Trong nền kinh tế thị trường, hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác đinh kết quả tiêu thụ ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các Dn thương mại. Các con số biểu hiện chất lượng của hoạt động kinh doanh , hạ chi phsi ,nâng cao doanh số và tăng kết quả là biểu hiện sử dụng hợp lý các công cụ kế toán cũng như biểu hiện trình độ quản lý kinh tế tài chính trong DN thương mại
Trong bất cứ DN nào thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cũng là một hành vi kinh doanh nhằm thực hiện giá trọ của hàng hoá đối với người bán và giá trị sử dụng của nó đối với người mua đồng thời kết thúc quá trình tuần hoàn vốn. Chính vì vậy việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện trong công tác tổ chức và hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ thích ứng với chế dộ quản lý mới và yeu cầu quản lý trong cơ ché thị trường. Tuy vậy cũng còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, sự hoàn thiện cơ chế quản lý nói chung và của kế toán nói riêng cần có thời gian nhất định để thực hiện. Do vậy đòi hỏi phải có sự nghien cứu ký lưỡng cả về chế độ, khảo sát thực tế và vận dụng trong đơn vị cơ sở:
50 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện tiêu thụ và xác đinh kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phú Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang sống ở thời kỳ có những thay đổi sâu sắc về kinh tế chính trị, thời kỳ của khoa học và công nghệ. Với sợ thay đổi đó cùng với sự phát triển của thế giới, có thể nói đó chính là môi trường cạch tranh lành mạnh và sự cạnh trạnh trở lên gay gắt hơn cho nên đó là điềy kiện thuận lợi đối với doanh nghiệp định hướng đúng con dường đi của mình, biết nắm bắt thời cơ và cơ hội.
Để có được những thành quả về kinh tế như sự phát triển vững chắc trong tương lai là nhờ vào sự không ngừng đổi mới và hoàn thiện về hệ thống kinh tế của Nhà Nước.Sau nhiều năm thực hiện sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước, đến nay bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn và trở thành một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao.
Tổ chức tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả là mối quan tâm và là nhiệm vụ quan trọng của mọi doanh nghiệp.Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là kinh doanh như thế nào cho có lãi.
Kế toán là môn khoa học quản lý, là kỹ thuật ghi chép, phân loại tập hợp cung cấp số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định thích hợp. Do đó để quản lý tốt công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh là rất cần thiết từ đó giúp các nhà quản lý kinh doanh có cơ sở nghiên cúư và đánh giá một cách toàn diện về hoạt động kinh tế cảu Doanh nghiệp mình và kịp thời đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Phú Thái, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô các chú lãnh đạo các Phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán. Bằng những kiến thức đã được nhà trường trang bị, dưới sự giúp đỡ hướng dẫn của cô giáo và những hiểu biết của bản thân em, em thấy rằng : Công tác kế toán tiêu thụ hàng hoấ và xác định kết quả kinh daonh giữ vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp nên em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện tiêu thụ và xác đinh kết quả kinh doanh” tại Công ty TNHH Phú Thái làm chuyên đề thợc tập tôt nghiệp.
Nội dung chuyên đề gồm:
Phần I: Khái quát chung về công ty TNHH phú thái
Phần II: Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHH Phú Thái
Phần III: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Phú Thái
******************
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH PHÚ THÁI
I Lịch sử hình thành và phát triển công ty phú thái
1. lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1993 khi lĩnh vực phân phối hàng hoá còn khá mới mẻ thì Công ty TNHH phú thái Group đã ra đời và hoạt động chủ yếu là phân phối hàng tiêu dùng.
Do tốc độ phát triển đa dạng hoá sản phẩm nghành nghề từ khi ra đời cho đến nay Công ty Phú thái đã có một đội ngũ bao gồm trên 1000 nhân viên hoạt động xây dựng nhanh nhẹn với địa bàn hoạt động kinh doanh khắp từ Bắc vào Nam. Nghành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty: Phân phối hàng tiêu dùng như dầu gội,Gillete,sheell. Hiện nay Công ty đã có nhiều đối tác trong và ngoài nước được đánh giá là một trong những nhà phân phối hàng hoá đa dạng với mạng lưới rộng khắp toàn quốc và lớn nhất tại Việt Nam.
Một trong những yếu tố cơ bản đẫn đến sự thành công của phú thái là con người Phút thái có sự đoàn kết của một tập thể nhân viên có ý thức và trách nhiệm cao
2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Doanh thu
20.050.060.070
26.065.078.091
40.085.102.119
2
GVHB
19.047.557.067
24.761.824.186
37.880.421.502
3
Lãi gộp
1.002.503.003
1.303.253.905
2.204.680.617
4
CFKD
802.002.403
912.277.733
1.202.553.064
5
Thuế TNDN
56.140.168
109.473.328
280.595.715
6
LN chưa pp
144.360.433
281.502.843
721.531.838
Ban đầu mới thành lập, công ty còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ chiến lược kinh doanh hiệu quả, giá cả hàng hoá dịch vụ hợp lý, không ngừng điều chỉnh nâng cao chất lượng nên công ty sớm có được uy tín, kinh doanh ngày càng thu được nhiều lợi nhuận.
- Doanh thu ngàycàng tăng, mức độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
+ Doanh thu năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 tăng là 6.015.018.021đ
+ Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng là 14.020.024.028 đ
+ Lợi nhuận chưa phân phối năm 2004 so với năm 2003 tăng 1.371.142.411đ
+ Lợi nhuận chưa phân phối năm 2005 so với năm 2004 tăng 440.028.995 đ
Như vậy những kết quả trên cho ta thấy các chỉ tiêu của doanh nghiệp đều tăng năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ngày càng đạt hiệu quả.
II Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh ,
1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
- Hàng hoá được mua từ nhà cung cấp, công ty nhập vào kho sau đó sẽ được xuất bán qua các nhà bán buôn, bán lẻ, siêu thị, bách hoá
+ Bán buôn tại kho người mua : Xuất bán trực tiếp qua khách hàng mua, các cửa hàng lớn. Theo phương thức này khách hàng mua nhiều sẽ được giảm giá chiết khấu trong hoá đơn.
+ Bán lẻ : Công ty có nhiệm vụ cung cấp đến tận tay người tiêu dùng thông qua nhân viên bán hàng của công ty. Nhân viên bán lẻ có nhiệm vụ xuất hàng từ kho đi đến các cửa hàng lẻ bán hàng và thu tiền ngay.
+ Siêu thị , bách hoá: Khi đã có hợp đồng mua bán với công ty, Công ty có nhiệm vụ xuất hàng từ kho đến điểm nhận là Siêu thị , bách hoá.Hình thức thanh toán với khu vực này là sau giao 5 ngày
1.1 Hệ thống kinh doanh của Công ty TNHH Phú Thái
Có một phòng kinh doanh
Công ty bán hàng hoá các loại 900 – 1000 sản phẩm/ một tháng
Có đội ngũ bán hàng và phục vụ khách hàng chu đáo
1.2 Thị trường của Công ty
Thị trường Thành phố Hà nội là thành phố chính phục vụ ngoài ra còn có các thị trường ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long, , Hưng yên, Vĩnh Yên, Việt trì ..
