Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu của khách hàng trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn – Chi nhánh Hà Nội thực hiện

Chi nhánh có thể thực hiện nhiều hơn nữa các thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm soát để giảm bớt khối lượng công việc do phải thực hiện quá nhiều thủ tục kiểm tra chi tiết số dư. Các thủ tục phân tích mà các Kiểm toán viên sử dụng chủ yếu chỉ phục vụ việc chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết, thông qua việc đánh giá các phát sinh theo thời gian hoặc theo đối ứng tài khoản mà chưa có sự xem xét về tính phù hợp giữa các khoản mục phát sinh. Do vậy, Chi nhánh có thể xây dựng một mô hình phân tích các chỉ tiêu dựa vào các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của khách hàng để không chỉ phục vụ cho việc chọn mẫu mà còn phục vụ cho việc đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng. Các đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng phải được Kiểm toán viên thu thập dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ thu thập thông qua việc kiểm tra hệ thống kế toán của Công ty. 2.7. Chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết Kiểm toán viên nên tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết theo các phương pháp khoa học như chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất để chọn được mẫu có tính đại diện cao cho tổng thể các nghệp vụ xảy ra, trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể chọn thêm vào mẫu một số nghiệp vụ mà kiểm toán viên cho rằng nó chứa đựng nhiều sai phạm theo kinh nghiệm của mình.

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu của khách hàng trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn – Chi nhánh Hà Nội thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ghi chú: Khối số liệu Bảng cân đối kế toán (Số dư Có) đã được phân loại sang chỉ tiêu “Khách hàng trả trước” *Thu thập danh sách các khách hàng chưa có đối chiếu nợ ngày 31/12/2005 Biểu 9: Tài liệu thu thập danh sách khách hàng chưa có đôid chiếu công nợ cuối năm 2005 của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : T Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Phải thu khách hàng Người thực hiện: NTH Bước công việc : Phân tích tổng hợp Ngày thực hiện : 22/03/2006 Danh sách các khách hàng chưa có đối chiếu nợ ngày 31/12/2005 TK131.1 STT Tên KH Số dư Nợ Số dư Có 1 Công ty X 23.587.563 2 Bảo tàng Y 15.228.223 3 Ngân hàng Z 28.458.365 ... ... ... ... Cộng 2128026448 46504903.5 Số dư công nợ tại các cửa hàng 1410278933 2825804.5 Tổng cộng công nợ chưa có đối chiếu 3538305380 49330708 Tỷ lệ chưa có đối chiếu 41,38% 19,96% Ghi chú: Hiện nay đơn vị đã thực hiện đối chiếu được 58,62% số công nợ tại thời điểm 31/12/2005 2.4.Thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục Phải thu khách hàng 2.4.1.Kiểm tra đối chiếu *Kiểm tra cộng dọc, cộng ngang trên bảng kê xem số liệu có được ghi chép và tính toán đúng hay không. *Xem lướt bảng kê xem có bất thường gì trong các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến Phải thu khách hàng hay không (số dư Có, số dư quá lớn, số dư bằng 0, các bên liên quan nợ dây dưa…). *Đối chiếu số dư cuối kỳ trên bảng kê với sổ chi tiết Phải thu về số tổng cộng, và đối chiếu 1 số dư khách hàng cụ thể. Đối chiếu số tổng cộng với số dư trên Sổ cái. Kết quả đối chiếu như sau: Biểu 10:Tài liệu đối chiếu các khoản phải thu khách hàng của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : T Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Phải thu khách hàng Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện : 22/03/2006 TK131.1 Nợ Có 01/01/05 5097388009 V 439829020 V Số phát sinh 248565927938 V 246326617370 V 31/12/05 7141143949 V 244272393 V TK131.2 Nợ Có 01/01/05 462503633 V 242712 V Số phát sinh 145209414396 V 144264222189 V 31/12/05 1410278933 V 2825805 V V: Số tổng cộng khớp với số dư trên sổ cái 2.4.2.Gửi thư xác nhận Kiểm tra chi tiết các khoản Phải thu khách hàng là một trong những kỹ thuật cơ bản mà A&C tiếp nhận được từ chương trình trợ giúp kỹ thuật được ký kết giữa Liên minh châu Âu và chính phủ Việt Nam. Với sự tham gia giúp đỡ của các chuyên gia châu Âu cùng với những kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về thực tại Việt Nam, A&C đã xây dựng một quy trình kiểm toán chi tiết các khoản Phải thu mà trọng tâm là gửi thư xác nhận nợ được cụ thể qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Quy trình gửi thư xác nhận Thống nhất với Ban giám đốc công ty khách hàng Xác định phạm vi và quy mô của mẫu chọn Quyết định kiểu thư xác nhận để gửi đi Theo dõi xử lý thư phúc đáp và thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế 1)Thống nhất với Ban giám đốc khách hàng Trước khi gửi thư xác nhận, Kiểm toán viên phải thông báo với Giám đốc công ty khách hàng về việc gửi thư xác nhận công nợ. Nếu Ban giám đốc khách hàng không đồng ý với việc xác nhận nợ phải thu của kiểm toán viên thì họ cần đưa ra lý do, nếu lý do đó là hợp lý thì Kiểm toán viên có thể bỏ qua việc xác nhận người mua đó. Tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua số dư đó, Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để xác minh số dư đó xem có thật và đúng đắn hay không. Trong quá trình hội ý Ban giám đốc công ty xăng dầu PT không đồng ý cho Kiểm toán viên gửi thư xác nhận đến một công ty khách hàng là Công ty B với lý do là: Công ty B là một khách hàng mới, công ty đang có ý định ký kết hợp đồng dài hạn trong việc cung cấp hàng bán. Việc gửi thư xác nhận đến khách hàng này có thể làm cho khách hàng hiểu nhầm là Công ty xăng dầu PT muốn đòi nợ, hoặc là tình hình tài chính của Công ty không lành mạnh dẫn đến khả năng Công ty B sẽ huỷ bỏ hợp đồng. Hơn nữa khoản nợ này có số tiền không quá lớn (5.545.514 đồng) so với các khách hàng khác và so với tổng doanh thu mà Công ty bán ra. Mặt khác, khoản nợ này vẫn chưa phải là khoản nợ quá hạn vì nghiệp vụ mới phát sinh được 20 ngày. Kiểm toán viên chấp nhận lý do này và chuyển khách mua này từ bước kiểm tra chi tiết số dư sang bước kiểm tra chi tiết nghiệp vụ. 2)Xác định phạm vi và quy mô chọn mẫu Quy mô mẫu chọn phụ thuộc vào đánh giá của Kiểm toán viên về khả năng sai sót. Khả năng sai sót càng lớn thì quy mô mẫu chọn càng lớn. Tiêu chuẩn để chọn mẫu là các khách hàng có số dư nợ lớn, những số dư quá thời hạn thanh toán đã lâu, những khách hàng có số phát sinh lớn, những khách hàng trong năm không có số phát sinh giao dịch. Sau đây là danh sách các khách hàng chủ yếu còn nợ của Công