Kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, bởi chỉ tiêu tài sản cố định có ảnh hưởng trọng yếu đến các thông tin trên Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch kiểm toán hợp lý, thực hiện công việc kiểm toán khoa học tại tất cả các phần hành từ đơn giản đến phức tạp sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Chỉ tiêu tài sản cố định tuy có ít nghiệp vụ và phát sinh không thường xuyên song lại có quy mô lớn và ảnh hưởng tới nhiều khoản mục và chỉ tiêu khác trên các Bảng khai tài chính. Nó ảnh hưởng tới các tỉ suất tài chính phản ánh năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định đều làm thay đổi chi phí khấu hao, làm thay đổi chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì dẫn tới việc thay đổi lợi nhuận và các khoản thuế phải nộp nhà nước của đơn vị. Do đó, khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của một đơn vị, chỉ tiêu tài sản cố định luôn là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần được tập trung kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định không chỉ phát hiện các sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan tới tài sản cố định và khấu hao mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng kiểm toán tài sản cố định và khấu hao trong kiểm toán tài chính, kiểm toán viên cần am hiểu sâu sắc đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng để có thể thấy được mối quan hệ giữa sản xuất kinh doanh và đầu tư, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp.
Trên cơ sở những kiến thức về kiểm toán được trang bị và tích luỹ trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường đại học, kết hợp với các kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup), em đã có được cái nhìn tổng quan về quy trình của một cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán chỉ tiêu tài sản cố định và khấu hao nói riêng trên cả hai mặt: lý luận và thực tiễn.
Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của Th.s Trần Mạnh Dũng, sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc và các anh chị kiểm toán viên Công ty ACAGroup, em đã hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
73 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ % trên doanh thu cho Công ty ABC là 0,011.
Ta có: PM = 11.333.836,78 * 0,011 = 124.672,20 USD
quy ra Đồng Việt Nam là: 1.996.251.266 VNĐ
Và MP = PM * 80% = 1.996.251.266 * 80% = 1.597.001.013 VNĐ
Bảng 2.7: Bảng tỷ lệ tính PM theo doanh thu
Doanh thu (USD)
Tỷ lệ quy định
0 tới 500.000
0.030
600.000
0.025
700.000
0.023
800.000
0.020
900.000
0.018
1.000.000
0.017
2.000.000
0.016
6.000.000
0.015
10.000.000
0.012
15.000.000
0.010
30.000.000
0.009
50.000.000
0.008
100.000.000
0.007
300.000.000
0.006
1000.000.000 và lớn hơn
0.005
* Xác định mức độ kiểm tra chi tiết
Mức độ kiểm tra chi tiết đối với số dư tài khoản phụ thuộc vào rủi ro chi tiết phát hiện được và mức độ tin cậy của kiểm toán viên qua phân tích, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng. Đối với tài sản cố định ở Công ty ABC, kiểm toán viên xác định mức độ kiểm tra chi tiết đối với số dư tài khoản là trung bình, tức độ tin cậy R = 2.
* Hoàn thiện chương trình kiểm toán TSCĐ của Công ty ABC
Sau khi đã tìm hiểu, đánh giá và phân tích sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình biến động của tài sản cố định trên Báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành hoàn thiện chương trình kiểm toán TSCĐ cho phù hợp với Công ty ABC.
Bảng 2.8: Chương trình kiểm toán tài sản cố định của Công ty ABC
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
----------
Tên khách hàng : Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải ABC
Kỳ kế toán : Từ ngày 1/1/2006 đến hết ngày 30/9/2006.
Được hoàn thiện bởi : KTV. Vũ Văn Quân Ngày: xx/xx/2006
Phó Giám đốc : KTV. Chu Quang Tùng Ngày: xx/xx/2006
I./ Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị:
Bảng tổng hợp tài sản cố định phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh tăng (giảm) trong kỳ, số cuối kỳ về nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại của tài sản cố định theo từng nhóm tài sản.
Bảng tổng hợp nguồn vốn khấu hao cơ bản chi tiết theo từng nguồn hình thành, phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng (giảm) trong kỳ, số dư cuối kỳ.
Danh sách chi tiết từng loại tài sản tăng.
Bảng tính và phân bổ chi phí khấu hao trong kỳ.
Chính sách của công ty về chi phí sửa chữa lớn, chi phí nâng cấp tài sản cố định.
Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 211, 212, 213, 214, 009….
Các chứng từ, hợp đồng liên quan.
Công văn đăng ký tỷ lệ khấu hao tài sản cố định với các cơ quan quản lý nhà nước.
II./ Mục tiêu kiểm toán:
Tính đầy đủ: Toàn bộ tài sản cố định được ghi nhận trong Báo cáo tài chính.
Tính chính xác: Tài sản cố định được ghi nhận và tính toán chính xác. Khấu hao được tính toán chính xác, phù hợp với phương pháp khấu hao được chấp nhận.
Tính hiện hữu: Tài sản cố định là hiện hữu tại ngày lập báo cáo.
Sở hữu: Khách hàng có quyền sở hữu toàn bộ tài sản tại ngày lập Báo cáo tài chính, được hưởng lợi và chịu mọi rủi ro đối với những tài sản trên.
Phân loại và trình bày: Tài sản cố định được mô tả, phân loại và trình bày hợp lý
trong Báo cáo tài chính.
III./ Thủ tục kiểm toán:
Trình tự kiểm toán
A./ Thủ tục phân tích
B./ Thủ tục kiểm tra chi tiết:
1. Kiểm tra các Quyết định tăng (giảm) TSCĐ đã được duyệt bởi các cấp có thẩm quyền của đơn vị.
2. Đối chiếu Bảng tình hình tăng (giảm) TSCĐ của từng bộ phận với Bảng tổng hợp TSCĐ của toàn Công ty về nguyên giá, khấu hao luỹ kế.
3. Đảm bảo rằng các TSCĐ tăng trong kỳ được quan sát trong đợt kiểm kê và xác định các máy móc lỗi thời, không sử dụng (đã được ghi chú cẩn thận).
4. Xem xét các tài sản tăng trong năm từ Bảng tổng hợp và thực hiện những bước sau để xác minh và kiểm tra quyền sở hữu đối với TSCĐ.
+ Đối chiếu nguyên giá với chứng gốc như phiếu chi, hoá đơn mua hàng, hợp đồng mua hàng (nếu có)…
+ Kết hợp với các khoản khác như phải trả, chi phí để xác định các khoản chi phí mua TSCĐ có được phản ánh vào giá trị tài sản không?
+ Xem xét số phát sinh tăng TSCĐ có bao gồm các khoản như chi phí trả trước dài hạn.
5. Kiểm tra các tài khoản chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thay thế phát sinh trong kỳ và xem xét có chi phí nào cần hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ. Kiểm tra các chứng từ có liên quan.
6. Đối với nguồn vốn khấu hao cơ bản:
+ Kiểm tra số tổng cộng và đối chiếu số dư nguồn vốn khấu hao trên sổ với Báo cáo tài chính.
+ Kiểm tra số ghi tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản theo từng nội dung, đối chiếu với chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ. Giải thích nguyên nhân chênh lệch (nếu có).
+ Kiểm tra và phân loại số ghi giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản theo từng nội dung giảm.
