Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu máy móc tại công ty máy xây dựng và thương mại Việt Nhật: Thực trạng và giải pháp

Hiện nay với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của buôn bán thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng nhiều mang lại nguồn thu cho các doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên hoạt động này không đơn giản mà phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Doanh nghiệp thực hiện tốt công việc này không nhiều nhất là doanh nghiệp có những tầm tư duy chiến lược bắt kịp thời đại hội nhập như Việt Nhật CMT. Qua thời gian thực tập tại Công ty Việt Nhật CMT, dựa trên cơ sở lý luận về quản trị kinh doanh thương mại quốc tế, chuyên đề đã tập trung đi sâu nghiên cứu thực tiễn hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị và kinh doanh nhập khẩu của công ty Việt Nhật CMT. Từ đó đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán tại công ty như: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường máy móc thiết bị trong nước và quốc tế; Hoàn thiện hoạt động giao dịch và đàm phán ký kết hợp đồng; Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty nhất là bộ phận xuất nhập khẩu. Việc nghiên tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị ở Việt Nhật CMT giúp em hiểu rõ hơn rất nhiều về những gì đã được học trong bốn năm qua. Đồng thời chuyên đề có thể giúp công ty phần nào trong việc khắc phục mặt yếu và tăng cường mặt mạnh của mình. Ngoài ra còn giúp cho những người muốn tìm hiểu để khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế quốc tế có thể học hỏi.

doc59 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu máy móc tại công ty máy xây dựng và thương mại Việt Nhật: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u USD, năm 2008 là 0,259 triệu USD tăng 22,17% so với 2007, năm 2009 là 0,318 triệu USD tăng 22,78% so với 2008; chiếm tỷ trọng tương ứng là 36,87%, 33,33%, 28,02% tổng kim ngạch nhập khẩu phụ tùng. 1.4.2 Thị trường nhập khẩu của công ty Việt Nhật CMT Đúng như chính tên của mình Việt Nhật CMT chủ yếu giao dịch đối tác với bạn hàng Nhật Bản. Nhưng nền kinh tế Mỹ lại là nước đúng đầu thế giới về loại máy này, và Trung Quốc hiện đang là nền kinh tế phát triển mạnh, nên công ty còn nhập khẩu của cả Mỹ và Trung Quốc và Singapore…. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa máy xây dựng và phu tùng, phụ tùng công ty nhập chủ yếu từ bên Trung Quốc chứ ít nhập từ Nhật Bản Bảng 4.1: Kim ngạch nhập khẩu tính theo thị trường của công ty Viêt Nhật CMT giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: Triệu USD Tên nước nhập khẩu Giá trị nhập khẩu 2007 2008 2009 Nhật Bản 5,303 6,252 7,514 Trung Quốc 1,167 1,405 1,710 Singapore 0,312 0,413 0,603 Nước khác 0,0 0,199 0,233 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty từ các thị trường đều tăng qua 3 năm. Năm 2008, đứng đầu về tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu là thị trường các nước khác, tăng 105,15% so với 2007. Tiếp theo là thị trường Singapore tăng 30,37%, thị trường Trung Quốc tăng 20,39% và cuối cùng là thị trường Nhật Bản tăng 17,9% so với 2007. Nhưng đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu là thị trường Nhật Bản, đạt 6,252 triệu USD tăng 17,9% so với 2007 và thấp nhất là thị trường nước khác đạt 0,199 triệu USD. Năm 2009, thị trường đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch lớn nhất là thị trường Singapore, tăng 60,00% so với 2008. Theo sau là thị trường Trung quốc tăng trưởng 21,71%, thị trường Nhật Bản tăng 20,19% và thị trường khác tăng 17,08%. Giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt cao nhất vẫn là thị trường Nhật Bản 7,514 triệu USD, thấp dần thị trường Trung Quốc là 1,710 triệu USD, thị trường Singapore là 0,603 triệu USD và thấp nhất là thị trường các nước khác 0,233 triệu USD. Công ty có nhiều nhà cung cấp nhưng hàng công ty nhập hàng của 2 hãng Sumitomo và Yanmar là chủ yếu. Nếu chia theo số lượng máy nhập theo nhà cung cấp ta có thể chia máy nhập của công ty theo các hãng như sau Hình 1.1: Cơ cấu máy nhập khẩu theo hãng sản xuất của công ty Việt Nhật CMT năm 2009 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Nhìn trên biểu đồ ta thấy công ty nhập đến 60% máy của Sumitomo, điều này cũng dễ hiểu do Việt Nhật CMT là đại lý độc quyền cho Sumitomo nên khi nhập máy của Sumitomo công ty được rất nhiều sự hỗ trợ về kỹ thuật và vốn cũng như các chính sách khuyến mại. Một bạn hàng hữu hảo nữa của công ty phải kể đến đó la Yanmar số lượng máy nhập cũng lên tới 30% tổng số máy đã nhập trong thời gian qua. Các nhà cung cấp của công ty đều là các bạn hàng lâu năm nên sức ép từ nhà cung cấp đến công ty khá mờ nhạt. Nhưng để phục vụ cho các chiến lược phát triển trong tương lai công ty vẫn tiếp xúc và nhập khẩu máy móc của các nước khác như Italia, Hàn Quốc và Singapore nó chiếm khoảng 10% số lượng hàng nhập về. Để nắm thế chủ động hơn và không bị nhà cung cấp gây sức ép thì công ty phải mở rộng thêm các mối hàng mình khác. Phải tổ chức tìm kiếm thông tin của các thị trường khác nữa. 1.4.3 Thị trường tiêu thụ máy móc, thiết bị của công ty Viet Nhat CMT Là nhà đại lý phân phối nên thị trường của Viet Nhat CMT chủ yếu là thị trường trong nước. Công ty luôn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về máy móc xây dựng và các phụ tùng cho bất cứ khách hàng nào trên 64 tỉnh thành phố một cách nhanh nhất với chất lượng cao. Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn có thị trường Lào, Campuchia, Mông Cổ, sắp tới trong tương lai gần là thị trường các nước Châu Phi. Với thị trường tiêu thụ không lớn nhưng cường độ cạnh tranh của các công ty đối thủ cạnh tranh cũng tương đối lớn nên công ty phải luôn đáp ứng các hợp dồng một cách nhanh chóng chính xác và chất lượng tốt nhất là sự lựa chọn của các khách hàng. Thị trường miền bắc chiếm khoảng 70% các hợp đồng đặt hàng, miền nam chiếm khoảng 20% số lượng hợp đồng, còn lại là thị trường miền trung. Miền Nam một thị trường khá tiềm năng và rộng lớn nhưng phần trăm lượng hợp đồng chiếm thì không lớn. Đây cũng là vấn đề mà công ty quan tâm, xem xét thấy khả năng cạnh tranh của công ty ở thị trường này là không cao do công ty vẫn chưa có trụ sở đại diện giao dịch trong đó.Vì vậy công ty đang xúc tiến hoàn tất công việc để có thể xây dựng một trụ sở giao dịch cho công ty ở trong Thành Phố Hồ Chí Minh để có thể khai thác tốt hơn thị trường này. Với các sản phẩm chính hãng được nhập là một lợi thế cho công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo niềm tin cho