Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trong kiểm toán báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện

Thành lập từ những năm 90 của thế kỷ XX, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) đã đạt được những thành công bước đầu trong việc gây dựng hình ảnh về một Công ty kiểm toán chuyên nghiệp, có khả năng đáp ứng nhu cầu kiểm toán với chất lượng cao được các Công ty trong và ngoài nước thừa nhận. Công ty có đội ngũ nhân viên đông đảo và trình độ cao cộng thêm sự hỗ trợ từ tổ chức kiểm toán quốc tế INPACT đã xây dựng nên một chương trình kiểm toán tương đối hoàn thiện.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trong kiểm toán báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ cũng như không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục này nữa, thay vào đó KTV sẽ tập trung vào xác minh tính hợp lý và đúng đắn của giá trị phát sinh (số tiền ghi trong sổ sách). Để thực hiện việc xác minh tính hợp lý và đúng đắn của số tiền đem góp vốn KTV tiến hành thu thập hợp đồng liên doanh giữa các bên kết quả thu được: + KTV ghi nhận có sự phê duyệt, đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư từ phía Ban lãnh đạo thể hiện cho điều này, kế toán cung cấp bộ chứng từ: Đơn xin thành lập liên doanh do khách hàng cùng các bên trong liên doanh thỏa thuận và Tờ trình được Công ty ABC gửi lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. + Đi kèm với đơn đề nghị, kế toán Công ty ABC gửi đính kèm: hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp liên doanh, văn bản xác nhận tư các pháp lý và tình hình tài chính của các bên, giải trình kinh tế kỹ thuật của liên doanh, tài liệu liên quan tới việc thuê trụ sở. Căn cứ vào điều lệ kinh doanh liên doanh, giấy ủy quyền của Ông Stephen Charles FenWick và Tiến sĩ Hoàng Thọ Thái ký đơn và các tài liệu khác có liên quan để xin giấy đầu tư, KTV xác định loại hình kinh doanh dịch vụ của cơ sở liên doanh, xác định lại giá trị góp vốn cung tỷ lệ vốn góp của các bên trong liên doanh. Bảng 1.11 Trích giấy làm việc K1/5 của Công ty AASC - chi tiết đối tượng góp vốn CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY (AASC) THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Khách hàng ABC Niên độ kế toán 2009 Tham chiếu ____K1/5____ Khoản mục 222 Người thực hiện NMT Bước công việc Ngày thực hiện 03/04/2010 Góp vốn vào Công ty truyền thông quảng cáo Bưu chính: Tổng số vốn góp 12.005.000.000VND tương đương 120.050 cổ phần Theo hợp đồng liên doanh giữa ABC, doc@post và Công ty CP truyền thông, quảng cáo đa phương tiện để thành lập Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo Bưu chính ngày 21/4/2009 Tình hình góp vốn tại Công ty cp QCBC như sau: Chủ sở hữu Theo góp vốn đầu tư % Số thực tế % Ghi chú TCT Bưu chính Việt Nam 12.005.000.000 49 12.005.000.000 57,9 Chuyển sang TK 223 theo tỷ lệ góp Công ty cp TTQC đa phương tiện 1.225.000.000 5 1.225.000.000 5,91 doc@post 8.820.000.000 36 7.497.000.000 36,2 Chủ sở hữu khác 2.450.000.000 10 - - Total 24.500.000.000 20.727.000.000 Các dịch vụ do Công ty truyền thông QCBC cung cấp Cung cấp dịch vụ ấn phẩn không ghi địa chỉ Dịch vụ thông tin cho lai phép PC WEB Dịch vụ quản lý cơ sở dữ liệu Dịch vụ xây dựng các danh mục và cơ sở dữ liệu cho khách hàng là doanh nghiệp Dịch vụ phân loại và xử lý Công văn, tài liệu trong nội bộ cơ quan, tổ chức Tư vấn nghiệp vụ Marketing và thiết kế sản phẩm, cung cấp nghiệp vụ quản lý khách hàng Góp vốn vào Công ty DHL - VNPT Đây là khoản vốn góp được bàn giao từ tập đoàn VNPT khi tách Tổng Công ty Cổ phần BCVN khỏi VNPT Tổng vốn đầu tư của DHL - VNPT là 7.000.000 EUR Bên Việt Nam góp là 2.107.000 (49%) Bên Nước ngoài góp là 2.193.000 (51%) Mục đích của Công ty liên doanh: Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế với tư cách là một phần của mạng lưới chuyển phát nhanh trên toàn cầu có tên là "DHL" liên quan đến việc thu gom và chuyển phát các tài liệu thương mại và gói hàng có độ nhạy cảm về thời gian Sau khi đánh giá thận trọng, dựa vào các hợp đồng liên doanh cũng như xác nhận chi tiết thực góp từ phía cơ sở liên doanh, KTV đưa ra đề xuất đề nghị chuyển khoản đầu tư vào MEDIA POST đang ghi nhận là khoản góp vốn liên doanh (TK 222) sang đầu tư vào Công ty liên kết (TK 223). Sau khi kiểm tra số phát sinh, KTV thực hiện rà soát lại số dư TK 222. Bắt đầu bằng việc chi tiết số dư theo tiêu chí theo dõi khoản đầu tư vào từng cơ sở cụ thể. Đối với công việc này, thủ tục KTV thực hiện và cho bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao là gửi thư xác nhận hoặc thu thập xác nhận công nợ cuối năm của bên thứ ba. Bảng 1.12 Trích giấy tờ làm việc K1/6 của Công ty AASC - thư xác nhận vốn góp của Công ty TNHH DHL với Công ty Kính gửi: Công ty ABC Số 5, Phạm Hùng, Huyện Từ Liêm, Hà Nội Công ty TNHH chuyển phát nhanh xác nhận vốn góp ABC theo yếu cầu số sách kế toán tính đến ngày 31/12/2009 như sau: Nôi dung Số tiền Tương đương với số cổ phần Thời gian góp vốn Tỉ lệ góp vốn VND Ngoại tệ (EUR) Qui đổi VND 1. Số dư vốn góp cổ phần tính đến 31/12/2009 2.107.000 44718968000 31/12/2009 49% 2. Số vốn góp qua các đợt, trong đó: 2.1 Góp bằng tiền 2.107.000 44718968000 31/12/2009 49% 2.2 Góp bằng tái sản 2.3 Góp bằng lợi nhuận được chia Kết quả xác nhận cho thấy số dư vốn góp của đơn vị trên sổ sách với số vốn góp được DHL xác nhận là 44.718.968.000 VNĐ lệch so với số dư ghi trên sổ cái TK 222 của Công ty ABC là 48.762.153.510 VNĐ. Do trong kỳ không có nghiệp vụ phát sinh bổ sung vốn góp theo hợp đồng nên KTV nghi ngại tới vấn đề rủi ro kiểm toán của đơn vị kiểm toán trước đó. KTV Công ty AASC dự kiến thực hiện thủ tục thu thập lại các xác nhận đối chiếu vốn góp cuối năm 2008 của hai bên Công ty ABC và DHL, tuy nhiên thủ tục thay thế này không thực hiện được do các xác nhận đã không được kế toán sao chụp trước khi đưa cho KTV trước kia lưu vào hồ sơ kiểm toán năm 2008 Do hạn chế trong việc tìm lại chứng từ năm 2008, KTV thực hiện thủ tục thay thế thu thập bản sao giấy đăng ký kinh doanh số 0101000326 ngày 20/10/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp, số tiền góp vốn ghi nhận trên giấy đăng ký kinh doanh là 44.644.443.410 VNĐ tuy nhiên số đang ghi nhận trên sổ kế toán là 48.762.153.510 VNĐ, chênh lệch 4.117.710.100 VNĐ. KTV trao đổi vấn đề phát hiện với kế toán Công ty ABC, kế toán Công ty ABC chấp nhận điều chỉnh theo số liệu bàn giao Tổng Công ty. Mặt khác do chưa thu