+ Kiểm tra các tài liệu có liên quan đến việc tăng giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản (tăng tài sản…)
7. Khấu hao tài sản cố định:
+ Đối chiếu tổng chi phí khấu hao và khấu hao luỹ kế với sổ cái. Đối chiếu chi phí khấu hao với các bảng chi phí có liên quan.
+ Đối chiếu tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ có phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hay không? Việc áp dụng cách tính khấu hao có nhất quán không? Nếu tỷ lệ khấu hao thay đổi thì phải đảm bảo rằng có các văn bản pháp luật cho phép.
+ Đối chiếu chi phí khấu hao giữa các năm và giải thích sự khác biệt hay thay đổi bất thường.
+ Đối với các khoản bất thường, tính toán lại chi phí khấu hao và đối chiếu với bảng chi phí đã ghi chép.
8. Đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang:
+ Kiểm tra bảng tổng hợp chi phí xây dựng cơ bản dở dang phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng giảm trong kỳ được chi tiết cho từng TSCĐ. Tính toán lại và đối chiếu bảng tổng hợp với sổ cái TK 241, Báo cáo tài chính và các chứng từ có liên quan như hợp đồng mua bán TSCĐ…
+ Thu thập kế hoạch mua sắm TSCĐ, các bản dự toán của khách hàng. Kiểm tra sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.
C. Thủ tục kiểm toán bổ sung:
1. Kiểm tra xem liệu có khoản thế chấp nào không dựa trên Biên bản họp Hội đồng quản trị, xác nhận nợ của ngân hàng và yêu cầu của quản lý.
2. Xem xét BCTC và giấy tờ làm việc năm trước để đảm bảo rằng các dữ liệu đối chiếu và BCTC đã bao gồm trong giấy tờ làm việc.
IV./ Kết luận và kiến nghị:
Kết luận về mục tiêu kiểm toán:
…………………………………………………………………………………………
Kiến nghị:
…………………………………………………………………………………………
Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toán sau:
…………………………………………………………………………………………
Ngày hoàn thành: xx/xx/2006
Người thực hiện: KTV. Vũ Văn Quân
* Thực hiện kiểm toán
Các tài liệu thu thập trong quá trình kiểm toán TSCĐ được lưu tại chỉ mục kiểm toán số E 600: “Tài sản cố định”.
Trong giai đoạn này, trước tiên kiểm toán viên kiểm tra tình hình tăng giảm tài sản cố định toàn Công ty cũng như ở từng bộ phận.
Tình hình tăng giảm tài sản toàn Công ty được thể hiện ở Bảng 2.6
Tình hình tăng giảm tài sản ở các bộ phận được thể hiện ở các bảng dưới đây
Bảng 2.9: Tình hình tăng giảm tài sản cố định ở Chi nhánh Bắc Ninh
Nhà xưởng
Máy móc
Thiết bị
Phương tiện
Tổng
vật kiến trúc
thiết bị
văn phòng
vận tải
Nguyên giá
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Tại ngày 1/1/2006
2.570.642.604
320.635.513
0
0
2.891.278.117
Số tăng trong kỳ
0
0
0
0
Trong đó: Mua mới
Xây dựng mới
Số giảm trong kỳ
Thanh lý
Nhượng bán
Tại ngày 30/9/2006
2.570.642.604
320.635.513
0
0
2.891.278.117
Bảng 2.10: Tình hình tăng giảm tài sản cố định ở Xí nghiệp cơ khí
Nhà xưởng
Máy móc
Thiết bị
Phương tiện
Tổng
vật kiến trúc
thiết bị
văn phòng
vận tải
Nguyên giá
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Tại ngày 1/1/2006
1.877.883.650
309.640.000
200.000.000
15.000.000
2.402.523.650
Số tăng trong kỳ
-
57.438.018
-
-
57.438.018
Trong đó: Mua mới
57.438.018
57.438.018
Xây dựng mới
Số giảm trong kỳ
Thanh lý
Nhượng bán
Tại ngày 30/9/2006
1.877.883.650
367.078.018
200.000.000
15.000.000
2.459.961.668
Bảng 2.11: Tình hình tăng giảm tài sản cố định ở văn phòng
Nhà xưởng
Máy móc
Thiết bị
Phương tiện
Tổng
vật kiến trúc
thiết bị
văn phòng
vận tải
Nguyên giá
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Tại ngày 1/1/2006
1.436.313.797
16.590.477
42.510.203.112
443.875.586
44.406.982.972
Số tăng trong kỳ
-
31.620.000
5.692.397.328
24.974.260
5.748.991.588
Trong đó: Mua mới
-
31.620.000
5.692.397.328
24.974.260
5.748.991.588
Xây dựng mới
Số giảm trong kỳ
Thanh lý
Nhượng bán
Tại ngày 30/9/2006
1.436.313.797
48.210.477
48.202.600.440
468.849.846
50.155.974.560
Sau khi kiểm tra tình hình tăng giảm tài sản cố định, căn cứ vào kết quả kiểm toán năm trước, kiểm toán viên tập trung kiểm tra tài sản cố định tại văn phòng Công ty và xí nghiệp cơ khí.
Đối chiếu số liệu nguyên giá tài sản tăng tại văn phòng và xí nghiệp với thuyết minh chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kiểm toán viên nhận thấy: tất cả tài sản cố định ở văn phòng trước khi được ghi nhận vào tài khoản 211 đã đi qua tài khoản 241. Vì vậy, kiểm toán viên đã đề nghị Công ty cung cấp Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết TK 211 . Sau khi tính toán lại và đối chiếu tổng số liệu trên Sổ chi tiết với Sổ tổng hợp và Bảng cân đối kế toán, kiểm toán viên thấy: Số liệu khớp.
Trong kỳ, đơn vị chỉ có 10 nghiệp vụ tăng tài sản cố định. Do đó, kiểm toán viên quyết định kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ tăng tài sản, bao gồm: kế hoạch mua sắm TSCĐ, hợp đồng mua hàng, hoá đơn mua kết hợp đối chiếu trên Biên bản kiểm kê.
Sau khi kiểm tra, kiểm toán viên xác nhận giá trị của các tài sản tăng trong kỳ đã được phản ánh hợp lý và thực tế tồn tại khi kiểm kê. Kiểm toán viên hoàn tất các giấy tờ làm việc và chuẩn bị cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán.
Đối với nguyên giá của tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kiểm toán viên kết luận: Không có vấn đề trọng yếu phát sinh.
Trong việc trình bày giấy tờ làm việc, kiểm toán viên sử dụng tham chiếu - một phương tiện kỹ thuật kiểm toán dùng để đối chiếu số liệu giữa các khoản mục có liên quan với nhau. Kỹ thuật này rất thuận lợi cho việc kiểm tra và soát xét.
Nguyên tắc đánh tham chiếu:
+ Nếu tham chiếu được đánh bên phải của một số liệu, ta sẽ tìm số liệu để đối chiếu với nó tại chỉ mục nhỏ hơn, tức là các trang ở sau nó.
+ Nếu tham chiếu được đánh bên trái của một số liệu, ta sẽ tìm số liệu để đối chiếu với nó tại chỉ mục lớn hơn, tức là các trang ở trước nó.
Tham chiếu đối với TSCĐ hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình : E61xx
Khấu hao TSCĐ hữu hình: E64xx
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: E67xx
Bảng 2.12: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
.. ACAGroup ..