khách hàng có nhu cầu. Bạn hàng trong nước: khu khai thác than Quảng Ninh, tập đoàn công nghiệp và các công ty các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy điện, xi măng… 1.4.4 Sản phẩm nhập khẩu của công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật Sản phẩm chính mà công ty cung cấp cho thị trường là các máy xây dựng và các phụ tùng khác. Là nhà nhập khẩu công ty nhập các máy móc thiết bị và phụ tùng của nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới khác nhau bán trên thị trường Việt Nam nên ta có thể tạm chia sản phẩm mà công ty nhập như sau: Máy xây dựng của hãng Sumitomo( Nhật Bản) Chế tạo, sản xuất máy xây dựng là một lĩnh vực kinh doanh hết sức thành công của Sumitomo - một trong những tập đoàn hùng mạnh và lâu đời bậc nhất tại Nhật Bản. Chỉ được sản xuất tại thành phố Chiba, Nhật Bản và toàn bộ quá trình thiết kế, sản xuất, phân phối được kiểm soát vô cùng chặt chẽ, máy xây dựng mang thương hiệu Sumitomo ngày càng nổi tiếng trên toàn cầu bởi chất lượng, sự hoàn hảo và độ tin cậy. Là đại lý độc quyền của Sumitomo tại Việt Nam, công ty không chỉ cung cấp đến khách hàng tất cả các loại máy xúc đào thủy lực có trọng lượng từ 7 đến 80 tấn mà còn cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo trì, tư vấn kỹ thuật và cung cấp phụ tùng chính hãng cho toàn bộ các sản phẩm này. Hai sản phẩm hay được nhập nhất Máy xúc đào Việt Nhật CMT có thể cung cấp tất cả các chủng loại của máy xúc đào thủy lực Sumitomo như sau Loại Trọng lượng( tấn) Dung tích gầu(m3) Công suất(kw) Nhỏ 12-17 0,25-0,7 70-90 Trung bình 20-35 0,5-2,2 110-200 Lớn 45-80 1,6-5,0 250-400 Bán kính quay toa nhỏ nhất 7-24 0,1-1,1 40-100 Máy rải bê tông atfan Công ty có thể cung cấp máy rải thảm nhãn hiệu Sumitomo có chiều rộng lớp rải từ 2,3 đến 6,0 m. Máy xây dựng của hãng Yanmar (Nhật Bản) Yanmar không phải là một thương hiệu quen thuộc tại thị trường Việt Nam. Với gần 100 năm kinh nghiệm từ ngày sản xuất những chiếc động cơ diesel đầu tiên, ngày nay, động cơ, máy phát điện, máy thủy, máy xây dựng, máy nông nghiệp và rất nhiều sản phẩm khác nữa của Yanmar đang được cả thế giới tin dùng và ưa chuộng. Công ty rất tự hào là đại lý được Yanmar chỉ định tại Việt Nam phân phối và cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì, tư vấn kỹ thuật và cung cấp phụ tùng chính hãng cho các sản phẩm máy xây dựng công suất nhỏ ( bao gồm xúc đào, xúc lật và máy xúc đào - xúc lật mini) Máy xúc đào mini Viet Nhat CMT có thể cung cấp các loại máy xúc đào Mini có trọng lượng dưới 7 tấn, dung tích gầu từ 0,02 đến 0,15 m3 và công suất từ 7 đến 40 kw. Máy xúc lật mini Công ty cung cấp các loại máy xúc lật Mini có trọng lượng từ 1 đến 3,5 tấn, dung tích gầu từ 0,15 đến 0,5 m3, công suất động cơ từ 12 đến 40 kw. Máy xúc đào – xúc lật Cung cấp các loại máy xúc lật Mini có trọng lượng đến 3,5 tấn, công suất động cơ từ đến 27 kw. Phụ tùng máy xây dựng Một trong những quan tâm hàng đầu của tất cả các quý khách hàng khi mua các sản phẩm máy xây dựng là phụ tùng thay thế cho các máy móc và thiết bị đó. Chúng tôi mang đến một giải pháp toàn diện cho quý khách bằng việc cam kết cung cấp các phụ tùng chính hãng cho máy Sumitomo và Yanmar cũng như các phụ tùng OEM cho các loại máy mang thương hiệu khác như CAT, Komatsu, Hitachi, Kobelco, Volvo... đảm bảo chất lượng với chi phí hợp lý nhất. Luôn luôn lựa chọn kỹ lưỡng các nhà cung cấp thực sự có uy tín từ những nước công nghiệp hàng đầu: ITM, Verco, ETP (Italia), PE (Nhật Bản), Donaldson (Mỹ), CF, Toungmung (Hàn Quốc)... ngày càng đa dạng về chủng loại sản phẩm, không ngừng cải tiến phương thức quản lý và phân phối sản phẩm đến tận tay người sử dụng, chắc chắn quý khách sẽ cảm thấy hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi Phụ tùng chính hãng Là nhà phân phối độc quyền và đại lý bán hàng Máy xúc đào thủy lực Sumitomo và máy xây dựng Yanmar tại Việt nam, Viêt Nhật CMT cam kết sẽ cung cấp tất cả các loại phụ tùng chính hãng Sumitomo và Yanmar. Sử dụng phụ tùng chính hãng để đảm bảo máy móc và thiết bị luôn vận hành với hiệu quả cao nhất. Phụ tùng OEM Có rất nhiều nhà sản xuất phụ tùng nổi tiếng trên thế giới (ITM, Donaldson, TPI…) là các nhà cung cấp cho các hãng sản xuất máy xây dựng như Komatsu, Caterpillar, Hitachi, Kobelco, Volvo… Công ty có thể cung cấp sản phẩm - phụ tùng OEM và After market của các nhà sản xuất phụ tùng này cho quý khách. Nhờ hoạt động lưu kho, phân phối và giao dịch được phối hợp chặt chẽ, công ty có khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Máy xây dựng đã qua sử dụng Các loại máy được Việt Nhật CMT nhập khẩu trực tiếp bởi các đối tác hết sức tin cậy từ Nhật Bản, Hoa Kỳ với chủng loại vô cùng đa dạng, các thiết bị đã qua sử dụng của chúng tôi sẽ là sự lựa chọn thích hợp với các khả năng tài chính khác nhau của quý khách hàng. Công ty có thể cung cấp tất cả các chủng loại máy xây dựng đã qua sử dụng: Máy xúc đào, máy xúc lật, máy ủi, máy khoan, cần cẩu, xe lu, máy rải thảm bê tông atfan... với chất lượng và giá cả phù hợp. Dâu mỡ cho các thiết bị máy móc Công ty nhập các loại dầu mỡ của các hãng nổi tiếng với chất lượng cao đảm bảo cho máy móc hoạt động với năng suất cao. 1.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG 1.5.1 Ưu điểm + Kinh doanh hoạt động tốt Nhìn vào bảng doanh thu, và lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng mạnh qua các năm là cơ hội tốt để công ty mở rộng quy mô trở thành công ty lón, quy mô lớn để đủ sức thu hút và đáp ứng các đơn đặt hàng của nhà nước. Chính vì kết quả hoạt động kinh doanh tốt như vậy nên các ngân hàng và tổ chức tín dụng mới tin tưởng cho vay các khoản vốn đột xuất nhiều. Và cũng nhờ đó mà SUMITOMO đã tin cậy lựa chọn làm đại lý hoa hồng độc quyền tại Việt Nam một vinh dự và yếu tố sức mạnh trong công cuộc cạnh tranh hội nhập kinh tế quốc tế và sẽ có một loạt các doanh nghiệp nước ngoaì sắp vào Việt Nam đầu tư + Nắm bắt và vận dụng tốt các yếu tố truyền thông tin liên lạc hiện đại vào hoạt động kinh doanh Hiếm có doanh nghiệp tư nhân nào quy mô nhỏ có được các trang thiết bị thông tin liên lạc tốt như Việt Nhật CMT: Mỗi nhân viên đều được sở hữu một máy vi tính chất lượng cao nối mạng có Webcam và Chatvoice. một máy điện thoại bàn với số riêng nội bộ, một không gian làm việc riêng, máy Fax, photocopy chất lượng dùng chung cho công ty. Một mô hình ứng dụng thương mại điện tử ở mức thấp ở công ty : mọi công tác giao dịch được thực hiện qua mạng Điện tử, thanh toán “Chuyển tiền bằng điện”, giao dịch với ngân hàng, chào hàng, ngã giá, tìm khách hàng, thông báo kế