Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC đã khẳng định được tầm quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán cũng như rất nhiều những khoản mục, phần hành khác. Mặc dù kiểm toán TSCĐ do CACC thực hiện không phải đã hoàn hảo nhưng nhìn chung đã đảm bảo được kết luận về việc quản lý, sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp. Công ty cũng luôn luôn nỗ lực để hoàn thiện nó, để nó trở nên hữu ích nhất trong quá trình thực hiện kiểm toán của Công ty.
Xu thế hội nhập hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện để tồn tại, phát triển và tránh được nguy cơ tụt hậu. Trong xu thế đó, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty CACC cũng không ngừng học hỏi, trau dồi để hoàn thiện mình. Mặc dù tuổi đời còn non trẻ trên thị trường kiểm toán Việt Nam nhưng với khả năng và quyết tâm của cả tập thể, hình ảnh của Công ty đã được khẳng định, uy tín của công ty đã được tạo lập được trong tâm trí khách hàng.
79 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán tư vấn Thủ Đô thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và số chi phí khấu hao đã hạch toán ở mức độ chi tiết để trợ giúp KTV đạt được độ tin cậy mong muốn. Xem xét các số phân tách chi tiết sau: theo phân loại của TSCĐ, theo kỳ kế toán theo phương pháp khấu hao...
3. Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được để tìm ra những chênh lệch trọng yếu giữa số ước tính kiểm toán và số báo cáo.
4. So sánh số ước tính kiểm toán với số báo cáo. Nếu số chênh lệch thực tế lớn có thể chấp nhận được thì phải tìm ra sự giải thích hợp lý cho số chênh lệch đó thông qua việc kiểm tra các chứng từ liên quan.
C. Đánh giá kết quả kiểm tra của tất cả các bước trên
3.
Kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ
(tuỳ chọn bước 2 hoặc 3)
A. Xét xem các chính sách và thủ tục kế toán cho việc tính toán và ghi chép khấu hao TSCĐ có được áp dụng hợp lý, có tuân thủ các quy định của BTC và có nhất quán không?
B. Chọn một số TS từ bảng tổng hợp TSCĐ (xem thủ tục tổng hợp 1) để kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ như sau:
1. Tính toán lại chi phí khấu hao và so với số phát sinh do khách hàng tính trong kỳ.
2. Đôi chiếu tổng chi phí khấu hao và khấu hao luỹ kế với sổ Cái.
3. Xem xét những bút toán khấu hao lớn trong kỳ và đối chiếu với chi phí và sổ Cái liên quan, kiểm tra các chứng từ có liên quan nếu cần thiết
C. Đánh giá kết quả kiểm tra.
Thủ tục kiểm toán chi tiết
Người thực hiện
Tham chiếu
4.
Kiểm tra việc trình này TSCĐ
A. Xét xem các tài khoản TSCĐ được trình bày hợp lý theo các quy định của chế độ kế toán Việt nam không?
1. Phân loại tài sản phù hợp theo quy định của chế độ kế toán Việt nam
2. Phương pháp tính khấu hao phù hợp với chế độ kế toán Việt nam
3. Việc tính và trích khấu hao TSCĐ phù hợp với QĐ206/2003/QĐ-BTC
4. Thu thập những cam kết về mua tài sản (nếu có)
5. Thu thập các tài sản được thế chấp cầm cố (nếu có)
6. Thu thập các nghiệp vụ với bên thứ ba (nếu có)
5.
Kiểm tra việc đánh giá lại TSCĐ
A. Thu thập bảng tổng hợp các tài sản được đánh giá lại cuối kỳ và thực hiện các bước sau:
1. Xét xem tổ chức (cá nhân) thực hiện việc đánh giá lại TSCĐ có độc lập với đơn vị và đủ năng lực thực hiện việc đánh giá lại hay không?
2. Copy báo cáo đánh giá lại TSCĐ và bảo đảm rằng những ý kiến đưa ra trong báo cáo phục vụ cho việc đánh giá lại TSCĐ.
3. Đối chiếu phần chênh lệch tăng/giảm TS tới TK chênh lệch đánh giá lại tài sản
II
Xây dựng cơ bản dở dang
A. Đầu tư XDCB
1. Thu thập danh mục các công trình đầu tư XDCB dở dang. Đối chiếu với sổ Cái và BCTC
2. Liệt kê các danh mục TSCĐ tạm tăng
3. Kiểm tra chọn mẫu việc ghi chép các công trình đầu tư xây dựng được duyệt quyết toán trong kỳ. Đảm bảo rằng chúng được ghi chép đúng kỳ và theo đúng quy định.
4. Các thủ tục kiểm toán khác
B. Đánh giá kết quả của tất cả các bước kiểm tra trên
-Chương trình kiểm toán TSCĐ vô hình và TS khác
Các thủ tục kiểm toán tổng hợp và chi tiết:
1. Kiểm tra sự thích hợp của việc hạch toán TSCĐ vô hình
- Xem xét bản chất của các TSCĐ vô hình bằng cách soát xét các giấy tờ làm việc năm trước.
- Xác định xem doanh nghiệp có áp dụng các chính sách và thủ tục hạch toán cho các chi phí trước hoạt động hoặc các chi phí dài hạn khác một cách nhất quán và phù hợp không.
2. Kiểm tra số dư tài khoản TSCĐ vô hình
- Thu thập Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ vô hình trong kỳ.
- Đối chiếu số đầu kỳ, cuối kỳ của nguyên giá với sổ cái, đối chiếu số chi phí hao mòn với Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Chọn mẫu các chi phí phát sinh tăng (giảm) trong kỳ và kiểm tra chứng từ kế toán và các văn bản phê duyệt có liên quan. Tính toán lại lãi (lỗ) và ghi giảm chi phí (nếu có)
3. Kiểm tra giá trị của các TSCĐ vô hình
- Xem xét tính hợp lý và nhất quán của việc áp dụng các chính sách, tỷ lệ khấu hao TSCĐ
- Đối với các mẫu đã chọn ở thủ tục 2: Xem xét tỷ lệ khấu hao, tiến hành tính toán lại chi phí khấu hao, đối chiếu tổng số khấu hao luỹ kế tới G/L
- Xem xét liệu các chi phí năm trước hoạt động có được khấu hao một cách hệ thống và nhất quán không, trong mối quan hệ với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá lại kết quả kiểm tra.
4. Kiểm tra việc trình bày và phản ánh các tài khoản TSCĐ vô hình trên BCTC
5. Kiểm tra việc hạch toán các TSCĐ vô hình bằng ngoại tệ, xem xét việc hạch toán có phù hợp tỷ giá.
Các sai sót tiềm tàng có liên quan và các thủ tục kiểm tra tương ứng:
Stt
Các sai sót tiềm tàng
Nguyên nhân
Thủ tục kiểm toán
1
Nguyên giá tài sản cao hơn thực tế
- Tính hợp lệ: Ghi sổ nguyên giá TS nhưng chưa ghi nhận được TS (chi phí) thực tế
- Ghi chép: Nguyên giá TS ghi sổ lớn hơn thực tế
- Tính đúng kỳ: Nguyên giá TS ghi sổ kỳ này nhưng thuộc kỳ sau
1,2
2
2
2
Chi phí khấu hao cao hơn thực tế
- Tính hợp lệ: Chi phí khấu hao tính toán không hợp lý
- Ghi chép: Chi phí khấu hao ghi sổ cao hơn thực tế
- Tính đúng kỳ: Khấu hao kỳ sau nhưng lại được ghi sổ kỳ này
3
3
3
3
Khấu hao luỹ kế thấp hơn thực tế
- Tính hiện hữu: Số khấu hao không được ghi vào chi phí
- Ghi chép: Gía trị khấu hao luỹ kế thấp hơn thực tế
- Tính đúng kỳ: Khấu hao kỳ này nhưng ghi sổ chi phí kỳ sau
3
3
3
4
Số dư nguyên giá tài sản và khấu hao
- Gía trị: Số dư tài sản và khấu hao không được đánh giá chính xác
- Trình bày: Các số dư không được trình bày hợp lý
1,3
4
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán là bước công việc quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn này, KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các các bằng chứng đầy đủ và cần thiết làm cơ sở để đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của phần hành kiểm toán.