GIẤY TỜ LÀM VIỆC
Khách hàng: Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải ABC Prepare by: VVQ Ngày: xx/xx/2006
Kỳ ké toán : Ngày 1/1/2006 đến ngày 30/9/2006 Review by: CQT Ngày: xx/xx/2006
Tài khoản: 211 Phát sinh nợ: 5.748.991.500 VNĐ Phát sinh có: -
Tài khoản: 2113 Phát sinh nợ: 31.620.000 VNĐ Phát sinh có: -
Tài khoản: 2114 Phát sinh nợ: 5.692.397.328 VNĐ Phát sinh có: -
Tài khoản: 2115 Phát sinh nợ: 24.974.260 VNĐ Phát sinh có: -
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
.. ACAGroup ..
GIẤY TỜ LÀM VIỆC
Khách hàng: Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải ABC Prepare by: VVQ Ngày: xx/xx/2006
Kỳ kế toán: Ngày 1/1/2006 đến ngày 30/9/2006 Review by: CQT Ngày: xx/xx/2006
Tài khoản: 2114 Tham chiếu : E6132
Mục đích : Đảm bảo khoản mục được phản ánh trung thực, hợp lý.
Thực hiện : Đối chiếu số dư, tìm hiểu đối ứng bất thường.
Nguồn tài liệu: Sổ cái các tài khoản
Tổng phát sinh Nợ: 5.692.397.328 VNĐ Có: -
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
TK có
Mã QL có
Tên khách hàng (có)
Mã
Số
Ngày
TS1
1
31/3/2006
K/c nhập TS 2 xe HDai-HP
802.922.000
2411
64400002
C/nợ mua xe XN TBinh Tân Lập
TS1
1
31/3/2006
K/c nhập TS 2 xe HDai-HP
18.900.000
2411
515LSH08
C/nợ t/ứng Lâm Song Hải
TS1
2
31/3/2006
K/c TS 5 xe-Lào Cai
1.836.190.476
2411
62200002
C/nợ mua ôtô Cty TNHH TMSDV
TS1
2
31/3/2006
K/c nhập 5 xe-Lào Cai
43.050.000
2411
515LSH08
C/nợ t/ứng Lâm Song Hải
TS1
2
31/3/2006
K/c nhập 5 xe-Lào Cai
17.480.910
2411
93000001
Mua xe Hyundai tạo Lào Cai
TS1
1
30/5/2006
Nhập TS 3 xe ôtô-XNTB Tân Lập
1.268.321.092
2411
94000000
Mua xe mới
TS1
2
15/6/2006
Nhập TS 4 xe ôtô NK T04/06
1.705.532.850
2411
64400004
C/nợ mua ôtô HP-4/05
Notes: Đã kiểm tra hợp đồng mua hàng, hoá đơn GTGT, Biên bản họp Hội đồng quản trị
Các nghiệp vụ đều có trong hợp đồng, hoá đơn chứng từ hợp lệ và việc mua xe đều nằm trong kế hoạch mua sắm TSCĐ được Hội đồng quản trị phê duyệt ngày 1/3/2006 => Giá trị TSCĐ được phản ánh hợp lý.
Trong đó 4 nghiệp vụ: + nhập TS 2 xe HDai-HP trị giá 802.922.000 VNĐ
+ Nhập TS 5 xe-Lào Cai trị giá 1.836.190.476 VNĐ
+ Nhập TS 3 xe ôtô-XNTB Tân Lập trị giá 1.268.321.092 VNĐ
+ Nhập TS 4 xe ôtô NK T04/06 trị giá 1.705.532.850 VNĐ
Đã được kiểm toán viên phụ trách bên “Nợ phải trả” gửi thư xác nhận.
Kết luận : Đạt được mục tiêu kiểm toán.
Tuy nhiên, đơn vị chưa có Quyết định tăng TSCĐ cũng như chưa có Biên bản bàn giao TSCĐ => Đơn vị cần bổ sung vào Hồ sơ TSCĐ
2.2.3 Kiểm toán khấu hao tài sản cố định do Công ty ACAGroup thực hiện
* Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc trích khấu hao tài sản cố định
Phần này được lưu trong chỉ mục kiểm toán số D100: Kiểm soát nội bộ
A. Việc trích khấu hao tài sản cố định
Do đặc thù lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu nên phần lớn tài sản của Công ty là xe ô tô chuyên dụng phục vụ vận chuyển xăng dầu. Trích khấu hao tài sản cố định hiện đang được Công ty áp dụng theo phương pháp đường thẳng, quy định tại Quyết định số 206/2003/ QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính. Thời gian khấu hao cụ thể như sau:
Thời gian khấu hao (năm)
Nhà cửa, vật kiến trúc 10 – 25
Máy móc thiết bị 5 – 6
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 6 – 10
Thiết bị văn phòng 4 – 5
B. Những vấn đề còn tồn tại trong việc trích khấu hao tài sản cố định năm 2005
Trong Thư quản lý cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2005 gửi Ban Giám đốc Công ty ABC, ACAGroup đã đề ra một số gợi ý trong việc tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định. Cụ thể như sau:
Tình hình thực tế
+ Hiện tại Công ty ABC đang trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng. Tức là TSCĐ tăng hoặc ngừng tham gia hoạt động kinh doanh trong tháng này sẽ được trích hoặc ngừng trích khấu hao trong tháng sau.
+ Hồ sơ các TSCĐ tăng trong năm 2005 chưa có quyết định tăng và đưa tài sản vào sử dụng.
Ảnh hưởng
Công ty trích như hiện tại sẽ giảm chi phí khấu hao trong kỳ có tăng TSCĐ và việc chưa có các quyết định tăng, đưa TSCĐ vào sử dụng sẽ chưa đủ cơ sở để xác định thời điểm tính và trích khấu hao.
Gợi ý của kiểm toán viên
Theo quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính ban hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thì việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh và cần có cơ sở để xác định việc trích khấu hao. Công ty cần thực hiện trích khấu hao của TSCĐ theo đúng Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 đồng thời bổ sung các quyết định tăng và đưa TSCĐ vào sử dụng vào hồ sơ TSCĐ.
C. Nhận xét về việc trích khấu hao tài sản cố định của Công ty ABC
Từ kết quả kiểm toán năm 2005, kiểm toán viên cần quan tâm đến các vấn đề sau trong việc trích khấu hao của tài sản cố định trong năm 2006:
+ Thời điểm tính khấu hao
+ Việc phân bổ chi phí khấu hao cho các bộ phận
* Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Dựa trên kết quả của Bảng 2.5, kiểm toán viên nhận thấy tình hình khấu hao tài sản cố định trong 9 tháng đầu năm không biến động bất thường. Do đó, kiểm toán viên cần tập trung kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao ở các bộ phận.
* Thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên tập hợp các tài liệu phản ánh tình hình tăng giảm khấu hao tài sản cố định của đơn vị.