hoạch kinh doanh… + Đang là đại lý độc quyền cho một thương hiệu mạnh của Nhật Bản được hỗ trợ về tài chính rất nhiều, công ty không phải mất công tìm hiểu nghiên cứu thị trường đối tác nữa, cũng không bị áp lực về thanh toán hay tồn đọng hàng nếu lấy hàng của thương hiệu SUMIMOTO. Đây quả thực là một hình thức thông minh để cạnh tranh lại các hãng máy nước ngoài trong thời gian tới, một màu sắc ấn tượng cho thương hiệu mà công ty đang gầy công xây dựng. Nhu cầu máy mới không còn khan hiếm như trước kia, bởi sự thay đổi trong tư duy khách hàng muốn có máy mới và tốt để đảm bảo chất lương công trình và việc hạn chế nhập khẩu những máy móc cũ ảnh hưởng ô nhiễm đến môi trường, rác thải công nghiệp + Chủ yếu làm việc với các đối tác Nhật Bản, thiết lập mối quan hệ tốt với họ, là đối tác được đánh giá cao trong hoạt động kinh doanh. Người Nhật bản nổi tiếng là trọng chữ tín và chất lượng trong kinh doanh,chọn họ làm bạn hàng thì không có quá nhiều để lo lắng: Vừa qua trong quan hệ chính trị., nước ta và Nhật đã tiến thêm một bước nữa trong quan hệ, tóm lại có thể nói họ là nước rất có thiện chí trong quan hệ với nước ta, thông cảm và giúp đỡ Việt Nam nhiều + Mặt hàng kinh doanh được nhà nước khuyến khích nhập khẩu Không nằm trong hạng mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu mà còn ngược lại máy móc thiết bị xây dựng mà công ty nhập khẩu được coi là giúp đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Góp phần vào phân công lao động quốc tế, giải quyết vệc làm nên thuế nhập khẩu bị đánh bằng Không, ít bị hải quan kiểm tra quá gắt gao + Trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại và Việt Nam vừa mới gia nhập WTO nên hoạt động này càng được gạt bỏ bớt rào cản, được hỗ trợ nhiều mặt của nhà nước giúp doanh nghiệp Việt Nam nói chung hội nhập và doanh nghiệp Việt Nhật CMT nói riêng hội nhập. + Văn hóa công ty Việt Nhật CMT. Một nét văn hoá đăc biệt trong công ty là sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở phân công chuyên môn hoá từng khâu, từng công việc, giai đoạn trách nhiệm cho từng người. Cũng chính nhờ một phần cách bố trí bàn làm việc của các nhân viên bằng những khoang gỗ, đảm bảo riêng tư và dễ dàng trao đổi ý kiến rút gọn khoảng cách đi lại. Giám đốc tiện quản lý nhân viên, đúc thốc họ làm việc. Giống như một gia đình công việc, các thành viên luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để cùng hoàn thành công việc chung. Ai có công việc người nấy, mức lương bổng xứng đáng nên không có hiện tượng thiếu hợp tác trong nội bộ công ty xảy ra. 1.5.2 Hạn chế và nguyên nhân + Quy mô nhỏ và các khó khăn về vốn: Doanh thu không lớn, lợi nhuận thuần không lớn, tri giá tài sản, số lượng các công nhân viên trong công ty, số năm tồn tại chính thức mới được gần 7 năm. Vậy quy mô nhỏ này giống như : “ Lưới nhỏ đánh cá nhỏ, lưới lớn bắt cá to” chính vì vậy nên công ty cũng chỉ đảm đương và có được những cơ hội xứng với quy mô của mình. Do thông thường khi mua mặt hàng của công ty, khách hàng cũng có các cân nhắc lựa chọn tìm hiểu rất kỹ, họ dễ lưa chọn một công ty bề thế hơn là công ty nhỏ bé. Quy mô nhỏ này là một hạn chế rất lớn, các nhân viên luôn làm phải làm việc quá tải để đáp ứng công việc. Vì quy mô nhỏ mà đành ngậm ngùi nhìn cơ hội lớn đi qua, do không đủ trình độ quy mô vốn để làm được yêu cầu quá cao của khách hàng. Vì quy mô nhỏ nên dễ bị yếu thế trên bàn đàm phán, phải chịu theo kẻ mạnh hơn. Trên thực tế công ty đã không ngừng hoàn thiện , phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao để có thể làm chủ sản phẩm và kỹ thuật của các thiết bị hiện đại để từ đó có thể làm tốt cai trò tư vấn, cung ứng sản phẩm dịch vụ toàn diện nhất cho khách hàng. Để làm tốt công việc đòi hỏi nhân viên nắm tốt các kỹ năng ngoại thương, không chỉ một bộ phận mà phải là tất cả các bộ phận cùng cố gắng, phối hợp với nhau bởi đây là hoạt động có nhiều giai đoạn mắt xích phải đồng bộ và làm việc theo nhóm. + Ít khi giành được quyền thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa: Vì giá trị hợp đồng không nhỏ lại thường xuyên thì ký kết hợp dồng bằng điều kiện CIF cảng đến, sẽ chịu mức phí tổn bảo hiểm và vận tải khá cao, thụ động trong nhận hàng phải phụ thuộc vào bên xuất khẩu thuê tàu, còn có thể gặp khó khăn trong khiếu nại đòi bồi thường tổn thất nếu xảy ra. Mất đi khoản tiền hoa hồng của người vận chuyển và người bảo hiểm dành cho khách hàng của họ + Văn phòng giao dịch khá xa so với kho bãi: Nhìn lên trên bản đồ Hà Nội thấy văn phòng làm việc giao dịch ở khu Thanh Xuân – Láng hạ còn khu kho bãi thì ở tận đường quốc lộ 5. Nguyễn Văn Linh – Gia Lâm, hai nơi ở hai đầu Hà Nội. Khoảng cách xa như vậy là một khó khăn đi lại cho nhân viên xuất nhập khẩu xuống kho bãi xem hàng giao dịch và về văn phòng, hoặc cho lãnh đạo có thể thực hiện tốt công việc quản lý quản trị nhân viên của mình ở cả hai nơi. + Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp thương mại Mới xuất hiện tại Việt Nam 3 năm, dưới cái tên Việt Nhật CMT nên chưa tạo dựng được thương hiệu, nhưng mỗi khách hàng đã qua sử dụng sản phẩm của công ty đều chung một cảm nhận “ Uy tín” từ cung cách phục vụ và sản phẩm của công ty. Nhật Bản là một thương hiệu lớn, nên máy móc, phụ tùng của họ cũng đã mang uy tín thương hiệu. Song đó chỉ là uy tín của sản phẩm nhưng công ty Việt Nhật chưa thực sự tạo dựng được thương hiệu cho công ty của mình Bản thân thương hiệu Sumitomo là một trong 4 tập đoàn lớn nhất tại Nhật Bản, được công nhận là thương hiệu mạnh có uy tín. Đã khẳng định được thương hiệu tại thị trường Châu Âu và Mỹ Latinh nhưng mới xuất hiện tại Viêt Nam trong 3, 4 năm gần đây. Vậy hiện tại thương hiệu Việt Nhật CMT còn chưa mạnh mà cần có hẳn một chiến lược xây dựng thương hiệu cho công ty. Đây sẽ là vũ khí cạnh tranh đắc lực và nhất thiết phải có cho công ty nếu muốn tồn tại, cạnh tranh, vươn lên trong thời kỳ hội nhập như hiện nay + Khó khăn chung hiện nay, cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam Cơ hội mở của thị trường nhập khẩu do WTO mang lại, đi kèm với thách thức chỉ trong một vài năm gần đây thôi công ty sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh của các công ty từ chính quốc sang đầu tư tại Việt Nam. Với các lợi thế bán máy chính gốc, không qua trung gian nhập khẩu mà từ họ mang trực tiếp về Việt Nam, hiển nhiên một phép lập luận đơn giản sẽ thấy họ thu hút hết các khách hàng trong nước với giá thấp và mác nước ngoài vì người Việt vốn hay sính ngoại. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật được thành lập năm 2003 với chức năng chính là buôn bán máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ các ngành giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, kiểm định đo lường. Sau bảy năm hoạt động, công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các thương hiệu nổi tiếng; đặc biệt trở thành đại lý độc quyền cho một thương hiệu mạnh của Nhật Bản; doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh qua các năm. Tuy đã đạt những kết quả như vậy nhưng quy mô của công ty vẫn còn nhỏ và có những khó khăn nhất đinh về vốn. Qua phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu ở trên đã khái quát tình hình hoạt động xuất khẩu máy móc, thiết bị của công ty trong thời gian qua. Đánh giá được những thành tựu và khó khăn tồn tại của hoạt động này từ đây doanh nghiệp có thể xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy được những điểm mạnh và khắc phục được những điểm yếu, trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong 10 năm tới. CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 2.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 2.1.1 Phương hướng kinh doanh của công ty đến năm 2015 + Mục tiêu tăng trưởng nhanh: phải luôn cao hơn mức bình quân toàn ngành. + Có vị thế cạnh tranh lớn hơn: Vượt qua đối thủ tư nhân như Trường Thành và Đông Á….. hiện đang là các đối thủ trong cũng lĩnh vực, trở thành cái tên ưu tiên trong danh mục các lựa chọn hãng để lấy hàng của khách hàng. Không còn bị yếu thế về khả năng cung cấp nguồn hàng so với các doanh nghiệp nhà nước + Tạo dựng thương hiệu Việt Nhât CMT trở thành một thương hiệu có tiếng tăm uy tín không chỉ trong nội ngành cung cấp máy móc và thiết bị xây dựng mà còn phấn đấu trở thành thương hiệu mạnh của thành phố Hà Nội. + Trở thành nhà phân phối độc quyền cho hãng mãy Sumitomo và thương thảo để trở thành đại lý phân phối cấp hai cho KOMATSU ( một thương hiệu bán chạy hiện nay) tại Việt Nam 2.1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty Đây là những thành quả, những kỳ vọng mà công ty mong muốn sẽ đạt được trong 3 năm tới Mục tiêu chiến lược của công ty xoay quanh ba điều sau: lợi nhuận, an toàn và vị thế cạnh tranh: đầu tiên phải đảm bảo kinh doanh có lãi, lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước, đảm bảo đời sống công nhân viên. Tích cực tìm kiếm khách hàng tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ, không chỉ ở trong nước mà còn sang các thị trường kém phát triên khác như: Lào, Campuchia, hay khu vực Châu Phi… Vị thế cạnh tranh hiện đang là mục tiêu lớn, bởi có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này, cùng cung cấp một loại sản phẩm là máy xây dựng, cần củng cố vị thế đang có, tăng cường hơn nữa. Khi sản phẩm không có nhiều sự khác biệt thì cần tạo dựng thương hiệu và cung cấp dịch vụ trước sau khi bán hàng sẽ là sức mạnh cạnh tranh tạo dựng vị thế cho doanh nghiệp. 2.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 2.2.1 Tăng cường nghiên cứu thị trường máy móc thiết bị xây dựng Hiện tại công ty đang gặp phải khó khăn lớn là có nhiều đối thủ cạnh tranh, họ cạnh tranh nhau để giành khách hàng, nắm bắt được các thị trường mới, nhu cầu mới, nhanh chân đến trước,và đơn đặt hàng thuộc về họ.Công ty cần phải nhanh hơn trong việc nghiên cứu thị trường. Khi kinh doanh nhập khẩu cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường máy móc xây dựng.Bao gồm Thông tin về hàng hóa Trước hết phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về những mặt hàng định kinh doanh về khía cạnh thương phẩm học để hiểu rõ giá trị, công dụng, các tính chất cơ lý hóa ...của nó ,cùng những yêu cầu của thị trường đối với mặt hàng đó, như: qui cách, phẩm chất, bao bì, các trang trí bên ngòai, cách lựa chọn, phân loại. Bên cạnh , để chủ động trong giao dịch mua bán, còn cần phải nắm vững tình hình sản xuất các mặt hàng đó như: thời vụ, khả năng về nguyên vật liệu, tay nghề công nhân, công nghệ sản suất của đất nước cung cấp. Nghiên cứu chu kỳ sống (vòng đời ) của sản phẩm để lựa chọn thời điểm và đối pháp kinh doanh thích hợp. Nghiên cứu giá cả của các công ty cạnh tranh. Ðể lựa chọn mặt hàng kinh doanh cần xét đến một cơ sở quan trọng: tỷ xuất ngoại tệ của các mặt hàng trong trường hợp nhập khẩu, đó là tổng số tiền Việt Nam thu được khi phải chi một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu. Thông tin về thị trường Các thông tin đại cương về đất nước con người, tình hình về chính trị xã hội: diện tích, dân số, ngôn ngữ, địa lý và khí hậu, các trung tâm công nghiệp và thương mại chủ yếu, chế độ chính trị, hiến pháp, các chính sách kinh tế và xã hội, thái độ chính trị đối với quốc gia của mình. Những thông tin kinh tế cơ bản: đồng tiền trong nước, tỷ giá hối đoái và tính ổn định của chúng, cán cân thanh toán, dự trữ ngọai tệ: tình hình nợ nần, tổng sản phẩm quốc gia (Gross Nation Product - GNP), thu nhập bình quân đầu người, các chỉ số về bán buôn, bán lẽ, tập quán tiêu dùng, dung lượng thị trường,.v.v.. Cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu cống, bến phà, bến cảng, sân bay, các phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính để ra kế hoạch Chính sách ngoại thương: các nước đó có là thành viên của các tổ chức mậu dịch quốc tế - WTO, vùng buôn bán tự do . . . không ?, các mối quan hệ buôn bán đặc biệt, chính sách kinh tế nói chung, chính sách ngoại thương nói riêng (chế độ hạch toán xuất nhập khẩu, hàng rào thuế quan, các chế độ ưu đãi đặc biệt ,.v. v. .) Tìm hiểu hệ thống ngân hàng, tín dụng Ðiều kiện vận tải và tình hình giá cước     Bên cạnh đó, cần nắm vững những điều kiện có liên quan đến chính những mặt hàng dự định kinh doanh của mình trên thị trường nước ngoài như: dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, các kênh tiêu thụ (các phương pháp tiêu thụ), sự biến động giá cả .v.v . . Thông tin về thương nhân Lịch sử hình thành, quá khứ của công ty Hình thức tổ chức, địa vị pháp lý của thương nhân (công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, tập đoàn xuyên quốc gia .v .v. .) Phạm vi mức độ và các mặt hàng kinh doanh Thái độ cư xử và thiện chí làm ăn Kinh nghiệm và uy tín Phong tục tập quán trong kinh doanh cũng như trong lãnh vực khác của đời sống xã hội Phương hướng phát triển Ngoài ra còn thu thập thêm Thị trường bên ngoài nhìn nhận như thế nào về công ty. Thông tin về cạnh tranh trong và ngoài nước: quy mô, chiến lược kinh doanh, tiềm lực, thế mạnh, điểm yếu . . . Phân tích tình hình cung cầu, lạm phát, khủng hoảng, .v. v. và đưa ra các dự đoán. Các biện pháp chủ yếu để nghiên cứu thị trường nước ngoài Ðầu tiên, cần tìm thông tin ngay trong cơ quan của mình, ngay trong tủ sách thương mại của cơ quan (lập tủ sách thương mại một cách khoa học trong mỗi cơ quan là việc ất quan trọng, nên làm và cần làm). Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác như: bán thử, sử dụng gián điệp kinh tế .v .v. . Trong thực tế, để đạt được kết quả cao, người ta thường sử dụng kết hợp các phương pháp trên. 2.2.2 Hoàn thiện hoạt động giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu Mỗi một doanh nghệp có văn hoá kinh doanh riêng, mỗi nước cũng có những văn hoá đặc thù riêng. Để có được thành công khi giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng thì công ty phải nắm rõ đặc điểm tiêu dùng và tính cách kinh doanh của đối tác nhất là các đối tác Nhật vì họ chiếm tỷ trọng lớn nhất về kim ngach nhập khẩu so với các thị trưòng khác. Người Nhật rất chú trọng đến chất lượng hàng hóa, hình thức và vấn đề hậu mãi; coi trọng chữ tín, giữ lời hứa dù là việc nhỏ nhặt nhất; Công tác trao đổi thông tin và đàm phán rất lâu và kỹ, họ làm việc khá máy móc. Song khi bắt đầu giao dịch chính thức thì họ lại nổi tiếng ổn định và trung thành với bạn hàng; Người Nhật rất coi trong việc gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo khi chăm sóc khách hàng, họ thích đối tác sử dụng được tiếng Nhật. Họ sẽ cảm thấy bất ổn về đối tác khi họ gọi điện tới mà không có người trả lời máy hay trả lời bất nhã. Sau đây xin giới thiệu một số kinh nghiệm của các nhà đám phán lâu năm : - Khi bước vào đàm phán, phải xác định tư tưởng: cố gắng đạt được mục đích của mình trên cơ sở đàm phán thân mật thoải mái cho cả hai bên. - Tìm hiểu các phong tục, tập quán, thói quen, sở thích và tư tưởng của đối tác nước ngoài - Hướng tới bạn hàng với lòng tôn trọng cá nhân lớn nhất. - Có sự quan tâm đặc biệt hơn đến các thành viên nữ trong đoàn đàm phán đối phương. - Phản ứng lịch thiệp đối với những sai trái của đối phương đặc biệt nếu đánh giá đó là những thiếu hiểu biết của họ về phong tục tập quán của ta. - Nuôi dưỡng thói quen không tham gia tranh luận về những vấn đề chính trị, tôn giáo, đạo đức, lối sống, chủng tộc . . . trong quá trình đàm phán. - Bao giờ cũng có thể nói "không" đối với một vấn đề còn đang nghi vấn. - Trong đàm phán, thường xuyên quan sát một cách kiïn đáo và tế nhị cách cư xử và hành động của đối tác để có thể điều chỉnh một cách kịp thời, hợp lý cách cư xử của mình. - Cố gắng thích ứng với nhịp độ đàm phán của đối tác. - Hạn chế trao đổi, tranh luận riêng mang tính chất nội bộ, bởi có thể bị lộ ý định nếu bên đối tác hiểu được tiếng nước mình. Ðồng thời, điều này còn thể hiện sự không nhất quán giữa các thành viên trong Ðoàn. - Nhận định kịp thời những sơ hở của đối phương. - Nhạy bén đánh giá tình hình diễn biến của cuộc đàm phán để quyết định ở mức nào là vừa phải do việc cương quyết giữ vững đề nghị của mình với khả năng dối tác chấp nhận được. - Cố gắng vận dụng các kỹ năng thương lượng, thuyết phục tích lũy được. - Phải phát triển những kỹ năng thương lượng đã được thế giới thừa nhận. - Phải biết nhượng bộ lúc nào, ở mức độ nào để đảìm bảo vừa có lợi cho ta đồng thời gây được sự thỏa mãn cho đối phương. - Phải luôn luôn cố gắng làm hết sức mình để thực hiện những điều khoản trong hợp đồng mà bạn đã thương lượng và thỏa thuận. 2.2.3 Tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng để đẩy mạnh đầu ra Do hầu hết máy đều nhập khẩu tại các thị trường giống nhau: Nhật bản, Mỹ … nên chất lượng máy mà công ty cung cấp so với các công ty khác cũng không có sự khác biệt là mấy.Khách hàng quyết định mua hay không mua sản phẩm của công ty chính là ở yếu tố dịch vụ mà cômh ty cung cấp. Bên cạnh yếu tố giá cả thì dịch vụ là yếu tố có thể nói là rất quan trọng giúp công ty tăng khả năng bán hàng của mình, chỉ cần có đầu ra tốt thì công ty sẽ có được một sức bật cho hoạt động nhập khẩu tốt Có được đầu ra tiêu thụ tốt, công ty sẽ tránh được tình trạng tồn đọng hàng, ứ đọng vốn. Có tiền để thực hiện các tiến hành nhập khẩu máy móc, thuê được các lao động có chất lượng cao để đảm đương công việc nhập khẩu. Tự tin trên bàn đàm phán để ra những yêu sách cho đối tác, có tiền để bôi trơn các khâu hay gặp sự cố… Nâng cao khả năng tiêu thụ và sức mạnh cạnh tranh bằng các yếu tố dịch vụ trước và sau khi bán, đây sẽ là tôn chỉ thành công bởi xét đến cùng thì bản chất của công ty thương mại như Việt Nhật CMT là cung cấp sản phẩm mềm cho khách hàng chứ không phải là phần cứng là máy móc thiết bị xây dựng hưu hình kia, cái đó là phần của doanh nghiệp sản xuất bên nước xuất khẩu chứ không phải các doanh nghiệp thương mại như Việt Nhật CMT. Các dịch vụ triển khai bao gồm: + Giúp khách hàng đặt mua, mua hàng từ nhà sản xuất mà khách hàng yêu cầu: tức là thực hiện đúng như yêu cầu trong hợp đồng, tìm được đúng như yêu cầu của khách hàng về loại máy, chất lương, giá cả, của hãng gì? thời gian nhận hàng..Có những công ty không năng động, họ không đủ năng lực, tài chính .. để tìm cho khách hàng của mình sản phẩm chiều đúng sở thích , yêu cầu của khách hàng, việc đáp ứng tất cả các đơn đặt hàng cho dù có khó đến đâu chăng nữa chính là dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, một thứ sản phẩm vô hình và cũng là cách để tại dựng thương hiệu cho Việt Nhật CMT trong thị trường máy xây dựng. + Vận chuyển hàng hoá đến địa điểm có ích cho khách hàng Các máy móc này vốn to lớn, cồng kềnh không dễ vận chuyển nếu thiếu phương tiên vân chuyển chuyên dụng, hoặc sẽ tốn kém và không hơp lý nếu doanh nghiệp nhận hàng từ nước xuất khấu, dỡ hàng xuống một công việc khá nặng nhọc với máy xây dựng như máy xúc, đào lật… Rồi sau đó lại lưu kho để bên khách hàng đến nhận hàng lại mất công sức chằng buộc mang về , tự phải tìm cho mình phương tiện vận chuyển thích hơp. Sẽ rất ấn tượng nếu trong hợp đồng ký kết với khách hàng trong nước doanh nghiệp nhận dịch vụ chuyên chở miễn phí ( có tăng thêm giá vào sản phẩm) hoặc nhận chở với giá cả thấp hợp lý giúp cho khách hàng, thậm chí thấp hơn hẳn thị trường bên ngoài chỉ để thu hồi chi phí vận chuyển lấy công làm lãi nằhm lấy lòng khách hàng, taj sức mạnh so sánh với các đối thủ cạnh tranh. + Giúp khách hàng dự trữ hoá để thoả mãn nhu cầu của họ theo thời gian có ích của họ: Vẫn cần có một số loại máy phải luôn có trong kho bãi, đó là các máy mà nhu cầu khách hàng lớn, để đề phòng trường hợp khách hàng cần gấp có thể đến kho bãi của công ty để xem hàng và mua luôn tại kho bãi,không phải mất thời gian chờ đợi bởi từ lúc ký kết đến khi nhận được hàng nhập khẩu thường phải mất đến hàng tháng trời, dù