Chuyên đề Hoạt động đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Vụ Bản

Chủ trương đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã và đang thành công, nhất là khi nước ta đã ra nhập WTO. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, lấy mô hình hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ thì việc đầu tư vốn tín dụng đến hộ nông dân là một tất yếu. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đổi mới trong nông nghiệp là trọng tâm, là khâu đột phá cho sự phát triển kinh tế nông thôn nước ta. Từ vai trò quan trọng của kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta cho thấy giải pháp về đầu tư vốn cho hộ sản xuất là giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu để ý Đảng phù hợp với lòng dân và các chính sách của Đảng đi vào cuộc sống. Tuy nhiên đây là chủ trương không mới nhưng trong quá trình thực hiện chưa thể hoàn chỉnh ngay được mà còn có những vấn đề tồn tại là thứ yếu và chắc chắn sẽ được hoàn thiện dẫn trong quá trình vận động đi lên. Thực trạng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đã đầu tư vốn cho hộ sản xuất trong những năm vừa qua đạt kết quả khá tốt, tạo điều kiện cho kinh tế hộ trên toàn huyện phát triển, cũng đồng thời giải quyết vấn đề mở rộng kinh doanh tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện, chất lượng tín dụng được duy trì và củng cố góp phần vào sự lớn mạnh chung của toàn hệ thống. Trong quá trình thực hiện ở ngân hàng cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mà ở tầm ngân hàng cơ sở không đủ điều kiện giải quyết.

doc80 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Vụ Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hệ thống kênh mương nội đồng được hình thành và phát huy tác dụng; Từ chỗ chỉ có 10/18 xã Thị trấn có điện lưới Quốc gia ( năm 1995) nay đã có 18/18 xã thị trấn có điện. Nhìn chung bộ mặt nông thôn mới có nhiều khởi sắc. 2.3.2.3. Những tác động khác Ngoài những tác động tích cực đối vơi ngân hàng, đối với khách hàng như đã trình bày trên, hoạt động đầu tư cho vay hộ sản xuất còn có rất nhiều những tác động khác về măt kinh tế, xã hôi, an ninh trất tự ở địa phương. Cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất ở nông thôn là một đòn “chí mạng” đánh tan tệ cho vay nặng lãi, tệ “bán lúa non”. Như đã đề cập ở trên điều kiện kinh tế khá kho khăn, họ thường ít khi có nhưng khoản tích lũy ổn định, thường xuyên thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Nếu như không tiếp cận được với nguồn vốn vay của ngân hàng, khi họ thiếu vốn để sản xuất, họ thường phải đi vay nặng lãi hoặc bán lúa non với giá rất rẻ. Đây chính là nguyên nhân tăng thêm sự đói nghèo của nông dân ở nông thôn. Đồng vốn của ngân hàng còn giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn, giúp họ làm giàu trên chính mảng đất quê hương mình. Những người lao động ở nông thôn đặc biệt là những người lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp thường có trình độ không cao, đa phần là lao động phổ thông khi không có vốn để sản xuất kinh doanh họ thường phải đến những thành phố lớn để làm thuê với đồng lương ít ỏi mà mức sống ở thành phố lại đát đỏ. Do đó cuộc sống của họ rất khổ cực. Khi có đồng vồn của ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh họ có thể trực tiếp sản xuất, lao động và có thu nhập ổn định trên quê hương. Từ chỗ hàng ngàn lao động có việc làm do vay vốn NHNo&PTNT huyện nên đã giảm bớt được áp lực về số lao động dôi thừa tạo điều kiện để ổn định trật tự an toàn xã hội, giảm được tình trạng “ Nhàn cư vi bất thiện”. Các hộ nông dân đã có điều kiện mua sắm các vật dụng sinh hoạt như xe máy, ti vi, xây dựng lại nhà ở khang trang kiên cố. Thông qua việc cho vay vốn đến hộ sản xuất có sự bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể đã tạo ra cho các tổ chức đoàn thể có cơ hội để củng cố mở rộng tổ chức của mình, các hoạt động của hội nông dân sôi nổi hơn về phong trào, thiết thực hơn về nội dung. Thông qua đồng vốn vay các hộ sản xuất có điều kiện đầu tư vào sản xuất: mua phân bón, thuốc trừ sâu, hay thức ăn chăn nuôi từ đó giúp tăng sản lượng. Thức tế cho thấy sản lượng lương thực của huyện qua các năm 2006, 2007, 2008 đều tăng ổn định, góp phẩn làm cho GDP của huyện qua các năm tăng nhanh, đời sống của người dân cũng được nâng lên. Bảng 2.8 : Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Năm GDP (triệu đồng) Sản lượng lương thực (tấn) 2006 700.000 130.000 2007 800.000 140.000 2008 1.100.000 150.000 (Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện Vụ Bản trong các năm 2006, 2007, 2008) 2.4. Những hạn chế còn tồn tại của hoạt động đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất ở NHNo&PTNT huyện Vụ Bản Việc nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản ngoài những mặt được cơ bản như đã nêu ở phần trên thì vẫn còn tồn tại tuy không lớn, không nghiêm trọng nhưng cần phải được xem xét đúng múc, có biện pháp khắc phục kịp thời để công tác cho vay hộ sản xuất ở NHNo&PTNT huyện Vụ bản ngày càng tốt hơn đó là: 2.4.1. Hạn chế trong hoạt động huy động vốn Nguồn vốn huy động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng qua các năm song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Nguồn vốn nhàn dỗi ở trong dân vẫn còn nhiều nhưng ngân hàng chưa tìm cách huy động được. Các hình thức huy động còn nghèo nàn. Trong thời gian tới, rất nhiều những ngân hàng thương mại cổ phẩn khác sẽ mở chi nhánh tại huyện, nếu NHNo huyện Vụ Bản không có những giải pháp thích hợp để tăng cường huy động vốn hơn nữa thì khó có thể giữ vững được doanh số huy động như hiện nay. Nguyên nhân chủ quan: Lãi suất huy động còn chưa hợp lí, không những không có sự chênh lệch so với các ngân hàng khác mà còn thấp hơn so với nhiều ngân hàng thương mại. Chinh sách lãi suất của ngân hàng còn chưa linh hoạt, chưa bam sát kịp thời với những thay đổi của thị trường, chủ yếu phụ thuộc và mức lãi suất do NHNo Việt Nam đưa ra. Thái độ của nhân viên còn nhiều điểm chưa tốt:Rất nhiều khách hàng phàn nàn về thái độ kém niền nở và thân thiện của nhân viên giao dịch với khách hàng. Có thể nhiều nhân viên còn chưa nhân thức được rằng ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và cần đến khách hàng. Trong điều kiện khách hàng có rất nhiều lựa chon, các ngân hàng thương mại cổ phẩn thậm chí coi khách hàng là thượng đế, săn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho dù ảnh hưởng chút ít đến lợi ích của mình. Thêm vào đó trình độ chuyên môn của cán bộ giao dịch cung còn nhiều hạn chế. Hoạt động Marketing chưa chuyên nghiệp và hiệu quả: Các hoạt động tuyên truyền chưa làm cho