Trong giai đoạn này, KTV thực hiện các bước công việc:
Thực hiện thủ tục phân tích
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Thực hiện thủ tục phân tích
Trên cơ sở các tài liệu được khách hàng cung cấp như BCĐKT, Bảng cân đối phát sinh tài khoản… KTV tiến hành lập Bảng phân tích theo nhóm tài sản chứa các chỉ tiêu về Nguyên giá và khấu hao TSCĐ như Bảng 2.1
Thông qua số liệu thu thập được, KTV tiến hành đánh giá tình hình biến động tăng - giảm TSCĐ trong năm: Việc đầu tư, mua sắm TSCĐ trong năm phải phù hợp về cơ cấu vốn, ngành nghề kinh doanh: TSCĐ giảm là do thanh lý, nhượng bán… và đã được ghi chép đầy đủ. Việc trích khấu hao phải theo đúng tỷ lệ đã đăng ký và phải bảo đảm nhất quán qua các năm. Biến động tăng - giảm về khấu hao TSCĐ trong năm phải phù hợp với biến động tăng - giảm về nguyên giá TSCĐ. Ngoài ra, KTV tiến hành so sánh giá trị TSCĐ giữa kỳ này với kỳ trước với quy mô, ngành nghề kinh doanh tại đơn vị.
KTV HT đã lập bảng phân tích sơ bộ TSCĐ tại công ty A ngày 10/03/2010
Soát xét bởi NAT
Bảng 2.1: Phân tích sơ bộ TSCĐ tại Công ty A
Khoản mục
31/12/2008
31/12/2009
Chênh lệch %
Chênh lệch VND
Ghi chú
I. TSCĐ hữu hình
18.663.944.885
17.427.392.349
-7
(1.236.552.536)
(1)
1. Nguyên giá
37.571.711.745
38.181.031.670
2
609.319.925
2. Khấu hao
1.890.776.686
20.753.639.521
998
18.862.862.835
II. TSCĐ vô hình
489.498.076
59.196.761
-88
(430.301.315)
(2)
1. Nguyên giá
880.346.113
290.223.383
-67
(590.122.730)
2. Khấu hao
390.848.037
231.026.622
-41
(159.821.415)
Tổng cộng
18.353.442.961
17.486.589.110
-95
-1.666.853.851
(1) TSCĐ hữu hình năm 2009 giảm so với năm 2008 có thể do thanh lý, nhượng bán.
KTV cần tiến hành kiểm tra hồ sơ TSCĐ. Chú ý những TSCĐ tăng trong năm 2008 do mua sắm hoặc do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Kiểm tra Quyết định thanh lý, nhượng bán; biên bản thanh lý, nhượng bán…
Tính toán lại khấu hao TSCĐ trong năm (chú ý tới nguyên giá tính khấu hao và thời gian trích khấu hao có nằm trong khung quy định không)
(2) TSCĐ giảm do đã khấu hao hết.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Từ phân tích sơ bô ở trên, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết đối với khách hàng. Để xác định được số dư cuối kỳ, tính chính xác của các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ có liên quan chặt chẽ. Đối với Công ty A, KTV cần kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ do mua sắm, do thanh lý, nhượng bán, sửa chữa lớn TSCĐ, đặc biệt lưu ý tới tài khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kiểm tra chi tiết tới các quyết định đầu tư, quyết toán…;
Trọng tâm của bước công việc thực hiện:
Kiểm tra tổng hợp số dư TK TSCĐ
Các nghiệp vụ tăng TSCĐ;
Các nghiệp vụ giảm TSCĐ;
Kiểm tra khoản mục khấu hao TSCĐ
*Kiểm tra tổng hợp số dư TK TSCĐ
Công ty A là khách hàng năm thứ 2 ,số liệu kế toán năm trước đã được CACC kiểm toán nên KTV dựa vào số cuối kỳ trước đã được kiểm toán để đối chiếu với số dư đầu kỳ này. Ta lập bảng kiểm tra số liệu tổng hợp TSCĐ.
Bảng 2.2 Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra số liệu tổng hợp TK 211 tại Công ty A
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ - CACC
Lô 16, D6, Khu Quận Ủy Thanh Xuân, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Tel: (84-4) 285 2318 Fax: (84-4) 285 2317
Website: Email: Info@caccvn.net
Client
Công ty A
Period
31/12/09
Controled by:
NAT
Subject
TK 211 - TSCĐ hữu hình
Pripared by:
HT
Bước công việc
Kiểm tra số liệu tổng hợp
Date:
13/03/2010
TK 211: TSCĐ hữu hình
Số dư đầu kỳ: 37.571.711.745 (Ly)
Phát sinh Nợ : 890.062.738 (*)
Phát sinh Có: 280.742.613 (*)
Số dư cuối kỳ: 38.181.031.870 (Ag)
TK 213: TSCĐ vô hình
Số dư đầu kỳ: 880.346.113 (Ly)
Phát sinh Nợ: - (*)
Phát sinh Có: 590.122.730 (*)
Số dư cuối kỳ: 290.223.383 (Ag)
Ghi chú: (Ly): Khớp với số dư cuối năm trên BCTC năm 2008
(*): Khớp với Bảng cân đối số phát sinh năm 2009
(Ag): Khớp với BCĐKT 31/12/2009
: Cộng dọc đúng
Sau khi lập tờ tổng hợp số liệu TK TSCĐ, KTV tiến hành kiểm tra tình hình biến động tăng - giảm TSCĐ thông qua kiểm tra các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc tăng, giảm TSCĐ và kiểm tra các bút toán hạch toán, thủ tục điều chuyển để ghi tăng hay giảm TSCĐ. Trước hết, KTV tiến hành lập Bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ và khấu hao TSCĐ trong kỳ.
*Kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ
Bảng 2.3: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Tổng hợp số liệu TK 211 - Công ty A
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ - CACC
Lô 16, D6, Khu Quận Ủy Thanh Xuân, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Tel: (84-4) 285 2318 Fax: (84-4) 285 2317
Website: Email: Info@caccvn.net
Client
Công ty A
Period
31/12/09
Controled by:
NAT
Subject
TK 211 - TSCĐ hữu hình
Pripared by:
HT
Bước công việc
Kiểm tra số liệu tổng hợp
Date:
13/03/2010
Chỉ tiêu
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiên vận tải
Thiết bị, dụng cụ
Tổng cộng
I. Nguyên giá
1.Số đầu kỳ
13.238.450.680
15.346.598.509
7.125.864.106
1.860.798.450
37.571.711.745
2.Tăng trong kỳ
290.231.378
76.203.322
23.628.038
890.062.738
Mua sắm
468.050.493
23.628.038
491.678.531
Điều động
290.231.378
108.152.829
398.384.207
3.Giảm trong kỳ
280.742.613
280.742.613
Thanh lý
280.742.613
280.742.613
Số cuối kỳ
13.528.682.058
15.642.059.218
7.125.864.106
1.884.426.488
38.181.031.870
Đã KH hết
1.245.687.398
1.583.279.898
1.016.397.345
587.398.287
4.432.762.928
Chờ thanh lý
538.670.345
538.670.345
II. Hao mòn TSCĐ
1. Số đầu kỳ
6.938.845.098
8.283.256.745
3.365.174.809
320.490.208
18.907.766.860
2. Tăng trong kỳ
626.843.858
810.235.476
520.394.768
59.160.458
2.016.634.560
3. Giảm trong kỳ
170.760.899
170.760.899
Thanh lý
111.045.573
111.045.573
Khấu hao hết
59.715.326
59.715.326
4. Số cuối kỳ
7.565.688.956
8.922.731.322
3.885.569.577
379.650.666
20.753.640.521
III. Giá trị còn lại
1. Số đầu kỳ
6.299.605.582
7.063.341.764
3.760.689.297
1.540.308.242
18.663.944.885
2. Số cuối kỳ
5.962.993.102
6.719.327.896
3.240.294.529
1.540.308.242
17.462.923.769
Không sử dụng
165.489.497
165.489.497
Chờ thanh lý
198.258.016
198.258.016
Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các trường hợp TSCĐ tăng do mua sắm được thực hiện thông qua kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ có liên quan như hoá đơn (GTGT), hoá đơn bán hàng, giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho, quyết định mua sắm, hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao, thanh lý hợp đồng… nhằm khẳng định TSCĐ tăng lên trong kỳ là thực sự tồn tại. Ngoài ra, KTV tiến hành đối chiếu giữa số tiền ghi trên sổ sách kế toán với các chứng từ gốc nhằm khẳng định giá trị TSCĐ tăng trong kỳ có được ghi sổ chính xác theo nguyên tắc giá gốc hay không.
