Qua thời gian nghiên cứu lý luận, kết hợp với tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội, em nhận thấy rằng để thực hiện nhiệm vụ hạch toán kinh doanh cần phải quan tâm tổ chức tốt công tác kế toán và phải coi viêch hạch toán kế toán là sự cần thiết khách quan, nhằm quản lý chặt chẽ tài sản,vật tư, tiền vốn của mình.Bằng công cụ kế toán, các nhà quản lý trực tiếp lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành kiểm soát toàn bộ tình hình tài chính, tình hình sản xuất và kết quả thu được sau quá trình sản xuất.
Để phát huy một cách có hiệu lực công cụ kế toán và đặc biệt là kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, việc tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ luôn được cải tiến, hoàn thiện để phản ánh một cách đầy đủ và chính xác tình hình biến động của chi phí, từ đó tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Kế toán có vị trí quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ chi phí ở các khâu. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ở doanh nghiệp Cảng Hà Nội tuy còn có một số hạn chế nhất định song với nỗ lực cố gắng cao của phòng kế toán việc hạch toán đầy đủ chi phí vẫn tiến hành thường xuyên liên tục đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, góp phần tích cực trong công tác quản lý doanh nghiệp.
103 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm doanh nghiệp Cảng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nay, Cảng Hà Nội đang tiến hành kiểm điểm lại nguồn tài chính của doanh nghiệp và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cổ phần hoá doanh nghiệp theo thể chế cuả nhà nước.
2.1.2_ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị kế toán.
1/ Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Cảng Hà Nội.
Cảng Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân và cócon dấu riêng.
Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cảng Hà Nội thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.Bộ Giao Thông Vận Tải đã quy định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Cảng Hà Nội trong cơ chế thị trường hiện nay là cung ứng cho thị trường những sản phẩm mà thị trường yêu cầu nhưng vẫn tuân thủ pháp luật. Cụ thể đến năm 2001 Cảng Hà Nội có 5 nhiệm vụ sản xuất kinh doanh sau:
- Bốc xếp 40%
- Vận tải bộ 10%
- Xây dựng cơ bản 5%
- Kinh doanh vật liệu xây dựng tổng hợp 40%
- Sản xuất cơ khí 5%
Các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên có liên quan, tác động lẫn nhau và cùng phục vụ cho một sản phẩm dịch vụ cuối cùng là Tấn bốc xếp (TBX)
Hiện nay, Cảng Hà Nội đang tiến hành đổi mới tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện dần từng bước cổ phần hoá các đơn vị cấp dưới đi lên. Thực tế, năm 2001 doanh nghiệp đã và đang tiến hành cổ phần hoá cho bốn xí nghiệp thành phần. Đó là:
- Xí nghiệp vận tải và cơ khí
- Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng số 1
- Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng số 2
- Xí nghiệp xây dựng và dịch vụ tổng hợp.
2/Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Cảng Hà Nội.
Đặc điểm của dịch vụ vận tải là nghành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm vận tải là quá trình di chuyển hàng hoá, hành khách từ nơi này đến nơi khác và được đo bằng các chỉ tiêu: tấn/km hàng hoá; người/km hành khách. Chỉ tiêu chung của nghành vận tải là: tấn/km tính đổi. Bên cạnh đó, Cảng Hà Nội còn kinh doanh kho hàng, bãi hàng, đơn giá cho thuê là đồng/m2/tháng, doanh nghiệp còn được phép thu bến Cảng, đơn giá là: đồng/tấn phương tiện.
Cảng Hà Nội quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như: giao dịch, hợp đồng bốc xếp hàng hoá.
Phương tiện bốc xếp và tài sản cố định khác phục vụ cho bốc xếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện dịch vụ. Việc khai thác tiềm năng của Cảng Hà Nội phụ thuộc khá lớn vào cơ sở hạ tầng, đường xá. Mặc dù Cảng đã được nhà nước đầu tư về trang thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng, nhưng nhìn chung vẫn chưa tương xứng với vị trí hiện nay của Cảng.
3/ Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp Cảng Hà nội.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn luôn biến động và thực hiện nhiều cơ chế khác nhau.Vì vậy,doanh nghiệp Cảng Hà Nội phải thường xuyên thay đổi cơ cấu tổ chức bộ may quản lý nhằm phù hợp với cơ chế tổ chức kinh doanh trong từng giai đoạn.Đặc điểm của sự thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đó là Cảng Hà Nội đã thực hiện theo 3 nguyên tắc:
- Thứ nhất là: mỗi cá nhân chỉ chịu trách nhiệm một cấp quản lý nhằm hạn chế các cấp trung gian quản lý.
- Thứ hai là: áp dụng cơ chế uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Thứ ba là: thực hiện điều lệnh kế toán trưởng.
Thực hiện theo đúng ba nguyên tắc trên, ban lãnh đạo của doanh nghiệp bao gồm:
Giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc kỹ thuật, kế toán trưởng và các phòng ban giúp việc khác.
+ Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt doanh nghiệp nhận vốn và bảo toàn vốn do nhà nước cấp. Có toàn quyền xử lý vốn và tài sản theo luật pháp, điều hành sản xuất kỹ thuật toàn doanh nghiệp, điều hành kế hoạch bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển mới lao động cũng như công tác khen thưởng cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc và kế toán trưởng:
+ Phó giám đốc kinh doanh: điều hành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, các chính sách, biện pháp thu hút khách hàng, cũng như giám sát chi phí trong kế hoạch sản xuất năm, điều hành tác nghiệp sản xuất toàn doanh nghiệp.
+ Phó giám đốc kỹ thuật vật tư nội chính có chức năng, nhiệm vụ sau: điều hành hoạt động các chi phí quản lý doanh nghiệp, điều hành các chương trình khoa học kỹ thuật,điều hành thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật,điều hành kế hoạch cung ứng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, kế hoạch sáng kiến cải tiến hợp lý hoá sản xuất, kế hoạch sửa chữa của doanh nghiệp.
+ Kế toán trưởng: phụ trách phòng tài chính kế toán, có trách nhiệm giám sát các hoạt động về tài chính để đảm bảo các hoạt động đều được thực hiện theo đúng các chính sách thể chế nhà nước ban hành. Ngoài ra còn phải xây dựng các loại kế hoạch giải ngân, kế hoạch sử dụng các quỹ doanh nghiệp, phân tích các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp theo quý để giúp giám đốc có những quyết định hiệu quả trong quá trình quản lý vốn và tài sản.
sơ đồ 1: tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng hà nộiQuy trình sản xuất sản phẩm của cảng Hà Nội.
Một sản phẩm hoàn chỉnh của cảng bao gồm.
Phương án 1: Nhập hàng từ sà lan (tàu) lên bờ là:
Bốc xếp từ phương tiện đường sông lên ô tô và ô tô vận chuyển đến kho hoặc bãi của chủ hàng (kho, bãi nay có thể chủ hàng thuê của Cảng hoặc kho, bãi của chủ hàng nằm ngoài khu vực Cảng quản lý) rồi chuyển tiếp từ kho, bãi đến nơi sử dụng, tiêu thụ (việc bốc xếp trong kho bãi của Cảng hiện nay phần lớn vẫn do các chủ hàng tự đảm nhiệm. Hàng hoá vận chuyển bằng ô tô từ cầu tàu và kho bãi là do lực lượng xe tư nhân thực hiện, đây là một công đoạn trong quá trình sản xuất của Cảng, mà Cảng Hà Nội chưa đảm nhận được, đó là một khâu yếu cần phải có giải pháp khắc phục.