người dân thấy được những lợi ích từ việc gửi tiền vào ngân hàng. Thậm trí khi người dân muốn gửi tiền vào ngân hàng nhưng lại không năm được quy trình gửi tiền như thế nào dẫn đến tâm lí ngại quan hệ với ngân hàng. Điều này rất phổ biến ở nông thôn. Nguyên nhân khách quan: Thị trường tài chính trong vài năm trở lại đây cũng có những diễn biến tương đối phức tạp. chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh dẫn đến lãi suất cũng phải tăng cao. Cuối năm 2007, nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế tăng cao, các ngân hàng không thể đáp ứng hết, dẫn đến cuộc chay đua lãi suất của các ngân hàng, đẩy lãi suất lên rất cao. Do đó chi phí sử dụng vốn cao gây khó khăn trong việc huy động. Do thói quen thích giữ tiền mặt (vàng) trong nhà của đại bộ phận dân cư ở địa phương, và tâm lí ngại thủ tục giấy tờ khi đến giao dịch với ngân hàng 2.4.2. Những hạn chế trong hoạt động sử dụng vốn để cho vay hộ sản xuất 2.4.2.1. Đầu tư còn nhỏ lẻ, dàn trải + Những năm qua dư nợ cho vay hộ sản xuất đã có sự tăng trưởng nhưng còn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là với ngân hàng vụ bản dư nợ chỉ bằng 2,77% và bình quân dư nợ trên 1cán bọ công nhân viên (cbcnv) chỉ khoảng 3.262 triệu đồng, trong khi bình quân chung của tỉnh là khoảng 7.897 triệu đồng, do đó dẫn đến tình hình tài chính của ngân hàng vụ bản rất khó khăn năm 2007 không đủ lương phải vay ngân hàng tỉnh. + Cho vay còn mang tính chất dàn trải, món vay nhỏ lẻ, số tiền vay thấp( bình quân » 9 triệu đồng dư nợ trên 1 hộ vay theo QĐ 67 với 3641 hộ chiếm 74,4% tổng số hộ còn dư nợ đến 31/12/07). Điều đó nói lên rằng cường độ lao động mà cán bộ Ngân hàng phải bỏ ra là rất cao nhưng năng suất lao động lại thấp, chi phí bình quân trên dư nợ cao làm cho hiệu quả kinh doanh hạn chế đó là điều mà trong kinh doanh phải tránh. Nhưng trong điều kiện kinh doanh tín dụng của địa bàn nông thôn thì lại phải nhờ vào cơ chế chính sách mới giải quyết được. Nguyên nhân khách quan + Với điều kiện kinh tế xã hội của huyện Vụ bản đã nêu, nên sản xuất hàng hoá chưa phát triển sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ từ đó Ngân hàng cũng không thể đầu tư vốn tập trung được, không có các địa chỉ để đầu tư vốn lớn từ đó dẫn đến món vay nhỏ lẻ. + Việc hướng dẫn thực hiện các văn bản của các ngành còn chậm (như hướng dẫn và triển khai đăng ký giao dịch bảo đảm và đăng ký thế chấp còn chậm và chưa thuận tiện) nên đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động của Ngân hàng. + Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc vay vốn, nhất là đối với các hộ vay vốn ở mức phải có tài sản bảo đảm. Nguyên nhân chủ quan + Trong tình hình rất khó mở rộng tín dụng như ở huyện vụ bản nên việc đầu tư vốn ở ngân hàng vụ bản đang có một số tồn tại có thể dẫn đến chất lượng không tốt: ® Chạy theo kế hoạch dư nợ mà không quan tâm đến chất lượng tín dụng . ® Một số CBTD có tư tưởng cho vay món lớn thoát ly những hộ vay món nhỏ,lẻ dẫn đến chất lượng tín dụng có dấu hiệu không an tâm ® Còn có CBTD thoả mãn dừng lại cho vay cầm chừng sợ vất vả sợ trách nhiệm khi mà ngân hàng vụ bản đang rất cần cho vay. 2.4.2.2. Công tác thẩm định còn nhiều hạn chế Tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng luôn ở mức cho phép là một điểm đáng khích lệ, tuy nhiên không thể chủ quan trong công tác thẩm định đăc biệt là thẩm định những dự án của các hộ sản xuất vị như đã phân tích ở trên 100% những khoản nợ quá hạn đều thuộc về những hộ sản xuất. Điều này chứng tỏ ngân hàng cần quan tâm phát triển dư nợ một cách bền vững. hay nói cách khác cần chú y hơn nữa đến hoạt động thẩm định các khách hàng là hộ sản xuất. trong thời gian qua công tác thẩm định đặc biệt đối với hộ sản xuất có những tồn tại nổi bất sau: + Hiện nay ở ngân hàng nông nghiệp số khách hàng, dư nợ trung bình trên mỗi cán bộ tín dụng tương đối lớn và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới sẽ mang đến nhiều thách thức cho việc thẩm định dư án, quản lí khách hàng và quản lí dư nợ đối với mỗi cán bộ tín dụng. + Như đã nói ở trên hiện giờ ở NHNo huyện Vụ Bản cán bộ tín dụng kiêm luôn viếc thẩm định khách hàng và các phương án sản xuất kinh doanh mà họ mang tới mà trình độ hiểu biết của cán bộ tín dụng thì có hạn đặc biệt là về lĩnh vực kinh doanh và nhận thức về pháp lý. Khả năng thẩm định và đánh giá các dự án đầu tư lớn còn rất hạn chế, khả năng phân tích đánh giá các dự án các hệ số tài chính, khả năng dự đoán về thị trường tiềm năng, xu hướng phát triển của sản phẩm còn qua nhiều hạn chế. Mỗi dự án có một lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, nó cũng có các tiêu trí kĩ thuật khác nhau mà người cán bộ thì không thể hiểu hết được các lĩnh vưc ấy. Còn việc thuê chuyên gia thì gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong vấn đề về kinh phí. + Việc thu thập thông tin về khách hàng chủ yều dựa trên cơ sở khách hàng cung cấp và trên sự quên biết của cán bộ tín dụng vá người khách hàng đó mà có được, do đó thông tin có thể không được tuyệt đối chính xác. Đối với hộ sản xuất việc kiểm tra và xác định năng lực tài chính lại càng khó khăn hơn khi phải tinh toán thu nhập cá nhân của rất nhiều thành viên với những nguồn thông tin do khách hàng tự cung cấp. Mặc dù NHNN Việt Nam và NHNo Việt Nam đã xây dựng hệ thống thông tin khách hàng (CIC). Tuy nhiên việc khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn hạn chế do cơ chế cung cấp tin còn giới hạn và thời gian cung cấp tin còn chậm nên việc cập nhật và sử lý thông tin chưa kịp thời. + Khi thẩm định các phương án kinh doanh mà khách hàng mang đến lại chỉ coi trọng việc thẩm định về nội dung tài chính mà không coi trọng việc thẩm định các nội dung khác như: khía cạnh pháp lí, khía canh kinh kế xã hội… nên rất dễ dẫn đến việc khi thẩm định thì rút ra kết luận là dự án có khả năng trả nợ và cho vay song dự án lại vi phạm về quy hoạch, hay tác động xấu đến môi trường dẫn đến không được tiến hành hoặc đàng tiến hành thì bị đình chỉ. + Tuy nợ quá hạn có chiều hướng giảm và có số dư thấp cả tuyệt đối và tương đối nhưng chưa hoàn toàn thực chất và vẫn còn tiềm ẩn rủi ro, mà trong quá trình kiểm tra chưa phát hiện được. Nguyên nhân khách quan + Các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp phần lớn là do các hộ gia đình sản xuất, các hợp tác xã lập nên. Vì vậy các dự án này được lập ra thường không đúng quy cách, không chặt chẽ, nôi dung không đầy đủ, các thông số chỉ mang tính tượng trưng vì vậy các cán bộ thẩm định không có đủ thông tin để thẩm định hoặc mất rất nhiều thời gian tìm hiểu thông tin. + Hệ thống thông tin về các chuẩn mực