ty xăng dầu PT được Kiểm toán viên ghi trên giấy tờ làm việc. Biểu 11: Tài liệu kiểm tra chi tiết các khách hàng nợ của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : T Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Phải thu khách hàng Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện : 22/03/2006 STT Tên khách hàng Số tiền Ghi chú 1 Công ty TNHH K 25.474.213 R 2 Công ty TNHH P 164.553.723 * 3 Đại lý Q 167.896.556 * 4 Đại lý T 54.454.653 R 5 Công ty B 15.545.514 & 6 Bảo tàng VN 25.254.335 # … … … … R: Đã có biên bản đối chiếu công nợ *: Chọn mẫu để gửi thư xác nhận #: Đã thanh toán vào tháng 1, tháng 2 và đầu tháng 3 &: Công ty không đồng ý cho gửi thư xác nhận 3)Quyết định kiểu gửi thư xác nhận Có 3 kiểu gửi thư xác nhận, đó là: Thư xác nhận chủ động, Thư xác nhận thụ động và Thư xác nhận mở. Trong hầu hết các cuộc kiểm toán, Kiểm toán viên chỉ gửi thư xác nhận chủ động, bởi vì khi không nhận được thư trả lời thì có nghĩa là có điều gì đó bất thường mà Kiểm toán viên cần điều tra thêm. Trong khi đó, với thư xác nhận thụ động, Kiểm toán viên không thể phân biệt được khách hàng đồng ý hay không nhận được thư xác nhận hoặc khách hàng không quan tâm đến việc trả lời. Một lý do nữa khiến Kiểm toán viên phải chọn thư xác nhận chủ động là vì Kiểm toán viên chỉ chọn những khách hàng có số dư lớn để gửi thư xác nhận nên cần phải thu được bằng chứng có sự xác nhận số dư từ phía khách nợ, sự xác nhận này là một bằng chứng có giá trị và nếu thu thập được thì viêc kiểm tra chi tiết sẽ bớt khó khăn hơn nhiều. Vì thế nếu không nhận được thư trả lời sau 2 lần gửi thư xác nhận thì Kiểm toán viên sẽ yêu cầu khách hàng can thiệp để có được tối đa các thông tin phản hồi từ phái khách nợ. Kiểu thư xác nhận chủ động có mẫu như sau: Biểu 12: Mẫu thư xác nhận nợ THƯ XÁC NHẬN NỢ Công ty xăng dầu PT Địa chỉ: … Điện thoại: … Phú Thọ, ngày 23 tháng 03 năm 2006 Kính gửi: Công ty TNHH P Để phục vụ tốt cho việc kiểm toán tại Công ty xăng dầu PT, chúng tôi kính mong quý công ty xác nhận số công nợ đối với Công ty xăng dầu PT tại thời điểm ngày 31/12/2005 như sau: Số liệu trên sổ sách của Công ty xăng dầu PT tại thời điểm 31/12/2005 là 164.553.723 đồng. Bằng chữ: Một trăm sáu mươi tư triệu năm trăm năm mươi ba nghìn bảy trăm hai mươi ba đồng. Số xác nhận của Công ty TNHH P: ……………………đồng. Số chênh lệch: Lý do chênh lệch: Việc xác nhận số tiền này chỉ phục vụ cho mục đích xác nhận chính xác số dư nợ trên Báo cáo kế toán, không phục vụ mục đích gì khác. Rất mong quý công ty xác nhận số nợ trên và gửi thư trước ngày 26/03/2006 về địa chỉ: Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Chi nhánh Hà Nội Số 877 đường Hồng Hà-Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý công ty! Xác nhận của quý công ty Xác nhận của Công ty xăng dầu PT 4)Theo dõi xử lý thư phúc đáp Để đảm bảo thư xác nhận được gửi đầy đủ đến tay người nhận thì Kiểm toán viên soát xét lại thư xác nhận trước khi gửi đi. Quá trình gửi thư xác nhận của A&C được Kiểm toán viên kiểm tra kỹ lưỡng tính đúng đắn về mặt nội dung xác nhận, quy mô số tiền, kiểm tra địa chỉ của người nhận và địa chỉ của A&C trên phong bì kèm theo để đảm bảo thư phúc đáp sẽ đến tay Kiểm toán viên. Cuối cuộc kiểm toán, Kiểm toán viên tổng hợp kết quả xác nhận nợ để lập bảng kê danh sách thư xác nhận được trả lời và không được trả lời. Mỗi thư trả lời được phân ra làm 2 mức độ là đồng ý và không đồng ý. Đối với các thư trả lời không đồng ý, Kiểm toán viên phải xác minh thêm để xác định xem số của chủ nợ đúng hay số của khách nợ đúng. *Trong số 10 khách hàng của Công ty xăng dầu PT mà A&C chọn gửi thư xác nhận thì có: -8 thư trả lời đồng ý với số dư nợ của công ty xăng dầu PT -1 thư không đồng ý với số dư nợ của công ty xăng dầu PT -1 thư không có thông tin phản hồi Như vậy, thư không có số dư trùng khớp với sổ sách của Công ty xăng dầu PT là Công ty giấy BB. Việc chênh lệch trên được Kiểm toán viên xem xét và phát hiện nguyên nhân như sau: +Với Công ty giấy BB, chi tiết các khoản mua và thanh toán trong năm như sau: Chi tiết các khoản mua Đơn vị: đồng Ngày Mogas90 Thành tiền Mogas92 Thành tiền Tổng 15/02/05 2.500 22.500.000 2.000 19.000.000 41.500.000 24/04/05 1.500 13.500.000 2.000 19.000.000 32.500.000 27/05/05 3.500 31.500.000 3.000 28.500.000 60.000.000 19/08/05 2.000 18.000.000 1.000 9.500.000 27.500.000 01/11/05 2.500 22.500.000 1.500 14.250.000 36.750.000 20/12/05 2.500 22.500.000 1.500 14.250.000 36.750.000 Chi tiết các khoản thanh toán Đơn vị: đồng Ngày Hoá đơn số Số tiền Còn lại 18/02/05 145 40000000 1500000 29/04/05 565 30000000 4000000 31/05/05 668 50000000 14000000 21/08/05 752 40500000 1000000 14/11/05 865 5000000 32750000 29/12/05 901 20000000 49500000 Vậy tính đến ngày 31/12/2005, Công ty giấy BB còn nợ Công ty xăng dầu PT là 49.500.000 (Bốn mươi chín triệu năm trăm ngàn đồng chẵn), chênh lệch nhỏ hơn so với số trong Sổ kế toán của Công ty xăng đầu PT là 5.000.000. Để xác minh con số chênh lệch trên là có thật hay không, và nếu có thật thì nguyên nhân tại đâu, Kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra, đối chiếu chi tiết từng hoá đơn bán hàng, phiếu thu và sổ chi tiết và kết quả thấy ngày 14/11/05 Công ty giấy BB đã trả cho Công ty xăng dầu PT số nợ là 5.000.000 đồng theo hoá đơn số 865. Như vậy kế toán thanh toán đã không phản ánh số tiền thu được trên vào sổ. Do đó phải điều chỉnh giảm các khoản phải thu và điều chỉnh tăng tài khoản tiền. Việc điều chỉnh được hạch toán như sau: Nợ TK111: 5.000.000 Có TK131(Cty giấy BB): 5.000.000 +Còn đối với một thư không nhận được thông tin phản hồi từ phía khách nợ (Công ty TNHH T) và 1 khách hàng mà Ban giám đốc không đồng ý cho gửi thư xác nhận thì Kiểm toán viên tiến hành các thủ tục thay thế bằng cách kiểm tra các hoá đơn bán hàng, hoá đơn vận chuyển, hợp đồng mua bán, kiểm tra các biên lai thu tiền liên quan đến đối tượng để tính lại số dư của các đối tượng đó. Kết quả kiểm tra cho thấy số dư của 2 khách hàng trên là đúng. @ Lưu ý: Khi gửi thư xác nhận thì: -Cần cân nhắc gửi thư hay tiến hành các thủ tục thay thế hoặc chứng nhận -Thảo luận với nhóm trưởng để chọn ra một số khách hàng để gửi. -Lập mẫu thư xác nhận và theo dõi. -Trong 10 ngày mà không thấy có thư trả lời thì Kiểm toán viên sẽ tiến hành gửi thư lần 2 hoặc liên hệ trực tiếp với khách hàng. -Thư trả lời của khách nợ nếu có sự khác biệt về số dư nợ với sổ sách của Công ty thì Kiểm toán viên cần đề nghị Ban giám đốc Công ty khách hàng giải thích hoặc trao đổi lại với khách hàng. @ Kiểm tra thay thế gửi thư xác nhận hoặc thư không được trả lời -Kiểm tra số tiền thu được sau ngày kết thúc niên độ đối với số dư chi tiết. -Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho các khoản nợ của khách hàng như: hoá đơn, lệnh giao hàng, hợp đồng… 2.4.3.Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ Phải thu khách hàng và nghiệp vụ Thu tiền -Chọn mẫu kiểm tra các chứng từ chứng minh cho việc cấn trừ công nợ với khoản phải trả của cùng khách hàng. -Chọn mẫu kiểm tra các hoá đơn các trường hợp chiết khấu thanh toán và đối chiếu quy định của đơn vị. -Chọn mẫu kiểm tra các trường hợp hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán có giá trị lớn để tìm ra nguyên nhân, cách xử lý và phê duyệt của đơn vị. Chú ý kiểm tra hàng trả lại vào các tháng sau ngày kết thúc niên độ để xem có ảnh hưởng tới doanh thu bất thường không. *Công việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ phải thu khách hàng và nghiệp vụ thu tiền là kiểm toán số phát sinh nghiệp vụ của tài khoản Phải thu khách hàng thông qua các bước sau: 1)Chọn mẫu hoá đơn chứng từ: Hoá đơn, chứng từ sử dụng trong khâu kiểm tra chi tiết này là các hoá đơn bán hàng, các phiếu thu, giấy báo Có, bản sao kê hoặc điện chuyển tiền. Ngoài ra Kiểm toán viên còn chọn mẫu một số hợp đồng bán hàng hoặc các phiếu xuất kho đối với nghiệp vụ bán chịu để kiểm tra đối chiếu với các nghiệp vụ bán hàng về mặt lượng và kiểm tra sự thống nhất giữa hoá đơn bán hàng và hợp đồng mua hàng. Kiểm toán viên chủ yếu chọn những nghiệp vụ có giá trị lớn hoặc những nghiệp vụ sát với ngày khoá sổ kế toán. Do trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên đã gửi thư xác nhận công nợ các khách hàng lớn và đã có các bằng chứng có giá trị lớn như các biên bản đối chiếu công nợ… nên ở bước kiểm tra chi tiết nghiệp vụ này, Kiểm toán viên chỉ kiểm tra với lượng mẫu chọn không lớn và chỉ mang tính chất kiểm nghiệm lại để đảm bảo các mục tiêu kiểm toán. 2) Đối chiếu kiểm tra: Căn cứ vào mẫu chọn, Kiểm toán viên sẽ tiến hành đối chiếu kiểm tra, rà soát các mục tiêu của kiểm soát nội bộ. -Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ (chữ ký, con dấu…) -Kiểm tra sự đồng bộ của các chứng từ đi kèm. -Đối chiếu giữa các hoá đơn, chứng từ, hợp đồng để đảm bảo sự thống nhất nội dung nghiệp vụ số tiền. Kiểm tra việc định khoản ghi chép có đúng với chế độ kế toán hiện hành không. Nếu phát hiện có sự không thống nhất giữa các chứng từ thì KTV tiến hành điều tra rõ nguyên nhân, tính toán lại các chỉ tiêu trên các chứng từ, sổ sách đồng thời tìm kiếm nguồn tài liệu khác có liên quan để giải thích được sự chênh lệch đó. *Qua công việc đối chiếu kiểm tra các chứng từ, KTV đã phát hiên các vấn đề và ghi vào giấy làm việc như sau: Biểu 13: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ và nghiệp vụ thu tiền của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : H Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Phải thu khách hàng Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện : 22/03/2006 nghiệp vụ ghi nhận nợ và nghiệp vụ thu tiền Chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ và nghiệp vụ thu tiền STT Hoá đơn Khách hàng Số tiền Ghi chú Chứng từ Ngày tháng 1 63409 29/03/05 Công ty Supe PP LT 136455362 V 2 63418 29/03/05 Công ty giấy VT 127779435 V 3 63428 29/03/05 Công ty CP gốm sứ 221905784 V 4 64552 4/4/05 Công ty CP vận tải V 208324692 V 5 64661 15/04/05 Công ty giấy BB 236982961 V 6 69210 2/5/05 Ngân hàng NN 186984747 V … … … … … … V: Đối chiếu kiểm tra chứng từ thấy hợp lệ và đúng đắn Biểu 14: Tài liệu kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ và nghiệp vụ thu tiền cụ thể một khách hàng của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : H Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Phải thu khách hàng Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện : 22/03/2006 Kiểm tra chi tiết TK131.1 Công ty Supe PP LT *Kiểm tra việc thanh toán trong năm 2005 Tháng 1: Không thanh toán phần tiền hàng tháng 12/2004 Tháng 2: Thanh toán vào ngày 07&16 Thanh toán không hết tiền hàng tháng 01/05 Số dư tháng 12 vẫn còn tồn tại Tháng 3: Thanh toán vào ngày 11 Không thanh toán hết tiền hàng tháng 2 … … 31/12/05: Số sư công nợ còn lại: 98.997.500 đồng Nhận xét: Trong năm, bên A và bên B đã không thực hiện đúng theo các điều khoản ghi trong hợp đồng. -Bên B không thanh toán vào các ngày mùng 5 và 10 tháng sau. Không tất toán công nợ vào ngày 31/12/2005. -Bên A không tiến hành tính lãi quá hạn các khoản thanh toán chậm, không dừng cung cấp hàng như trong hợp đồng. -Công ty xăng dầu PT đã không thực hiện đúng chỉ tiêu công nợ (50.000.000đồng) theo quyết định của Giám đốc (VB33/XD ngày 24/05/05 về việc giao chỉ tiêu công nợ) Biểu 15 : Tài liệu kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ và nghiệp vụ thu tiền cụ thể một khách hàng của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : H Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Phải thu khách hàng Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện : 22/03/2006 Kiểm tra chi tiết TK131.1 Công ty CP vận tải V Tháng 1 đến tháng 2: Không phát sinh nghiệp vụ mua bán hàng nhưng khách hàng không thanh toán số dư nợ 01/01/05: 140.941.986đồng Các tháng khác: Khách hàng thanh toán trước khi lấy hàng nhưng không thanh toán nợ cũ. Nhận xét: +Bên B chưa thanh toán dứt hẳn số dư công nợ từ năm 2004. +Bên A chưa tính lãi chậm trả. ==>Mượn ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc Công ty Biểu 16: Tài liệu ước tính lãi chậm trả của khách hàng của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : H Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Phải thu khách hàng Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện : 22/03/2006 Bảng tính lãi chậm trả của một số khách hàng 1)Cách tính: -Lãi quá hạn được ước tính dựa trên cơ sở mức lãi suất 0,85%/tháng và lấy số dư đầu tháng trừ đi phần thanh toán trong tháng. Số còn lại nhân với mức lãi suất trên. -Ước tính như trên sẽ đưa ra mức lãi quá hạn gần như thấp nhất vì khách hàng thường thanh toán sau thời hạn trong hợp đồng quy định. 2) Ước tính: Khách hàng Số lãi tính được Công ty Supe PP LT 7.594.755 Công ty giấy VT 72.771.976 Công ty CP vận tải V 138.171.299 Cộng 218.610.801 3)Kết luận: Số ước tính trên của 3 khách hàng cho thấy vấn đề thu hồi công nợ cũng như thực hiện các điều khoản trong hợp đồng không được tốt. Hầu hết các khách hàng còn lại đều có tình trạng công nợ tương tự như vậy. 2.4.4.Kiểm tra việc lập Dự phòng Nợ khó đòi *Việc kiểm tra các khoản lập dự phòng các