Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)

Cơ sở đưa ra kiến nghị Theo VSA 560: “ Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoản thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày kí Báo cáo kiểm toán và những sự kiện sau ngày kí Báo cáo kiểm toán.” “ Kiểm tián viên phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế tóan lập BCTC đối với BCTC và Báo cáo kiểm toán.” Như vậy, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC được chia thành 2 nhóm: + Nhóm các sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh tiếp sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC. + Nhóm các sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày khóa sổ kế toán lập BCTC. Biện pháp +) Tăng cường việc rà soát lại Hồ sơ kiểm toán Bằng cách tăng cường soát xét với tất cả các khoản mục trên BCTC. Tuy nhiên không nên cố định các chỉ tiêu cần soát xét 100%, vì tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng, mà mỗi khoản mục trên BCTC có mức trọng yếu khác nhau. Khi tiến hành soát xét, cần dựa vào đặc điểm của từng khách hàng, để lựa chọn nên thực hiện soát xét 100% đối với giấy làm việc của khoản mục nào. +) Tăng cường kiểm tra các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán Kiểm toán viên kết hợp áp dụng nhiều thủ tục kiểm toán như: phỏng vấn, phân tích, đối chiếu.nhằm phát hiện các khoản Doanh thu chưa thực hiện chưa được kết chuyển trong kì, cũng như các khoản Doanh thu đã được đơn vị ghi nhận sai kì kế toán sau khi đẫ lập BCTC. Công việc này giúp kiểm toán viên kiểm tra tính đúng kì và tính hiện hữu của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của khách hàng. Thường xuyên cập nhật các thông tin về thuế, chính đầu tư, cũng như chế độ kế toán, kiểm toán có liên quan nhằm cung cấp những thông tin về môi trường pháp lí của DN cho kiểm toán viên. Đây là giải pháp mang tính lâu dài cho sự phát triển của Công ty sau này.

doc62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên hàng đầu. Sự thừa nhận trong nước và quốc tế Cùng với sự phát triển và thành công qua 19 năm hoạt động, AASC đã có những bước tiến vững chắc và trở thành một Công ty Kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam. Dịch vụ của AASC được biết đến và được tín nhiệm ở nhiều tổ chức trong và ngoài nước. AASC là một trong 12 Công ty Kiểm toán được ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép tham gia kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán; AASC được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép kiểm toán các tổ chức tín dụng trong nước. AASC là 1 trong 2 Công ty Kiểm toán Việt Nam cùng với 4 Công ty Kiểm toán Quốc tế hoạt động tại Việt Nam được phép tham gia kiểm toán các dự án tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu á ( ADB) và các tổ chức khác...vv. Ngoài ra, AASC còn vinh dự là một Công ty Kiểm toán nằm trong danh sách chọn lọc được tham gia dự thầu hầu hết các Dự án tài trợ bởi nguồn vốn của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ. Tháng 7 năm 2005, AASC được chính thức công nhận là thành viên của mạng lưới Quốc tế về Kế toán và Kiểm toán INPACT. AASC và các thành viên của INPACT cam kết hợp tác và phát triển với mục tiêu đem đến cho khách hàng những dịch vụ chuyên ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năng lực và tính chuyên nghiệp của AASC còn được thừa nhận tại tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội hoạt động tại Việt Nam như các tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty 90, 91, các doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác...vv Khách hàng Do chất lượng dịch vụ cung cấp, hiện nay AASC đã có hàng nghìn khách hàng hoạt động trên mọi lĩnh vực. Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước và cam kết đảm bảo chất lượng các dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, AASC luôn là người bạn đồng hành, luôn chia sẻ kinh nghiệm của mình với khách hàng và sự thành công của khách hàng luôn là mục tiêu phấn đấu của AASC. Với trình độ và những kinh nghiệm thực tiễn, AASC sẽ là đơn vị đi tiên phong, dẫn đầu trong hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, thuế tại Việt Nam và luôn đáp ứng mọi yêu cầu cao nhất của khách hàng. 2.1.2. Các dịch vụ chuyên ngành chủ yếu của AASC Kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản làm nên thương hiệu AASC và là một trong những thế mạng của Công ty. Hoạt động này đã có sự phát triển không ngừng về cả số lượng và chất lượng. Hiện nay, trong lĩnh vực kiểm toán Báo cáo tài chính, AASC đã có gần 200 chuyên gia với kinh nghiệm chuyên sâu về tài chính, kế toán, kiểm toán, tín dụng, thuế. Hằng năm, đội ngũ này đã thực hiện kiểm toán rất nhiều hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp, các dự án tài trợ, vay vốn của các tổ chức quốc tế. Trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhà nước hầu hết là các tập đoàn kinh tế lớn, các Tổng Công ty 91; Tổng Công ty 90, Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các Ngân hàng thương mại, các tổ chức, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp khác trong phạm vi cả nước. Đặc biệt Công ty có rất nhiều kinh nghiệm trong dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho các dự án do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ. Một số dự án tiêu biểu mà AASC đã cung cấp dịch vụ trong thời gian qua là: Dự án tăng cường Năng lực cho Kiểm toán nhà nước Việt Nam Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên Dự án Nâng cấp đô thị Thành phố Hải Phòng Dự án nâng cấp đô thị Thành phố Nam Định Dự án Cơ sỏ hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng Dự án Phát triển du lịch đồng bằng sông Mê Kong Dự án Cấp nước Hải Phòng Dự án Giáo dục Kỹ thuật và dạy nghề Dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung Dự án Bổ sung chất sắt vào nước mắm Dự án nâng cao năng lực của Hội điều dưỡng Việt Nam Dự án Cấp nước Bắc Ninh Dự án phòng chống bệnh SARS Dự án An toàn giao thông đường bộ Việt Nam ... Qua hoạt động kiểm toán, Công ty đã giúp các doanh nghiệp khắc phục những điểm còn tồn tại, hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính và điều hành doanh nghiệp. Kiểm toán Báo cáo Quyết toán vốn đầu tư Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong lĩnh vực XDCB, từ năm 1993, AASC đã tuyển chọn và đào tạo được đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độc chuyên môn cao, trong đó gần 30 kỹ sư Xây dựng. Hoạt động kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư của AASC đã