AASC đã áp dụng một cách khoa hoc, sáng tạo các chuẩn mực, lí luận vào thực tế, không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề và đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện kiểm toán. Chính vì vậy, chất lượng của các dịch vụ kiểm toán mà Công ty cung cấp ngày càng cao, đáp ứng được những tiêu chuẩn của kiểm toán quốc tế. Đến nay, AASC đã trở thành thành viên của tổ chức kiểm toán INPACT danh tiếng, và là Công ty kiểm toán hàng đầu của ngành kiểm toán Việt Nam.
Sau một thời gian thực tập ở Công ty, em đã tìm hiểu được nhiều về quy trình kiểm toán chung tại công ty, về chương trình kiểm toán xây dựng với từng khoản mục, cách thức lưu trữ hồ sơ Đặc biệt là về quy trình khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên BCTC. Đây là Doanh thu từ hoạt động chính- là một trong những khoản mục trọng yếu trên BCTC đối với bất cứ một DN nào, khoản mục này luôn chứa đựng những rủi ro kiểm soát với kiểm toán viên, do đó nó đòi hỏi phải được thực hiện bởi kiểm toán viên giàu kinh nghiệm và phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học.
Do giới hạn về thời gian cũng như phạm vi tiếp cận, bài viết của em chỉ phán ánh được những nét tổng quát nhất về Quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Và Kiểm toán (AASC) nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các anh chị phòng KT3 để bài viết hạn chế được các thiếu sót đó.
71 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo thuế suất, theo từng tháng và theo loại doanh thu.
Tính tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý
So sánh doanh thu chưa thực hiện cuối kì với kì trước.
So sánh tỉ suất vòng quay hàng hóa( sản phẩm)/Doanh thu qua các năm. Giải thích các biến động bất thường.
Kiểm tra chi tiết
2.1.Đối chiếu số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh với số liệu trên sổ tổng hợp và sổ thực hiện, tờ khai VAT đầu ra
Thu thập thông tin và những thay đổi trong chính sách kế toán về nguyên tắc ghi nhận doanh thu.
2.2.Kiểm tra phát sinh doanh thu tăng
- Tìm hiểu hệ thống lưu trữ các tài liệu liên quan đến việc quản lí doanh thu.
- Chọn mẫu để kiểm tra ch tiết chứng từ.
- Kiểm tra lại trên các hóa đơn bán hàng.
- Kiểm tra việc hạch toán doanh thu.
- Kiểm tra việc trình bày trên BCTC và thuyết minh BCTC.
2.3.Kiểm tra số phát sinh giảm doanh thu
( kiểm tra các khoản giảm giá hàng bán)
2.4.Kiểm tra doanh thu nội bộ.
- Kiểm tra căn cứ phát sinh và việc theo dõi, xử lí các khoản doanh thu nội bộ của đơn vị.
- Kiểm tra việc loại trừ các khoản doanh thu nội bộ khi hợp nhất BCTC
2.5.Kiểm tra doanh thu chưa thực hiện.
- Kiểm tra chọn mẫu chứng tù xem các khoản ghi nhận có phù hợp không
- Xem xét việc kết chuyển doanh thu có phù hợp về thời gian và khoản tiền nhận trước hay không.
- Phân tích số dư cuối kì để đảm bảo không có khoản nào cần phải ghi nhận doanh thu mà vẫn chưa được kết chuyển.
2.6.Kiểm tra việc trình bày doanh thu.
Kết luận
Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lí.
3.2 Lập bảng trang kết luận dựa vào kết quả công việc đã thực hiện.
Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán.
R 1/2
R1/3
R1/4
R2
N/A
R3
N/A
R4/1
R4/2,R4/31
N/A
R6/1,R6/3
R7
R8
R1
RS1
RSo
NMH
NMH
NMH
NMH
NMH
NMH
NMH
NMH
NMH
NMH
NMH
NMH
NMH
NMH
NMH
NMH
R1/2
R1/3
R1/4
R2
N/A
R3
N/A
R4/1
R4/2,R4/48
R5/1, R5/10
R6/1, R6/15
N/A
R8
R1
RS1
RSo
CTH
CTH
CTH
CTH
CTH
CTH
CTH
CTH
CTH
CTH
CTH
CTH
CTH
CTH
CTH
CTH
2.2.3.Thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ thực hiện các các thủ tục kiểm toán đã được xây dựng trong kế hoạch kiểm toán từ trước.
Công ty Xuất nhập khẩu XYZ là đơn vị có lĩnh vực hoạt động khá rộng, vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau, do vậy doanh thu của Công ty rất lớn và phong phú, cộng thêm đặc điểm là khách hàng mới trong năm 2009. Do vậy, khi tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu, kiểm toán viên sẽ thực hiện nhiều thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết hơn so với Công ty Cổ phần ABC.
2.2.3.1. Thực hiện thủ tục phân tích.
Đây là bước công việc đầu tiên trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thực hiện thủ tục nàysẽ giúp kiểm toán viên đánh giá được sơ bộ hiệu quả hoạt động của khách hàng qua từng năm phát hiện ra những biến động, quan hệ đối ứng bất thường bất thường từ đó tìm hiểu nguyên nhân gây ra những biến động đó. Thủ tục này được kiểm toán viên thực hiện với 2 khách hàng từ R1 đến R4.
Biểu 5: Thực hiện thủ tục phân tích tại Công ty Cổ phần ABC
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R1/2
Khoản mục: 511 Người thực hiện: NMH
Bước công việc: Phân tích Ngày thực hiện: 06/02/2010
Năm 2008 Năm 2009
Tổng doanh thu 32.538.929.228 46.343.654.511
Doanh thu bán hàng 32.399.900.889 45.992.882.500
Doanh thu hoạt động tài chính 126.275.153 272.175.986
Thu nhập khác 12.753.186 78.595.925
Lợi nhuận sau thuế 9.172.273.181 15.152.642.311
Tỉ suất LNST/DT 28,19% 32,70%
Biểu 6: Thực hiện thủ tục phân tích Tại Công ty Xuất nhập khẩu XYZ
Tên khách hàng: Công ty Xuất nhập khẩu HL
Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R1/2
Khoản mục: 511 Người thực hiện: CTH
Bước công việc: Phân tích Ngày thực hiện: 06/02/2010
Năm 2008 Năm 2009
Tổng doanh thu 799.641.821.153 813.261.345.172
Doanh thu bán hàng 788.722.786.515 795.156.721.612
Doanh thu hoạt động tài chính 8.043.575.927 10.516.169.009
Thu nhập khác 2.875.458.711 3.588.454.551
Các khoản giảm trừ 30.145.57.632 45.541.456.155
Lợi nhuận sau thuế 157.100.323.399 170.719.889.017
Tỉ suất LNST/DT 19,65% 20,99%
Biểu 7: Thực hiện tổng hợp đối ứng tại Công ty Cổ phần ABC
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R1/4
Khoản mục: 511 Người thực hiện: NMH
Bước công việc: Tổng hợp đối ứng Ngày thực hiện: 06/06/2010
TK đối ứng
PS Nợ
PS Có
Ghi chú
1111
9.738.152.111
Bán hàng thu tiền ngay
1121
15.756.745.187
Thu qua chuyển khoản
131
20.593.300.332
Bán chịu
3387
25.456.782
Doanh thu chưa thực hiện
9110
45.992.882.500
Kết chuyển xác định KQKD
Cộng
45.992.882.500
45.992.882.500
Khớp vói Cân đối phát sinh
Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy trong năm không có nghiệp vụ ghi nhận doanh thu nào bất thường xảy ra. Đối với các khoản phải thu khách hàng, để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá, Công ty tiến hành mở TK 131 chi tiết theo từng khách hàng. Riêng với khoản “Doanh thu chưa thực hiện”, khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, kế toán sẽ định khoản: Nợ TK131/Có TK3387
Đến kì, kế toán sẽ ghi nhận phần doanh thu chưa thực hiện tương ứng bằng bút toán định khoản: Nợ TK3387/Có TK511
Tuy nhiên, tại Công ty Cổ phần ABC, hình thức bán chịu vẫn là chủ yếu, đếm cuối năm 2009, Doanh thu bán chịu/ Doanh thu là 44,5%. Công ty cần có các chính sách thu hồi nợ phù hợp, nhanh thu hồi vốn để tái đầu tư vào sản xuất.
