Chuyên đề Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán Thăng Long thực hiện

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN THĂNG LONG 3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 5 1.3. Các loại hình dịch vụ và khách hàng của công ty 9 1.3.1. Các dịch vụ của công ty 9 1.3.2. Khách hàng của công ty 10 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty 11 1.4.1. Công tác kế toán tại Công ty 11 1.4.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 11 1.4.1.2. Chính sách kế toán mà công ty áp dụng 12 1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 13 1.4.3. Tình hình tài chính của công ty 14 1.5. Quy trình kiểm toán chung tại công ty 14 PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN THĂNG LONG THỰC HIỆN. 17 2.1 Các công việc trước kiểm toán. 17 2.1.1 Gửi thư chào hàng kiểm toán. 17 2.1.2 Tìm hiểu khách hàng và đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. 19 2.1.3 Hợp đồng kiểm toán. 21 2.1.4 Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán 24 2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. 26 2.2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. 26 2.2.2 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý. 28 2.2.3. Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. 29 2.2.3.1. Tìm hiểu hệ thống kế toán. 29 2.2.3.2. Tìm hiểu hệ thống KSNB. 33 2.2.4. Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính. 36 2.2.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 41 2.2.6. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. 42 2.3.Thiết kế chương trình kiểm toán trong kiểm toán tài chính. 45 PHẦN III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 51 KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN THĂNG LONG 51 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán tài chính tại Công ty. 51 3.2 Đánh giá thực tế lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty . 55 3.2.1 Các công việc trước kiểm toán. 55 3.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. 55 3.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán. 56 3.2.4 Nhận xét chung. 57 3.3 Hoàn thiện lập kế hoạch trong kiểm toán tài chính tại Công ty. 57 3.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. 57 3.3.2 Hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống KSNB. 58 3.3.3 Phân tích sơ bộ BCTC. 59 3.3.4 Thiết kế chương trình kiểm toán. 60 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán Thăng Long thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ thể như : cơ cấu bố trí của kiểm toán nội bộ... để hiểu rõ các sự kiện, các nghiệp vụ và vị trí hoạt động có thể tác động đến BCTC và để thực hiện quá trình so sánh khách hàng này với các đơn vị khác trong ngành đó. Sự hiểu biết này có thể thu thập bằng nhiều cách khác nhau. Đó là trao đổi với Ban giám đốc; phỏng vấn nhân viên của đơn vị; trao đổi với KTV, những người đã tiến hành kiểm toán cho khách hàng những năm trước hoặc đã kiểm toán cho khách hàng trong cùng ngành nghề kinh doanh hoặc nghiên cứu các tạp chí chuyên ngành, niên giám thống kê. + Tham quan nhà xưởng: Một vòng tham quan nhà xưởng hoặc quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng giúp KTV nắm được quy trình sản xuất kinh doanh của khách hàng; gặp nhân vật chủ chốt và có được nhận định ban đầu về phong cách điều hành của nhà quản lý. + Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước: Hồ sơ này có các tài liệu như: sơ đồ tổ chức, điều lệ công ty, các bảng kê, chính sách tín dụng, chính sách kế toán. Qua đó KTV sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích về công việc kinh doanh của khách hàng. + Nhận diện các bên hữu quan: KTV xác định các bên liên quan và nhận định sơ bộ về mối quan hệ này ngay trong giai đoạn lập kế hoạch từ đó bước đầu dự đoán các vấn đề có thể phát sinh giữa các bên liên quan để có thể hoạch định một kế hoạch kiểm toán phù hợp. + Dự kiến nhu cầu sử dụng chuyên gia: Khi KTV đứng trước các tình huống đòi hỏi kiến thức chuyên môn thì có thể cần tham vấn một chuyên gia. Đó là những người hoặc văn phòng có năng lực, hiểu biết và khả năng cụ thể trong một lĩnh vực riêng ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Như việc đánh giá một tác phẩm nghệ thuật, vàng bạc đá quý... Dưới đây là một biểu mẫu mô tả các thông tin mà các KTV của công ty thu thập được khi kiểm toán cho Công ty Sông Đà 25. Biểu số 2.4: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng Tên khách hàng: Công ty Sông Đà 25. Là Công ty được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 20 năm theo giấy phép đầu tư số 715/GP ngày 06/11/2000, Giấy phép điều chỉnh số 715/GPĐC ngày 11/7/2000 do Uỷ ban nhân dân Nhà nước cấp. Trụ sở của khách hàng: Số 100 Đường Tràng Thi – Thanh Hoá. Lĩnh vực kinh doanh: Hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng. Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng Giám đốc: Bà Đỗ Thị Phượng Kế toán trưởng: Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng. Kiểm toán năm tài chính: Ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2006 Thời gian thực hiện kiểm toán: Ngày 15/05/2006 đến ngày 16/05/2006. 2.2.2 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh. Những chứng từ pháp lý quan trọng cần được kiểm toán bao gồm: + Giấy phép thành lập và điều lệ công ty : Tài liệu này cung cấp thông tin về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban; thủ tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu; các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty... + Các BCTC, báo cáo kiểm toán, các biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước. Các tài liệu này giúp KTV nắm rõ hơn về thực trạng hoạt động của khách hàng và tình hình tài chính; kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ... trên cơ sở đó áp dụng kỹ thuật phân tích các báo cáo này để nhận thức được xu hướng phát triển của khách hàng.Và qua đó KTV cũng dự kiến phướng hướng kiểm tra. Đây là tài liệu quan trọng nhất trong một cuộc kiểm toán BCTC. + Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Đây là những tài liệu chính thức và tóm lược về những vấn đề quan trọng nhất đã được thảo luận và quyết định chính thức trong các cuộc họp đó chứa đụng những thông tin quan trọng như : công bố về cổ tức; phê chuẩn việc hợp nhất hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc; quyết định thành lập công ty con, chi nhánh... Trước khi cuộc kiểm toán hoàn thành, KTV cần phải kiểm tra, đối chiếu các kết quả thu được trong quá trình kiểm toán với các quyết định đưa ra trong các cuộc họp để đảm bảo là Ban giám đốc đã tuân thủ các biện pháp đã được Hội đồng quản trị và các cổ đông đề ra và yêu cầu Ban giám đốc cung cấp thư giải trình trong đó cam kết là đã gửi đầy đủ các biên bản của các cuộc họp trên cho KTV. 2.2.3. Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. 2.2.3.1. Tìm hiểu hệ thống kế toán. Đối với Công ty CPKT Thăng Long việc tìm hiểu hệ thống kế toán nhằm đánh giá những điểm mạnh và yếu trong hệ thống kế toán nhằm xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán. Hệ thống kế toán của mỗi đơn vị khách hàng được tổ chức như thế nào? theo hình thức sổ gì? hạch toán theo phương pháp gì? Sự phát triển hệ thống kế toán quản trị đến đâu... và ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống KSNB? Biểu mẫu sau thể hiện việc tìm hiểu hệ thống kế toán tại Công ty Sông Đà do Công ty CPKT Thăng Long thực hiện. Bảng 2.1: Tìm hiểu hệ thống kế toán. a. Tổ chức Bộ máy kế toán * Mô hình : Tập trung © Phân tán £ Hỗn hợp £ (Mô tả chi tiết phạm vi công việc của các bộ phận kế toán thống kê các chi nhánh, đơn vị cấp dưới) * Phòng kế toán tại trụ sở chính (VP) Công ty: Nhân sự: Ông : Hà Vân Thanh Trưởng phòng Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng Kế toán trưởng Bà Vũ Nguyệt Nga Kế toán tổng hợp * Danh sách nhân viên bộ phận kế toán, tài chính STT Tên Trình độ Thâm niên công tác (năm) Thời gian công tác tại đơn vị được kiểm toán Nhiệm vụ chuyên môn được giao Ghi chú 1 Huệ ĐH 8 KT .TSCĐ 2 Hà ĐH 6 KT.Thanh toán 3 Ngần ĐH 4 KT. SX 4 Minh ĐH 4 Thủ quỹ b. Chế độ kế toán áp dụng © Chế độ kế toán Việt Nam £ Chế độ kế toán khác Có được chấp nhận của Bộ Tài Chính không? Có © Không £ Số văn bản chấp thuận: c. Hình thức kế toán ©Nhật ký chung £ Nhật ký chứng từ £ Chứng từ ghi sổ d. Thực hiện công việc kế toán Thực hiện thủ công £ Có sự hỗ trợ của máy tính © ©Có sử dụng phần mềm kế toán (Tên phần mềm : …………) £ Không sử dụng phần mềm kế toán (Ứng dụng excel và word) e. Luận điểm và lưu trữ chứng từ (đối với KH có nhiều chi nhánh) Chứng từ PS tại chi nhánh được : © Chuyển về phòng kế toán của Công ty £ Lưu trữ tại chi nhánh f. Yêu cầu đặc thù đối với Báo cáo tài chính của khách hàng * Những người sử dụng Báo cáo tài chính của khách hàng * Yêu cầu đặc thù đối với BCTC (ví dụ lập theo chuẩn mực quốc tế, theo yêu cầu của chủ nợ (Tổng công ty…) g. Quy trình lập Báo cáo tài chính (đối với khách hàng có nhiều chi nhánh) * £ Tại các chi nhánh, đơn vị cấp dưới * © Tại phòng kế toán của văn phòng Công ty h. Các vướng mắc khách hàng gặp phải * Vướng mắc về chính sách thuế: ……Không…………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………. * Vướng mắc về hạch toán nghiệp vụ: ……Không…………………………………………………. ………………………………………………………. ……………………………………………………… i. BCTC năm trước đã được kiểm toán hay chưa ? Chưa được kiểm toán £ Đã được kiểm toán © Được kiểm toán bởi © KTV của Công ty Kiểm toán £ Kiểm toán nội bộ của Tổng Công ty £ Kiểm toán nhà nước k. Tại thời điểm khảo sát (hoặc thời gian gần trong tương lai), khách hàng đã có (sẽ có) * Báo cáo quyết toán thuế của năm có BCTC được kiểm toán Có £ Chưa có £ * Các quyết định phê duyệt về tài chính của cơ quan cấp trênCó © Chưa có £ m. Các quy định riêng về tài chính kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của khách hàng, hoặc do Tổng công ty (cơ quan cấp trên) ban hành mà họ đang áp dụng (nếu có): (Bao gồm cả những ưu đãi mà khách hàng được hưởng) * Các quy định riêng về tài chính: Số VB Ngày VB Cấp ban hành Hiệu lực * Các quy định riêng về thuế: Số VB Ngày VB Cấp ban hành Hiệu lực * Các quy định riêng về kế toán: Số VB Ngày VB Cấp ban hành Hiệu lực 2.2.3.2. Tìm hiểu hệ thống KSNB. Trước hết, thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và mô tả chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc. Trong giai đoạn này KTV công ty tìm hiểu về KSNB của đơn vị trên hai mặt chủ yếu: thiết kế về quy chế KSNB và hoạt động liên tục của quy chế KSNB nhằm mục đích đánh giá xem liệu các BCTC có thể kiểm toán dược hay không, nhận diện và đánh giá các sai phạm tiềm tàng và thiết lập các kiểm soát thích hợp. Bằng các thể thức tiếp cận hệ thống KSNB như : dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV, thẩm vấn nhân viên của công ty khách hàng giúp cho KTVcó những thông tin ban đầu hoặc nắm bắt được những thay đổi trong hệ thống KSNB của khách hàng, xem xét các quy định các điều lệ của công ty khách hàng, quan sát các quá trình hoạt động của công ty khách hàng, kiểm tra hệ thống sổ sách đã hoàn tất. Để mô tả hệ thống KSNB, KTV sử dụng một trong ba phương pháp hoặc cả ba phương pháp sau hoặc kết hợp cả ba phương pháp tuỳ thuộc đặc điểm đơn vị được kiểm toán và quy mô kiểm toán : + Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB đưa ra các câu hỏi theo mục tiêu chi tiết của hệ thống KSNB đới với từng lĩnh vực được kiểm toán. Các câu trả lời không sẽ cho thấy nhược điểm của hệ thống KSNB. + Bảng tường thuật về hệ thống KSNB là sự mô tả bằng văn bản cơ cấu KSNB của khách hàng. + Vẽ lưu đồ: bao gồm lưu đồ ngang và lưu đồ dọc;trình bày tất cả các quá trình kiểm soát áp dụng cũng như mô tả các chứng từ, tài liệu kế toán. Bảng số 2.2: Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng về phần TSCĐ. Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB Có Không Không áp dụng 1. Hệ thống thẻ TSCĐ có được duy trì và cập nhật kịp thời không? 2. Ngoài bộ phận kế toán, có bộ phận nào khác theo dõi và quản lý danh mục TSCĐ không? 3. Việc mua sắm TSCĐ có phải lập kế hoạch trước hàng năm không? 4. TSCĐ khi mua về có bắt buộc phải có bộ kiểm tra chất lượng và lập biên bản nghiệm thu trước khi giao cho bộ phận sử dụng và thanh toán không? 5. TSCĐ khi giao cho bộ phận sử dụng có được lập biên bản bàn giao cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng không? 6. TSCĐ có được mô tả đầy đủ thông tin trong Thẻ tài sản đến mức có thể nhận diện tài sản ở bên ngoài không? 7. TSCĐ có được đánh Mã Quản Lý riêng để có thể đối chiếu giữa tài sản ghi chép trên sổ với thực tế không? 8. Đơn vị có văn bản quy định trách nhiệm người của người sử dụng không? 9. Có sổ theo dõi quản lý tài sản được tạm thời đưa ra khỏi công ty hay không? 10. Những tài sản đang thế chấp, cầm cố để đảm bảo cho các khoản vay có được ghi chép lại để theo dõi riêng không? 11. Công ty có giao cho bộ phận chuyên chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề khi TSCĐ bị hư hỏng không? 12. Các nhân viên có tự ý được sửa chữa khi TSCĐ bị sự cố mà không cần xin phép cấp lãnh đạo không? 13. Tất cả các TSCĐ hỏng đều được ghi chép lại thành biên bản và lưu giữ không? 14. Tất cả Tài sản chờ thanh lý, chưa sử dụng có được theo dõi riêng không? 15. Công ty có quy định về thanh lý TSCĐ không? 16. Khi thanh lý có được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo hay không? 