Chuyên đề Hoạt động quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

Trong xu thế đổi mới, mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa đất nước các hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, khối lượng công việc của ngành hải quan tăng lên rất nhanh. Trong bối cảnh đó, Hải quan Việt Nam phải giải bài toán rất khó để đảm bảo cân đối vừa tạo điều kiện thông thoáng cho giao lưu kinh tế đối ngoại, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý góp phần bảo vệ và phát triển nền sản xuất, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Đó là mục tiêu chung của ngành Hải quan, nếu đi sâu vào từng biện pháp nghiệp vụ, phương hướng cụ thể, chi tiết và rõ ràng hơn chẳng hạn như “ các công tác trong quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài” còn là một vấn đề cần đặt ra cho công chức trực tiếp thi hành công tác những công tác đó tại các Chi cục quản lý hàng gia công nói chung và cụ thể là Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội hiện nay.

doc72 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thực tế khác rất nhiều với định mức khai báo lúc đầu thì ngay lập tức doanh nghiệp sẽ bị xếp vào kiểm tra toàn bộ. Do đó điều này gây mất chính xác trong việc phân luồng hàng hóa. Thực tế, 85% doanh nghiệp bị phân vào luồng đỏ không phát hiện vi phạm nào cả. Nguyên nhân của vấn đề trên: Chi cục phải thực hiện quản lý theo các quy định pháp luật, thông tư của bộ Tài chính, văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nội nhưng những văn bản này lại có những điểm bất khả thi. Thông tư 116/2008/TT-BTC ngày 4-12-2008 của Bộ Tài chính quy định: doanh nghiệp gia công phải đăng ký số lượng nguyên phụ liệu và định mức nguyên phụ liệu tại thời điểm đăng ký hợp đồng gia công (điểm I và II). Trong thực tế, không có cơ sở để xác định được yêu cầu trên vì cả người gia công  lẫn người thuê gia công  đều chưa xác định được số lượng  mẫu mã mặt hàng cụ thể của toàn bộ hợp đồng . Hợp đồng gia công chỉ ghi nhận các nội dung có tính nguyên tắc chẳng hạn như: số lượng sản phẩm gia công, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, thời gian hiệu lực của hợp đồng... Thông thường tại thời điểm đăng ký hợp đồng gia công người thuê và người nhận gia công mới chỉ xác định được không quá 10% số lượng mặt hàng cụ thể (so với tổng số sản phẩm của hợp đồng). Vì vậy yêu cầu doanh nghiệp gia công phải đăng ký số lượng chủng loại và định mức nguyên phụ liệu tại thời điểm đăng ký hợp đồng là một yêu cầu không thể thực hiện được. (ii)Chế độ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra theo tỷ lệ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đang bị lợi dụng trong lĩnh vực gia công. Đó là việc khai báo lắt léo từ khâu đăng ký hợp đồng gia công định mức đến việc thay đổi điểm dỡ hàng và thủ đoạn cất giấu hàng (cơ quan hải quan đã phát hiện doanh nghiệp xếp chèn, ép hoặc để hàng lậu tận cùng container) để trốn tránh sự kiểm tra của hải quan. Một công ty may tại Hà Nội khai báo nhập vải thân trước quần, mảnh thân trước áo Jacket cắt sẵn để gia công quần dài và áo liền mũ với định mức: quần 4 thân, áo 2 thân. Nhưng khi hải quan kiểm tra đã phát hiện công ty này có nhiều gian dối. Cụ thể, số lượng vải công ty nhập vào không chỉ là các phần nêu trên mà còn bao gồm: lượng vải gia công thân sau quần, ống quần và thân trước áo cắt sẵn. Nếu nhập quần áo theo dạng nguyên chiếc như vậy, công ty này khi xuất hàng sẽ không được hoàn thuế. Nhưng vì gian lận, chỉ khai nhập một phần nguyên liệu để gia công, nên khi xuất khẩu, công ty có thể làm thủ tục hoàn thuế. (iii) Công tác thanh khoản hàng gia công của Chi cục cũng gặp rất nhiều khó khăn. Việc tồn đọng hồ sơ thanh khoản đang trở thành vấn đề đau đầu của cả cơ quan Hải quan lẫn doanh nghiệp (Số hợp đồng gia công chưa thanh khoản chiếm 10% số hợp đồng gia công đã đăng ký mở tờ khai ban đầu). Đối với phòng nghiệp vụ đấy là con số tương đối lớn, tình trạng tồn đọng hợp đồng gia công còn kéo dài. Có những doanh nghiệp không chịu thanh khoản hợp đồng gia công, chây ỳ không đến thanh khoản. Có những doanh nghiệp bỏ trốn không thanh khoản. Nguyên nhân của hiện tượng chậm thanh khoản một phần là doanh nghiệp gặp những vướng mắc sau: 1-Một loại chứng từ mới mà DN cần phải xuất trình khi thanh khoản hợp đồng gia công là Chứng từ thanh toán tiền công của bên thuê gia công (bản chính). Các DN cho rằng, thực hiện theo quy định này sẽ khó khăn, bởi đặc thù của loại hình gia công là hợp đồng gia công không phải là hợp đồng mua bán, vì vậy không có điều khoản thanh toán cho hàng hóa. Trên thực tế không phải lúc nào DN nước ngoài cũng thanh toán tiền công cho DN gia công của VN, mà có thể thay thế bằng hình thức khác (như sản phẩm, nguyên phụ liệu thừa, máy móc thiết bị...). Nếu DN không xuất trình được chứng từ thanh toán tiền công, hoặc xin nộp chậm thì sẽ không thanh khoản được, dẫn đến việc quản lý không chặt chẽ. Thực tế thì việc thanh khoản chỉ cần dựa trên việc so sánh giữa số lượng nguyên phụ liệu NK, định mức sản xuất và số sản phẩm gia công XK, trên cơ sở đó xác định được hàng gia công thuộc hợp đồng gia công đã được NK, XK đúng mục đích, tránh thất thu ngân sách. 2- Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc xác nhận thực xuất nên chưa thanh khoản được. Theo quy định thì hải quan cửa khẩu căn cứ vào vận tải đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải (B/L-Bill of Lading) để xác nhận hàng hóa đã thực xuất khẩu. Tuy nhiên những lô hàng xuất sang thị trường Mỹ, Canada... không sử dụng vận đơn đường biển (B/L) mà dùng biên lai nhận hàng của người vận chuyển (FCR-Forwarder's Cargo Receipt). FCR là chứng từ hợp lệ và được các ngân hàng chấp nhận thanh toán. 3-Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp cố ý gian lận thương mại. Than khổ về những khó khăn khi xin chứng từ, chưa hoàn thành hết số sản phẩm gia công theo hợp đồng nhưng thực tế là núp bóng loại hình gia công để gian lận chây ỳ trong việc thanh khoản và thực hiện các quy định của cơ quan Hải quan. Lợi dụng thời hạn thực hiện hợp đồng và phụ kiện hợp đồng 1 năm, một số doanh nghiệp chuyển địa điểm không báo với cơ quan chức năng nhằm chốn tránh sự quản lý. Theo thống kê của chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công thuộc cục Hà Nội, một số tờ khai xuất nhập khẩu còn tồn đọng tính đến ngày 31/12/2008 (xem phụ lục 1). 