Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý chuyển từ cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây đã tìm được hướng đi cho riêng mình. Công ty đã kịp thời chuyển hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Sau khi xem xét thực trạng của thị trường trong nước và xu hướng phát triển nghành sản xuất Bia trên thị trường quốc tế, công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm, lắp đặt qui trình công nghệ sản xuất Bia. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới, cải tiến qui trình công nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Bên cạnh đó, công ty cũng rất quan tâm đến vấn đề sắp xếp, tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, hiệu quả. Đặc biệt, công ty rất chú trọng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bởi vì việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là cơ sở bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Dựa vào những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, lãnh đạo công ty nắm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại sản phẩm. Từ đó tổ chức phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện giá thành sản phẩm để có các quyết định phù hợp.
Công ty đã tổ chức khá tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty, điều đó được biểu hiện cụ thể sau đây.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty liên hợp thực phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong tháng
Số chi tiết vật liệu, dụng cụ
Mở sổ ngày 1 tháng 1 năm 2000
Tên vật liệu (DC,SP,HH): Malt bia Đơn vị tính : kg
Tại kho : Chiến Mã số :
CT
Diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
SL
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
PC34
01
10
15/1
H.mức
H.mức
Năm 99 mang sang
Tháng 1 + 2/2000
Quỳnh bốc vác
Sản xuất Bia
Sản xuất Bia
111
621
621
5.464
750.400
750.400
16.750
26.100
42.850
234.159.100
157.050
114.200
857.468.700
624.060.000
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ bao gồm những trang theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất tồn của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Cuối tháng căn cứ vào cột thành tiền của vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn trong tháng kế toán ghi sổ đối chiếu luân chuyển. Số liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển sẽ được sử dụng để đối chiếu với sổ cái.
Cách xác định giá xuất kho thực tế của Malt tháng 1 và tháng 2 được tính như sau :
Đơn giá thực tế bình quân của Malt xuất kho trong tháng 1,2
=
857.468.700 + 750.400
= 5.464 (đ)
157.050 + 0
Vậy giá thực tế của Malt xuất kho tháng 1,2 = 42.850 x 5.464 = 23.159.100
Sau khi đã xác định giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trên sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất trong tháng kế toán tập hợp các loại nguyên vật liệu xuất dùng lên bảng kê ghi có tài khoản 152 và công cụ dụng cụ xuất dùng lên bảng kê ghi có tài khoản 153.
Bảng kê ghi có nguyên liệu vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất nhiều loại sản phẩm. Kế toán tập hợp trực tiếp khoản chi phí này cho từng sản phẩm bằng cách mở chi tiết tài khoản 621 như : 621 Bia,621 Kẹo, 621 Bánh qui ...
Ngoài việc theo dõi công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất (621,627) trên bảng kê 153 còn theo dõi khoản công cụ, dụng cụ chờ phân bổ. Khoản này thường là vỏ chai, két gỗ, xuất một lần, dùng nhiều lần. Khi bán bia chai trong giá bán không có phần vỏ chai, khách hàng phải đặt tiền một khoản tiền cược. Sau đó vỏ chai được thu hồi để tiếp tục sử dụng ...
Căn cứ vào các bảng kê trên, kế toán tổng hợp số liệu để lên chứng từ ghi số số 16 và 20
Chứng từ ghi sổ
Ngày 28 tháng 2 năm 2000 Số: 16
TT
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Nguyên vật liệu dùng trong tháng 1+2/2000
152
2.616.857.800
- Xuất dùng cho sản xuất
621
2.533.618.000
- Xuất dùng cho bán hàng
641
17.062.700
- Xuất dùng cho quản lý
642
2.583.900
- Trích trước chi phí sửa chữa lớn
335
16.352.000
- Xuất dùng cho phân xưởng
627
47.241.200
Chứng từ ghi sổ
Ngày 28 tháng 2 năm 2000 Số 20
TT
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Vỏ chai, két gỗ, hộp cát tông, công cụ, dụng cụ xuất dùng trong 1 tháng
153
125.668.000
- Xuất dùng cho sản xuất
621
88.220.300
- Xuất dùng cho phân xưởng
627
677.700
- Kết chuyên chờ phân bổ
142
36.770.000
Từ các chứng từ ghi sổ được ghi vào cuối tháng mà các bộ phận chuyển tới, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ ghi vào sổ cái các tài khoản. Mỗi tài khoản được mở một hoặc 1 số trang sổ
Tài khoản
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Số trang : 01
Số hiệu : 621
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Nợ
Có
Ngày
Số CT
16
20
Tháng 1 + 2/2000
Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất
152
2.533.618.000
Xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất
153
88.220.300
Số phát sinh trong tháng 1 + 2
2.621.838.300
Số liệu trên sổ cái trước khi để lập các báo cáo tài chính sẽ được kiểm tra lại bằng cách đối chiếu với dòng xuất trên sổ đối chiếu luân chuyển.
Hiện nay, khi áp dụng luật thuế VAT, kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đã gặp khó khăn trong việc xác định đơn giá thực tế bình quân của nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất cả mặt hàng thuộc diện chịu thuế VAT và mặt hàng không thuộc diện chịu thuế VAT. Công ty đã hạch toán thuế VAT đầu vào không được khấu trừ vào giá mua của nguyên vật liệu. Đây là tồn tại mà công ty đang tìm cách tháo gỡ.
1.3.2. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thực sự phải cạnh tranh với nhau. Một trong những chính sách làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường đó là tiền lương. Công ty đã biết sử dụng tiền lương như một công cụ lợi ích để khuyến khích người công nhân nâng cao năng suất lao động. Ngoài lương cơ bản công ty còn các khoản tiền thưởng như thưởng năng suất lao động, thưởng vượt kế hoạch và một số khoản phụ cấp như ca 3, độc hại, ...
Công ty trả lương trên cơ sở đơn giá được duyệt tính cho sản lượng thực hiện hàng năm (thực hiện theo các qui định tại Nghị định 28 CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ). Công ty không trích trước tiền lương của công nhân sản xuất nghỉ phép.
ở mỗi phân xưởng, phòng ban quản đốc, trưởng phòng là người sử dụng bảng chấm công để theo dõi thường xuyên số ngày làm việc của từng công nhân, cán bộ phòng ban. Vì vậy việc tập hợp chi phí tiền lương được tính cho từng phân xưởng, sau đó sẽ tập hợp cho toàn công ty.
Căn cứ vào bảng chấm công ở các phân xưởng vào kết quả sản xuất từng phân xưởng, vào đơn giá lượng qui định và mức lương cơ bản của từng công nhân phòng tổ chức lao động sẽ tính lương cho các phân xưởng trên bảng thanh toán lương.
