Chuyên đề Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng

Giầy- Da là một ngành kinh tế kỹ thuật còn khiêm tốn non trẻ tự tiến hành sản xuất vào năm 1987 nay đang đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng giá trị sản xuất là một ngành mũi nhọn trong những ngành có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm tới theo chủ trương của Đảng và nhà nước ngành đã đề ra phương hướng cụ thể gồm các mục tiêu sau: Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất để phát huy thế mạnh về chi phí nhân công thấp. Đội ngũ công nhân có tay nghề và kinh nghiệm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để tranh thủ thời cơ tiếp nhận sự chuyển dịch ngành Da- Giầy từ các nước phát triển một cách có hiệu quả. Khẳng định quan điểm sản xuất hướng về xuất khẩu, coi xuất khẩu là yếu tố then chốt cho sự tồn tại và phát triển của ngành thông qua việc hoạt động xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ tạo tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời từng bước xây dựng chiến lược sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước với hơn 83 triệu dân. Đáp ứng nhu cầu về thu nhập của nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Ưu tiên các dự án đầu tư có trình độ công nghệ tiên tiến. Đổi mới máy móc công nghệ đồng hoá dây chuyền thiết bị tiên tiến, sản xuất các loại giầy cao cấp đắt tiền hiệu quả cao. Từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đáp ứng được mục tiêu chiến lược trong phát triển ngành chống tụt hậu về khoa học công nghệ. Phát triển một cách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển khai thác và phát huy mọi khả năng về vốn và chất xám, tạo cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy phát triển của ngành.

doc66 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấy rõ hơn xu thế tăng trưởng trong xuất khẩu của công ty ta có thể theo dõi ở biểu đồ sau. Biểu đồ 04. Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đến hết năm 2006 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm 1000 USD Xuất khẩu Nhập khẩu Biểu đồ thể hiện rõ xu thế tăng của kim ngạch xuất khẩu giầy và nhập khẩu nguyên liệu. Từ năm 2000 đến 2005 thì tốc độ tăng của nhập khẩu nguyên vật liệu và tốc độ xuất khẩu giầy luôn tỷ lệ thuận nhưng năm 2005 tốc độ tăng của nguyên liệu vẫn như mọi năm có độ thoải thì đường biểu hiện xuất khẩu dốc hẳn lên. Điều đó chứng minh rằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng là do lượng hàng xuất khẩu tăng lên thể hiện sự phát triển trong sản xuất, điểm mốc là năm 2005 bởi đây là năm có sự đầu tư lớn cho qui mô nhà xưởng cũng như máy móc dây chuyền sản xuất. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu khá khả quan và trong những năm tiếp theo chắc chắn kim ngạch sẽ còn cao hơn nữa. 2.2.2.2. Chủng loại mặt hàng giầy da xuất khẩu Chủng loại mặt hàng gia công xuất khẩu của công ty không được đa dạng do công ty chỉ tập trung sản xuất giầy thể thao bên cạnh đó có sản xuất thêm giầy vải. Các mặt hàng như xăng đan, túi, cặp, hay giầy bóng mặc dù có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu vốn có trong sản xuất giầy vì có chất liệu tương tự nhưng công ty không có thiết bị máy móc chuyên dụng. Hơn nữa, phía đối tác cũng không đặt hàng. Việc chuyên môn hoá vào một loại sản phẩm giúp công ty có thể có khả năng chuyên sâu trong sản xuất, tạo ra những sản phẩm tốt hơn. Tình hình công ty thực tế vốn ít và cũng không thể tự tìm thị trường cho mình ở những mặt hàng như cặp, túi, mũ…và tiềm lực yếu nên công ty theo đuổi chiến lược chuyên môn hoá sản xuất. Trước mắt giải quyết tốt các đơn hàng kịp thời đúng thời hạn , đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo uy tín trong lĩnh vực gia công, có thể tiếp nhận nhiều đơn hàng từ đó mới có khả năng đa dạng mẫu mã sản phẩm cũng như đa dạng chủng loại sản phẩm. Hiện nay công ty sản xuất 4 loại sản phẩm khác nhau với các chất liệu từ da, giả da, vải với rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Trong đó phổ biến hơn cả vẫn là các loại giầy nam nữ làm từ da và giả da, chất liệu vải được sử dụng nhiều cho lô hàng xuất sang thị trường châu âu. Kiểu dáng mẫu mã của các loại sản phẩm khá đa dạng và phong phú ví dụ như với giày nam được sản xuất trên chất liệu da có 47 kiểu dáng khác nhau, giầy nữ có 69 kiểu dáng khác nhau. Dép trên hai chất liệu da và giả da có tổng thể 110 kiểu dáng. Bảng 05. Chủng loại sản phẩm các mặt hàng của công ty Chiều dài chủng loại sản phẩm Chiều rộng danh mục sản phẩm Da Giả Da Vải Giầy nữ x x x Giầy nam x x x Giầy trẻ em x x x Dép x x Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty 2.2.2.3 Thị trường xuất khẩu của công ty Trước năm 1997 công ty liên doanh với một công ty Hàn Quốc sản xuất giầy vải là chủ yếu dành cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu một phần sang thị trường EU. Sang đến năm 1997 công ty chuyển sang liên doanh với công ty Ginfun của Đài Loan và tiến hành sản xuất giầy thể thao. Thông qua công ty này công ty xuất khẩu sang một số nước ở EU như Anh , Đức, Italia,và một số nước khác như: Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Thị trường của công ty còn nhiều hạn chế, những bạn hàng này đều phải qua trung gian, việc xuất khẩu của công ty tương đối lệ thuộc vào phía đối tác. Theo điều khoản liên kết của hai phía công ty và Ginfun, ngoài các đơn hàng bên đối tác đặt mua thì công ty có thể chủ động tìm thị trường và tiến hành sản xuất xuất khẩu. Nhưng hầu hết thì doanh thu của công ty có được đều từ việc gia công thuê cho bên Đài Loan. Bởi rất nhiều nguyên nhân như việc không có nguyên liệu sản xuất đáp ứng cho sản xuất, việc tự tìm thị trường và ký kết đơn hàng không thực hiện được do công ty chưa thực sự có uy tín đối với nước ngoài. Quy mô doanh nghiệp nhỏ việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại gặp khó khăn vốn doanh nghiệp còn phải trang trải cho việc xây dựng và đầu tư vì cơ sở hạ tầng hầu hết đều trong tình trạng lạc hậu. Tuy vậy, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn liên tục tăng qua các năm. Thị trường xuất khẩu vẫn là những thị trường truyền thống và sự gia tăng này không có thị trường mới. Bảng 06. Tình hình xuất khẩu giầy của công ty cổ phần vật tư và giầy dép Hải Hưng từ 2002-2006 (theo thị trường) ĐVT:1000USD Thị trường 2002 2003 2004 2005 2006 EU 1.302,57 1.432,827 1.561,781 1.858,519 2.174,467 Hàn Quốc 570,252 575,954 687,544 866,305 1.904,914 Mỹ 1.848,71 1.793,249 1.882,911 1.958,227 2.956,138 Nhật Bản 364,45 473,785 487,998 488,485 978,255 Thái Lan 520,128 826,905 547,821 546,934 988,978 Tổng kim ngạch xuất khẩu 4.606,11 5.066,72 5.168,055 5.718,47 9.002,752 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty Trong các thị trường của công ty thì thị trường EU là thị trường có tốc độ tăng tương đối ổn định nhưng tốc độ tăng không cao bình quân 9%, giá trị xuất khẩu đạt cao nhất nhất vào năm 2006 đạt 2,174 triệu USD. Tổng số giầy xuất khẩu đạt 241.555 đôi. Hầu hết tất cả các thị trường đều có xu hướng tăng mạnh ở năm 2006 trừ thị trường EU do ảnh hưởng bởi tình hình chung là vụ kiện phá giá cuối năm 2005. Thị trường Nhật Bản 3 năm trước có tốc độ tăng là 1,1 lần năm sau so với năm trước nhưng sang năm 2006 tăng gấp hơn 2 lần. Biểu đồ 05. Các thị trường nhập khẩu giầy dép của công ty Nếu như năm 2005 lượng giầy xuất khẩu vào thị trường này khoảng 54 nghìn đôi thì đến năm 2006 tăng đến 97 nghìn đôi. Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là thì trường Mỹ, kể từ khi BTA được thông qua quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ được cải thiện đáng kể thì đến năm 2005 Mỹ thông qua PNTR cho Việt Nam càng làm cho kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng cả về số lượng cũng như chủng loại hàng hoá. Sự thông thoáng về thị trường do có sự giảm bớt về hàng rào phi thuế quan và quan hệ thương mại phát triển, hiệp hội giầy da trong nước cũng chú ý đến quảng bá khuyến trương gây được sự chú ý của thị trường thế giới nên hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều tăng về sản lượng xuất khẩu cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu giầy vào thị trường này năm 2006 tăng gần 1 triệu USD. Năm 2006 lượng giầy xuất khẩu vào thị trường này đạt gần 400.000 đôi 2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động gia công xuất khẩu của công ty 2.2.3.1. Những mặt đạt được Trong những năm gần đây, công ty luôn đáp ứng được yêu cầu khắt khe của khách hàng. Trên thực tế công ty đã thực hiện hiệu quả hoạt động gia công sản xuất giầy xuất khẩu nhiều năm nay trên đây chuyền sản xuất được thay thế đầu tư để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng. Cũng nhờ nhận gia công nên kỹ thuật công nghệ sản xuất của công ty được nâng cao do có tư vấn giám sát của các chuyên gia nước ngoài. Trước công ty sản xuất giầy vải nay sản xuất giầy thể thao với chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng cao. Các sản phẩm của công ty luôn đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật trong các đơn đặt hàng gia công mà phía đối tác yêu cầu. Trong những năm gần đây sản phẩm công ty không chỉ đáp ứng được yêu cầu của châu Á mà còn tiến bước vào các thị trường khó tính yêu cầu những sản phẩm có chất lượng cao tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe và mẫu mã chủng loại phải phong phú… như thị trường Châu Âu và thị trường Mỹ. Đây cũng là những tiến bộ đáng ghi nhận của công ty bởi nó ảnh hưởng đến lợi nhuận sẽ thu được của công ty cũng như số lượng đơn hàng công ty sẽ nhận được. Công ty là một doanh nghiệp sản xuất giầy thuộc ngành giầy da Việt Nam nên được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước cũng như Bộ thương mại nói chung và ngành giầy da nói riêng, bởi đây vốn là một trong những ngành hàng xuất khẩu quan trọng đóng góp nhiều vào GDP do vậy thủ tục về tín dụng cũng như các thủ tục xuất khẩu luôn được sự hỗ trợ. Công ty ngày càng nắm bắt được xu hướng tiêu dùng hiện nay và không ngừng tìm cách nâng cao chất lượng giảm giá thành bằng việc đầu tư công nghệ hiện đại trong sản xuất. Vào thời điểm mùa vụ số lượng đơn hàng tăng nhanh để đáp ứng đủ số lượng hàng công nhân viên công ty sẵn sàng làm thêm giờ. Trình độ tay nghề người lao động ngày càng được nâng cao tại các tổ, đội, phân xưởng sản xuất, thường có hội thi tay nghề, thi đua lao động sản xuất thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, tăng lương thưởng , khuyến khích người lao động. Công ty nắm bắt được xu hướng tiêu dùng hiện nay và không ngừng tìm cách nâng cao chất lượng giảm giá bằng việc đầu tư công nghệ hiện đại. Tháng 11/2004 công ty đã lắp đặt một dây chuyền sản xuất giầy thể thao xuất khẩu của ITALIA trị giá 100.000 USD phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó giảm giá trị nguyên nhiên liệu đầu vào công ty đã chú trọng tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước đảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng song có giá rẻ hơn so với nguyên liệu nhập khẩu và còn giảm bớt được thời gian cũng như chi phí vận chuyển. Ngoài ra, công ty còn rất chú trọng đến đời sống người lao động. Từ chế độ tính lương cho người lao động hợp lý tao sự an tâm tự tin cho người lao động tham gia sản xuất. Người lao động đều được quan tâm đến các chế độ như BHYT, BHXH, chế độ ăn trưa an ca, thai sản đau ốm,…Hàng năm công ty còn tổ chức tiến hành giao lưu văn nghệ, thể thao, kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc từ đó càng làm cho người lao động hăng say sản xuất dẫn đến hiệu quả sản xuất ngày càng cao, năng xuất lao động không ngừng tăng. Bởi vậy tập thể lãnh đạo công ty hiểu rằng nhân tố con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động công ty. 2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế Bên cạnh những thành công những điểm tích cực đã đạt được bên cạnh đó công ty còn một số điểm hạn chế trong hoạt động gia công xuất khẩu. Việc sản xuất của công ty còn quá lệ thuộc vào đối tác nước ngoài vào các đơn đặt hàng gia công về mẫu mã sản phẩm cũng như nguyên liệu sản xuất. Mặc dù, công ty không phải tìm thị trường cũng như gia công không phải lo về yếu tố công nghệ, nguyên liệu đầu vào nhưng đi kèm với nó là ta chỉ nhận được một khoản phí gia công nhất định mà thường là rất thấp. Do vậy ta không có kinh nghiệm không có nhiều cơ hội để phát triển thị trường cũng như việc chủ động cải tiến mẫu mã hay kiểu dáng sản phẩm. Nhiều lúc để tạo công ăn việc làm cho công nhân viên mà ta phải chấp nhận cả những đơn đặt hàng trái mùa vụ hoặc phải tăng ca làm thêm giờ cho sản xuất đủ lượng hàng theo đơn hàng. Đội ngũ thiết kế mẫu mốt còn yếu đa số là của bên đối tác nước ngoài gửi sang và ta tiến hành sản xuất theo. Chính do sản xuất theo hình thức gia công là phương thức tuy có nhiều điểm thuận lợi nhưng xét về lâu về dài không phải là phương thức sản xuất tối ưu . Trong thời gian ngắn thì nó giúp cho công ty giải quyết được khó khăn đó là tình trạng vốn còn ít công nghệ lạc hậu đồng thời giúp giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nhưng nếu chỉ sản xuất theo phương thức này mà không chuyển đổi sang hình thức sản xuất xuất khẩu hay những biện pháp nhằm cải tiến nguồn nguyên liệu đầu vào thì khó mà có thể trông chờ hiệu quả sản xuất cao trong kinh doanh. Điều dễ thấy phần phí gia công sẽ rất thấp thêm vào đó bên đối tác lại là nguồn cung nguyên