Phương án 2: Của quá trình sản xuất của Cảng là:
Xuất hàng từ bờ xuống xà lan:
Chu trình này ngược lại với phương án 1, tuy nhiên lượng hàng kiểu này thông qua Cảng Hà Nội rất ít.
Nhập: Sà lan---------> ô tô------> kho, bãi (hoặc chạy thẳng)
Xuất: Kho, bãi------> ô tô------> sà lan (tàu)
Tổ chức kế toán trong doanh nghiệp:
* Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu phòng kế toán.
- Thực hiện công việc kế toán phát sinh của toàn doanh nghiệp và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của hai đội bốc xếp.
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc. Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán ở bốn đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng gửi đến và lập báo cáo kế toán tổng hợp toàn doanh nghiệp.
- Thực hiện công tác tài chính, thống kê toàn doanh nghiệp tổng thể.
Phòng kế toán trung tâm đứng đầu là kế toán trưởng giúp việc cho kế toán trưởng có hai phó phòng và một chuyên viên.
Chức năng của kế toán trưởng đã trình bày ở phần bộ máy quản lý doanh nghiệp, dưới đây em xin trình bày khái quát nhiệm vụ của kế toán trưởng:
- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán ở doanh nghiệp.
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra thực hiện ghi chép, tính toán, kiểm tra chế độ thể lệ kế toán....
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên kế toán.
Phó phòng 1: có các trách nhiệm và nhiệm vụ sau.
- Quản lý toàn bộ đầu vào, quyết toán thuế và báo cáo thống kê toàn doanh nghiệp.
- Giúp kế toán thực hiện mục tiêu cuối cùng là kiểm định kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng của các đơn vị sản xuất theo đúng chế độ.
- Được trực tiếp giải quyết công việc do kế toán trưởng uỷ quyền như ký toàn bộ đầu vào, thực hiện công việc trên sổ sách khi kế toán trưởng đi công tác.
Phó phòng 2: có nhiệm vụ kiểm tra doanh thu và VAT đầu ra theo đúng chế độ chính sách hiện hành. Đồng thời thực hiện mục tiêu quản lý chặt chẽ việc đăng ký mua hoá đơnthuế, viết sử dụng, quyết toán hoá đơn theo quy định.
Chuyên viên: có các trách nhiệm và nhiệm vụ sau:
- Giải quyết công tác quản lý công nghệ thông tin.
- Quản lý trên máy tính các việc tổng hợp số liệu, lưu trữ thông tin và quyết toán thuế với nhà nước.
- Điều hành trực tiếp các dự án đầu tư hàng năm.
sơ đồ 2: bộ máy kế toán tại doanh nghiệp cảng hà nội
Các đơn vị kế toán phụ thuộc có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát sinh ở đơn vị mình, công tác tài chính, thống kê trong phạm vi đơn vị mình và định kỳ báo cáo kế toán, thống kê gửi về phòng kế toán trung tâm. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
_Quản lý tài chính và hạch toán nội bộ.
_Được phép thu chi tiền.
_Được chủ động huy động các nguồn vốn của các đối tác khác (như ngân hàng, cán bộ công nhân viên ngoài nghành).
_Được Cảng bảo lãnh trên các mặt sản xuất kinh doanh.
_Được thực hiện chế độ uỷ quyền trên các mặt tuyển dụng lao động, lập hoá đơn, nộp thuế, vay vốn ngân hàng, ký các hợp đồng kinh tế trị giá dưới 500 triệu đồng.
_Được cân đối quan hệ ngân sách với Cảng.
Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội.
Sổ kế toán là phương tiện để hệ thống hoá thông tin kế toán nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản lý kinh tế, tài chính vĩ mô và vi mô của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Cảng Hà Nội tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký _ Chứng từ (xem sơ đồ 3)
sơ đồ 3
hệ thống hoá thông tin kế toán theo hình thức nhật ký _ chứng từ.
Hình thức kế toán Nhật ký _ Chứng từ có những đặc điểm sau:
- Kết hợp trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian vơí trình tự phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp riêng biệt gọi là sổ Nhật ký _ Chứng từ. Sổ này vừa là sổ nhật ký của các nghiệp vụ cùng loại vừa là chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái cuối tháng (số tổng cộng cuối tháng ở Nhật ký _ Chứng từ là định khoản kế toán để ghi sổ Cái).
- Kế toán lấy bên Có của tài khoản kế toán làm tiêu thức để phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay nói cách khác là Nhật ký _ Chứng từ được mở bên Có của tài khoản kế toán để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến bên Có của tài khoản này theo trật tự thời gian phát sinh.
- Sổ kế toán tổng hợp gồm các Nhật ký _ Chứng từ, sổ cái và các bảng kê, bảng phân bổ dùng để tập hợp số liệu và tính toán số liệu ghi Nhật ký _ Chứng từ.
- Tại phòng kế toán sử dụng các bảng kê, các bảng phân bổ thích hợp hoặc sổ kế toán chi tiết, đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính để tổng hợp, tính toán và ghi số liệu vào Nhật ký _ Chứng từ tại thời điểm cuối tháng.
- Cuối tháng, sau khi cộng cuối tháng ở Nhật ký _Chứng từ, lấy số liệu ở dòng cộng Có của Nhật ký _ Chứng từ để ghi vào sổ Cái. Như vậy ở sổ Cái chỉ phản ánh được số hiện có của tài sản ở doanh nghiệp tại thời điểm cuối tháng. Sổ Cái được mở cho cả năm trên cùng một trang sổ, mỗi tài khoản mở một trang sổ, mỗi tháng ghi ở một cột.
2.2_Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Cảng Hà Nội.
2.2.1_Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Cảng Hà Nội.
Tại Cảng Hà Nội, sản phẩm chính của doanh nghiệp là Tấn bốc xếp và Tấn thông qua, ngoài ra Cảng Hà Nội còn kinh doanh kho hàng, bãi hàng và thu phí bến Cảng.
Công tác hạch toán chi phí thực hiện dịch vụ tại Cảng Hà Nội được thực hiện theo phương pháp Kiểm kê _ Định kỳ. Trong năm 2000 hàng hoá chủ yếu được bốc xếp ở Cảng Hà Nội là cát, sỏi, than và xe máy. Các hợp đồng bốc xếp hàng hoá thường chỉ kéo dài trong hai hoặc ba ngày, nhưng thường các hợp đồng chỉ thực hiện trong một ngày là xong. Chính vì vậy, việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm không tiến hành theo từng hợp đồng một, mà cứ cuối tháng kế toán tổng hợp tất cả các chi phí phát sinh trong tháng theo yếu tố chi phí rồi chuyển vào tài khoản 631 "Giá thành sản xuất".
