Thanh toán nhập khẩu nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung là thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương; ngoài ra hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Trong thời gian tới khi Việt Nam gia nhập vào WTO hàng hoá các nước nhập khẩu vào Việt Nam sẽ nhiều hơn và đặc biệt không có sự can thiệp của hàng rào thuế quan; vì vậy mà sự hỗ trợ của Chính phủ cũng hạn chế. Do đó, cần tìm ra giải pháp hữu hiệu hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương nói riêng – là Ngân hàng đi đầu trong thanh toán quốc tế.
77 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ía xuất khẩu nước ngoài. Là phương thức trung hoà được quyền lợi cho cả hai phía nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, vì vậy phương thức này được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế.
Do việc liên quan trực tiếp trách nhiệm của Ngân hàng ở phương thức thanh toán này – là người đầu tiên chịu trách nhiệm chi trả cho phía xuất khẩu khi phía xuất khẩu trình bộ chứng từ hoàn hảo; nên việc kiểm tra chứng từ ở phương thức này được tiến hành rất chặt chẽ và thận trọng. Yêu cầu mở thư tín dụng của khách hàng nêu rõ tên đơn vị mở, người thụ hưởng, ngân hàng người hưởng, số tiền, loại tiền; ngày hết hạn và nơi hết hạn; ngày chuyển hàng muộn nhất; phương thức vận tải, cảng đi, cảng đến, đặc điểm hàng hoá và các chi tiết khác liên quan đều được nêu rất rõ ràng và cụ thể trong yêu cầu mở thư tín dụng (L/C). Ngân hàng Ngoại thương tiến hành kiểm tra sự phù hợp của hợp đồng thương mại đã ký với yêu cầu mở L/C của khách hàng và tài khoản của khách hàng. Nếu khách hàng ký quỹ 100% giá trị L/C thì công việc kiểm tra sẽ diễn ra đơn giản hơn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu ký quỹ 100% sẽ không khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán này, nên tất cả các khách đều mong được miễn ký qũy hoặc giảm ký quỹ một phần, đây cũng là công cụ cạnh tranh hiệu quả của Ngân hàng và làm khách hàng trung thành với Ngân hàng. Vì vậy khi có một yêu cầu mở L/C thường Vietcombank phải kiểm tra rất nhiều, kiểm tra sự phù hợp của L/C với hợp đồng thương mại, phân tích hợp đồng thương mại đã được ký xem có đem lại hiệu quả cho khách hàng của Ngân hàng không, xem xét xu thế các yếu tố liên quan đến hàng nhập để biết có bất lợi gì cho khách hàng trong thời gian tới không, vì nếu có những bất lợi cho người nhập khẩu thì người nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng và từ chối thanh toán và lúc đó Ngân hàng gặp phải rủi ro trong thanh toán; kiểm tra khả năng trả nợ của khách hàng,… Khi tất cả đều phù hợp Ngân hàng Ngoại thương sẽ phát hành cho khách hàng một L/C và gửi L/C này sang ngân hàng thông báo là L/C này đã được mở theo đúng yêu cầu của nhà xuất khẩu, đồng thời Ngân hàng thu phí mở L/C và phí chuyển các loại chứng từ. Thông thường Ngân hàng Ngoại thương thường được yêu cầu mở L/C không huỷ ngang và có xác nhận. Sau khi gửi L/C sang cho ngân hàng nhà xuất khẩu, Ngân hàng Ngoại thương tiến hành đòi tiền người nhập khẩu và thanh toán tiền cho người xuất khẩu khi họ trình đủ các loại giấy tờ hợp lệ theo đúng yêu cầu. Nghiệp vụ này liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của Ngân hàng vì vậy Ngân hàng gặp nhiều rủi ro ở nghiệp vụ này, rủi ro có thể đơn thuần như ở nghiệp vụ thanh toán theo phương thức chuyển tiền hay phương thức nhờ thu là chuyển nhầm địa chỉ tuy nhiên có thể nói rủi ro vì lý do này chưa từng xảy ra ở Ngân hàng Ngoại thương. Ngoài ra, phương thức thanh toán theo L/C này còn gặp nhiều rủi ro hơn do việc không đồng ý thanh toán tiền từ phía nhà nhập khẩu mà khi nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ hoàn hảo bắt buộc Ngân hàng phải thanh toán tiền và truy đòi khách hàng của mình sau; hơn nữa nhà xuất khẩu nếu cần tiền thì có thể chiết khấu ở Vietcombank trước thời hạn, là Ngân hàng phát hành L/C Ngân hàng Ngoại thương không thể từ chối chiếu khấu cho khách hàng trong trường hợp đó, ở đây Ngân hàng có thể gặp rủi ro nhiều hơn do việc chưa lấy được tiền của nhà nhập khẩu mà đã phải trả cho nhà xuất khẩu; các rủi ro này thường xảy ra cho bất kỳ một ngân hàng nào khi thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Đây là phương thức thanh toán khá công bằng cho cả người mua và người bán; tuy nhiên nghiệp vụ này rất phức tạp và mang lại nhiều rủi ro cho Ngân hàng vì vậy đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao của các nhân viên và hệ thống công nghệ máy móc hiện đại hỗ trợ cho nghiệp vụ thanh toán.
Tình hình thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank
Doanh số thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương
Năm
Giá trị (triệu USD)
Tốc độ (%)
Tỷ trọng so với cả nước (%)
2002
5.541
24,6
28,7
2003
6.756
21,9
27
2004
9.409
39,3
29,9
2005
10.210
8,5
28,3
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và thanh toán nhập khẩu nói riêng của Ngân hàng Ngoại thương không ngừng tăng lên qua các năm gần đây đặc biệt những năm 2002, 2003, 2004 tốc độ tăng thanh toán nhập khẩu rất cao trên 20%, điều này chứng tỏ uy tín của Ngân hàng Ngoại thương trên thị trường thanh toán nhập khẩu.
Năm 2002, doanh số thanh toán nhập khẩu của Vietcombank đạt 5.541 triệu USD, tăng 24,6% so với năm 2001 và chiếm 28,7% thị phần nhập khẩu cả nước. Riêng doanh số thanh toán xăng dầu – một hàng hoá có tầm quan trọng chiến lược thanh toán qua Vietcombank đạt 1,5 tỷ USD chiếm tới 72% kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước.
Năm 2003, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của toàn Vietcombank là 5.692 triệu USD, tăng 21,8% so với năm 2002. Trong đó, doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2003 đạt 6.756 triệu USD, tăng 21,9% so với năm 2002, chiếm 27% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước. một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thanh toán nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương là xăng dầu 26%, máy móc thiết bị 10,6%, sắt thép 7,4%. Hai mặt hàng có doanh số thanh toán lớn nhất kà xăng dầu và sắt thép đạt thị phần thanh toán cao, tương ứng là 73% và 30,3% trong kim ngạch nhập khẩu hai mặt hàng này của cả nước.
