Chuyên đề Kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia - Hiện trạng và biện pháp

Căn cứ vào đặc trưng và phương hướng đổi mới kế hoạch hóa dự trữ quốc gia, trong khâu lập kế hoạch phải thực hiện phương thức tiếp cận cả tư trên xuông dưới và cả từ dưới lên. Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nươc về dự trữ quốc gia, hình thành khung định hướng của kế hoạch gồm các chỉ tiêu chủ yếu và cỏ chế chính sách cơ bản; hướng dẫn xây dựng kế họach trên cơ sở khung định hướng; tổng hợp, phân tích, lựa chọn phương án tối ưu, hình thành bản kế hoạch toàn diện trình chính phủ, thủ tướng chính phủ. Các bộ ngành quản lý dự trữ quốc gia và các đơn vị trực thuộc cục dự trữ quốc giadựa trên nhứng thông tin cần thiết và bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch của bộ tài chính để đánh giá nguồn lực hiện có, yêu cầu nguồn lực thời gian tới và xây dựng kế hoạch toàn diện của mình gửi bộ tài chính. Ngay trong quá trình xây dựng kế hoạch mục tiêu, cần xây dựng kế hoạch điều hành thực hiện mục tiêu gồm: xác lập cơ chế điều hành, phân công , phân cấp điều hành, kiểm tra đôn đo9ức thực hiện. Kế hoạch này dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và những đề nghị thay đổi được cấp có thẩm quyền chấp nhận. Khi kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giao thì các cấp quản lý phân bố nguồn nhân lực, giao chỉ tiêu cho cấp dưới thực hiện một cách toàn diện và ổn định từ đầu năm.Người lãnh đạo quản lý cấp trên phải lấy kế hoạch đã giao để làm căn cứ điều hành cấp dưới.

doc65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia - Hiện trạng và biện pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý hàng dự trữ quốc gia giảm phẩm chất, hao hụt, hư hỏng hoặc bị mất Đối với hàng giảm phẩm chất: - Khi phát hiện hàng dự trữ quốc gia bị giảm phẩm chất, Thủ trưởng Đơn vị dự trữ quốc gia chỉ đạo áp dụng biện pháp ngăn chặn ngay để hạn chế thiệt hại; lập biên bản, kiểm tra, xác định hàng dự trữ quốc gia giảm phẩm chất, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm (Phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này); đồng thời thực hiện việc phục hồi, bảo dưỡng, sửa chữa bảo đảm đủ chất lượng hàng dự trữ quốc gia để nhập lại kho; trường hợp phục hồi, bảo dưỡng, sửa chữa vẫn không bảo đảm đủ chất lượng hàng dự trữ quốc gia, thì Đơn vị dự trữ quốc gia báo cáo Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia để đề nghị với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất cấp sử dụng hoặc xuất bán để mua bù hàng mới. - Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm tổ chức rà soát, kiểm tra niên hạn sử dụng của hàng dự trữ quốc gia trong kho, lập kế hoạch xuất kho trước ít nhất một năm so với niên hạn sử dụng, đảm bảo hàng dự trữ quốc gia xuất ra không quá niên hạn sử dụng. Trường hợp đặc biệt, hàng dự trữ quốc gia quá niên hạn sử dụng hoặc bị giảm phẩm chất không còn sử dụng được phải tiêu huỷ như: thuốc y tế, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng...; căn cứ vào báo cáo của Đơn vị dự trữ quốc gia, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, phương án xử lý, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý. Căn cứ quyết định xử lý của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thực hiện xử lý hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định của pháp luật; ra quyết định buộc người gây thiệt hại (nếu có) phải bồi thường; quyết định giảm vốn hoặc đề nghị Bộ Tài chính xử lý giảm vốn theo hướng dẫn tại tiết 3.3 Mục II Thông tư này. Việc lập biên bản kiểm tra, xác định hàng dự trữ quốc gia giảm phẩm chất, thành lập Hội đồng xử lý tài sản dự trữ quốc gia và thủ tục, trình tự xử lý hàng dự trữ quốc gia giảm phẩm chất thực hiện như đối với hàng dự trữ quốc gia hao hụt, hư hỏng hoặc bị mất tại tiết 3.2 Mục II Thông tư này. Hàng hao hụt, hư hỏng, hoặc bị mất a) Hàng dự trữ quốc gia hao hụt trong quá trình bảo quản bằng hoặc dưới tỷ lệ định mức hao hụt quy định thì Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Cục Dự trữ quốc gia được giảm vốn dự trữ quốc gia và báo cáo quyết toán với Bộ Tài chính theo quy định. b) Hàng dự trữ hao hụt vượt định mức, hư hỏng, hoặc bị mất thì Đơn vị dự trữ quốc gia phải lập Biên bản kiểm tra, xác định hàng dự trữ quốc gia hao hụt, hư hỏng hoặc bị mất (Phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này); thành lập Hội đồng xử lý tài sản dự trữ quốc gia để làm rõ nguyên nhân gây hao hụt, hư hỏng hoặc bị mất, đề xuất các biện pháp xử lý. Thành phần Hội đồng xử lý tài sản của đơn vị gồm: - Đại diện lãnh đạo Đơn vị dự trữ quốc gia làm Chủ tịch Hội đồng. - Lãnh đạo bộ phận tài chính kế toán làm uỷ viên thường trực. - Lãnh đạo các bộ phận có liên quan của đơn vị làm uỷ viên. - Đại diện cơ quan công an tại địa phương làm uỷ viên (trong trường hợp hàng dự trữ quốc gia bị mất). Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia xem xét kiến nghị của Hội đồng xử lý tài sản của đơn vị và làm văn bản đề nghị Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định xử lý theo thẩm quyền (kèm theo các biên bản liên quan, báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng xử lý tài sản của đơn vị; trường hợp do nguyên nhân khách quan phải có xác nhận của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương). c) Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thành lập Hội đồng xử lý tài sản dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức, hư hỏng hoặc bị mất của bộ, ngành để đề xuất các biện pháp xử lý. Thành phần của Hội đồng xử lý tài sản gồm: - Đại diện lãnh đạo Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia làm Chủ tịch Hội đồng. - Lãnh đạo bộ phận tài chính kế toán làm uỷ viên thường trực. - Lãnh đạo các bộ phận có liên quan làm uỷ viên. Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xem xét kiến nghị của Hội đồng xử lý tài sản, ra quyết định buộc người gây thiệt hại phải bồi thường; quyết định giảm vốn hoặc đề nghị Bộ Tài chính xử lý giảm vốn đối với từng trường hợp cụ thể theo hướng dẫn tại tiết 3.3 Mục II Thông tư này. Quyết định xử lý hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc bị mất a) Trường hợp hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc bị mất do nguyên nhân chủ quan - Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức, hư hỏng, giảm phẩm chất, hàng bị mất, Thủ trưởng Đơn vị dự trữ quốc gia có trách nhiệm tiến hành các nội dung công việc quy định tại điểm b tiết 3.2 Mục II Thông tư này; trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Thủ trưởng Đơn vị dự trữ quốc gia và hồ sơ kèm theo, Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia có trách nhiệm ra quyết định xử lý. Quyết định xử lý phải ghi đủ các nội dung về tên hàng, số lượng thiệt hại, giá trị thiệt hại, thời hạn xử lý, biện pháp xử lý, phương thức bồi thường; đảm bảo đúng quy định hiện hành về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức (nếu do cán bộ công chức gây thiệt hại). - Giá tính bồi thường được xác định bằng giá xuất bán gần nhất (cách không quá sáu tháng với thời điểm xử lý bồi thường) của mặt hàng dự trữ quốc gia cùng loại, trường hợp không có giá xuất bán mặt hàng dự trữ quốc gia cùng loại thì giá tính bồi thường căn cứ giá mặt hàng cùng loại trên thị trường tại thời điểm xác định giá bồi thường do Đơn vị dự trữ quốc gia đề nghị Sở Tài chính địa phương nơi có hàng dự trữ quốc gia bị thiệt hại quyết định. b) Trường hợp hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc bị mất do nguyên nhân khách quan - Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia được quyết định giảm vốn đối với lượng hàng dự trữ quốc gia xử lý một lần có giá trị thiệt hại dưới 300 triệu đồng tính theo giá hạch toán trên sổ sách kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định giảm vốn đối với lượng hàng dự trữ quốc gia xử lý một lần có giá trị thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới một tỷ đồng tính theo giá hạch toán trên sổ sách kế toán; trường hợp giá trị thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. c) Các Bộ, ngành tổng hợp tình hình xử lý hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc bị mất trong năm gửi Bộ Tài chính trước ngày 15/02 năm sau. 2.2.1.4 Xây dựng, ban hành, thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia Thẩm quyền xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng dự trữ quốc gia Cục Dự trữ quốc gia là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm giúp Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật dự trữ quốc gia. Việc xây dựng, thẩm định, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, được thể chế cụ thể tại các văn bản khác của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan.   Định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia Thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 196/2004/NĐ-CP, hướng dẫn như sau: a) Bộ Tài chính có trách nhiệm: - Tổ chức thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật cấp nhà nước do Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng. Định mức kinh tế - kỹ thuật cấp nhà nước là căn cứ xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách, ký hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia. - Thành lập Hội đồng định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia, thành phần gồm: đại diện Lãnh đạo Bộ Tài chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Lãnh đạo Cục Dự trữ quốc gia là uỷ viên thường trực, đại diện các Bộ, ngành có liên quan và đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính là uỷ viên. Hội đồng có nhiệm vụ: thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia; tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính về xây dựng và thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật trong toàn hệ thống dự trữ quốc gia; kiểm tra việc quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia. b) Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm: - Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản của những mặt hàng dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý, gửi Bộ Tài chính để thẩm định. - Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản sau khi có sự thoả thuận của Bộ Tài chính. - Thành lập Hội đồng định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia của Bộ, ngành, thành phần gồm: đại diện lãnh đạo Bộ, ngành là Chủ tịch Hội đồng; uỷ viên thường trực là đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý hàng dự trữ quốc gia và các thành viên là đại diện cơ quan, đơn vị có liên quan. Hội đồng có nhiệm vụ: Tham mưu cho Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia về công tác xây dựng, ban hành và áp dụng định mức; kiểm tra, đánh giá công tác quản lý định mức; kiến nghị sửa đổi bổ sung định mức đang thực hiện hoặc xây dựng định mức mới. - Tổ chức thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia trong phạm vi quản lý. - Báo cáo tình hình thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia hàng năm về Bộ Tài chính trước ngày 15/02 năm sau. 2.2.1.5. Bảo quản hàng, kho chứa hàng, quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia Hàng dự trữ phải được sắp xếp khoa học; để đúng kho, đúng địa điểm quy định; để riêng hàng cũ, hàng mới; có đủ hồ sơ ghi rõ số lượng, giá trị và diễn biến trong quá trình nhập, xuất, bảo quản (như thẻ kho, phiếu kiểm nghiệm, sổ theo dõi bảo quản...). Đơn vị trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải thực hiện đúng quy chuẩn kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia do cấp có thẩm quyền ban hành. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải căn cứ thời hạn sử dụng của hàng dự trữ quốc gia để lập kế hoạch xuất đổi hàng đồng thời phải niêm yết ngày xuất tại kho. Kho chứa hàng dự trữ quốc gia phải bảo đảm yêu cầu phù hợp với tính chất lý, hoá của từng loại hàng và yêu cầu bảo quản, giữ gìn an toàn số lượng, chất lượng hàng dự trữ quốc gia. Kho phải có đủ phương tiện, trang thiết bị phù hợp, cần thiết phục vụ cho công tác bảo quản, an ninh, phòng chống thiên tai, hoả hoạn và mọi sự xâm hại khác. Hệ thống kho dự trữ quốc gia phải được quy hoạch, có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, an toàn, giữ gìn bí mật và đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau: - Phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước trong từng thời kỳ; bảo đảm tính sẵn sàng ứng cứu và khắc phục hậu quả thiên tai. - Phù hợp với yêu cầu từng bước hiện đại hoá ngành dự trữ quốc gia, hệ thống kho dự trữ phải dần được đầu tư trang bị theo hướng công nghệ hiện đại với phương pháp quản lý ngày càng tiên tiến để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của dự trữ quốc gia. - Trên cơ sở hệ thống kho hiện có, thực hiện quy hoạch mạng lưới kho tàng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chỉ đạo các đơn vị quản lý dự trữ quốc gia tổ chức kiểm tra thường xuyên việc bảo vệ, bảo quản hàng dự trữ quốc gia; phát hiện, ngăn ngừa những vi phạm quy chuẩn kỹ thuật bảo quản và những quy