Giá thành sản phẩm dịch vụ tại Cảng Hà Nội được tính theo giá thành tiêu thụ, hay còn gọi là giá thành toàn bộ. Nó phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bốc xếp và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm tại Cảng Hà Nội được tính theo công thức sau:
Giá thành toàn bộ = Chi phí + Chi phí cho + Chi phí
của tấn thông qua bốc xếp thuê kho bãi QLDN
Chi phí dịch vụ tại Cảng Hà Nội được thanh toán theo nơi phát sinh chi phí (các đội bốc xếp và các đội phục vụ). Việc tính giá thành sản phẩm dịch vụ được thực hiện theo phương pháp giản đơn. Do đặc điểm cơ bản của hoạt động bốc xếp là không có sản phẩm dở, nên giá thành sản phẩm chính là tổng chi phí phát sinh trong kỳ (chi phí bốc xếp và chi phí quản lý doanh nghiệp).
2.2.2-Trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Cảng Hà Nội.
Như đã trình bày ở trên, do hoạt động bốc xếp không có sản phẩm dở và việc tính giá thành sản phẩm dịch vụ được thực hiện theo phương pháp giản đơn nên quá trình hạch toán và tổng hợp chi phí cũng chính là quá trình tính giá thành sản phẩm dịch vụ bốc xếp.
Quá trình hạch toán chi phí phát sinh trong tháng được thực hiện theo phương pháp kiểm kê định kỳ (sơ đồ 4), hạch toán chi phí theo yếu tố và được phân định thành các khoản mục sau:
sơ đồ 4:hạch toán dịch vụ bốc xếp (chi tiết cho các đội)
_Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho các hoạt động bốc xếp và cho thuê kho bãi.
_Chi phí nhân công trực tiếp.
_Chi phí sản xuất chung.
_Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Dưới đây em xin trình bầy các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6 năm 2002 có liên quan đến trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Cảng Hà Nội.
2.2.2.1/ Kế toán chi phí nguyên, nhiên vật liệu trực tiếp.
Do việc bốc xếp tại Cảng Hà Nội được thực hiện chủ yếu bằng máy móc (cẩu, máy móc, phao cẩu nổi....) nên nguyên, nhiên vật liệu được sử dụng chủ yếu để phục vụ các loại máy móc này và được chia làm 2 loại đó chính là nguyên vật liệu và nhiên liệu động lực.
_Nguyên vật liệubao gồm: cáp nâng hàng; cáp đóng mở gầu hộp số cẩu; lò xo kéo.....
_Nhiên liệu động lực chủ yếu là xăng, dầu CS _ 32, mỡ IC2.....
Ngoài các nguyên, nhiên vật liệu như đã kể trên, để phục vụ hoạt động bốc xếp còn phải sử dụng bao bì, găng tay bạt, bóng đèn dùng cho cẩu....
được coi là công cụ dụng cụ.
Tại Cảng Hà Nội theo dõi tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá hạch toán. Khi xuất dùng thì tính theo thực tế. Tính giá nguyên vật liệu trên bảng kê số 3 và phân bố vật liệu cho các đối tượng sử dụng tên bảng phân bố vật liệu, công cụ dụng cụ.
Việc tính toán giá vật liệu xuất dùng theo giá thực tế được tiến hành trên bản kê số 3 căn cứ vào:
+ Nhật ký _ Chứng từ số 1: ghi Có TK 111. Nợ TK 152; 153
+ Nhật ký _ Chứng từ số 2: ghi Có TK 112. Nợ các TK 152; 153.
+ Nhật ký _ Chứng từ số 5: ghi Có TK 331. Nợ các TK 152; 153
+ Nhật ký _ Chứng từ số 10: ghi Có TK 141. Nợ các TK 152; 153
Tất cả các chi phí nguyên, nhiên vật liệu trực tiếp, công cụ dụng cụ được tập hợp vào TK 6272 "chi phí vật liệu" các chi phí này chiếm khoảng 22% (trong đó nhiên liệu chiếm 10%) tổng chi phí. Công tác hạch toán được tiến hành như sau:
_Khi vật liệu xuất kho dùng cho các hoạt động bốc xếp, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6272
Có TK 152
_Khi tạm ứng cho nhân viên đi mua nguyên vật liệu kế toán định khoản vào sổ nhật ký _ chứng từ số 1 như sau:
Nợ TK 141
Có TK 111
_Khi thanh toán tạm ứng kế toán định khoản vào Nhật ký _ Chứng từ số 10 như sau:
Nợ TK 6272
Nợ TK 133(1): Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 141
_Nếu vật liệu được tính là sử dụng cho nhiều kỳ kế toán định khoản như sau:
BT 1: Kế toán định khoản vào Nhật ký _ Chứng từ số 7 phần 1 như sau:
Nợ TK 142(1)
Có TK 152
Phiếu xuất kho
biểu 1
BT 2: Kế toán định khoản vào Nhật ký _ Chứng từ số 7 phần 1 chi phí được tính cho 1 kỳ.
Nợ TK 6272
Có TK 142(1)
Nếu vật liệu dùng không hết nhập lại kho kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 152
Có TK 6272
Cuối tháng, kế toán tiến hành tổng hợp phân loại chứng từ có liên quan đến việc sử dụng nguyên, nhiên vật liệu để lập bảng phân bổ nguyên, nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Từ bảng phân bổ này kế toán lấy số liệu ghi vào sổ Cái TK 627 và ghi vào Nhật ký _ Chứng từ số 7 phần II: "Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
biểu 2
2.2.2.2/ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp tại Cảng Hà Nội là các khoản lương chính, lương phép, phụ cấp và các khoản của công nhân lái cẩu, lái máy xúc, công nhân điều khiển cẩu nổi, các nhân viên khác ở các đội.....ngoài ra còn được tính vào chi phí nhân công bao gồm các khoản đóng góp trích theo tỷ lệ quy định hiện hành:
BHXH: 15% lương cơ bản
BHYT: 2% lương thu nhập
KPCĐ: 2% lương thu nhập
Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tới 40% tổng chi phí cho dịch vụ bốc xếp và cho thuê kho bãi.
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 " Chi phí nhân công trực tiếp" (xem biểu 5)
Biểu 5
Tại các đội công nhân được hưởng lương theo doanh thu (lương theo sản phẩm) đơn giá tiền lương thường được xây dựng từ đầu năm tài chính và được tổng công ty đường sông miền Bắc duyệt _ ví dụ như năm 2000 đơn giá tiền lương của dịch vụ bốc xếp, thuê kho bãi là 401,22 đồng/ 1000 đồng doanh thu.
Công tác hạch toán cụ thể như sau:
Tại các đội hàng tháng thống kê đội chấm công và lập bảng thanh toán lương. Căn cứ vào số liệu và bảng thanh toán tiền lương (bao gồm lương chính, phụ cấp phải trả công nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ để tập hợp chi phí và ghi:
Nợ TK 622: Tổng số tiền lương phải trả trong tháng
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
Các khoản trích theo lương tính vào chi phí:
Nợ TK 622
Có TK 338
Trong đó:3382: KPCĐ
3383: BHXH
3384:BHYT
Cuối tháng kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cho toàn doanh nghiệp. (Xem biểu 4)
biểu 4
2.2.2.3/ Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi bộ phận thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều khoản mục khác nhau, các khoản mục thuộc chi phí sản xuất chung đều có tính gián tiếp với từng dịch vụ.
Thực tế hạch toán chi phí sản xuất chung ở Cảng Hà Nội sử dụng tài khoản 627 chi tiết theo tài khoản cấp II:
Tài khoản 6274: chi phí khấu tài sản cố định
Tài khoản 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6278: các chi phí bằng tiền khác
Dưới đây em xin trình bầy phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội.
a/ Khấu hao tài sản cố định:
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải có hoạt động chính là bốc xếp hàng hoá, hoạt động này được thực hiện bằng máy móc là chủ yếu (chiếm 90%) nên chi phí khấu hao tài sản cố định của Cảng Hà Nội cũng khá lớn.
