Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW

Sau thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1TW, được sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS. Nguyễn Văn Công và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú phòng kế toán công ty, em đã tiếp xúc tìm hiểu thực tế về công tác kế toán ở Công ty. Đặc biệt là đối với phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thực tế đã chứng minh rằng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có một vai trò và vị trí rất quan trọng trong công tác kế toán nói chung ở các doanh nghiệp sản xuất. Nó là công cụ giúp các nhà quản lý tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường. Nhận thức được vấn đề này lãnh đạo công ty PSC1 đã có nhiều quan tâm trong tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Công tác kế toán phần hành này trong công ty được tổ chức khá gọn nhẹ, nhiều ưu điểm, về cơ bản là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc thù của ngành sản xuất thuốc BVTV Đảm bảo cung cấp thông tin kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách đầy đủ, chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lý . Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty PSC1 vẫn còn tồn tại một số thiếu sót. Trong chuyên đề này, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, đánh giá và đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa kế toán, của các cô chú trong phòng kế toán công ty PSC1 để Chuyên đề của em được hoàn thiện, thiết thực va khoa học hơn.

doc97 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu hàng hóa và thanh toán công lao động: Tổ chế biến Đặng Nhật Duệ như biểu 2-5 trang 34, biểu 2-6 chai trang 35; Tổ sang chai thuốc nước Đàm Thanh hải như biểu 2-7 trang 36, biểu 2-8 trang 37: Biểu 2-5: BẢNG NGHIỆM THU HÀNG HÓA VÀ THANH TOÁN CÔNG LAO ĐỘNG Xưởng sản xuất CN Hải Phòng - Tháng 8 năm 2008 Tổ gia công chế biến: Đặng Nhật Duệ ĐVT: VNĐ STT Tên hàng Chủng loại Số lượng nhập kho (Kg) Đơn giá/Kg Thành tiền 1 Ofatox 400EC - Phuy CB 9.010 55 495.550 2 Heco 600EC - Phuy CB 3.263 50 163.150 2 Bassa 50EC - Phuy CB 18.838 60 1.130.280 Cộng tiền 1.788.980 Biểu 2-6: BẢNG THEO DÕI CÔNG LAO ĐỘNG VÀ LƯƠNG KHOẢN SẢN PHẨM Xưởng sản xuất CN Hải Phòng Tháng 8 năm 2008 Tổ gia công chế biến: Đặng Nhật Duệ ĐVT: VNĐ STT Họ và tên Số công Số tiền Tiền độc hại Tổng lương 1 Nguyễn Văn Dậu 6 320,552 27.000 2 Phạm Văn Hưng 6 320.552 27.000 3 Phạm văn Hải 6 320.552 27.000 4 Lê Công Hồng 1 41.250 4.500 5 Phạm Văn cửu 6 320.552 27.000 … … .. ... Tổng cộng 1567.898 221.082 1.788.980 Biểu 2-7: BẢNG NGHIỆM THU HÀNG HÓA VÀ THANH TOÁN CÔNG LAO ĐỘNG Xưởng sản xuất CN Hải Phòng - Tháng 8 năm 2008 Tổ sang chai thuốc nước: Đàm Thanh hải ĐVT: VNĐ STT Tên hàng Chủng loại Số lượng chai Đơn giá Thành tiền TTC_BRAVO 1 Bravo 480SL 1000ml 4.827 180 868.860 2 Bravo 480SL 480ml 7.999 0,95 759.905 TTC_HECO 3 Heco 600EC 100ml 19.968 47 938.496 TTS_BASA 4 Bassa 50EC 240ml 32.640 65 2.121.600 5 Bassa 50EC 90ml 150.965 46 6.944.390 TTS_OFA 6 Ofatox 400EC 240ml 40.777 65 2.650.505 7 Ofatox 400EC 90ml 121.200 46 5.575.200 TTS_SUT 8 Sutin 5EC 100ml 4.100 50 205.000 9 Sutin 5EC 30ml 173.555 79,8 13.844.400 TTS_TRE 10 Trebon 10EC 100ml 33.521 47 1.575.487 11 Trebon 10EC 80ml 15.291 45 688.095 … .. Tổng cộng 38.464.958 (Nguồn trích dẫn:Bảng nghiệm thu hàng hóa và thanh toán công lao động - CN Hải Phòng của Công ty PSC1) Kế toán chi nhánh căn cứ vào bảng chấm công và Bảng nghiệm thu hàng hóa và thanh toán công lao động để lập bảng theo dõi công lao động và lương khoán sản phẩm trong tháng của mỗi tổ cho mỗi lao động Biểu 2-8: BẢNG THEO DÕI CÔNG LAO ĐỘNG VÀ LƯƠNG KHOẢN SẢN PHẨM Xưởng sản xuất CN Hải Phòng Tháng 8 năm 2008 Tổ sang chai thuốc nước: Đàm Thanh hải STT Họ và tên Số công Số tiền Tiền độc hại Tổng lương 1 Nguyễn Văn Trình 22 1.620.000 102.000 1.722.000 2 Đinh Thị Hà 16 1.278.500 72.000 1.350.500 3 Phạm Thị Nga 14 798.056 63.000 861.056 4 Nguyễn Thị Hướng 10 491.000 50.000 541.000 5 Định Thị Liên 14 798.000 63.000 861.000 6 Trương Thị Tâm 15 810.000 63.000 873.000 7 Nguyễn Thị Mận 11 491.000 65.000 556.000 8 Ngô Thị Tám 8 358.000 36.000 394.000 9 Nguyễn Thị Dung 19 1.419.452 85.500 1.504.952 10 Trịnh Thị Linh 19 1.419.452 85.500 1.504.952 11 Chu Thị Thắm 19 1.230.000 80.000 1.310.000 12 Nguyễn Thị Thảo 15 810.000 65.000 875.000 13 Nguyễn Thị Tuyền 16 1.278.674 72.000 1.350.674 … … … … Tổng tiền 28.914.958 9.550.000 38.464.958 (Nguồn trích dẫn: Bảng theo dõi công lao động và lương khoán sản phẩm - CN Hải Phòng của Công ty PSC1) Cuối tháng kế toán chi nhánh Hải Phòng gửi toàn bộ chứng từ gốc như: Bảng nghiệm thu hàng hóa và thanh toán công lao động, Bảng theo dõi công lao động và lương khoán sản phẩm lên phòng kế toán trung tâm. Kế toán tiền lương của phòng kế toán trung tâm căn cứ vào các chứng từ gốc đó sẽ nhập liệu vào máy theo chứng từ tiền công ngày 31/8/2008. Kế toán tính giá thành căn cứ vào các phiếu chi tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp nhập liệu vào máy. Trình tự nhập liệu vào máy như sau: Từ giao diện của phần mềm kế toán, chọn Menu “ Chứng từ/Chứng từ tiền mặt” - Tiến hành nhập các dữ liệu: “Số chứng từ”, “Ngày chứng từ”, “Ngày ghi sổ”, “Họ tên”, “Địa chỉ”, “Diễn giải”, “Kèm theo” (Phần “Kèm theo có nghĩa là số chứng từ gốc làm căn cứ nhập dữ liệu. - Tại ô TK Có nhập “1111” - Tại ô TK Nợ nhập “ 622”, tại ô số tiền nhấn vào nút chi tiết và nhập chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm ( thay cho sổ chi tiết TK 622) như màn hình 2-8 trang 39: - Nhấn nút hạch toán - Nhấn nút ghi Màn hình 2-8: Sau khi nhập liệu đầy đủ , máy sẽ tự động xử lý số liệu, đưa số liệu vào Sổ nhật ký chung như số liệu đã trình bầy ở Biểu 2-3 trang 30 rồi vào Sổ cái TK 622 Biểu 2-9 trang 40. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CÔNG TY CP BVTV 1TW Biểu 2-9: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 01/08/2008 đến ngày 31/08/2008 Đơn vị tính: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 31/08/08 CH- 523HP 31/08/08 Đàm Thanh Hải chi tiền công sang chai, chế biến, độc hại tháng 08/2008 111 38.464.958 31/08/08 CH- 524HP 31/08/08 Đặng Nhật Duệ chi tiến chế biến 1111 1.788.980 31/08/08 CH-525HP 31/08/08 Nguyễn Thị Loan chi tiền độc hại, đóng gói tháng 8/2008 111 55.036.776 31/08/08 K8/2008- 02 31/08/08 Kết chuyển sang 154 tính giá thành 154 95.290.708 Tổng cộng số phát sinh 95.290.708 95.290.708 Số dư cuối kỳ (Nguồn trích dẫn: Sổ cái TK 622-CP NC trực tiếp của công ty PSC1) 2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung CPSXC ở công ty PSC.1 là toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất phục vụ gia công sang chai, đóng gói thuốc BVTV. CPSXC phát sinh trong kỳ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đơn vị sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí sản chung toàn CN Hải Phòng. Và phân chia CPSXC thành 6 yếu tố chi phí sản xuất khác nhau, được mã hoá chi tiết trên danh mục CPSXC: 1. Chi phí nhân viên phân xưởng 1_AC: Tiền ăn ca 1_L: Lương công nhân viên sản xuất 2. Chi phí vật liệu, bao bì 2_BH: Chi mua bảo hộ lao động 2_VT: Chi mua vật tư bao bì phục vụ cho sản xuất 2_VTH: Vật tư hỏng trong định mức 2_XD: Chi mua xăng dầu chạy máy 3. Chi phí dụng cụ sản xuất 4. Chi phí khấu hao TSCĐ 7. Chi phí dịch vụ mua ngoài 7_BDMM: Chi bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ, CCDC thuộc xưởng 7_DN: Chi phí điện, nước, điện thoại sản xuất 7_KDDC: Kiểm định dụng cụ đo lường sản xuất 7_TC: Chi phí tái chế vật tư 8. Chi phí bằng tiền khác 8_BDDH: Chi phí bồi dưỡng độc hại công nhân sản xuất 8_TK: Chi phí tiếp tân, khánh tiết 8_TT: Chi phí trả trước 8_VS: Chi phí vệ sinh, bảo quản kho xưởng * Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng: Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương và tiền ăn ca của công nhân thuê ngoài phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng như tiền công tái chế thuốc BVTV, tiền công bốc xếp… Công ty PSC.1 không hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng như BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí SCX mà hạch toán vào chi phí QLDN. Trong tháng khi phát sinh các khoản chi phí nhân viên phân xưởng thì kế toán chi nhánh lập phiếu chi, cuối tháng kế toán chi nhánh tổng hợp các phiếu chi gửi lên phòng kế toán trung tâm. Kế toán trung tâm căn cứ vào các chứng từ gốc do kế toán chi nhánh gửi lên tiến hành nhập liệu vào máy: Từ giao diện phần mềm vào Menu “ Chứng từ/Chứng từ tiền mặt - Tiến hành nhập các dữ liệu: “Số chứng từ”, “Ngày chứng từ”, “Ngày ghi sổ”, “Họ tên”, “Địa chỉ”, “Diễn giải”, “Kèm theo” (Phần “Kèm theo có nghĩa là số chứng từ gốc làm căn cứ nhập dữ liệu. - Tại ô TK Có nhập “1111” - Tại ô TK Nợ nhập 627, tại ô số tiền tương ứng với TK Nợ nhấn nút chi tiết chọn khoản mục “1_L” - Nhấn nút hạch toán - Nhấn nút ghi Máy tự xử lý và đưa dữ liệu vào nhật ký chung, Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản theo khoản mục phí 627, Sổ cái Tk 627, số kế toán liên quan. Ví dụ: ngày 03/8/2008 chi tiền công bốc xếp thuốc BVTV ở tổ đóng gói Đặng Nhật Duệ số tiền 3.901.920 VNĐ bằng tiền mặt theo chứng từ số CH-473HP. Kế toán trung tâm nhập liệu vào máy như sau: Màn hình 2-9: * Kế toán chi phí vật liệu bao bì: Bao gồm các chi phí vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, chi xuất vật tư hỏng, chi phí xăng dầu cho máy chạy, chi mua bảo hộ lao động. Tương tự như kế toán chi phí nhân viên phân xưởng, khi phát sinh các khoản chi phí này kế toán chi nhánh lập phiếu chi, cuối tháng gửi lên phòng kế toán trung tâm. Kế toán trung tâm căn cứ vào các chứng từ gốc nhập liệu vào máy, chi tiết cho từng khoản mục phí. Máy tự động xử lý dữ liệu vào Sổ nhật ký chung như biểu 2-3 trang 30, Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản theo khoản mục phí 627 biểu 2-10 trang 47, Sổ cái TK 627 biểu 2-11 trang 48 * Kế toán chi phí dụng cụ sản xuất: Như chi mua kệ gỗ đựng hàng, chi mua văn phòng phẩm, than cho xưởng… Ở đơn vị sử dụng rất nhiều loại CCDC khác nhau. Mỗi loaị được mã hoá chi tiết trên danh mục sản phẩm CCDC. Kế toán sử dụng TK 153- CCDC để phản ánh tình hình nhập xuất tồn các loại CCDC. Các loại CCDC dùng cho sản xuất ở đơn vị chủ yếu là những CCDC có giá trị nhỏ do đó khi xuất dùng cho sản xuất đơn vị tính toàn bộ vào chi phí sản xuất chung, không phân bổ dần qua TK 142, 242 Khi phát sinh các khoản chi phí này kế toán chi nhánh lập phiếu chi, cuối tháng gửi lên phòng kế toán trung tâm. Kế toán trung tâm căn cứ vào các chứng từ gốc nhập liệu vào máy, chi tiết cho từng khoản mục phí. Máy tự động xử lý dữ liệu vào Sổ nhật ký chung như biểu 2-3 trang 30, Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản theo khoản mục phí 627 biểu 2-10 trang 47, Sổ cái TK 627 biểu 2-11 trang 48 * Kế toán chi phí khấu hao cho TSCĐ: Chi phí khấu hao của những TSCĐ dùng trực tiếp cho sản xuất thuốc BVTV và những TSCĐ dùng chung cho phân xưởng, tổ đội sản xuất… Tất cả các TSCĐ đều được khai báo đầy đủ các thông tin về mã, tên, nước sản xuất, bộ phận sử dụng, nguyên giá, năm sử dụng… trên danh mục TSCĐ. Đơn vị tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng: Khấu hao TSCĐ 1 tháng = Tổng giá trị tính khấu hao( NG TSCĐ) 12 tháng x Tuổi thọ kinh tế Đơn vị áp dụng quyết định 206/ BTC nên những TSCĐ sử dụng trước năm 2004 đều được xác định lại tuổi thọ kinh tế để xác định lại số khấu hao bình quân kỳ theo đúng quy định của Nhà Nước. Cuối kỳ kế toán ở phòng kế toán trung tâm là người phụ trách phần hành về TSCĐ là do máy tự động xử lý theo những thông tin và công thức đã cài đặt sẵn. Số tiền khấu hao của từng bộ phận được chi tiết trên danh mục “Chứng từ khấu hao” TSCĐ. Máy tự động xử lý dữ liệu vào Sổ nhật ký chung như biểu 2-3 trang 30, Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản theo khoản mục phí 627 biểu 2-10 trang 47 , Sổ cái TK 627 biểu 2-11 trang 48 Màn hình 2-10: * Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Như