Hình thức sổ Doanh nghiệp sử dụng là Nhật ký chứng từ thích hợp với Doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, giúp cho công việc quản lý và hạch toán kế toán trở nên dễ dàng và thuận tiện. Tuy nhiên sử dụng hình thức Nhật ký chứng từ còn có những mặt hạn chế đó là phải ghi chép nhiều và hay bị trùng lặp hay gặp khó khăn cho việc đối chiếu.
Qua quá trình thực tập tại DNTN Nguyễn Thị Huệ thời gian tuy rất ngắn ngủi nhưng đã giúp cho em hiểu biết thêm rất nhiều về công tác kế toán, giúp em cập nhập những kinh nghiệm từ thực tế mà trước đây em chỉ học trên lý thuyết và nắm bắt được công việc tạo tiền đề cho mai sau.
45 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán bán hàng tại Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nộp số thuế đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước. Phản ánh lượng hàng gửi đi bán hoặc bán hàng bị trả lại hoặc số hàng được giảm giá. Việc tổ chức kế toán bán hàng phải thực hiện chặt chẽ, giám sát kịp thời để cung cấp thông tin cho chủ Doanh nghiệp nhằm nắm bắt được tình hình tài chính của Doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trong trên, kết hợp với kiến thức đã học và quá trình thực tập tại DNTN Nguyễn Thị Huệ với sự giúp đỡ của cô Đặng Hằng cùng các bác kế toán tại Doanh nghiệp em đã hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình với đề tài: “Kế toán bán hàng tại Doanh nghiệp”.
Ngoài phần mở đầu, bài viết của em được trình bày thành ba phần với kết cấu như sau:
- Phần I: Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại DNTN Nguyễn Thị Huệ.
- Phần II: Nội dung chính của báo cáo kế toán bán hàng tại Doanh nghiệp.
-Phần III: Kết luận
Phần I
Thực trạng công tác kế toán tại DNTN nguyễn thị huệ
I. Đặc điểm tình hình của DNTN Nguyễn Thị Huệ
- Doanh nghiệp được thành lập theo quyết định kinh doanh số 316/QĐ-UB ngày 10/12/1992 của UBND TP Hà Nội.
- Trụ sở giao dịch: Số 55 – Tam Trinh – Mai Động – Hoàng Mai – Hà Nội.
- Ngành nghề kinh doanh: Sản phẩm phụ gia, men, bột được làm từ lúa mì.
- Nguồn vốn kinh doanh: 2 tỷ VNĐ
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Chủ yếu ở Hà Nội và cá vùng lân cận.
1.a. Chức năng, nhiệm vụ phương hướng hoạt động của Doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp Nguyễn Thị Huệ là một DNTN nhỏ hạch toán kinh tế tự chủ về tài chính.
- Có nhiệm vụ chuyên cung cấp các sản phẩm phụ gia phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước khônh phục vụ cho xuất khẩu.
b. Phương hướng hoạt động của Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh có lãi , thu lợi nhuận cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hình thức kinh doanh có lợi tiêu dùng cho khách hàng.
2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý: Doanh nghiệp tổ chức bộ máy quản lý một cấp theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Trong đó mỗi bộ phận được phân công chức năng quyền hạn rõ ràng cụ thể.
Sơ đồ bộ máy quản lý như sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế hoạch
vật tư
Phòng kế toán tài chính
Kho bột
Kho bột
- Giám đốc: Phụ trách chung, quản lý giám sát mọi hoạt động chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, có quyền và nghĩa vụ pháp lý trước pháp luật.
- Phó giám đốc: Giúp giám đốc chỉ đạo một số khâu trong quản lý kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh và đôn đốc thực hiện kế hoạch.
- Các phòng chức năng:
+ Phòng kế hoạch: Giúp giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo, thực hiện kế hoạch kinh doanh. Nắm bắt thông tin cho thị trường.
+ Phòng tổ chức hành chính: Giúp giám đốc quản lý các lĩnh vực công tác như tổ chức nhân sự hành chính về mọi mặt xã hội của Doanh nghiệp.
+ Phòng kế toán tài – chính: Phòng nghiệp vụ tổng hợp theo dõi tình hình biến động tài sản và vốn của công ty ghi chép sổ sách kế toán thoe chế độ hiện hành. Công tác báo cáo kế toán định kỳ giúp Doanh nghiệp nắm được tình hình tổ chức tài chính của mình.
3. Tổ chức bộ máy kế toán của Doanh Nghiệp:
a. Tổ chức bộ máy kế toán:
Mô hình kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập chung, các nhân viên kế toàn về một phòng tập chung gọi là phòng kế toán - tài chính.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Doanh Nghiệp:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán viên 2
- Kế toán lương
- Kế toán công trợ
- Kế toán TSCĐ
Kế toán viên 3
- Kế toán chi phí giá thành
- Kế toán tiêu thụ
Kế toán viên 1
- Kế toán ngân quỹ, thủ quỹ
Phòng kế toán của doanh nghiệp gồm 4 người:
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung trước giám đốc về công tác tài chính của Doanh nghiệp. Thực hiện tổ chức điều hành và kiểm tra hoạt động của toàn bộ công tác kế toán, tài chính, thống kê và hạch toán kinh tế tại công ty theo đúng chế độ. Thực hiện hành kế toán tổng hợp, chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính của Công ty trước giám đốc và cơ quan chức năng.
- Kế toán viên 1: Thực hiện hạch toán chi tiết các nghiệp vụ về tiền, lập báo cáo về tình hình tiền mặt tại quỹ, tình hình sử dụng vật tư của Doanh nghiệp. Hạch toán tổng hợp và cung cấp số liệu về phần hành của mình.
- Kế toán viên 2: Thực hiện phần hành kế toán tiền lương, kế toán thanh toán và tài sản cố định. Có nhiệm vụ hạch toán và hạch toán chi tiết các tài khoản công nợ, hạch toán tăng giảm tài sản và khấu hao tài sản, hạch toán chi tiết tiền lương, định kỳ lập báo cáo quản trị, hạch toán tổng hợp và cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp.
- Kế toán viên3: Thực hiện phần hành kế toán chi phí giá thành và kế toán bán hàng. Có nhiệm vụ hạch toán chi tiết về tiêu thụ về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Phần II: Nội dung chính
Trình tự tổ chức kế toán bán hàng tại
doanh nghiệp Nguyễn thị huệ
Trong điều lệ tổ chức kế toán nhà nước ban hành theo quyết định số 25 – HĐBT ( nay là chính phủ) khẳng định: “Kế toán là công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và kiểm tra việc chấp hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn nhằm đảm bảo việc chủ động tài chính của tổ chức, xí nghiệp... ” .
Do vậy, kế toán là công cụ không thể thiếu được trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế, kế toán là khoa học, thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động tài sản, các hoạt động kinh tế tài chính trong các đơn vị, nhằm kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của Doanh nghiệp.
Và nhất là trong điều kiện kinh tế của nước ta: Một nền kinh tế mở nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh và cạnh tranh đã và đang được hình thành.
Để nền kinh tế thị trường có thể sử dụng và phát triển tốt theo sự quản lý và định hướng xã hội chủ nghĩa thì nước ta phải làm tốt hơn nữa công tác kế toán. Vì đấy là công cụ rất quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế còn khá trẻ này.