4-Vấn đề về quản lý nguyên liệu vật tư dư thừa cũng gây khó khăn cho chi cục. Nhưng trong thực tế có những hợp đồng, phụ lục hợp đồng, doanh nghiệp chỉ thực hiện nhập khẩu nguyên liệu, không có sản phẩm xuất khẩu, đến thời gian thanh khoản doanh nghiệp mới đề nghị tiêp tục chuyển toàn bộ số nguyên phụ liệu đó qua các hợp đồng gia công khác. Doanh nghiệp thường giải trình là do đối tác nước ngoài không tìm được thị trường xuất khẩu nên chưa sản xuất để thực hiện xuất khẩu. Nhưng thực tế không vậy, có thể là do số nguyên liệu đó được đưa vào sản xuất rồi nhưng do toàn lô hàng kém chất luong nên không tìm được thị trường xuất khẩu; doanh nghiệp đã bán toàn bộ số sản phẩm đã sản xuất không xuất khẩu được hoặc bán nguyên phụ liệu ra thị trường dể thu hồi vốn cho đối tác nước ngoài…Như vậy nếu cơ quan Hải quan chấp nhận việc chuyển nguyên phụ liệu nêu trên thì trong thực tế là chuyển nguyên phụ liệu ảo. Nhưng nếu tiến hành kiểm tra việc chuyển nguyên phụ liệu tại doanh nghiệp cũng không khả quan, vì vậy trong thực tế đã gây nhiều khó khăn cho chi cục trong việc thanh khoản hợp đồng gia công. 2.3.2 Các hoạt động hỗ trợ khác. 2.3.2.1 Nhân lực thực hiện quản lý Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài. Đơn vị thường xuyên tuyên truyền giáo dục tới mỗi cán bộ, công chức nâng cao trách nhiệm, nhận thức tầm quan trọng của công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài đối với nền kinh tế của Việt Nam. Triển khai thực hiện nội dung phát động phong trào thi đua của Cục Hải quan TP Hà nội năm 2008 “ Thống nhất nhận thức, tập trung trí tuệ, nguồn lực, thực hiện cải cách và hiện đại hóa. Phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Công việc điều hành của lãnh đạo chi cục đảm bảo đúng nguyên tắc, giải quyết công việc nhanh chóng, thuận lợi tạo điều kiện tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đến làm thủ tục tại đơn vị. Chi cục đã tiến hành tuyên truyền, công khai quy trình, thủ tục Hải quan, công khai vị trí công tác của từng cán bộ, công chức. Công khai số điện thoại, đường dây nóng của các lãnh đạo để doanh nghiệp tiện liên hệ khi cần thiết. Để mọi hoạt động của Chi cục diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, đơn vị luôn quan tâm đến việc bố trí, sắp xếp đúng người đúng việc để phát huy tối đa khả năng, năng lực của mỗi cá nhân. Tiến hành đề bạt cán bộ cấp đội và chấp hành việc luân chuyển cán bộ, công chức theo quy định của cấp trên, thường xuyên cử cán bộ đi bồi dưỡng ở Tổng Cục Hải quan hay nước ngoài. Hiện nay, Chi cục có một đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu, nắm vững chính sách pháp luật với 100% công chức được phổ cập đại học, nhiều cán bộ tốt nghiệp ở nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng thạc sĩ, tiến sĩ còn chưa cao mới chỉ ở mức 1 con số. Bảng biểu 7: Trình độ học vấn của các công chức Hải quan trong đội gia công tính đến năm 2009 Trình độ học vấn Số công chức Hải quan Đại học 20 người Thạc sĩ 6 người Tiến sĩ 2 người (Nguồn: Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội) Chi cục thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra thanh tra thanh tra nội bộ: Trong năm 2009 Chi cục đã phục vụ 2 đoàn kiểm tra sau thông quan của Tổng Cục Hải quan; Phục vụ thanh tra nghiệp vụ - Thanh tra công vụ; Công tác tự kiểm tra thanh tra và thanh tra tại Chi cục hoạt động có hiệu quả, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: (i) Kiểm tra công tác tiếp nhận tờ khai, thu thuế và lệ phí. (ii)Kiểm tra và tư vấn cho chi cục hình thức kiểm tra. (iii) Kiểm tra việc giám sát và chấp hành kỷ luật, nội quy, phong cách của cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Tuy nhiên, về yếu tố con người vẫn còn những hạn chế: Số lượng cán bộ tại chi cục trong quy trình quản lý hải quan đối với hàng gia công còn nhỏ ( 20 người) trong khi đó lượng tờ khai đăng ký tại doanh nghiệp lên đến hàng nghìn. Một người phải kiêm nhiệm nhiều công việc, nhiều hồ sơ gia công. Do đó thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là không thể tránh khỏi. Một bộ phận lãnh đạo, công chức chưa nhận thức đúng, đầy đủ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác cải cách phát triển hiện đại hoá ngành Hải quan trong quy trình quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài. Trình độ một số cán bộ công chức chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Các biện pháp đôn đốc thanh khoản không quyết liệt: (i) Doanh nghiệp không tiến hành thanh khoản do chây ỳ,chi cục chỉ mới dừng ở biện pháp gửi giấy mời qua bưu điện hoặc gọi điện thoại trực tiếp,không cử cán bộ đến tận doanh nghiệp để đôn đốc thanh khoản. (ii)Doanh nghiệp mất tích chưa cử người đi xác minh. (iii)Đối với doanh nghiệp không chấp hành đúng thời hạn thanh khoản thì doanh nghiệp đến làm thủ tục mới lập biên bản vi phạm,không đến tận doanh nghiệp lập biên bản vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính đối với những doanh nghiệp không còn làn thủ tục tại chi cục. Về phía cán bộ công chức thi hành: Do nhận thức về tầm quan trọng của công tác thanh khoản còn thấp nên chưa chú trọng đến việc đôn đốc thanh khoản chưa đề ra biện pháp nhằm thanh khoản dứt điểm nên dẫn đến tình trạng tồn đọng kéo dài. 2.3.2.2 Cơ sở hạ tầng. Để thực hiện tốt công tác quản lý hải quan điện tử đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài, tại phòng khai báo điện tử của chi cục đã được triển khai hệ thống mạng internet không dây, phục vụ cho việc khai báo của doanh nghiệp được thuận lợi hơn. Mỗi công chức Hải quan có một máy tính riêng được nối mạng với nhau và có 5 máy tính phục vụ cho doanh nghiệp đăng ký tờ khai điện tử. Các chương trình ứng dụng quản lý nghiệp vụ hải quan đối với các loại hình gia công cho thương nhân nước ngoài do Tổng cục Hải quan chỉ đạo thực hiện đều được chi cục quả lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả (hiện nay đang sử dụng 15 chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ và quản lý). Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đặc biệt đối với việc quản lý, thanh khoản hàng hoá gia công đã tạo thuận lợi rất nhiều cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp, đặc biệt là giảm bớt đáng kể số lượng hợp đồng gia công tồn đọng. Mục tiêu đến năm 2012 sẽ áp dụng khai báo trên mạng Internet: cài đặt và vận hành hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử C-VAN; tích hợp các hệ thống riêng lẻ cho việc xử lý. Tạo môi trường một cửa một điểm dừng (Single Window) giảm thiểu mặt hàng kiểm tra.   