tiền điện, nước, điện thoại, chi phí thuê ngoài khác… Tương tự như kế toán chi phí khác, khi phát sinh các khoản chi phí này kế toán chi nhánh lập phiếu chi, cuối tháng gửi lên phòng kế toán trung tâm. Kế toán trung tâm căn cứ vào các chứng từ gốc nhập liệu vào máy, chi tiết cho từng khoản mục phí. Máy tự động xử lý dữ liệu vào Sổ nhật ký chung như biểu 2-3 trang 30, Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản theo khoản mục phí 627 2-10 trang 47, Sổ cái TK 627 trang 48. * Kế toán chi phí khác bằng tiền: Như tiền bồi dưỡng độc hại cho công nhân trực tiếp sản xuất, tiền ăn tối cho công nhân làm đêm, tiền công dọn vệ sinh phân xưởng…các nghiệp vụ phát sinh ở Hải Phòng liên quan đến chi phí sản xuất chung, đến cuối kỳ khi nhận được toàn bộ chứng từ gốc do kế toán chi nhánh gửi lên, kế toán trung tâm sẽ nhập liệu vào máy. Đơn vị không sử dụng các TK cấp hai cho từng khoản mục phí, mà chỉ chi tiết TK 627 cho khoản mục phí. Khi phát sinh nghiệp vụ làm phát sinh CPSXC, căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu chi, phiếu xuất kho kế toán nhập liệu vào máy. Dữ liệu được máy tự động chuyển vào sổ “Nhật ký chung ” như số liệu đã trình bầy ở Biểu 2-3 trang 30. Đơn vị không mở sổ chi tiết TK 627 cho từng TK cấp hai mà lập Sổ tổng hợp chi tiết TK theo khoản mục chi phí 627 biểu 2-10 trang 47 trên đó thể hiện chi phí SXC theo từng khoản mục phí, Sổ cái TK 627 biểu 2-11 trang 48. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Công ty Cổ phần BVTV 1TW Biểu 2-10: SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN THEO KHOẢN MỤC PHÍ 627 TK 627 – Chi phí sản xuất chung Từ ngày 01/8/2008 đến ngày 31/8/2008 Đơn vị tính: VNĐ KM phí Tên khoản mục Số phát sinh Số LK từ đầu năm Nợ Có Nợ Có 1 Chi phí nhân viên phân xưởng 8.977.165 8.977.165 1_L: Lương công nhân viên sản xuất 8.977.165 8.977.165 2 Chi phí vật liệu bao bì 42.850.075 42.850.075 2_VT Chi mua vật tư bao bì phục vụ cho SX 19.567.000 19.567.000 2_VTH Vật tư hỏng trong định mức 5.054.926 5.054.926 2_XD Chi phí xăng dầu chạy máy 18.228.149 18.228.149 3 Chi dụng cụ sản xuất 973.240 973.240 4 Chi phí khấu hao TSCĐ 66.247.378 66.247.378 … … … … Tổng cộng 167.665.209 167.665.209 (Nguồn trích dẫn: Sổ tổng hợp chi tiết TK theo khoản mục chi phí 627 của công ty PSC1) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CÔNG TY CP BVTV 1TW Biểu 2-11: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 – Chi phí sản xuất chung Tháng 8 năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 03/08/08 CH- 475HP 03/08/08 Nguyễn- Phương chi mua đồ dùng cho xưởng SX CN HP 1111 455.000 04/08/08 CH- 479HP 04/08/08 Đàm Thanh Hải chi mua mực in cho xưởng sản xuất 1111 973.240 06/08/08 CH- 482HP 06/08/08 Đàm Thanh Hải chi mua vật tư cho máy móc phân xưởng 1111 9.083.920 …. …. …. 31/08/08 CH- 523HP 31/08/08 Đàm Thanh Hải chi tiền công sang chai chế biến độc hại 1111 4.131.000 31/08/08 KH 08/2008 31/08/08 Khấu hao máy móc phân xưởng 214 66.247.378 31/080/08 PH 242/08 31/080/08 Phòng kế toán phân bổ 242 sang 627 242 17.331.189 31/08/08 K8/2008-03 31/08/08 Kết chuyển CPSXC sang TK 154 154 167.665.209 Tổng cộng số phát sinh 167.665.209 167.665.209 Số dư cuối kỳ (Nguồn trích dẫn: Sổ cáiTK 627- Chi phí sản xuất chung của công ty PSC1) 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Công ty PSC.1 sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm. Do đặc điểm về quy trình sản xuất sản phẩm của đơn vị nên kế toán không xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 154 bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của toàn bộ sản phẩm sản xuất trong kỳ Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển và phân bổ CPSX để tính giá thành sản phẩm. Kế toán chỉ tiến hành thực hiện các thao tác còn toàn bộ là do máy tự xử lý. * Trình tự thực hiện thao tác như sau: Từ giao diện phần mềm vào Menu “ Chứng từ/Chứng từ kết chuyển - Tiến hành nhập các dữ liệu: “Số chứng từ”, “Ngày chứng từ”, “Ngày ghi sổ”, “Diễn giải”. Với tài khoản được tập hợp chi phí chi tiết cho từng loại sản phẩm như TK 621, TK 622. Khi kết chuyển máy tự động kết chuyển chi phí chi tiết cho từng sản phẩm Màn hình 2-11: - Tại ô TK Có nhập “621” hoặc “622”, tại đây chi tiết chi phí cho từng loại sản phẩm như màn hình 2-12 trang 51 và màn hình 2-13 trang 52 - Tại ô TK Nợ nhập 154 - Nhấn nút hạch toán - Nhấn nút ghi Màn hình 2-12: Màn hình 2-13: Riêng đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho toàn đơn vị nên trước khi kết chuyển máy thực hiên phân bổ chi phí SXC cho từng sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo tiêu thức khối lượng (Kg/lít) đã đăng ký khi cài đặt phần mềm. Quy đổi toàn bộ khối lượng, dung tích của tất cả các loại sản phẩm ra Kg: 1 chai 90ml = 90/1000 = 0,09 (Kg/lít) 1 chai 240ml = 240/1000 = 0,24 (Kg/lít) 1 gói 240g = 0,24 kg … ∑ Chi phí SXC cần phân bổ trong kỳ =∑ Chi phí SXC phát sinh trong kỳ. = 167.665.209 VNĐ ∑ Tiêu thức cần phân bổ = ∑ KL (DT) 1đvsp x KLSP/1000 CPSXC phân bổ cho SPi = ∑ CPSXC cần phân bổ trong kỳ x Tiêu thức phân bổ của SPi ∑ Tiêu thức phân bổ Ví dụ: Trong tháng Công ty sản xuất các loại sản phẩm, quy đổi ra Kg được 280.142 Kg. Trong đó Công ty sản xuất hoàn thành 40.777 chai thuốc Ofatox 400EC – Chai 240ml. Tổng CPSXC phát sinh trong tháng là 167.665.209 đ. Quy đổi 40.777 ra Kg được: 0,24 x 40.777 = 10.744,8 Kg/lít CPSXC phân bổ cho Ofatox 400EC – Chai 240ml = 167.665.209 x 10.744,8 = 6.430.784đ 280.142 Sau khi phân bổ máy kết chuyển toàn bộ chi phí SXC sang tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi tiết cho từng sản phẩm sản xuất như màn hình 2-14 trang 54 Màn hình 2-14: Sau khi kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào ch ứng từ kết chuyển kế toán lập Sổ cái TK 154 biểu 2-12 trang 55. Biểu 2-12: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CÔNG TY CP BVTV 1 TW (VĂN PHÒNG) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 – Chi phí SX kinh doanh dở dang Tháng 8/2008 Đơn vị