Bảng 2.4: Trích giấy làm việc của KTV - Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ tại Công ty A
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ - CACC
Lô 16, D6, Khu Quận Ủy Thanh Xuân, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Tel: (84-4) 285 2318 Fax: (84-4) 285 2317
Website: Email: Info@caccvn.net
Client
Công ty A
Period
31/12/09
Controled by:
NAT
Subject
TK 211 - TSCĐ hữu hình
Pripared by:
Hoàng Thảo
Bước công việc
Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ
Date:
13/03/2010
Kiểm tra Nguyên giá Máy in FOU002
Số tiền theo tờ khai hàng hoá nhập khẩu: 293.769.350 đ (17.825)
Số tiền đơn vị ghi tăng nguyên giá trên sổ sách kế toán: 298.014.618 đồng
Giải trình của kế toán thanh toán như sau:
Thanh toán lần 1: 3.298 EUR * 16.821 = 55.475.658
Thanh toán lần 2: 13.192 EUR*18.278= 241.123.376
Thanh toán tiền vận chuyển = 1.415.584
Tổng cộng = 298.014.618
Đối chiếu giữa Bảng kê TSCĐ tăng (do mua sắm) với sổ Cái
Nguyên giá TSCĐ tăng theo Bảng kê: 491.678.531
Nguyên giá TSCĐ tăng theo Sổ Cái: 488.916.757
Chênh lệch : 2.761.774
Qua quá trình kiểm tra, KTV được biết khoản chênh lệch này là chi phí vận chuyển mua các thiết bị máy chỉnh áp (ngày 03/05/09) và máy trộn (ngày 12/08/09) nhưng đơn vị không ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ.
Do vậy, KTV đề nghị hạch toán tăng nguyên giá khoản chi phí này theo bút toán sau:
Nợ TK 211: 2.761.774
Có TK 241: 2.761.774
*Kiểm tra nghiệp vụ giảm TSCĐ
Trong năm 2009, công ty A có thanh lý một số tài sản, KTV tiến hành kiểm tra các chứng từ liên quan để khẳng định thủ tục thanh lý là hợp lý, các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã ghi nhận trong năm là thực sự tồn tại. Cuối cùng, KTV tiến hành đối chiếu giữa Bảng kê với Sổ chi tiết và Sổ Cái TSCĐ nhằm khẳng định việc ghi nhận là chính xác về mặt giá trị, trong trường hợp có chênh lệch phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh.
Bảng 2.5: Trích giấy làm việc của KTV - Kiểm tra TSCĐ thanh lý tại Công ty A
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ - CACC
Lô 16, D6, Khu Quận Ủy Thanh Xuân, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Tel: (84-4) 285 2318 Fax: (84-4) 285 2317
Website: Email: Info@caccvn.net
Client
Công ty A
Period
31/12/09
Controled by:
NAT
Subject
TK 211 - TSCĐ hữu hình
Pripared by:
Hoàng Thảo
Bước công việc
Kiểm tra TSCĐ thanh lý
Date:
13/03/2010
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Ghi chú
ngày tháng
Số hiệu
Nợ
Có
06/01/2009
Thanh lý máy nén khí
811
2113
69472577
Quyết định thanh lý, Biên bản thanh lý
2141
8693586
Lập Hội đồng thanh lý rồi bán theo hình thức đấu thầu
02/05/2009
Thanh lý máy in
811
100229463
Quyết định của Tổng Công ty cho phép thanh lý tài sản
2141
2113
102346987
Quy trình thanh lý: Lập Hội đồng thanh lý rồi bán theo hình thức đấu thầu
Đối chiếu giữa Sổ cái với Bảng kê cho thấy không có chênh lệch nào được phát hiện trong việc ghi nhận giá trị TSCĐ giảm do thanh lý trong năm Thủ tục thanh lý TSCĐ được Công ty thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước
*Kiểm tra khấu hao TSCĐ:
KTV thường tập trung xem xét khi kiểm toán khoản mục khấu hao TSCĐ là xem xét phương pháp trích khấu hao áp dụng tại đơn vị có nhất quán không, mức trích khấu có phù hợp với các văn bản quy định của Nhà nước không, số khấu hao tăng - giảm trong kỳ có được tính toán theo nguyên tắc tròn tháng hay không; các tài sản sự nghiệp, phúc lợi có được đơn vị trích và phân bổ khấu hao vào chi phí trong kỳ không, đơn vị có trích khấu hao cho TSCĐ thường tập trung vào vấn đề sau:
Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ
Kiểm tra tài khoản Hao mòn TSCĐ (tổng hợp số liệu TK 214)
Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ trong năm: KTV thường thực hiện các công việc sau:
Xét bảng đăng ký khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp có xét duyệt của cấp có thẩm quyền.
Đối chiếu trích khấu hao thực tế với Bảng đăng ký trên.
Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp.
Kiểm tra việc hạch toán khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định và việc ghi chép chúng trên các sổ chi tiết.
Theo đó, kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ phát sinh trong năm được tiến hành theo các hướng sau:
Kiểm tra việc trích khấu hao cho các TSCĐ đang được sử dụng tại đơn vị
Kiểm tra việc trích khấu hao cho các tài sản tăng trong năm do mua sắm, được điều động.
Kiểm tra chi phí khấu hao giảm trong năm do thanh lý, điều động.
Đối với các TSCĐ hiện đang được sử dụng tại đơn vị: do số lượng TSCĐ tại đơn vị rất lớn nên KTV tiến hành tính toán lại mức khấu hao theo nhóm tài sản và đối chiếu với Bảng tính khấu hao của đơn vị. Trong quá trình kiểm tra, KTV đặc biệt chú ý đến những tài sản đã khấu hao hết, những tài sản không dùng cho mục đích kinh doanh nhưng vẫn được trích khấu hao… Qua kiểm tra, KTV phát hiện thấy những vấn đề phát sinh như:
Về phương pháp trích khấu hao: đơn vị áp dụng nhất quán phương pháp trích khấu hao theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC. Trên cơ sở đăng ký thời gian sử dụng hữu ích cho từng TSCĐ đơn vị tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng cho TSCĐ sử dụng tại đơn vị.