Năm 2004, duy trì tốc độ tăng trưởng khá, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương đạt 16,4 tỷ USD, tăng 32,3% so với năm trước. Trong đó, doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 9.409 triệu USD, tăng 39,3% so với năm 2003 và chiếm 29,9% thị phần cả nước. Ưu thế trong danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu vẫn thuộc về xăng dầu, đặc biệt khi nhu cầu xăng dầu trong nước tăng nhanh và giá xăng dầu thế giới có nhiều biến động. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu diễ n ra mạnh nhất tại các chi nhánh nằm trong các khu kinh tế phát triển của cả nước như Hội sở chính tại Hà Nội, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Vũng Tàu, Chi nhánh Hải Phòng.
Năm 2005, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục tăng lên đạt trên 19 tỷ, chiếm 28,3% thị phần cả nước và tăng 15,9% so với năm 2004. Trong đó, doanh số thanh toán nhập khẩu là 10.210 triệu USD tăng 8,5% so với năm 2004. Năm 2004, doanh số thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Ngoại thương tăng nhanh 9 tỷ USD tăng 27% so với năm 2004.
Các năm qua, doanh số thanh toán nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương không ngừng tăng lên và chiếm thị phần lớn trong thanh toán nhập khẩu của cả nước.
Doanh số thanh toán nhập khẩu của từng phương thức
Ph¬ng thøc
2002
2003
2004
2005
Dsè
Tû lÖ
Dsè
Tû lÖ
Dsè
Tû lÖ
Dsè
Tû lÖ
L/C
5216
94,13
6274
92,87
8774
93,25
9606
94,18
ChuyÓn tiÒn
234
4,22
343
5,08
430
4,57
435
4,26
Nhê thu
91
1,65
139
2,05
205
2,18
159
1,56
Với doanh số có đơn vị tính là triệu USD và tỷ lệ được tính bằng %.
Sơ đồ cơ cấu doanh số các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu.
Theo bảng kết quả trên và sơ đồ cơ cấu doanh số thanh toán nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương ta thấy được, doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ L/C chiếm chủ yếu trong doanh số thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank . Theo như đã đánh giá ở trên thì phương thức tín dụng chứng từ là phương thức công bằng nhất đối với cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu không bên nào chiếm ưu thế hơn hẳn trong phương thức thanh toán này, điều đó được kiểm chứng qua thực tế thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank. Phương thức thanh toán L/C luôn chiếm tỷ trọng trên 90% so với tổng doanh số thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng. Còn hai phương thức chuyển tiền và nhờ thu, luôn có trong đó một bên chiếm lợi thế hơn vì vậy mà ít được sử dụng đến, tỷ trọng của hai phương thức này trong doanh số thanh toán nhập khẩu là không nhiều và xấp xỉ nhau qua các năm 2002, 2003, 2004 và 2005.
2.4. Đánh giá chất lượng thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank
2.4.1. Thành tựu
Vietcombank luôn giữ vững thế mạnh trên thị trường dịch vụ ngân hàng quốc tế, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và doanh số thanh toán nhập khẩu nói riêng của Ngân hàng Ngoại thương không ngừng tăng lên và chiếm ưu thế so với cả nước thể hiện ở thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng so với cả nước. Điều này chứng tỏ được vị thế của Ngân hàng Ngoại thương đối với khách hàng trong và ngoài nước trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Ngoài doanh số thanh toán nhập khẩu tăng lên thì lượng khách hàng đến với Ngân hàng cũng không ngừng tăng lên. Vietcombank ngày càng chứng minh được ưu thế của mình trong thanh toán nhập khẩu. Ngoài ra, việc sửa đổi quy trình thanh toán ngày càng linh hoạt, gọn nhẹ và đơn giản tạo sự hài lòng cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.
Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thực hiện thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Vì vậy, Ngân hàng rất có ưu thế trong thanh toán nhập khẩu do có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng rất phát triển là điều kiện để Vietcombank có thể thực hiện tốt thanh toán hàng nhập khẩu do số lượng ngoại tệ luôn có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán hàng nhập khẩu. Các nghiệp vụ tài trợ cho thanh toán nhập khẩu cũng ngày càng được cải thiện và hoàn chỉnh để trợ giúp cho thanh toán nhập khẩu và thu hút khách hàng hơn.
Hệ thống máy móc luôn được Ngân hàng Ngoại thương trang bị và đổi mới liên tục để phục vụ cho các nghiệp vụ của Ngân hàng một cách tốt nhất;nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu là một nghiệp vụ phức tạp và còn là thế mạnh của Vietcombank nên luôn được ưu tiên về công nghệ thiết bị máy móc phục vụ cho nghiệp vụ này. Hiện nay, các nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương hầu hết đều được thực hiện tự động thông qua trang thiết bị máy móc. Các nghiệp vụ như kế toán, lưu và xử lý dữ liệu đều được tự động hoá. Các nhân viên của Ngân hàng chỉ làm những công việc thuộc về thẩm định, kiểm tra lại thông tin, nhập dữ liệu vào máy tính; đội ngũ nhân viên thanh toán nhập khẩu của Vietcombank đều là những người có trình độ cao và rất thông thạo ngoại ngữ. Vì vậy, công tác thanh toán nhập khẩu được thực hiện rất nhanh chóng và chính xác.
Ngân hàng Ngoại thương là một trong số các ngân hàng tham gia vào mạng chuyển tiền SWIFT, hơn nữa lại là Ngân hàng thanh toán qua SWIFT tốt nhất tại Việt Nam. Hệ thống chuyển tiền qua SWIFT tuyệt đối an toàn. Điều này làm cho nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu của Vietcombank được thực hiện một cách trôi chảy, nhanh chóng và chính xác. Đây cũng là một thế mạnh của Vietcombank khiến cho các khách hàng tin tưởng và hài lòng về dịch vụ của Ngân hàng.
Vốn chủ sở hữu của Vietcombank liên tục được tăng lên (tính đến cuối năm 2005 vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là gần 9000 tỷ đồng) và ổn định, để ngày càng đáp ứng được yêu cầu về vốn của nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu nói riêng và các nghiệp vụ khác của Ngân hàng Ngoại thương nói chung. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn có các chính sách khuyến khích đối với khách hàng thường xuyên có doanh số thanh toán nhập khẩu lớn thông qua việc quản lý riêng đối với các khách hàng đó ở phòng tài trợ thương mại. Các khách hàng thuộc phòng tài trợ thương mại có những ưu đãi như về chi phí thanh toán, được ưu tiên thực hiện nghiệp vụ, nhân viên của Ngân hàng có thể đến tận công ty của khách hàng khi cần giao dịch, những dịp lễ tết Ngân hàng đều có thư và quà cảm ơn,…
Ngân hàng Ngoại thương ngoài là một Ngân hàng thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn được tin tưởng với vai trò là một ngân hàng xác nhận trong phương thức thanh toán L/C. Điều này, chứng tỏ được uy tín của Vietcombank trong thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng và khách hàng ở nước ngoài.