Để phản ánh tình hình tính và phân bố khấu hao vào chi phí bốc xếp, kế toán sử dụng vào tài khoản 6274 " chi phí khấu hao"
Để tính khấu hao của các phương tiện, kế toán sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính có nghĩa là: căn cứ vào nguyên giá, phương tiện và tỷ lệ hao mòn mà bộ tài chính, bộ giao thông vận tải đã quy định cho từng loại phương tiện để tính khấu hao (khấu hao theo thời hạn sử dụng).
Theo quyết đính số 166/1999 QĐ_BTC ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1999 của bộ trưởng bộ tài chính thì các phương tiện bốc dỡ nâng hàng có thời gian sử dụng tối thiểu là 6 năm và tối đa là 10 năm.
Hàng tháng căn cứ vào nguyên giá và số năm sử dụng của phương tiện kế toán lập bảng chi tiết phát sinh khấu hao của từng tháng. (Xem biểu 6)
biểu 6
Mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định được xác định theo công thức:
Mức trích khấu hao phải = Nguyên giá tài sản cố định
trích bình quân năm Số năm sử dụng
Mức khấu hao phải trích = Mức khấu hao bình quân năm
bình quân tháng 12
Phương pháp hạch toán cụ thể như sau:
Căn cứ vào Bảng chi tiết phát sinh khấu hao hàng tháng, kế toán ghi:
Nợ TK 6274 : Chi phí khấu hao
Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định
Cuối tháng kế toán tập hợp bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (biểu 7) số liệu lấy từ bảng chi tiết phát sinh,công thức tính như sau:
Khấu hao
Khấu hao
Khấu hao
Khấu hao
phương tiện trích
= phương tiện
+ phương tiện
- phương tiện
tháng này
trích tháng trước
tăng tháng này
giảm tháng này
Ví dụ: Trong tháng 6, mua thêm một ô tô vận tải (mua xe cũ) để phục vụ cho việc vận chuyển bốc xếp tại đội hàng rời, nguyên giá là 102.600.000 đồng, dự tính sẽ sử dụng trong 4 năm. Đưa đường ô tô gần Cảng vào sử dụng với giá phải thanh toán cho bên thi công là 207.400.000 đồng, dự tính sử dụng trong 12 năm. Ngoài ra kế toán kế toán còn điều chỉnh lại khấu hao một số tài sản cố định theo quyết định số 166 của Bộ Tài Chính. Trong tháng không có hoạt động thanh lý hay nhượng bán nào.
Số tiền trích khấu hao tháng 5 (TK 6274) là: 51.607.895 đồng
Tổng cộng số khấu hao tăng trong tháng 6 là : 10.684.931 đồng
Trong đó: Tính cho sản xuất trực tiếp là: 8.339.391 đồng
Tính cho bộ phận văn phòng là: 2.345.540 đồng
Biểu 7
Kế toán định khoản số khấu hao tăng tháng 6 như sau:
Nợ TK 6274 _ 59.947.286
Có TK 214 _ 59.974.286
b/ kế toán chi phí vào dịch vụ mua ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài tại Cảng Hà Nội bao gồm chi phí sửa chữa tài sản cố định, nước, điện, điện thoại phục vụ cho các dịch vụ bốc xếp và cho thuê kho bãi.
Chi phí dịch vụ mua ngoài được hạch toán vào TK 6277 như sau:
Căn cứ vào các hóa đơn của người bán về các khoản dịch vụ sử dụng cho sản xuất chung kế toán ghi:
Nợ TK 627 (6277)
Nợ TK 133 (1331): thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111; 112; 331: tổng giá thanh toán dịch vụ mua ngoài
Ví dụ: Hạch toán chi phí tiền điện.
Căn cứ vào thông báo thanh toán tiền điện của chi nhánh điện quận Hai Bà Trưng tháng 6 năm 2002, căn cứ vào số lượng thực tế điện tiêu thụ, kế toán định khoản vào Nhật ký _ Chứng từ số 5 (ghi Có TK 3313 tiền điện phải trả) như sau:
Nợ TK 6277: 23.977.190
Có TK 3313: 23.977.190
Căn cứ vào các số liệu trên và biên bản kê khai điện sử dụng nội bộ cũng như điện sử dụng tại các kho cho thuê kế toán lập Bảng phân bổ điện sử dụng cho tháng 6 (Xem biểu 8)
(biểu 8)
* Hạch toán chi phí phải trả (chi phí sửa chữa tài sản cố định)
Chi phí phải trả là những chi phí đã được ghi nhận là những chi phí sản xuất trong kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh được trích trước vào giá thành nhằm làm cho chi phí dịch vụ biến động lớn giữa các kỳ.
Các khoản chi phí phải trả được theo dõi, phản ánh trên TK 335: " Chi phí phải trả "
Bên Nợ: Chi phí phải trả thực tế phát sinh.
Bên Có: Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch.
Dư Có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
Tại cảng Hà Nội, kế toán sử dụng TK 335 để hạch toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Khi trích chi phí sửa chữa tài sản cố định kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 631
Có TK 335
xin xem biểu 9
Biểu 9: bảng kê số 6
c/Kế toán chi phí bằng tiền khác.
Ngoài những khoản chi phí chủ yếu như đã nêu trên, tại Cảng Hà Nội còn phát sinh một số chi phí khác như:
_Chi phí tiền ăn ca.
_Chi phí sửa chữa đột xuất (sửa chữa nhỏ)
_Chi phí làm thêm giờ, chi thưởng....
Các khoản chi phí này đều được hạch toán vào TK 6278 "Các chi phí bằng tiền khác"
Khi phát sinh các chi phí, kế toán định khoản vào Nhật ký _ Chứng từ số 1 như sau: (Xem biểu 10)
(biểu 10)
Nợ TK 6278: Các chi phí bằng tiền
Có TK 111: Số tiền phải trả
Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở Nhật ký _ Chứng từ số 1 để ghi vào Nhật ký _ Chứng từ số 7 phần II và ghi vào sổ Cái TK 627 "Chi phí sản xuất chung" (Xem biểu 11)
biểu 11
d/Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Như đã trình bày ở mục 2.2.1 "Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành", Cảng Hà Nội tính giá thành sản phẩm dịch vụ theo chỉ tiêu giá thành toàn bộ, tức là bao gồm cả chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng bao gồm các chi phí cho nguyên vật liệu,nhiên liệu, động lực, tiền lương và các khoản phụ cấp, khấu hao tài sản cố định, dịch vụ mua ngoài ..... sử dụng cho các phòng ban quản lý.
Chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán vào TK 642 " Chi phí quản lý doanh nghiệp". Công tác hạch toán như sau:
_ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
_ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
_ Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
_ Bảng phân bổ điện sử dụng.
Từ số liệu của Bảng phân bổ kể trên kế toán lập Bảng kê số 5
(biểu 12) và đưa vào sổ Cái TK 642 (biểu 13)
biểu 12
biểu 13
e/Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ.