tính: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có số dư đầu kỳ 31/08/08 K8/2008-01 31/08/08 621 13.141.411.685 31/08/08 K8/2008-01 31/08/08 622 95.290.708 31/08/08 K8/2008-01 31/08/08 627 167.665.209 31/08/08 NTP - 08 31/08/08 Xưởng chế biến, sang chai đóng gói- Nhập thành phẩm tháng 8/2008 156 13.404.367.602 Tổng cộng số phát sinh 13.404.367.602 13.404.367.602 Số dư cuối kỳ (Nguồn trích dẫn: Sổ cáiTK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty PSC1) 2.3. Thực trạng tính giá thành tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW 2.3.1. Đối tượng tính giá thành Sản phẩm thuốc BVTV của công ty rất đa dạng, các loại sản phẩm khác nhau về thành phần hóa học nên sử dụng nguyên vật liệu khác nhau. Mỗi sản phẩm lại có công dụng khác nhau. Mỗi giai đoạn sản xuất đều tạo ra thành phẩm. Chính vì vậy mà đối tượng tính giá thành ở Công ty là thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất .Mỗi loại thuốc được mã hóa chi tiết trên danh mục “Sản phẩm, CCDC”, nên có thể tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm rất dễ dàng. Công tác mã hóa đối tượng tính giá thành như sau: TB: Thuốc trừ bệnh TB_CVA: Cavil 50SC TB_CVA_10: Cavil 50SC – gói 10ml … TTC: Thuốc trừ cỏ TTC_HECO: Heco 600EC TTC_HECO_100: Heco 600EC – Chai 100ml TTC_HECO_P: Heco 600EC – Phuy … TTS: Thuốc trừ sâu TTS_OFA: Ofatox 400EC TTS_OFA_240: Ofatox 400EC – Chai 240ml TTS_OFA_90: Ofatox 400EC – Chai 90ml TTS_OFA_P: Ofatox 400EC – Phuy 2.3.2. Phương pháp tính giá thành và kỳ tính giá thành Để đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất phục vụ cho công tác quản lý chi phí và tính giá thành thực sự hiệu quả Công ty quản lý chi phí sản xuất theo chi phí thực sự phát sinh. Phương pháp tính giá thành sử dụng ở công ty là phương pháp trực tiếp, vì Công ty sản xuất sản phẩm trải qua 2 giai đoạn nhưng mỗi giai đoạn lại tạo ra thành phẩm, thành phẩm ở giai đoạn đầu được xuất ra để giai đoạn sau chế biến dưới dạng chi phí NVL trực tiếp. Nên đối tượng tính giá thành ở Công ty là từng sản phẩm của từng giai đoạn. Do sản phẩm của công ty có chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, thường xuất kho NVL đi chế biến và hoàn thành nhập kho trong ngày. Do đó không có hoặc có rất ít sản phẩm dở dang cuối kỳ nên công ty không tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Toàn bộ các CPSX thực tế phát sinh được tính hết cho sản phẩm hoàn thành ở mỗi giai đoạn sản xuất theo công thức: Tổng giá thành trong kỳ của SPi = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của SPi giai đoạn 1 Giá thành đơn vị trong kỳ của SPi giai đoạn 1 = Tổng giá thành của SPi gđ1 trong kỳ Số lượng SPi gđ1 hoàn thành trong kỳ Ví dụ: Tổng CPSX phát sinh tháng 8 năm 2008 để chế biến 9.010 Kg Ofatox 400EC – Phuy tổng hợp được theo định khoản kết chuyển là: Nợ TK 154: 407.683.104 Có TK 621: 402.065.202 Có TK 622: 495.550 Có TK 627: 5.122.352 - Tổng giá thành của 9.010 Kg Ofatox 400EC – Phuy là 407.683.104 - Kế toán nhập kho ghi: Nợ TK 156 (Ofatox 400EC – Phuy): 407.683.104 Có TK 154: 407.683.104 Giá thành đơn vị 1 Kg Ofatox 400EC – Phuy = 407.683.104/9.010=45.248 đ Do vậy kỳ tính giá thành là tháng phù hợp với kỳ báo cáo, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý chi phí tính giá thành sản phẩm được chính xác và hiệu quả. Cuối tháng sau khi toàn bộ chi phí sản xuất đã được nhập liệu vào máy và kế toán đã thực hiện kết chuyển TK 621 - chi phí NVL trực tiếp màn hình 2-12 trang 51, TK 622 - chi phí NC trực tiếp màn hình 2-13 trang 52, TK 627 - chi phí SXC màn hình 2-14 trang 54 sang TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thì giá thành sản xuất của từng sản phẩm được tính xong. Kế toán lập Bảng kê tính giá thành sản phẩm cho từng sản phẩm sản xuất trong kỳ như biểu 2-13 trang 59 và biểu 2-14 trang 60 (Nguồn trích dẫn: Trích từ tập Sổ chi phí tiêu hao sản xuất của Công ty PSC1) Căn cứ vào các Sổ chi phí tiêu hao sản xuất của từng loại sản phẩm, kế toán tiến hành lập Sổ tổng hợp giá thành phân xưởng như biểu 2-15 trang 61 là sổ bao gồm tất cả các loại sản phẩm sản xuất trong kỳ thể hiện cả về mặt số lượng và giá trị: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CÔNG TY CỔ PHẦN BVTV 1 TW Biểu 2-13: BẢNG KÊ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Từ ngày 01/08/2008 đến ngày 31/08/2008) Tên sản phẩm : TTS_OFA_P’ – Ofatox 400 EC – Phuy Số lượng thành phẩm nhập kho: 9.010 Đơn vị tính: VNĐ Tên chi phí ĐVT TKĐƯ SL xuất dùng Đơn giá Thành tiền Tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm Lượng Tiền 621 Fenitrothio 96% Methanol Atano Trichlorfon 90% Xylen Kg Kg Kg Kg Kg 156 156 156 156 156 9015,591 2.000,000 1.875,200 918,00 2.159,891 2.062,500 31.983 102.742 69.111 13.842 25.258 402.065.202 63.966.634 192.661.773 63.444.058 29.897.836 52.096.901 1,0006 0,2219 0,2081 0,1019 0,2397 0,2289 44.624,33 7.099,52 21.383,10 7.041,52 3.318,29 5.781,9 622 Tập hợp phát sinh TK 622 495.550 495.550 55 55 627 Tập hợp phát sinh TK 627 5.122.352 5.122.352 568,52 568,52 Tổng cộng 407.683.104 45.247,85 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CÔNG TY CỔ PHẦN BVTV 1 TW Biểu 2-14: BẢNG KÊ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Từ ngày 01/08/2008 đến ngày 31/08/2008) Tên sản phẩm : TTS_OFA_240’ – Ofatox 400 EC – Chai 240 ml Số lượng thành phẩm nhập kho: 40.777 Đơn vị tính: VNĐ Tên chi phí ĐVT TKĐƯ SL xuất dùng Đơn giá Thành tiền Tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm Lượng Tiền 621 Chai Pet 240ml - 240.28+nút nồng độ_HH Hộp Ofatox 400EC - 240.40 - 240 ml HV Băng dính trắng Đai nhựa Keo LATEX - 10.10 Nhãn Ofatox 400EC - 240ml Ofatox 400EC – phuy (giai đoạn 1 chuyển sang) Bộ Cái Cuộn Kg Kg Cái Kg 152 152 152 152 152 152 156 92.473,80 40.777,00 1.021,00 22,00 22,70 4,10 40.777,00 9.850,00 1.472,01 6.400,00 14.890,09 18.950,26 36.043,41 86,94 43.992,52 504.335.681 60.024.115 6.534.400 327.582 430.171 147.778 3.545.307 433.326.328 2,2678 1,0000 0,0250 0,0005 0,0006 0,0001 1,0000 