Bảng 2.13: Tình hình khấu hao TSCĐ toàn Công ty ABC
Nhà xưởng
Máy móc
Thiết bị
Phương tiện
Tổng
vật kiến trúc
thiết bị
văn phòng
vận tải
Giá trị hao mòn
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Tại ngày 1/1/2006
1.818.306.750
317.410.214
311.865.319
27.680.851.724
30.128.434.007
Số tăng trong kỳ
204.283.944
66.621.397
44.383.068
3.440.557.642
3.755.846.051
Số giảm trong kỳ
-
-
-
-
-
Tại ngày 30/9/2006
2.022.590.694
384.031.611
356.248.387
31.121.409.366
33.884.280.058
Bảng 2.14: Tình hình khấu hao TSCĐ tại chi nhánh Bắc Ninh
Nhà xưởng
Máy móc
Thiết bị
Phương tiện
Tổng
vật kiến trúc
thiết bị
văn phòng
vận tải
Giá trị hao mòn
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Tại ngày 1/1/2006
56.234.147
53.870.316
-
-
247.758.302
Số tăng trong kỳ
94.399.272
43.254.567
-
-
137.653.839
Số giảm trong kỳ
-
-
-
-
-
Tại ngày 30/9/2006
150.633.419
97.124.883
-
-
247.758.302
Vì Chi nhánh Bắc Ninh không có thêm tài sản cố định mới nên kiểm toán viên dựa vào kết quả khấu hao năm trước, tính bổ sung những khấu hao của tài sản mới đưa vào năm 2005 để đối chiếu.
Bảng 2.15: Tình hình khấu hao TSCĐ tại Xí nghiệp cơ khí
Nhà xưởng
Máy móc
Thiết bị
Phương tiện
Tổng
vật kiến trúc
thiết bị
văn phòng
vận tải
Giá trị hao mòn
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Tại ngày 1/1/2006
972.473.657
246.949.424
200.000.000
15.000.000
1.434.423.081
Số tăng trong kỳ
69.336.054
22.783.496
-
-
92.119.550
Số giảm trong kỳ
-
-
-
-
-
Tại ngày 30/9/2006
1.041.809.711
269.732.920
200.000.000
15.000.000
1.526.542.631
Bảng 2.16: Tình hình khấu hao tài sản cố định tại Văn phòng
Nhà xưởng
Máy móc
Thiết bị
Phương tiện
Tổng
vật kiến trúc
thiết bị
văn phòng
vận tải
Giá trị hao mòn
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Tại ngày 1/1/2006
789.598.946
16.590.474
27.480.851.724
296.865.319
28.583.906.463
Số tăng trong kỳ
40.548.618
583.334
3.440.557.642
44.383.068
3.481.689.594
Số giảm trong kỳ
-
-
-
-
-
Tại ngày 30/9/2006
830.147.564
17.173.808
30.921.409.366
341.248.387
32.109.979.125
Kiểm toán viên tính tổng và đối chiếu sổ chi tiết tài khoản 214 với bảng cân đối kế toán : Số liệu khớp. Sau đó, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết sổ 214. Dựa trên bảng phân loại trích khấu hao TSCĐ do kế toán lập, kiểm toán viên đối chiếu với kết quả phân loại kiểm kê, phát hiện thấy có một số tài sản kế toán phân bổ khấu hao cho chi phí bán hàng trong khi tài sản đó lại thực dùng cho bộ phận sản xuất trên Biên bản kiểm kê; và ngược lại.
Qua phỏng vấn kế toán TSCĐ của đơn vị, kiểm toán viên thấy rằng đơn vị vẫn hạch toán trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng
Do vậy, kiểm toán viên tính toán lại khấu hao của một số tài sản, đối chiếu với kế hoạch mua sắm TSCĐ và Biên bản kiểm kê, phỏng vấn nhân viên của đơn vị về ngày nhận tài sản (do các tài sản chưa có quyết định tăng TSCĐ cũng như biên bản bàn giao) để kiểm tra việc trích khấu hao và hạch toán chi phí có hợp lý hay không.
Trong quá trình kiểm toán khấu hao tài sản cố định, các bước tính toán lại và điều chỉnh được kiểm toán viên trình bày trên giấy tờ làm việc.
Bảng 2.17: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
.. ACAGroup ..
GIẤY TỜ LÀM VIỆC
Khách hàng: Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải ABC
Prepare: ĐTH
Ngày:
xx/xx/2006
Kỳ kế toán: Ngày 1/1/2006 đến ngày 30/9/2006
Review: HH
Ngày:
xx/xx/2006
TK: 214
TÍNH TOÁN CỦA KIỂM TOÁN VIÊN
Mã TS
Tên TS
…..
KH trong kỳ
…..
TKĐƯ theo
…..
KH ước
Số chênh
TK đối ứng
Ghi
công ty
tính
lệch
theo KTV
chú
1
2
7
12
13=7-12
Phần I: Máy móc thiết bị
11010103
Cổng Barie
…..
1.458.335
…..
641
…..
1.630.137
(171.802)
627
Tháng 7,8,9
11010401
Máy nén khí
…..
531.000
…..
641
…..
622.652
(91.652)
627
Tháng 9
Phần 2: Phương tiện
140101
Xe FAW 29M-1622
…..
40.174.370
…..
627
…..
40.174.370
-
627
140101
Xe FAW 29M-4054
…..
55.523.388
…..
627
…..
55.523.391
(3)
627
…………………
…..
…..
…..
-
627
140101
Xe FAW 29M-8602
…..
55.852.260
…..
627
…..
55.852.264
(4)
627
………………..
…..
…..
…..
-
627
140101
Xe Huyndai 29Y-7813
…..
37.033.812
…..
627
…..
40.382.072
(3.348.260)
627
…………………….
…..
…..
…..
-
627
14010111
Xe SINOTRUCK 29Y-194
…..
16.699.815
…..
627
…..
11.163.712
5.536.103
627
Phần 3: Dụng cụ quản lý
150205
Tổng đài điện thoại
…..
7.758.444
…..
642
…..
7.758.448
(4)
641
………………………
…..
…..
…..
Tổng cộng
4.926.642.510
4.890.494.338
36.148.172
Điều chỉnh:
Khấu hao TSCĐ trích vào TK 641 thiếu:
215.497
Khấu hao TSCĐ trích vào TK 627 thừa:
36.363.669
Bù trừ
36.148.172
-
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
.. ACAGroup ..
GIẤY TỜ LÀM VIỆC
Khách hàng: Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải ABC
Kỳ kế toán : Ngày 1/1/2006 đến 30/9/2006
Prepare by: VVQ Ngày:xx/xx/2006
Review by: CQT Ngày: xx/xx/2006 Đơn vị: VNĐ
Khấu hao tài sản sử dụng bán hàng hạch toán sai vào Chi phí sản xuất chung
Mã TSCĐ
Tên tài sản
Nguyên giá
Giá trị đã
khấu hao
Số
năm
Khấu hao
trong kỳ
Giá trị còn
lại cuối kỳ
140103
TOYOTA 29M-0298
345.763.000
336.158.478
6
9.604.522
0
140103
TOYOTA 29N-1447
553.099.429
384.096.850
6
92.183.244
76.819.335
14010301
Xe 29U-8076
490.269.364
102.139.455
6
81.711.564
306.418.345
Tổng cộng
183.499.330
Khấu hao tài sản dùng cho xí nghiệp hạch toán sai vào Chi phí bán hàng
Mã TSCĐ
Tên tài sản
Nguyên giá
Giá trị đã khấu hao
Số năm
Khấu hao trong kỳ
Giá trị còn lại cuối kỳ
11010103
Cổng Barie
21.000.000
-
6
1.458.335
19.541.665
11010401
Máy nén khí
10.620.000
-
5
531.000
10.089.000
210401
Văn phòng đội xe
42.480.000
42.480.000
10
-
-
210401
Nhà bảo vệ khu tập thể
3.636.000
3.636.000
10
-
-
210401
Nhà thường trực cổng 2
4.764.000
4.764.000
10
-
-
210402
Nhà kho 6 gian
111.168.015
27.421.441
25
741.120
83.005.454
2107
Tường rào bể nước
47.675.050
47.675.050
5
-
-
220707
Đường ôtô
35.367.904
27.912.517
20
1.768.392
5.686.995
220707
Sân đường bê tông tường bao
126.185.488
126.185.488
20
-
-
220707
Sân bãi đỗ xe ôtô
145.967.536
114.021.202
20
7.298.376
24.647.958
220707
Thiết bị truyền dẫn điện
46.812.967
38.035.532
8
5.851.620
2.925.815
Tổng cộng
17.648.843
C ÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN V À TƯ VẤN TÀI CHÍNH
.. ACAGroup ..