góp phần giúp các chủ đầu tư loại bỏ được các chi phí bất hợp lý, tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước và cho chủ đầu tư hàng ngàn tỉ đồng. Đặc biệt, Công ty đã góp phần thúc đẩy công tác quyết toán và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB được kịp thời, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm toán nội bộ. Dịch vụ kế toán AASC được hình thành và phát triển tử khởi đầu là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán. Dịch vụ kế toán của Công ty đã được Bộ Tài Chính và đông đảo khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao. Đây cũng là một trong các lĩnh vực mà AASC có các nguồn lực đông đảo và nhiều kinh nghiệm. AASC đã cung cấp cho các khách hàng nhiều loại dịch vụ kế toán bao gồm: Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp mới thành lập, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế nội bộ phục vụ công tác quản trị kinh doanh. Rà soát, phân tích, cải tổ, hợp lý hóa bộ máy kế toán - tài chính đã sẵn có. Tư vấn giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng cac qui định về việc lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, mở và ghi sổ kế toán, việc tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, soát xét, điều chỉnh số liệu kế toán và khóa sổ kế toán, lập báo cáo, lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định Đặc biệt AASC đã cùng cán bộ Tổng Cục Thuế và các Cục thuế ở Hà nội, TP Hồ Chí Minh , Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên giúp đỡ và hướng dẫn hàng vạn doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh tư nhân mở và ghi chép sổ kế toán theo quy định của Nhà nước. Thông qua hoạt động này, Công ty đã hỗ trợ cơ quan thuế, cơ quan tài chính nắm bắt được tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh từ đó có cơ sở để điều chỉnh mức thu và có căn cứ nghiên cứu chính sách thuể với khu vực kinh tế này. Dịch vụ tư vấn Với kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, AASC đã thực hiện đa dạng nhiều loại hình dịch vụ tư vấn được khách hàng đánh giá cao như: Tư vấn lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp; tư vấn lập báo cáo dự án; tư vấn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư; lựa chọn mô hình kế toán doanh nghiệp; tư vấn chọn hình thức kế toán; tư vấn soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp; tư vấn thực hiện các thủ tục đăng ký kế toán, tư vấn xây dựng quy chế tài chính; thuế; tư vấn tính và lập bảng kê khai thuế; tư vấn chọ phương án đầu tư; tư vấn thẩm định giá trị tài sản; tư vấn về cổ phần hóa doanh nghiệp; tư vấn soạn thảo hồ sơ mời thầu; tư vấn chấm và lựa chọn hồ sơ thầu, tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp. AASC đã khảo sát, nghiên cứu đưa ra các ý kiến tư vấn hoặc trực tiếp xây dựng giúp các doanh nghiệp sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các qui định về quản trị - kinh doanh, phân cấp quản lý, phân cấp tài chính, thực hiện cơ chế khoán phù hợp với từng loại hình hoạt động của các doanh nghiệp. Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp Nhà Nước sang công ty cổ phần, từ năm 2003 đến nay AASC đã có những bước phát triển vượt bậc trong mọi hoạt động cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa. AASC đã cung cấp dịch vụ cho phần lớn các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thuong mại, các thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Nam, tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Vinaconex, tổng Công ty Điện lực Việt Nam, tổng Công ty Hàng Hải, TCT Hàng Không, TCT Lắp máy Việt Nam, TCT Xi măng Việt Nam, TCT Thủy tinh và gốm XD, TCT Dâu tơ tằm, UBND thành phố Hà nội, UBND TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tiền Giang, Cà Mau và được đông đảo khách hàng trên cả nước tín nhiệm. Sau khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, hầu hết các đơn vị đã tín nhiệm và yêu cầu AASC cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp giai đoạn 2 để phục vụ bàn giao giữa doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần sau khi đã chuyển. Trong những năm tới, theo yêu cầu của hội nhập và phát triển, AASC sẽ không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp tốt nhất và tư vấn những phương pháp tối ưu nhất giúp khách hàng thực hiện thành công mục tiêu cổ phần hóa của mình. Dịch vụ đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng AASC đã trực tiếp tổ chức thực hiện hoặc hợp tác với các trường đại học, các ngành, các địa phương ở trong nước và các tổ chức quốc tế, mở các khóa bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, về tài chính kế toán và kiểm toán, về phân tích đầu tư, chứng khoán, về thuế và bảo hiểm cho hàng trăm kế toán viên, kế toán trưởng và các kiểm toán viên nội bộ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán, kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. AASC đã trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức trong lĩnh vực tuyển dụng nhân viên chuyên ngành tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán đáp ứng được yêu cầu công việc chuyên môn được khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng cán bộ. Hướng dẫn, cung cấp, giải thích và cung cấp các văn bản pháp luật, quản lý kinh tế tài chính kế toán và kiểm toán. AASC đã thực hiện chỉ dẫn, giải thích và cung cấp các văn bản pháp quy về chủ trương, chế độ và quy định về quản lý kinh tế tài chính kế toán, kiểm toán nhằm giúp cho các doanh nghiệp hiểu và áp dụng đúng chế độ, thể lệ tài chính, kế toán phù hợp với hoạt động của mình. AASC luôn duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, thông báo và cung cấp các văn bản về tài chính, kế toán, pháp luật mới nhất, phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và sẵn sàng giải đáp thỏa đáng những thắc mắc từ phía khách hàng. AASC đã soạn thảo và ban hành Quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý nội bộ cho nhiều doanh nghiệp góp phần thiết thực giúp doanh nghiệp có cơ sở để thực hiện đúng các quy định về tài chính và kế toán. 2.1.3. Văn phòng và các chi nhánh của AASC Website Công ty: Trụ sở chính Địa chỉ : Số 1 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT : 84-4-8241990/1 Fax : 84-4-8253973 Email : aasc-ndd@hn.vnn.vn Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Địa chỉ : số 27 Lam Sơn, phường 2, TP HCM ĐT: 84-8-5265796/7 Fax: 84-8-8435590 Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải – TP Hạ Long - Quảng Ninh ĐT: 84-033-0627571 Fax: 84-033-627572 Mạng