kĩ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn rất hạn hẹp, các tiêu chuẩn này lại thường xuyên thay đổi làm cho việc tập hợp thông tin gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ quan + Thiếu cán bộ thẩm định, trình độ của cán bộ thẩm định còn rất hạn chế. Tuy việc đào tạo và đào tạo lại đã được lãnh đạo các cấp của NHNo huyện quan tâm nhưng một bộ phận cán bộ do tuổ tác (tuổi đời trung bình của cán bộ ngân hàng là 34 tuổi đây là mức tuổi trung bình được đánh giá là cao), thêm vào đo là do tình trạnh thiếu cán bộ nên một người phải phụ trách quá nhiều khách hàng do đó công việc khá bận rộn. Do đó đã không thể tiếp tục học thêm để nâng cao trình độ. Nên trình độ cán bộ còn nhiều bất cập, năng xuất lao động còn thấp. Bên cạnh đó việc quản lý biên chế tập trung toàn ngành nên tại Ngân hàng cơ sở khi có nhu cầu sử dụng thêm lao động cũng không chủ động bổ xung được khi chưa có chỉ tiêu biên chế + Các phần mềm ứng dụng còn chưa phù hợp với sự thay đổi của cơ chế chính sách nên việc sử dụng các phần mềm này còn có lúc khó khăn và máy móc hiện nay còn thiếu và chất lượng chưa tốt. + Tuy nợ quá hạn thấp nhưng chưa thực chất do một số cán bộ tín dụng còn che dấu, một số món vay có biểu hiện tài chính không lành mạnh khả năng trả nợ không còn nhưng CBTD vẫn nuôi nợ do đó vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ quá hạn. CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo HUYỆN VỤ BẢN 3.1. Định hướng phát triển hoạt động đầu tư cho vay hộ sản xuất của ngân hàng trong tương lai 3.1.1. Định hướng chung của NHNo & PTNT huyện Vụ Bản Tập trung sức toàn hệ thống thực hiện bằng được những nội dung, chương trình hành động, thực hiện nghị quyết Đại hội đảng lần thứ X của Đảng , đặc biệt nỗ lực và kiên quyết thực hiện đề án cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam từ năm 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và kế hoạch giải pháp hàng năm của lộ trình thực hiện đề án. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao, duy trì hạn mức tín dụng trong giới hạn cho phép. Đảm bảo an toàn và sinh lời nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng, thích ứng và phát triển, tiếp tục tăng cường đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lựcphù hợp với tiến trình hiện đại hoá hệ thống Ngân hàng và theo kịp tiến trình hội nhập Quốc tế. Căn cứ vào định hướng trên mục tiêu cơ bản của năm 2009 - Nguồn vốn huy động bằng tiền Việt Nam năm 2009 tăng trưởng đạt từ 22-23%. - Tăng trưởng dư nợ đến ngày 31/12/2009 đạt từ 19%-20%, trong đó dư nợ trung hạn chiếm 31%-33% tổng dư nợ. - Đầu tư tín dụng đúng đối tượng, đảm bảo chất lượng tin dụng, tỉ lệ nợ quá hạn dưới 0.1% tổng dư nợ. - Tiếp tục giao kế hoạch tăng nguồn vốn và dư nợ CBNV gắn liền với trả lương và là cơ sở tính thi đua quý, năm. - Tiếp tục khai thác tối đã những tiện ích trong chương trình giao dich IPCAS hiện đại hóa ngân hàng. tiếp thị rộng khắp trong nhân dân về dịch vụ thẻ ATM nhất là đối tượng học sinh sinh viên, thực hiện tốt viêc trả lương qua tài khoản thẻ. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm tốt các dịch vụ ngân hàng như cam kết bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh sản phẩm. 3.2.2. Định hướng cụ thể đối với hoạt động đầu tư cho vay hộ sản xuất của chi nhánh - Nâng mức đầu tư bình quân toàn huyện từ 23-25 triệu đồng/hộ - Củng cố mạng lưới tổ vay vốn theo hướng mở rộng quy mô tăng cường năng lực quản lí nâng cao chất lượng hoạt động của tổ vay vốn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới để tổ vay vốn thực sự là kênh truyển tải vốn của NHNo trên địa bàn nông thôn, mở rộng thị trường thị phần, tăng dư nợ và tăng cường kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. - Tiếp tục hoàn tiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các đại lí tiết kiệm của tổ vay vốn trên địa bàn nông thôn, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. - Nâng quy mô hoạt động thiết thực và mở rộng lên tầm cao: hộ vay bình quân 1 tổ từ 50-70 hộ (cả hộ vay không đảm bảo và có đảm bỏa bằng tài sản) dư nợ bình quân 1 tổ vay vốn tăng 15%-20%/năm; suất đầu tư bình quân 1 hộ vay vốn đạt từ 13-17 triệu đồng. - Giao kế hoạch tăng nguồn vốn và dư nợ hàng quý cho từng tổ vay vốn để tính thi đua quý, năm và trên cơ sở đó để tính hoa hồng hàng tháng.. 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất 3.2.1. Nhóm giải pháp đầu tư để tăng cường huy động vốn Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, mở rộng và phát triển các loại dịch vụ Ngân hàng: nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng, muốn mở rộng cho vay, kinh doanh có hiệu quả và chủ động phải có nguồn vốn đủ lớn và ổn định. Do đó việc huy động nguồn vốn tại địa bàn phải được đa dạng hoá về thể loại như: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu...về thời gian gửi như: tiền gửi không kỳ, tiền gửi có hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng...24 tháng, tiền gửi bậc thang phải đủ 12 bậc và có bậc 24 và 36 tháng. Trong tình hình cạnh tranh như hiện nay do có các ngân hàng cổ phần mới thành lập tại Nam Định do đó phải có lãi suất linh hoạt đủ sức cạnh tranh mới thu hút được vốn. Về phương pháp huy động như nhận tiền gửi tại các trụ sở giao dịch của Ngân hàng, tại nhà khách hàng; về mức lãi suất phải linh hoạt và phù hợp với từng loại kỳ hạn, phù hợp với tâm lý, tập quán của người gửi tiền. Đặc biệt trong giai đoạn hiện tại trên địa bàn huyện đang có nhiều cơ quan, tổ chức cùng làm nhiệm vụ huy động vốn ( Kho bạc Nhà nước, bưu điện..) với nhiều hình thức và nhiều mức lãi suất khác nhau và khá hấp dẫn. Ngân hàng cần thực hiện có hiệu quả chiến lược khách hàng tạo lập một đội ngũ khách hàng có tiềm năng kinh tế, có độ tin cậy cao, kết hợp việc cải tiến nghiệp vụ dịch vụ Ngân hàng ngoài nghiệp vụ tín dụng thông thường cung cấp cho khách hàng nhiêu dịch vụ phong phú thuận lợi như: Tổ chức tốt nghiệp vụ thanh toán nhanh. Dịch vụ thu chi tiền mặt tại cơ sở, dịch vụ lập và thẩm định dự án đầu tư và phát triển kinh tế, dịch vụ triết khấu, bảo lãnh mua bán, thu đổi ngoại tệ….Tạo cho khách hàng một tâm lý thoải mái, một địa chỉ tin cậy đó là cơ sở để Ngân hàng huy động vốn. Duy trì và cải tiến phong cách giao tiếp, ứng xử của nhân viên theo hướng văn minh, lịch sự, hoà nhã, cởi mở với khách hàng, dành cho khách hàng nhiều tiện lợi nhất và tư vấn cho khách hàng chọn thể thức gửi tiền phù hợp nhất. Tăng cường công tác tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, pa-nô, áp phích, tại các hội nghị, hội thảo, những nơi tập trung đông người về các thể thức gửi tiền, các mức lãi suất Mở rộng và phát triển các loại dịch vụ ngân hàng; nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng. Mặt khác sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, mức chênh lệch lãi suất ngày càng ngắn lại. Việc mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng không những để tranh thủ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để kinh doanh mà còn tăng doanh thu cho Ngân hàng. Thực hiện tốt dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, và thanh toán theo tài khoản cá nhân của các cá nhân gửi tiền từ nước ngoài về, trong đó có 1 bộ phận không nhỏ người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Thực hiện tốt dịch vụ này sẽ tăng nguồn thu từ phí, ngoài ra nó còn phục vụ tốt cho việc kinh doanh ngoại tệ. 3.2.2. Nhóm giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho vay hộ sản xuất 3.2.2.1. Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực Hoạt động đầu tư cho vay HSX của ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung sẽ không thể thành công nếu không thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình. Với thực trạng trình độ cán bộ hiện nay, NHNo&PTNT huyện Vụ Bản cần tiến hành tổ chức đào tạo theo các nông dung sau: - Đào tạo nâng cao: Nhằm bổ xung những kiến thức về thị trường, các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội, phương pháp nghiên cứu, phân tích tài chính dự án, hoạt động kinh doanh của một số ngành nghề kinh tế có liên quan. Từ đó nâng tầm nhận thức để có thể hoạch định các chiến lược kinh doanh cho từng thời kì đồng thời có khả năng tư vấn cho khách hàng. - Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng để mỗi cán bộ theo những nghiệp vụ khác nhau giỏi về chuyên môn, kĩ năng tác nghiệp. Những cán bộ này phải được đào tạo về quy trình nghiệp vụ cung cấp dịch vụ và mối quan hệ của nó với các nghiệp vụ khác. Hình thức đào tạo có thể thực hiện tại chỗ học cử đi học các lớp ngắn hạn. - Tranh bị kiến thức, lí luận Marketing cho các thành viên tạo điều kiện cho họ trở thành những mắt xích trong thu thập thông tin, xử lý thông tin kịp thời để góp phận đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao kĩ năng giao tiếp tuyên truyền các sản phẩm ngân hàng. Ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực ngân hàng còn phải chú ý đến việc cơ cấu tổ chức: Sắp xếp ổn định bộ máy từ phòng tại trụ sở chính của ngân hàng đến các phòng giao dịch, đảm bảo yêu cầu tinh, gọn, nhanh. Việc bố trí cán bộ trên cơ sở năng lực, trình độ của mỗi người để khai thác, phát huy một cách tốt nhất khả năng của mỗi người, nâng cao hiệu quả lao động. Con người là yếu tố trọng tâm, quyết định sự thành bại của mọi tổ chức, moi doanh nghiệp vì vậy công tác đào tạo, tổ chức cán bộ là hết sức quan trọng. Nếu những công tác này được thực hiện tốt sẽ cung cấp cho ngân hàng đội ngũ cán bộ quản lí tác nghiệp có chất lượng cao để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của ngân hàng. 3.2.2.2. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng quy mô hoạt động cho vay hộ sản xuất * Thiết lập duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng vay vốn Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng vay vốn là quan hệ hai chiều, Ngân hàng hỗ trợ về vốn sản xuất kinh doanh cho khách hàng và ngược lại khách hàng vay vốn đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng sẽ biết được nhu cầu vay thực tế và chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ để có hình thức tài trợ cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, giảm được chi phí thời gian tìm hiểu khách hàng trước khi quyết định cho vay, thì thông tin về khách hàng được thu nạp thường xuyên và đảm bảo an toàn vốn vay. Những khách hàng có quan hệ lâu dài thường kinh doanh có hiệu quả, có những khách hàng có ý thức trả nợ tốt, từ đó tạo nguồn thu ổn định vững chắc cho ngân hàng. Tuỳ từng đối tượng khách hàng, ngân hàng có chính sách cho phù hợp. Đối với khách hàng có quan hệ thường xuyên có tín nhiệm ngân hàng có thể ưu đãi về lãi suất cho vay, mặt khác trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu khách hàng gặp khó khăn chưa trả được nợ, ngân hàng có thể ra hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, ra hạn nợ để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh. * Phát triển cho vay hộ sản xuất thông qua tổ vay vốn Tổ vay vốn là một mô hình mới do cộng đồng dân cư thành lập một cách tự nguyện dới sự lãnh đạo của tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội được UBND xã công nhận và cho phép hoạt động. Hoạt động của tổ vay vốn nhằm giải quyết một số vấn đề sau: - Tổ vay vốn là nơi các hộ sản xuất tương hỗ lẫn nhau không chỉ về nhu cầu vốn mà còn về kiến thức khoa học, kỹ thuật trong sản xuất và nguyên liệu đầu vào cũng nh việc tiêu thụ sẩn phẩm đầu ra. - Tổ vay vốn được thành lập có quy ước riêng đây là điều kiện cần thiết để giám sát kiểm tra, đôn đốc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi đúng hạn của hộ sản xuất. Hình thức chuyển tải vốn tín dụng tới hộ sản xuất thông qua tổ tín chấp đem lại lợi ích cho cả hai phía: Hộ vay vốn và Ngân hàng. + Đối với hộ sản xuất: Vay vốn thông qua tổ tín chấp giảm bớt được thời gian giao dịch, thời gian đi lại từ đó giảm bớt được chi phí do Ngân hàng giải ngân tại các xã và bố trí lịch trực thu nợ tại xã. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì mức vốn vay của hộ gia đình còn nhỏ lẻ, khi vay phải hoàn tất thủ tục vay vốn nên người dân dễ nảy sinh tâm lý ngại vay Ngân hàng mà đi vay mượn những ngời xung quanh mặc dù lãi suất rất cao, gây tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Hơn nữa, với thành viên tổ tín chấp còn quan tâm gắn bó hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật…sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn. + Về phía ngân hàng, cấp tín dụng cho hộ sản xuất theo hình thức tổ tín chấp hiệu quả hơn, và đảm bảo vốn an toàn cao hơn rất nhiều. Tổ trởng tổ vay vốn là người trong xóm, trong xã do nhân dân bầu lên, được chính quyền xã công nhận, luôn giám sát việc sử dụng vốn của các tổ, nên đôn đốc hộ vay vốn sử dụng vốn vay và trả nợ gốc, lãi đầy đủ đúng hạn theo cam kết tốt hơn. Kết quả hoạt động cho vay qua tổ, nhóm của NHNo&PTNT Vụ Bản đã hạn chế được nợ quá hạn, mặc dù tỷ lệ cho vay thông qua tổ cho vay chưa cao. Với kinh nghiệm những năm qua, ngân hàng có thể đáp ứng hình thức cho vay qua tổ nhóm sâu rộng hơn. Để tín dụng ngày càng được nâng cao và để cho vay qua tổ nhóm ngày càng hiệu quả đòi hỏi Ngân hàng cần thực hiện tốt hơn nữa các vấn đề sau: - Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy đảng chính quyền địa