GIẤY TỜ LÀM VIỆC
Khách hàng: Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải ABC
Kỳ kế toán: Ngày 1/1/2006 đến ngày 30/9/2006 Prepare by : VVQ
Review by : CQT
Kiểm toán khấu hao TSCĐ:
Trong quá trình kiểm toán khấu hao tài sản cố định tại Công ty ABC, kiểm toán viên phát hiện thấy một số tài sản sử dụng quản lý bán hàng được Công ty hạch toán vào Chi phí sản xuất chung làm chi phí sản xuất chung tăng 183.499.330 VNĐ, làm giá vốn hàng bán tăng lên một khoản tương ứng. Trong khi đó, một số tài sản phải được hạch toán vào chi phí sản xuất chung thì đơn vị lại hạch toán vào chi phí bán hàng với giá trị 17.648.843 VNĐ.
Kiểm toán viên đề nghị đơn vị điều chỉnh:
Bù trừ chi phí khấu hao hạch toán sai khoản mục chi phí: 183.499.330 – 17.648.843
= 165.850.487
Bút toán đề nghị điều chỉnh: Nợ TK 641: 165.850.487 VNĐ
Có TK 632: 165.850.487 VNĐ
2.2.4 Kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. Ở giai đoạn này, kiểm toán viên soát xét lại các giấy tờ làm việc của mình, đánh giá tính đầy đủ và hiệu lực của bằng chứng kiểm toán, bổ sung những bằng chứng mới thu thập được hoặc nếu thiếu thì cần nhanh chóng hoàn thiện, thu thập thêm.
Sau đó, chủ nhiệm kiểm toán sẽ tập hợp các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên các phần hành, kiểm tra và soát xét những sự kiện sau ngày lập báo cáo.
Qua tìm hiểu và đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo, chủ nhiệm kiểm toán nhận thấy không có sự kiện bất thường nào liên quan đến chỉ tiêu tài sản cố định và ảnh hưởng trọng yếu tới tính trung thực và hợp lý của các thông tin về chỉ tiêu này trên Báo cáo tài chính.
Sau đó, ACAGroup đề nghị phía Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải ABC gửi Thư giải trình của Ban Giám đốc; trong đó, Ban Giám đốc Công ty ABC phải xác nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.
Trong Hồ sơ kiểm toán, Thư giải trình của khách hàng được lưu tại chỉ mục B400 “Thư giải trình của khách hàng ”.
Khi nhận được Thư giải trình, ACAGroup trao đổi với Ban Giám đốc Công ty ABC về các điều trình cần thiết và dự thảo Báo cáo kiểm toán.
Đối với chỉ tiêu TSCĐ & khấu hao TSCĐ, các bút toán điều chỉnh của kiểm toán viên về khấu hao TSCĐ như sau:
+ Về việc hạch toán khấu hao sai giữa chi phí sản xuất chung và chi phí bán hàng
Nợ TK 641311: 165.850.487 đồng
Có TK 62731: 165.850.487 đồng
+ Về việc hạch toán trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ chưa phù hợp so với Quyết định 206/2003/QĐ-BTC:
Nợ TK 641311
215.497
Nợ TK 21414
40.332.738
Có TK 62731
36.363.669
Có TK 21412
3.705.604
Có TK 21413
263.454
Có TK 21415
215.508
Ban Giám đốc đồng ý với tất cả các điều chỉnh cần thiết, Công ty ACAGroup chính thức phát hành Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần về Báo cáo tài chính được lập cho kỳ kế toán từ ngày 1/1/2006 – 30/9/2006.
Đối với chỉ tiêu tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định, kiểm toán viên đề nghị nội dung thư quản lý như sau:
Bảng 2.18: Thư quản lý của Công ty ABC
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
.. ACA GROUP ..
THƯ QUẢN LÝ
Khách hàng : Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải ABC
Kỳ kế toán : Ngày 1/1/2006 đến ngày 30/9/2006
…………………………………….
A./ Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
I./ Thực trạng
+ Trong quá trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty, kiểm toán viên nhận thấy: Một số TSCĐ của Công ty trong thực tế được sử dụng cho mục đích bán hàng. Tuy nhiên chi phí khấu hao những tài sản này được Công ty hạch toán vào Chi phí sản xuất chung, và ngược lại, một số TSCĐ được sử dụng cho mục đích sản xuất lại được Công ty hạch toán vào chi phí bán hàng.
Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho mục đích bán hàng được hạch toán sang chi phí bán hàng là: 165.850.487 đồng. (số liệu sau khi đã bù trừ 2 khoản mục chi phí này cho nhau).
+ Hiện tại Công ty đang tính khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc tròn tháng. Tài sản cố định tăng hoặc ngừng tham gia hoạt động kinh doanh trong tháng này sẽ được trích hoặc ngừng trích khấu hao trong tháng sau.
II./ Ảnh hưởng
+ Chi phí khấu hao TSCĐ được hạch toán chưa phù hợp với các khoản mục chi phí sẽ làm sai lệch một số chỉ tiêu được trình bày trên Báo cáo tài chính, do đó ảnh hưởng đến chất lượng thông tin được trình bày trên Báo cáo tài chính.
+ Theo quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính ban hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thì việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày sử dụng (theo số ngày của Biên bản bàn giao TSCĐ) để tính khấu hao tài sản cố định tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Theo tính toán của kiểm toán viên, khấu hao TSCĐ trích vào chi phí bán hàng thấp hơn so với quy định: 215.497 đồng. Chi phí khấu hao TSCĐ trích vào chi phí sản xuất chung cao hơn so với quy định: 36.363.669 đồng.
III./ Gợi ý của kiểm toán viên
+ Kiểm toán viên đề nghị đơn vị thực hiện theo dõi TSCĐ theo mục đích, nơi sử dụng TSCĐ, trên cơ sở đó phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cho phù hợp.
+ Công ty cần thực hiện trích khấu hao của tài sản cố định theo đúng Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính ban hành đồng thời bổ sung các quyết định tăng và đưa TSCĐ vào sử dụng vào hồ sơ TSCĐ.
PHẦN III
CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN
3.1 Nhận xét chung và những bài học kinh nghiệm về quy trình kiểm toán TSCĐ & khấu hao TSCĐ do Công ty ACAGroup thực hiện.
