Chuyên đề Kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010

Nghệ An là tỉnh sớm hình thành được chiến lược phát triển du lịch, trong đó chiến lược phát triển du lịch thời kỳ 1996-2010 đã được phê duyệt, chỉ rõ phương hướng phát triển du lịch Nghệ An với mục tiêu khai thác các tiềm năng du lịch, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm cho du lịch phát triển có hiệu quả, bền vững. Đã 975 năm, tên gọi Nghệ An như một dấu ấn trong tâm hồn, trong trí não những cư dân trên mảnh đất này cũng như nhiều người trong nước và quốc tế. Nó luôn luôn nhắc nhủ bao thế hệ phải chiến đấu, xây dựng như thế nào để Nghệ An lúc nào cũng hào hùng, tươi đẹp, yêu thương. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước, và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực”. Bám sát chủ trương đó, trong những năm qua, ngành du lịch Nghệ An đã có bước phát triển nhanh và ngày càng khẳng định được vị trí trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nghệ An từ lâu đã trở thành điểm tham quan du lịch được mến mộ của nhân dân cả nước và du khách quốc tế. Được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, Tổng cục Du lịch và các bộ, ngành hữu quan, cùng sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ những người làm du lịch địa phương, trong những năm tới, ngành du lịch Nghệ An sẽ có bước phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả hơn, cùng các tỉnh, thành trong cả nước đưa Việt Nam trở thành điểm đến trong thế kỷ XXI. Đạt được như vậy, Nghệ An sẽ nhanh chóng vượt qua cửa ải là một tỉnh nghèo, vượt lên thành một tỉnh giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, là trung tâm tăng trưởng kinh tế – xã hội của Bắc miền Trung, thực hiện được mong muốn của Bác Hồ, của Đảng bộ, nhân dân Nghệ An và của cả nước.

doc82 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u lịch Tỷ đồng 295 26,5 Giá trị sản xuất (Giá thực tế) Tỷ đồng 264 23,4 Giá trị sản xuất (Giá cố định) Tỷ đồng 198,5 22 Giá trị tăng thêm (Giá thực tế) Tỷ đồng 179,5 23 Giá trị tăng thêm (Giá cố định) Tỷ đồng 135 24 Nộp ngân sách Tỷ đồng 30 29,8 Tổng số khách sạn Phòng 5.978 19 Nguồn nhân lực Người 4.000 9,9 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Chương III Kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010 I. Quan điểm, phương hướng phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010. 1. Quan điểm phát triển - Phát triển du lịch theo hướng là một ngành kinh tế quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Nó đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn về vai trò phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các ngành để có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với nhau nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Đặc biệt, phát triển du lịch cần đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với các tỉnh khác để có được nguồn khách thường xuyên và ổn định. - Phát triển nhanh du lịch phải đảm bảo tính hiệu quả và bền vững: Quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường xã hội trong sạch và môi trường sinh thái bền vững. Đặc biệt là với những danh thắng quan trọng và những quần thể di tích lịch sử, hệ sinh thái rừng,… phải có cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác mà không xâm phạm đến môi trường cảnh quan thiên nhiên cũng như ngăn ngừa các tác động xấu từ các hoạt động du lịch mang lại đối với xã hội. - Phát triển du lịch phải nằm trong tổng thể phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh Phát triển du lịch không được tách rời kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh. Nó phải góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển góp phần công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Phát triển du lịch phải gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục truyền thống quê hương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 2. Phương hướng phát triển - Phát triển đa dạng các loại hình du lịch bao gồm: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch văn hoá tâm linh gắn với phát triển làng nghề. Khai thác tốt lợi thế và tiềm năng du lịch của tỉnh, gắn phát triển du lịch trong tỉnh với du lịch cả nước và khu vực. - Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, có bước đi thích hợp, kết hợp chặt chẽ việc đầu tư xây dựng mới với sử dụng có hiệu quả cơ sở sẵn có. - Tập trung khai thác thế mạnh của du lịch nội địa, nhanh chóng tạo ra nhiều khu, điểm, tuyến du lịch trọng điểm hấp dẫn du khách, hình thành phát triển các tuyến du lịch quốc tế nhằm thu hút khách nước ngoài, đặc biệt là tuyến du lịch Đông – Bắc Thái Lan - Lào - Việt Nam qua đường 8; tuyến du lịch Trung Quốc - Việt Nam vào Nghệ An tham quan du lịch. - Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển vào mọi hoạt động du lịch nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch theo quy hoạch đã được phê duyệt. II. nội dung kế hoạch phát triển du lịch Nghệ an thời kỳ 2006-2010 Đất nước ta sau nhiều năm đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh chính trị được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đã và đang trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn của du khách quốc tế. Đồng thời Nhà nước ban hành cơ chế chính sách phù hợp để thu hút khách quốc tế, bỏ viza cho khách Nhật Bản, Hàn Quốc vào Việt Nam, cho phép đưa đón khách Trung Quốc bằng thẻ du lịch vào Việt Nam, cho phép xe tay lái nghịch hai nước Việt Nam- Thái Lan được lưu thông. Trong những năm qua, tình hình chính trị, kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An tiếp tục được ổn định và phát triển, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khoá XV đã khẳng định phương hướng, tốc độ phát triển du lịch, đồng thời ngày 30/7/2002 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết 12 NQ/TU về Phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002-2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện nghị quyết nhằm đưa du lịch Nghệ An phát triển nhanh trong những năm tới. Với lợi thế về kết quả đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như các công trình dự án thời kỳ 2001-2005 sẽ được khai thác phát huy tác dụng trong thời kỳ 2006-2010. Tiềm năng du lịch Nghệ An đa dạng, phong phú sẽ tiếp tục được đầu tư khai thác trên ba thế mạnh: Du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hoá tâm linh. Đặc biệt thông qua sự kiện “Tổ chức Năm Du lịch Nghệ An 2005” đã làm cho du khách trong và ngoài nước biết đến du lịch Nghệ An nhiều hơn tạo đà cho du lịch Nghệ An phát triển nhanh và bền vững. Với những điều kiện đó, căn cứ vào: - Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010. - Nghị quyết 12 NQ/TU ngày 30/7/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002-2010 và chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Uỷ ban nhân dân tỉnh. - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 1996-2010. - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 1996-2010. - Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng thời kỳ 2001-2005. Kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010 được xây dựng với nội dung: 1. Mục tiêu phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010 Tạo bước phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững của du lịch Nghệ An. Theo Nghị quyết 12 NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ngày 30 tháng 7 năm 2002: Phấn đấu đến năm 2010 Nghệ An trở thành trung tâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ, đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trên cơ sở khai thác triệt để tài nguyên du lịch tự nhiên, lịch sử và văn hoá, lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh, đi đôi với việc tăng cường nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. 2. Nhiệm vụ phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010 2.1. Phát triển các tuyến du lịch trọng điểm của Nghệ An thời kỳ 2002-2010, gắn phát triển du lịch văn hoá với các lễ hội truyền thống Với việc xác định các trọng điểm du lịch của Nghệ An là: Kim Liên- Nam Đàn (với các cụm di tích quê Bác, cụm di tích vua Mai Hắc Đế, cụm di tích Phan Bội Châu vùng với các danh thắng của huyện Nam Đàn: Núi Đụn, Sông Lam); du lịch Cửa Lò- Nghi Thiết; cụm di tích Đền Cuông- Cửa Hiền; du lịch thành phố Vinh, du lịch Vườn quốc gia Pù Mát và du lịch văn hoá dân tộc, sinh thái Quỳ Châu- Quế Phong.v.v…, Nghệ An có khả năng mở các tuyến du lịch trọng điểm trong thời gian tới, góp phần thực hiện mục tiêu tăng nhanh lượng khách và doanh thu du lịch. Trong đó: 2.1.1. Đối với tuyến du lịch nội tỉnh: Tập trung hình thành các tuyến du lịch theo các loại hình: + Du lịch tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá, truyền thống giữ nước và xây dựng bảo vệ Tổ quốc của dân tộc. + Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. + Du lịch sinh thái. + Du lịch lễ hội, tham quan làng nghề. + Du lịch thể thao vui chơi giải trí. + Du lịch tham quan nghiên cứu Tổ chức tốt một số lễ hội mang ý nghĩa quốc gia và vùng như: lễ hội làng Sen, lễ hội Đền Cuông, lễ hội Đền Cờn, Hang Bua, lễ hội sông nước Cửa Lò,… để thu hút khách du lịch. Từng bước gắn các điểm du lịch của Nghệ An với tuyến đường Hồ Chí Minh, định hướng đến năm 2010 hình thành các tuyến trọng điểm sau: + Vinh- Cửa Lò- Bãi tắm Nghi Thiết. + Vinh- Diễn Châu- Quỳnh Lưu: gồm các di tích lịch sử văn hoá thành phố Vinh, Đền Cuông, Cửa Hiền, Đền Cờn, bãi biển Quỳnh Phương,… + Vinh- Nam Đàn- Thanh Chương- cửa khẩu Thanh Thuỷ. + Tuyến du lịch đường thuỷ: Vinh- Cửa Lò- Hòn Ngư- Nghi Thiết- Cửa Hiền (làng chài Cửa Hội, cảnh quan đảo Ngư, đền thờ cương Quốc công Nguyễ Xí, đền thờ Nguyễn Sư Hồ, chùa Đảo Ngư thờ Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn,…). + Tuyến du lịch Vinh- Đô Lương- Pù Mát: (Hang mặt đá Trắng, nước khoáng nóng Giang Sơn, đền thờ Lý Nhật Quang, cột mốc số 0 đường mòn Hồ Chí Minh, Vườn quốc gia Pù Mát, làng nghề dệt thổ cẩm Môn Sơn Lục Dạ, Hang Thẩm Cung.v.v…). + Tuyến du lịch Vinh- Nghĩa Đàn- Quỳ Châu- Quế Phong (Di chỉ làng Vạc, khu Mía đường Phủ Quỳ, hang Bua, thác Xao Va, hang Thẩm ồm, nhà văn hoá Quỳ Châu, các làng nghề dệt thổ cẩm Quỳ Châu, làng dân tộc Thái cổ, lễ hội dân tộc,…). + Tuyến du lịch đường sông Bến Thuỷ- Đền thờ ông Hoàng Mười- khu mộ vua Mai Hắc Đế,… 2.1.2. Tuyến du lịch liên tỉnh: - Vinh- Ninh Bình- Hà Nội- Quảng Ninh. - Vinh- Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du- Nguyễn Công Trứ- Đền Củi. - Vinh- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh- Móng Cái - Cửa Lò- Phong Nha (Quảng Bình). - Vinh- Hà Nội- Lạng Sơn. - Vinh- Huế- Đà Nẵng- Nha Trang- Đà Lạt- Thành phố Hồ Chí Minh- Vũng Tàu- Đồng Tháp- Cần Thơ. - Vinh- Huế- Đà Nẵng. - Vinh- Thành phố Hồ Chí Minh (đường không),… - Vinh- Cao Bằng. 2.1.3. Các tuyến du lịch quốc tế: - Vinh- Na khon- Uđon- Viêng Chăn theo đường 8, Vinh- Na khon Fanôm- Uđon- Băng Cốc. - Vinh- Viêng Chăn- Luông Prabăng theo đường 8. - Vinh- Cánh đồng chum (Xiêng Khoảng) qua đường 7. - Vinh- Viêng Chăn- Na khon- vùng Đông Bắc Thái Lan- Băng Cốc. - Vinh- Quảng Ninh- Trung Quốc,… - Vinh- Lạng Sơn- Trung Quốc… 2.2. Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010. 2.2.1. Chỉ tiêu khách du lịch : Phấn đấu đến năm 2010 đón 2,5 triệu lượt khách đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm trong thời kỳ 2006-2010, trong đó khách quốc tế đạt 100.000 lượt tăng bình quân 23%/năm. Số ngày lưu trú bình quân 1 khách đến 2010 dự kiến đạt 2,2 ngày Biểu 17: Tổng số khách du lịch từ năm 2006-2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số lượt khách Triệu lượt khách 1,4 1,6 1,9 2,1 2,5 Trong đó: - Khách nội địa Triệu lượt khách 1,356 1,546 1,834 2,019 2,4 - Khách quốc tế Triệu lượt khách 0,044 0,054 0,066 0,081 0,1 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 2.2.2. Chỉ tiêu doanh thu du lịch Đến năm 2010 tổng doanh thu du lịch đạt 727 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 16%/năm. Biểu 18: Tổng doanh thu du lịch thời kỳ 2006-2010 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 396 462 539 626 727 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Trong đó: 2.2.2.1.Doanh thu dịch vụ du lịch: dự kiến đạt 655 tỷ đồng tăng bình quân 17%/năm. Cụ thể: - Chia theo thành phần kinh tế Biểu 19: Doanh thu dịch vụ du lịch chia theo thành phần kinh tế Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu dịch vụ du lịch (tỷ đồng) 350 410 480 560 655 Trong đó:- Doanh nghiệp trung ương quản lý (tỷ đồng) 22 24 26 29 32 - Doanh nghiệp địa phương quản lý (tỷ đồng) 91 100 110 120 130 - Các doanh nghiệp khác (tỷ đồng) 237 268 344 411 493 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An - Chia theo khu vực: Biểu 20: Doanh thu dịch vụ du lịch chia theo khu vực Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu dịch vụ du lịch (tỷ đồng) 350 410 480 560 655 Trong đó: - Thành phố Vinh (tỷ đồng) 175 197 230 263 301 - Thị xã Cửa Lò (tỷ đồng) 168 205 240 286 341 - Các huyện khác (tỷ đồng) 7 8 10 11 13 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An - Chia theo loại hình kinh doanh: Biểu 21: Doanh thu dịch vụ du lịch chia theo loại hình kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu dịch vụ du lịch (tỷ đồng) 350 410 480 