Tiền lương phải trả 1 công nhân
=
Tiền lương sản phẩm 1 công nhân
+
Tiền lương thời gian 1 công nhân
=
Các khoản phụ cấp (nếu có)
+ Lương sản phẩm = Số sản phẩm đạt tiêu chuẩn x Đơn giá lương cho 1 sản phẩm
+ Lương thời gian = Số ngày công x Đơn giá tiền lương 1 ngày/người
Một công nhân của công ty có thể nhận được lương từ việc sản xuất nhiều sản phẩm. Bởi vì các sản phẩm của công ty đều mang tính thời vụ, khi đến mùa tiêu thụ của mọt mặt hàng nào đó làm cho cơ cấu lao dộng ở các phân xưởng có sự thay đổi.
Đơn giá tiền lương 1 ngày/người áp dụng đối với từng bậc lương vào các ngày nghỉ, lễ hội đối với công nhân trực tiếp sản xuất được tính :
Mức lương bình quân ngày
=
Mức lương cơ bản x Hệ số lương cấp bậc
Ngày công chế độ (26 ngày)
Hàng tháng, khi phòng Tổ chức lao động gửi các bảng thanh toán lương đến thì kế toán tiền lương sẽ lập bảng phân bỏ tiền lương và BHXH. Căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả công nhân sản xuất, quỹ lương cơ bản và tỉ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán xác định số phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng phân xưởng. Số liều này cũng được phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Khoản BHYT ở công ty đựoc trích 1 năm 2 lần. Vì giá trị nhỏ nên số BHYT này được tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng phát sinh.
Tháng 1, 2 công ty có tuyển thêm một số lao động theo hợp đồng . Khoản tiền lương của số lao động này cũng được biểu hiện trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 1 + 2 năm 2000 của công ty.
Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán tiền lương lập 4 chứng từ ghi sổ là 28,29,30,31.
Chứng từ ghi sổ
Ngày 28 tháng 2 năm 2000
Số : 28
TT
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Tiền lương phải trả cán bộ nhân viên tháng 1 + 2 năm 2000
- Lương gián tiếp
- Lương bán hàng
- Lương quản lý phân xưởng
- Lương công nhân trực tiếp SX
642
641
627
622
334
84.171.400
76.650.900
51.704.200
367.272.400
579.798.900
Chứng từ ghi sổ
Ngày 28 tháng 2 năm 2000
Số : 29
TT
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Trích 2% KPCĐ theo lương thực tế tháng 1 + 2 năm 2000
- Cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
- Cho bộ phận bán hàng
- Cho bộ phận quản lý phân xưởng
- Cho bộ phận trực tiếp sản xuất
642
641
627
622
338
1.683.400
1.533.000
1.034.100
7.345.500
11.596.000
Chứng từ ghi sổ
Ngày 28 tháng 2 năm 2000
Số : 30
TT
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Trích 15% KPCĐ theo lương cơ bản tháng 1 + 2 năm 2000
- Cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
- Cho bộ phận bán hàng
- Cho bộ phận quản lý phân xưởng
- Cho bộ phận trực tiếp sản xuất
642
641
627
622
338
3.366.000
1.603.800
1.406.400
15.763.400
22.139.600
Chứng từ ghi sổ
Ngày 28 tháng 2 năm 2000
Số : 31
TT
Diễn giải
Tài khoản
Tài khoản
Nợ
Có
Nợ
Có
Trích BHYT vào chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm
642
338
12.962.700
12.962.700
Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ ghi sổ trên kế toán tiền lương nhập số liệu vào sổ cái tài khoản 622.
Tài khoản
(Chi phí nhân công trực tiếp) Số trang : 01
Số hiệu : 622
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Nợ
Có
Ngày
Số CT
28
29
30
Tháng 1 + 2/2000
Tiền lương phải trả công nhân sản xuất tháng 1 + 2/2000
Trích 2% KPCĐ theo lương thực tế cho công nhân sản xuất
Trích 15% BHXH theo lương cơ bản cho công nhân sản xuất
334
338
367.272.400
7.345.500
15.763.400
Số phát sinh trong tháng 1 + 2
390.381.300
Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thì trong chi phí sản xuất còn có chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung lại bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627, mở chung cho các phân xưởng sản xuất.
* Chi phí nhân viên phân xưởng : Đó là các khoản tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng. Khoản quản lý phí này cũng được hạch toán tương tự như chi phí nhân công trực tiếp.
Cuối tháng căn cứ vào các bảng thanh toán lương và các khoản phải trả cho người lao động, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH.
Dựa vào bảng phân bổ và chứng từ ghi sổ số 28, 29, 30.
Trên các chứng từ ghi sổ có ghi :
- Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng
Nợ tài khoản 627
Có Tài khoản 334
51.704.200
51.704.200
- Trích 15% BHXH theo lương cơ bản vào giá thành sản phẩm
Nợ tài khoản 627
Có Tài khoản 338 (3)
1.406.400
1.406.400
- Trích 2% KPCĐ theo lương thực tế vào giá thành sản phẩm
Nợ tài khoản 627
Có Tài khoản 338 (2)
1.034.100
1.034.100
Cuối tháng từ chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp sẽ vào sổ cái tài khoản 627.
* Chi phí vật liệu : Việc xuất kho nguyên liệu, vật liệu được theo dõi trên bảng kê ghi có tài khoản 152, sau đó được ghi trên chứng từ ghi sổ số 16 như đã biết
Trên chứng từ ghi sổ có ghi :
- Nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng :
Nợ tài khoản 627
Có Tài khoản 152
47.241.200
47.241.200
* Chi phí công cụ dụng cụ : Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung đó là găng tay, mũ bảo hộ lao động, khẩu trang, ...
Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng được tập hợp trên bảng kê ghi có tài khoản 153, sau đó được ghi vào chứng từ ghi sổ số 20.
Kế toán hạch toán khoản chi phí này như sau :
- Công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng :
Nợ tài khoản 627
Có Tài khoản 153
677.700
677.700
* Chi phí khấu hao tài sản cố định : Khoản chi phí này bao gồm toàn bộ số khấu hao về máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng. Việc tính toán trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTCngày 14/11/1996 của Bộ tài chính. Theo quyết định này thời gian sử dụng của tài sản cố định phải được Công ty đăng ký với Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Thời gian đăng ký được giữ nguyên trong vòng 3 năm. Đối với những tài sản cố định trong thời gian đăng ký sử dụng công ty thực hiện tạm trích khấu hao theo nguyên tắc : Tài sản cố định tháng này thi trích khấu hao vào tháng sau, tài sản cố định giảm tháng này thì thôi trích khấu hao từ tháng sau đó.
Để theo dõi tài sản cố định, kế toán tài sản cố định mở sổ theo dõi tài sản cố định và trích khấu hao. Khi tài sản cố định mua mới hoặc thanh lý, nhượng bán kế toán sẽ theo dõi trên sổ về nguyên giá, tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao và giá trị còn lại của tài sản cố định.