Từ các số liệu đã tính toán được về các khoản chi phí phát sinh trong tháng kế toán tập hợp tất cả các khoản chi phí đã phát sinhvào Nhật ký _ Chứng từ số 7 phần II. (biểu 14)
biểu 14
Đối tượng tính giá thành tại Cảng Hà Nội là Tấn thông qua được tính theo chỉ tiêu giá thành toàn bộ, công thức tính như sau:
Giá thành
=
Chi phí
bốc xếp
Chi phí
Chi phí
toàn bộ của
+ cho thuê
+ quản lý
tấn thông qua
kho bãi
doanh nghiệp
Các chi phí này đều được thể hiện trong Nhật ký _ Chứng từ số 7 phần II theo từng yếu tố chi phí.
Cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ vào TK 631 "Giá thành sản xuất", sau đó lại chuyển toàn bộ các chi phí từ tài khoản 631 sang tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán". Việc hạch toán được tiến hành như sau: (biểu 15)
Bút toán 1:
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bút toán 2:
Nợ TK 632
Có TK 631
Doanh nghiệp Cảng Hà Nội không tiến hành tính giá thành đơn vị cho từng tấn thông qua, do đó doanh nghiệp cũng không tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp mà kết chuyển toàn bộ chi phí vào TK 632 "Giá vốn hàng bán"
biểu 15
chương III
nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cảng hà nội.
3.1_ Đánh giá thực trạng về công tác lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nói riêng là một lĩnh vực gắn liền với các hoạt động kinh tế, tài chính, đảm nhiệm hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế của các doanh nghiệp.
Bởi vậy, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp dịch vụ là một tất yếu khách quan, luôn được coi trọng, góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ và thúc đẩy mạnh mẽ công việc cải cách hệ thống kế toán của nhà nước.
Doanh nghiệp Cảng Hà Nội từ khi được thành lập đến nay, đã định hướng đúng đắn về mục đích, nhiệm vụ trong quản lý, tổ chức sản xuất, tổ chức hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm thực tế của doanh nghiệp, đặc điểm của ngành dịch vụ trong lĩnh vực lưu thông, đảm bảo đúng nguyên tắc , quy định về hạch toán kế toán.
Doanh nghiệp đã chú trọng tới việc quản lý và sử dụng người lao động một cách phù hợp, có hiệu quả đồng thời không ngừng tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, tìm hiểu rút kinh nghiệm trong công tác quản lý.
Với số vốn không phải là lớn, song với những thành tựu và kết quả đã đạt được trong sản xuất kinh doanh, nhất là sự đứng vững, tồn tại và phát triển được trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt, chứng tỏ sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, trong đó có sự đóng góp tích cực của phòng kế toán thống kê của doanh nghiệp.
Qua những kiến thức đã được tiếp thu qua sách vở và sự giảng dạy truyền đạt của thầy cô giáo trong trường cũng như qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Cảng Hà Nội em xin đưa ra một số nhận xét và đề xuất của cá nhân nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội như sau:
3.2_ Những thành tựu đã đạt được trong công tác kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán của Cảng Hà Nội phù hợp với chức năng yêu cầu quản lý tại doanh nghiệp, phù hợp với trình độ chuyên môn của từng nhân viên kế toán được nâng cao. Việc bố trí cán bộ cho kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được hoàn thiện. Tổ chức bộ máy kế toán có nề nếp, hầu hết các phần hành kế toán đã được sử dụng trên máy vi tính nên phần nào đã giúp cho công tác kế toán hoàn chỉnh.
Về tài khoản hạch toán, kế toán trưởng tại doanh nghiệp đã xây dựng một hệ thống tài khoản cấp khá đầy đủ bao gồm các tài khoản chi tiết có liên quan đến các đơn vị thành viên, các đơn vị trực thuộc.
Cuối mỗi tháng phòng kế toán đều tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho một cách nghiêm túc và lập biên bản kiểm kê theo đúng quy định, chính vì vậy mà các số liệu có liên quan đến nguyên, nhiên liệu là rất chính xác và đáng tin cậy.
Việc tính lương và các khoản phụ cấp được kế toán thực hiện theo đúng các quy định của Bộ tài chính. Các chi phí bằng tiền nói riêng và các chi phí khác nói chung có liên quan đến việc phục vụ cho dịch vụ bốc xếp và quản lý doanh nghiệp đều có chứng từ hợp pháp, hợp lệ để chứng minh và được phòng kế toán lưu trữ cẩn thận.
Nhìn chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Cảng Hà Nội có ưu điểm là khá hoàn chỉnh. Công tác tính toán, tập hợp chi phí chính xác và kịp thời, luôn đáp ứng với yêu cầu quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
3.3_ Những tồn tại cần khắc phục.
Bên cạnh những thành tựu đã nêu ở trên, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội vẫn còn một số vấn đề chưa được hoàn chỉnh.
_Một là: Tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội chi phí nguyên, nhiên vật liệu trực tiếp dùng cho dịch vụ bốc xếp được kế toán hạch toán vào tài khoản 6272. Theo quy định tài khoản 6272 là tài khoản được dùng để tập hợp chi phí vật liệu xuất dùng tại các phân xưởng hay các bộ phận gián tiếp phục vụ cho việc thực hiện dịch vụ. Như vậy việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là không đúng với nội dung hạch toán, chi phí này phải được tập hợp vào tài khoản 621 " Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" rồi từ đó kết chuyển sang tài khoản 631 "Giá thành sản xuất".
_Hai là: Một số chi phí chưa được tập hợp đúng thời điểm phát sinh cũng như chưa đúng với nội dung của chi phí. Chẳng hạn có những chi phí phát sinh từ tháng 1,2 đến tháng 3 kế toán mới tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh của cả ba tháng và tính vào chi phí của tháng 3. Việc hạch toán như vậy là không chính xác dẫn đến việc giá thành không đúng.
_Ba là: Mặc dù doanh nghiệp Cảng Hà Nội có hai đội bốc xếp (đội hàng bao, đội hàng rời) và một đội thiết bị, bên cạnh đó coàn có các chi phí về nguyên vật liệu, nhân công.... liên quan đến dịch vụ cho thuê kho bãi song việc tập hợp chi phí lại không chi tiết theo bộ phận (nơi phát sinh chi phí) mà tổng hợp toàn bộ các chi phí vào tài khoản có liên quan. Việc hạch toán như vậy sẽ không làm rõ được giá thành của từng loại dịch vụ để có biện pháp điều chỉnh (tiết kiệm) chi phí hơn nữa.
Trên đây là một vài nhận xét về công tác kế toán đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cảng Hà Nội mà em nhận thấy qua quá trình thực tập.
Với một thời gian ngắn thực tập tại đây em không nghĩ là mình có thể thay đổi được cách thức hạch toán kế toán hệ thống sổ sách của doanh nghiệp và đây chỉ là một vài ý kiến nhận xét cá nhân với hy vọng đó sẽ là những ý kiến đóng góp một phần rất nhỏ trong quá trình hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của doanh nghiệp.
3.4_ Phương hướng hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội.
Chúng ta đều biết mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là đều hướng tới việc tối đa hoá lợi mhuận, không ngừng nâng cao lợi ích kinh tế xã hội. Để đạt được mục đích này các doanh nghiệp phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp từ khâu tổ chức đến khâu kỹ thuật trong quản lý sản xuất. Song một trong những biện pháp cơ bản quan trọng và có hiệu quả là giảm thiểu đến mức có thể các chi phí sản xuất cũng như hạ giá thành sản phẩm. Do đó, việc tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề quan trọng, đây cũng là vấn đề đã, đang và sẽ được ban lãnh đạo của doanh nghiệp Cảng Hà Nội đặc biệt quan tâm.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội em thấy công tác này được tiến hành phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý. Thế nhưng trong quá trình hội nhập từng bước với cơ chế mới không thể tránh khỏi những bất cập trong công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng.