liệu đầu vào có thể tăng giảm giá nguyên liệu và đầu ra do bên họ quyết định số lượng đơn hàng. Đó quả là một vấn đề rất khó khăn cho công ty và hầu như ta hoàn toàn ở thế bị động và hơn nữa khó mà phát triển được các mặt như tìm kiếm thị trường, khuyếch trương sản phẩm, kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế với điều kiện giao hàng vận tải…Nếu tất cả mọi ngành sản xuất của Việt Nam đều hoạt động theo phương thức này thì khó có cơ hội để ngành vận tải quốc tế của Việt Nam phát triển mặc dù có vị trí địa lý thuận lợi. Hơn nữa Ngành giầy da cũng không có tiềm lực cạnh tranh không có thương hiệu và điều gì xảy ra khi bên đối tác không đặt gia công nữa? Đó là câu hỏi không chỉ riêng công ty mà đối với chung ngành Da - Giầy Việt Nam cần tìm hướng khắc phục. 2.2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng đó Nguyên nhân khách quan Xét một cách toàn diện, Ngành Da- Giầy nước ta phát triển nhưng còn nhiều hạn chế về trình độ công nghệ. Ngành công nghiệp nguyên liệu Da - Giầy Việt Nam nước ta chưa theo kịp được với sự phát triển của ngành Da- Giầy nhất là nguyên liệu da thuộc. Công ty cổ phần Hải Hưng cũng như công ty liên doanh cổ phần khác còn quá phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào đối tác. Hệ thống chính sách thủ tục hành chính và quá trình xuất nhập khẩu còn quá vướng mắc cản trở việc giao nhận của công ty. Lao động trong doanh nghiệp chủ yếu chỉ tốt nghiệp THPT với trình độ chuyên môn thấp chỉ đáp ứng việc sản xuất với số lượng hàng hoá đủ nhưng lao động không có khả năng sáng tạo, thiết kế ra chủng loại kiểu dáng mà hầu như đều làm theo những mẫu mã được đối tác nước ngoài đưa sang. Nguyên nhân chủ quan từ phía công ty Từ phía công ty, hoạt động xúc tiến thị trường hoạt động Marketing còn nhiều yếu kém công ty không mấy khi tìm kiếm được thị trường các đơn hàng mà chủ yếu do đối tác đặt gia công. Việc thu nhận đánh giá thông tin còn kém dẫn đến sự hạn chế phụ thuộc về thị trường. Điều đó đặt ra tình trạng công ty sẽ như thế nào nếu bên đối tác bị phá sản hoặc số lượng đơn hàng từ đối tác giảm? Công ty đã có phương án kinh doanh nhưng chưa cụ thể từng mặt hàng và cách tổ chức bộ máy quản lý còn chưa thực sự có hiệu quả, 570 lao động trong đó có 14 lao động có trình độ đại học. Hoạt động của công ty còn bị động lúng túng hiệu quả không cao. Việc chuyển đổi sang hình thức cổ phần là một bức tiến quan trọng nhưng nếu công ty cứ hoạt động theo tình trạng trên thì việc cổ phần hoá cũng chỉ là hình thức và rơi vào tình trạng rượu cũ bình mới, vòng lẩn quẩn thiếu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh không đầu tư được cho công nghê, dây chuyền sản xuất lạc hậu, lao động không được đảm bảo đời sống dẫn đến năng suất lao động không cao và rồi lại không có lợi nhuận chuyển đổi thành vốn quay vòng để đầu tư. Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty Phương hướng sản xuất của ngành Da- Giầy Việt Nam trong tiến trình hội nhập Giầy- Da là một ngành kinh tế kỹ thuật còn khiêm tốn non trẻ tự tiến hành sản xuất vào năm 1987 nay đang đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng giá trị sản xuất là một ngành mũi nhọn trong những ngành có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm tới theo chủ trương của Đảng và nhà nước ngành đã đề ra phương hướng cụ thể gồm các mục tiêu sau: Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất để phát huy thế mạnh về chi phí nhân công thấp. Đội ngũ công nhân có tay nghề và kinh nghiệm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để tranh thủ thời cơ tiếp nhận sự chuyển dịch ngành Da- Giầy từ các nước phát triển một cách có hiệu quả. Khẳng định quan điểm sản xuất hướng về xuất khẩu, coi xuất khẩu là yếu tố then chốt cho sự tồn tại và phát triển của ngành thông qua việc hoạt động xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ tạo tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời từng bước xây dựng chiến lược sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước với hơn 83 triệu dân. Đáp ứng nhu cầu về thu nhập của nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Ưu tiên các dự án đầu tư có trình độ công nghệ tiên tiến. Đổi mới máy móc công nghệ đồng hoá dây chuyền thiết bị tiên tiến, sản xuất các loại giầy cao cấp đắt tiền hiệu quả cao. Từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đáp ứng được mục tiêu chiến lược trong phát triển ngành chống tụt hậu về khoa học công nghệ. Phát triển một cách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển khai thác và phát huy mọi khả năng về vốn và chất xám, tạo cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy phát triển của ngành. Những năm vừa qua, ngành Da- Giầy đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Trước năm 1990 thì hầu như việc sản xuất chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa không dành cho xuất khẩu. Năm 1992 xuất khẩu được 5 triệu đôi, năm 2001 đã xuất khẩu 1.559 triệu đôi tưang 321 lần so với nưam 1992 tốc độ tăng trung bình là 89,3% / năm . Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD đến 2004 đạt 2,7 tỷ USD và đến năm 2005 đạt hơn 3 tỷ USD, sang đến năm 2006 tăng lên 3,59 tỷ USD. Bảng 07 Giá trị xuất khẩu của ngành Da- Giầy Việt Nam từ 1998 đến 2006 ĐVT: Triệu USD Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị xuất khẩu 1031 1387 1472 1578 1875 2281 2692 3005 3590 Tỉ lệ tăng (%) 3.8 34.52 6.13 7.3 18.54 19.12 21.74 11.62 19.46 Nguồn: Lefaso.org.vn Cho đến nay dòng sản phẩm giầy dép xuất khẩu có lợi thể cạnh tranh của Việt nam là hàng tầm trung và tầm cao, tập trung vào 4 loại chính: Giầy thể thao mặt hàng chủ lực, giầy vải, giầy da nam nữ và dép các loại. Năm 2006 theo thống kê trong 10 đôi giầy tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuất tại Việt nam vì vậy Việt nam vẫn tiếp tục được xếp vào thị trường sản xuất giầy dép của thế giới chỉ đứng sau Trung quốc và Ấn độ ở khu vực châu á. Hiện nay tại Việt Nam các doanh nghiệp đã dần chuyển đổi phương thức gia công sang mua đứt bán đoạn, một số doanh nghiệp sản xuất giầy đã mua licesen để sản xuất xuất khẩu các thương hiệu giầy nổi tiếng và độc quyền trên thế giới như giầy reebook của Công ty Giầy Thái Bình. Theo số liệu đã thực hiện được qua các năm ngành đã đưa mục tiêu thực hiện cho tới năm 2010 như sau Bảng 08. Chỉ tiêu đặt ra cho ngành Da- Giầy năm 2020 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2015 2020 Giầy dép các loại 1000 đôi 410.000 640.000 1.920.000 4.681.000 - Thể thao 1000 đôi 181.600 275.000 787.500 1.801.800 - Vải 1000 đôi 84.950 137.000 460.300 928.840 -Nữ 1000 đôi 77.500 124.000 547.200 1.268.000 - Da nam, nữ 1000 đôi 11.700 18.000 54.000 197.500 - Dép 