2. Bộ máy tổ chức sán xuất kinh doanh
Được quản lý theo hình thức tập trung được thể hiện thông qua sơ đồ sau :
Sơ đồ tổ chức của Công ty phú TNHH phú thái:
Ban giám đốc
Phòng tổ chức
(3)
Phòng kế toán
(7)
Phòng thanh tra
(2)
Phòng kinh doanh(5)
Các trung tâm phân phối
Các chi nhánh phân phối các tỉnh thành
* Cơ cấu chức năng của đơn vị
- Ban giám đốc có 2 người : Công ty gồm một giám đốc và một phó giám đốc
+ Giám đốc: Là người trực tiếp lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của công ty thông qua bộ lãnh đạo. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước công ty trong quan hệ đối nội, đối ngoại và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phó giám đốc: Là trợ lý đắc lực cho giám đốc, được nhận uỷ quyền khi giám đốc bận công việc hoặc đi công tác xa
- Các phòng ban chức năng : gồm 4 phòng ban
+ Phòng tổ chức gồm 3 người : Xây dựng và áp dụng các chế độ về quy định,về quản lý, sử dụng lao động trong toàn công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước, trước giám đốc công ty về mọi diễn biến trong công tác quản lý nhân sự.
+ Phòng kế toán gồm 7 người : Chịu trách nhiệm quản lý tài sản, vật chất, hạch toán kinh tế theo chế độ kế toán nhà nước, quy chế công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước, trước giám đốc công ty về mọi diễn biến trong công tác quản lý tài chính, vật chất trong toàn công ty.
+ Phòng kinh doanh gồm 5 người : Có nhiệm vụ xây dựng chiến lược kịnh doanh đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty .
+ Phòng thanh tra gồm 2 người: Dự tính kế hoạch thanh tra kiểm soát định kỳ, đột xuất tới các trung tâm phân phối.
III. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH phú Thái
1..Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH Phú Thái là một đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, được mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý kinh doanh và đảm bảo, phản ánh một cách chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty với quy mô hoạt động rộng công ty đã áp dụng hình thức kế toán nửa phân tán, nửa tập trung. Trên công ty có phòng kế toán tài vụ, dưới trung tâm là các bộ phận kế toán trực thuộc.
1.1 Tổ chức bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng :
Có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ máy công tác kế toán thống kê toàn trong toàn công ty. kế toán trưởng còn giúp giám đốc chấp hành các chính sách về quản lý và sử dụng tài sản, cháp hảnh kỷ luật chế độ lao động, việc sử dụng quỹ lương, quỹ phúc lợi cũng như việc chấp hành các chính sách tài chính. Ngoài ra kế toán trưởng còn giúp giám đốc Công ty tập hợp số liệu về kinh tế, nghiên cứu tổ chức, cải tiến quản lý những hoạt động của Công ty thu được kểt quả cao. đồng thời kế toán trưởng còn tính toán thu nhập, lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho các quyết định quản lý, các nhà cung cấp, các ngân hàng và người có liên quan đến lợi ích của công ty.
Kế toán tiền mặt + kế toán TGNH + Quỹ:
Có nhiệm vụ ghi chép, thu, chi tiền mặt, TGNH, theo dõi các khoản tạm ứng của công nhân viên trong công ty, theo dõi tính các khoản tạm ứng thừa thiếu, chêch lệch. Kế toán căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 111,112 để ghi nhật ký chứng từ
Kế toán chi phí tiền lương và các khoản khác:
Có nhiệm vụ tính lương và các khoản tính theo lương, các khoản phụ cấp cho từng nhân viên.
- Kế toán TSCĐ và hàng tồn kho:
Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép TSCĐ trong công ty, thực hiện khấu hao hàng tháng và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp và kiểm tra:
Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất,tồn, ghi sổ theo dõi tk 156, cuối kỳ lên sổ tổng hợp thanh toán vá báo cáo kết quả kinh doanh. Căn cứ vào nhật ký chứng từ để ghi sổ cái sau đó lập bảng cân đối kế toán, lên bảng tổng kết.
Kế toán trung tâm:
Có nhiệm vụ theo dõi nhập xuất tồn của từng kho trung tâm
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH phú thái
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế
toán
tiền mặt,
TGNH
Kế toán tiềnlương
và các khoản khác
kế toán TSCĐ
và hàng
tồn kho
Kế toán tổng hợp và
kiểm tra toán
Kế toán trung tâm
1.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán của Công ty TNHH Phú Thái
Hình thức kế toán áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ
Sơ đ ồ hạch toán theo hình thức Nhật Ký - Chứng từ
Chứng từ gốc
(bảng phân bổ)
Nhật ký - chứng từ
Sổ Cái
Báo cáo
kế toán
Sổ quỹ
S ổ, thẻ hạch toán chi tiêit
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê
Bảng phân bổ
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
- Việc ghi chép của kế toán công ty được kết hợp theo trình tự thời gian và ghi theo hệ thống. Đó là sự kết hợp giữa sổ tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hằng ngày với việc tổng hợp số liệu cuối tháng.
Hệ thống sổ kế toán
+ Sổ kế toán tổng hợp ( Sổ nhật ký chứng từ, bảng kê và sổ cái)
+ Sổ kế toán chi tiết được mở ra như sau:
1)Sổ chi tiết TSCĐ
2)Sổ theo dõi tạm ứng
3)Sổ thanh toán với người bán
Sổ theo dõi với người mua
Sổ theo dõi ngân hàng
Sổ quỹ
Sổ giá thành
Sổ chi tiết tiền lương và BHXH
Sổ theo dõi ngân sách
Sổ chi tiết vật tư hàng hoá
Sổ chi tiết bán hàng
Hình thức tổ chức công tác kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức nửa phân tán - nửa tập trung
Các bộ phận kế toán trực thuộc công ty thì tổ chức kế toán tập trung , còn với các cửa hàng thì công ty tổ chức phân tán. Với đặc thù của công ty kinh doanh trên địa bàn rộng thì áp dụng bộ máy kế toán nửa tập trung - nửa phân tán là hợp lý
1.2.1Sổ kế toán sử dụng
- Hình thức ghi sổ kế toán Nhậtký chung : đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả cá nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh dều dược ghi ssỏ nhật ký theo trình tự thời ghian phát sinh và định khoản kế toán của các nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
- Hính thức ghi sổ kế toán Nhật ký - sổ cái: Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký - Sổ cái là cá nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế theo tài khoản kế toán trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật Ký - sổ Cái. Căn cứ để ghi sổ Nhật ký - Sổ cái là các chứng từ gốc hoậc các bảng tổng hợp chứng từ gôc
- Hình thức ghi sổ kế toán chứng từ ghi sổ: Đặc trưng củan hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là các” chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: ghi theo trình tự thời gian trên sổ nđăng ký trình tự ghi sổ, ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái: Chứng từ ghi sổ do kế toán lập nên tren cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gôc cùng loại, có nội dung kinh tế Chứng từ ghi sổ dánh số hiệu liên tục từng tháng hoặc cả năm ( theo số ths tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán
- Hình thức nhật ký chứng từ : gồm các loại sổ Nhật ký chứng tư, bảng kê, sổ cái sổ hoặc thẻ chi tiết.Trình tự ghi sổ Nhật ký chứng từ như sau: hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã dược kiểm tra để ghi váo các nhật ký chứng từ mà căn cứ ghi sổ là các bảng kê, sổ chi tiết hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết có liên quan và cuôi tháng chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê sổ chi tiêt vào Nhật ký chứng từ
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liẹu tren các Nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ vào sổ cái
a)Chứng từ kế toán
Công ty sử dụng những chứng từ kế toán sau:
+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
+ Hợp đồng kinh té
+ Hoá đơn GTGT
+ Phiếu thu, phiếu chi
+ Giấy báo nợ , báo có của Ngân hàng
+ báo cáo của phòng kinh doanh
+ Giấy đề ghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Hoá đơn bán hàng, hoá đơn mua hàng
+ Chứng từ khác liên quan
b)Tài khoản sử dụng tại Công ty
Hàng hoá là đối tượng kinh doanh của các doanh ngjiệp thương mại, quản lý hàng hoá là nội dung quản lý quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp.