Dưới góc độ là một sinh viên thực tập tốt nghiệp tại Cảng Hà Nội, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến có thể góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội.
kiến nghị 1:
Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho dịch vụ bốc xếp như cáp, hộp số cẩu, lò xo kéo, nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện xếp dỡ.... không nên hạch toán vào tài khoản 6272 vì nếu làm như vậy là phản ánh không đúng bản chất của chi phí. Đây là những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ chứ không phải là chi phí gián tiếp.
Các chi phí nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho công tác bốc xếp phải được hạch toán vào tài khoản 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" và chi tiết theo các đội như sau:
621 (6211): Đội hàng rời
621 (6212): Đội hàng bao
621 (6213): Đội thiết bị
621 (6214): Bộ phận cho thuê kho bãi
Còn các chi phí nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ được sử dụng tại văn phòng đội như bóng đèn, công tơ điện..... thì tập hợp vào tài khoản 6272.
Cuối tháng căn cứ vào các phiếu xuất kho trong tháng tiến hành tập hợp phân loại chứng từ và lập bảng phân bổ vật liệu, dụng cụ để làm căn cứ tính giá thành. (Xem biểu 16)
biểu 16
kiến nghị 2
Đối với các chi phí lớn và phát sinh trong nhiều tháng có thể chia ra hai trường hợp như sau:
_ Trường hợp các chi phí thực tế đã phát sinh, kế toán có thể hạch toán vào tài khoản 142 rồi sau đó phân bổ dần cho các kỳ tiếp theo, đây được gọi là chi phí trả trước, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể kế toán ghi:
Nợ TK 1421: Chi phí trả trước thực tế phát sinh
Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111; 112; 331: Các khoản phải trả bằng tiền hoặc sẽ phải trả.
Có TK 152; 153: Giá trị vật liệu xuất dùng
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch phân bổ chi phí trả trước, tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí.
_ Trường hợp chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của doanh nghiệp do yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm bảo đảm cho giá thành dịch vụ khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh.
Tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội chi phí phải trả chủ yếu là chi phí sửa chữa tài sản cố định. Công tác hạch toán nên được tiến hành như sau:
Nợ TK 627: Tính vào chi phí sản xuất chung
Nợ TK 642 : Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 241: Tính vào chi phí xây dựng cơ bản
Có TK 335
Khi phát sinh các chi phí phải trả thực tế kế toán ghi:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả thực tế phát sinh
Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 2413: Chi phí sửa chữa tài sản cố định theo kế hoạch.
Có các TK 111; 112; 152....Các chi phí khác
kiến nghị 3
Để tính được giá thành đơn vị của từng loại dịch vụ như dịch vụ bốc xếp (bao gồm hai loại hàng chủ yếu là hàng bao kiện và hàng rời) và dịch vụ cho thuê kho bãi doanh nghiệp nên hạch toán chi phí chi tiết theo nơi phát sinh chi phí, theo yếu tố, mở Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung và bảng kê số 4.
Với bảng kê số 4 (xin xem biểu 18): đây là Bảng kê dùng để tập hợp chi phí thực hiện dịch vụ theo từng bộ phận, tổng hợp số phát sinh Có của các tài khoản 152; 153; 154; 214; 241; 334; 338; 621; 622; 627. Bảng kê này gồm các cột: số thứ tự, các cột phản ánh số phát sinh Có các tài khoản đã ghi ở trên.
Để lên được bảng kê này kế toán phải căn cứ vào các bảng phân bổ nguyên vật liệu, dụng cụ: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, các bảng kê và các Nhật ký - Chứng từ có liên quan. Sau khi đã ghi số liệu vào các dòng và cột phù hợp kế toán tính được số tổng cộng cuối tháng làm căn cứ để ghi vào Nhật ký - Chứng từ số 7.
Vì doanh nghiệp Cảng Hà Nội tính giá thành dịch vụ theo phương thức giá thành toàn bộ (bao gồm chi phí trực tiếp thực hiện dịch vụ và chi phí quản lý doanh nghiệp) nên để tính được giá thành đơn vị của từng loại dịch vụ cần phải tiến hành phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại dịch vụ.
Việc phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp dựa vào bảng kê số 5 có thể sử dụng tiêu thức phân bổ là doanh thu của các bộ phận.Sau khi đã phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán lập Bảng tính giá thành sản phẩm dịch vụ cho toàn doanh nghiệp.
Công thức tính phân bổ như sau: (Xem biểu 19)
Tổng doanh thu của
từng bộ phận
Tổng chi phí QLDN
cần phân bổ
Tổng doanh thu toàn DN
Mức chi phí QLDN phân bổ theo từng bộ phận
x
=
kết luận
~~~~~~******~~~~~~~
Qua thời gian nghiên cứu lý luận, kết hợp với tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội, em nhận thấy rằng để thực hiện nhiệm vụ hạch toán kinh doanh cần phải quan tâm tổ chức tốt công tác kế toán và phải coi viêch hạch toán kế toán là sự cần thiết khách quan, nhằm quản lý chặt chẽ tài sản,vật tư, tiền vốn của mình.Bằng công cụ kế toán, các nhà quản lý trực tiếp lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành kiểm soát toàn bộ tình hình tài chính, tình hình sản xuất và kết quả thu được sau quá trình sản xuất.
Để phát huy một cách có hiệu lực công cụ kế toán và đặc biệt là kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, việc tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ luôn được cải tiến, hoàn thiện để phản ánh một cách đầy đủ và chính xác tình hình biến động của chi phí, từ đó tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Kế toán có vị trí quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ chi phí ở các khâu. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ở doanh nghiệp Cảng Hà Nội tuy còn có một số hạn chế nhất định song với nỗ lực cố gắng cao của phòng kế toán việc hạch toán đầy đủ chi phí vẫn tiến hành thường xuyên liên tục đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, góp phần tích cực trong công tác quản lý doanh nghiệp.
Với tìm hiểu nghiêm túc sau một thời gian thực tập tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội em đã thực sự học hỏi được mhiều điều bổ ích về kiến thức thực tế. Đồng thời em cũng nhận ra rằng việc chuẩn bị hành trang cho tương lai chỉ có lý thuyết thì chưa đủ mà còn phải áp dụng lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt để phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Bình cùng các bác, các cô chú trong phòng kế toán thống kê Cảng Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
phiếu xuất kho
Ngày .... tháng.... năm ....2002
Nợ TK 6272
Có TK 152
Họ tên người nhận hàng: Anh Châu
Địa chỉ, bộ phận: Đội hàng bao
Lý do xuất kho: Thay cáp cho cẩu E 10011 số 2
Xuất tại kho: Bà Bẩy
Số
TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách VT
Đơn vị
Mã số
Số lượng
Yêu cầu Thực xuất
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
D
1
2
3
4
Cáp
m
50
27.500
1.375.000
Hộp số cẩu
CáI
1
70.000
70.000
Xuất ngày 06 tháng 06 năm 2002
Sơ đồ 2: bộ máy kế toán tại doanh nghiệp cảng hà nội.