Trong công tác kế toán, kế toán bán hàng là một phần rất quan trọng. Bởi lẽ, Doanh nghiệp muốn tiến hành kinh doanh phải nắm chắc được lượng hàng hoá bán ra và lượng hàng hoá còn trong kho.
Hàng hoá là những vật phẩm của các Doanh nghiệp mua về để bán phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Để quá trình hình thành kinh doanh bình thường không có biến động, Doanh nghiệp cần nắm được lượng hàng bán ra, mua vào của Doanh nghiệp, đơn vị mình.
Đối với Doanh nghiệp Thượng Mại hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động. Các Doanh nghiệp phải đảm bảo lượng hàng bán ra và mau vào cả về số lượng, chất lượng và giá trị, tiết kiệm chi phí vận chuyển, cần phải bảo quản để kinh doanh có lãi.
Trên cơ sở kế toán, kế toán bán hàng có nhiệm vụ như sau:
+ Phản ánh với giám đốc tình hình hàng bán ra, vận chuyển, bảo quản hàng đang đi đường, tình hình xuất nhập hàng hoá. Tính giá hàng bán ra của vật tư đã xuất bán kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng, dự trữ nhằm thúc đẩy việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá.
+ Tổ chức kế toán chi tiết vật tư hàng hoá, kết hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết với hạch toán nghiệp vụ ở quầy bán hàng, thực hiện đầy đủ chế độ kiểm kê hàng bán ra ở quầy, đảm bảo sự phù hợp giữa số liệu có thực tế với số ghi ở sổ sách.
+ Xác định đúng đắn doanh thu bán hàng, thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, phản ánh kịp thời kết quả bán hàng hoá. Tham gia kiểm kê và đánh giá lại vật tư hàng bán.
I. Nội dung công tác kế toán bán hàng trong Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nguyễn Thi Huệ là Doanh nghiệp kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì giá trị hàng hoá mua vào là tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào.
1. Kế toán nghiệp vụ bán hàng:
a. Khái niệm:
Bán hàng là mối quan hệ dao dịch đổi hàng hoá giữa người bán và người mua, người bán mất quyền sở hữu về hàng hoá và được quyền sở hữu về tiền tệ hoặc được quyền đòi tiền người mua.
- Các phương thức bán hàng:
+ Bán buôn vận chuyển thẳng: Phương thức giao hàng thẳng từ kho bên cung cấp cho bên mua mà không qua kho của Doanh nghiệp bán buôn.
+ Bán buôn hàng qua kho: Hàng bán cho bên mua được xuất ra trực tiếp từ kho của đơn vị bán buôn. Theo hai hình thứclà bán hàng trực tiếp và hình thức chuyển hàng gửi đi theo hợp đồng.
+ Bán hàng theo phương thức gửi hàng đại lý, ký gửi:
Đơn vị cung cấp hàng chuyển hàng hoá qua đại lý, ký gửi bán hộ và thanh toán tiền hoa hồng cho bên nhận bán. Khi đại lý, ký gửi trả tiền hàng thì hàng mới được coi là đã tiêu thụ.
b.Tài khoản chuyên dùng: TK 511, TK 3331, TK 632, TK 131.
- Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Công dụng: Tài khoản này dùng để ghi chép phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài khoản này cũng dùng để phản ánh các khoản nhập từ nhà nước về trợ giá khi thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước.
Có
Nợ
TK 511
Kết cấu:
+ Số thuế phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm hàng hoá đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ.
+ Trị giá hàng bán bị trả lại.
+ Khoản giảm giá hàng bán.
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
+ Phản ánh doanh thu bán sản phẩm hàng hoá và cung cấp lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
- TK 511 không có số dư cuối kỳ.
- Tài khoản có 4 tài khoản cấp 2:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa.
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm.
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
TK 5114: Doanh thu trợ cấp trợ giá.
+ TK 632: Giá vốn hàng bán.
+ Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ và khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho.
Kết cấu:
Có
TK632
Nợ
+ Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
+ Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ, không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá trị vốn hàng bán của kỳ kế toán.
+ Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
+ Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường, không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.
+ Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
+ Phản ánh khoản hàng hoá nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (31/12) khoản chênh lệch giứa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
+ Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
TK 632 không có số dư cuối kỳ
+ TK 131: Phải thu của khách hàng.
Công dụng: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
Kết cấu:
Nợ
Có
TK 131
+ Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là tiêu thụ.
+ Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
SDCK: Số tiền còn phải thu của khách hàng.
+Số tiền khách hàng trả nợ.
+ Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng.
+ Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng.
+ Doanh thu của số hàng bán bị người mau trả lại.
+ Số tiền chiết khấu thanh toán cho người mua.
SDCK: Phản ánh số tiền nhận trước hoặc số tiền đã thu nhiều hơn số tiền của khách hàng.
+ TK 3331: “Thuế GTGT phải nộp nhà nước”.
Công dụng: Tài khoản này dùng để ghi chép phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.
Kết cấu:
Có
TK 3331
Nợ
+ Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
+ Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp.
+ Số thuế GTGT đã nộp vào Ngân sách nhà nước.
+ Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.
SDCK: Phản ánh số thuế GTGT đã nộp thừa vào Ngân sách nhà nước.
+Số thuế GTGT đầu ra phải nộp Ngân sách nhà nước của hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ.
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ.
+ Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động chính, thu nhập bất thường.
+ Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu.
SDCK: Phản ánh số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ
TK 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
+ TK 33311. Số thuế đầu ra: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá thành phẩm dịch vụ tiêu thụ.
+ TK 33312. Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Phản ánh số thuế GTGT phải nộp, còn phải nộp của hàng hoá nhập khẩu.
2. Phương pháp hạch toán:
2.1. Tại Doanh nghiệp thực hiện thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trường hợp Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hạch toán buôn bán hàng hoá:
a. Kế toán bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp:
+ Trị giá hàng hoá xuất bán:
Nợ TK632 : Giá vốn hàng hoá.
Có TK 156 : Hàng hoá.
+ Phản ánh doanh thu và thuế GTGT:
Nợ cTK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
+ Kế toán bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng:
Nợ TK 157 : Hàng gửi bán.
Có TK 156 : Hàng hoá.
+ Chi phí vận chuyển:
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng.
Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331, 111, 112 :
+ Khách hàng chấp nhận thanh toán:
Nợ TK 111, 112, 131 : Chi phí bán hàng.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ.
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
+ Kết chuyển giá vốn hàng gửi đi:
Nợ TK 632 : Giá vốn bán hàng.
Có TK 157 : Hàng gửi đi bán.
b. Kế toán bán buôn vận chuyển theo hình thức “giao tay ba”:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán.
Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK TK 11, 112, 331 : Tổng trị giá thanh toán.
+ Phản ánh doanh thu và thuế:
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng giá trị thanh toán.
Có TK 511 : Doanh thu bán và cung cấp dịch vụ.
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
c. Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng.
+ Phản ánh số hàng mua của người cung cấp theo hình thức gửi đi bán thẳng:
Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán.
Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112 : Tổng giá thanh toán.
+ Chi phí vận chuyển:
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng.
Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331... : Tổng giá trị thanh toán.
+ Khách hàng chấp nhận thanh toán tiền:
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
+ Kết chuyển giá vốn hàng gửi đi bán:
Nợ TK 632 : Giá vốn bán hàng.
Có TK 157 : Hàng gửi đi bán.