Đối với công tác, kiểm tra giám sát sản xuất gia công, kiểm hóa thì có các máy móc hiện đại nhằm đạt được độ chính xác nhất. Tuy nhiên, do mới đưa vào triển khai nên cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống mạng, tốc độ đường truyền còn yếu, thường xuyên bị mất tín hiệu, tắc nghẽn kéo dài nên một số doanh nghiệp vẫn phải khai báo thủ công. Số lượng máy móc phục vụ kiểm hóa còn khá ít. Bảng biểu8:Máy móc, thiết bị, phần mềm ứng dụng tại Chi cục năm 2009 Tên máy móc và phần mềm Số lượng Máy tính 25 cái Phần mềm ứng dụng (Net office, các phần mềm truyền dẫn…) 15 phần mềm Camera 1 máy Máy quét 1 máy Máy đo lường (đo trọng lượng thể tích) 1 máy Máy giám định 1 máy (Nguồn: Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội) 2.3.2.3 Các chính sách pháp luật và hướng dẫn của cơ quan Hải quan cấp trên. Chi cục tổ chức quán triệt thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính Phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và Thông báo số 377/TB-BTC ngày 09/12/2008, Chỉ thị số 04/2008/CT-BTC ngày 15/12/2008 về việc đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa Hải quan, phòng chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong Ngành Hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và các Thông tư của các Bộ, Ngành, Thông tư của Bộ Tài chính, các văn bản, Chỉ thị, các quy trình thủ tục Hải quan của Tổng cục Hải quan… Hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ quá nhiều, chồng chéo gây khó khăn cho cấp thực hiện, việc tham gia của các Bộ, ngành trong việc hướng dẫn các văn bản về hoạt động xuất nhập khẩu chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của quá trình hiện đại hoá Hải quan. Đơn cử như một quy định trong Thông tư 116/2008/TT-BTC :khi chuyển giao nguyên liệu gia công cho doanh nghiệp khác (cùng gia công cho một đối tác nước ngoài) thì doanh nghiệp phải viết hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT). Tuy nhiên trên thực tế, trong hoạt động gia công nguyên liệu gia công là tài sản của người thuê gia công, các doanh nghiệp Việt Nam (người nhận gia công) chỉ có trách nhiệm bảo quản nguyên liệu để sử dụng cho quá trình gia công sản phẩm theo hợp đồng. Về mặt quản lý, doanh nghiệp Việt Nam chỉ ghi chép, theo dõi số lượng hiện vật qua hệ thống số kho, không theo dõi về mặt giá trị và cũng không phản ánh trên sổ kế toán kho. Tài sản của người khác mình chỉ giữ hộ, không bán hàng và cũng không thu tiền vậy căn cứ vào đâu để viết hóa đơn GTGT? Viết hóa đơn GTGT trong khi không thu tiền thì hạch toán kế toán theo phương pháp nào? Rõ ràng yêu cầu doanh nghiệp xuất hóa đơn GTGT trong trường hợp này không chỉ mâu thuẫn với các quy định của Nghị định 89/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn, mà còn hoàn toàn trái ngược với Thông tư 120/2002 về sử dụng hóa đơn và Quyết định số 15/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Về thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, tại khoản 2, điều 35, Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20-4-2009 của Bộ Tài chính quy định: “Tờ khai nhập khẩu trước, tờ khai xuất khẩu trước phải được thanh khoản trước...”. Có lẽ không quá khó để nhận ra rằng quy định này rập khuôn theo phương pháp kế toán kho hàng “nhập trước xuất trước” (First in first out - FIFO) mà nhiều nước đang áp dụng. Tuy nhiên cũng cần nói rõ thêm rằng khái niệm “nhập trước xuất trước” của nghiệp vụ kế toán kho hàng chỉ là quy ước về mặt giá trị (giá mua hàng và các chi phí có liên quan) mà thôi. Trên thực tế, về mặt hiện vật hàng hóa có thể nhập kho sau xuất bán trước nhưng giá mua hàng và các chi phí có liên quan thì vẫn phải hạch toán theo nguyên tắc “nhập trước xuất trước”. Khái niệm thanh khoản tờ khai hải quan được hiểu là hiện vật hàng hóa thực tế đã nhập vào hay xuất đi. Vì vậy sẽ là sai lầm tai hại nếu khái niệm nhập trước xuất trước được “phiên dịch” thành “Tờ khai nhập khẩu trước, tờ khai xuất khẩu trước phải được thanh khoản trước...”. 2.3.2.4 Phối hợp công tác giữa Hải quan tại chi cục và các đơn vị Hải quan khác, các cơ quan chức năng có liên quan và đặc biệt đối với doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công tại Chi cục. Do chưa có sự phối hợp với các cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước nên không nắm được tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng vẫn có nhiều doanh nghiệp nợ đọng thuế, thiếu chinh xác trong phân luồng. Hiện tượng có nhiều doanh nghiệp chưa thanh khoản hồ sơ vẫn chưa được giải quyết triệt để do cán bộ Hải quan chưa đi sâu sát tình hình của doanh nghiệp, để cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn. Chưa có sự thống nhất phương pháp quản lý nguyên liệu trong gia công. Ví dụ như về số lượng vải không nên tính theo đơn vị đo lường của Anh (inch, yard, food...); cũng không nên tính theo khổ rộng như hiện nay mà tính thống nhất theo hệ mét, vải dệt thoi tính theo m2. Do đó, sẽ tránh được những sai sót của doanh nghiệp khi đăng ký thủ tục Hải quan qua mạng từ xa, giảm tình trạng tắc nghẽn cho hải quan điện tử. Chi cục cũng chưa có sự phối hợp với các chi cục khác và doanh nghiệp gia công trong việc thống nhất mã hóa các nguyên liệu vật tư cho từng mặt hàng cụ thể, đặc biệt đối với những doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu số lượng hàng lớn, phức tạp, nhiều chủng loại ( dệt may, da giày, linh kiện lắp ráp ô tô, xe máy, liên kiện điện tử… . Do đó, có xảy ra hiện tượng: hai loại khóa kéo khác nhau được sử dụng trong cùng 1 hợp đồng gia công may mặc nhưng cùng một mã HS do đó có trị giá giống nhau và tính thuế giống nhau nhưng thực tế là gia của 2 loại này là khác nhau hoàn toàn. 2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài tại chi cục. Qua những phân tích và những số liệu ở trên có thể thấy rằng công tác thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu gia công và thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm gia công cũng như công tác thanh khoản, quản lý nguyên liệu vật tư dư thừa tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội đã đạt được tính hiệu quả cao: đơn giản, nhanh chóng, chính xác, vừa đảm bảo được yêu cầu về quản lý, vừa tạo được sự thông thoáng trong thông quan hàng hóa. Để đạt được những thành công đó, bên cạnh những thuận lợi thì tập thể cán bộ, công chức trong chi cục cũng phải cố gắng khắc phục nhiều khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. a)Những ưu điểm trong quá trình quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài. Trước hết việc sửa đổi, bổ sung của các Chính sách Pháp luật về Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài theo hướng hiện đại hóa, đơn giản hóa, phù hợp với thực tế đã hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho công chức Hải quan thuộc Chi cục thực hiện quản lý trong từng nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, đồng thời giúp doanh nghiệp dễ dàng áp dụng pháp luật về Hải quan đối với hàng gia công để tránh những vướng mắc không đáng có. Đơn cử như những quy định rườm rà, bất hợp lý trong Thông tư 116/2008/TT-BTC ngày 04-12-2008 (viết tắt là Thông tư 116-BTC) về hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài đã được bổ sung bằng văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan 1179/QĐ-TCHQ ngày 17/6/2009 (viết tắt là quyết định 1179-TCHQ) về việc ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài. Một ví dụ điển hình là việc Thông tư 116-BTC quy định phải nộp bản đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư khi đăng ký hợp đồng gia công nhưng thực tế sản xuất lại rất khác với bản đăng ký này gây phiền hà cho doanh nghiệp phải đăng ký nhiều lần và cán bộ Hải quan phải kiểm tra lại. Quy định này đã được bỏ trong quyết định của 1179-TCHQ. Quyết định này cũng đã phân chia nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng gia công một cách rất cụ thể dễ hiểu từ nghiệp vụ tiếp nhận hợp đồng gia công, nghiệp vụ kiểm tra, giám sát sản xuất hàng gia công đến công tác thanh khoản. Thành công trong việc áp dụng Hải quan điện tử và quản lý rủi ro cũng đã đem lại cho doanh nghiệp và Chi cục những kết quả đáng chú ý. Thành tích cần kể đến là nhờ khai báo từ xa mà thời gian thông quan cho các lô hàng nhập khẩu, xuất khẩu giảm đáng kể từ 2 tiếng xuống còn 30-45 phút. Doanh nghiệp không còn phải đi lại nhiều lần vì sai sót hay thiếu giấy tờ như trước. Chi cục cũng không phải mất thời gian cho những kiểm tra chi tiết và toàn bộ nữa do áp dụng quản lý rủi ro doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công tại doanh nghiệp được phân luồng khá chính xác. Điều đó được chứng minh bởi tỷ lệ miễn kiểm tra tăng vọt năm 2009 là 70% tổng số tờ khai được thông quan, tỷ lệ kiểm tra toàn bộ, kiểm tra tỉ lệ giảm một nửa trong 3 năm 2007-2009 đã được biểu diễn ở trên. Một yếu tố quan trọng đem lại những kết quả tốt đẹp cho Chi cục trong việc quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài là yếu tố nhân lực. Với số lượng cán bộ làm công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài ít ỏi (20 công chức), mỗi năm Chi cục quản lý hàng trăm hợp đồng và phụ lục hợp đồng gia công và hàng nghìn tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu nhưng Chi cục luôn luôn nhận được lá cờ thi đua hàng năm. Đó là do Chi cục có một đội ngũ cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm về hàng hóa gia công cho nước ngoài, nắm vững pháp luật Hải quan về hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài. Để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực, Chi cục đã biết sắp xếp, phân phối công việc một cách hợp lý, logic cho từng cá nhân để đem lại hiệu quả cao nhất. Để quản lý tốt hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài thì Chi cục ngoài yếu tố lao động còn cần yếu tố cơ sở hạ tầng, không có cơ sở hạ tầng tốt thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ khi mà khối lượng công việc đồ sộ, hành vi gian lận thương mại ngày càng tinh vi. Đứng trước thực tế đó, Chi cục đã cố gắng trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho công chức Hải quan. Do đó, việc kiểm tra, giám sát định mức nguyên vật liệu, công tác thanh khoản ngày càng chính xác, làm cho số lượng vụ vi phạm tại Chi cục ngày càng giảm. Chi cục cũng thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo giữa doanh nghiệp và Chi cục để cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc giữa hai bên. Do đó, số lượng doanh nghiệp đến với Chi cục không những không giảm mà ngày càng tăng : năm 2009 lên đến 122 doanh nghiệp. b)Những hạn chế trong khâu làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu gia công, thủ tục xuất khẩu sản phầm gia công, thủ tục thanh khoản và quản lý nguyên liệu vật tư dư thừa sau khi thực hiện xong hợp đồng gia công. Bên cạnh những ưu điểm, trong công tác quản lý hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, Chi cục còn rất nhiều điểm cần khắc phục để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Với một hợp đồng gia công thì số lượng nguyên liệu nhập khẩu thường rất lớn, nhiều chủng loại, mẫu mã và nhập khẩu làm nhiều lần do đó việc quản lý và làm thủ tục đòi hỏi phải chính xác. Trong khi đó, doanh nghiệp làm thủ tục không nắm hết được các yêu cầu thủ tục: Khai thiếu hàng hóa, áp sai mã hàng, với lô hàng nhiều mẫu mã, chủng loại thì lại không có bảng kê chi tiết…Chi cục thì có quá ít người có kinh nghiệm và chuyên môn sâu. Trong khâu phân luồng nguyên liệu gia công nhập khẩu và sản phẩm gia công xuất khẩu tuy thực hiện trên máy nhưng do hệ thống dữ liệu về doanh nghiệp làm thủ tục và về các mặt hàng còn chưa thật đầy đủ nên việc phân luồng chưa thể đạt hiệu quả cao, tỷ lệ tờ khai thuộc luồng xanh, luồng vàng sau đó chuyển sang luồng đỏ còn cao biểu hiện thông qua số liệu về tỷ lệ số tờ khai kiểm tra theo tỷ lệ trên tổng số tờ khai. Trong khâu kiểm tra thực tế hàng hóa, do là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nên việc kiểm tra thực tế hàng hóa cũng gặp nhiều khó khăn. Khi đó lại phải gửi thông báo kiểm tra thực tế cho chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp công chức kiểm hóa còn phải ra tận cửa khẩu để áp tải hàng hóa về kiểm tra. Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công thì việc đối chiếu sản phẩm với mẫu lưu nguyên liệu nhập khẩu cũng rất khó khăn do nguyên liệu đã được qua quá trình sản xuất ra sản phẩm gia công, nó đòi hỏi công chức Hải quan phải có sự hiểu biết nhất định về sản phẩm gia công và quá trình gia công. Do nằm ở xa trung tâm thành phố, số lượng cán bộ Hải quan trong nghiệp vụ thanh khoản hợp đồng gia công ít nên Chi cục cũng gặp khó khăn trong việc quản lý việc xử lý nguyên liệu vật tư dư thừa của doanh nghiệp sau khi hoàn thành, đôn đốc các doanh nghiệp nhanh chóng thanh khoản hợp đồng. Sự phối hợp về mặt thông tin giữa các Chi cục quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài và doanh nghiệp còn hạn chế, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội chưa có những thống nhất với các Chi cục khác và các doanh nghiệp về việc áp mã HS đối với các nguyên liệu, vật tư nên xảy ra tình trạng mỗi 1 lần áp là 1 mã khác nhau, cùng 1 mặt hàng mà các Chi cục khác nhau lại áp 1 mã riêng. Ngoài ra, thông tin về tình hình các doanh nghiệp cũng chưa được trao đổi thường xuyên với các Chi cục khác nên vẫn xảy ra tình trạng bỏ trốn không thanh khoản, doanh nghiệp nhảy sang Chi cục Hải quan khác để thanh khoản khi bị phát hiện có gian lận tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội. Một số trường hợp vi phạm các quy định về thủ tục Hải quan điển hình của các doanh nghiệp trong quy trình quản lý hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội: (xem phụ lục 2) CHƯƠNG III: Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn qu¶n lý H¶i quan ®èi víi hµng ho¸ gia c«ng cho th­¬ng nh©n n­íc ngoµi t¹i chi côc H¶i quan qu¶n lý hµng ho¸ ®Çu t­, gia c«ng thuéc côc H¶i quan Hµ Néi. 3.1 Định hướng của chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư –gia công trong quản lý hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài năm 2010. Năm 2010 là năm kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, năm đất nước tổ chức kỷ niệm ngày lễ trọng đại thành lập Đảng CS Việt Nam – Thành lập nước - Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước – ngày sinh của Bác Hồ. Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư gia công phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị góp phần vào thành tích chung xây dựng Hải quan Thủ đô anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Nhằm phát huy những thành tích đạt được trong năm qua, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, phát huy sức mạnh đoàn kết thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao năm 2010. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, chi cục cần tập trung làm tốt một số việc sau đây: 1-Tổ chức triển khai tốt kế hoạch năm 2010 của TP Hà Nội. 2-Thực hiện nghiêm các quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Chính phủ, Bộ và các ban ngành khác. 3-Triển khai kế hoạch thông quan điện tử theo đúng tiến độ.Hoàn thiện dữ liệu QLRR theo đúng yêu cầu của Cục và tình hình quản lý hoạt động XNK trên địa bàn. 4-Tổ chức tốt phong trào thi đua chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, các ngày lễ lớn trong năm, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày quốc khánh 02/09, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày sinh Bác Hồ kính yêu. 5-Triển khai, thực hiện tốt Luật Hải quan, Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn sửa đổi mới. 6-Quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu thu thuế và chỉ tiêu phấn đấu được giao. 7-Thực hiện tốt, đúng lộ trình kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hoá của chi cục đã được Cục Hải quan TP Hà nội phê duyệt. Đảm bảo thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật. 8-Tập huấn nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ công chức trong chi cục. Triển khai mạnh, triệt để thanh khoản trên máy đối với hàng gia công, hàng SXXK. Tăng cường kiểm tra đôn đốc doanh nghiệp thanh khoản đúng hạn 9-Quyết tâm đôn đốc thu đòi nợ đọng thuế đạt mức cao nhất, triển khai đầy đủ, kịp thời, triệt để các giải pháp cũng như các biện pháp thu đòi nợ đọng thuế của Cục Hải quan TP Hà nội. 10-Quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả máy móc, trang thiết bị cơ sở vật chất được trang bị. 11-Đoàn kết thống nhất trong đơn vị, đẩy mạnh phong trào thi đua khen thưởng, xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị năm 2010 Cục Hải quan TP Hà Nội giao. Một số chỉ tiêu phấn đấu thực hiện năm 2010 1-Số thu ngân sách của chi cục tăng bình quân 12-14% 2-Giảm nợ đọng thuế xuống con số dưới 5% so với tổng thu hàng năm. 3-Thời gian thông quan trung bình hàng hóa đạt dưới 4 giờ đối với hàng nhập khẩu, dưới 30 phút đối với hàng xuất khẩu tại các cảng biển, sân bay quốc tế lớn. 4-Tỷ lệ phần trăm các lô hàng nhập khẩu phải qua kiểm tra thực tế: Dưới 10% 5-Giữ vững sự tin cậy và hài lòng của doanh nghiệp đến làm thủ tục Hải quan tại chi cục.(Chỉ số này được xác định bằng các cuộc điều tra khách hàng). 3.2 Giải pháp hoàn thiện 3.2.1 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và cục Hải quan Hà Nội về quản lý hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài. Trong thời gian qua chúng ta đã ban hành và thông qua một số văn bản pháp quy quan trọng có tính chất định hướng cho các hoạt động thương mại nói chung cũng như cho hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, những văn bản quy định pháp luật về Hải quan đó còn nhiều điều bất khả thi, gây vướng mắc cho cả doanh nghiệp và chi cục thực hiện công tác quản lý hàng gia công như đã phân tích ở trên. Với tư cách là Chi cục trực tiếp quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội cần kiến nghị với các cơ quan cấp trên cần nghiên cứu, chú ý sửa đổi các quy định sau cho phù hợp với thực tế của Chi cục mình: 1- Tỷ lệ hao hụt đối với nguyên liệu gia công đối với tất cả các mặt hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công. 2- Thuế đối với phần hao hụt nguyên phụ liệu. 3- Định mức thuể tiêu hao nguyên phụ liệu. 4- Vấn đề duyệt hợp đồng gia công. 5- Vấn đề nhãn mác hàng hóa gia công. 6- Vấn đề xử lý phế phẩm, phế liệu dư thừa. 7- Vấn đề thanh lý hợp đồng gia công, và chế tài trong trường hợp chậm thanh lý hợp đồng gia công. Về cải cách thủ tục Hải quan, triển khai cơ chế "một cửa", đảm bảo tất cả các hoạt động nghiệp vụ đều được thực hiện thống nhất "một cửa" tại quầy giao dịch., thực hiện thí điểm thu lệ phí hải quan qua ngân hàng thông qua hệ thống thanh toán (ICD) của Ngân hàng,triển khai thanh toán qua hệ thống ICD đối với các khoản thu tiền bán biên lai, ấn chỉ, tờ khai hải quan...Việc chủ động phối hợp với các ngân hàng để giảm và tiến tới bãi bỏ việc thu, nộp tiền mặt nhằm hạn chế phát sinh tiêu cực. 3.2.2 Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Như đã phân tích, một trong những khó khăn trong việc quản lý hàng gia công đăng ký làm thủ tục Hải quan tại chi cục quản lý hàng đầu tư-gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội là doanh nghiệp không cập nhật những chính sách, quy định về thủ tục Hải quan mà thường ỷ lại vào cán bộ chi cục hướng dẫn, giải thích tỷ mỷ, gây ra những sai sót không đáng có cho cả doanh nghiệp lẫn cán bộ chi cục. Do đó, cần thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, đối thoại giữa chi cục và doanh nghiệp dể nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp bằng cách tổ chức thường xuyên định kỳ đối thoại doanh nghiệp để giúp giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về thủ tục thanh khoản hợp đồng, chuyển nguyên vật liệu dư thừa, định mức, hàng mẫu, sản phẩm đi kèm hàng gia công. Ngoài ra,Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư –gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội cần thành lập phòng chuyên tư vấn cho doanh nghiệp về phương thức thực hiện các thủ tục Hải quan theo quy định của các chính sách, quy định Pháp luật về Hải quan của Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan, Hải quan Hà Nội. Ngoài ra,công tác tư vấn thủ tục Hải quan, trả lời vướng mắc của doanh nghiệp cũng nên thực hiện qua nhiều hình thức: bằng văn bản hướng dẫn đến từng cơ quan khi có bất kỳ quy định, chính sách nào mới được áp dụng, qua mạng Internet, trên Website của tổng cục. Chi cục nên có những khuyến khích, khen thưởng, ưu tiên cho các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài như: ưu tiên làm thủ tục trước cho các doanh nghiệp luôn thực hiện hiện tốt pháp luật về Hải quan. Giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ Hải quan đúng với quy định. 3.2.3 Tăng cường các hoạt động nghiệp vụ quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội. 3.2.3.1 Nâng cao năng lực cán bộ trong công tác thanh khoản hợp đồng gia công. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý hải quan là rất quan trọng. Tuy nhiên yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định trong cải cách thủ tục. Một đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp sẽ đảm bảo cho việc quản lý được trơn tru hơn, nhanh chóng hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Để thực hiện được điều này thì khâu đào tạo bồi dưỡng cán bộ là hết sức quan trọng. * Về phía cán bộ lãnh đạo: Lãnh đạo chi cục cũng như lãnh đạo đội Gia công tại Chi cục cần đi sâu nắm vững các nghiệp vụ của công chức Hải quan trong công tác quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài. Tập hợp các kiến nghị của công chức Hải quan về chính sách, quy định Pháp luật còn hạn chế để báo cáo lên cơ quan cấp trên sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho quy trình quản lý được thực hiện trong thực tế một cách hiệu quả, thông suốt. Do số lượng cán bộ trong công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục còn ít (20 người) nên lãnh đạo Chi cục cần bố trí cán bộ, công chức phù hợp với các quy trình nghiệp vụ, dảm bảo mọi khâu đều được thực hiện hiệu quả. Ví dụ như cán bộ kiểm hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa phải là người thực sự có chuyên môn, có kinh nghiệm, có các kiến thức chuyên sâu về các mặt hàng gia công thường xuyên đăng ký hợp đồng gia công tại chi cục. Khi luân chuyển cán bộ, cần quan tâm giúp đỡ cán bộ trong nhiệm vụ mới. Công chức nhận nhiệm vụ mới có sự trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn với người tiền nhiệm. Cần có các chế tài khen thưởng, kỷ luật xứng đáng. Có sự khen thưởng động viên kịp thời với các công chức gương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm khắc, đích đáng với các công chức sai phạm, nhằm làm trong sạch đội ngũ đồng thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực. Đối với doanh nghiệp vi phạm các quy định quản lý Hải quan trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công , lãnh đạo Chi cục cần chỉ đạo các công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát chặt chẽ, có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn để tránh cho doanh nghiệp tái phạm và gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước. Đối với những doanh nghiệp chây ỳ không thanh khoản hợp đồng gia công thì Lãnh đạo nên cử cán bộ công chức đến tận doanh nghiệp để đôn đốc thanh khoản hợp đồng gia công. Đối với những hợp đồng gia công do doanh nghiệp mất tích thì cử người đến tận doanh nghiệp để xác minh. Đối với doanh nghiệp không kê khai định mức sai, không thực hiện sản xuất theo đúng như định mức, hợp đồng gia công, không chấp hành đúng thời hạn thanh khoản,…nên đến tận doanh nghiệp lập biên bản để xử phạt vi phạm hành chính. * Về phía cán bộ công chức thi hành: Cán bộ công chức thi hành phải nắm được tầm quan trọng của quản lý Hải quan về hàng gia công cho thương nhân nước ngoài đối với Nhà Nước, nền kinh tế quốc dân nói chung và doanh nghiệp gia công cho thương nhân nước ngoài nói riêng. Từ đó, cán bộ Hải quan thuộc đội quản lý hàng gia công của chi cục phải không những tu dưỡng đạo đức cho xứng đáng với vai trò cán bộ công chức Hải quan mà còn phải không ngừng nâng cao trình độ bản thân: cập nhật những thông tư, nghị định, chính sách, quy định pháp luật mới liên quan đến công việc của mình, tìm hiểu về các mặt hàng hóa, nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc thiết bị thường xuyên đăng ký làm thủ tục Hải quan tại chi cục. Đối với doanh nghiệp, cán bộ Hải quan cần giám sát sắt sao quá trình sản xuất của doanh nghiệp để ngăn chặn kịp thời những sai sót của doanh nghiệp như thực hiện sản xuất sai với định mức, thanh khoản chậm, xử lý nguyên phụ liệu nhập khẩu dư thừa không đúng theo quy định. Cán bộ Hải quan cũng cần quan hệ tốt với doanh nghiệp để biết được những khó khăn của doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng, từ đó, giúp đỡ, hướng dẫn doanh nghiệp trong phận sự của mình đúng theo quy định. Cùng doanh nghiệp giải quyết, rút ra những vướng mắc trong việc áp dụng các chính sách pháp luật, quy định Hải quan vào quy trình làm thủ tục Hải quan để trình lãnh đạo chi cục. 3.2.3.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu trong quy trình thủ tục hải quan là điều tất yếu trong điều kiện hiện nay. Các cán bộ, công chức của chi cục cần nhận thức rõ vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện các thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho quá trình thông quan được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đối với khâu đăng ký hồ sơ hải quan, phải tăng cường tuyên truyền, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng khai hải quan qua mạng bằng một trong ba hình thức sau: *Nối mạng trực tiếp từ địa điểm làm thủ tục hải quan của cơ quan Hải quan với doanh nghiệp. *Mở phòng khai hải quan ngay tại địa điểm làm thủ tục hải quan của chi cục. *Doanh nghiệp khai hải quan đưa vào đĩa vi tính theo các mẫu do Tổng cục Hải quan quy định và chuyển cho chi cục để ghi vào máy vi tính của chi cục khi đăng ký tờ khai. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các bước quy trình của thủ tục hải quan đã mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho cả chi cục và doanh nghiệp. Việc khai báo hải quan từ xa đã rút ngắn đáng kể thời gian đăng ký tờ khai cho doanh nghiệp: nếu có sai sót trong việc khai báo, khi nhận được thông báo của chi cục (cũng qua mạng) doanh nghiệp có thể kịp thời sửa chữa và gửi lại cho chi cục cho đến khi tờ khai được chấp nhận. Do đó, giảm đáng kể thời gian và chi phí đi lại co doanh nghiệp. Một doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu cho một hợp đồng gia công thì nguyên liệu nhập khẩu thường rất nhiều cả về số lượng và chủng loại, nhập khẩu nhiều lần do đó nếu khai báo theo cách truyền thống thì sẽ mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Với khai báo hải quan từ xa, doanh nghiệp chỉ việc đến cơ quan Hải quan để hoàn tất thêm các thủ tục tiếp theo. Theo tính toán, khai báo từ xa giúp doanh nghiệp giảm được 70% thời gian chờ đợi. Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội được đánh giá là chi cục triển khai nhanh các ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của thủ tục hải quan trong toàn cục Hải quan Hà Nội. Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu của quá trình cải cách các thủ tục hành chính, hiện đại hóa Hải quan thì chi cục cần tích cực hơn nữa trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hải quan: *Đề xuất sự giúp đỡ của cục Hải quan Hà Nội về trang thiết bị, về kỹ thuật: trang bị thêm về máy vi tính, các thiết bị truyền dẫn, cử các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn… *Thường xuyên cử các cán bộ kỹ thuật tham dự các lớp tập huấn của cục Hải quan Hà Nội và của Tổng cục Hải quan về ứng dụng công nghệ thông tin. *Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ, công chức về việc ứng dụng công nghệ, có sự hướng dẫn của các cán bộ chuyên về kỹ thuật với các công chức. *Hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện khai hải quan qua mạng. Để thiết lập một quy trình quản lý hải quan về hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài tối ưu theo chuẩn mực: hợp pháp, hài hòa, giảm các điểm kiểm soát, vận hành thông thoáng, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí khoa học mà đơn giản dễ làm khi lập quy trình cần chú ý: các bước trong quy trình phải liên hoàn, áp dụng công nghệ vào tất cả các khâu trong quy trình. 3.2.3.3 Nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh khoản hợp đồng gia công. Trong quản lý Hải quan điện tử, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro được coi là sự lựa chọn không thể thiếu, giúp quản lý một cách có trọng điểm, thủ tục thông quan hàng hóa được thuận tiện và nhanh chóng. Sau hơn hai năm thực hiện phương pháp quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan, một trong những kết quả được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận là thời gian thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đã được rút ngắn đáng kể, đó là một phần đóng góp của hệ thống phân tích, xử lý thông tin của cơ quan Hải quan đã phân loại được. Thông qua bộ tiêu chí quản lý rủi ro, hệ thống quản lý rủi ro với sự trợ giúp của công nghê thông tin, cơ quan Hải quan có thể đánh giá, phân loại đối với doanh nghiệp và lô hàng xuất nhập khẩu, từ đó phân luồng lô hàng để áp dụng phương thức kiểm tra phù hợp. Tuy nhiên, đánh giá của Tổng cục Hải quan cho thấy vẫn còn những hạn chế về công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ, về hành lang pháp lý, tổ chức, nguồn nhân lực... Đặc biệt là nguồn thông tin phục vụ quản lý rủi ro nhất là nguồn thông tin ngoài ngành còn thiếu và chưa được chuẩn hóa đầy đủ; kỹ thuật công nghệ thông tin còn yếu, nhận thức của cán bộ công chức Hải quan chưa đáp ứng... Do đó các kết quả phân luồng chưa thực sự phản ánh đúng mức độ rủi ro trên thực tế. Để tiếp tục áp dụng có hiệu quả phương pháp QLRR, ngành Hải quan cần tăng cường việc thu thập, phân tích rủi ro trước, trong và sau khi thông quan, từ đó xác định lô hàng trọng điểm chính xác hơn, giúp đưa ra quyết định hình thức, mức độ kiểm tra chuẩn xác, thực sự tạo điều kiện cho DN trong sạch. Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo thuận lợi cho hoạt động thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin nghiệp vụ hải quan, trong đó đáng chú ý là các văn bản trao đổi thông tin giữa Hải quan với cơ quan Thuế, Kho bạc; giữa Bộ Tài chính và các ngành liên quan. Xây dựng khung pháp lý đảm bảo Hải quan, DN và các cơ quan chức năng thống nhất thực hiện. Điểm đáng chú ý là sẽ có quy định rõ ràng hơn để ưu tiên, ưu đãi thích hợp cho những đối tượng chấp hành tốt, có hình thức xử phạt đúng mức đối với đối tượng vi phạm. 3.2.3.4 Đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất nhằm phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng gia công. Để thực hiện những biện pháp trên và giúp cho công chức hải quan làm nhiệm vụ quản lý quy trình thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài tại chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư –gia công Hà Nội thực hiện tốt nhất nghiệp vụ của mình, chi cục cần có những trang thiết bị cần thiết. Về yếu tố vật chất phục vụ công tác quản lý tốt nhất đó là hệ thống công nghệ thông tin quản lý hàng gia công, các phần mềm quản lý hàng gia công, sử dụng các chương trình thanh khoản hợp đồng gia công trên máy tính. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hàng gia công vận hành và khai thác tuân thủ những quy định về an ninh, an toàn, bảo mật dữ liệu của ngành hải quan. Hệ thống thông tin quản lý hàng gia công được cài đặt tại tất cả các chi cục hải quan quản lý loại hình gia công xuất nhập khẩu trong phạm vi toàn ngành hải quan. Hệ thống thông tin quản lý hàng gia công phải được vận hành đồng bộ, thống nhất với các hệ thống thông tin khác của ngành trong quy định nghiệp vụ. Hệ thống thông tin phải luôn được thông suốt để doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký hợp đồng ngay tại doanh nghiệp. Hệ thống dữ liệu được liên thông với mạng máy tính toàn ngành liến quan đáp ứng cho công tác làm thủ tục và quản lý hàng gia công nhanh chóng và chính xác. Đối với công chức thanh khoản hợp đồng gia công trên hệ thống thông tin quản lý hàng gia công cần có trách nhiệm khi sử dụng hệ thống: Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên hệ thống với bảng thanh khoản do doanh nghiệp khai báo theo quy định hiện hành. Sử dụng hệ thống để thanh khoản hợp đồng gia công sau khi đã kiểm tra, đối chiếu tính thống nhất số liệu trên bảng thanh khoản giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Sử dụng hệ thống để theo dõi và thông báo thời hạn thanh khoản hợp đồng cho doanh nghiệp. Thực hiện việc theo dõi, quản lý các hợp đồng gia công sau khi thanh khoản trên hệ thống. Ngoài ra, chi cục cũng cần có những thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác kiểm hóa, giám sát sản xuất của các công chức Hải quan làm nhiệm vụ này như máy camera, các máy đo lường, các thiết bị giám định… 3.2.3.5 Cải tiến công tác thanh khoản đối với hàng hóa gia công cho nước ngoài tại Chi