Việc kích thích tiêu thụ do nằm chủ yếu ở ban quản lý các khu công nghiệp và các ban ngành của tỉnh có liên quan đến lĩnh vực đầu tư đặc biệt là Sở kế hoạch đầu tư nên cần chú trọng hơn để tăng cường hoạt động này ở các ban ngành trên.
Chương trình hỗ trợ:Các hoạt động hỡ trợ nhân các ngày lễ lớn của cả nước hoạt các dịp khánh thành các khu công nghiệp cần được tổ chức thường xuyên hơn và hỗ trợ có tính thực tế hơn để đánh vào tâm lí các nhà đầu tư.
Tham gia các cuộc triển lãm hội chợ: Tham gia đầy đủ và thường xuyên hơn trong các hoạt động có tính chất thu hút các nhà đầu tư: Hội chợ hàng công nghiệp, hội chợ việc làm, đầu tư, Qua các hoạt động tham gia đó cần phải đưa đầy đủ các thông tin về thu hút đầu tư cảu tỉnh và môi trường đầu tư của tỉnh thuận lới như thế nào đến các nhà đầu tư để tạo hình ảnh trong tâm trí các nhà đầu tư về tỉnh mối khi có nhu cầu tìm. Bên cạnh đó cũng cần tổ chức các hội chợ, triển lãm về thu hút đầu tư và những thành công khi đầu tư tại tỉnh Thái Bình để các nhà đầu tư biết đến cũng như nhận thấy được cơ hội khi tham gia đầu tư. Kết hợp giũa các hội chợ triển lãm là các catalog, ấn phẩm của công cụ quảng cáo kèm theo để tăng hiệu quả.
55 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động truyền thông với việc thu hút đầu vào Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp, xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các chủ trương, cơ chế, chính sách, biện pháp, những cân đối chủ yếu của các thời kì kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội.
- Dự thảo chiến lược kinh tế xã hội và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi toàn tỉnh. Hướng dẫn các cấp, các ngành xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế ngành và các địa phương, quản lý và theo dõi tình hình thực hiện quy hoạch kinh tế xẫ hội. Tham gia cùng với các phòng ngành xây dựng kế hoạch dài hạn – trung hạn và ngắn hạn về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
- Giúp lãnh đạo Sở tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn và hàng năm của ngành và địa phương.
- Xử lý, tổng hợp và dự thảo các báo cáo về kế hoạch kinh tế xã hội, tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định. Giúp ban Giám đốc chuẩn bị chương trình công tác, nội dung giao ban định kỳ trong năm.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch tài chính ngân sách, khoa học- công nghệ, an ninh quốc phòng, làm đầu mối và tổng hợp các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao
2.Phòng Thẩm định và XDCB có các nhiệm vụ :
- Là đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư trong nước ( vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do ngân sách Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước). Chủ trì phối hợp với các phòng ngành có liên quan, tham mưu cho lãnh đạo SỞ tổ chức thẩm định các dự án đầu tư theo phân cấp của Nhà nước, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định.
- Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý đầu tư XDCB, xây dựng và tổng hợp kế hoạch đầu tư XDCB của các cấp, các ngành trong tỉnh, tổng hợp qua các phòng ngành báo cáo lãnh đạo cơ quan, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựn cơ bản
- Theo dõi , tổng hợp các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tổng hợp báo cáo theo quy định gửi phòng Tổng hợp để tổng hợp báo cáo chung.
- Tiếp nhận, thẩm định, tham mưu cho lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu. Báo các tình hình đấu thầu của địa phương với Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo sở phân công.
3. Phòng Đăng ký kinh doanh có các nhiệm vụ công tác sau:
- Hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thầm quyền kiểm tra Doanh nghiệp theo những nội dung trong bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh được quy định tại điểm 4, điều 116 Luật doanh nghiệp. Tham gia cùng các phòng ngành trong việc xây dựng sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi đăng ký HTX và tổ chức hoạt động của liên hiệp HTX theo cácc nghị định của chính phủ, tham gia việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
- Tiếp nhận hồ sơ, tham mưu cho lãnh đạo Sở trình bày Uỷ ban Nhân dân tỉnh để cấp giấy ưu đãi và khiến nại của các doanh nghiệp về việc đăng kí kinh doanh, đề xuất báo cáo lãnh đạo cơ quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết theo thẩm quyền.
- Đô đốc doanh nghiệp thực hiện thep chế độ báo cáo theo quy đụnh của Luật doanh nghiệp. Tổng hợp và gửi báo cáo định kỳ về tình hình đăng ký kinh doanh với Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.
4. Phòng Kinh tế đối ngoại – thương mại
Ngoài các nhiệm vụ chung của sở Kế hoạch và đầu tư, phòng còn có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các dự án thuộc nguồn vốn ODA, FDI, NGO.Giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà nước về quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển trực tiếp ( ODA) và viên trợ phi Chính phủ ( NGO) theo quyết định số 785/1998/ QĐ- UB và quyết định số 252/2001/QD-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động đầu tư trưc tiếp nước ngoài tại Thái Bình.
5.Phòng Hành chính tổ chức có các nhiệm sau:
- Tham mưu cho cơ quan thực hiện công tác tổ chức – cán bộ, thực hiện quy chế làm việc , quy chế thực hiện dân chỉ trong hoạt động của cơ quan. Thực hiện chế độ sơ kết , tổng kết hàng năm. Tham gia xây dựng bộ máy kế hoạch và đầu tư của các ngành, huyện thị.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, theo dõi thi đua trong cơ quan và toàn ngành đầu tư trong tỉnh
- Thực hiện công tác hành chính quản trị của cơ quan, bao gồm các mặt công tác:
+ Văn thư, lưư trữu hồ sơ và tài liệu , đánh máy , in, sao tài liệu, quản lý vận hành hệ thống máy tính trong cơ qua.
+ Thường trực bảo vệ cơ quan
+ Công tác kế toán tài vụ
+ Mua sắm, sửa chữa , quản lý tài sản và phương tiện làm việc, phục vụ các nhu cầu công tác và sinh hoạt trong cơ quan.
II-Thực trạng hoạt động truyền thông thu hút đầu tư của Sở kế hoạch Thái Bình
1-Các hoạt động marketing của Sở kế hoạch đầu tư
1.1-Về vị trí địa lý (Place)
Với lợi thế nổi trội là một tỉnh thuần nông, nên tỉnh Thái Bình có quỹ đất khá lớn để phát triển cơ sở hạ tầng,, thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực dệt may có rất nhiều thuận lợi. Sở kế hoạch đầu tư đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: Dệt may,…tại các khu công nghiệp của tỉnh như: Hỗ trợ nhà đầu tư 50% kinh phí giải phóng, san lấp mặt bằng, giá cho thuê đất ưu đãi theo khung giá thấp nhất do Chính phủ qui định,…
Thái Bình còn có đường bờ biển khá dài, có cảng nước sâu là cơ sở cho sự thông thương với các tỉnh thành khác và quốc tế về vấn đề phân phối sản phẩm
1.2- Chính sách sản phẩm của địa phương (Product)
Thái Bình là tỉnh có vị trí thuận lợi, tiếp giáp với các tỉnh thành có nền kinh tế, văn hóa phát triển như Hải Phòng,…. Đặc biệt là Thái Bình tiếp giáp với Nam Định là một tỉnh có ngành dệt may phát triển từ rất sớm là giúp cho tỉnh có điều kiện dễ dàng trong việc học hỏi và tiếp nhận kinh nghiệm đi trước của các tỉnh thành đó trong việc phát triển lĩnh vực dệt may.