Để phục vụ cho việc quản lý hàng hoá, kế toán cấn phải tổ chức theo dõi và cung cấp thông tin chính xác kịp thời tình hình mua hàng,bán hàng trên các mặt số lượng, chất lượng và giá trị. Công ty thường sử dụng các tài khoản có liên quan sau:
Tk151” Hàng mua đang đi đường” Tài khảon này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua nhưng dang đi trên đường TK 1561” giá mua hàng hoa” tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá hàng hoá nhập kho, xuất kho và tồn kho
+ TK 1562” chi phí thumua hàng hoấ”
+ Tk 153 công cụ dung cụ
+ TK 133” thuế GTGT được khấu trừ”
+ TK 111 Tiền mặt
+Tk 112 , TGNH
+ TK 141 Tạm ứng
+ TK 211 TSCĐ hữu hình
+ TK 213 TSCĐ vô hình
+ TK 214 khấu hao TSCĐ
+ TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
+ TK 334 phải trả công nhân viên
+ TK 338 Phải trả phải nộp khác
+ TK 341 vay dài hạn
+ TK 342 Nợ dài hạn
+ TK 411 Nguồn vốn kinh doanh
+ TK 431 Quỹ khen thưởng phúc lợi
+ TK 431 Lợi nhuận chưa phân phối
+ TK 511 Doanh thu bán hàng
+ Tk 641 chi phí bán hàng
+ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Tk 911 Xác định kết quả kinh doanh
C) Sổ sách kế toán
+ Sổ chi thanh toán với người bán( dung cho TK 331)
+ Sổ kho
+ Sổ chi tiết bán hàng: phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ DT
+ Bảng kê 11: Tổng hợp tình hình thanh toán của khách hàng từ sổ chi tiết thanh toán với khách hàng
+ Sổ chi tiết hàng hoá : theo dõi tình hình nhập- xuất - tồn của hàng hoá
+ Sỏ chi tiết giá vốn hàng bán; Phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán trong tháng
+ Sổ chi tiết quản lý doanh nghiệp: Phản ánh các chiphí phát sinh trpong tháng
+ Nhật ký chứng từ số 8: Theo dõi tình hình tiêu thụ và xác định kêt quả tiêu thụ vào cuối tháng là căn cứ để lên sổ cái.
PHẦN II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ THÁI
I Đặc điểm sản phẩm tiêu thụ và các phương thức tiêu thị ở công ty
1.1 Đặc điểm sản phẩm tiêu thụ
Sản phẩm tiêu thụ của công ty bao gồm nhiều mặt hàng trong đó mặt hàng mũi nhọn gồm có: dầu gội, camay,pamper, olay ......ngoài ra còn nhiều mặt hàng khác. Những mặt hàng này do hãng P$G cung cấp và đã có uy tín đứng vững trên thị trường được nhiều người tiêu dùng ưa dùng, biết đến tên tuổi sản phẩm
1.2 Các Phương thức tiêu thụ hàng hoá của Công ty TNHH phú Thái
1.2.1 Hình thức bán buôn
- Bán buôn qua kho : Là hình thưc công ty trực tiếp xuất kho hàng hoá của mình để bán cho khách hàng, có hai trường hợp
+ Bán trực tiếp qua kho: Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, bên khách hàng(bên mua) uỷ quỳen cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp bán. Sau khi nhận hàng, người nhận hàng ký xác nhận vào hoá đơn mua hàng( hoá đơn GTGT) của doanh nghiệp và hàng hoá xác nhận là được tiêu thụ( hàng hoá đã chuyển quyền sở hữu) đồng thời hạch toán vào doanh thu.
- Bán hàng theo hình thức gửi hàng: Theo phương thức này Công ty xuất hàng của mình cho khách hàng trên cơ sở thoả thuận của hợp đồng mua bán mà hai bên đã ký kết và giao hàng trong thời điểm đã quy ước trong hợp đồng , khi xuất hàng gửi đi hàng hoá vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên hàng hoá chưa xác định là tiêu thụ và chưa được hạch toán vào doanh thu
Hàng hoá dược xác định tiêu thụ trong các trường hợp sau:
+ Doanh nghiệp nhận được tiền của khách hàng( tiền mặt , séc ...)