khoản nợ khó đòi được thực hiện qua các bước sau: -Chọn một số khách hàng trên bảng tính tiền đối chiếu với chứng từ gốc để xác định chính xác tuổi thọ của các khoản nợ. -Tìm hiểu phương pháp lập dự phòng nợ khó đòi của đơn vị và trao đổi với Ban giám đốc xem có hợp lý không, có tuân thủ theo quy định hiện hành không và có tính nhất quán so với năm trước hay không, căn cứ vào: +Việc đánh giá các khoản nợ tồn đọng lâu. +Các khoản nợ do đang tranh chấp hoặc biến đổi bất thường. +So sánh số dự phòng năm trước với số nợ đã xoá sổ. +Xem xét số tiền thu được sau ngày kết thúc niên độ và xem xét các khoản nợ xoá sổ về các nguyên nhân và sự phê duyệt. -Lưu ý các khoản nợ khó đòi đã xử lý *Kết quả kiểm tra việc lập dự phòng nợ khó đòi được trình bày trên giấy tờ làm việc như sau: Biểu 17: Tài liệu kiểm tra chi tiết dự phòng nợ phải thu khó đòi của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : H Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Dự phòng Nợ khó đòi Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện : 22/03/2006 1)TK139: Dự phòng phải thu khó đòi là tài khoản trích lập cho số dư công nợ của “Công ty XDCB-Bộ GD” từ năm 2004 2)Số dư trên sang đến thời điểm ngày 31/12/2005 vẫn được bên khách hàng đối chiếu và chấp nhận. 3)Số liệu trích lập từ năm 2004 ( Công ty VACO kiểm toán và không điều chỉnh) Đối chiếu số liệu Sổ cái TK139: Dự phòng phải thu khó đòi Từ 01/01/05 đến 31/12/05 Nợ Có Đầu kỳ 59.967.491 Tổng phát sinh - - Cuối kỳ 59.967.491 4) Kết luận: Số dư và việc chuyển số dư các khoản Dự phòng phải thu khó đòi là khớp đúng và chính xác. 2.5.Kiểm tra chi tiết việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá cuối kỳ Xem xét xem doanh thu có gốc ngoại tệ có phản ánh theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh hoặc tỷ giá bình quân hay không. Ở công ty xăng dầu PT này thì không xảy ra các nghiệp vụ này nên kiểm toán viên không cần phải kiểm tra phần này. 2.6.Các thủ tục bổ sung -Xem xét, đối chiếu các khoản Phải thu khách hàng để đảm bảo các khoản này được ghi nhận đầy đủ. -Xem xét phần thuyết minh Báo cáo tài chính -Kiểm tra việc trình bày và công bố các khoản phải thu trên Báo cáo tài chính. 2.7.Kết luận *Mô tả các bước công việc đã thực hiện: miêu tả lại đúng với những bước mà Kiểm toán viên đã thực hiện trong quá trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng. *Các vấn đề ghi nhận và kết luận về mục tiêu kiểm toán: Biểu 18: Tài liệu kết luận về phải thu khách hàng của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : G Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Phải thu khách hàng Người thực hiện: NTH Bước công việc : Nhận xét, đánh giá Ngày thực hiện : 22/03/2006 khoản mục Phải thu khách hàng Các hoạt động mua bán, làm đại lý, tổng đại lý đều có các điều lệ phạt nếu chậm trả theo thời hạn ghi trên hợp đồng. Nhưng trong năm đơn vị chưa thưc hiện theo các điều khoản ghi trên hợp đồng đó. Điển hình có những đơn vị có số dư nợ rất lâu, như: +Công ty Supe PP LT +Công ty giấy VT +Công ty CP vận tải V Lưu ý: KTV đã ước tính số lãi quá hạn của 3 đối tượng trên trong năm 2005 khoảng 268,5 triệu đồng.Tuy nhiên, trong năm 2005 Công ty xăng dầu PT không hề tiến hành việc thu lãi quá hạn với 3 đơn vị trên. Ngoài ra: Chúng tôi muốn lưu ý rằng: Công ty giấy VT & Công ty CP vận tải V là 2 đối tượng có số dư nợ rất lớn. Giám đốc Công ty đã có công văn số 33/XD ngày 27/04/05 chỉ đạo phòng TCKT và phòng Kinh doanh tích cực thu hồi công nợ từ các đối tượng này. Đồng thời nếu tiếp tục bán hàng phải có ý kiến chỉ đạo của GĐ công ty. Nhưng hôm nay chúng tôi chưa được cung cấp văn bản liên quan về việc tiếp tục bán hàng cho 2 đối tượng này. Hiện nay số dư công nợ phải thu của các cửa hàng trực thuộc chỉ được theo dõi trên đầu cửa hàng mà không theo dõi chi tiết theo từng đối tượng nợ dễ dẫn đến hiện tượng chiếm dụng vốn. Nhiều khách hàng nợ không có hợp đồng mua bán và các điều khoản thanh toán nợ dẫn đến rủi ro lớn trong việc thu hồi công nợ. *Các bút toán điều chỉnh: Nợ TK111: 5.000.000 Có TK131(Cty giấy BB): 5.000.000 4.Kết thúc kiểm toán 4.1.Kiểm tra giấy tờ làm việc Kiểm toán viên kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ làm việc trước khi lập Báo cáo kiểm toán. Công việc này do một kiểm toán viên khác làm, không phải do kiểm toán viên đã thực hiện phần công việc đó làm. Thực chất đây là quá trình kiểm tra chéo giữa các Kiểm toán viên. Trưởng phòng kiểm toán sẽ xem lại toàn bộ giấy tờ của các Kiểm toán viên lần cuối, Ban giám đốc A&C sẽ xem xét những giấy tờ làm việc của các Kiểm toán viên liên quan tới những mục tiêu kiểm toán trọng tâm,. *Quá trình soát xét giấy làm việc nhằm đánh giá xem: -Tình hình kinh doanh của khách hàng có được hiểu đúng không. -Quá trình kiểm toán có được thực hiện đúng với quy trình kiểm toán của A&C và phù hợp với chuẩn mực nghề nghiệp không. -Cuộc kiểm toán có đạt được các mục tiêu kiểm toán không, giấy tờ làm việc có được lưu đầy đủ để làm bằng chứng kiểm toán không. *Ngoài ra, giấy tờ làm việc chính là căn cứ để lập Báo cáo kiểm toán và các báo cáo khác. Kết thúc quá trình soát xét giấy tờ làm việc, người kiểm tra sẽ lưu kết quả vào bản ghi nhớ kế hoạch hoàn thành các thông tin sau: -Các phát hiện kiểm toán đối với những mục tiêu kiểm toán trọng tâm. -Những sự kiện cơ bản đối với những vấn đề lớn về kế toán, kiểm toán. -Soát xét chiến lược và kế hoạch kiểm toán kể từ khi lập tài liệu chiến lược đến khi lập bản ghi nhớ kế hoạch, lập Báo cáo Kiểm toán và thư quản lý. 4.2.Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Kết thúc quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên chính tổng hợp các bằng chứng và các kết quả thu được để lập Báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán mà A&C thường phát hành là Báo cáo chấp nhận hoàn toàn vì trong quá trình kiểm toán, nếu có phát hiện những sai sót trọng yếu, Kiểm toán viên sẽ yêu cầu khách hàng điều chỉnh. Trong một số trường hợp, nếu phạm vi kiểm toán bị giới hạn thì Kiểm toán viên của A&C vẫn cố gắng thực hiện một số thủ tục kiểm toán thay thế để thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm hỗ trợ cho một ý kiến chấp nhận toàn bộ. Chính điều này thể hiện sự tận tình và coi trọng quyền lợi của A&C đối với khách hàng. Dưới đây là mẫu Báo cáo kiểm toán A&C đã lập và gửi cho Công ty xăng dầu PT Biểu 19 : Mẫu Báo cáo kiểm toán CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN 877 Hồng Hà-Hoàn Kiếm-Hà Nội * Điện thoại: 04.9.324.113 * Fax: 04.9.324.113 Số …/06/BCTC-TCTTV BÁO CÁO KIỂM TOÁN Về Báo cáo tài chính năm 2005 của Công ty xăng dầu PT Kính gửi: Ban Tổng giám đốc Công ty xăng dầu Việt Nam Ban giám đốc Công ty xăng dầu PT Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty xăng dầu PT gồm: Bảng Cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/2005 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, được lập ngày 18/01/2006 từ trang 6 đến trang 28 kèm theo. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Ban giám đốc công ty. Trách nhiệm của Kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về các Báo cáo này dựa trên kết quả công việc kiểm toán. Cơ sở của ý kiến: Công việc kiểm toán của chúng tôi được tiến hành theo đúng quy định về chế độ kế toán, quy chế kiểm toán độc lập của Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam, nghị định số 59/CP ngày 03/01/1996 của Chính phủ về ban hành quy chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Các quy định và chuẩn mực này đòi hỏi chúng tôi phải lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán nhằm đảm bảo không có sai sót mang tính trọng yếu trong Báo cáo tài chính. Hạn chế của cuộc kiểm toán: Do hợp đồng kiểm toán với Công ty xăng dầu PT phát sinh sau thời điểm kết thúc niên độ kế toán nên Kiểm toán viên không tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồn kho của đơn vị tại thời điểm 31/12/2005, cũng không thể áp dụng các phương pháp kiểm toán khác để xác định tình trạng đó trên BCTC2005 của Công ty. Ý kiến của Kiểm toán viên Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của các hạn chế nêu trên đến Báo cáo tài chính, xét trên khía cạnh trọng yếu, Báo cáo tài chính của Công ty xăng dầu PT đã phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính của Công ty tại thời điểm ngày 31/12/2005 cùng với kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, đồng thời Báo cáo tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. Công ty Kiểm toán và Tư vấn -Chi nhánh Hà Nội Kiểm toán viên Nguyễn Thị Hồng Thanh-Giám đốc NTT Chứng chỉ Kiểm toán viên số… Chứng chỉ Kiểm toán viên số… PHẦN III KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN -CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN 1.Nhận xét chung về công tác Kiểm toán tại Chi nhánh Công ty 1.1.Nhận xét chung về Chi nhánh Công ty và công tác Kiểm toán tại Chi nhánh 1.1.1.Nhận xét chung về Chi nhánh Công ty Chi nhánh Công ty Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội qua gần 10 năm hoạt động đã từng bước khẳng định được vị trí, uy tín của mình trên thương trường. Với phương châm hoạt động độc lập, khách quan, trung thực, bí mật về số liệu, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, Chi nhánh A&C Hà Nội đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Cùng với việc phục vụ khách hàng, Chi nhánh đã cố gắng xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ Kiểm toán viên. Nhờ vậy mà A&C nói chung và Chi nhánh Công ty tại Hà Nội nói riêng đã ngày càng trở nên vững mạnh, góp phần tích cực vào hoạt động Kiểm toán tại Việt Nam. Chi nhánh Công ty tại Hà Nội đang từng bước phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, do đó Chi nhánh đang tiến đến việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình. Chi nhánh Công ty tại Hà Nội thực hiện việc khoán doanh thu cho từng phòng nghiệp vụ, các phòng nghiệp vụ sẽ được hưởng lương theo tỷ lệ doanh thu mà phòng thu được, công ty cũng thực hiện việc khoán quỹ lương cho từng phòng, và các phòng phải tự chi trả các khoản chi phí vượt quá mức chi phí mà công ty phân bổ cho từng phòng theo tỷ lệ doanh thu của các phòng đó, do đó một số khoản chi phí giảm hẳn như chi cho văn phòng phẩm, chi điện thoại.... Mô hình quản lý này đã mang lại hiệu quả cao trong công việc, thể hiện là, trong năm 2004 và năm 2005 công ty đã tăng doanh thu lên nhiều và một số chi phí khác giảm. Mô hình quản lý này đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của các nhân viên trong từng phòng ban, cũng như nâng cao trách nhiệm của những người quản lý. Tuy nhiên, mô hình này nếu không được các nhà quản lý cấp cao quan tâm một cách đúng đắn và hợp lý sẽ tạo ra một nhược điểm lớn đó là việc các phòng ban chỉ quan tâm đến mục tiêu là đạt được mức lợi nhuận mà công ty giao cho mà không quan tâm đến các vấn đề khác, hay dễ dẫn đến việc các phòng nghiệp vụ chỉ quan tâm đến mục tiêu của phòng mình mà không quan tâm đến các chiến lược phát triển chung của toàn Công ty và Chi nhánh cũng như của các bộ phận khác trong Công ty. Việc chỉ quan tâm đến mục tiêu doanh thu này có thể làm giảm chất lượng của các cuộc kiểm toán do mong muốn có nhiều khách hàng để thu được nhiều doanh thu dẫn đến việc bỏ qua một số các giai đoạn trong mỗi cuộc kiểm toán. Tuy nhiên Chi nhánh Công ty tại Hà Nội thường xuyên xây dựng các chiến lược, định hướng phát triển và phổ biến cho các phòng, điều này cũng góp phần định hướng cho các phòng nghiệp vụ trong quá trình thực hiện mục tiêu riêng của mình. Mặt khác với mô hình tổ chức này các phòng không chỉ chuyên về một lĩnh vực nhất định mà bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo điều kiện phát triển đồng đều trong Chi nhánh Công ty. Trong một số hợp đồng kiểm toán lớn, để nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán các phòng nghiệp vụ có sự phối hợp về chuyên môn để thực hiện, điều này không chỉ làm tăng chất lượng dịch vụ do Chi nhánh cung cấp, tạo uy tín với khách hàng mà còn tạo nên một mối liên hệ, liên kết giữa các phòng nghiệp vụ trong Công ty và Chi nhánh Hà Nội Do đặc thù về ngành nghề kinh doanh do đó Chi nhánh Công ty có bộ máy kế toán nhỏ gọn nhất, tuy nhiên vẫn đảm bảo việc hạch toán đầy đủ và đúng chế độ kế toán hiện hành. Về kiểm soát chất lượng trong Chi nhánh Công ty tại Hà Nội: Chi nhánh đã xây dựng được hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, chính điều này đã làm nên chất lượng các dịch vụ mà công ty cung cấp, tạo uy tín của Công ty nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng trên thị trường và tạo niềm tin cho các khách hàng của Công ty. Việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán đều được thực hiện thông qua các giấy tờ bảng mẫu có sẵn, hay nói cách khác là theo một trình tự sẵn có đã được xây dựng trước đó và được quy định trong quy chế của Công ty và Chi nhánh. Tuy nhiên việc kiểm soát này cũng phải được thực hiện tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của cuộc kiểm toán. Kiểm soát chất lượng hợp lý làm cho Công ty và Chi nhánh có được một đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, có đạo