Chuyên đề Kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2010

Kế hoạch sử dụng đất là một bước tiến để thực hiện quy hoạch sử dụng đất và từng bước đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn có vai trò rất to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng như trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Trong giai đoạn 2001 – 2005 việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa thực sự sát với thực tế thực hiện. Công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã không đạt được kế hoạch đã đề ra. Kế hoạch sử dụng đất được xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học tuy nhiên những con số dự báo chưa thực sự chính xác so với thực tế thực hiện. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn giai đoạn 2001 – 2005 đã phần nào chỉ ra những bất cập đó. Trong giai đoạn 2006 – 2010 cần có một kế hoạch sử dụng đất hợp lý hơn giúp cho việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đạt được những thành công. Những con số dự báo được xây dựng thành kế hoạch sử dụng đất sẽ sát với thực tế thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Với những biện pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai nhằm đạt được những mục tiêu của quy hoạch cũng như kế hoạch sử dụng đất đề ra. Trong những năm tới việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất nhất định sẽ đem đến những thành công.

doc71 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm Hà Nội – Bắc Ninh. Tận dụng cơ hội, huy động các nguồn lực, lợi thế để phát triển kinh tế xã hội sớm trở thành thành phố vệ tinh. Chuyển dịch lao động, vốn đầu tư gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung trong từng ngành, từng lĩnh vực và các thành phần kinh tế trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu. Thực hiện các mục tiêu về tiến bộ xã hội trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, chăm lo sức khoẻ nhân dân, văn hoá thể thao, đảm bảo an ninh quốc phòng. Chú trọng chỉ đạo kết hợp việc giảm tỷ lệ tăng dân số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Gắn phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường sống đảm bảo phát triển bền vững. Kế hoạch sử dụng đất 2001 – 2005 là một bước tiến để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Đó chính là những mục tiêu của phương án quy hoạch sử dụng đất. Sự chuyển dịch vơ cấu sử dụng đất đai đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá từng bước nâng cao đời sống của nhân dân thông qua quá trình phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường. Trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện đang từng bước thực hiện kế hoạch sử dụng đất để đảm bảo đạt được những mục tiêu quy hoạch sử dụng đất như đến năm 2010 cố gắng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đai theo hướng quy hoạch đã đề ra đảm bảo đến 2010 chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đưa huyện trở thành huyện có nền công nghiệp phát triển. Đảm bảo phát triển công nghiệp theo yêu cầu đặt ra. Phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đẩy nhanh tiến độ phát triển từng bước theo kịp công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới. 2 – ý nghĩa của kế hoạch sử dụng đất đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội . 2.1. ý nghĩa của kế hoạch sử dụng đất đối với quá trình phát triển kinh tế. Kế hoạch sử dụng đất là một yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Kế hoạch sử dụng đất cùng với những kết quả đạt được sẽ cho chúng ta thấy được cơ cấu sử dụng các loại đất trong tổng quỹ đất. Đó cũng phần nào phản ánh được cơ cấu kinh tế trong sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của các ngành phụ thuộc rất nhiều vào sự chuyển dịch và phát triển của các ngành. Về phát triển nông nghiệp: Từng bước đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện để tăng nhanh sản xuất lương thực – thực phẩm và các cây đặc sản theo hướng sản xuất đa dạng sản phẩm có giá trị hàng hoá cao. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong 5 năm cũng như từng năm đảm bảo mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng. Trong kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2001 – 2005 huyện đã chuyển 542,98ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Nhưng trong đó đã phát triển thêm được 565,00ha đất trồng 2 vụ lúa thành đất trồng 2 vụ lúa và 1 vụ đông. Chuyển diện tích 1.940,00ha đất trồng 2 vụ lúa không ổn định nay đã trồng ổn định cho năm suất cao. Phát triển được 40,00ha đất sản trồng lúa cho năng suất thấp sang trồng hoa, cây cảnh cho giá trị hàng hoá cao. Giai đoạn 2001 - 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,5 – 5,6%. Đến năm 2005 cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đạt 17,5%. Cố gắng trong thời gian tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm trong tổng cơ cấu kinh tế. Về phát triển Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Với quy mô khu công nghiệp Tiên Sơn 600ha trong đó có 390ha nằm trên địa bàn huyện Từ Sơn đến nay huyện đã phát triển được 208,17 ha. Đây là một lợi thế rất lớn trong phát triển công nghiệp của huyện. Trong kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2001 – 2005 huyện đã phát triển được 500,42ha đất chuyên dùng trong đó đã phát triển được 297,95 ha đất cho phát triển công nghiệp trong đó phần lớn là diện tích trong khu công nghiệp Tiên Sơn. Trong giai đoạn 2001 – 2005 giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 18 – 22%/năm . Đến năm 2005 Cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 62,3% trong cơ cấu kinh tế. Như vậy kế hoạch sử dụng đất đã phần nào thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong tổng quỹ đất đai đã đem đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp. Sự tăng quỹ đất công nghiệp hàng năm đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với sự phát triển của các cụm công nghiệp vừa và nhỏ đã thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp. Về phát triển thương mại – dịch vụ. Huyện đang từng bước nâng cao chất lượng ngành thương mại, dịch vụ đảm bảo nâng cao tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế. Trong kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2001 – 2005 huyện đã dự kiến đất đai phân bổ cho phát triển thương mại, dịch vụ với diện tích 60,54ha nhưng thực tế mới phát triển được 14,65ha. Tuy vậy giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ vẫn tăng bình quân hàng năm 15 – 17%. 2.2. ý nghĩa của kế hoạch sử dụng đất đối với quá trình phát triển xã hội. Từ thực tế thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2001 – 2005 trên địa bàn huyện có thể thấy được tác động của kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất lên sự phát triển về mặt xã hội trên địa bàn huyện. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất cho các mục đích đã tạo nên những sự thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Mỗi năm bình quân lao động huyện tăng 1.800 người. Trong đó tỷ lệ lao động trong công nghiệp ngày càng tăng. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành đặc biệt tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp ngày càng tăng thể hiện trình độ lao động của người lao động tăng lên. Thu nhập của người lao động được cải thiện đáng kể. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp kéo theo đời sống công nghiệp của người lao động cùng với ý thức lao động được nâng cao. Đời sống của nhân dân được nâng cao, các hoạt động văn hoá, xã hội được quan tâm. Toàn bộ người dân trên địa bàn huyện được chăm no về sức khoẻ. V – Những khó khăn và tồn tại trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2001 – 2005. 1 – Khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất dựa trên căn cứ hiện trạng sử dụng đất đai, tốc độ phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần nhất và dự báo sự phát triển trong những năm tới. Chính vì vậy muốn có được một kế hoạch sử dụng đất sát với thực tế cần phải xác định chính xác nhu cầu sử dụng đất trong những năm tới. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng đất thực tế chưa chắc đã trở thành cầu thực sự mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Kế hoạch sử dụng đất muốn sát với thực tế cần căn cứ vào dự kiến các dự án sẽ thực hiện trong những năm tới. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cần phải xác định chính xác, phải sát với thực tế để có được chiến lược chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý. Quy hoạch sử dụng đất là căn cứ quan trọng để đề ra kế hoạch sử dụng đất. Việc xác định các nhu cầu sử dụng các loại đất phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố trong đó một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là quy mô dân số, tốc độ ra tăng dân số, cơ cấu lao động và định hướng phát triển của các ngành trong nền kinh tế. Chỉ có xác định chính xác các yếu tố trên mới cho chúng ta một căn cứ đáng tin cậy để đề ra kế hoạch sử dụng đất hợp lý. Phân bổ được chính xác diện tích các loại đất cho việc phát triển nền kinh tế phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong huyện và cung cấp cho thị trường Hà Nội. 2 – Khó khăn trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn từ công tác sét duyệt hồ sơ cho việc phát triển của các ngành đến việc chuyển dịch thực sự của các loại đất. Kế hoạch sử dụng đất đề ra đã căn cứ vào rất nhiều các yếu tố tuy nhiên các yếu tố đó chỉ là dự báo. Khi thực tế thực hiện các yếu tố dự báo không còn chính xác nên thực hiện kế hoạch sử dụng đất là khó khăn. Nhu cầu thực tế sử dụng đất là có thật tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Đối với đất nông nghiệp: Việc chuyển quỹ đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục địch khác là một biện pháp sử dụng lợi thế của huyện. Huyện có tiềm năng cũng như khả năng cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ thực sự. Tuy nhiên với diện tích canh tác nông nghiệp nhỏ trên một người dân của huyện rất nhỏ. Việc chuyển dịch đất nông nghiệp cho sử dụng vào các mục đích khác gặp rất nhiều khó khăn như việc không chấp nhận tiền bồi thường về đất và hoa màu khiến công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn. Việc chuyển đất nông nghiệp sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp làm cho sản lượng lương thực trên địa bàn huyện không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng của chính nhân dân trong huyện. Thực tế nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp luôn có su hướng tăng chính vì vậy việc giảm quỹ đất nông nghiệp là một vấn đề đang còn nhiều bàn cãi. Vì mục tiêu phát triên kinh tế xã hội cũng như vì sự phát triển của đất nước hay cũng chính là sự phát triển của người dân chúng ta cần phải chuyển dịch đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phát triển. Đối với đất phi nông nghiệp: Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện là rất lớn. Thực tế phát triển đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Những điều kiện thuận lợi về giao thông mà huyện có được đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư tiến hành đầu tư sản xuất trên địa bàn huyện. Tuy nhiên với quy mô diện tích nhỏ cùng với dân số đông đã ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển dịch đất đai sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Sự phát triển của đất phi nông nghiệp được lấy từ đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong khi quỹ đất nông nghiệp nhỏ đã làm cho công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn. Các dự án phát triển xây dựng, giao thông cùng với phát triển công nghiệp đã phần nào bị chậm lại. Với quy mô diện tích nhỏ nhưng muốn phát triển công nghiệp không phải vấn đề đơn giản. Các dự án phát triển công nghiệp cần phải trải qua một quy trình xét duyệt hồ sơ chặt chẽ đảm bảo các dự án phát triển không ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, không gây tác hại đến môi trường. 3 – Nguyên nhân của những khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Thứ nhất phải kể đến những nguyên nhân chủ qua trong xây dựng kế hoạch sử dụng đất Kế hoạch sử dụng đất được xây dựng dựa trên những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như sử dụng đất được xây dựng chưa thực sự sát với thực tế bởi các chỉ tiêu đặt ra dựa trên những con số dự báo chưa sát với thực tế. Các con số thống kê chưa được phân tích cụ thể chính xác để có thể xác định chính xác được sự chuyển dịch trong cơ cấu sử dụng đất. Từ đó xác định kế hoạch sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn. Kế hoạch sử dụng đất được xây dựng dựa trên những số liệu thống kê kết quả sử dụng đất kỳ trước trong khi những số liệu thống kê chưa chính xác so với thực tế. Các số liệu thống kê không đúng với thực tế đã dẫn tới những dự báo thiếu chính xác. Kế hoạch sử dụng đất đề ra chưa đúng với những diễn biến thực tế. Những số liệu thống kê quá phức tạp nên trong quá trình sử lý số liệu không thể tránh khỏi những sai số có thể xảy ra. Các dự án dự kiến thực hiện nhưng do thực hiện của các nhà đầu tư cũng như của các chủ thầu quá chậm chễ đã khiến cho một số dự báo không chính xác. Trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất những thay đổi về mọi mặt đã khiến cho các dự báo không còn chính xác. Sự thay đổi trong các dự báo đã khiến cho kế hoạch sử dụng đất không thực hiến đúng tiến độ. - Thực tế việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự đúng theo tiến độ như kế hoạch đã đề ra. VI – Phương án xây dựng kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn giai đoạn 2006 – 2010. 