+ Khách hàng đã nhận đượchàng và chấp nhận thanh toán
+ Khách hàng đã ứng trước tiền về số lượng hàng gửi bán, số hàng gửi đi được áp dụng phương thức thanh toán theo kế hoạch của ngân hàng
- Bán buôn vận chuyển thẳng: là phương thức mà công ty mua hàng của nhà cung cấp sau đó gửi hàng bán cho khách hàng, nghiệp vụ mua bán xảy ra đồng thời nhưng hàng hoá chưa xác định là tiêu thụ vì chưa chuyển quyền sử hữu khi nhận được tiền hoặc giấy chấp nhận thanh toán của khách hàng thì mới hạch toán vào doanh thu,
1.2.2 Hình thức bán lẻ: ( bán theo phương thức thu tiền trực tiếp)
- Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng mua mang tính chất tiêu dùng, bán lẻ thường có giá ổn định và số lượng nhỏ
+ Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức bán hàngbtánh rời nghiệp vụ thu tiền và giao hàng, hết ngày nhân viên bán hàng lập báo cáo bán hàng căn cứ vào số lượng hàng bán trong ngaỳ, nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền cho thủ quỹ
+ Hình thưc bán lẻ trực tiếp thu tiền ngay : Là phương thức bán hàng mà nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách hàng, nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm về vật chất, số lượng hàng hoá nhận trực tiếp từ thủ kho thông qua phiếu xuất kho. Nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm đến từng cửa hàng lấy đơn hàng viết hoá đơn bán lẻ và thu tiền đơn hàng đã giao trong ngày, cuối ngày tập hợp hoá đơn bán hàng và lập báo cáo hằng ngày
II Quy trình kế toán tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH PHú Thái
1 Kế toán doanh thu bán hàng
Chứng từ sử dụng
Hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng
Phiếu xuất kho hay hoá đơn bán hàng
Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý
Báo cáo bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hoá, bảng thanh toán hàng đại lý( ký gửi)
1.2 Tài khoản sử dụng
TK 511 : doanh thu bán hàng , được dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực hiện trong một kỳ sản xuất kinh doanh
Bên nợ : - Số thuế phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm hàng hoá, lao vụ dịch vụ cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ,
Doanh thu bán hàng trả lại
Khoản giảm gía hàng bán
Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911
Bên có : - Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp thựchiện trong kỳ hạch toán
Phương pháp hạch toán(đối với DN tính thuế theo PP khấu trừ)
Kế toán nghiệp vụ bán buôn hàng hoá
Đơn vị áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ
Đầu kỳ kế toán kết chuyển trị giá hàng tồn cuối kỳ trước vào TK 611( mua hàng)
Nợ TK 611” Múa hàng”
Có TK156 “ Hàng hoá”
Có Tk 157 “ Hàng gửi bán”
Trong kỳ khi xuất kho bán hàng kế toán phản ánh doanh thu và thuế GTGT, ghi
Nợ TK 111,112” Nếu khách hàng trả tiền ngày”
Nợ TK 131” Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán”
Có TK 511 doanh thu ban hàng
Có Tk 3331”33311” Thuế GTGT phải nộp
Cuối kỳ kiểm kê đánh giá hàng hoá tồn kho để xác định trị giá của hàng xuất kho theo công thức;
Trị giá hàng xuất = trị giá hàng tồn đầu kỳ + trị giá hàng nhập trong kỳ - trị giá hàng tồn cuối kỳ
Sau đó kế chuyển trị giá vốn hàng bán và hàng tồn cuốikỳ vào các tài khoản liên quan
+ Kết chuyển hàng hoá tồn cuối kỳ
Nợ TK 156” Hàng hoá”
Nợ TK 157 “ hàng gửi bán”
Nợ TK 151” Hàng mua đang đi đương”
Có Tk 6112” Mua hàng hoá”
+ Đồng thời phản ánh trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ. ghi
Nợ Tk 632” Giá vốn hàng bán”
Có TK 611” Mua hàng”
Kế toán chi tiết nghiệp vụ bán buôn hang hóa: Kế toán phải theo dõi đến từng đối tượng mua hàng, từng hoá đơn chứng từ bán hàng, đặc biệ là số hàng chuyển bán, hàng ký gửi.. Ngoài ra phải thống kê riêng các chứng từ bán hàng qua kho, bán thẳng và bán nội bộ để số liệu phân tích chính xác kịp thời
Nếu đơn vị hạch toán theo pp Kê khai thường xuyên
Căn cứ vào phiếu bán hàng,giấy nộp tiền hàng lập vào cuối ngày kế toán ghi doanh thu bán hàng và thuế GTGT phải nộp theo định khoản
Nợ TK 111,112
Có TK 511 “ Doanh thu bán hàng”
Có TK 3331”3311” Thuế GTGT đầu ra
Đồng thời ghi định khoản phản ánh giá vốn của hàng bán, ghi
Nợ TK 632” Giá vốn hàng bán”
Có TK156” hàng hoa”
Đầu kỳ kết chuyển số hàng tồn vào Tk 611 kế toán phản anh s ghi
Nợ TK 611” mua hang”
Có tk 156” Hàng hoá”
Trong kỳ căn cứ vào báo cáo bán hàng và phiếu thu tiền hàng ngày vào cuối ngày kế toán ghi
Nợ TK 111,112 “ tiền bán hàng”
Có TK 511 “ Doanh thu bán hàng”
Có Tk 3331”33311” Thuế GTGT đầu ra”
Cuối kỳ kiểm kê xác định hàng tồn kế toán kết chuyển hàng tồn cuối kỳ
Nợ TK 156
Có TK 611
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
Nợ TK 632” Giá vốn hàng bán”
Có TK 611” Mua hàng”
Nếu có thừa tiền hàng kế toán ghi
Nợ TK 111” số tiền thừa”
Có Tk 338 “ Phải trả , phải nộp khác”
Số tiền thiếu nếu chưa quyết đinh xử lý kế toán ghi
Nợ TK 1381” Tài sản thiếu chờ xử lý”
Có TK 511” Doanh thu bán hàng”
Có TK 3331”33311” thuế GTGT phải nộp”
Khi có quyết định xử lý kế toán ghi
Nợ TK 1388 ( cá nhân phải bồi thường)
Nợ TK 811 ( Nếu doanh nghiệp chịu)
Có TK 511( Số tiền thiếu hụt”
Có TK 3331(33311) thuế GTGt phải nộp
Kế toán bán hàng đại lý
Áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ khi chuyển hang giao cho đại ký kế toán phản ánh ghi
Nợ TK 157 “ hàng gửi bán”
Có TK 611” Mua hàng”
Cuối kỳ kết chuyển giá bán
Nợ TK 632” Giá vốn hàng bán”
Có Tk 157” hàng gửi đi bán”
Kế Toán chi tiết nghiệp vụ phải theo dõi từng cơ sở đại lý, từng lô hàng xuất kho
Kế toán nghiệp vụ giảm trừ doanh thu
2.1 Tài khoản sử dụng
TK 531 “ hàng bán bị trả lại”
Bên nợ : Trị giá hàng bán bị trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu khách hàng về số hàng hoá đã bán ra
Bên Có: kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại vào bên nợ TK 511 hoặc TK 512 để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán
Tk 531 không có số dư cuói kỳ
Tk 532 “ Giảm giá hang bán”
Bên nợ : Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho khách hàng
có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang tài khoản doanh thu bán hàng
2.2 Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Giảm giá hàng bán: khi có chứng từ xác định khoản giá cho người mua kế toán ghi
Nợ TK 3331” giảm thuế GTGT phải nộp”
Nợ TK 532 “ Giảm giá hàng bán”
Có TK111, 112( Nếu Dn trả tiền cho khách hàng”
Có TK 131 ( Nếu trừ vào khoản phải thu của khách hàng)
Cuối kỳ kết chuyển sang Tk 511 “ Doanh thu bán hàng” toàn bộ số giảm giá kế toán ghi”
Nợ TK 511 “ Doanh thu bán hàng”
Có Tk 532 “ Giảm giá hàng bán”
Hàng bán bị trả lại
Phản ánh thanhtoán với người mua về số hàng bán bị trả lại kế toán ghi
Nợ TK 3331” Giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp”
Nợ TK 531 “ hàng bán bị trả lại”
Có TK 111, 112( Nếu trả tiền cho khách)
Có TK 131 ( Trừ vào khoản phải thu của khách hàng”