đức, có kiến thức và thường xuyên được cập nhật các kiến thức mới thông qua các lớp giảng dạy do Công ty tổ chức. 1.1.2.Nhận xét về hoạt động kiểm toán tại Chi nhánh Công ty Chi nhánh A&C tại Hà Nội đã xây dựng được chương trình kiểm toán chung cho mình, đây là định hướng ban đầu cho các Kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán. Việc xây dựng chương trình kiểm toán cũng góp phần kiểm soát chất lượng của các cuộc kiểm toán. Việc xây dựng một chương trình kiểm toán chung của Chi nhánh giúp các nhà quản lý Chi nhánh và Công ty kiểm soát tốt hơn chất lượng của cuộc kiểm toán thông qua mức độ thực hiện các chương trình kiểm toán đã được xây dựng cho các cuộc kiểm toán cụ thể theo chương trình chung của Chi nhánh. Bên cạnh đó Chi nhánh Công ty tại Hà Nội có quy trình kiểm soát báo cáo kiểm toán rất chặt chẽ, điều này làm giảm tối đa các nhược điểm tạo ra do cơ chế quản lý của Chi nhánh. Quá trình kiểm soát này đặt chất lượng của các báo cáo kiểm toán phát hành lên hàng đầu hay đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu do đó làm giảm khả năng các phòng nghiệp vụ chỉ quan tâm tới mục tiêu lợi nhuận mà không quan tâm tới mục tiêu phát triển chung của Chi nhánh Công ty. Quá trình kiểm soát này còn nâng cao trách nhiệm của nhà quản lý các cấp như trưởng nhóm kiểm toán phải chịu trách nhiệm về các Báo cáo kiểm toán do nhóm thực hiện kiểm toán của mình phát hành và đã được mình soát xét, các Phó Giám đốc phụ trách phải chịu trách nhiệm về các Báo cáo kiểm toán do mình soát xét được trình lên Ban giám đốc và cuối cùng là Ban giám đốc phải chịu trách nhiệm trước khách hàng về Báo cáo kiểm toán do Chi nhánh phát hành. Do các trách nhiệm như vậy nên buộc các cấp soát xét phải quan tâm và thận trọng đối với việc soát xét. Và cũng chính trách nhiệm này cũng buộc các phòng nghiệp vụ ngoài việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận của phòng còn phải quan tâm tới mục tiêu chất lượng chung của cả Chi nhánh và Công ty. Công việc đánh giá rủi ro kiểm soát của công ty đối với khách hàng ít được thực hiện thông qua thủ tục phân tích mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên, công việc này thường được thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán sau khi xem xét sơ bộ về khách hàng, điều này được lưu ý đối với các kiểm toán viên thực hiện từng phần hành có liên quan. Chi nhánh Công ty tại Hà Nội có quy trình kiểm toán và quy trình kiểm soát chất lượng hợp lý đã được xây dựng từ trước, đây là một lợi thế, một ưu điểm, một thế mạnh của Chi nhánh. Chi nhánh cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy trình trên để càng ngày càng nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán sau này. 1.2.Nhận xét về quy trình kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu của khách hàng do Chi nhánh Công ty thực hiện Nhìn chung quá trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu khách hàng nói riêng từ khâu lập kế hoạch đến việc thực hiện và phát hành Báo cáo kiểm toán đã được Chi nhánh thực hiện tương đối đầy đủ và chặt chẽ. 1.2.1. Công tác chuẩn bị kiểm toán Công tác chuẩn bị được Chi nhánh A&C Hà Nội tiến hành nhanh chóng, không gây khó khăn cho khách hàng, đưa ra các quy định đi đến chấp nhận kiểm toán và ký kết hợp đồng một cách chính xác, thích hợp với từng điều kiện cụ thể. Kiểm toán viên của Chi nhánh đã sử dụng được hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để đề ra cho mình một chương trình kiểm toán nhanh gọn, khoa học mà chính xác. Kiểm toán viên đã tìm hiểu được những vấn đề chung nhất liên quan toàn bộ Báo cáo tài chính đến những vấn đề cụ thể cho từng phần hành kiểm toán. Việc tìm hiểu khách hàng, kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng được thực hiện tốt không những tạo cơ sở cho việc đánh giá rủi ro và xác định tầm quan trọng của vấn đề một cách phù hợp, phục vụ cho quá trình kiểm toán sau này mà qua đó Chi nhánh A&C Hà Nội còn đưa ra những ý kiến đóng góp có giá trị cho khách hàng nhằm giúp họ hoàn thiện công tác tài chính kế toán của mình, từ đó các KIểm toán viên đã lập được kế hoạch kiểm toán phù hợp cho mỗi cuộc kiểm toán, xác định được phạm vi, nội dung yêu cầu, các trọng tâm của những công việc cần phải làm. 1.2.2. Thực hiện kiểm toán Trên cơ sở lập kế hoạch đầy đủ về thời gian và phạm vi tiến hành kiểm toán và dựa trên các thủ tục kiểm toán được xây dựng sẵn của mình, Kiểm toán viên của Chi nhánh đã tiến hành chi tiết một cách toàn diện với trình tự tương đối chặt chẽ. Trong kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và nhất là kiểm toán Doanh thu và Phải thu khách hàng nói riêng, việc kiểm tra tài khoản về hình thức là riêng biệt nhưng các Kiểm toán viên của Chi nhánh luôn luôn xem xét các tài khoản trong mối quan hệ nội tại có ảnh hưởng đến kiểm toán. Kiểm toán viên đã kết hợp chi tiết với tổng hợp, kết hợp tổng hợp với phân tích, vừa nghiên cứu tổng quan, vừa đi sâu chọn mẫu, khai thác tối đa những biên bản, những kết luận sẵn có. Quá trình kiểm tra chi tiết Doanh thu và Phải thu khách hàng được các Kiểm toán viên tiến hành đầy đủ và phù hợp với từng khách hàng. Chi nhánh A&C Hà Nội đã đưa ra các khảo sát chi tiết thích ứng với nguyên tắc đảm bảo độ tin cậy với chi phí bỏ ra ở mức thấp nhất. Trong quá trình kiểm tra chi tiết, các giấy tờ, tài liệu thu thập được, các ghi chép của Kiểm toán viên được đánh tham chiếu một cách có hệ thống. Ký hiệu tham chiếu của Chi nhánh A&C Hà Nội được đưa ra thống nhất trong toàn Chi nhánh. Điều này giúp cho các Kiểm toán viên dễ dàng đối chiếu, so sánh các phần việc với nhau, thuận tiện cho việc kiểm tra soát xét cũng như khi cần tra cứu lại. 1.2.3. Công việc kết thúc kiểm toán Chi nhánh A&C Hà Nội thực hiện soát xét lại công việc kiểm toán trên các file kiểm toán của khách hàng bởi những người độc lập, có trình độ và kinh nghiệm. Giấy tờ làm việc có liên quan đến các mục tiêu trọng tâm thì thông thường được kiểm tra lại bởi Ban giám đốc. Báo cáo kiểm toán được lập bởi Chi nhánh có tính xây dựng cao. Các kết luận kiểm toán đưa ra là độc lập, khách quan, chính xác với thực tế tạo được tin cậy cho mọi người. 2.Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu của khách hàng do Chi nhánh Công ty tại Hà Nội thực hiện 2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm toán cụ thể Kiểm toán viên nên có kế hoạch khảo sát đơn vị khách hàng một cách cụ thể, vì vậy kiểm toán viên sẽ đánh giá hợp lý hơn mức rủi ro đối với từng khoản mục để có kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán hợp lý cho từng khoản mục đó, vì thế kiểm toán viên cũng có thể xác định được kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán cần áp dụng cho từng khoản mục hay các công việc cụ thể cần thực hiện khi kiểm toán các khoản mục trên cơ sở kết quả của cuộc khảo sát trên. Tuy nhiên việc khảo sát này cần được giao cho một kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao, để có những đánh giá và cái nhìn tổng quan nhất về Công ty khách hàng. Kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán Công ty khách hàng nên có một sự hiểu biết sơ bộ về khách hàng trước khi lập kế hoạch kiểm toán chi tiết để xây dựng được kế hoạch kiểm toán chi tiết cụ thể nhất, xác thực nhất. Từ đó, kiểm toán viên có thể đánh giá chính xác hơn đối với mức độ rủi ro kiểm toán và đưa ra các công việc hay phương pháp cần thực hiện khi kiểm toán các khoản mục được chính xác hơn, phù hợp hơn. Trong chương trình kiểm toán cho các khách hàng cụ thể, Công ty có hướng dẫn thực hiện một số các thủ tục cần làm đối với một số khoản mục. Do vậy, kiểm toán viên phải có sự hiểu biết về Công ty khách hàng để cụ thể hoá các hướng dẫn trên đối với từng khách hàng cụ thể để cuộc kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả nhất. 2.2. Đánh giá mức rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu Mức trọng yếu và rủi ro phải được xây dựng căn cứ vào một phương pháp khoa học hơn, để đảm bảo độ tin cậy của các thông tin đưa ra đồng thời làm giảm bớt khối lượng công việc cho các kiểm toán viên. Chi nhánh có thể đưa ra một hướng dẫn cụ thể để đánh giá mức trọng yếu và rủi ro của các khoản mục, giảm bớt việc đánh giá rủi ro dựa vào xét đoán của Kiểm toán viên vì các xét đoán thường mang tính chủ quan của mỗi Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục. Trong tương lai, Chi nhánh có thể đầu tư phần mềm về đánh giá mức rủi ro và trọng yếu dựa vào các thông tin tài chính của khách hàng, để nâng cao chất lượng của mỗi cuộc kiểm toán và giảm rủi ro kiểm toán đến mức thấp nhất có thể. Thông qua việc đánh giá này, Kiểm toán viên có thể đưa ra các quyết định về mẫu chọn để kiểm tra chi tiết hợp lý và mang tính đại diện nhất cho tổng thể, từ đó thu được các bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục cao. *Đối với các khách hàng thường xuyên, kiểm toán viên cần có sự tìm hiểu nhất định về những thay đổi chung của Công ty khách hàng trong năm kiểm toán mà mình đang thực hiện để đánh giá mức rủi ro hợp lý về Báo cáo tài chính của khách hàng, Kiểm toán viên cần có sự đánh giá thích đáng đối với những khách hàng này để giảm bớt khối lượng công việc cần thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước đó. 2.3. Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng Để khắc phục nhược điểm do Chi nhánh Công ty thực hiện kiểm toán theo khoản mục, khi phân công công việc cho các Kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán cụ thể, trưởng nhóm kiểm toán phân công cho các Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán các khoản mục có liên quan đến nhau như: kiểm toán khoản mục Doanh thu và Phải thu khách hàng, kiểm toán hàng tồn kho với giá vốn và thuế GTGT được khấu trừ, kiểm toán tiền và chi phí hoạt động và tạm ứng,... Hoàn thiện chương trình kiểm toán chung của Chi nhánh cũng như quy trình kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính của Chi nhánh Công ty. Từ đó không ngừng nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán, tạo dựng uy tín của Công ty và Chi nhánh Hà Nội. Kiểm soát chất lượng của các Báo cáo kiểm toán phát hành là vấn đề quan trọng, tuy nhiên việc soát xét hồ sơ kiểm toán và kiểm tra các công việc kiểm toán viên đã thực hiện cũng vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao trách nhiệm của các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán các khoản mục. Hiện nay, kiểm toán đang ngày càng phát triển vì thế việc không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán là một xu thế tất yếu. 2.4. Kỹ thuật gửi thư xác nhận Kỹ thuật gửi thư xác nhận là một kỹ thuật quan trọng trong kiểm toán tài chính nói chung và trong kiểm toán khoản Phải thu khách hàng nói riêng, góp phần thu được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao, giúp các Kiểm toán viên đưa ra các ý kiến thích đáng về khoản mục Phải thu khách hàng. Vì vậy, nhà nước ta phải có cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc quy định các bên có liên quan có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời cho kiểm toán viên khi họ cần đến, có quy định xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp thông đồng giữa bên thứ ba và đơn vị được kiểm toán. Nâng cao trách nhiệm của Kiểm toán viên bằng cách gắn trách nhiệm của họ với ý kiến mà họ đưa ra, có nghĩa là kiểm toán viên phải có trách nhiệm với ý kiến của mình, và công ty kiểm toán phải có trách nhiệm trước báo cáo kiểm toán đã phát hành, do đó các công ty kiểm toán có ý thức hơn trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Do đó, các kỹ thuật thu được các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao như kỹ thuật gửi thư xác nhận sẽ được sử dụng hợp lý hơn. Tăng cường kiểm soát hơn nữa đối với quá trình gửi thư xác nhận, để đảm bảo rằng thu thập được các bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục cao trong việc đưa ra các ý kiến kiểm toán. Cần hạn chế tối đa việc không thu hồi kịp các thư xác nhận đã gửi mà nguyên nhân là do giới hạn về thời gian phát hành báo cáo kiểm toán cho đơn vị được kiểm toán. Thông thường, các chủ nhiệm kiểm toán sẽ thoả thuận với khách hàng về thời gian phát hành Báo cáo kiểm toán. Trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, nhóm kiểm toán phải hoàn thành cuộc kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán cho khách hàng nên việc không thu hồi được các thư xác nhận trong khoảng thời gian này không thể tránh khỏi. Việc không thu hồi đủ các thư xác nhận cần thiết sẽ ảnh hưởng tới độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán thu thập được. Mặt khác, việc không thu hồi kịp các thư xác nhận sẽ được đưa vào giới hạn của cuộc kiểm toán để giảm rủi ro kiểm toán cho Chi nhánh, tuy nhiên việc này ảnh hưởng tới tính chính xác của các khoản mục kiểm toán. Gửi thư xác nhận trước đối với số dư các tài khoản trước khi cuộc kiểm toán chính thức bắt đầu, điều này sẽ giúp cho kỹ thuật gửi thư xác nhận được thực hiện theo đúng trình tự chung khi gửi thư xác nhận, do không bị giới hạn về thời gian kiểm toán, Kiểm toán viên có thể gửi thư xác nhận lần hai, hoặc nếu vẫn không