Chất lượng thanh toán nhập khẩu của Vietcombank đạt ở mức độ cao, và ngày càng được cải thiện nâng cao hơn nữa xứng đáng là Ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
2.4.2. Hạn chế
Doanh số về thanh toán nhập khẩu của Vietcombank có xu hướng tăng chậm lại, và không ổn định năm 2002 tốc độ tăng là 24,6%, năm 2003 tốc độ tăng là 21,9% so với năm 2002, năm 2004 tốc độ tăng lên tới 39,3% so với năm 2003, nhưng năm 2005 tốc độ tăng chỉ có 8,55. Trong tương lai Ngân hàng có thể mất dần thị phần trong lĩnh vực thanh toán nhập khẩu, không còn là Ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán nhập khẩu.
Chưa có một đầu mối hoặc một địa chỉ tập trung giúp khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh khi cần phối hợp của nhiều phòng ban. Do đó, tạo sự không hài lòng cho khách hàng khi có những vấn đề khó khăn nảy sinh. Khi nảy sinh những khó khăn bắt buộc khách hàng phải đến nhiều phòng ban để giải quyết, gây bất lợi cho công việc của khách hàng và việc thanh toán xảy ra không thuận tiện, gây ra thiệt hại đến lợi ích khách hàng. Vì vậy, khách hàng không hài lòng và lần sau có thể khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng khác và có thể cả những dịch vụ khác mà khách hàng đang sử dụng tại Vietcombank, hậu quả có thể kéo theo cả một nhóm khách hàng sang sử dụng dịch vụ ở ngân hàng khác, do việc phản ánh của khách hàng đã không hài lòng về dịch vụ thanh toán nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương.
Tại Vietcombank còn xảy ra tình trạng tranh chấp trong thanh toán nhập khẩu. Do việc Ngân hàng áp dụng chưa chặt chẽ quy định an toàn trong ký quỹ mở L/C, đánh giá sai tài sản thế chấp, cầm cố, cam kết của cơ quan chủ quản,… nên đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đặc biệt là L/C trả chậm. Kết quả Ngân hàng bị chịu một khoản vay khó đòi và đôi khi là mất vốn, mà giá trị các hợp đồng nhập khẩu thường là lớn vì vậy gây thiệt hại đến nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Không những vậy, theo như quy định không rõ ràng của luật pháp thì trong những trường hợp này nếu toà án ra quyết định tạm ngừng thanh toán cho phía nhà xuất khẩu thì Ngân hàng còn gặp phải rủi ro là sự không tin tưởng trong nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu đối với phía đối tác nước ngoài.
Ngân hàng còn thiếu các giải pháp xử lý tình thế linh hoạt các công cụ phí, lãi suất, mức ký quỹ cần đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng chuyên môn.
Trong thanh toán nhập khẩu, việc cấp tín dụng cho khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược thu hút khách hàng. Việc Ngân hàng áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt với hầu hết các khách hàng, thủ tục vay phức tạp hơn so với các Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng nước ngoài đã làm mất đi một lượng lớn khách hàng. Hơn nữa chính sách này của Vietcombank không tạo được lòng trung thành của khách hàng đối với Ngân hàng, do việc khách hàng đến các ngân hàng khác cũng chịu mức ký quỹ như ở VCB do đó khách hàng sẽ chọn ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất, thủ tục đơn giản hơn. Ngoài ra, các nghiệp vụ còn đơn điệu chủ yếu là L/C song các loại L/C lại chưa đa dạng.
Trong thương mại quốc tế khi mà đồng Việt Nam vẫn là một đồng tiền không chuyển đổi được thì bắt buộc doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam phải thanh toán bằng ngoại tệ mà ở Ngân hàng Ngoại thương chủ yếu là USD. Mặt khác, cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng thì doanh số thanh toán nhập khẩu lớn hơn nhiều so với doanh số thanh toán hàng xuất khẩu điều này dẫn đến tình trạng thiếu ngoại tệ khi thanh toán cho hàng nhập khẩu, gây khó khăn cho hoạt động thanh toán của Ngân hàng, có thể làm giảm uy tín của khách hàng đối với Vietcombank.
Thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán nhập khẩu nói riêng là những nghiệp vụ hiện đại có thể nói vào hàng đầu trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Vì vậy, mà chi phí cho công nghệ phục vụ thanh toán nhập khẩu là không nhỏ và chi phí bảo dưỡng hàng năm cũng không ít. Công nghệ được sử dụng tại Ngân hàng Ngoại thương được đánh giá là hiện đại vào loại hàng đầu so với các ngân hàng trong nước, tuy nhiên so với mặt bằng công nghệ của nước ngoài thì vẫn là kém hiện đại hơn. Hơn nữa, sự phức tạp của các nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu đòi hỏi trình độ cao của các giao dịch viên, ngoài việc thông thạo về quy trình nghiệp vụ, còn phải thông thạo về luật, thông lệ thanh toán quốc tế và ngoại ngữ. Sự thiếu hụt một trong các lĩnh vực trên của giao dịch viên có thể gây ra tổn thất lớn cho Ngân hàng vì giá trị hàng hoá nhập khẩu không những lớn so với các doanh nghiệp mà nó còn là rất lớn so với Ngân hàng. Ngoài ra, còn gây khó khăn cho Ngân hàng về sau do việc thiếu tin tưởng của các khách hàng mà Ngân hàng là “kinh doanh chữ tín”.
Ngân hàng Ngoại thương là Ngân hàng mạnh nhất về thanh toán quốc tế song trong quá trình thanh toán cũng gặp phải không ít những hạn chế và khó khăn.
2.4.3. Nguyên nhân các hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Là Ngân hàng hàng đầu về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ nên Ngân hàng Ngoại thương không chú trọng đầu tư để hoàn thiện và phát triển hơn nữa các nghiêp vụ thanh toán nhập khẩu. Đây là lỗi chủ quan của Vietcombank. Ngoài những quy định chung của Ngân hàng Nhà nước về thanh toán nhập khẩu, Ngân hàng Ngoại thương còn có những quy định riêng của Ngân hàng được ghi rõ ở trong quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Vì vậy, quy trình thanh toán nhập khẩu của Vietcombank rất chặt chẽ, không linh hoạt cho mỗi đối tượng khách hàng; những quy định chặt chẽ đó làm cho quá trình thanh toán gặp nhiều bất lợi dẫn đến hạn chế quyền lợi của khách hàng, vì vậy không khuyến khích được khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Hơn nữa, ở Ngân hàng Ngoại thương ngoài khách hàng thuộc 28 tổng công ty do phòng tài trợ thương mại quản lý, thì việc khách hàng được miễn giảm ký quỹ khi mở L/C là rất khó, hầu như khách hàng muốn mở L/C thì phải ký quỹ 100% giá trị của L/C. Và nếu được miễn ký quỹ một phần thì thủ tục phải làm để được miễn ký quỹ rất rườm rà, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng; vì vậy không khuyến khích khách hàng quay lại Ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng không có nhiều những chính sách khuyến mại khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ và trung thành với Ngân hàng.