lưới INPACT INPACT Quốc tế Địa chỉ: Audrey House - 16/20 Ely Place London -EC1N 6SN -Anh ĐT : +44 20 7404 7604 Fax: + 44 20 7831 5233 Email: inpact@inpactint.com INPACT Châu Mỹ Địa chỉ : PO Box 495 – Frederick-MD 21705-0495-Hoa Kỳ ĐT: + 1 301 694 8580 Fax: + 1 301 694 5804 Emaill : inpact@inpactam.com INPACT Châu á-Thái Bình Dương Địa chỉ Rooms A&B -12/F, Seabright Plaza-9-23 Shell Street, Hong Kong ĐT: 44 20 7404 7604 Fax: 44 20 7831 5233 Email: inpact@inpact.com 2.1.4 Quy trình kiểm toán chung tại AASC Quy trình kiểm toán tại công ty AASC gồm 5 bước: Khảo sát đánh giá khách hàng Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán Thực hiện kiểm toán Soát xét chất lượng và phát hành báo cáo kiểm toán Bước 1: Khảo sát và đánh giá khách hàng. Đây là một bước quan trọng trong quá trình kiểm toán, nhằm cung cấp các thông tin tổng quan về khách hàng để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Trong giai đoạn này, công ty cần thu thập được các thông tin sau như loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, các báo cáo tài chính, hồ sơ pháp lý… Bước 2: Kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng. Công việc này được thực hiện sau khi công ty đã thu thập được đầy đủ thông tin về khách hàng. Trong hợp đồng phải nêu rõ quyền lợi và trách nhiệm pháp lí của mỗi bên, đồng thời trong giai đoạn này phải xác định đựoc một thông tin quan trọng là giá phí của dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng. Bước 3: Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán. Đây là một khâu đặc biệt trong quy trình kiểm toán, là cơ sở để tiến hành cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng. Công việc này được thực hiện sau khi đã thu thập được các thông tin về khách hàng ở giai doạn 1. Căn cứ vào các tài liệu, kiểm toán viên sẽ tiến hành lập kiểm toán chi tiết cho từng công việc, cụ thể: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng nhằm xác định mức trọng yếu và đánh giá ban đầu rủi ro kiểm toán của từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Tổng hợp rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng để xác định mục tiêu , nội dung kiểm toán cho từng khoản mục: xác định phương pháp kiểm toán, các thủ tục kiểm tra chi tiết, các thử nghiệm cơ bản. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán: yêu cầu của công việc này là phải xác định được thời gian, phạm vi của cuộc kiểm toán, lực lượng tham gia, thời gian hoàn thành kiểm toán. Nếu việc lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán được thực hiện một cách khoa học sẽ bảo đảm cho cuộc kiểm toán được thực hiện với chất lượng cao. Bước 4: Thực hiện kiểm toán: Sau khi đã lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp với từng khách hàng, kiểm toán viên sẽ tiến hành các thực hiện kiểm toán. Bước 5: Phát hành Báo cáo kiểm toán. Giai đoạn này bao gồm 2 công việc: Soát xét lại công việc kiểm toán đã thực hiện Phát hành Báo cáo kiểm toán Tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng, mà công ty thiết kế chương trình kiểm toán cho phù hợp. 2.1.5. Quy trình kiểm soát chất lượng tại Công ty AASC. Sau khi KTV hoặc trợ lý được phân công làm báo cáo hoàn thành báo cáo kiểm toán thì báo cáo sẽ được soát xét bởi trưởng/phó phòng phụ trách( soát xét cấp phòng), sau đó được Tổng giám đốc/ Phó tổng giám đốc phụ trách soát xét (soát xét cấp công ty) rồi mới được phát hành. Quá trình soát xét này được phản ánh trong hồ sơ kiểm toán của công ty, nó được coi là một giấy làm việc và làm cơ sở quan trọng đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán đã thực hiện. 2.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán. 2.2.1. Giới thiệu về khách hàng kiểm toán. Để tìm hiểu toàn diện về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty AASC, em đã lựa chọn một khách hàng để tìm hiểu và phân tích, đó là Công ty Cổ phần ABC. Công ty Cổ phần ABC là đơn vị được chuyển đổi từ một DNNN, được thành lập theo Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội ngày năm 1995. Vốn điều lệ: 15.758.636đ. Trong đó, vốn NN: 10.550.632đ- Chiếm 73.3% Vốn khác: 4.208.004đ- Chiếm 26.7% Ngành nghề kinh doanh của đơn vị là: - Sản xuất, phối chế, thử nghiệm, sử dụng VLNCN. - Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, phối chế, thử nghiệm, sử dụng VLNCN. - Xuất khẩu VLNCN, nguyên vật liệu, hóa chất để SXKD VLNCN. - Bảo quản, đóng gói, cung ứng, dự trữ quốc gia về VLNCN - Sản xuất, cung ứng vật tư kĩ thuật, dây diện, bao bì đóng gói thuốc nổ, giấy sinh hoạt, than sinh hoạt, vật liệu xây dựng. - Dịch vụ khoan nổ mìn, nổ mìn dưới nước. - Nhập khẩu vật tư thiết bị, nguyên liệu may mặc, cung ứng xăng dầu và vật tư thiết bị, gỗ trụ mỏ. - Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, vận tải quá cảnh, quản lí và khai thác cảng, sửa chữa các phương tiện vận tải, thi công cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ. - Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống. 2.2.2 Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty AASC. 2.2.2.1. Khái quát về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty AASC Quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu của Công ty AASC cũng được tiến hành theo 3 bước: - Lập kế hoạch kiểm toán. - Thực hiện kiểm toán. - Kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng: là khách hàng mới hay khách hàng truyền thống, tùy thuộc vào hệ thống kế toán có được tổ chức chặt chẽ và khoa học không, hệ thống kiểm soát nội bộ có hoạt động hữu hiệu không mà các bước công việc phải thực hiện trong mỗi giai đoạn của quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu cũng khác nhau. Do hạn chế về thời gian, em chỉ xin tìm hiểu về kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên Báo cáo tài chính tại AASC. 2.2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán a). Kí kết hợp đồng kiểm toán. Trước khi tiến hành kí kết hợp đồng, kiểm toán viên cũng như Công ty kiểm toán phải tiến hành đánh giá một cách kĩ lưỡng đồng thời phải có được những hiểu biết nhất định về khách hàng. Việc thận trọng trong lựa chọn khách hàng sẽ đảm bảo khi hợp đồng được kí kết, Công ty sẽ cung cấp được những dịch vụ với uy tín và chất lượng cao nhất. Với những khách hàng mới, khi nhận được thư mời kiểm toán, Trưởng phòng sẽ tìm hiểu lí do mời kiểm toán của khách hàng, tiến hành thu thập các thông tin sơ bộ như giá phí của cuộc kiểm toán, thời gian kiểm toán, phạm vi kiểm toán, nghành nghề kinh doanh, đặc điểm về hệ thống kế toán. Một thông tin quan trọng mà kiểm toán