện của em. 2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kiểm toán doanh thu tại ACCAGroup. 2.1. Việc sử dụng các ước tính trong các bước thực hiện thủ tục phân tích. Như đã biết, kiểm toán không chỉ đơn thuần là việc kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ sách chứng từ mà công việc kiểm toán đòi hỏi nhiều vào khả năng xét đoán của người kiểm toán viên. Toàn bộ khối lượng công việc kiểm toán là rất lớn, bên cạnh đó thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán là không nhiều, kiểm toán viên luôn phải cân nhắc đến yếu tố thời gian và chi phí đối với mỗi cuộc kiểm toán. Do vậy việc sử dụng các ước tính trong quá trình thực hiện kiểm toán là một yếu tố rất hữu ích và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, đối với kiểm toán doanh thu, kiểm toán viên không thể kiểm tra chi tiết hết từng chứng từ và từng nghiệp vụ phát sinh mà phải sử dụng óc xét đoán nghề nghiệp để thu hẹp phạm vi kiểm tra và giảm bớt khối lượng công việc. Tuy rằng việc sử dụng các ước tính là rất khó khăn và đòi hỏi ở người kiểm toán viên một cái nhìn nhạy bén và sắc sảo, điều này phụ thuộc nhiều vào óc phán đoán của từng người. Nhưng số lượng các ước tính kế toán trong Báo cáo tài chính của khách hàng cũng rất nhiều như các khoản dự phòng, khấu hao, xác định sản phẩm dở dang... Do vậy khi kiểm toán việc sử dụng các ước tính của riêng kiểm toán viên là rất cần thiết để kiểm tra, đối chiếu với các ước tính của khách hàng. Tại Công ty ACCAGroup, việc áp dụng các ước tính kế toán là còn rất hạn chế. Ngoài một số kiểm toán viên cao cấp của Công ty thì số lượng kiểm toán viên trẻ, mới vào nghề tham gia vào các cuộc kiểm toán là khá đông. Do còn thiếu kinh nghiệm nên việc sử dụng óc xét đoán còn chưa tinh thông. Công việc này chủ yếu vẫn do một hoặc hai kiểm toán viên cao cấp thực hiện cho tất cả các khoản mục trong quá trình kiểm toán. Do vậy, công việc đối với các kiểm toán viên cao cấp là quá nặng nề. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ kiểm toán viên trẻ của ACCAGroup là những người rất có năng lực, vì vậy sau mỗi cuộc kiểm toán Công ty nên thường xuyên tiến hành đúc kết kinh nghiệm và bài học cho kiểm toán viên trẻ thì tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện. Các kiểm toán viên giàu kinh nghiệm nên có những buổi thảo luận, truyền đạt kinh nghiệm cho các kiểm toán viên trẻ để phục vụ cho công việc hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. 2.2. Sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Trong quá trình tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, việc thu thập các thông tin và tài liệu từ phía khách hàng cũng đã được kiểm toán viên của ACCAGroup tiến hành. Tuy nhiên, phương pháp thu nhận thông tin và mô phỏng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng chưa được tiến hành bài bản. Nếu như ACCAGroup sử dụng cho riêng mình một Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ thì sẽ giảm thiểu nhiều thời gian và không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Có thể tham khảo Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng của Công ty kiểm toán Việt Nam VACO sau đây: Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát của công ty kiểm toán Việt Nam VACO Các câu hỏi Rủi ro kiểm soát Môi trường kiểm soát Có vấn đề nào cần chú ý Tham chiếu 1- Có lý do nào cần phải đặt quan điểm vào tính chính trực của ban quản trị cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp. 2- Có lý do nào để băn khoăn với những cam kết về sự hợp lý và chính xác của Báo cáo tài chính? 3- Có lý do nào để băn khoăn tới những cam kết của ban quản trị để thiết lập và duy trì hệ thống thông tin và kế toán đáng tin cậy hay một hệ thống kiểm soát nội bộ đáng tin cậy? 4- Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không? 5- Quá trình kiểm soát quản lý có bất hợp lý không và có lý do nào để băn khoăn về khả năng của Ban quản trị trong việc giám sát và điều hành hoạt động có hiệu quả cũng như phân công trách nhiệm? 6- Phương pháp phân công quyền hạn và trách nhiệm có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh hay không 7- Có lý do nào băn khoăn về phương pháp quản lý lãnh đạo hay không? 8- Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh hay không? 9- Ban giám đốc và nhóm Kiểm toán viên nội bộ của doanh nghiệp có bất hợp lý với quy mô và hình thức hay không? 