1. Đối với đất nông nghiệp. Từ việc xác định nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới cùng với nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm của nhân dân trong huyện. Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp của huyện mỗi năm một tăng nhưng để đảm bảo cho một sự phát triển toàn diện từng bước tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Vì sự phát triển của xã hội trong giai đoạn 2006 – 2010 huyện Từ Sơn phải chuyển 685,86ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp huyện chỉ còn 2.973,15ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 814,86ha, đất lâm nghiệp giảm 3,50ha, đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 132,50ha. Trong đó năm 2006 huyện cần chuyển 112,02ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác và chủ yếu chuyển vào đất chuyên dùng 98,51ha cho xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 128,73ha, đất lâm nghiệp giảm 0,45ha, đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 17,16ha. Trong đó năm 2007 huyện cần chuyển 111,49ha đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp và chủ yếu chuyển vào đất chuyên dùng 96,39ha cho xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 139,97ha, đất lâm nghiệp giảm 0,97ha, đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 29,45ha. Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện trong năm 2008 huyện sẽ có sự tăng trưởng mạnh về kinh tế nhất là phát triển trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp. Huyện cần chuyển 148,56ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ và phát triển cơ sở hạ tầng với quy mô lớn. Mở rộng quy mô đất ở với tổng diện tích đất ở tăng. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 163,37ha, đất lâm nghiệp giảm 0,21ha, đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 19,23ha. Năm 2009 căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội huyện cần chuyển 144,30ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trong đó chuyển 174,47ha đất sản xuất nông nghiệp, 1,02 ha đất lâm nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác. Trong năm 2009 đất nuôi trồng thuỷ sản dự kiến tăng 31,19ha do phát triển các hồ nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2010 là năm dự kiến cần chuyển diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác rất lớn với 173,70ha cho các mục đích phi nông nghiệp. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 208,32ha, đất lâm nghiệp giảm 0,85ha, đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 35,47ha. Như vậy trong giai đoạn 2006 – 2010 kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện cần chuyển 685,86ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 814,86ha, đất lâm nghiệp giảm 3,5ha, đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 132,50ha, đất làm muối trên địa bàn huyện không có do điều kiện tự nhiên, đất nông nghiệp khác không có sự phát triển. Như vậy đến năm 2010 đất nông nghiệp còn 2.973,15ha chiếm tỷ lệ 48,42% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. 2. Đối với đất Phi nông nghiệp. Theo su hướng phát triển của nền kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2006 – 2010 nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp không ngừng tăng lên với quy mô lớn. Trong 5 năm 2006 – 2010 dự kiến nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện có thể phát triển trong thực tế 719,18ha trong đó đất ở tăng 86,40ha, đất chuyên dùng tăng 599,60ha, đất tôn giáo tín, ngưỡng tăng 19,59ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 4,85ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 4,70ha, đất phi nông nghiệp khác tăng 5,04ha. Như vậy theo kế hoạch đến năm 2010 quy mô đất phi nông nghiệp huyện Từ Sơn sẽ là 3.058,63ha chiếm 49,81% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Với điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay trên địa bàn huyện chắc chắn kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2006 – 2010 sẽ đạt được tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. 2.1. Kế hoạch sử dụng đất ở giai đoạn 2006 – 2010. Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện cùng với chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao. Sự phát triển dân số mạnh mẽ kéo theo nhu cầu đất ở tăng. Từ tốc độ tăng dân số trong những năm trước 2005 huyện đã tiến hành dự báo tốc độ tăng dân số cũng như quy mô dân số trong những năm đó. Việc xã định nhu cầu sử dụng đất cho phát triển quy mô đất ở đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho mục đích đất ở sẽ được đáp ứng tạo điều kiện cho phát triển. Trong năm 2006 trên địa bàn huyện cần thêm 15,73ha đất ở phải chuyển từ đất nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu cấp thiết về nhà ở và đất ở của dân cư trong huyện. Toàn bộ diện tích đất ở tăng thêm này đều được chuyển từ đất nông nghiệp. Năm 2006 cùng với việc thị trấn Từ Sơn được công nhận thành đô thị loại 4 (thị xã) với việc sát nhập các xã Tân Hồng, Đình Bảng, Đồng Nguyên, Tương Giang nên quy mô đất ở đô thị thay đổi rất lớn. Đất ở đô thị tăng 112,15ha. Đất ở nông thôn giảm 96,42ha. Năm 2007 diện tích đất ở dự kiến vẫn tăng với diện tích 13,85ha do quy mô dân số tăng tạo ra nhu cầu sử dụng đất tăng cùng với việc phát triển quy mô đất ở với diện tích đất ở bình quân đầu người tăng nâng cao đời sống cho nhân dân. Trong đó đất ở đô thị tương đối ổn định tăng chỉ 2,45ha, đất ở nông thôn tăng 11,40ha. Năm 2008 cùng với các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khu dân cư nông thôn với các dự án phát triển các khu giãn dân cùng các dự án đấu giá quyền sử dụng đất quy mô đất ở tăng 19,79ha. Đất ở đô thị tăng 16,79ha, đất ở đô thị tăng 3,00ha. Năm 2009 với việc phát triển toàn diện về đất ở cùng việc xây dựng huyện Từ Sơn thành một đô thị phát triển toàn diện với cơ sở hạ tầng dân cư hiện đại huyện dự phát triển 18,36ha đất ở với 13,51ha đất ở nông thôn và 4,85ha đất ở đô thị. Năm 2010 đất ở huyện Từ Sơn tăng 18,67ha trong đó đất ở đô thị tăng 2,56ha, đất ở nông thôn tăng 16,11ha. Theo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn huyện Từ Sơn tổng diện tích đất ở sẽ tăng 86,40ha đất ở trong đó tổng đất ở nông thôn giảm 38,61ha, đất ở đô thị tăng 125,01ha. Toàn bộ diện tích đất ở tăng trên đều được lấy từ đất nông nghiệp. Việc tăng quy mô đất ở trên được xác định từ việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2005 và thực trạng phát triển dân số với các dự báo sự thay đổi trong thời gian tới. 2.2. Kế hoạch sử dụng đất chuyên dùng giai đoạn 2006 – 2010. Từ tốc độ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện trong quá trình