viên phải tìm hiểu trước khi tiến hành kiểm toán là tìm hiểu xem đơn vị đã từng tiến hành kiểm toán cho năm tài chính nào hay chưa? Nếu có, vì sao lại có sự thay đổi kiểm toán viên. Đây là những thông tin cần thiết đảm bảo cho tính khả thi của hợp đồng kiểm toán. Đối với khách hàng truyền thống, trước khi tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán cho năm tài chính tiếp theo, Công ty cần dựa trên các Báo cáo kiểm toán đã phát hành năm trước, đồng thời dựa vào những sự kiện phát sinh trong năm để xây dựng những điều khoản mới trong hợp đồng cho phù hợp. Đối với Công ty Cổ phần ABC, phí kiểm toán BCTC 2009 là 90 triệu (đã bao gồm thuế GTGT), khách hàng sẽ thanh toán 100% giá trị hợp đồng khi nhận được Báo cáo kiểm toán. Thời gian tiến hành kiểm toán là 10 ngày, Báo cáo kiểm toán và thư quản lí (nếu có) về BCTC phát hành sẽ được lập thành 5 bộ, Công ty AASC giữ 2 bộ, khách hàng giữ 3 bộ, trong đó có một bộ bằng tiếg Anh. b) Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Sau khi đã thỏa thuận được sơ bộ với khách hàng, Trưởng phòng chuyên trách sẽ lựa chọn kiểm toán viên cho cuộc kiểm toán theo nguyên tắc: “Kiểm toán viên được thực hiện các dịch vụ kiểm toán cho các đươn vị khách hàng mà kiểm toán viên không có quan hệ về kinh tế và không có quan hệ họ hàng thân thuộc với người lãnh đạo đơn vị”. Danh sách nhân sự tham gia kiểm toán của Công ty đều đảm bảo tuân thủ quy chế kiểm toán độc lập và được khách hàng chấp nhận. Thực hiện kiểm toán tại Công ty Cổ phần ABC gồm 2 kiểm toán viên và 3 trợ lí kiểm toán. c). Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán khoản mục doanh thu trên BCTC. Bảng 1: Mức trọng yếu với các khoản mục được quy định tai AASC Chỉ tiêu Mức trọng yếu Tỉ lệ Min Max Tổng tài sản 0.8% 1.0% TSLĐ&ĐTDH 1.5% 2.0% Doanh thu 0.4% 0.8% Lợi nhuận trước thuế 4.0% 8.0% Bảng 2: Bảng ước lượng mức trọng yếu đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Chỉ tiêu Số liệu năm 2009 Mức trọng yếu Tỉ lệ % Số tiền Min Max Min Max Doanh thu 45.992.882.500 0,4% 0,8% 183.971.530 367.943.060 Sau khi định dạng được mức sai số có thể cấp nhận được với từng khách hàng, kiểm toán viên sẽ tiến hành xem xét lại BCTC của khách hàng nếu phát hiện có sự sai sót cao hơn mức trọng yếu Max được đặt ra. d). Thu thập thông tin về hệ thống kế toán và đánh giá HTKSNB. Các khoản doanh thu của Công ty Cổ phần ABC được xác định theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” ban hành theo QĐ số 149/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về ban hành và công bố Chuẩn mực kế toán (đợt 1) và các văn bản hướngdẫn thực hành chuẩn mực kế toán. Các BCTC như: BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT và Thuyết minh BCTC đều được lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam. Công ty áp dụng hình thức Sổ Nhật kí chung và đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, phần mềm kế toán sử dụng là phần mềm EFECT . Sau khi đã thu thập thông tin về hệ thống kế toán của khách hàng, Công ty tiến hành tìm hiểu và đánh giá HTKSNB. Đối với khoản mục doanh thu, kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá như sau (trang sau). Bảng 3: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Nội dung Có Không N/A Ghi chú 1. Việc ghi sổ doanh thu có căn cứ vào các hóa đơn bán hàng (hoặc các chứng từ hợp lệ khác), các hợp đồng mua hàng hay không? P 2. Có chữ kí của khách hàng trên các hóa đơn giao hàng không? P 3. Việc sử dụng hóa đơn bán hàng có theo đúng quy định hiện hành (có số thứ tự hoá đơn, ngày trên hóa đơn) không? P 4. Các chức năng giao hàng và viết hóa đơn có tách biệt nhau không? P 5. Các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại có sự phê chuẩn của người phụ trách hay không? P 6. Hàng gửi bán có được theo dõi không? P 7. Có sự phân loại khách hàng theo doanh thu không? P 8. Việc phản ánh doanh thu có theo đúng kỳ kế toán không? P Kết luận: HTKSNB của Công ty là: ă Khá ă Trung bình ă Yếu Sau khi đã tìm hiểu về hệ thống kế toán, có được những đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và rủi ro, nhận định rằng HTKSNB được thiết lập đối với khoản mục doanh thu là tương đối tốt. Kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, đối với mỗi khoản mục, kiểm toán viên căn cứ vào đặc điểm của của từng khách hàng để thiết kế nên chương trình kiểm toán cho phù hợp. Bảng 4: Bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán khoản mục doanh thu Tên khách hàng Chi tiết theo khoản mục Rủi to tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Công ty cổ phần ABC Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Thấp TB Chọn mẫu Phân tích Phỏng vấn Đối chiếu công nợ Kiểm tra chi tiết Doanh thu hoạt động tài chính Cao TB Chọn mẫu Thu nhập khác Trung bình TB Chọn mẫu Qua đó, chương trình kiểm toán đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được KTV xây dựng như sau: Mục tiêu - Tất cả các thu nhập từ việc bán sản phẩm và dịch vụ được hạch toán một cách chính xác. - Nguyên tắc hạch toán thu nhập được áp dụng chính xác và phù hợp với các chuẩn mực kế toán là cơ sở áp dụng để thực hiện kiểm toán. - Chia cắt niên độ dược thực hiện một cách chính xác. Biểu 5: Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Thủ tục kiểm toán Công ty Cổ phần ABC Tham chiếu Ngườthực hiện Thủ tục phân tích. So sánh kì này với kì trước, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD với doanh thu thuần giữa kì này với kì trước để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm qua các kì. Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ bất thường. Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo từng tháng và theo loại doanh thu. Tính tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý So sánh doanh thu chưa thực hiện cuối kì với kì trước. So sánh tỉ suất vòng quay hàng hóa( sản phẩm)/Doanh thu qua các năm. Giải thích các biến động bất thường. Kiểm tra chi tiết 2.1.Đối chiếu số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh với số liệu trên sổ tổng hợp và sổ thực hiện, tờ khai VAT đầu ra Thu thập thông tin và những thay đổi trong chính sách kế toán về nguyên tắc ghi nhận doanh thu. 2.2.Kiểm tra phát sinh doanh thu tăng - Tìm hiểu hệ thống lưu trữ các tài liệu liên quan đến việc quản lí doanh thu. - Chọn mẫu để kiểm tra ch tiết chứng từ. - Kiểm tra lại trên các hóa đơn bán hàng. - Kiểm tra việc hạch toán doanh thu. - Kiểm tra việc trình bày trên BCTC và thuyết minh BCTC. 2.3.Kiểm tra số phát sinh giảm doanh thu 2.4.Kiểm tra doanh thu nội bộ. - Kiểm tra căn cứ phát sinh và việc theo dõi, xử lí các khoản doanh thu nội bộ của đơn vị. - Kiểm tra việc loại trừ các khoản doanh thu nội bộ khi hợp nhất BCTC 2.5.Kiểm tra doanh thu chưa thực hiện. - Kiểm tra chọn mẫu chứng tù xem các khoản ghi nhận có phù hợp không - Xem xét việc kết chuyển doanh thu có phù hợp về thời gian và khoản tiền nhận trước hay không. - Phân tích số dư cuối kì để đảm bảo không có khoản nào cần phải ghi nhận doanh thu mà vẫn chưa được kết chuyển. 