Đầu năm công ty phải đăng ký trích khấu hao với Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Căn cứ vào kế hoạch trích khấu hao và kế hoạch sản xuất trong năm kế toán tính ra định mức chi phí khấu hao tài sản cố định cho một đơn vị sản phẩm theo công thức :
Định mức chi phí khấu hao tài sản cố định
=
Số khấu hao phải trích trong năm
Sản lượng sản xuất dự kiến
Từ đó kế toán xác định được chi phí khấu hao tài sản cố định cho từng loại sản phẩm trong tháng.
Chi phí KHTSCĐ trong tháng cho SP A
=
Sản lượng sản xuất thực tế của SP. A trong tháng
x
Định mức chi phí KHTSCĐ của SP. A
Như vậy, sẽ có trường hợp sản lượng sản xuất dự kiến không trùng khớp với sản lượng sản xuất thực tế, dẫn tới số khấu hao đã trích trong tháng lơn hơn hoặc nhỏ hơn số khấu hao phải trích. Để khắc phục tình trạng này, kế toán có thể điều chỉnh số khấu hao phải trích giữa các tháng và giữa các sản phẩm trong năm sao cho đạt được kế hoạch trích khấu hao. Điều này có thể dẫn đến một thực tế đó là : Kế toán có thể trích khấu hao lơn hơn vào giá thành của sản phẩm này đồng thời lại nhỏ đối với sản phẩm khác, làm cho việc tính giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thuế phải nộp, .... không được chính xác, khách quan.
Trong tháng 1 + 2 năm 2000 công ty đã trích khấu hao như sau.
Bảng trích khấu hao cơ bản tháng 1 + 2 năm 2000
STT
Đối tượng phải trích khấu hao
Sản lượng sản phẩm
Chi phí KHTSCĐ đối với từng đối tượng
1
2
3
4
Bia
Bánh qui
Bánh kem xốp
Mứt tết
552.600 (lít)
137.500 (kg)
18.800 (kg)
24.700 (kg)
70.000.000
45.000.000
13.000.000
6.000.000
Tổng cộng :
134.000.000
Cách tính toán như sau
- Số khấu hao phải trích trong năm của Bia là : 722.532.000 đ
- Sản lượng sản xuất dự kiến của Bia trong năm là : 5.700.000 đ
- Sản lượng sản xuất thực tế cảu Bia trong tháng là : 552.600 đ
Vậy :
Định mức chi phí khấu hao TSCĐ cho Bia
=
722.532.000
= 126,76 đ/lít
5.700.000
Do đó: Số khấu hao phải trích từ Bia =126,76 x 552.600 ằ 70.000.000 đ
Dựa vào tổng cộng của bảng phan bổ khấu hao tài sản cố định kế toán viết chứng từ ghi sổ số 19 nôị dung như sau :
Nợ tài khoản 627
Có Tài khoản 214
134.000.000
134.000.000
* Chi phí trả trước ở công ty là khoản chi phí về công cụ dụng cụ có giá trị lớn như vỏ chai, két gỗ xuất ra một lần và được phân bổ dần vào các kỳ hạch toán.
Số phân bổ chi phí trả trước được kế toán ghi trên chứng từ ghi sổ số 7
Nợ tài khoản 627
Có Tài khoản 142
7.690.000
7.690.000
* Đối với chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, kế toán tiến hành trích trước vào các tháng căn cứ vào định mức chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định được xây dựng từ đầu năm.
Kế toán sử dụng chứng từ ghi sổ số 22 để hạch toán khoản chi phí này (Công ty có kế hoạch sửa chữa phân xưởng bánh kẹo)
Nợ tài khoản 627
Có Tài khoản 335
57.00.000
57.000.000
Ngoài ra công ty còn phải trích trước tiền bảo trợ kỹ thuật Bia cho Viện công nghệ thực phẩm.
Trong tháng 1, 2 khoản chi phí được kế toán tập hợp trên chứng từ ghi sổ có 23. Kế toán ghi :
Nợ tài khoản 627
Có Tài khoản 335
22.000.000
22.000.000
* Chi phí dịch vụ mua ngoài : Điển hình là khoản tiền trả cho sở điện lực, phục vụ trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cuối tháng căn cứ vào số tiền trên hoá đơn thu tiền điện kế toán tiến hành phân bổ tiền điện cho các sản phẩm. Hiện nay, công ty phân bổ tiền điện cho các sản phẩm căn cứ vào công xuất của từng loại sản phẩm. Dựa vào công suất sử dụng điện của từng loại máy móc thiết bị công ty xây dựng lên một định mức tiêu hao về điện cho mỗi loại sản phẩm được sản xuất từ máy móc thiết bị đó.
Quá trình phân bổ được tiến hành như sau :
Tiêu chuẩn phân bổ của sản phẩm A
=
Sản lượng sản xuất của sản phẩm A
X
Mức tiêu hao về điện của sản phẩm A
Hệ số phân bổ
=
Tổng chi phí về điện
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
Chi phí về điện cho sản phẩm A
=
Tiêu chuẩn phân bổ của sản phẩm A
X
Hệ số phân bổ
Tháng 1, 2 năm 2000 tiền điện của công ty được phân bổ như sau :
Bảng phân bổ chi phí điện tháng 1 + 2 năm 2000
TT
Tên mặt hàng
Đơn vị tính
Sản lượng sản xuất
Mức tiêu hao điện
Tiêu chuẩn phân bổ
Hệ số
phân bổ
Tổng só tiền
Bia
1000 lít
552,6
4
2.210,4
53.879,5
119.095.000
Nước hoa quả
1000 lít
2
1
2
53.879,5
107.000
Rượu
1000 lít
14,4
1
14,4
53.879,5
775.000
Bánh qui
Tấn
137,5
12
1.650
53.879,5
88.901.000
Kẹo mềm
Tấn
12,1
1
12,1
53.879,5
652.000
Kẹo chanh
Tấn
21,6
2
43,2
53.879,5
2.327.000
Mứt
Tấn
24,7
1
24,7
53.879,5
1.330.000
Kẹo gôm
Tấn
0,2
1
0,2
53.879,5
15.000
Bánh kem xốp
Tấn
18,8
2
37,6
53.879,5
2.025.000
Tổng cộng
783,9
3.994,6
215.227.000
Hệ số phân bổ tháng 1, 2 năm 2000
=
Tổng chi phí về điện
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
=
215.227.000
= 53879,5
3.994,6
Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền điện vào cuối tháng kế toán định khoản trên chứng từ ghi sổ số 27.
Nợ tài khoản 627
Có Tài khoản 331
215.227.000
215.227.000
* Một số khoản chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành bao gồm : Thuốc chữa bệnh cho công nhân, vệ sinh phân xưởng ... Sử dụng chung ở phân xưởng thì sẽ được phân bổ cho các sản phẩm. Các khoản chi phí này phát sinh không đều, không có định mức nên rất khó quản lý, công ty cần có biện pháp phù hợp để theo dõi chi tiết.