Là một tỉnh duy nhất trong cả nước chỉ bao gồm đồng bằng giúp cho tỉnh có diện tích canh tác lớn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may và các lĩnh vực khác khi đầu tư tại đây có điểu kiện tốt để xây dựng cơ sở hạ tầng và các vùng nguyên liệu cho ngành dệt may như: Trồng bông, đay, nuôi tằm,…
Nền văn hóa có từ rất lâu đời, cùng với sự phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như múa rối nước, hát chèo,…là cơ sở để thu hút các nhà nghiên cứu, bảo tồn, phát triển văn hóa. Đồng thời cũng thu hút sự quan tâm của khách du lịch bao gồm công chúng và các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may..
Mặt khác Sở kế hoạch đầu tư cũng đưa ra sự ưu đãi về thuế và hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo lao động, thủ tục hành chính nhanh gọn theo cơ chế “một cửa”: Cấp giấy phép đầu tư cho các dự án FDI trong thời hạn 2-3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ họp lệ, xác nhận đăng ký nhân sự doanh nghiệp trong vòng 48h,… Tất cả những điều đó đang nói lên môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may.
1.3- Danh mục các hoạt động của chính quyền địa phương (Power)
Chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng đối với việc thu hút khách hàng địa phương. Đó chính là vai trò chủ thể trong hoạt động marketing địa phương. Hoạt động của chính quyền địa phương vừa mang tính chất cung ứng dịch vụ cho khách hàng, vừa mang tính chất của một yếu tố thu hút khách hàng của địa phương.
Các hoạt động của chính quyền tỉnh Thái Bình nói chung và Sở kế hoạch đầu tư nói riêng luôn hướng tới việc tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, tạo nguồn lao động cho các dự án thuộc lĩnh vực dệt may, tạo điểm đến cho du khách và tạo lợi thế xuất khẩu hàng hóa. Sau đây là một số chính sách và hoạt động của Sở kế hoạch đầu tư để thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực dệt may tại các khu công nghiệp:
-Cơ chế chính sách thu hút đầu tư thực hiện thông thoáng.
-Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư tập trung vào một đầu mối.
-Quy hoạch và đầu tư mở thêm các khu công nghiệp Gia Lễ, Ngã Ba Đọ,…quy mô mỗi khu công nghiệp là khoảng 100ha là các khu công nghiệp phục vụ chủ yếu cho các ngành thuộc lĩnh vực dệt may
-Tập trung vốn hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, kêu gọi đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Cầu Nghìn,…và các khu công nghiệp mới đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may
-Đề ra kế hoạch mỗi huyện và thành phố phải đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng từ 2 cụm công nghiệp tập trung trở lên để thu hút đầu tư từ bên ngoài và từ 2 đến 3 cụm công nghiệp làng nghề để thu hút đầu tư tại chỗ với nguồn vốn tự có của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh có 285 làng nghề, bình quân mỗi xã có 1 làng nghề đạt tiêu chuẩn.
-Thông qua cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may và thu hút một số dự án đầu tư xây dựng các nhà máy phục vụ ngành dệt may tại các khu công nghiệp.
-Tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư về vay vốn tại các ngân hàng thương mại và quỹ hỗ trợ phát triển.
-Đề nghị Chính phủ, Bộ công nghiệp, Tổng công ty dầu khí Việt nam thăm dò, khai thác, mở vỉa, hỗ trợ Thái bình nguồn khí đốt để mở rộng khai thác triệt để nguồn nhiên liệu sẵn có trong tỉnh để làm nguồn nhiên liệu phục vụ cho các nhà máy trong lĩnh vực dệt may.
-Hoàn chỉnh sớm nâng cấp mở rộng quốc lộ 39, đường vành đai ven biển để tạo điều kiện thu hút đầu tư vào tỉnh.
-Mở các lớp đâò tạo ngắn hạn cho các công nhân để cung cấp nguồn lao động cho các khu công nghiệp
1.4- Giá cả và không gian địa phương (Price)
Thái Bình có khá nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như nhân công, chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê nhân công, thuế suất,… ở tỉnh là thấp so với một số tỉnh, thành có nhiều nét tương đồng như: Nam Định,…
Nhưng do nền kinh tế chưa thật sự phát triển, mức sống của người dân ở mức trung bình nên giá sinh hoạt, giá bất động sản, giá giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, giải trí,…cũng còn thấp, và chất lượng cũng không được cao.
Đối với thị trường xuất khẩu: Giá hàng hóa sản xuất thấp, chi phí nhập hàng, lắp ráp tại địa phương thấp chính là một trong những yếu tố để hàng hóa xuất khẩu của tỉnh có sức tiêu thụ mạnh trong đó đặc biệt là hàng dệt may.Sở kế hoạch và đầu tư phối hợp với các ban ngành trong tỉnh đặc biệt là Sở vật giá để phát huy lợi thế này của tỉnh.
1.5- Công chúng (Public)
Có thể nhận xét rằng tình hình chính trị, xã hội tại tỉnh Thái Bình nhìn chung là khá ổn định. Người dân ở đây sống khá cởi mở, hiếu khách, nhiệt tình, và còn mang đậm nét chân quê chăm chỉ, cần cù,…là điều khiến cho bất kì nhà đầu tư hay du khách nào khi đến đây đếu có cảm giác hài lòng, thoải mái vì sự thân thiện này. Đối với các nhà đầu tư thì nguồn lao động dồi dào, tiếp thu tốt, khéo léo, chăm chỉ,.. rất thích hợp cho ngành dệt may.
Hoạt động, hành vi của những người lãnh đạo trong Tỉnh, của các nhóm công chúng với ấn tượng tốt được xem như một công cụ marketing về hình ảnh của tỉnh qua đó có gây tác động tích cực đến khả năng thu hút các nhà đầu tư
1.6-Đối tác(Partnership)
Các đối tác hiện có của địa phương là các doanh nghiệp trẻ mới tham gia đầu tư kinh doanh trên địa bàn trongnhuwng năm gần đây là chủ yếu. Do đó năng động trong đầu tư kinh doanh đặc biệt dưới sự hỗ trợ của tỉnh và các ban ngành: Sở kế hoạch đầu tư, sở thương mại,… giúp các doanh nghiệp có điều kiện phát triển đầu tư và thu hút các bạn hàng về đầu tư trên địa bàn tỉnh.
1.7-Chính sách(Policy)
Không chỉ có Sở kế hoạch đầu tư mà các ban ngành khác của tỉnh cũng luôn có những chính sách hỗ trợ trong khuôn khổ cho phép của nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh như: hỗ trợ về thuế, hỗ trợ sau 3 năm kinh doanh có lãi mới tính thuế,…
1.8- Khuếch trương địa phương (Promotion)
Hoạt động khuếch trương thương hiệu tỉnh Thái bình trong những năm qua chưa được chú trọng đúng mức. Ngoài việc tham gia vào chương trình khuếch trương thương hiệu quốc gia:”Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn”, thì tỉnh chưa có (chưa tổ chức) được nhiều sự kiện có tiếng vang, gây chú ý tới công chúng.