10- Có lý do nào để băn khoăn với hình thức kinh doanh của doanh nghiệp hay không? 11- Có những ảnh hưởng bên ngoài nào trong môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động và khả năng tiếp tục kinh doanh của doanh nghiệp hay không? 12- Ban quản trị có chịu áp lực nào trong việc đưa ra kết quả tài chính cụ thể hay không? 13- Có nhân tố nào tồn tại chứng tỏ rằng doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động trong thời gian dư báo được hay không? 14- Có lý do gì để băn khoăn về những ảnh hưởng xung quanh cuộc kiểm toán hay không? 15- Có lý do nào để nói lên rằng sự tuân thủ những chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận của chúng ta sẽ bị thắc mắc không? 16- Có vấn đề nào về kế toán trọng yếu đến độ rủi ro trọng yếu lớn hơn mức trung bình hay không ? 17- Có lý do nào khẳng định rằng doanh nghiệp chúng ta không có đủ những hiểu biết đầy đủ về từng nghiệp vụ quan trọng và những quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp khác được coi là bên thứ ba nhưng trong thực tế lại là những bên có liên quan. Điều này có thể ảnh hưởng tới những nhận xét khái quát về tính chính trực của ban quản trị. 18- Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức về khách hàng không? 19- Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức về khách hàng hay không? 20. Có những vấn đề nào nói rằng sự tồn tại khả năng gian lận của ban quản trị không? 2.3. Vấn đề chọn mẫu trong quá trình kiểm toán Trong thực tế, công việc kiểm toán các phần hành hay khoản mục có các phát sinh và số dư lớn rất nặng nề. Kiểm toán viên không thể tiến hành kiểm tra chi tiết 100% để bao quát hết những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả kiểm toán và đảm bảo những kết luận của kiểm toán viên đưa ra phải sát với thực tế tình hình của doanh nghiệp thì đòi hỏi các kiểm toán viên phải tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra. Tuy nhiên, việc chọn mẫu mà các kiểm toán viên ACCAGroup tiến hành vẫn chỉ theo cảm tính và sự xét đoán của kiểm toán viên.Các mẫu chọn chủ yếu thường được tiến hành là các mẫu có giá trị lớn, các mẫu có tính chất bất thường hoặc là các mẫu được lựa chọn nằm trong các tháng đầu và cuối niên độ kế toán. Các mẫu trong thời gian khác thường không được xem xét Tuy nhiên trong trường hợp mà doanh thu hoặc các khoản phải thu của doanh nghiệp mà nhiều và giá trị tương đương như nhau thì kiểm toán viên rất khó xác định mẫu để tiến hành kiểm tra. Như vậy phương pháp này là không hiệu quả và không khoa học.Gian lận và sai sót vẫn có thể xảy ra ngay trong khoản mục nhỏ và vừa phải, không có tính bất thường, đặc biệt là các gian lận. Do vậy Công ty nên tiến hành phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cho các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu và các khoản phải thu với Tổng thể là tổng doanh thu hoặc tổng các khoản phải thu phát sinh trong kì. Số mẫu cần tiến hành kiểm tra chi tiết được xác định theo công thức sau: Bước chọn mẫu = Giá trị trọng yếu chi tiết Độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết Số mẫu = Số dư mẫu cần kiểm tra Bước chọn mẫu Từ đó có số mẫu kiểm tra. Với những ý kiến mạnh dạn đóng góp trên đây, em mong một phần giúp hoàn thiện hơn nữa qui trình kiểm toán nói chung cũng như kiểm toán doanh thu nói riêng trong Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup. Mục đích chung nhất vẫn là nâng cao chất lượng kiểm toán của Công ty ACCAGroup nói riêng và qua đó nâng cao hình ảnh Công ty, chiếm được sự tin cậy của khách hàng để vững mạnh phát triển trong thị trường kiểm toán rộng lớn hiện nay. 2.4. Đối với cơ cấu tổ chức của Công ty ACCAGroup Do hiện nay qui mô của Công ty chưa lớn, việc nguồn nhân lực không lớn mạnh dễ ảnh hưởng đến tính đa dạng các loại hình dịch vụ mà Công ty cung cấp. Tuy số lượng các kiểm toán viên liên kết và hợp tác nhiều song không ổn định có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch của một cuộc kiểmtoán. Do vậy trong thời gian sắp tới Công ty nên tiến hành mở rộng qui mô và nguồn nhân lực chính qui để đảm bảo và chuyên môn hoá hơn cho các dịch vụ cung cấp. Riêng đối với các kiểm toán viên của Công ty phải không ngừng nâng cao kiến thức và đạo đức nghề nghiệp, luôn phải tự tu dưỡng bản thân và phấn đấu để đạt được trình độ cao. Luôn nhận thức được vai trò to lớn