2.6.Kiểm tra việc trình bày doanh thu. Kết luận Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lí. 3.2 Lập bảng trang kết luận dựa vào kết quả công việc đã thực hiện. Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán. R1/2 R1/3 R1/4 R2 N/A R3 N/A R4/1 R4/2 R4/31 N/A R6,R6/3 R7 R8 R1 RS1 RS0 NMH NMH NMH NMH NMH NMH NMH NMH NMH NMH NMH NMH NMH NMH NMH NMH 2.2.2.3 Thực hiện kiểm toán a) Thực hiện thủ tục phân tích. Đây là bước công việc đầu tiên trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thực hiện thủ tục nàysẽ giúp kiểm toán viên đánh giá được sơ bộ hiệu quả hoạt động của khách hàng qua từng năm phát hiện ra những biến động, quan hệ đối ứng bất thường bất thường từ đó tìm hiểu nguyên nhân gây ra những biến động đó. Biểu 6: Thực hiện thủ tục phân tích tại Công ty Cổ phần ABC Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R1/2 Khoản mục: 511 Người thực hiện: NMH Bước công việc: Phân tích Ngày thực hiện: 06/02/2010 Năm 2008 Năm 2009 Tổng doanh thu 32.538.929.228 46.343.654.511 Doanh thu bán hàng 32.399.900.889 45.992.882.500 Doanh thu hoạt động tài chính 126.275.153 272.175.986 Thu nhập khác 12.753.186 78.595.925 Lợi nhuận sau thuế 9.172.273.181 15.152.642.311 Tỉ suất LNST/DT 28,19% 32,70% Biểu 7: Thực hiện tổng hợp đối ứng tại Công ty Cổ phần ABC Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R1/4 Khoản mục: 511 Người thực hiện: NMH Bước công việc: Tổng hợp đối ứng Ngày thực hiện: 06/06/2010 TK đối ứng PS Nợ PS Có Ghi chú 1111 9.738.152.111 Bán hàng thu tiền ngay 1121 15.756.745.187 Thu qua chuyển khoản 131 20.593.300.332 Bán chịu 3387 25.456.782 Doanh thu chưa thực hiện 9110 45.992.882.500 Kết chuyển xác định KQKD Cộng 45.992.882.500 45.992.882.500 Khớp vói Cân đối phát sinh Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy trong năm không có nghiệp vụ ghi nhận doanh thu nào bất thường xảy ra. Đối với các khoản phải thu khách hàng, để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá, Công ty tiến hành mở TK 131 chi tiết theo từng khách hàng. Riêng với khoản “Doanh thu chưa thực hiện”, khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, kế toán sẽ định khoản: Nợ TK131/Có TK3387 Đến kì, kế toán sẽ ghi nhận phần doanh thu chưa thực hiện tương ứng bằng bút toán định khoản: Nợ TK3387/Có TK511 Tuy nhiên, tại Công ty Cổ phần ABC, hình thức bán chịu vẫn là chủ yếu, đếm cuối năm 2009, Doanh thu bán chịu/ Doanh thu là 44,5%. Công ty cần có các chính sách thu hồi nợ phù hợp, nhanh thu hồi vốn để tái đầu tư vào sản xuất. b) Thực hiện kiểm tra chi tiết. Bước công việc đầu tiên mà kiểm toán viên phải thực hiện trong giai đoạn này là tiến hành đối chiếu số liệu từ BCKQKD, tờ khai Thuế GTGT đến số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh, sổ tổng hợp, sổ cái và sổ chi tiết. Tại Công ty Cổ phần ABC, sau khi tiến hành đối chiếu số phát sinh trên BCKQKD và Tờ khai thuế GTGT, kiểm toán viên nhận thấy không có sự chênh lệch đáng kể nào trong việc ghi nhận doanh thu. Sau đó, KTV sẽ tiến hành chọn mẫu kiểm toán để kiểm tra chi tiết. Qua việc đối chiếu các nghiệp vụ phát sinh được ghi chép trên sổ chi tiết, nhật kí bán hàng với các chứng từ gốc liên quan (Đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản thanh lí hợp đồng), tính toán lại trên các hóa đơn, kiểm tra địa chỉ, mã số thuế của người mua KTV sẽ thực hiện được việc phân loại doanh thu theo các tiêu chí khác nhau: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác; doanh thu ghi nhận trước với doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay. Nhìn chung công tác hạch toán doanh thu tại Công ty Cổ phần ABC khá khoa học, nhưng vần còn một số hạn chế. Hóa đơn tuy được đóng thành tập theo tháng nhưng không theo đúng số thứ tự, không có bảng kê số hóa đơn kèm theo. Do vậy. Khi tiến hành đối chiếu, kiểm toán viên gặp nhiều khó khăn vì số lượng hóa đơn bán hàng là rất lớn. Vấn đề này kiểm toán viên sẽ không ghi nhận vào Kết luận kiểm toán mà được đề xuất trong Thư quản lý gửi cho Công ty. Biểu 8: Thực hiện kiểm tra chi tiết tại Công ty Cổ phần ABC Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R4/4 Khoản mục: 511 Người thực hiện: NMH Bước công việc: Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện: 06/23/2010 Hóa đơn Nội dung TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 0072451 04/05 Công ty CP Tây Sơn thanh toán tiền nền đường 112 765.252.000 Không có biên bản thanh lí hợp đồng kèm theo 0072865 10/05 Nổ 5000m3 đất cho Z21 112 650.000.000 HD ghi phương thức thanh toán là tiền mặt 07251/KT 12/06 Thu dịch vụ của Cty Hương sơn 111 5.000.000 Không có chữ ký của người mua trên HD 008725 07/08 Công ty XD 12 thanh toán tiền nổ quặng đá 112 258.090.000 Trên HD số tiền là 258.090.090. lệc 90 đ 07892/KT 09/08 Tổ chức hội nghị KH 131 81.818.182 Không có hợp đồng Tại Công ty Cổ phần ABC, trong năm không phát sinh giảm doanh thu nên kiểm toán viên tham chiếu vào chương trình kiểm toán (N/A: viết tắt của Not Applicable : không áp dụng). Tiếp theo, kiểm toán viên tiến hành kiểm toán Doanh thu nội bộ ( TK512) và Doanh thu chưa thực hiện (TK3387). Do khách hàng là Công ty lớn, bao gồm nhiều đơn vị thành viên nên việc tính và loại trừ Doanh thu tiêu dùng nội bộ đặc biệt cần thiết và cần thiết. Đây là bước công việc không thể thiếu khi tiến hành hợp nhất BCTC giữa Văn phòng Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, đảm bảo doanh thu toàn công ty được trình bày trung thực và hợp lí. Đối với chỉ tiêu doanh thu chưa thực hiện, tại Công ty Cổ phần ABC, kiểm toán viên tiến hành thủ tục phân tích số dư đầu kì và cuối kì của TK3387 xem có khoản doanh thu nào chưa được kết chuyển hay không? Sau đó tiến hành kiểm tra lại hợp đồng kinh tế của các nghiệp vụ phát sinh trong năm, xem xét các việc phân bổ và thời điểm ghi nhận doanh thu theo từng quý. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và kết chuyển chi phí đối với hoạt động khoan nổ mìn của Công ty là khi có Biên bản nghiệm thu khối lượng đất đá, bên thuê đơn vị sẽ xuất hóa đơn hạch toán ghi nhận doanh thu, đồng thời kết chuyển tất cả chi phí đã phát sinh đã tập hợp đến thời điểm đó để ghi nhận giá vốn. Tuy nhiên, đến thời điểm 31/12/09 đơn vị chưa ghi nhận doanh thu khoan nổ mìn tháng 10,11 năm 2009 công trình “Nền đường Bãi Giá-đầm tiên” của Công ty Du lịch Cát Tiên Sa số tiền: 1.751.275.275 đ. Đến thời điểm kiểm toán, kiểm toán viên vẫn chưa được cung cấp tài liệu để xác định chi phí tương ứng, do vậy kiểm toán viên không tiến hành điều chỉnh mà đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với khoản mục doanh thu của Công ty Cổ phần ABC điều chỉnh mà đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với khoản mục doanh thu của Công ty Cổ phần ABC. Biểu 9: Sổ Chữ T TK 3387 Công ty Cổ phần ABC Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R7 Khoản mục: 3387 Người thực hiện: NMH Nguồn số liệu: Sổ Chữ T TK3387 Ngày thực hiện: 07/02/2010 TK đối ứng PS Nợ PS Có Ghi chú Dư đầu kỳ 25.456.782 Ly 131 30.420.370 511 25.456.782 Cộng 25.456.782 55.877.152 P Số dư cuối kỳ 30.420.370 Ag Ly : Khớp với số dư năm ngoái : Doanh thu phát sinh trong năm : Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện đến kì : Khớp với cân đối phát sinh Ag : Khớp với BCĐKT Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ kiểm tra việc trình bày doanh thu trên BCTC. Đây là bước quan trọng để kiểm tra xem Doanh thu có được trình bày hợp lí không, có tuân thủ theo đúng các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam hay không. Biểu 10: Kiểm tra việc trình bày doanh thu tại ABC Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R7 Khoản mục: Tài khoản 511 Người thực hiện: NMH Nguồn số liệu: Kiểm tra việc trình bày doanh thu Ngày thực hiện: 07/02/2010 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với hoạt động cung cấp VLNCN: khi có Biên bản nghiệm thu khối lượng đất đá của bên B, đơn vị sẽ xuất hóa đơn hạch toán ghi nhận doanh thu. Thực trạng: Đến thời điểm 31/12/09 đơn vị chưa ghi nhận doanh thu khoan nổ mìn tháng 10,11 năm 2009 công trình “Nền đường Bãi Giá-Đầm tiên” của Công ty Du lịch Cát Tiên Sa số tiền: 1.751.275.275 đ. Nhưng kiểm toán viên không đưa ra bút toán điều chỉnh vì chưa được cung cấp tài liệu để xác định chi phí tương ứng. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống: nhân viên bán hàng sẽ xuất hóa đơn theo hợp đồng hoặc khi thu tiền ngay. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với hoạt động sản xuất hàng bảo hộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu: công ty chỉ tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng. Do vậy, căn cứ để kế toán ghi nhận doanh thu Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với dịch vụ vận tải: Khi có xác nhận của nơi nhận hàng hóa, kế toán sẽ hạch toán ghi nhận doanh thu. Trên cơ sở căn cứ vào bảng cước dịch vụ đã được xây dựng đối với hoạt động vận chuyển. Qua kiểm tra nguyên tắc ghi nhận Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, KTV nhận thấy: “ Ngoài những vấn đề đã nêu trên thì Doanh thu tại Công được ghi nhận theo đúng Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, ban hành ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính về việc xác định giá trị hợp lí của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được”. Kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ tiến hành tổng hợp kết quả cuă các bước công việc đã thực hiện trước đó, đưa ra các nhận xét và bút toán điều chỉnh (nếu có). Đối với Công ty Cổ phần ABC, do không đưa ra bút toán điều chỉnh nào nên kiểm toán viên không tiến hành tổng hợp các bút toán điều chỉnh đối với khoản mục doanh thu. Còn đối với các sai phạm khác, kiểm toán viên đưa vào thư quản lí gửi cho Ban giám đốc khách hàng. Biểu 11: trích thư quản lý gửi cho khách hàng Tham chiếu: I1/2/9 6. Về Hạch toán Doanh thu và chi phí. Kiểm tra. +Qua việc kiểm tra Chi nhánh tại Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy tại một số thời điểm việc hạch toán ghi nhận doanh thu và chi phí không đồng thời. Đến thời điểm 31/12/06 đơn vị chưa hạch toán ghi doanh thu khoan nổ mìn công trình “Nền đường Bãi Giá-đầm tiên” của Công ty Du lịch Cát Tiên- Đà Nẵng số tiền: 1.751.275.275 đ. +Hóa đơn tuy được đóng thành tập theo tháng nhưng không theo đúng số thứ tự, không có bảng kê số hóa đơn kèm theo. ảnh hưởng. Việc hạch toán doanh thu và chi phí chưa kịp thời làm cho việc phản ánh KQKD không chính xác, ảnh hưởng thực tiếp đến công tác quản lý kinh tế nới chung cũng như việc quản lý doanh thu và chi phí của công ty nới riêng. Khi tiến hành đối chiếu, kiểm tra doanh thu sẽ gặp nhiều khó khăn vì số lượng hóa đơn bán hàng là rất lớn. Đề xuất. Đơn vị cần hạch toán doanh thu và chi phí theo đúng quy định của Nhà nước. Tổ chức lại công tác lữ trữ chứng từ bán hàng cho phù hợp. Nên có bảng kê số hóa đơn ở đầu mỗi tập hóa đơn. Bước công việc cuối cùng mà kiểm toán viên phải thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán là lập trang Kết luận và đưa ra Thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán (nếu có sự điều chỉnh). Biểu 12: Trang kết luận kiểm toán của Công ty Cổ phần ABC AASC Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: R7 Khoản mục:511 Người thực hiện: NMH Ngày thực hiện: 11/02/2010 Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành Công việc thực hiện đối với phần Doanh thu đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ R1 đến R8 Các vấn đề phát sinh và kiến nghị Đến thời điểm 31/12/09 đơn vị chưa tiến hành hạch toán doanh thu của công trình “Nền đường Bãi Giá-đầm tiên” của Công ty Du lịch Cát Tiên Sa số tiền: 1.751.275.275 đ. Do kiểm toán viên không được cung cấp các tài liệu liên quan nên không có căn cứ xác định chi phí tương ứng, không có cơ sở đưa ra toán điều chỉnh Kết luận Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến chúng tôi : Ngoại trừ vấn đề trên thì Cơ sở dẫn liệu cho phần Doanh thu là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số phát sinh 45.992.882.500 là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước Có thể thấy, quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu được AASC thực hiện rất chặt chẽ và khoa học, từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến kết thúc kiểm toán. --Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: được kiểm toán viên và Công ty kiểm toán áp dụng chung đối với mọi khoản mục trên BCTC của khách hàng. --Giai đoạn thực hiện kiểm toán: được thực hiện riêng với chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu đã được AASC xây dựng. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên tiến hành so sánh doanh thu giữa các kì, kiểm tra các quan hệ đối ứng nhằm phát hiện các nghiệp vụ phát sinh bất thường. Tiếp theo, kiểm toán viên lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo tháng và theo từng loại doanh thu... nhằm nhận dạng các chỉ tiêu ảnh hưởng đến doanh thu trong năm. Thủ tục kiểm tra chi tiết giúp kiểm toán viên kiểm tra được các nghiệp vụ tăng, giảm doanh thu trong kì có được ghi nhận đúng không, các khoản doanh thu nội bộ có được bù trừ khi khách hàng hợp nhất BCTC không, các khoản doanh thu chưa thực hiện có được kết chuyển đúng kì không ?... Việc kiểm tra chi tiết được kiểm toán viên và các trợ lí kiểm toán thực hiện trên các mẫu chọn. Các mẫu này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên hoặc kiểm toán viên dựa vào óc xét đoán nghề nghiệp của mình trên cơ sở những đặc điểm về hoạt động của khách hàng. Đây là bước công việc hết sức quan trọng, là cơ sở để kiểm toán viên có thể đưa ra đưa kết luận cuối cùng về khoản mục doanh thu được trình bày. --Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Dựa vào các bước công việc đã tiến hành mà kiểm toán viên đưa ra các kết luận kiểm toán cho phù hợp. Sau khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ lựa chọn và lưu trữ tài liệu vào Hồ sơ kiểm toán. 2.3 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại AASC Nhìn chung, chất lượng kiểm toán ở AASC được khách hàng đánh giá khá cao. Do bộ máy tổ chức có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, mỗi phòng ban có một chức năng riêng, chuyên trách từng lĩnh vực kiểm toán cụ thể. Các Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành đều được soát xét cẩn thận bởi những người có chuyên môn, đảm bảo cung cấp một quy trình kiểm toán khoa học. Chính nhờ những ưu điểm này mà công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng ở AASC luôn đạt chất lượng cao và luôn tạo được sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. 2.3.1 Ưu điểm Trước khi tiến hành kiểm toán, công ty đều tiến hành thu thập những thông tin cần thiết để đánh giá khẳ năng chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng, nhằm đảm bảo khi kí kết hợp đồng, công ty có khả năng thực hiện các điều khoản trong hợp đồng thời cung cấp được cho khách hàng mọt dịch vụ kiểm toán chất lượng cao nhất. Đây cũng là cơ sở để công ty thực hiện tốt các bước công việc tiếp theo trong quy trình kiểm toán. Sau khi thu thập được thông tin về khách hàng, công ty sẽ lên kế hoạch chi tiết và thiết kế chương trình kiểm toán riêng với từng khách hàng trên cơ sở quy trình chung được AASC xây dựng. Trong quá trình thực hiện, nếu có những biến đổi bất thường, kiểm toán viên sẽ có những thay đổi cho phù hợp. Hồ sơ kiểm toán của công ty được sắp xếp một cách khoa học, hệ thống tham chiếu rõ ràng và lôgic, các giấy làm việc xắp xếp theo trật tự. Đảm bảo việc tra cứu được dễ dàng. Hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, với sự phân công trách nhiệm ở 3 cấp rõ ràng, đảm bảo chất lượng của chương trình kiểm toán đã thực hiện. Đầu tiên, kiểm toán viên chính thực hiện cuộc kiểm toán sẽ đưa ra ra ý kiến của mình đối với từng khoản mục cụ thể. Sau đó, Phó phòng hoặc trưởng phòng kiểm toán chuyên trách sẽ đưa ra ý kiến có chấp nhận hay không. Cuối cùng, Phó giám đốc phụ trách sẽ đưa ra ý kiến kết luận cuối cùng. Chú trọng xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán. Công việc này đảm bảo cho kiểm toán viên không bỏ sót các nghiệp vụ, kiểm tra được các khoản doanh thu, chi phí hạch toán sai niên độ. Đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán có trình độ và tay nghề cao, có chuyên môn về lĩnh vực kiểm toán, có đạo đức nghề nghiệp. Khi tiến hành kiểm toán với khách hàng nào, Công ty sẽ lựa chọn kiểm toán viên am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng đó, hệ thống luật pháp... 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân Nhìn chung, đây là những điểm mà hầu hết các công ty kiểm toán đều mắc phải, vì đa số là những lỗi khách quan như giới hạn về thời gian hay là về kinh phí kiểm toán. a) Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Việc tìm hiểu thông tin về khách hàng được công ty thực hiện chủ yếu qua điều lệ của Công ty khách hàng, phỏng vấn Ban giám đốc và nhân viên Công ty khách hàng theo bảng mẫu câu hỏi có nội dung về: +Thông tin cơ bản về khách hàng. +Sơ đồ tổ chức. +Ban lãnh đạo +Quá trình phát triển. +Các đối tác thường xuyên. +Các khoản đầu tư ra bên ngoài. Do giới hạn về thời gian kiểm toán, nên kiểm toán viên ít tiếp cận với các thông tin từ sách, báo, internet, KTV không tiến hành quan sát trực tiếp hoạt động SXKD của khách hàng nên tính khách quan cho các thông tin thu thập được không cao. Giai đoạn thực hiện kiểm toán +) Việc chọn mẫu kiểm toán tại AASC thường dựa vào óc xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ bất thường hoặc phát sinh với số tiền lớn. Do vậy mẫu được chọn không đại diện được cho tổng thể và mang tính chất của tổng thể. +) Khi áp dụng các thủ tục phân tích, kiểm toán viên mới chỉ dừng lại phân tích các chỉ tiêu trong nội bộ đơn vị, chưa chú trọng liên hệ với các chỉ tiêu nghành, nghề nhằm đánh giá mức độ cũng như hiệu quả SXKD của đơn vị so với mặt bằng chung. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Chưa chú trọng rà soát lại hồ sơ kiểm toán sau khi kết thúc kiểm toán. Do giới hạn về thời gian kiểm toán, nên KTV có thể bỏ qua một số thủ tục đã được xây dựng trong chương trình kiểm toán. Chương iii Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại AASC 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại AASC Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính vì đó là cơ sở để người ta sử dụng đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô của doanh nghiệp. Do đó, khoản mục này là đối tượng của nhiều sai phạm dẫn đến báo cáo tài chính bị sai lệch trọng yếu. Mặt khác, chất lượng của báo cáo kiểm toán là yếu tố rất quan trọng quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp kiểm toán. Đã từ lâu, AASC luôn luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, do vậy để không phụ lòng tin tưởng của khách hàng và tiếp tục vươn lên mạng mẽ trong điều kiện cạnh tranh như ngày nay thì Công ty càng phải nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ kiểm toán. Vì vậy, hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là điều mà Công ty nên lưu tâm. 