Mặc dù, nguồn ngoại tệ của Vietcombank được đánh giá là đủ khả năng phục vụ thanh toán nhập khẩu. Tuy nhiên, do việc chênh lệch doanh số thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu nên nguồn ngoại tệ của Vietcombank phục vụ cho thanh toán nhập khẩu ngày càng khan hiếm hơn. Hơn nữa, nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương bị phân tán đi nhiều dịch vụ đặc biệt những năm vừa qua nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương được đầu tư rất nhiều cho phát triển công nghệ và đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng, và hiện nay Ngân hàng Ngoại thương đang dồn hết nguồn lực vào thực hiện thí điểm cổ phần hoá ngân hàng thương mại Nhà nước. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư cho thanh toán hàng nhập khẩu rất hạn chế.
Nhân viên thuộc Ngân hàng Ngoại thương tuy đều có trình độ cao và được đào tạo chính quy về thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, do việc tự động hoá quy trình thanh toán nhập khẩu nên các nhân viên chỉ nắm được các nghiệp vụ mình cần thực hiện mà không hiểu được bản chất vấn đề và không biết các nghiệp vụ khác; như việc nhân viên phòng thanh toán nhập khẩu không biết các nhân viên xuất khẩu làm các nghiệp vụ gì và họ thực hiện kiểm tra chứng từ như thế nào. Điều này làm cho các nhân viên thanh toán nhập khẩu dễ bị phía đối tác xuất khẩu bắt lỗi do việc không hiểu cụ thể phía nhập khẩu thường chú trọng đến vấn đề gì khi kiểm tra chứng từ đặc biệt là đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Các phòng ban tại Vietcombank thiếu sự liên kết với nhau, vì vậy khi khách hàng có những rắc rối liên quan đến nhiều phòng ban thì việc giải quyết rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, Vietcombank chưa thực sự có một phòng marketing làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và sản phẩm mới. Việc tìm hiểu và nghiên cứu sản phẩm mới được thực hiện ở từng phòng ban của Ngân hàng; và phòng quan hệ khách hàng chỉ đơn thuần thực hiện việc quản lý các khách hàng lớn và thường xuyên của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng Ngoại thương chưa thực sự có một chiến lược marketing chung cho toàn Ngân hàng trong từng thời kỳ, và Vietcombank không có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn khách hàng như các ngân hàng thương mại cổ phần hay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Ngoại thương là một ngân hàng thương mại Nhà nước, tuy chỉ chịu sự quản lý vĩ mô của các cơ quan quản lý Nhà nước, đã có sự linh hoạt hơn rất nhiều so với trước đây. Nhưng Vietcombank là một doanh nghiệp đặc biệt thuộc sở hữu của Nhà nước vì vậy mà không tránh khỏi những hạn chế của một doanh nghiệp Nhà nước, như việc chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hơn so với các Ngân hàng ngoài quốc doanh. Vì vậy, Ngân hàng Ngoại thương không thể có những chính sách linh hoạt như các ngân hang khác.
Tuy là một Ngân hàng hoạt động lâu năm nhất trong lĩnh vực thanh toán nhập khẩu ở Việt Nam, vì vậy có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và được đánh giá cao trong hoạt động thanh toán nhập khẩu ở Việt Nam. Tuy nhiên, Vietcombank cũng có nhiều hạn chế và gặp phải những khó khăn trong nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu mà nguyên nhân chủ quan là do phía Ngân hàng Ngoại thương.
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
Nước ta là một nước có nền kinh tế lạc hậu, về kinh tế đối ngoại là một nước nhập siêu hàng hoá nhập khẩu là chủ yếu, xuất khẩu rất ít; và hàng hoá trong nước có tính cạnh tranh kém so với hàng hoá nước ngoài. Để đất nước ngày một phát triển, Chính phủ đã có những biện pháp nhằm hỗ trợ cho hàng hoá trong nước bằng cách khuyến khích hàng xuất khẩu và hạn chế hàng nhập khẩu. Cụ thể Chính phủ đã đưa ra những văn bản luật như quota nhập khẩu, đánh thuế nhập khẩu cao, đặc biệt có những mặt hàng nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đánh thuế nhập khẩu từng phần (ví dụ ôtô chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, và thuế suất khác nhau đối với mỗi bộ phận của ôtô). Chính phủ khuyến khích sản xuất hàng hoá xuất khẩu và những hàng hoá thay thế hàng hoá nhập khẩu như việc miễn, giảm thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng đó và chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các doanh nghiệp đó. Các chính sách của Chính phủ ngày càng hạn chế các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam, vì vậy các hợp đồng nhập khẩu bị hạn chế và nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu không thể phát triển được. Hơn nữa, hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước về thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán nhập khẩu nói riêng chưa được hoàn thiện, ở Việt Nam chưa có luật, pháp lệnh hay quy định dưới luật riêng về thanh toán quốc tế. Do đó làm cản trở hoạt động thanh toán nhập khẩu và nảy sinh các tranh chấp trong quá trình thanh toán nhập khẩu.
Thanh toán nhập khẩu hiện nay rất được các ngân hàng khác chú trọng thực hiện. Vì vậy, nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác, đặc biệt là ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIM BANK), các ngân hàng cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Các ngân hàng thương mại cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường có những chính sách khuyến mãi lớn hấp dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng Ngoại thương chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ phía các ngân hàng khác chứ không như trước đây Ngân hàng hoạt động độc quyền trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam.
Do kém phát triển về kinh tế và đặc biệt là lạc hậu về công nghệ thông tin, đặc biệt công nghệ thanh toán trong ngân hàng là công nghệ thuộc vào hàng hiện đại nhất. Vì vậy, các ngân hàng nước ngoài cũng như các khách hàng nước ngoài không tin tưởng vào uy tín cũng như khả năng của các ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương nói riêng. Điều này gây bất lợi cho Ngân hàng trong nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu đặc biệt là đối với thanh toán theo phương thức L/C, khi không tin tưởng vào Ngân hàng phát hành L/C các ngân hàng đối tác nước ngoài bắt phải có xác nhận của một ngân hàng khác uy tín hơn.
Chương 3.
Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank
3.1. Chiến lược phát triển của Vietcombank
Những năm gần đây nền kinh tế thế giới đạt dược nhiều thành tựu đan xen những thử thách. Mặc dù phải đối mặt với khủng bố, chiến tranh, giá dầu tăng liên tục, giá vàng tăng mạnh và đồng USD có xu hướng giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác…nhưng nền kinh tế thế giới được các chuyên gia kinh tế đánh giá là tăng trưởng mạnh.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đạt được những thành tựu hết sức khả quan, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao trong khu vực và đã có những chuyển biến theo hướng hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới theo đúng các lộ trình đã cam kết như hiệp định thương mại Việt Mỹ,AFTA, lộ trình gia nhập WTO,…
Hoà cùng tiến trình phát triển chung của đất nước, năm 2005 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã hoàn thành Đề án Tái cơ cấu lại Ngân hàng và được Chính phủ chọn là ngân hàng thực hiện thí điểm cổ phần hoá. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào mọi hoạt động kinh doanh cho phép Ngân hàng Ngoại thương đa dạng hoá và hiện đại hoá sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng. Ngân hàng Ngoại thương luôn quan tâm áp dụng các mô hình quản lý và tác nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, phấn đấu đưa Ngân hàng Ngoại thương trở thành một tập đoàn tài chính hiện đại, đa năng, có vị thế trong và ngoài nước.