Mức trích khấu hao hàng tháng
=
Nguyên giá
Số năm sử dung x 12
Mức khấu hao TSCĐ phải trích tháng này của bộ phận j
=
Mức khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước ở bộ phận j
+
Mức khấu hao của những TSCĐ tăng thêm trong tháng này của bộ phận j
-
Mức khấu hao của những TSCĐ giảm đi trong tháng này ở bộ phận j
Trong đó:
Mức khấu hao của những TSCĐ tăng thêm trong tháng này của bộ phận j
=
Mức khấu hao phải trích bình quân tháng của TSCĐ tăng thêm tại bộ phận j
x
Số ngày phải trích khấu hao thực tế trong tháng của TSCĐ tăng thêm tại bộ phận j
Số ngày thực tế của tháng
Mức khấu hao của những TSCĐ giảm đi trong tháng này của bộ phận j
=
Mức khấu hao phải trích bình quân tháng của TSCĐ giảm đi tại bộ phận j
x
Số ngày phải trích khấu hao thực tế trong tháng của TSCĐ giảm tại bộ phận j
Số ngày thực tế của tháng
Thực tế trích khấu hao tại đơn vị: Qua kiểm tra Bảng tính khấu hao TSCĐ thực tế tại đơn vị và đối chiếu với Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ, KTV phát hiện một số tài sản đã khấu hao hết và một số tài sản không sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhưng đơn vị vẫn trích khấu hao và phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ (Bảng ??)
Trong qúa trình kiểm tra. KTV đặc biệt chú ý đến những TSCĐ có giá trị lớn để xem xét việc trích khấu hao cho các TSCĐ này có đúng hay không (trên cơ sở đối chiếu với mức khấu hao cơ bản). KTV cũng tập trung vào những trường hợp nâng cấp, sửa chữa TSCĐ hoàn thành trong năm làm tăng nguyên giá và mức trích khấu hao để xem xét đơn vị có trích khấu hao cho các tài sản này theo mức khấu hao mới hay không. Đối chiếu với các Sổ chi tiết để khẳng định việc hạch toán khấu hao TSCĐ tại đơn vị là phù hợp với các quy định hiện hành.
Kiểm tra khấu hao của TSCĐ tăng trong năm do mua sắm, được điều động: KTV tiến hành kiểm tra 100% đối với khấu hao của TSCĐ tăng trong kỳ. KTV lập Bảng tính khấu hao của TSCĐ tăng và đối chiếu với số hạch toán của đơn vị để tìm ra chênh lệch, trong đó đặc biệt chú ý đến thời gian tài sản mới được đưa vào sử dụng để xem liệu đơn vị có trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng không (bảng)
Kiểm tra khấu hao giảm trong năm: Khấu hao TSCĐ giảm là do trong năm 2009, đơn vị đã thanh lý một số tài sản và một số tài sản đã khấu hao hết.
Đối với khấu hao TSCĐ giảm do thanh lý: Căn cứ vào thời gian ghi giảm TSCĐ, KTV tính số khấu hao giảm trong năm và đối chiếu với số hạch toán của đơn vị. Quá trình kiểm tra không phát hiện thấy có chênh lệch nào.
Đối với khấu hao giảm do một số tài sản đã khấu hao hết: KTV tiến hành kiểm tra hồ sơ TSCĐ, căn cứ vào giá trị còn lại đến thời điểm 31/12/2009 để tính ra thời điểm tài sản đó sẽ được khấu hao hết.
Đối với TSCĐ vô hình giảm trong năm, do tiền thuê đất bản chất không phải là TSCĐ vô hình nên khi hạch toán giảm khoản này, đơn vị không được ghi giảm phần khấu hao tương ứng. Sau khi kiểm tra mức độ trích khấu hao TSCĐ trong năm, KTV tiến hành kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao và các bộ phận sử dụng đồng thời kiểm tra việc trích lập và nộp quỹ khấu hao về Tổng Công ty nhằm phát hiện những khoản đã ghi giảm nhưng thực tế chưa giảm.
Bảng 2.6: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ tại Công ty A
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ - CACC
Lô 16, D6, Khu Quận Ủy Thanh Xuân, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Tel: (84-4) 285 2318 Fax: (84-4) 285 2317
Website: Email: Info@caccvn.net
Stt
Tên TSCĐ
Năm sử dụng
Bộ phận sử dụng
Nguyên giá
Khấu hao năm 2009
Số năm trích khấu hao
1
Tủ lạnh National
2001
Nhà ăn
6.540.000
817.500
8
2
Tivi Sony
2006
Nhà ăn
7.354.980
919.373
8
3
Máy điều hoà
2006
Hội trường
11.356.500
1.419.563
8
4
Dàn âm ly
2006
Hội trường
15.350.980
2.558.497
6
5
Khu công nhân
2004
Phúc lợi
438.473.598
19.064.069
23
6
Tháp giải nhiệt
1998
Sản xuất
75.980.569
7.598.057
10
7
Máy điều hoà văn phòng
1999
Văn phòng
12.393.568
1.549.196
8
Tổng cộng
33.926.254
Client
Công ty A
Period
31/12/09
Controled by:
NAT
Subject
TK 211 - TSCĐ hữu hình
Pripared by:
Hoàng Thảo
Bước công việc
Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ
Date:
13/03/2010
Như vậy trong năm 2009 đơn vị đã tính và phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ khấu hao của một số TSCĐ phúc lợi và một số TSCĐ đã khấu hao hết với số tiền là 33.926.254. KTV đề nghị đơn vị điều chỉnh theo các bút toán:
Điều chỉnh giảm chi phí kinh doanh khoản khấu hao của TSCĐ phúc lợi:
Nợ TK 431: 24.779.001
Có TK 421: 24.779.001
Điều chỉnh giảm chi khấu hao của TSCĐ đã được khấu hao hết:
Nợ TK 214: 9.147.253
Có TK 421: 9.147.253
Bảng 2.7: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra khấu hao TSCĐ tăng trong năm tại Công ty A
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ - CACC
Lô 16, D6, Khu Quận Ủy Thanh Xuân, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Tel: (84-4) 285 2318 Fax: (84-4) 285 2317
Website: Email: Info@caccvn.net
Client
Công ty A
Period
31/12/09
Controled by:
NAT
Subject
TK 211 - TSCĐ hữu hình
Pripared by:
Hoàng Thảo
Bước công việc
Kiểm tra khấu hao TSCĐ tăng
Date:
13/03/2010
Chi tiết
NG
TGSD
Tháng SD
Khấu hao
BK
PXN
BK
PXN
CL
Thiết bị trao đổi nhiệt
11.234.658
10
1/3
1/3
1.029.844
1.029.844
Thiết bị làm lạnh
6.798.000
8
4/3
5/3
566.500
495.688
(70.812)
Tháp giải nhiệt
298.014.618
10
6/3
6/3
14.900.730
14.900.730
Đồng hồ đo lưu lượng axit
163.237.875
10
7/3
8/3
6.801.578
5.441.263
(1.360.315)
Đường điện công nghiệp
12.393.380
8
9/3
11/3
387.293
129.097
(258.196)
Tổng cộng
491.678.531
23.685.945
21.996.622
(1.689.323)
Kết quả kiểm tra việc trích khấu hao cho TSCĐ tăng do mua sắm trong năm cho thấy đơn vị đã trích khấu hao cao hơn thực tế là 1.689.323 VNĐ.
Đối với tài sản tăng do điều động: Theo bút toán hạch toán tăng TSCĐ ở phần kiểm tra tăng nguyên giá TSCĐ, đơn vị đã ghi nhận tăng phần khấu hao lũy kế của tài sản này và tiến hành trích khấu hao cho tài sản này từ tháng 10/2008 với số tiền là 9.959.605.
Như vậy, đơn vị cần phải ghi giảm khấu hao TSCĐ theo bút toán:
Nợ TK 214: 1.689.323
Có TK 421 :1.689.323
*Kiểm tra TK Hao mòn TSCĐ (tổng hợp số liệu TK 214)
KTV tiến hành lập tờ tổng hợp số liệu cho TK 214 tương tự đối với khoản mục nguyên giá TSCĐ (Bảng 2.8). Trong đó:
Đối với SDĐK: KTV chia TK Hao mòn TSCĐ thành các TK chi tiết và đối chiếu giữa Sổ Cái TK 214 với Sổ chi tiết TK 2141, 2143.