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại AASC 3.2.1 Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin khách hàng Cơ sở đưa ra kiến nghị về thu thập thông tin khách hàng Việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng bao gồm: thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng, xem xét hồ sơ chung và hồ sơ kiểm toán năm trước, tiến hành quan sát trực tiếp sơ sở vật chất và nhận diện các bên liên quan. Đây là bước công việc quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của cuộc kiểm toán, là cơ sở để kiểm toán viên nhận dạng những rủi ro và xác định thời gian cũng như phạm vi cần tiến hành kiểm toán. Biện pháp +) Nâng cao công tác tìm hiểu thông tin về khách hàng Chú trọng thu thập thông tin cơ sở về khách hàng: cần có những quy định chặt chẽ trong việc thu thập thông tin về khách hàng, yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện đầy đủ. Có thể thu thập thông tin về khách hàng từ các bên hữu quan nhằm tăng tính khách quan trong đánh giá khách hàng. 3.2.2 Hoàn thiện việc thực hiện kiểm toán Chọn mẫu kiểm toán Cơ sở đưa ra kiến nghị về chọn mẫu kiểm toán. Do giới hạn về thời gian và phạm vi kiểm toán, nên kiểm toán viên phải tiến hành chọn mẫu kiểm toán. Theo VSA 530: “Lấy mẫu kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê”. Việc chọn mẫu kiểm toán là cần thiết do vậy phải đợc thực hiện một cách khoa học và hợp lí. Biện pháp +) Phần mềm chọn mẫu kiểm toán Do việc chọn mẫu kiểm toán ở AASC chủ yếu dựa vào kinh nghiệm do vậy mẫu được chọn có thể không mang tính tổng thể. Để khắc phục được nhược điểm này, Công ty nên nghiên cứu và áp dụng phần mềm chọn mẫu. Thủ tục phân tích Cơ sở đưa ra kiến nghị Đây là thủ tục kiểm toán có hiệu quả cao, chi phí thấp, cung cấp cho kiểm toán viên bằng chứng đầy đủ và hiệu quả về số liệu kiểm toán. Biện pháp áp dụng nhiều hơn các thủ tục phân tích: Đây là bước công việc đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm được thời gian mà chi phí kiểm toán lại thấp. Do vậy, ngoài việc so sánh kì này với kì trước, kiểm toán viên nên sử dụng cả số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch để xác định rõ nguyên nhân biến động của từng chỉ tiêu. Ngoài ra, kiểm toán viên nên sử dụng cả chỉ tiêu phi tài chính, nhằm dự đoán được sự biến động tăng, giảm trong tương lai. 3.2.3 Hoàn thiện quá trình kết thúc kiểm toán Các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán Cơ sở đưa ra kiến nghị Theo VSA 560: “ Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoản thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày kí Báo cáo kiểm toán và những sự kiện sau ngày kí Báo cáo kiểm toán.” “ Kiểm tián viên phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế tóan lập BCTC đối với BCTC và Báo cáo kiểm toán.” Như vậy, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC được chia thành 2 nhóm: + Nhóm các sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh tiếp sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC. + Nhóm các sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày khóa sổ kế toán lập BCTC. Biện pháp +) Tăng cường việc rà soát lại Hồ sơ kiểm toán Bằng cách tăng cường soát xét với tất cả các khoản mục trên BCTC. Tuy nhiên không nên cố định các chỉ tiêu cần soát xét 100%, vì tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng, mà mỗi khoản mục trên BCTC có mức trọng yếu khác nhau. Khi tiến hành soát xét, cần dựa vào đặc điểm của từng khách hàng, để lựa chọn nên thực hiện soát xét 100% đối với giấy làm việc của khoản mục nào. +) Tăng cường kiểm tra các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán  Kiểm toán viên kết hợp áp dụng nhiều thủ tục kiểm toán như : phỏng vấn, phân tích, đối chiếu...nhằm phát hiện các khoản Doanh thu chưa thực hiện chưa được kết chuyển trong kì, cũng như các khoản Doanh thu đã được đơn vị ghi nhận sai kì kế toán sau khi đẫ lập BCTC. Công việc này giúp kiểm toán viên kiểm tra tính đúng kì và tính hiện hữu của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của khách hàng. Thường xuyên cập nhật các thông tin về thuế, chính đầu tư, cũng như chế độ kế toán, kiểm toán có liên quan nhằm cung cấp những thông tin về môi trường pháp lí của DN cho kiểm toán viên. Đây là giải pháp mang tính lâu dài cho sự phát triển của Công ty sau này. Kết luận AASC đã áp dụng một cách khoa hoc, sáng tạo các chuẩn mực, lí luận vào thực tế, không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề và đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện kiểm toán. Chính vì vậy, chất lượng của các dịch vụ kiểm toán mà Công ty cung cấp ngày càng cao, đáp ứng được những tiêu chuẩn của kiểm toán quốc tế. Đến nay, AASC đã trở thành thành viên của tổ chức kiểm toán INPACT danh tiếng, và là Công ty kiểm toán hàng đầu của ngành kiểm toán Việt Nam. Sau một thời gian thực tập ở Công ty, em đã tìm hiểu được nhiều về quy trình kiểm toán chung tại công ty, về chương trình kiểm toán xây dựng với từng khoản mục, cách thức lưu trữ hồ sơ, đặc biệt là về quy trình khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên BCTC. Đây là Doanh thu từ hoạt động chính- là một trong những khoản mục trọng yếu trên BCTC đối với bất cứ một DN nào, khoản mục này luôn chứa đựng những rủi ro kiểm soát với kiểm toán viên, do đó nó đòi hỏi phải được thực hiện bởi kiểm toán viên giàu kinh nghiệm và phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học. Do giới hạn về thời gian cũng như phạm vi tiếp cận, bài viết của em chỉ phán ánh được những nét tổng quát nhất về Quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Và Kiểm toán (AASC) nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các anh chị phòng KT3 để bài viết hạn chế được các thiếu sót đó. Một lần nữa, em xin cảm ơn thầy cô và các anh chị trong phòng KT3 Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán đã giúp em hoàn thành Chuyên đề thực tập này. Sinh viên Trần Xuân Bách Danh mục tài liệu tham khảo Tác giả Tác phẩm Nhà xuất bản Nơi xuất bản Th.S Lê Thu Hà Slide bài giảng Kiểm toán Lao động TpHồ Chí Minh 2006 TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths Đậu Ngọc Châu Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán Tài chính Hà Nội 2007 GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS. Ngô Trí Tuệ Giáo trình Kiểm toán tài chính Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội 5/2006 Bộ tài chính Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Bộ tài chính Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Công ty AASC Tài liệu nội bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26044.doc
Tài liệu liên quan