Trong tháng 1 + 2 năm 2000 chi phí dùng chung ở phân xưởng của công ty là 130.452.100 đồng. Công ty tiến hành phân bổ theo khối lượng sản phẩm qui đổi:
552.600 lít Bia = 552,6 tấn
2000 lít nước hoa quả = 2 tấn
14.400 lít rượu = 14,4 tấn
Theo cách này qui đổi như vậy thì khối lượng sản phẩm qui đổi của công ty là 783,9 tấn sản phẩm (Bảng phân bổ chi phí điện tháng 1 + 2 năm 2000)
Vậy :
Chi phí sản xuất chung khác phân bổ cho sản phẩm Bia
=
130.452.100
X
552,6 ằ
92.000.000 đồng
783,9
Từ các chứng từ ghi sổ kế toán tập hợp lại và ghi sổ cái tài khoản 627.
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Nợ
Có
Ngày
Số
C. từ
Tháng 1 + 2 năm 2000
02
Chi mua ống men giống
111
440.000
03
Chi mua ống men + SX phân xưởng
111
2.847.500
04
Chi phí sửa chữa phân xưởng
111
3.000.000
05
Chi vệ sinh kho phân xưởng
111
1.356.300
07
Phân bổ vỏ chai, két gỗ trong tháng
142
7.690.000
08
Chi phí dọn phân xưởng
111
50.000
10
Chi mua ống men
111
380.000
11
Chi mua ống men
111
90.000
15
Mua thuốc chữa bệnh cho công nhân
112
1.100.000
16
Xuất nguyên vật liệu cho SX chung
152
47.241.200
20
Xuất công cụ, dụng cụ cho SX chung
153
677.700
22
Trích trước chi phí sửa chữa lớn
335
57.000.000
23
Tính tiền bảo trợ kỹ thuật Bia
335
22.000.000
27
Tiền điện sản xuất phải trả
331
215.227.000
19
Khấu hao phải trích trước trong tháng
214
134.000.000
28
Tiền lương của nhân viên phân xưởng
334
51.704.200
32
Tiền ca 3, độc hại
334
11.434.700
29
KPCĐ của nhân viên phân xưởng
338
1.034.100
30
BHXH của nhân viên phân xưởng
338
1.406.400
Số phát sinh trong tháng 1 + 2/2000
558.679.200
Trong khoản mục chi phí sản xuất chung này phần thuế VAT của điện dùng cho sản xuất Bia được phân bổ còn chưa hợp lý . Chí phí về điện cho sản xuất Bánh - Mứt - Kẹo phải gánh thêm một phần thuế VAT của chi phí về điện cho sản xuất Bia
1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty.
Để tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 154 - "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Sau khi tập hợp các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì kế toán tổng hợp làm nhiệm vụ chuyển 3 khoản mục chi phí này sang bên nợ tài khoản 154.
Để theo dõi một cách chi tiết việc tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty, phục vụ cho công tác quản lý chi phí, giá thành thì trước khi kết chuyển 3 khoản mục chi phí sang bên nợ tài khoản 154 kế toán tổng hợp lập bảng tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty.
Bảng tập hợp chi phí sản xuất tháng 1 + 2 năm 2000
TT
Diễn giải
Tổng số tiền
Bia
Nước hoa quả
...
1
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.621.838.300
579.840.800
9.405.900
- Nguyên vật liệu xuất cho SX
2.533.618.000
557.422.400
8.739.700
- Công cụ, dụng cụ xuất cho SX
88.220.300
2.418.400
666.200
2
* Chi phí nhân công trực tiếp
390.381.300
170.672.400
1.032.600
- Tiền lương cho công nhân SX
367.272.400
160.569.400
971.400
- KPCĐ cho công nhân SX
7.345.500
3.211.400
19.500
- BHXH cho công nhân SX
15.763.400
6.891.600
41.700
3
* Chi phí sản xuất chung
558.679.200
303.095.000
439.800
- Bảo trợ kỹ thuật Bia
22.000.000
22.000.000
- Điện sử dụng cho sản xuất
215.227.000
119.095.000
107.000
- Khấu hao cơ bản
134.000.000
70.000.000
- Trích trước chi phí sửa chữa lớn
57.000.000
- Chi phí sản xuất chung khác
130.452.100
92.000.000
332.800
4
* Nhập lại đầu kẹo chanh sản xuất
(10.328.000)
5
* Xuất SP tồn kho để tái chế
137.745.300
Cộng :
3.689.316.100
1.053.608.200
10.878.300
Sau đó kế toán ghi lên chứng từ số 36 và số 37
Chứng từ ghi sổ
Ngày 28 tháng 2 năm 2000 Số : 36
TT
Diễn giải
Tài khoản
Tài khoản
Nợ
Có
Nợ
Có
1
Kết chuyển các khoản chi phí để tính giá thành tháng 1 + 2 NĂM 2000
154
3.708.644.100
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
2.621.838.300
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
622
390.382.300
- Khoản mục chi phí sản xuất chung
627
558.679.200
- Sản xuất sản phẩm tồn kho để tái chế
155
137.745.300
Chứng từ ghi sổ
Ngày 28 tháng 2 năm 2000 Số : 37
TT
Diễn giải
Tài khoản
Tài khoản
Nợ
Có
Nợ
Có
Nhập lại đầu đuôi kẹo chanh sau sản xuất tháng 1+ 2/2000
152
154
10.328.000
10.328.000
Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ được lập cuối tháng kế toán ghi sổ cái tài khoản 154.
Tài khoản Số trang : 01
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu TK : 154
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Nợ
Có
Ngày
Số CT
1/1/2000: Dư đầu kỳ Trong đó :
- Chi phí SX Bia dở dang
- Chi phí SX Lạc dở dang
- Chi phí SX tháng 1 + 2
497.423.600
470.307.600
27.116.000
36
Kết chuyển các khoản mục chi phí để tính giá thành tháng 1 + 2
621, 622, 627, 155
3.708.644.100
37
Nhập lại kẹo chanh sau sản xuất
152
10.328.000
Số phát sinh trong tháng 1 + 2 năm 2000
3.708.644.100
10.328.000
2. Công tác đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Trong quá trình sản xuất Bia của công ty, sản phẩm làm dở là Bia đang ở trong các thùng lên men. Giai đoạn lên men thường kéo dài từ 11 đến 15 ngày. Nếu đến cuối tháng mà Bia vẫn còn nằm trong các thùng lên men thì được coi là sản phẩm dở dang. Khi đó quản đốc phân xưởng, cán bộ phòng vật tư và kế toán tính giá thành sẽ tiến hành đánh giá sản phâmr làm dở cuối kỳ. Công ty đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trước hết, căn cứ vào thể tích của các thùng lên men kế toán xác định được số lít Bia làm dở cuối tháng là 229.000 lít.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là : 579.840.800 đồng
- Chi phí sản phẩm làm dở dang đầu tháng là : 470.307.600 đồng
- Sản phẩm hoàn thành trong tháng : 552.600 lít
Như vậy chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ được xác định :
Chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ
=
Chi phí sản phẩm làm dở đầu kỳ
+
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ
X
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí của Bia làm dở cuối kỳ
=
470.307.600 + 579.840.800
X
229.000 = 307.681.700 (đồng)
552.600 + 229.000
Theo phương pháp này, chi phí sản phẩm làm dở cuối tháng của Bia chỉ có khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn tất cả các khoản chi phí khác đều tính cho sản phẩm hoàn thành.