Phát sinh Có: Dựa trên kết quả kiểm toán chi phí khấu hao phát sinh trong năm, KTV tìm ra số chênh lệch so với số hạch toán của đơn vị, từ đó đưa ra số điều chỉnh sau kiểm toán.
Phát sinh Nợ: Dựa trên kết quả kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ giảm trong năm, KTV tìm ra số chênh lệch so với số hạch toán của đơn vị để đưa ra số điều chỉnh sau kiểm toán.
Đối với SDCK: Trên cơ sở kết quả kiểm tra SDCK, phát sinh Nợ, phát sinh Có trong kỳ, KTV tính ra Số dư cuối kỳ và so sánh với số hạch toán của đơn vị.
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ - CACC
Lô 16, D6, Khu Quận Ủy Thanh Xuân, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Tel: (84-4) 285 2318 Fax: (84-4) 285 2317
Website: Email: Info@caccvn.net
Client
Công ty A
Period
31/12/09
Controled by:
NAT
Subject
TK 214 – Khấu hao TSCĐ
Pripared by:
Hoàng Thảo
Bước công việc
Tổng hợp số liệu
Date:
13/03/2010
Khoản mục
Số trước kiểm toán
Điều chỉnh kiểm toán
Số sau kiểm toán
Số dư đầu kỳ
19.298.614.897
-
19.298.614.897
Phát sinh Nợ
387.444.803
-
387.444.803
Phát sinh Có
2.073.496.049
(9.090.733)
2.064.405.316
Số dư cuối kỳ
20.984.666.143
(9.090.733)
20.975.575.410
Chi tiết SDĐK TK 214: 19.298.614.897. Trong đó:
TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình là 18.907.766.860
TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình là 390.848.037, trong đó:
Tiền thuê đất: 216.683.904
Nghiệm thu môi trường: 43.863.748
Phần mềm đo độ cứng, độ dai: 130.301.385
Bảng 2.8: Tổng hợp số liệu TK 214 – Công ty A
*Tổng hợp các bút toán điều chỉnh phần hành kiểm toán TSCĐ
Tổng hợp kết quả kiểm toán là bước công việc được thực hiện sau khi KTV đã hoàn thành kiểm toán từng khoản mục trên BCTC. Đối với khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ, KTV tiến hành lập tờ “Kết luận kiểm toán”, thực chất là Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh đối với khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ được đưa ra sau quá trình kiểm toán.
Sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm tra chi tiết, KTV đưa ra kết luận kiểm toán.
Bảng 2.9: Trích giấy làm việc của KTV - Kết luận kiểm toán TK 211 tại Công ty A
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ - CACC
Lô 16, D6, Khu Quận Ủy Thanh Xuân, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Tel: (84-4) 285 2318 Fax: (84-4) 285 2317
Website: Email: Info@caccvn.net
Client
Công ty A
Period
31/12/09
Controled by:
NAT
Subject
TK 211 - TSCĐ hữu hình
Pripared by:
Hoàng Thảo
Bước công việc
Kết luận kiểm toán
Date:
13/03/2010
Kết luận kiểm toán
Công việc đã tiến hành
Công việc thực hiện đối với phần TK 211 đã tiến hành theo đúng chương trình kiểm toán
Các vấn đề phát sinh
Điều chỉnh tăng Nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211: 2.761.774
Có TK 241: 2.761.774
Kết luận
Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi: Ngoài trừ vấn đề trên
Cơ sở dẫn liệu cho phần TK 211 là thích hợp trên các khia cạnh trọng yếu và tổng số dư 20.753.639 (đồng) là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước.
Bảng 2.10: Trích giấy làm việc của KTV - Kết luận kiểm toán TK 214 tại Công ty A
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ - CACC
Lô 16, D6, Khu Quận Ủy Thanh Xuân, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Tel: (84-4) 285 2318 Fax: (84-4) 285 2317
Website: Email: Info@caccvn.net
Client
Công ty A
Period
31/12/09
Controled by:
NAT
Subject
TK 214 – Khấu hao TSCĐ
Pripared by:
Hoàng Thảo
Bước công việc
Kết luận kiểm toán
Date:
13/03/2010
Kết luận kiểm toán
Công việc đã tiến hành
Công việc thực hiện đối với phần TK 214 đã tiến hành theo đúng chương trình kiểm toán
Các vấn đề phát sinh
Điều chinh giảm chi phí khấu hao
Nợ TK 214: 10.836.576
Có TK 421 : 10.836.576
Điều chỉnh giảm chi phí khấu hao TSCĐ phúc lợi
Nợ TK 431: 24.779.001
Có TK 421: 24.779.001
Kết luận
Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi: Ngoài trừ vấn đề trên
Cơ sở dẫn liệu cho phần TK 214 là thích hợp trên các khia cạnh trọng yếu và tổng số dư 20.753.639 (đồng) là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước.
Chú ý: Để đưa ra ý kiến trên Báo cáo kiểm toán, KTV tiến hành so sánh số điều chỉnh kiểm toán với ước tính sai số đối với khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ để khẳng định xem các chênh lệch được phát hiện có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của đơn vị hay không.
Khoản mục
Điều chỉnh kiểm toán
Ước tính sai số
Đánh giá mức trọng yếu của sai sót
Nguyên giá TSCĐ
2.761.774
52.215.057
Dưới mức trọng yếu
Khấu hao TSCĐ
10.836.576
52.215.057
Dưới mức trọng yếu
Tổng cộng
13598350
104430114
Dưới mức trọng yếu
Kết thúc cuộc kiểm toán
Soát xét giấy tờ làm việc của KTV
Đây là bước quan trọng trước khi CACC phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục kiểm toán được thiết kế trong chương trình kiểm toán, KTV thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ soát xét giấy tờ làm việc của mình; đánh giá về tính chính xác, đầy đủ và hợp lý của bằng chứng kiểm toán; bổ sung những bằng chứng mới thu thập được hoặc nếu thiếu thì cần nhanh chóng hoàn thiện, thu thập thêm.
Sau đó việc soát xét giấy tờ làm việc được thực hiện bởi KTV chính, chủ nhiệm kiểm toán và các thành viên ban giám đốc của CACC. Trưởng nhóm kiểm toán tập hợp giấy tờ của các KTV phần hành, xem xét và yêu cầu KTV giải trình hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ (nếu thấy cần thiết).
Việc soát xét phải được thực hiện trên các mặt sau:
Quá trình kiểm toán có được thực hiện phù hợp với chính sách của CACC và các chuẩn mực kiểm toán hay không.
Cuộc kiểm toán có đạt được những mục tiêu của các thủ tục kiểm toán hay không.
Các kết luận đưa ra có nhất quán với quá trình kiểm toán đã được thực hiện hay không, những bằng chứng thu được có hỗ trợ cho việc đưa ra ý kiến về BCTC của đơn vị khách hàng hay không.
Giấy tờ làm việc có được trình bày đúng, đầy đủ, có thích hợp cho từng bước công việc hay không. Bằng chứng thu thập được có lưu đủ và liệu có cần phải tìm thêm các bằng chứng nữa hay không, các bằng chứng thu được liệu có thống nhất với nhau.
Giấy tờ làm việc có được đánh tham chiếu đầy đủ hay không.
Đối với Công ty A việc soát xét giấy tờ làm việc của KTV đối với phần hành TSCĐ cho thấy quy trình kiểm toán đã được thực hiện khá đầy đủ, đảm bảo cơ sở vững chắc để KTV đưa ra kết luận kiểm toán.