Những nỗ lực đổi mới, phát triển của Ngân hàng Ngoại thương trong những năm qua được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các định chế tài chính và bạn hàng trong ngoài nước đánh giá cao. Bước sang năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương sẽ nỗ lực hơn nữa để thực thi nhiều nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa. Phát triển và hoàn thiện hệ thống ngân hàng để thực hiện thành công cổ phần hoá theo chỉ đạo của Chính phủ là mục tiêu của Ngân hàng Ngoại thương trong năm 2006.
Với nền tảng vững chắc đạt được sau khi thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu, cùng quyết tâm đổi mới phát triển và đặc biệt với sự tin tưởng, hợp tác của các đối tác và bạn hàng trong ngoài nước, Ngân hàng Ngoại thương chắc chắn sẽ vững bước vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh và cổ phần hoá thành công. Ngân hàng Ngoại thương sẽ cố gắng vươn lên trong mọi hoạt động để xứng đáng với lòng tin của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của khách hàng; để Ngân hàng Ngoại thương trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho khách hàng trong nước và quốc tế.
Đối với thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán nhập khẩu nói riêng, Ngân hàng Ngoại thương chủ trương tiếp tục hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Luôn giữ vững vị thế là Ngân hàng thanh toán quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, và không ngừng mở rộng thị phần trong thanh toán quốc tế. Là địa chỉ đầu tiên khách hàng trong và ngoài nước nghĩ đến khi có nhu cầu về thanh toán quốc tế.
Ngân hàng Ngoại thương rất cần và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan và bạn hàng trong ngoài nước. Về phần mình, Ngân hàng Ngoại thương cam kết sẽ thực hiện thành công định hướng đổi mới, phát triển “an toàn – hiệu quả - bền vững” và tôn chỉ “luôn vì sự thành đạt của khách hàng”.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương cần chú trọng đầu tư để hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu. Vì tuy là một Ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong thanh toán nhập khẩu tại Việt Nam nhưng nên có những ưu thế đáng kể như về kinh nghiệm trong thanh toán nhập khẩu; nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại cổ phần và đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hy vọng trong thời gian tới Ngân hàng Ngoại thương hoàn thành chương trình cổ phần hoá để Vietcombank thực sự là một Ngân hàng cổ phần, để có thể linh hoạt hơn nữa trong hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương cần có những giải pháp khác nhằm giữ thị phần của Ngân hàng trong thanh toán nhập khẩu và có thể mở rộng thị phần trong hoạt động này như:
3.2.1. Hoàn thiện quy trình thanh toán nhập khẩu
Trước hết, Ngân hàng Ngoại thương cần có một quy trình thanh toán nhập khẩu hoàn chỉnh nhưng phải đơn giản hoá đối với khách hàng. Thủ tục thanh toán nhập khẩu cần được thực hiện nhanh chóng và đơn giản hơn. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, với những diễn biến phức tạp vì vậy thời gian rất quan trọng, sự chậm trễ trong thanh toán có thể gây bất lợi cho khách hàng do tình hình khác đi; do đó khách hàng có thể từ chối nhận hàng nhập khẩu và từ chối thanh toán tiền hàng mà Ngân hàng đã trả (trong nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ).
Đầu tư và sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại. Hiện nay, công nghệ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương là công nghệ vào loại hiện đại nhất so với các ngân hàng khác tại Việt Nam. Tuy nhiên, các cá nhân và tổ chức tội phạm quốc tế luôn tìm ra khe hở để lừa đảo. Vì vậy, Ngân hàng cần liên tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Hơn nữa, hạn chế được việc các Ngân hàng nước ngoài lợi dụng vào điểm yếu của các ngân hàng Việt Nam để bắt lỗi và trục lợi.
Xây dựng quy trình thẩm định tài chính khách hàng hoàn hảo, đảm bảo an toàn đối với Ngân hàng khi có được các thông tin cần thiết; nhưng cũng không làm khách hàng cảm thấy khó chịu do sự tìm hiểu của Ngân hàng quá kỹ, làm cho khách hàng cảm thấy như bị thẩm vấn, gây bất tiện và khó chịu cho khách hàng. Ngân hàng cũng nên linh hoạt trong quy trình thẩm vấn, như đối với một số khách hàng là khách hàng quen hoặc khách hàng ký quỹ 100%, hay có tài sản cầm cố thế chấp lớn thì Ngân hàng nên giảm một số khâu trong quy trình thẩm định như không cần thẩm định về tài chính của doanh nghiệp hay hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,…
Hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát hoạt động thanh toán nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu thường liên quan đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế ví dụ như đối với hàng xăng dầu (cũng là mặt hàng có doanh số về nhập khẩu lớn nhất ở nước ta) liên quan đến các ngành dùng xăng dầu làm nhiên liệu, ngoài ra xăng dầu còn liên quan đến chi phí đi lại của mọi người dân. Vì vậy, hoạt động thanh toán nhập khẩu cần được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ để tránh những lầm lẫn gây thiệt hại cho khách hàng và Ngân hàng, ngoài ra còn ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.
3.2.2.Xây dựng bộ máy tổ chức thanh toán hợp lý và nâng cao trình độ cán bộ về nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu.
Trong mọi hoạt động, vấn đề tổ chức và con người luôn là chỉ tiêu quyết định đến kết quả đạt được và sự phát triển. Do vậy, vấn đề tổ chức và con người cần được chú trọng trong thanh toán nhập khẩu.
Bộ máy tổ chức thanh toán nhập khẩu cần hợp lý hơn, có sự liên kết giữa phòng thanh toán nhập khẩu với phòng thanh toán xuất khẩu để có thể đánh giá, xem xét hoạt động của các ngân hàng đại lý và các đối tác nước ngoài; ngoài ra cần liên kết xử lý những rắc rối cho khách hàng.Cần có sự phân bổ công việc hợp lý hơn giữa phòng tài trợ thương mại và phòng thanh toán nhập khẩu; trong khi phòng thanh toán nhập khẩu mỗi nhân viên phải quản lý rất nhiều khách hàng và công việc phải thực hiện rất nhiều thì phòng tài trợ thương mại lại khá nhàn rỗi trong công việc thực hiện thanh toán cho các tổng công ty thuộc mình quản lý. Ngoài ra, cần có sự liên kết với các phòng ban khác để có thể tìm hiểu về đối tác và khách hàng của mình đặc biệt là trong tìm hiểu về lịch sử tín dụng của khách hàng trong mở L/C miễn ký quỹ.