Biểu 8: Thực hiện tổng hợp đối ứng tại Công ty Xuất nhập khẩu XYZ
Tên khách hàng: Công ty Xuất nhập khẩu HL
Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R1/4
Khoản mục: 511 Người thực hiện: CTH
Bước công việc: Tổng hợp đối ứng Ngày thực hiện: 06/02/2010
TK đối ứng
PS Nợ
PS Có
Ghi chú
1111
30.277.156.385
Bán hàng thu tiền ngay
1121
250.199.672.205
Thu qua chuyển khoản
131
450.974.747.010
Bán chịu
1388
25.456.782
Bán cho ngưòi trong công ty
3310
63.679.689.230
Bù trừ trực tiếp với khách hàng
531
45.541.456.155
Hàng bán bị trả lại
9110
749.615.265.457
Kết chuyển xác định KQKD
Cộng
795.156.721.612
795.156.721.612
Khớp với Cân đối phát sinh
Tại Công ty Xuất nhập khẩu XYZ, tỉ trọng Doanh thu bán chịu/Doanh thu chiếm đến 56,72% nhưng đây là hệ số chấp nhận được đối với công ty. Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông sản và hàng tiêu dùng thiết yếu, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm tỉ trọng chủ yếu. Do rủi ro trong khi vận chuyển nên khách hàng chỉ tiến hành thanh toán cho công ty khi hàng đã sang nhập cảng. Khi tiến hành so sánh với doanh thu bán chịu các kì trước, kiểm toán viên không nhận thấy sự biến động bất thường nào xảy ra.
2.2.3.2. Thực hiện kiểm tra chi tiết.
Bước công việc đầu tiên mà kiểm toán viên phải thực hiện trong giai đoạn này là tiến hành đối chiếu số liệu từ BCKQKD, tờ khai Thuế GTGT đến số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh, sổ tổng hợp, sổ cái và sổ chi tiết.
Tại Công ty Cổ phần ABC, sau khi tiến hành đối chiếu số phát sinh trên BCKQKD và Tờ khai thuế GTGT, kiểm toán viên nhận thấy không có sự chênh lệch đáng kể nào trong việc ghi nhận doanh thu.
Còn tại Công ty Xuất nhập khẩu XYZ, tuy nhận thấy có sự khớp đúng số liệu giữa BCKQKD, Bảng cân đối phát sinh và Sổ cái TK511. Nhưng khi đối chiếu với số liệu trên Tờ khai thuế GTGT của từng đơn vị phụ thuộc, kiểm toán viên phát hiện Xí nhiệp Cá đang phản ánh vào Doanh thu hoạt động chính (Doanh thu bán hàng hóa) tiền thu được từ hoạt động cho thuê xe tải là 33.333.333đ. Đơn vị đang ghi nhận doanh thu từ hoạt động này theo thuế suất không đúng là 5%, do đó thuế phản ánh tương ứng là 1.666.667đ (Được thể hiện ở tham chiếu R4/1 trên giấy làm việc của kiểm toán viên)
Tiếp theo, kiểm toán viên sẽ tiến hành chọn mẫu kiểm toán để kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm doanh thu trong kì. Việc chọn mẫu kiểm toán chủ yếu dựa vào óc xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Đối với các hợp đồng kinh tế lớn, kéo dài nhiều niên độ kế toán, kiểm toán viên sẽ lưu trữ toàn bộ các tài liệu như: Đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lí hợp đồng, hợp đồng vận chuyển… trong Hồ sơ kiểm toán.
Tại Công ty Cổ phần XYZ, do đặc điểm kinh doanh của đơn vị chủ yếu hoạt động vào mùa khô, nên kiểm toán viên chọn tháng 5,6,7,8 năm 2009 để kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh doanh thu và chọn tháng 1 năm 2010 để kiểm tra sau niên độ. Quy mô mẫu chọn đối với Doanh thu dịch vụ kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là trên 5.000.000đ, Doanh thu cung cấp VLNCN là trên 100.000.000đ.
Qua việc đối chiếu các nghiệp vụ phát sinh được ghi chép trên sổ chi tiết, nhật kí bán hàng với các chứng từ gốc liên quan (Đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản thanh lí hợp đồng…), tính toán lại trên các hóa đơn, kiểm tra địa chỉ, mã số thuế của người mua…kiểm toán viên sẽ thực hiện được việc phân loại doanh thu theo các tiêu chí khác nhau: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác; doanh thu ghi nhận trước với doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay. Nhìn chung công tác hạch toán doanh thu tại Công ty Cổ phần ABC khá khoa học, nhưng vần còn một số hạn chế. Hóa đơn tuy được đóng thành tập theo tháng nhưng không theo đúng số thứ tự, không có bảng kê số hóa đơn kèm theo. Do vậy. Khi tiến hành đối chiếu, kiểm toán viên gặp nhiều khó khăn vì số lượng hóa đơn bán hàng là rất lớn. Vấn đề này kiểm toán viên sẽ không ghi nhận vào Kết luận kiểm toán mà được đề xuất trong Thư quản lý gửi cho Công ty.
Biểu 9: thực hiện kiểm tra chi tiết tại Công ty Cổ phần ABC
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R4/4
Khoản mục: 511 Người thực hiện: NMH
Bước công việc: Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện: 06/02/2010
Hóa đơn
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
0072451
04/05
Công ty CP DL Tây Sơn thanh toán tiền nền đường
112
765.252.000
Không có biên bản thanh lí hợp đồng kèm theo
0072865
10/05
Nổ 5000m3 đất cho Z21
112
650.000.000
Trên HĐ ghi phương thức thanh toán là tiền mặt
07251/KT
12/06
Thu dịch vụ phòng của Công ty Hương sơn
111
5.000.000
Không có chữ kí người mua hàng trên HĐ
008725
07/08
Công ty XD 12 thanh toán tiền nổ quặng đá
112
258.090.000
Trên hóa đơn số tiền 258.090.090. Lệch 90 đ
07892/KT
09/08
Tổ chức hội nghị khách hàng
131
81.818.182
Không có hợp đồng kèm theo
Tại Công ty Xuất nhập khẩu ABC, kiểm toán viên chọn mẫu ngẫu nhiên tháng 1, tháng 5, tháng 6, tháng 10 năm 2009 và tháng 1 năm 2010 để tiến hành kiểm tra khoản doanh thu từ 30.000.000đ trở lên.