17. Có quy định kiểm kê TSCĐ ít nhất 1 lần 1 năm không? 18. Kế hoạch kiểm kê hoặc các tài liệu hướng dẫn có được lập thành văn bản và gửi trướccho các bộ phận, nhân sự tham gia không? 19.Các quyết định mua sắm, quản lý, sử dụng và thanh lý có được tập hợp và hệ thống quy chế thành văn bản thông nhất hay không? Sau khi thu thập được một sự hiểu biết về cách thiết kế và sự vận hành của hệ thống KSNB, KTV sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu kiểm soát chi tiết. Nếu hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và ngược lại. Công việc đầu tiên là nhận diện các mục tiêu kiểm soát mà theo đó quá trình đánh giá, vận dụng KTV sẽ nhận diện mục tiêu kiểm soát cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu hoặc cho từng khoản mục. Tiếp theo là nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù: Ở bước này KTV không cần thiết phải xem xét mọi quá trình kiểm soát mà phải nhận diện và phân tích các quá trình kiểm soát dự kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thoả mãn mục tiêu kiểm soát mà sẽ mang lại tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán. KTV đánh giá các quá trình kiểm soát: căn cứ vào ưu, nhược điểm của từng thủ tục kiểm soát để đánh giá. Nhược điểm của hệ thống KSNB được hiểu là sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát thích đáng mà điều này sẽ làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại các sai phạm trên BCTC. 2.2.4. Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính. Việc thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ nhằm đánh giá các mặt hoạt động của khách hàng. Thủ tục phân tích được Công ty CPKT Thăng Long thực hiện như sau: Bước đầu tiên khi áp dụng các thể thức phân tích là xây dựng mục tiêu, trước hết là những mục tiêu chung sau đó là những mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu chung bao gồm việc quyết định mục đích cơ bản của các thể thức phân tích như hướng sự chú ý vào lĩnh vực cần khảo sát thêm, để cung cấp bằng chứng chính thức... Những mục tiêu cụ thể hơn bao gồm sự nhận diện các tài khoản và các mục tiêu kiểm toán trong những tài khoản mà thể thức phân tích sẽ nhằm vào. Bảng số 2.3: Phân tích sơ bộ BCTC của Công ty. Nội dung Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện Kiểm tra tính toán số học trên các báo cáo Kiểm tra sự hợp lý giữa các báo cáo: Đối chiếu chỉ tiêu khoản mục Tiền trên BCĐKT với số dư trên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Đối chiếu số dư khản mục thuế trên BCĐKT và báo các tình hình thưch hiện nghĩa vụ ngân sách. Đối chiếu chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm giữa phần I và phần II của Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh. Đối chiếu các chỉ tiêu trên BCTC với thuyết minh BCTC. Kiểm tra số liệu đầu năm trên BCTC. Thu thập BCTc năm liền kề trước năm kiểm toán, BCTC năm trứớc đã được kiểm toán, Duyệt quyết toán của cơ quan cấp trên, cơ quan chức năng. Đối chiếu số dư đầu năm trên BCTC năm được kiểm toán và số dư cuối kỳ trên BCTC năm trước đã thu thập được. Nếu có chênh lệch thì giải thchs nguyên nhân. Kiểm tra các điều chỉnh trên tài liệu kế toán theo số liệu của kiểm toán , cơ quan cấp trên. So sánh số dư đầu năm và số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán (số tuyệt đối và số tương đối). Phân tích và giải thích biến động đó. Kiểm tra BCTC có được trình bày theo quy định hiện hành không? Phỏng vấn khách hàng về giả định khi lập BCTC đã tính đến sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán hay chưa? Lập tranh kết luận kiểm toán dựa trên các công việc đã thực hiện. Tiếp theo thiết kế các thủ tục phân tích bao gồm việc lựa chọn hình thức phân tích thích hợp nhất, lựa chọn dữ kiện thích hợp và xây dựng nguyên tắc quyết định đối với quá trình xác định vấn đề bất thường. KTV có thể sử dụng hai loại cơ bản : Phân tích ngang và phân tích dọc. + Phân tích ngang (xu hướng): Phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC. Bao gồm: So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau. Nhờ đó KTV thấy được những biến động bất thường và xác định được các lĩnh vực cần quan tâm. So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của KTV. So sánh dữ kiện của Công ty khách hàng với dữ kiện của ngành. Biểu mẫu sau thể hiện việc phân tích sơ bộ BCTC do công ty thực hiện. + Phân tích dọc (tỉ suất): Ba nhóm chỉ tiêu thường được KTV của Công ty sử dụng là: Nhóm tỉ suất về khả năng thanh toán. Nhóm tỉ suất này của doanh nghiệp càng cao thì tình hình tài chính của doang nghiệp càng được đánh giá tốt. Doanh nghiệp sẽ có ít nguy cơ vi phạm kỉ luật tài chính tín dụng. Rủi ro được đánh giá thấp nếu tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả quan. Cụ thể: Tỉ suất thanh toán hiện hành = Tài sản lưư động/ Nợ ngắn hạn Tỉ suất thanh toán nhanh = (Tiền + phải thu + ĐTTCNH)/ Nợ ngắn hạn. Tỉ suất thanh toán nhanh = Tiền mặt/ Nợ ngắn hạn • Nhóm tỉ suất về cấu trúc tài chính: Tỉ suất tự tài trợ = Tổng Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn Tỉ suất nợ = 1 - Tỉ suất tự tài trợ Tỉ suất đầu tư vào TSCĐ = (TSCĐ+ ĐTDH)/ Tổng tài sản Nhóm tỉ suất về hiệu quả kinh doanh - Tỉ suất lợi nhuận thuần/Vốn - Tỉ suất lợi nhuận gộp/Doanh thu Ngoài việc phân tích đánh giá các loại tỉ suất trên, KTV công ty CPKT Thăng Long còn đánh giá tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp hiện tại và tương lai thông qua các chỉ số phát triển. Việc đánh giá phát triển khách hàng tốt hoặc xấu căn cứ vào khả năng mở rông thị trường, trình độ khả năng quản lý của khách hàng. Với những tỉ suất đã tính toán được trong bảng phân tích sơ bộ, KTV còn có thể dự đoán được tình hình tài chính trong tương lai qua những tài liệu mà KTV thu thập được. Bảng số 2.4: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 25. Đơn vị: Triệu đồng. TT Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ % so với Doanh thu thuần Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng giá trị tài sản 130.574,939 141.077,810 2 Nợ phải trả 121.543,500 130.645 3 Nguồn vốn chủ sở hữu 9.031,439 10.432,810 4 Doanh thu thuần 93.331,105 128.129,00 100 100 5 Giá vốn hàng bán 84.761,843 117.406,419 90,819 91,628 6 Lợi nhuận gộp 8.569,262 10.722,581 9,172 8,368 7 Lợi nhuận thuần 2.600,280 3.896,00 2,760 3,041 8 Lợi nhuận trước thuế 951,188 735,448 1,021 0,574 9 Lợi nhuận sau thuế 684,855 529,522 0,733 0,413 Qua bảng phân tích ở trên, KTV của Công ty đã nhận thấy rằng: Các chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế giảm 0,32% tương ứng giảm 145,333 triệu đồng, Lợi nhuận trước thuế đều giảm 0.447% tương ứng giảm 215,74 triệu đồng. Điều này cho biết Công ty