Các cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ các nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu để có thể lập các chứng từ hoàn hảo tránh bị phía đối tác nước ngoài bắt lỗi. Nên có sự liên kết giữa phòng thanh toán nhập khẩu với phòng thanh toán xuất khẩu trong các hợp đồng thanh toán xuất nhập khẩu lớn, để có thể đặt vào vị trí Ngân hàng mình là phía đối tác, tránh được những tranh chấp và bị phía đối tác bắt lỗi. Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu là một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, vì vậy đòi hỏi các cán bộ khi thực hiện nghiệp vụ này đủ trình độ đáp ứng được yêu cầu của nghiêp vụ. Các cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu ngoài kiến thức chuyên ngành cần có những kiến thức khác như về tin học do việc công nghệ hoá các bước thanh toán nhập khẩu ở Ngân hàng Ngoại thương; hơn nữa thanh toán nhập khẩu là nghiệp vụ thuộc ngành kinh tế đối ngoại vì vậy đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ cần phải biết về luật thương mại quốc tế, các thông lệ quốc tế và luật của nước xuất khẩu để tránh xảy ra những tranh chấp. Để nhân viên có thể thực hiện tốt được các nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu cần giao trách nhiệm rõ ràng, cụ thể; cần gắn trách nhiệm với lợi ích. Khuyến khích cán bộ nhân viên tự giác học hỏi, nâng tầm hiểu biết của mình, Ngân hàng cần có những chính sách đãi ngộ đối với nhân viên; hơn nữa cần tổ chức thi kiểm tra tay nghề của cán bộ định kỳ và có khen thưởng, kỷ luật rõ ràng đối với những nhân viên thực hiện tốt và những nhân viên thực hiện chưa tốt nghiệp vụ cũng như kỳ kiểm tra. Tạo môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhân viên để hoàn thành tốt công việc; ngoài ra còn tạo cho nhân viên cảm giác thoải mái khi đến làm việc cũng tạo hiệu quả cao trong công việc.
3.2.3. Mở rộng có hiệu quả quan hệ với các ngân hàng đại lý
Mở rộng quan hệ với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng và rút ngắn thời gian thực hiện thanh toán. Ngân hàng Ngoại thương hiện có quan hệ ngân hàng đại lý với rất nhiều ngân hàng tại nhiều quốc gia khác nhau, tuy nhiên cần phải mở rộng hơn nữa để thuận tiện cho việc thanh toán hàng hoá cho khách hàng. Khi có quan hệ với nhiều ngân hàng đại lý uy tín của Vietcombank cũng được nâng cao và rất thuận tiện cho Vietcombank khi thực hiện thanh toán cho phía đối tác nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng nhập khẩu trong nước. Nếu Ngân hàng Ngoại thương có quan hệ đại lý với phía ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu thì hai bên sẽ tin tưởng lẫn nhau, nếu xảy ra sai sót cũng dễ dàng thương lượng hơn, và không cần bên thứ ba đứng ra xác nhận, bảo lãnh. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn có thể là ngân hàng xác nhận – một nghiệp vụ mà hầu như không gặp phải rủi ro và có thể thu được phí dịch vụ khá cao – khi một ngân hàng trong nước thực hiện thanh toán nhập khẩu mà không có quan hệ và không được phía nước ngoài tin tưởng trong khi Vietcombank lại có quan hệ đại lý với ngân hàng đó. Hơn nữa, khi Vietcombank cần tìm hiểu một khách hàng hoặc đối tác ở nước ngoài có thể nhờ sự giúp đỡ từ phía ngân hàng có quan hệ đại lý ở nước đó.
3.2.4. Tăng cường hoạt động tài trợ thương mại
Trong thời đại hiện nay, doanh nghiệp luôn có tình trạng cần vốn để thực hiện đầu tư vào nhiều hạng mục. Hơn nữa, giá trị hàng nhâp khẩu thường chiếm một phần lớn trong số tài sản của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp luôn mong muốn được tài trợ trong thanh toán nhập khẩu. Do đó, Vietcombank cần có định mức kí quỹ (tiền trong tài khoản, thế chấp, cầm cố bằng tài sản bảo đảm) cho từng khách hàng cụ thể; vì khách hàng mong muốn mức kí quỹ của mình thật ít nhưng Ngân hàng thì phải cho kí quỹ ở mức an toàn cho Ngân hàng; vì vậy cần có mức ký quỹ hợp lý cho khách hàng. Giá trị miễn ký quỹ chính là phần tài trợ cho khách hàng trong thanh toán giúp khách hàng tăng cường vốn cho kinh doanh và tạo khả năng cạnh tranh cao hơn. Điều này sẽ thu hút khách hàng đến với Ngân hàng và tăng thêm lòng trung thành của khách hàng đối với Ngân hàng. Khách hàng sẽ có mong muốn quan hệ lâu dài với Ngân hàng để mong có thể được miễn, giảm ký quỹ khi tham gia thanh toán nhập khẩu, được trả chậm một phần hoặc tất cả tiền hàng nhập khẩu mang lại cho doanh nghiệp cơ hội thực hiện các hoạt động kinh doanh khác làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cần có sự ưu đãi hơn đối với các khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ thanh toán nhập khẩu của Ngân hàng, không chỉ là 28 tổng công ty thuộc sự quản lý của phòng tài trợ thương mại.
Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương cần chú trọng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh. Hiện nay, hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng phát triển khá mạnh, tuy nhiên cần đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh hơn nữa.
3.2.5. Xây dựng chiến lược marketing
Ngoài những giải pháp trên, Ngân hàng Ngoại thương cần có một chiến lược marketing cụ thể nhằm thu hút khách hàng. Ngân hàng cần có một phòng marketing chuyên nghiệp nghiên cứu về thị trường và quản lý khách hàng của Vietcombank một cách có hiệu quả. Đặc thù của marketing trong ngân hàng là toàn bộ nhân viên, toàn bộ cơ sở vật chất trong ngân hàng đều làm marketing trong ngân hàng. Cần giúp nhân viên Ngân hàng hiểu rõ được điều này để luôn giữ hình ảnh đẹp của Ngân hàng Ngoại thương trong tâm trí khách hàng.
Cần có những chương trình khuyến mãi đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trong dịch vụ thanh toán nhập khẩu. Ngân hàng cần thực hiện tốt chiến lược chăm sóc khách hàng để có thể hấp dẫn được khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán nhập khẩu của Ngân hàng và có thể giữ được khách hàng truyền thống, không phải tự nhiên mà lại có câu nói “khi mất khách hàng rồi mới lo thực hiện chăm sóc khách hàng”. Do vậy, Vietcombank cần thực hiện tốt chiến lược chăm sóc khách hàng để có thể thu hút khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay.
3.2.6. Các hoạt động hỗ trợ khác
Ngân hàng Ngoại thương cũng cần thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ để hoạt động thanh toán nhập khẩu có thể xảy ra nhanh chóng và thuận tiện, đây cũng có thể coi là dầu bôi trơn cho hoạt động thanh toán nhập khẩu. Các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn như cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán nhập khẩu.