Tên khách hàng: Công ty Xuất nhập khẩu XYZ
Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R4/4
Khoản mục: 511 Người thực hiện: CTH
Bước công việc: Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện: 06/02/2020
Hóa đơn
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
BN00076
15/01
Cho thuê xe tải
111
33.333.333
(*) Đây là Thu nhập từ hoạt động khác
007844
02/05
Cung cấp 100 tấn gạo cho Công ty SINGIN- Đài Loan
131
454.545.455
Không có hợp đồng tiếng Việt kèm theo
007865
06/05
Cung cấp 10.000kg gao cho Công ty Thần Châu
112
63.636.364
Trên hóa đơn không có chữ kí người mua hàng
009851
27/06
Cung cấp 10.000kg gạo cho nhà ăn Công ty Định Nam
111
63.636.364
Trên hóa đơn bán hàng không có chữ kí, đóng dấu của thủ trưởng đơn vi
011895
03/10
Cung cấp 5000l xăng và 50 thùng dầu cho Công ty vận tải Miền Đông
111
272.727.000
Lệch 727đ so với hóa đơn
(*) Đây là doanh thu từ hoạt động cho cán bộ công nhân viên trong công ty thuê xe đi nghỉ mát ở Vũng Tàu vào dịp Tết Dương lịch. Do vậy đơn vị không được hạch toán vào Doanh thu hoạt động chính (TK511) trong kì.
Tại Công ty Xuất Cổ phần ABC, trong năm không phát sinh giảm doanh thu nên kiểm toán viên tham chiếu vào chương trình kiểm toán (N/A: viết tắt của Not Applicable : không áp dụng).
Đối với Công ty Xuất nhập khẩu XYZ, bước công việc này được thể hiện từ R5/1 đến R5/10). Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra lại các chính sách giảm giá của đơn vị, lưu trữ lại Hợp đồng kinh tế, Biên bản thanh lí hợp đồng, Hóa đơn GTGT…liên quan đến nghiệp vụ này vào hồ sơ kiểm toán. đây là bằng chứng để kiểm toán viên đưa các kết luận về khoản giảm trừ doanh thu. Thông qua xem xét Hợp đồng kinh tế với Công ty XanGun của Hàn Quốc, kiểm toán viên phát hiện kế toán đã hạch toán nhầm khoản Giảm giá hàng bán thành Hàng bán bị trả lại. kiểm toán viên đã đưa ra bút toán điều chỉnh:
Nợ TK532 : 6.356.455.189 đ
Có TK531 : 6.356.455.189 đ
Tiếp theo, kiểm toán viên tiến hành kiểm toán Doanh thu nội bộ ( TK512) và Doanh thu chưa thực hiện (TK3387). Do cả hai khách hàng đều là những Công ty lớn, bao gồm nhiều đơn vị thành viên nên việc tính và loại trừ Doanh thu tiêu dùng nội bộ đặc biệt cần thiết và cần thiết. Đây là bước công việc không thể thiếu khi tiến hành hợp nhất BCTC giữa Văn phòng Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, đảm bảo doanh thu toàn công ty được trình bày trung thực và hợp lí.
Tại Công ty Xuất nhập khẩu XYZ, kiểm toán viên phát hiện Công ty chưa tiến hành bù trừ Doanh thu nội bộ xăng dầu giữa Cửa hàng xăng dầu với các xí nghiệp. Kiểm toán viên đã đưa ra bút toán điều chỉnh giảm doanh thu, giảm giá vốn bằng bút toán:
Nợ TK511 : 765.257.500 đ
Có TK632 : 765.257.500 đ
Đối với chỉ tiêu doanh thu chưa thực hiện, tại Công ty Cổ phần XYZ, kiểm toán viên tiến hành thủ tục phân tích số dư đầu kì và cuối kì của TK3387 xem có khoản doanh thu nào chưa được kết chuyển hay không? Sau đó tiến hành kiểm tra lại hợp đồng kinh tế của các nghiệp vụ phát sinh trong năm, xem xét các việc phân bổ và thời điểm ghi nhận doanh thu theo từng quý. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và kết chuyển chi phí đối với hoạt động khoan nổ mìn của Công ty là khi có Biên bản nghiệm thu khối lượng đất đá, bên thuê đơn vị sẽ xuất hóa đơn hạch toán ghi nhận doanh thu, đồng thời kết chuyển tất cả chi phí đã phát sinh đã tập hợp đến thời điểm đó để ghi nhận giá vốn. Tuy nhiên, đến thời điểm 31/12/09 đơn vị chưa ghi nhận doanh thu khoan nổ mìn tháng 10,11 năm 2009 công trình “Nền đường Bãi Giá-đầm tiên” của Công ty Du lịch Cát Tiên Sa số tiền: 1.751.275.275 đ. Đến thời điểm kiểm toán, kiểm toán viên vẫn chưa được cung cấp tài liệu để xác định chi phí tương ứng, do vậy kiểm toán viên không tiến hành điều chỉnh mà đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với khoản mục doanh thu của Công ty Cổ phần ABC.
Bảng 6: Sổ Chữ T TK 3387 Công ty Cổ phần ABC
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R7
Khoản mục: 3387 Người thực hiện: NMH
Nguồn số liệu: Sổ Chữ T TK3387 Ngày thực hiện: 07/02/2010
TK đối ứng
PS Nợ
PS Có
Ghi chú
Số dư đầu kì
25.456.782
LY
131
30.420.370
511
25.456.782
Cộng
25.456.782
55.877.152
Số dư cuối kì
30.420.370
Ag
Ly : Khớp với số dư năm ngoái
: Doanh thu phát sinh trong năm
: Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện đến kì
: Khớp với cân đối phát sinh
Ag : Khớp với BCĐkiểm toán
Trong năm Công ty Xuất nhập khẩu XYZ không phát sinh nên kiểm toán viên tham chiếu vào chương trình kiểm toán (N/A- không áp dụng).
Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ kiểm tra việc trình bày doanh thu trên BCTC. Đây là bước quan trọng để kiểm tra xem Doanh thu có được trình bày hợp lí không, có tuân thủ theo đúng các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam hay không.
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R7
Khoản mục: Tài khoản 511 Người thực hiện: NMH
Nguồn số liệu: Kiểm tra việc trình bày doanh thu Ngày thực hiện: 07/02/2010
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với hoạt động cung cấp VLNCN: khi có Biên bản nghiệm thu khối lượng đất đá của bên B, đơn vị sẽ xuất hóa đơn hạch toán ghi nhận doanh thu.
Thực trạng: Đến thời điểm 31/12/09 đơn vị chưa ghi nhận doanh thu khoan nổ mìn tháng 10,11 năm 2009 công trình “Nền đường Bãi Giá-Đầm tiên” của Công ty Du lịch Cát Tiên Sa số tiền: 1.751.275.275 đ. Nhưng kiểm toán viên không đưa ra bút toán điều chỉnh vì chưa được cung cấp tài liệu để xác định chi phí tương ứng.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống: nhân viên bán hàng sẽ xuất hóa đơn theo hợp đồng hoặc khi thu tiền ngay.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với hoạt động sản xuất hàng bảo hộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu: công ty chỉ tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng. Do vậy, căn cứ để kế toán ghi nhận doanh thu
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với dịch vụ vận tải: Khi có xác nhận của nơi nhận hàng hóa, kế toán sẽ hạch toán ghi nhận doanh thu. Trên cơ sở căn cứ vào bảng cước dịch vụ đã được xây dựng đối với hoạt động vận chuyển.