phương, phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, ban chỉ đạo vay vốn huyện, phòng đại diện vay vốn các xã thị trấn trong việc duy trì tốt hoạt động của mạng lưới TVV-TK trong năm 2008 và những năm tới. - Kết hợp với hội nông dân huyện tổ chức đánh giá sâu sắc những mặt đã làm được và chưa làm được trong hoạt động phân phối để thành lập và duy trì hoạt động của mạng lưới TVV-TK trong thời gian vừa qua, bàn và thống nhất các biện pháp củng cố, nâng tầm hoạt động của tổ vay vốn cho phù hợp với tình hình mới. + Thường xuyên phân loại tổ vay vốn củng cố kịp thời hoạt động kém hiệu quả. + Áp dụng linh hoạt phương thức chi trả hoa hồng tổ nhóm theo hướng gắn thu nhập của tổ với số lượng và chất lượng các chỉ tiêu về công tác huy động nguồn vốn tăng trưởng diện hộ, tăng trưởng dư nợ 15%-20%, nợ quá hạn dưới 0.05%, đảm bảo thu lãi theo đúng lịch quy - Tranh thủ sự ủng hộ của huyện uỷ, UBND huyện, thường xuyên quan tâm hơn nữa đến hoạt động ngân hàng đặc biệt trong việc chỉ đạo cấp uỷ chính quyền xã, các tổ chức hội sở thực hiện tốt quyết định 67/QĐ-TTG và nghị quyết 2308 chỉ đạo các phòng ban có liên quan trong việc giúp ngân hàng giải quyết các món nợ tồn đọng do ý thức, đạo đức khách hàng. Ngân hàng cần tổ chức chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh đây là các tổ chức chính trị có uy tín tại địa bàn. - Luôn luôn phải kế hợp hài hoà lợi ích giữa ngân hàng với tổ trưởng và giữa ngân hàng với các thành viên. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về quản lý nghiệp vụ tín dụng cho các tổ trưởng tổ vay vốn. * Tập trung tăng suất đầu tư trên một hộ vay Hiện tại NHNo Huyện Vụ Bản mới cho vay được 14,25 % số hộ trên địa bàn, số hộ còn lại không có nhu cầu vay hoặc không đủ điều kiện vay. Như vậy việc mở rộng tín dụng theo diện hộ là hạn chế. Trong thời gian tới NHNo Vụ Bản nên tập trung tăng suất đầu tư trên hộ vay, bởi mức vay bình quân mới đạt 23 triệu đồng / hộ mức này còn thấp so với tình hình kinh tế của địa bàn. Đây là một giải pháp rất hay nó vừa giúp ngân hàng hạn chế được việc đầu tư dàn trải nhỏ lẻ tốn chi phí vừa giúp ngân hàng mở rộng dư nợ. Bên cạnh đó nều ngân hàng tăng thêm suất đầu tư trên một hộ sản xuất sẽ tạo diều kiện cho hộ sản xuất mở rộng hơn, giúp cho các hộ sản xuất không phải sản xuất nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay. Đồng thời nó còn tạo điều kiện cho các hộ sản xuất có thể đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc từ đó tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm làm cho sản phẩm của hộ sản xuất có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường và các hộ sản xuất thu được lợi nhuận cao hơn. * Các giải pháp khác - Tăng cường tìm kiếm các dự án sản xuất kinh doanh lớn, khả thi để đầu tư, vừa tăng nhanh khối lượng tín dụng, vừa tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên vẫn phải quan tâm đến những món vay nhỏ tuy chi phí cao nhưng rủi ro thấp. - Tổ chức phân loại khách hàng để có căn cứ mở rộng hay thắt chặt tín dụng đối với từng loại khách hàng. - Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá, thái độ giao tiếp văn minh lịch sự để thu hút khách hàng. Có chế độ ưu đãi đối với khách hàng vay lớn, có độ tín nhiệm cao, khách hàng được xếp loại A (ưu đãi về mức vay, thủ tục bảo đảm tiền vay, lãi suất, phí dịch vụ, thời hạn vay ...) - Trình ngân hàng cấp trên về việc áp dụng mức lãi suất cho vay cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tín dụng . - Tăng cường công tác kiểm tra ( chủ yếu là tự kiểm tra ) để phát hiện và chỉnh sửa kịp thời những sai sót, tồn tại, làm lành mạnh hoá địa bàn tín dụng và chất lượng tín dụng. - Tiếp tục duy trì và bổ sung chỉnh sửa cơ chế khoán đến nhóm và người lao động nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng, trên cơ sở lấy 5 chỉ tiêu cơ bản làm căn cứ tính điểm khoán cho cán bộ tín dụng là: thu lãi, thu nợ 238, dư nợ, nợ quá hạn và chấp hành chế độ. - Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức lương tâm nghề nghiệp cho CBCNV. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ, chủ yếu là đào tạo tại chỗ, chú ý đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực hoạt động chính như tin học, thẩm định... - Hiện đại hoá thêm một bước cơ sở vật chất thiết bị hiện có để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác kinh doanh, trước hết là hoàn chỉnh đề án cơ cấu lại Ngân hàng của WB. - Phối hợp với các ngành chức năng tập huấn cho người dân các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất cây trồng vật nuôi, năng xuất lao động, phổ biến để người dân hiểu rõ về cơ chế chính sách tín dụng của Ngân hàng. 3.2.2.3. Nhóm giải pháp nhằm giảm mức độ rủi ro của hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của ngân hàng * Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn phát sinh Thực hiện phân tích nợ thường xuyên đối với nợ vay trung hạn. Thực hiện tốt việc kiểm tra, phân tích để phân loại nợ. - Nợ vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, có khả năng để trả nợ đúng hạn. - Nợ vay sử dụng sai mục đích, không có hiệu quả, có vấn đề, có dấu hiệu khó khăn trong việc trả lãi, trả nợ. Đối với nợ vay quá hạn cần phân loại nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn khó có khả năng thu hồi. Việc phân loại nợ như vậy để có biện pháp thích hợp trong việ thu nợ. Đồng thời phải không ngừng củng cố mối quan hệ với chính quyền địa phương để tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của các cấp chính quyền trong việc điều tra cho vay, quản lý hộ vay, xử lý thu nợ đến hạn, nợ quá hạn có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng. Khi hộ vay vốn thực sự không còn khả năng trả nợ quá hạn, cán bộ tín dụng thường xuyên tiếp cận và tranh thủ mùa màng hoặc sự tài trợ của anh em họ hàng, động viên hộ trả nợ và có thể bày cách làm ăn cho hộ tạo nguồn thu để trả nợ Ngân hàng. Đối với những hộ có tính chất bỏ nợ, trốn nợ không cư trú tại địa phương sẽ phải có kế hoạch truy tìm địa chỉ bằng cách dò tìm qua con đường thư tín và điện thoại để tìm địa chỉ chủ nợ, sau đó sẽ đưa công văn vào nơi cư trú mới của họ để nhờ Ngân hàng bạn thu nợ, hoặc cử người trực tiếp đi thu nợ. *. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra Thực hiện kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo, lựa chọn cán bộ kiểm tra có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm nhằm kiểm tra việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ trong cho vay, phân tích làm rõ nguyên nhân và chỉnh sửa kịp thời các thiếu sót, tồn tại yếu kém phát hiện qua kiểm tra. Đánh giá năng lực cán bộ, chất lượng công tác tín dụng. Nghiên cứu, lựa chọn đổi địa bàn để bố trí hợp lý cán bộ tín dụng, khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng và phát huy năng lực của mỗi cán bộ tín dụng, đồng thời nhiều vấn đề, nhiệm vụ việc được phát hiện sau khi đã đổi địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ hoạt động tín dụng cần phải tăng cường hơn trong việc kiểm tra chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, cơ chế, quy trình nghiệp vụ cho vay, kiểm tra hồ sơ cho vay: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải quyết cho vay của ngân hàng, hồ sơ đảm bảo của khách hàng vay vốn, đảm bảo an toàn mọi mặt trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ chủ động xây dựng chương trình tự kiểm tra, kiểm tra 100% hồ sơ vay vốn phát sinh, phát hiện các thiếu xót vi phạm để kiến nghị chấn chỉ kịp thời, giúp Giám đốc điều hành kinh doanh đúng pháp luật đảm bảo an toàn vốn mọi lúc, mọi nơi. * Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định trước cho vay Cần đầu tư hơn nữa cho hoạt động tổ chức và quản lí nhân sự trong thẩm định. Trong hoạt động thẩm định cán bộ thẩm định trực tiếp tổ chức công tác thẩm định về khách hàng cũng như tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh do khách hàng mang đến. kết quả của hoạt động này là dựa trên sự đánh giá, xem xét chủ quan của cán bộ thẩm định dựa trên các cơ sở khoa học và các chuẩn mực khác. Do vậy muốn cải thiện chất lượng thẩm định trước khi ra quyết định cho vay hay không thì đầu tiên là phải đầu tư nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ một cách đích đáng. Muốn vậy ngân hàng cần phải xây dựng một chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực. Khai thác thông tin từ nhiều nguồn và nâng cao chất lượng thông tin. Tăng cưòng trang bị thiết bị tin học và nâng cao chất lượng các phần mềm ứng dụng. Các tổ chức tín dụng khi cho bất cứ doanh nghiệp nào vay thì đều cần phải có thông tin về doanh nghiệp đó. Các thông tin mà các tổ chức tín dụng cần quan tâm là năng lực pháp lý, năng lực của người lãnh đạo điều hành doanh nghiệp, tình hình tài chính, năng lực kinh doanh, môi trường hoạt động kinh doanh, môi trường của dự án…để có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Bởi vì vay được vốn là một vấn đề không đơn giản, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích các nguồn đó. Đó là chưa nói tới những kẻ giả danh hoặc mạo nhận là doanh nghiệp để vay trái phép, chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro tổn thất cho ngân hàng. Vì vậy hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro ngân hàng nói chung là thiếu thông tin chính xác từ người vay, từ thị trường, và thiếu tính khả thi của dự án vay. Vì vậy vấn đề thông tin và xử lý thông tin đặc biệt quan trọng trong hoạt động tín dụng. Để nâng cao chất lượng quản lý và hoạt động tín dụng, các Ngân hàng cần phát triển hệ thống thông tin trên các lĩnh vực. + Xây dựng hệ thống thông tin thẩm định và giám sát, xử lý tín dụng. Nội dung thông tin thẩm định gắn liền với nội dung cần thẩm định khách hàng, đó là các mặt, các chỉ tiêu, các biểu hiện phản ánh năng lực hoạt động của khách hàng và tính khả thi của dự án. + Xây dựng phương tiện, cơ sở vật chất, phục vụ cho việc lưu trữ, khai thác, trao đổi thông tin trong hệ thống. + Xây dựng mối quan hệ trao đổi, mua bán thông tin giữa NHNN với các Ngân hàng , giữa ngân hàng với các cơ quan khác. + Xây dựng hệ thống thông tin phân tích khả năng sinh lời theo loại hình sở hữu, theo ngành nghề, quy mô… + Xây dựng hệ thống thông tin đánh giá rủi ro tiềm ẩn: Rủi ro tiềm ẩn bao gồm như: Rủi ro theo ngành nghề, rủi ro tài sản thế chấp, rủi ro lãi suất, rủi ro do thay đổi chính sách kinh tế của Nhà nước, rủi ro hối đoái. + Tăng cưòng trang bị thêm các thiết bị tin học và nâng cao chất lượng các phần mềm ứng dụng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc *. Cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong đầu tư tín dụng của một ngân hàng. - Mục tiêu của chính sách tín dụng là lợi nhuận, an toàn, lành mạnh. Vì vậy phải xây dựng được một chính sách tín dụng hài hoà giữa các mục tiêu đó. Chính sách tín dụng có tác dụng rất lớn đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Chính sách tín dụng của Ngân hàng được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào quy mô, tính chất nguồn vốn của ngân hàng, dựa trên lĩnh vực Ngân hàng tài trợ, trình độ khả năng kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý của Ngân hàng, chính sách của Đảng và nhà nước tác động đến hoạt động tín dụng và hoạt động của các ngành kinh tế khác như chính sách về thuế, chính sách tiền tệ của NHTW…nhu cầu thị trường, chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Xây dựng chính sách tín dụng có cơ cấu đầu tư hợp lý giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, theo ngành kinh tế. Thực hiện đầu tư tín dụng có trọng điểm, chú ý đầu tư vào những ngành nghề , những lĩnh vực mũi nhọn. - Xác định thị trường chính là nông nghiệp nông thôn ,khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, kinh doanh tư nhân , cá thể.Phân chia thị trưởnga từng mảng để có quyết sách đầu tư đúng hướng ,làm cho cán bộ dễ dàng tiếp cận ,thực hiện tác nghiệp nhanh chóng, an toàn để chiếm lĩnh mở rộng thị trường. - Xác định thời gian cho vay và lãi xuất cho vay 1 cách hợp lý sẽ tạo điều kiện cho khách hàng phát triển sản xuất. Nếu thời gian cho vay, lãi xuất cho vay phù hợp sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, Ngân hàng sẽ thu hồi được vốn, Nếu việc xác định thời hạn cho vay ngắn khách hàng chưa đủ thời gian thu hòi vốn, khách hàng không trả được nợ. Nếu thời hạn cho vay dài vượt thời gian có thể trả nợ thì khách hàng có thể sử dụng vốn vào mục đích khác dẫn đến có thể không trả được nợ, và Ngân hàng có thể bị rủi ro về mặt lãi xuất. - Tập trung vốn tín dụng đầu tư các dự án lớn có tính khả thi cao, khách hàng lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật phụ hợp với chiến lược phát triển kinh tế góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước. Kiên quyết rút dư nợ đối với những khách hàng hiệu quả sản xuất kinh doanh kém thua lỗ không khắc phục được, thực hiện mọi biện pháp để thu hồi được nhanh chóng số nợ hiện còn. Đưa vào danh sách kiểm soát đặc đối với những khách hàng sản xuất kinh doanh yếu kém, vốn chủ sở hữu ít vay vốn nhiều Ngân hàng, nợ vay Ngân hàng lớn...Không nên tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực mà sản phẩm làm ra đã có dấu hiệu bão hoà. Bởi lẽ đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, thị trường tiêu thụ có xu hướng giảm nhanh. - Về cơ cấu cho vay cần