Sông Đà năm nay kinh doanh không hiệu quả hơn năm trước. Tuy nhiên, Lợi nhuận thuần tăng từ 2,76% đến 3,041% tương ứng tăng 1.295,72 triệu đồng. Lợi nhuận gộp giảm là do Giá vốn hàng bán tăng. Mặc dù Doanh thu thuần tăng lên rõ rệt 34.797,895 triệu đồng nhưng vì trong năm qua giá vật liệu tăng lên như: xi măng, sắt thép làm cho giá vốn tăng lên. Hơn nữa trong một vài năm hiện nay các công trình xây dựng khi hoàn thành công ty chưa thu hồi được vốn nên số nợ phải trả tăng lên nhiều điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty. Xem xét tình hình tài chính của công ty thông qua hệ số sau: - Tỷ lệ Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu 1250,032% - Tỷ lệ TSCĐ/ Vốn chủ hữu 1200% - Tỷ lệ TSCĐ/ Tổng tài sản 53,191% Điều đó dẫn đến tình hình tài chính của công ty phụ thuộc vào vốn vay bên ngoài. Tình hình tài chính không an toàn, khi công ty xây dựng công trình phải vay tiền để mua vật liệu xây dựng để trang trải khi xây dựng. Điều này cho thấy công ty phải tạo cho mình tình hình tài chính vững vàng. Một ngành mà đòi hỏi phải đầu tư vốn sau đó mới thu hồi vốn được thì chính bản thân công ty phải đưa ra những chính sách đối ngoại tốt mới có thể trang trải cho công trình đầu tư xây dựng. 2.2.5.Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Với những bước thủ tục kiểm toán trên KTV thu thập được thông tin mang tính khách quan về khách hàng. KTV căn cứ vào những thông tin đã thu thập được để đánh giá nhận xét nhằm đưa ra một chiến lược, kế hoạch kiểm toán phù hợp. - Đánh giá tính trọng yếu Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các thử nghiệm kiểm toán. Ở đây, KTV đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá cho từng khoản mục trên BCTC. Bước đầu tiên là KTV xây dựng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Đánh giá rủi ro Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục. Bảng số 2.5: Biểu số đánh gía mức độ trọng yếu và rủi ro. 1. Đánh giá rủi ro + Đánh giá rủi ro tiềm tàng Cao £ Trung bình £ Thấp £ + Đánh giá rủi ro kiểm soát Cao £ Trung bình £ Thấp £ 2.Xác định mức trọng yếu Chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu là 1. Lợi nhuận trước thuế 2. Doanh thu 3. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 4. Nợ ngắn hạn 5. Tổng tài sản Năm trước Năm nay Lý do chọn mức trọng yếu…………………………………………. Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán…………….. Khả năng có những sai sót trọng yếu…………………………….. Các sự kiện và các nghiệp vụ phức tạp, các ước tính trọng yếu cần chú trọng…………………………………………….. 2.2.6. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Sau khi thực hiện các bước công việc cần thiết như trên thì KTV tiế hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Công việc này được thực hiện bởi nhóm trưởng của cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm có nội dung như trong biểu dưới đây (đối với Công ty Sông Đà 25). Biểu số 2.5: Kế hoạch kiểm toán tổng thể . Khách hàng: Công ty Sông Đà 25. Năm tài chính: 2006. Người lập: Nguyễn Thị Tâm. Người soát xét: Nguyễn Mai Long Người duyệt: Lê Ngọc Khuê. 1. Thông tin về hoạt động của Công ty và những thay đổi trong năm kiểm toán. - Khách hàng: Năm đầu. - Trụ sở chính: Số 100 Đường Tràng Thi – TP Thanh Hoá. - Điện thoại: hoặc 037.814232 hoặc 037.814233. - Fax: 037.814632 - Email: Songda25 @vnn.vn - Mã số thuế: - Giấy phép đầu tư: Số 715/GP ngày 06/11/2000 - Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng. - Địa bàn hoạt động: Cả nước. - Tổng số vốn đầu tư: 25.000.000.000đồng - Thời gian hoạt động: 20 năm kể từ ngày cấp Giấy phép Đầu tư - Hội đồng quản trị, Ban giám đốc của Công ty cho đến thời điểm lập Báo cáo này bao gồm: Hội đồng quản trị Họ Tên Chức vụ Ngày bổ nhiệm Bà Đỗ Thị Phượng Chủ tịch HĐQT 01/12/2000 Ông Đào Thanh Hiền Phó chủ tịch 01/12/2000 Ông Vũ Thanh Hiền Thành viên 01/12/2000 Ban giám đốc Họ Tên Chức vụ Ngày bổ nhiệm Bà Đỗ Thị Phượng Giám đốc 01/12/2000 Ông Đào Thanh Hiền Phó Giám đốc 01/12/2000 Ông Đào Thanh Tùng Phó Giám đốc 01/12/2002 - Kế toán trưởng: Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng Ngày bổ nhiệm:01/02/2004. - Tóm tắt quy chế KSNB của công ty: - Năng lực quản lý của Ban giám đốc: Tốt - Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty: - Môi trường và lĩnh vực hoạt động của Công ty: + Yêu cầu môi trường: + Thị trường và cạnh tranh: +… - Đặc điểm kinh doanh và tình hình kinh doanh của Công ty: 2. Các điều khoản của hợp đồng: - Yêu cầu về thời gian thực hiện: Ngày 15/05/2006 đến ngày 16/05/2006. - Yêu cầu về Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý 3. Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. … 4. Yêu cầu về nhân sự: Trưởng nhóm kiểm toán: Nguyễn Thị Tâm. KTV 1: Nguyễn Đức Thắng KTV 2: Nguyễn Thị Thanh Hằng Trợ lý kiểm toán 1 : Vũ Thị Loan Trợ lý kiểm toán 2: Nguyễn Hoàng Lê. 5. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể STT Yếu tố hoặc khoản mục quan trọng Rủi ro kiểm soát Rủi ro tiềm tàng Mức trọng yếu Phương pháp kiểmtoán Thủ tục kiểm toán Tham, chiếu 1 2 3 … 2.3.Thiết kế chương trình kiểm toán trong kiểm toán tài chính. Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro và phân tích trên toàn bộ Báo cáo tài chính, KTV của Công ty sẽ tiến hành thiết kế chương trình kiểm toán cụ thể. Chương trình kiểm toán tại công ty được thiết kế theo từng khoản mục. Các chương trình này xây dựng sẵn cho tất cả các khoản mục. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà KTV công ty sẽ vận dụng linh hoạt các chương trình kiểm toán tổng thể này. Dưới đây là chương trình kiểm toán Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp. Bảng số 2.6 : Chương trình kiểm toán Giá vốn hàng bán , Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp. Mục tiêu - Tất cả các chi phí phải được hạch toán đúng, được phân loại chính xác, trình bày trên BCTC( tính đầy đủ, chính xác, trình bày) - Các khoản này phải được hạch toán đúng kỳ kế toán, hạch toán phải đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp( tính đầy đủ, hiện hữu) - Nguyên tắc hạch toán các chi phí được áp dụng chính xác phù hợp vơíư các Chuẩn mực kiểm toán. Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện Thủ tục phân tích - So sánh tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp với doanh thu kỳ này và kỳ trước - So sánh tỷ lệ của các yếu tố chi phí trên doanh thugiữa kỳ này và kỳ trước, giải thích biến động bất trường - Xem xét sự biến động của các chi phí qua các tháng trong kỳ và giữa kỳ này với kỳ trước. 