phát triển chung của tỉnh huyện Từ Sơn trong những năm tới 2006 – 2010 cần phải có một sự phát triển mạnh mẽ hơn về kinh tế xã hội sứng đáng là một đô thị loại 4. Với một sự phát triển mạnh mẽ như vậy nhất định trong thời gian tới huyện sẽ có một sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội. Đất chuyên dùng trong giai đoạn này tăng 598,60ha. Trong đó đất cho xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 76,49ha, đất an ninh, quốc phòng tăng 2,00ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 59,79ha, đất có mục đích công cộng tăng 18,48ha. Tất cả diện tích đất chuyên dùng trên tăng đều được chuyển từ đất nông nghiệp. Trong đó diện tích các loại đất tăng trong từng năm như sau: Năm 2006 diện tích đất chuyên dùng trên địa bàn huyện tăng 98,51ha. Trong đó sự xuất hiện thị xã Từ Sơn diện tích đất để phát triển trụ sở cơ quan tăng 19,78ha, đất quốc phòng – an ninh tăng 0,46ha, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng 59,79ha, đất có mục đích công cộng tăng 18,48ha. Năm 2007 đất chuyên dùng tăng 96,39ha toàn bộ diện tích tăng trên đều lấy từ đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 12,48ha, đất phát triển cho an ninh – quốc phòng tăng 0,27ha, đất cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 62,81ha, đất có mục đích công cộng tăng 29,83ha. Năm 2008 đất chuyên dùng trên địa bàn huyện tăng 120,46ha. Trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 14,17ha, đất an ninh – quốc phòng tăng 0,95ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 76,94ha, đất có mục đích công cộng tăng 28,4ha. Năm 2009 đất chuyên dùng trên địa bàn huyện tăng 132,91ha. Trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 15,79ha, đất an ninh – quốc phòng tăng 0,11ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 85,77ha, đất có mục đích công cộng tăng 31,24ha. Năm 2010 đất chuyên dùng trên địa bàn huyện tăng 151,36ha. Trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 14,27ha, đất an ninh – quốc phòng tăng 0,21ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 102,98ha, đất có mục đích công cộng tăng 33,87ha. Như vậy trong giai đoạn 2006 – 2010 để đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội và có một nền kinh tế với cơ cấu hợp lý cho phát triển công nghiệp huyện cần chuyện diện tích 598,60ha đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích chuyên dùng đảm bảo nhu cầu phát triển trong thời gian tới. 2.3. Kế hoạch sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng giai đoạn 2006 – 2010. Đất tôn giáo tín ngưỡng trong cả quá trình tăng không đáng kể với diện tích 19,59ha. Tăng tương đối đồng đều ở các năm phần lớn là đất xây dựng các giáo đường cho người theo đạo thiên chúa cùng với mở rộng các đình, chùa tại các khu dân cư. 2.4. Kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn 2006 – 2010. Trong cả giai đoạn 2006 – 2010 đất nghĩa trang, nghĩa địa huyện tăng 4,85ha. Trong đó chủ yếu là mở rộng các khu nghĩa địa có sẵn gần các khu dân cư. Nhìn chung với diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng như vậy có thể đáp ứng nhu cầu chôn cất của người dân trong huyện. Tuy nhiên để đảm bảo môi trường được bảo vệ cần phải xây dựng những khu chôn cất tập chung xa các khu dân cư cùng với việc phát triển hình thức hoả thiêu để đảm bảo vệ sinh môi trường. 2.5. Kế hoạch sử dụng đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giai đoạn 2006 – 2010. Theo kế hoạch sử dụng đất huyện giai đoạn 2006 – 2010 đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 4,70ha do chuyển từ đất mặt nước nuôi chồng thuỷ sản nay không tiếp tục nuôi chồng và đất lăn mương tưới tiêu. 2.6. Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp khác giai đoạn 2006 – 2010. Trong giai đoạn này đất phi nông nghiệp khác của huyện tăng 5,04ha phần lớn lấy từ đất sản xuất nông nghiệp. Chủ yếu đất phi nông nghiệp khác tăng là đất làm cơ sở của tư nhân không kinh doanh và đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp tại đô thị. 3. Đối với đất chưa sử dụng. Từ kế hoạch sử dụng đất 2001 – 2005 và kết quả thực hiện có thể thấy rằng huyện Từ Sơn là huyện sử dụng quỹ đất đai một cách hiệu quả. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng và sử dụng cho các mục đích đã được thực hiện rất tốt đạt 100% kế hoạch. Trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 2006 – 2010 theo các căn cứ vào các dự án phát triển dự kiến diện tích sử dụng đất chưa sử dụng sẽ giảm 33,32ha cho sử dụng vào các mục đích như phát triển hệ thống giao thông, xây dựng các hệ thống thuỷ lợi trên phần đất bằng chưa sử dụng. Đưa đất chưa sử dụng còn 106,85ha vào năm 2010. Như vậy đến năm 2010 đất chưa sử dụng của huyện chiếm 1,74% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích khiến hiệu quả sử dụng đất của huyện được nâng cao. Đáp ứng phần nào nhu cầu sử dụng đất của người dân cũng như các dự án phát triển của huyện. Phương án xây dựng kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2010 Chỉ tiêu các loại đất Kế hoạch sử dụng đất giảm(-) 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng I. Đất nông nghiêp -112,02 -111,49 -144,35 -144,30 -173,70 -685,86 1. Đất sản xuất nông nghiệp -128,73 -139,97 -163,37 -174,47 -208,32 -814.86 2. Đất lâm nghiệp -0,45 -0,97 -0,21 -1,02 -0,85 -3,50 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 17,16 29,45 19,23 31,19 35,47 132,50 4. Đất làm muối 0 0 0 0 0 0 5. Đất nông nghiệp khác 0 0 0 0 0 0 II. Đất phi nông nghiệp 118,14 118,64 148,56 156,53 177,31 719,18 1. Đất ở 15,73 13,85 19,79 18,36 18,67 86,40 1.1. Đất ở nông thôn -96,42 11,40 16,79 13,51 16,11 -38,61 1.2. Đất ở đô thị 112,15 2,45 3,00 4,85 2,56 125,01 2. Đất chuyên dùng 98,51 96,39 120,46 132,91 151,33 598,60 2.1. Xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 19,78 12,48 14,17 15,79 14,27 76,49 2.2. Đất ANQP 0,46 0,27 0,95 0,11 0,21 2,00 2.3. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 59,79 62,81 76,94 85,77 102,98 388,29 2.4. Đất có mục đích công cộng 18,48 20,83 28,40 31,24 33,87 132,82 3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 2,89 3,46 4,00 4,79 4,45 19,59 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,41 0,79 1,76 0,19 1,70 4,85 5. Đất sông suối & mặt nước chuyên dùng 0,15 2,00 0,46 1,12 0,97 4,70 6. Đất phi nông nghiệp khác 0,45 2,15 1,94 0,34 0,16 5,04 III. Đất chưa sử dụng -6,12 -7,15 -4,21 -12,23 -3,61 -33,32 Bảng hiện trạng sử dụng các loại đất và cơ cấu sử dụng các loại đất huyện Từ Sơn năm 2010. Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I. Đất nông nghiệp 2.973,15 48,42 II. Đất phi nông nghiệp 3.058,63 49,81 III. Đất chưa sử dụng 108,37 1,77 Cộng tổng 6.140,15 100 VII - Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010. 