Việc triển khai hệ thống thông tin giới thiệu về tỉnh, các hình ảnh quảng bá,…còn nhiều bất cập. Chủ yếu hình ảnh địa phương chỉ được quảng cáo qua các báo tạp chí của tỉnh là chính và một số các nguồn khác. Do vậy, hình ảnh địa phương chưa được định vị rõ trong tâm trí khách hàng là các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may. Đây là điểm yếu của tỉnh cần được nhanh chóng khắc phục. Thương hiệu địa phương cần được xây dựng là:”Thái Bình là điểm đến, điểm hẹn của các nhà đầu tư và du lịch”. Khẳng định Thái Bình là địa phương có nguồn nhân lực dồi dào, là nơi đầu tư đáng tin cậy, tiềm năng phát triển lớn,…
2-Thực trạng hoạt động truyền thông của Sở kế hoạch đầu tư
2.1-Hoạt động quảng cáo
2.1.1-Quảng cáo qua báo giấy
Có thể nói , hiện tại quảng cáo trên báo chí của Sở kế hoạch đầu tư và các ban quan lý khu công nghiệp để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp còn khá hạn chế, các quảng cáo trên báo còn mang tính trình bày giới thiệu các khu công nghiệp là chính, do vậy hiệu quả còn thấp. Báo quảng cáo Sở kế hoạch đầu tư và các ban ngành khác của tỉnh sử dụng chủ yếu là: báo địa phương (Báo Thái Bình), báo diến đàn doanh nghiệp và một số báo khác báo khác, hoặc các báo địa phương nhưng tất cả mới chỉ quảng cáo trong các đợt có các chính sách ưu đãi lớn đối với đầu tư lớn hoặc trong các dịp khánh thành các khu công nghiệp (cũng chỉ mang tính giới thiệu ). Trong thời gian tới, Các ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và Sở kế hoạch đầu tư sẽ thực hiện quảng cáo trên các tạp chí như: Tạp chí Công nghiệp, tạp chí Đầu tư và phát triển, ... để giới thiệu những những khu công nghiệp mới , tiềm lực của tỉnh và các khu công nghiệp tới những đối tượng khách hàng mục tiêu là các nhà đầu tư nhằm xây dựng hình ảnh của Thái Bình và các khu công nghiệp của tỉnh đồng thời kích thích nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư.
2.1.2-Quảng cáo qua Internet
Sở kế hoạch đầu tư và các ban quản lý khu công nghiệp đã dùng chính Internet – một bộ phận của truyền tải thông tin để thực hiện chương trình truyền thông của mình bằng việc thực hiện quảng bá trên các website có lượng người truy cập đông đảo như thuonghieuviet.com.vn, techmartvietnam.com.vn, www.laodong.com.vn ... Đồng thời, tại trang chủ của tỉnh hay của Sở kế hoạch đầu tư. , thông tin về các khu công nghiệp được cập nhật nhanh chóng giúp cho người truy cập là các nhà đầu tư có thể có được thông tin cần thiết..
2.1.3-Quảng cáo qua pano
Sở kế hoạch đầu tư hiện đã và đang có kế hoạch cùng các ban ngành khác của tỉnh và ban quản lý các khu công nghiệp xây dựng hình ảnh của tỉnh và các khu công nghiệp bằng việc lắp đặt các pano trên các trục đường lớn. Hiện nay, đã lắp đặt các pano tại các khu công nghiệp và tại các trục đường lớn dẫn vào tỉnh.
2.1.4-Quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh
Hiện tại, Sở kế hoạch đầu tư, các ban ngành của tỉnh và ban quan lý các khu công nghiệp mới chỉ sử dụng chủ yếu là kênh truyền hình địa phương và vẫn chưa sử dụng quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh có mức độ phủ song lớn toàn quốc do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2008, đã có kế hoạch áp dụng việc quảng cáo trên truyền hình bằng việc sử dụng hai kênh truyền hình chủ yếu là VTV1 và Đài tiếng nói Việt Nam.
Nhìn chung, quảng cáo là một trong năm công cụ chủ yếu mà Sở kế hoạch đầu tư sử dụng để hướng thông tin về các khu công nghiệp vào những nhà đầu tư và công chúng mục tiêu. Các hoạt động quảng cáo đã đem lại hiệu quả đáng kể cho hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh cũng như của các khu công nghiệp. Song bên cạnh đó, chi phí cho hoạt động quảng cáo cũng khá tốn kém gây ảnh hưởng tới ngân sách của tỉnh. Chính vì vậy, cần phải xem xét và cân đối hiệu quả của quảng cáo với chi phí dành cho quảng cáo để cho hoạt động thu hút đầu tư của Sở kế hoạch đầu tư và ban quản lý các khu công nghiệp tồn tại và phát huy hiệu quả.
2.2-Marketing trực tiếp
Ngày nay Marketing trực tiếp đã cho thấy rằng nó đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông, đặc biệt là đối với marketing địa phương (có thể gọi là Marketing quan hệ trực tiếp). Các Sở ban ngành và ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh đã sử dụng các công cụ Marketing trực tiếp để thu hút đầu tư và tìm hiểu về các nhà đầu tư từ đó nhập vào cơ sở dữ liệu khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ thường xuyên và ngày càng phong phú hơn. Điều quan trọng là thiết lập được mối quan hệ ưu tiên vời các đối tác đầu tư. Sở kế hoạch đầu tư và Ban quản lý các khu công nghiệp thường sử dụng các biện pháp marketing trực tiếp sau đây:
2.2.1-Marketing bằng catalog
Các ban ngành, Sở của tỉnh các ban quản lý các khu công nghiệp xem xét, đánh giá những nhà đầu tư có triển vọng rồi gửi catalog qua bưu điện đến các nhà đầu tư. Thực hiện chức năng này luôn có những bộ phận thu thập những thông tin về các nhà đầu tư thông qua các hội chợ, các cuộc triển lãm, các cuộc khành thành các khu công nghiệp mới ... xem xét những nhà đầu tư nào có triển vọng lưu vào hồ sơ. Các catalog về khu công nghiệp gửi cho các nhà đầu tư tạo được đặc điểm nổi bật của khu công nghiệp cũng như các đặc điểm nổi bật của tỉnh tới các nhà đầu tư. Ban quản lý các khu công nghiệp còn trang bị đường dây nóng đặc biệt để giải đáp các câu hỏi, gửi quà biếu cho những nhà đầu tư nhất là với những nhà đầu tư có triển vọng và dành một số % lợi nhuận cho những công việc từ thiện.
2.2.2-Marketing bằng thư trực tiếp
Các ban ngành, Sở kế hoạch đầu tư và ban quản lý các khu công nghiệp còn gửi qua bưu điện những thư giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh và các khu công nghiệp, tờ gấp, tờ quảng cáo và những hình thức khác với hi vọng tạo hình ảnh về các khu công nghiệp của tỉnh trong tâm trí các nhà đầu tư. Để tổ chức gửi thư tới các nhà đầu tư đòi hỏi phải xem xét chọn lọc được những nhà đầu tư mục tiêu thì việc thực hiện mới đem lại hiệu quả.
2.2.3-Marketing bằng điện thoại
Marketing qua điện thoại đã trở thành một công cụ chủ yếu của ban quản lý các khu công nghiệp. Ban quản lý các khu công nghiệp đã sử dụng điên thoại để lên đơn hàng cho những khách hàng ở những xa, do việc đi lại là khó khăn, chi phí để thực hiện đơn hàng là rất tốn kém. Do đó, để giảm bớt chi phí các Sở, ban ngành và ban quản lý các khu công nghiệp đã sử dụng Marketing qua điện thoại hàng tháng, thì các khách hàng ở xa này vẫn có thể tìm hiểu và lấy thông tin về các khu công nghiệp của tỉnh và các thông tin khác một cách dễ dàng
2.3-Kích thích tiêu thụ
Việc thực hiện kích thích tiêu thụ chủ yếu nằm ở ban quản lý các khu công nghiệp là chủ yếu, do ban quản lý các khu công nghiệp tự xây dựng thực hiện. Một số khác do các ban ngành của tỉnh thực hiện.