3. Công tác kế toán giá thành:
3.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành.
Xuất phát từ đặc điểm của qui trình công nghệ sản xuất Bia là qui trình sản xuất liên tục, phức tạp, sản xuất qua nhiều bước chế biến khác nhau, giữa các bước này không có bán thành phẩm có thể nhập kho hoặc bán ra ngoài, mà chỉ có Bia thành phẩm ở giai đoạn cuối, cho nên công ty xác định đối tượng tính giá thành là toàn bộ sản lượng bia thành phẩm trong kỳ tính giá thành đó.
Công việc sản xuất Bia được tiến hành liên tục, quá trình xuất nguyên liệu vật liệu sản xuất và nhập Bia thành phẩm diễn ra đan xen nhau. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu quản lý và tính hiệu quả của chỉ tiêu giá thành nên công ty xác định kỳ tính giá thành là 1 tháng. Ngoài ra để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ của công ty thì kế toán còn tính giá thành luỹ kế theo quí 6 tháng, 1 năm.
3.2 Phương pháp tính giá thành.
Căn cứ từ đặc điểm của qui trình công nghệ, công ty đã xác định đối tương tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất Bia và đối tượng tính giá thành là từng mẻ Bia thành phẩm,cho nên đối tương tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành tương đối phù hợp nhau. Chính vì vậy, công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tập hợp trực tiếp). Sử dụng phương pháp này, công ty đã tính toán nhanh chóng, dễ dàng giá thành sản phẩm Bia hàng tháng, đồng thời vẫn đảm bảo được độ chính xác cần thiết cho chỉ tiêu này.
Theo phương pháp này giá thành sản phẩm Bia được xác định như sau :
Z = DĐK + C - DCK
Z
Và z =
Q
Với Z : Tổng giá thành thực tế
DĐK : Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ
DCK : Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
C : Tổng chi phí sản xuất trong kỳ
z : Giá thành đơn vị
Công ty đã sử dụng bảng tính giá thành sau :
Bảng tính giá thành tháng 1 + 2 năm 2000
Sản phẩm Bia
Sản lượng 552.600 lít
Đơn vị tính : đồng
Khoản mục
Sản phẩm dở dang đầu tháng
Chi phí SX trong tháng
Sản phẩm dở dang cuối tháng
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
1. Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
2. Nhân công trực tiếp
3. Chi phí sản xuất chung
470.307.600
579.840.800
170.672.400
303.095.000
307.681.700
742.466.700
170.672.400
303.095.000
1.343,59
308,85
548,48
Cộng
470.307.600
1.053.608.200
307.681.700
1.216.234.100
2.200,92
Như chúng ta đã biết, công ty sản xuất 2 loại Bia thành phẩm đó là Bia hơi và Bia chai, tuy nhiên công ty đã không tách được giá thành cảu từng loại Bia mà lại trung bình hoá giá thành của 2 loại sản phẩm này. Điều này dẫn đến một thực tế là giá thành của Bia hơi tăng lên giá thành của Bia chai giảm đi. Như vậy, công ty sẽ không theo dõi chi tiết được hiệu quả từng loại Bia.
chương III
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm ở công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây.
I. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây.
Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý chuyển từ cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây đã tìm được hướng đi cho riêng mình. Công ty đã kịp thời chuyển hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Sau khi xem xét thực trạng của thị trường trong nước và xu hướng phát triển nghành sản xuất Bia trên thị trường quốc tế, công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm, lắp đặt qui trình công nghệ sản xuất Bia. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới, cải tiến qui trình công nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Bên cạnh đó, công ty cũng rất quan tâm đến vấn đề sắp xếp, tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, hiệu quả. Đặc biệt, công ty rất chú trọng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bởi vì việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là cơ sở bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Dựa vào những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, lãnh đạo công ty nắm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại sản phẩm. Từ đó tổ chức phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện giá thành sản phẩm để có các quyết định phù hợp.
Công ty đã tổ chức khá tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty, điều đó được biểu hiện cụ thể sau đây.
1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Với quy trình công nghệ sản xuất liên tục, phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn chế biến khác nhau, với đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm ở từng phân xưởng, công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là toàn bộ sản lượng Bia thành phẩm trong kỳ tính giá thành đó là tương đối phù hợp.
1.2. Phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất.
Công ty đã tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định bằng những tiêu thức thích hợp, như phân bổ tiền điện cho sản xuất theo công suất sử dụng điện của từng loại máy móc thiết bị và khối lượng sản xuất của từng loại sản phẩm, phân bổ một số khoản chi phí chung liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành theo khối lượng sản phẩm qui đổi, ...
1.3. Phương pháp tính giá thành.
Đến cuối tháng công ty vận dụng phương pháp tính giá giản đơn đã lựa chọn để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các sản phẩm theo đúng khoản mục qui định một cách nhanh chóng và tương đối chính xác, sau đó cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho lãnh đạo của công ty.
2. Những nhược điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây còn một số tồn tại chủ yếu như sau :
2.1. Nội dung và phương pháp kế toán các khoản mục chi phí sản xuất.
2.1.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty tính toán khoản thuế VAT đầu vào không được khấu trừ vào chi phí sản xuất trong kỳ còn nhiều điểm bất hợp lý.
Khi mua nguyên vật liệu dùng để sản xuất cả mặt hàng chịu thuế VAT và mặt hàng không chịu thuế VAT, kế toán chỉ tập hợp chứng từ và để đến cuối tháng mới định khoản. Cuối tháng căn cứ vào tỷ lệ (%) giữa doanh thu của các mặt hàng chịu thuế VAT và không chịu thuế VAT, kế toán vật liệu công cụ, dụng cụ mới tính ra số thuế VAT được khấu trừ và không được khấu trừ. Phần thuế VAT được khấu trừ được ghi vào bên nợ của tài khoản 133 - (Thuế VAT được khấu trừ), còn phần thuế VAT không được khấu trừ thì được tính vào bên nợ của tài khoản 152 - "nguyên liệu, vật liệu". Như đã biết, công ty tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho theo giá thực tế bình quân gia quyền. Do đó, các mặt hàng chịu thuế VAT đã được khấu trừ thuế VAT của một số loại nguyên vật liệu đầu vào không được khấu trừ dùng để sản xuất những mặt hàng không chịu thuế VAT. Điều này ảnh hưởng đến giá trị của nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất.