* Hạch toán bán lẻ hàng hoá:
- Bán hàng thu tiền trực tiếp: Người bán hàng trực tiếp thu tiền của khách hàng. Người bán sử dụng thẻ quầy hàng để theo dõi từng mặt hàng để ghi chép sự biến động của hàng hoá trong từng ca, từng ngày.
- Bán thu tiền tập trung: Nghiệp vụ giao hàng và thu tiền bán hàng tách rời nhau. Nhân viên thực hiện việc thu tiền và viết hoá đơn tại quầy cho người mua. Người mua mang hoá đơn đến nhận hàng và trao hoá đơn cho người bán. Cuối ngày, lập báo cáo hàng và kiểm kê lại hàng.
+ Phương pháp hạch toán:
a. – Thu tiền hàng đủ:
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng giá trị bán.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
- Thu tiền bán hàng phát sinh thiếu:
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán.
Nợ TK 1388 : Phải thu khác.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
- Thu tiền bán hàng phát sinh thừa:
Nợ TK 111, 112, 131... : Tổng giá thanh toán.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
Có TK 3381 : Tài sản thừa chờ xử lý.
- Đối với hàng hoá dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất nhập khẩu:
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng.
- Phản ánh số thuế tiêu thu đặc biệt hoặc thuế xuất nhập khẩu phải nộp:
Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng.
Có TK 3332 : Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Có TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu.
- Cuối kỳ kế toán xác định giá trị mua thực tế của số hàng đã bán lẻ trong kỳ:
Nợ TK 632 : Giá vốn bán hàng.
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán.
b. Kế toán bán hàng đại lý:
+ Kế toán bên gửi đại lý:
- Khi xuất hàng gửi đại lý:
Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán.
Có TK 156 : Hàng hoá.
- Khi nhận tiền bán hàng đại lý:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
- Trả tiền hoa hồng cho bên nhận đại lý:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.
Có 111, 112
- Hoặc bên nhận đại lý thanh toán tiền:
Nợ Tk 111, 112.
Nợ Tk 641: Chi phí bán hàng.
Có TK 131: Phải thu của khách hàng.
- Kết chuyển giá vốn:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.
Có TK 157: Hàng gửi bán.
- Trường hợp hàng gửi đi đại lý không bán được thì doanh nghiệp nhận lại số hàng đó:
Nợ TK 156: Hàng hoá.
Có 157: Hàng gửi bán.
+ Cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh của hàng gửi đại lý:
+ Kết chuyển cổ phần bán hàng và giá vốn hàng bán.
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 632: Giá vốn bán hàng.
Có TKI 641: Chi phí bán hàng.
+ Kết chuyển doanh nghiệp thuần:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
+ Kết chuyển có lãi:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 4212: Lợi nhuận năm nay.
Nếu lỗ thì ngược lại
+ Kế toán bên nhận đại lý:
- Khi nhận hàng đại lý:
Nợ TK 003: Hàng nhận bán hộ, nhận ký gửi.
- Khi xuất bán ra hoặc xuất trả lại:
Có TK 003: Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi.
- Khi bán được hàng đại lý ký gửi :
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 331: Phải trả người bán.
- Bên nhận đại lý trả tiền bên có hàng đại lý:
Nợ TK 331: Phải trả người bán.
Có TK 111: Tiền mặt
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
- Tiền hoa hồng được hưởng:
Nợ TK 111, 112
Có Tk 511
c. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng theo phương thức trả góp.
+ Xuất hàng bán ra:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán.
Có TK 156 : Hàng hoá.
+ Doanh thu và thuế GTGT:
Nợ TK 111, 112, 131 :
Có TK 5111 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 33311 : Thuế GTGT phải nộp.
+ Phản ánh lãi trả góp:
Nợ TK 131 : Phải thu của khách hàng.
Có TK 3387 : Doanh thu thực hiện.
+ Định kỳ khi nhận được tiền:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
+ Đồng thời phản ánh doanh thu lãi bán hàng trả chậm trả góp từng kỳ:
Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện.
Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính.
+ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính.
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh.
+ Cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn hàng bán vào TK 911:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh.
Có Tk 632 : Giá vốn bán hàng.
+ Cuối lỳ kết chuyển doanh thu thuần: Phản ánh doanh thu số hàng bán trả góp
Nợ TK 111 : Tiền mặt.
Nợ TK 112 : Tiền gửi Ngân hàng.
Nợ TK 131 : Phải thu của khách hàng.
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Cuối kỳ trị giá vốn hàng bán vào TK xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 632 : Giá vốn bán hàng.
+ Kết chuyển doanh thu thuần:
Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có Tk 911 : Xác định kết quả kinh doanh.
d. Kế toán bán hàng thanh toán bằng hàng (đối lưu).
+ Doanh thu bán hàng theo phương thức đổi hàng:
Nợ TK 131 : Phải thu của khách hàng.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
+ Khi nhận được hàng:
Nợ TK 156 : Hàng hoá.
Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 131 : Phải thu của khách hàng.
- Kế toán các trường hợp xuất khác được coi là bán.
+ Khi xuất hàng làm mẫu:
Nợ TK 632 : Giá vốn bán hàng.
Có TK 156 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Phản ánh doanh thu bán hàng mẫu:
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng.
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
+ Trường hợp bán hàng không đúng quy cách hợp đồng nên bị người mau trả lại:
Nợ TK 531 : Hàng bán bị trả.
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
Có TK 111, 112, 131 :
Nhập kho số hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 156 : Hàng hoá.
Có TK 632 : Giá vốn hàng hoá.
+ Trường hợp hàng bán không đúng quy cách theo hoạt động nên phải giảm giá hàng bán:
Nợ TK 532 : Giảm giá hàng bán.
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
Có TK 111, 112, 131 :
+ Cuối kỳ kết chuyển hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán vào TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 531 : Hàng bán bị trả lại.
Có TK 532 : Giảm gía hàng bán.
+ Trường hợp người mua hàng của Doanh nghiệp thanh toán đúng thời hạn và được hưởng chiết khấu thanh toán:
Nợ TK 635 : Hàng bán bị trả.
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 : Phải thu của khách hàng.
+ Trường hợp, người mua hàng số lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại:
Nếu số chiết khấu chưa trừ trên hoá đơn:
Nợ TK 521 : Chiết khấu thương mại.
Nợ TK 33311 : Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 111, 112, 131 :
Nếu số chiết khấu được trả ngay trên hoá đơn thì không phản ánh TK 521 và không có định khoản trên.
e.Trương hợp Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai định kỳ:
Hạch toán bán buôn hàng hóa qua kho theo phương thức gửi hàng đi bán.
- Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng hoá tồn kho đầu kỳ, gái trị hàng hoá đã gửi đi cho khách hàng nhưng chưa chấp nhận thanh toán.
Nợ TK 611 : Mua hàng.
Có TK 156 : Hàng hoá.
Có TK 157 : Hàng gửi đi bán.
- Cuối kỳ, xác định giá trị tồn kho, trị giá hàng hoá đã gửi bán nhưng chưa được coi là tiêu thụ cuối kỳ.
Nợ TK 156 : Hàng hoá.
Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán.
Có TK 611 : Mua hàng.
- Khách hàng chấp nhận thanh toán:
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng.
- Đối với hàng hoá dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu.
Nợ TK 111, 121, 131 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng.
- Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu:
Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng.
Có TK 3332 : Tiêu thụ đặc biệt.
Có TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu.
- Xác định giá trị vốn của hàng đã tiêu thụ:
Nợ TK 632 : Gía vốn hàng bán.
Có TK 611 : Mua hàng.
Cuối kỳ tính và xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ.
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
g. Trường hợp bán buôn hàng qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho.
- Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng hoá tồn kho đầu kỳ:
Nợ TK 611 : Mua hàng.
Có TK 156 : Hàng hoá.
- Cuối kỳ xác định giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ:
Nợ TK 156 : Hàng hoá.
Có TK 611 : Mua hàng.
- Xác định giá vốn của hàng hoá đã xuất bán:
Nợ TK 632 : Gía vốn hàng bán.
Có TK 611 : Mua hàng.
- Phản ánh doanh thu của hàng hoá đã bán:
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng.
2.2. Tại Doanh nghiệp thực hiện thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
a. Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tường hợp bán hàng qua kho theo hình thức chuyển hàng.
Khi gửi hàng:
Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán.
Có TK 156 : Hàng hoá.
Phản ánh doanh thu bán hàng hoá:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
b. Trường hợp bán hàng theo phương thức đổi hàng để xử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
+ Doanh thu và thuế của hàng đem đi trao đổi.
Nợ TK 131 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 511 : Giá bán có thuế VAT.
+ Khi nhận hàng trao đổi:
Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu (gồm cả thuế VAT).
Nợ TK 153 : Công cụ, dụng cụ (gồm cả thuế VAT).
Nợ TK 156 : Hàng hoá (gồm cả thuế VAT).
Có TK 131 : Tổng giá thanh toán (gồm cả thuế VAT).
c. Trường hợp bán hàng vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán.
- Phản ánh số hàng mua của người cung cấp và gửi đi bán thẳng:
Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán.
Có TK 331 : Phải trả cho người bán.
Có TK 111, 112 :
- Khi khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán:
Nợ TK 111, 112, 131.
- Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 642 (6425) : Chi phí quản lý Doanh nghiệp.
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
- Khi nộp thuế cho Ngân sách nhà nước:
Nợ TK 3331.
Có TK 111, 112.
d. Trường hợp bán hàng qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp.
- Trị giá hàng hoá xuất bán:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán.
Có TK 156 : Hàng hoá.
- Phản ánh doanh thu bán hàng hoá.
e. Trường hợp Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo hình thức kê khai định kỳ.
- Trường hợp bán hàng qua kho theo hình thức gửi hàng đi bán.
- Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ, giá trị hàng hoá đã gửi đi nhưng chưa được chấp nhận thanh toán:
Nợ TK 611 : Mua hàng.
Có TK 156 : Hàng hoá.
Có TK 157 : Hàng gửi đi bán.
- Cuối kỳ, xác định giá trị hàng tồn kho, trị giá hàng gửi đi bán nhưng chưa được coi là tiêu thụ cuối kỳ:
Nợ TK 156 : Hàng hoá.
Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán.
Có TK 611 : Mua hàng.
- Kách hàng chấp nhận thanh toán:
Nợ 111, 112, 131.
Có TK 511.
- Xác định trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng hoá.
Có TK 611 : Mua hàng.
g. Trường hợp bán hàng qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho.
- Đầu kỳ, kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ:
Nợ TK 611 : Mua hàng.
Có TK 156 : Hàng hoá.
- Cuối kỳ xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:
Nợ TK 156 : Hàng hoá.
Có TK 611 : Mua hàng.
- Khách hàng chấp nhận thanh toán tiền (phản ánh doanh thu):
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 511.
- Xác định giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán.
Có TK 611 : Mua hàng.
- Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 642 (6425) : Chi phí quản lý Doanh nghiệp.
Có TK 3331 : Thuế GTGT
Nộp thuế:
Nợ TK 3331.
Có TK 111, 112.
II. Thực trạng công tác kế toán tại Doanh nghiệp:
Doanh nghiệp Nguyễn Thị Huệ là một đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ, đơn vị độc lập về tài chính. Doanh nghiệp hoạt động theo quy định chung đối với các đơn vị Doanh nghiệp tư nhân.
Vì vậy để phù hợp với quá trình hạch toán Doanh nghiệp sử dụng hình thức nhật ký chứng từ để tổ chức hệ thống sổ sách kế toán.
1. Chứng từ số sách được áp dụng:
Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ:
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhận chứng từ
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Sổ chi tiết
Bảng kê
Sổ quỹ
Bảng kê tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Ghi chú:
Hình thức nhật ký này gồm các loại số kế toán:
+ Nhật ký chứng từ.
+ Bảng kê.
+ Sổ cái.
+ Sổ chi tiết.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào thủ quỹ cho nghiệp vụ thu chi vào bảng kê, sổ chi tiết theo yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp.
Cuối tháng căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết kế toán vào Nhật ký chứng từ có liên quan.
2. Trình tự luân chuyển chứng từ và hạch toán kế toán.
Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ và phương pháp hạch toán kho hàng hoá:
Hoá đơn của bên bán
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Bảng kê số 8
Nhật kỳ chứng từ số 8
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Ghi chú:
II. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công tác kế toán bán hàng tại Doanh nghiệp Nguyễn Thị Huệ.
Trong thời gian này em xin trình bày nội dung chính của bài báo cáo là kế toán bán hàng. Căn cứ vào sơ dồ hạch toán bán hàng nói trên em xin trình bày chi tiết và lấy số liệu minh hoạ của Doanh nghiệp.
1. Hoá đơn GTGT.
- Mục đích: Hoá đơn GTGT vừa là hoá đơn bán hàng vừa là phiếu xuất kho khi bán hàng. Hoá đơn GTGT là căn cứ để đơn vị bán hạch toán thu. Nó là căn cứ để đơn vị mua hàng hạch toán giá thành.
- Cơ sở ghi chép: Căn cứ vào hợp đồng mua bán hoặc thoả thuận giữa hai bên, bên bán viết hoá đơn này rồi giao cho bên mua để kiểm tra xem có đúng với hợp đồng thoả thuận và hàng hoá nhập về thực tế hay không.
- Nội dung và phương pháp ghi chép: Hoá đơn GTGT phục vụ cho quá trình kinh doanh nên phải viết đầy đủ, rõ rãng các tiêu thức có trên hoá đơn. Hoá đơn GTGT phản ánh những đối tượng vật tư hàng hoá mà Doanh nghiệp nhập vào và thuế GTGT đầu vào.
Trước tiên là thời điểm lập hoá đơn trong đó ghi cụ thể ngày, tháng, năm. Tiếp theo là số liệu, số hoá đơn để phân biệt với các phiếu khác cùng ngày. ở dưới là địa chỉ của đơn vị bán hàng, số tài khoản, điện thoại, Fax, mã số thuế. ở tiếp dưới là tên đơn vị mua hàng, địa chỉ, số tài khoản, điện thoại, Fax, mã số thuế. Tiếp dưới là một hàng bao gồm hợp đồng số, mã số khách hàng, phương thức thanh toán mà cụ thể đây là thanh toán bằng tiền mặt. ở tiếp dưới là một bảng 06 cột để biểu thị số hàng mua và số tiền phải trả cho người bán và được đánh dấu A, B, C, 1, 2, 3.
Cột A: Số thứ tự, ở đây có 03 mặt hàng.