1000 đôi 54.600 85.000 129.000 484.860 Cặp túi các loại 1000 chiếc 52.730 80.698 120.255 253.200 Nguồn: Lefaso.org.com Chiến lược kinh doanh của công ty Trước sự ra tăng nhanh chóng về lượng hàng xuất khẩu cũng như chủng loại kiểu dáng của các mặt hàng, Công ty muốn có vị trí trong ngành Da- Giầy Việt Nam thì bản thân doanh nghiệp phải có đường lối phát triển cho phù hợp với xu thế chung, cùng đoàn kết với các doanh nghiệp khác trong hiệp hội đồng thời cũng phải tạo ra được uy tín cho sản phẩm của mình. Xu hướng tiêu dùng hiện đại cũng thay đổi nhận thức về chất lượng sản phẩm. Đó là sự hợp tác của các nhà tạo dáng mốt sản phẩm, các nhà thiết kế, kỹ sư công nghệ, người quản lý công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm. Nó thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá trị sử dụng và chất lượng thẩm mỹ, kiểu dáng phù hợp với người sử dụng. Tuy nhiên công ty chỉ tập trung vào sản xuất giầy thể thao cho xuất khẩu. Ưu điểm của nó là có thể tập trung cao cho sản xuất nhưng nhược điểm của nó là chủng loại các mặt hàng không đa dạng, nếu phía đối tác không cung cấp đơn hàng thì công ty sẽ gặp khó khăn. Hơn nữa giầy thể thao thường thích hợp hơn với mùa đông và mùa thu cho nên sản xuất của công ty mang tính mùa vụ. Công ty đã đặt ra mục tiêu trong thời kỳ 2005-2010 “ Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu để tăng năng lực tích luỹ đầu tư đảm bảo đời sống cho công nhân. Phát triển thị trường để chuẩn bị bước vào thị trường giầy dép với tư thế là một nhà xuất khẩu trực tiếp. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng, số lượng, chất lượng, đào tạo nguồn lực lao động cho những bước đi sau, nâng cao hiểu biết về quản trị kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý và theo định hướng của nhà nước” Để hoàn thành mục tiêu phát triển công ty đã đưa ra thành chiến lược cụ thể là chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện tại công ty đang còn hoạt động theo hình thức gia công xuất khẩu nên không có sự chủ động trong tìm kiếm đầu ra, đầu vào. Hơn nữa không có đội ngũ thiết kế nên khó có thể thay đổi chủng loại mẫu mã, cũng như đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Chiến lược phù hợp nhất hiện thời mà công ty thực hiện đó là nỗ lực không ngừng để hoàn thành các đơn hàng đúng thời hạn với chất lượng tốt đồng đều. Trong tương lai khi chuyển sang tự xuất khẩu và muốn xây dựng được thương hiệu thì chất lượng phải thực sự thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm cùng với mức giá cả hợp lý là những điểm mà công ty có thể đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Sở dĩ phải quan tâm đến chất lượng là bởi chất lượng là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh đặc biệt đối với những doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Việc coi trọng chất lượng sản phẩm sẽ buộc doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới đổi mới công nghệ nâng cao kỹ năng lao động cải tiến qui trình quản lý…sẽ giúp tăng năng suất và giảm giá thành. Đó đồng thời cũng là một yêu cầu xuất phát từ phía khách hàng. Với việc ý thức đến nâng cao chất lượng sản phẩm công ty đã đặt ra một sổ chỉ tiêu cần đạt được trong các năm tới. Bảng 09. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2010 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu Triệu đồng 18.125 20.147 26.191 41.905 Nộp ngân sách nhà nước Triệu đồng 280 290 300 550 Số lao động sử dụng bình quân Người 415 473 616 712 Thu nhập bình quân Triệu đồng 0,8 0,95 1,0 1,2 Lợi nhuận từ sản xuất giầy Triệu đồng 925 950 970 1000 Sản phẩm sản xuất: Đôi 700.000 750.000 850.000 950.000 Giầy nam Đôi 250.000 290.000 310.000 370.000 Giầy nữ Đôi 300.000 310.000 369.000 393.000 Giầy trẻ em Đôi 140.000 140.000 160.000 175.000 Giầy Vải Đôi 10.000 10.000 11.000 12.000 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty Từ năm 2010 trở đi công ty có chủ trương ổn định sản xuất và tiến hành đẩy mạnh tìm kiếm thị trường. Hiện chủng loại giầy sản xuất chính của công ty vẫn là các loại giầy thể thao, ngoài thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ truyền thống của công ty thì EU cũng là một thị trường có thị phần khá lớn. Dây chuyền sản xuất giầy vải của công ty vẫn hoạt động được sở dĩ số lượng sản xuất ít là do không có đầu ra, nên thời gian tới công ty sẽ tiếp tục xúc tiến tìm kiếm đơn hàng từ thị trường EU một thị trường có lượng tiêu thụ giầy vải lớn nhất hiện nay. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động gia công xuất khẩu 3.3.1. Những thuận lợi Những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia vào thương mại quốc tế với xu hướng đẩy mạnh sản xuất cho xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam đã rất tích cực trong việc cải thiện quan hệ ngoại giao, cụ thể là việc đẩy mạnh tham gia vào các tổ chức, các diễn đàn hợp tác kinh tế, hay các liên kết khu vực. Tăng cường ký kết các hiệp định thương mại. Năm 2001 ký hiệp định thương mại Việt Mỹ, sau BTA đến 2005 Mỹ đã chính thức thông qua qui chế PNTR cho Việt Nam, Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức tham gia vào WTO, năm 2006 được đánh giá là năm thành công của hoạt động ngoại giao với việc Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC, và việc Việt Nam được chọn làm uỷ viên không thường trực của liên hợp quốc…Những thành công đó đã làm cho thương mại Việt Nam ngày càng phát triển bởi các hàng rào thuế quan và phi thuế ngày càng được xoá bỏ, hàng hoá lưu thông được dễ dàng hơn. Chính vì thế, nhiều yếu tố biến động ở nguyên liệu đầu vào có chiều hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn đạt chỉ tiêu đặt ra ở hầu hết các ngành trong đó có ngành Da- Giầy. Công ty là một bộ phận của hiệp hội Da- Giầy Việt Nam, sản phẩm sản xuất của công ty là một bộ phận đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta.Chính vì vậy công ty được sự hỗ trợ khuyến khích từ phía nhà nước. Qua đó có các chính sách ưu đãi cho công ty như việc vay vốn ưu đãi dài hạn. Giá nhân công rẻ giúp công ty có lợi thế cạnh tranh cũng như xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Không bị cản trở trong việc xâm nhập vào thị trường nước ngoài vì lý do chính trị. Chủng loại sản phẩm, kiểu dáng mẫu mã từ phía đối tác cung cấp nhìn chung khá phù hợp với xu hướng tiêu dùng. Những điểm mạnh của công ty Công ty đã tạo được uy tín nhất định đối với thị trường trong nước cũng như nước ngoài, đặc biệt là đã thâm nhập được vào thị trường Châu Âu. Có khả năng sản xuất gia công được những mặt hàng cao cấp như giầy, dép cao cấp cho những thị trường khó tính. Từ đó, công ty gây dựng được uy tín trong hoạt động gia công giúp dễ dàng hơn khi chuyển sang sản xuất trực tiếp ở những năm sau hay có thể nhận thêm nhiều đơn hàng hơn ở thời điểm hiện nay. Kinh nghiệm quản lý của công ty ngày càng được nâng cao do được tiếp cận với phương thức sản xuất cũng như cách quản lý của đối tác liên doanh. 