2.1.2. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Công ty thực hiện trích BHYT 6 tháng một lần và tính cả vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng phát sinh là chưa đúng chế độ. ở những tháng có phát sinh khoản chi phí này giá thành tiêu thụ của mặt hàng thường cao hơn bình thường nên ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2.1.3 Khoản mục chi phí sản xuất chung.
Điện được sử dụng sản xuất cả Bánh,Kẹo và Rượu, Bia, nhưng công ty không tách được bao nhiêu dùng cho sản xuất sản phẩm nào cho nên cũng đã tính toán giá điện dùng vào sản xuất như giá thực tế của nguyên liệu xuất kho dùng để sản xuất hai loại mặt hàng chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT như trên, làm cho giá thành sản xuất của Bánh, Kẹo tăng lên.
2.2. Phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Muốn tính được giá thành của các sản phẩm, kế toán phải lấy số liệu từ bảng tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty. Đây là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức, lại dễ nhầm lẫn. Mặt khác, số liệu về giá thành cung cấp cho các đối tượng sử dụng còn chậm trễ, chưa được kịp thời.
2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Đối với công tác đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, kế toán đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chưa phù hợp bởi vì tỉ trọng của khoản chi phí này chiếm trong tổng chi phí sản xuất trong kỳ là chưa đủ lớn.
2.4. Kỳ tính giá thành.
Thông thường, kỳ tính giá thành là tháng hoặc quí, tuy nhiên công ty đã chọn kỳ tính giá thành là 2 tháng đối với tháng 1 và tháng 2. Đây là cách làm không theo quy định, làm ảnh hưởng đến công tác lập các báo cáo tài chính hàng quí của công ty.
2.5. Phương pháp tính giá thành.
Trên cùng một dây truyền công nghệ của công ty cho ra hai loại bia thành phẩm khác nhau, tuy nhiên công ty đã không tính được giá thành cho từng loại Bia, điều này dẫn đến giá thành của Bia hơi tăng lên còn giá thành của Bia chai giảm đi, ảnh hưởng đến việc xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng loại Bia.
Trên đây là một số ưu, nhược điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây. Từ những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập và nghiên cứu, cộng với thời gian được tiếp xúc thực tế với công tác kế toán ở công ty, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Liên hợp Thực phẩm Hà Tây.
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty liên hợp thực phẩm Hà Tây.
1. Nội dung và phương pháp kế toán các khoản mục chi phí sản xuất.
1.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Sản phẩm của công ty rất đa rạng, có những loại chịu thuế VAT như Bánh, mứt, kẹo, có những loại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Rượu, bia. Cho nên rất nhiều nguyên vật liệu lúc mua vào chưa xác định được xuất dùng cho sản xuất loại sản phẩm nào. Để thuận tiện cho việc theo dõi tác giả xin được lấy 1 ví dụ cụ thể : Đường là một loại nguyên liệu được sử dụng để sản xuất cả bánh, mứt, kẹo và rượu, bia. Khi mua đường kế toánvật liệu chỉ tập hợp hoá đơn thanh toán, phiếu nhập kho ... của đường, chưa thực hiện hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh này. Đến cuối tháng khi công ty đã xác định được doanh thu của các sản phẩm thì kế toán mới tiến hành định khoản, lập chứng từ ghi sổ và chuyển cho kế toán tổng hợp để tính giá thành. Như vậy kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ đã khong kịp thời phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho một bộ phận chi phí sản xuất nằm ngoài sổ sách trong một thời gian nhất định. Mặt khác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ hạch toán khoản thuế VAT không đựoc khấu trừ vào giá mua của đường trong tháng là chưa đúng chế độ dẫn đến giá thực tế của đường xuất kho cho từng loại sản phẩm bị sai lệch.
Đơn giá thực tế bình quân gia quyền của đường trong tháng 1,2 được xác định trong sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ như sau :
Số lượng (kg)
Thành tiền
Tồn đầu tháng
35.734
215.047.200
Nhập trong tháng
51.300
284.513.100
Xuất trong tháng
50.037
- Xuất cho sản xuất Bia
7.850
- Xuất cho sản xuất Bánh, Kẹo
42.187
Thuế VAT không được khâu trừ
8.146.700
Đơn giá thực tế bình quân của đường xuất kho trong tháng
215.047.200 + 284.513.100 + 8.146.700
= = 5.833 (đồng)
35.734 + 51.300
Như vậy theo cách tính toán của công ty thì đơn giá thực tế của đường xuất kho cho sản xuất Bia và bánh, kẹo đã được khấu trừ thì số đường này lại phải chịu thêm một phần thuế VAT không được khấu trừ của số đường xuất dùng cho Bia.
Lẽ ra đơn giá của đường xuất dùng cho sản xuất Bánh, Kẹo chỉ là
215.047.200 + 284.513.100 + 8.146.700
= 5.740 (đồng)
35.734 + 51.300
Do đó giá thành của bánh, Kẹo phải chịu thêm một khoản thuế VAT là :
(5.833 - 5.740) x 42.187 = 3.923.391 (đồng)
Là một doanh nghiệp có tính đặc thù vừa sản xuất hàng chịu thuế VAT vừa sản xuất hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, công ty nên hạch toán khoản thuế VAT của vật tư hàng hoá mua vào theo cách sau đây :
Có thể hạch toán lại khoản thuế VAT đầu vào của đường trong tháng 1,2 ở công ty như sau :
Khi mua đường về kế toán ghi :
Nợ tài khoản 152 284.513.100
Nợ tài khoản 133 28.451.300
Có tài khoản 112 31.964.400
Cuối tháng khi biết tỉ lệ (%) giữa doanh thu của Bánh, Mứt. Kẹo so với tổng doanh thu của tháng là 71,366% sẽ được số thuế VAT đầu vào được khấu trừ là :
28.451.300 x 71,366% = 20.304.600 (đồng)
Kế toán ghi :
Nợ tài khoản 3331 20.304.600
Có tài khoản 133 20.304.600
Số thuế VAT đầu vào không được khấu trừ sẽ được tính vào giá vốn của Bia bán ra trong tháng, kế toán ghi :
Nợ tài khoản 632 (chi tiết cho bia) 8.146.700
Có tài khoản 133 8.146.700
Sơ đồ hạch toán như sau
TK 3331
20.304.600
TK 632 (Bia)
8.146.700
TK 133
28.451.300 28.451.300
TK 152
284.513.000
TK 112
312.964.400
Chi mua đường về
Khi biết doanh thu trong tháng
1.2. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay, công ty thực hiện trích, nộp bảo hiểm y tế 6 tháng một lần. Toàn bộ số bảo hiểm y tế này kế toán hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp của tháng phát sinh, dẫn đến giá thành thực tế của sản phẩm giữa các tháng không đều nhau, thiếu khách quan và không đúng chế độ.
Ví dụ: Trong tháng 1,2 công ty đã trích bảo hiểm y tế 6 tháng đầu năm và được tính cả vào chi phí quản lý doanh nghiệp của tháng 1 tháng 2 theo định khoản.