Chương trình hỗ trợ được ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện tổ chức khá thường xuyên vào các dịp: 30-4 và 1-5, chào mừng ngày thành lập tỉnh, hoặc các khu công nghiệp mới khánh thành
Tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ: Trong các kỳ hội chợ lớn tùy theo lĩnh vực kinh doanh mà ban quản lý các khu công nghiệp hay các phòng ban của tỉnh như: Sở kế hoạch đầu tư, Sở thương mại,… đều tham gia và thu được nhiều kết qủa đáng mừng trong công tác quảng cáo về hình ảnh của tỉnh và các khu công nghiệp của tỉnh đang thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may tới các nhà đầu tư. Thông qua các cuộc triển lãm, hội chợ để ban quản lý các khu công nghiệp tiếp cận được với những nhà đầu tư triển vọng trong lĩnh vực dệt may mà trước đây chưa tiếp cận được, nâng cao được uy tín, hình ảnh của tỉnh và các khu công nghiệp, môi trường đầu tư tại địa bàn tỉnh tới các nhà đầu tư. Ngoài ra, ban ngành của tỉnh cũng tổ chức tham gia các hội chợ lớn ở các địa phương nhằm thu hút nhà đầu tư biết đến Thái Bình và nâng cao hình ảnh tỉnh trong khu vực. Nhưng hoạt động này không đem lại hiệu quả cao do vậy trong thời gian tới Ban quản lý các khu công nghiệp chỉ chú trọng tham gia vào các hội chợ lớn như hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ đầu tư và thu hút đầu tư còn các hội chợ tổ chức ở các địa phương, các tỉnh thì sẽ hỗ trợ tham gia với vai trò nhà tài trợ cho các đợn vị tham gia.
2.4-Quan hệ quần chúng và tuyên truyền
Có thể nói hoạt động này đã được Sở kế hoạch đầu tư và ban quản lý các khu công nghiệp chú trọng và áp dụng nhưng vẫn chưa được rõ nét. Đây là hoạt động chỉ tốn một khoản chi phí vừa phải song nó có tiềm năng lớn để tạo nên mức độ biết đến và tin cậy tạo hình ảnh của địa phương, môi trương đầu tư tại tỉnh và các khu công nghiệp . Trong những năm vừa qua các ban ngành của tỉnh và ban quản lý các khu công nghiệp đã tổ chức các hoạt động tài trợ, hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào tỉnh đặc biệt là các dự án đầu tư lớn tại các khu công nghiệp...hỗ trợ cho các thành phần nằm trong khu vực giải tỏa lấy mặt bằng xây dựng có sở hạ tầng hco các khu công nghiệp như: tái lập khu định cư, đền bù thỏa đáng,… các hoạt động đã gây được ấn tượng tốt trong tâm trí các nhà đầu tư cũng như trong quần chúng và được các cơ quan thông tin đại chúng như ti vi, báo ....quan tâm.
Các chương trình hợp tác lớn của tỉnh đều được tổ chức, công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông tới các nhà đầu tư của của tỉnh
Trong thời gian tới , Các ban ngành của tỉnh và ban quản lý các khu công nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao vị thế của tỉnh trong công chúng và các nhà đầu tư.
2.5-Bán hàng trực tiếp
Do đặc thù của marketing địa phương mà hoạt động này được áp dụng chưa thực sự rõ ràng và có hiệu quả. Mới chỉ dừng lại ở hình thức các nhà đầu tư trực tiếp làm việc với Sở kế hoạch đầu tư hoặc ban quản lý các khu công nghiệp về dự án đầu tư của mình. Các hình thức khác chưa có nhiều.
III-Kết quả hoạt động thu hút đầu tư
Trong thời gian qua, Sở kế hoạch đầu tư và các ban ngành khác của tỉnh đặc biệt là Ban quản lý các khu công nghiệp luôn hoàn thực hiện tốt kế hoạch thu hút đầu tư vào tỉnh, khẳng định thêm uy tín hình ảnh của tỉnh và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tâm trí các nhà đầu tư.
Trong những năm qua Thái Bình đã có bước phát triển khá, nhịp độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp bình quân thời kỳ (1991-2000) là 11,85%/năm, năm 2001 là 14,02%, năm 2002 là 17,16%.
Công nghiệp địa phương đã đi dần vào thế ổn định và phát triển.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 6 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích gần 680 ha trong đó có gần 3/4 các khu công nghiệp là của doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may. Các khu công nghiệp đã và đang là những điểm đến của các nhà đầu tư trong,ngoài tỉnh và nước ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may; đã trở thành động lực thúc đẩy phát triểu kinh tế- xã hội và thu hút đầu tư của tỉnh. Tính đến tháng 9 năm 2006, Thái Bình đã có 231 dự án đăng kí với tổng số vốn đầu tư là 5.085 tỷ đồng, thu hút trên 55.000 lao động. Bên cạnh đó, Thái Bình cũng đã hình thành 16 cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố với tổng diện tích 449 ha
Bảng số liệu về các khu công nghiệp của tỉnh Thái Bình
Khu CN Nguyễn Đức Cảnh
Khu CN Phúc khánh
Khu CN Tiền phong
Khu CN Tiền Hải
Tên công ty
Vốn ĐT
Tên công ty
Vốn ĐT
Tên công ty
Vốn ĐT
Tên công ty
Vốn ĐT
Hợp thành
56.067
1.AT
15.000
1.Giấy thái hà
4.514
1.gạch ốp lát mikado
5.848
Đại cường
59.866
2.Đông phương hồng
80.000
2.Cty trường thành
1.766
2.Cty HảI Ngọc
3.800
TháI việt
4..470
3.An phú
23.615
3.Phú trường hảI
2.480
3.Sứ HảI Giang
30.000
An thái
10.330
4.Tơ tằm phúc khánh
4.300
4.XN 19
2.850
A châu
55.000
5.TM thủ đô
34..570
5.Cơ sở Hợp nhất
3.200
4. Sứ Đông Lâm
15.000
DNThăng long
69.700
6.Long phúc
3.290
6.Thiêm thảo
3.977
5. Sứ Tây sơn
20.000
TháI thịnh
46.500
7.KORNAM
35.500
7.Khiên nguyệt
2.573
6. Sứ thanh HảI
5.700
Công ty 27/7
10.570
8.Thiên đông
7.330
8.Cty việt hùng
1.710
7. Sứ Văn Thiên
10.188
Đức việt
13.400
9.Rạng đông
3.800
9.Xi măng trắng
8.459
8. Sứ Hảo Cảnh
9.587
10.Thảm Vĩnh Trà
3.700
10.PoongsinhVINA
23.250
10.Cty TMTH
6.718
9. Sứ Long Hai
3.000
11.TAV
74.400
11.Nhật cường
2.900
11.N.M chế biến rác
26.380
10. Sứ Tân Hải Long
1.550
12. Tiến thành
3.178
12.Thái hiệp hưng
23.500
11.Thành công
6.885
13. Tiến đại
4.118
13.VINACONEX
2.270
12.Gạch granit
105.000
14. Đức giang
40.000
14.Lan lan
13.860
13. Sứ Hồng Tâm
4.120
15. May P. xuân
58.497
15.Nhà máy nhựa
8.900
16. Công ty 369
12..900
16Việt xô gas
25.000
17. Lưỡi câu M khai
14.700
17 Đúc đồng
10.920
18.Hồng quân
55.000
Cộng
528.396,00
372.995,00
64.627,00
220.078,00
Qua bảng số liệu trên có thể thấy mức độ phát triển các khu công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua là rất nhanh. Rất nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đã đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh. Tính đến tháng 8/2007 thì 80% các khu công nghiệp của tỉnh đã có nhà đầu tư đăng kí kinh doanh. Đây là một thành công của tỉnh trong nỗ lực thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh
IV-Đánh giá chung về tỉnh Thái Bình đối với lĩnh vực thu hút đầu tư và các đối thủ cạnh tranh của tỉnh trong lĩnh vực này
1- Phân tích SWOT đối với lĩnh vực thu hút đầu tư của Thái Bình trên cơ sở so sánh với một số địa phương khác
Trong thời đại ngày nay, hoạt động marketing không chỉ dừng lại ở phạm vi một doanh nghiệp, một ngành nghề hay một lĩnh vực hoặc sản phẩm nào đó. Mà nó đang phát triển mạnh mẽ trong phạm vi một vùng, khu vực, địa phương, quốc gia. Các địa phương phải tự vận động như một doanh nghiệp theo định hướng thị trường. Các nhà lãnh đạo phải biết xây dựng địa phương mình thành một sản phẩm hấp dẫn, đồng thời cần biết cách quảng bá các nét đặc thù của “sản phẩm“ này một cách hiệu quả đến các thị trường mục tiêu của mình. Kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi phải có sự nhạy bén thị trường luôn có những cơ hội kinh doanh mới. Địa phương không chỉ trông dựa vào các sản phẩm và thị trường hiện có của mình mãi được. Để tăng hiệu quả kinh doanh địa phương cần tìm kiếm những cơ may phù hợp với mục tiêu, nguồn lực, khả năng và “sở trường” của mình. Ma trận SWOT của Công ty General Electric là một trong những cách phổ biến được dùng trong quá trình hoạch định chính sách chiến lược đối với mỗi doanh nghiệp và địa phương.