có muốn mua của công ty đến mấy nhưng nhu cầu cần gấp mà công ty không đáp ứng được thì họ cũng buộc phải mua của nơi khác có sẵn máy hơn, nguy cơ bị mất khách hàng quen thuộc, hay bỏ lỡ cơ hội kinh doanh thật đáng tiếc vì sự kém dự trữ cho các nhu cầu đột xuất này. + Cung cấp các dịch vụ tài chính nếu cần cho khách hàng: Tài chính luôn là vấn đề quan trọng, đôi khi khách hàng có nhu cầu nhưng thiếu khả năng thanh toán ngay, vậy đối với khách hàng có độ tín nhiệm cao và là bạn hàng quen thuôc thì công ty có thể đồng ý chấp thuận cho họ trả chậm, trả góp hay nợ. Đây sẽ là sợi dây ràng buộc khách hàng,họ sẽ không thể không nhớ đến công ty khi muốn mua máy móc xây dựng, vì họ sẽ có tiền nhưng phải là sau khi thực hiện xong công trình hay một phần tiến độ công trình thì mới được thanh toán không mạo hiểm thì không được gì cả nhưng sẽ mất trắng nếu công tác nghiên cứu thị trường không tìm hiểu kỹ khả năng thanh toán của khách hàng. Hoặc với khách hàng tiềm năng, chưa quen biết đây có thể là cách hữu hiệu để quy nạp thêm trong danh sách của công ty nhưng khách hàng quen + Cung các các điều kiện thuận lợi, an toàn cho việc mua và sử dụng sản phẩm của công ty cùng với việc chia sẻ rủi ro trong việc thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. + Bao hàm cả ý tài chính và vận chuyển như trên đã trình bày, nhưng điều muốn nói ở đây là: dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa thay thế cho máy móc khi có sự cố, khách hàng sẽ rất an tâm khi có một lời đảm bảo từ phía công ty rằng: “ Chúng tôi là những người có trách nhiệm, máy của chúng tôi sẽ luôn làm quý vị an tâm và khi có các sự cố nào về máy trong khả năng cho phép chúng tôi sẽ giúp quý khách giả quyết chúng”. Công ty nên đàm phán, thương thuyết với bên xuất khẩu để họ cung cấp cho mình các tiện ích bảo hành và dịch vụ sau khi bán để công ty chuyển cho khách hàng. Đồng thời bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ thường xuyên liên lạc với khách hàng để nhận ý kiến phản hồi từ sản phẩm và nhận dạng và chớp lấy cơ hội bán làm dịch vụ sửa chữa thay thế, hay bán thiết bị phụ tùng thay thế cho khách hàng hoặc giúp họ trong điều kiện cho phép việcbảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa máy. 2.2.4 Nâng cao chất lượng nhân lực Trong các yếu tố quyết định thành bại của kinh doanh, nhất là kinh doanh quốc tế thì có thể khẳng định rằng con người, vốn nhân lực là quan trong nhất, đây là yếu tố quan trọng nhất vì không có nó thì các yếu tố còn lại không thể phát huy tác dụng của mình, hoặc cũng từ chính yếu tố này mà các yếu tố kia từ thấp hay yếu kém có thể thay đổi được cục diện của mình. Để nâng cao chất lượng nhân lực, công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau : + Tìm kiếm và thu hút nhân tài : thông qua các hình thức quảng cáo, tự giới thiệu trên các phương tiện truyền thông về truyền thống, hiệu quả kinh doanh, triển vọng phát triển công ty, chế độ nhân sự…công ty sẽ làm tăng khả năng thu hút những người có năng lực mong muốn trở thành một thành viên của công ty. Những lớp người mới sẽ làm thay đổi không khí làm việc, nâng cao ý thức lao động và sáng tạo của toàn thể nhân viên. + Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ : đây được xem là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đào tạo bồi dưỡng nhân viên một mặt tạo ra động cơ làm việc cho nhân viên để có tinh thần làm việc tốt hơn. Mặt khác, tạo ra được cơ sở thực hiện cho nhân viên có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trong giao dich ngoại thương, sự bất đồng ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất. Ðể khắc phục khó khăn này người cán bộ ngoại thương cần nắm vững và sử dụng thành thạo các ngoại ngữ. Có thông thaọ tiếng Anh và đặc biệt là tiếng Nhật vì người Nhật rất thích đối tác của mình biết nói thứ tiếng của đất nước mình, họ sẽ rất thiện cảm và dễ dàng làm việc nhương bộ cho doanh nghiệp hơn. Chỉ chừng nào biết sử dung ngoại ngũ tốt, có sự am hiểu luật pháp quốc tế và nước bạn mới biết diễn đạt ý định, thực hiện công việc không gặp cản trở. Nhân viên ngoại thương của công ty ngoài cần trình độ ngoại ngữ và kiến thức pháp luật cũng phải luôn trau dồi nghiệp vụ ngoại thương của mình bằng cách: Đi học thêm các lớp nâng cao nghiệp vụ ở các trung tâm uy tín hoặc các tổ chức quốc tế: Dưới sự tổ chức của công ty hoặc tự đi Tự bản thân mỗi nhân viên tự giác là số một: yêu công việc,yêu nghề, yêu công ty, không bao giờ hài lòng với chính bản thân, luôn phải cố gắng hơn nữa làm tốt hơn nữa công việc mà mình tự coi là đã tốt, xem còn có cách nào ưu việt hơn nữa không, cân bằng bản thân giữa các yếu tố Gia đình- Bản thân- Công việc. để không bị gặp stress ảnh hưởng đến công việc Mời các chuyên gia về công ty thuyết giảng cho cán bộ công nhân viên, và đưa ra các tình huống khó khăn cùng thảo luận để đưa ra giải pháp tháo gỡ tốt nhất + Thực hiện quản trị nhân sự về chế độ : người lao động sẽ chỉ phát huy hết trí lực và sức lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ khi được đáp ứng đầy đủ điều kiện làm việc cũng như các quyền lợi về vật chất và tinh thần. Để đáp ứng lợi ích của cả hai phía (doanh nghiệp và người lao động), doanh nghiệp cần có hệ thống chế độ làm việc và đãi ngộ thích hợp với từng điều kiện cụ thể và luôn được hoàn thiện, như : thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, điều kiện làm việc, thu nhập, thưởng, các chế độ ưu đãi, bảo hiểm y tế, khả năng thăng tiến…. 2.2.5 Huy động và sử dụng vốn hiệu quả Đã là doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp thương mại thì vốn kinh doanh luôn có vai trò quan trọng quyết định việc ra đời, hoạt động và phát triển. Vốn lưu động là khoản vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất. nhu cầu về nó thường tăng giảm thất thường, tình trạng căng thẳng thiếu vốn khi nhập hàng về luôn xảy ra Mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp là máy móc, thiết bị xây dựng với trị giá khá lớn tầm cỡ hàng trăm triệu, đến hàng tỷ đồng một đơn vị sản phẩm. Thứ hai tiếp theo, đây là một doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, khi không trực thuộc nhà nước thì khả năng huy động một lượng vốn cao nhờ uy tín là rất khó khăn. Đây được coi là một khó khăn thường trực của công ty. Nhìn vào bảng cân đối tài sản nguồn vốn và tài sản, thấy rằng quy mô vốn đã lên đến 25 tỉ đồng, có thể thấy là không quá nhỏ, nhưng vẫn được coi là hạn chế lớn. Vốn thiếu làm bỏ lỡ cơ hội kinh doanh vì thiếu vón thì thật đáng tiếc. Vậy huy động được vốn nhanh chóng với số lượng đúng như mong muốn cùng mức