Cột B: Cột mã, tên sản phẩm (Ví dụ: Bột mì chìa khoá xanh).
Cột C: Đơn vị tính có thể là cái, con, chiếc và ở minh họa này tất cả các hàng hoá ở đây có chung đơn vị là kg. Riêng bao bột có đơn vị là cái.
Cột 1: Phản ánh số lượng hàng hoá. Ví dụ ở đây Bột mì thuyền buồm có số lượng là 40.000.
Cột 2: Đơn giá tức là giá trị một đơn vị tính bằng hàng hoá, cụ thể ở minh hoạ này thì đơn giá của loại bột mỳ thuyền buồm là 4110đ.
Cột 3 = Cột 1 X Cột 2 là cột thành tiền: Ghi số tiền mỗi mặt hàng là bao nhiêu. Nó được xác định bằng cột lượng X cột đơn giá. ở ví dụ minh hoạ thì số lượng nhập của bột mì thuyền buồn là 40.000 kg, đơn giá nhập là 4110đ. Thành tiền 40000 X 4110 = 164.400.000đ.
Tiếp dưới là dòng cộng tiền hàng được tính bằng cách cộng tất cả cột thành tiền theo chiều dọc, Cụ thể ở ví dụ minh hoạ này thì tổng tất cả các mặt hàng là:
164400000 + 43100000 + 46000000 = 253500000đ.
Tiếp theo là dòng thuế GTGT 5%, tiền thuế tính 5% trên tổng số tiền hàng. Cụ thể là: 12.675.000 đ.
- Tiếp theo là dòng cộng tiền thanh toán, dòng này được tính bằng tổng của dòng cộng tiền hàng và thuế. ở đây tổng cộng tiền thanh toán là: 266.175.000đ.
- Dòng số viế bằng chữ: Ghi rõ số tiền viết bằng chữ như: Hai trăm sáu sáu triệu, một trăm bảy năm ngàn đồng rồi đóng khung.
- Dòng cuối cùng phải ký và ghi rõ họ tên người mua hàng, thủ kho, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị.
Nhiệm vụ của kế toán: Hoá đơn bên bán giao cho thì kế toán có nhiệm vụ kiểm tra kỹ các tiêu thức như: tên sản phẩm, đơn vị tính số lượng, đơn giá, thành tiền xem có đúng giá thoả thuận không. Sau đó nhân lượng với số tiền có khớp với cột thành tiền không. Kiểm tra số liệu nào, kế toán đánh dấu V bên cạnh số liệu đó để tránh việc kiểm tra 2 lần cùng một số liệu. Kế tiếp kế toán cộng lại dòng tiền hàng, kiểm tra lại cách tính thuế GTGT tổng cộng tiền thanh toán.
Căn cứ hoá đơn này để kế toán lập phiếu nhập kho.
2. Phiếu nhập kho.
- Mục đích: Phiếu nhập kho viết là để theo dõi lượng hàng thực tế nhập kho.
- Cơ sở ghi chép: Căn cứ vào hoá đơn GTGT để lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập dựa trên số lượng hàng thực tế nhập kho. Nếu hàng nhập kho thừa hoặc thiếu so với hợp đồng thì phải ghi vào phiếu nhập kho theo số lượng hàng thực tế sau đó lập biên bản hàng thừa, thiếu phía dưới phiếu nhập kho phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhập hàng, họ tên người giao hàng.
- Nội dung và phương pháp ghi chép: Bao gồm thời điểm lập phiếu nhập kho tức là thời điểm hàng được nhập vào kho gồm có ngày, tháng, năm. Tiếp dưới là số liệu của phiếu để phân biệt với các phiếu khác cùng ngày. ở dưới là tên người giao hàng, tên kho mà hàng nhập vào, ở tiếp dưới là một bảng bao gồm 08 cột để biểu thị số liệu liên quan tới hàng nhập và được đánh dấu: A, B, C, D, 1, 2, 3, 4.
+ Cột A: Là cột số thứ tự, ở đây có 3 mặt hàng nên số thứ tự là 6.
+ Cột B: Là cột tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm hàng hoá). Ví dụ tên hàng là bột mì thuyên buồm loại 25 Kg.
+ Cột C: Là mã số hàng hoá để phân biệt các loại hàng hoá.
+ Cột D: Là đơn vị có thể là cái, con, chiếc. ở minh hoạ này đơn vị là kg.
+ Cột 1 – 2: Phản ánh số lượng hàng mua được chia làm 2 cột.
+ Cột 1: Phản ánh số lượng hàng theo chứng từ.
+ Cột 2: Phản ánh số lượng theo thực nhập.
+ Cột 3: Là đơn giá tức là giá trị một đơn vị tính của hàng hoá. Nó được xác định là tổng giá ghi trên hợp đồng hay hoá đơn mua hàng (chưa có thuế GTGT) và các chi phí thu mua khác phân bổ cho 1 đơn vị tính của hàng hoá đó.
+ Cột 4: Ghi số tiền mỗi mặt hàng là bao nhiêu tiền. Nó được xác định bằng cột số lượng đơn giá.
ở ví dụ minh hoạ: bột thuyền buồm là 40.000 kg đơn giá nhập là 4110đ.
Thành tiền: 40000 X 4110 = 164400000đ.
- Dòng cuối là ghi tổng số tiền mà kế toán đã mua rồi đóng khung.
- Tiếp sau đó phải ghi tổng số tiền bằng chữ.
- Cuối cùng phải ghi rõ họ tên, chữ ký của thủ trưởng đơn vị phụ trách cung tiêu, người giao hàng, thủ kho.
- Nhiệm vụ kế toán: Kiểm tra phiếu nhập kho so với hoá đơn mua hàng để xem có lệch không.
3. Phiếu xuất kho.
- Mục đích: Phiếu xuất kho là để theo dõi lượng hàng thực tế xuất kho.
- Cỏ sở ghi chép: Phiếu xuất kho được lập dựa trên lệnh xuất kho của thủ trong đơn vị. Phiếu lập phải chính xác lượng hàng hoá được xuất ra.
- Nội dung và phương pháp ghi chép:
Bao gồm thời điểm lập phiếu kho tức là thời điểm hàng được xuất ra gồm có ngày, tháng, năm.
Tiếp dưới là họ tên người nhận hàng, địa chỉ nhận.
Tiếp dưới là lý do xuất kho, xuất tại kho nào.
Tiếp dưới là một bảng 8 cột biểu thị số liệu liên quan tới hàng xuất và được đánh dấu A, B, C, D, 1, 2, 3, 4.
Cột A: Là cột số thứ tự, ở đây có một mặt hàng.
Cột B: Là cột tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, sản phẩm hàng hoá. Ví dụ ở đây là bột mì chìa khóa xanh.
Cột C: Mã số hàng hóa để phân biệt với hàng hoá khác.
Cột D: Đơn vị tính.
Cột số lượng: Chia làm 2 cột yêu cầu và thực xuất.
Cột 1: Yêu cầu: Số lượng hàng theo yêu cầu.
Cột 2: Số lượng hàng thực xuất ra.
Cột 3: Đơn giá: tức là gía trị một đơn vị tính của hàng hoá.
Cột 4: Ghi số tiền mỗi mặt hàng bao nhiêu tiền. Nó được xác định bằng cột 2 X cột 3.