tập trung chuyển dịch đầu tư vào một số ngành hàng có tính đặc thù năng lực cạnh tranh cao. - Cần xác lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng – Hội Nông dân – nhà doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ đầu vào cho quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nông sản thông qua việc ký hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vốn cho sản xuất và tiêu thụ . (Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 80/2002/QĐ- TTg ngày 24/6/2002 “ Về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản phẩm hàng hoá thông qua hợp đồng” tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện chưa có hiệu quả.) 3.3. Những kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước Vấn đề hợp tác xã hiện nay đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các ngành quan tâm. Song không nên thúc đẩy quá mức để nó phải ra dời hoặc chuyển đổi khi chưa đủ điều kiện vì như vậy sẽ rất khó khăn cho hoạt động của chính các HTX, đặc biệt là trong quan hệ vay vốn Ngân hàng. Cũng chính và thế vô tình đã đặt Ngân hàng trong tình trạng khó sử bởi: 80% số HTX hiện nay là hữu danh, vô thực ( phát biểu của ông Lê Đức Thuý, Thống đốc NHNN tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá X ). Nhà nước cần có những biện pháp đồng bộ để ổn định tiền tệ hơn nữa; duy trì mức lạm phát vừa phải để ổn định nền kinh tế vĩ mô đồng thời tạo tư tưởng yên tâm cho người dân khi gửi tiền vào Ngân hàng, Ngân hàng cũng yên tâm trong đầu tư không sợ rủi ro về lãi suất. Luật đất đai năm đã được sửa đổi và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004, Nhà nước cần sớm ban hành Nghị định hướng dẫn để luật sớm đi vào cuộc sống, tạo điều kiện cho người dân phát huy quyền sử dụng đất của mình trong việc vay vốn Ngân hàng. - Trong quá trình đổi mới Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quyết định… Đã được các ngành chức năng cụ thể hoá để thực hiện, kết quả mang lại đã rõ, song một số chính sách, quyết định của Nhà nước đưa ra nhưng các ngành chức năng còn chậm trễ trong việc ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành - đề nghị Nhà nước có biện pháp chỉ đạo cụ thể hơn. - Như chúng ta vẫn biết hoạt động tín dụng ở địa bàn nông thôn là rất gian nan và phức tạp; Nhiều vấn đề phát sinh không những gây hậu quả xấu đến chất lượng tín dụng, gây ảnh hưởng thanh danh, uy tín, nhân phẩm cán bộ tín dụng, mà đặc biệt nhiều trường hợp cả tính mạng cán bộ tín dụng bị đe doạ. Thực tế những năm vừa qua nhiều cán bộ tín dụng đã bị “ Thượng đế” hành hung vô cớ, một số cán bộ tín dụng bị sát hại dã man trong khi làm nhiệm vụ. Đề nghị Nhà nước có chính sách đối với cán bộ tín dụng bị sâm hại tính mạng trong khi làm nhiệm vụ như liệt sĩ trong thời bình. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, công tác kiểm tra là không thể thiếu, để bảo toàn vốn kinh doanh. Tuy nhiên các Ngân hàng cơ sở vẫn xác định tự kiểm tra, kiểm soát là chính, xong không thể không có sự kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Mẹ. Đề nghị ngân hàng Nhà nước tăng cường hơn nữa việc kiểm tra đối với các chi nhánh Ngân hàng thương mại để phát hiện sử lý hoặc ngăn chặn kịp thời những sai phạm nhằm giữ ổn định và an toàn cho mỗi ngân hàng và toàn hệ thống và ngăn chặn lạm pháp qua con đường tín dụng. Tuy nhiên trong kiểm tra không nên áp dụng quá máy móc, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. - Cần nhanh chóng có những chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hợp tác và hội nhập - Có văn bản qui định chế tài thanh toán không dùng tiền mặt nghiêm khắc hơn , cần tham mưu cho chính phủ ra các văn bản qui định chặt chẽ hơn nữa về thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế tham nhũng và chống các hành vi khác - Hoàn chỉnh các văn bản pháp lý để các NHTM tự chủ tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật Việt nam - Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu để kiềm chế lạm pháp thay vì biện pháp hiện tại là tăng dự trữ bắt buộc và bắt buộc các ngân hàng mua tín phiếu NHNN để rồi các ngân hàng phải ồ ạt tăng lãi suất như trong những ngày cuối tháng 2 vừa qua,như vậy khi lãi suất tăng cao thì hàng loạt tác động không mong muốn sẽ xẩy rav với nền kinh tế ,với khách hàng và với các ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ . 3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam NHNo&PTNT là Ngân hàng thương mại có số biên chế đông nhất, mạng lưới hoạt động rộng nhất, với các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố, huyện, xã, liên xã. Với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội ở từng vùng khác nhau thì kết quả hoạt động Ngân hàng ở từng vùng cũng khác nhau ở đâu có môi trường kinh tế phát triển thì ở đó kinh doanh Ngân hàng có nhiều thuận lợi và ngược lại. Kinh doanh Ngân hàng ở Nông thôn, gặp muôn vàn khó khăn so với vùng đô thị do đó đề nghị ngân hàng nông nghiệp trung ương có những chính sách ưu đãi hơn với các ngân hàng ở vùng nông thôn. - Khẩn trương thực hiện các bước để thực hiện cổ phần hoá và xây dựng NHNo & PTNT Việt nam thành tập đoàn tài chính - Cần có chương trình kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hơn nữa cho các chi nhánh thành viên trong toàn hệ thống ( máy ATM,các loại thể) - Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại tất cả các mặt nghiệp vụ. - Cần triển khai thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, phù hợp với các nước trên thế giới trong quá trình hội nhập hiện nay để chiếm được ưu thế cạnh tranh ngay trên sân nhà. - Về chế độ với cán bộ tín dụng: Đặc điểm của hoạt động cán bộ là tín dụng chủ yếu là đi lại và làm việc ngoài trời, đề nghị NHNo&PTNT Việt nam nghiên cứu và có chế độ phụ cấp lao động ngoài trời cho cán bộ tín dụng.NHNo&PTNT nghiên cứu và điều chỉnh tăng mức khoán công tác phí, vì nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu đến nay gia xăng đã lên quá cao. - Tăng cường hơn nữa việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ để nâng cao trình độ về mọi mặt cả lý luận và thực tiễn cho cán bộ công nhân viên. 3.3.4. Kiến nghị với NHNo & PTNT tỉnh Nam Định - NHNo&PTNT tỉnh Nam định là cấp trung gian giữa NHNo&PTNT Việt Nam đến NHN0&PTNT các huyện và ngược lại. Mọi thông tin từ Ngân hàng cơ sở phải được NHNo tỉnh chọn lọc, tổng hợp trước khi gửi đến NHNo&PTNT Việt Nam, mọi văn bản chỉ thị của NHNo&PTNT Việt Nam phải được NHNo&PTNT tỉnh hướng dẫn chi tiết để Ngân hàng cơ sở thực hiện - Đề nghị NHNo & PTNT tỉnh Nam định nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể các văn bản của Ngân hàng cấp trên trước khi gửi xuống cơ sở