Kế toán trưởng
Phó phòng 2 Phó phòng 1 chuyên viên
(Kế toán các nghiệp vụ đầu ra) (Kế toán các nghiệp vụ đầu vào)
Trang 9
Kế toán viên Thủ quỹ
Bảng phân bổ nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Tháng 6 năm 2002
STT
Ghi có các tài khoản
Đối tượng sử dụng
TK 152
TK 153
Hạch toán
Thực tế
Hạch toán
Thực tế
I
Phần xăng dầu
35.109.032
35.109.032
1
2
3
Tạm ứng TK 141
Chi phí QLDN TK 642
Chi phí QL chung TK 627
Đội hàng bao
Đội hàng rời
Đội thiết bị
6.408.160
28.700.872
11.345.000
15.760.872
1.595.000
6.408.160
28.700.872
11.345.000
15.760.872
1.595.000
II
Phần vật tư
38.720.446
38.445.110
7.882.832
7.882.832
1
2
3
4
5
Tạm ứng TK 141
TK 13686
TK 1421
Chi phí QLDN TK 642
Chi phí QL chung TK 627
Đội hàng bao
Đội hàng rời
Đội thiết bị
7.207.180
31.513.266
11.733.266
19.060.000
720.000
6.872.110
31.573.000
12.100.000
18.780.000
693.000
7.385.732
497.100
145.070
352.030
7.385.732
497.100
145.070
352.030
Cộng
73.829.478
73.554.142
7.882.832
7.882.832
Biểu 1
Bảng phân bố nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ
Tháng 6 năm 2002.
STT
Ghi Có các TK
Đối tượng sử dụng
TK 152
TK153
Hoạch toán
Thực tế
I
Phần xăng dầu
35.109.032
35.109.032
1
2
3
Tạm ứng TK 141
Chi phí QLDN TK 642
6.408.160
6.408.160
Chi phí QL chung TK 627
28.700.872
28.700.872
Đội hàng bao
11.345.000
11.345.000
Đội hàng rời
15.760.872
15.760.872
Đội thiết Bị
1.595.000
1.595.000
II
Phần vật tư
38.720.446
38.445.110
7.882.832
7.882.832
1
2
3
4
5
Tạm ứng TK 141
TK 13686
TK 1421
Chi phí QLDN TK 642
7.207.180
6.872.110
7.385.732
7.385.732
Chi phí QL chung TK 627
31.513.266
31.573.000
497.100
497.100
Đội hàng bao
11.733.266
12.100.000
145.070
145.070
Đội hàng rời
19.060.000
18.780.000
352.030
352.030
Đội thiết bị
720.000
693.000
Cộng
73.829.478
73.554.142
7.882.832
7.882.832
Biểu 2
Sổ cái
Tk chi phí sản xuất chung
Ký hiệu tk : 627
Đơn vị:Đồng
Số dư đầu năm
N
C
Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tổng cộng
1522:Nguyên vật liệu phụ
31.573.000
1523:Nguyên liệu
28.700.872
....
...
153: Công cụ, Dụng cụ
479.100
Cộng phát sinh
N
C
Số dư cuối tháng
N
C
Biểu 4
Sổ cái
Tk : chi phí nhân công trực tiếp
Ký hiệu tk :622
Đơn vị:Đồng
Số dư đầu năm
N
C
Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tổng cộng
334
190.476.000
335
3382
1.831.203
3383
13.734.022
3384
1.831.203
Cộng phát sinh
N
207.872.428
C
207.872.428
Số dư cuối tháng
N
0
C
0
Biểu 5
Bảng phân bố tiền lương và bảo hiểm xã hội
Tháng 6 năm 2002.
Số TT
Ghi Có TK
Ghi Nợ các TK
TK 334 _ Phải trả công nhân viên
TK 338 _ Phải trả, phải nộp khác
TK 335
Tổng cộng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Sản xuất chính
278.162.880
7.443.900
14.070.220
299.677.000
5.621.436
19.210.800
2.262.232
27.094.448
326.771.448
1
Văn phòng XN
TK 642
100.824.300
2.004.900
2.038.000
103.033.000
2.060.660
6.130.000
817.500
9.009.160
112.042.160
2
Đội hàng bao
TK 622
57.190.700
2.399.300
3.900.000
63.490.000
897.696
4.488.500
299.232
5.685.408
69.175.408
3
Đội hàng rời
TK 622
98.722.880
2.982.700
9.966.420
111.672.000
2.233.440
6.200.900
926.800
9.261.140
120.933.140
Tổ chống bụi
TK 642
6.168.000
6.168.000
123.360
499.000
66.500
688.860
6.856.860
4
Đội TB TK622
15.257.000
57.000
15.314.000
306.280
1.057.300
141.000
1.804.580
17.118.580
5
Đội điện nước
TK 622
834.100
111.200
945.300
945.300
Ngày... tháng... năm...
Biểu 6
Bảng chi tiết phát sinh khấu hao tscĐ
Tháng 6 năm 2002.
Tài sản
TK ghi nợ và đối tượng sử dụng
TK ghi có
Tên
Số hiệu
2141
2142
2143
Văn phòng XD và DV
211201- 05
6274
306.442
Nhà xưởng
211202- 01
-
374.792
Kho tiệp A + B
211203- 01
-
2.834.642
Kho C1
211203-02
-
834.448
.....
...
-
.....
Cộng 6274
59.947.286
Nhà văn phòng 3 tầng
211202-01
6424
691.136
Nhà 2 tầng
211201-03
-
1.235.337
Gara xe con
211208-01
-
267.876
Máy vi tính – in 486
211501-01
-
593.162
.....
.....
-
.....
Cộng 6424
12.812.969
Tháng 7 năm 2002 Người lập biểu Kế toán trưởng
Biểu 7
Bảng tính và phân bố khấu hao tscđ
Tháng 6 năm 2002
Số TT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ khấu hao
Nơi sử dụng
Toàn doanh nghiệp
TK 627
TK641
TK 642
TK 241
Nguyên giá
Khấu hao
1
Số trích khấu hao CB tháng 5
10.619.871.455
62.075.324
51.607.895
10.467.429
2
Khấu hao tăng tháng 6 (điều chỉnh theo quyết định 166)
310.000.000
10.684.931
8.339.391
2.345.540
3
Khấu hao cơ bản tháng 6
10.929.871.455
72.760.255
59.947.286
12.812.969
Người lập bảng Ngày... tháng 7 năm 2002
(ký, họ tên ) Kế toán trưởng
(ký, họ tên )
Biểu 10
Nhật ký _ chứng từ số 1
Tháng 6 năm 2002.
Số TT
Chứng từ
Diễn giải
Số phiếu
Ghi Có TK 111, ghi Nợ các tài khoản ...
Cộng có
TK
Số
Ngày tháng
TK 141
TK
TK 6278
TK 642
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
01/6
Sửa chữa cẩu EB4
100.000
100.000
02/6
Giấy in, bút phủ
35.000
35.000
03/6
Chi phí làm thêm giờ
6.480.000
6.840.000
05/6
Xăng ô tô
32.000
32.000
06/6
Cặp nhựa, kẹp giấy
56.000
56.000
06/6
Bìa, giấy phôtô
43.000
43.000
06/6
Tiền ăn ca
23.380.000
23.380.000
07/6
Sửa chữa cẩu E1252
480.000
480.000
09/6
Chi thưởng
6.500.000
6.500.000
11/6
Đại tu máy ủi
4.000.000
4.000.000
Cộng
36.180.585
14.700.575
Biểu 19
Bảng kê số 9
Tính giá thành dịch vụ bốc xếp và cho thuê kho bãi
Tháng 6 năm 2002.