Cần đẩy mạnh nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nhằm luôn đáp ứng đủ lượng ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng nhằm thực hiện tốt thanh toán nhập khẩu. Nếu ngoại tệ không đủ phục vụ cho thanh toán nhập khẩu thì hoạt động thanh toán sẽ bị chậm trễ và có thể không thế thực hiện được dẫn đến mất uy tín đối với khách hàng và có thể mất khách hàng; có thể là nguy cơ tiềm ẩn giảm nhiều về doanh số trong tương lai. Là một thế mạnh của Ngân hàng nên cần được ưu tiên về vốn phục vụ cho nghiệp vụ này. Ngoài ra, cần được sự quan tâm hơn nữa của ban lãnh đạo Ngân hàng để ngày một hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ hơn nữa.
Có tỷ giá hấp dẫn, tỷ giá là một trong số những lựa chọn của khách hàng khi quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng này chứ không phải là ngân hàng kia. Vì ngoại tệ phải chi trả trong thanh toán nhập khẩu có giá trị không nhỏ đối với doanh nghiệp vì vậy một sự chênh lệch nhỏ về tỷ giá tạo ra một chênh lệch lớn về chi phí phải trả của doanh nghiệp. Vì vậy, tỷ giá có tính hấp dẫn lớn hơn so với những khuyến khích khác như các dịch vụ khuyến mãi
Thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Vì “không ai bỏ tiền ra để mua sự bực mình”, khách hàng mất tiền để sử dụng dịch vụ của Ngân hàng vì vậy sự không hài lòng về Ngân hàng sẽ làm cho khách hàng có ấn tượng xấu không những về nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu mà có thể là cả hình ảnh của Ngân hàng. Và khách hàng có thể không bao giờ đến Ngân hàng nữa ngoài ra có thể nói lại, khuyên ban bè người thân của mình không sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng cần có một chiến lược Marketing cụ thể để có thể giới thiệu hình ảnh, uy tín của Ngân hàng đến từng khách hàng. Cần xây dựng hình ảnh Ngân hàng “đẹp” trong cảm nhận của mọi khách hàng…
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý về thanh toán nhập khẩu
Mặc dù, trong giai đoạn hiện nay Chính phủ cần khuyến khích hàng hoá xuất khẩu vì vậy cần có những biện pháp nhằm tài trợ cho hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần phải xác định đúng vai trò của hàng hoá nhập khẩu. Theo các nhà kinh tế hiện đại đã xác định giao lưu thương mại hàng hoá giữa hai nước làm cho cả hai nước đều có lợi chứ không lợi cho một bên và thiệt hại phía bên kia. Mặc dù cũng cần xác nhận trong một giao dịch ngoại thương có một bên sẽ có lợi thế hơn so với bên kia nhưng không thể phủ nhận vai trò của hàng hoá nhập khẩu đối với nền kinh tế. Hàng hoá nhập khẩu là những hàng hoá mà trong nước không thể sản xuất được hoặc có thể sản xuất được nhưng với chi phí rất lớn so với nhập khẩu từ nước ngoài. Hàng hoá nhập khẩu của nước ta chiếm phần lớn là máy móc thiết bị, xăng dầu, thép,… những mặt hàng này đều phục vụ rất đắc lực cho sản xuất kinh doanh ở trong nước, vì vậy nó có vai trò không nhỏ đối với nền kinh tế của đất nước có thể nói là không thể thiều. Do đó, Chính phủ cần xác định đúng tầm quan trọng để có những chính sách phù hợp nhằm giúp cho hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra một cách thuận lợi.
Hoàn thiện hệ thống luật pháp về thanh toán nhập khẩu trước hết là phương thức thư tín dụng L/C. Cần có văn bản luật hoặc dưới luật quy định rõ ràng, vụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia cũng như xử lý trong trường hợp có xung đột pháp luật giữa quy tắc quóc tế và luật pháp quốc gia trong thanh toán quốc tế nói chung và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng vì L/C đang và chắc chắn vẫn là phương thức chủ yếu trong thanh toán nhập khẩu. Trong rất nhiều trường hợp, bộ chứng từ đòi tiền được lập hoàn hảo, tuân thủ và phù hợp với L/C nhưng do người mua phát hiện hàng hoá kém, mất phẩm chất trước khi trả tiền hoặc do khi hàng về giá cả thị trường giảm xuống hoặc người mua nhận ra bị ớ khi ký hợp đồng và sẽ lỗ nếu tiếp tục thực hiện, nên người mua trốn tránh trả tiền, huỷ hợp đông hoặc cố tình đau dưa để buộc người bán giảm giá. Trong những trường hợp như vậy nếu ngân hàng vẫn trả tiền sẽ xảy ra xung đột với người nhập khẩu và nếu người nhập khẩu tìm cách có được quyết định của toà án thì hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu không thanh toán thì ngân hàng sẽ bị quy kết là cố ý làm trái gây hậu quả, làm thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, nếu là L/C miễn toàn bộ hoặc một phần ký quỹ thì ngân hàng còn phải chịu rủi ro về mặt tài chính. Ngược lại nếu từ chối trả tiền thì sẽ xảy ra tranh chấp giữa Ngân hàng thương mại Việt Nam với ngân hàng nước ngoài và người xuất khẩu làm giảm uy tín của các ngân hàng Việt Nam. Theo thông lệ quốc tế và cụ thể là được quy định trong UCP500 thì trong trường hợp này phía Việt Nam bị sai nếu từ chối thanh toán khi bộ chứng từ đã hoàn hảo và L/C đã được mở. Vì vậy, các văn bản luật của Chính phủ đưa ra cần có mức độ phù hợp với những thông lệ quốc tế mà các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng trong thanh toán nhập khẩu. Các phương thức như chuyển tiền và nhờ thu đơn giản hơn nhiều so với phương thức thanh toán theo L/C và thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau vì vậy ít xảy ra tranh chấp hơn.
3.3.2. Tạo điều kiện thuận tiện cho chủ hàng có thể nhanh chóng nhận được hàng nhập khẩu.
Chính phủ cần có những điều kiện thông thoáng hơn đối với hàng hoá nhập khẩu, tạo điều kiện cho hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam vì khi hợp đồng thương mại đã được ký kết, nếu gây khó khăn trong việc nhập hàng hoá vào cảng của Việt Nam thì điều này chỉ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam mà không phải là cho phía đối tác nước ngoài. Cụ thể trong phương thức thanh toán L/C khi đã xuất hàng hoá phía nhà nhập khẩu xuất trình giấy tờ đến ngân hàng và đòi tiền, ngân hàng phát hành phải trả tiền mà không liên quan đến thực tế hàng hoá; vì vậy nếu hàng hoá nhập vào chậm do phía hải quan của Việt Nam thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được hàng hoá chậm và phải chịu phí lưu kho, lưu bãi ngoài ra có thể gặp những thiệt hại khác do việc chậm có hàng hoá để sử dụng. Do vậy, Chính phủ cần có những chính sách đẩy nhanh quá trình nhận hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam vì nếu gây cản trở thì chỉ làm thiệt hại các doanh nghiệp Việt Nam gây trì trệ trong sản xuất và kinh doanh; đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường mở cửa và Việt Nam chính thức gia nhập AFTA, hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, và sắp tới sẽ là WTO.