thập được tỷ lệ vốn góp thực tế trong doanh nghiệp nên KTV chưa có nhận xét gì về việc ghi nhận khoản vốn góp này trên tài khoản 222. Hoàn thành xong các thử nghiệm, KTV lập bản tổng hợp kết quả thực hiện được làm cơ sở cho lập kết luận kiểm toán. Bảng 1.13 Trích giấy tờ làm việc K1/25 của Công ty AASC - tổng hợp kết quả công việc kiểm toán TK 222 CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY (AASC) THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Khách hàng ABC Niên dộ kế toán 2009 Tham chiếu ___K1/25___ Khoản mục TK 222 Người thực hiện NMT Bước công việc Ngày thực hiện 03/04/2010 TK 222 Bàn giao tại 01/01/2009 SDCK 31/12/2009 % thực tế Thực tế VCSH góp bên đầu tư % tỷ lệ lợi ích thực tế Công ty TNHH DHL - VNPT 48.762.153.510 48.762.153.510 x 44.644.443.410 Xem xét mức độ ngoại trừ CPCP truyền thông quảng cáo Bưu chính - 12.005.000.000 57,92 12.005.000.000 60,815603 KTV đưa ra bút toán điều chỉnh đối tạm thời đối với TK 222: Nợ TK 223: 12.005.000.000 VNĐ Có TK 222: 12.005.000.000 VNĐ Mức độ ngoại trừ được KTV quyết định sau khi kiểm toán các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn còn lại nhằm dự kiến trường hợp khoản mục góp vốn liên doanh bị phân loại sai sang các khoản mục khác. * Đối với khoản mục đầu tư vào Công ty con (TK 221) và đầu tư vào Công ty liên kết (TK 223) KTV cũng tiến hành thu thập hoặc gửi xác nhận tới các bên nhận vốn đầu tư. Tại Công ty ABC, KTV cũng thực hiện công việc thu thập các hợp đồng để tìm hiểu thông tin về tính pháp lý của việc góp vốn. Sau khi tìm hiểu được tính chất các khoản đầu tư và mối quan hệ giữa các bên trong tập đoàn, KTV thực hiện thêm một thử nghiệm khác nhằm xác minh lại chính thư xác nhận đã gửi. KTV lấy xác nhận từ chi tiết đầu tư của tập đoàn tại 5 doanh nghiệp bàn giao sang Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Mục đích của thủ tục này là kiểm tra tính chính xác số học của số liệu trên thư xác nhận gửi về từ bên nhận vốn góp với số liệu đầu ra trên Báo cáo gửi lên tập đoàn của bên nhận góp vốn, kết quả của các thử nghiệm được KTV ghi nhận lại và tập hợp trình bày trên giấy tờ làm việc. Bảng 1.14 Trích giấy tờ làm việc K2/9 của Công ty AASC - danh sách chi tiết đơn vị là Công ty con, Công ty liên kết do Tổng Công ty Bưu chính gửi Công ty ABC DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ LÀ CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT Cho năm tài chính 2009 TT Tên đơn vị Loại hình doanh nghiệp Vốn điêu lệ Tỷ lệ vốn Công ty mẹ trong Công ty con, liên kết 1 Công ty Cổ phần du lịch Bưu điện Cổ phần 120.000.000.000 73,58% 2 Công ty Cổ phần chuyển phát nhanh Cổ phần 70.000.000.000 70,00% 3 Công ty TNHH chuyển phát nhanh DHL - VNPT TNHH 94.600.000.000 49,00% 4 Công ty Cổ phần truyền thông và quảng cáo Bưu chính Cổ phần 24.500.000.000 49,00% 5 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Cổ phần 347.900.000.000 41,00% 6 Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ Bưu diện Hà Tĩnh Cổ phần 10.000.000.000 35,50% Dựa vào danh sách Công ty con, Công ty liên kết KTV kiểm tra các hợp đồng theo dõi vốn góp của Công ty ABC nhằm xác minh thời điểm góp vốn, tỷ lệ vốn góp thực tế, kết quả cho số liệu khớp đúng với xác nhận các bên. Bảng 1.15 Trích mẫu giấy tờ làm việc K2/10 của Công ty AASC - tổng hợp kết quả kiểm tra chứng từ STT Chi tiết Số tiền Thời gian góp vốn Tỷ lệ vốn góp VNĐ Ngoại tệ Công ty cổ phần CPN Bưu điện Số vốn góp cổ phần 69.779.100.434 70,00% 1 1. Góp bằng tiền 20.000.000.000 01/02/2007 2 2. Góp bằng tài sản 28.909.810.138 01/01/2006 2.1 Tài sản cố định 17.074.395.040 Quyết định 193/KTTKTC-HĐQT ngày 07/05/2008 2.2 Tài sản lưu động 11.835.415.098 3 3. Góp vốn bằng lợi nhuận được chia 20.869.290.296 04/12/2008 Công ty cổ phần du lịch Bưu điện Số vốn góp cổ phần 87.969.868.991 73,31% 1 1. Góp bằng tiền 18.000.000.000 15,00% 1.1 Tổng Công ty góp vốn thành lập Công ty (QĐ 165-11/5/2001) 12.000.000.000 28/02/2002 10,00% 1.2 Tổng công ty góp vốn đợt 2 3.000.000.000 31/05/2002 2,50% 1.3 Tổng Công ty góp vốn đợt 3 3.000.000.000 20/05/2004 2,50% 2 Góp vốn bằng tài sản 69.969.868.991 58,31% 2.1 Tổng Công ty góp vốn bằng tài sản Khách sạn Sầm Sơn theo biên bản bàn giao giữa BĐT Thanh Hóa & Công ty 349.036.000 30/06/2002 0,29% 2.2 Tổng Công ty góp vốn bằng tài sản Khách sạn Sầm Sơn theo biên bản bàn giao giữa BĐT Thanh Hóa & Công ty 7.163.831.192 30/06/2002 5,97% 2.3 Tổng Công ty góp vốn bằng tài sản Khách sạn Cửa Lò theo biên bản bàn giao giữa BĐT Nghệ An & Công ty 3.115.112.393 30/06/2002 2,60% 2.4 Tổng Công ty góp vốn bằng tài sản Khách sạn Cửa Lò theo biên bản bàn giao giữa BĐT Nghệ An & Công ty 31.236.489 30/06/2002 0,03% 2.5 Tổng Công ty góp vốn bằng Khách sạn Tam Đảo theo biên bản bàn giữa Bưu điện Vĩnh Phúc và Công ty 1.730.143.479 30/06/2002 1,44% 2.6 Tổng Công ty góp vốn bằng Khách sạn Tam Đảo theo biên bản bàn giữa Bưu điện Vĩnh Phúc và Công ty 156.404.000 30/06/2002 0,13% 2.7 Hạch toán giá trị vốn góp của Tổng Công ty (KS Hoa Đào cũ vào Công ty) 866.659.607 30/12/2002 0,72% 2.8 Tổng Công ty góp vốn bằng giá trị tài sản Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu theo QT số 3518/QĐ - KTTKTC ngày 24/11/2004 30.032.739.778 31/12/2004 25,03% 2.9 Tổng Công ty góp vốn bằng giá trị tài sản Khách sạn Bưu điện Quảng Ninh theo QT số 3518/QĐ - KTTKTC ngày 24/11/2004 24.014.846.888 31/12/2004 20,01% 2.10 Vốn góp của Tập đoàn vào Công ty bằng giá trị cải tạo, mở rộng Khách sạn Hạ Long (Phiếu duyệt QT số 4357/QĐ - KTTKTC ngày 24/11/2004 của Tổng Công ty) 2.509.859.165 31/12/2004 2,09% Kết thúc kiểm toán khoản mục đầu tư vào Công ty con, Công ty liên kết KTV lập trang tổng hợp kết quả thu thập được và đưa ra kết luận kiểm toán với hai khoản mục này Bảng 1.16 Trích giấy tờ làm việc K2/12 của Công ty AASC - tổng hợp kết quả công việc TK 221, 223 CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY (AASC) THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Khách hàng ABC Niên độ kế toán 2009 Tham chiếu ____K2/11_____ Khoản mục TK 222 & 223 Người thực hiện NMT Bước công việc Ngày thực hiện 03/04/2010 TK 221 Bàn giao tại 01/01/2009 SDCK 31/12/2009 % thực tế Thực tế VCSH góp bên đầu tư % tỷ lệ lợi ích thực tế Công ty cổ phần du lịch Bưu điện 87.969.869.009 87.969.869.009 x Đã có đối chiếu số dư và tỷ lệ góp thực tế Công ty cổ phần CPN Bưu điện 69.779.100.434 69.779.100.434 57,92 Đã có đối chiếu số dư và tỷ lệ góp thực tế Total 157.748.969.443 