lãi suất hợp lý phải kết hợp với việc sử dụng nó hợp lý tiết kiệm Vậy để điều hòa vốn Việt Nhật CMT phải quan hệ tốt vơí các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng để vay mượn tiền, thanh toán và gửi tiền, giảm sức ép về lãi suất. Chứng minh khả năng tài chính bản thân bằng hệ thống tài chính minh bạch của công ty, thực hiện đúng cam kết trả lãi suất và kỳ hạn thanh toán của mình. Đàm phán tốt để chiếm được sự tin tưởng của ngân hàng. Thu hút tiền nhàn rỗi của các nhân viên công ty, nhân thân bạn bè Với các hợp đồng ủy thác, tìm cách tận dụng vốn của bên giao ủy thác bằng cách yêu cầu họ chuyển tiền đúng hạn tránh trường hợp bỏ vốn xong rồi đi đòi. Nếu bán chịu cho khách hàng phải tìm hiểu khả năng thanh toán của họ rồi mới quyết định có chấp thuận hay không: Giải quyết nợ đọng, noj khó đòi nhanh chóng. Với nhà xuất khẩu thương lượng với họ để được thanh toán trả chậm. Trở thành đại lý độc quyền một cách hiệu quả cho một hãng máy xây dựng để được nhập khẩu máy móc không phải trả tiền ngay, được hỗ trợ tư vấn kinh nghiệm kinh doanh hay sử dụng vốn, hoặc có quyền trả ại máy khi không bán được Trong tương lai, nếu thuận lợi nên tiến hành liên doanh liên kết với một doanh nghiệp khác để mở rộng quy mô và uy thế, cho họ làm đại lý cấp 2 của công ty tại Việt Nam Nguồn vốn phải đướcử dụng một cách hiệu quả trên cở sở tiết kiệm, ngwcj lại, sử dụng tiết kiệm là một cách sử dung hiệu quả: Đó là tính toán lượng nhập khẩu tối ưu,mức chi phí hợp lý, không để nhập khẩu thừa gây ứ đọng vốn tăng chi phí bảo quản. Tăng mức lưu chuyển vốn: khâu vận chuyển, bảo quản, tìm kiếm khách hàng, giao hàng nhận hàng, cũng 2.2.6 Xây dựng thương hiệu cho công ty Xuất hiện với tên Việt Nhật CMT được 5 năm, trở thành đại lý độc quyền cho Sumitomo một thương hiệu mạnh tại Nhật bản nhưng chưa có tiếng tăm gì tại Việt Nam.Vậy thương hiêu Việt Nhật CMT vẫn còn chưa đủ mạnh, mà trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thương hiệu sẽ là một vũ khú chiến lược của công ty. Thương hiệu quan trọng như thế nào? + Tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí nhóm khách hàng có nhu cầu máy móc thiết bị xây dựng: mối khi muốn lựa chọn máy hay thiết bị xây dựng thì cái tên Việt Nhật CMT sẽ tự nhiên xuất hiện trong tâm trí họ. Khách hàng phân biệt nhanh chóng hàng cần múa, tiết kiệm thời gian cân nhắc lựa chọn + Giúp doanh nghiệp dễ dàng được bên xuất khẩu tín nhiệm tin cậy trên, sẽ rất thuận lợi khi ký kết hợp đồng. các ngân hàng và tổ chức tín dụng tin tưởng cho vay vốn, không phải chứng minh thân thế . + Nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm sự xói mòn thị phần, bán được sản phẩm với giá cao hơn mà khách hàng vẫn chấp nhận vì họ tin rằng đã là hàng của công ty Việt Nhật CMT thì hơi đắt cũng được bởi có thể yên tâm hoàn toàn vào người của công ty + Công ty cũng dễ dàng tiếp thị sản phẩm hơn, bởi người tiêu dùng sẽ coi thương hiệu Việt Nhật CMT là yên tâm về chất lượng phục vụ, giảm rủi ro cho họ, + Đặc biệt đây là cơ sở để công ty được pháp luật bảo vệ tránh được những cạnh tranh không lành mạnh khi có kẻ nhái giả thương hiệu công ty. Công ty hiện đang có hẳn một phòng ban “PR”, quan hê công chúng, quan hệ khách hàng, có nhiệm vụ giúp đỡ khách hàng trong mọi vấn đề với sản phẩm của công ty. Các giải pháp xây dựng thương hiệu cho công ty Xác lập chiến lược kinh doanh và chương trình tiếp thị hỗn hợp: chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân phối, truyền thông xúc tiến bán hàng Lựa chọn chiến lược thương hiệu cho công ty Thiết kế các yếu tố thương hiệu Tạo dựng thương hiệu bằng các phương thức giao tiếp Marketing: Quảng cáo, xây dựng trang Web hiệu qủa Định vị cho thương hiệu Sử dụng PR – quan hệ công chúng trong chiến lược tiếp thị Bảo vệ thương hiệu: Đăng ký bảo hộ ở trong nước và nước ngoài 2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN 2.3.1 Kiến nghị với nhà nước Bản chất kinh doanh quốc tế là phức tạp vì doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường thế giới, mới đang bước đầu hội nhập. Nên cần hơn bao giờ hết sự giúp đỡ của nhà nước đó là: + Hệ thống văn bản pháp luật Cần thống nhất các hệ thống và văn bản pháp luật thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế để doanh nghiệp ta không bị thua thiệt trong thương thảo và ký kết hợp với nước ngoài, không bị bỡ ngỡ khi hợp đồng yêu cầu chiếu theo luật quốc tế, nước thứ ba hay chính nước xuất khẩu. Đây là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung cụ thể, chi tiết, rõ ràng, với các văn bản hướng dẫn thực hiện kèm theo cụ thể tránh mâu thuẫn trong ký kết hợp đồng. Trên cở sở có lợi cho hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp đảm bảo an ninh và chính trị cho đất nước. + Thủ tục hành chính Khi nói đến thủ tục hành chính, người dân vẫn không khỏi e ngại thủ tục “Hành” hạ doanh nghiệp là “ Chính” đây mà. Dù đã có nhiều khẩu hiệu “ Hãy nói không với tiêu cực” thì hiện này vẫn tồn tại các thủ tục làm cản trỏ công việc nhập khẩu, hiện tượng các cán bộ hạch sách, nhũng nhiễu gây khó dễ để thu lợi bất chính cho doanh nghiệp nói chung. Cần cải cách về thủ tục hành chính ở các khâu xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, thuế nhập khẩu … Giáo dục cán bộ công nhân viên về đạo đức, chuyên môn nghề nghiệp. Vẫn tồn tại các thủ tục không cần thiết, phức tạp qua nhiều của, ít có tính hỗ trợ doanh nghiệp .. Bởi đây là doanh nghiệp tư nhân, (trách nhiêm hữu hạn một thành viên) nên khi xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, tồn tại sự phân biệt đối xử so với dn nhà nước, và ít hợp tác. Đất nước đang chuyển sang cơ chế thị trường, nhưng gần đây lại đang có xu hướng quay lại áp dụng cơ chế xin- cho, hiện tượng bao cấp còn lớn, gây lãng phí thất thoát nguồn lực đất nước. Sự ưu ái vẫn nghiêng về các doanh nghiệp Nhà nước. Vậy kiến nghị sau + Nhà nước cần nâng cao vai trò quản lý vĩ mô theo hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các nguồn vốn tài chính đất đai, lao động công nghệ và thông tin thị trường theo hướng chính sách phải minh bạch, đồng bộ và xóa bỏ phân biệt đối xử. + Phát triển đầy đủ và đồng bộ các thị trường yếu tố sản xuất như tài chính, bất động sản,lao động, khoa học và công nghệ + Có các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ về đầu tư, tín dụng, thuế, xúc tiến thương mại và thông tin thị trường. Ngoài ra cần phát triển mạnh các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để tăng cường công tác xúc tiến thương mại. giao lưu học hỏi trao đổi thông tin… 2.3.2 Kiến nghị với các đơn vị + Hỗ trợ doanh nghiệp qua hệ thống thông tin của phòng Thương mại và Tham tán thương mại: các thông tin về tình hình máy móc và thiết bị xây dựng thế giới, giá cả, đặc điểm mới, xu hướng mới một cách nhanh chóng và kịp thời cho thị trường trong nước và cho các doanh nghiệp có quan tâm + Đầu tư xây dựng cảng biển, xây dựng cơ sở vật chất kho bãi, cầu cảng cho vận tải đường biển: Để cho bên đối tác tin tưởng vào chúng ta đồng ý cho chúng ta nhận trách nhiệm thuê tàu vận chuyển, thì hệ thống hàng hải của chúng ta cần có những con tàu đạt chất lượng quốc tế để đảm đương được việc vận chuyển loại hàng hóa cồng kềnh và nặng nề khó vận chuyển như máy móc xây dựng. Cùng với một hệ thống cầu cảng kho bãi, kho tàng được quốc tế hóa xây mới lại tương xứng .