1 – Hiệu quả kinh tế mà kế hoạch sử dụng đất 2006 – 2010 mang lại. Kế hoạch sử dụng đất đã định hướng cho sự phát triển kinh tế của huyện là đầu tầu kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp cũng như thương mại dịch vụ và đặc biệt là ngành công nghiêp. Theo kế hoạch sử dụng đất 2006 – 2010 đến năm 2010 trên địa bàn huyện cơ bản có một cơ cấu sử dụng đất hợp lý cho phát triển kinh tế. Với tỷ lệ đất nông nghiệp trong tổng diện tích tự nhiên của huyện, tỷ lệ đất công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng. Như vậy chính sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất sẽ định hướng cho sự phát triển kinh tế. Sự chuyển dịch đất đai cho phát triển công nghiệp sẽ tạo ra bước tiến mới cho phát triển ngành công nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất cùng với việc bố chí đất đai theo quy hoạch sẽ giúp việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Các loại đất đai được sử dụng theo những mục đích được coi là hiệu quả nhất, đất đai được sử dụng đúng mục đích, đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt. Nhu cầu sử dụng đất phần nào được đáp ứng giúp cho quá trình phát triển ngày càng mạnh mẽ. Sự chuyển dịch đất đai theo hướng phát triển theo hướng tập chung như các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp, các trung tâm phát triển thương mại dịch vụ sẽ giúp việc quản lý sử dụng hiệu quả hơn tránh lãng phí đất đai. Việc phát triển đất đai theo hướng tập chung quy mô lớn sẽ giúp cho sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ. Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, từng bước tăng nhanh sản lượng lương thực – thực phẩm. Tuy diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực đạt 33 – 35 ngàn tấn phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất trong huyện và một phần xuất khẩu. Bằng những biện pháp thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Từng bước tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,5 – 6,0%. Đến năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 16% cơ cấu kinh tế. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng tập trung. Đây là hướng phát triển sẽ mạng lại hiệu quả kinh tế rất lớn về kinh tế cũng như về hiệu quả sử dụng đất đai. Cùng với việc mở rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm của các làng nghề truyền thống, quan tâm phát triển các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu và các mặt hàng có lợi thế của địa phương. Từng bước đón bắt thời cơ phát triển các cơ sở công nghiệp có công nghệ cao, công nghiệp sạch. Với sự bố chí quỹ đất cho phát triển như trên dự kiến trong giai đoạn 2006 – 2010 phát triển công nghiệp huyện sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 18 – 22%, cơ cấu ngành đạt 64% cơ cấu kinh tế của huyện. Trong thời gian tới huyện tiến hành bố chí đất đai có vị trí thuận lợi cho phát triển thương mại dịch vụ với các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn phục vụ cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá trong huyện và trong khu vực. Phát triển các trung tâm du lịch như khu du lịch sinh thái Đền Đầm, khu du lịch kết hợp di tích lịch sử Đền Đô.Với sự đầu tư hợp lý cùng với việc bố chí đất đai tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, dịch vụ phát triển nhất định trong những năm tới thương mại dịch vụ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15 – 17%, cơ cấu kinh tế thương mại dịch vụ đạt 20% cơ cấu kinh tế toàn huyện. 2 – Hiệu quả về mặt xã hội mà kế hoạch sử dụng đất 2006 – 2010 mang lại. Quy hoạch sử dụng đất hướng sự phát triển theo hướng hiện đại mà trong đó tất cả mục tiêu của sự phát triển là vì con người. Kế hoạch sử dụng đất là một công cụ để thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất luôn đặt mục tiêu phát triển vì con người lên hàng đầu. Sự phát triển kinh tế đặt con người vào sự khan hiếm đất đai trong quỹ đất đai hiện có. Việc sử dụng đất đai một cách tiết kiệm và hiệu quả cũng chính vì sự phát triển của con người trong tương lai. Kế hoạch sử dụng đất 2006 – 2010 là một biện pháp như vậy. Việc phân bổ nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế đã kéo theo một sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Sự khan hiếm về đất đai đã tạo ra một ý thực sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả hơn đồng thời quy mô đất đai hạn hẹp cũng phần nào hạn chế một số yếu tố không tốt trong quá trình phát triển xã hội. Sự hạn chế của quỹ đất đai đã phần nào hạn chế sự gia tăng dân số bởi nguồn đất ở hạn chế đã phần nào tác động lên ý thực người dân về quy mô gia đình trong tương lai. Trong thời gian hiện nay khi mà tổng quỹ đất ở nhỏ cùng với sự mở rộng hàng năm không lớn đã tác động đến đời sống của nhân dân. Sự phát triển của đất ở có một ý nghĩa cực kỳ qua trọng bởi nó đã phần nào đảm bảo nhu cầu sử dụng đất ở đặc biệt đối với các hộ gia đình với quy mô lớn nhưng diện tích đất ở hẹp. Phần lớn quỹ đất đai dành cho phát triển đất ở nông thôn và đô thị là dành cho đất giãn dân vì thế sự phát triển về quy mô đất ở có ý nghĩa cực kỳ quan trong. Nó phần nào cải thiện được đời sống của người dân về vấn đề đất ở. Các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao luôn được chú trọng đầu tư phát triển. Điều đó chứng tỏ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn chú ý đến sự nghiệp phát triển xã hội trên địa bàn huyện. Cùng với sự quan tâm của đảng bộ và UBND huyện tới vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng bằng việc mở rộng các nhà thờ của người thiên chúa, các đình, đền, chùa tại các khu dân cư đã đàm bảo sự phát triển của nhân dân. Với việc xây mới và nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông và các cơ sở sản xuất công nghiệp trong kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2006 – 2010 trên địa bàn đã tạo điều kiện cho phát triển mạnh về mặt xã hội trên địa bàn huyện. Sự phát triển công nghiệp tạo ra nguồn thu nhập khá cho các hộ gia đình bằng việc tạo việc làm cho người dân trong huyện. Từ đó đã nâng cao đời sống cho nhân dân cùng với việc nâng cao thu nhập. Sự phát triển của hệ thống giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các huyện khác trong tỉnh và với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Sự phát triển giao thông sẽ làm hàng hoá được lưu thông tạo điều kiện phát triển sản xuất tăng thu nhập cho người dân. Kế hoạch sử dụng đất 2006 – 2010 chú trọng đến phát triển con người trong sự phát triển kinh tế. Sự chuyển biến trong cơ cấu sử dụng đất sẽ là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển cả về kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Hướng tới trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển nhưng vẫn đặc biệt chú ý tới phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sống. Chương III Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 I – Những giải pháp trong công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn giai đoạn 2006 – 2010. 