Biểu 11 :Kiểm tra việc trình bày doanh thu tại Công ty Cổ phần ABC
Qua kiểm tra nguyên tắc ghi nhận Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, KTV nhận thấy:
“Doanh thu tại Công ty Xuất nhập khẩu khẩu XYZ được ghi nhận theo đúng Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, ban hành ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính về việc xác định giá trị hợp lí của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được”
2.2.4. Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ tiến hành tổng hợp kết quả cuă các bước công việc đã thực hiện trước đó, đưa ra các nhận xét và bút toán điều chỉnh (nếu có).
Đối với Công ty Cổ phần ABC, do không đưa ra bút toán điều chỉnh nào nên kiểm toán viên không tiến hành tổng hợp các bút toán điều chỉnh đối với khoản mục doanh thu. Còn đối với các sai phạm khác, kiểm toán viên đưa vào thư quản lí gửi cho Ban giám đốc khách hàng.
Biểu 13 : Trích thư quản lí của Công ty Cổ phần ABC
… Tham chiếu: I1/2/9
6. Về Hạch toán Doanh thu và chi phí.
Kiểm tra.
+Qua việc kiểm tra Chi nhánh tại Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy tại một số thời điểm việc hạch toán ghi nhận doanh thu và chi phí không đồng thời. Đến thời điểm 31/12/09 đơn vị chưa hạch toán ghi doanh thu khoan nổ mìn công trình “Nền đường Bãi Giá-đầm tiên” của Công ty Du lịch Cát Tiên Sa số tiền: 1.751.275.275 đ.
+Hóa đơn tuy được đóng thành tập theo tháng nhưng không theo đúng số thứ tự, không có bảng kê số hóa đơn kèm theo.
ảnh hưởng.
Việc hạch toán doanh thu và chi phí chưa kịp thời làm cho việc phản ánh KQKD không chính xác, ảnh hưởng thực tiếp đến công tác quản lý kinh tế nới chung cũng như việc quản lý doanh thu và chi phí của công ty nới riêng.
Khi tiến hành đối chiếu, kiểm tra doanh thu sẽ gặp nhiều khó khăn vì số lượng hóa đơn bán hàng là rất lớn.
Đề xuất.
Đơn vị cần hạch toán doanh thu và chi phí theo đúng quy định của Nhà nước.
Tổ chức lại công tác lữ trữ chứng từ bán hàng cho phù hợp. Nên có bảng kê số hóa đơn ở đầu mỗi tập hóa đơn.
Còn tại Công ty Xuất nhập khẩu XYZ, sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán
Còn tại Công ty Xuất nhập khẩu XYZ, sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán
cần thiết để phát hiện ra các sai phạm trong công tác hạch toán doanh thu. KTV tiến hành tổng hợp các sai phạm trọng yếu và đưa ra các bút toán điều điều chỉnh cho phù hợp. Các bút toán điều chỉnh sẽ được kiểm toán viên và BGĐ công ty khách hàng cùng thảo luận và thống nhất. Với các sai phạm trọng yếu mà khách hàng không đồng ý điều chỉnh, kiểm toán viên sễ đưa ra ý kiến ngoại trừ trên BCTC.
Bảng 7: Tổng hợp các sai sót cần điều chỉnh tại công ty Xuất nhập khẩu XYZ
Tham chiếu
ND
nghiệp vụ
Điều chỉnh hạch toán
Điều chỉnh trên BCĐKT
Điều chỉnh trên BCKQKD
Ghi chú
ý kiến
khách hàng
TK Nợ
TK Có
ST
TK Nợ
TK Có
ST
Mục
TK
ST
ND
Ngày
R4/1
(*)Điều chỉnh doanh thu từ cho thuê xe tải sang Doanh thu hoạt động tài chính
5111
711
33.333.333
421
421
33.333.333
DTBH
TNK
511
711
33.333.333
(33.333.333)
Đồng ý
06/02
06/02
R6/1, R6/15
Điều chỉnh giảm doanh thu, giá vốn tiêu dùng nội bộ
511
632
765.257.500
421
421
765.257.500
DTBH
GVHB
511
632
(765.257.500)
(765.257.500)
Đồng ý
06/02
06/02
R5/3
Điều chỉnh giảm Hàng bán bị trả lại, tăng Giảm giá hàng bán
532
531
6.356.455.189
421
421
6.356.455.189
Không ảnh hưởng
Đồng ý
06/02
(*) Đây là doanh thu từ hoạt động cho cán bộ công nhân viên trong công ty thuê xe đi nghỉ mát ở Vũng Tàu vào dịp Tết Dương lịch. Do vậy kiểm toán viên tiến hành điều chỉnh giảm Doanh thu hoạt động chính (TK511) trong kì.
Riêng đối với khoản thuế GTGT 1.666.667đ từ 10% xuống còn 5%, kiểm toán viên không tiến hành điều chỉnh vì chênh lệch nhỏ và khách hàng kiến nghị không điều chỉnh.
Tham chiếu: I1/2/7…
3.Về hạch toán và theo dõi doanh thu.
*Kiểm tra:
Trong quá trình kiểm tra, xem xét phương pháp ghi nhận doanh thu, chi phí chúng tôi nhận thấy:
+Một số khoản thu tiền hỗ trợ lãi suất đầu tư từ Quỹ đầu tư phát triển được đơn vịphản ánh giảm chi phí tài chính.
+Trong kì, Xí nghiệp Cá đang phản ánh Doanh thu hoạt động chính tiền thu từ cho thuê xe tải.
+Đơn vị ghi nhận và phản ánh nhầm giữa khoản Giảm giá hàng bán và Hàng bán bị trả lại với Công ty XanGun của Hàn Quốc.
+Trong kì, đơn vị chưa tiến hành bù trừ doanh thu, giá vốn xăng dầu xuất dùng nội bộ giữa các Xí nghiệp trong đơn vị
*ảnh hưởng:
Với việc ghi nhận doanh thu và chi phí như trên làm BCKQKD không phản ánh đúng bản chất và chính xác kết quả SXKD của từng loại hình kinh doanh.
*Đề xuất:
+Đơn vị cần lưu ý phản ánh doanh thu phù hợp với các hoạt động kinh tế phát sinh: Hoạt động thanh lý tài sản cần ghi như một hoạt động kinh doanh khác; đối với khoản thu tiền lãi từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, thu từ hoạt động cho thuê tài sản cố định cần phản ánh, ghi nhận vào Doanh thu hoạt động tài chính.
+Đơn vị cần theo dõi doanh thu bán xăng dầu nội bộ cho các đơn vị trong cùng Công ty trên TK512- Doanh thu nội bộ. Khi tổng hợp KQKD toàn Công ty thì sẽ bù trừ khoản doanh thu, giá vốn này khỏi doanh thu toàn đơn vị
+Đơn vị cần nhận định rõ bản chất của các khoản giảm trừ doanh thu để phản ánh đúng vào từng TK khi tiến hành phân loại.
Biểu 14: Trích thư quản lí gửi cho công ty Xuất nhập khẩu XYZ
(Trích Hồ sơ kiểm toán của Công ty AASC)
Bước công việc cuối cùng mà kiểm toán viên phải thực hiện trong giai đoạn
kết thúc kiểm toán là lập trang Kết luận và đưa ra Thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán (nếu có sự điều chỉnh).