Đó là loại tàu chuyên dụng ROLLON-ROLLOFF, cho máy tự chạy vào hầm tàu, khoang đặc biệt dành cho chúng, sau khi đến cảng chỉ việc chạy ra, không cần phiền đến cẩu móc. Không chỉ giúp cho nhập khẩu máy móc trong hiện tại, mà còn là cơ sở cho hoạt động xuất khẩu máy móc và các hàng hóa giống như trên trong tương lai. Tạo sự tự tin trên bàn đàm phán để được thuê tàu, giảm chi phí vận chuyển đi rất nhiều cho doanh nghiệp. + Bảo hiểm Việt Nam Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&F như: giảm thuế XNK cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, hoặc giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hoặc chủ hàng được giao hạn ngạch XNK cao hơn so với những chủ hàng không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam… Như trên đã phân tích, điều kiện giao hàng có tác dụng chủ yếu đến phân định trách nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, còn ý nghĩa kinh tế không rõ ràng. Với các chính sách ưu đãi trên, các công ty XNK sẽ chủ động hơn trong đàm phán ký kết, thực hiện phương thức xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc C&F tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước, đồng thời thúc đẩy ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển. 2.3.3 Kiến nghị với cơ quan hải quan Một điều đáng vui là gần đây cơ quan hải quan đang có những chuyển biến đáng khen trong công tác hoạt động của mình, với mục tiêu cố gắng để làm tốt nhất công việc của mình. Song đây mới chỉ là về tư tưởng chính sách từ cấp trên, còn đi sâu vào hoạt động vẫn gặp những chướng ngại như trên giống thủ tục hành chính: không rõ ràng cách thực hiện, còn gây phiền nhiễu cho người đi kê khai mất thời gian và tiền bạc… Điều đặc biệt muốn kiến nghị ở đây là vấn đề về hải quan điện tử: trên thực tế có tồn tại hải quan điện tử ở các nước phát triển và ở nước ta đang ở giai đoạn mới. Và mong muốn các cơ quan hải quan sẽ triển khai một hệ thống hải quan hoàn chỉnh, nhằm tiết kiệm công sức cho đôi bên, hiện đại hóa công việc Hiện nay hải quan điện tử hầu như không có tác dụng rõ rệt gì lớn. sau khi kê khai trên hải quan điện tử thì doanh nghiệp vẫn phải đến cục hải quan thực hiện hầu như toàn bộ lại các bước của hải quan bình thường, vậy có cũng như không KẾT LUẬN Hiện nay với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của buôn bán thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng nhiều mang lại nguồn thu cho các doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên hoạt động này không đơn giản mà phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Doanh nghiệp thực hiện tốt công việc này không nhiều nhất là doanh nghiệp có những tầm tư duy chiến lược bắt kịp thời đại hội nhập như Việt Nhật CMT. Qua thời gian thực tập tại Công ty Việt Nhật CMT, dựa trên cơ sở lý luận về quản trị kinh doanh thương mại quốc tế, chuyên đề đã tập trung đi sâu nghiên cứu thực tiễn hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị và kinh doanh nhập khẩu của công ty Việt Nhật CMT. Từ đó đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán tại công ty như: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường máy móc thiết bị trong nước và quốc tế; Hoàn thiện hoạt động giao dịch và đàm phán ký kết hợp đồng; Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty nhất là bộ phận xuất nhập khẩu. Việc nghiên tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị ở Việt Nhật CMT giúp em hiểu rõ hơn rất nhiều về những gì đã được học trong bốn năm qua. Đồng thời chuyên đề có thể giúp công ty phần nào trong việc khắc phục mặt yếu và tăng cường mặt mạnh của mình. Ngoài ra còn giúp cho những người muốn tìm hiểu để khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế quốc tế có thể học hỏi. Em xin chân thành cảm ơn quý Công ty Viet Nhat CMT đặc biệt là các các nhân viên lãnh đạo của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Th.S Hoàng Hương Giang, cô đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo rất nhiều để em có thể hoàn thành được chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Hoàng Minh Đường & PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại. NXB Lao động và Xã hội PGS.PTS Trần Chí Thành, Giáo trình quanr trị kinh doanh thương mại quốc tế, NXB Giáo Dục GS.TS Đặng Đình Đào & GS.TS Hoàng Đức Thân, Giáo trình kinh tế thương mại, NXB Thống kê PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc và TS. Trần Văn Bão, Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, NXB Lao động và Xã hội 5. TS. Nguyễn Xuân Quang, TS. Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình quảng trị doanh nghiệp thương mại, Nxb Thống Kê, 1999 6. PGS.TS Nguyễn Duy Bột, Giáo trình thương mại quốc tế, Nhà xuất bản (Nxb) Thống kê, 1997 7.Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Đại học ngoại thương 8. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2003 9. PTS Trần Chí Thành, Kinh doanh thương mại quốc tế trong cơ chế thị trường, Nxb Thống kê Hà Nội – 1995 10.Về phía công ty Bản tin Việt Nhật CMT Trang Web bán hàng của công ty Báo cáo tình hình kinh doanh nhập khẩu máy móc xây dựng và phụ tùng xây dựng năm 2007à2009 Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2007à2009 MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty Việt Nhật CMT 8 BẢNG Bảng 1.1: Tình hình lao động của công ty Viêt Nhật CMT giai đoạn 2007 – 2009 10 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty Việt Nhật CMT giai đoạn 2007-2009 11 Bảng 3.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty Việt Nhật CMT giai đoạn 2007 - 2009 24 Bảng 4.1: Kim ngạch nhập khẩu tính theo thị trường của công ty Viêt Nhật CMT giai đoạn 2007-2009 26 HÌNH Hình 1.1: Cơ cấu máy nhập khẩu theo hãng sản xuất của công ty Việt Nhật CMT năm 2009 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31597.doc
Tài liệu liên quan