Phản ánh trị giá vốn bị trả lại:
Nếu DN hạch toán theo PP kê khai thường xuyên ghi
Nợ Tk 156 “ hàng hoá”
Có Tk 632” giá vốn hàng bán”
Đối với Dn tính thuế GTGT theo PP khấu trừ khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại phản ánh số thuế GTGT trả lại,
Nợ TK 3331” thuế GTGT phải nộp”
Có TK 111,112,131 ( trả lại tiền thuế cho khách)
Kế toán giá vốn hàng bán
Do Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên nên hàng hóa sau khi xuất bán doanh thu được ghi nhận đồng thời kế toán phản ánh trị giá vốn của hàng bán trong kỳ
+ Trường hợp bán hàng không qua kho kế toán phản ánh trị giá vốn của hàng tiêu thụ, ghi
Nợ TK 632
Có TK 151
Giá vốn của hàng tiêu thụ ngay không qua kho là giá mua thực tế của lô hàng đó
+ Trường hợp hàng bán qua kho kế toán phản ánh giá vốn của hàng tiêu thụ, ghi
Nợ Tk 632
Có TK 156
Giá vốn của hàng tiêu thụ qua kho được xác địnhlà giá thực tế của hàng xuất kho cộng với chi chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán
Trị giá thực tế của hàng xuất bán trong kỳ ở Công ty được xác định theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền
Trị giá hàng nhập trong kỳ
+
Trị giá hàng
tồn đầu kỳ
Công thức tính
Đơn giá bình quân mua trong kỳ
=
+
Số lượng hàng nhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn đầu kỳ
Trị giá vốn thực tế xuất kho
=
Số lượng
hàng xuất kho
Đơn giá
bình quân
X
Từ đó hàng xuất kho trong kỳ là:
III Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
1 Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong kỳ
Tài khoản sử dụng
Để tập hợp chi phí bán hàng kế toán sử dụng
TK 641” chi phí bán hàng”
Bên nợ : Chi phí bán hàng phát sinh trực tiếp trong kỳ
Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
Kết chuiyển chi phí bán ahngf trong kỳ vào bên nợ Tk 911 hoặc TK 142
TK 641 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo các yếu tố chi phí sau:
TK 6411 – chi phí nhân viên bán hàng
TK 6412 – Chí phí vật liệu, bao bì phục vụ cho khách hàng
TK 6413 – Chi Phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414 – Chi Phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho khâu bán hàng
TK 6415 - Chi phí bảo hành sản phẩm
TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tk 6418 – Chi phí bằng tiền khác
1.2 Hạch toán chi phí bán hàng
Trình tự hạch toán như sau :
- Chi phí bán hàng căn cứ vào tổng tiền lương,các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên và trích BHXH, KPCĐ, BHYT ghi
Nợ TK 641( 6411)
Có TK 334,3382,3383,3384
- Giá trị vật liệu xuất dùng phục vụ cho quá trình bán hàng
Nợ TK 641( 6412)
Có TK 152,
- Các chi phí về dụng cụ đồ dùng
Nơ TK641(6413)
Có Tk 153 - Xuất dùng với giá trị nhỏ, phân bổ một lần
- Chi phí dịch vụ mua ngoài( chi phí điện nước, thông tin điện thoại ... phải trả bưu điện, chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, có giá trị nhỏ được tính trực tiép vào chi phí bán hàng
Nợ TK 641( 6417)
Có TK 111,112,331
- Các khoản chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 641(6418)
Có Tk lq 111,112,335,242
- Khi trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào CFBH
Nơ TK 6416418)
Có TK 335 – Chi phí phải trả
- KHi chi phí sữa chữa TSCĐ thực tế phát sinh
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ( nếu có)
Có TK 331,241, 111,112,152
- Trường hợp chi phí sữâ chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá cảu nhiều kỳ hạch toán thì kế toán sử dụng Tk 142 - hoặc Tk 242 – Chi phí trả trước dài hạn để phân bỏ dần khoản chi ohí này. Định kỳ tính vào chi phí bán hàng từng phần chi phí đã phat sinh
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 142, 242 Chi phí trả trước
- Chi phí bảo hành hàng hoá
+Trường hợp DN không có bộ phận bảo hành độc lập
khi trích trước chi phí bảo hành hàng hoá ghi
Nợ TK 641(6415_
Có Tk 352- Dự phòng phải trả
KHi phát sinh chi phí bảo hành
Nợ TK 621,622,627
Có TK 111,112,152,214,334
Cuối kỳ kết chuyển chi phí bảo hàng phần thực tế phát sinh trong kỳ
Nợ Tk 154 Chi phi SXKD dở dang( chi tiết bảo hành hàng hoá)
Có TK 621,622,627
Khi sửa chữa bảo hành giao cho khách hàng
Nợ TK 352
Có Tk 154 ( Chi tiết chi phí bảo hành)
Khi hết hạn bảo hành
Nợ Tk 352
Có TK 641(6415)
Trường hợp số trích trước chi phí bảo hành lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thi số chêch lệch hạch toán giảm chi phí bán hàng
Nợ TK 352
Có TK 641
Nếu số chi phí thực tế lớn hơn số trích trước về chi phí bảo hành thì số trích thiếu được tính vào chi phí
Nếu doanh nghiệp không trích trước chi phí bảo hành thì toàn bộ chi phí bảo hành thực tế phát sinh sẽ được tập hợp vào Tk 154 như sau
Nợ TK 154
Có TK 621,622,627
Sau đó được kế chuyển vào Tk 6415, khi sản phẩm bảo hành được bàn giao cho khách hàng
Nợ TK 6415
Có TK 154
Trường hợp Dn có bộ phận bảo hành độc lập khi phát sinh chi phí bảo hành ghi
Nợ TK 621,622,627
Có Tk 111,112,152,2214,334
Cuối kỳ kết chuyển chi phí bảo hành ghi
Nợ TK 154
Có TK 621,622.627
Khi sửa chữa bảo hành hành hoá hoàn thành bàn giao cho khách hàng
Nợ TK 632- giá vốn hàng bán
Có TK 154
Đồng thời ghi
Nợ TK 911
Có TK 632
Khi phát sinh các khoản giảm trừ chi phí bán hàng
Nợ TK 111,112,335
Có Tk 641
Cuối kỳ hạch toán kết chuyênt chi phí bán hàng vào TK xác đinh kết quả
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có RK 641 – Chi phí bán hàng
- Đối với những hoạt động có chu kỳ kinhdoanh dài, trong kỳ không hoặc có ít hàng hóa tiêu thụ thi cuối kỳ kểt chuyển chi phí bán hàng vào TK 142 – chi phí trả trước
Nợ TK 142(1422) – Chi phí chờ kết chuyển
Có TK 641
- ở kỳ hạch toán sau: khi co hàng hoá tiêu thụ chi phí bán hàng được kết chuyển vào K 142(1422) sẽ được kết chuyênt toàn bộ sang TK 911
Nợ TK 911
Có TK 142(1422)
2 Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chiphí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả DN mà không tách riêng ra được cho bát kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý DN bao gồm nhiều loại, như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác
2.1 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanhnghiệp để tập hợp các khoản chi phí thuộc loại này trong kỳ
Bên nợ : Chi phí quản ký doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: - các khoản ghi giảm chi ohí quản lý doanh nghiệp
- kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trừ vào kết quả kinh doanh
Tk 642 được chi tiết thành các Tk cấp 2 sau
TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422 – Chi phí vật liẹu quản lý
TK 6423 – CHi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425 - Thuế, phí lệ phí
TK 6426 – Chi phí dự phòng
TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí
TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác
2.2 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghịêp
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí QLDN
TK334,338 TK 642 TK111,112,138..