SWOT là viết tắt của 4 chữ cái đầu các từ:
S: Strength(mặt mạnh).
W: Weaknesses(mặt yếu).
O: Oppontanities(cơ hội).
T: Threats(nguy cơ, rủi ro, đe doạ).
Đối với Thái bình và lĩnh vực thu hút đầu tư:
1.1-Điểm mạnh
-Chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định
-Đội ngũ lao động đa dạng với mức tiền công thấp. Đặc biệt là đội ngũ lao động thủ trong lĩnh vực dệt may: khéo léo, chăm chỉ,…
-Lãnh đạo quan tâm nhiều đến việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt may
-Có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ ngành dệt may.
-Có diện tích đất canh tác lớn để phát triển các vùng nguyên liệu cho ngành dệt may.
1.2-Điểm yếu
-Dịch vụ và cơ sở hạ tầng còn chưa được hoàn thiện và đồng bộ, đa số vẫn đang trong quá trình hoàn thiện
-Quản lý và phát triển còn nhiều bất cập, môi trường sống và sản xuất còn khá nhiều vấn đề cần giải quyết
-Chi phí các yếu tố đầu vào cho ngành dệt may con khá cao do phải chuyển từ nơi khác đến vì tỉnh chưa tạo được nguồn cung cấp tại chỗ
-Dịch vụ hành chình chưa thực sự hiệu quả
-Chính sách còn chưa chắc chắn hay thay đổi
-Kế hoạch còn chưa thực sự đồng bộ về định hướng ngành nghề cần phát triển và thiếu các hoạt động giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp
-Đội ngũ lao động còn chưa thực sự thích ứng với ngành dệt may.
1.3-Cơ hội
-Tỉnh Nam Định giáp với Thái Bình trước đây được coi là thành phố dệt may nhưng nay đẫ giảm sút không còn ưu thế như trước đây tạo cơ hội cho Thái Bình tăng cường thu hút đầu tư để phát triển các ngành trong lĩnh vực dệt may.
-Việt Nam tham gia và thực hiện thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CFPT) trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tất cả tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh có cơ hội đưa san phảm vươn tới các thị trường khác trên thế giới mà không phải hciuj những rào cản biên giới. Đay là cơ hội vừa là nguy cơ.
1.4-Nguy Cơ
-Sự phát triển của các tỉnh mới nổi lên là: Hải Dương,… cạnh tranh trong linh vực dệt may
Trên cơ sở phân tích các yếu tố của ma trận S.W.O.T ta có thể kết hợp lại và đưa ra các chiến lược hợp lý.
Bên ngoài
Bên trong
Cơ hội
(Opportunities)
Nguy cơ/Thách thức
(Threats)
Thế mạnh
(Strength)
Chiến lược OS: kết hợp thế mạnh để tận dụng cơ hội.
Chiến lược T-S: kết hợp điểm mạnh để hạn chế và né tránh những nguy cơ.
Điểm yếu
(Weaknesses)
Chiến lược OW: kết hợp cơ hội để khắc phục điểm yếu.
Chiến lược TW: Khắc phục những khó khăn bên trong và qua thách thức từ bên ngoài.
2-Các đối thủ cạnh tranh chính
Việt Nam đã gia nhập WTO vào tháng 1/2007 và đạt được những bươc tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong vài năm trở lại đây. Năm 2005, kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng 8,4% và 8,2% trong năm 2006. năm 2007, kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng là 8,3%. Trong dó đầu tư tăng gấp 3 lần và tiết kiệm trong nước tăng gấp 4 lần. Việt Nam hiện là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may trong nước và nước ngoài.
Để thu hút được các nhà đầu tư, các tỉnh với những thế mạnh về địa lý, điều kiện tự nhiên,… cũng đang đề ra các chính sách hấp dẫn thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của mình. Đây là các đối thủ cạnh tranh chính với Thái Bình, đó là các tỉnh: Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương,…
Hải Phòng: Thành phố Hải Phòng nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 120km. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 ở Việt Nam, và sở hữu một hải cảng lớn nhất khu vực phía bắc. Với diện tích là 1.519km2 bao gồm 2 huyện đảo: Cát Hải và Bạch Long Vĩ.
Là một trung tâm giao thông buôn bán và thương mại của miền Bắc Việt Nam nối liền với các tỉnh phía Nam và với thị trường thế giới thông qua hệ thống cảng biển. Tất cả các tỉnh đều giao thông buôn bán với Hải Phòng được thông qua đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Với khoảng cách rất gần với Trung Quốc là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư dễ dàng đi lại giữa 2 quốc gia từ vị trí chiến lược của Hải phòng.
Được xem như là một phần quan trọng của tam giác tăng trưởng kinh tế ở phía bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), một động lực phát triển tăng trưởng của đất nước, Hải Phòng được nhà nước giành cho ưu đãi lớn trong việc phát triển. Đây là nguồn lực của Hải Phòng để phát triển lĩnh vực dệt may.
Trong suốt 10 năm của quá trình đổi mới, Hải Phòng đã đạt được những tiến bộ kinh tế đáng chú ý. Mức tăng trưởng GDP trung bình từ năm 1991 đén năm 2000 là 10,25% . Mức tăng trưởng GDP trong năm 2000 là 9,1% và năm 2003 là 19,71%.
Có hơn 200 doanh nghiệp quốc doanh, khoảng 1.500 doanh nghiệp phi quốc doanh, khoảng 100 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và khoảng 200 chi nhánh, các văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước, nước ngoài hiện đang làm việc tại Hải Phòng.Hiện tại Hải Phòng có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp phi quốc doanh và quốc doanh trong lĩnh vực dệt may tập trung tại các khu công nghiệp lớn của mình. Hải Phòng coi trọng việc cải cách các thủ tục hành chính cho các nguồn vốn, dự án đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp theo hướng đơn giản nhất, tạo thuận lợi và giảm bớt thời gian, công sức nhất cho các nhà đầu tư.