1. Kế hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là căn cứ quan trọng nhất trong việc hoạch định quy hoạch cũng như kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất là một biện pháp nhằm đạt được những mục tiêu của chiến lược kinh tế xã hội. Trong khi đó kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất. Chính vì vậy kế hoạch sử dụng đất là biện pháp nhằm từng bước đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà huyện đã đề ra. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hàng năm sẽ hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Hàng năm mỗi sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất sẽ đem lại một thành công nhất định cho sự phát triển vì thế sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất chính là hướng tới sự phát triển. Với chiến lược phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ mỗi năm huyện sẽ cần chuyển một diện tích khá lớn cho phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ. Để trở thành một huyện có nền công nghiệp phát triển với công nghiệp đặt nên hàng đầu mỗi năm huyện sẽ phải dành một diện tích đất lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp. Đồng thời phát triển nông nghiệp hàng hoá với sản lượng lương thực đạt cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong huyện và một phần xuất khẩu. 2. Đặc biệt chú y tới quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá Quy mô dân số và tốc độ gia tăng đân số là yếu tố quan trọng hàng đầu cho phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Con người là động lực của mọi sự phát triển đồng thời cũng là tâm điểm của mọi sự phát triển. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chính là biện pháp khai thác sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và vì chính con người. Tốc độ tăng dân số là một nhân tố cực kỳ quan trong trong việc bố trí sử dụng các loại đất đai. Tốc độ tăng dân số ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng quy mô đất ở. Với một quy mô đân số và tốc độ ra tăng dân số chúng ta có thể thấy được lượng dân cư trong những năm tới từ đó thấy được nhu cầu sử dụng đất ở trong tương lai. Quy mô dân số còn cho chúng ta thấy được thi trường cho phát triển các ngành phục vụ nhu cầu chính trong địa phương. Cơ cấu dân số cho chúng ta thấy được nguồn lao động sẽ được cung ứng trong tương lai cho phát triển các ngành. Từ những tiềm năng mà dân số tạo ra cho phát triển các ngành cùng thực trạng phát triển chúng ta có thể xác định được tiềm năng phát triển cũng như yêu cầu phát triển của từng ngành trong tương lai. Xác định được chính xác các yêu cầu phát triển của xã hội cũng như yêu cầu sử dụng đất. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất rốt cuộc cũng chính vì con người. Tốc độ đô thị hoá thể hiện một trình độ sản xuất và đời sống của nhân dân. Tốc độ đô thị hoá thể hiện su hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Cùng với việc mở rộng quy mô đô thị và từng bước phát triển đô thị theo chiều sâu chúng ta thấy được những nhân tố sẽ phát triển trong tương lai. Sự phát triển của đô thị sẽ đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế cũng như cơ cấu sử dụng đất cho phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ. Cơ cấu sử dụng đất cho phát triển đô thị với quy mô đất ở ngày càng tăng cùng với cơ cấu sử dụng đất cho phát triển công nghiệp. Cơ cấu sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp sẽ giảm tuy nhiên sản lượng nông nghiệp vẫn có thể có su hướng tăng cùng với nền nông nghiệp hành hoá phát triển. 3. Chú trọng cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Phát triển công nghiệp là một su hướng chung trên cả nước. Với lợi thế về mọi mặt cho phát triển một nền công nghiệp toàn diện với công nghiệp lặng phát triển mạnh cùng với phát triển tiểu thủ công nghiệp. Diện tích đất đai cho phát triển công nghiệp ngày càng tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp. Theo dự kiến đến năm 2010 cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp sẽ chiếm 64%. Như vậy để đạt được một cơ cấu kinh tế với công nghiệp chiếm 64% nhất thiết phải mở rộng quy mô đất đai cho sản xuất công nghiệp cùng với phát triển công nghiệp theo chiều sâu thì mới hy vọng đạt được một cơ cấu kinh tế hợp lý. Đảm bảo đến 2010 huyện cơ bản trở thành một huyện có nền công nghiệp phát triển. Để có được một sự phát triển mạnh mẽ trong công nghiệp hiện nay huyện đã ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư đặc biệt là vấn đề thuê đất tiến hành sản xuất công nghiệp. Với một quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp khá lớn cùng với những chính sách mở huyện sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư phát triển công nghiệp đầu tư sản xuất trong thời gian tới. Về phát triển tiểu thủ công nghiệp trong vài năm gần đấy và trong những năm tới huyện đã bố chí những khu đất dành riêng cho phát triển tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt chú ý tới quỹ đất dành cho phát triển các làng nghề thủ công như làng nghề sắt Đa Hội, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng nghề vải truyền thống Tương Giang. Cùng với bố chí quỹ đất đai cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện còn ban hành những cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp nhất định trong những năm tới huyện sẽ có một nền công nghiệp phát triển. Từng bước phát triển trở thành một huyện có nền công nghiệp phát triển đi đầu trong tỉnh. 4. Kế hoạch sử dụng đất phải luôn bám sát quy hoạch sử dụng đất. Trong quy hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn giai đoạn 2002 – 2010 đã xây dựng phương án chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất với sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất giữa các loại đất. Dự kiến đến năm 2010 cơ cấu sử dụng đất cho các mục đích đã được xác định. Cùng với đó là một cơ cấu kinh tế đã được dự báo là phù hợp với tiềm năng của huyện. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm phải đạt được một sự phát triển phù hợp và là tiền đề đạt được mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất. 5. Kế hoạch sử dụng đất phải được cập nhật các dự án sẽ được đầu tư trong thời gian tới. Kế hoạch sử dụng đất khi xây dựng muốn đạt được chúng ta phải căn cứ vào các dự án đang xây dựng và dự kiến sẽ xây dựng trong năm xây dựng kế hoạch. Chính những dự án đã và đang được xây dựng trên địa bàn huyện là nhân tố tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Các dự án với quy mô khác nhau cho những mục đích sử dụng khác nhau sẽ tạo ra những chuyển biến trong việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Các dự án đầu tư phát triển cần phải được cập nhật ngay trong kế hoạch sử dụng đất bởi nó sẽ là nhân tố tác động đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất. II – Những giải pháp trong công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn giai đoạn 2006 – 2010. 