Chi phí nhân viên Ql
Các khoản
Ghi giảm chi phí
TK 152,153 TK911
Chi phí vật liệu,dụng cụ
Kết chuyển chiphí QL
TK214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK333,111,112...
TK1422
thuế, phí, lệ phí
TK 139
Kết chuyển
Chi phí dự phòng
TK 335,142,242 Chờ k/c
Chi phí theo dự án
TK 331,111,112
Chi phí khác
TK133
3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
3.1 Tài khoản sử dụng
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
TK 421 – Lãi chưa phân phối
TK511 – Doanh thu bán hàng
TK 632 – Giá vốn hàng bán
3.2 Phương pháp hạch toán
Kết quả hoạt động bán hàng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng -CP QLDN
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ doanh thu
Kết quả bán hàng có thể lãi hoặc lỗ
Nếu chêch lệch thu nhập lớn hơn chi phí thi kết quả bán hàng có lãi
Nếu chêch lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí kết quả bán hàng lỗ
Trường hợp thu nhập bằng chi phí thi kết quả bán hàng là hoà vốn
Việc xác định kết quả bán hàng được xác định vào cuối kỳ kinh doanh
Phương pháp kế toán nghiệp vụ xác định kết quả bán hàng
Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển doanh thu bán hàng thuần
Nợ TK 511, 512 - Doanh thu bán hàng
Có Tk 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632
Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển số chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiẹp
Nợ TK 911
Có TK 641
Có TK 642
TÍnh và kết chuyển số chi phí bán hàng và chi phí QLDN còn lại kỳ trước vào kết quả kỳ này( nếu có)
Nợ TK 911
Có TK 142 – Chi phí trả trước
Tính và kết chuyển số lãi , lỗ kinh doanh trong kỳ
Nếu lãi: Nợ TK 911
Có TkK421(4212) - Lợi nhuận chưa phân phối
Nếu lỗ: Nợ TK 421(4212) - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 – xác định kết quả kinh doanh
Sơ đồ hạch toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
Sơ đồ hạch toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
TK632 TK911 TK511
K/C giá vốn hàng bán K/C doanh thu thuần
Trong kỳ về tiêu thụ
TK642.641
K/C chi phí bán hàng
TK421
TK142
Kết chuyển Kết chuyển lỗ
Chi phí chờ K/C
Kết chuyển lãi
Để minh hoạ cho thực trạng tình hình tiêu thụ và xác đinh kết quả kinh doanh của Công ty, dưới đây em xin trình bày tình hình thực tế tiêu thụ và xác đinh kết quả kd của Công ty TNHH Phú Thái
- Kế toán tiêu thụ hàng hoá
+ Kế toán doanh thu
Căn cứ vào hợp dông mua hàng , đơn đạt hàng của khách hàng Kế toán lập phiếu xuất kho đưa xuống cho thủ kho xuất hàng như sau:
Trước khi giao hàng cho khách kế toán lập hoá đơn GTGt thành 3 liên: Liên 1 lưu tại phòng kế toán, Liên 2 giao cho khách hàng, Liên 3 dùng để thanh toán. Căn cứ vào hoa đơn GTGT kế toán định khoản:
Nợ TK 131
Có Tk 511
Co Tk 333
HOÁ ĐƠN GTGT
Mẫu số 01 GTGT - BL
Liên 1 ( lưu)
BL/2006B
Ngày 7 tháng 05 năm 2006
0038365
Họ và tên người mua hàng
CH 66 Bà triêu
Tên đơn vị: Công ty phát triển mỹ thuật HN
Địa chỉ : 66 Bà Triệu
Số tài khoản:0100262656
Hình thức thanh toán : trả chậm
STT
Tên hàng hoá
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
Dầu gội Penten 200ml
chai
1.200
24.500
29.400.000
Cộng tiền hàng
29.400.000
Thuế suât GTGT : 10%
2.940.000
Tổng cộng tiền thanh toán
32.340.00
Số tiến bằng chữ .............
Người mua hàng
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
( ký, ghi rõ họ tên )
( ký, ghi rõ họ tên)
( ký, ghi rõ họ tên)
Tại phòng kế toán , căn cứ vào hoấ đơn bán hàng, kế toán ghi vào sổ chi tiết bán hàng, cuối tháng tập hợp số liệu tren sổ chi tiết bán ahngf vào bảng kê daonh thu
Ngoài ra, để có thể giám sát được quá trình vận động cảu tiền hàng, kế toán thực hiện quản lý việcn thanh toán và thu hồi tiền hàng. Đây là khâu rất quan trọng. Công ty dù có tiêu thụ được hàng hoá nhiếu đến đâu song không thu hồi được tiền hàng, bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều sẽ gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh và trong quá trình quay vong vốn.
tại công ty tất cả các khách hàng mua hàng dù chấp nhận thanh toán hay trả tiền ngay kế toán đều theo dõi trên “ Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng”
Chẳng hạn , Hoá đơn GTGt số 05524 ngày 15/5/2006 bán hàng cho Siêu thị FIVIMAR với số hàng là 300 chai , đơn giá 24.500/ chai( giá chưa thuế), thuế suât 10%. Siêu thị FIVIMAR đã thanh toán ngay bằng tiền mặt ((phiếu thu số 50) kế toán định khoản phản ánh ghi,
+Căn cứ vào HĐ số 05524
Nợ TK 131 : 8.085.000đ
Có TK 511: 7.350.000
Có Tk 3331(33311): 735.000đ
+ Đồng thời căn cớ vào phiếu thu số 50
Nợ TK 111:8.085.000đ
Có TK 131: 8.085.000đ
Đối với khách hàng này trên sổ chi tiết thanh toán với khách hàng kế toán phản ánh trên phần “ hàng hoá bán ra” số tiền mua hàng đồng thời phản ánh luôn số tiền thanh toán trên phần thanh toán
Hoá đơn GTGT so 05523 bán cho cửa hàng 66 bà triệu với số lượng hàng là 200 chai dầu gội Penten 200ml, đơn giá 24.500đ/ chai ( giá chưa thuế), thuế suất 10% , cửa hàng chấp nhận thanh toán . kế toán phản ánh
Căn cứ vào số HD 05223 bkế toán ĐK:
Nợ TK 131: 32.340.000đ
Có Tk 511: 29.400.000đ
Có TK 3331(3311): 2.940.000đ
Và theo dõi khách hàng này trên “ Sổ chi tiết khách hàng”. Đến ngày 12/5 cửa hàng 66 Bà Triệu thanh toán tiền cho Công ty là : 20.000.00đ bằng chuyển khoản, căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng kế toán thanh toán phản ánh vào sỏ chi tiết thanh toán với khách hàng và ĐK như sau:
Nợ TK 112: 20.000.000đ
Có Tk 131: 20.000.000đ
Bảng kê thanh toán với khách hàng sẽ là căn cứ để ghi vào cột có TK 131 trên nhật ký chứng từ số 8
Bảng kê doanh thu bán hàng là căn cứ để ghi vào cột có TK 511 của Nhật ký chứng từ số 8
- Kế toán giá vốn hàng bán
Do công ty áo dụng phương pháp kê khai thường xuyên nên hàng hoá sau khi được xuất bán, doanh thu được ghi nhận thì dồng thời kế toán phản ánh trị giá vốn của hàng bán trong kỳ
+ Trường hợp bán không qua kho kế toán phane ánh trị gái bốn của hàng tiêu thụ, ghi
Nợ TK 632
Có TK 151
Giá vốn của hàng tiêu thụ không qua kho là ía thực tế của lo hàng đó ( giá đích danh)
Trường hợp hàng bán qua kho kế toán kho phản ánh giá vốn của hàng tiêu thụ, ghi
Nợ TK 632
Có TK156
Giá vốn của hàng tiêu thụ qua kho được xác diịnh là giá thực tế của hàng xuất kho cộng các chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán( phí vận chuyển, phí thuê kho,)
Trị giá thực tế của hàng xuất bán trong kỳ ở Công ty được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền:
Trị giá vốn hàng bán tháng 05/2006 Công ty được xác định như sau:.