Hải Dương: Là một trong những dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đến nay Hải Dương đã có 162 dự án có vốn FDI, đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng kí 1.891 tỷ USD và tổng vốn thực hiện đạt 802 triệu, bằng 42% tổng vốn đăng ký. Hải Dương tính đến năm 2007 cũng là tỉnh có các khu công nghiệp dệt may cao đứng thứ 4 cả nước
Thực hiện triệt để và nhất quán chính sách tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tỉnh sẽ rà soát và xây dựng các cơ chế, chính sách gắn liền với thực tế, đặc thù của địa phương về việc thu hút đầu tư trong đó chú trọng vào thu hút đầu tư trong lĩnh vực dệt may tại các khu công nghiệp. Quan tâm hơn nữa tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực của ngành dệt may.
Nam Định: Là một tỉnh nằm ngay bên cạnh Thái Bình. Là một tỉnh có truyền thông dệt may từ rất lâu nhưng đã không còn ưu thế so với các tỉnh khác trong thời gian qua. Hiện nay với các chủ trương thu hút đầu tư là: Thực hiện các chính sách thông thoáng “chế độ một cửa” để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho lĩnh vực dệt may để khôi phục lại ngành dệt may của tỉnh.
Áp dụng một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư như BOT trong nước, áp dụng các phương thức dùng quỹ đất đổi lấy kết cấu hạ tầng để phát triển đô thị, nhất là các khu công nghiệp mới. Ưu tiên đầu tư từ ngân sách của tỉnh cho công tác tái định cư, đền bù giải phóng mặt bằng,… để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may nhanh chóng có cơ sở hạ tầng bước vào sản xuất.
CHƯƠNG III –MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THU HÚT ĐẦU TƯ TỈNH THÁI BÌNH CỦA SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
I-Chiến lược marketing đối với lĩnh vực thu hút đầu tư
Mục tiêu của tỉnh Thái Bình là thu hút đầu tư hướng tới một nền kinh tế năng động hơn, giá trị gia tăng cao và ít ô nhiễm môi trường. Để có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển, đuổi kịp các thành phố tiên tiến trong nước và cả nước ngoài. Chính vì thế tỉnh Thái Bình cần phải đi tắt, đón đầu, tiếp nhận công nghệ hiện đại thông qua thu hút đầu tư. Vấn đề là tỉnh cần xác định cơ cấu các ngành kinh tế hiện đại phù hợp với vai trò và các nguồn lực sẵn có của tỉnh. Sau đó là xây dựng các chiến lược tiếp cận các nhà đầu tư một cách khéo léo. Và cuối cùng để tạo nên sự thành công của việc thu hút đầu tư là ở chỗ các thành phần của tỉnh có tiệp nhận chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng hay không. Các tỉnh thành khác cũng có những mục tiêu thu hút đầu tư tương tự vì vậy tỉnh Thái Bình cần cạnh tranh để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư đến với tỉnh
Để thu hút đầu tư thành công, tỉnh Thái Bình không chỉ quan tâm đến các mục tiêu phát triển của tỉnh mà còn phải tính đến các mối quan tâm của các nhà đầu tư. Cần phải dung hòa được lợi ích của tỉnh và lợi ích của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư tường tính đến các nhân tố sau khi tham gia đầu tư vào một thị trường địa phương nào đó:
-Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường đầu tư
-Mức độ cạnh tranh của thị trường đầu tư
-Lợi thế về địa lý và tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của địa phương
-Lợi thế về chi phí kinh doanh khi đầu tư tại địa phương
-Khả năng tiếp cận các thị trường khác khi đầu tư ở địa phương
-Chính sách các ngành được ưu tiên khi đầu tư tại địa phương
-Cạnh tranh về các yếu tố của địa phương trên các địa phương khác
Bên cạnh đó tỉnh Thái Bình cũng có quan điểm rõ ràng về các ngành không khuyến khích đầu tư là: Ngành gây ô nhiễm, ngành có giá trị gia tăng thấp, ngành đọc hại có nguy cơ cao,…
Tuy nhiên có thể thấy rằng trong nhưng năm tói tỉnh Thái Bình chưa thể sẽ gặp một số khó khăn trong việc thu hút đầu tư do môi trường đầu tư chưa được thực sự hoàn thiện cần được cải thiện bằng một loạt các cải cách đồng bộ và kiên quyết.
Chiến lược marketing thu hút đầu tư cho tỉnh Thái Bình sẽ tập trung vào các điểm chính sau: Quảng bá hình ảnh và tiếng tăm, chỉnh trang đô thị cơ sở hạ tầng và thực hiện nếp sống văn minh, cải thiện chất lượng và giảm giá các yếu tố cơ sở hạ tầng vật chất, cải tổ bộ máy hành chính, tạo nguồn nhân lực, chuyên nghiệp hóa các hoạt động thu hút đầu tư
Quảng bá xây dựng hình ảnh: Tỉnh cần chuyển tải các thông tin về điều kiện đầu tư, cả những cơ hội và thế mạnh của tỉnh đến với các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước, những nhà đầu tư đang trong thời kì tìm hiểu, xem xét để quyết định nơi đầu tư lý tưởng nhất
Thiết kế hình ảnh ấn tượng: Đây là bước đầu tiên trong việc tuyên truyền cho các nhà đầu tư về hình ảnh của tỉnh như là một nơi lý tưởng để đầu tư, hoặc là những nỗ lực của tỉnh để tạo ra hình ảnh đó. Có thể thuê những công ty chuyên nghiệp về quảng cáo trong nước hoặc nước ngoài để nhận dạng, phát triển và tuyên truyền hình ảnh tích cực này
Hình ảnh được thiết kế phải tập trung vào 3 yếu tố chính sau:
-Thứ nhất nhấn mạnh được các cơ hội mà tỉnh sẽ dành cho các nhà đầu tư khi họ đến đầu tư trên địa bàn tỉnh
-Thứ hai phản ánh được sự quyết tâm của tỉnh về những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư
-Thứ ba nêu bật được những khác biệt tích cực so với những tỉnh thành khác
Công cụ để tuyên truyền hiệu quả các hình ảnh này thường là các khẩu hiệu (slogans), sự định vị (positions). Các hình ảnh tiêu biểu cần xây dựng đối với tỉnh Thái Bình trong lĩnh vực thu hút đầu tư:
-Hình ảnh về các cơ hội đầu tư: Như đã phân tích trong phần phân tich SWOT đối với tỉnh Thái Bình có thể thấy các điểm mạnh và cơ hội sẽ là lợi thế để thu hút các nhà đầu tư trong thời gian tới. Như vậy hình ảnh này phản ánh đúng thực tế là tỉnh sẽ dành nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, và nó cũng gây được ấn tượng tích cực cho các nhà đầu tư về những cơ hội này. Khẩu hiệu để tuyên truyền hình ảnh này là:”Thái Bình điểm đến của các nhà đầu tư”. Cùng với hình ảnh đó, tỉnh có thể chọn thêm nhiều phương tiện khác tuyên truyền, đó có thể là công cụ định vị hình ảnh (image positioning ) nhằm nêu bật vị trí của tỉnh trong khu vực: Tiếp giáp với biển và các thành phố lớn khác,…Cần phải thực hiện các chiến lược đó để khắc họa hình ảnh của tỉnh vì hiện nay các nhà đầu tư đa số đang trong thời điểm chọn lựa địa phương để bố trí đầu tư và chiến lược phát triển nên tỉnh cần tranh thủ dịp này để đánh vào tâm lý của các nhà đầu tư thông qua việc quảng bá những thế mạnh và cơ hội của mình.