Nợ tài khoản 642 12.962.700
Có tài khoản 338 12.962.700
Tuy nhiên, nếu công ty thực hiện đúng chế độ trích bảo hiểm y tế hàng tháng vào giá thành sản phẩm thì khoản chi phí này là tương đối nhỏ so với tổng chi phí phát sinh trong tháng. Để phù hợp với điều kiện thực tế ở công ty mà giá thành thực tế của sản phẩm giữa các tháng ít biến động thì công ty có thể làm như sau:
Khi phát sinh khoản BHYT, kế toán không hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp mà tập hợp khoản chi phí này sang bên Nợ tài khoản 142 "Chi phí trả trước" để phân bổ dần vào giá thành sản phẩm trong 6 tháng.
Nợ tài khoản 142 12.962.700
Có tài khoản 338 12.962.700
Trích vào giá thành tháng 1,2 khoản BHYT, kế toán định khoản
Nợ tài khoản 622, 627, 641, 642 4.320.900
Có tài khoản 142 4.320.900
Số còn lại sẽ được phân bổ vào các tháng tiếp theo.
Sơ đồ hạch toán khoản BHYT
TK 622
TK 142
TK 338
Phân bổ
BHYT
hàng tháng
Tính BHYT
6 tháng
TK 627
TK 641,642
1.3. Khoản mục chi phí sản xuất chung.
Đối với khoản tiền điện, do công ty không tách riêng được bao nhiêu cho sản xuất bia và bao nhiêu cho sản xuất bánh, kẹo, cho nên cũng đã hạch toán sai khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào của điện giống như của đường. Công ty có thể hạch toán lại khoản thuế này theo cách trình bày ở mục 1.1.
2. Phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Hiện nay ở công ty khi muốn tính giá thành của một loại sản phẩm nào đó, kế toán phải nhặt số liệu trên bảng tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty để đưa vào bảng tính gía thành. Làm như vậy rất dễ nhầm lẫn và chưa khoa học, hợp lý. Để thuận tiện cho công tác tính giá thành, kế toán nên mở một bảng kê chi tiết chi phí sản xuất của từng sản phẩm. Số liệu trên bảng kê này sẽ giúp công tác tính giá thành sản phẩm nhanh chóng và chính xác hơn.
Ví dụ: Lập bảng kê chi tiết chi phí sản xuất của Bia.
Bảng kê chi tiết chi phí sản xuất bia tháng 1 + 2 năm 2000
S
TT
Diễn giải
Tổng số tiền
Tài khoản 621
Tài khoản 622
Tài khoản 627
Malt
234.159.100
234.159.100
Gạo tẻ
97.582.000
97.582.000
Đường kính
27.317.500
27.317.500
Hoa Boublon
3.575.000
3.575.000
Cao hoa
20.147.400
20.147.400
Enzine
32.885.400
32.885.400
Đất lọc
3.406.000
3.406.000
Giấy lọc
4.500.300
4.500.300
Nhãn bia
26.618.400
26.618.400
Nút bia
27.774.600
27.774.600
Màng co cổ chai
25.151.000
25.151.300
Than kíp lê
44.725.900
44.725.900
Ga CO2
654.500
654.500
Vải ly tâm
28.744.000
28.744.000
Băng dính
180.200
180.200
Hộp cát tông
2.418.400
2.418.400
Tiền lương cho CNSX
160.569.400
160.569.400
KPCĐ cho CNSX
3.211.400
3.211.400
BHXH cho CNSX
6.891.000
6.891.600
Bảo trợ kỹ thuật Bia
22.000.000
22.000.000
Điện sử dụng cho CNSX
119.095.000
119.095.000
Khấu hao cơ bản
70.000.000
70.000.000
Chi phí chung khác
92.000.000
92.000.000
Tổng cộng
1053608200
579.840.800
170672400
303.095.000
3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Theo như cách làm của công ty hiện nay sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ này là chưa phù hợp với công ty. Bởi vì tỷ trong của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm trong tổng chi phí sản xuất trong kỳ là chưa đủ lớn (khoảng 55%). Trong khi đó sản phẩm dở dang cuối kỳ của bia là bia ở giai đoạn lên men, có mức độ hoàn thành là tương đối ổn định. Với đặc điểm như vậy, công ty nên áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Khi áp dụng phương pháp này sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Do vậy, khi kiểm kê không những chỉ xác định số lượng sản phẩm làm dở mà còn phải xác định mức độ hoàn thành của chúng. Trên cơ sở đó tính đổi số lượng sản phẩm làm dở ra số lượng thành phẩm . Khi đó mới đủ căn cứ để xác định, đánh giá.
Công việc tính toán sẽ được thực hiện như sau:
Đối với những chi phí bỏ vào một lần từ đầu qui trình công nghệ như Malt, gạo thì tính toán như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
DCK =
DĐK + C
x Qđ
QHT + Qđ
Trong đó:
DCK ; DĐK : Là chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
C: Là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ
QHT ; Qđ : Là sản lượng của thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đối với những chi phí khác bỏ dần theo mức độ gia công chế biến như chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung thì sản phẩm làm dở cuối kỳ được đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương.
DCK =
DĐK + C
x Q'đ
QHT + Qđ
Trong đó:
Với Q'đ = Qđ x Mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở cuối kỳ.
C: Là chi phí phát sinh trong kỳ
QHT: Là sản lượng của thành phẩm v
Q'đ : Sản lượng sản phẩm hoàn thanh tương đương.
(Do công ty không áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương từ tháng trước nên không đủ căn cứ để tính toán, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ trong tháng 1 + tháng 2. Để có thể áp dụng phương pháp mới thì đối với chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ phải sử dụng định mức kinh tế, kỹ thuật đã có để tách riêng 3 khoản mục chi phí : Nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung).
áp dụng phương pháp này tuy khối lượng công việc tính toán có nhiều hơn, phức tạp hơn song chắc chắn mức độ chính xác của chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ cao hơn.
4. Kỳ tính giá thành.
Vào tháng 1, 2 là những tháng giáp tết, công việc sản xuất kinh doanh ở công ty diễn ra rất sôi động, tất cả tập trung vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, công việc kế toán cũng theo đó mà tăng lên. Được sự cho phép của lãnh đạo công ty, kế toán đã tính gộp giá thành sản phẩm của tháng 1 và 2. Tuy nhiên cách làm như vậy vẫn là tuỳ tiện. Nếu phòng kế toán biết dàn đều công việc sang các tháng trước thì sẽ không xảy ra tình trạng trên. Thông thường các doanh nghiệp chọn kỳ tính giá thành là tháng hoặc quí. Công ty có chu kỳ sản xuất sản phẩm là tương đối ngắn (dưới 1 tháng) do vậy công ty nên chọn kỳ tính giá thành là 1 tháng.
5. Phương pháp tính giá thành.
Hiện nay trên cùng một dây chuyền sản xuất bia của công ty cho ra hai loại sản phẩm là bia chai HADO và bia hơi, mặc dù vậy công ty vẫn chưa tính riêng được giá thành của từng loại bia.