Xem xét các sự kiện sau ngày lập BCTC
Trong khoảng thời gian từ khi lập BCTC đến khi phát hành BCKT có rất nhiều sự kiện mới phát sinh có thể ảnh hưởng trọng yếu hoặc không trọng yếu đến BCKT.Tuy vậy, việc xem xét này là cần thiết, phù hợp nguyên tắc thận trọng nghề nghiệp.
Để phát hiện những sự kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả kiểm toán, KTV thường thực hiện các thủ tục phỏng vấn Ban giám đốc kết hợp kinh nghiệm của KTV.
Qua xem xét, đối với phần hành TSCĐ của Công ty A không thấy những vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến BCTC và BCKT.
Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Trưởng nhóm kiểm toán sau khi kết thúc đợt kiểm toán đã đưa bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Thư quản lý dự thảo. Sau đó trước khi phát hành BCKT và Thư quản lý, CACC tổ chức họp thống nhất kết quả kiểm toán với Công ty khách hàng. Trong cuộc họp, KTV phải giải trình được những sai phạm phát hiện và đưa ra các bằng chứng phù hợp để chứng minh cho các sai phạm đó đồng thời khẳng định rằng việc lập BCKT cho BCTC của đơn vị là hoàn toàn trung thực, hợp lý xét trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Theo quy định của Liên đoàn Kiểm toán Quốc tế (IFAC), BCKT thực chất là một bản thông báo về kết quả cuộc kiểm toán BCTC, trong đó KTV phải nêu ý kiến chính thức của mình về BCTC đã được kiểm toán.
Đối với khách hàng A, BCKT được công bố với ý kiến ngoại trừ do cơ sở ý kiến bị giới hạn bởi các vấn đề liên quan việc chứng kiến kiểm kê, thu thập bản đối chiếu xác nhận công nợ, chưa bóc tách cụ thể phần chi phí SXKD dở dang và chi phí XDCB dở dang 1 số công trình mà tập trung hết trên chi phí SXKD dở dang để ghi nhận TSCĐ và trích khấu hao mặc dù đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ lâu.Như vậy, ngoại trừ những điều chỉnh cần thiết cho BCTC do ảnh hưởng các hạn chế trên BCTC của công ty A đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty tại thời điểm 31/12/2009 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt nam.
Phát hành đồng thời BCKT là Thư quản lý, trong đó KTV đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB, cụ thể về một số tồn tại trong công tác hạch toán kế toán tại đơn vị khách hàng. Đây là những ý kiến mang tính chất tư vấn cho khách hàng trong công tác tài chính-kế toán nhằm giúp cho hoạt động này ngày càng tốt hơn trong năm tài chính tiếp theo.
Trên đây là toàn bộ quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do CACC thực hiện. Tuy nhiên, trong qúa trình thực hiện kiểm toán, KTV phải vận dụng chúng một cách linh hoạt tuỳ theo từng khách hàng. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ kiểm toán trong quá trình hội nhập, việc hoàn thiện quy trình kiểm toán từng phần hành trong kiểm toán BCTC là một trong những quan tâm hàng đầu của mọi Công ty kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán, từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho Công ty.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TÓAN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ (CACC)
1. Nhận xét về tổ chức công tác kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô-CACC thực hiện.
Phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá tính rủi ro mà Công ty sử dụng được đánh giá là tương đối hiệu quả và đã được quốc tế ghi nhận. Đây là một phương pháp hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên trong quá trình làm việc và dễ dàng trong thực hiện kiểm toán. Phương pháp này khắc phục những hạn chế của phương pháp truyền thống đó là không chỉ quan tâm tới các rủi ro như rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện mà còn quan tâm tới các yếu tố gây ra rủi ro đó. Phương pháp này quan tâm sát hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, nó đã được Công ty áp dụng rất có hiệu quả phù hợp với quy mô và tính chất của Công ty. Hơn thế nữa, trong quá trình làm việc, Công ty luôn luôn có hướng bổ sung, cập nhật, cải tiến để nó có thể hoàn thiện hơn, đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển.
- Một trong những điểm mạnh của CACC là đã xây dựng được một hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, hiệu quả. Việc thiết lập việc kiểm soát qua nhiều cấp kết hợp với kiểm soát chéo đã giúp Công ty có thể giảm thiểu rủi ro có khả năng sai phạm còn tồn tại trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Tuy số lượng nhân viên của Công ty không nhiều nhưng do Công ty có sự phân chia hợp lí, các bộ phận khác nhau ( Phòng kiểm toán, Phòng tư vấn…) nhưng đề được tuyển dụng và đào tạo kĩ lưỡng về nghiệp vụ để có thể hỗ trợ cho nhau kịp thời. Vì thế mà kể cả vào những mùa bận rộn, số lượng khách hàng đông nhưng CACC vẫn đảm bảo được tiến độ công việc hoàn thành đúng thời hạn mà chất lượng vẫn đảm bảo.
- Hiện nay các công việc kiểm toán áp dụng mới dừng lại ở việc trình bày trên giấy tờ, chưa có phần mềm kiểm toán. Vì thế mà vào mùa kiểm toán, khối lượng công việc nhiều, áp lực hoàn thành công việc kiểm toán là tương đối cao, Công ty sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, kế hoạch đặt ra trong năm tới của Công ty là sẽ xây dựng được một phần mềm kiểm toán nhằm hỗ trợ trong công tác kiểm toán. Kế hoạch ấy đang được Công ty triển khai một cách tích cực.
- Một vấn đề nữa được đặt ra trong thực hiện kiểm toán đó là công việc chọn mẫu các khoản mục. Tùy theo quy mô và tính chất của từng khách hàng, với từng khoản mục, Công ty vẫn tiến hành chọn mẫu theo chủ quan, chủ yếu là những khoản mục có quy mô lớn hoặc bất thường theo kinh nghiệm của người làm kiểm toán. Việc này có thể ảnh hưởng tới tính khách quan và nhiều khi mẫu chọn không đại diện được cho tổng thể. Việc KTV tùy thuộc vào tính chất của từng khách hàng mà lựa chọn phương pháp chọn mẫu cho phù hợp là hợp lí tuy nhiên vấn đề đặt ra là có khá nhiều phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên do đó mà KTV nên lựa chọn một cách linh hoạt để có thể có được những mẫu chọn khách quan nhất, mang tính đại diện nhất.
2. Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán tư vấn Thủ Đô-CACC.
Xét một cách khái quát thì quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do CACC thực hiện là khá hoàn thiện và phù hợp với các đối tượng khách hàng mà CACC hiện tham gia kiểm toán. Công ty tập trung chủ yếu vào thực hiện thử nghiệm cơ bản mà chủ yếu là kiểm tra chi tiết. Thử nghiệm cơ bản là cốt lõi của hầu hết các quy trình kiểm toán trong đó có kiểm toán khoản mục TSCĐ. Việc áp dụng đúng, áp dụng đủ các thủ tục của thử nghiệm cơ bản đã giúp các KTV của CACC giảm thiểu được các sai sót, các gian lận tồn tại liên quan đến khoản mục TSCĐ trên các báo cáo tài chính được kiểm toán. Đây có thể được coi là thủ tục hữu hiệu nhất để có thể thu thập được những bằng chứng có giá trị thuyết phục cao nhất. Tuy nhiên, do mục tiêu mà Công ty đặt ra là nỗ lực không ngừng trong việc thỏa mãn nhu cầu của nhiều loại khách hàng, nhiều loại đối tượng khác nhau thì việc hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán là hết sức cần thiết. Mặt khác, thử nghiệm cơ bản là cốt nhưng cũng không phải áp dụng được cho mọi cuộc kiểm toán; thời gian cần thiết cho thủ tục này cũng khá nhiều, nếu với những khách hàng có quy mô TSCĐ thực sự lớn thì KTV không thể đảm bảo được tiến độ hoàn thành công việc nếu chỉ sử dụng kiểm tra chi tiết. Vì vậy, việc xây dựng chương trình kiểm toán đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, kết hợp giữa thử nghiệm cơ bản với nhiều thủ tục kiểm toán khác có thể giúp KTV tiết kiệm được thời gian đồng thời vẫn đảm bảo được kết luận kiểm toán có cơ sở hợp lí, thuyết phục.