định về bảo vệ an toàn số lượng, chất lượng hàng và kho chứa hàng dự trữ quốc gia. 2.2.1.6. Quản lý vốn mua hàng và vốn bán hàng dự trữ quốc gia Vốn mua hàng dự trữ quốc gia a) Vốn mua hàng dự trữ quốc gia hàng năm bao gồm: - Vốn do ngân sách bố trí tăng dự trữ quốc gia trong dự toán ngân sách  nhà nước giao hàng năm và khoản ngân sách bổ sung (nếu có) do Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Vốn bán hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. b) Cấp vốn mua hàng dự trữ quốc gia Cục Dự trữ quốc gia kiểm tra hồ sơ, thủ tục, trình Bộ Tài chính cấp vốn cho các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia thuộc các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia để mua tăng hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Quyết định số 42/2004/QĐ-BTC ngày 22/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy định chi ngân sách trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền; căn cứ cấp phát gồm: - Văn bản đề nghị cấp vốn của Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; - Dự toán được cấp có thẩm quyền giao; - Quyết định giao kế hoạch mua hàng của Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; - Văn bản phê duyệt giá trúng thầu; giá thanh toán đối với trường hợp chỉ định thầu, chọn thầu, chào hàng cạnh tranh hoặc giá mua giới hạn tối đa hàng dự trữ quốc gia của cơ quan có thẩm quyền; - Hợp đồng mua hàng dự trữ quốc gia. Bộ Tài chính cấp vốn mua theo tiến độ thực hiện ghi trong hợp đồng; trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia phải nhập khẩu thì cấp vốn mua phù hợp với điều kiện thanh toán ghi trong hợp đồng nhập khẩu. c) Việc thanh toán vốn mua hàng dự trữ quốc gia chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: - Hợp đồng mua hàng dự trữ quốc gia; - Hàng hoá dự trữ quốc gia đã nhập kho đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định; - Biên bản thanh lý hợp đồng hoặc bảng kê chứng từ nhập kho có chữ ký của Thủ trưởng Đơn vị dự trữ quốc gia đối với các trường hợp mua trực tiếp không qua đấu thầu; - Thủ trưởng Đơn vị dự trữ quốc gia duyệt chi. d) Trường hợp các cơ quan, đơn vị được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia chưa sử dụng hết vốn mua tăng hàng dự trữ quốc gia trong năm thì Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị xét chuyển số dư dự toán về Bộ Tài chính chậm nhất là ngày 15/02 của năm sau. Bộ Tài chính xem xét, quyết định chuyển năm sau tiếp tục sử dụng mua hàng dự trữ quốc gia hoặc bổ sung quỹ dự trữ quốc gia bằng tiền. Vốn bán hàng dự trữ quốc gia Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Cục Dự trữ quốc gia được sử dụng vốn bán hàng để thực hiện mua hàng theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao. Trường hợp cần vốn để mua hàng dự trữ quốc gia mang tính thời vụ trước khi xuất bán đổi hàng thì Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Cục Dự trữ quốc gia có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét cho tạm ứng từ quỹ dự trữ quốc gia bằng tiền hoặc từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước; sau khi hoàn thành việc xuất bán đổi hàng phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng trong năm. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 196/2004/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan. 2.2.1.7. Ngân sách chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia Ngân sách chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. Nội dung chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 196/2004/NĐ-CP được phân bổ dự toán, cấp phát, quản lý theo quy định của pháp luật về Ngân sách Nhà nước; một số nội dung hướng dẫn như sau: Chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí cứu trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia a) Nội dung chi phí Chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia bao gồm các chi phí hợp lý, cần thiết phát sinh trong quá trình nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia, bao gồm:  - Chi chuẩn bị nhập, xuất: tuyên truyền, quảng cáo, tập huấn hướng dẫn; sửa chữa, kiểm định phương tiện đo lường; mua sắm công cụ, dụng cụ, bao bì (nếu có); - Chi phí giao, nhận tại cửa kho: Kiểm tra chất lượng hàng; cân, đong, đo, đếm, sang bao, đổ bao, bốc xếp hàng dự trữ quốc gia từ phương tiện vận chuyển vào kho; từ kho lên phương tiện vận chuyển; công tác an ninh, bảo vệ; chi làm đêm, thêm giờ, sơ kết, tổng kết; - Riêng chi phí cứu trợ, viện trợ còn bao gồm: in maket, vận chuyển, cấp phát, giao nhận, bảo hiểm, hao hụt đối với hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ giao tại địa điểm khác (nếu có); - Các chi phí khác có liên quan. b) Giao dự toán, cấp phát - Đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia thực hiện cấp chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí cứu trợ, viện trợ  bằng lệnh chi tiền theo quy định hiện hành. Căn cứ vào dự toán ngân sách giao cho Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và đề nghị của cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia, Cục Dự trữ quốc gia thẩm định, thực hiện cấp tạm ứng 70% dự toán kinh phí theo từng đợt nhập, xuất, cứu trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia. Số còn lại được cấp tiếp trên cơ sở mức chi phí được duyệt của cơ quan có thẩm quyền và tiến độ thực hiện. - Đối với các đơn vị còn lại: căn cứ dự toán ngân sách được giao và đề nghị của cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính thực hiện giao dự toán cho Bộ, ngành, Cục dự trữ quốc gia để phân bổ, giao dự toán cho các Đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc. Căn cứ vào kế hoạch, dự toán hàng quý và cả năm được cấp có thẩm quyền giao; trong quý, Đơn vị dự trữ quốc gia rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch về chi phí nhập, xuất, cứu trợ, viện trợ, bảo quản. Cuối quý, Đơn vị Dự trữ quốc gia lập Báo cáo thực hiện kế hoạch nhập, xuất, cứu trợ, viện trợ, bảo quản (Phụ lục số 6 kèm theo Thông tư này) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và chuyển tiết kiệm phí sang tài khoản tiền gửi của Đơn vị Dự trữ quốc gia tại Kho bạc Nhà nước để tạm trích các quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và chi bổ sung thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Kết thúc năm, Đơn vị dự trữ quốc gia lập Báo cáo thực hiện kế hoạch nhập, xuất, cứu trợ, viện trợ, bảo quản cả năm gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và chuyển tiết kiệm phí còn lại sang tài khoản tiền gửi để trích