- Công ty mua lô hàng dầu gội penten 200 ml số lượng là 1440 chai với giá 23.449đ/ chai( giá mua chưa có thuế), ngày 5/5
Ngày 7/05 bán cho cửa hàng 66 Bà Triệu với số lượng 1200 chai . Hóa đơn 05523
Kế toán ghi;
Nợ Tk 632: 23.138.800đ
Có TK 156: 23.138.800đ
- Công ty mua lô hàng dầu gội penten 200 ml số lượng là 300 chai với giá 23.449 /chai( giá mua chưa có thuế ngày 6/05
+ Hoá đơn GTGt số 05524 cho Siêu thị FIVIMAR xuất với số lượng 150bịch , ngày 15/5
Kế toán ghi:
Nợ TK 632: 7.034.700 đ
Có TK 156: 7.034.700 đ
Từ đó kế toán vào sổ “ Chi tiết hàng hoá” như sau:
Cuối kỳ, kế toán tâp hợp các chi phí mua hàng phát sinh và tiến hành phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ :
Căn cứ vào” Sổ chi tiết hàng hoá”, “ Sổ chi tiết bán hàng” và các chứng từ liên quan lập “ Sổ giá vốn hàng bán “ Sổ này có mẫu như sau:
SỔ GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Tháng 5 năm 2006
ĐVT : VNĐ
Diễn giải
Ghi có Tk 1561
Nợ TK62
Ghi có Tk 1562
Nợ TK 632
Cộng nợ Tk 632
Trị giá xuất kho bán
30.173.500
30.173.500
CF mua hàng phân bổ cho hàng bán
5.529.661
5.529.661
Cộng
30.173.500
5.529.661
35.703.161
Giảm trừ doanh thu:
Tại Công ty , các trường hợp giảm giá xảy ra không thường xuyên. Công ty cũng không có chính sách giảm giá cho khách hàng mà tuỳ thuộc vào từng trường hợp giám đốc Công ty cháp nhận giảm gái cho khách hàng chẳng hạn như khách hàng mua một lượng lớn nhưng ử xa, chi phí vận chuyển lớn thì công ty chấp nhận giảm giá cho khách hàng theo tỷ lệ phần trăm nào đó. Do vậy kế toán không lập sổ chi tíêt giảm giá hàng bán TK 532 khi có giá kế toán sẽ trược tiếp ghi vào sỏ chi tiết TK 131 để trừ vào số phải thu của káhch hàng, nếu khách hàng thanh toán bằng tiền kế toán sẽ gửi lại tièn cho khách và phản ánh vào bảng kê số 1, trong trường hợp giảm giá Kế toán ĐK, ghi
Nợ TK 532
Có Tk Liên quan( Tk 111,112,131)
Cuối kỳ,kế toán kết chuyển toàn bộ khoản giảm hàng bán vào TK 511, ghi
Nợ TK 511
Có TK 532
- Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng
Tại công ty toàn bộ chi phí bán ahngf và chi phí quản lý doanh nghiệp được phản ánh chung vào Tk 642 mà chưa sử dụng Tk 641” chi phí bán hàng” để phán ánh chi phí bán hàng bao gồm các loại chi phí;
+ Lương, bảo hiểm của nhân viên bán hàng và quản lý
+ Khấu hao tSCD
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí lãi tiền vay
Cụ thể trong tháng 5 năm 2006 căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương BHXH và các hoá đơn tiền, điện, nước, bảng tính khấu hao TSCĐ kế toán tập hợp vào sổ “ sổ chi tiết quản lý doanh nghiệp”
Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết doanh thu, bảng kê công nợ, sổ chi tiết quản lý doanh nghiệp kế toán vào sổ nhật ký chứng từ số 8, Sổ chi tiết quản lý doanh nghiệp như sau:
Xác định kết quả tiêu thụ
Tại công ty cuối tháng kế toán tiến hàng kết chuyển các khoản liên quan sang Tk 911 để xác đinh kết quả tiêu thụ hàng hoá:
Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511: 161.098.450đ
Có TK 911: 161.098.450đ
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911: 35.703.161
Có TK 632: 35.703.161đ
Kết chiuyển chi phí quản lý doanh nghiệp :
Nợ Tk 911:36.560.000đ
Có TK 642:36.560.000đ
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – các khoản CF
Kết quả kinh doanh
= 161.098.450 – 35.703.161- 36.560.000 = 88.835.289đ
Nợ TK 911: 88.835.289
Có TK 421; 88.835.289đ
PHẦN III
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢTIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ THÁI
I Nhận xét và đánh giá thực trạng trong kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tại Công ty TNHH phú Thái
Những năm gần đây khi nền kinh tế thị trường đang được mở rộng và trên đà phát triển, các cuộc cạnh tranh trên thương trường diễn ra vô cùng khốc liệt. Đứng trước những khó khăn ấy công ty đã xác định cho mình con đường đi đúng đắn, đặc biệt nắm bắt được nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng quy mô thi trường bán hàng hơn nữa cho nên vấn đề quản lý, bộ phận kế toán của Công ty liên tục được củng cố và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý và khẳng định bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả.
Để tồn tại và phát triển Công ty luôn chú trọng đến vấn đề quản lý thu mua hàng hoá,tiết kiệm chi phí tạo sức cạnh tranh tiêu thụ. Việc quản lý thu hàng hoá được kế toán ghi chép rõ ràng và đầy đủ, chính xác hợp lý quá trình nhập, xuất tồn và thường xuyên đỗi chiếu kiểm tra kho thực tế so với sổ sách
Công tác kế toán nói chung đã đáp ứng được yêu cầu của công ty đề ra, đảm bảo tính thồng nhất về mặt phạm vi phương hướng tính các chỉ tiêu kinh tế đảm bảo số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý rõ ráng dễ hiểu
Nhìn chung bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công ty. Với nhiệm vụ Giám đốc và phán ánh tình hình tiêu thụ,kết quả kinh doanh ..... phòng kế toán luôn hoàn thành tôt nhiệm vụ được giao
Bên cạnh những ưu điẻm trên, công tác kế toán bán hàng và xác đinhk kết quả kinh doanh của Công ty còn một số han chế cần khắc phục.