-Hình ảnh về sự thông thoáng: Hiện nay tỉnh đang đẩy mạnh việc áp dụng cơ chế “một cửa, tại chỗ” nhằm tạo ra sự minh bạch cho các thủ tục hành chính, còn cơ chế quản lý pháp luật và hành chính cũng sẽ thay đổi theo hướng thông thoáng hơn do ảnh hưởng của việc tham gia Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, gia nhập WTO,…Đây là điều mà các nhà đầu tư đang rất quan tâm bởi trước đây, các thủ tục cấp giấy phếp còn quá rườm rà và phức tạp, các chính sách pháp lý liên quan đến đầu tư thì thiếu minh bạch đã làm tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc của các nhà đầu tư. Do vậy hình ảnh này của tỉnh sẽ khắc phục được những suy nghĩ tiêu cực của nhà đầu tư về thành phố như thời gian qua. Khẩu hiệu để tuyên truyền hình ảnh này là:”Tỉnh có chính sách đầu tư thông thoáng”.
-Hình ảnh về nguồn nhân lực dồi dào, giá cạnh tranh: Thời gian để tuyên truyền hình ảnh này phụ thuộc nhiều vào sự thành công của các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực của thành phố, mà nhất là đối với đội ngũ công nhân. Cũng như trên, công cụ định vị hình ảnh sẽ thích hợp nhất để quảng bá được thế mạnh này của tỉnh đến với các nhà đầu tư. Đó là:”Tỉnh Thái Bình-Nguồn nhân lực tiềm năng đang chờ đội các nhà đầu tư”.
Tuyên truyền hình ảnh ấn tượng:
-Chỉnh trang đô thị, thực hiện nếp sống văn minh.
-Cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất về chất lượng lẫn giá cả
Cải tổ bộ máy hành chính: Thực hiện các chế độ, chính sách nhanh gọn theo cơ chế “một cửa” một cách hoàn chỉnh nhất.
II-Một số đề xuất nhằm tăng cường hoạt động truyền thông thu hút đầu tư vào Thái Bình
1-Hoạt động quảng cáo
Những năm gần đây hoạt động quảng cáo của tỉnh đã và đang ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề cần chú ý nâng cao.
1.1-Quảng cáo qua báo giấy:
Trong thời gian qua hoạt động này của tỉnh Thái Bình, Sở kế hoạch đầu tư cũng như của ban quản lý các khu công nghiệp còn chưa thực sự hiệu quả. Do đó trong thời gian tới tỉnh cần tăng cường hoạt động này bằng cách đưa thông tin quảng cáo thu hút đầu tư của tỉnh, thông tin về các khu công nghiệp của tỉnh, tiềm năng phát triển của tỉnh,… lên các báo một cách đầy đủ, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và quảng cáo trên nhiều báo trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến đầu tư và thu hút đầu tư: Thời báo kinh tế, lao động, tạp chí đầu tư và phát triển,.... Đồng thời cũng cần quảng cáo cho các nhà đầu tư thấy sự thành công của các nhà đầu tư đã tham gia đầu tư tại Thái Bình để tạo thêm động lực quyết tâm đối với các nhà đầu tư còn đang lưỡng lự trong việc chọn địa phương đầu tư. Sự xuất hiện của các bài báo bình luận, đánh giá, giới thiệu về những thông tin về thu hút đầu tư của tỉnh cần tăng cường nhiều hơn đăc biệt là trên các báo có thu hút nhiều người xem là các nhà đầu tư.
1.2-Quảng cáo qua Internet
Đây là một loại hình quảng cáo mới nhưng lại có tác động rất lớn. Chính vì thế tỉnh và các ban ngành của tỉnh cần tăng cường hơn nữa hoạt động quảng cáo này để thu hút đầu tư. Cần mở rộng thêm các trang web mới để truyền thông cũng như tăng cường hiệu quả của các trang web cũ bằng cách đưa thêm thông tin rõ ràng hơn tới người xem chủ yếu là các nhà đầu tư. Mặt khác các thông tin trên các trang web cũng cần được cập nhập liên tục hơn tránh sự lạc hậu về thông tin trên trang web so với thực tế. Cũng nên tạo các mối quan hệ trao đổi với khách hàng qua các công cụ mail, diễn đàn,…
1.3-Quảng cáo qua pano
Hoạt động này ở tỉnh mới chỉ gọi là đạt chỉ tiêu về số lượng chứ chưa thực sự hiệu quả lắm. Tới đây tỉnh không chỉ chú trọng vào số lương của các pano này mà còn cần chứ trọng vào hiệu quả của các pano được xây dựng. Cần có sự hợp tác của các công ty Quảng cáo trong việc thiết kế hình ảnh, nội dung của các pano giúp tăng hiệu quả truyền thông của các pano tới người xem dặc biệt là các nhà đầu tư. Bên cạnh đó cũng cần thay đổi nguyên tắc đặt các pano thay vì chỉ chú trọng trên địa bàn tỉnh thì cần có sự mở rộng xuất hiện các pano trên địa phương khác qua các hoạt động quan hệ giao lưu giữa các địa phương để lôi kéo các nhà đầu tư về với tỉnh Thái Bình.
1.4-Quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh
Hoạt động này của tỉnh chủ yếu mới chỉ trên các kênh địa phương là chủ yếu chứ chưa xuất hiện nhiều trên các kênh có phạm vi phủ song toàn quốc. Do đó cần nâng cao hoạt động này tăng cường các hoạt động quảng cáo trên các kênh có phạm vi phủ sóng lớn với thời lượng, tần suất cao truyền tải được những thông tin cần thiết về thu hút đầu tư của tỉnh, tạo sự chú ý đối với các nhà đầu tư
2-Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp đã và đang là một công cụ quan trọng của hoạt động truyền thông của tỉnh Thái Bình cũng như của Sở kế hoạch đầu tư. Nó phát huy hiệu quả dưới hình thức sử dụng điện thoại và fax để gửi các bản giới thiệu, thông tin về thu hút đầu tư của tỉnh tới các nhà đầu tư và các nhà đầu tư cũng đã tham gia đầu tư qua các phương tiện này khi cảm thấy vừa ý
2.1-Marketing bằng catalog
Tiếp tục các hoạt động này một cách thường xuyên hơn. Nâng cao tính hấp dẫn người đọc của các catalog bằng cách thiết kế sinh động đầy đủ thông tin đối với người xem, các nhà đầu tư. Hoàn thiện hơn hoạt động tuyên truyền gửi các ấn phẩm này tới các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư có triển vọng. Cập nhật liên tục thông tin mới trong các catalog về thu hút đầu tư của tỉnh.
2.2-Marketing bằng thư trực tiếp
Nâng cao hoạt động đánh giá các nhà đầu tư, chú trọng đến các nhà đầu tư triển vọng từ đó có các thư giới thiệu về tỉnh, mời tham gia đầu tư, thông báo các chính sách ưu đãi của tỉnh đối với lĩnh vực đầu tư đến các nhà đầu tư Phát triển thêm hình thức Marketing bằng trực tiếp qua bưu điện, trong đó có phong bì, lá thư, sách mỏng giới thiệu, thông tin,… và phong bì để trả lời. Nó cho phép đảm bảo tính chọn lọc cao của thị trường các nhà đầu tư có thể tiếp cận từng nhà đầu tư, linh hoạt và cho phép lượng định kết quả sớm, đồng thời “khắc sâu” nhận thức và ấn tượng của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư của tỉnh. Tuy chi phí tiếp cận cao hơn so với các phương tiện truyền thông đại chúng, song những người được tiếp cận là những khách hàng có triển vọng cao hơn nhiều.