các quỹ phúc lợi, khen thưởng và chi bổ sung thu nhập cho cán bộ công nhân viên và chịu trách nhiệm về báo cáo của mình, đồng thời báo cáo cơ quan tài chính cấp trên. Trường hợp số đã rút cao hơn số được rút theo thực tế thực hiện kế hoạch cả năm thì Kho bạc Nhà nước trừ vào số được rút của năm sau hoặc thu hồi giảm chi ngân sách Nhà nước. Số dư tài khoản tiền gửi được chuyển năm sau để sử dụng. Đơn vị dự trữ quốc gia mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi theo chế độ quy định. c) Căn cứ định mức chi phí nhập, xuất tại cửa kho do Bộ Tài chính ban hành và thực tế nhập, xuất, cứu trợ, viện trợ; Cục Dự trữ quốc gia có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thẩm định, quyết định mức chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí cứu trợ, viện trợ trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia thuộc Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. Chi phí bảo quản a) Chi phí bảo quản phân loại theo thời gian thực hiện bao gồm: chi phí bảo quản lần đầu; chi phí bảo quản hàng năm; chi phí bảo quản theo định kỳ và các chi phí bảo quản không thường xuyên khác. b) Nội dung chủ yếu của chi phí bảo quản bao gồm: - Nguyên-nhiên-vật liệu, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, công cụ phục vụ cho công tác bảo quản; - Nhân công thuê bảo quản; - Các chi phí khác có liên quan. c) Việc giao dự toán, cấp phát chi phí bảo quản thực hiện như đối với chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí cứu trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia quy định tại tiết 7.1. Mục II Thông tư này. Thực hiện cơ chế khoán chi phí Thực hiện quy định tại điểm b khoản 4 Điều 16 Nghị định 196/2004/NĐ-CP, chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí cứu trợ, viện trợ và chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo cơ chế khoán; tổng mức khoán chi phí được xác định căn cứ vào số lượng hàng thực tế nhập, xuất, cứu trợ, viện trợ, bảo quản và mức khoán bằng tiền đối với chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí cứu trợ, viện trợ và chi phí bảo quản của từng mặt hàng được cơ quan có thẩm quyền giao. Trong phạm vi chi phí được khoán, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia được chủ động quyết định chi theo các nội dung quy định tại tiết  7.1, tiết 7.2 Mục II Thông tư này để phục vụ cho nhập, xuất, cứu trợ, viện trợ, bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo quy định; được sử dụng kinh phí tiết kiệm để trích lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, chi bổ sung thu nhập cho cán bộ công chức và nhân viên tại đơn vị. Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục dự trữ quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm; cơ quan chủ quản được thực hiện điều hoà giữa các đơn vị trực thuộc (nếu có) trong phạm vi tổng chi phí tiết kiệm được, đảm bảo hỗ trợ, khuyến khích việc phấn đấu tiết kiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Việc trích lập, sử dụng các quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và chi bổ sung thu nhập cho cán bộ công chức thực hiện theo hướng dẫn tại tiết 11.1 và tiết 11.2 của Thông tư này. Chi phí nhập, xuất, bảo quản không thường xuyên, không được cơ quan có thẩm quyền giao khoán thì thực hiện cấp phát, thanh toán theo từng nội dung cụ thể. Chi bảo hiểm đối với kho hàng dự trữ quốc gia  Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm cháy, nổ đối với kho hàng dự trữ quốc gia thuộc quyền quản lý theo quy định của chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hiện hành. Chi bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với kho hàng dự trữ quốc gia thuộc nội dung chi thường xuyên trong dự toán ngân sách giao cho Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. Việc lựa chọn doanh nghiệp để mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với kho hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo phương thức đấu thầu, đồng thời phải bảo đảm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. 2.2.1.8. Quản lý dự trữ quốc gia bằng tiền - Căn cứ dự toán ngân sách hàng năm, dự toán bổ sung về dự trữ quốc gia bằng tiền được cấp có thẩm quyền duyệt, Bộ Tài chính cấp phát quỹ dự trữ quốc gia bằng tiền vào tài khoản tiền gửi dự trữ quốc gia bằng tiền mở tại Kho bạc nhà nước, được tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Để đáp ứng kịp thời yêu cầu nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 196/2004/NĐ-CP trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, chống phá hoại, chống bạo loạn; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn; phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xuất dự trữ quốc gia bằng tiền để mua hàng trong nước hoặc nhập khẩu để ứng cứu, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự trữ quốc gia bằng tiền để đảm bảo tỷ lệ giữa dự trữ quốc gia bằng hàng và dự trữ quốc gia bằng tiền theo quy định. Cục Dự trữ quốc gia thực hiện xuất quỹ dự trữ quốc gia bằng tiền cho các Bộ, ngành để mua bổ sung hàng dự trữ quốc gia theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Căn cứ xuất dự trữ quốc gia bằng tiền để mua bổ sung hàng dự trữ quốc gia được thực hiện như đối với cấp vốn mua tăng dự trữ quốc gia. 2.2.1.9. Xử lý tài sản nhà nước thuộc hệ thống dự trữ quốc gia - Việc quản lý tài sản nhà nước phục vụ công tác quản lý dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. - Số tiền thu được từ thanh lý, xử lý tài sản (bán, chuyển đổi hình thức sở hữu, điều chuyển) bao gồm cả quyền sử dụng đất tại các cơ sở nhà đất do thực hiện quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi trừ các chi phí hợp lý cho việc thanh lý, xử lý tài sản theo quy định của Bộ Tài chính, được bổ sung nguồn vốn chi cho đầu tư, cải tạo, nâng cấp trụ sở, kho tàng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các Đơn vị dự trữ quốc gia theo các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật. - Đối với các tài sản còn lại, khi thanh lý, xử lý thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 196/2004/NĐ-CP. 2.2.1.10. Chế độ báo cáo thống kê, kế toán - Báo cáo thống kê nhập, xuất và tồn kho hàng dự trữ quốc gia hàng quý, năm thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định 196/2004/NĐ-CP, gồm Báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn kho hàng dự trữ quốc gia  (Phụ lục số 7 kèm theo Thông tư này) và Báo cáo chi tiết nhập, xuất, tồn kho hàng dự trữ quốc gia  (Phụ lục số 8 kèm theo Thông tư này). Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập báo cáo thống kê nhập, xuất và tồn kho hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính trước ngày 25 tháng đầu quý sau (đối với báo cáo quý), trước ngày 31/1 năm sau (đối với báo cáo năm). - Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm lập, tổng hợp báo cáo quyết toán theo chế độ kế toán dự trữ quốc gia quy định gửi Bộ Tài chính. Hàng năm, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải tổ chức kiểm tra, duyệt báo cáo quyết toán của các Đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc, chịu trách nhiệm về quyết toán đã duyệt, tổng hợp gửi Bộ Tài chính. Cục Dự trữ quốc gia thực hiện thẩm định, tổng hợp quyết toán về dự trữ quốc gia báo cáo Bộ Tài chính để trình Chính phủ. - Các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia phải thực hiện chế độ kế toán dự trữ quốc gia theo quy định hiện hành. Chính vì những yêu cầu ngày càng khắt khe, có tính chuyên nghiệp ngày càng cao này đã giúp cho hệ thống xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia ngày càng trở lên chuyên nghiệp, các kế hoạch đưa ra rất sát với thực tế. Hàng năm các kế hoạch của cục dự trữ quốc gia đều được hoàn thành gần như 100%, các chi phí ngày càng giảm góp phần tiết kiệm, tránh lãng phí nguồn ngấn sách nhà nước. Tình hình thực hiện kế hoạch của cục dự trữ quốc gia. Cục dự trữ quôc gia được giao nhiệm vụ bảo quản hàng lương thực, vật tư cứu hộ cứu nạn là chủ yếu. Trong ba gần đây tình hình thự hiện các kế hoạch mua bán, xuất nhập hàng hóa diễn ra khá thuận lợi. 2.2.2.1 Về việc xuất nhập lương thực luân phiên đổi mới hàng hóa dự trữ quốc gia. Các kế hoạch về lương thực của các năm gần đây đều thực hiện một cách thuân lợi và đều được hoàn thành. Dự trữ quốc gia là hoạt động nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu cần thiết khi sự cố xảy ra và khắc phục nhanh chóng các hậu quả xẩy ra vì vậy để đáp ứng nhu cầu này tát cả các hàng hóa dự trữ quốc gia đều phải đảm bảo theo đúng kế hoạch đặc biệt là mặt hàng lương thực. Năm 2005 kế hoạch xuất và nhập thóc gạo lưu kho đều đạt mức 100%. Theo kế họach trong năm 2005 được hoàn t6hành theo các chỉ tiêu sau: Về chỉ tiêu nhập gạo: Tổng lượng gạo mua vào là: 37000 tấn. Giá bình quân là: 4.141,77 đồng/kg. Tổng chi phí mua hàng là: 153245350000 đồng. Khối lượng mua vào lớn nhất là 11500 tấn. Khối lượng mua nhỏ nhất là 1000 tấn. Giá mua cao nhất là: 6186,00 đồng. Giá mua thấp nhất là: 3.700,00 đồng. Tính đến 31-11-2005 các kế hoạch này đã được hoàn thành. Về chỉ tiêu xuất gạo: Tổng lượng gạo bán ra là: 32000 tấn. Giá bình quân là: 3.143,00 đồng/kg. Tổng doanh thu bán hàng là: 100576000000 đồng. Khối lượng bán ra lớn nhất là 12000 tấn Vùng kho có khối lượng bán nhỏ nhất là 1000 tấn. Giá bán cao nhất là: 4186,00 đồng. Giá bán thấp nhất là: 2.600,00 đồng. Về chỉ tiêu nhập thóc: - Tổng lượng thóc mua vào là: 42000 tấn Giá bình quân là: 3.142,12 đồng/kg. Tổng chi phí mua hàng là: 131969040000 đồng. Khối lượng mua vào lớn nhất là 15000 tấn Khối lượng mua nhỏ nhất là 10000 tấn. Giá mua cao nhất là: 3186,00 đồng. Giá mua thấp nhất là: 2.700,00 đồng. Về chỉ tiêu xuất thóc: - Tổng lượng thóc bán ra là: 37000 tấn. Giá bình quân là: 2.243,00 đồng/kg. Tổng doanh thu bán hàng là: 224500000000 đồng. Khối lượng bán ra lớn nhất là 15000 tấn Vùng kho có khối lượng bán nhỏ nhất là 8000 tấn. Giá bán cao nhất là: 3186,00 đồng. Giá bán thấp nhất là: 2.301,00 đồng. Tính đến tháng 12 năm 2005 về cơ bản các kế hoạch này đã được hoàn thành. Năm 2006 kế hoạch xuất nhập hàng lương thức cũng đạt 100% với các chỉ tiêu: Về chỉ tiêu nhập gạo: Tổng lượng gạo mua vào là: 20000 tấn. Giá bình quân là: 4.263,9 đồng/kg. Tổng chi phí mua hàng là: 85278000000 đồng. Khối lượng mua vào lớn nhất là 10500 tấn. Khối lượng mua nhỏ nhất là 1500 tấn. Giá mua cao nhất là: 7022,00 đồng. Giá mua thấp nhất là: 3.900,00 đồng. Về chỉ tiêu xuất gạo: Tổng lượng gạo bán ra là: 19.9000 tấn. Giá bình quân là: 3.543,00 đồng/kg. Tổng doanh thu bán hàng là: 104576000000 đồng. Khối lượng bán ra lớn nhất là 8000 tấn Vùng kho có khối lượng bán nhỏ nhất là 1000 tấn. Giá bán cao nhất là: 4786,00 đồng. Giá bán thấp nhất là: 2.428,00 đồng. Về chỉ tiêu nhập thóc: - Tổng lượng thóc mua vào là: 89000 tấn Giá bình quân là: 3.742,12 đồng/kg. Tổng chi phí mua hàng là: 212969040000 đồng. Khối lượng mua vào lớn nhất là 30000 tấn Khối lượng mua nhỏ nhất là 15000 tấn. Giá mua cao nhất là: 4786,00 đồng. Giá mua thấp nhất là: 2.269,00 đồng. Về chỉ tiêu xuất thóc: - Tổng lượng thóc bán ra là: 116541 tấn. Giá bình quân là: 2.943,00 đồng/kg. Tổng doanh thu bán hàng là: 235460000000 đồng. Khối lượng bán ra lớn nhất là 15000 tấn Vùng kho có khối lượng bán nhỏ nhất là 8000 tấn. Giá bán cao nhất là: 3085,00 đồng. Giá bán thấp nhất là: 2.321,00 đồng. Năm 2006 là năm nhân dân Việt nam được mùa nên thời gian nhập lương thực diên ra nhanh chóng. Tính đến tháng 8-2006 kế hoạch đã được thự hiện 80% so với kế hoạch cả năm. Kế hoạch nhập hàng lương thực trong năm 2007 găp không ít khó khăn do chính sách giá cả không hợp lí, giá cả đề gia thấp nên lượng lớn khách hàng đã bỏ hàng cho các chủ doanh nghiệp tư nhân. Tính đến 31- 1- 2008 kế hoạch mua hàng năm 2007 mới hoàn thành. Đến hết ngày 31-12-2007 kế hoạch mua hàng lương thực mới đạt 93%. Kế hoạch mua lương thực năm 2007 như sau: Về chỉ tiêu nhập gạo: Tổng lượng gạo mua vào là: 19500 tấn. Giá bình quân là: 4.963,9 đồng/kg. Tổng chi phí mua hàng là: 85278000000 đồng. Khối lượng mua vào lớn nhất là 8500 tấn. Khối lượng mua nhỏ nhất là 0 tấn. Giá mua cao nhất là: 6912,00 đồng. Giá mua thấp nhất là: 4.109,00 đồng. Về chỉ tiêu xuất gạo: Tổng lượng gạo bán ra là: 18112 tấn. Giá bình quân là: 3.843,00 đồng/kg. Tổng doanh thu bán hàng là: 74372000000 đồng. Khối lượng bán ra lớn nhất là 7500 tấn Vùng kho có khối lượng bán nhỏ nhất là 0 tấn. Giá bán cao nhất là: 5428,00 đồng. Giá bán thấp nhất là:3.516,00 đồng. Về chỉ tiêu nhập thóc: - Tổng lượng thóc mua vào là: 88500 tấn Giá bình quân là: 4.237,12 đồng/kg. Tổng chi phí mua hàng là: 192969040000 đồng. Khối lượng mua vào lớn nhất là 25000 tấn Khối lượng mua nhỏ nhất là 10000 tấn. Giá mua cao nhất là: 5.470,00 đồng. Giá mua thấp nhất là: 3.692,00 đồng. Về chỉ tiêu xuất thóc: - Tổng lượng thóc bán ra là: 77266 tấn. Giá bình quân là: 3.492,00 đồng/kg. Tổng doanh thu bán hàng là: 185460000000 đồng. Khối lượng bán ra lớn nhất là 18000 tấn Vùng kho có khối lượng bán nhỏ nhất là 9000 tấn. Giá bán cao nhất là: 3985,00 đồng. Giá bán thấp nhất