3.1.1 Nhận xét chung về quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định của Công ty ACAGroup
Qua việc tìm hiểu quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty ACAGroup thực hiện tại Công ty ABC, ta có thể rút ra một vài nhận xét sau:
Do các khách hàng của Công ty ACAGroup có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, các nghiệp vụ đối với tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định không quá phức tạp. Mặt khác, trình độ cũng như năng lực đội ngũ kế toán của khách hàng còn hạn chế nên ACAGroup thường chọn mẫu 100% khi kiểm toán các nghiệp vụ tăng (giảm) tài sản cố định. Phân công kiểm toán chỉ tiêu này, Công ty giao cho những kiểm toán viên có trình độ tương xứng và dày dặn kinh nghiệm. Điều này đã giúp cho việc kiểm toán tài sản cố định và khấu hao của ACAGroup luôn đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới, việc phát triển khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động là hướng phát triển tất yếu của tất cả các công ty. Khi đó, quy mô doanh nghiệp sẽ tăng, các nghiệp vụ đối với tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định sẽ ngày càng phong phú và phức tạp. Việc chọn mẫu 100% các nghiệp tăng (giảm) TSCĐ sẽ khó thực hiện được bởi chi phí kiểm toán lớn. Hơn nữa, Công ty cũng không đủ số lượng kiểm toán viên dày dặn kinh nghiệm để tham gia kiểm toán cho từng khách hàng một. Khi đó, quy trình kiểm toán tài sản cố định của Công ty ACAGroup sẽ không còn phù hợp đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn cũng như khi số lượng khách hàng tăng lên.
Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định để không chỉ giúp Công ty nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm toán mà còn mở rộng được phạm vi khách hàng trong tương lai.
3.1.2 Bài học kinh nghiệm về quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định do công ty ACAGroup thực hiện.
* Hoàn thiện chương trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.
ACAGroup đã xây dựng chương trình kiểm toán chung cho hầu hết khoản mục và chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện các chương trình kiểm toán riêng phù hợp với lĩnh vực hoạt động và ngành nghề của đơn vị khách hàng mà vẫn đảm bảo tuân thủ chương trình kiểm toán chung.
Trong chương trình kiểm toán cho từng khoản mục và chỉ tiêu, ACAGroup lập các thủ tục kiểm toán riêng với mục đích thu thập bằng chứng theo từng mục tiêu kiểm toán cụ thể.
Việc thiết kế chương trình kiểm toán theo hướng chi tiết hoá các thủ tục kiểm toán đáp ứng từng cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng bởi các sai sót tương ứng với từng rủi ro đã xác định giúp cho kiểm toán viên dễ dàng tiếp cận với các phương pháp kiểm toán để hạn chế những rủi ro tương ứng. Qua đó, kiểm toán viên thấy được mối quan hệ giữa việc đánh giá rủi ro kiểm toán với áp dụng các thủ tục kiểm toán.
Đối với tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định, các thủ tục kiểm toán được ACAGroup thiết kế chi tiết nhằm thu thập đầy đủ những bằng chứng hợp lý cho năm mục tiêu cụ thể là tính chính xác, đầy đủ, hiện hữu, sở hữu, phân loại và trình bày. Điều này đã định hướng cho kiểm toán viên thu thập được đầy đủ các bằng chứng có hiệu lực.
* Kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài sản cố định & khấu hao tài sản cố định.
Để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kiểm toán, ACAGroup luôn quan tâm đến việc kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. Trong kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định, các kiểm toán viên của ACAGroup đã kết hợp hài hoà các kỹ thuật như xác minh tài liệu, phỏng vấn, kiểm kê, quan sát, tính toán, phân tích…
Đối với Công ty ABC, trước tiên kiểm toán viên tiến hành kiểm kê tài sản cố định, quan sát tổ kiểm kê làm việc, xác nhận kết quả kiểm kê và thái độ kiểm kê của đơn vị. Tiếp đó, kiểm toán viên phỏng vấn Ban Giám đốc và nhân viên của đơn vị về việc quản lý và bảo quản tài sản cố định. Kết hợp với việc phân tích sơ bộ Bảng cân đối phát sinh, Bảng cân đối kế toán, kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên quan sát công việc của các kế toán viên, xác minh tài liệu kết hợp với việc phỏng vấn kế toán viên phụ trách từng phần hành, tính toán lại kết quả…
Các kỹ thuật kiểm toán đều được ACAGroup vận dụng linh hoạt và hợp lý, mang lại hiệu quả cao cho việc kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.
* Kết hợp kiểm toán giữa các khoản mục khác với tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.
Khi tiến hành cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên có thể phối hợp với nhau nhằm giảm thiểu các công việc mà kiểm toán viên khác đã làm. Việc bố trí công việc kiểm toán sao cho thích hợp là điều ACAGroup luôn quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu chi phí kiểm toán. Kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định, kiểm toán viên có thể sử dụng kết quả của kiểm toán “các khoản phải trả nhà cung cấp” trong việc xác định giá mua cũng như các chi phí liên quan đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Trong quá trình kiểm toán tài sản cố định ở Công ty ABC, thay vì việc gửi thư xác nhận cho nhà cung cấp để xác định giá mua của tài sản, kiểm toán viên phụ trách ‘kiểm toán tài sản cố định’ đã đối chiếu với thư xác nhận mà kiểm toán viên phụ trách ‘kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp’ đã gửi. Điều này tránh cho không trùng lặp trong việc gửi thư xác nhận.
* Ghi chép giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.
Việc ghi chép giấy tờ làm việc của kiểm toán viên rất được ACAGroup quan tâm. Bởi mọi người đều hiểu được tầm quan trọng của việc trình bày các giấy tờ làm việc một cách khoa học. Giấy tờ được trình bày một cách logic không chỉ giúp cho kiểm toán viên hiểu rõ kết quả công việc của mình, thuận tiện cho việc kiểm tra mà còn tiện lợi cho việc tìm kiếm khi cần trong các cuộc kiểm toán sau.
Vì vậy, các giấy tờ làm việc được kiểm toán viên ACA ghi chép rất cẩn thận và logic về các bước thực hiện. Chỉ cần thông qua giấy tờ làm việc, các kiểm toán viên khác có thể thấy rõ bạn mình đã thực hiện thủ tục gì, mục đích, tham chiếu tới đâu, quá trình thực hiện như thế nào và kết luận ra sao.
3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định do Công ty ACAGroup thực hiện.
Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định là một trong những chỉ tiêu mà Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính có thế mạnh trong kiểm toán. Việc tiến hành kiểm tra định hướng trước khi kiểm tra chi tiết, phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán và Bảng cân đối tài khoản, biết được xu hướng biến động cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu này để xác định được những bất thường kết hợp với việc kiểm tra chi tiết 100% các nghiệp vụ tăng (giảm) TSCĐ đã giúp ACA đạt hiệu quả cao trong kiểm toán TSCĐ.
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định nói riêng và kiểm toán báo cáo tài chính nói chung do Công ty ACAGroup thực hiện vẫn còn một số hạn chế.
Bởi hoàn cảnh thực tế ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng của các cuộc kiểm toán cũng như các phần hành mà tiêu biểu là chỉ tiêu tài sản cố định và khấu hao. Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên là yêu cầu tất yếu không chỉ đối với ACAGroup. Mặt khác, thủ tục phân tích hiện tại chưa được Công ty sử dụng một cách triệt để cũng như việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục cần được Công ty thực hiện chu đáo hơn. Nội dung sau đây sẽ phân tích cụ thể những vấn đề còn tồn tại trong quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định do Công ty ACAGroup thực hiện:
3.2.1 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
* Những vấn đề còn tồn tại
Tìm hiểu HTKSNB của khách hàng là việc hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Vì đánh giá đúng bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra được một phương pháp kiểm toán hiệu quả. Thông thường để mô tả và đánh giá về một hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên có thể sử dụng một hoặc kết hợp ba phương pháp sau tuỳ theo từng đặc điểm của đơn vị được kiểm toán.