0,2416 12.368,14 1.472,01 160,25 8,03 10,55 3,62 86,94 10.626,73 622 Tập hợp phát sinh TK 622 2.650.505 2.650.505 65 65 627 Tập hợp phát sinh TK 627 6.430.784 6.430.784 157,71 157,71 Tổng cộng 513.416.970 12.590,85 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CÔNG TY CP BVTV 1 TW Biểu 2-15: SỔ TỔNG HỢP GIÁ THÀNH PHÂN XƯỞNG Tháng 8 năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ Sản phẩm,CCDC Tên sản phẩm, CCDC ĐVT Số lượng Vật liệu Nhân công SXchung Cộng Z px ZĐơn vị TB Thuốc trừ bệnh 727.700 672.679.507 9.591.500 8.570.005 690.841.012 2.705 TB_CAV Cavil 50 SC 45.000 35.027.672 495.000 446.256 35.968.928 799 TB_CAV_10 Cavil 50SC-gói 10ml Gói 45.000 35.027.672 495.000 446.256 35.968.928 799 … … … TTC Thuốc trừ cỏ 36.574 1.205.497.429 2.930.411 15.372.868 1.223.800.708 285.580 TTC_BRAVO TTC_BRAVO 480SL Lít 12.826 863.720.307 1.628.765 11.003.885 876.352.957 149.417 TTC_BRAVO_1LIT TTC_BRAVO 480SL 1000ml Chai 4.827 478.219.375 868.860 6.092.564 485.180.799 100.514 TTC_BRAVO_480ML TTC_BRAVO 480ml Chai 7.999 385.500.932 759.905 4.911.321 391.172.158 48.903 … … … TTS Thuốc trừ sâu 3.893.888 11.263.234.749 82.768.797 143.722.336 11.489.725.882 333.325 TTS_OFA Ofatox 400 EC 170.987 1.552.035.189 8.721.255 19.784.859 1.580.541.303 63.280 TTS_OFA_240 Ofatox 400 EC-Chai 240ml Chai 40.777 504.335.681 2.650.505 6.430.784 513.416.970 12.591 TTS_OFA_90 Ofatox 400 EC-Chai 90ml Chai 121.200 645.634.306 5.575.200 8.231.723 659.441.229 5.441 TTS_OFA_P Ofatox 400 EC-Phuy Kg 9.010 402.065.202 495.550 5.122.352 407.683.104 45.248 … … … Tổng cộng 13.141.411.685 95.290.708 167.665.209 13.404.367.602 621.610 PHẦN 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TW 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bảo Vệ Thực Vật 1 TW Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều quán triệt nguyên tắc “lấy thu bù chi”. Thu không những phải bù đắp được toàn bộ chi phí đã bỏ ra mà còn phải đảm bảo một tỷ suất lợi nhuận mong muốn cho doanh nghiệp. Do đó ngoài vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng thì vấn đề tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất. Làm thế nào để vừa giảm tiêu hao CPSX, vừa đảm bảo tăng năng suất chất lượng và hạ được giá thành sản phẩm là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đã luôn quán triệt vấn đề trên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, trong những năm qua Công ty đã có những cố gắng trong tổ chức và quản lý sản xuất. Đặc biệt là không ngừng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh cuả sản phẩm trên thị trường thuốc BVTV. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Văn Công và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ kế toán trong Công ty. Em đã tìm hiểu thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty PSC 1 và em có những nhận xét sau: 3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán được tổ chức khoa học, gọn nhẹ theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán, có sự phân quyền rõ ràng , rành mạch để đảm bảo cho cả bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả giữa các phần hành, nâng cao trách nhiệm của từng nhân viên kế toán, đảm bảo phát huy năng lực chuyên môn của từng người. Công tác kiểm tra hệ thống kế toán ở Công ty được tiến hành đồng bộ, thường xuyên liên tục trong quá trình thu nhận, xử lý thông tin kế toán. Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, nâng cao hiệu quả của thông tin kế toán, chính xác và kịp thời hơn đáp ứng tốt cho nhu cầu quản lý của đơn vị. Dựa vào những thông tin mà phòng kế toán cung cấp, đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, lãnh đạo công ty đã nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của đơn vị, xây dựng được những định mức tiêu hao chi phí, định mức sản xuất hợp lý, xây dựng được kế hoạch sản xuất hợp lý và đúng đắn. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên thì bộ máy kế toán của công ty còn có những nhược điểm còn có nhược điểm đó là: Số lượng nhân viên kế toán trung tâm ít, trong đó kế toán tổng hợp vừa làm nhiệm vụ tổng hợp vừa làm nhiệm vụ kế toán CPSX và tính giá thành, công việc lại tập trung vào cuối tháng do cuối tháng kế toán chi nhánh gửi chứng từ nên. Khối lượng công việc quá nhiều làm cho kế toán có áp lực trong công việc 3.1.2. Về kế toán các phần hành * Về kế toán chi phí NVL trực tiếp Việc mã hóa danh mục NVL trong Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý NVL dễ dàng và hiệu quả. Tách riêng được chi phí NVL cho từng sản phẩm một cách dễ dàng do mỗi sản phẩm cần những NVL khác nhau, phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm sản xuất. Tuy nhiên NVL chính, và VL phụ được phản ánh trên hai TK khác nhau, TK 156 – để phản ánh NVL chính ( bao gồm: NL, phụ gia và dung môi để gia công thuốc), TK – để phản ánh VL phụ ( bao gồm: chai lọ,nhãn mác… để sang chai, đóng gói thuốc). Nhưng khi hạch toán, đơn vị không tách riêng chi phí NVL chính trực tiếp và chi phí VL phụ trực tiếp. Vì sản xuất thuốc BVTV của công ty chia thành hai giai đoạn rõ ràng: Giai đoạn 1 xuất NVL chính sản xuất thuốc dạng phuy ( thùng 200kg/lít ) làm phát sinh chi phí NVL chính trực tiếp: Giai đoạn 2 mới xuất vật liệu phụ cùng thuốc dạng phuy để sang chai, đóng gói thành các loại thuốc dung tích, khối lượng khác nhau làm phát sinh chi phí NVL phụ trực tiếp. Ba TK này đều không mở TK cấp hai. Theo đơn vị hạch toán chung như vậy là để hạn chế dùng nhiều TK và phù hợp với đặc điểm sản xuất của đơn vị là sản xuất giản đơn, gia công sang chai, đóng gói thuốc BVTV xong trong ngày nào thường được xuất luôn đi các chi nhánh. Hạch toán như vậy là chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, gây khó hiểu cho công tác quản lý NVL và kế toán chi phí NVL trực tiếp. Việc tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ còn hạn chế, nó không phản ánh đúng trị giá thực của NVL khi nhập mua * Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp Toàn thể công nhân trực tiếp sản xuất đều là công nhân hợp đồng ngắn hạn. Công ty tính CPNC trực tiếp theo lương khoán sản phẩm, không tiến hành trích các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất.Vịêc thuê lao động như vậy là phù hợp với đặc điểm sản xuất mang tính thời vụ của công ty. Vừa tiết kiệm chi phí nhân công trong những tháng không phải thời vụ, mặt khác cách tính lương khoản sản phẩm sẽ nâng cap năng suất lao động trong sản xuất Tuy nhiên Công nhân sản xuất trực tiếp đều là lao động thuê theo hợp đồng ngắn hạn, không nằm trong biên chế. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí nhân công đặc biệt trong những kỳ không phải thời vụ sản xuất thì nó cũng có những điểm hạn chế. Nếu không có kế hoạch tuyển dụng kịp thời, thị trường lao động thuê ngoài mà khan hiếm thì rất dễ xảy ra tình trạng thiếu lao động sản xuất. Người lao động làm thuê theo hợp đồng tạm thời không được hưởng chế độ BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp như người lao động trong biên chế, tiền lương chỉ có lương khoán sản phẩm và tiền phụ cấp độc hại. Do đó sẽ không khuyến khích người lao động gắn bó với đơn vị và không khuyến khích người lao động ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong công việc. * Về kế toán chi phí sản xuất chung Công ty rất chú trọng đầu tư về mặt trang thiết bị kỹ thuật hiện đai cho sản xuất và cho quản lý. Từ sản xuất thủ công bán công nghiệp chuyển sang quy trình sản xuất bán công nghiệp với các loại máy móc khá hiện đại như máy trộn, máy sang chai TTS bán tự động, máy dán túi, máy in Date tự động… Từ đó giúp nâng cao năng suất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, hạ được giá thành sản phẩm,nâng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. PSC1 áp dụng tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân theo quyết định 206 của Bộ tài chính (áp dụng từ năm 2004), còn những TSCĐ được sử dụng trước năm 2004 đều được xác định lại tuổi thọ kinh tế theo sự hướng dẫn của Bộ, và điều chỉnh lại số khấu hao trích hàng kỳ. Điều đó đảm bảo sự hạch toán theo đúng quy định cấp trên, vừa nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ, nhanh chóng thu hồi vốn để tái sản xuất giản đơn TSCĐ CPSXC được phân bổ cho các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo tiêu thức khối lượng sản phẩm là phù hợp với đặc điểm của sản phẩm thuốc BVTV và quy trình sản xuất thuốc đơn giản. Từ khâu gia công đến khâu sang chai, đóng gói thành nhiều chất, chai lọ có dung tích, khối lượng khác nhau. Tuy nhiên kế toán CPSX chung ở đơn vị còn chưa hợp lý về việc hạch toán tiền lương của nhân viên phân xưởng. Theo chế độ kế toán hiện hành quy định thì tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên quản lý sản xuất ở phân xưởng, tổ đội sản xuất phải tính vào CPSXC. Tuy nhiên ở công ty PSC1, toàn bộ lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên quản lý phân xưởng đều tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Còn yếu tố chi phí nhân công trong CPSXC bao gồm tiền công và tiền ăn ca của công nhân phân xưởng thuê ngoài. Hạch toán như vậy làm tăng vhi phí quản lý doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất chung dẫn tới giá thành sản xuất sản phẩm chưa phản ánh đúng chi phí sản xuất. * Về kế toán tính giá thành Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại thuốc BVTV, từng dung lượng thuốc khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất và đặc điểm của thuốc BVTV vì chủng loại sản phẩm của đơn vị rất đa dạng, các loại thuốc BVTV có thành phần hoá học và công dụng khác nhau nên thành phần NVL rất khác nhau, các loại thuốc lại được sang chai, đóng gói ra các dung tích, khối lượng khác nhau nên giá thành rất khác nhau. Công ty tính giá thành theo công thức giản đơn, không tính chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ, toàn bộ CPSX thực tế phát sinh trong kỳ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất giản đơn, bán công nghiệp, chủ yếu là gia công sang chai đóng gói từ NVL nhập khẩu. Cách tính giá thành như vậy sẽ đảm bảo tính đủ, tính đúng CPSX vào giá thành sản phẩm. Mặt khác chu kỳ sản xuất ngắn, nên kỳ tính gía thành là 1 tháng vừa đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời cho nhu cấu quản lý của đơn vị, vừa phù hợp với kỳ báo cáo. 3.1.3. Về vấn đề luân chuyển chứng từ và ứng dụng phần mềm kế toán Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay , công ty PSC1 đã nắm bắt kịp thời đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý nói chung vào công tác kế toán nói riêng. Công ty áp dụng phần mềm kế toán từ năm 2003, kế toán máy không những giúp tinh giảm bộ máy kế toán cho gọn nhẹ hơn mà còn giúp công tác kế táon trở nên đơn giản hơn tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý. Bên cạnh đó sự quản trị người dùng chặt chẽ, mỗi cán bộ kế toán phụ trách những phần hành nhật định , có mật khẩu riêng và chỉ có quyền nhập liệu, xem, sửa, in những chứng từ, sổ sách, báo cáo nhất định theo đúng phân quyền sử dụng. Do đó đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu. Và nếu có sai sót thì kế toán trưởng có thể tìm theo dấu vết và quy trách nhiệm rõ ràng. Mặt khác lại đảm bảo tính thống nhất đồng bộ về số liệu cung cấp thông tin kế toán kịp thời và chính xác cho nhu cầu quản lý của đơn vị và nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên ngoài. Tuy nhiên về việc luân chuyển chứng từ thì: Do bộ phận sản xuất đặt tại Hải Phòng , còn mọi công tác kế toán được thực hiện trên văn phòng công ty ở Hà Nội. Ở dưới Hải Phòng chỉ có một nhân viên kế toán làm nhiệm vụ viết hộ chứng từ và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của chi nhánh Hải Phòng. Đến cuối tháng mới gửi toàn bộ chứng từ gốc và các bảng kê, bảng tổng hợp lên phòng kế toán trung tâm. Khi đó kế toán mới tiến hành hạch toán các chứng từ gốc phát sinh ở chi nhánh. Do ngày nhập dữ liệu vào máy, ngày chứng từ và ngày có hiệu lực thực tế không khớp nhau. Cho nên thông tin kế toán chưa kịp thời và dồn công việc vào cuối kỳ kế toán. Đặc biết đối với phần hành kế toán chi phí giá thành thì đều hạch toán xử lý vào cuối tháng và khi luân chuyển chứng từ chậm nhà quản lý cấp trên sẽ nắm bắt hoạt động SXKD ở chi nhánh không kịp thời, gây khó khăn cho việc quản lý, kiểm soát của nhà quản trị doanh nghiệp. 