Biểu 15: Trang kết luận kiểm toán của Công ty Cổ phần ABC
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R7
Khoản mục:511 Người thực hiện: NMH
Ngày thực hiện: 11/02/2010
Kết luận kiểm toán
Công việc đã tiến hành
Công việc thực hiện đối với phần Doanh thu đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ R1 đến R8
Các vấn đề phát sinh và kiến nghị
Đến thời điểm 31/12/09 đơn vị chưa tiến hành hạch toán doanh thu của công trình “Nền đường Bãi Giá-đầm tiên” của Công ty Du lịch Cát Tiên Sa số tiền: 1.751.275.275 đ. Do kiểm toán viên không được cung cấp các tài liệu liên quan nên không có căn cứ xác định chi phí tương ứng, không có cơ sở đưa ra toán điều chỉnh
Kết luận
Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến chúng tôi : Ngoại trừ vấn đề trên thì
Cơ sở dẫn liệu cho phần Doanh thu là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số phát sinh 45.992.882.500 là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước.
(Tại Công ty Cổ phần ABC, kiểm toán viên không có bút toán điều chỉnh doanh thu trong kì nên không lập Thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán)
Biểu 16:Trang kết luận kiểm toán của Công ty Xuất nhập khẩu XYZ
Tên khách hàng: Công ty Xuất nhập khẩu XYZ
Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R7
Khoản mục:511 Người thực hiện: CTH
Ngày thực hiện: 30/02/2010
Kết luận kiểm toán
Công việc đã tiến hành
Công việc thực hiện đối với phần Doanh thu đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ R1 đến R8
Các vấn đề phát sinh và kiến nghị
1.Trong kì, đơn vị chưa bù trừ Doanh thu nội bộ xăng dầu xuất dùng nội bộ giữa các Xí nghiệp của đơn vị, số tiền : 765.257.500 đ.
Kiến nghị : đơn vị nên điều chỉnh giảm doanh thu, giảm giá vốn xăng dầu xuất dùng nội bộ cho các đơn vị thành viên trong Công ty.
2.Trong kì, Xí nghiệp Cá đang phản ánh Doanh thu từ hoạt động cho thuê xe tải vào Doanh thu hoạt động chính, số tiền 33.333.333 đ.
Kiến nghị : đơn vị nên tiến hành điều chỉnh giảm Doanh thu SXKD chính sang Thu nhập khác
3. Đơn vị đang phản ánh vào Tài khoản hàng bán bị trả lại khoản Giảm giá hàng bán, số tiền : 6.356.455.189 đ.
Kiến nghị : đơn vị nên tiến hành điều chỉnh lại 2 khoản giảm trừ doanh thu cho đúng tính chất
Kết luận
Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến chúng tôi :
Cơ sở dẫn liệu cho phần Doanh thu là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và ngoại trừ các ảnh hưởng trên (nếu có) tổng số phát sinh 795.156.721.612 đ là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước.
Tên khách hàng: Công ty Xuất nhập khẩu XYZ
Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: RS1
Khoản mục : doanh thu Người thực hiện: CTH
Ngày thực hiện: 30/02/2010
Thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán
Mã: 511
Chỉ tiêu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
BTDC
Tham chiếu
ND nghiệp vụ
TKĐƯ
Điều chỉnh Nợ
Điều chỉnh Có
2
T1S1
Điều chỉnh sang Thu nhập khác
711
33.333.333
0
3
Y1/2
Bán tiêu thụ nội bộ
632
765.257.500
0
Cộng
798.590.833
Trước điều chỉnh 795.156.721.612
Sau điểu chỉnh 794.358.130.779
Có thể thấy, quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu được AASC thực hiện rất chặt chẽ và khoa học, từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến kết thúc kiểm toán.
--Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: được kiểm toán viên và Công ty kiểm toán áp dụng chung đối với mọi khoản mục trên BCTC của khách hàng.
--Giai đoạn thực hiện kiểm toán: được thực hiện riêng với chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu đã được AASC xây dựng.
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên tiến hành so sánh doanh thu giữa các kì, kiểm tra các quan hệ đối ứng nhằm phát hiện các nghiệp vụ phát sinh bất thường. Tiếp theo, kiểm toán viên lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo tháng và theo từng loại doanh thu... nhằm nhận dạng các chỉ tiêu ảnh hưởng đến doanh thu trong năm. Thủ tục kiểm tra chi tiết giúp kiểm toán viên kiểm tra được các nghiệp vụ tăng, giảm doanh thu trong kì có được ghi nhận đúng không, các khoản doanh thu nội bộ có được bù trừ khi khách hàng hợp nhất BCTC không, các khoản doanh thu chưa thực hiện có được kết chuyển đúng kì không ?... Việc kiểm tra chi tiết được kiểm toán viên và các trợ lí kiểm toán thực hiện trên các mẫu chọn. Các mẫu này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên hoặc kiểm toán viên dựa vào óc xét đoán nghề nghiệp của mình trên cơ sở những đặc điểm về hoạt động của khách hàng. Đây là bước công việc hết sức quan trọng, là cơ sở để kiểm toán viên có thể đưa ra đưa kết luận cuối cùng về khoản mục doanh thu được trình bày.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán với 2 khách hàng, việc thực hiện các thủ tục này cũng khác nhau do việc phát sinh các nghiệp vụ tăng, giảm doanh thu, bù trừ doanh thu nội bộ... ở 2 khách hàng là khác nhau. Đối với Công ty Cổ phần ABC, do là khách hàng truyền thống, được AASC tư vấn về công tác hạch toán kế toán doanh thu trong 4 năm nay nên các sai sót trong việc hạch toán doanh thu ít xảy ra hơn. Ngược lại, Công ty Xuất nhập khẩu XYZ là khách hàng mới nên khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện ra nhiều sai sót, cần thiết phải đưa ra các bút toán điều chỉnh
--Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Dựa vào các bước công việc đã tiến hành mà
kiểm toán viên đưa ra các kết luận kiểm toán cho phù hợp.
Sau khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ lựa chọn và lưu trữ tài liệu vào Hồ sơ kiểm toán.
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán.
3.1. Nhận xét, đánh giá về quy trình kiểm toán tại AASC
Nhìn chung, chất lượng kiểm toán ở AASC được khách hàng đánh giá khá cao. Do bộ máy tổ chức có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, mỗi phòng ban có một chức năng riêng, chuyên trách từng lĩnh vực kiểm toán cụ thể. Các Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành đều được soát xét cẩn thận bởi những người có chuyên môn, đảm bảo cung cấp một quy trình kiểm toán khoa học. Chính nhờ những ưu điểm này mà công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng ở AASC luôn đạt chất lượng cao.
3.1.1. Ưu điểm.
Trước khi tiến hành kiểm toán, công ty đều tiến hành thu thập những thông tin cần thiết để đánh giá khẳ năng chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng, nhằm đảm bảo khi kí kết hợp đồng, công ty có khả năng thực hiện các điều khoản trong hợp đồng thời cung cấp được cho khách hàng mọt dịch vụ kiểm toán chất lượng cao nhất. Đây cũng là cơ sở để công ty thực hiện tốt các bước công việc tiếp theo trong quy trình kiểm toán.
Sau khi thu thập được thông tin về khách hàng, công ty sẽ lên kế hoạch chi tiết và thiết kế chương trình kiểm toán riêng với từng khách hàng trên cơ sở quy trình chung được AASC xây dựng. Trong quá trình thực hiện, nếu có những biến đổi bất thường, kiểm toán viên sẽ có những thay đổi cho phù hợp.