3.3.2. Những khó khăn Mức độ cạnh tranh quốc tế tăng, đặc biệt các doanh nghiệp gia công Việt Nam luôn phải cạnh tranh gay gắt với giá gia công rẻ từ phía các doanh nghiệp gia công của Trung Quốc. Tuy có sự ưu đãi về vốn vay cũng như thủ tục hành chính trong quá trình xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập cản trở việc giao nhận hàng hoá. Sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng thời trang đòi hỏi công ty phải luôn luôn đưa ra những kiểu dáng mới trong khi đó thiết bị sản xuất thì chủ yếu là thiết bị cũ giá trị còn lại thấp. Ngành Da- Giầy vẫn còn trong giai đoạn phát triển ngoài những công ty như Vina giầy, Thuỵ Khuê, Thượng đình…có thương hiệu và đã sản xuất trực tiếp còn lại hầu như chỉ là gia công thuê cho nước ngoài. Trong năm 2007, theo lộ trình hội nhập, xu hướng thuế nhập khẩu giầy dép sẽ được giảm xuống, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó cạnh tranh với giầy dép nhập khẩu từ Trung Quốc vốn có lợi thế về giá rẻ, mẫu mã đa dạng và phong phú. Với giầy dép cao cấp nhập từ Italia, Đài Loan hoặc hàng có thương hiệu nổi tiếng, các doanh nghiệp trong nước cũng khó địch lại vì không có thương hiệu lớn. Tuy nhiên, ở thị phần có mức giá trung bình đến trung bình khá thì giầy dép nội địa Việt Nam có thể cạnh tranh tốt với hàng ngoại về chất lượng. Năm 2007 cũng sẽ là một năm khó khăn vì rất có thể ngành Da Giầy Việt Nam phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá khác, trong đó nguy cơ bị Mexico khởi kiện là rất lớn. Tuy nhiên, nếu cố gắng, ngành Da Giầy sẽ phấn đấu vượt qua và duy trì tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng 12- 15% so với năm 2006 để đạt mức 3,9- 4 tỷ USD trong năm 2007. Với thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần tập trung giải quyết các điểm yếu như năng lực phát triển mẫu mã, giao hàng chưa đúng tiến độ theo hợp đồng đã ký kết Những khó khăn từ phía công ty Chưa tạo lập được uy tín với khách hàng cuối cùng ở nước ngoài cho nên khó đẩy mạnh tự xuất khẩu mà phải thông qua đối tác trung gian là Đài Loan. Trình độ thiết kế mẫu mã còn kém và chưa thực sự có đội ngũ thiết kế, mẫu mã do đối tác gia công đưa sang. Chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh cụ thể nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao. Nguồn lực tài chính của công ty còn rất hạn chế. Máy móc thiết bị lạc hậu giá trị sử dụng còn lại của thiết bị hầu hết là thấp và chưa đồng bộ. Hoạt động nghiên cứu thị trường, Marketing còn kém chưa được đầu tư đúng mức. Thậm chí còn chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, do đó việc thâm nhập thị trường mới của công ty còn nhiều hạn chế. Trước năm 2005 công ty còn là doanh nghiệp nhà nước hoạt động còn kém hiệu quả bởi được sự hỗ trợ từ phía nhà nước nên không tạo được tính chủ động trong sản xuất kinh doanh. Do vậy khi bắt đầu tiến hành cổ phần hoá công ty phải tự lực trong kinh doanh thì không có tiềm lực để phát triển. 3.4. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu 3.4.1. Nhóm biện pháp nhà nước 3.4.1.1. Tạo môi trường xuất khẩu thuận lợi Nhà nước cần tích cực hơn trong việc giám sát và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nên thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc đối thoại trực tiếp giữa chính phủ, các bộ ngành với các doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu Khi Việt Nam tham gia vào WTO những hỗ trợ từ phía nhà nước phải đảm bảo tính công bằng không vi phạm các nguyên tắc của WTO do đó nhà nước cần tích cực trong việc tổ chức các cuộc đối thoại, gặp gỡ tiếp xúc giữa các doanh nghiệp với Bộ ngành chính phủ đảm bảo sự thông hiểu luật pháp trong kinh doanh giải quyết được khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Việc tổ chức các cuộc họp tốn kém thì có thể tìm biện pháp như lập trang web riêng để có thể trực tiếp trao đổi, truy cập, tìm hiểu cũng như giải quyết các vướng mắc đảm bảo nhanh hiệu quả cho doanh nghiệp có thể tiến hành hội nhập chung với xu thế chung của thế giới. Nhà nước cũng nên đơn giản hoá thủ tục hành chính những bước tiến như một cửa một dấu, khai báo hải quan điện tử đang áp dụng thể hiện thiện chí hợp tác của Đảng, Chính phủ, Doanh nghiệp tạo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Ngược lại, những biện pháp như trợ giá xuất khẩu…thì không nên áp dụng. Ngay sau khi Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế thì phải thực hiện các cam kết như mở cửa thị trường dịch vụ, đồng thời xoá bỏ hình thức hỗ trợ trực tiếp tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các quốc gia. Vì vậy, nhà nước cần tiến hành nhanh chóng hệ thống pháp luật và phổ biến đến các doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp biết được các thông tin hữu ích phục vụ cho sản xuất kinh doanh., nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp vừa có khả năng tiếp xúc với thị trường bên ngoài vừa tránh được những tác động bất lợi do phải cạnh tranh. Bởi Việt Nam là một nước còn kém phát triển rất cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước nhất là trong xuất khẩu mà giờ đây những biện pháp trực tiếp đã bị cấm sử dụng thì nhà nước cần linh hoạt sử dụng những biện pháp hỗ trợ có thể để tạo một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp. Nhà nước, Bộ ngành địa phương, ban quản lý khu công nghiệp khi cấp phép đầu tư phải tuân theo quy hoạch đã duyệt tránh tình trạng đầu tư tràn lan hướng việc thuê gia công vào việc sản xuất nguyên liệu phụ liệu giầy để tạo sự sản xuất liên kết hợp tác doanh nghiệp giầy trong nước để cùng sản xuất tạo sự phát triển cho ngành giầy Việt Nam có cơ hội tự phát triển tránh tình trạng bị ép giá do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có vốn lớn chủ động thị trường sẵn sàng hạ giá thành nhằm tranh thủ các đơn hàng. 3.4.1.2. Đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu và đổi mới công nghệ trong nước Do hầu hết các doanh nghiệp nước ta đều phát triển theo hình thức gia công xuất khẩu nhập nguyên liệu xuất thành phẩm tức là bên đặt gia công sẽ cung cấp hầu hết các nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất kể cả một số thiết bị sau đó nhập lại thành phẩm hoặc tái xuất hay xuất trực tiếp sang thị trường tiêu thụ. Vì vậy ngành sản xuất nguyên liệu của ta không phát triển. Thực tế cho thấy có một số doanh nghiệp sản xuất được nguyên liệu cần thiết cho sản xuất thì không thể cạnh tranh với nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc. Những nguyên liệu cần thiết cho sản xuất giầy là: da thuộc, vải, giả da…và các phụ kiện như keo, băng dính, hoá chất…đều nhập là chủ yếu. Da thuộc là nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp giầy hàng năm vẫn phải nhập khoảng 50% nguyên liệu, những công ty như công ty da- giầy Hà Nội có khả năng tự sản xuất nguyên vật liệu thì trang thiết bị cho sản xuất quá cũ và lạc hậu chủ yếu từ những năm đầu thập kỷ 90 mặc dù chất lượng vẫn đảm bảo do công nghệ của ngành chế biến nguyên liệu thường chậm hơn so với các ngành khác nhưng kiểu dáng và mẫu mã xấu. Vải trong nước chỉ cung cấp được 20% cho sản xuất, giả da đây là nguồn nguyên liệu cho sản xuất giầy được làm với công nghệ simili tráng nhựa màng mỏng thiết bị đầu tư cho dây chuyền rất lớn nên hầu hết là nhâp khẩu thư Đài Loan. Các nguyên liệu khác như PE, PU, PVC, EVA…đều nhập khẩu, hoá chất các loại, keo dính, bao bì thì đã tiến hành tự sản xuất trừ một số công ty xuất khẩu sang EU đòi hỏi nhãn mác bao bì, nguồn gốc xuất xứ rất chặt chẽ thì phía đặt gia công cung cấp bao bì. Công nghệ cho sản xuất nguyên liệu giầy thì hầu như chưa có còn công nghệ để sản xuất thành phẩm giầy thì hầu như trong tình trạng đã cũ và lạc hậu nhưng chưa có vốn để đầu tư đổi mới hay trang bị thêm. Điểm qua tình hình nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất có thể thấy hiện nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng cho sản xuất bởi chưa được đầu tư để tự sản xuất trong nước. Lợi thế về nguồn nguyên liệu rẻ của ta vẫn chỉ là nguyên liệu thô chưa chế biến như các loại bông sợi còn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thì thua xa Trung Quốc, Đài Loan về cả giá cả lẫn chất lượng kiểu dáng mẫu mã. Chính vì vậy, nhà nước cần có biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất nguyên liệu cho sản xuất như vậy không những giúp cho công nghiệp nhẹ chế biến phát triển sử dụng được nguyên liệu thô trong nước mà hiện ta đang phải bán với giá rất rẻ đồng thời cũng khuyến khích những ngành sản xuất sản phẩm khác phát triển. Tạo được nguồn nguyên liệu giá rẻ tiết kiệm được ngoại tệ để đầu tư cho cơ sơ hạ tầng tiến hành hiện đại hoá các ngành công nghiệp. 3.4.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực Nguồn nhân lực trong ngành Da -Giầy được phân ra làm hai loại. Nếu lao động trực tiếp cho sản xuất thì không đòi hỏi trình độ cao, cũng như sự khéo léo. Nhưng lao động cho quản lý và thiết kế thì ngược lại, hiện loại thứ hai ở nước ta gần như chưa có và có thì đều ở dạng chưa phát triển. Đảng, Nhà nước cần có biện pháp cụ thể phối hợp với ngành Giầy- Da tiến hành tổ chức những trung tâm chuyên đào tạo cũng như thiết kế sản phẩm, thực tế ngành dệt may đã có trung tâm chuyên thiết kế các kiểu dáng mẫu mã nhưng ngành giầy thì hầu hết đều do phía nước ngoài cung cấp. Muốn đẩy mạnh sang xuất khẩu trực tiếp thì không thể thiếu yếu tố này, nhưng thực hiện được nó thì một doanh nghiệp khó có thể đảm đương được mà cần phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước cũng như hiệp hội giầy Việt Nam. Việc tiến hành xây dựng những trung tâm bồi dưỡng nhân lực cũng như việc tổ chức những show diễn nhằm cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với xu thế cũng như thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay để đưa ra những chủng loại mặt hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có như vậy, Việt Nam mới có thể đưa ra những chủng loại mặt hàng có chất lượng tốt có uy tín và giá thành cao. 3.4.1.4. Hỗ trợ xúc tiến thương mại Hiện các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu hoạt động theo qui mô vừa và nhỏ. Theo PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ, Phó trưởng khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường thế giới sẽ rộng mở cho các sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng cũng theo ông, để tận dụng được cơ hội này không phải dễ do những hạn chế về quy mô nhỏ, chi phí sản xuất cao, kiểu dáng sản phẩm đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao và thiếu mạng lưới phân phối, tiếp thị nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận trực tiếp được với thị trường nước ngoài. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng năm 2005, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã là 45.162 doanh nghiệp, bằng tổng số doanh nghiệp trước giai đoạn 2000. Do vậy, nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực quảng bá xúc tiến thương mại. Bằng việc thành lập các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài thu thập thông tin và phổ biến những thông tin từ các thị trường về cho các doanh nghiệp. Đồng thời với những thông tin về thị trường như nhu cầu đặc điểm, tính chất của hàng hoá Bộ thương mại và Thương vụ Việt Nam nên xây dựng một chiến lược tổng thể về thị trường giúp các doanh nghiệp định hướng được mặt hàng nào nên sản xuất và chất lượng chủng loại ra sao để có thể có chiến lươc sản xuất kinh doanh dài hạn chủ động. Tổ chức quảng bá thương hiệu bằng cách xây dựng hình ảnh thương hiệu tập thể để tập trung được tiềm lực của các doanh nghiệp ví dụ như nước mắm Nha Trang là một điển hình cho hình thức đó. Cung cấp thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp tạo được cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường . 3.4.2. Nhóm biện pháp từ phía công ty 3.4.2.1. Tạo vốn cho sản xuất Thiếu vốn là thiếu một trong ba nhân tố quan trọng để sản xuất kinh doanh, không có vốn công ty cũng không có điều kiện đầu tư cho dây chuyền sản xuất tạo điều kiện nâng cao đời sống cho lao động để lao động chuyên tâm cho sản xuất. Việc tìm nguồn vốn cho công ty có thể huy động từ nguồn vốn trong nước như chậm đầu tư thiết bị theo phương thức trả chậm trong dài hạn hoặc yêu cầu bên đối tác gia công trả tiền ngay sau khi tiến hành sản xuất xong. Tích cực kêu gọi vốn đầu tư từ tất cả các nguồn như tín dụng vốn tự có của công ty hoặc sự đóng góp đầu tư cuả các cổ đông phát hành cổ phiếu hoặc kêu gọi đầu tư. Chọn và lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh đảm bảo có hiệu quả từ đó mới hấp dẫn các nhà đầu tư. Sản xuất tiết kiệm nguyên liệu và điện nước tránh lãng phí và có dự định trước hạn chế về vốn, nguồn cung nguyên liệu gia công, hạn chế số lượng vật tư hàng hoá tồn đọng tăng cường vốn quay vòng. Thực hiện tốt chế độ hạch toán trong quản lý kinh tế để góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 3.4.2.2. Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và quản lý sử dụng tài sản Trong tình hình dây chuyền sản xuất đã cũ và lạc hậu việc đổi mới là cần thiết và đã thực hiện được nhưng bên cạnh đó công ty cũng cần biết phát huy tính sáng tạo của lao động để có sự cải tiến phát huy thiết bị đạt công suất và hiệu quả tối đa. Thiết bị hiện đại phải có mặt bằng sản xuất nhà xưởng phù hợp, đòi hỏi người vận hành có trình độ chuyên môn tốt đồng thời kết hợp với sự quản lý trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trong các công ty 100% vốn nước ngoài thì quản lý luôn được chú trọng những phương án sản xuất tốt như phương thức sản xuất just in time hoặc những phương án nhằm tiết kiệm tối đa nguyên liệu đầu vào và tránh được sư khấu hao máy móc.Việc đánh giá lại giá trị của máy móc thiết bị sản xuất chủ động tìm cách thay thế mở rộng nhà xưởng nhằm đạt hiệu quả tối ưu. 3.4.2.3. Tích cực tham gia tìm hiểu thị trường. Nắm bắt kịp thời thị hiếu nhu cầu người tiêu dùng hiện tại công ty đang hợp tác với đối tác GINFUN. Bên đối tác cung cấp cả đầu vào và đầu ra do công ty xuất phát điểm thấp, thiếu vốn và vừa chuyển đổi từ hình thức doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần chưa có khả năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu và thị trường sản phẩm. Để khắc phục tình trạng công ty cần tích cực chủ động tìm nguồn nguyên vật liệu trong nước thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu giá cao. Tìm hiểu cách thiết kế kiểu dáng mẫu mã của bên đối tác từ đó cử người có trình độ chuyên môn trong thiết kế cùng việc làm với chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm để học hỏi đồng thời giảm bớt chi phí do chuyên gia và nâng cao trình độ cho doanh nghiệp tạo điều kiện tự thiết kế phát triển được mẫu mốt trong tương lai chủ động không lệ thuộc vào đối tác. Tích cực tìm kiếm các nguồn tiêu thu để dần dần giảm bớt sự lệ thuộc vào doanh số xuất khẩu do bên đối tác cung cấp. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn thành đầy đủ đơn đặt hàng do bên đối tác GINFUN đặt gia công thì ta cần xem xét tìm hiểu đầu ra của thành phẩm được xuất sang đâu? Và qua hàng hoá nghiên cứu về tập quán tiêu dùng thị hiếu của họ tích luỹ thêm hiểu biết về thị trường các nước thứ ba nhằm tìm hướng mở rộng thị trường tiêu thụ 3.4.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm Trong điều kiện sản xuất theo cơ chế thị trường yếu tố chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định của doanh nghiệp. Do đó, nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết, công ty sẽ cung cấp những sản phẩm chất lượng cao thoả mãn nhu cầu khách hàng. Đối với thị trường khó tính như Châu Âu yếu tố giá cả là một vấn đề nhưng nếu chất lượng cao thì những sản phẩm đó vẫn dễ dàng được chấp nhận. Những sản phẩm khi vào thị trường này phải là những sản phẩm có các tiêu chuẩn như ISO9001 hay SA 14000…Việc Việt Nam bước vào sân chơi chung của thế giới cũng cần phải đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện những bộ tiêu chuẩn trên có như vầy hàng hoá Việt Nam mới có thể có được vị thế trên thị trường thế giới tình trạng Việt Nam là quốc gia xuất khẩu giầy da thứ tư thế giới nhưng không ai biết được điều này và Giầy- Da Việt Nam vẫn hoạt động theo hình thức gia công là chính.Nhận thức điều đó công ty đã có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng như tiến hành kiểm tra định kỳ hàng tháng quí, năm, đối với máy móc lập kế hoạch bảo trì và sửa chữa nếu có hư hỏng. Đào tạo đội ngũ công nhân để có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng lập ban kiểm tra có mặt của chuyên gia nước ngoài kiểm tra sản phẩm trước khi lưu hành trên thị trườn. Tất cả sản phẩm lỗi đều bị thu hồi đem thanh lý với gia thấp không đóng gói cho xuất khẩu. Nguyên liệu luôn được đảm bảo mặt chất lượng và cung ứng được thời hạn tránh giữ kho lâu ngày vừa tốn chí phí bảo quản vừa khỏi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 3.4.2.5. Tăng cưòng công tác đào tạo nâng cao trình độ người lao động tổ chức quản lý sản xuất. Cần có các giải pháp nhanh mạnh nữa để phát triển nguồn nhân lực có trình độ đi vào cơ cấu kinh tế tối ưu, có điều kiện phát huy triệt đê nguồn nhân lực sẵn có tạo chất lượng lao động đáng kế. Thu hút lao động tại địa bàn thành phố Hải Dương cũng như tại các huyện trong tỉnh tham gia vào hoạt động sản xuất và tiến hành đào tạo căn bản tránh dựa vào hình thức kèm cặp tay nghề dễ dẫn đến tình trạng thụ động do lao động không có kiến thức gặp phải mẫu mới không biết làm hoặc không có khả năng sáng tạo rơi vào tình trạng thụ động máy móc. Đào tạo phải đi vào đào tạo có hệ thống kết hợp giữa doanh nghiệp với trung tâm đào tạo nghề và phân rõ từng loại lao động, công nhân kỹ thuật công nhân nghiệp vụ, quản lý. Thường xuyên tổ chức đặt thi tay nghề, để phân cấp khuyến khích sáng tạo, ai có biện pháp quản lý hoặc cải tiến dây chuyên công nghệ cung như sản phẩm sẽ được thưỏng tuyên dương hoặc tăng lương thăng chức… Điều đó không những giúp tạo ra sản phẩm tốt nâng cao hiệu quả mà còn tạo ra không khí thi đua để cán bộ công nhân viên trong thập thể công ty không ngừng sáng tạo học hỏi hiện công tác thiết kế kiểu dáng mẫu mã sản phẩm chưa có và còn yếu chủ yếu công việc này do các chuyên gia nước ngoài thực hiện nên cần phải có kế hoạch triển khai. Mặt tổ chức quản lý cũng cần quan tâm do quen với tác phong của doanh nghiệp nhà nước bao cấp lãi nộp nhà nước lỗ nhà nước bù, doanh nghiệp không mấy quan tâm thực sự đến hiệu quả doanh nghiệp. Khi tiến hành cổ phần hoá toàn bộ máy ai đã vào ảnh hưởng đến việc quản lý của tập thể cán bộ công ty. Do vậy, cần phải có những biện pháp để cho cán bộ công nhân viên ý thức đến sự phát triển của công ty đó là không hỗ trợ nhà nước. Mọi cá nhân đều phải nỗ lực bởi hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý cũng cần rõ ràng minh bạch có thưởng phạt rõ ràng, nếu cá nhân nào có đóng góp đều được thưởng ngược lại đều bị phạt theo hình thức khấu trừ vào lương.Sắp xếp tổ chức quản lý tại các phân xưởng để phát huy tối đa năng lực sản xuất của phân xưởng. Bố trí số lượng lao động gián tiếp phụ hợp nhiệm vụ công việc tránh để nhiều phòng ban quản lý vừa tăng chi phí vừa kồng kềnh khó quản lý. Tóm lại, chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường với cơ chế hạch toán trong kinh doanh, Ngành Da- Giầy đã sớm tiếp thu và hoà nhập với sự phát triển chung của đất nước và làm cho lao động phổ thông thì hạn chế về máy móc thiết bị công nghệ, trình độ, nên ngành Da – Giầy Việt Nam chỉ tồn tại chủ yếu dưới hình thức gia công. Đây không chỉ là điều băn khoăn riêng của công ty mà còn của Ngành Da - Giầy.