là: 2.931,00 đồng. Tình hình thực hiện kế hoạch công tác dự trữ vật tư cứu hộ cứu nạn. Tình hình thực hiện quá trình đầu tư xây dựng , mua sắm sử dụng trang thiết bị vật tư tìm kiếm cứu hộ cứu nạn như sau: - Nguyên tắc, mục tiêu đầu tư: a) Xây dựng cơ bản: Từng bước đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn nêu tại điểm 4 phần IV Điều 1 Quyết định này (Phụ lục I kèm theo). b) Mua sắm trang thiết bị: - Ưu tiên trang bị các loại thiết yếu, thông dụng phục vụ tìm kiếm cứu nạn đáp ứng nhu cầu cứu nạn tại các vùng trọng điểm bão, lũ và các vùng ven biển để đưa vào dự trữ, sẵn sàng cấp phát khi cần gồm: các loại xuồng, ca nô có tốc độ cao; nhà bạt cứu sinh các loại; phao áo cứu sinh; phao cứu sinh các loại và các loại trang thiết bị cần thiết (Phụ lục II kèm theo). - Từng bước trang bị các loại thiết bị chuyên dụng đặc biệt, như: máy bay trực thăng lưỡng dụng tìm kiếm cứu nạn; tàu tìm kiếm cứu nạn đa năng, chuyên dụng có tốc độ cao, tầm hoạt động xa bờ, chịu được gió bão đến cấp 8; tàu đa năng, chuyên dụng ứng phó sự cố tràn dầu, tầm hoạt động xa bờ; thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu; các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành (Phụ lục III kèm theo). Việc mua sắm các loại trang thiết bị nêu trên phải bảo đảm đúng danh mục quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định này và danh mục quy định chi tiết các chủng loại trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn dự trữ quốc gia phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn dự trữ quốc gia. Khi cần dự trữ loại trang thiết bị thiết yếu, thông dụng phục vụ tìm kiếm cứu nạn ở một số Bộ, ngành và địa phương phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. c) Trường hợp khẩn cấp: Ngoài việc trưng dụng trang thiết bị của cá nhân, tổ chức theo quy định của Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp. Có thể thuê trang thiết bị cần thiết của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đề ra. Nguồn vốn đầu tư. a) Nguồn vốn ngân sách: Hàng năm các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, lập dự toán kinh phí cho lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trước mắt, từ nay đến năm 2010 nguồn vốn đầu tư chủ yếu được bảo đảm từ ngân sách của Nhà nước và huy động các nguồn vốn khác. Nghiên cứu thực thiện xã hội hóa một số khâu thuộc lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn. b) Nguồn vốn từ nước ngoài: Nguồn tài trợ, viện trợ nhân đạo của các tổ chức, cá nhân; vốn từ quan hệ quốc tế về tìm kiếm cứu nạn. Quản lý, sử dụng trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn. Xây dựng cơ chế cấp phát, quản lý, sử dụng trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn bao gồm: - Quy định việc sử dụng hàng dự trữ quốc gia phục vụ tìm kiếm cứu nạn sau khi đã xuất khỏi kho dự trữ quốc gia; - Quy định việc sử dụng trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn được cấp từ các nguồn khác; - Quy định biện pháp thu hồi, đưa vào niêm cất bảo quản sau khi kết thúc đợt hoạt động tìm kiếm cứu nạn để tái sử dụng trong thời gian tiếp theo; - Kiểm tra, thống kê, kiểm kê, báo cáo định kỳ, đột xuất. Đánh giá thực trạng kế hoạch của Cục dự trũ quốc gia 2.3.1 Những thành tựu. - Đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của hoạt động dự trữ quốc gia, kế hoạch hóa luôn luôn sử dụng như một chức năng quản lý và công cụ điều tiết chủ yếu. ngành dự trữ quốc gia trong quá trình xây dựng và trưởng thành, thông qua các kế hoạch đã và đang trả lời ngày càng rã các câu hỏi: dự trữcqí gì?, dự trữ bao nhiêu, ở đâu? Quản lý quỹ dự trữ quốc gia như thế nào?... - Kế hoạch hóa dự trữ được xây dựng, phát triển theo hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, gồm chiến lược, quy hoạch và kế hoạch. Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia Việt Nam đến năm 2010-2020 được triển khai từ năm 1998, đang được hoàn thiệnđể trình chính phủ. Công tác quy hoachhj mặt hnàg dự trữ, quy hoạch hệ thống kho tàng,quy hoạch tổ chức, đào tạo luôn được chăm lo hoàn thiện. Kế hoạch hàng năm được xây dựng triển khai tương đối có nề nếpgóp phần quyết định tăng cường quản lý hoạt động dự trữ quốc gia. - Về kế hoạch biện pháp, việc luật pháp háo quá trìh điều hànhđược chú trọng và đã phát huyvai trò tích cực như một môi trường pháp lí cho hoạt dộng dự trữ quốc gia. Chỉ trong vòng 10 năm dổi mới, chính phủ Đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luẩtất quan trọng về quản lý dự trữ quốc gia như sau: * Nghị định số 10/CP ngày 24/02/1996 về quy chế quản lý dự trữ quốc gia. * Quyết định số 14/CP ngày 03/03/1998 về quản lý tài sản nhà nước. * Quyết định số 137/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 về quản lý luơng thực dự trữ quốc gia. * Quyết định số 150/1998/QĐ-TTg ngày 22/8/1998 về quản lý hàng dự trữ quốc giacho quốc phòng an ninh. Cũng trongthời gian trên , Cục dự trữ quốc gia ban hành theo thẩm quyềnvà phối hợp với các Bộ hữu quan ban hành 120 văn bản quy phạm pháp luật hoặc có tính chất quy phạm pháp luật, điều chỉnh hầu hết các khâu, các mặt quản lý về dự trữ quốc gia. Các văn bản trên đã bước đầu vận dụng các quy luật của nền kinh tế thị trường làm hình thành nên cơ chế quản lý mới cho hoạt động dự trữ quốc gia, có tác dụng nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân dối với việc quản lý, bảo vệ tài sản nhà nước thuộc quỹ dự trữ quốc gia, đưa hoạt động dự trữ quốc gia dần dần đi vào kỉ cương. Chấm rứt tình trạng quản lý điều hành chay hoặc tùy tiện của thời kì trước những năm 1990. Đây là ưu điểm nổi bật và cũng là biểu hiện nổi bật sự tá động của hoạt động quản lý lên ngành dự trữ quốc gia. Những hạn chế. Nội dung công tác kế hoạch dự trữ quốc gia không đồng bọ, vừa phân tán vừa thiếu ổn định. Trừ cục dự trữ quốc gia có tổ chức, cán bộ phụ trách công tác kế hoạch chuyên trách từ cục đến các tổng kho, 9 bộ ngành quản lý dự trữ quốc gia còn lại không có tổ chức cán bộ chuyên trách. Đội ngu cán bộ công chức làm công tác kế hoạch dự trữ quốc gia chưa được thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, sự cập nhật thông tin, nghiệp vụ rất hạn chế. Nội dung công tác kế hoạch hóa dự trữ quốc gia tuy đã được xác định nhưng chưa hoàn thiện, nhất là còn thiếu những cơ sở lí luận và thực tiễn vững chắc để xác định dự trữ cái gì trong từng giai đoạn và dự trữ bao nhiêu. Danh mục hàng dự trữ đã qua một số lần rà sát giảm nhưng vẫn còn nhiều loại hàng không cần dự trữ và cũng cần bổ sung vào danh mục nhũng loại