3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán TSCĐ ở CACC
Mặc dù quy trình kiểm toán TSCĐ của Công ty đã khá hoàn thiện nhưng Công ty có thể bổ sưn một số các thủ tục kiểm toán là:
- Về việc vận dụng thử nghiệm kiểm soát:
Trong phần hành kiểm toán khoản mục TSCĐ đựơc thực hiện tại CACC, KTV thực hiện rất ít những thủ tục trong việc vận dụng thử nghiệm kiểm soát mà thực hiện ngay thử nghiệm cơ bản sau khi tìm hiểu những thông tin từ việc phỏng vấn khách hàng. Việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát có được áp dụng đối với các khoản mục như Doanh thu, Phải thu… chứ chưa được mở rộng sang cho khoản mục TSCĐ. Do đối tượng khách hàng hiện tại của Công ty chỉ tập trung vào những doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ, quy mô TSCĐ chưa thực sự lớn và đa dạng nên KTV có thể áp dụng ngay thử nghiệm cơ bản cũng không mất quá nhiều thời gian hơn so với việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Nhưng trong tương lai, do chiến lược mở rộng quy mô của doanh nghiệp thì những khách hàng lớn hơn, phức tạp hơn như vậy là không thể tránh khỏi. Thử nghiệm kiểm soát nếu được áp dụng đúng cách thì nó cũng có khả năng hỗ trợ KTV rất nhiều trong việc giảm thiểu thủ tục kiểm tra chi tiết.
Giai đoạn đầu tiên trước khi đi vào thực hiện thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết, KTV có thể thiết lập một hệ thống câu hỏi để đánh giá tính hiệu lực của hệ thống Kiểm soát nội bộ của khách hàng. Hệ thống Kiểm soát nội bộ sẽ được KTV đánh giá dựa trên nhiều các mục tiêu kiểm soát khác nhau như Tính hiệu lực, tính đầy đủ, sự phê chuẩn… Hệ thống kiểm soát nếu được đánh giá là có hiệu lực trên các mục tiêu đó thì thủ tục kiểm toán có thể giảm thiểu mà vẫn đảm bảo sự không tồn tại của các sai phạm trọng yếu. Hoặc ngược lại, nếu hệ thống kiểm soát yếu, không ngăn chặn được các sai phạm, thủ tục kiểm toán sẽ được tăng cường để các sai phạm sẽ bị phát hiện kịp thời. Công việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đánh giá rủi ro kiểm soát, từ đó xác định được các thử nghiệm kiểm toán nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ trợ giúp được KTV rất nhiều trong kiểm toán khoản mục TSCĐ khi mà quy mô TSCĐ của Công ty quá lớn đến mức mà KTV không thể tập trung quá mức vào thủ tục kiểm tra chi tiết .
- Về việc vận dụng thủ tục phân tích: Cơ sở đưa ra ý kiến ở đây chính là những ý nghĩa mà thủ tục phân tích mang lại trong kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục Tài sản cố định nói riêng.
Thủ tục phân tích chính là một cách nhìn nhận dựa trên kinh nghiệm, kiến thức của KTV nhằm đánh giá được một cách tổng quan về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Sẽ rất thuận lợi cho KTV và Công ty kiểm toán nếu Công ty được chỉ định kiểm toán từ lúc bắt đầu hoạt động. Các thông tin về khách hàng được theo dõi từ đầu, các thay đổi quan trọng được KTV nắm rõ vì thế mà rủi ro có thể được phát hiện một cách sớm nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế, khách hàng có thể đã được kiểm toán bởi các Công ty kiểm toán khác hoặc có thể không tiến hành kiểm toán ngay trong giai đoạn mới thành lập. Điều này có thể dẫn tới KTV mất thời gian hơn trong khâu tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Do đó khi thực hiện thủ tục phân tích sẽ giúp KTV sẽ có những hiểu biết về các thông tin chưa được kiểm toán trong những năm trước hoặc các thông tin được trình bày trên báo cáo kiểm toán do một công ty khác thực hiện, các biến động về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn một sự gia tăng hay một sự giảm sút đáng kể về số dư TSCĐ có thể chỉ ra rằng một sự thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Thủ tục phân tích còn giúp KTV có thể nghi ngờ về các sai số có khả năng xảy ra trên báo cáo tài chính. Những chênh lệch đáng kể ngoài dự kiến giữa số liệu chưa được kiểm toán năm nay với số liệu năm trước hay một số liệu chuẩn của ngành được dùng để so sánh thường được xem như nhưng biến động bất thường. Những biến động bất thường xảy ra khi những chênh lệch đáng kể không được dự kiến nhưng lại xảy ra hoặc những chênh lệch đáng kể được dự kiến nhưng lại không xảy ra. Trong cả hai trường hợp đó, một trong những lý do có thể xảy ra với một sự biến động bất thường là sự hiện diện của các sai số về kế toán hoặc sai quy tắc. Như vậy, nếu biến động bất thường lớn, KTV phải xác định lý do của nó và phải tự thỏa mãn có thể là một nguyên nhân của một sự kiện kinh tế hợp lý và đó không phải là một sai số hay sai quy tắc. Từ những biến động này, KTV có thể xác định được các công việc ở các bước tiếp theo của mình cần chú trọng hơn đặc biệt là thủ tục kiểm tra chi tiết.
Tuy nhiên, vận dụng thủ tục phân tích một cách chuyên nghiệp có tác dụng hỗ trợ rất nhiều đối với KTV trong việc giảm thiểu công việc trong giai đoạn kiểm tra chi tiết. Qua xét đoán nghề nghiệp, KTV phân tích, đánh giá sự biến động đồng thời qua quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin ban đầu về khách hàng, KTV đã có thể đánh giá được những thay đổi đó là hợp lí hay không hợp lí. Và từ đó, KTV có thể thu hẹp tổng số mẫu cần kiểm tra chi tiết mà vẫn đảm bảo được rằng số mẫu đã chọn đủ lớn để đại diện cho tổng thể, sai sót trọng yếu nếu có vẫn được phát hiện và vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm toán đã đặt ra.
Ngoài ra, để thủ tục phân tích được chính xác hơn nữa, đánh giá được một cách sát thực hơn nữa, KTV có thể sử dụng thêm các tỉ suất tài chính như sau:
+ So sánh Tỉ suất tài trợ TSCĐ (Tổng Tài sản cố định/ Tổng tài sản) năm nay so với năm trước để thấy sự phù hợp của việc biến động TSCĐ với quy mô doanh nghiệp.
+ So sánh Tổng chi phí khấu hao TSCĐ/ Tổng nguyên giá TSCĐ của năm nay so với các năm trước nhằm nhận định, tìm hiểu sai sót có thể tồn tại trong việc tính toán khấu hao.
+ So sánh giữa tỷ lệ Tổng nguyên giá TSCĐ/ Giá trị tổng sản lượng với các năm trước để phát hiện các TSCĐ không sử dụng hoặc đã thanh lý, nhượng bán nhưng chưa được ghi sổ.
+ So sánh Tỷ lệ giữa lợi nhuận với tổng giá trị TSCĐ để thấy được khả năng mang lại lợi nhuận của TSCĐ hiện có tại đơn vị.