Trong ví dụ minh hoạ số lượng hàng xuất của bột mỳ chìa khoá xanh là 500 kg, đơn giá là 4600đ.
Thành tiền: 500 X 4600 = 23000000đ.
Dòng ngang cuối cùng ghi tổng cộng số tiền hàng xuất ra.
Tiếp dòng dưới ghi cộng thành tiền bằng chữ.
Phía dưới bảng phải ghi ngày, tháng, năm xuất kho.
Dòng cuối cung phải ghi rõ họ tên thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng phụ trách cung tiêu, người nhận, thủ kho.
Phiếu xuất kho là căn cứ vào thẻ kho và bảng kê số 8.
4. Thẻ kho:
- Mục đích: Theo dõi số lượng nhập, xuất tồn kho từng thứ vật tư sản phẩm hàng hoá ở từng kho. Lám căn cứ xác định tồn dự trữ vật tư, sản phẩm hàng hoá, xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho.
- Cơ sở ghi chép: Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho là cơ sở để ghi chép vào thẻ kho. Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật tư sản phẩm hàng hoá nhãn hiệu đúng quy cách. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho để ghi vào cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi một dòng cuối ngày tính số tồn kho, sau mỗi lần kiểm kê phải điều chỉnh số liệu trên thẻ kho cho phù hợp số thực tế theo chế độ quy định.
- Nội dung và phương pháp ghi chép: Thẻ kho phản ánh số lượng hàng hoá nhập, xuất tồn kho. Thẻ kho phải có đầy đủ ngày, tháng nhập thẻ, tên nhãn hiệu quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hoá. Cụ thể ví dụ minh hoạ là Bột mì Chìa Khoá Xanh, đơn vị: kg.
- Thẻ kho gồm 9 cột. Trong đó:
+ Cột số thứ tự.
+ Cột chứng từ: Trong đó bao gồm số liệu, ngày nhập xuất.
+ Cột trích yếu: Ghi rõ họ tên công ty bán hàng và xuất hàng ra.
+ Cột số lượng: Trong đó gồm có số lượng nhập, số lượng xuất, số lượng hàng hoá tồn kho. Cột tồn kho phản ánh số lượng vật tư hàng hoá còn tồn lại trong kho đến cuối ngày... Cột tồn sẽ được tính bằng cột nhập – cột xuất.
+ Cột ký xác nhận của kế toán.
Trong ví dụ minh hoạ của thẻ kho tháng 6 năm 2005 ta sẽ thấy được lượng hàng hoá, nhập , xuất tồn kho hàng hoá trong tháng. Ngày 12/06/2005 Doanh nghiệp nhập 10.000 kg bột mì Chìa Khoá Xanh của công ty bột mì Bình Đông. Đồng thời, cũng vào ngày 12/06/2005 Doanh nghiệp lại xuất 500 kg bột mì Chìa Khoá Xanh cho công ty Dương Quang. Vì vậy hàng tồn của ngày 12/06/2005 là 9802 kg.
- Nhiệm vụ của kế toán: Thẻ kho là chứng từ do thủ kho ghi chép hàng ngày nhưng kế toán lại có nhiệm vụ lập thẻ và cá chỉ tiêu: tên nhãn hiệu, quy cách vật tư sản phẩm hàng hoá, mã số trước khi giao hàng cho thủ kho.
Hàng tháng theo định kỳ , nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho.
Dựa trên phiếu nhập, phiếu xuất kế toán kiểm tra lượng nhập, xuất kho xem số lượng có đầy đủ, khớp không để kiểm tra. Kiểm tra xong số liệu nhập, xuất tồn được kiểm tra xong. Kiểm tra xuống kho kiểm tra số lượng tồn trong kho đến thời điểm đó có chính xác không. Nếu đúng thủ kho ký xác nhận lại thẻ kho và giao cho thủ kho lưu lại.
5. Bảng kê chi tiết TK 156.
- Mục đích: Theo dõi lượng hàng hoá vật tư, thành phẩm, nhập xuất tồn của một tháng.
- Cơ sở ghi chép : Căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
+ Phiếu mua hàng.
+ Phiếu xuất kho kiêm hoá đơn bên bán.
+ Hoá đơn bán hàng.
+ Bảng kê chi tiết được lập cuối tháng.
Nội dung và phương pháp ghi chép: Bảng kê chi tiết tài khoản 156 là căn cứ quan trọng để xác định rõ được lượng hàng hoá được xuất ra, nhập vào để có thể lên kế hoạch xuất nhập hàng hoá một cách hợp lý.
- Bảng kê chi tiết phản ánh đầy đủ số phiếu nhập, phiếu xuất một tháng, thể hiện ở chứng từ, số phiếu xuất, nhập thể hiện ở cột dọc:
+ Cột thứ tự hàng.
+ Cột chứng từ bao gồm 2 cột:
+ Cột ngày tháng: Phản ánh ngày xuất, nhập kho trên phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
+ Cột số: Số phiếu nhập, số phiếu xuất.
+ Cột tài khoản đối ứng: Phản ánh lượng hàng hoá xuất ra được thnah toán bằng hình thức như thế nào? ở ví dụ minh hoạ này thể hiện hình thức thanh toán bằng các tài khoản: 111, 112, 131 ...
+ Cột nhập: Phản ánh số tiền tương ứng với lượng hàng nhập vào kho giá chưa thuế.
+ Cột xuất: Phản ánh số tiền tương ứng với lượng hàng xuất ra theo giá vốn.
+ Cột tồn: Phản ánh số tiền tương ứng với lượng hàng tồn cuối tháng, cuối kỳ.
Trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ
Trị giá thực tế hàng nhập kho trong kỳ
Trị giá thực tế hàng xuấtkho trong kỳ
Số dư đầu kỳ
Cụ thể ở ví dụ minh hoạ hàng tồn được tính bằng công thức:
= - +
+ Nhiệm vụ của kế toán: Bảng kê chi tiết TK 156 do kế toán lập, điền số liệu vào. Nên trước khi lập kế toán kiểm tra kỹ phiếu xuất kho, phiếu nhập kho. Kế toán xếp các phiếu xuất kho, nhập kho theo ngày, tháng rồi đưa vào bảng, viết xong phiếu nào thì đánh dấu V vào phiếu đó.
Bảng kê chi tiết TK 156 là cơ sở để lập bảng kê số 8.
6. Sổ chi tiết bán hàng TK 5111
+ Mục đích: Tài khoản này dùng để ghi chép phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của Doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Cơ sở ghi chép: Chứng từ phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng và các chứng từ khác có liên quan.
+ Nội dung và phương pháp ghi chép:
+ Cột đầu tiên: Số thứ tự.
+ Cột chứng từ được chia làm 2 cột:
+ Cột số: Số phiếu hoá đơn bán hàng.
+ Cột ngày: Ngày bán hàng.
+ Cột diễn giải: Tên khách hàng mua hàng hoá.
+ Tiếp theo là cột doanh thu bán hàng (chưa thuế).
ở ví dụ minh hoạ: Ngày 2/06/2005 Công ty Xay lúa Mì mua lợng hàng tương ứng với số tiền là: 110.423.000đ.
+ Cột tiếp theo là tỉ xuất thuế. ở ví dụ minh hoạ trên thì số thuế của Công ty Xay lúa Mì là: 5.521.150đ.