560 655 Trong đó: - Doanh thu buồng ngủ (tỷ đồng) 143 167 196 228 267 - Doanh thu ăn uống (tỷ đồng) 154 180 211 246 288 - Doanh thu lữ hành (tỷ đồng) 12 14 17 20 23 - Doanh thu vận chuyển khách du lịch 11 14 16 18 21 - Doanh thu dịch vụ khác (tỷ đồng) 30 35 40 48 56 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 2.2.2.2. Doanh thu hàng hóa thương mại: dự kiến đạt 72 tỷ đồng tăng bình quân 12,5%/năm. Biểu 22: Doanh thu hàng hoá thương mại thời kỳ 2006-2010 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu hàng hoá thương mại (tỷ đồng) 46 52 59 66 72 - Chia theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp trung ương quản lý (tỷ đồng) 0,7 0,78 0,86 0,94 1,014 Doanh nghiệp địa phương quản lý (tỷ đồng) 9 10 11 12 13 Các doanh nghiệp khác (tỷ đồng) 36,3 41,2 47,14 53,06 57,986 - Chia theo khu vực Thành phố Vinh (tỷ đồng) 23 25 28 31 33 Thị xã Cửa Lò (tỷ đồng) 22 26 29 33 37 Các huyện khác (tỷ đồng) 1 2 2 2 2 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 2.2.3. Giá trị sản xuất 2.2.3.1. Giá trị sản xuất theo giá thực tế: dự kiến đạt 589 tỷ đồng, tăng bình quân 17%/năm. Biểu 23: Giá trị sản xuất theo giá thực tế từ năm 2006-2010 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 - Chia theo thành phần kinh tế 315 369 432 504 589 Doanh nghiệp trung ương quản lý (tỷ đồng) 19,8 21,6 23,4 26,1 28,8 Doanh nghiệp địa phương quản lý (tỷ đồng) 81,9 90 99 108 117 Các doanh nghiệp khác (tỷ đồng) 213,3 257,4 309,6 369,9 443,7 - Chia theo khu vực 315 369 432 504 589 Thành phố Vinh (tỷ đồng) 158 177 207 236 270 Thị xã Cửa Lò (tỷ đồng) 151 184 216 257 306 Các huyện khác (tỷ đồng) 6 8 9 11 13 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 2.2.3.2. Giá trị sản xuất theo giá cố định 1994: dự kiến đạt 437 tỷ đồng, tăng bình quân 17,2%/năm. Biểu 24: Giá trị sản xuất theo giá cố định 1994 từ năm 2006-2010 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 233 273 320 373 437 - Chia theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp trung ương quản lý (tỷ đồng) 15 16 17 19 21 Doanh nghiệp địa phương quản lý (tỷ đồng) 61 67 73 80 87 Các doanh nghiệp khác (tỷ đồng) 157 190 230 274 329 - Chia theo khu vực Thành phố Vinh (tỷ đồng) 116 131 153 175 201 Thị xã Cửa Lò (tỷ đồng) 111 136 160 190 227 Các huyện khác (tỷ đồng) 6 6 7 8 9 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 2.2.4. Giá trị tăng thêm Giá trị tăng thêm theo giá thực tế: dự kiến đạt 401 tỷ đồng tăng bình quân 17,2%/năm. Trong đó: Biểu 25: Giá trị tăng thêm theo giá thực tế từ năm 2006-2010 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị tăng thêm(tỷ đồng) 214 251 294 343 401 - Chia theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp trung ương quản lý (tỷ đồng) 13 15 16 18 20 Doanh nghiệp địa phương quản lý (tỷ đồng) 56 61 67 73 80 Các doanh nghiệp khác (tỷ đồng) 145 175 211 252 301 - Chia theo khu vực Thành phố Vinh (tỷ đồng) 107 120 141 161 184 Thị xã Cửa Lò (tỷ đồng) 102 125 147 174 208 Các huyện khác (tỷ đồng) 5 6 6 8 9 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Giá trị tăng thêm theo giá cố định 1994: dự kiến đạt 297 tỷ đồng tăng bình quân 17%/năm. Biểu 26: Giá trị tăng thêm theo giá cố định 1994 từ 2006-2010 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị tăng thêm (tỷ đồng) 159 186 218 254 297 - Chia theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp trung ương quản lý (tỷ đồng) 9,6 11 12 13 15 Doanh nghiệp địa phương quản lý (tỷ đồng) 41 45 50 54 59 Các doanh nghiệp khác (tỷ đồng) 108,4 130 156 187 223 - Chia theo khu vực Thành phố Vinh (tỷ đồng) 79 89 104 119 136 Thị xã Cửa Lò (tỷ đồng) 76 93 109 129 154 Các huyện khác (tỷ đồng) 4 4 5 6 7 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 2.2.5. Tổng số lao động Dự kiến năm 2010 đạt 6.620 người tăng bình quân 10%/năm Biểu 27: Tổng số lao động trong ngành du lịch thời kỳ 2006-2010 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số lao động (người) 4.821 5.285 5.785 6.068 6.620 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 2.2.6. Chỉ tiêu nộp ngân sách Năm 2010 dự kiến đạt 56 tỷ đồng tăng 17,5%/năm. Biểu 28: Đóng góp vào ngân sách của ngành du lịch thời kỳ 2006-2010 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 28 33 41 48 56 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Biểu 29: Dự kiến thực hiện năm 2005 và năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Dự kiến thực hiện năm 2005 Dự kiến thực hiện năm 2010 Nhịp độ tăng bình quân thời kỳ 2006-2010 (%) Tổng số lượt khách Lượt khách 1.200.000 2.500.000 16 Tổng doanh thu Tỷ đồng 335 727 16 Doanh thu dịch vụ du lịch Tỷ đồng 295 655 17 Giá trị sản xuất (Giá thực tế) Tỷ đồng 264 589 17,4 Giá trị sản xuất (Giá cố định) Tỷ đồng 198,5 437 17,4 Giá trị tăng thêm (Giá thực tế) Tỷ đồng 179,5 401 17,2 Giá trị tăng thêm (Giá cố định) Tỷ đồng 135 297 17 Nộp ngân sách Tỷ đồng 25 56 17,5 Tổng số phòng nghỉ Phòng 5.978 9.000 8,5 Nguồn nhân lực Người 4.000 6.620 10 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 3. Danh mục các dự án đầu tư phát triển du lịch Nghệ An trong thời kỳ 2005-2010 Tên dự án Quy mô Tổng mức đầu tư (đơn vị: USD) 1.Khu du lịch nghỉ dưỡng- sinh thái Phà Lài 5 ha 5 triệu 2.Khu du lịch sinh thái Hồ Tràng Đen 130 ha 3 triệu 3.Khu du lịch Đền Cuông- Cửa Hiền 20 ha 2 triệu 4.Khu du lịch sinh thái Nghi Thu 41,8 ha 2,7 triệu 5.Khu du lịch Quỳnh Phương- Quỳnh Bảng 648 ha 5 triệu 6.Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Pù Mát 91.000 ha 24 triệu 7. Làng du lịch văn hoá dân tộc Việt Nam 150 ha 46,7 triệu 8. Dự án khu du lịch Núi Rồng 54,8 ha 90,1 triệu III. Một số giải pháp phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010: 1. Giải pháp về công tác quy hoạch: Đến năm 2005 các khu, điểm du lịch trên địa bàn đã cơ bản quy hoạch xong, thời kỳ 2006-2010 tiếp tục triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời điều chỉnh bổ sung tuỳ theo tiến độ thực hiện và khả năng của các nhà đầu tư cho phù hợp để đảm bảo khai thác có hiệu quả. Thống nhất cơ quan quản lý quy hoạch các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh là Sở Du lịch, các dự án đầu tư phát triển đều phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. Trên cơ sở 5 trung tâm du lịch ưu tiên đầu tư đã đựơc xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 1996-2010, toàn ngành tập trung triển khai những nội dung chủ yếu sau: - Đối với Trung tâm du lịch thành phố Vinh và phụ cận: Thành phố Vinh là trung tâm chính trị- kinh tế, văn hoá của tỉnh, có bề dày lịch sử trên 200 năm và đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại 2, đồng thời là đầu mối