+ Bảng câu hỏi: Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi vì tính hiệu quả và đơn giản. Bảng thường được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng, có nghĩa là câu hỏi trả lời từ phía khách hàng chỉ là “có” hoặc “không”. Bảng câu hỏi được thiết kế sẵn và thường được sử dụng chung cho hầu hết khách hàng nên đôi khi tính linh hoạt bị hạn chế.
+ Bảng tường thuật: Đó là sự mô tả bằng lời văn về HTKSNB của khách hàng. Bảng tường thuật còn cung cấp thêm sự phân tích về cơ cấu kiểm soát, giúp kiểm toán viên hiểu biết đầy đủ hơn HTKSNB.
+ Lưu đồ: Đây là phương pháp tiếp cận và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng khá phức tạp vì hầu hết hoạt động của khách hàng được mô tả và trình bày thông qua hệ thống sơ đồ và ký hiệu. Tuỳ vào từng khách hàng, kiểm toán viên phải thiết kế một hệ thống lưu đồ riêng. Do đó, phương pháp này đòi hỏi người kiểm toán phải hiểu kỹ về HTKSNB của khách hàng. Tuy nhiên, phương pháp cũng mang lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán vì qua việc mô tả hoạt động bằng lưu đồ, kiểm toán viên sẽ có cái nhìn chung và thấu đáo nhất đối với hoạt động của khách hàng.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, Công ty ACAGroup mới chỉ sử dụng phương pháp lập bảng câu hỏi và bảng tường thuật. Việc lập bảng câu hỏi và tường thuật về hoạt động của khách hàng chủ yếu do kiểm toán viên phụ trách từng phần hành thực hiện. Bảng tường thuật về hoạt động của khách hàng được thể hiện dưới hình thức là các tờ ghi chú hệ thống. Qua những giấy tờ này, kiểm toán viên có thể nắm bắt được những nét chung về hoạt động của khách hàng trong từng phần hành cụ thể. Tuy nhiên, khi quy mô hoạt động của khách hàng lớn thì việc sử dụng Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật rất khó giúp kiểm toán viên hiểu rõ về hệ thống kiểm soát nội bộ. Điều này có thể khiến cho kiểm toán viên có cái nhin thiếu chính xác về chu kỳ kinh doanh của khách hàng, dẫn tới những thiếu sót trong việc tiếp cận kiểm toán. Khi đó, người kiểm toán phải tăng cường thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết, ảnh hưởng tới thời gian kiểm toán.
* Phương hướng hoàn thiện
Theo lý thuyết, kiểm toán viên có 3 phương pháp để tìm hiểu HTKSNB là bảng câu hỏi, bảng tường thuật, lưu đồ. Bảng câu hỏi và bảng tường thuật tuy dễ thực hiện hơn nhưng mang lại hiệu quả không cao bằng phương pháp lưu đồ.
Bảng câu hỏi thường được thiết lập sẵn nên tính linh động bị hạn chế, tuy trong trường hợp cần thiết, kiểm toán viên có thể đưa thêm các câu hỏi để thu thập thông tin.
Bảng tường thuật phụ thuộc rất nhiều vào cách thức ghi chép của kiểm toán viên. Nếu người kiểm toán không có một tư duy logic thì việc lập bảng tường thuật sẽ rất khó giúp cho các kiểm toán viên khác hiểu về HTKSNB đối với phần hành mà người đó thực hiện.
Vì vậy, các kiểm toán viên ACAGroup nên tích cực sử dụng phương pháp lưu đồ kết hợp với bảng câu hỏi và bảng tường thuật, đặc biệt đối với những khách hàng mà Công ty tiến hành kiểm toán trong nhiều năm liền. Điều này buộc kiểm toán viên phải tìm hiểu kỹ về HTKSNB của khách hàng. Từ đó, một mặt, người kiểm toán sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiểm toán, lựa chọn các thủ tục và phương pháp cho phù hợp; một mặt lưu đồ rất thuận tiện cho các kiểm toán viên khác làm việc trong những năm tiếp sau.
Đối với Công ty ABC, Công ty ACAGroup có thể sử dụng lưu đồ kết hợp với bảng tường thuật để mô tả HTKSNB đối với TSCĐ.
Quy trình đầu tư mua sắm TSCĐ có giá trị lớn theo Quyết định số 049/QĐ-TCKT ngày 1/3/2002 của Ban Giám đốc Công ty ABC được thể hiện qua lưu đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình đầu tư mua sắm TSCĐ theo quy định
Giám đốc
Phòng
Tài chính & Kế toán
Hội đồng quản trị
Phòng chức năng
(1) (2) (3)
(4)
Ban đấu giá
(1) Phòng chức năng lập tờ trình đầu tư, mua sắm (5)
TSCĐ, đưa Phòng Tài chính & Kế toán thẩm định.
(2) Phòng Tài chính & Kế toán trình Giám đốc xem xét (6)
(3) Giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt (6)
Nhà cung cấp
(4) Được phê duyệt, Giám đốc ra quyết định tăng TSCĐ
(5) Hội đồng quản trị thành lập Ban đấu giá
(6) Ban đấu giá tiến hành đấu giá
Tuy nhiên thực tế, việc mua sắm TSCĐ ở Công ty ABC như sau:
Sơ đồ 3.2: Quy trình đầu tư mua sắm TSCĐ trên thực tế
Phòng chức năng
Phòng
Tài chính & Kế toán
Giám đốc
Hội đồng quản trị
(1) (2) (3)
(4’)
Nhà cung cấp
(1) Phòng chức năng lập tờ trình đầu tư, mua sắm TSCĐ,
trình Phòng Tài chính & Kế toán thẩm định.
(2) Phòng Tài chính & Kế toán trình Giám đốc xem xét
(3) Giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt
(4’) Phê duyệt, Hội đồng quản trị chọn nhà cung cấp.
Từ việc so sánh 2 sơ đồ 3.1 và 3.2, kiểm toán viên nhận thấy: quy trình đầu tư, mua sắm TSCĐ trên thực tế không theo quy định: đơn vị không tiến hành đấu giá, không có quyết định tăng TSCĐ. Do đó, khi kiểm toán viên xác định được khâu nào là quan trọng, thiết yếu thì việc đánh giá HTKSNB sẽ trở lên dễ dàng hơn.
3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích
* Những vấn đề còn tồn tại
Thủ tục phân tích là một trong các thủ tục quan trọng và không thể thiếu đối với một cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng và đánh giá chúng. Bằng thủ tục phân tích, người kiểm toán có thể xác định được những rủi ro mang tính đặc trưng của khách hàng và định hướng được công việc cần tiến hành.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng hết sức linh hoạt để xác định phạm vi các nghiệp vụ có thể xảy ra rủi ro trọng yếu. Mặt khác khi tiến hành kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên thường kết hợp với thủ tục phân tích để xác định số lượng và phạm vi mẫu chọn.
Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích như một công cụ rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện của mình để có thể đưa ra các kết luận chính xác.
Thủ tục phân tích được Công ty ACAGroup áp dụng chủ yếu là phân tích ngang. Kiểm toán viên so sánh tình hình và kết quả hoạt động của năm tài chính hiện tại so với các năm trước để xem xét xu hướng biến động, từ đó phán đoán khả năng tồn tại các sai phạm trong từng chỉ tiêu và khoản mục.