3.1.4. Về sổ sách Công ty áp dụng kế toán hình thức kể toán Nhật ký chung trên máy. Đây là một hình thức kế toán tiên tiến, phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Hình thức Nhật ký chung dễ làm, các mẫu sổ đơn giản, dễ áp dụng kế toán máy và rất phù hợp với đơn vị có nhiều chi nhánh hạch toán cả độc lập và phụ thuộc như công ty PSC1. Công tác vào sổ sách được tiến hành có hệ thống ngay từ việc xử lý, phân loại chứng từ ban đầu, nhờ đó giúp cho các cán bộ kế toán có căn cứ chính xác để tính giá thành sản phẩm tạo điều kiên cho kế toán trưởng và ban giám đốc có sự diều chỉnh hợp và đưa ra các quyết định phù hợp. Mặt khác trong quá trình kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, Công ty đã vận dụng linh hoạt hệ thổng sổ sách sử dụng như công ty không lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH do công ty không thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân trực tiếp sản xuất, và công ty cũng không lập Bảng phân bổ vật liệu CCDC, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bảo Vệ Thực Vật 1 TW Kế toán là công cụ quản lý không thể thiếu trong quản lý toàn bộ hoạt động SXKD của bất kỳ doanh nghiệp nà. Để đảm bảo cung cấp thông tin kế toán một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đúng đắn về mọi nghịêp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị đáp ứng nhu cầu quản lý thì mỗi một đơn vị phải không ngừng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của mình. Công ty Cổ phần Bảo Vệ Thực Vật 1 TW là đơn vị có nhiệm vụ chính là sản xuất cung ứng các loại thuốc BVTV đáp ứng nhu cầu về thuốc BVTV cho sản xuất thuốc nông nghiệp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất thuốc BVTV, có các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, do đó sự cạnh tranh rất gay gắt. Hoàn thiện hơn nữa tổ chức công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất, giúp các nhà quản trị nhanh chóng tìm ra những biện pháp hữu hiệu để tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm, sử dụng và quản lý hiệu quả vật tư tiền vốn của đơn vị mình. Để hoàn thiện hơn nữa tổ chức công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần bảo vệ thực vật 1 TW, em xin mạnh dạn đóng góp một số ý kiến sau: 3.2.1. Hoàn thiện về bộ máy kế toán Công ty nên tuyển thêm một số nhân viên kề toán trung tâm để mỗi nhân viên kế toán phụ trách một phần hành kế toán tránh tình trạng một kế toán phải làm nhiều phần hành. Làm vậy sẽ giảm áp lực công việc cho kế toán tránh nhầm lẫn. 3.2.2. Hoàn thiện về kế toán các khoản chi phí * Về kế toán chi phí NVL trực tiếp + Do đặc điểm sản xuất của đơn vị chia làm 2 giai đoạn ( giai đoạn gia công chế biến và giai đoạn sang chai đóng gói) tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng giai đoạn tính giá thành cho cả dạng phuy và sản phẩm cuối cùng đã sang chai đóng gói. Do đó đơn vị nên mở TK cấp 2 của TK 621 như: TK 621.1 – Chi phí NVL chính trực tiếp ở giai đoạn 1 TK 621.2 – Chi phí vật liệu phụ trực tiếp ở giai đoạn 2 Hạch toán như vậy sẽ tách riêng được chi phí NVL của từng giai đoạn để thuận tiện cho việc quản lý chi phí sản xuất. * Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp Do toàn bộ công nhân sản xuất trực tiếp của đơn vị đều là lao động phổ thông thuê ngoài theo những hợp đồng ngắn hạn 3 tháng. Do đó có thẻ xảy ra tình trạng thiếu lao động khi mùa vụ đến mà công ty không ký kết tiếp được hợp đồng lao động. Để khắc phục tình trạng trên công ty phải có kế hoạch tuyển dụng lao động kịp thời, phải có những chính sách quan tâm đến người lao động, bồi dưỡng độc hại cho người lao động, thăm khám sức khoẻ cho người lao động bởi vì sản xuất thuốc BVTV là một công việc hết sức độc hại. Mặt khác phải ưu tiên những người lao động đã gắn bó lâu với công ty khi họ muốn ký tiếp hợp đồng, ưu tiên những người lao động đã quen việc, có chính sách khen thưởng kịp thời cho việc tiết kiệm sản xuất… Hiện tại công ty không đóng BHXH, BHYT đối với những người lao động không nằm trong biên chế, nhưng muốn đóng BHXH, BHYT đơn vị có thể trích một phần lương cho họ, như vậy họ cũng yên tâm hơn khi gắn bó với đơn vị, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc ề kế toán chi phí nhân công trực tiếp * Về kế toán chi phí sản xuất chung Đơn vị nên hạch toán tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng CN Hải Phòng trong biên chế vào chi phí SXC cho phù hợp với chế độ quy định. Đơn vị tính lương cho công nhân quản lý sản xuất theo lương thời gian căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán lương thời gian của CN Hải Phòng (tháng 8 năm 2008). Đơn vị nên hạch toán lương và các khoản trích theo lương của xưởng trưởng, tổ trưởng, lái xe nâng, KCS và chi phí SXC. Còn lương của những công nhân khác tính vào chi phí QLDN chứ không tính vào chi phí QLDN, CPBH. Hạch toán như vậy đảm bảo tính đúng, tính đủ CPSX vào giá thành sản phẩm và phù hợp với chế độ quy định. 3.2.3. Về vấn đề luân chuyển chứng từ Để khắc phục tình trạng luân chuyển chứng từ, từ chi nhánh Hải Phòng lên phòng kế toán trung tâm chậm, và để giảm khối lượng công việc tập trung vào cuối tháng như hiện nay, đơn vị có thể áp dụng từ 3 đến 5 ngày chi nhánh gửi chứng từ lên phòng kế toán trung tâm một lần để kế toán trung tâm hạch toán vào sổ ngay. Gửi chứng từ nhiều lần trong tháng sẽ khiến cho luân chuyển chứng từ nhanh hơn, kịp thời hơn và giúp lãnh đạo đơn vị nắm bắt được tình hình hoạt động SXKD ở chi nhánh kịp thời hơn, có thể có biện pháp quản lý, xử lý kịp thời hơn. 3.2.4. Hoàn thiện về sổ sách Khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm khi đã thực hiện trích bảo hiểm cho công nhân