để thực hiện, tránh sao chụp đơn thuần làm cho việc thực hiện ở Ngân hàng cấp huyện lúng túng hoặc vận dụng không đồng nhất. - Đề nghị NHNo & PTNT tỉnh Nam định có chính sách khoán dư nợ hợp lý cho và điều chỉnh tăng đơn giá tiền lương khoán cho chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vụ bản. - Đề nghị NHNo & PTNT tỉnh Nam Định có chương trình đào tạo để cán bộ quản lý có kiến thức cơ bản trong một số lĩnh vực quản lý điều hành kinh doanh công nghệ thông tin, mở rộng thị phần. - Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra của tỉnh đối với NHNo & PTNT huyện. Đề nghị NHNo & PTNT tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra chuyên đề để giúp cho NHNo & PTNT huyện khắc phục những hạn chế, yếu kém vươn lên đạt kết quả tốt hơn trong hoạt động kinh doanh. - Hàng năm tổ chức các cuộc thi tay nghề đối với cán bộ nghiệp vụ để nâng cao trình độ nghiệp vụ và làm cơ sở cho việc bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý hơn. - Đối với hoạt động dịch vụ của NHNo & PTNT tỉnh Nam Định hiện còn quá nghèo nàn so với các ngân hàng TMQD cũng như các ngân hàng TMCP trên địa bàn. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt quyết liệt, nếu không nâng cao chất lượng tín dụng và các hoạt động dịch vụ thì không những sẽ không thu hút được mà còn bị mất khách hàng, mất thị trường. Đề nghị NHNo & PTNT tỉnh mở rộng các hoạt động dịch vụ nhằm thu hút khách hàng tạo thêm thu nhập cho Ngân hàng tăng vị thế của Ngân hàng trong thương trường. 3.3.5. Kiến nghị với NHNo&PTNT Huyện Vụ Bản - Đối với công tác kiểm tra: Trong những năm qua công tác kiểm tra đã được NHNo & PTNT huyện Vụ Bản quan tâm. Thông qua kiểm tra đã phát hiện kịp thời những tồn tại, yếu kém trong hoạt động kinh doanh, góp phần trong việc nâng cao chất lợng tín dụng tại Ngân hàng cơ sở. Song với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra vẫn chưa đạt yêu cầu nhất là công tác tự kiểm tra của các phòng giao dịch. Đề nghị NHNo & PTNT huyện Vụ Bản đưa chỉ tiêu tự kiểm tra vào việc giao và quyết toán kế hoạch. Bình xét lao động giỏi để nâng cao trách nhiệm của mỗi người, trong việc kiểm tra, nâng cao chất lượng tự kiểm tra, góp phần ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng và thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh doanh đã đề ra. - Đối với công tác tổ chức: Đề nghị NHNo & PTNT huyện Vụ Bản cần ưu tiên cho mặt trận tín dụng, ưu tiên những cán bộ có trình độ tín dụng, phân công vào những địa bàn trọng yếu, để nâng cao chất lượng tín dụng và hoạt động kinh doanh của toàn Ngân hàng huyện. - Cần có chính sách khoán sát thực hơn nữa nhất là việc giao kế hoạch dư nợ cho từng CBTD thích ứng với từng địa bàn để khắc phục được tình trạng có cán bộ thì cho vay cầm chừng trong khi đó thì cán bộ khác lại phải vất vả mà không sao hoàn thành được kế hoạch dư nợ do địa bàn quá khó khăn.như vậy mới khuyến khích được CBTD Từ đó mới đảm bảo nâng cao được chất lương tín dụng - Cần đưa ra mức thưởng cho CBTD thu được nợ đã xử lý rủi ro. - Đối với những xã có khó khăn đề nghị Ngân hàng huyện nên quan tâm giúp đỡ giải quyết tháo gỡ khó khăn để tạo môi trường kinh doanh trong sạch tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng. Hệ thống NHNo&PTNT có ưu thế về mạng lưới chi nhánh, về số lượng cán bộ nhân viên trong việc mở rộng cho vay và nâng cao chất lợng tín dụng đối với khu vực nông thôn song trong điều kiện cạnh tranh giữa các Ngân hàng thơng mại ngày càng gay gắt, nếu không làm tốt công tác tiếp thị, không có chính sách đối với khách hàng sẽ bị mất dần khách hàng. Đề nghị NHNo & PTNT huyện Vụ Bản vận dụng linh hoạt lãi suất cho vay trong khu vực thị trường có cạnh tranh, đồng thời làm tốt công tác tiếp thị đối với khối cơ quan, trường học để bảo vệ giữ vững và mở rộng khách hàng, vì đây là môi trường đầu tư rất tốt, chất lượng đầu tư cao, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. KẾT LUẬN Chủ trương đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã và đang thành công, nhất là khi nước ta đã ra nhập WTO. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, lấy mô hình hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ thì việc đầu tư vốn tín dụng đến hộ nông dân là một tất yếu. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đổi mới trong nông nghiệp là trọng tâm, là khâu đột phá cho sự phát triển kinh tế nông thôn nước ta. Từ vai trò quan trọng của kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta cho thấy giải pháp về đầu tư vốn cho hộ sản xuất là giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu để ý Đảng phù hợp với lòng dân và các chính sách của Đảng đi vào cuộc sống. Tuy nhiên đây là chủ trương không mới nhưng trong quá trình thực hiện chưa thể hoàn chỉnh ngay được mà còn có những vấn đề tồn tại là thứ yếu và chắc chắn sẽ được hoàn thiện dẫn trong quá trình vận động đi lên. Thực trạng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đã đầu tư vốn cho hộ sản xuất trong những năm vừa qua đạt kết quả khá tốt, tạo điều kiện cho kinh tế hộ trên toàn huyện phát triển, cũng đồng thời giải quyết vấn đề mở rộng kinh doanh tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện, chất lượng tín dụng được duy trì và củng cố góp phần vào sự lớn mạnh chung của toàn hệ thống. Trong quá trình thực hiện ở ngân hàng cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mà ở tầm ngân hàng cơ sở không đủ điều kiện giải quyết. Với những kiến thức, tài liệu thu thập được trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Vụ Bản , thông qua đề tài“Hoạt động đầu tư cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định”. Em đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị với các cấp, các ngành có liên quan, quan tâm để cùng hoàn thiện vấn đề đầu tư cho vay hộ sản xuất nói chung và cho vay hộ sản xuất ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản nói riêng. MỤC LỤC DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Nguồn vốn huy động và cơ cấu nguồn vốn huy động 32 Bảng 2.2: Tỉ lệ hộ sản xuất được vay vốn của ngân hàng 34 Bảng 2.3: Quy mô và tỉ trọng dư nợ hộ sản xuất 36 Bảng 2.4 : Tổng hợp doanh số chuyển nợ, thu nợ quá hạn 37 Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất 39 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất 39 Bảng 2.6: Bảng phân tích tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất theo thời gian 40 Biểu đồ 2.2 : Thể hiện nợ qúa hạn phân theo thời gian 41 Bảng 2.7 : Vòng quay vốn tín dụng 43 Bảng 2.8 : Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện………..…48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21593.doc
Tài liệu liên quan