Hồ sơ kiểm toán của công ty được sắp xếp một cách khoa học, hệ thống tham chiếu rõ ràng và lôgic, các giấy làm việc xắp xếp theo trật tự. Đảm bảo việc tra cứu được dễ dàng.
Hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, với sự phân công trách nhiệm ở 3 cấp rõ ràng, đảm bảo chất lượng của chương trình kiểm toán đã thực hiện. Đầu tiên, kiểm toán viên chính thực hiện cuộc kiểm toán sẽ đưa ra ra ý kiến của mình đối với từng khoản mục cụ thể. Sau đó, Phó phòng hoặc trưởng phòng kiểm toán chuyên trách sẽ đưa ra ý kiến có chấp nhận hay không. Cuối cùng, Phó giám đốc phụ trách sẽ đưa ra ý kiến kết luận cuối cùng.
Chú trọng xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán. Công việc này đảm bảo cho kiểm toán viên không bỏ sót các nghiệp vụ, kiểm tra được các khoản doanh thu, chi phí hạch toán sai niên độ.
Đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán có trình độ và tay nghề cao, có chuyên môn về lĩnh vực kiểm toán, có đạo đức nghề nghiệp. Khi tiến hành kiểm toán với khách hàng nào, Công ty sẽ lựa chọn kiểm toán viên am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng đó, hệ thống luật pháp...
3.1.2. Một số hạn chế trong công tác kiểm toán tại AASC
Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên tuân thủ theo một quy trình kiểm toán chung bao gồm 3 giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn, khi thực hiện công ty đều có những hạn chế riêng.
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu. Mỗi bước công việc trong giai đoạn này là cơ sở đảm bảo cho hiệu quả cuộc kiểm toán.
1.Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng
Cơ sở đưa ra kiến nghị:
Việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng bao gồm: thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng, xem xét hồ sơ chung và hồ sơ kiểm toán năm trước, tiến hành quan sát trực tiếp sơ sở vật chất và nhận diện các bên liên quan. Đây là bước công việc quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của cuộc kiểm toán, là cơ sở để kiểm toán viên nhận dạng những rủi ro và xác định thời gian cũng như phạm vi cần tiến hành kiểm toán.
Thực tế tại AASC:
Việc tìm hiểu thông tin về khách hàng được công ty thực hiện chủ yếu qua điều lệ của Công ty khách hàng, phỏng vấn Ban giám đốc và nhân viên Công ty khách hàng theo bảng mẫu câu hỏi có nội dung về:
+Thông tin cơ bản về khách hàng.
+Sơ đồ tổ chức.
+Ban lãnh đạo
+Quá trình phát triển.
+Các đối tác thường xuyên.
+Các khoản đầu tư ra bên ngoài.
Do giới hạn về thời gian kiểm toán, nên kiểm toán viên ít tiếp cận với các thông tin từ sách, báo, internet,… kiểm toán viên thường không tiến hành quan sát trực tiếp hoạt động SXKD của khách hàng nên tính khách quan cho các thông tin thu thập được không cao.
2.Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát.
Cơ sở đưa ra kiến nghị:
Do việc kiểm tra bị giới hạn bởi phạm vi và thời gian kiểm toán nên mỗi cuộc kiểm toán luôn chứa đựng những rủi ro. Theo VSA 400- Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: “ Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và HTKSNB của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả”.
Việc đánh giá HTKSNB thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên và trợ lí kiểm toán. Qua đó, kiểm toán viên sẽ có những phương hướng về phạm vi cần thực hiện kiểm tra, các thủ tục kiểm toán cần thực hiện, thời gian và nhân lực tham gia kiểm toán. Do việc kiểm tra chỉ được thực hiện trên các mẫu chọn nên không thể phát hiện hết các sai phạm xảy ra, nhưng kiểm toán viên phải bảo đảm nếu sai phạm còn tồn tại thì không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Muốn đạt được mục đích này, yêu cầu đầu tiên là kiểm toán viên phải có những hiểu biết nhất định về HTKSNB của đơn vị.
Thực tế tại AASC:
Việc đánh giá HTKSNB mới chỉ dừng ở việc áp dụng Bảng câu hỏi cho tất cả các khách hàng, tuy có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, đơn giản, dễ thực hiện nhưng chỉ mang tính định tính, đặc biệt không phải lúc nào cũng phù hợp với các khách hàng.
Còn việc đánh giá rủi ro kiểm toán được thực hiện theo Bảng ước lượng mức trọng yếu đã được AASC xây dựng sẵn. Thông thường, công việc này được kiểm toán viên thực hiện dựa vào óc xét đoán nghề nghiệp của mình. Khi phát hiện ra sai sót trên BCTC, kiểm toán viên dựa vào kinh nghiệm của mình để ước lượng xem sai sót đó có điều chỉnh hay không. Nếu ước lượng theo mức trọng yếu được quy định trước cỏ thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán, làm tăng thời gian và chi phí kiểm toán. Mặt khác, với những
khách hàng có doanh thu lớn, kiểm toán viên không thể căn cứ vào mức trọng yếu này để thực hiện kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán.
1.Chọn mẫu kiểm toán.
Cơ sở đưa ra kiến nghị:
Do giới hạn về thời gian và phạm vi kiểm toán, nên kiểm toán viên phải tiến hành chọn mẫu kiểm toán. Theo VSA 530: “Lấy mẫu kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê”. Việc chọn mẫu kiểm toán là cần thiết do vậy phải đợc thực hiện một cách khoa học và hợp lí.
Thực tế tại AASC:
Việc chọn mẫu kiểm toán tại AASC thường dựa vào óc xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ bất thường hoặc phát sinh với số tiền lớn. Do vậy mẫu được chọn không đại diện được cho tổng thể và mang tính chất của tổng thể.
2.Thực hiện thủ tục phân tích.
Cơ sở đưa ra kiến nghị:
Đây là thủ tục kiểm toán có hiệu quả cao, chi phí thấp, cung cấp cho kiểm toán viên bằng chứng đầy đủ và hiệu quả về số liệu kiểm toán.
Thực tế tại AASC:
Khi áp dụng các thủ tục phân tích, kiểm toán viên mới chỉ dừng lại phân tích các chỉ tiêu trong nội bộ đơn vị, chưa chú trọng liên hệ với các chỉ tiêu nghành, nghề nhằm đánh giá mức độ cũng như hiệu quả SXKD của đơn vị so với mặt bằng chung.
3.Thủ tục gửi thư xác nhận ít được thực hiện.
Cơ sở đưa ra kiến nghị:
Gửi thư xác nhận đem lại cho kiểm toán viên bằng chứng kiểm toán có tính khách quan cao nhất. Gửi thư xác nhận kết hợp với các thủ tục kiểm tra khác sẽ đáp ứng được các mục tiêu hiệu lực, định giá và kịp thời, xác minh được các sai phạm liên quan đến tính hiện hữu của các nghiệp vụ phát sinh.
Thực tế tại AASC:
Do giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán, thủ tục này rất ít được kiểm toán viên áp dụng. Chủ yếu kiểm toán viên thu thập thư xác nhận do khách hàng tự thực hiện.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán.
Cơ sở đưa ra kiến nghị:
Theo VSA 560: “ Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoản thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày kí Báo cáo kiểm toán và những sự kiện sau ngày kí Báo cáo kiểm toán.” “ Kiểm tián viên phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế tóan lập BCTC đối với BCTC và Báo cáo kiểm toán.”