Chỉ tiêu
Đội hàng rời
Đội hàng bao
Đội thiết bị
Bộ phận cho thuê kho
Cộng
Nguyên vật liệu TT
34.892.902
23.590.070
2.288.000
.....
60.770.972
Nhân công TT
120.933.140
69.175.408
17.118.580
.....
207.227.128
Chi phí sản xuất chung
78.019.712
35.792.764
6.292.585
.....
Chi phí QLDN
27.332.333
13.306.769
4.697.878
28.316.879
Cộng
261.178.087
141.865.011
30.397.043
....
Giá thành đơn vị của đội hàng rời : 261.178.087/49.850 ( tấn ) = 5.239,3 đồng/TBX
Giá thành đơn vị của đội hàng bao: 141.865.011/29.700 ( tấn ) = 4.776,6 đồng/TBX
biểu 8
bảng phân bổ điện sử dụng
Tháng 6 năm 2002
- Căn cứ vào thông báo thanh toán tiền điện của chi nhánh điện quận Hai Bà Trưng
- Căn cứ vào biên bản kê khai điện sử dụng nội bộ mà Giám đốc phê duyệt
- Căn cứ vào thực tế số lượng điện phục vụ cho bốc xếp, quản lý và tỷ lệ % điện tham gia vào sản xuất
chứng từ
Có TK
nợ các TK
Nội dung
Tổng giá thanh toán
VAT
3313
627
642
1331
13683
33886
CBCNV
Khách thanh toán
Tiền điện phân bổ tháng 6
88.930.644
23.977.190
2.000.000
8.084.604
11.805.500
43.063.350
9.047.500
Biểu 9
bảng kê số 6
Tháng 6 năm 2002
Diễn giải
Ghi nợ TK 335, Ghi có các TK khác
Ghi Có TK 335, Ghi Nợ các TK khác
Dư đầu kỳ
TK 331
....
Tổng Nợ
TK 631
....
Tổng Có
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Máy xúc T030
15.000.000
Mở rộng nhà điều hành B6
50.000.000
Sửa nhà VP
30.000.000
Tổng cộng
123.549.151
95.000.000
95.000.000
218.000.000
Biểu 15
sổ cái
tk giá thành sản xuất
Ký hiệu TK: 631
Số dư đầu năm
N
C
Đơn vị: đồng
Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tổng cộng
335
95.000.000
622
207.872.428
6272
60.770.972
6274
59.947.286
6277
23.977.190
6278
36.180.585
642
180.897.316
Cộng phát sinh
N
664..645.777
C
664.645.777
Số dư cuối tháng
N
C
Biểu 11
sổ cái
tk chi phí sản xuất chung
Ký hiệu TK: 627
Số dư đầu năm
N
C
Đơn vị: đồng
Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tổng cộng
1552
31.573.000
1523
28.700.872
153
497.100
214
59.947.286
331
23.977.190
111
36.180.585
Cộng phát sinh
N
180.378.933
C
180.378.933
Số dư cuối tháng
N
C
Biểu 13
sổ cái
tk chi phí quản lý doanh nghiệp
Ký hiệu TK: 642
Số dư đầu năm
N
C
Đơn vị: đồng
Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tổng cộng
111
14.700.575
1522
6.872.110
1523
6.408.160
153
7.385.732
214
12.812.969
331
2.000.000
334
109.201.000
338
9..689.020
Cộng phát sinh
N
180.897.316
C
180.897.316
Số dư cuối tháng
N
C
Biểu 12
bảng kê số 5
Tháng 6 năm 2002
Các TK
ghi có
Các TK
ghi nợ
111
1522
1523
153
214
334
338
331
3337
3338
Tổng cộng
TK 241XDCB DD
TK 642CPQL DN
14.700.575
6.872.110
6.408.160
7.385.732
12.812.969
109.201.020
9.692.020
2.000.000
11.818.750
850.000
180.897.316
Chi phí nhân viên
109.201.020
9.692.000
Chi phí vật liệu
6.872.110
6.408.160
7.385.732
Chi phí KH TSCĐ
12.812.969
Chi phí dịch vụ mua ngoài
2.000.000
Chi phí bằng tiền khác
14.700.575
Tiền thuế
11.818.750
850.000
Cộng
Nhật ký chứng từ số 7
Phần II: chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Tháng 6 năm 2002
S
T
T
Tên các TK
CPSX
Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh
NVL và CCDC
Nhiên liệu động lực
TL và các khoản PC
BHXH, BHYT, KPCD
Khấu hao TSCĐ
Dịch vụ mua ngoài
CP bằng tiền khác
Thuế
Tổng cộng chi phí
1
TK 142
2
TK 335
95.000.000
95.000.000
3
TK 621
4
TK 622
190.476.000
17.396.428
207.872.428
5
TK 627
32.070.100
28.700.872
59.947.286
23.977.190
36.180.585
180.876.033
6
TK 641
7
TK 642
14.257.842
6.408.160
109.201.000
9.698.020
12.812.969
2.000.000
14.700.575
11.818.750
180.897.316
8
TK 2413
9
Cộng trong tháng
46.327.942
35.109.032
299.677.000
27.094.448
72.760.255
120.977.190
50.881.160
11.818.750
664.645.777
Thuế môn bài
850.000
850.000
10
Luỹ kế từ đầu năm
554.080.021
303.786.119
2.811.272.200
296.398.670
638.641.910
855.000.000
1.098.805.156
130.006.250
6.716.290.245
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, dụng cụ.
Tháng 6 năm 2002
STT
TK ghi Cố
TK ghi Nợ
1521
1522
1523
153
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
I
TK 621
31.513.266
31.573.000
28.700.872
28.700.872
497.100
497.100
Đội bao hàng
11.733.266
12.100.000
11.345.000
11.345.000
145.070
145.070
Đội hàng rời
19.060.000
18.780.000
15.760.872
15.760.872
352.030
352.030
Đội thiết bị
720.000
693.000
1.595.000
1.595.000
Bộ phận cho thuê kho bãi
II
TK 627
Đội bao hàng
Đội hàng rời
Đội thiết bị
III
TK 642
7.207.180
6.872.110
6.408.160
6.408.160
7.385.732
7.385.732
Cộng
38.720.446
38.445.110
35.109.032
35.109.032
7.882.832
7.882.832
Người lập bảng ( Ký, họ tên ) Ngày .... tháng.... năm....
Kế toán trưởng ( Ký, họ tên )
Biểu 17
Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung từ các bộ phận.
Tháng 6 năm 2002
STT
TK ghi có
Tk ghi nợ
1522
1523
153
214
334
338
111
331
Cộng
1
Bộ phận hàng bao
15.813.547
13.145.000
6.834.217
35.792.764
2
Bộ phận hàng rời
39.666.739
21.210.000
17.142.973
78.019.712
3
Bộ phận thiết bị
4.467.000
1.825.585
6.292.585
4
Bộ phận cho thuê kho bãi
......
......
.....
5
Cộng
......
......
......
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1007.doc