1. Thực hiện đồng bộ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Theo luật đất đai năm 2003, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở các cấp hành chính: Cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, phường, xã thị trấn. Các ngành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng trong phạm vi trách nhiệm của ngành mình. Do đó sau khi quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt từ 6 tháng đến 1 năm thì: Các xã và thị trấn trong huyện phải điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp mình nhằm cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ở lãnh thổ cấp mình quản lý. Các ngành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trên diện tích đã được quy hoạch cho ngành mình. Kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cần tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất dài hạn và kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đưa chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất vào hệ thống chỉ tiêu kế hoạch kinh tế – xã hội ở mỗi cấp, mỗi ngành. 2. Thực hiện đồng bộ 12 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Gắn kết, phối hợp thực hiện kế hoạch sử dụng đất và 12 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Cùng với thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện cần tiến hành đưa 12 nội dung quản lý nhà nước về đất đai vào cuộc sống. Góp phần nâng cao hiểu biết của nhân dân về chính sách pháp luật của nhà nước. Làm cho nhân dân hiểu được nhưng biện pháp nhà nước thực hiện nhằm những mụ tiêu phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống cho nhân dân. 3. Xây dựng các chính sách đất đai Sau khi lập song quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và đã được phê duyệt cần phải có một số chính sách, văn bản quy định hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó. Như ban hành và thực hiện sớm chỉ tiêu, định mức sử dụng đất để lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở các xã, thị trấn và các ngành trong phạm vi huyện. Hướng dẫn giao đất, cấp đất sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch. 4. Quan tâm đến các chính sách và các biện pháp để sử dụng đất ngày càng hiệu quả theo hướng quy hoạch Chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư khai hoang, phục hoá diện tích đất và mặt nước chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp. Đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng để bù đắp sản lượng nông sản do một phần đất nông nghiệp chuyển sang mục đích sử dụng khác. Đền bù theo chính sách quy định của Nhà nước khi chuyển mục đích sử dụng đất. Chính sách phát triển các đIon dân cư nông thôn theo hướng đô thị hoá tại chỗ, hình thành các trung tâm thị tứ. Chính sách phát triển các điểm dân cư nông thôn theo hướng đô thị hoá tại chỗ, hình thành các trung tâm thị trấn, thị tứ. Chính sách đầu tư đồng bộ kết hợp giao thông, thuỷ lợi và bố trí dân cư. Chính sách ưu tiên dành đất cho nhu cầu bắt buộc hoặc có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế – xã hội như phát triển công nghiệp tập trung, xây dựng các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng.. Chính sách về thuế, thu tiền sử dụng đất, khuyến khích sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm để cho người sử dụng đất thấy rõ trách nhiệm khi nhà nước giao đất sử dụng. 5. Phát triển tổ chức ngành Tài nguyên và Môi trường đủ mạnh từ cấp huyện đến cấp xã, đáp ứng yêu cầu , nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn mới. Để đảm bảo cho quy hoạch sử dụng đất được thực hiện công tác kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các cấp, các ngành phải được lập và phê duyệt theo đúng quy định của luật đất đai và hàng năm xem xét điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất. Cập nhật những thông tin mới nhất về đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. 6. Tính khả thi và hiệu quả của đề án kế hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010 được xây dựng trên cơ sở luật đất đai 2003 và các văn bản dưới luật, các nghiên cứu đánh giá điều kiện đất đai, tài nguyên thiên nhiên, hiện trang sử dụng đất, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, các định hướng phát triển kinh tế xã hội của các ngành trong huyện. Xây dựng phương án chiến lược phân bố quản lý và sử dụng đất đai cho các ngành kinh tế và các mục đích sử dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của toàn huyện đến năm 2010. Kế hoạch sử dụng đất được xây dựng trên quan điểm vừa khai thác vừa sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai đem lại hiệu quả kinh tế phục vụ lợi ích con người vừa đảm bảo giữ vững cân bằng sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi trường cho phát triển bền vững. Các loại đất được phân bổ sử dụng một cách hợp lý, cân đối giữa các ngành và các mục đích sử dụng, phù hợp với nhu cầu phát triển của từng giai đoạn theo hướng chung toàn huyện. III – Một số đề suất của bản thân trong quá trình nghiên cứu về xây dựng kế hoạch sử dụng đất và công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất Huyện nhà. 1. Đề xuất về xây dựng kế hoạch sử dụng đất. Để sử dụng tài nguyên về đất đai một cách có hiệu quả nhất thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Từ Sơn. Cần phải có một kế hoạch sử dụng đất hợp lý với từng thời kỳ từng giai đoạn phát triển. Kế hoạch sử dụng đất phải được xây dựng dựa trên từng giai đoạn phát triển cụ thể của thời kỳ quy hoạch và kỳ kế hoạch. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm không phải là một sự chia đều về diện tích đất sẽ đưa vào sử dụng cho các mục đích mà nó phải được xác định chính xác cho mỗi thời kỳ nhất định. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất phải được xác định dựa trên những số liệu thống kê chính xác. Những dự báo về dân số, sự phát triển kinh tế xã hội phải dựa trên những số liệu thống kê chính xác trong những năm gần nhất. Việc xác định nhu cầu sử dụng đất cần phải dựa trên những khả năng đáp ứng những nhu cầu sử dụng đất của nhà nước để đề ra kế hoạch sử dụng đất. Thực tế trong thời gian hiện nay nhu cầu sử dụng đất chưa phải là kế hoạch sử dụng đất. 2. Đề xuất về thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Để thực hiện được kế hoạch sử dụng đất 2006 – 2010 của huyện Từ Sơn trong những năm tới cần tuân thủ chính sách về sử dụng đất của nhà nước đặc biệt là Luật đất đai năm 2003 và Nghị định số 181 về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. Tăng cường công tác tuyên chuyền về Luật đất đai vào cuộc sống. Tiến hành công bố quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở các xã trong huyện và trụ sở huyện để mọi người dân trong huyện nắm rõ. Việc công bố quy hoạch sử dụng đất sẽ giúp cho công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành nhanh hơn giúp các dự án sớm được đưa vào thực tế. C. Kết luận Kế hoạch sử dụng đất là một bước tiến để thực hiện quy hoạch sử dụng đất và từng bước đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn có vai trò rất to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng như trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Trong giai đoạn 2001 – 2005 việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa thực sự sát với thực tế thực hiện. Công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã không đạt được kế hoạch đã đề ra. Kế hoạch sử dụng đất được xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học tuy nhiên những con số dự báo chưa thực sự chính xác so với thực tế thực hiện. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn giai đoạn 2001 – 2005 đã phần nào chỉ ra những bất cập đó. Trong giai đoạn 2006 – 2010 cần có một kế hoạch sử dụng đất hợp lý hơn giúp cho việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đạt được những thành công. Những con số dự báo được xây dựng thành kế hoạch sử dụng đất sẽ sát với thực tế thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Với những biện pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai nhằm đạt được những mục tiêu của quy hoạch cũng như kế hoạch sử dụng đất đề ra. Trong những năm tới việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất nhất định sẽ đem đến những thành công. Cuối cùng một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong khoa cùng các cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong giai đoạn thực tập này. Danh mục Tài liệu tham khảo Luật đất đai 2003. Nghị định 181 về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn thời kỳ 2002 – 2010. Các báo cáo thống kê về kinh tế – xã hội huyện Từ Sơn. Các báo cáo về kế hoạch sử dụng đất trong những năm qua. Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2000 – 2010. Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I. Cơ sở lý luận chung về kế hoạch sử dụng đất 3 I. Vai trò của KHSDĐ trong quản lý và sử dụng đất đai 3 1. Vai trò của đất đai và yêu cầu phải xây dựng quy hoạch kế hoạch 3 2. Khái niệm, ý nghĩa của kế hoạch sử dụng đất 4 II. Mục đích, yêu cầu, phương pháp xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 1. Mục tiêu của kế hoạch sử dụng đất 5 2. Yêu cầu của kế hoạch sử dụng đất 5 3. Phương pháp xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 III. Nội dung, trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng đất 6 1. Nội dung của kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai năm 1993 và luật đất đai năm 2003 6 2. Trình tự tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai năm 1993 và luật đất đai năm 2003 7 3. Thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai năm 1993 và luật đất đai năm 2003 10 Chương II. Kết quả xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn trong giai đoạn 2001-2005, kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 15 I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Từ Sơn 15 1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Từ Sơn 15 2. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Từ Sơn 19 3. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đến năm 2004 20 4. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Từ Sơn 23 II. Kết quả xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2001-2005 trên địa bàn huyện Từ Sơn 24 1. Đối với đất nông nghiệp 25 2. Đối với đất phi nông nghiệp 27 3. Đối với đất chưa sử dụng 30 III. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2001-2005 trên địa bàn huyện 32 1. Kết quả thực hiện đối với đất nông nghiệp 32 2. Kết quả thực hiện đối với đất phi nông nghiệp 34 3. Kết quả thực hiện đối với đất chưa sử dụng 39 IV. ý nghĩa của kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2005 trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Từ Sơn 41 1. ý nghĩa của việc kế hoạch sử dụng đất đối với quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện 41 2. ý nghĩa của việc kế hoạch sử dụng đất đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện 42 V. Những khó khăn và tồn tại trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2001-2005 45 1. Khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất 45 2. Khó khăn trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất 45 3. Nguyên nhân của những khó khăn 47 VI. Phương án xây dựng kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn giai đoạn 2006-2010 48 1. Đối với đất nông nghiệp 48 2. Đối với đất phi nông nghiệp 49 3. Đối với đất chưa sử dụng 53 VII. Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 55 1. Hiệu quả kinh tế mà kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 đem lại 55 2. Hiệu quả về mặt xã hội mà kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 đem lại 57 Chương III. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 59 I. Giải pháp cho công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 59 1. Kế hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện 59 2. Đặc biệt chú ý tới quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá 60 3. Chú trọng cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 61 4. Kế hoạch sử dụng đất luôn bám sát quy hoạch sử dụng đất 62 5. Kế hoạch sử dụng đất luôn phải được cập nhật các dự án sẽ được đầu tư 62 II. Những giải pháp trong công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn giai đoạn 2006-2010 62 1. Thực hiện đồng bộ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 62 2. Thực hiện đồng bộ 12 nội dung về quản lý Nhà nước về đất đai 63 3. Xây dựng các chính sách đất đai 63 4. Quan tâm đến các chính sách và các biện pháp sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả theo hướng quy hoạch 63 5. Phát triển tổ chức ngành tài nguyên môi trường đủ mạnh từ cấp huyện đến cấp xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn mới 64 6. Tính khả thi và hiệu quả của đề án kế hoạch sử dụng đất 64 III. Một số đề xuất của bản thân trong quá trình nghiên cứu về xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện nhà 65 1. Đề xuất về xây dựng kế hoạch sử dụng đất 65 2. Đề xuát về thực hiện kế hoạch sử dụng đất 65 Kết luận 67 Tài liệu tham khảo 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT167.doc