của mình trong công việc, phải cập nhật luật pháp và các kiến thức chuyên môn thường xuyên nhằm đảm bảo cho chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp. 2.5. Các kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Trong tình hình thị trường kiểm toán đang phát triển nhanh chóng như hiện nay thì vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô là vô cùng quan trọng. Tuy đã có nhiều cố gắng song sự điều tiết đó vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của lạo hình dịch vụ này. Do vậy Nhà nước cần xem xét, bổ sung và sớm hoàn thiện các vấn đề sau: Thứ nhất, đó là hành lang pháp lý cho loại hình dịch vụ kiểm toán độc lập. Ngoài nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập thì chưa có văn bản nào thêm qui định cho hoạt động của kiểm toán độc lập. Chúng ta đã có Luật kiểm toán nhưng phạm vi điều chỉnh của luật này mới chỉ áp dụng cho kiểm toán Nhà nước. Cho đến nay, Bộ tài chính đã ban hành nhiều Chuẩn mực kiểm toán để qui định và hướng dẫn cho công tác kiểm tóan nhưng vẫn còn chưa đủ. Bộ nên xem xét và sớm hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kiểm toán cũng như hệ thống các Chuẩn mực kế toán. Thứ hai, chúng ta chưa có những qui định cần thiết cho các hoạt động kiểm toán độc lập như: mua bảo hiểm nghề nghiệp, lập quĩ dự phòng bắt buộc, xây dựng các chế tài trong việc đánh giá chất lượng kiểm toán, hình thành và phát triển các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán để thực hiện chức năng hành nghề và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Thứ ba, nên tiến hành những hoạt động kiểm tra hoạt động nghề nghiệp kiểm toán của các Công ty kiểm toán một cách chuyên nghiệp hơn. Hiện nay, việc kiểm tra chủ yếu vẫn là kiểm tra về việc quản lý Nhà nước. Việc quản lý chất kượng kiểm toán hiện nay chủ yếu là tập trung vào ban điều hành của doanh nghiệp kiểm toán và ý thức của từng doanh nghiệpchứ chưa đi sâu vào kiểm tra, kiểm soát chất lượng chuyên môn. Mà công việc này vốn là của tổ chức nghề nghiệp chứ không phải do cơ quan Nhà nước phụ trách. Thứ tư, Bộ tài chính nên tổ chức định kì và thường xuyên các cuộc thi sát hạch và kiểm tra trình độ của kiểm toán viên nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán và nâng cao kiến thức cho kiểm toán viên để đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong điều kiện nền kinh tế gia nhập AFTA và WTO. Cần xây dựng chính sách đào tạo đội ngũ nhân viên kiểm toán một cách chuyên nghiệp và bài bản để phù hợp với loại hình dịch vụ cao cấp và hoàn thành vai trò của nó trong nền kinh tế, đó là tạo ra một nền tài chính minh bạch và trung thực. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup, em đã được tiếp cận với qui trình kiểm toán phân hành trong thực tiễn.Qua đó em cócái nhìn đúng đắn và rõ ràng hơn về hoạt động kiểm toán. Trong chuyên đề thực tập này, em đã đề cập đến những kiến thức trang bị trong nhà trường và bên cạnh đó phản ánh những bước tiến hành cụ thể trong thực hiện một cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, kiến thức về hoạt động kiểm toán chỉ tiêu này rất đa dạng và phong phú. Trong hạn chế tiếp thu của em chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa và các kiểm toán viên của Công ty ACCAGroup để giúp em hoàn thiện hơn về kiến thức kiểm toán của mình. Trong quá trình thực tập em đã được sự giúp đỡ tận tình của toàn thể kiểm toán viên Công ty ACCAGroup và sự chỉ bảo, hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Phương Hoa. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình lý thuyết kiểm toán GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – NXB Tài chính – 2001 2. Kiểm toán tài chính GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – NXB Tài chính – 2001 3. Kiểm toán – Auditing Alvin.A.Arens-James K.Loebbecke 4. Kiểm toán Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM – NXB Thông kê – 2004 5. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Bộ Tài chính –NXB Tài chính 6. Hồ sơ kiểm toán và các tài liệu khác của Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup 7. Luận văn tốt nghiệp và các chuyên đề thực tập của sinh viên khoá 43, 42 trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội 8. Các website: www.mof.gov.vn www.kiemtoan.com.vn MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36368.doc
Tài liệu liên quan