II Một số ý kiến cần hoàn thiện ké toán tiêu thụ và xác đinh kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Phú Thái.
Cùng với những kiến thức đã học ở trường và qua thời gian tìm hiểu thợc tế tại công ty TNHH Phú Thái, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nmữa công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ
Vấn đề thứ nhất: về việc sử dụng tài khoản:
Khi bán hàng cho dù khách hàng trả tiền ngay hay chấp nhận thanh toán kế toán cũng phản anhs trên Tk 131. Việc hạch toán như vậy trùng lặp làm cho khối lượng công việc tăng lên. Do vậy để giảm bbớt khối lượng công việc bị trùng lặp thì kế toán sử dụng TK 131 khi thời điểm khách hàng mua hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc TGNH thi kế toán ghi
Nợ TK liên quan ( TK111,1120
Có Tk 511
Có TK 3331(33311)
Đồng thời phản ánh vào bảng kê số 1 nếu káhch hàng thanh toán bằng TGNH ( Bảng kê số 1 và bảng kê số 2 có mãu theo quy dịnh của bộ tài chhính)
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh tròn quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Các khoản chi phí này phải được hạch toán trên Tk 641” chi phí bán hàng” còn chi phí quản lý doanh nghiệp là nhữn khảon chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng cho bất cứ một hoạt động nào. Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp được kế toán phản ánh trên Tk 642. Nhưng tại công ty TNHH Phú Thái , ké toán lại sử dụng TK 642 để theo dõi tất cả các chi phí này, Việc hạch toán như vậy chưa theo quy định của chế độ kế toán DN và không phản ánh đúng nội dung, bản chất của từng loịa chi phí. Điều này gây khó khăn cho công táct quản lý, giám sát các khảon chi thuộc hai loại chi phí này và khó xác định được ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN đến kết quả kinh doanh. Việc hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên hai tài khoản riêng biệt Tk 641 và Tk 642 sẽ phản ánh được một cách chi tiết rõ ràng hơn, tiện cho việc kiểm tra , giám sát trách tình trạng những khoản chi không cần thiét, không hợplý đồng thời có biện pháp tiết kiệm hai loại chi phí này.
Vấn đề thưc hai: Việc lập dự phòng các khoản thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Khái niệm thận trọng của kế toán chỉ ra rằng: Kế toán phải tính vào lỗ những khoản có khả năng mất đi và khong được tính vào lậi những khoản chưa chắch. Hơn thế nưa hoạt động kinh doanh của DN không phải luc nào cũng suôn sẻ, đặc biệt là trong điều kiẹn cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Dn phải dối mặt với hàng loạt rủi ro. Chẳng hạn như trong quá trình tiêu thụ Dn có thể gặp tình trạng một số khách hàng chấp nhận thanh toán song vì một lý do nào đó họ không có khả năng thanh toán ..... Để có một khoản tài chính nhằm bù đắp cho các khoản mất mát có thể xảy ra Dn cần phải tiến hành trích lập dự phòng đối với khách hàng được coi là đáng ngờ.
Dự phòng phỉa thu khó đòi được theo dõi trên TK 139 “ Dự phòng phải thukhó dòi” được hạch toán như sau:
+ Cuối niên kế toán , tính dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, ghi
Nợ Tk 642(6426) chi phí quản lý DN
Có TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi
+ TRong kỳ hạch toán, nếu có khonả nợ phải thukhó đòi đã thực sự không thể thu được, căn cứ vào các văn bản xác nhạn có chứng cứ pháp lý DN làm thủ tục xoá nợ theo quy định, khi được phép xoá nợ
Nợ TK 642
CÓ TK 131
Có Tk 138
Đồng thời ghi vào bên nợ Tk 004 và theo dõi khoản nợ này trong 5 năm
+ Khi tính số dự phòng cho niên độ sau, ghi
Trường hợp số dự phòng cần lập của niên độ trước thì số chêch lệch được hoàn nhập bát thường
Nợ TK 139
Có TK 642
+ Trường hợp số dự phòng cần lập cho niên độ sau nhiều hơn số dự phòng đã lập của niên độ trước thì phải lập dự phòng bổ sung
Nợ TK 642
Có TK 139
+ khi hoàn nhập các khoản phải thu khó đòi
Nợ Tk 139
Có TK 711
+ Đối với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ nếu khách hàng trả lại khi thu tiền ghi
Nợ TK 111,112
Có TK 711
Đồng thời ghi bên có TK 004
Về việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ được lập vào cuối niên độ kế toán , trước khi lập báo cáo tài chính, khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải thực hiện theo đùng các quy dịnh của cơ chế tài chính hiện hành, vieecj lập dự phòng phải tính cho từng loại hàng hoá nếu có bằng chứng chắc chắn vè sự giảm giá thường xuyên, có thể xảy ra trong niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng , giá trịhàng tồn kho xác định khoản giảm giá hàng tồn kho cho niên độ ké toán tiếp theo.
Cuối niên độ kế toán neeus có những cứ chăc chắn về gí trị thực tế của hàng tồn tháp hơn giá trị có thể bán ra dược trên thị trường, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho,
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được theo dõi trên TK 159
Nợ Tk 642
Có Tk 159” Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cuối niên độ sau:
+Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng cần lập của năm trước
Nợ TK 159
Có Tk 711
+ Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau lớn hơn năm trước
Nợ TK 642
Có TK 159
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác đinh kết quả tiêu thụ ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các Dn thương mại. Các con số biểu hiện chất lượng của hoạt động kinh doanh , hạ chi phsi ,nâng cao doanh số và tăng kết quả là biểu hiện sử dụng hợp lý các công cụ kế toán cũng như biểu hiện trình độ quản lý kinh tế tài chính trong DN thương mại
Trong bất cứ DN nào thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cũng là một hành vi kinh doanh nhằm thực hiện giá trọ của hàng hoá đối với người bán và giá trị sử dụng của nó đối với người mua đồng thời kết thúc quá trình tuần hoàn vốn. Chính vì vậy việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện trong công tác tổ chức và hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ thích ứng với chế dộ quản lý mới và yeu cầu quản lý trong cơ ché thị trường. Tuy vậy cũng còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, sự hoàn thiện cơ chế quản lý nói chung và của kế toán nói riêng cần có thời gian nhất định để thực hiện. Do vậy đòi hỏi phải có sự nghien cứu ký lưỡng cả về chế độ, khảo sát thực tế và vận dụng trong đơn vị cơ sở:
Bài viết này được xây dựng trên cơ sở kiến thức mà em đã tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường và qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Phú Thái. Do còn hạn chế trình độ chuyên môn và thời gian thực tập, bài viết của em chỉ đề cập đến mặt cơ bản nhất, chắc chắn là chưa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Rát mong dược sự chỉ bảo quý báo của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn : TS Phạm thị Bích Chi cùng các anh chị trong phòng kế toán công ty TNHH Phú Thái !
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Sinh viên thực hiện: Phạm thị ánh Ngọc
Lớp : KT A3 – K6
CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHOÁ
Đề tài
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
Tại Công ty TNHH Phú Thái
Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Bích Chi
Hà nội, tháng 9 năm 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32840.doc