+ Cột thành tiền là tổng số tiền doanh thu và số thuế phải thu của khách hàng.
Cụ thể ở ví dụ minh hoạ thì tổng số tiền phải thu của Công ty Xay lúa Mì là:
110.423.000đ + 5.521.150đ = 115.944.150đ.
+ Cuối cùng phải lý và ghi rõ họ tên người lập sổ và kế toán trưởng.
- Sổ chi tiết bán hàng là cơ sở lập nhật ký chứng từ số 8.
7. Sổ chi tiết TK 3331
- Mục đích: Dùng để gi chép , phản ánh số thuế GTGT đầu ra, só thuế GTGT pahir nộp vào ngân sách nhà nước.
- Cơ sở ghi chép: Hoá đơn bán hàng.
Nội dung và phương pháp ghi chép:
- Số dư dầu tháng: Phản ánh số thuế còn phải thu của khách hàng.
+ Cột đầu tiên: Số thứ tự.
+ Cột chứng từ: Được chia làm 2 cột:
+ Cột số phiếu: Số hoá đơn bán hàng.
+ Cột ngày: Ngày bán hàng.
Tài khoản đối ứng, phản ánh hình thức thanh toán thuế, ở ví dụ minh hoạ ngày 2/6/2005 số thuế phải thu của Công ty Xay lúa Mì, tài khoản đối ứng là: 131.
Số phát sinh bên có của TK 3331 đối ứng với bên nợ của các tìa khoản có liên quan phản ánh số thuế hàng hoá xuất kho trong tháng.
Cụ thể ở ví dụ minh hoạ số phát sinh bên có của Công ty Xay lúa Mì là: 5.521.150đ.
Số đủ bên phản ánh số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
ở ví dụ minh hoạ này số thuế GTGT phải nộp tháng 6 là 149.743.000đ.
Tiếp dưới ghi rõ họ tên người lập sổ và kế toán trưởng.
8. Sổ chi tiết TK 632.
- Mục đích: Dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
- Cơ sở ghi chép: Phiếu xuất kho giá vốn.
Hoá đơn bán hàng.
- Nội dung và phương pháp ghi chép:
+ Cột số thứ tự: ghi số thứ từ hàng hoá.
+ Cột chứng từ: Được chia làm 2 cột:
+ Cột số: Số phiếu hàng hoá xuất ra.
+ Cột ngày: Ngày xuất hàng.
+ Cột diễn giải: Tên nhãn hiệu quy cách sản phẩm vật tư hàng hoá.
+ Cột giá vốn hàng bán: Phản ánh số tiền tương đương với số lượng hàng hoá xuất bán ra giá vốn.
Cụ thể: Ngày 2/6/2005 xuất bột cân theo giá vốn là: 108.123.000đ.
Cột doanh thu bán hàng: Phản ánh số tiền tương đương với lượng hàng hoá bán ra theo giá bán.
Cụ thể: Ngày 2/6/2005 xuất bột cân theo giá bán là: 110.423.000đ.
Cột lãi gộp: Được tính bằng doanh thu – giá vốn hàng bán.
Giá vốn bán hàng không có số dư cuối kỳ.
Cuối cùng ký và ghi rõ họ tên người lập sổ, kế toán trưởng.
9. Bảng kê số 1:
- Mục đích: Dùng để ghi chép phản ánh các nghiệp vụ thu tiền vào quỹ của Doanh nghiệp.
- Cơ sở ghi chép: các chứng từ liên quan.
- Nội dung và phương pháp ghi chép:
+ Số dư đầu tháng: Phản ánh số tiền còn tại quỹ cuối tháng trước.
+ Cột đầu tiên: Số thứ tự.
+ Cột tiếp theo ghi ngày tháng phát sinh nghiệp vụ.
+ Cột diễn giải: Ghi tên khách hàng và các khoản thu, chi liên quan.
+ Cột tiếp theo là số phát sinh bên có đối ứng với bên nợ của quỹ tiền mặt.
Cụ thể là doanh thu bán hàng (chưa thuế) phản ánh số tiền mặt thu được từ doanh thu bán hàng.
Cụ thẻ ở ví dụ minh hoạ là 2/6/2005 Đại lý Minh Hạnh trả: 48.010.000đ bằng tiền mặt.
Số thuế phải thu bằng tiền mặt cho lượng hàng đó là: 2.400.500đ.
Cột phải thu của khách hàng: phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng, bằng tiền mặt.
Số dư cuối tháng: Phản ánh số tiền mặt còn tại quỹ.
Cuối sổ ký và ghi rõ họ tên người lập sổ và kế toán trưởng.
10. Sổ chi tiết TK 112.
- Mục đích: Dùng để ghi chép phản ánh các nghiệp vụ thu tiền vào tài khoản tièn gửi ngân hàng của Doanh nghiệp và nó được phản ánh vào bên nợ của TK 112 trên sổ chi tiết TK 112.
- Cơ sở ghi chép: Báo nợ, báo có, bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc có liên quan.
- Nội dung và phương pháp ghi chép:
+ Số dư đầu tháng: Phản ánh số tiền tại ngân hàng còn tháng trước.
+ Cột đầu tiên: Số thứ tự phát sinh nghiệp vụ.
+ Cột tiếp theo ghi ngày tháng phát sinh nghiệp vụ.
+ Cột diễn giải: Ghi tên khách hàng và các khoản chi bằng tiền gửi ngân hàng.
+ Cột nợ phản ánh số tiền được thu bằng chyển khoản đã có thuế GTGT.
+ Cột có phản ánh số tiền được trả bằng chuyển khoản.
Đối ứng với TK 112 là các tài khoản ghi có, ghi nợ.
Cụ thể là doanh thu bán hàng, thuế GTGT đầu ra và các khoản phải thu của khách hàng bằng chuyển khoản.
Tài khoản ghi nợ phản ánh số tiền trả bằng tiền gửi ngân hàng.
- Số dư cuối tháng: Phản ánh số tiền gửi ngân hàng còn tại ngân hàng.
- Cuối sổ ký và ghi rõ họ tên người lập sổ và kế toán trưởng.
11. Sổ chi tiết TK 131
- Mục đích: Theo dõi các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
- Cơ sở ghi chép: Căn cứ vào hoá đơn GTGT để làm cơ sở vào sổ chi tiết TK 131.
- Nội dung và phương pháp ghi chép: gồm 10 cột
+ Cột thứ tự.
+ Cột phiếu xuất, số hoá đơn.
+ Cột ngày xuất kho ghi trong hoá đơn.
+ Cột diễn giải: Ghi tên khách hàng, Công ty mua hàng.
+ Cột TK đối ứng: Hình thức thanh toán.
+ Cột số phát sinh gồm có 2 cột:
+ Cột phát sinh nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng đã xác định là tiêu thụ.
+ Cột phát sinh có: Số tiền khách hàng đã trả nợ.
+ Cột số dư gồm 2 cột:
+ Số dư nợ: Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng.
+ Số dư có: Phản ánh số tiền đã thu của khách hàng.
Sổ chi tiết TK 131 là cơ sở vào Bảng kê số 8 và nhật ký chi tiết số 8.
12. Bảng kê số 8.
- Mục đích: Dùng để ghi chép tổng hợp tình hình nhập, xuất tồn kho, thành phẩm hàng hoá theo giá trị thực tế.