hàng mới. Vấn đè là phải xây dựng một cơ cấu danh mục hàng hóa phù hợp yêu cầu dự trữ quốc gia từng giai đoạn 3-5 năm. Sai khi chính phủ ban hành nghị định số10/Cp về quy chế quản lý dự trữ quốc gia, thủ tướng chính phủ, cuc dự trữ quốc gia và các bộ ngành hữu quan đã ban hành tiếp một số văn bản quy phạm pháp uật quy định cụ thể các lĩnh vực quản lý, nhưng trong thực hiện đã lộ rõ sự thiếu đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn quản lý dẽ gây ách tắc, chậm trễ, lỡ thời cơ. Nhiều văn bản pháp quy, nhưng vẫn có các mặt các khâu quan trọng như mức dụ trữ và danh mục hàng dự trữ từng giai đoạn, dự trữ quốc gia về vàng, ngoại tệ…không có văn bản nào điều chỉnh. Chuơng III : Phương hướng và biện pháp hoàn thiện kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia. 3.1 Bối cảnh tác động đến hoạt động dự trữ quốc gia ở nước ta. 3.1.1 Bối cảnh chung tác động đến hoạt động dụ trữ quôc gia ở nước ta. 3.1.1.1 Cơ chế thị trường ảnh hưởng đến dự trữ quốc gia. Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi quan hệ mua bán trên thị trường đều phải tuân theo quy luật của cơ chế thị trường. trong các hoạt động dự trữ quốc gia xuất nhập hàng hóa dự trữ quốc gia làmột hoạt động thiết yếu không thể thiếu được. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung các chỉ tiêu đạt ra dễ dàng được thực hiện vì nhà nước nắm giữ tát cả các mặt hàng và phân phối cho người dân. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường thì không còn như vậy nữa. Mỗi người dân tự làm chủ tài sản của mình, có quyền bán tài sản của mình cho bất kì ai mà họ muốn, và họ sẽ chọn khách hàng trả giá cao cho sản phẩm của họ. Để thu mua được hàng hóa nhập kho cũng như bán đước hàng hóa khi hết thời gian dự trữ cần nghiên cứu kĩ các quy luật thị trường, giá cả để đưa ra các mức giá hợp lí có thể thu hút được khách hàng. Cơ chế thị trường mang nhiều đacư điểm ảnh hưởng rất lớn đến công tác dự trữ quốc gia. Thời gian đầu khi mới chuyên từ cơ chế cũ sang cơ chế mới, ngành dự quốc gia đã gặp không ít khó khăn do chưa quen với cơ chế mới, các kế họach lập ra một cách cứng nhắc không thu hút được khách hàng. Cho đến nay các nhược điểm này đã được khắc phục rất nhiều. Các kế hoạch lập ra đã đươc dưa trên cơ sở đã nghiên cứu rất kĩ thị trường, giá cả và tất cả các yếu tố ảnh hưởng đên hoạt động mua bán hàng hóa dự trữ quốc gia. Mặt khác các kế hoạch đề ra mang tính linh hoạt, có thể điều chỉnh tùy theo tình hình thị trường khu vực mua bán hàng hóa thúc đẩy các hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhập, xuất kho. 3.1.1.1 Tình hình hội nhập kinh tế ảnh hưởng đến dự trữ quốc gia. Mục tiêu phát triển kinh tế nước ta hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, là một bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch phát triển kinh tế dự trữ quốc gia không thể nằm ngoài quy luật đó. Chính vì vậy thời gian qua Cục dự trữ quốc gia đã thực hiện công tác phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dự trữ quốc gia. Một trong những nhiệm vụ của dự trữ quốc gia là xuất hàng viện trợ cho các nước theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và nhập hàng viện trợ của Dự trữ quốc gia các nước viện trợ cho Việt Nam, vì vậy trông quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dự trữ quốc gia góp phần tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp với các nước. Trong nửa thế kỉ qua, ngành dự trữ quốc gia luôn chú trọng xây dựng và phát triểncác mối quan hệ hợp tác quốc tế\, trao đổi, hoạc tập và áp dụng kinh nghiệm tổ chức quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến và điều kiện cụ thể của dự trữ quốc gia Việt Nam. Thông qua phát triển quan hệ hợp tác quốc tế theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nướcđã vạn dụng sang tạo kinh nghiệm về tổ chức quản lý, kỹ thuật công nghệ trên thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Na, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng vàphát triển ngành dự trữ nước ta hiện nay. Ngày nay, trong điều kiện và tình hình mới ngành dự trữ Việt Nam đã tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan dự trữ các quốc gia của các nước liên bang: Nga, Trung Quốc, Cu Ba…theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Năm 1993, khi liên bang Nga thiéu lương thực và trong kho dự trữ cũng như trên thị trường Việt Nam rất thiéu các laọi vật tư thiết yếu như kim loại màu, săm lốp ô tô vận tải…Cục dự trữ đã báo cáo và được thủ tướng chính phủ đồng ý để Cục ký kết với Ủy ban dự trữ Liên bang Nga trao đổi 2 vạn tấn gạo dự trữ của Việt Nam lấy 20.000 bộ săm lốp ô tô và gần 2.000 tấn kim loại màu từ Liên bang Nga làm lợi cho nước ta trên 20 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, theo chỉ đạo của Đảng và nhà nước, ngành dự trữ đã tiến hành viện trợ hàng vạn tấn gạo và hàng trăm tấn thiết bị cứu hộ, cứu nạn cho các nước, do tổ chức dự trữ quốc gia bạn tiếp nhận. Trong khuôn khổ hợptác giữa các nước ASEAN, ngành dự trữ Việt Nam đẩy mạnh quan hệ với các nước trong khối. Trong những năm qua, nhiều đoàn cán bộ và chuyên gia dự trữ của Việt Nam và các nước đac tiến hành trao đổi, học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý và công nghệ tiên tiến trong xây dựng kho tàng và bảo quản hàng hóa dự trữ của mội nước. Theo quy định của Đảng, chính phủ ta, Cục dự trữ quốc gia đã nhiều lần xuất viện trợ cho các nước trong khối ASEAN. Hiện Cục dự trữ được chính phủ giao nhiệm vụ bảo quản, dự trữ thường xuyên khối lượng gạo này của quỹ dự trữ lương thực ASEAN. Trong tiến trình đổi mới, công nghệ hóa và hiện đại hóa đát nước, ngành dự trữ đã và đang tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức dự trữ của các nước trên thế giới cũng như các cơ quan quốc tế khác nhằm tranh thủ trao đổi và học tập tối đa những kinh nghiệm, tri thức quản lỹ hiện đại vàcông nghệ tiên tiến trong hoạt động dự trữ quốc gia. 3.1.2 Mục tiêu của Cục dự trữ quốc gia. Trong thời gian tới Cục dự trữ quốc gia cũng như hoạt động dự trữ quốc gia có 5 mục tiêu chính sau: - Mục tiêu của dự trữ quốc gia là sẵn sàng, chủ động đáp ứng yeu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuấtkhác của nhà nước. - Xây dựng dự trữ quốc gia đủ điều kiên và khả năng đaóp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, có một lực lượng quốc gia vững mạnh, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đất nước, có đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ. - Từng bước tăng cường quỹ dự trữ quốc gia có quy mô