2. Kiểm tra chi tiết - Cần có những đối chiếu với các quy định của Nhà nước và quy chế của đơn vị xem xét quy chế có tuân thủ không? - Lập bảng quan hệ đối ứng của từng tài khoản chi phí trong mối quan hệ với các tài khoản khác xem xét biến động bất thường. - Kiểm tra các khoản phát sinh bằng ngoại tệ, việc hạch toán và chuyển đổi ngoại tệ. 2.1.Giá vốn hàng bán - Lập bảng tổng hợp chi tiết Giá vốn hàng bán theo tháng, so sánh sự biến động và giải thích. Đối chiếu với kết quả hoạt động kinh doanh. sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp - Đối chiếu các khoản ghi giảm giá vốn và doanh thu ghi giảm tương ứng - Chọn mẫu một số sản phẩm chủ yếu để tiến hành kiểm tra việc ghi nhận giá vốn - Rà soát bảng tổng hợp chi tiết giá vốn theo loại sản phẩm và đối chiếu các khoản ghi nhận giá vốn với phiếu xuất kho, biên bản thanh lý... 2.2.Chi phí bán hàng - Kiểm tra hoản mục chi phí sản xuất chung cùng chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí bằng tiền... - Đối chiếu kết qủa kiểm tra phần tiền lương, các khoản phải nộp theo lương, nguyên vật liệu... - Đối chiếu các khoản chi hoa hồng, chi phí tiếp thị, quảng cáo... đã chi trong kỳ với chính sách bán hàng của đơn vị - Kiểm tra tính toán lại một số khoản chi phí thuê ngoài giữa số thực chi với các chứng từ liên quan - Kiểm tra việc kết chuyển chi phí bán hàng và tài khoản chi phí chờ kết chuyển. 2.3.Chi phí quản lý doanh nghiệp - Đối chiếu với kết quả kiểm tra phần tiền lương, các khoản nộp theo lương, nguyên vật liệu trực tiếp... - Kiểm tra chọn mẫu một số khoản chi giao dịch, tiếp khách, lưu ý các khoản chi tài trợ, khen thưởng, ủng hộ, mua sắm công cụ, chi phí công tác phí... - Kiểm tra việc kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản chi phí chờ kết chuyển (nếu có) xem có phù hợp không. 2.3.1.Kiểm tra tỷ lệ % chi phí giao dịch, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại... theo quy định hiện hành. Tính tỷ lệ % chi phí giao dịch quảng cáo, tiếp khách trên tổng chi phí. Theo quy định hiện hành tỷ lệ này chỉ được chiếm 3 – 5 %, đối với một số trường hợp đặc biệt là 7% 2.3.2.Kiểm tra bản chất và nội dung của các khoản ghi Có của các tài khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý. 3. Kết luận 3.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. 3.2 Lập bảng trang kết luận kiểm toán cho các khoản mục thực hiện. 3.3 Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh cuộc kiểm toán Tóm lại, Công tác lập kế hoạch của Công ty CPKT Thăng Long gồm chủ yếu ba công việc chính sau: Công việc trước kiểm toán được bắt đầu khi có khách hàng tìm đến dịch vụ công ty. Để khách hàng biết đến dịch vụ của mình, công ty thực hiện việc gửi thư chào hàng đến từng khách hàng. Khi được khách hàng quyết định chọn công ty làm nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC thì công ty sẽ tìm hiểu khách hàng và đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Sau đó lựa chọn nhóm thực hiện kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát là công việc được thực hiện tiếp theo. Bao gồm: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng bằng việc xem xét lại hồ sơ kiểm toán hay gặp gỡ khách hàng để trao đổi thông tin; Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. Phân tích sơ bộ BCTC nhằm đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty khách hàng. Các công việc này được thực hiện thông qua các thủ tục phân tích từ đó rút ra mức trọng yếu. Từ kế hoạch kiểm toán tổng quát, công ty xây dựng lên kế hoạch kiểm toán chi tiết. Thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên số dư tài khoản và trên toàn bộ báo cáo tài chính, xác định phương pháp kiểm toán cho phù hợp với quy trình kiểm toán, xây dựng thủ tục kiểm tra chi tiết. Cuối cùng tổng hợp và phân bổ kế hoạch kiểm tra chi tiết Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khái quát lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty. Gửi thư chào hàng Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán Công việc trước kiểm toán Lựa chọn nhóm kiểm toán Thiết lập các điều kiện của hợp đồng Thu thập thông tin về khách hàng Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Kế hoạch kiểm toán tổng thể Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng Thu thập thông tin pháp lý Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán Tổng hợp rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng Kế hoạch kiểm toán cụ thể Xác định phương pháp kiểm toán Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán PHẦN III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN THĂNG LONG 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán tài chính tại Công ty. Theo hiệp định thương mại Việt-Mỹ, năm 2005 lĩnh vực kiểm toán bắt đầu mở cửa, được kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước, một lượng khách khổng lồ-con số được tính bằng hàng ngàn, do đó số lượng các công ty kiểm toán quốc tế vào Việt Nam trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng lên. Do đó từ năm 2005, cạnh tranh trong ngành kiểm toán sẽ khốc liệt và trên quy mô lớn, không phải giữa các công ty tư nhân - quốc doanh với nhau mà là giữa các công ty lớn vì đối tượng khách hàng đã khác.Cho đến nay phần lớn các công ty kiểm toán trong nước chỉ kiểm toán doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, một số doanh nghiệp quốc doanh tự nguyện, kinh nghiệm cọ xát chưa được bao nhiêu. Bắt đầu xuất hiện trên thương trường hơn một thập niên trở lại đây, ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam đang trong giai đoạn sung sức, nhưng tốc độ phát triển chưa thực xứng đáng với tầm quan trọng và vai trò trong nền kinh tế.Với những cơ hội mới, các doanh nghiệp kiểm toán trong nước cần phải nâng cao chất lượng chính dịch vụ kiểm toán của mình đến khách hàng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ thì không các gì khác là phải hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán của mình. Kiểm toán thực sự là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam và là một ngành có tiềm năng phát triển. Trong tương lai kiểm toán sẽ phải đáp ứng một lượng khách hàng đông đảo.Với những lí do kiểm toán hết sức đa dạng, phong phú. Do đó nhu cầu tất yếu là phải hoàn thiện từng bước ngành kiểm toán nước ta. Xét về mặt vĩ mô đó là sự hoàn thiện về vị trí pháp lý; về chuẩn mực; về chiến lược đào tạo KTV... Xét về mặt vi mô, các công ty kiểm toán cần có những chiến lược phát triển riêng để có thể giành thị phần kiểm toán rộng lớn. Một trong những vũ khí lợi hại trong cạnh tranh là uy tín về chất lượng của dịch vụ mà công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng. Chất lượng của cuộc kiểm toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng quan trọng nhất chính là trình tự lập kế hoạch kiểm toán, mà giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chính