quan trọng hệ thống giao thông Bắc- Nam và trong tỉnh. Vì vậy, cần tập trung xây dựng Vinh thành Trung tâm du lịch, thương mại, thể thao, vui chơi, giải trí của Nghệ An và các tỉnh Bắc miền Trung. Trước mắt, ưu tiên đầu tư các khu công viên, vui chơi, giải trí, du lịch trên địa bàn thành phố Vinh, bao gồm: Công viên Trung tâm, Khu vui chơi giải trí du lịch Hồ Cửa Nam, khu du lịch Bến Thuỷ- Núi Quyết, khu Công viên Hồ Thành gắn với bảo tồn Thành cổ Vinh, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và nhân dân trong tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010 xây dựng hoàn chỉnh khu Công viên Trung tâm, Khu vui chơi giải trí du lịch Hồ Cửa Nam. Để khai thác trong thời kỳ 2006-2010 từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Bến Thuỷ- Núi Quyết, nhất là hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, khu đê bao, bến thuyền phục vụ cho tuyến du lịch sông nước Vinh- Nam Đàn, Vinh- Cửa Lò và tuyến du lịch ven sông đến đền thờ ông Hoàng Mười. Đồng thời tập trung Bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn thành phố Vinh (xây dựng đền thờ vua Quang Trung gắn với di tích Phượng Hoàng Trung Đô, tôn tạo 3 cổng thành cổ Vinh, đền thờ ông Hoàng Mười đồng thời nâng cấp hệ thống bảo tàng gồm Bảo tàng Tổng hợp và Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh), tổ chức quản lý tốt các hoạt động văn hoá tâm linh, vừa phát huy được nét độc đáo của văn hóa truyền thống dân tộc, vừa chống được mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác. Hình thành các điểm du lịch, tour du lịch văn hoá lịch sử có sức hấp dẫn khách du lịch khi đến thành phố Vinh. Thực hiện chỉnh trang đô thị, tạo được một số đường phố chính, đường thông, hè thoáng, hình thành một số phố chuyên doanh dạng phố nghề, làng nghề tạo sản phẩm hàng hóa lưu niệm là nơi tham quan mua hàng của du khách cả ban ngày và ban đêm. - Đối với khu du lịch biển Cửa Lò: Để đảm bảo cho bãi biển giữ được sức hấp dẫn lâu dài, mục tiêu hàng đầu là bảo vệ môi trường sinh thái của bãi tắm. Vì vậy, cần phải tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống Công viên bãi tắm dọc đường Bình Minh từ Cửa Lò đến Cửa Hội, đồng thời xây dựng một số cơ sở dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, thể thao phù hợp. Tiếp tục nâng cấp mạng lưới điện và hệ thống cấp, thoát nước đủ công suất phục vụ cho nhu cầu kinh doanh dịch vụ du lịch. Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch trên cơ sở đầu tư xây dựng khu du lịch thể thao đảo Lan Châu, khu du lịch Đảo Ngư, phát triển các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí trên biển như: đua thuyền bằng ca nô, lặn thám hiểm đáy biển, mô tô nước, lướt ván, đua thuyền, câu cá, mực và các môn thể thao trên bãi biển; làng du lịch sinh thái văn hoá Nghi Thu, khu du lịch vườn trồng cây ăn quả, nuôi động vật gắn với mô hình du lịch làng nghề, du lịch vườn, du lịch văn hoá lịch sử. Xúc tiến đầu tư xây dựng khu du lịch bãi tắm Nghi Thiết, Nghi Tiến, Cửa Hiền, Biển Quỳnh, Bãi lữ Nghi Lộc… Tôn tạo các di tích lịch sử hiện có, nâng cấp lễ hội “Sông nước Cửa Lò” gắn du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển với du lịch tìm hiểu văn hoá lịch sử để thu hút kéo dài ngày lưu trú của khách. Ngoài ra ở các khu vực phụ cận đầu tư xây dựng hoàn chỉnh khu du lịch Đền Cuông- Cửa Hiền bao gồm tôn tạo di tích, trồng cây và phát triển các dịch vụ, mở rộng đầu tư khu bãi biển Diễn Thành phục vụ cho tour du lịch nội tỉnh và lễ hội hàng năm. Mở rộng quy hoạch chi tiết khu du lịch biển Quỳnh xuống hai xã Quỳnh Minh và Tiến Thuỷ đồng thời tập trung đầu tư các dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên các khu công nghiệp phía Bắc Nghệ An và nhân dân trong vùng gắn với tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hoá Đền Cờn, làng văn hoá Quỳnh Đôi,… - Đối với khu du lịch Nam Đàn: Đây là khu du lịch tổng hợp bao gồm quần thể nhiều di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng của xứ Nghệ, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên- nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh- Anh hùng giải phóng dân tộc- Danh nhân Văn hoá thế giới, hàng năm có hàng triệu lượt khách đến thăm viếng. Vì vậy, trong thời kỳ 2006-2010 cần tập trung bảo tồn tôn tạo Khu di tích lịch sử văn hoá Kim Liên, gắn với phát triển du lịch theo quy hoạch đã được phê duyệt, nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có giá trị giáo dục truyền thống đối với các thế hệ mai sau và phục vụ nhu cầu của khách du lịch, góp phần tăng nguồn thu cho địa phương và giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, bổ sung phong phú tư liệu khu tưởng niệm cụ Phan Bội Châu; đầu tư hoàn chỉnh khu du lịch Núi Đụn theo quy hoạch đã được phê duyệt, phát triển du lịch sang vùng bên kia sông Lam tạo thêm sản phẩm thu hút khách du lịch đến với Nam Đàn, quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Hồ Tràng Đen. - Đối với khu di tích sinh thái Vườn quốc gia Pù Mát và phụ cận: Trên cơ sở dự án “ Bảo tồn thiên nhiên Pù Mát” đã được Ban quản lý dự án thực hiện trong thời kỳ 2001-2005 và Đề án “ Khai thác du lịch Vườn quốc gia Pù Mát” được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tập trung đầu tư một số công trình để từng bước hình thành các tuyến, điểm du lịch sinh thái, leo núi, nghỉ dưỡng, nghiên cứu… có sức hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Trong thời kỳ 2006-2010 tập trung đầu tư: - Khu dịch vụ và tham quan tại khu vực văn phòng Ban quản lý dự án bao gồm kết cấu hạ tầng, cấp thoát nước, điện, hệ thống khách sạn, khu văn hoá thể thao, phòng trưng bày giới thiệu hướng dẫn v.v… - Tuyến du lịch Phà Lài- Sông Giăng bao gồm bến Phà Lài, Tháp quan sát khu nuôi thả động vật, xây dựng làng du lịch Sông Giăng và các dịch vụ du lịch phục vụ khách. Khôi phục làng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Thái tại bản Nà Dưới- Mậu Đức, bản Yên Thành- Lục Dạ. - Tuyến du lịch Thác Kèm- Đỉnh Pomu bao gồm: hệ thống cáp treo trạm dịch vụ du lịch, du lịch leo núi, nghiên cứu,… - Tuyến du lịch rừng săng lẻ Tam Quang gồm: xây dựng trạm dịch vụ du lịch, khu camping, các điểm nghỉ dưỡng,… Ngoài ra trên tuyến du lịch sinh thái liên vùng phía Tây- Nam Nghệ An, khu du lịch nước khoáng nóng Giang Sơn- Đô Lương đã được quy hoạch chi tiết, một số các nhà đầu tư đã khởi công xây dựng trong thời gian 2006-2010 tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh thành một điểm du lịch với sản phẩm mới ngâm tắm chữa bệnh bằng nước khoáng nóng hấp dẫn du khách. - Đối với khu du lịch sinh thái văn hoá Quỳ Châu- Quế Phong: Là khu du lịch