nhận được thư xác nhận thì khi tiến hành cuộc kiểm toán chính thức, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung đầy đủ để thu thập bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục này. Vì thế nâng cao độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu đuợc từ phương pháp kỹ thuật này. Cần có kế hoạch gửi thư xác nhận hợp lý để thu được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao nhưng với chi phí thấp nhất. Kiểm toán viên phải có kế hoạch liên hệ với Ban Giám đốc Công ty khách hàng để việc thu hồi thư xác nhận được thực hiện thuận lợi nhất. 2.5. Nâng cao chất lượng của các kiểm toán viên Chi nhánh công ty đã không ngừng nâng cao trình độ của các kiểm toán viên thông qua các lớp đào tạo do Công ty và Chi nhánh tổ chức, thường xuyên cập nhật các thay đổi về chế độ tài chính cho các nhân viên trong Công ty, đây là hoạt động rất đáng được hoan nghênh và cần phát huy của Chi nhánh. Nếu các nhân viên của Công ty có trình độ nghiệp vụ cao và thường xuyên được cập nhật các văn bản mới có liên quan thì chất lượng của cuộc kiểm toán do Chi nhánh thực hiện sẽ tăng lên, vì thế nâng cao uy tín của Công ty và Chi nhành và tạo niềm tin cho các khách hàng. Khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên cần tăng cường việc sử dụng các thủ tục phân tích thay vì chủ yếu sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết để giảm bớt các công việc cho kiểm toán viên. Việc thực hiện thủ tục phân tích một cách hiệu quả giúp Kiểm toán viên đi đúng hướng tránh tình trạng kiểm tra dàn trải. Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục phân tích đạt hiệu quả đòi hỏi các Kiểm toán viên phải có trình độ nghiệp vụ cao, có khả năng xét đoán. Do đó Chi nhánh phải tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên. 2.6. Sử dụng các thủ tục kiểm toán Chi nhánh có thể thực hiện nhiều hơn nữa các thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm soát để giảm bớt khối lượng công việc do phải thực hiện quá nhiều thủ tục kiểm tra chi tiết số dư. Các thủ tục phân tích mà các Kiểm toán viên sử dụng chủ yếu chỉ phục vụ việc chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết, thông qua việc đánh giá các phát sinh theo thời gian hoặc theo đối ứng tài khoản mà chưa có sự xem xét về tính phù hợp giữa các khoản mục phát sinh. Do vậy, Chi nhánh có thể xây dựng một mô hình phân tích các chỉ tiêu dựa vào các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của khách hàng để không chỉ phục vụ cho việc chọn mẫu mà còn phục vụ cho việc đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng. Các đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng phải được Kiểm toán viên thu thập dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ thu thập thông qua việc kiểm tra hệ thống kế toán của Công ty. 2.7. Chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết Kiểm toán viên nên tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết theo các phương pháp khoa học như chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất để chọn được mẫu có tính đại diện cao cho tổng thể các nghệp vụ xảy ra, trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể chọn thêm vào mẫu một số nghiệp vụ mà kiểm toán viên cho rằng nó chứa đựng nhiều sai phạm theo kinh nghiệm của mình. KẾT LUẬN Đất nước ta trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới đã mở ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các đơn vị kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp có quyền tự chủ về tài chính, cách thức hoạt động kinh doanh và phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động và hội nhập của doanh nghiệp là công tác hạch toán phải được tổ chức khoa học và hiệu quả. Và cũng là để nhà nước kiểm soát một các hiệu quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế, cần phải có các chuyên gia kiểm toán xác minh, khách quan cung cấp các thông tin về tính chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm toán mặc dù còn mới mẻ nhưng là một hoạt động vô cùng quan trọng trong nền kinh tế đất nước ta hiện nay. Có rất nhiều loại hình dịch vụ kiểm toán nhưng kiểm toán Báo cáo tài chính là dịch vụ cơ bản. Quy trình kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu của khách hàng là một trong những quy trình kiểm toán quan trọng trong việc xác định tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính. Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn là một trong ba công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam. Chi nhánh Công ty tại Hà Nội là một chi nhánh lớn, có uy tín cao hiện nay. Và Chi nhánh đã thực hiện quy trình kiểm toán doanh thu và các khoản phải thu của khách hàng một cách khoa học, rõ ràng, thuyết phục nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Chi nhánh cũng luôn cố gắng để hoàn thiện các quy trình kiểm toán cũng như tự hoàn thiện mình. Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh A&C Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo Chi nhánh và các Kiểm toán viên, em đã tìm hiểu được công tác kiểm toán thực tế diễn ra như thế nào, nhất là quy trình kiểm toán doanh thu và các khoản phải thu của khách hàng trong kiểm toán tài chính. Em đã có được cơ hội để so sánh các quy trình kiểm toán thực tiễn với những cơ sở lý luận đã được học ở trường, đồng thời hiểu biết về vấn đề một các sâu sắc hơn. Trong quá trình thực tập và viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em đã được thầy giáo-Thạc sỹ Trần Mạnh Dũng (CPA) giúp đỡ tận tình trong việc chọn đề tài và hoàn thiện chuyên đề của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Hoàng Cẩm Tú DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS NguyÔn Quang Quynh- Gi¸o tr×nh lý thuyÕt kiÓm to¸n – Nxb Tµi chÝnh 2003 2. §Æng Kim C­¬ng – Ph¹m V¨n §­îc – Auditing – Alvin.A.Arens – Nxb thèng kª 2000. 3. PTS. V­¬ng ThÕ Chi, PTS. §oµn Xu©n Tiªn – S¸ch kÕ to¸n –KiÓm to¸n vµ ph©n tÝch tµi chÝnh doanh nghiÖp – Nxb tµi chÝnh 1995. 4. GS.TS NguyÔn Quang Quynh – Gi¸o tr×nh kiÓm to¸n tµi chÝnh – Nxb tµi chÝnh 2006 5. Bé Tµi chÝnh – hÖ thèng chuÈn mùc kiÓm to¸n ViÖt Nam quyÓn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 6. KiÓm to¸n – §¹i häc kinh tÕ TP. Hå ChÝ Minh – Nxb thèng kª – XuÊt b¶n lÇn thø 3 – 2004 7. QuyÕt ®Þnh sè 107/TC/Q§/TCCB ngµy 13/2/1995 cña Bé tr­ëng Bé Tµi chÝnh 8. QuyÕt ®Þnh sè 1962/Q§- BTC ngµy 30 th¸ng 6 n¨m 2003 cña Bé tr­ëng Bé Tµi chÝnh 10. EURO TAPVIET – Sæ tay kiÓm to¸n – Nxb tµi chÝnh 1998

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36598.doc
Tài liệu liên quan