Như vậy, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm các sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh tiếp sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC.
+ Nhóm các sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày khóa sổ kế toán lập BCTC.
Thực tế tại AASC:
Chưa chú trọng rà soát lại hồ sơ kiểm toán sau khi kết thúc kiểm toán. Do giới hạn về thời gian kiểm toán, nên kiểm toán viên có thể bỏ qua một số thủ tục đã được xây dựng trong chương trình kiểm toán
Riêng đối với quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu, trong quá trình hoạt động của mình, AASC chưa quan tâm phát triển đến lĩnh vực Kiểm toán Doanh nhiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là loại hình doanh nghiệp có khoản mục Doanh thu rất phức tạp, kiểm toán viên cần có những hiểu biết sâu rộng khi tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu của khách hàng này
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán tại Công ty AASC 3.2.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
+ Chú trọng thu thập thông tin cơ sở về khách hàng:
Cần có những quy định chặt chẽ trong việc thu thập thông tin về khách hàng, yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện đầy đủ. Có thể thu thập thông tin về khách hàng từ các bên hữu quan nhằm tăng tính khách quan trong đánh giá khách hàng.
+ Về đánh giá HTKSNB và rủi ro kiểm soát:
Đây là cơ sở quan trọng để xác định phương hướng, thời gian, phạm vi tiến hành kiểm toán, thiết kế các thủ tục kiểm toán cần áp dụng…Ngoài việc áp dụng bảng câu hỏi chung đối với tất cả các khách hàng, Công ty nên xây dựng thêm hệ thống lưa đồ để đánh giá HTKSNB.
Các sơ đồ lưu chuyển cung cấp cho kiểm toán viên bản tóm tắt bằng sơ đồ các tài liệu và sự luân chuyển của dữ liệu nhằm giúp kiểm toán viên nhận biết rõ ràng hơn những phức tạp của hệ thống kế toán và HTKSNB.
3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán.
+ Chọn mẫu kiểm toán:
Do việc chọn mẫu kiểm toán ở AASC chủ yếu dựa vào kinh nghiệm do vậy mẫu đợc chọn không mang tính tổng thể. Để khắc phục được nhược điểm này, kiểm toán viên nên lựa chọn một trong những phương pháp kiểm toán sau:
1.Chọn mẫu theo hệ thống: là cách chọn mà các phần tử được chọn có khoảng cách đều nhau trong hệ thống.
Cụ thể: Giả sử: k là khoảng cách của mẫu
N là kích thước của tổng thể
n là kích thước mẫu chọn.
Khi đó, k được sử dụng: k=N/n
Sau đó, kiểm toán viên chọn m1- mẫu đầu tiên làm điểm xuất phát.
Các mẫu tiếp theo sẽ được chọn: mi=m1+(i-1)*k
Phương pháp chọn mẫy theo hệ thống có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng, dễ thực hiện. Kiểm toán viên có thể kết hợp sử dụng nhiều điểm xuất phát để nâng cao hiệu quả của phương pháp này.
2. Chọn mẫu dựa trên bảng số ngẫu nhiên: đây là phương pháp được thực hiện đơn giản nhất, dựa trên bảng số ngẫu nhiên 5 chữ số thập phân của Hiệp hội Thương mại Liên quốc gia Hoa kì để tiến hành chọn mẫu, bao gồm 4 bước:
B1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất.
Kiểm toán viên sẽ gắn cho mỗi phần tử của tổng thể một con số duy nhất, sau đó tìm ra mối quan hệ giữa con số duy nhất với bảng số ngẫu nhiên. Kiểm toán viên thường tiến hành định đạng bằng cách đánh số cho các nghiệp vụ phát sinh.
B2: Thiết lập mối quan hệ giữa các Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng.
-Với các con số định lượng của đối tượng kiểm toán gồm 5 chữ số như các con số trên bảng số ngẫu nhiên, kiểm toán viên sẽ lựa chọn để kiểm toán các đối tượng kiểm toán này.
-Với các con số định lượng của đối tượng kiểm toán ít hơn 5 chữ số. Ví dụ là 4 chữ số, kiểm toán viên có thể xác lập mối quan hệ để lựa chọn bàng cách lấy 4 chữ số đầu hoặc 4 chữ số cuối trên bảng số.
- Với các con số định lượng của đối tượng kiểm toán nhiều hơn 5 chữ số. Khi đó kiểm toán viên sẽ lựa chọn một cột trên Bảng số ngẫu nhiên làm cột chủ, sau đó chọn thêm những hàng số ở cột phụ của Bảng.
B3: Lập hành trình sử dụng bảng: kiểm toán viên có thể lựa chọn hướng dọc theo cột hoặc ngang theo hàng, có thể từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Nhưng trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải áp dụng thống nhất.
B4: Chọn điểm xuất phát: Kiểm toán viên chọn ngẫu nhiên một số trên một trang của Bảng số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát. Từ điểm xuất phát, kiểm toán viên sẽ lựa chọn các số ngẫu nhiên theo hành trình ở B3, mỗi con số ngẫu nhiên được chọn sẽ tương ứng với một nghiệp vụ phát sinh. Việc chọn mẫu sẽ được tiến hành đến khi kiểm toán viên thấy số quy mô mẫu đã đủ.
Mỗi bước trong phương pháp này đều phải được kiểm toán viên ghi lại trong hồ sơ kiểm toán.
+ áp dụng nhiều hơn các thủ tục phân tích:
Đây là bước công việc đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm được thời gian mà chi phí kiểm toán lại thấp. Do vậy, ngoài việc so sánh kì này với kì trước, kiểm toán viên nên sử dụng cả số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch… để xác định rõ nguyên nhân biến động của từng chỉ tiêu. Ngoài ra, kiểm toán viên nên sử dụng cả chỉ tiêu phi tài chính, nhằm dự đoán được sự biến động tăng, giảm trong tương lai.
Cụ thể:
Để đánh giá sơ bộ chất lượng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kiểm toán viên có thể liên hệ với các chỉ tiêu khác có liên quan như: Tổng Doanh thu, Tổng chi phí, chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ…
Tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch Trị số DT BH&CCDV kì phân tích
của DT BH&CCDV trong = *100
quan hệ với chỉ tiêu liên hệ Trị số Tỉ lệ % hoàn thành
DT BH&CCDV * kế hoạch của chỉ tiêu
kế hoạch liên hệ
Để đánh giá mức độ biến động tương đối của Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ so với chỉ tiêu liên hệ, kiểm toán viên có thể sử dụng công thức:
Mức độ biến động Trị số Trị số Tỉ lệ % hoàn thành
tương đối của = DT BH&CCDV - DT BH&CCDV * kế hoạch của chỉ tiêu
DT BH&CCDV kì phân tích kế hoạch liên hệ
Để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kiểm toán viên xây dựng phương trình thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu với các chỉ tiêu liên hệ.
Cụ thể: Q: là Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kì phân tích, kì nghiên cứu
a,b,c: các nhân tố ảnh hưởng.
0,1: trị số của các chỉ tiêu kì gốc và kì phân tích.
Khi đó: Q =a*b*c
Q0=a0*b0*c0
Q1=a1*b1*c1
ảnh hưỏng của các nhân tố a,b,c đến Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lần lượt là:
a=a1*b0*c0- a0*b0*c0
b=a1*b1*c0- a1*b0*c0
c=a1*b1*c1- a1*b1*c0
Như vây, ảnh hưởng của các nhân tố đến Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là: Q= a + b + c
Qua đó, kiểm toán viên có thể dự báo được mức độ tăng giảm của Doanh thu khi các nhân tố ảnh hưởng thay đổi.