- Cơ sở ghi chép: các chứng từ hoá đơn nhập xuất thành phẩm, hàng hoá chứng từ khác có liên quan.
- Nội dung và phương pháp ghi chép:
+ Số dư đầu tháng: Phản ánh số hàng hoá tồn kho đầu tháng được lấy từ số dư tài TK 156.
+ Tiếp theo là số phát sinh bên nợ của TK 156 đối ứng với bên có của tài khoản có liên quan phản ánh số hàng hoá thành phẩm nhập kho trong tháng.
+ Số phát sinh bên có của TK 156 đối ứng với bên nợ của cá tài khoản có liên quan phản ánh số hàng hoá xuất kho trong tháng.
+ Số dư cuối tháng: Phản ánh số thành phẩm hàng hoá còn tồn kho cuối tháng và được tính bằng cách:
SDCT = SDĐT + SPS nợ – SPS có
+ Bảng kê số 8 được mở riêng cho từng tài khoản.
Số liệu tổng hợp củ Bảng kê số 8 sau khi khoá sổ cuối tháng hoặc quý được dùng ghi vào nhật ký chứng từ số 8.
13. Nhật ký chứng từ số 8.
- Mục đích: Theo dõi doanh thu hàng hoá bán ra.
- Cơ sở ghi chép: Căn cứ vào bảng kê số 8 và các tờ kê chi tiết khác kế toán theo dõi chứng từ sổ sách của cả tháng rồi lên nhật ký.
- Nội dung và phương pháp ghi chép: Mỗi tháng vào nhật ký chứng từ số 8 một lần.
Nhật ký chứng từ số 8 ghi có TK 156, 157, 131, 632, 642, 711, 911
+ Bảng gồm 12 cột
+ Cột 1: Ghi số thứ tự.
+ Cột 2: các TK ghi nợ đối xứng với các TK ghi có.
+ Cột 3: Ghi các tài khoản ghi có và các tài khoản ghi nợ.
+ Cột 4: Theo dõi về giá trị vốn hàng bán ra là: 2.932.464đ.
+ Cột 5: Theo dõi về giá trị vốn hàng gửi đi bán là: 408.085.000đ.
+ Cột 6...Cột 11: Theo dõi tất cả các hoạt động khác khoản doanh thu, khoản phải thu, chi phí khác, thu nhập khác, xác định kết quả kinh doanh.
+ Cột 12: Tổng cộng bên có của tất cả các TK nhật ký chứng từ số 8 được thành lập theo kiểu bàn cờ nên kh lập kế toán phải lập đúng mẫu.
Mỗi TK ghi vào một dòng của một đối xứng của các TK liên quan.
Số phát sinh bên có được biểu hiện theo hàng ngang. Số liệu nhật ký chứng từ số 8 được lấy từ sổ chi tiết tiêu thụ.
- Nhiêm vụ của kế toán: Theo dõi chặt chẽ từng khoản phát sinh bên nợ, trong từng khoản riêng biệt. Dựa vào đó kế theo dõi được tình hình kinh doanh của cửa hàng để phát huy những điểm mạnh, khắc phục mặt yếu để có kế hoạch xây dựng nhập xuất hàng cho kỳ sau.
Phần III: Kết luận
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay có sự cạnh tranh ác liệt mà các Doanh nghiệp tồn tại được là đã rất khó khăn và gian nan. Với xu thế toàn cầu hoá như hiện nay Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới đang cố gắng để hoà nhập với nhau nhưng không phải hoà tan vào nhau. Mục tiêu đặt ra với Việt Nam là phải cạnh tranh với các nước trên thế giới, cạnh tranh mọi mặt và điều này không đơn giản nếu như không tự hoàn thiện và phát triển thì đương nhiên ta sẽ bị tụt hậu so với các nước khác và Doanh nghiệp khác. Càng ngày sự cạnh tranh càng khốc liệt, các Doanh nghiệp nước ta phải tranh giành nhau từng khách hàng một nhằm tăng thêm thị phần.
Không bằng lòng với những gì đã có thể tạo chỗ đứng trên thị trường Doanh nghiệp đã nỗ lực không ngừng về các mặt: Nâng tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực tìm kiếm đơn hàng để mở rộng thị trường.
Khi bước sang cơ chế thị trường, cơ chế thay đổi thì cách quản lý cũng thay đổi và kế toán là một công cụ phục vụ cho công tác quản lý. Và trong những thời kỳ khác nhau thì quan điểm quản lý khác nhau, dẫn đến hạch toán cũng khác nhau.
Chính vì vậy, với những bước chuyển biến nhanh chóng củ Doanh nghiệp, phòng kế toán cũng nhanh chóng nắm bắt kịp thời công việc và khẳng định vai trò của mình trong sự nghiẹp thành công của Doanh nghiệp.
Bộ máy kế toán của Doanh nghiệp gồm 4 người rất gọn nhẹ giảm thểu được chi phí mà vẫn đảm bảo tốt công tác kế toán. Ngoài kế toán trưởng đảm nhiệm phần hành kế toán tổng hợp, các kế toán viên còn lại trong phòng đều thực hiện kiêm nhiệm một số phần hành. Phân công việc trong phòng kế toán đã mang tính chuyên môn hoá.
Tuy nhiên em vẫn thấy còn một số điều bất hợp lý. Cụ thể: kế toán viên thực 3 hiện 2 phần hành kế toán chi phí, giá thành và kế toán tiêu thụ như vậy là khối công việc quá lớn.
Hình thức sổ Doanh nghiệp sử dụng là Nhật ký chứng từ thích hợp với Doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, giúp cho công việc quản lý và hạch toán kế toán trở nên dễ dàng và thuận tiện. Tuy nhiên sử dụng hình thức Nhật ký chứng từ còn có những mặt hạn chế đó là phải ghi chép nhiều và hay bị trùng lặp hay gặp khó khăn cho việc đối chiếu.
Qua quá trình thực tập tại DNTN Nguyễn Thị Huệ thời gian tuy rất ngắn ngủi nhưng đã giúp cho em hiểu biết thêm rất nhiều về công tác kế toán, giúp em cập nhập những kinh nghiệm từ thực tế mà trước đây em chỉ học trên lý thuyết và nắm bắt được công việc tạo tiền đề cho mai sau.
Cũng trong thời gian này , em càng ý thức được một cách sâu sắc về tầm quan trọng của công tác bán hàng tại Doanh nghiệp. Không chỉ đơn thuần giúp cho Doanh nghiệp theo dõi tình hình lượng hàng hoá bán ra và tồn lại kho để đề ra những biện pháp hữu hiệu trong quản lý hàng hoá mà quan trọng hơn qua việc phân tích lượng hàng hoá luân chuyển, Doanh nghiệp nắm bắt quản lý hàng hoá từ khâu thu mua, dự trữ bảo quản sử dụng sao cho có hiệu quả sử dụng nhất, tránh thiệt hại cho Doanh nghiệp. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, ổn định được tình hình tài chính tạo điều kiện có chỗ đứng trên thị trường và ngày càng phát triển hơn nữa.
Với thời gian thực tập tại DNTN Nguyễn Thị Huệ do thời gian và tình trình độ có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện.
Em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Đặng Hằng – Giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong Doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập và chuyên đề thực tập này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2005
Học sinh thực hiện
Nguyễn Thu Minh Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34152.doc