Để có thể vượt qua khó khăn này trước hết mọi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ ngành Da- Giầy nói chung phải tích cực vươn lên khẳng định mình bên cạnh đó thì bộ ngành Đảng và Chính phủ cũng cần có biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, nhằm giảm bớt cạnh tranh của doanh nghiệp trong tình trạng còn non kém. Có sự đoàn kết phấn đấu cùng với những ưu đãi từ phía nhà nước trong tương lai không xa Việt Nam có thể đứng vững trên cương vị một nhà sản xuất xuất khẩu giầy ra thị trường thế giới. KẾT LUẬN Việt Nam là một quốc gia đang chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới. Điều đó được thể hiện trên mọi lĩnh vực với phương châm phát huy nội lực là chính đồng thời tân dụng những thuận lợi từ phía bên ngoài nhằm đưa nước ta tiến kịp với nền kinh tế thế giới. Chúng ta đã áp dụng chiến lược “hướng về xuất khẩu” thay cho chiến lược “ thay thế nhập khẩu” và coi đây là nguồn cung cấp ngoại tệ chủ yếu. Nhận thức được những lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ, tài nguyên dồi dào nhưng lai thiếu vốn khoa học, công nghệ còn lạc hậu chưa phát triển nên hình thức gia công xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng. Qua đó chúng ta vừa giải quyết được công ăn việc làm cho rất nhiêu lao động, vừa thu được ngoại tệ lại có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại, đưa trình độ sản xuất ở nước ta phát triển nhanh hơn. Ngành công nghiệp Da- Giầy nước ta tuy đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế những vẫn còn non kém so với ngành công nghiệp Da-Giầy của thế giới. Hình thức kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là gia công xuất khẩu, trong đó có công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, để có thể đứng vững và phát triển được các công ty phải luôn cố gắng đổi mới về mọi mặt, nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Từ đó tăng khả năng sản xuất, tạo mối quan hệ với nhiều đối tác và nâng cao uy tín của doanh nghiệp ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Qua quá trình thực tập, nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kết hợp với những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mục tiêu chiến lược phát triển của ngành Da- Giầy Việt Nam em xin đưa ra mọt số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng. Danh mục tài liệu tham khảo GS.PTS. Tô Xuân Dân và PTS. Đỗ Thường Lạng, “Giáo trình kinh tế quốc tế” NXB Thống kê,2000 PGS.TS. Nguyễn Thị Hường, “Giáo trình kinh doanh quốc tế” NXB Lao Động – Xã hội, 2003 Thời Báo kinh tế Việt Nam 2006 – 2007 Xuất khẩu sang Hoa Kỳ những điều cần biết, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Hà Nội, 2005-2006 TS. Hồ Sĩ Hưng, Nguyễn Việt Hưng, “ Cẩm nang xâm nhập thị trường Mỹ”, NXB Thống Kê, 2003 Nguyễn Tiến Thuận, “Xúc tiến thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, NXB Tài chính, 2007 Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ thương mại trường ĐH Ngoại Thương, 2003 PGS.TS. Nguyễn Thị Hường, “Quản trị dự án đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ”, NXB Thống Kê, 2000 Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động, 2003 PGS.TS. Vũ Chí Lộc, “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Âu”, NXB Lý luận chính trị, 2005 Cẩm nang cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam, 2005 Nghị định 12/2006/NĐ-CPnguầy 23/01/2006, Qui định chi tiết thi hành luật thương mại và hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý mua bán gia công và quá cảnh với hàng hoá nước ngoài Ths. Phùng Ngọc Bảo, “Tình hình ngành công nghiệpDa- Giầy và vấn đề nguyên phụ liệu cho ngành”, Tạp chí kinh tế phát triển số 23 Tháng 5-2003 Chung Kiệt, Phương Thanh, “Doanh nghiệp khát thợ lành nghề”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tháng3-2004 Một số trang Web www.apparelandfootwear.org www.lefaso.org.vn www.mot.org.com www.Vieteconomy.com www.Vnn.vn.com www.Vietrade.gov.com MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ Lời mở đầu 1 Chương 1. Lý luận chung về hoạt động gia công xuất khẩu của ngành Da- Giầy trong tiến trình hội nhập 4 1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế 4 1.2. Hoạt động gia công xuất khẩu và vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu 5 1.2.1. Khái niệm 5 1.2.2. Đặc điểm, vai trò hoạt động gia công xuất khẩu 6 1.2.3. Các hình thức gia công xuất khẩu 7 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sư phát triển của ngành Da- Giây 7 1.3. Vị trí ngành Da- Giầy trong nền kinh tế quốc dân 10 1.3.1. Vị trí ngành Da- Giầy trong nền kinh tế 10 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Da- Giầy 12 1.4. Một só thị trường Gia- Giầy của Việt Nam trên thế giới 13 1.4.1. Thị trường Mỹ 13 1.4.2. Thị trường EU 15 1.4.3. Thị trường Nhật Bản 17 1.4.4. Một số thị trường khác 17 Chương 2. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng 19 2.1. Tổng quan về công ty 19 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 19 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, cơ câu, bộ máy tổ chức quản lý 21 2.2. Tình hình sản xuất gia công xuất khẩu giầy của công ty 25 2.2.1. Các nguồn lực sản xuất 26 2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng 26 2.2.1.2. Vốn 28 2.2.1.3. Lao động 29 2.2.1.4. Công nghệ 31 2.2.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty 33 2.2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 33 2.2.2.2. Chủng loại mặt hàng giầy xuất khẩu 35 2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu của công ty 36 2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động gia công xuất khẩu của công ty 39 2.2.3.1. Những mặt đạt được 39 2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế 40 2.2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng đó 41 Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty 43 3.1. Phương hướng sản xuất củ ngành Da- Giầy Việt Nam trong tiến trình hội nhập 43 3.2. Chiến lược kinh doanh của công ty 45 3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động gia công xuất khẩu 48 3.3.1. Thuận lợi 48 3.3.2. Khó khăn 49 3.4. Một số biện pháp đối với công ty 50 3.4.1. Nhóm biện pháp nhà nước 50 3.4.1.1. Tạo môi trường xuất khẩu thuận lợi 50 3.4.1.2. Đầu tư phát triển nguyên phụ liệu và đổi mới công nghệ trong nước 52 3.4.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực 53 3.4.1.4. Hỗ trợ xúc tiến thương mại 54 3.4.2. Nhóm biện pháp từ phía công ty 54 3.4.2.1. Tạo vốn cho sản xuất 54 3.4.2.2. Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và quản lý sử dụng tài sản 55 3.4.2.3. Tích cực tham gia tìm hiểu thị trường 55 3.4.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm 56 3.4.2.5. Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ người lao động trong tổ chức quản lý 57 Kết luận 59 Danh mục tài liệu tham khảo 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0444.doc
Tài liệu liên quan