Để tách riêng giá thành của từng loại bia, công ty phải xuất phát từ đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ và đối tượng tính giá thành là từng loại bia thành phẩm.
Nguyên tắc tính giá thành của 2 loại bia được cụ thể hoá như sau:
*Khoản mục chi phí NVL phát sinh trực tiếp cho đối tượng nào thì được tính trực tiếp cho đối tượng đó (như Malt, gạo, đường, nhãn, nút, ...).
* Khoản mục chi phí vật liệu nào phát sinh gián tiếp cho nhiều đối tượng thì tính toán, phân bổ cho các đối tượng theo sản lượng thành phẩm thực tế (như hoá chất các loại).
* Khoản mục chi phí về than, điện, tiền lương và chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo phương pháp hệ số, hệ số này được tính toán theo giá thành kế hoạch hàng năm. Theo tài liệu của công ty, hệ số phân bổ chi phí cho 2 loại bia như sau:
Hệ số định mức giá thành kế hoạch năm 2000.
Loại bia
Chi phí
Bia hơi
Bia chai HADO
Than
Điện
Lương
Chi phí chung
1
1
1
1
1,1
1,2
1,6
1,3
ở dưới phân xưởng sản xuất bia quản đốc nên lập bảng kê theo dõi riêng nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất từng loại bia, sau mỗi chu kỳ sản xuất sẽ chuyển số liệu về phòng kế toán. Căn cứ vào số liệu này, sản lượng thực tế của từng loại bia, hệ số phân bổ chi phí cho từng loại bia kế toán sẽ tính được giá thành của bia chai và bia hơi.
6. Tổ chức ứng dụng kế toán trên máy vi tính.
Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng máy vi tính vào công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng là rất cần thiết. Mặc dù nhận thức được việc thu thập xử lý thông tin cần thiết phải ngày càng nhanh nhạy, khoa học để có những quyết định kịp thời cho nhà quản lý nhưng thực tế hiện tại, Công ty vẫn chưa có điều kiện ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán.
Thật vậy, tổ chức trang bị và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán ghi chép và xử lý thông tin là một trong các nội dung tổ chức công tác kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác để từng bước cơ giới hoá công tác kế toán trong doanh nghiệp. Để làm được điều đó, doanh nghiệp nên xem xét những hướng giải quyết sau.
- Doanh nghiệp phải có kế hoạch mua máy móc thiết bị thực hiện lắp đặt ở các phòng, trung tâm với đầy đủ phương tiện để đủ điều kiện hoạt động và tổ chức mua sắm trang bị phần cứng, phần mềm phù hợp với khả năng, đặc điểm sản xuất kinh doanh, qui mô của doanh nghiệp và khối lượng, tính chất phức tạp của các nghiệp vụ.
- Công ty nên coi trọng việc tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ hiểu biết sâu về kế toán và sử dụng thành thạo máy vi tính trong điều kiện hiện nay, tổ chức, sắp xếp và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kế toán sao cho phù hợp với nội dung công việc và khả năng trình độ là một vấn đề hết sức quan trọng, nó không chỉ bó hẹp ở phạm vi nghiệp vụ chuyên môn mà đòi hỏi các cán bộ, nhân viên kế toán phải có khả năng sử dụng các loại máy vi tính khác nhau để dáp ứng yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường.
- Tổ chức nhập dữ liệu đầu vào của máy. Để có thể thực hiện việc xử lý thông tin trên máy đòi hỏi cần phải tổ chức lại hệ thống chứng từ cho phù hợp và thực hiện việc nhập dữ kiện vào từng phân hệ liên quan đến từng nội dung công tác kế toán : Phân hệ vật tư, phân hệ tiền công, phân hệ TSCĐ, ...
- Xây dựng hệ thống mã máy các tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3 ... qui định nội dung phản ánh của từng mã.
- Xây dựng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết với kết cấu đơn giản, ít cột, phù hợp với việc in trên máy.
- Công ty nên có sự liên kết chặt chẽ các chuyên gia, các trung tâm máy vi tính để thiết kế lập trình cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp.
- Như vậy, Công ty tiến tới thu thập và xử lý thông tin hoàn toàn trên máy vi tính để công tác kế toán ngày càng nhanh gọn, khoa học, chính xác và hoàn thiện hơn.
Kết luận
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là những chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng mà các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Để đảm bảo sự tồn tại, ổn định và phát triển trong một doanh nghiệp thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí sản xuất từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm là công tác mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới.
Do đó, hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất nói chung, công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây nói riêng là một vấn đề cần thiết, xuất phát từ những yêu cầu thực tế hiện nay.
Việc hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho công ty quản lý tốt hơn quá trình chi phí sản xuất của mình. Để từ đó giá thành sản phẩm thực sự trở thành một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh đúng nội dung chi phí sản xuất thực hiện tốt chức năng thông tin, kiểm tra để thiết lập giá, bù đắp những chi phí bỏ ra.
Với đề tài tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây, chuyên đề đã trình bầy một cách có hệ thống, làm sáng tỏ các vấn đề chủ yếu liên quan đến việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Chuyên đề đã đưa ra cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Từ đó phân tích được bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tế đặc điểm quy trình công nghệm, tổ chức sản xuất ở công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây trong chuyên đề đã xác định bản chất , nội dung và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Xác định rõ đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm Bia và thực tiễn kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Từ đó chuyên đã chỉ ra ưu, nhược điểm của công ty trong việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Bia.
- Trên cơ sở những ưu, nhược điểm và tồn tại đó, chuyên đề dã đề xuất đầy đủ phương hướng giải quyết, phù hợp với điều kiện thực tế ở công ty.
Tuy nhiên, đây là một đề tài hết sức rộng và phức tạp, vẫn còn là một vấn đề làm đau đầu nhiều nhà quản trị doanh nghiệp, cho nên chuyên đề chỉ đề cập giải quyết những vấn đề cơ bản nhất, với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung và phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây. Qua đây em xin trân trọng cảm ơn cô giáo Trần Thị Phương và tập thể phòng tài vụ Công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp này.
Tài liệu tham khảo
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính- TS Nguyễn Văn Công
Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp- TS Đặng Thị Loan ( NXB Tài Chính năm 1998 )
Kế toán quản trị
Tổ chức hạch toán kế toán ( NXB Giáo Dục năm 1994 )
Hệ thống kế toán doanh nghiệp- Vụ chế độ kế toán ( Hướng dẫn về chứng từ kế toán và sổ kế toán ( NXB Tài Chính năm 1995 )
Hệ thống kế toán doanh nghiệp- TS Đặng Văn Thanh ( Hướng dẫn về sơ đồ kế toán và chuyển sổ kế toán ( NXB Tài Chính năm 1995 )
Các văn bản pháp quy có liên quan
Các tạp chí tài chính, kế toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29277.doc