nằm ở phía Tây- Bắc Nghệ An, tập trung nhiều dân tộc ít người với nét sinh hoạt văn hoá đặc trưng, có hệ thống hang động, thác nước tự nhiên đẹp, hoang sơ, đây cũng là điểm du lịch hấp dẫn khách quốc tế. Trong thời kỳ 2006- 2010 triển khai đầu tư các điểm du lịch theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt bao gồm: - Khu vực thác Xao Va, hang Bua, hang Thẩm ồm,…; Tôn tạo nâng cấp nhà văn hoá Quỳ Châu, khôi phục phát triển làng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Thái ở bản Hoa Tiến- Châu Tiến (Quỳ Châu), bản mường Nọc (Quế Phong). - Mở các tuyến du lịch gắn du lịch sinh thái với lễ hội truyền thống, văn hoá làng nghề đồng thời phát triển các tuyến du lịch tham quan nối các điểm liên vùng như: Đền Cuông (Diễn Châu), di chỉ đồ đồng làng Vạc (Nghĩa Đàn), nước khoáng Bản Khạng (Quỳ Hợp), khu công nghiệp mía đường Phủ Quỳ,… phấn đấu đến năm 2010 lượng khách du lịch đến Quỳ Châu, Quế Phong chiếm 10-15% lượng khách du lịch đến Nghệ An. 2. Giải pháp về đầu tư: Đầu tư là một giải pháp quan trọng trong phát triển du lịch. Do đó, cần phải điều chỉnh đầu tư theo hướng du lịch sinh thái, văn hoá, hướng tới một ngành du lịch mang đậm bản sắc thân thiện giữa người với người, con người với môi trường. Tránh đầu tư giàn trải và không đồng bộ, ưu tiên cho khu du lịch trọng điểm để đảm bảo hiệu quả đầu tư về lâu dài và có cơ sở để thu hút đầu tư. Cần thiết phải đầu tư mở rộng không gian hoạt động du lịch, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh và sản phẩm du lịch, phá thế kinh doanh du lịch một mùa và kinh doanh lưu trú là chủ yếu như hiện nay trên cơ sở tận dụng khai thác tốt tiềm năng du lịch của tỉnh. Vì vậy cần tập trung ưu tiên theo thứ tự và các lĩnh vực sau: 2.1. Đầu tư xây dựng các khu du lịch: Đây là một hướng cần được quan tâm ưu tiên đầu tư nhằm tạo sự thay đổi cơ bản về chất trong hoạt động phát triển du lịch không chỉ đối với vùng mà còn đối với du lịch của tỉnh. Với phương châm đầu tư dứt điểm, không giàn trải, để nhanh chóng tạo ra những khu du lịch mới có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. ưu tiên đầu tư vào các khu du lịch đã được quy hoạch và có khả năng phát huy hiệu quả nhanh. 2.2. Đầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí: Một trong những khâu còn hết sức yếu kém trong hoạt động du lịch của Nghệ An là sự nghèo nàn của hệ thống các công trình vui chơi giải trí. Vì vậy phải coi đây cũng là một lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư: Thời kỳ 2006-2010 tập trung hoàn chỉnh một số công trình vui chơi giải trí hiện đại có quy mô lớn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc có sức thu hút khách du lịch tại Công viên Hồ Trung Tâm, khu vui chơi giải trí Hồ Cửa Nam. Từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu du lịch Bến Thuỷ- Núi Quyết để gọi vốn đầu tư xây dựng các công trình vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch. Xây dựng mới ở Cửa Lò, một số cơ sở vui chơi giải trí, thể thao có sức thu hút khách du lịch cả 4 mùa. Trước mắt ưu tiên hệ thống công viên và các cụm dịch vụ dọc theo bãi biển. Xây dựng cơ sở hạ tầng Công viên thế giới tuổi thơ khi dự án được phê duyệt để chuẩn bị đầu tư cho những năm tiếp theo. 2.3. Đầu tư bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển các lễ hội truyền thống, có sức thu hút khách du lịch: Nghệ An là một tỉnh có mật độ di tích lịch sử văn hoá rất cao: 131 di tích lịch sử được xếp hạng. Do điều kiện của tỉnh còn nhiều khó khăn về vốn, vì vậy cần ưu tiên đối với những di tích đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế, có giá trị phục vụ giáo dục truyền thống và có điều kiện đầu tư phát triển du lịch, trước mắt cần tập trung ưu tiên đầu tư tôn tạo Khu di tích Kim Liên, khu di tích lăng mộ đền thờ vua Mai Hắc Đế và thân mẫu vua Mai Hắc Đế, khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, khu di tích lịch sử đền Cuông - Cửa Hiền, cùng với việc đầu tư tôn tạo các khu di tích, cần quan tâm đầu tư mạng lưới đường giao thông đến các khu di tích, cảnh quan môi trường sinh thái tại các khu di tích, khôi phục, duy trì và tổ chức tốt các lễ hội truyền thống mang tính văn hóa đặc sắc của xứ Nghệ để thu hút khách du lịch. 2.4. Đầu tư phát triển phương tiện vận tải khách du lịch chất lượng cao: Trước hết ưu tiên cho các công ty lữ hành quốc tế vay vốn với lãi suất ưu đãi, thời gian vay hợp lý để mua sắm một số đầu xe chất lượng cao vận chuyển khách du lịch. 2.5. Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch: Dự kiến năm 2010 du lịch Nghệ An đón 2,5 triệu lượt khách cần khoảng 9.000 phòng, với 18.200 giường. ở thành phố Vinh cần tập trung hoàn thiện một số khách sạn đang đầu tư xây dựng dở dang và nâng cấp số khách sạn hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm lưu trú cả về nội thất, chất lượng kỹ thuật và thái độ phục vụ, bổ sung các dịch vụ hỗ trợ trong khách sạn. Ưu tiên xem xét các dự án đầu tư khách sạn ở Cửa Lò, khu bãi biển Nghi Thiết, khu du lịch biển Quỳnh (Quỳnh Lưu), khu du lịch biển Diễn Thành (Diễn Châu).v.v... 2.6. Đầu tư cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch của đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành du lịch: Đây là lĩnh vực đầu tư quyết định đến sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của du lịch, đặc biệt trong điều kiện của Nghệ An mới ở bước đi đầu tiên trong lĩnh vực phát triển du lịch, trình độ quản lý nghiệp vụ, ngoại ngữ còn yếu kém thì lĩnh vực đầu tư này còn ý nghĩa hết sức quan trọng. 2.7. Tăng cường đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến du lịch. Cần phải tăng cường công tác đầu tư cho tuyên truyền quảng cáo để nâng cao hình ảnh Nghệ An nói chung và du lịch Nghệ An nói riêng, quảng bá các sản phẩm của du lịch Nghệ An, giới thiệu lịch sử- văn hoá truyền thống đặc sắc của Nghệ An nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. 3. Giải pháp về cơ chế chính sách: 3.1. Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư: - Tạo cơ chế chính sách (trong khuôn khổ pháp luật cho phép) huy động các nguồn lực khác nhau để đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch, với phương châm Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở dịch vụ và kinh doanh. Phấn đấu huy động từ các nguồn lực khoảng 2.500 tỷ đồng đầu tư cho phát triển du lịch thời kỳ 2006-2010. - Ưu đãi khuyến khích các nhà đầu tư, đầu tư vào các vùng hạ tầng còn yếu kém, những vùng có nhiều khó khăn nhưng lại giàu về tiềm năng du lịch, có sức thu hút khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế tạo điều kiện kéo dài ngày khách lưu trú, tăng nhanh tỷ trọng khách quốc tế như vùng Quỳ Châu- Quế Phong, Vườn quốc gia Pù Mát, Đảo Ngư,... - Giảm tiền thuế và tiền thuê đất đối với doanh nghiệp đầu tư vào loại hình vui chơi giải trí, có tính chất phục vụ phúc lợi xã hội.v.v... - ở những khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như các khu du lịch biển Cửa Lò, Nghi Thiết, khu du lịch biển Quỳnh Phương- Quỳnh Bảng, Vườn quốc gia Pù Mát.v.v... Tỉnh sẽ có chính sách ưu đãi hợp lý, khuyến khích các thành phần kinh tế yên tâm đầu tư vừa có hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. 