là bước đầu tiên thiết kế nên trình tự kiểm toán ấy. Trước hết có thể nói đến hệ thống CMKT ở Việt Nam cho việc lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính. Kế thừa những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động kiểm toán trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm qua, cùng với xu thế hướng tới những chuẩn quốc tế Việt Nam cũng dần hoàn thiện những CMKT tài chính riêng cho mình trong những điều kiện riêng về thị trường Việt Nam. CMKT do Bộ Tài chính ban hành và những chuẩn mực này mang tính quy phạm bắt buộc. Chuẩn mực trực tiếp liên quan đến lập kế hoạch kiểm toán là CMKT Việt Nam số 300:”Lập kế hoạch kiểm toán”. Bên cạnh đó là những chuẩn mực khác liên quan đến từng phần công việc trong lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính như CMKT Việt Nam số 210: “Hợp đồng kiểm toán”; số 220: “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán”, số 240: “Gian lận và sai sót”, số 310: “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, số 320: “Tính trọng yếu trong kiểm toán”, số: 400 “Đánh giá rủi ro và KSNB”, số 520 : “Quy trình phân tích”, số 600 : “Sử dụng tư liệu của KTV khác”... Việc xây dựng CMKT tuy còn mang những nét hạn chế và chưa thực sự phù hợp với các chuẩn mực quốc tế nhưng là những hướng dẫn và khung pháp lý ban đầu cho công tác lập kế hoạch kiểm toán ở Việt Nam. Hiện nay, tại các công ty kiểm toán hàng đầu Thế giới ở Việt Nam, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trở thành một quy trình chuẩn và thực sự giữ đúng vị trí là kim chỉ nam xuyên suốt, chỉ đạo toàn bị cuộc kiểm toán đạt được mục tiêu hiệu quả, chất lượng và tiết kiệm. Thế nhưng hầu hết các công ty kiểm toán ở Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC. Đây là hạn chế rất đáng tiếc của các công ty kiểm toán. Trải qua hơn 5 năm hoạt động Công ty CPKT Thăng Long đã và đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc cung cấp các dịch vụ khách hàng.Công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, chính vì vậy khách hàng của công ty không chỉ là các công ty trong nước mà còn bao gồm cả các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài. Tuy vậy vì mới đi vào hoạt động nên kinh nghiệm cọ xát chưa thực nhiều nên Công ty CPKT Thăng Long còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Thứ nhất, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán còn chưa hoàn thiện, nguồn tài liệu còn thiếu và chưa đồng bộ, mới có 29 chuẩn mực kế toán và 37 Chuẩn mực kiểm toán được ban hành, quy định về hệ thống kế toán thay đổi thường xuyên. Điều này dẩn đến các KTV không cập nhật các thông tin, quy trình kiểm toán sẽ làm tăng rủi ro trong quy trình kiểm toán, ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế đòi hỏi. Thêm vào đó, Nhà nước chưa có chính sách bảo hộ các công ty kiểm toán trong nước nên các công ty này không thể độc lập tham gia đấu thầu kiểm toán các dự án do các tổ chức tài trợ cho Việt Nam. Thứ hai, việc xuất hiện nhiều công ty kiểm toán như công ty kiểm toán nước ngoài lớn như: KPMG, Công ty Erst & Young( E&Y), Công ty Price water house Copers, Deloitte Touch Tomatsu… làm cho công ty gặp phải sự cạnh tranh rất lớn. Sức ép cạnh tranh sẽ đè nặng lên vai các công ty kiểm toán Việt Nam nói chung và Công ty CPKT Thăng Long nói riêng. Thứ ba, khó khăn trong bản thân Công ty CPKT Thăng Long. Đầu tiên, là do công ty bị hạn chế nguồn nhân lực, do quy mô công ty còn nhỏ với đội ngũ nhân viên chưa nhiều, số lượng KTV còn hạn chế nên đôi khi không đủ điều kiện về nhân lực để tiếp nhận hợp đồng lớn đòi hỏi cao cả về chất lượng và dịch vụ cho khách hàng. Tiếp đó, do sức ép về thời gian và khối lượng công việc hoàn thành nên các giai đoạn của một kiểm toán phải thực hiện tách bạch nhau, do yêu cầu khách hàng nên phải hoàn thành công việc nhanh chóng cho nên khâu lập kế hoạch bị rút ngắn, không thực hiện đầy đủ và kỹ lưỡng. Khó khăn, thách thức còn nhiều nhưng Công ty CPKT Thăng Long sẽ đứng vững trên khó khăn thách thức này bởi có khó khăn sẽ rèn luyện sức dẻo dai, kinh nghiệm, những thuận lợi sẽ là đà để công ty vươn lên. Với nỗ lực chính bản thân mình công ty sẽ đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng. Kể từ đầu năm 2007, công ty luôn cố gắng xây dựng được cho mình một chương trình kiểm toán cụ thể, cố gắng giữ vững tốc độ phát triển. Để đạt được điều này công ty không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn KTV ngang tầm quốc tế, tạo uy tín với khách hàng bằng việc cung cấp dịch vụ có chất lượng cao, tạo niềm tin cho khách hàng, tính trung thực, bảo mật độc lập sẽ là yếu tố hàng đầu để công ty vững bước đi lên. Cùng vươn mình với sự phát triển hội nhập của nước ta, những khó khăn thách thức luôn được công ty chú trọng. Việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC sẽ là nhu cầu tất yếu cho sự tồn tại vững chắc của chính mình. 3.2 Đánh giá thực tế lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty . 3.2.1 Các công việc trước kiểm toán. Về cơ bản, các công việc trước kiểm toán được công ty xây dựng rất chặt chẽ và hợp lý. Từ việc gửi thư chào hàng cho tới việc lựa chọn nhóm kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán. Chính khâu này được thực hiện tốt nên công ty đã thu hút được số lượng khách hàng rất đáng kể trong những năm hoạt động vừa qua, đó thể hiện sự năng động nhạy bén với thị trường đồng thời thể hiện việc sử dụng nhân sự hợp lý giúp cuộc kiểm toán thực hiện nhanh chóng, có thông tin trung thực. Công ty đã có những sáng tạo như: lựa chọn việc lập kế hoạch dự thảo và gửi cho công ty khách hàng trước khi ký hợp đồng kiểm toán. Hay việc soạn thảo hợp đồng rất sát với thực tế, để tránh những mâu thuẫn với khách hàng khi có phát sinh bằng việc thỏa thuận các điều khoản giải thích cặn kẽ các công việc cần tiến hành. 3.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Đây là khâu rất quan trọng trong lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. Là khâu đưa ra những công việc cần thiết và bắt buộc phải làm cho cuộc kiểm toán tới khách hàng. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, để đạt được sự hiểu biết rõ ràng về hệ thống KSNB, KTV cần chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của chính mình để thu thập được thông tin cần thiết. Việc sử dụng bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống KSNB khách hàng là ưu điểm được quan tâm. Tuy vậy bảng này được thiết kế chung cho tất cả khách hàng điều này là chưa hợp lý. Sở dĩ là do khách hàng thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau, việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB trong mỗi doanh nghiệp là rất khác nhau. Do đó, việc áp dụng bảng câu hỏi sẽ đem lại hiệu quả không cao và không chính xác. Trong việc phân tích BCTC, công ty sử dụng phân tích dọc, phân tích ngang, Phân tích tỷ suất và so sánh. Tuy nhiên, phương pháp so sánh chủ yếu được áp dụng là so sánh năm trước với năm nay. Việc so sánh này không đem lại hiệu quả cao vì nếu số liệu năm trước chưa được kiểm toán thì việc so sánh sẽ không có ý nghĩa trong trường hợp khách hàng sửa chữa số liệu năm trước để che dấu biến động bất thường. Khi thực hiện thủ tục phân tích các KTV chỉ sử dụng chủ yếu là thông tin tài chính mà ít sử dụng thông tin phi tài chính. Việc phân tích chỉ dựa vào thông tin tài chính không nêu lên được nguyên nhân vì sao có các biến động đó hơn nữa các thông tin về tài chính đó chưa được kiểm toán sẽ làm thông tin kiểm toán bị sai lệch. 3.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán. Do công việc quá lớn hoặc do các thay đổi là nhỏ không đáng kể nên KTV không ghi chép sự thay đổi trên giấy tờ làm việc. Vì Công ty thiết kế chương trình kiểm toán cho tất cả các khách hàng, cả khách hàng thường xuyên và khách hàng mới. Trên thực tế, mỗi khách hàng có loại hình kinh doanh khác nhau, cách quản lý khác nhau do đó rủi to khác nhau. Việc áp dụng chương trình kiểm toán như vậy là chưa hợp lý. Thiết kế chương trình kiểm toán sẽ xây dựng công việc cụ thể, hướng kiểm toán cho mỗi KTV. Tuy vậy do việc thiết kế mang tính chất lý thuyết nhiều nên công ty chưa xây dựng được một chương trình cụ thể và chuyên nghiệp. Trên các giấy tờ là việc của KTV chưa nêu rõ mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với các sai sót tương ứng và các cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng. Các chương trình kiểm toán của công ty tuy đã cụ thể hóa được các mục tiêu nhưng thực tế là KTV chưa nhận diện được quá trình kiểm soát đặc thù có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu KSNB. Việc thiết kế trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu KSNB cũng chưa xét đến kết quả đánh giá hệ thống KSNB và kết quả ước tính thử nghiệm kiểm soát mà chỉ tập trung vào các thủ tục kiểm tra chi tiết. 3.2.4 Nhận xét chung. Nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn lập kế hoạch, Công ty CPKT Thăng Long đã đầu tư rất lớn vào việc hoàn thiện quy trình này. Công ty lấy CMKT Việt Nam số 300, với lý luận thực tế tạo cho mình một sản phẩm riêng, một chương trình kiểm toán cho riêng mình. Vượt trên tất cả những khó khăn do điều kiện công ty mới thành lập, số lượng nhân viên còn ít nhưng trong mấy năm qua công ty nhận được sự tin tưởng của khách hàng, công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng trong làng kiểm toán Việt Nam. Từ việc hoàn thiện công tác gửi thư chào kiểm toán để khách hàng biết đến công ty đến việc xây dựng phương pháp kiểm toán với thời gian được tiết kiệm cho cuộc kiểm toán mà giá phí lại rất hợp lý. Bằng đội ngũ ngân viên trẻ trung, sáng tạo công tác hoàn thiện quy trình được tiến hành nhanh chóng và nhiều sáng tạo. Đạt được những thành công ban đầu rất đáng kể nhưng Ban giám đốc công ty cùng toàn thể nhân viên đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học và ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu phát triển của làng kiêm toán, công ty vẫn sẽ cố gắng hoàn thiện chính mình ngay từ công tác lập kế hoạch trong quy trình kiểm toán BCTC. 3.3 Hoàn thiện lập kế hoạch trong kiểm toán tài chính tại Công ty. 3.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. Trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên là một đòi hỏi cấp thiết và đặt vị trí hàng đầu trong việc nâng cao uy tín của công ty. Bởi không ai hết, ngoài KTV người đại diện cho trí tuệ, sự nhạy bén để trực tiếp thực hiện công việc kiểm toán. Để thực hiện giải pháp này, hàng năm công ty CPKT Thăng Long tạo điều kiện cho các KTV theo học thêm các ngành nghề kinh doanh, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Ngoài ra, công ty có chính sách đưa nhân viên giỏi đi tu nghiệp ở nước ngoài qua các hình thức khảo sát, huấn luyện, thực hành tại đó. Điều này đã giúp cho công ty có đội ngũ KTV giỏi về trình độ nghiệp vụ, năng động nhạy bén thị trường, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ tới khách hàng . Bên cạnh việc đào tạo, nâng cao trình độ công nhân viên của công ty, công ty còn trích ra một khoản chi phí đáng kể mua sách báo, tạp chí và văn bản pháp luật mới ban hành, đồng thời cung cấp một số sách tâm lý học. Điều này giúp cho KTV có được cả kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội. hàng tuần công ty dành 30 phút buổi sáng thứ 7 để anh chị em công ty ngồi bàn luận vấn đề khó khăn gặp phải hay những thắc mắc cần giải quyết. Và cũng thời gian đó các KTV nói chuyện với Ban giám đốc bằng tiếng Anh, Trung. Những KTV mới vào công ty sẽ có thời gian 2 tháng làm việc tại công ty được sự tận tình của Gaím đốc, giảng viên, KTV hàng đầu Việt Nam giảng dạy. Một phòng học nhỏ để giúp các KTV có thể đọc tài liệu. Đó là sự đổi mới, cách tổ chức rất khoa học của công ty trong việc tận dụng nguồn nhân lực trẻ. 3.3.2 Hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống KSNB. Trên thực tế tại công ty CPKT Thăng Long, để mô tả hệ thống KSNB của khách hàng, các KTV đã sử dụng thông qua bảng câu hỏi đánh giá và vẽ lưu đồ. Do đó, giúp KTV hiểu biết tốt về hệ thống KSNB nhằm cung cấp hình ảnh trung thực nhất, rõ nét nhất về khách hàng. Tuy vậy, bảng câu hỏi được thiết kế chung cho tất cả các khách hàng của công ty sẽ rất bất hợp lý khi khách hàng có loại hình doanh nghiệp khác nhau, doanh nghiệp khác nhau, do đó công ty nên thiết kế bảng câu hỏi riêng đối với từng loại hình doanh nghiệp. Có như vậy thì việc thu thập thông tin và đánh giá các thông tin đó sẽ đem lại hiệu quả cao hơn và chính xác hơn. Vẽ lưu đồ thực chất là việc trình bày các quá trình kiểm soát đươc áp dụng cũng như mô tả các chứng từ, tài liệu kế toán cùng quá trình vận động và luân chuyển chứng từ bằng các ký hiệu và biểu đồ. Nên công ty thực hiện như vậy là rất hợp lý. Tuy nhiên việc vẽ lưu đồ chưa hoàn chỉnh do kinh nghiệm chưa lâu nên công ty cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các công ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới cũng như trong nước ta. 3.3.3 Phân tích sơ bộ BCTC. Để phân tích sơ bộ BCTC theo phương pháp so sánh được hiệu quả thì KTV công ty phải mở rộng việc so sánh như: so sánh số liệu của ngành, so sánh số liệu kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh với quy mô tương tự nhau. Việc so sánh số liệu thực tế với khách hàng sẽ giúp KTV thấy được mức hoàn thành kế hoạch, mục tiêu công ty hoàn thành là bao nhiêu? Rồi từ đó phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, Đối với việc sử dụng phương pháp phân tích tỉ suất, công ty chỉ sử dụng thông tin tài chính là chưa hợp lý. Thông tin tài chính chỉ nêu được biến động mà chưa nêu ra được nguyên nhân của những biến động đó. Cho nên công ty nên sử dụng cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính trong việc phân tích BCTC. Từ việc tìm ra sự biến động rồi nguyên nhân gây ra biến động đó sẽ giúp KTV đưa ra nhận định chính xác kết quả hạn chế sự sai lệch. Sử dụng thông tin phi tài chính bằng cách đưa ra một số chỉ tiêu sau để đánh giá: (chỉ tiêu về thị phần, mức độ thỏa mãn khách hàng đối với sản phẩm, khà năng duy trì khách hàng…), chỉ tiêu doang nghiệp (những quy định trong quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản trị Marketing, quản trị sản xuất, quản trị kinh doanh…) Tăng cường phân tích theo xu hướng: Đối với khách hàng lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm, để hiểu biết rõ hơn về đặc điểm kinh doanh của khách hàng thì ngoài việc so sánh số liệu năm nay - năm trước, KTV nên kết hợp với phân tích sự biến động của chúng qua các quý trong năm. Từ đó giúp KTV dễ dàng tìm ra nguyên nhân tăng giảm từng khoản mục ứng với từng thời điểm cụ thể trong năm và giúp KTV xác định được khoản mục nào xảy ra rủi ro, sai phạm trọng yếu. Điều này rất thuận lợi trong việc xác định thời gian, phạm vi và các thủ tục áp dụng cho từng khoản mục trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. 3.3.4Thiết kế chương trình kiểm toán. Để kế hoạch kiểm toán và các chương trình kiểm toán được thực hiện tốt hơn, công ty nên cụ thể hóa chương trình kiểm toán cho từng khách hàng đến với công ty trước khi tiến hành kiểm toán. Đồng thời ghi lại sự thay đổi hoặc bổ sung trên các chương trình kiểm toán. Việc nêu rõ mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và các sai sót tương ứng, các cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng là rất quan trọng.Chính vì thế, hoàn thiện khâu thiết kế chương trình kiểm toán sẽ giúp KTV dễ dàng hiểu được rõ nhất mục đích các thủ tục áp dụng trong chương trình kiểm toán. Vì chương trình kiểm toán cần thấy được việc thiết kế trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu KSNB được tác động bởi kết quả đánh giá hệ thống KSNB, kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát và quy định kiểm ta số dư đầu năm và thực tế kiểm toán tại đơn vị khách hàng (năm đầu). Nên thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu KSNB cần xét đến kết quả đánh giá hệ thống KSNB và kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát. Dựa trên kết quả của thử nghiệm kiểm soát, KTV phải xác định xem hệ thống KSNB có được thiết kế và vận hành phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát hay không? Nếu có thay đổi lớn thì phải thay đổi nội dung, phạm vi thử nghiệm cơ bản đã dự kiến. Chương trình kiểm toán của công ty cần bổ sung thêm thủ tục kiểm toán số dư đầu năm. Điều này, giúp chương trình kiềm toán thực hiện theo đúng quy định trong CMKT Việt Nam số 510 KẾT LUẬN Là một công ty mới thành lập và hoạt động chưa được lâu, Công ty CPKT Thăng Long phải nỗ lực hết mình cho quá trình phát triển của mình cũng như việc hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung và công tác lập kế hoạch nói riêng. Trong những năm vừa qua, Công ty đã tạo cho mình những kinh nghiệm cho việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng của mình cung cấp cho khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch nên công ty luôn luôn chú trọng và xây dựng quy trình kiểm toán một cách hoàn thiện nhất.Với việc nâng cao trình độ của đội ngũ KTV và từng bước hoàn thiện dần công tác lập kế hoạch trong kiểm toán tài chính, hy vọng rằng trong tương lai không xa công ty sẽ tạo cho mình một bước đi vững chắc, xây dựng được uy tín, phấn đấu là công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam. Với thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu lập kế hoạch kiểm toán tại công ty CPKT Thăng Long đã giúp em phần nào hiểu biết sâu sắc hơn về thực tế, bổ sung được phần nào thiếu hụt trong vốn lý luận của mình, giúp em nhận thức được vai trò quan trọng của lập kế hoạch trong quy trình kiểm toán BCTC. Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của THS.KTV Trần Mạnh Dũng và sự giúp đỡ mọi mặt của anh chị KTV trong Công ty CPKT Thăng Long. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 04 năm 2007 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – Giáo trình Lý thuyết kiểm toán - NXB Tài chính 2005. Alvin. A.Arens - Jame. K.Loebbecke - Sách Auditing – An Intergated Approach. Đặng Kim Cương, Phạm Văn Đức - Auditing - Alvin.A.Arens - NXB thống kê 2000. PTS.Nguyễn Thế Chi, PTS.Đoàn Xuân Tiến - Sách kế toán - Kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp- NXB tài chính 1995. Đề mục 3500 giáo trình Đại học Kế toán chuyên nghiệp Autralia. Bộ Tài Chính - Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Quyển 1, Quyển 2,Quyển 3, Quyển 4, Quyển 5, Quyển 6, Quyển7. Tạp chí kiểm toán số tháng 8/2004, 12/2004, 4/2005, 8/2005, 10/2005. Hồ sơ kiểm toán của Công ty CPKT Thăng Long. Các phần hành kiểm toán của Công ty CPKT Thăng Long Chuẩn mực kiểm toán Việt nam. Kiểm toán - Đại học Kinh tế TPHCM - NXB Thống kê - Xuất bản lần thứ 3-2004. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ cái Cổ phần kiểm toán CPKT Kiểm toán viên KTV Báo cáo tài chính BCTC Kiểm soát nội bộ KSNB Chuẩn mực kiểm toán CMKT Tài sản cố định TSCĐ Bảng cân đối kế toán BCĐKT Đầu tư dài hạn ĐTDH MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 12 Bảng số 1.1. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty 13 Sơ đồ 1.3: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty 15 Biểu số 2.1: Mẫu thư chào kiểm toán của công ty CPKT Thăng Long. 17 Biểu số 2.2: Mẫu Hợp Đồng Kiểm toán 22 Biểu số 2.3: Kế hoạch chiến lược áp dụng cho khách hàng. 25 Biểu số 2.4: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng 28 Bảng 2.1: Tìm hiểu hệ thống kế toán. 30 Bảng số 2.2: Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng về phần TSCĐ. 35 Bảng số 2.3: Phân tích sơ bộ BCTC của Công ty. 38 Bảng số 2.4: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 25. 41 Bảng số 2.5: Biểu số đánh gía mức độ trọng yếu và rủi ro. 43 Biểu số 2.5: Kế hoạch kiểm toán tổng thể . 44 Bảng số 2.6 : Chương trình kiểm toán Giá vốn hàng bán , Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp. 47 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khái quát lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty. 51 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV7068.DOC