+Chú trọng thủ tục gửi thư xác nhận:
Đây là thủ tục quan trọng nhất và khách quan nhất để đánh giá tính hiện hữu của các nghiệp vụ hoặc sự kiện phát sinh. Công ty nên quy định rõ ràng về các trường hợp bắt buộc gửi thư xác nhận .
3.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán.
+Quy định về việc rà soát lại Hồ sơ kiểm toán:
Bằng cách tăng cường soát xét với tất cả các khoản mục trên BCTC. Tuy nhiên không nên cố định các chỉ tiêu cần soát xét 100%, vì tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng, mà mỗi khoản mục trên BCTC có mức trọng yếu khác nhau. Khi tiến hành soát xét, cần dựa vào đặc điểm của từng khách hàng, để lựa chọn nên thực hiện soát xét 100% đối với giấy làm việc của khoản mục nào.
+Tăng cường kiểm tra các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán :
Kiểm toán viên kết hợp áp dụng nhiều thủ tục kiểm toán như : phỏng vấn, phân tích, đối chiếu...nhằm phát hiện các khoản Doanh thu chưa thực hiện chưa được kết chuyển trong kì, cũng như các khoản Doanh thu đã được đơn vị ghi nhận sai kì kế toán sau khi đẫ lập BCTC. Công việc này giúp kiểm toán viên kiểm tra tính đúng kì và tính hiện hữu của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của khách hàng.
Ngoài ra, AASC nên Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo hơn nữa đội ngũ kiểm toán viên trong lĩnh vực kiểm toán Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thường xuyên cập nhật các thông tin về thuế, chính đầu tư,… cũng như chế độ kế toán, kiểm toán có liên quan nhằm cung cấp những thông tin về môi trường pháp lí của DN cho kiểm toán viên. Đây là giải pháp mang tính lâu dài cho sự phát triển của Công ty sau này.
Kết luận
AASC đã áp dụng một cách khoa hoc, sáng tạo các chuẩn mực, lí luận vào thực tế, không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề và đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện kiểm toán. Chính vì vậy, chất lượng của các dịch vụ kiểm toán mà Công ty cung cấp ngày càng cao, đáp ứng được những tiêu chuẩn của kiểm toán quốc tế. Đến nay, AASC đã trở thành thành viên của tổ chức kiểm toán INPACT danh tiếng, và là Công ty kiểm toán hàng đầu của ngành kiểm toán Việt Nam.
Sau một thời gian thực tập ở Công ty, em đã tìm hiểu được nhiều về quy trình kiểm toán chung tại công ty, về chương trình kiểm toán xây dựng với từng khoản mục, cách thức lưu trữ hồ sơ…Đặc biệt là về quy trình khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên BCTC. Đây là Doanh thu từ hoạt động chính- là một trong những khoản mục trọng yếu trên BCTC đối với bất cứ một DN nào, khoản mục này luôn chứa đựng những rủi ro kiểm soát với kiểm toán viên, do đó nó đòi hỏi phải được thực hiện bởi kiểm toán viên giàu kinh nghiệm và phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học.
Do giới hạn về thời gian cũng như phạm vi tiếp cận, bài viết của em chỉ phán ánh được những nét tổng quát nhất về Quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Và Kiểm toán (AASC) nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các anh chị phòng KT3 để bài viết hạn chế được các thiếu sót đó.
Một lần nữa, em xin cảm ơn thầy giáo và các anh chị trong phòng KT3 Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và kiểm toán đã giúp em hoàn thành Chuyên đề thực tập này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Tác giả
Tác phẩm
Nhà xuất bản
Nơi
xuất bản
Chủ biên GS.TS.NGƯT Nguyễn Quang Quynh
Giáo trình Lí thuyết kiểm toán ĐHKTQD
NXB Tài chính
Hà Nội 2005
Đồng chủ biên GS.TS Nguyễn Quang Quynh & TS Ngô Trí Tuệ
Giáo trình kiểm toán tài chính ĐHKTQD
NXB ĐHKTQD
Hà nội
2006
Victor Z.Brink& Herbert Witt
Kiểm toán nội bộ hiện đại (Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát)
NXB Tài chính
Hà Nội
2000
Bộ Tài Chính
Hệ thống chuẩn mực kế toán
Việt Nam
Bộ Tài Chính
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam
Công ty AASC
Hồ sơ kiểm toán năm 2008 của Công ty Cổ phần ABC và Công ty Xuất nhập khẩu XYZ.
Công ty AASC
Các tài liệu nội bộ
Nhận xét của đơn vị thực tập
Nhận xét của thầy giáo viên hướng dẫn
Mục lục
Lời mở đầu...................................................................................................1
Phần I: Tổng quan về Công ty Dịch vụ T vấn Tài chính
Kế toán Và Kiểm toán..................................................................................3
Thông tin chung.................................................................................3
1.2. Các dịch vụ chuyên ngành chủ yếu của AASC................................8
1.3. Văn phòng và các chi nhánh của AASC..........................................13
2. Khái quát về hoạt động kiểm toán của Công ty......................................15
2.1. Quy trình kiểm toán chung tại Công ty AASC................................15
2.2. Quy trình kiểm soát chất lợng tại Công ty AASC..........................18
Phần II. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ t vấn tài chính kế toán và kiểm toán.............................................................................................................19
2.1. Giới thiệu về khách hàng kiểm toán...............................................19
2.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty AASC..........................................................................21
2.2.1. Khái quát về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty AASC.........................................................................................................21
2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán.............................................................21
2.2.2.1. Kí kết hợp đồng kiểm toán...................................................21
2.2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể..........................................22
2.2.2.3. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán khoản mục doanh thu trên BCTC............................................................................................23
2.2.2.4. Thu thập thông tin về hệ thống kế toán
và đánh giá HTKSNB...........................................................................25
2.2.3.Thực hiện kiểm toán...................................................................31
2.2.3.1. Thực hiện thủ tục phân tích..................................................31
2.2.4. Kết thúc kiểm toán.................................................................44
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Dịch vụ t vấn tài chính kế toán và kiểm toán......................................................................................................49
3.1. Nhận xét, đánh giá về quy trình kiểm toán tại AASC................55
3.1.1. Ưu điểm.............................................................................55
3.1.2. Một số hạn chế trong công tác kiểm toán tại AASC...........56
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán tại
Công ty AASC.................................................................................61
3.2.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.......................................61
3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán............................................61
3.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán...............................................65
Kết luận.................................................................................................66
Danh mục tài liệu tham khảo............................................................68
Nhận xét của đơn vị thực tập và giáo viên hớng dẫn.................69
Danh mục các từ viết tắt
Bảng cân đối kế toán
BCĐKT
Báo cáo tài chính
BCTC
Báo các kết quả kinh doanh
BCKQKD
Báo cáo lu chuyển tiền tệ
BCLCTT
Doanh nghiệp
DN
Doanh nghiệp Nhà Nớc
DNNN
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
DTBH&CCDV
Giá trị gia tăng
GTGT
Hệ thống kiểm soát nội bộ
HTKSNB
Kiểm toán nội bộ
KTNB
Kiểm toán viên
KTV
Sản xuất kinh doanh
SXKD
Vật liệu nổ công nghiệp
VLNCN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26266.doc