3.2. Cơ chế chính sách về thị trường: Trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế, tạo ra cơ chế chính sách thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng các thị trường, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tham gia hội chợ, hội thảo, xúc tiến quảng bá du lịch, có cơ chế giảm giá, khuyến mại đối với khách thị trường mới khai thác, các điểm du lịch mới hình thành để thu hút khách du lịch. 4. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: - Tiến hành điều tra, phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ công nhân và lao động hiện có trong ngành Du lịch Nghệ An để có kế hoạch đào tạo cụ thể. Phối hợp với các trường, các trung tâm dạy nghề trong tỉnh và của ngành để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho lực lượng lao động này. - Khuyến khích tiếp nhận các sinh viên tốt nghiệp ở các trường Đại học hệ chính quy. - Du lịch là ngành kinh doanh có điều kiện, vì vậy phải có cơ chế bắt buộc tất cả những người làm trong ngành du lịch Nghệ An phải có chứng chỉ đào taọ về chuyên môn nghiệp vụ của ngành và hàng năm phải bồi dưỡng nâng cao trình độ, đảm bảo cho mỗi lao động trong ngành du lịch đều phải qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, giữ cho sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ luôn đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch và môi trường cạnh tranh lành mạnh, có hiệu quả. 5. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo và xúc tiến phát triển du lịch: Trong những năm tới thị trường du lịch lớn của Nghệ An vẫn là thị trường nội địa, thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm du lịch trên cơ sở phát huy lợi thế của khu du lịch biển Cửa Lò, Khu di tích Kim Liên, phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao gắn với các điểm du lịch văn hoá lịch sử, văn hoá tâm linh, du lịch làng nghề hấp dẫn, mang bản sắc xứ Nghệ- quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo đảm vừa khai thác tối đa thị trường khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, vừa tăng nhanh lượng khách từ các tỉnh phía Nam: Tây Nguyên, Nam Bộ đi theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Đối với thị trường quốc tế: tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và các dịch vụ du lịch, cơ sở vật chất, tiện nghi đáp ứng nhu cầu tăng nhanh lượng khách du lịch Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc,… đến Nghệ An và phục vụ các chuyên gia, nhà đầu tư của các khu công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời nhanh chóng đầu tư mở rộng không gian hoạt động du lịch đến các điểm du lịch sinh thái Vườn quốc gia Pù Mát, du lịch sinh thái văn hoá Quỳ Châu- Quế Phong vào khai thác để thu hút khách du lịch từ các thị trường Châu Âu, Mỹ,… Tích cực khai thác các tour khách du lịch quốc tế từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đến Nghệ An và các tỉnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan theo đường không, đường bộ. Với mục tiêu trên đến năm 2010 Nghệ An đón được 2,5 triệu lượt khách trong đó có 100 ngàn lượt khách quốc tế, ngày khách bình quân đạt 2,2 ngày/ khách. Thông qua hoạt động quảng bá tiếp thị đưa hình ảnh con người và quê hương xứ Nghệ đến với rộng rãi khách du lịch và nhân dân các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, nhất là Châu Âu, châu Mỹ. - Tiếp tục phát hành những ấn phẩm để giới thiệu hình ảnh về con người, lịch sử văn hoá, cảnh quan và sản phẩm du lịch Nghệ An ra trong nước và quốc tế. - Nâng cấp trang Web du lịch Nghệ An theo E-mail của Tổng cục Du lịch để tăng cường quảng cáo trên mạng Internet. Phối hợp với Đài truyền hình Trung ương, Đài truyền hình Tỉnh xây dựng các chương trình quảng cáo du lịch Nghệ An. - Khuyến khích các trung tâm lữ hành của tỉnh đặt các chi nhánh, đại diện của mình tại các trung tâm Du lịch lớn của cả nước, từng bước vươn ra thị trường du lịch khu vực và thế giới. - Tăng cường liên doanh liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, coi đây là một giải pháp để đẩy nhanh công tác tuyên truyền quảng cáo du lịch Nghệ An có hiệu quả. - Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chi hội PATA Việt Nam.v.v… 6. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ du lịch và hiệu quả kinh doanh du lịch Song song với đầu tư hình thành các khu, tuyến điểm du lịch, việc xúc tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động du lịch nói chung cũng như quyết định đến hiệu quả kinh doanh du lịch nói riêng. Thời gian qua chất lượng sản phẩm du lịch Nghệ An đã có bước chuyển biến khá tích cực, nhưng chủ yếu mới ở phạm vi cơ sở lưu trú, còn nhìn chung là ở trình độ thấp và đơn điệu. Để tạo ra bước đột phá toàn diện về chất lượng sản phẩm du lịch trong thời kỳ 2006-2010, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: - Về sản phẩm lưu trú: với vị trí địa lý thuận lợi là trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Đặc biệt Nghệ An có cụm di tích lịch sử văn hoá Kim Liên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, kinh doanh cơ sở lưu trú là lợi thế của du lịch Nghệ An, Do vậy, thời gian tới vừa phải đảm bảo số lượng buồng phòng theo yêu cầu lượng khách tăng lên, vừa nâng cấp chất lượng cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, trọng tâm vẫn là ở thị xã Cửa Lò, Vinh, bãi tắm Nghi Thiết. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc đầu tư xây dựng các khách sạn theo quy hoạch và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, có không gian bãi đỗ xe, khuôn viên cây xanh đảm bảo môi trường sinh thái, tránh tình trạng bê tông hoá, khuyến khích các khách sạn, nhà hàng mở rộng các loại hình dịch vụ bổ sung để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn của sản phẩm du lịch: bể bơi, phòng tập thể thao, tắm hơi, mát xa, bán hàng lưu niệm, cho thuê phương tiện, phòng họp, hội thảo,… Trong thời kỳ 2006-2010 nâng cấp các khách sạn hiện có trên địa bàn thành phố Vinh; khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển mô hình khách sạn vườn, biệt thự cho thuê ở khu vực Cửa Lò cùng với phát triển các làng nghề xoá dần tính mùa vụ của du lịch Cửa Lò; từng bước đầu tư một số cơ sở lưu trú dạng bungalow, camping, nhà sàn ở khu du lịch Quỳ Châu- Quế Phong, Vườn quốc gia Pù Mát, Khu du lịch Nam Đàn,… Dự kiến đến năm 2010 toàn tỉnh có 9.000 phòng với 18.200 giường. Bên cạnh đó, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp đạt tiêu chuẩn tương đương các trung tâm du lịch lớn trong nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế,… xây dựng phong cách thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, mến khách và mang đậm bản sắc xứ Nghệ. - Đối với các chương trình du lịch: chú trọng về chiều sâu, nâng cao chất lượng xây dựng chương trình các tour gắn với các điểm du lịch trong tỉnh, trong nước. Trong đó song song với các tour đã có đang phát huy hiệu quả, cần phát triển các tour mới đáp ứng với nhu cầu đa dạng của khách, nhất là khách du lịch quốc tế. Coi trọng đổi mới chất lượng công tác tổ chức các tour du lịch dài ngày, từng bước hình thành bộ phận vận chuyển du lịch chuyên ngành với các phương tiện hiện đại, đội ngũ lái xe có trình độ tay nghề cao, phẩm chất tốt, thái độ phục vụ tận tình chu đáo. Đặc biệt, cần tập trung nâng cao chất lượng, nội dung hướng dẫn giới thiệu của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đảm bảo vừa truyền đạt thông tin, vừa làm tăng hiệu quả giáo dục và tạo sự thoải mái cho du khách, nhất là khi giới thiệu hướng dẫn về các điểm du lịch trên địa bàn Nghệ An. - Phát triển nhanh và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch để tăng sự hấp dẫn thu hút du khách, quan tâm phát triển các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao có cảm giác mạnh ở những khu du lịch trọng điểm như: tại Cửa Lò phát triển hoạt động lặn biển, thể thao trên cát, leo núi, đu dù bằng ca nô; du lịch leo núi, chèo thuyền ở khu du lịch sinh thái Pù Mát, sông Giăng; các hoạt động vui chơi có quy mô lớn và hiện đại tại công viên Trung tâm, núi Quyết, Hồ Cửa Nam tại thành phố Vinh; phát triển nhanh hàng hoá, đặc sản có bản sắc riêng xứ Nghệ cho du khách - Tăng cường quản lý các điểm du lịch: đa dạng hoá các loại hình dịch vụ tại các điểm du lịch cần đi đôi với công tác quản lý. Trong đó, cần khẩn trương quy hoạch các dịch vụ ăn uống, cho thuê phao bơi, tắm nước ngọt, chụp ảnh, xe ôm ở bãi biển Cửa Lò, bán hàng lưu niệm, hương hoa ở Khu di tích Kim Liên vào khu vực, địa điểm thống nhất để quản lý; có biện pháp ngăn chặn kinh doanh dịch vụ lộn xộn gây ô nhiễm môi trường, tình trạng ăn xin, ăn mày, chèo kéo, đeo bám gây phiền hà cho du khách, quan tâm giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân để vừa phát triển dịch vụ phục vụ du khách vừa tăng thu nhập du lịch xã hội, giải quyết việc làm. Đối với các điểm du lịch có mật độ lưu chuyển khách du lịch lớn: Cửa Lò, Khu di tích Kim Liên và một số di tích lịch sử khác cần xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ. Đối với các điểm du lịch xa trung tâm: Pù Mát, Quỳ Châu- Quế Phong cần đảm bảo các dịch vụ tối thiểu về thông tin bưu điện, trạm y tế, vệ sinh chung trên các tuyến cho khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. - Đảm bảo an ninh an toàn và tăng cường mạng lưới y tế công cộng, ngăn ngừa tình trạng trộm cắp, đe doạ trấn áp khách du lịch, tăng cường công tác bảo hiểm cứu hộ ở bãi tắm Cửa Lò, Khu du lịch sinh thái Pù Mát,… đảm bảo an ninh, an toàn giao thông và thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm trong các khách sạn nhà hàng, tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, tin cậy. 7. Giải pháp về công tác quản lý Nhà nước: Du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng. Do vậy, trước hết cần phải: - Hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường công tác quản lý Nhà nước các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Đối với những huyện, thành phố, thị xã có các khu, điểm du lịch cần có biên chế đội ngũ cán bộ đủ năng lực trình độ, am hiểu nghiệp vụ du lịch làm tham mưu giúp UBND huyện, thành, thị để quản lý và đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn. - Thực hiện quản lý tốt các loại hình kinh doanh du lịch theo Nghị định 39/CP về cơ sở lưu trú, 27/CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách. - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch tuân thủ theo pháp luật, có hiệu quả bền vững, đồng thời đẩy lùi tệ nạn xã hội trong hoạt động du lịch. - Sự lãnh đạo chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến các huyện, xã cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa ngành du lịch với các ngành liên quan về quản lý tài nguyên du lịch, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch và xây dựng cơ chế chính sách, đảm bảo cho sự thống nhất quản lý Nhà nước về du lịch ở địa phương. Trên cơ sở đó xác lập phạm vi trách nhiệm cũng như cơ chế phối hợp giữa ngành Du lịch với các ngành liên quan như: Văn hoá thông tin, Khoa học Công nghệ, Tài nguyên Môi trường, Công an, Y tế, Giao thông vận tải… và UBND các huyện, thành, thị trong công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh và ở từng địa phương. Xem phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành, không chỉ riêng của ngành du lịch. - Ngoài việc thanh tra, kiểm tra của thanh tra chuyên ngành du lịch theo quy định của Pháp lệnh du lịch và Nghị định 50/2002/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Cần tăng cường công tác kiểm tra liên ngành để kịp thời xử lý những vướng mắc trong hoạt động du lịch, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch đúng pháp luật có hiệu quả và bền vững. Đồng thời đề xuất các cơ chế chính sách thúc đẩy du lịch, đảm bảo cho phát triển du lịch phải gắn với giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục truyền thống quê hương, bảo vệ tốt môi trường sinh thái, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tăng trưởng kinh tế du lịch phải đi đôi với hiệu quả xã hội, tạo việc làm cho người lao động. IV. Một số kiến nghị đối với nhà nước và tỉnh Nghệ An: Để tạo điều kiện phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, khai thác có hiệu quả những tiềm năng về du lịch mà tỉnh có được, giải quyết việc làm cho người lao động,… thì cần phải có sự quan tâm, phối hợp của các ngành, các cấp ở Trung ương và địa phương. Nhà nước cũng như tỉnh Nghệ An cần quan tâm một số vấn đề sau: 1. Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn là một xu thế tất yếu khách quan trong công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước hiện nay. Và để phát triển ngành du lịch, một trong những giải pháp cần được quan tâm hàng đầu là phát triển cơ sở hạ tầng du lịch nói chung và cơ sở hạ tầng các đô thị du lịch nói riêng. Nghệ An là một trong những tỉnh có hệ thống cơ sơ hạ tầng cơ bản như đường sá, cầu cống, điện nước,…ở các khu, điểm du lịch đang trong tình trạng thấp kém không đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất của khu vực, nhất là vào mùa du lịch. Các công trình khác như công viên, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, nhà thi đấu thể thao,…vừa ít, vừa trong tình trạng chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật thấp. Vịêc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong khi thời gian thu hồi vốn lại lâu, hiệu quả đầu tư thấp; việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm mục đích lâu dài, lấy lợi ích xã hội làm trọng, do đó lợi ích kinh tế không cao. Mặt khác, nó phải đảm bảo đồng bộ và thống nhất trong quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội cũng như quy hoạch xây dựng đô thị và các phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xét trên giác độ lợi ích, các nhà đầu tư không muốn và hầu như không thể trực tiếp đầu tư. Vì vậy, đòi hỏi sự tham gia của Nhà nước với tư cách vừa là nhà đầu tư, vừa là nhà quản lý trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch thông qua các chương trình phát triển quốc gia về Du lịch, phối hợp với đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. 2. Đề nghị ban hành riêng cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư phát triển du lịch và thay đổi cơ chế về thủ tục hành chính để chủ đầu tư yên tâm và đỡ mất thời gian chờ đợi thực thi dự án. 3. UBND tỉnh đã có Quyết định số 103/2002/QĐ.UB ngày 14/11/2002 thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2002-2010. Đến nay một số thành viên ở các ngành đã có sự thuyên chuyển công tác nên hoạt động của Ban chỉ đạo bị gián đoạn. Vì vậy đề nghị UBND tỉnh quyết định thay thế một số thành viên để củng cố hoạt động của Ban chỉ đạo giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời nhằm đẩy nhanh phát triển du lịch thời kỳ 2006-2010. 4. Trong thời gian qua UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ đầu tư một số quy hoạch chi tiết các khu điểm du lịch cho một số ngành và huyện làm, hồ sơ quy hoạch Sở Du lịch không được quản lý nên khi các dự án được triển khai Sở Du lịch không có căn cứ để tham gia góp ý. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh có quyết định để các chủ đầu tư cung cấp hồ sơ tài liệu các quy hoạch đã được phê duyệt cho Sở Du lịch quản lý theo dõi. 5. Đề nghị UBND tỉnh bố trí vốn ngân sách để đầu tư dứt điểm các công trình hạ tầng gồm: đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước tới các khu, điểm du lịch để từ đó kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch, có như vậy mới tạo thêm được các sản phẩm du lịch hấp dẫn. 6. Hàng năm đề nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí ngân sách đủ cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt là xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm có ưu thế đối với Nghệ An là: Trung Quốc, Thái Lan và các nước trong khu vực, đồng thời bố trí vốn ưu tiên cho việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. 7. Ngành du lịch cần hợp tác chặt chẽ với các địa phương khác để tạo hơn nữa các sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. 8. Đề nghị các Sở, các ngành thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch nói chung, quy hoạch phát triển du lịch nói riêng nhất là các khu du lịch, đô thị du lịch trọng điểm; đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế giá cho thuê đất, sử dụng đất hợp lý đối với đất xây dựng công trình và đất xây dựng khuôn viên để đảm bảo không gian xanh- sạch- đẹp. Kết luận Nghệ An là tỉnh sớm hình thành được chiến lược phát triển du lịch, trong đó chiến lược phát triển du lịch thời kỳ 1996-2010 đã được phê duyệt, chỉ rõ phương hướng phát triển du lịch Nghệ An với mục tiêu khai thác các tiềm năng du lịch, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm cho du lịch phát triển có hiệu quả, bền vững. Đã 975 năm, tên gọi Nghệ An như một dấu ấn trong tâm hồn, trong trí não những cư dân trên mảnh đất này cũng như nhiều người trong nước và quốc tế. Nó luôn luôn nhắc nhủ bao thế hệ phải chiến đấu, xây dựng như thế nào để Nghệ An lúc nào cũng hào hùng, tươi đẹp, yêu thương. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước, và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực”. Bám sát chủ trương đó, trong những năm qua, ngành du lịch Nghệ An đã có bước phát triển nhanh và ngày càng khẳng định được vị trí trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nghệ An từ lâu đã trở thành điểm tham quan du lịch được mến mộ của nhân dân cả nước và du khách quốc tế. Được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, Tổng cục Du lịch và các bộ, ngành hữu quan, cùng sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ những người làm du lịch địa phương, trong những năm tới, ngành du lịch Nghệ An sẽ có bước phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả hơn, cùng các tỉnh, thành trong cả nước đưa Việt Nam trở thành điểm đến trong thế kỷ XXI. Đạt được như vậy, Nghệ An sẽ nhanh chóng vượt qua cửa ải là một tỉnh nghèo, vượt lên thành một tỉnh giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, là trung tâm tăng trưởng kinh tế – xã hội của Bắc miền Trung, thực hiện được mong muốn của Bác Hồ, của Đảng bộ, nhân dân Nghệ An và của cả nước. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2004 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2005. 2. Cẩm nang Du lịch Nghệ An- NXB Lao động- Xã hội-2005. 3. Du lịch và kinh doanh du lịch – PTS. Trần Nhạn- NXB Văn hoá Thông tin Hà Nội- 1996. 4. Hướng dẫn Du lịch Nghệ An- Sở Du lịch Nghệ An 5. Kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An 5 năm 2006-2010 có tính đến năm 2020- Sở Du lịch Nghệ An 6. Nghệ An Lịch sử và Văn hoá- NXB Nghệ An 2005 7. Nghệ An -Thế và lực mới trong thế kỷ XXI- NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2005 8. Nghị quyết 12 NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002-2010 và chương trình hành động thực hiện nghị quyết. 9. Nhập môn Khoa học du lịch – Trần Đức Thanh- NXB Đại học Quốc gia Hà Nộ- 1999. 10. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2010- Sở Du lịch Nghệ An, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch. 11. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV- Đảng Cộng Sản Việt Nam- Đảng Bộ tỉnh Nghệ An. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36798.doc
Tài liệu liên quan