2.3-Marketing bằng điện thoại
Tăng cường thực hiện hoạt động này đới với các nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư đã đầu tư tại địa bàn tỉnh cần có hoạt động marketing bằng điện thoại để khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng hoạt động đầu tư. Đối với các nhà đầu tư mới cần có sự thông tin đầy đủ qua các cuộc điên thoại hỏi ý kiến hoặc mời tham gia hoạt động nào đó để xem xét đánh giá về môi trường đầu tư của tỉnh. Đặc biệt là với những nhà đầu tư ở xa thì đây là hoạt động thực sự cần thiết và nên tăng cường.
Đối với hoạt động Marketing qua điện thoại có thể thiết lập đường dây nóng miễn phí để cung cấp thông tin trực tiếp cho các nhà đầu tư, trả lời khiếu nại và góp ý kiến, nhận các yêu cầu về thông tin của các nhà đầu tư từ các nhà đầu tư được biết qua quảng cáo trên báo chí, gửi thư trực tiếp, tờ gấp được phát đi ... Tuy nhiên điều này có thể làm phát sinh chi phí điện thoại khá lớn, vì vậy có thể giới hạn ưu tiên này trong một vùng địa lý nhất định.
3-Kích thích tiêu thụ
Việc kích thích tiêu thụ do nằm chủ yếu ở ban quản lý các khu công nghiệp và các ban ngành của tỉnh có liên quan đến lĩnh vực đầu tư đặc biệt là Sở kế hoạch đầu tư nên cần chú trọng hơn để tăng cường hoạt động này ở các ban ngành trên.
Chương trình hỗ trợ:Các hoạt động hỡ trợ nhân các ngày lễ lớn của cả nước hoạt các dịp khánh thành các khu công nghiệp cần được tổ chức thường xuyên hơn và hỗ trợ có tính thực tế hơn để đánh vào tâm lí các nhà đầu tư.
Tham gia các cuộc triển lãm hội chợ: Tham gia đầy đủ và thường xuyên hơn trong các hoạt động có tính chất thu hút các nhà đầu tư: Hội chợ hàng công nghiệp, hội chợ việc làm, đầu tư,…Qua các hoạt động tham gia đó cần phải đưa đầy đủ các thông tin về thu hút đầu tư cảu tỉnh và môi trường đầu tư của tỉnh thuận lới như thế nào đến các nhà đầu tư để tạo hình ảnh trong tâm trí các nhà đầu tư về tỉnh mối khi có nhu cầu tìm. Bên cạnh đó cũng cần tổ chức các hội chợ, triển lãm về thu hút đầu tư và những thành công khi đầu tư tại tỉnh Thái Bình để các nhà đầu tư biết đến cũng như nhận thấy được cơ hội khi tham gia đầu tư. Kết hợp giũa các hội chợ triển lãm là các catalog, ấn phẩm của công cụ quảng cáo kèm theo để tăng hiệu quả.
4-Quan hệ quần chúng và tuyên truyền
Tỉnh Thái Bình và các ban ngành như: Sở kế hoạch đầu tư, ban quản lý các khu công nghiệp,… cần tăng cường đầu tư cho các hoạt động quan hệ với công chúng nhằm khắc họa hình ảnh địa phương trong lĩnh vực thu hút đầu tư. Cần tham gia vào các hoạt động tài trợ cấp học bổng, đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư. Tổ chức các cuộc họp báo, hội thảo,… để tạo mối quan hệ với công chúng qua đó thể hiện hình ảnh của địa phương
Cần tạo được các hiệu ứng cộng hưởng giữa các hoạt động thu hút đầu tư của các ban ngành trong tỉnh và các thành phần khác của tỉnh quan trong nhất là Sở kế hoạch đầu tư và ban quản lý các khu công nghiệp
5-Bán hàng trực tiếp
Như đã nói ở trên do đặc thù của marketing địa phương nên hoạt động này chưa được áp dụng nhiều và chưa có được sự tác động cần thiết đến các nhà đầu tư. Vì vậy trong thời gian tói các ban ngành của tỉnh trong đó chú trọng là Sở kế hoạch đầu tư và ban quản lý các khu công nghiệp cần tập trung để phát triển hoạt động này qua việc tổ chức trình diễn các san phẩm đầu tư, hội nghị thu hút đầu tư, chương trình khen thưởng đối với các đơn vị đầu tư có hiệu quả cao,… để tằng cường hoạt động đầu tư vào địa bàn tỉnh.
Qua đây có thể thấy rằng tỉnh Thái Bình đặc biệt là Sở kế hoạch đầu tư bằng việc thực hiên các hoạt động truyền thông đã cố gắng thu hút đầu tư vào tỉnh, gây được sự chú ý của các nhà đầu tư và đạt được một số kết quả nhất định. Trong thời gian tới với việc nâng cao hoạt động truyền thông tỉnh đang cố gắng mở rộng môi trường đầu tư và thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư đến với địa phương đáp ứng nhu cầu, mục tiêu phát triển của tỉnh.
KẾT LUẬN
Tóm lại, thu hút đầu tư Việt Nam nói chung và thu hút đầu vào tỉnh Thái Bình nói riêng trong thời gian qua đã có bước tăng trưởng vượt bậc với nhiều thành tựu, đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp của tỉnh. Những thành tựu mà tỉnh đạt được góp phần thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và một phần làm cho sự tăng trưởng GDP của đất nước. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện nay, khó khăn của tỉnh gặp phải là không nhỏ: Sự phát triển mạnh mẽ của các tỉnh thành trong cả nước,…
Vì vậy, để đứng vững và phát triển được trước khó khăn đó, Sở kế hoạch đầu tư và các ban ngành của tỉnh Thái Bình đặt ra một yêu cầu cấp bách, đó là tăng cường đầu tư và thu hút đầu tư vào tỉnh chú trọng thu hút vào các khu công nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất, phát triển của tỉnh. Cho đến nay, tình hình đầu tư và thu hút đầu tư trong tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại những vấn đề chưa giải quyết được. Do đó, trong thời gian tới, tỉnh sẽ có những giải pháp nâng cao hoạt động truyền thông để thu hút đầu từ vào để giải quyết những khó khăn đó, tăng khả năng phát triển sản xuất, thu hút đầu tư của tỉnh
Qua đây em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động truyền thông thu hút đầu tư vào tỉnh Thái Bình chú trọng đến các khu công nghiệp. Điều này nhằm mục đích bổ xung một phần những vấn đề còn thiếu sót trong việc thu hút đầu tư vào tỉnh, nó góp phần đảm bảo sự tồn tại và phát triển vững mạnh trong thời gian tới của tỉnh Thái Bình. Mặt khác, nó còn giúp cho tỉnh mở rộng thị trường thu hút đầu tư và khẳng định vị thế của mình đối với các nhà đầu tư
Cuối cùng, do thời gian nghiên cứu có hạn và có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình tìm hiểu, vì thế bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong được sự xem xét, góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Marketing trường ĐH KTQD đã tận tình dạy bảo em trong thời gian qua, em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo–TS. Vũ Huy Thông đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề tố nghiệp này. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các cô chú, các anh chị trong phòng kế hoạch kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư tinh Thái Bình đã nhiệt tình hướng, dẫn chỉ bảo em trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. "Quản trị marketing" - Philip Cotler. NXB: Thống kê, năm 1997.
2. Báo cáo kết quả thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của Sở kế hoạch đầu tư Thái Bình
3. Bài giảng marketing địa phương của Khoa Marketing
4.Giáo trình marketing căn bản của nhà xuất bản Giáo dục
5.Quản trị chiêu thị của nhà xuất bản Thống kê.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12483.doc