157.748.969.443 X X X TK 223 Bàn giao tại 01/01/2009 SDCK 31/12/2009 % thực tế Thực tế VCSH góp bên đầu tư % tỷ lệ lợi ích thực tế Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện 40.180.000.000 40.180.000.000 Theo vốn điều lệ 5% Có xác nhận Công ty CP TM & DV Bưu điện Hà Tĩnh 3.500.000.000 3.500.000.000 Theo vốn điều lệ 5% Có đối chiếu số dư nhưng chưa thể hiện được vốn góp thực tế Total 43.680.000.000 43.680.000.000 X X X Dựa vào các bằng chứng thu thập được KTV đưa ra kết luận không có sai phạm mang tính trọng yếu phát sinh đối với khoản mục đầu tư vào Công ty con và khoản mục đầu tư vào Công ty liên kết. * Đối với khoản mục đầu tư dài hạn khác (TK 228) Công việc kiểm tra chi tiết cũng như các khoản đầu tư khác, tuy nhiên do tính chất không phức tạp và bản thân doanh nghiệp góp vốn cũng không có ảnh hưởng nhiều tới chính sách hoạt động của bên nhận vốn nên KTV không tập trung vào tính pháp lý của việc góp vốn. Mục tiêu quan trọng nhất đối với khoản mục này theo KTV của AASC là đảm bảo được tính đúng đắn trong ghi nhận giá trị, tỷ lệ góp vốn (cũng chính là cơ sở phân loại và trình bày). Cụ thể tại ABC, khi thực hiện kiểm tra chi tiết số phát sinh kiểm toán thu thập các tài liệu liên quan: + Ủy nhiệm chi + Tờ trình đề nghi duyệt chi + Báo nợ của ngân hàng, sao kê ngân hàng theo thời điểm. Tiếp đó, KTV AASC thực hiện việc gửi thư xác nhận tới hai bên nhận vốn góp bao gồm: - Công ty Cổ phần truyền thông quảng cáo đa phương tiện: 6 tỷ VNĐ - Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế VNPT-G: 5 tỷ VNĐ Đối chiếu ngược lại với hai quyết định góp vốn của hội đồng quản trị mà KTV thu thập cho kết quả khớp đúng với nhau. Mẫu thư gửi xác nhận sang hai Công ty kể trên thực hiện như mẫu thư gửi các bên trong cơ sở liên doanh, liên kết hay Công ty con. Trong quá trình trình đối chiếu KTV phát hiện thủ tục kiểm soát và ghi nhận vốn của ABC chưa thực sự hợp lý, việc ghi nhận vào TK228 dựa theo tỷ lệ vốn góp theo cam kết trên giấy đăng ký kinh doanh của đơn vị được đầu tư, KTV cho rằng phải điều chỉnh theo tỷ lệ vốn góp thực tế của đơn vị mặc dù trong hiện tại, tỷ lệ giữa cam kết và thực tế là giống nhau nhưng nếu đơn vị tiếp tục kiểm soát và ghi nhận khoản đầu tư theo cách thức này sẽ không tránh khỏi sai phạm trong tương lai. Kết thúc kiểm toán đối với khoản mục đầu tư dài hạn khác, KTV đưa ý kiến này ra trao đổi với bộ phận kế toán – tài chính Công ty ABC, hai bên tiến tới nhấ trí, nội dung ý kiến được ghi nhận trong kết luận kiểm toán làm cơ sở cho Biên bản Kiểm toán và Báo cáo Kiểm toán. 1.4 Kết thúc kiểm toán Sau khi kết thúc công việc kiểm toán tại khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ họp với Ban Giám đốc, phòng kế toán và các phòng ban chức năng của khách hàng nhằm thông báo kết quả kiểm toán, nêu ra những vấn đề còn tồn tại, cách xử lý và nhằm giúp cho khách hàng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các bút toán đề nghị điều chỉnh Công việc kết thúc kiểm toán đối với khoản mục đầu tư tài chính dài hạn cũng giống với kết thúc kiểm toán với các khoản mục khác như tiền, tài sản cố định, nợ phải trả… Quy trình kết thúc kiểm toán đối với khoản mục đầu tư tài chính dài hạn nói riêng và Báo cáo Kiểm toán nói chung do Công ty AASC phát hành bao gồm hai bước công việc chính. Thực tế, KTV Công ty AASC thực hiện đối với khách hàng mới là công ty ABC như sau: Bước 1 - Lập Biên bản Kiểm toán, trong biên bản nêu rõ các sai phạm của các khoản mục trên BCTC, đi kèm theo nó là các bút toán điều chỉnh KTV đưa ra. - Đoàn kiểm toán trao đổi các vấn đề trong biên bản với các thành viên trong phòng Kế toán – Tài chính của Công ty ABC, mọi thắc mắc của kế toán về bút toán điều chỉnh đối với một khoản mục đầu tư tài chính dài hạn sẽ được KTV phụ trách khoản mục đó giải thích dựa trên các bằng chứng thu thập được. - Tất cả các bút toán điều chỉnh được hai bên thống nhất sẽ được KTV ghi nhận và sửa lại Biên bản Kiểm toán, KTV cũng trình bày mức độ ảnh hưởng của các sai phạm và bút toán điều chỉnh với Ban Giám đốc Công ty ABC. Với trách nhiệm của một KTV, phía Công ty AASC sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm giúp Công ty ABC hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, tránh được các sai phạm giống năm tài chính 2009 Mục đích của bước công việc này là KTV Công ty AASC thống nhất lại với Công ty ABC các bút toán điều chỉnh trên BCTC, khi kết thúc bước này đại diện đoàn kiểm toán Công ty AASC, Tổng Giám đốc Công ty ABC, kế toán trưởng Công ty ABC sẽ ký vào Biên bản Kiểm toán, làm cơ sở pháp lý cho lập Báo cáo Kiểm toán. Bước 2 - Bước công việc này được thực hiện tại văn phòng Công ty kiểm toán AASC, nhóm trưởng nhóm kiểm toán đọc lại Hồ sơ kiểm toán, Biên bản Kiểm toán xem xét các vấn đề còn tồn tại, biện pháp xử lý và lập Báo cáo Kiểm toán. - Việc soát xét Biên bản Kiểm toán, Báo cáo Kiểm toán và BCTC của khách hàng sẽ do trưởng đoàn kiểm toán điều hành tiến hành, nếu có vấn đề còn tồn tại, KTV điều hành chuyển trả lại cho nhóm kiểm toán hoàn thiện, nếu không còn vấn đề gì, chuyển cho bộ phận kiểm soát chất lượng cấp cao hơn. - Tại đây, bộ phận soát xét cấp cao hơn – phòng tổng hợp Công ty AASC tiếp nhận tài liệu do trưởng đoàn kiểm toán gửi lên, tiến hành soát xét, nếu còn những điểm chưa hợp lý, phòng tổng hợp chuyển trả lại nhóm kiểm toán hoàn thiện, nếu không chuyển Ban Giám đốc Công ty AASC, nếu được sự chấp thuận của Ban Giám đốc, nhóm trưởng gửi Báo cáo Kiểm toán kèm theo giấy lấy ý kiến khách hàng. Việc gửi giấy lấy ý kiến của khách hàng nhằm mục đích đảm bảo rằng Công ty AASC sẽ phát hành Báo cáo Kiểm toán theo đúng những vấn đề nêu trong Biên bản Kiểm toán. Báo cáo Kiểm toán chính thức được lập thành Báo cáo bằng tiếng việt và bằng tiếng anh, số lượng Báo cáo tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, AASC giữ một tới hai bản số còn lại khách hàng giữ. CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 2.1 Những ưu điểm trong thực tế 2.1.1 Do các yếu tố khách quan Là một trong những Công ty dẫn đầu trong ngành Kiểm toán Việt Nam, ra đời sớm nhất, lại từng trực thuộc Bộ Tài chính, do vậy, Công ty AASC được quan tâm nhiều tới cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Vì thế, Công ty ngày càng có điều kiện để hoàn thiện hơn nữa các qui trình kiểm toán nói chung, cũng như qui trình kiểm toán đầu tư tài chính dài hạn nói riêng. Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão của Công nghệ thông tin đã cho ra đời các phần mềm về Kế toán, điều này giúp các thủ tục kiểm tra được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn, Công ty AASC rút ngắn được phần nào thời gian thực hiện các qui trình kiểm toán, trong đó có qui trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính. Sự ra đời và phát triển của rất nhiều các Công ty kiểm toán trong và ngoài nước, điều này làm động lực thúc đẩy cho Công ty phải ngày càng hoàn thiện bộ máy tổ chức và quản lý của mình để nâng cao vị thế của Công ty, nhất là việc nâng cao chất lượng và thời gian kiểm toán tới các khoản mục đòi hỏi có tính thận trọng cao và thường chứa đựng những rủi ro kiểm toán lớn như: hàng tồn kho, đầu tư tài chính dài hạn… 2.1.2 Do các yếu tố chủ quan Ngoài các yếu tố khách quan đã kể trên, trong nội tại của Công ty còn có nhiều nhân tố tạo nên thế mạnh của Công ty AASC: - Ban lãnh đạo Công ty đều là những người có bề dày hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và có kinh nghiệm quản lý tốt, vì thế, bộ máy quản lý của Công ty tuy đơn giản, gọn nhẹ nhưng lại rất hiệu quả, phù hợp với những đặc thù riêng của công việc kiểm toán. - Công ty còn có một đội ngũ nhân viên vừa chuyên nghiệp vừa có đạo đức nghề nghiệp tốt, khả năng xét đoán cao đáp ứng được các yêu cầu của một KTV. Do vậy, các thủ tục kiểm toán được các KTV thực hiện nhanh chóng và chính xác. - Về hồ sơ, giấy tờ làm việc: trước khi kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn các KTV luôn xem xét hồ sơ thường trực và hồ sơ kiểm toán năm trước (đối với khách hàng thường niên) để là cơ sở và tìm ra những vấn đề còn tồn tại đối với khoản mục này, từ đó đưa ra chương trình kiểm toán phù hợp, điều này giúp cho công việc kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn. * Ưu điểm trong các giai đoạn của quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn do Công ty AASC thực hiện Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn + Bước công việc lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên: Công ty AASC có số lượng đông đảo KTV có chứng chỉ CPA. KTV được giao phụ trách khoản mục đầu tư tài chính dài hạn đều có kinh nghiệm thực tế tại nhiều đơn vị khác nhau, có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực tài chính, khả năng nhày bén trong xử lý nghiệp vụ và thiết kế các thử nghiệm nhằm phát hiện được sai phạm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. + Bước công việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng được kiểm toán: Công ty AASC có lợi thế trong thương hiệu kiểm toán nên việc thu thập thông tin thường được thực hiện dễ dàng, đối với các khách hàng mới của Công ty AASC thường không quá khó khăn trong việc cung cấp tài liệu, đối với khách hàng truyền thống của Công ty thì trong mỗi cuộc kiểm toán hàng năm, ngoài kiểm toán BCTC Công ty AASC còn tư vấn giúp khách hàng để hoàn thiện hơn bộ máy kế toán - tài chính của khách hàng vì vậy mối quan hệ giữa Công ty AASC và khách hàng không quá căng thẳng, khách hàng tạo điều kiện giúp Công ty thu thập các tài liệu cập nhật cho hồ sơ kiểm toán. + Bước công việc đánh giá mức trọng yếu: Công ty AASC có chương trình đánh giá mức trọng yếu rất hợp lý đảm bảo mức độ rủi ro kiểm toán thấp. Công ty thiết kế ra các hệ số trọng yếu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của khoản mục đầu tư tài chính dài hạn tới BCTC, từ đó xác định được mức trọng yếu cần phân bổ cho khoản mục này; khi thực hiện tính mức phân bổ ban đầu, KTV dựa vào kinh nghiệm của mình để xây dựng nên đảm bảo hạn chế rủi ro kiểm toán xảy ra. + Bước thiết kế chương trình kiểm toán: Công ty AASC vốn là thành viên của tổ chức kiểm toán INPACT, do đó chương trình kiểm toán của Công ty AASC được thiết kế theo chuẩn quốc tế, có sự logic trong các thủ tục đảm bảo thực hiện được mục tiêu kiểm toán đề ra. Mặt khác, Công ty AASC sớm thành lập từ những năm 90 của thế kỷ XX nên sau 19 năm hoạt động Công ty không những tiếp nhận hệ thống chương trình kiểm toán của bên ngoài mà còn bổ sung, thiết kế lại cho phù hợp với môi trường pháp lý tại Việt Nam, kết quả của sự đúc kết đó là một chương trình kiểm toán có độ chặt chẽ cao, được thiết kế khoa học đảm bảo phát hiện dược các sai phạm. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn + Bước đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty khách hàng: Công ty có mẫu bảng hỏi đề cập tới đầy đủ các khía cạnh trong kiểm soát nội bộ khoản mục đầu tư tài chính dài hạn. Các câu hỏi về hệ thống sổ được thiết kế đảm bảo giúp KTV phát hiện có sự kiểm soát hay không đối với việc chữa hoặc ghi khống trong sổ, đạt được các câu hỏi trong phần này, KTV sẽ đánh giá được mức độ rủi ro kiểm toán đối với việc ghi sổ kế toán Các câu hỏi về môi trường công nghệ thông tin cũng có chức năng tương tự, nếu việc sổ của doanh nghiệp được thực hiện trên máy tính thì các câu hỏi này còn có ý nghĩa hơn cả chuỗi câu hỏi về sổ tài khoản Các câu hỏi về khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của Công ty AASC sẽ giúp cho kiểm toán viên có được hiểu biết về tính phê duyệt trong việc đầu tư, đánh giá được mức độ rủi ro của khoản đầu tư đó + Bước thực hiện các thử nghiệm: Công việc này được thực hiện bám sát vào một chương trình kiểm toán đã được thiết kế khoa học, trong quá trình thực hiện nếu phát sinh những trong khoản mục đầu tư tài chính dài hạn những yếu tố không dự kiến trước được thì trưởng nhóm kiểm toán, một người có kinh nghiệm nhất sẽ trực tiếp thực hiện đảm bảo xử lý được công việc và thực hiện kế hoạch kiểm toán như bình thường. Trong quá trình kiểm tra chi tiết khoản mục đầu tư tài chính dài hạn, các giấy tờ, tài liệu thu thập được, các ghi chép của KTV được đánh tham chiếu một cách có hệ thống. Kí hiệu tham chiếu của AASC được đưa ra thống nhất trong toàn Chi nhánh, điều này giúp cho các KTV dễ dàng trong việc đối chiếu, so sánh các phần, việc với nhau để thuận tiện cho việc kiểm tra, soát xét cũng như cần tra cứu lại các yếu tố có liên quan tới khoản mục này. Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán Công ty AASC có hệ thống soát xét chất lượng cao được thực hiện qui củ và hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro kiểm toán khoảm mục đầu tư tài chính dài hạn từ đó ảnh hưởng tới Báo cáo Kiểm toán do Công ty AASC phát hành. Các điều chỉnh trong khoản mục đầu tư tài chính được soát xét 3 cấp, theo trình tự từ trưởng đoàn kiểm toán đi thực hiện trực tiếp cùng đoàn kiểm toán tại Công ty khách hàng tới phòng tổng hợp và cuối cùng là Ban Giám đốc. Công việc soát xét được thực hiện thận trọng như vậy đã làm cho Báo cáo Kiểm toán của AASC phát hành kịp thời, tuân thủ theo đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, đạt được mục tiêu cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Tính tới nay, Công ty AASC chưa xảy ra tình trạng như ở một số Công ty kiểm toán là khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trên BCTC đã được kiểm toán vẫn còn sai phạm trọng yếu, bút toán điều chỉnh chưa thống nhất làm thuyết minh BCTC về khoản mục đầu tư của khách hàng bị lệch số liệu. 2.2 Những nhược điểm còn tồn tại 2.2.1 Do nhân tố khách quan Công ty AASC đã thiết kế chương trình kiểm toán tương đối hoàn thiện song khi áp dụng vào thực tế còn gặp những khó khăn làm giảm chất lượng kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn nói riêng và cuộc kiểm toán do Công ty AASC thực hiện nói chung, nguyên nhân khách quan do: - Dưới tác động của sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày càng có thêm nhiều Công ty tiến tới sát nhập thành tập đoàn, tạo thành một hệ thống các doanh nghiệp, các khoản vốn đầu tư được chuyển qua lại giữa các Công ty làm cho việc xác định quyền sở hữu lẫn giá trị ghi nhận trở nên phức tạp hơn. KTV Công ty kiểm toán AASC khi tiến hành kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn thường không tránh khỏi rủi ro kiểm toán, gặp khó khăn trong thực hiện các thử nghiệm của mình, thêm vào đó khoản mục đầu tư dài hạn bao gồm các khoản đầu tư: góp vốn vào Công ty con, góp vốn vào Công ty liên kết, góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác như mua cổ phiếu, trái phiếu…làm tăng thêm tích chất phức tạp trong việc xác định giá trị vốn góp cũng như quyền lợi các bên làm ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. - Một sức ép không nhỏ nữa chính là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các Công ty kiểm toán với nhau, để giữ được các khách hàng truyền thống đồng thời tiếp nhận thêm được các khách hàng mới, Ban lãnh đạo của và toàn bộ nhân viên của Công ty AASC phải chịu áp lực không nhỏ, nhất là vào mùa kiểm toán, khối lượng khách hàng khá lớn, Công ty vừa phải cố gắng để hoàn thành mọi hợp đồng đúng hạn vừa phải đảm bảo mang đến chất lượng tốt nhất cho khách hàng để nâng cao vị thế cạnh tranh. Vì thế, các KTV hầu như luôn trong tình trạng căng thẳng, Công ty thì luôn bị thiếu nhân lực (vấn đề chung của các Công ty kiểm toán hiện nay). - Hệ thống Luật và Chuẩn mực kế toán, kiểm toán ở nước ta nhìn chung tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn rườm rà và nhiều lỗ hổng. Các thông tư, quyết định sửa đổi bổ sung thì thường lại phát hành cuối niên độ kế toán. Điều đó làm cho các KTV khi kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn (và cả các khoản mục khác) thường bối rối và có khi gây tranh cãi giữa Công ty với đơn vị khách hàng. 2.2.2 Do nhân tố chủ quan Trong giai giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn: + Bước lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên: Mặc dù Công ty AASC có đội ngũ kiểm toán viên đông đảo và có chất lượng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng nổi nhu cầu kiểm toán ngày càng đông của các Công ty khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay số lượng các Công ty trên sàn chứng khoán ngày càng gia tăng. Công ty AASC là một trong số ít Công ty được kiểm toán các Công ty trên sàn chứng khoán, vì vậy áp lực từ việc kiểm toán một số lượng lớn các khách hàng không trách khỏi cho Công ty AASC gặp khó khăn trong sắp xếp lịch kiểm toán, bố trí nhân viên trong đoàn kiểm toán mà vẫn duy trì được chất lượng cuộc kiểm toán. + Bước thu thập thông tin cơ sở: KTV Công ty AASC thực hiện thu thập các thông tin cơ sở từ khách hàng được kiểm toán phục vụ cho việc thiết kế các thử nghiệm. Trong thực tế, công việc này được thực hiện dễ dàng và thu lại các bằng chứng kiểm toán nhanh chóng nhưng KTV lại thường không khai thác hết các tài liệu thu thập được. Việc KTV thu thập các tài liệu thường được diễn ra một cách máy móc và đưa vào hồ sơ kiểm toán, chỉ một số các KTV Công ty AASC khi thực hiện bước công việc này là khai thác được để sử dụng cho thiết kế thử nghiệm đối với khoản mục đầu tư tài chính dài hạn. + Bước đánh xác định mức phân bổ trọng yếu: Hệ số trọng yếu khoản mục đầu tư tài chính dài hạn được Công ty AASC ấn định là 3, hệ số này không thay đổi trong mọi cuộc kiểm toán tại bất kỳ Công ty nào, điều này không đảm bảo chắc chắn hạ thấp rủi do kiểm toán hay làm giảm quy mô mẫu phải chọn, mỗi loại hình doanh nghiệp lại có ngành nghề kinh doanh khác nhau, có nhu cầu đầu tư khác nhau nên không thế áp đặt một hệ số như nhau.Nếu có nhiều sai phạm thuộc các tài khoản khác nhau thì việc điều chỉnh dựa trên phán đoán của KTV Công ty AASC. Mặt khác, mức trọng yếu phân bổ cho khuản mục đầu tư dài hạn là mức phân bổ chung cho tất cả các tài khoản 221, 222, 223, 228, 229 chứ không chi tiết cho từng tài khoản, nên khi KTV Công ty AASC tiến hành tổng hợp các sai phạm cần điều chỉnh thường gặp phải khó khăn trong việc cân nhắc điều chỉnh tài khoản nào. KTV Công ty AASC ưu tiên điều chỉnh các bút toán có giá trị lớn trước điều này cũng chưa thực sự hợp lý vì không nhất thiết các các sai phạm có giá trị lớn hơn mới trọng yếu hơn, nếu một khoản vốn góp bằng tiền mặt được đem đi góp nhưng tới tận tháng sau đơn vị tiếp nhận vốn mới nhận được số tiền thì sai phạm này cũng được xem là một sai phạm mang tính trọng yếu, nó cho thấy đơn vị có vấn đề nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn do Công ty AAASC thực hiện: + Bước đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp: Công ty AASC thường sử dụng một bảng câu hỏi được nêu ra sẵn để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng, trong quá trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn cũng vậy, KTV thường đưa ra một bảng câu hỏi dựng sẵn cho khách hàng trả lời và chỉ dựa vào đó để kết luận hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp về việc quản lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Kết luận thu được có thể là hệ thống khá, trung bình hoặc yếu. Tuy nhiên, việc làm như vậy lại chưa có tiêu chí rõ ràng để rút ra kết luận và việc đánh giá chủ yếu lại dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán của KTV. Ngoài ra, các