trực tiếp thì kế toán công ty nên lập Sổ phân bổ tiền lương và BHXH cho phù hợp với chế độ kế toán như bảng trang 72. Trên sổ này ta có thể tổng hợp được toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng. Từ đó tách chi phí nhân công cho từng sản phẩm sản xuất. Mẫu số: 11-LĐTL (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng năm STT Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 334- Phải trả người lao động TK 338 - Phải trả phải nộp khác TK 335- CP phải trả Tổng cộng Lương Các khoản khác Cộng Có TK 334 KPCĐ (3382) BHXH (3383) BHYT (3384) Cộng có TK 338 1 TK 622 - CPNCTT - SP A - SP B 2 TK 627 - CPSXC - SP A - SP B ... ... ... ... Cộng KẾT LUẬN Sau thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1TW, được sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS. Nguyễn Văn Công và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú phòng kế toán công ty, em đã tiếp xúc tìm hiểu thực tế về công tác kế toán ở Công ty. Đặc biệt là đối với phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thực tế đã chứng minh rằng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có một vai trò và vị trí rất quan trọng trong công tác kế toán nói chung ở các doanh nghiệp sản xuất. Nó là công cụ giúp các nhà quản lý tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường. Nhận thức được vấn đề này lãnh đạo công ty PSC1 đã có nhiều quan tâm trong tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Công tác kế toán phần hành này trong công ty được tổ chức khá gọn nhẹ, nhiều ưu điểm, về cơ bản là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc thù của ngành sản xuất thuốc BVTV… Đảm bảo cung cấp thông tin kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách đầy đủ, chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lý . Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty PSC1 vẫn còn tồn tại một số thiếu sót. Trong chuyên đề này, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, đánh giá và đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa kế toán, của các cô chú trong phòng kế toán công ty PSC1 để Chuyên đề của em được hoàn thiện, thiết thực va khoa học hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa kế toán, đặc biệt là TS. Nguyễn Văn Công và các cô chú trong ban lãnh đạo, phòng kế toán Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW đã chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình để em hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Phương MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trang PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TW. 1.1. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW……………………….3 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển………………………………………. 3 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh……………...5 1.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm……………………10 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW……………………………………………...11 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán…………………………………….11 1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán………………………………………15 PHẦN 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN SUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TW. 2.1. Đối tượng, phương pháp và trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW………………………………......18 2.1.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất………………….18 2.1.2. Trình tự kế toán chi phí sản xuất……………………………………...18 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW…………………………………………………………………….19 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…………………………….19 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp…………………………………32 2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung……………………………………...41 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp………………………. 49 2.3. Thực trạng tính giá thành tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW…………………………………………………………………………. 56 2.3.1. Đối tượng tính giá thành……………………………………………..56 2.3.2. Phương pháp tính giá thành và kỳ tính giá thành…………………..57 PHẦN 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TW. 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW………………………..62 3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán……………………………………………63 3.1.2. Về kế toán các phần hành……………………………………………..63 3.1.3. Về vấn đề luân chuyển chứng từ và ứng dụng phần mềm kế toán……67 3.1.4. Về sổ sách……………………………………………………………..68 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW………..68 3.2.1. Hoàn thiện về bộ máy kế toán………………………………………...69 3.2.2. Hoàn thiện về kế toán các khoản chi phí……………………………...69 3.2.3. Về vấn đề luân chuyển chứng từ……………………………………...71 3.2.4. Hoàn thiện về sổ sách…………………………………………………71 KẾT LUẬN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính BHYT: Bảo hiểm y tế BHXH: Bảo hiểm xã hội BVTV: Bảo vệ thực vật Bộ NN & PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn CBCNV: Cán bộ công nhân viên CCDC: Công cụ dụng cụ CN: Chi nhánh CPNC: Chi phí nhân công CPNVL: Chi phí nguyên vật liệu CPSX: Chi phí sản xuất CPSXC: Chi phí sản xuất chung DNNN: Doanh nghiệp nhà nước ĐM: Định mức HĐQT: Hội đồng quản trị KPCĐ: Kinh phí công đoàn NL: Nguyên liệu NVL: Nguyên vật liệu SXKD: Sản xuất kinh doanh TK: Tài khoản VAT: Thuế giá trị gia tăng VL: Vật liệu DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình “kế toán tài chính doanh nghiệp” – ĐH KTQD Chủ biên PGS, TS Nguyễn Năng Phúc TS Nguyễn Ngọc Quang NXB Tài Chính 2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp NXB Tài Chính – Hà Nội năm 2005 3. Giáo trình kế toán quản trị - HVTC Chủ biên PGS, TS Vương Đình Huệ TS Đào Xuân Tiên NXB Tài Chính năm 2002 4. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. NXB Tài Chính – Hà Nội năm 2006 5. Báo cáo tài chính và một số tài liệu về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW năm 2006, 2007, 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21525.doc
Tài liệu liên quan