Mặt khác, kiểm toán viên có thể so sánh số liệu của đơn vị khách hàng với các đơn vị khác trong cùng ngành hoặc các chỉ tiêu chung của ngành, tính toán và phân tích hệ thống các tỉ suất để từ đó đánh giá tính hợp lý của các số liệu mà khách hàng cung cấp.
Tuy nhiên, thủ tục phân tích này ít được ACAGroup sử dụng trong các cuộc kiểm toán do hạn chế về mặt thông tin số liệu của ngành, trình độ của kiểm toán viên và chi phí kiểm toán.
* Phương hướng hoàn thiện
Xuất phát từ thực tế trên, ACAGroup cần hoàn thiện thủ tục phân tích của mình. Bên cạnh việc tăng cường phân tích ngang tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của khách hàng, ACAGroup có thể thuê thiết kế một phần mềm giúp phân tích hệ thống các tỉ suất. Điều này sẽ giúp giảm thời gian tính toán, nâng cao hiệu quả của thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán. Khi đó, thay vì tốn thời gian kiểm tra chi tiết cho tất cả các khoản mục, kiểm toán viên có thể thu gọn quy mô mẫu đối với những khoản mục mà kết quả phân tích cho thấy sự biến động đó là hợp lý, tập trung kiểm toán những khoản mục mà kết quả phân tích cho thấy sự bất thường, tiềm ẩn khả năng sai phạm.
Hệ thống tỉ suất mà ACAGroup có thể sử dụng khi kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ là:
* Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính:
Tổng nợ phải trả
+ Hệ số nợ trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
+ Hệ số tự tài trợ =
Tổng tài sản dài hạn
Tài sản cố định
+ Hệ số cơ cấu tài sản =
Tổng tài sản
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
Lợi nhận sau thuế
+ Hệ số sinh lời của doanh thu =
Doanh thu thuần
+ Hệ số doanh lợi
+ Hệ số sinh lợi của tổng tài sản …..
* Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động:
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ
+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản …..
Đối với Công ty ABC, kiểm toán viên có thể phân tích các tỷ suất sau:
Bảng 3.1: Bảng phân tích các tỉ suất cho kiểm toán TSCĐ của Công ty ABC
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2005
Lợi nhuận sau thuế (VNĐ)
2.150.611.620
3.753.805.562
Doanh thu thuần (VNĐ)
181.477.394.696
192.413.070.222
Hệ số sinh lời của doanh thu (lần)
0,0119
0,0195
Dựa vào Bảng 2.5 ta tính được các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu
30/9/2006
1/1/2006
1. Hệ số nợ trên tổng tài sản (lần)
0,42
0,33
2. Hệ số tự tài trợ (lần)
0,968
1,156
3. Hệ số cơ cấu tài sản (lần)
0,401
0,412
Qua việc phân tích một số tỉ suất trên, ta thấy giá trị tăng TSCĐ của đơn vị là hợp lý.
Tuy nhiên khi TSCĐ tăng mà hệ số sinh lợi của doanh thu giảm => chi phí tăng => cần xem xét việc trích khấu hao của đơn vị.
3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên
* Những vấn đề còn tồn tại
Theo VSA số 220, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, yêu cầu: cán bộ nhân viên chuyên nghiệp của công ty kiểm toán phải có kỹ năng và năng lực chuyên môn, phải luôn duy trì, cập nhật và nghiên cứu kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Với những thành tựu của công cuộc đổi mới, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Do đó, nhu cầu về thông tin tài chính cũng như nhu cầu về dịch vụ kiểm toán và tư vấn trở lên cần thiết.
Trong khi đó, số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên là yêu cầu tất yếu đối với kiểm toán độc lập Việt Nam nói chung cũng như Công ty ACAGroup nói riêng.
* Phương hướng hoàn thiện
Một lợi thế của ACAGroup là đội ngũ kiểm toán viên tuổi đời còn rất trẻ. Vì vậy, mỗi kiểm toán viên luôn ý thức về việc không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân. Do đó, Công ty nên tổ chức các khoá học nâng cao nghiệp vụ cho kiểm toán viên. Mỗi năm, Công ty có thể tổ chức ít nhất một khoá đào tạo, mời các kiểm toán viên giàu kinh nghiệm và giảng viên tới giảng dạy và trao đổi. Trong mỗi khoá học như vậy, kiểm toán viên không chỉ thu nhận được nhiều kinh nghiệm quý báu của những người đi trước mà còn có dịp trao đổi để hiểu rõ thêm những vấn đề còn vướng mắc.
Mặt khác, để khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ, Công ty cần có những chính sách hỗ trợ các khoá cao học cho nhân viên, hoặc những chính sách ưu tiên về thời gian, lương bậc như chính sách làm bán thời gian cho nhân viên học cao học ban ngày hay ưu tiên nâng bậc lương cho những người đỗ khoá cao học…Những chính sách này không chỉ giúp nhân viên Công ty nâng cao trình độ mà còn gắn kết họ với Công ty nhiều hơn.
Ngoài ra, Công ty cần xây dựng những kế hoạch lâu dài về đào tạo và tích cực giới thiệu nhân viên tham gia các hiệp hội nghề nghiệp như Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) hay Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)…
KẾT LUẬN
Kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, bởi chỉ tiêu tài sản cố định có ảnh hưởng trọng yếu đến các thông tin trên Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch kiểm toán hợp lý, thực hiện công việc kiểm toán khoa học tại tất cả các phần hành từ đơn giản đến phức tạp sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Chỉ tiêu tài sản cố định tuy có ít nghiệp vụ và phát sinh không thường xuyên song lại có quy mô lớn và ảnh hưởng tới nhiều khoản mục và chỉ tiêu khác trên các Bảng khai tài chính. Nó ảnh hưởng tới các tỉ suất tài chính phản ánh năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định đều làm thay đổi chi phí khấu hao, làm thay đổi chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì dẫn tới việc thay đổi lợi nhuận và các khoản thuế phải nộp nhà nước của đơn vị. Do đó, khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của một đơn vị, chỉ tiêu tài sản cố định luôn là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần được tập trung kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định không chỉ phát hiện các sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan tới tài sản cố định và khấu hao mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng kiểm toán tài sản cố định và khấu hao trong kiểm toán tài chính, kiểm toán viên cần am hiểu sâu sắc đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng để có thể thấy được mối quan hệ giữa sản xuất kinh doanh và đầu tư, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp.
Trên cơ sở những kiến thức về kiểm toán được trang bị và tích luỹ trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường đại học, kết hợp với các kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup), em đã có được cái nhìn tổng quan về quy trình của một cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán chỉ tiêu tài sản cố định và khấu hao nói riêng trên cả hai mặt: lý luận và thực tiễn.
Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của Th.s Trần Mạnh Dũng, sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc và các anh chị kiểm toán viên Công ty ACAGroup, em đã hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 - 2007
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kiểm toán tài chính – GS.TS Nguyễn Quang Quynh – NXB Tài chính, 2006.
Giáo trình Lý thuyết kiểm toán – GS.TS Nguyễn Quang Quynh – NXB Tài chính, 2005.
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Bộ Tài Chính – NXB Tài chính.
Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam - Bộ Tài chính – NXB Tài chính.
7. Các tài liệu nội bộ của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36603.doc