Kết luận
Thanh toán nhập khẩu nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung là thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương; ngoài ra hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Trong thời gian tới khi Việt Nam gia nhập vào WTO hàng hoá các nước nhập khẩu vào Việt Nam sẽ nhiều hơn và đặc biệt không có sự can thiệp của hàng rào thuế quan; vì vậy mà sự hỗ trợ của Chính phủ cũng hạn chế. Do đó, cần tìm ra giải pháp hữu hiệu hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương nói riêng – là Ngân hàng đi đầu trong thanh toán quốc tế.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ đã hướng dẫn em hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Phụ lục:
Một số mẫu chứng từ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Lệnh chuyển tiền
Payment order
Số:
Kính gửi: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
To : Bank For Foreign Trade of Vietnam
Với trách nhiệm thuộc về phần mình, chúng tôi đề nghị Quý Ngân hàng ghi nợ tài khoản của
Please, on our behalf, debit our account with your bank to isue the following payment order:
chúng tôi để phát hành lệnh chi sau đây:
By telex by mail by cheque
37a: Ngày giá trị: / / 2006 Ngoại tệ, số tiền bằng số
value date currency, amount in figues
Số tiền bằng chữ:
Amount in words
50: Người ra lệnh tài khoản số:
56a: Ngân hàng trung gian
57: Ngân hàng người hưởng:
Beneficiary’s bank
59: Người hưởng lợi: tài khoản số
Benegiciary account
Tên – name
Địa chỉ – address
70: Nội dung thanh toán:
71a: Phí ở Việt Nam do Chúng tôi chịu Người hưởng chịu
Charges in Vietnam for Ourselves Beneficiary
Phí ngoài Việt Nam do Chúng tôi chịu Người hưởng chịu
Charges outside Vietnam for Ourselves Beneficiary
Chúng tôi cam kết lệnh chuyển tiền này tuân thủ moi quy định hiện hành về quản lý
We assure that this payment order abides by the prevailing regulations of
Ngoại thương và ngoại hối của nướic cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Foreign Trade and Foreign curreney control of the S.R.V.
Chúng tôi cam kết sẽ xuất trình bổ sung chứng từ vận tải và tờ khai hải quan ngay sau khi hoàn tất giao dịch và chịu mọi trách nhiệm về khiếu nại liên quan đến hoặc phát sinh từ việc tổ chức không xuất trình hoặc chậm xuất trình các giấy tờ nêu trên
We commit that we will present transport documen (s) and customs manifest right after the transaction has been completed and that we take the responsibility of any claim relating to or arising from the non presentation or late presentation of the above – mentioned documents.
Ngày – date tháng – month năm – year 2006
Kế toán trưởng
Dấu và chữ ký của chủ tài khoả
Chief accountant Stamp and signature of account holder
Operation Center
Vietcombank tower, 198 Tran Quang Khai
Hanoi
Vietnam
Tel: 84.4.9343137 84.4.8269067
SWIFT : BFTVVNVX
Số nhờ thu: Date:
Giấy báo chứng từ nhờ thu hàng nhập
Kính gửi:
Chúng tôi xin thông báo với Quý đơn vị chúng tôi đã nhận được bộ chứng từ nhờ thu hàng nhập từ:
Số nhờ thu của nước ngoài:
Người đòi tiền :
Tên hàng :
Trị giá nhờ thu :
Loại nhờ thu :
Thời hạn thanh toán :
Đơn vị chúng tôi xin chấp nhận ngân hàng ngoại thương Việt Nam
thanh toán số tiền: Phòng thanh toán quốc tế
Thời hạn thanh toán:
Đề nghị ghi nợ T.K. của chúng tôi
số:
………., ngày…….tháng………năm
chủ tài khoản
(ký + đóng dấu)
Lưu ý:
Nếu Quý đơn vị không chấp nhận thanh toán hoặc chỉ chấp nhận thanh toán một phần số tiền ghi trên giấy báo, đề nghị thông báo bằng văn bản trong vòng 10 ngày làm việc và nêu rõ lý do. Qua thời hạn trên, nếu không nhận được trả lời bằng văn bẳn của Qúy đơn vị, chúng tôi sẽ gửi trả bộ chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài và đóng hồ sơ.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
yêu cầu mở thư tín dụng
application for documentary credit
Kính gửi: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Số phone, Fax:
Với mọi trách nhiệm thuộc về mình chúng tôi
đề nghị ngân hàng mở thư tín dụng theo loại sau bằng Điện/Thư:
Irrevocable Revocable
Transferable Confirmed
Với nội dung sau đây qua ngân hàng đại lý:
Người yêu cầu mở L/C
50. Applicant: (Full name and address)
Người hưởng lợi
59.Beneficiary (Full name and address)
32B. Currency, amount in tigure and words:
…………………………………………
…………………………………………
39A.Percentage Credit Amount Tolerance (if any)
Terms of shipment:
FOB CFR CIF DAF ….
(31D)Date and place of expiry:
(44A) Shipment from:
(44B) shipment to:
(44C)Latest (43P) Partial shipment (43T) Transhipment
shipment date
Allowed Not allowed Allowed Not allowed
Description goods and/ or services:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Chỉ thị cho Ngân hàng mở L/C:
Uỷ quyền ghi nợ tài khoản của chúng tôi số…….. tại Quý Ngân hàng để ký quỹ phát hành L/C số tiền là………….tương đương ……% trị giá L/C.
Uỷ quyền cho Quý Ngân hàng ghi nợ tài khoản tiền gửi/ký quỹ/ tiền vay- theo hợp đồng vay ngoại tệ đính kèm để trả tiền nước ngoài khi nhận được điện đòi tiền xác nhận chứng từ phù hợp hoặc nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng này.
Thư tín dụng này sử dụng vốn vay nước ngoài thuộc Hiệp định vay nợ số:……ngày………
Chúng tôi đề nghị Quý Ngân hàng ghi nợ tài khoản số……..tại Quý Ngân hàng để thanh toán thủ tục phí, điện phí, bưu phí liên quan đến L/C này.
Thư tín dụng này được mở theo Hợp đồng thương mại số……..ngày………
Đơn vị chúng tôi cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về giấy phép Nhập khẩu của mặt hàng Nhập khẩu theo thư tín dụng này.
………….,ngày …….tháng…….năm……..
Khi cần liên hệ với kế toán trưởng chủ tài khoản
Ông/ Bà………… (Ký tên) (Ký tên, đóng dấu)
Số điện thoại:…….
Ngân hàng nhận…..giờ, ngày…./…./……
Khi cần liên hệ với…… Điện thoại số…………
Hà nội , ngày tháng năm
Kế toán trưởng Giám đốc
Danh mục tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo - Ngiệp vụ thanh toán quốc tế
NXB Hà Nội – 2004.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến – Tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở
NXB thống kê - 2004.
3. Báo cáo thường niên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2002, 2003, 2004.
4. Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương
5. Tạp chí ngân hàng
6. Trang web Ngân hàng Ngoại thương:www.vcb.com.vn
7. Luận văn các khoá 41, 42, 43.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32450.doc