cục. Chi cục phải rà soát, phân loại các hợp đồng còn tồn đọng và đôn đốc quyết liệt đối với doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm. Chủ động phối hợp với các cơ quan khác có liên quan để nắm bắt tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp, qua đó có biện pháp quản lý phù hợp. Nếu những hợp đồng gia công của các doanh nghiệp không tìm thấy địa chỉ thì hải quan các địa phương làm việc với Sở kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế địa phương để truy tìm địa chỉ mới của doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp phải đến hải quan để thanh khoản hợp đồng gia công ngay. Nếu qua Sở kế hoạch và Đầu tư mà không tìm thấy địa chỉ thì chuyển hồ sơ cho cơ quan công an điều tra, xử lý về tội trốn thuế. Đối với những hợp đồng gia công tồn đọng của những doanh nghiệp nằm trong danh sách mất tích thì chi cục tổ chức lực lượng để tiến hành xác minh, truy tìm địa chỉ của những doanh nghiệp này ( phối hợp với Cục Thuế, Sở kế hoạch và Đầu tư địa phương…) để có kết luận chính xác. Nếu xác minh, truy tìm địa chỉ được doanh nghiệp thì yêu cầu doanh nghiệp đến thanh khoản Nếu qua xác minh, truy tìm kết luận là doanh nghiệp mất tích thì lập danh sách báo cáo Tổng cục. Trong báo cáo phải nêu rõ đã xác minh ở đâu, kết quả, lý do kết luận doanh nghiệp mất tích; tính số thuế phải nộp đối với hàng tồn của từng; tách riêng các hợp đồng có số thuế phải nộp đối với lượng hàng tồn dưới 1000 USD. Đối với những hợp đồng gia công tồn đọng của những doanh nghiệp đang hoạt động xuất nhập khẩu thì áp dụng biện pháp cưỡng chế làm thủ tục hải quan. Trong khi thực hiện hợp đồng gia công, nếu không có sản phẩm thực xuất thì yêu cầu doanh nghiệp chủ động thông báo, giải trình cho chi kịp thời, không để dến hạn thanh khoản. Nếu không xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp chỉ được chuyển số nguyên phụ liệu đó sang 1 lần các hợp đồng/ phụ lục khác. Nếu sau một năm những hợp đồng/ phụ lục mới vẫn không có sản phẩm xuất khẩu hoặc không chuyển giao hết hợp đồng/ phụ lục của hợp đồng gia công khác (của doanh nghiệp nhận gia công khác) thì Hải quan buộc phải tái xuất số nguyên phụ liệu còn lại, hoặc truy thu thuế. KẾT LUẬN Trong xu thế đổi mới, mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa đất nước các hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, khối lượng công việc của ngành hải quan tăng lên rất nhanh. Trong bối cảnh đó, Hải quan Việt Nam phải giải bài toán rất khó để đảm bảo cân đối vừa tạo điều kiện thông thoáng cho giao lưu kinh tế đối ngoại, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý góp phần bảo vệ và phát triển nền sản xuất, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Đó là mục tiêu chung của ngành Hải quan, nếu đi sâu vào từng biện pháp nghiệp vụ, phương hướng cụ thể, chi tiết và rõ ràng hơn chẳng hạn như “ các công tác trong quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài” còn là một vấn đề cần đặt ra cho công chức trực tiếp thi hành công tác những công tác đó tại các Chi cục quản lý hàng gia công nói chung và cụ thể là Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở hoạt động thực tiễn cũng như nhận thức được nhiệm vụ quản lý của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài, khi thực hiện đề tài: “Hoạt động quản lý hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội: thực trạng, giải pháp”, em mong muốn đóng góp những kiến thức, suy nghĩ của bản thân vào quá trình nghiên cứu công tác quản lý hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài và những ứng dụng cho hoạt động quản lý trên lĩnh vực này. Trong quá trình thực hiện chuyên đề này không thể không có sự thiếu sót về kiến thức chung cũng như kiến thức chuyên môn về quản lý Hải quan đối với hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài. Rất mong được sự tham gia góp ý kiến của thầy, cô giáo trong Khoa “Thương mại và kinh tế quốc tế”. Đồng thời để hoàn thành tốt đề tài này, không thể thiếu sự tham gia đóng góp ý kiến và hướng dẫn của các cán bộ công chức hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội. Và sự nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn từng bước nội dung báo cáo tốt nghiệp của Thạc sĩ Nguyễn Quang Huy. Em xin chân thành cảm ơn. PHỤ LỤC 1 STT Tên doanh nghiệp Số tài khoản tồn đọng Trị giá VDI (USD) Số thuế phải truy thu (VNĐ) Nguyên nhân A Doanh nghiệp thiếu chứng từ thanh khoản 1 Công ty TNHH Nam Thanh MST: 0-100367717 Đc: Xóm Trại Trung Kính Tên giám đốc: Trần Văn Nam 9 2.096.826 1.149.194.016 Thanh toán bằng tiền mặt tại Việt Nam nên không có chứng từ thanh toán, không thanh toán được. B DN giải thể,phá sản C DN không tìm thấy địa chỉ, mất tích 1 Công ty TNHH Thanh Mai MST: 0-101506667 Đc: Số 49 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội 1 9.984 15.006.000 DN không tìm thấy địa chỉ, mất tích D Doanh nghiệp chây ỳ không thanh khoản Không xuất hàng, đã chuyển đối mục đích,đã truy thu Thuế XNK và chuyển cục Thuế địa phương truy thu thuế VAT 1 Công ty TNHH xuất nhập khẩu Bắc Mỹ MST: 0- 101300835 Đc: Số 5 Tổ 12 Láng Thượng (93150495) Tên Giám đốc: Nguyễn Quang Mỹ 2 13.628 794.473.500 2 Công ty TNHH XNK Gia Long MST: 0-101181754 Đc: Số 101,tố 22, Trung liệt 3 272.961 1.746.081.000 E Các lý do khác 1 Công ty TNHH Du lich Đại Ngàn MST: 0-100386156 Đc: 36 Lê Duẩn Tên Giám đốc: Nguyễn Quang Bình 2 29.336 85.649.000 Do khách hàng hủy hợp đồng, DN đang tìm đối tác xuất hàng Tổng 3.790.403.516 (Nguồn: Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư- gia công Hà Nội) PHỤ LỤC 2 STT Tên doanh nghiệp Số tiền phạt (VNĐ) Hành vi vi phạm quy định về thủ tục Hải quan 1 Công ty điện tử Daiwoo Hanel khu Công nghiệp Sài Đồng, Gia Lâm 12.456.780 Không kê khai một số mặt hàng nhập khẩu. 2 Công ty FLEXCOM Việt Nam 1.987.642 Chậm thanh khoản 3 Công ty Giày Việt Phú Phòng2 nhà 5c tập thể Nam Đồng Đống Đa-Hà Nội 1.942.000 Chậm giao nguyên phụ liệu dư thừa 4 Công ty may mặc Văn Quang Tổ 19-Phúc Lợi-Long Biên-Gia Lâm Hà Nội 5.134.000 Chậm thanh khoản Không đăng ký nguyên liệu tự cung ứng 5 Công ty TNHH Giày Thụy Khuê 152 Thụy Khuê, Hà Nội 9.472.800 Chậm thanh khoản Không đăng ký định mức đúng thực tế. 6 Công ty TNHH Minh Trí khu công nghiệp Vĩnh Tuy-Hà Nội 18.980.000 Khai báo sai số lượng hàng hóa nhập khẩu 7 Công ty Cổ phần may 22 Thành Công-Hà Nội 7.654.742 Nhập nguyên liệu sai với khai báo Không đăng ký định mức bổ sung nguyên phụ liệu (Nguồn: Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư- gia công Hà Nội) MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31580.doc
Tài liệu liên quan