câu hỏi sử dụng để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty về khoản mục đầu tư tài chính dài hạn lại được sử dụng cho tất cả các khách hàng với quy mô và loại hình khác nhau, do đó việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về khoản mục đầu tư tài chính dài hạn thường mang tính phiến diện và chưa thật sự chính xác. + Bước thực hiện các thủ tục phân tích: KTV Công ty AASC thực hiện thủ tục phân tích với các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn còn nhiều hạn chế, việc phân tích thường dừng lại sau khi KTV phân tích biến động tăng giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn theo các tháng, nếu số lượng các khoản đầu tư nhiều thì KTV thường chọn mẫu những tháng có biến động lớn để kiểm tra chi tiết, điều này chưa thực sự hợp lý, nếu số lượng các khoản đầu tư ít thì KTV sẽ tiến hàng kiểm tra toàn bộ các khoản mục. 2.3 Sự cần thiết đưa ra giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn do Công ty AASC thực hiện Trong khoảng 5 năm trở lại đây, số lượng các doanh nghiệp ngày một gia tăng, nhu cầu đầu tư tài chính cũng không ngừng lớn mạnh kéo theo nhu cầu về chất lượng thông tin tài chính. Dịch vụ kiểm toán vì vậy trở nên cấp thiết, số lượng các Công ty kiểm toán trong nước tăng lên ngày càng nhiều, số lượng người làm công tác kiểm toán tại Việt Nam đã lên tới trên 8000 người. Sự cạnh tranh giữa các Công ty kiểm toán ngày càng khốc liệt, bất cứ Công ty kiểm toán nào cũng muốn giữ cho mình những khách hàng có nhu cầu kiểm toán lớn để biến họ thành khách hàng truyền thống đem lại doanh thu lâu dài. Trong khi đó các Công ty kiểm toán nước ngoài đã thích ứng với môi trường pháp lý tại Việt Nam khiến cho sự canh tranh lại tăng thêm gấp bội. Chịu sức ép từ hai phía, Công ty AASC muốn tiếp tục giữ được các khách hàng truyền thống cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm nămg phải không ngừng hoàn thiện hơn nữa chất lượng kiểm toán. Mặt khác xét dưới quan điểm vĩ mô, việc Công ty AASC hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính nói riêng và quy trình kiểm toán BCTC nói chung chính là góp phần làm lành mạnh hóa môi trường thông tin tài chính, thúc đẩy đầu tư, tạo niềm tin cho những cá nhân, cơ quan tổ chức quan tâm tới BCTC. Cùng là hạt nhân cạnh tranh trong số rất nhiều Công ty kiểm toán, Công ty AASC hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình sẽ thúc đẩy các Công ty kiểm toán khác hoàn thiện quy trình kiểm toán của họ như vậy, một cách tự nhiên Công ty AASC đã góp phần thúc đẩy bước phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam. Xét dưới góc độ nhỏ hơn, khoản mục đầu tư tài chính dài hạn là khoản mục khá quan trọng trên BCTC của các doanh nghiệp, do nó có liên quan đến các khoản mục khác như: tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định, doanh thu tài chính, chi phí tài chính…Vì vậy, sai phạm trong khoản mục này sẽ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu khác trên BCTC. Những sai phạm trong việc ghi chép và trình bày liên quan đến vốn góp sẽ dẫn đến việc hiểu sai về tình hình tài chính của doanh nghiệp vì khoản đầu tư tài chính dài hạn được xem là nguồn tài trợ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty AASC phải đưa ra các giải pháp vừa kịp thời, vừa triệt để nhằm khắc phục những nhược điểm tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục này từ đó tìm ra được những sai phạm trọng yếu, xác minh đúng đắn được tính trung thực, hợp lý của BCTC của đơn vị khách hàng. Xuất phát từ các lí do nêu trên, việc đưa ra các giải pháp để khắc phục những nhược điểm trong các quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn nói riêng và quy trình kiểm toán của Công ty AASC nói chung là rất cần thiết. 2.4 Một số giải pháp đề xuất Khắc phục nhược điểm trong khâu lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên Công ty AASC gặp khó khăn trong việc vừa muốn đáp ứng nhu cầu kiểm toán của số lượng khách hàng ngày càng đông, vừa muốn bố trí nhân lực hợp lý để đảm bảo chất lượng kiểm toán, để giải quyết vấn đề này, em xin đưa ra kiến nghị như sau: + Tăng cường nhân sự bằng cách tổ chức nhiều hơn các cuộc thi tuyển nhân viên, cách làm này sẽ cho phép Công ty AASC có nhiều lựa chọn hơn trong việc sắp xếp nhân viên trong đoàn kiểm toán. + Kết hợp với các tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng KTV lẫn trợ lý kiểm toán, nhờ vậy mà giảm bớt gánh nặng cho trưởng nhóm kiểm toán, đảm bảo cuộc kiểm toán diễn ra thuận lợi. + Khuyến khích khách hàng thực hiện kiểm toán giữa niên độ, giảm tải số lượng nghiệp vụ vào thời điểm 31/12, hoặc tiến hành kiểm toán sớm trước 2 -3 tháng so với nhu cầu kiểm toán của khách hàng sau đó chỉ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, giải pháp này cũng giảm nhẹ đáng kể áp lực công việc cho KTV. Khắc phục nhược điểm trong khâu thu thập thông tin cơ sở Về bản chất, khi KTV thu thập được những bằng chứng phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán nhưng lại không nhận diện được vấn đề thì nguyên nhân thuộc về trình độ KTV, tuy nhiên để sai sót này tồn tại tới hết cuộc kiểm toán mà không có biện pháp điều chỉnh thì trách nhiệm lại thuộc về trưởng đoàn kiểm toán. Theo luận cứ này, vấn đề này nên được giải quyết từ bộ phận soát xét chất lượng của Công ty AASC, có nghĩa là trưởng đoàn kiểm toán có thể thực hiện điều chỉnh ngay sơ sót của KTV hoặc trực tiếp thực hiện việc thu thập thông tin cơ sở rồi đối chiếu với kết quả làm việc của KTV coi như một phần trong soát xét 3 cấp chất lượng cuộc kiểm toán, đạt được điều này thì thủ tục thu thập các chính sách đầu tư tài chính, sử dụng có hiệu quả nó trong đánh giá hiệu quả đầu tư của Công ty khách hàng sẽ được nâng cao về chất lượng, giúp KTV có nhận định chính xác về các khoản đầu tư của khách hàng. Khắc phục nhược điểm trong khâu phân bổ mức trọng yếu Việc phân bổ mức trọng yếu là một khâu rất quan trọng của quy trình kiểm toán, nó quyết định tới thời gian và chi phí thực hiện kiểm toán, tuy nhiên hiện nay Bộ Tài Chính chưa có một văn bản cụ thể nào để hướng dẫn các Công ty kiểm toán phân bổ mức trọng yếu. Do vậy, Công ty AASC đã tự xây dựng cho một phương pháp riêng và nó vẫn còn tồn tại những nhược điểm đã kể ra ở trên. Để khắc phục những nhược điểm đó, em xin đề xuất một số ý kiến sau: + Công ty nên xây dựng những mức trọng yếu khác nhau với cùng một khoản mục ở các khách hàng hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau, không nên chỉ dựa vào hệ số trọng yếu cố định để sử dụng cho tất cả các khách hàng Ví dụ, hệ số trọng yếu khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có thể cao hơn mức bình thường do tài sản lưu động lớn, hệ số trọng yếu có thể đạt mức 3.5 - 4.5. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì giảm hệ số trọng yếu của khoản mục này và tăng hệ số trọng yếu cho khoản mục hàng tồn kho, hệ số trọng yếu đối với khoản mục này có thể giảm từ 2 - 3. + Sau khi KTV phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục đầu tư tài chính dài hạn, mức phân bổ cho khoản mục này giả định có giá trị là Z, KTV có thể coi Z như mức trọng yếu ban đầu đối với các TK 221, 222, 223, 228, 229, tiếp tục ấn định hệ số trọng yếu cho từng tài khoản và phân bổ lại lần nữa. Ví dụ, KTV phân bổ mức trọng yếu cho TK 221 Mức trọng yếu phân bổ cho TK 221 = Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục đầu tư tài chính dài hạn (Z) x A’ x B’ Trong đó: A’ = Số dư TK 221 X hệ số trọng yếu TK 221 B’ = Tổng (số dư từng TK X hệ số trọng yếu tương ứng của từng TK) Khắc phục nhược điểm trong khâu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Công ty AASC nên đưa ra các tiêu chí cụ thể cho từng câu hỏi được đưa ra trong bảng, xem xét kỹ nội dung câu hỏi và câu trả lời để có cái nhìn khách quan hơn, Công ty nên xây dựng các bảng câu hỏi khác nhau, phù hợp với từng loại khách hàng hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau, điều này giúp cho KTV thấy rõ hơn được điểm mạnh, yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ về khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của đơn vị khách hàng. Ngoài ra, việc xây dựng bảng câu hỏi cũng nên quan tâm tới doanh nghiệp là khách hàng mới (thì cần những câu hỏi tỉ mỉ, chi tiết hơn) hay là khách hàng thường niên của Công ty (thì không cần thiết phải quá tỉ mỉ, chi tiết, trừ trường hợp nó có những nghiệp vụ bất thường). Một giải pháp khác, Công ty AASC nên kết hợp cả hai phương pháp là lập bảng tường thuật và sử dụng các lưu đồ để mô tả, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ từ đó, bằng cách này rút KTV có thể thu được những hiểu biết chính xác hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ và về rủi ro kiểm soát, tạo bước đệm tốt để thực hiện tốt quy trình kiểm toán. Khắc phục nhược điểm trong khâu thực hiện thủ tục phân tích KTV tiến hành thủ tục phân tích nhằm phát hiện ra những biến dộng bất thường trong khoản mục đầu tư, từ đó chọn mẫu kiểm tra chi tiết, nếu số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều KTV có thể chọn mẫu toàn bộ. Như vậy, mục đích chủ yếu của thủ tục phân tích là đưa ra được quy mô mẫu và các phần tử (được hiểu là nghiệp vụ) vào mẫu chọn, KTV Công ty AASC có thể thực hiện thủ tục phân tích để chọn mẫu theo hai cách sau đây: + Phân tích biến động chi tiết tài khoản theo từng tháng cho từng đối tượng đầu tư, việc nay hoàn toàn thực hiện được trên phần mền máy tính do các Công ty có xu hướng theo dõi đối tượng đầu tư trên phần mền kế toán máy. + Đánh giá sự thay đổi tỷ trọng của từng đối tượng theo từng tháng so với tổng thay đổi của cả tài khoản nhằm phát hiện thay đổi chủ yếu của tài khoản đầu tư này là do đầu tư vào đối tương nào gây nên, từ đó chọn tháng có thay đổi tỷ trọng đó vào mẫu. + Để đảm bảo tính quan, KTV cũng cần kết hợp chọn mẫu ngẫu nghiên các nghiệp vụ thay đổi vốn đầu tư trong kỳ, tiêu chí lựa chọn có thể là chọn theo bảng số ngẫu nhiên, hoặc chọn theo số ngẫu nhiên từ phần mềm chọn mẫu. KẾT LUẬN Thành lập từ những năm 90 của thế kỷ XX, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) đã đạt được những thành công bước đầu trong việc gây dựng hình ảnh về một Công ty kiểm toán chuyên nghiệp, có khả năng đáp ứng nhu cầu kiểm toán với chất lượng cao được các Công ty trong và ngoài nước thừa nhận. Công ty có đội ngũ nhân viên đông đảo và trình độ cao cộng thêm sự hỗ trợ từ tổ chức kiểm toán quốc tế INPACT đã xây dựng nên một chương trình kiểm toán tương đối hoàn thiện. Qua thời gian thực tập tại Công ty AASC, em đã thu được những kinh nghiệm thực tế trong công tác kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn, nắm bắt được việc vận dụng lý thuyết trong môi trường kiểm toán cụ thể, đối với một khách hàng cụ thể của Công ty AASC, từ đó nhìn nhận ra những ưu điểm trong chương trình kiểm toán cần phát huy cũng như chỉ ra được những hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn. Em rất mong những kiến nghị đã trình bày trong chuyên đề thực tập có thể góp phần giúp Công ty AASC hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn nói riêng và quy trình kiểm toán nói chung tại Công ty. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng trong quá trình thực hiện chuyên đề nhưng do sự hạn chế nhận thức cũng như kinh nghiệm, nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa Kế toán giúp đỡ em để hoàn thiện chuyên đề thực tập này. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa và toàn thể các anh chị kiểm toán viên phòng kiểm toán 2 tại Công ty AASC đã giúp đỡ và chỉ bảo em tận tình trong suốt thời gian vừa qua. Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Vũ Đình Thái DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, trường ĐH Kinh tế quốc dân, NXB Đại học kinh tế quốc dân 2006 2. Giáo trình Kiểm toán tài chính, trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống kê 2004. 3. Giáo trình Kiểm toán tài chính, trường ĐH Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2006 4. Tài liệu nội bộ Công ty AASC 5. Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính 6. Quyết định 19/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính 7. Quyết định 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính 8. Thông tư 161/2007/TT – BTC ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ – BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ – BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính PHỤ LỤC CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG ABC Thủ thục thực hiện Tham chiếu Người thực hiện Ngày hoàn thành công việc LẬP BIỂU TỔNG HỢP / LEAD SCHEDULE Lập Biểu tổng hợp trình bày sự biến động trong suốt kỳ kiểm toán đối với từng khoản đầu tư tài chính. Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có). Đối chiếu số liệu cuối năm/kỳ trên Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN / ACCOUNTING POLICIES Xem xét xem chính sánh kế toán áp dụng cho các khoản đầu tư tài chính có phù hợp với các chuẩn mực kế toán (cần đặc biệt chú ý đến VAS 07, 08, 25), các thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực của Bộ Tài chính, Chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp không (ví dụ như Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ Tài chính). Xem xét xem chính sách kế toán áp dụng cho các khoản đầu tư tài chính có nhất quán với năm trước không. Trường hợp có thay đổi trong chính sách kế toán đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫn của VAS 29 không. THỦ TỤC PHÂN TÍCH / ANALYTICAL PROCEDURES Phân tích chỉ tiêu đầu tư tài chính qua các năm để xem sự biến động có hợp lý không. Tìm lý do cho các biến động bất thường. Phân tích mối liên hệ giữa các khoản đầu tư tăng, giảm và thu nhập từ các khoản đầu tư, tìm ra mối liên hệ giữa các chỉ tiêu có liên quan. Xem xét ảnh hưởng của kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết. KIỂM TRA CHI TIẾT / SUBSTANTIVE PROCEDURES Trường hợp năm trước chưa kiểm toán, thì đối chiếu số dư đầu năm với Báo cáo Kiểm toán do của Công ty khác kiểm toán, xem hồ sơ kiểm toán năm trước của Công ty kiểm toán khác hoặc xem chứng từ gốc để xác nhận số dư đầu năm. Các khoản cho vay: Thu thập Bảng kê chi tiết tiền cho vay gồm: số đầu năm, số tiền cho vay, số tiền đã trả trong năm/kỳ, số dư cuối năm/kỳ. Xem xét xem việc đơn vị cho vay là có phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành hay không. Xem xét hợp đồng vay và đảm bảo rằng các điều khoản của hợp đồng vay đều được tuân thủ (hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn). Tìm hiểu xem các biện pháp đảm bảo thu hồi Công nợ có đủ độ an toàn để bù đắp khoản tiền vay trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Trường hợp đã có xác nhận hay Biên bản đối chiếu nợ vay, tiến hành đối chiếu số liệu với Bảng kê chi tiết – lưu ý phải xem bản gốc. Photo lại các Biên bản đối chiếu nợ vay của đơn vị để lưu hồ sơ kiểm toán. Tiến hành gửi thư xác nhận cho các khoản nợ vay có số dư lớn, bất thường chưa được đơn vị đối chiếu và lập bảng theo dõi thư xác nhận. Thực hiện các bước kiểm toán thay thế cho việc gửi thư xác nhận hoặc trường hợp thư xác nhận không được trả lời: Kiểm tra thanh toán sau ngày kết thúc năm tài chính/kỳ kế toán. Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho các khoản cho vay như: hợp đồng, phiếu chi, các khoản cho vay và thu tiền cho vay... Đầu tư vào các Công ty liên doanh, Công ty con, Công ty liên kết và các khoản đầu tư tài chính khác: Lập bảng kê chi tiết cho từng khoản đầu tư vào các Công ty liên doanh, Công ty con, Công ty liên kết và các khoản đầu tư tài chính khác bao gồm các nội dung: số đầu năm, phát sinh tăng, giảm trong năm/kỳ, số cuối năm/kỳ, tỷ lệ cổ phần góp vốn, lợi nhuận/cổ tức được chia, ngày đáo hạn, … Kiểm tra các khoản đầu tư tăng trong năm/kỳ về: Các bằng chứng cần thiết chứng tỏ số tiền đã bỏ ra cho các khoản đầu tư: hợp đồng mua bán, phiếu chuyển tiền, hoá đơn chứng từ của các tài sản, hàng hóa trao đổi để có được các khoản đầu tư này. Kiểm tra việc thực hiện các khoản đầu tư có hợp lệ theo qui định của đơn vị và qui định chung của pháp luật. Việc phê duyệt các khoản đầu tư có đúng quyền hạn, có bị hạn chế bởi qui định pháp luật nào không? nếu có, cần phải trao đổi với Ban Giám đốc để tìm ra biện pháp giải quyết cũng như thay đổi việc trình bày BCTC hoặc có thể thay đổi ý kiến của KTV về BCTC. Kiểm tra các thông tin liên quan như BCTC, qui định về tiến độ góp vốn, điều lệ của các tổ chức mà đơn vị đầu tư, giá trị của cổ phiếu có niêm yết. Kiểm tra việc thanh lý các khoản đầu tư: Bằng chứng về việc thanh lý đã được phê chuẩn. Các thủ tục thanh lý khoản đầu tư đã được thực hiện hoàn chỉnh về mặt pháp lý. Xem lướt các khoản thu nhập, chi phí tài chính và chi phí khác để đảm bảo rằng không có khoản thanh lý nào đã thực hiện nhưng chưa ghi giảm khoản đầu tư. Đối với các khoản góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định nay nhận về cần xem xét tính đầy đủ của tài sản nhận về so với biên bản ban đầu và giá trị của tài sản cần phải được đánh giá lại cho phù hợp với qui định hiện hành. Xem xét xem việc lập dự phòng của đơn vị có tuân thủ theo các qui định không và có nhất quán so với năm trước hay không? Lưu ý: Đối với DNNN – Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Đối với các doanh nghiệp khác – Thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006. Kiểm tra tính hợp lý của số liệu dự phòng cho các khoản đầu tư. Xem xét tính hiện hữu hoặc các giấy tờ cần thiết chứng minh quyền sở hữu của đơn vị đối với các khoản đầu tư tài chính cuối năm/kỳ. Chú ý xem: Điều lệ Công ty. Các Biên bản họp. Giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phiếu. Các sổ lưu ký chứng khoản. Các giấy tờ khác chứng tỏ quyền sở hữu. Thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận nếu tại đơn vị chưa lưu trữ đầy đủ các bằng chứng cần thiết chứng tỏ quyền sở hữu các cổ phiếu đang ghi nhận tại thời điểm cuối năm/kỳ. Trao đổi với những người có trách nhiệm liên quan tới tài sản để tìm hiểu xem đơn vị có đem cầm cố, thế chấp cho bên thứ ba các khoản đầu tư tài chính không. Kiểm tra các hợp đồng, thỏa thuận,… liên quan đến các khoản đầu tư tài chính. Đảm bảo việc thế chấp và các cam kết đã được công bố phù hợp trên Bản thuyết minh BCTC. Xem lướt qua các nghiệp vụ thu chi trong kỳ, các Biên bản họp Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông để xác định xem có khoản đầu tư nào đã thực hiện đầu tư trong năm/kỳ chưa được ghi nhận hay không. XEM XÉT KỸ LƯỠNG / SCRUTINY Đọc lướt qua sổ chi tiết các tài khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn để phát hiện các khoản mục bất thường và kiểm tra với chứng từ gốc. TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ / PRESENTATION AND DISCLOSURE Xem xét xem việc trình bày và công bố các khoản đầu tư tài chính trên BCTC có phù hợp với Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng ở trên không. Kiểm tra việc phân loại các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn và tương đương tiền bằng cách kiểm tra các hợp đồng, trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị, kiểm tra các nghiệp vụ bán các khoản đầu tư sau ngày kết thúc năm tài chính/kỳ kế toán. CÁC THỦ TỤC KIỂM TRA BỔ SUNG / ADDITIONAL AUDIT TESTS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31575.doc
Tài liệu liên quan