+ So sánh Tỷ suất giữa tổng giá trị TSCĐ với vốn chủ sở hữu để cho biết tình hình đầu tư vào TSCĐ của vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp. Trong dài hạn, hoạt động của doanh nghiệp sẽ khả quan hơn nếu tỷ suất này càng gần 1 tức là vốn chủ sở hữu được đầu tư cho TSCĐ nhiều hơn nợ phải trả. Còn nếu trường hợp ngược lại xảy ra rất có thể doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về mặt thanh toán.
Từ những phân tích trên đây có thể cho thấy, thủ tục phân tích nếu thực hiện triệt để sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình kiểm toán, giúp KTV có được những bằng chứng thật sự đầy đủ và chính xác nhất nhưng cũng đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa.
Các KTV của Công ty vẫn chưa tận dụng được tối đa hiệu quả của việc sử dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục TSCĐ mà chủ yếu áp dụng thủ tục kiểm tra chi tiết nhằm thu thập được bằng chứng đầy đủ và hiệu lực. Việc thực hiện như vậy xét một cách toàn diện thì cuối cùng vẫn có thể đạt được mục tiêu xong trong một số trường hợp nhất định sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Thêm nữa trong thực hiện thủ tục phân tích KTV cũng mới chỉ đưa ra được những so sánh về số dư cuối kỳ qua các năm của các TK TSCĐ nhằm nhận biết sự biến động mà chưa có sự so sánh qua các năm, làm như vậy KTV mới có được cách nhìn toàn diện hơn về tình hình biến động TSCĐ tại doanh nghiệp.
- Đối với thủ tục kiểm tra chi tiết: Thủ tục kiểm tra chi tiết được Công ty thiết kế khá đầy đủ và khoa học, giúp KTV dễ dàng nắm bắt và thực hiện. Tuy nhiên Công ty cũng cần thiết kế một cách chi tiết hơn nữa cho những thủ tục ấy đối với từng mục nhỏ của TSCĐ như TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và cả TSCĐ thuê tài chính. Thực tế kiểm toán tại Công ty chỉ ra rằng chưa có nhiều sự phức tạp trong cơ cấu TSCĐ của các khách hàng kiểm toán bởi quy mô của các khách hàng này chi ở mức vừa và nhỏ. Tuy nhiên về lâu dài các khách hàng của Công ty đa dạng hơn đến cùng với đó là sự phức tạp trong cơ cấu TSCĐ đặc biệt là TSCĐ vô hình thì các thủ tục kiểm tra chi tiết thiết kế riêng cho TSCĐ đặc biệt là TSCĐ vô hình là rất cần thiết.
Đặc điểm nổi bật của TSCĐ vô hình là không có hình thái vật chất, điều đó có nghĩa là KTV không thể tiến hành các thủ tục kiểm tra như đối với TSCĐ hữu hình ví dụ kiểm kê để đạt được mục tiêu về tính hiện hữu của tài sản. Vì thế, việc xác định tính hiện hữu của tài sản vô hình phức tạp hơn nhiều so với tài sản hữu hình. Trong trường hợp này, KTV cần thực hiện các thủ tục tập trung vào việc xem xét các chi phí đã được đơn vị vốn hóa có thực sự phát sinh và thỏa mãn các tiêu chuẩn, điều kiện quy định về việc hình thành Tài sản cố định cố định vô hình hay không. Và trong nhiều trường hợp KTV phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia như TSCĐ vô hình là lợi thế thương mại.
Bên cạnh đó, trong khâu kiểm kê, đánh giá tính hiện hữu của TSCĐ, KTV đồng thời phải đánh giá được tình trạng hiện tại của tài sản. Các KTV của Công ty cũng có tham gia kiểm kê và đánh giá nhưng do kiến thức chuyên môn về từng loại tài sản đó còn hạn chế nên việc đánh giá chỉ mang tính phỏng đoán, chưa thực tế.
Đối với những tài sản như đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, các công trình nghệ thuật, vàng bạc, đá quý, kim khí quý… không dễ để xác định được giá trị.
Đối với những tài sản như máy móc, thiết bị chuyên ngành, KTV khó có thể xác định được nó còn tốt hay không tốt, tình trạng kĩ thuật có đảm bảo như trên sổ sách giấy tờ hay không.
Trong tình huống này, việc tìm hiểu các thông tin về TSCĐ trước khi tiến hành đánh giá, thậm chí là việc xin ý kiến của các chuyên gia hay những người am hiểu về loại TSCĐ này là rất cần thiết. Đây có thể coi như một loại bằng chứng đặc biệt trong kiểm toán khoản mục TSCĐ giúp KTV đưa ra ý kiến chính xác về số liệu đơn vị báo cáo.
Về việc chọn mẫu trong kiểm tra chi tiết: Nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, quy mô các nghiệp vụ ngày càng diễn ra nhiều cà phức tạp hơn, điều đó chứng tỏ quy mô của đối tượng kiểm toán ngày càng lớn. Một vấn đề đặt ra là, KTV không thể kiểm tra được tất các các nghiệp vụ đó bởi thời gian và chi phí không cho phép. Cách giải quyết đó là phải chọn ra được một mẫu từ tổng thể sao cho mẫu đó đảm bảo được là mẫu đại diện nhất. Có rất nhiều cách chọn mẫu từ tổng thể như chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy tính, chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ, chọn mẫu phi xác suất… Thực tế tại Công ty khi tiến hành chọn mẫu các nghiệp để kiểm tra tới các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ đó, KTV thường chỉ dựa trên kinh nghiệm hoặc chọn ra những khoản mục lớn mà tổng giá trị của chúng chiếm trên 70% giá trị của tổng các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Việc lựa chọn như vậy sẽ có phần máy móc và không phả lúc nào cũng đảm bảo mẫu chọn đã đại diện cho tổng thể mặc dù mẫu chọn trên 70% là một tỉ lệ khá lớn. Như vậy đồng nghĩa với việc rủi ro chọn mẫu đã phát sinh, việc KTV dựa vào mẫu đó để suy cho tổng thể đã có sự sai khác.
Công ty đã có Công cụ chọn mẫu nhưng nhìn chung để áp dụng nó cho việc kiểm tra chi tiết TSCĐ thì không phù hợp cho lắm vì nghiệp vụ phát sinh đối với TSCĐ thường không quá nhiều như các nghiệp vụ chi phí để có thể áp dụng công cụ chọn mẫu này. Tuy nhiên, do có nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau nên KTV có thể lựa chọn một cách linh hoạt giữa các phương pháp đó cho phù hợp với từng khách hàng đồng thời có thể tiết kiệm được thời gian hơn cho Kiểm toán viên.
KẾT LUẬN
Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC đã khẳng định được tầm quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán cũng như rất nhiều những khoản mục, phần hành khác. Mặc dù kiểm toán TSCĐ do CACC thực hiện không phải đã hoàn hảo nhưng nhìn chung đã đảm bảo được kết luận về việc quản lý, sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp. Công ty cũng luôn luôn nỗ lực để hoàn thiện nó, để nó trở nên hữu ích nhất trong quá trình thực hiện kiểm toán của Công ty.
Xu thế hội nhập hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện để tồn tại, phát triển và tránh được nguy cơ tụt hậu. Trong xu thế đó, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty CACC cũng không ngừng học hỏi, trau dồi để hoàn thiện mình. Mặc dù tuổi đời còn non trẻ trên thị trường kiểm toán Việt Nam nhưng với khả năng và quyết tâm của cả tập thể, hình ảnh của Công ty đã được khẳng định, uy tín của công ty đã được tạo lập được trong tâm trí khách hàng.
Trong thời gian thực tập và viết chuyên đề, em đã được sự hướng dẫn tận tình của thày giáo Đậu Ngọc Châu. Thêm nữa là công ty tạo rất nhiều điều kiện để em học hỏi thêm kinh nghiệm, bổ sung những kiến thức thực tế. Các anh chị trong Công ty cũng rất nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt kì thực tập của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 27 tháng 4 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Minh Hùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25523.doc