phù hợp vớ sự phát triển của nền kinh tế, cơ cấu danh mục hàng hóa phù hợp với các điều kiện hiện có và tác động kịp thời, góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế xã hội trong mọi tình huống, biến động đột xuất xảy ra. - Nâng cao chất lượngcôngtác bảo quản dự trữ quốc gia; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm bảo quản, định mức kinh tế kỹ thuật, từng bước đổi mới kỹ thuật và đưa các giải pháp công nghệ bảo quản mới vào công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia; bảo đảm trình độ kỹ thuật, công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và ngang tầm với các nước tiên tiến. - Tiếp tục kiện toàn, phát triển tổ chức quản lý dự trữ quốc gia theo hướng tập trung vàocơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lí, có phẩm chất chính trị và năng lực công tác ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Trong mỗi giai đoạn khác nhau mục tiêu của Cục dự trữ quốc gia cũng có những thay đổi một số mục tiêu, hnưng đây là những mục tiêu cơ bản nhất của Cục dự trữ quốc gia đến năm 2020. 3.2 Biện pháp hoàn thiện, đổi mới kế hoạch hóa của Cục dự trữ quốc gia. Công tác kế hoạch hóa của Cục dự trữ quốc gia hiện tại đã có nhiều thành tựu nổi bật tuy nhiên cũng có nhiều bất cập cần được khắc phục để hoàn thiện hơn. Để hoàn thiên hơn công tác kế hoạch hóa cần đổi mới công tác kế hoạch hóa dựa trên các ưu điểm sẵn có. 3.2.1 Phương hướng đổi mới kế hoạch hóa. - Kế hoạch hóa vừa là một chức năng của quản lý, vùa là công cụ định hướng , điều tiế phải đáp ứng yêu cầu của dự trữ quốc gia trong tình hình mới là vừa quản lý nghiêm ngặt tập trung vừa phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao trách nhiệm và chủ động cho các cấp quản lý . Với tư cách là một quỹ tập trung thuộc kinh tế nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia phải được quản lý tập trung , thống nhất và trực tiếp từ chính phủ, thủ tuớng chính phủ về quy mô, danh mục mặt hàngvà việc sử dụng quy theo mục tiêu xác định. Là tái sản nhà nước, việc quản lý giá trong hoạt động dự trữ quốc gia được nhà nước thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: giá giứoi hạn tối đa, tối thiểu…Vỉệc định giá cụ thể phần lớn do đơn vi dự trữ quốc gia quyết định căn cứ vào giới hạn giá và thị trường. Hoạt động mua hàng để nhập kho , bán hàng khi xuất kho luân phiên do hết thời hạn lưu kho hoặc không cần phải lưư kho tiếp thì phải xuất phát tù các quan hệ thị trường định đoạt. - Kế họach hóa phải thiết thực góp phần tạo ra đọng lực để tác động hiệu quả lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý chung. Động lực trong quản lý được hiểu bao gồm cả động lực trong tổ chức hành chính, trong kinh tế trong tâm lý giáo dục. Người lãnh đạo quản lý cấp trên cần chuyển giao cho người lãnh đạo quản lý cấp dưới để họ có quyền hạn trong cả tổ chức hành chính, kinh tế và tinh thần phù hợp với lĩnh vực quản lý. Thông qua khoa học tổ chức quyền lực, phân cấp quản lý hợp lí trong nagnhf dự trữ. - Kế họach hóa không chỉ là việc lập kế hoạch, vạch ra mục tiêumà còn là quá trình tổ chức ,thực hiện theo dõi và đánh giá kết quả trên cơ sở giải quyết tốt mọi quan hệ giữa con người và hệ thống quản lý, nhằm phát huy yếu tố con nguời trong quản lý. Công tác kế hoạch dã và sẽ còn bị hiểu lệch lạc nếu trong thực hiện chỉ cho rằng lập kế họach là xong. Quan trọng nhất là pahỉ đưa các chỉ tiêu, mục tiêu trở thành định hứong, điều tiết đối tựong quản lý. Do đó kế hoạch giải pháp thực hiện là mục tiêu rất quan trọng. 3.2.2 Nội dung đổi mới lập kế hoạch và giao kế hoạch. Căn cứ vào đặc trưng và phương hướng đổi mới kế hoạch hóa dự trữ quốc gia, trong khâu lập kế hoạch phải thực hiện phương thức tiếp cận cả tư trên xuông dưới và cả từ dưới lên. Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nươc về dự trữ quốc gia, hình thành khung định hướng của kế hoạch gồm các chỉ tiêu chủ yếu và cỏ chế chính sách cơ bản; hướng dẫn xây dựng kế họach trên cơ sở khung định hướng; tổng hợp, phân tích, lựa chọn phương án tối ưu, hình thành bản kế hoạch toàn diện trình chính phủ, thủ tướng chính phủ. Các bộ ngành quản lý dự trữ quốc gia và các đơn vị trực thuộc cục dự trữ quốc giadựa trên nhứng thông tin cần thiết và bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch của bộ tài chính để đánh giá nguồn lực hiện có, yêu cầu nguồn lực thời gian tới và xây dựng kế hoạch toàn diện của mình gửi bộ tài chính. Ngay trong quá trình xây dựng kế hoạch mục tiêu, cần xây dựng kế hoạch điều hành thực hiện mục tiêu gồm: xác lập cơ chế điều hành, phân công , phân cấp điều hành, kiểm tra đôn đo9ức thực hiện. Kế hoạch này dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và những đề nghị thay đổi được cấp có thẩm quyền chấp nhận. Khi kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giao thì các cấp quản lý phân bố nguồn nhân lực, giao chỉ tiêu cho cấp dưới thực hiện một cách toàn diện và ổn định từ đầu năm.Người lãnh đạo quản lý cấp trên phải lấy kế hoạch đã giao để làm căn cứ điều hành cấp dưới. 3.3 Kiến nghị. - Chính phủ phê duyệt các kế hoạch cải tiến, sửa chữa, xây mới hệ thống kho tàng đảm bảo chất lượng hàng hóa dự trữ quốc gia. - Chính phủ phê duyệt thu gon các tổng kho thành những tổng kho lớn có dung lượng lớn tập trung, tránh tình trạng phân tan, manh mun như hiện nay làm cho công tác quản lý phức tạp, bộ máy cồng kềnh và lãng phí nguồn nhân lực. - Cục dự trữ quốc gia bảo quản chủ yếu là lưong thực và vật tư cứu hộ cứu nạn, trong đó có mặt hàng lương thực thường xuyên tiến hành công tác nhập, xuất hàng và cũng là mặt hàng có nhiều đối thủ cạnh tranh, một số năm gần đây chính sách giá của cục không hợp lí lắm với một số vung kho gây khó khăn cho công tác mua, bán hàng hóa. Kết luận Như trong các phàn trước đã khẳng định công tác kế hoạch hóa là rất quan trọng đối với hoạt động dự trữ quốc gia. Công tác kế hoạch hóa dự trữ quốc gia do Cục dự trữ quốc gia thực hiện. Trong thời gian vừa qua công tác kế hoạch hóa của Cục dự trữ quốc gia đã lập được nhiều thành tựu nhung bên cạnh đó cũng có không ít nhưng khó khăn cần phải khắc phục. Tuy vậy các kế hoạch năm, đặc biệt là các kế hoạch về mặt hàng lương thực luôn luôn hoàn thành 100%. Trên đây là một vài hiểu biết của tôi về công tác kế hoạch hóa tai Cục dự trữ quốc gia và một vài ý kiến của tôi về công tác kế hoạch hóa dự trữ quốc gia. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn nhũng người đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11583.doc
Tài liệu liên quan